Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:05:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323558 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #260 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 02:15:48 pm »

Đề nghị bác Trọng hành quân trở lại Hoà Bình nhanh nhanh lên cái! Giờ cũng đến đoạn "đồ hộp" thì quăng bài đấy cho thiên hạ chờ là không có được !
Kiểu cắt bài này giáo Hà đầu têu rồi lây thành cái bệnh toàn Quân sử roài ! Hic  Cool


 Chứ không phải tác giả Biên giới Tây nam đầu têu ạ?
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #261 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 02:20:20 pm »

Hè hè tớ cứ thấy câu chuyện nào có dính chút đến khoản máy bay bất kể cánh quạt hay phản lực là y rằng thấy mặt chú  Shocked
Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #262 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 03:18:35 pm »

Hè hè tớ cứ thấy câu chuyện nào có dính chút đến khoản máy bay bất kể cánh quạt hay phản lực là y rằng thấy mặt chú  Shocked

 Ơ!em của bác thì không giống nhau à?
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #263 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 05:17:39 pm »

Bác Trongc6 : cái nông trường đó có nhiều bà con Việt kiều ở Thái Lan và Tân Đảo lắm, họ về nước đầu những năm 60, nhiều cô xinh hơn con gái Hà Nội đấy.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #264 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 05:21:36 pm »

Úi giời! Đúng chỗ rồi bác Trong ơi. Đại trưởng em trinh sát chỗ này kỹ lắm Grin Nắm hết qui luật hoạt động và quân số bác ạ Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #265 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 08:21:54 pm »

      Bác Phong Quảng chỗ nào cũng tỏ, cứ như ma xó ấy. Chịu bác thật.
     Mà cũng phục bác thật đấy, vì cái vụ trở lại chốn xưa ấy. Bác biết rõ những nơi cũ bây giờ ra sao, còn tôi trong đầu chỉ còn toàn hình ảnh cũ.

     Bác Quảng ơi, mạn phép cho em hỏi:
- Thế bây giờ cô giáo Hoa của em ra sao rồi?

     Em như người lính trong "Tây tiến", một đi không ngoái đầu trở lại, thành ra đi đến đâu cũng có lỗi.
Logged

thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #266 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 09:29:50 am »

 Chuyện bác TrongC6 làm em nhớ lại dịp 1979 đi lính dự nhiệm ở Sơn Tây.
 Đó là dịp 9/!1979 rất căng thẳng ở biên giới phía bắc,em là loại được đi học chưa phải làm nghĩa vụ quân sự.Nhưng có vẻ to hơn các bạn vào học ĐH Tổng hợp chút(bây giờ thì em rất nhỏ con sau bao năm vật lộn với nhân gian ),nên sếp vào diện đi BỘ ĐỘI DỰ NHIỆM ngày đó,khác với các bạn cùng lớp chỉ tập quân sự và lao động tại trường ngay tại Hà Nội.
 Nghĩ lại ...thấy mình ngày ấy ..hoàn cảnh quá!Được nên Sơn Tây,được phát 2 bộ quần áo đủ để tập tành như người lính là khoái rồi(đỡ... mòn mấy bộ quần áo dân sự của mình...he he..).
 Lúc đi nhà trường cũng làm lễ giao quân như nhập nghũ chính thức,xe đưa tới tận Sơn Tây,giao quân ở ĐÊN VÀ(đó là lần đầu đến đây).Lúc về trường có nghe đài Tiêng nói ViêtNam đọc bài thơ Hoa Đại ở Đền Và,bạn nào là tác giả bài thơ này có cùng kỷ niệm xin liên lạc với mình nhé!
Mình nhớ xe đi qua Hà Đông,rồi đi lối nào không biết nữa và đỗ ở gần thành cổ Sơn Tây,nó cổ lắm và hoang tàn nhuốm màu thời gian hơn bây giờ nhiều.Mình cũng thích và có máu XEM NGẮM từ ngày đó,vậy nhưng không dám đi xa xe(sợ lạc,vì có biết đâu là đâu?!).Vậy mà cu Hoan(bây giờ bán buôn vòng bi ở gần Ga Hà Nội) do háu đói dã đi ăn phở và. ..bị lạc.Xe về đến Đền Và thì cán bộ cũng biết và các tân binh CCB bảo và tin là nó tự đi bộ vào.Rồi cỡ 45 phút người tồ tồ đi bộ vào thật,phải vài ba Km chứ ít đâu!
Rồi tập tành,rồi giải dây thông tin ...như thật.Bắn đạn thật mình được 29 điểm,chỉ sau có Khánh được 30 điểm(và tiện đây có lời thăm tới gia đình Khánh vì bạn đã mất cách đây gần 10 năm,như một nén hương tưởng nhớ bạn!).Vậy cũng là giỏi,lính Sinh Viên bắn kém lắm.Tuy vậy mình tin là sau 3 tháng mình có thể đi phục vụ quân đội được.Vậy nên các chiến hữu đi giải phóng K mà không được tập tành chu đáo làm mình chạnh lòng lắm!!!
  Nhưng kỷ niệm nhớ nhất là...rét,rét tê người mất cả ngủ mà mình phải chịu!Mình nhớ lúc đi là mùa thu(tháng 9),rồi mùa đông đến.Mấy ông lính cựu khôn hơn,tìm đôi căp lại với nhau và anh Điều thì ngủ chuyên với Thêm (con bà chủ,A Điều giờ ở Viễn thông Lạng Sơn),vậy là lẻ mình một vỏ chăn!!!Nhở vậy mình hiểu sâu hơn cái lạnh tả trong vụ TẬP KÍCH CỨU TÙ BINH phi công Mỹ bị giam ỏ Sơn Tây năm 1970 hơn.
  Mình được anh Thắng (Cựu Binh) tư vấn gập màn vào vỏ chăn,thấy đã cải thiện rất nhiều(bao nhiêu quần áo mặc tất cả khi đi ngủ).Thật là một cơ hội rèn thành thép!
 Kỷ niệm đẹp về nghệ thuật ngày đó là tiếng ghi ta của bác Thắng trố,tuy không đỉnh bằng bạn ở bên Đại Học Thủy Lợi nhưng vẫn đọng lại trong em đến bây giờ.
 Mình nhớ hôm trực ban,lúc chiều đi tưới rau(chúng tôi cũng tăng gia để tô màu xanh cho cuộc sống).Làm vài ôdoa nước là rau được thỏa mãn nước.Đương nhiên là tôi tham ô thởi gian để ...lãng mạn!Trèo nên ngọn đồi phía sông Tích,ngồi nên mấy ngôi mộ cổ ngắm cảnh hoàng hôn.Có vụ này tôi mới rõ cảnh đăc tả hoàng hôn ở các sách vân học,thật là là thả hồn.Tuy vậy cũn có sự cố xảy ra,ở nhà báo động kiểm tra tài sản(tôi quên tên gọi chính thức rồi),báo hại là tôi ngồi góc khuất và thả hồn tự do nên không hề nghe được còi báo động...và cứ ngắm tiếp.Lúc ngắm chán tự ra về thì gặp toàn C đang tập trung ở bãi ngay sườn đồi bên cạnh,tôi ngoại phạm vì đi tăng gia,nhưng A trưởng vẫn hỏi nhỏ mầy ở đâu vậy?
Vậy đó mà đã 30 năm,bạn nào có cùng thời gian quân ngũ ở khu vực Đền Và năm ấy xin liên lạc,các bạn đang ở đâu?
Logged
Mùa Thu
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #267 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 10:52:13 am »

Chuyện các bác viết hay quá, đầy tính nhân văn . MT mong các bác viết tiếp ạ.MT cảm ơn các bác.
Logged

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.[/color]
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #268 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 11:26:53 am »

Bác Trongc6 : cái nông trường đó có nhiều bà con Việt kiều ở Thái Lan và Tân Đảo lắm, họ về nước đầu những năm 60, nhiều cô xinh hơn con gái Hà Nội đấy.

Bác Phong Quảng nhớ thật.
Đúng là khu vực đấy, bà con Việt kiều Thái nhiều thật.
Năm 80, em ăn cơm mãi cùng với bà con Thái trong cái xóm ở bến phà Đúng-Hòa Bình.
Còn nhớ, những năm 80, khi vực đấy thật hoang vu-chẳng hiểu sao bà con Việt kiều ở Thái về, lên đấy sống từ những năm 60-62, có thể quen được với cái xó rừng hoang vu đó.
Ở cái xóm Thái lan bên bến phà Đúng đấy, em lần đầu biết cái dây chun vòng, đường kính bằng cổ tay (bây giờ thì bạt ngàn), gọi là chun Thái Lan. Chẳng hiểu sao cô gái đấy còn giữ được một bọc tướng. Cô bé nói là kỷ niệm về Thái lan, giữ lại từ năm 62, khi ấy còn là cô bé 3 tuổi.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #269 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2009, 07:18:58 pm »

….
   Cái bản mà chúng tôi đến đóng quân trong đợt dã ngọai cuối cùng này nằm ngay bên đường quốc lộ, địa hình bằng phẳng. Tôi không còn nhớ tên bản, nhưng từ đó mà đi xuống Ninh Bình thì cũng không còn mấy xa. Bản ở gần một cái hồ nước lớn, không có suối, cách khá xa rừng. Cả đại đội chia nhau ở nhờ trong các nhà dân. Nhà sàn khá to, vững chãi. Các C khác trong tiểu đoàn cũng đóng ở các bản xung quanh. Vùng dân cư này khá tập trung, đông đúc.

               Thời gian ở đây chúng tôi tập trung tập tành chiến thuật. Đất đồi toàn sim, mua ở đây rất rộng, chạy mỏi chân. Chúng tôi tập nốt bài 3 bắn ban đêm. Hầu như phải đi tập đêm nhiều nên nhiều khi không phải sinh hoạt. Có thể nói là thời gian này khá thoải mái, vì dù sao cũng đang ở trong dân. Đơn vị lại mua củi của dân bản tại chỗ nên chúng tôi không phải vào rừng lấy củi. Mà có đi lấy, chắc cả ngày cũng không được một bó vì xa quá.
   
             Chúng tôi bắn bài 3 vào một đêm trăng mờ. Mỗi người được phát 10 viên đạn. Bắn găm, bắn gần hết 2 loạt, còn 3 loạt nằm bắn bia đèn dầu (lỗ châu mai giả định). Hai bia bắn găm, bắn gần tôi đều bắn trúng. Bia đèn tôi nã loạt đầu trúng ngọn lửa tắt ngấm. Đèn châm lên, tôi lại bắn trúng, tắt đèn. Châm tiếp lần nữa thì tôi bắn gẫy cả bấc đèn. Tôi bắn đạt loại xuất sắc (vì loạt bắn nào cũng trúng), nhưng không được thưởng phép vì chúng tôi sắp về nghỉ phép cả lượt để đi B rồi. Tôi chỉ được biểu dương.
   
            Thời gian đó có một lần chúng tôi được tập trung nghe kể chuyện chiến đấu ở chiến trường. Người kể chuyện là anh hùng Trịnh Tố Tâm. Khi đó anh là C trưởng công binh, chuyên phục kích đánh địch ở khu đèo Hải Vân. Chuyện anh kể về phục kích, diệt địch với đầy mưu mẹo về lập tình huống này nọ để đưa địch vào bẫy mà nghe ngon lành cứ như tập đánh trận giả. Tôi vẫn nhớ rõ con số tên địch mà cá nhân anh tiêu diệt là 153. Buổi nói chuyện của anh đã thổi thêm luồng khí nóng vào nhiệt huyết chúng tôi, khiến chúng tôi cũng náo nức muốn ra trận ngay lập tức.
   
            Gần cuối tháng 1/1972, chúng tôi còn phải tham gia một đợt dã ngoại nhỏ 3 ngày nữa lên một vùng núi cao cách nơi ở chừng ba chục cây số. Các chỉ huy nói là vùng núi đá này có nhiều chỗ giống với Trường Sơn. Khi ấy leo cũng thấy mệt mỏi, rã rời lắm, nhưng sau này vào Trường Sơn nhớ lại thì cái núi ấy chẳng thấm tháp vào đâu. Trên đỉnh núi cao ấy thế mà cũng có một bản dân tộc có độ hơn chục nóc nhà. Đặc biệt ấn tượng là có hoa đào và hoa mai đã lác đác nở. Lại còn hoa Lan nữa chứ. Tôi không tường nhiều về loài hoa này nhưng trông những nhành hoa Lan trắng muốt trên các cành cây cổ thụ trên núi cao này thì cũng thấy xao xuyến lòng. Nghe nhiều đứa nói ở Hà Nội hoa lan đắt và quý, các cụ rất thích chơi. Chiều và đêm đóng quân ở đó, mấy thằng lính nhà ở khu phố cổ hì hục đi xin và nhờ dân lấy giúp. Lúc xuống núi cũng có bảy tám đứa mang theo được nhành lan về làm quà tết cho gia đình.
   
          Tập tành xong rồi, bắn đạn thật và đi dã ngoại núi cao rồi, nên tuần cuối cùng với chúng tôi khá thảnh thơi. Chủ nhật chúng tôi còn được nghỉ để đi chợ. Cách chỗ chúng tôi chừng 2 cây số có một cái chợ to họp theo phiên, giống như chợ vùng trung du mà tôi đã gặp. Lính tráng rủ nhau đi chợ khá đông. Có 2 thứ được lính mua nhiều là cau khô và măng khô. Tôi chọn mua nửa cân măng khô, nhớ tới nồi canh măng tết có chút ít sườn và móng giò cùng ít hành củ trắng bóng mẹ tôi thường nấu. Lính năm đồng, cũng chẳng thể muốn gì hơn.
   
           Một buổi, tôi được cử xuống giúp anh nuôi. Tiêu chuẩn ăn của lính vốn đã cao hơn ở nhà, nay chuẩn bị tết nên càng tươi hơn. Bếp ăn làm tạm bên rặng tre, cạnh một nhà sàn nơi BCH đại đội trú quân. Cửa ngách nhà sàn mở ra, trông thẳng xuống bếp nấu. Cơm canh nấu xong thì chia cho các A đem về nhà ăn chứ không ăn tập trung. Tôi được trông nồi thịt lợn luộc. Lúc nồi thịt vừa chín, tôi đang mở vung hít hà mùi thơm và lấy cái đũa chọc vào xem chín hết chưa, thì C phó Hảo từ trên nhà sàn thò đầu xuống gọi to:
   
         - Cắt cho tớ một miếng nếm xem nào.
   
          Tôi xiên một miếng thịt to chừng nửa cân ra khỏi nồi, cắt đôi. Một phần độ một lạng còn phần kia to hơn. Tôi đưa miếng nhỏ lên cho thủ trưởng Hảo. Thế mà thủ trưởng không chịu, bắt tôi đổi miếng to. Rồi cứ thế, thủ trưởng điềm nhiên dùng dao găm tỉa miếng thịt ấy ra nếm bằng hết, rồi khen chín rồi đấy, mặc kệ cho thằng tôi đứng dưới đất nuốt  hết cả nước bọt của mình vì thèm. Hình ảnh đó in đậm trong tôi đến mức nhiều lúc tôi chỉ nghĩ mục tiêu phấn đấu của mình trong quân đội chỉ đơn giản là làm sao lên được đến đại phó để có lúc được nếm gần nửa cân thịt lợn luộc cho nó thỏa mãn cái đời.
……

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM