Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:18:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323490 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #200 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 06:40:07 pm »

Lính tráng báo động chiến đấu có nửa phút, báo động di chuyển có 5 phút

----
Lính thời sau này,thực hiện chế độ báo động được như vậy chỉ có ở quân trường Hạ Sĩ quan thôi bác ạ,chậm một chút là phạt,kính thưa các kiểu phạt được tận dụng vào giờ nghỉ trưa ít ỏi hay đầu buổi tối sau bứa ăn cơm,thời gian đến nửa đêm vẫn nằm trong trương trình huấn luyện.Lính nhiều anh phải đeo nguyên giầy đi ngủ khi báo động trong bóng tối,chỗ giá súng cứ chồm dậy lao vào mà chộp súng không được gây tiếng động,thế mà làm được cái lúc đầu cứ cho là không thể quái đản như thế được....hiiiiiiiiiiiiiii    Grin

Kiểm tra quân tư trang,ở trường không kể đó là qui định,sau khi về đơn vị chiến đấu chỉ thấy có 01 lần ở đơn vị bạn,lý do mất trộm cái gì đó... Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #201 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 09:49:27 pm »


  Cái này thì em cũng biết , LNVQS ra năm 81 hay 82 gì đấy . Nhưng thực hiện ở đơn vị em thì chắc chắn là năm 85   vì trong năm đó toàn bộ lính 80 , 81 ở đv em được ra quân hết . Nói chung là năm 85 , lính 80 , 81 ở BGPB mới được ra quân . Theo em nghĩ thì có lẽ luật ra rồi nhưng thực hiện ở các đv khác nhau , tùy theo tình hình chiến sự vì thời điểm đó ở BGPB luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất . Nói thật chứ hồi ấy lính lác có biết gì đâu , các bác chỉ huy phổ biến thế nào thì biết thế ... Nếu có hỏi tại sao chưa được ra quân thì sẽ có 1 bài học CT dài , nào là ... nào là ... nghìn lẻ 1 lý do ...Thiếu gì lý do để giữ lính lại ...
 
Nghiã vụ quân sự có quy định thời gian ra quân từ trước lâu. Trong giai đoạn cuối KCCM thì quy định:
Từ 3 năm đến 5 năm ra quân gọi là xuất ngũ.
Từ sau 5 năm ra quân là phục viên.
Thời gian tôi còn trong QN cũng vẫn theo như vậy. 
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
nắngđêm83
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #202 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 10:01:09 pm »

Bác Trọng ơi, mạch truyện của bác đang hay mà. Sao lại không tiếp tục nữa ạ?
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #203 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 11:08:58 pm »


  Cái này thì em cũng biết , LNVQS ra năm 81 hay 82 gì đấy . Nhưng thực hiện ở đơn vị em thì chắc chắn là năm 85   vì trong năm đó toàn bộ lính 80 , 81 ở đv em được ra quân hết . Nói chung là năm 85 , lính 80 , 81 ở BGPB mới được ra quân . Theo em nghĩ thì có lẽ luật ra rồi nhưng thực hiện ở các đv khác nhau , tùy theo tình hình chiến sự vì thời điểm đó ở BGPB luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất . Nói thật chứ hồi ấy lính lác có biết gì đâu , các bác chỉ huy phổ biến thế nào thì biết thế ... Nếu có hỏi tại sao chưa được ra quân thì sẽ có 1 bài học CT dài , nào là ... nào là ... nghìn lẻ 1 lý do ...Thiếu gì lý do để giữ lính lại ...
 
Nghiã vụ quân sự có quy định thời gian ra quân từ trước lâu. Trong giai đoạn cuối KCCM thì quy định:
Từ 3 năm đến 5 năm ra quân gọi là xuất ngũ.
Từ sau 5 năm ra quân là phục viên.
Thời gian tôi còn trong QN cũng vẫn theo như vậy. 

   Cái em nói ở trên là luật mới (thời em) bác ạ!
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #204 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 01:15:22 pm »



             Điều đáng nói thêm là hơn một tháng sau nữa, khi trung đoàn chúng tôi được lệnh trở lại Tây Nguyên làm nhiệm vụ truy quét Fulro thì các thủ trưởng các cấp trên E thi nhau cho công vụ đi các lán (doanh trại) thu vét các dụng cụ sinh hoạt, dù, bạt, thậm chí bóc cả các tấm Phooc-mi-ca mặt bàn cuộn từng bó chở lên cao nguyên để xây dựng doanh trại cho các thủ trưởng. Các thủ trưởng D cũng muốn lắm, nhưng ở sát lính quá nên cũng không dám làm ẩu.

             Trên Cao nguyên, thời truy quét Fulro còn nhiều chuyện nực cười nữa của các thủ trưởng, nhưng có lẽ chuyện kể cũng đã đến điểm dừng.
0--------------

Thu vén là chuyện bình thường mà bác, em chả thấy có gì cả. mong bác tiếp tục. Phải tay em thì cho lính dỡ hết đồ, trừ gỗ (vì lên rừng mà), xây dựng doanh trại chứ có sao đâu
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
vubang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 131


« Trả lời #205 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 10:56:50 am »

He, cái bác quyenkh này nói nghe có vẻ lung tung nhưng là nói đúng những tâm trạng, suy nghĩ của thanh niên miền nam lúc đó ! Grin
Điểm qua những mốc thì bắt đầu năm 76 là đợt đầu tiên gọi nhập ngũ đi NVQS ở miền nam, đợt này thì có gọi là tuyển bởi cũng xét các tiêu chuẩn và cũng tuyển không nhiều !
Qua năm 77 tình hình chiến sự biên giới tây nam đã nóng thì năm này tuyển quân hơi bị nhiều ! Grin và các tiêu chuẩn cũng chỉ là có lệ, tiêu chuẩn chính trị là hàng đầu mà năm 76 còn xét thì qua năm 77 là... cho qua, cụ thể là có ông đã từng là lính dù chế độ cũ cũng " trúng tuyển "! , và ông nội này đành than rằng " số tao phải đi lính, giải phóng tưởng thoát khỏi, giờ lại đi bộ đội, đúng là cái số ! " Suy nghĩ lúc ấy là không biết có chế độ NVQS gì như thế nào, trúng tuyển đi rồi quả tình là không biết ngày về bởi cũng chẳng ai nói gì về cái ngày về và thực tế lúc ấy những ông đi từ 74 cũng đang ăn cơm lính đó thôi !, sau này đến những năm 79-80 mới dần biết được chút ít khi thấy quái lạ mấy ông lính cựu 74, 75 sao cứ từ chối không nhận chuẩn úy ?! hỏi ra thì mấy ông này nói không nhận để hy vọng có ngày được ra quân, nói là hy vọng bởi ngay cả các ông này cũng không biết có được về hay không dù là dân miền bắc! còn dân miền nam bọn tôi thì mù tịt chế độ! chỉ lờ mờ hiểu là nếu nhận hàm úy thì đi " mút chỉ "!
Đến năm 81 thì được phổ biến có chính sách ra quân, đợt đầu thực hiện vào tháng 6/81 cho các em nhập ngũ từ 76 trở về trước và đợt 2 vào tháng 12/81 cho các em nhập ngũ 77 . Về chính sách ra quân này thì mấy ông quân lực cấp trên cười khà khà nói là : tình thế kẹt , từ 79-81 tuyển quân hẻo quá! đi nhận quân lần nào cũng lèo tèo, có đợt không nhận được em nào, giờ nhà nước có chính sách ra quân  để hy vọng có tác động tích cực tuyển được quân, chứ cứ cái đà này thì các D cứ còn bao nhiêu chơi bấy nhiêu đừng hy vọng có quân bổ sung...!
Và đúng là trước khi có chính sách ra quân thì suy nghĩ lúc đó là : thôi sống chết có số, tới đâu hay tới đó và ngâm nga cái bài hát có câu " đường dài miệt mài anh đi... "  Grin

Hè hè cái chuyện đi lính hai chế độ thì ở đơn vị em cũng có, một đi NVQS nhập ngũ năm 77 như em, nhưng còn trường hợp khác là lính chế độ cũ từ trước năm 75 bị ta bắt không hiểu lý do gì mà đi theo ta,  thay vì tù binh, lúc em ra trường biên chế về tiểu đoàn 445 anh hùng thì anh này đã đeo lon trung sỹ tên là Tâm, chính anh này là người đi nhận quân, sau này về đơn vị mới nghe AE nói mới biết. Thì ra có những trường hợp như vậy. Còn chuyện " đường dài miệt mài ta đi.." thì chính em cũng từng sống trong tâm trang này khi chưa có chính sách ra quân, lúc ấy chỉ nghe nói nhà nước mình cam kết giúp bạn đến 20 năm ,tất nhiên đây chỉ là chuyện trà dư tửu  hậu của AE, nhưng rồi giật mình nhìn nhau và tự hỏi nhau: " Ủa vậy là bọn mình còn đi đến bao giờ?! Huh" kô có câu trả lời nhưng nghĩ đến thời gian dài đằng đẵng trước mắt nghe chùng tư tưởng hơi lung lay. Tuy vậy khi có chính sách ra quân rồi nhìn mấy thằng nhập ngũ từ 76 trở về trước mình cũng kô cảm thấy nôn nóng, vì càng nôn nóng thì càng cảm thấy thời gian nó dài ra chẳng ích gì mặc dù có lúc trong lòng cũng cảm thấy nhớ nhà da diết và tự hỏi kô biết mình có sống sót đến ngày về kô nhỉ?
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #206 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 04:18:17 pm »

       Chuyện một người từng khoác hai màu áo lính thì cũng không hẳn là hiếm. Một bên có lý tưởng, một bên không. Được cách mạng cảm hóa thì việc có anh lính cộng hòa chạy sang bên ta cũng bình thường.

       Đại đội trưởng C trinh sát của E9B bọn tôi vốn là Trung đội trưởng biệt kích VNCH. Sau Mậu thân 1968 thì theo Trung đoàn 9B lên rừng làm lính giải phóng. Từ 1971 bác ấy là C trưởng trinh sát của E. Bác ấy tên là Biên.

      Có điều bác ấy không được vào Đảng và sau 1975 lại trở về làm thường dân, không phát triển, mặc dù bác ấy chiến đấu rất giỏi và có nhiều huân chương.
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #207 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 06:26:12 pm »

       .... Còn hơn một tháng nữa chúng tôi mới trở lại với Tây Nguyên, với mưa rừng và những cơn lũ, với những con đường đất đỏ Bazan mà mỗi bước chân đi là đất dính bết dép cao su nặng chịch. Giờ đây chúng tôi vẫn đang ở giữa đồng bằng. Tuy vẫn là trong căn cứ Đồng Dù, giữa trại lính mà sàn bê tông và mái tôn lợp tạo nên những cái lò nung hầm hập trưa hè và vang dội tiếng mưa đập dội ầm ầm đêm mưa, nhưng vẫn là cuộc sống đô thị. Không phải tìm  chặt củi rừng, không phải đào bếp Hoàng Cầm, đào hầm chữ A và nhất là những ca gác chỉ mang tính nếp sống quân đội, lỡ có lơ là đôi chút cũng không lo bị tập kích cả đơn vị. Và những đêm mưa dù ầm ĩ mái tôn, nhưng vẫn ngủ ngon, không phải thấp thỏm chờ nghe tiếng pháo bắn để tụt vội xuống căn hầm ẩm ướt, mà sợ nhất là cái loại pháo "điếm" của các anh lính cộng hòa chiều "bạn gái" trong một đêm đồn trú.

               Vẫn chỉ là tập tành thường nhật. Ăn uống đầy đủ, thịt cá rau đủ chất. Đặc biệt là không phải hành quân dã ngoại mà vẫn phải xơi đồ hộp liên tục (bây giờ mới biết đến khái niệm quá Date, chứ ngày đó cứ nghĩ đồ hộp là mặt hàng chiến lược để bao lâu chẳng được). Ngày trở về nhà thì chẳng ai dám nói đến rồi vì hầu hết lính tráng trong đơn vị đều có tuổi quân chưa đủ 5 năm. Chỉ có mấy cán bộ C là đi lính đã 7, 8 năm, nhưng các anh ấy bây giờ lại không muốn về nhà làm dân cày bám đít mấy con bò. Có anh còn tiếc là chiến tranh kết thúc bất ngờ quá, không kịp để các anh ấy đi xa hơn trên con đường binh nghiệp. Văn hóa lớp 5, lớp 7 mà còn chiến tranh thì khi leo lên đến cán bộ trung đoàn tiểu đoàn, quân đội khắc phải có chế độ bổ túc cho sĩ quan. Nay hòa bình rồi, tất phải giải trừ quân bị thì các anh ấy chỉ còn nước về quê. Cái tâm sự ấy tưởng như chuyện tiếu lâm vì nó ngược lại với ước mơ ngàn đời của dân lành là an cư lạc nghiệp trong thanh bình, thế mà lại là có thật.

               Còn lính tráng chúng tôi, chắc cũng chưa thể về được vì quân đội phải là lực lượng chính để giải quyết hậu quả chiến tranh. Những mảnh đất chiến trường mà không rà phá bom mìn thì mãi mãi chỉ là đất hoang. Bom đạn địch dội xuống đã đành, ngay cả những bãi mìn chúng tôi lập trước khu vực chốt trên Gia-lai ngày trước, chúng tôi cũng chưa kịp gỡ bỏ vì tốc độ chiến thắng, tốc độ truy kích địch năm 1975 nhanh quá. Liệu chúng tôi có quay lại đó gỡ bỏ không, hay nó lại tồn tại giống như những bãi mìn không hồ sơ của địch.

               Nhưng chúng tôi lại chờ mong vào những ngày phép. Mấy năm xa nhà rồi còn gì. Thế mà trong tất cả các đơn vị của trung đoàn không hề có rục rịch gì về chuyện về phép. Thế là vào những ca gác đêm, hay những đêm mưa to thức giấc khó ngủ lại, tôi lại mơ mộng nhớ về gia đình, nhớ về chặng đường quân ngũ của mình, rành mạch lắm, như những thước phim trôi chầm chậm, kể từ một chiều cuối xuân năm 1971 ấy…

Logged

mig21q
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #208 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 12:43:19 pm »

Bác viết hay quá, mong bài của bác ạ!


      sợ nhất là cái loại pháo "điếm" của các anh lính cộng hòa chiều "bạn gái" trong một đêm đồn trú.
     

Em nghe các CCB kể là pháo trong các đồn, căn cứ của địch thường là đã căn sẵn các tọa độ chúng nghi là có đường mòn của ta. Đêm bọn chúng dẫn các cô "chuyên nghiệp" vào đồn, xong việc là ra pháo: anh 1 phát, em 1 phát. Những phát pháo này rất nguy hiểm vì chẳng có quy luật nào để tránh cả. Pháo bác nói ở trên có phải pháo này không ạ?
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #209 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 12:48:15 pm »

Bác viết hay quá, mong bài của bác ạ!


      sợ nhất là cái loại pháo "điếm" của các anh lính cộng hòa chiều "bạn gái" trong một đêm đồn trú.
     

Em nghe các CCB kể là pháo trong các đồn, căn cứ của địch thường là đã căn sẵn các tọa độ chúng nghi là có đường mòn của ta. Đêm bọn chúng dẫn các cô "chuyên nghiệp" vào đồn, xong việc là ra pháo: anh 1 phát, em 1 phát. Những phát pháo này rất nguy hiểm vì chẳng có quy luật nào để tránh cả. Pháo bác nói ở trên có phải pháo này không ạ?

PHÁO ĐĨ
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM