khanhhuyen
Cựu chiến binh

Bài viết: 1957
Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV
|
 |
« Trả lời #190 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 01:43:05 am » |
|
|
|
|
Logged
|
TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.! NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
|
|
|
haanh
Thượng tá

Bài viết: 5795
HOT nhất forum
|
 |
« Trả lời #191 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 01:57:00 am » |
|
hehe , hồi mới sang K em nghĩ nếu cụt giò mình sẽ là anh thương binh của nhạc sĩ Trần Tiến , cũng lãng mạng  tới hồi thấy cái giò nát bét khi trúng 652a , máu me tùm lum kêu khóc quá trời , em sợ quá quên ngay bài hát vết chân tròn trên cát  em vốn nhát rất sợ đau nên cầu trời nếu con có trúng đạn thì xin cho được chết ngay cho nó khỏe 
|
|
|
Logged
|
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
|
|
|
linh moi
Cựu chiến binh

Bài viết: 669
|
 |
« Trả lời #192 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 02:57:45 am » |
|
Em nhập ngũ 83 bác ạ ! Thời bọn em thì chả thằng nào thích đi học sỹ quan cả . cũng chính vì vậy mà em bảo là bị "dí" . Vì thiếu sỹ quan nên ở chỗ em gọi là "nhận sỹ quan" , tức là bác vẫn ở đv nhưng nhận quyết định bổ nhiệm B trưởng và phong quân hàm thiếu úy . Lúc nào có đợt thì Đv gửi ra trường quân chính "bổ túc sỹ quan" từ 3 tới 6 tháng . Vậy mà vẫn thiếu SQ nên từ năm 85 thì đv thuyết phục lính cũ nhận phục vụ QĐ thêm có thời hạn . Nếu bác nào đồng ý thì nhận quyêt định bổ nhiệm B trưởng và quân hàm thượng sỹ nhưng ăn luơng thiếu úy . P/S . Nếu em nhớ không nhầm thì luật NVQS bắt đầu thực hiện từ 85 vì khi có luật này thì các bác lính 80 ở đv em mới được phục viên .
|
|
|
Logged
|
|
|
|
tuaans
Cựu chiến binh

Bài viết: 3774
|
 |
« Trả lời #193 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 08:19:37 am » |
|
Luật NVQS áp dụng 1982 bác ạ. Năm đó dân tụt tạt ở SG đi đông lắm vì biết đi có thời hạn để về và về thì được nhập hộ khẩu! 
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dksaigon
Thành viên

Bài viết: 1027
|
 |
« Trả lời #194 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 10:01:14 am » |
|
He, cái bác quyenkh này nói nghe có vẻ lung tung nhưng là nói đúng những tâm trạng, suy nghĩ của thanh niên miền nam lúc đó !  Điểm qua những mốc thì bắt đầu năm 76 là đợt đầu tiên gọi nhập ngũ đi NVQS ở miền nam, đợt này thì có gọi là tuyển bởi cũng xét các tiêu chuẩn và cũng tuyển không nhiều ! Qua năm 77 tình hình chiến sự biên giới tây nam đã nóng thì năm này tuyển quân hơi bị nhiều !  và các tiêu chuẩn cũng chỉ là có lệ, tiêu chuẩn chính trị là hàng đầu mà năm 76 còn xét thì qua năm 77 là... cho qua, cụ thể là có ông đã từng là lính dù chế độ cũ cũng " trúng tuyển "! , và ông nội này đành than rằng " số tao phải đi lính, giải phóng tưởng thoát khỏi, giờ lại đi bộ đội, đúng là cái số ! " Suy nghĩ lúc ấy là không biết có chế độ NVQS gì như thế nào, trúng tuyển đi rồi quả tình là không biết ngày về bởi cũng chẳng ai nói gì về cái ngày về và thực tế lúc ấy những ông đi từ 74 cũng đang ăn cơm lính đó thôi !, sau này đến những năm 79-80 mới dần biết được chút ít khi thấy quái lạ mấy ông lính cựu 74, 75 sao cứ từ chối không nhận chuẩn úy ?! hỏi ra thì mấy ông này nói không nhận để hy vọng có ngày được ra quân, nói là hy vọng bởi ngay cả các ông này cũng không biết có được về hay không dù là dân miền bắc! còn dân miền nam bọn tôi thì mù tịt chế độ! chỉ lờ mờ hiểu là nếu nhận hàm úy thì đi " mút chỉ "! Đến năm 81 thì được phổ biến có chính sách ra quân, đợt đầu thực hiện vào tháng 6/81 cho các em nhập ngũ từ 76 trở về trước và đợt 2 vào tháng 12/81 cho các em nhập ngũ 77 . Về chính sách ra quân này thì mấy ông quân lực cấp trên cười khà khà nói là : tình thế kẹt , từ 79-81 tuyển quân hẻo quá! đi nhận quân lần nào cũng lèo tèo, có đợt không nhận được em nào, giờ nhà nước có chính sách ra quân để hy vọng có tác động tích cực tuyển được quân, chứ cứ cái đà này thì các D cứ còn bao nhiêu chơi bấy nhiêu đừng hy vọng có quân bổ sung...! Và đúng là trước khi có chính sách ra quân thì suy nghĩ lúc đó là : thôi sống chết có số, tới đâu hay tới đó và ngâm nga cái bài hát có câu " đường dài miệt mài anh đi... " 
|
|
|
Logged
|
|
|
|
china
Thành viên

Bài viết: 517
|
 |
« Trả lời #195 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 10:18:10 am » |
|
hehe , hồi mới sang K em nghĩ nếu cụt giò mình sẽ là anh thương binh của nhạc sĩ Trần Tiến , cũng lãng mạng  tới hồi thấy cái giò nát bét khi trúng 652a , máu me tùm lum kêu khóc quá trời , em sợ quá quên ngay bài hát vết chân tròn trên cát  em vốn nhát rất sợ đau nên cầu trời nếu con có trúng đạn thì xin cho được chết ngay cho nó khỏe  Cùng suy nghĩ với Haanh, anh Ẩn nhập ngũ cùng thời với anh Hiển con Bác Tám bán gạo cùng chợ Phú Lâm với má Anh Hiển, đã dùng lựu đạn tự xử khi trúng mìn cụt 2 chân, trong một trường hợp chưa rõ chi tiết, nghe Bác Tám bảo do đồng đội kể lại, lâu rồi không dám hỏi thêm sợ các Mẹ già lên máu
|
|
|
Logged
|
|
|
|
haanh
Thượng tá

Bài viết: 5795
HOT nhất forum
|
 |
« Trả lời #196 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 10:51:52 am » |
|
hehe , xem ra suy nghĩ của lính lác cũng rối rắm quá nhỉ , thân phận , ám ảnh là đây sao (hehe , xin lỗi bác TS ủa lộn bác trongc6 cho em sờ pam tí )  cũng là 1 sự vật - hiện tượng nhưng mỗi người lại có cách nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan khác nhau  hehe mấy bác nhà văn túm được cái này mừng húm , tha hồ ngâm cứu và sáng tác 
|
|
|
Logged
|
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
|
|
|
linh moi
Cựu chiến binh

Bài viết: 669
|
 |
« Trả lời #197 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 01:28:31 pm » |
|
Luật NVQS áp dụng 1982 bác ạ. Năm đó dân tụt tạt ở SG đi đông lắm vì biết đi có thời hạn để về và về thì được nhập hộ khẩu!  Cái này thì em cũng biết , LNVQS ra năm 81 hay 82 gì đấy . Nhưng thực hiện ở đơn vị em thì chắc chắn là năm 85 vì trong năm đó toàn bộ lính 80 , 81 ở đv em được ra quân hết . Nói chung là năm 85 , lính 80 , 81 ở BGPB mới được ra quân . Theo em nghĩ thì có lẽ luật ra rồi nhưng thực hiện ở các đv khác nhau , tùy theo tình hình chiến sự vì thời điểm đó ở BGPB luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất . Nói thật chứ hồi ấy lính lác có biết gì đâu , các bác chỉ huy phổ biến thế nào thì biết thế ... Nếu có hỏi tại sao chưa được ra quân thì sẽ có 1 bài học CT dài , nào là ... nào là ... nghìn lẻ 1 lý do ...Thiếu gì lý do để giữ lính lại ...
|
|
|
Logged
|
|
|
|
khanhhuyen
Cựu chiến binh

Bài viết: 1957
Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV
|
 |
« Trả lời #198 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2009, 03:00:49 pm » |
|
hehe , xem ra suy nghĩ của lính lác cũng rối rắm quá nhỉ , thân phận , ám ảnh là đây sao (hehe , xin lỗi bác TS ủa lộn bác trongc6 cho em sờ pam tí )  cũng là 1 sự vật - hiện tượng nhưng mỗi người lại có cách nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan khác nhau  hehe mấy bác nhà văn túm được cái này mừng húm , tha hồ ngâm cứu và sáng tác  Còn lâu mới viết được cái cảm giác thật khi tôi hay bác haanh nghĩ gì ? híc...dễ mà vẽ ra tiền... 
|
|
|
Logged
|
TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.! NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
|
|
|
Trongc6
Thành viên

Bài viết: 495
|
 |
« Trả lời #199 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 06:26:09 pm » |
|
... Đóng quân trong căn cứ Đồng Dù được hơn một tháng, một đêm chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị sắp xếp lại toàn bộ quân tư trang cá nhân để hôm sau chuyển căn cứ. Có nghĩa là mang được cái gì thì mang, còn lại tức là vứt bỏ. Có quái gì mà phải chuẩn bị cơ chứ. Lính tráng báo động chiến đấu có nửa phút, báo động di chuyển có 5 phút còn kịp thì một đêm là quá dài đối với chúng tôi. Nhưng việc gì cũng có lý do của nó.
Đêm hôm đó, những thứ ăn được chúng tôi mang ra liên hoan hết (thực ra cũng chỉ còn thịt hộp của dân, chúng tôi đổi được từ những chiếc xe máy cũ địch bỏ lại căn cứ). Đã hành quân bộ thì không thằng nào muốn mang nặng. Nếu có tiếc thì chỉ là gạo của địch phải bỏ lại, không mang được theo thì lại phải ăn theo tiêu chuẩn lính như trước thôi.
Sáng sau, chúng tôi ăn một bữa no cật lực, đùm cơm nắm rồi lục tục lên đường. Đơn vị nhằm hướng Tây Ninh thẳng tiến. Đi được chừng 15 cây số, cả đại đội dừng lại bên một cánh rừng cao su. Mệnh lệnh tháo dỡ đồ đoàn để kiểm tra quân tư trang được phát ra. Mỗi lính cách nhau 3 mét, rải nilon xuống đất và dỡ bỏ mọi thứ trong ba-lô xếp lên đó. Những thứ trong túi áo quần cũng phải lộn bỏ ra hết. Bây giờ thì chúng tôi đã hiểu rằng chẳng có chuyện chuyển căn cứ gì hết, mà chẳng qua chỉ là kiểm tra quân tư trang. Trong đời lính, tôi đã phải bị tham gia kiểm tra quân tư trang không biết bao nhiêu lần. Những cái mốc đó thường rơi vào lúc sau những trận đánh lớn hay sau những đợt chiến đấu dài ngày. Trong đơn vị tôi chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra, tức là chưa có ai vi phạm kỷ luật về chiến lợi phẩm. Các thứ nhét được vào mồm thì không tính, mà giả sử có tính thì lính tráng cũng chẳng từ. Thiếu ăn và đói quá thì con người ta chỉ còn nghĩ đến chữ "con" trong con người thôi. Danh dự đôi khi chẳng là cái gì khi đó. Còn những thứ bị cấm như đài, đồng hồ, vàng bạc thì chúng tôi không màng, nhiều khi còn kiêng, thành truyền thống trong nếp nghĩ của lính rồi. Mà cũng cần nói thêm rằng những thứ đó có phải lúc nào cũng có sẵn đâu. Chỉ có đánh các căn cứ lớn, mà chúng tôi vốn không được đánh lớn bao nhiêu.
Đoàn kiểm tra của tiểu đoàn hì hục lật xem rồi ghi ghi chép chép chừng hai tiếng thì cũng xong. Mọi chuyện có vẻ vẫn như trước thôi. Nhưng rồi ban kiểm tra cũng tìm ra được một trường hợp. Thằng Sớn (người Nam Hà) có một cái đồng hồ Seiko 2 cửa sổ. Lý do, nó mua được giá 20 đồng bằng tiền phụ cấp của mấy anh em góp lại, nhưng chưa đủ thuyết phục, chiếc đồng hồ bị tịch thu.
Sau này khi trở lại căn cứ Đồng Dù, một số anh em trong trung đội phải lập danh sách góp đủ số tiền 20 đồng cho Sớn, đề đạt lên tiểu đoàn mãi mới xin lại được. Tiểu đoàn trả đồng hồ, kèm theo lời phê bình là không chịu báo cáo trước khi mua. (Thực ra anh em thương mà nhận giúp nó thôi chứ nó mua lúc nào cũng đâu có ai biết).
Điều đáng nói thêm là hơn một tháng sau nữa, khi trung đoàn chúng tôi được lệnh trở lại Tây Nguyên làm nhiệm vụ truy quét Fulro thì các thủ trưởng các cấp trên E thi nhau cho công vụ đi các lán (doanh trại) thu vét các dụng cụ sinh hoạt, dù, bạt, thậm chí bóc cả các tấm Phooc-mi-ca mặt bàn cuộn từng bó chở lên cao nguyên để xây dựng doanh trại cho các thủ trưởng. Các thủ trưởng D cũng muốn lắm, nhưng ở sát lính quá nên cũng không dám làm ẩu.
Trên Cao nguyên, thời truy quét Fulro còn nhiều chuyện nực cười nữa của các thủ trưởng, nhưng có lẽ chuyện kể cũng đã đến điểm dừng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|