Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:30:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: FULRO - Tập đoàn tội phạm  (Đọc 17542 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #60 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:18:18 am »

Ngoài việc dạy Anh văn cả 3 lớp: 7, 8, 9, Jay lao vào các hoạt động "hòa bình". Tuy chỉ là một giáo viên, nhưng Jay có quyền hành hơn cả ông Hiệu trưởng. Trong số các giáo viên, nhân viên của trường, ngoài ông Hiệu trưởng Thành Phú Bá, Jay thân mật với Quảng Đại Đủ - Tổng giám thị ký túc xá học sinh nội trú. Một năm sau - năm 1968 - Quảng Đại Đủ lên Cao Nguyên và sang Căm-bốt, gia nhập FULRO, được Les Kossem tin cậy cho sang học tình báo ở Sê Klong (Thái Lan) rồi Ô-ki-na-oa (Mỹ).


Năm 1969, trường rời về Phan Rang, đóng ở một tòa nhà xây dựng do tiền của Mỹ và bà con dân Chàm đóng góp. Trường được mang tên vị vua, anh hùng dân tộc, có công lao bậc nhất trong công cuộc xây dựng, mở mang vương quốc Champa: Pô Klông, Lưu Quang Sang thay ông Bá làm Hiệu trưởng. Quảng Văn Đại (anh một Quảng Đại Đủ) thay em làm Tổng giám thị (lúc này gọi là Quản đốc).


Từ đây, hoạt động của Jay phát triển mạnh mẽ hơn, cả về bề sâu và bề rộng.

Một việc làm của Jay khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi là nhận giúp hàng loạt học sinh Chàm, "trích lương" chu cấp cho họ ăn học. Trong đó, Jay nhận ba người làm em nuôi: Huỳnh Ngọc Trăng, Hán Văn Ba, Quảng Vờ.

Đối với số em nuôi, ngoài việc giúp tiền, sách vở, quần áo, Jay còn giúp họ nghiên cứu giáo lý Tin lành, đưa họ vào học các lớp thánh kinh hàm thụ "Quê hương mến yêu" của trường Thánh kinh hàm thụ Si-ôn.

Ngày chủ nhật, ngày lễ, tết Ka-tê, mùa hè, Jay dẫn hàng đoàn học sinh Chàm, nam có, nữ có, đi cắm trại ở cạnh các tháp cổ, bãi biển; thăm cơ quan MACV đóng ở Phan Rang; thăm phi trường Thành Sơn, dự các lễ Vào tháp, Vào chùa.

Xa hơn nữa, Jay dẫn các em nuôi và số học sinh thân tín đi thăm hãng máy bay PAN AM ở Cần Thơ, cơ quan IVS đóng ở đường Lữ Gia (Nha Trang), đường Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) và chi nhánh mà Jay trực tiếp phục vụ đóng ở đồi Thượng Hiền (Đà Lạt).


Jay nhanh chóng chiếm được cảm tình của hầu hết số giáo viên và học sinh Chàm, trường Pô Klông và các trường khác ở Phan Rang.

Năm 1972, Jay tạm rời Phan Rang lên Đà Lạt, dạy ở Viện đại học. Ở đây, Jay lại kết thân với học sinh các dân tộc, nhận em nuôi, giúp đỡ tiền nong, sách vở.

Cũng tại đây một mối tình say đắm đã nở ra giữa chàng thanh niên chí nguyện Mỹ và cô sinh viên người Kinh Lê Thị Ý.

Ý quê ở Đà Nẵng, học khoa Chánh trị kinh doanh của Viện. Jay mê Ý vì cô có tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn và cách sống tân tiến. Còn Ý mê Jay vì anh có lối sống rất "bụi", khác xa những chàng công tử bột Việt Nam mà cô đã yêu và đã chán. Jay luôn để bộ tóc bù xù, áo quần bụi bặm, có khi bạc phếch và cáu bẩn.


Sau đây là một đoạn nhật ký của Ý ghi về Jay tìm được sau ngày giải phóng:

... "Tôi mù quáng vì tôi yêu và đúng hơn hết có lẽ vì tôi lãng mạn. Đối với tôi, lương tâm là người phán xét tối cao. Có nghĩa là tôi không cần người ta khen hoặc sợ người ta chê. Tôi chỉ biết suy nghĩ và hành động.

Nhiều lúc tôi cảm thấy Jay là hơi thở, là giấc ngủ của mình. Nhiều lúc lại là phù vân, ảo ảnh, hoài niệm. Mặc kệ, tôi vẫn yêu. Dù tình yêu này không kết thúc bằng hôn nhân...

Tôi biết Jay yêu tôi hơn bất cứ người đàn bà nào trên thế gian này, trừ mẹ Jay. Ngay cả người vợ trước đây của Jay, mặc dù Jay chỉ nhắc đến một lần, cũng chưa bao giờ Jay yêu bằng tôi...

Lại những cuộc bơi thuyền trên hồ Xuân Hương. Lại những cuộc đi thăm suối Vàng, thác Pren, hồ Than Thở. Lại những buổi nghỉ mát, nằm sóng soài trên bãi cỏ xanh...

Ở Đà Lạt, nhưng Jay luôn nhớ đến những học sinh Chàm. Hàng tháng anh ta lại về Phan Rang, dự lễ Vào tháp Vào chùa, thăm các gia đình học sinh.

Người em nuôi Jay yêu mến và chăm lo nhiều nhất là Huỳnh Ngọc Trăng - em ruột Huỳnh Ngọc Sắng.

Những câu chuyện giữa Sắng và Jay diễn ra bí mật. Người ta không biết họ bàn bạc những gì. Chỉ biết ít lâu sau, Jay đã lên đường đi Căm-bốt. Jay đến các nơi gặp những người Chàm, người Thượng. Jay khuyên họ trở về Việt Nam, tranh đấu cho dân tộc, chống thực dân và Cộng sản. Cuối cùng Jay đã gặp Les Kossem vào lúc mà ở Pa-ri, cuộc hòa đàm giữa Việt Nam và Mỹ đã đi đến những thỏa thuận cơ bản.


Hiệp định Pa-ri đã ký. Người ta thấy Les Kossem rối rít hẳn lên, chạy đi chạy lại, có mặt khắp nơi như một người đang lo cuống cuồng cho tương lai đất nước, sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh, vất vả.

Lúc thì ông đến chủ tọa lễ bầu Ban chấp hành Tổng hội sinh viên.

Lúc thì ông đến làng "Cây số 8", chủ tọa đại hội của "Hiệp hội Hồi giáo Chàm".

Ông kêu gọi đánh Việt Nam đến cùng dù Mỹ chịu thua phải rút lui, kêu gọi hy sinh đến người Chàm cuối cùng để phục hồi Vương Quốc Champa. Ông hô hào đoàn kết keo sơn với Căm-bốt để làm chỗ dựa lâu dài đánh Việt Nam.

Ông ra lệnh tuyển mộ tân binh, thành lập lực lượng biệt lập Chàm từ 45.000 đến 75.000 quân; nhờ Chánh phủ Mỹ trang bị vũ khí và lương thực.

Đến lúc này, những người am hiểu thời cuộc mới vỡ ra rằng ông đang bán mình để thực hiện kế hoạch hậu chiến của Hoa Kỳ.

Cho tới ngày ông công du sang Pháp, thì điều đó càng sáng tỏ.

Ngày 3-7-1973, Les tuyên bố là ông công du sang Pháp. Đến Pa-ri, ông ủy thác cho Ngụy Văn Nhuận và Quảng Đại Đủ mở một cuộc họp báo, công bố lập trường FULRO là "chiến đấu đến người Chàm cuối cùng để chống Cộng Sản Việt Nam".


Nhưng điều ông không công bố mà chỉ im lặng làm là cho vợ về Nam Vang, thu xếp vàng bạc, kim cương rồi tái xuất theo chồng sang Pháp, trốn biệt.

Có ai thắc mắc hỏi thì ông viện cớ là sợ số người Chàm theo Khơ-me đỏ và Xi-ha-núc trả thù nên không tiện về.

Với những người bạn Pháp cố tri thì ông than thở một cách tâm tình trí tuệ hơn, và chắc là thật hơn, về cuộc đời tuyệt vọng của mình:

- Tôi sinh ra quá sớm trong một thế giới quá già!

Đúng ra thì ông nên cho rằng mình đến quá muộn vì chỉ mấy tháng sau, ông qua đời vì bệnh ung thư mũi.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #61 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:20:26 am »

20. NHỮNG CỐ GẮNG CỦA ÔNG TRUNG TÂM TRƯỞNG

Sau ngày bị mất chức tổng trưởng, trở về nhà, Paul Nưr loay hoay mãi không biết xoay sở nghề gì để nuôi một vợ với mười một đứa con đã quen thói sống ăn chơi, vung tiền như rác. Số tiền lương tổng trưởng, tiền đút lót, tham ô, buôn thuốc phiện lậu hồi còn tại chức thì ông đã cúng cho đám gái người Kinh, người Hoa hết rồi. Cô Phi, hứa suốt đời chung thủy với Tổng trưởng, cũng cuỗm mất của ông mười lạng vàng, cộng với vài đợt tiền lương, giờ đây đã "gút bai" ông. Bọn chân tay trước kia nịnh bợ, xun xoe thì nay tìm cách ôm chân ông Nay Loét, khinh rẻ và nói xấu ông.


Cuộc sống càng khó khăn, vợ chồng ông càng xô xát nhau. Những trận đánh chửi nhau xảy ra như cơm bữa. Siu H'Yum luôn mồm đay nghiến:

- Con này đã bảo mà, có bao tiền nong cho đĩ hết, giờ có con nào nó đến bố thí cho không? Chỉ khổ "con già mọi rợ" này thôi.

Những lúc ấy, ngài Tổng trưởng về vườn chỉ biết quát ầm lên:

- Thôi, mụ im đi, đừng có lồng lên như hổ cái! Đời nó bạc bẽo ai mà tính được? Thì cũng tại mụ và hơn mười cái của nợ kia, chứ mình thằng này, ngả vào đâu mà chả kiếm được miếng ăn?

Bà vợ chẳng chịu thua. Với ai, bà cũng kể lể bà đã cứu ông như thế nào, đã luồn lọt như thế nào để tiến thân cho ông, đã nhờ bà Sáu (vợ Tổng thống Thiệu) và Bảo Trân (vợ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) nói với chồng lưu ý nâng đỡ ông như thế nào...


Paul Nưr cảm thấy nhục nhã quá, hàng ngày không dám ló mặt ra đường đi thăm bạn hữu.

"Phi thương bất phú", tính toán mãi cuối cùng ông thấy chỉ có con đường buôn bán là có thể cứu vãn được tình trạng sa sút hiện nay. Thế là nhà hoạt động chánh trị trở thành nhà buôn. Ông tính phải buôn mặt hàng gì để kiếm nhiều lời, mà có cơ sở vững chắc. Ông canh ty với một thương gia Hoa kiều, mở tiệm buôn hàng lâm thổ sản. Buôn hàng này có ba điều lợi: Thứ nhất, nguồn hàng có nhiều ở Cao Nguyên, quê hương và nơi làm nên sự nghiệp của ông, nơi có biết bao là người quen cũ của ông giờ làm tù trưởng, phó ty đến trưởng, phó chi sắc tộc. Thứ hai, dễ buôn lậu. Che đậy bằng những chuyến chở gỗ, là những gói thuốc phiện nhét trong cốp xe chở về Sài Gòn, là những khối thuốc nổ chở từ Sài Gòn ra để bán cho dân đánh cá và làm thuốc súng săn. Thứ ba, ông dễ bán cao giả, mật gấu giả, nhung hươu giả... Lớn lên trên đất Cao Nguyên, ông quen biết nhiều người sành nghề làm giả này. Thế là ông hành động.


Hết cú áp phe này đến vụ buôn lậu khác, hết món hàng giả này đến món hàng giả khác, ông cựu Tổng trưởng nhanh chóng trở nên giàu có, và tất nhiên ông lại lao vào ăn chơi, trác táng.

Tuy thế ông vẫn không bằng lòng với số phận kẻ trọc phú. Tính hám danh vọng vẫn làm khổ ông.

Nhờ một số nhà lãnh đạo cỡ bự làm dù che, ông thành lập "Hiệp hội xây dựng và phát triển Cao Nguyên", đưa ngài tỷ phú Liên Hương làm Chủ tịch. Cái tên "Xây dựng và phát triển Cao Nguyên" thế mà hấp dẫn! Nhiều nhà buôn, nhiều quan chức ủng hộ. Ông Paul lại được dịp tham ô tiền của Hiệp hội, đánh chén và cho gái.


Nhờ hăng hái hoạt động, nhờ vung tiền ra mua dư luận, chẳng bao lâu, ông đã trở thành nhà hoạt động xã hội có tiếng tăm, được nhiều người ở Cao Nguyên ngưỡng mộ.

Vẫn hằn học với Nay Loét, Paul tìm mọi cách hạ uy tín và lật đổ vị tân Tổng trưởng. Ông không ngừng kéo tay chân làm ở Bộ phát triển sắc tộc công kích Nay Loét.

Chánh sự vụ Sở kiến điền Thượng Y Buăn đến thăm ông hôm nay là một người trong số ấy.

Sau tuần cà-phê tán gẫu chuyện đời, Paul hỏi Y Buăn:

- Tôi nghe tin thằng Oanh, trước kia đã bị giáng chức, vừa qua lại lem nhem tiền quỹ kiến điền, bị Nay Loét định thải hồi, Oanh đang vận động mấy tay cố vấn Mỹ ép Nay Loét giữ nó lại phải không?

- Vâng, đúng thế!

- Nay Loét còn định đẩy ông Nghiêm đi phải không?

- Vâng,

- Việc này không phải dễ đâu! Ông Nghiêm là người của Phủ Tổng thống đấy!

Y Buăn thở dài, nói lấy lòng chủ cũ:

- Nội bộ Bộ bây giờ be bét, nhiều phe cánh lắm, không còn đoàn kết như hồi ông còn lãnh đạo đâu. Các ông ấy đua nhau xây vi-la, sắm ô-tô, chẳng thiết gì đến công vụ, dân tình. Các ông ấy đều tham ô, ăn hối lộ dữ lắm. Toneh Hàn Thọ vừa mua nhà 24/1 Duy Tân. Mới làm Giám đốc một năm đã mua nhà, không biết tiền ở đâu?

Paul cười:

- Thì bớt xén công quỹ ra, ăn đút lót, nhận của Mỹ chứ còn ở đâu? Tôi còn lạ gì cung cách làm ăn của chúng. Tôi nghe nói Nay Loét rêu rao tôi đang vận động Đại sứ và cố vấn Mỹ lật hắn phải không?

- Dạ, Nay Loét vẫn nói thế.

Paul mở tủ, lấy mấy bản hiệp đồng ném ra trước mặt Y Buăn:

- Tôi đang dự đấu thầu, nếu trúng, mỗi tháng thu hàng triệu đồng. Ghế Tổng trưởng chỉ có 97.000 đồng, tôi thiết gì. Thời gian qua tôi có dấn thân hoạt động chánh trị là để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, để ngăn chặn bọn mị dân, đục khoét đồng bào, chứ tôi đâu có ham địa vị, tiền tài? Ngay khi còn làm Tổng trưởng, tôi đã đệ đơn lên Chánh phủ nhiều lần, xin nhường ghế Tổng trưởng cho lớp trẻ. Tôi đã cãi nhau với cố vấn Mỹ, tôi đâu có tư tưởng tham quyền cố vị gì? Thế mà tên Gia Rai ấy lại nói xấu tôi, bịa ra đủ chuyện để mạt sát, bôi nhọ thanh danh, hòng làm mất uy tín của tôi, tự đề cao uy tín của hắn lên.

Y Buăn xoay sang đề tài khác, hỏi vị cựu Tổng trưởng:

- FULRO vừa tái lập, hoạt động khá mạnh, ngài thấy những người chỉ huy mới này thế nào?

Paul cười khinh bỉ:

- Kpă Kới làm Phó chủ tịch thay mặt Y Bhăm lãnh đạo FULRO. Đó là thằng lưu manh, bịp bợm, không có uy tín gì. Thời buổi đến lạ! Thằng du đãng, chẳng hiểu gì chánh trị cũng nhảy lên làm lãnh tụ, cũng hô hào quần chúng đấu tranh, cũng ra tuyên ngôn này, chỉ thị kia, cũng giữ chức này, chức khác. Kpă Kới chẳng qua chỉ là con bài của người khác thôi. Có người viết thư mời tôi tham gia FULRO, tôi đâu có thiết? Tuy thế, kệ họ làm ăn, tôi không phá. Còn Nay Loét, nghe nói phá FULRO ghê lắm phải không?

- Dạ, ông ta nói, là Tổng trưởng, ông ta phải thực thi phận sự của Tổng thống giao.

- Anh về nói với Nay Loét, đừng có phá FULRO. Trước kia hắn ta cũng đã từng là liên lạc viên BaJaRaKa, cũng là người của FULRO, giờ lại phá FULRO, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, FULRO không để yên cho hắn ta đâu. Hãy theo gương tôi ngày nào, hợp tác thân thiện với FULRO, FULRO dầu sao cũng là tổ chức của người Thượng mình.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #62 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:21:18 am »

Nghe Y Buăn kể lại buổi gặp Paul, Nay Loét tức tối, chởi rủa thậm tệ. Tuy trong bụng ngài Tổng trưởng cũng sợ FULRO nhưng tỏ ra bất cần, nói cứng:

- Thằng già Ba Na định kích FULRO lật tôi đây. Tôi thách FULRO dám làm gì tôi nào? Người nước ngoài giúp ư, chẳng qua cũng chỉ là người ngoài cuộc. Họ hiểu sao được nội tình và yêu cầu của xã hội, họ có vực cho FULRO tồn tại mãi được không? Tôi sẽ triệt FULRO, không cho chúng ngóc lên cho mà xem. Một dúm người, một lũ du đãng, một bọn tạo phản mà định lật cả chính quyền hiện hữu này à?

Nói thế thôi, chứ ngài Tổng trưởng không thể ngồi yên để FULRO muốn làm gì thì làm, nhất là ngài lại vừa được Phủ đặc ủy trung ương tình báo cho biết Y Chôn vừa soạn thảo bản "Nhu cầu phát triển sắc tộc tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại" gửi đại diện Tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại "Văn phòng tái thiết và định cư" tỉnh Tuyên Đức, nói Bộ phát triển sắc tộc bất lực, vô tài; ca ngợi Y Bhăm và FULRO; đề cao vai trò nhân sĩ Thượng. Y Chôn còn nói: "Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa thực hành chánh sách 'một tay kéo, một tay đẩy', lừa gạt người Thượng, làm cho nhân dân bất mãn, làm cho Hoa Kỳ mất uy tín và tạo cơ hội cho Cộng sản thắng lợi". Nay Loét khẳng định: Y Chôn là một trong những người chỉ huy chóp bu của FULRO.


Để đối phó, Nay Loét tìm cách triệt FULRO bằng nhiều cách. Trước hết ngài sẽ tách Y Chôn khỏi địa bàn Cao Nguyên. Tách được tên cầm đầu, thì bọn dưới sẽ hoang mang, mất phương hướng và tan rã. Nay Loét xin với Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi Y Chôn vì bất mãn đang nghỉ ở nhà về Bộ phát triển sắc tộc, để giam chân y lại. Nguyễn Văn Thiệu cũng căm Y Chôn, nhưng biết y có dù Mỹ che nên chưa làm gì được "Thằng Ê Đê khôn ngoan". Được Nay Loét trình phương án, Tổng Thiệu duyệt ngay.


Y Chôn không hiểu mưu thâm ấy. Nhận công văn triệu về Sài Gòn, y hí hửng cho rằng, trong bốn dân tộc lớn nhất ở Cao Nguyên: Ba Na, Ja Rai, Ra Đê, Ka Ho, đã có đại diện hai dân tộc làm Tổng trưởng Phát triển sắc tộc: Ba Na có Paul Nưr, Ja Rai có Nay Loét. Có lẽ đến lượt ông đại diện cho dân tộc Ra Đê làm Tổng trưởng đây! Thế thì Nay Loét sẽ chết với ông. Ông phải trị cho một trận nên thân, hả cái giận bị cách chức. Y Chôn tức tốc về Sài Gòn. Đến nơi ông mới ngã ngửa ra. Ông đâu có được làm Tổng trưởng, ức hơn nữa là lại làm chuyên viên giúp việc cho Nay Loét, chịu sự sai khiến hàng ngày của kẻ kình địch. Lòng bất mãn càng bùng lên. Ông không chịu làm việc, suốt ngày chỉ uống rượu, gặp các bạn đồng sự, chửi đổng, kể tội Nay Loét, công kích cung cách làm ăn thiếu thực tế và thiển cận của Nay Loét. Ông kéo những người ghét Nay Loét thành phe cánh tập trung đả kích Tổng trưởng.


Muốn thoát khỏi kiềm chế của Nay Loét, Y Chôn cầu cứu Thomas Busker. Busker đệ trình Đại sứ Bân-cơ. Bân-cơ đang xây dựng kế hoạch hậu chiến, lập "lực lượng thứ ba" nên lệnh cho Busker dàn xếp, ép Nay Loét cử Y Chôn làm Giám đốc "Trung tâm khảo cứu sắc tộc", trụ sở đặt tận Đà Lạt. Nay Loét phải nghe lời ngài cố vấn. Y Chôn về Đà Lạt nhậm chức và bắt đầu tiến hành công việc của mình.


Trụ sở "Trung tâm khảo cứu sắc tộc" đóng ở nhà số 2 phố Yết Kiêu. Trước kia tòa nhà này là dinh nghỉ mát của Đệ nhất phu nhân nền Đệ nhất Cộng hòa Trần Lệ Xuân. Chọn dinh thự này để làm Trung tâm khảo cứu sắc tộc thật đầy ý nghĩa. Ngài Trung tâm trưởng quả có con mắt tuyên truyền. Ngài biết biến Trung tâm - nơi nghiên cứu - thành nơi triển lãm và tham quan, tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm. Trong tòa dinh thự nguy nga, nền đá cao, ngói son đỏ chót, cửa kính lấp lánh, bên cạnh cái bể bơi lớn, có hệ thống điện ngầm đun nóng nước, Y Chôn cho dựng luôn những túp nhà sàn lụp xụp, rách nát của đủ các sắc dân: Ka Ho, Cil, Mạ, Ê Đê...


Khách đến tham quan lập tức thấy ngay hai cảnh sống đối lập cách xa nhau như thiên đường và địa ngục: Một đằng là cảnh sống xa hoa của người Kinh thống trị và một đằng là cuộc sống cùng cực của người Thượng.

Nhiệm vụ của Bộ giao cho ông Trung tâm trưởng là ngày ngày đôn đốc các nhân viên nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa các dân tộc thiểu số ở vùng Cao Nguyên mênh mông cũng như ở toàn quốc, để cho mọi người thấy rằng Chánh phủ nền Đệ nhị Cộng hòa, thông qua Bộ phát triển sắc tộc, vô cùng quan tâm đến đời sống các sắc tộc.


Nhưng ông Trung tâm trưởng, vì mục đích riêng để mặc cho các nhân viên thả sức đi săn, uống rượu và chim gái. Thời gian và trí tuệ ông dài cho sứ mạng chánh trị lớn lao hơn: củng cố và phát triển FULRO.

Bằng mọi cớ và mọi cách, ông bịa ra việc để về các địa phương. Bên ngoài là để điều tra, lấy tư liệu, khảo cứu đời sống các sắc tộc, bên trong là để chỉ huy FULRO, nhất là dò xem công việc FULRO gặp Cách mạng đã tiến hành chưa, kết quả như thế nào.


Những chuyến công cán của ông không đem lại kết quả. Ông chơi một nước cờ cao hơn, ông cho người tung tin là FULRO sẽ phối hợp với Cách mạng tổng tấn công lật đổ Thiệu. Hoảng sợ, Thiệu lệnh cho Nay Loét phải cử người gặp FULRO. Nay Loét cũng chẳng phải tay vừa, cử ngay Y Chôn đi gặp Kpă Kới để khai thác. Nhân dịp đó, Nay Loét cài người theo dõi, có chứng cứ cụ thể trình Thiệu trị tội Y Chôn.


Ngày 9-7-1974, Y Chôn đến bên bờ sông Krông Ana vùng Lạc Thiện gặp Kpă Kới. Đi theo ông có hai nhân viên tùy tùng.

Kpă Kới và Ngoại trưởng Y Prêh đón Y Chôn vào bộ chỉ huy. Hai nhân viên tùy tùng của Y Chôn phải ở ngoài.

Sau khi nghe Kpă Kới báo cáo về những vụ bạo hành của FULRO: cướp xe khách, giết cảnh sát, binh lính Thiệu; treo cờ, tung truyền đơn... Y Chôn sốt ruột hỏi:

- Các anh đã gặp Việt Cộng chưa?

- Thưa ngài, đã gặp rồi.

- Có kết quả không?

Kpă Kới thở dài:

- Theo kế hoạch của ông, chúng tôi đã nói lý do gặp gỡ là bàn việc hợp tác giữa Cách mạng và FULRO. Y Hông cùng một số tên đã gặp chúng ta. Tôi cùng Y Prêh, Y Bách, Rcom Tock họp với chúng. Phái đoàn của Việt Cộng hờ hững nghe tôi trình bày, hứa sẽ báo cáo lên trên, và cũng như lần trước, hẹn ngày trả lời. Có ngờ đâu, đến ngày hẹn, chúng tôi chờ mãi chẳng thấy ám hiệu và người của Việt Cộng đâu. Có thể bọn chúng biết ý đồ xâm nhập vùng giải phóng của ta nên không liên lạc với ta nữa.

Nếu như chưa bị thất bại trong vụ ‘tìm xác chết’ thì Y Chôn đã chửi Kpă Kới một trận. Nhưng đã nếm mùi thất bại, Y Chôn đành an ủi vị Phó chủ tịch, rồi ra lệnh:

- Tôi và ông Y Bliêng đã bàn bạc kỹ và quyết định: Mặc dù bọn Việt Cộng không nhận lời cộng tác với chúng ta, nhưng ta cứ công bố với dân là Cách mạng đã hợp tác với FULRO. Nhờ uy tín của chúng mà thu hút dân chúng. Anh phải ra tuyên cáo. Phía chánh quyền sẽ phụ họa với ta.

- Tại sao chánh quyền lại phụ họa với ta? Phụ họa như thế nào?

- Anh không hiểu thật sao? Người Mỹ sẽ ép, bọn Thiệu, Nay Loét sẽ tung tin "FULRO và Cách mạng đã hợp tác". Như thế dân chúng càng tin là thật, sẽ ủng hộ ta. Số phiếu bỏ cho ta vào Chánh phủ liên hiệp sẽ tăng lên gấp đôi, ưu thế của ta sẽ lớn trong Chánh phủ đó.

Kpă Kới thực hiện ngay lời Y Chôn. Quả nhiên, Bộ phát triển sắc tộc phát động một chiến dịch tố cáo Kpă Kới rất rầm rộ.

Trước hết, Nay Loét tuyên bố: Y Prêh và Rcom Tock đã tự thú là có họp và hợp tác với Việt Cộng. Sau đó, Nay Loét tổ chức một đại hội các tri thức Thượng lên án Kpă Kới.

Chiến dịch của Nay Loét "vạch tội FULRO đã hợp tác với Việt Cộng" càng rùm beng, Y Chôn càng mừng, uy tín FULRO càng tăng. Y Chôn hí hửng chờ đón những chiếc ghế quan trọng dành cho mình và các lãnh tụ FULRO trong Chánh phủ liên hiệp. Cũng qua lần gặp gỡ Kpă Kới, hồ sơ Y Chôn nằm trong tủ mật của Nay Loét càng dày thêm. Bị Thomas Busker ép phải làm ngơ trước những hành động của FULRO, nhưng bên trong Nay Loét vẫn căm Y Chôn, tìm mọi dịp để phá hoạt động của tên cáo già này.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #63 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:22:56 am »

21. HAI VỊ TƯ LỆNH

Sau khi gặp Kpă Kới, Y Chôn về Đà Lạt, gây dựng lực lượng FULRO vùng 4. Vốn là một tín đồ Tin lành, Y Chôn luôn gặp gỡ các mục sư người Thượng ở đây, ông trở thành thân thiết với mục sư chủ nhiệm Nam Thượng hạt Ha Brông.

- Nếu như mục sư chủ nhiệm Trung Thượng hạt Y Nguê có uy tín lớn trong sắc dân Ê Đê, M’Nông, Ja Rai... thì Ha Brông có uy tín lớn trong các sắc dân Cil, Ka Ho, Mạ, Lát...

Sau 17 năm học, năm 1968 Cha đỗ mục sư và được cử làm chủ nhiệm. Ha Brông được các giáo sĩ Mỹ giúp đỡ, xây dựng cho một hệ thống truyền đạo khá quy mô.

Nếu năm 1950, giáo sĩ Jackson còn cất nhà thờ bằng ván, thì sang năm 1968, giáo sĩ Chelerder đã vận động hội "Truyền giáo thế giới", hội "Hoàn cầu khải thương", hội "Cứu tế thế giới" giúp xây cất cả một Trung tâm truyền giáo ở phố Tiền Quan Thành, gồm: Nhà thờ Tin lành, trường Kinh thánh, trường Huấn Nghệ, trường tiểu học Đồng Nai Thượng, trạm y tế, ký túc xá Tiểu học, ký túc xá Trung học, ký túc xá Huấn Nghệ...


Sau đó, hội tiếp tục giúp Ha Brông xây cất khu Tiểu học, các trường Kinh thánh Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương... Các cơ sở truyền giáo ngày càng rộng lớn, quy mô và khoa học.

Giáo sĩ Joege nghiên cứu lấy ngôn ngữ sắc dân ở Di Linh làm cơ sở, lập chữ cho người Thượng ở vùng này.

Người tận tình nhất với Ha Brông là giáo sĩ Newman.

Newman ủng hộ Trung tâm truyền giáo xe hơi, máy cày, xây bệnh viện Jackson ở Chi Lăng. Cha còn nhận con mục sư Hà Sáu A là Jimi làm con nuôi, cho sang Mỹ học.

Càng được các giáo sĩ và dân Chúa tin cậy, Ha Brông càng hăng hái cầu nguyện, dành nhiều cơ hội ở riêng với Chúa chăm chỉ tra xem lời Chúa, thực thi mọi điều Chúa dạy.

Say sưa với sự giúp đỡ tận tình của các giáo sĩ mà Ha Brông cho là rất thánh thiện, Cha có ngờ đâu, một điều đau buồn đã đến với Cha. Đứa con trai đầu của Cha là Nikôlai giống Mỹ quá. Rõ ràng đó là giọt máu của một giáo sĩ Mỹ. Nhưng cụ thể của giáo sĩ nào thì chỉ có Chúa biết!


Nikôlai là một người có nhiều tham vọng chánh trị, không theo con đường của Cha. Nikôlai say sưa tìm cách ngoi lên các bậc thang danh vọng.

Học xong trung học, được các giáo sĩ Mỹ giúp đỡ, Nikôlai vào học khóa Tham sự hành chánh của trường Quốc gia hành chánh. Tốt nghiệp, Nikôlai về làm Phó ty phát triển sắc tộc Quảng Đức. Thời gian này, Nikôlai thân với nhiều cố vấn Mỹ.


Thấy Nikôlai hăng hái, Y Chôn xin Thomas Busker cho về Trung tâm khảo cứu sắc tộc. Từ đó, Nikôlai trở thành cánh tay đắc lực của Y Chôn trong việc thành lập vùng 4 FULRO. Thấy chức Tư lệnh vùng 4 đang chờ, Nikôlai hoạt động quên mệt mỏi.


Một buổi, Nikôlai đang ở nhà, có một người trạc 50 tuổi, to lớn, lực lưỡng, da ngăm đen, tóc uốn làn sóng ngược về sau gáy, đến gặp. Nikôlai nhận ra K’Năm, đại úy quân lực Việt Nam Cộng hòa, chỉ huy trưởng Tiểu khu Tuyên Đức.

Hai người quen nhau từ hồi K’Năm làm Trưởng ty phát triển sắc tộc Lâm Đồng. Cùng là các vị lãnh đạo cấp ty, họ trở nên thân thiết. K’Năm cũng đã từng ra tranh cử Dân biểu quốc hội đơn vị Lâm Đồng nhưng thất cử.

Thấy bạn lâu ngày mới đến, Nikôlai tiếp đón ân cần.

Uống cạn chén trà Blao, K’Năm nói:

- Gần bốn mươi năm ở quân ngũ đã đủ, tôi xin xuất ngũ. Tôi được nghỉ để chờ làm giấy tờ thủ tục. Ở nhà buồn, tôi thường vào rừng săn bắn. Chắc có kẻ ghét tôi, báo với cảnh sát là tôi hoạt động FULRO. Cảnh sát chẳng điều tra gì, cứ theo dõi và nghi ngờ tôi. Hôm vừa qua, tôi lái xe đi chơi, cảnh sát ách lại, vu cho tôi ăn cắp xe của Nhà nước, bắt giam và tố ra tòa. Tôi vừa nhận trát tòa đòi ngày 9 tháng 10 năm 1974 tới phải về hầu Tòa án quân sự ở Nha Trang. Chưa biết sẽ bị xử và kết tội ra sao. Tôi đến hỏi anh xem nên đối phó thế nào, anh quen nhiều cố vấn Mỹ, anh giúp cho.


Nikôlai bảo K’Năm chờ đợi. Anh ta đi gặp Y Chôn. Sau nửa tiếng, Nikôlai trở về nói với K’Năm:

- Việc này đáng lẽ anh cần cầu cứu Liêng-hót Ha Krông, chánh án Tòa án phong tục tỉnh Lâm Đồng - Tuyên Đức để hắn bênh vực cho. Thằng cha này có bố vợ là Tou Rông Hiu, Phó chủ tịch Hội đồng sắc tộc, nhiều uy thế lắm. Nhưng khốn nỗi thằng cha này ăn tiền dữ lắm, thân bọn Kinh và lại vô lương tâm, ăn tiền xong là xoa tay, đưa ra hàng lô lý do thoái thác. Để hắn giúp, tiền mất mà chẳng được việc gì. Tốt hơn hết là anh gặp ông Y Bliêng, Chánh án tòa án phong tục liên tỉnh Đắc Lắc - Quảng Đức. Ông có nhiều quyền lực vì có hai con rể Mỹ, một đứa làm giám đốc US AID Buôn Mê Thuột.

K’Năm nhờ Nikôlai viết một bức thư giới thiệu mình với Y Bliêng.

K’Năm đi Buôn Mê Thuột, tìm đến ngôi nhà sàn bằng gỗ đồ sộ, dài gần 100 mét ở buôn Păn Lăm. Ông Chánh án Tòa án phong tục đang đón đứa con gái thứ hai H'Cham và người chồng Mỹ là Kedry về thăm nhà.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:23:58 am »

H'Cham được cha cho đi học ngành y ở Nhật Bản. Về nước, ông lại cậy cục xin cho con vào làm ở hội "Hồng thập tự Việt Nam" trụ sở ở Sài Gòn. Vốn đã quen lối sống ăn chơi, H'Cham không muốn lấy chồng Việt Nam. Được ông bố cho phép, khuyến khích, cô yêu và ở luôn với Kedry, cố vấn cơ quan Hồng thập tự. Sau một năm "lấy thử" thấy có thể ăn ở với nhau lâu dài hơn, họ mới cưới nhau. Ông Chánh án làm lễ cưới chồng cho con gái. Ông giết bò mời các quan chức, buôn làng ăn uống linh đình, thỏa thuê. Từ ngày có thêm một con rể Mỹ nữa, ông Chánh án càng thêm uy thế.


Ôm hôn con rể xong, ông khệnh khạng ra tiếp K’Năm. Đã từng tiếp nhiều người đến nhờ vả, xin xỏ, nên lúc nào ông cũng khinh khỉnh. Với thói quen khinh người, ông lạnh lùng bắt tay K’Năm và ngắm nhìn vị khách có ý thăm dò để đánh giá sự sang hèn, rồi hỏi cộc lốc:

- Có việc gì?

K’Năm cố nén bực tức, khúm núm:

- Thưa ngài, có thư của ông Nikôlai gửi ngài.

Y Bliêng mắc kính, lạnh lùng đọc bức thư của Nikôlai, nét mặt tươi dần. Một nụ cười nở trên khuôn mặt phương phi. Lại thêm một chiến hữu mới trong hàng ngũ những người chống Cộng.

Ông Chánh án thay đổi thái độ, thân mật:

- Tòa án phong tục chỉ xử những vụ hình sự thôi. Việc của ông, bề ngoài là hình sự, nhưng bên trong lại là việc liên quan đến chánh trị, sẽ do Tòa án quốc gia đảm trách. Ông lại là quân nhân nên sẽ do Tòa án quân sự xử. Tòa án phong tục không có thẩm quyền can thiệp. Hơn nữa, thú thật với ông, hiện nay tôi chỉ như một kẻ bù nhìn. Ông Thiệu chưa xóa bỏ Tòa án phong tục chỉ vì còn để đánh lừa dân chúng. Tối cao pháp viện chỉ tin vào Tòa án quốc gia, chẳng coi Tòa án phong tục ra gì. Vừa qua, một số dân biểu tố tôi bê bối, ăn của đút, xử không công bằng. Tối cao pháp viện chẳng điều tra, cứ tin lời của họ rồi hạch tôi. Tôi oan ức mà chẳng biết kêu ai. Chánh ngay bản thân tôi hiện nay cũng không có lối thoát. Người Thượng chúng ta bị o ép, khinh bạc quá! Đối với ông, ông xem, một đại úy quân lực, mà họ đối xử như thế thử hỏi người dân còn bị chèn ép thế nào? Tệ quá! Tòa án quân sự quân phiệt, quan liêu lắm. Hậu quả tai hại không ai có thể lường trước được.

K’Nam lo sợ quá, mặt tái đi, hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài chỉ cho, bây giờ tôi nên lo lót thế nào?

Y Bliêng im lặng, suy nghĩ mãi mới trả lời:

- Theo thiển kiến của tôi, thật chân tình khuyên ông, ông chưa theo FULRO mà chánh quyền đã gán cho ông tội ấy. Thế nào cũng không thoát tù đày. Đã thế, hành động trả lời tốt nhất của ông đối với chánh quyền là theo FULRO. Đó là con đường duy nhất cứu ông khỏi tù đày và là dịp tốt để ông cống hiến phần đời còn lại cho dân tộc ta.

Chẳng còn con đường nào tốt hơn con đường ông Chánh án đã chỉ, K’Năm tỏ ý xin theo FULRO, nhưng còn băn khoăn:

- Làm thế nào để gặp được người chỉ huy FULRO thưa ngài?

Y Bliêng cười:

- Nếu như ông thực tâm theo FULRO, tôi sẽ giúp ông gặp những người chỉ huy.

K’Năm nhận lời, không quên cảm ơn ông. Chánh án Y Bliêng lấy xe Jeep của mình chở ngay K’Năm vào khu rừng buôn Ea Khít gặp Kpă Kới. Ở đây, K’Năm mới biết Y Bliêng chính là một trong những vị chỉ huy tối cao của FULRO.


Thấy K’Năm có uy tín ở vùng Lâm Đồng, Tuyên Đức, theo lệnh ngầm của Y Bliêng, Kpă Kới phong K’Năm hàm chuẩn tướng, với chức vụ Tư lệnh trưởng vùng 4 FULRO.

Kpă Kới ký ngay sự vụ lệnh và chọn thêm một số sĩ quan FULRO bổ sung cho K’Năm. Bộ tư lệnh vùng 4 thành lập, chỉ huy FULRO các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức.

K’Năm dẫn số chỉ huy Bộ tư lệnh về Đàn Rông, gặp Nikôlai, báo tin đã thành lập Bộ tư lệnh vùng 4. Điều đó làm Nikôlai sửng sốt... vốn là khi K’Năm đi Buôn Mê Thuột gặp Kpă Kới thì ở Đà Lạt, Y Chôn, Jimi, Ha Brông, Nikôlai cũng họp ở Trung tâm truyền giáo Tin lành, thành lập Bộ tư lệnh vùng 4. Không ngờ tới điều K’Năm sẽ được Y Bliêng cử làm Tư lệnh trưởng vùng 4, Y Chôn cử Nikôlai làm Tư lệnh trưởng, Ha Brông làm cố vấn. Bộ tư lệnh vùng 4 của Nikôlai đã được công bố chính thức với FULRO trong vùng.


Quyết định đưa K’Năm làm tư lệnh khiến Nikôlai điếng người. Cái ghế Tư lệnh trưởng không còn dành cho Nikôlai nữa. Có nhờ Y Chôn can thiệp cũng khó vì Y Chôn đời nào lại bác quyết định của Y Bliêng. Chỉ còn cách dùng sức mạnh trong thực lực:

Đọc xong sự vụ lệnh, Nikôlai bực tức nói:

- Anh về trung ương đi ! Lực lượng vùng 4 tôi đã tổ chức rồi.

K’Năm cũng không chịu lép, nói:

- Trung ương đã quyết định. Hơn nữa, chúng ta là bạn bè với nhau cả. Anh không nên làm thế.

Nikôlai không nghe, hầm hầm:

- Tôi giới thiệu anh với Y Bliêng để đưa anh vào FULRO. Anh không ơn tôi, lại cướp quyền chỉ huy của tôi. Anh là kẻ vô ơn bội nghĩa.

K’Năm cho người mang thư về Đắc Lắc trình sự việc với Y Bliêng và Kpă Kới. Nikôlai cũng viết đơn thỉnh nguyện gởi Y Bliêng và Kpă Kới. Trong thư gửi Kpă Kới, đoạn cuối Nikôlai nói toạc:

... "Còn Tư lệnh quân khu 4, tôi thiết tưởng rằng, trong giai đoạn hiện tại, tôi phải nắm giữ mặc dù tài kém sức mọn. Vì tôi tin rằng, Chúa sẽ phù hộ tôi và dìu dắt tôi trên bước đường trọng đại này, như Chúa đã giúp đỡ Moise, Ghêdêôn, Calép ngày xưa.

Kính thưa Phó thủ tướng, tôi cũng xin đặt ý nguyên lên Phó thủ tướng là ông Traghi Sơmai cứ phục vụ ở Bộ quốc phòng vô hạn định. Những công việc ở quân khu 4, tôi nhờ ơn ngài phù hộ và tôi sẽ sắp xếp".

Y Bliêng và Kpă Kới không biết xử lý và trả lời thế nào vì còn nể Y Chôn.

K’Năm lại thúc Kpă Kới, Kpă Kới đành lệnh cho Nikôlai cùng họp với K’Năm, bầu Bộ tư lệnh chung. Nikôlai không tuân lệnh, còn chửi rủa Kpă Kới, cho Kpă Kới là kẻ bất tài, không có thẩm quyền công nhận K’Năm và bãi miễn mình; dọa tách Quân khu 4 FULRO ra khỏi Trung ương. Kpă Kới tức tối phái 300 quân từ Lạc Thiện lên tăng cường cho K’Năm. Thế là quân khu 4 có hai Bộ tư lệnh, luôn gằm ghè tìm cách hất nhau. Nikôlai cho quân phục kích bắn quân của K’Năm. Và trái lại, quân K’Năm tìm mọi cách diệt quân Nikôlai.


Để tăng thêm lực lượng, cả hai Bộ tư lệnh đều cho người xuống vùng đồng bằng, liên lạc với những người lãnh đạo FULRO Chàm.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:32:16 am »

22. CÔ GÁI LẦM LẠC

Bị Y Chôn, Y Bliêng khước từ chưa cho nhập bọn, Huỳnh Ngọc Sắng tức giận về Ninh Thuận, Bình Thuận, vất vả tìm người bắt liên lạc, hòng xây dựng lực lượng, tiến tới thành lập Mặt trận FULRO Champa riêng biệt ở vùng này, nâng mình lên ngang hàng bọn FULRO Thượng và còn có tham vọng thay Les Kossem trở thành lãnh tụ tối cao của dân tộc Chàm.


Sắng vẫn trú ngụ bí mật tại nhà Đàng Tấn Phóng ở Chung Mỹ. Từ đây, Sắng cử Phóng đi liên lạc với các nơi. Nhiều tên đang nằm im chờ thời tưởng đã có dịp, lục tục theo sắng. Kiều Ngọc Quyên và Vạn Thanh Bình là những người đầu tiên đến với Sắng.


Quyên đã sang Căm-bốt ở với Les Kossem hồi chánh biến tháng 3-1970 nhưng vì kèn cựa với các tên Quảng Đại Đủ, Ngụy Văn Nhuận nên y luôn luôn tỏ ra bất mãn, không được Les Kossem ưa và tìm cách trả về nước dưới chiêu bài đi thụ huấn tại Trung tâm huấn luyện Trường Sơn ở Plei Ku.


Hiểu được tâm địa của Les, Quyên bỏ Les trốn khỏi Trung tâm. Vì trước đây đã mắc tội ăn cắp tiền thuế rồi trốn đi Căm-bốt, nên Quyên chưa dám xuất hiện công khai, sợ cảnh sát ngụy bắt truy tố. Y khôn ngoan tìm đến nhà Thiên Lộ, bạn học cũ đang làm Phó chủ tịch Hội đồng tỉnh Plei Ku để trú ngụ và nhờ vả.


Lộ dẫn Quyên đi trình diện cảnh sát Plei Ku.

Quyên ra tòa, xin bồi thường số tiền thuế, và trở về quê hương sinh sống.

Quyên được vào làm chuyên viên Ty phát triển sắc tộc Ninh Thuận. Với cương vị của mình, Quyên thường liên hệ với Cha Mussây và Jay để bàn bạc công việc của FULRO tại ngay Trung tâm văn hóa và trường Pô Klông.

Không bao lâu, Quyên đã bắc cầu sang Sắng, lúc này vẫn lẩn trốn tại nhà Đàng Văn Phóng và được Sắng nói rõ mưu đồ lập Mặt trận FULRO Chàm riêng biệt sau khi FULRO Thượng từ chối không liên minh.

Vào thời kỳ này, ngụy quyền Thiệu sắp sụp đổ trước cuộc tấn công của quân và dân ta. Mỹ ráo riết tập hợp lực lượng thứ ba. Nếu tại Cao Nguyên, những nhân vật cầm đầu FULRO như Y Bliêng, Y Chôn đã hình thành, thì ngược lại ở vùng Chàm, ngay cả tổ chức lẫn con người đều chưa đâu vào đâu. Sắng và Quyên sốt một tìm người có máu mặt để gấp rút lập FULRO Chàm.


Kiều Ngọc Quyên, con người hiểu chính giới Chàm trong nước nhiều hơn, hiến kế:

- Tất cả những người Chàm có máu mặt trong tỉnh nhà như Từ Công Xuân, Lưu Quang Sang, Dương Tấn Sở... đều làm việc cho Thiệu, tham nhũng, mất lòng dân, có đưa ra cũng vô ích. Ta chỉ còn cách tìm vào bọn "đối lập". Tôi nghĩ ra một tên được nhiều người ngộ nhận, ca ngợi hết lời, có thể đưa vào Mặt trận của ta.

- Vạn Thanh Bình!

- Lý thú đấy! Tôi có nghe nói. Một tên có "máu" đam mê chánh trị. Tuy thân cô thế cô nhưng khoác cái vỏ khá lôi cuốn với dân chúng Chàm.

Vạn Thanh Bình quê ở Như Ngọc. Khi còn đi lính Pháp, đóng ở Huế, y lấy một người vợ Kinh.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp rút, Bình đưa vợ từ Huế về quê tìm đường sống.

Vốn hãnh tiến, Bình lại tìm cách nhoi lên. Một năm sau, Bình lao đơn, xin vào học trường "Cán bộ thanh niên" ở Nha Trang.

Mãn khóa, Bình được bổ làm Trưởng chi Thanh niên Cộng hòa quận An Phước. Là lãnh tụ thanh niên một quận, Bình ra sức lôi cuốn bọn trẻ theo thuyết "Nhân vị" của Ngô Đình Diệm.

Diệm bị lật, Thanh niên Cộng hòa tan rã. Bình trở nên bơ vơ, không nơi bấu víu.

Nhưng vốn là người có tài xoay xở, Bình tìm cách tiến thân trong nền "Đệ nhị Cộng hòa".

Suy đi xét lại kỹ lưỡng con đường hoạt động chánh trị của các bậc đàn an, Bình rút ra một kết luận là "Muốn làm chánh trị phải nổi tiếng. Mà muốn nổi tiếng nhanh, thì không gì hơn là đóng một vai "đối lập".

Thế rồi, thời cơ đã đến. Năm 1965, hàng chục vạn quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Hàng ngày bao việc làm trái tai gai mắt của quân Mỹ và Thiệu - Kỳ diễn ra.

Trong hoàn cảnh ấy, phe "đối lập" với Thiệu nổi lên như một hiện tượng lạ. Bình nghĩ chắc phải có người Mỹ bênh vực như thế nào thì phe đối lập mới dám "dũng cảm" chửi Thiệu như vậy mà chánh quyền hiện hữu vẫn phải làm ngơ. Bình nhận ra rằng muốn nổi tiếng và yên thân, không có gì bằng đi theo phe "đối lập".


Bình tìm đến Thích Thiện Phước - Đại diện Phật giáo Ninh Thuận. Qua nhà sư này, Bình gặp được các dân biểu đối lập Hồ Ngọc Nhuận, Tôn Thất Hiệu... những người đang được báo của phe họ ca ngợi là "đấu tranh cho độc lập dân tộc".


Từ đó, được phái đối lập khuyến khích, Bình lao vào hoạt động để được nổi tiếng. Bình xông vào các vụ lộn xộn ở địa phương như một người luôn dấn thân bênh vực kẻ yếu.

Tên Quang, đội trưởng dân vệ, mê em vợ Đáng Đến. Y định bắt cô này làm vợ. Đàng Đến không chịu để tên ma cô cướp em vợ mình liền tìm cách phá. Quang bực, vu cho Đến liên hệ với Việt Cộng, bắt nộp cho Đàng Quang Lượng - quận trưởng An Phước.


Lượng sai lính tra tấn Đến cho đến chết rồi vất xác ngoài hàng rào ấp.

Bình cho đây là dịp tốt để gây uy tín liền xúi vợ Đàng Đến kiện Quang và Lượng lên Tòa án tỉnh. Đồng thời Bình vô Sài Gòn, kể sự việc cho ký giả báo "Hòa Bình" của phe đối lập. Báo đăng bài tố cáo bọn Quang, Lượng là "cường hào tàn ác ở An Phước". Từ đó, tên tuổi "ông Vạn Thanh Bình, vì công lý, dám đấu tranh cho đồng bào Chàm" loan ra khắp vùng Chàm.


Đàng Quang Lượng tức tối, trả thù ngầm. Lượng xúi Tỉnh trưởng Trần Văn Tự tống Bình về Tổng nha Thanh niên.

Lê Ngũ Hiệp - Giám đốc Tổng nha Thanh niên, vừa là bạn, vừa là đồng chí cùng đảng cấp tiến với Tự - hành hạ Bình bằng cách điều đi công tác lung tung khắp các địa phương, làm cho Bình vừa mệt nhoài, vừa tốn kém.

Lận đận mấy năm, Bình mới gặp được Châu Văn Mổ, Phụ tá Tổng trưởng đặc trách người Chàm của Bộ phát triển sắc tộc. Châu Văn Mổ tâm sự:

- Lại sắp đến đợt bầu cử Dân biểu Hạ viện. Thú thật với anh, tôi muốn làm dân biểu để được ăn nói, chứ làm Phụ tá Tổng trưởng chẳng xơ múi gì.

Bình vồ luôn thời cơ:

- Nếu ông xin cho tôi về được Ty Thanh niên Ninh Thuận, tôi hứa sẽ vận động cho ông thắng cử ở quê nhà.

Có đi, có lại, Mổ mừng rơn, vội xin với Lê Ngũ Hiệp và Trần Văn Tự cho Bình về Ty Thanh niên. Đồng thời, ông ghi tên ứng cử Dân biểu ở quê hương.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2022, 09:38:55 am gửi bởi saoden » Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:40:22 am »

Mùa tranh cử mở. Các ứng cử viên người Chàm Ninh Thuận hăng hái ghi tên: Lưu Quang sang, Dương Tấn Thi, Châu Văn Mổ, Thành Công Thuận, Năng Xuân Phẩm.

Vừa tin vào uy tín của mình, vừa nghĩ không thành "công" cũng thành "danh", Vạn Thanh Bình ghi tên xin tranh cử với các vị tai to mặt lớn.

Trong thời gian tuyên truyền, vận động, Bình đã đi khắp 16 diễn đàn trong tỉnh, tranh luận, phô trương thanh thế mình và tố cáo, bêu xấu các đối thủ. Bình vạch Lưu Quang Sang là cháu ngoại Dương Tấn Phát. Phát là tên quan lại đã đè hầu, bóp cổ, giết hại dân chúng như thế nào. Dương Tấn Thi là em Dương Tấn Sở. Sở làm Trưởng ty phát triển sắc tộc, đã cùng Thi tham ô, chiếm đoạt tiền viện trợ Mỹ như thế nào...


Trong các ứng cử viên, Lưu Quang Sang có thế mạnh nhất. Sang được Cha Mussây ủng hộ. Sang lại bỏ ra hơn 6 triệu đồng ra mua cử tri. Thế là Sang được 22.000 phiếu. Bình chỉ được 5.000 phiếu.

Bình tự an ủi, nói với bạn bè:

- Tôi xin ứng cử để có dịp tố cáo bọn sâu mọt, chứ làm dân biểu làm gì cho nhục? Dân biểu như Từ Công Xuân khóa trước, phải cạy cục xin xuất ngoại, buôn lậu để về trả nợ ư? Dân biểu như Nguyễn Hữu Nghĩa ở Thừa Thiên, được mang danh là "Dân biểu xi-líp, su-chiêng" vì phải buôn những món hàng đó để kiếm lời trả nợ ư?

Tuy thất cử, tốn dăm trăm ngàn, phải về quê kéo cày trả nợ, nhưng Bình được tiếng là "đã từng ra tranh cử, dám vạch mặt bọn mị dân, làm sứt mẻ uy danh của chúng".

Lương Vạng thay Đặng Quang Lượng làm Quận trưởng An Phước, bắt Bình làm dân vệ. Từ chỗ làm Trưởng chi Thanh niên một quận, chẳng gì cũng đã suýt làm dân biểu, thế mà giờ phải làm một tên dân vệ quèn, vác súng đi gác, Bình uất lắm.


Xin trở lại hoạt động thanh niên, bị Tự gạt đi, Bình đành xin đi dạy thể dục thể thao ở trường Trung học Cam Ranh. Dạy thể dục thể thao, Bình biết là một nghề võ biền, luôn bị học sinh coi rẻ.

Vừa chán nghề, vừa không từ bỏ được lòng tham danh vọng, Bình về Ninh Thuận tìm thời cơ hoạt động.

Lại một cuộc tranh giành thế lực xảy ra ở địa phương.

Cả sử Đổng Núi (người đang trụ trì thám Prô-mê) viên tịch, cần có một Phó sư lên thay. Quận trưởng Lương Vạng và Trưởng ty phát triển sắc tộc Dương Tấn Sở đều muốn đưa người của phe mình. Thấy đây là một thời cơ gây uy thế, Vạn Thanh Bình tìm gặp ông Thiên Sanh Cảnh - người đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tế tự An Phước - bàn cách hạ uy thế Vạng, Sở và đưa người của mình nắm chức vụ quan trọng này.

        Lương Vạng đưa Phó sư Hán Bằng.
   Dương Tấn Sở đưa Phó sư Đổng Thơ.
   Bình ủng hộ Phó sư Trường Thọ.
   Mỗi bên đều có thế mạnh và thế yếu khác nhau.


Hai Phó sư Hàn Bằng, Đổng Thơ, mới có 6 tuổi phó sư nhưng được hai đại biểu của chánh quyền ủng hộ.

Phó sư Trường Thọ, không được chánh quyền ủng hộ nhưng có 23 tuổi phó sư và được Cả sư Đổng Núi để di chúc lại, chọn thay ngài trụ trì tháp.

Trong khi xác Cả sư còn đặt ở nhà lễ, chưa hỏa táng, Bình nhanh chóng lấy chữ ký của các thầy xế, bổn đạo, suy tôn Phó sư Trương Thọ làm Cả sư.

Phó sư Hán Bằng đinh ninh có vị Quận trưởng ủng hộ, Phó sư Đổng thơ yên chí có ông Trưởng ty nâng đỡ, nên không ai quan tâm gì đến việc làm của Bình.

Đột ngột, vừa hỏa táng Cả sư Đổng Núi xong, dưới sự chủ tọa của hai vị Cả sư tháp Pô-na-ga và Cả sư tháp Pô Klông, Bình công bố Phó sư Trường Thọ được suy tôn làm tân Cả sư tháp Prô-mê thay Cả sư Đổng Núi.

Thế là, về danh chánh ngôn thuận, Phó sư Trương Thọ đã làm Cả sư.

Lương Vạng, Dương Tấn Sở tức tối, trình với Tỉnh trưởng Trần Văn Tự. Ngài Tỉnh trưởng an ủi hai thuộc cấp và tìm dịp "rửa mặt" cho hai vị.

Tết Ka-tê cổ truyền đã tới. Các thiện nam, tín nữ nườm nượp hành hương lên tháp. Tân Cả sư Trường Thọ đang uy nghiêm làm lễ thì thấy một đoàn xe chở Lương Vạng, có dân vệ, súng ống chỉnh tề hộ tống, đưa Phó sư Hán Bằng lên. Xe đỗ xịch trước tháp. Phó sư Hán Bằng đòi đuổi Cả sư Trường Thọ đi để làm lễ. Hai bên xô xát. Dân vệ của Lương Vạng lăm lăm súng, sẵn sàng nhả đạn.


Bình sai người đi hô hoán Dân ấp Bầu Trúc vác dao, gậy ùn ùn kéo đến, xông vào đánh dân vệ. Trận ẩu đả loang to. Cô Lở - cháu tân Cả sư Trường Thọ - tụt hết váy áo, trèo lên xe Lương Vạng, giật mũ ông Quận trưởng chùi đít. Cả hai bên đều hăng máu đánh nhau chí mạng. Nhiều người bị thương, máu me đầm đìa.


Mấy hôm sau, Bình gài người, lấy được bản mệnh lệnh của Trần Văn Tự cho Vạng đàn áp, vội phóng về Sài Gòn, trình bày sự việc với phe đối lập. Báo Hòa Bình đăng bài, khua ầm ĩ vụ này, tổ chánh quyền Ninh Thuận can thiệp trắng trợn vào tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân; dùng cảnh sát, dân vệ đàn áp dân chúng.


Đài UPI, AFP... đưa tin rùm beng, đả kích chánh quyền Thiệu và Trần Văn Tự, nhắc đi nhắc lại tên tuổi Vạn Thanh Bình, "người đã dũng cảm đứng về phía dân chúng tố cáo chánh quyền", thế là cái tên Vạn Thanh Bình nổi lên như một nhân vật "đối lập" chánh quyền, đấu tranh cho đồng bào Chàm.


Sau đó, Bình được dẫn một đoàn gồm 12 đại biểu của dân tộc Chàm Ninh Thuận vô Sài Gòn, bày tỏ nguyện vọng trước Quốc hội...

Một nhân vật như thế, làm sao Sắng có thể bỏ qua.

- Được, cần có thằng này đưa ra để lôi kéo dân Chàm ta!

Sắng mỉm cười, gật gù.

Ngay sau đó, Sắng cho người liên lạc đưa Bình gia nhập FULRO.

Sắng, Bình, Quyên và một số tên khác đã họp ở khu rừng cạnh ấp Chung Mỹ, quyết định lập Mặt trận FULRO Champa.

Sắng nằm suy nghĩ miên man. Bỗng cửa liếp kẹt mở. Một cô gái trạc 16, 17 tuổi; đôi mắt tròn, to, đen láy, nước da nâu, vội vã lách vào. Cô chớp đôi mắt nhìn người lạ, lễ phép:

- Chào chú ạ!

Sắng gườm gườm nhìn cô gái, nghi ngờ:

- Cháu tìm ai?

Cô gái ngập ngừng thưa:

- Dạ, thưa chú, cháu tìm má cháu!

Sắng nhoẻn cười, những nếp nhăn trên trán đã giãn ra, thân mật:

- À, cháu là út của nhà, cháu tên là Trang hả?

Cô gái lễ phép gật đầu. Mái tóc cắt ngang vai đung đưa:

- Dạ!

Tiếng nói ngọt ngào, trẻ trung, ngây thơ như tiếng chim non.

Trang nói xong, thẹn thùng cúi xuống, nhìn vào ngón chân đang di di trên nền đất.

Sắng ân cần hỏi:

- Cháu về thăm nhà à?

- Dạ, cháu về nghỉ hè ạ! Thế chú, chú...

- Chú là bạn của anh Phóng, chú đến đây ở nhờ má cháu.

Một lúc sau, Phóng về, kéo Trang ra ngoài, dặn dò:

- Ông Huỳnh Ngọc Sắng, lãnh tụ của người Chàm, chỉ huy anh đó. Em không được nói cho bất cứ ai biết ông ở nhà ta nhé. Phải giữ bí mật. Lộ ra, bọn cảnh sát sẽ bắt ông và nhà ta đi tù hết. Em hiểu chưa?

Nghe cái tên Huỳnh Ngọc Sắng, Trang không khỏi ngạc nhiên. Trời, vị lãnh tụ Chàm mà Cha Mussây thường hay nhắc đến, người thường nói trong băng ghi âm, một chí sĩ, một thi sĩ của dân tộc, một lãnh tụ FULRO vĩ đại đang ở trước mặt mình sao?

Tối hôm ấy, chuyện trò với sắng, Trang lễ phép:

- Chú ở Nam Vang về. Từ đó về đây gian nan, nguy hiểm lắm nhỉ?

Sắng lắc đầu:

- Bình thường thôi, như cháu đi học thôi!

Sao lại bình thường? Trang không tin như thế. Trong đầu óc ngây thơ của em, Sắng là một người phi thường, không thể tưởng tượng nổi.

Từ đó, trong căn nhà nhỏ, suốt đợt nghỉ hè, tình cảm giữa vị lãnh tụ Chàm và cô nữ sinh càng thêm thân mật, đậm đà. Tuy nhiên Sắng đủ khôn ngoan để kiềm chế mình, đồng thời khéo léo tuyên truyền giác ngộ cô bé ngây thơ về "tinh thần dân tộc", về ý thức đấu tranh chống Cộng và nhất là về tình cảm thiết tha đối với những người hy sinh cho đất nước Champa trong Mặt trận FULRO.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2022, 09:41:25 am »

Hết hè, Trang trở lại trường, Ở Trung tâm văn hóa, cô giáo Nhung, Cha Mussây lại giảng giải về FULRO.

Cứ như thế, mưa dầm thấm lâu, dần dà, Trang thấy cần phải theo FULRO, cần phải cầm súng chiến đấu trả thù người Kinh. Những lúc ấy, Sắng hiện ra trước mắt Trang như một vị cứu tinh của dân tộc, một người hướng đạo cho lớp trẻ như Trang. Một lời nói của sắng có thể làm cho em sẵn sàng lao vào cái chết.


Cũng trong thời gian ấy, nhiều chàng trai Chàm, cùng học ở Phan Rang và cùng ở Trung tâm văn hóa đến với Trang: Thiên Sang Quận, Lộ Minh Trại, Trượng Chúng, Phú Mỹ...

Trong số đó, tình cảm giữa Phú Mỹ và Trang là sâu đậm nhất vì hai người cùng quê Chung Mỹ. Mỹ đang học lớp 12 trường Duy Tân. Những ngày chủ nhật, Phú Mỹ cùng Trang về quê. Tình yêu giữa hai học sinh nở ra trong trắng như dòng nước mát sông Cái do Pô Klông khai khẩn.


Mẹ Trang đã dự định, Trang học hết tú tài, bà sẽ cưới Mỹ về cho con gái.

Biết mối tình của Trang, Sắng khuyên:

- Dân tộc Chàm ta còn bị người Kinh áp bức, đô hộ, thì tình yêu của ta cũng không thể tự do. Muốn có tình yêu tự do phải giải phóng dân tộc.

Nghe theo lời "vị lãnh tụ", Trang cùng cô giáo Nhung bỏ trường học, bỏ gia đình, bỏ người mẹ già, bỏ người yêu, theo Huỳnh Ngọc Sắng vào rừng hoạt động.

Để dìu dắt, Sắng phân công Trang làm thư ký riêng cho mình. Cô có nhiệm vụ ghi chép danh sách các đơn vị, chép lại bản tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài phát biểu của Sắng. Ngoài ra cô còn vận động chị em phụ nữ đi theo và tiếp tế cho FULRO.


Một đêm, trong một hang sâu ở khu rừng Gòn, mọi người đã ngủ say. Nhung ngủ trong góc hang, Sắng đến bên ổ lá cây Trang đang nằm, nhìn cô thư ký với ánh mắt lạ, rồi đưa cho cô một quyển sổ. Sắng nói khẽ:

- Gửi Trang cái này!

Trang ngập ngừng:

- Thưa chú, tài liệu ạ?

- Không, tập thơ, Trang đọc đi!

Ngập ngừng một hồi, Trang cầm quyển sổ, lật ra xem. Dưới ánh đèn pin, những hàng chữ viết tay đậm hiện lên đen sẫm "Mùa lý tưởng - Thơ của Chiêm Nhân". Trang ngước mắt nhìn vị chỉ huy của mình:

- Chiêm Nhân là... à, cháu nghĩ ra rồi... là chú.

Sắng cười rất tươi:

- Chiêm Nhân là người "tự nguyện suốt đời làm một người Chàm, vì người Chàm mà hy sinh. Thôi, Trang đi ngủ đi. Ngày mai hãy đọc. Khuya rồi. Chúc Trang ngủ ngon!

Sắng đứng dậy, vào góc hang. Bóng Sắng chìm vào bóng tối. Trang không thể chờ được đến hôm sau, em lại bấm đèn, giơ quyển sổ, đọc ngấu nghiến những bài thơ. Em dừng lại lâu hơn bài "Yêu":

   Yêu rồi đó nên người đi nhớ lắm.
   Rằng người ơi, ở lại có buồn không?
   Ồ mùa trăng, trăng chết lặng trời đông
   Hận tích đó hãy chia phần người nhé!
   Viên gạch tháp làm duyên trên trần thế.
   Quà cho nhau một nắm đất quê hương...


Những bài thơ sau, lúc thiết tha sôi nổi, lúc buồn lắng u uất, cứ thấm dần vào tâm hồn non trẻ của Trang, gặm nhấm, làm cho em có nhiều cảm giác xáo trộn.

Trang đọc hết tập thơ, Sắng lại đưa cho cô tập hồi ký "Con đường của tôi", kể lại cuộc đời hoạt động gian nan, vất vả của hắn, từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Hắn kể rất tỉ mỉ những cuộc gặp gỡ Thiệu "đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc Chàm", những buổi họp, chiêu đãi có mặt Thiệu và những quan chức cao cấp. Những lời bọn họ ca ngợi, đề cao Sắng, coi hắn là một lãnh tụ lớn. Cuối tập hồi ký, hắn kể chuyện gặp "cô nữ sinh ngây thơ trong trắng Tr.g như thế nào. Tình yêu bùng lên trong "tâm hồn bao năm tưởng đã khô cứng trong ngọn lửa tranh đấu" như thế nào. Tập hồi ký kết thúc bằng tiếng gọi tha thiết: "Anh hy vọng rằng, tình người chưa chết trong lòng người, tình anh chưa chết trong lòng em thì anh em ta cùng sánh vai nhau để cùng đi trên một con đường. Đường đi chúng ta còn dài. Anh muốn gửi cho em cả một phương trời đầy mây hồng... Anh không muốn sống cô đơn, thiếu em trên con đường ấy. Nếu không may anh chết đi, ai sẽ chôn anh nơi rừng vắng, ai sẽ khóc trên ngôi mộ anh? Trên ngôi mộ của anh chỉ để cho sự thờ ơ lạnh lùng, không ai hương khói".


Một bức thư tình khôn khéo ẩn náu qua những trang sách chánh trị! Trang không thể nhận ra mưu thâm ấy. Những trang hồi ký giả dối và lãng mạn ấy đã làm cô nữ sinh ngây thơ thêm xúc động. Sắng vừa là người đáng kính vừa là người đáng thương đối với Trang. Nhưng cô vẫn nhìn Sắng với ánh mắt e ngại, sờ sợ.


Một đêm, Sắng đã cử mọi người đi vào ấp hết, trong hang vắng lạnh lẽo chỉ còn lại hắn và Trang. Ngoài trời mưa. Gió lay xào xạc rừng cây. Lúc lúc sét đánh xanh lè ngoài cửa hang. Trang vừa ngả mình xuống ổ lá cây khô, kéo chiếc cổ áo len cao lên cho đỡ lạnh. Bên cạnh, đống lửa cháy lép bép. Sắng đến bên đống lửa, nhìn vào ổ của Trang:

- Trang còn thức không?

Trang nhổm dậy, cời lửa:

- Chú chưa đi ngủ à?

Sắng không trả lời câu hỏi của em. Mặt hắn tỏ vẻ giận, đôi mắt nhìn đăm đăm vào ngọn lửa. Giọng nói sắc gọn:

- Anh muốn hỏi em một điều? Sao em không trả lời những câu hỏi của anh? Em không yêu anh sao?

- Cháu! Cháu!

Nhưng Sắng đã cất tiếng nói say sưa, mặc cho Trang nghe hay không nghe, hiểu hay không hiểu. Những câu nói, những lập luận của nhà thơ si tình tuôn trào, át tiếng nói chánh luận của nhà chí sĩ thường ngày.

Nói rồi, vị chỉ huy bỗng đến bên ổ, nhìn thẳng vào mặt Trang với đôi mắt đục ngầu. Trang chưa kịp đứng dậy chạy trốn thì sắng đã ôm riết lấy em, vật ra ổ lá cây... Tiếng lá cây khô rào rạo. Trang giãy, hét nhưng vô vọng... Ngoài cửa hang vẫn mưa, những tiếng sét nổ ẩm ầm, ánh chớp xanh lè.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #68 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2022, 06:53:31 am »

23. KHI MẶT NẠ RƠI XUỐNG

Jay về Mỹ. Huỳnh Ngọc Trăng, Hán Văn Ba, Quảng Vờ tiễn anh nuôi ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Jay hứa hẹn ngày gặp lại nhau trên "đất nước Champa giải phóng", về Mỹ, Jay thường liên hệ thư từ với các em nuôi và người tình.


Đầu năm 1975, Jay trở lại thật. Jay đến trường Pô Klông, Trung tâm văn hóa Chàm gặp giáo viên, học sinh. Lợi dụng lúc Mussây về Pháp, Jay chụp ảnh các sách Chàm, ghi âm các bài hát, tìm các tác phẩm nghệ thuật Chàm... gửi về nước...


Jay vui mừng vì Huỳnh Ngọc Trăng, Quảng Vờ đã lên Đà Lạt, học ở Viện đại học với Lê Thị Ý.

Jay lên ngay Đà Lạt.

Tình cảm giữa người "thanh niên chí nguyện" Mỹ và cô sinh viên Việt Nam lại bùng lên mãnh liệt.

Khi tiếng súng Quân giải phóng mở đầu trận tấn công Buôn Mê Thuột, Jay vội vã đến cùng chiến sự. Jay vào trường sư phạm Cao Nguyên gặp các sinh viên Chàm: Đổng Minh, Hán Văn Thọ, Thị Mão, Hán Thị Minh Tâm... đang học ở đây để đưa về Mỹ.


Ngày 11-3-1975, Jay đang tập hợp, chưa kịp đưa họ đi thì Buôn Mê Thuột giải phóng. Y bị bắt.

Căn cứ vào lời khai và các tài liệu y mang trong người, các chiến sĩ an ninh đã biết y là một nhân viên CIA.

Buôn Mê Thuột thất thủ, giáo sĩ Newman, Jimmi, Y Chôn, Ha Brông, Nikôlai vội họp bàn.

Newman nói:

- Nguyễn Văn Thiệu không thể nào giữ được Cao Nguyên và toàn miền Nam. Cuộc chiến sẽ kết thúc. Chánh phủ hòa hợp dân tộc sẽ ra đời. FULRO cần phải có vị trí trong Chánh phủ, nghĩa là cần phải nắm lấy dân chúng ở Cao Nguyên ngay từ bây giờ! Thời cuộc đã như thế này, không có cách nào làm cho dân Thượng nghe theo ta hay hơn là cách làm cho họ tin rằng FULRO có hợp tác với Việt Cộng đánh Thiệu.

Jimmi băn khoăn:

- Thưa giáo sĩ! Ngay từ năm 1972, chúng ta đã làm điều ấy. Nhưng Việt Cộng đã biết thủ đoạn này nên có bị lừa đâu?

Newman xua tay:

- Nhưng dân chúng đâu có biết? Mặc thái độ của Việt Cộng. Ta cứ tiến hành kế hoạch của ta.

Y Chôn trầm tĩnh:

- Ngài Newman dạy rất đúng. Hiện nay bọn Thiệu đang hoang mang, tan rã. Ta cứ cho FULRO đánh chiếm một số nơi. Dân chúng thấy ta đã đánh Thiệu, làm sao không tin là ta hợp tác với Việt Cộng? Họ sẽ xếp ta vào đội quân chiến thắng và ủng hộ đại biểu của ta vào Chánh phủ hòa hợp. Đây là thời cơ tốt, FULRO cần nắm lấy. Cần có một số vốn chánh trị.


Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, những người có mặt nhất trí, FULRO cần ra gấp lời hiệu triệu.

Từ Đà Lạt, Y Chôn thúc Kpă Kới tung ra ngay một bản hiệu triệu kêu gọi đồng bào Thượng theo FULRO và Cách mạng vùng lên đánh đổ Nguyễn Văn Thiệu. Kpă Kới cũng lệnh cho FULRO đánh một số nơi.

K’Năm thực hiện ngay kế hoạch đó. Y chỉ huy FULRO chuẩn bị lực lượng định đánh yếu khu Đàm Rông. Lợi dụng lúc Quân giải phóng từ Buôn Mê Thuộ đang tấn công ào ạt các vùng quanh Đàm Rông. K’Năm lên gặp Y Đứt, Chỉ huy trưởng yếu khu Đàm Rông, một sĩ quan thuộc cấp của K’Năm trước đây.

- Quân Cộng sản mạnh lắm, sắp lấy yếu khu này. Thế nào thì anh cũng thất thủ, phải trao cho chúng. Vậy anh hãy trao cho FULRO chúng tôi trước đi. Như thế, vừa tránh được đổ máu, vừa bảo toàn được danh dự, không mang tiếng thua Việt Cộng lại còn được tiếng đã trao mảnh đất này lại cho người Thượng mình.

Y Đứt nghe theo lời K’Năm, giao yếu khu cho FULRO. Toàn bộ số lính Thượng ở đây thành quân của K’Năm.

K’Năm báo với Kpă Kới đã lấy được yếu khu Đàm Rông. Kpă Kới loan tin rùm beng: "FULRO đã dũng cảm chiến đấu chiếm yếu khu Đàm Rông trong tay quân Thiệu".

Đọc lời hiệu triệu của Kpă Kới, Nay Loét nhăn mặt, đôi mắt đục đỏ lên giận dữ, nói với Y Buăn:

- Lời hiệu triệu do thằng Y Chôn viết ra chứ đâu phải của thằng Kpă Kới? Đọc lời lẽ của nó, tôi nhận ra ngay! Chà, cái thằng xảo quyệt thật, vẫn nằm trong chánh quyền mà chỉ huy FULRO lật chánh quyền. Anh cho liên lạc dây nói với Đại tá tỉnh trưởng Đoàn, tôi sẽ nhờ ông ta cấm nó xuống các buôn ấp vận động đồng bào theo FULRO, ngăn chặn tên làm phản.

Nhưng Đại tá Đoàn cũng không ngăn cản được Y Chôn. Được người Mỹ, thông qua giáo sĩ Newman giúp, với tư cách là Trung tâm trưởng, trực thuộc Bộ, Y Chôn vẫn liên lạc với Kpă Kới hoạt động. Không còn cách nào khác, Nay Loét ra lệnh triệu Y Chôn về Sài Gòn. 

Y Chôn hí hửng tưởng đã đánh đổ được Nay Loét, lên làm Tổng trưởng, vội vã về Sài Gòn. Thế là y bị giam lỏng.

Các mũi tiếng công của Quân giải phóng như vũ bão. Tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh quân đoàn II - dẫn tàn quân giẫm lên nhau theo đường 7B chạy về Tuy Hòa. Toàn bộ Tây Nguyên giải phóng.

Nay Loét nói với Tổng thư ký K’briu:

- Cao Nguyên mất. Chúng ta sẽ thân cô thế cô, chẳng còn quyền hành gì. Ta phải xin với ông Thiệu cho một lực lượng lớn tái chiếm Cao Nguyên ngay! Không thể để đất đai của ta vào tay Cộng sản được!

Đơn đệ trình gửi lên, Tổng thống Thiệu thở dài:

- Mất Cao Nguyên, ta biết là sai lầm lớn. Nhưng còn quân đâu mà tái chiếm Cao Nguyên? Ngay Sài Gòn giờ đây cũng không giữ nổi nữa là cái vùng đất xa xôi ấy? Người Mỹ đã bỏ rơi ta!

Không còn hy vọng gì ở Chánh phủ, Y Chôn, Nay Loét tạm dẹp mối bất hòa, cùng nhau bàn bạc, tìm phương sách chống lại Cách mạng, giữ quyền lợi của mình ở Cao Nguyên.

Nay Loét gửi công văn triệu tập ngay một số người tai mắt của Cao Nguyên đang có mặt ở Sài Gòn về Bộ họp gấp. Các đại biểu hấp tấp kéo về, kể cả những người thù địch với Nay Loét. Toàn những nhân vật có tên tuổi của Bộ và Phong trào dân tộc. Ngoài Y Chôn, có Paul Nưr (cựu Tổng trưởng), Tounch Hàn Thọ (cựu Tổng thư ký), Y Thih (Phụ tá Tổng trưởng), Nay Mun (Phó Tỉnh trưởng Thượng vụ Phú Bổn), Y Kuốt (Thanh tra Bộ), Y Klơng (nhân viên USAID), Pierre K Briu (Tổng thư ký Bộ)...


Nay Loét nhìn quanh, không thấy Giám đốc Nha công tác phát triển Y Buăn đến, ông rất bực tức, sai Pierre gọi điện cho Y Buăn. Tiếng nói vang vang trong máy, Nay Loét giật ống trong tay Pierre, nói rin rít vào ống:

- Nếu ông muốn trở về Cao Nguyên thì ông đến cho. Hay là ông theo người vợ Kinh của ông, bỏ mặc mọi người? Chúng ta đang đứng trước nguy cơ lớn, ông nỡ lòng nào làm ngơ?

Nói xong, không cần nghe trả lời, ông dập ống nói vào máy, giận dữ:

Một lúc sau, Y Buăn đến. Nay Loét hầm hầm, rút khẩu súng Côn trong túi tên cận vệ, chĩa vào Y Buăn.

Y Chôn vội chạy đến can. Ông cầm tay Nay Loét và chửi khéo ngài Tổng trưởng:

- Xin ông đừng nóng nảy. Lực lượng chúng ta giờ chẳng còn mấy người. Phải đoàn kết lại, chứ cứ hục hặc với nhau như thế này thì đến tan rã, không còn sức chống Cộng sản đâu!

Nay Loét vẫn chưa nguôi giận, ngồi vào ghế, rầu rầu nói với các đại biểu:

- Cao Nguyên đã mất vào tay Cộng sản. Chúng ta không thể ngồi nhìn. Hôm nay, được lệnh của ngài cố vấn, chúng tôi mời các quý vị đến đây để bàn bạc kế hoạch đối phó.

Y Chôn tiếp lời Nay Loét:

- Không những Cao Nguyên mất mà toàn miền Nam cũng sẽ mất. Kế hoạch hậu chiến đã được các ngài cố vấn vạch ra cho chúng ta. Mục tiêu của kế hoạch đó là, đấu tranh lâu dài với Cộng sản, tách Cao Nguyên ra khỏi Việt Nam, dân tộc Thượng tự điều hành lấy mọi công việc. Chúng ta không thể để cho bọn dân nghèo theo Cộng sản trở về nắm hết quyền hành. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải đoàn kết lại, giành lại mọi quyền lợi đã mất.

Các đại biểu đua nhau phát biểu. Mỗi người một thái độ. Kẻ lừng chừng, người hung hăng. Cuối cùng, theo ý kiến của Y Chôn, một mặt trận được thành lập lấy tên là "Mặt trận cứu nguy dân tộc Cao Nguyên" nhằm tập hợp lực lượng tái chiếm Cao Nguyên.


Họ thảo luận xong mục tiêu và chương trình hành động. Nay Loét kết thúc:

- Nếu như Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa đổ thì Bộ phát triển sắc tộc cũng không còn đủ khả năng để điều hành công việc các dân tộc thiểu số toàn quốc và Cao Nguyên. Khi đó, theo kế hoạch hậu chiến, chúng tôi xin trao lại Cao Nguyên cho Mặt trận FULRO. Mong tất cả các vị hãy ủng hộ FULRO, đoàn kết quanh FULRO để chống Cộng sản, giải phóng dân tộc. Còn bây giờ, xin các vị dồn hết nỗ lực cho chương trình tái chiếm và cứu nguy Cao Nguyên chúng ta.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #69 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2022, 06:54:45 am »

Ở Ninh Thuận, nghe ngóng tình hình, thấy thời cơ đã đến, Huỳnh Ngọc Sắng, Vạn Thanh Bình, Kiều Ngọc Quyên ráo riết hoạt động.

Trưa 3-4-1975, thấy quân ngụy rút, một số nơi bỏ trống, Sắng, Bình tập hợp dân chúng ấp Như Ngọc tụ lại trên một bãi rộng, Huỳnh Ngọc Trăng giương cao lá cờ FULRO Champa. Cạnh Trăng, Lưu Ngọc Tuấn và nhiều thanh niên giương súng lăm lăm.

Huỳnh Ngọc Sắng đứng trên một mô đất cao, vung tay, thuyết:

- Tôi là đại diện dân tộc Chàm trong Mặt trận FULRO. Cụ Y Bhăm cử tôi về đây thành lập Mặt trận FULRO riêng cho đồng bào Chàm.

FULRO đã cộng tác với Mặt trận dân tộc giải phóng. Vừa qua, đã giải phóng Buôn Mê Thuột và toàn Cao Nguyên. Ban lãnh đạo FULRO giao cho Mặt trận FULRO Champa giải phóng các ấp Chàm. Các chiến sĩ FULRO Champa đã đánh đuổi quân Thiệu khỏi quê hương ta. Giờ đây, chúng ta phải tự giữ lấy đất đai, nhà cửa của mình, không để cho bất cứ lực lượng nào vào chiếm.


Chúng phân lực lượng quân sự, phát vũ khí. Biết rằng Cách mạng và cả những người dân Chàm hiểu biết không thể nào chấp nhận một tổ chức chính trị có lực lượng vũ trang riêng và có cơ cấu như chính quyền nhà nước, Sắng khôn khéo khoác cho các đơn vị chiến đấu của chúng danh nghĩa những đội chống cướp bảo vệ an ninh xóm làng trong khi Quân đội Cách mạng chưa đến kịp. Cứ như thế, chúng đi tuyên truyền và thành lập lực lượng khắp các ấp, mặc dầu lúc này ở một số vùng giải phóng, cán bộ chánh quyền, Công an và du kích ta đã về tiếp quản.


Ngày 8-4 chúng treo cờ FULRO ở các ấp.

Ở ấp Hữu Đức, Sắng cùng Nại Thanh Hùng - cảnh sát Thiệu còn lại - chỉ huy lực lượng canh gác các nơi.

Mấy hôm sau, nghĩ ra một phương kế mới, Sắng bàn với Bình:

- Cần phải lôi kéo bọn cán bộ là người Chàm đi với ta đến các ấp để cho dân chúng tưởng rằng ta đã cộng tác với Việt Cộng.

Sắng cử Bình cùng Thành Phú Bá, đánh một chiếc xe Jeep đến nhà ông Thiết Ngữ, mời mọc:

- Bà con các ấp tổ chức lễ mừng quê hương giải phóng, cử chúng tôi đến mời ông tới dự với bà con.

Là một cán bộ Chàm rất thiết tha với đồng bào, nghe nói bà con mời, ông Ngữ hăng hái đi ngay.

Bá đưa ông đi khắp 22 ấp Chàm thăm hỏi bà con làm cho nhiều người lầm tưởng FULRO đã hợp tác với Cách mạng thật.

Từ đó, chúng càng ngang nhiên coi như mình là chủ vùng Chàm và hung hăng chống lại mọi cố gắng của Quân đội giải phóng tiến vào vùng này.

Mấy ngày sau, bọn chỉ huy FULRO bàn bạc định leo thêm một nấc. Chúng cử Bình phóng xe hon-da sang ấp Hậu Sanh. Gặp ông Lê Thanh Bình - Trưởng Công an huyện An Phước, y đề nghị:

- Tôi đã tập hợp được hơn 1.000 người. Xin ông cho chúng tôi cùng quân Cách mạng giải phóng Sài Gòn.

Ông Lê Thanh Bình nhìn Vạn Thanh Bình, cười:

- Từ trước tới giờ, không thấy các anh đánh Thiệu. Bây giờ, Sài Gòn sắp giải phóng sao các anh mới xin góp sức?

Vạn Thanh Bình im lặng. Ông Lê Thanh Bình hỏi:

- Các anh nói FULRO đã cộng tác với Cách mạng giải phóng Buôn Mê Thuột và Tây Nguyên có đúng không?

Bình lúng túng:

- Thưa ông, ông Sắng nói thế.

Ông Bình không nén được cơn giận:

- Các anh nói láo. Anh về bảo ba tên Sắng, Quyên, Hùng để bộ đội vào ấp. Không được chống cự nữa, không được lừa bịp nhân dân nữa!

Bộ đội ào ào tiến vào các ấp. Tên Hùng chỉ huy FULRO đánh lại, bị bắn chết. Bộ mặt lừa bịp của chúng bị rơi thảm hại buộc chúng phải quay ngoắt 180 độ, phơi trần âm mưu chống Cách mạng.

Huỳnh Ngọc Sắng rêu rao:

- Cách mạng phản bội. FULRO hợp tác với Cách mạng đánh Thiệu, giải phóng đất nước, giờ đây Cách mạng cướp công. Phải đứng lên chống lại Cộng sản người Kinh vì chúng sẽ tiêu diệt người Chàm. Thanh Hùng bị giết rồi. Lương Vạng, Dương Tấn Sở bị bắt. Anh em không chạy lên rừng sẽ bị chết hết.

Sắng, Trang, Nhung, Kiều, Trọn trở lại Sông Pha gặp Hà Giáo - một mục sư Tin lành người Rắc Lây, chỉ huy FULRO Thượng vùng này.

Họ ở trong hang gần ấp Gòn. Từ đấy, họ liên lạc với các ấp người Thượng, người Chàm, lấy tin tức và lương thực.

Thời gian này, Sắng lại bắt bồ với Từ Thị Nhung.

Vốn tính lẳng lơ, thích sống buông thả, Từ Thị Nhung nhanh chóng trở thành người tình của Sắng.

Thế là, một lúc, vị chỉ huy FULRO Chàm có hai người tình. Y khéo giữ đến mức cả hai người đều đinh ninh rằng mình là người tình duy nhất của y.

Một buổi, để tránh con mắt của Trang, Kiều, Trọn, Sắng và Nhung rủ nhau vào ngủ nhờ ở ấp Gòn. Hai người đến một căn nhà sàn. Một ông già Rắc Lây đang ngồi hút thuốc trước cửa. Sắng lễ độ:

- Hai chúng tôi lỡ độ đường, xin ông cho ngủ nhờ một đêm!

Ông già rút tẩu thuốc khỏi miệng, nhìn Sắng, gườm gườm nói rằng:


- Nhà tôi không phải là nhà chứa!

Nghe ông già nói, Sắng hiểu rằng phải rút ngay, chậm chân là ăn dao, ăn gậy.

Hai người lủi thủi về hang.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM