Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:52:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: FULRO - Tập đoàn tội phạm  (Đọc 17398 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:27:01 am »

Giữa lúc đó, được lệnh của cố vấn Anderson, thiếu tá Phụng - Giám đốc Nha đặc trách Thượng Vụ - đích thân đến gặp Nay Loét mời ra làm việc cho Nha. Nghĩ rằng mình là người thiểu số có học, sang làm cơ quan đặc trách Thượng vụ, chắc chắn sẽ được đắc dụng và leo nhanh lên chức vụ cao, Nay Loét bỏ USOM sang làm chuyên viên cho Nha đặc trách Thượng vụ.


Nha đặc trách Thượng vụ chuyển thành Phủ đặc trách Thượng vụ, Nay Loét làm công cán ủy viên cho Phủ đặc ủy.

Thấy Nay Loét đã có vai vế, ông bà Nay Mun gả người con gái thứ hai (em H'Om) cho y.

Y không ưng, ông bà lại đi tìm H'Om về. H'Om bỏ luôn Nguyễn Văn Miễn, trở về với Nay Loét.

Paul Nưr cử Nay Loét cùng Y Chôn lên Buôn Mê Thuột đặt "Văn phòng liên lạc" giải quyết công việc thương thuyết với FULRO.

Đấu tranh với những người cùng trong phong trào BaJaRaKa cũ, Nay Loét và Y Chôn có hai thái độ khác nhau. Y Chôn bị Y Dhé lôi kéo, thân thiết với các thành viên trong Ban đại diện FULRO, xoa dịu trong từng vấn đề FULRO đưa ra. Trái lại, Nay Loét tỏ ra cứng rắn đấu từng điểm với Y Dhé.


Phủ đặc ủy Thượng vụ thành Bộ phát triển sắc tộc, Paul Nưr làm Tổng trưởng, Y Chôn làm phụ tá Tổng trưởng, chức vụ cao thứ hai trong Bộ. Ngài Tổng trưởng và Phụ tá hục hặc, tranh giành uy tín và quyền hạn, Nay Loét chẳng nghiêng về phe nào, đứng giữa và được lòng cả hai bên.


Thomas Busker thay Anderson làm cố vấn cho Bộ phát triển sắc tộc, chú ý đến Nay Loét và tìm cách nâng đỡ "chàng thanh niên Ja Rai hăng hái" này như Busker thường thân mật gọi. Nay Loét được USAID cho đi học "chương trình tái thiết nông thôn" tại Phi Luật Tân. Ở đây, Nay Loét được các chuyên gia Mỹ huấn luyện rất chu đáo.


Trở về, y được làm Giám đốc Nha phát triển sơn thôn của Bộ.

Đánh hơi thấy Busker nâng đỡ Nay Loét, có nguy cơ lấn át mình, Paul Nưr, Y Chôn tìm cách triệt y. Ngài Tổng trưởng liền điều ông Giám đốc về làm trưởng ty phát triển sắc tộc Phú Bổn. Chẳng bị kỷ luật gì, tự nhiên bị giáng cấp, đẩy về địa phương, Nay Loét không chịu thi hành mệnh lệnh, cứ ở lỳ tại Bộ.


Bấy giờ Paul Nưr, Y Chôn, Nguyễn Hữu Oanh bàn bạc, nghĩ ra một giải pháp. Y Chôn nói:

- Muốn đẩy thằng ấy đi, chỉ có cách đưa hắn đi học là hay nhất. Khi hắn đi vắng, ở nhà ta thế người khác vào ghế hắn. Khi về, ghế mất, bắt làm gì mà chả phải làm?

Nghe lời bàn hay, Paul đưa luôn Nay Loét đi học trường Quốc gia hành chánh.

Tương kế tựu kế, ông Giám đốc Nha đi học ngay và cố học cho thật giỏi. Nhờ sự giúp đỡ của Busker, kỳ thi tốt nghiệp, Nay Loét đỗ đầu.

Busker vui mừng, gặp ngay ngài Đại sứ và Nguyễn Văn Thiệu để "tiến cử" Nay Loét. Qua những lời đưa đẩy của ngài cố vấn, Nay Loét nổi lên như là một chánh khách trẻ đầy tài ba và thừa tư cách đảm đương chức vụ quan trọng trong nội các.


Tháng 6 năm 1971, sau khi thực tập xong tại "Trung tâm huấn luyện cán bộ sơn thôn" ở Plei Ku, Nay Loét về nhà nghỉ ngơi, chờ nhận chức mới.

Một hôm, Nay Loét đang chơi với con thì một chiếc xe Jeep đỗ xịch trước nhà. Trung tá tỉnh trưởng Phú Bổn Lê Văn Nghiêm bước xuống, tươi cười nhã nhặn khác hẳn ngày thường:

- Thủ tướng điện mời ông về gấp Sài Gòn.

Nay Loét còn chưa hiểu vì sao mình được Thủ tướng gọi thì ngài tỉnh trưởng nửa kín nửa hở:

- Chắc là một bước thành công rực rỡ trong sự nghiệp của ông! Tôi đoán là ông được vinh thăng lên một chức vụ quan trọng.

Một máy bay trực thăng đưa Nay Loét từ Phú Bổn về Plei Ku. Một máy bay quân sự đưa y từ Plei Ku về Sài Gòn gặp Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Thủ tướng nói với Nay Loét bằng giọng hết sức ân cần:

- Ông Paul Nưr đã tỏ ra thiếu năng lực và không đủ tư cách làm Tổng trưởng Phát triển sắc tộc. Tôi đã đệ trình lên Tổng thống và đã được Tổng thống cứu xét. Từ nay, ông sẽ đảm nhận trọng trách ấy trước quốc gia. Mặt trận giải phóng của Cộng sản đang bành trướng, Y Bih và phong trào tự trị Tây Nguyên đang thu hút dân chúng Thượng. Ông hãy là một trong những mũi tiến công để chiến thắng Cộng sản. Tôi tin tưởng ở ông!

Nay Loét cảm kích nói lời cảm ơn và vui mừng nhận chức.

Vinh quang tột đỉnh đã đến với "chàng thanh niên Ja Rai hăng hái". Ngày ra mắt các quan chức và đồng bào, Nay Loét đọc một bài diễn văn, hứa: "đem hết thực tâm, thực thi chánh sách, phát triển dân trí, dân sinh, ngõ hầu đem lại cho các dân tộc thiểu số toàn cõi Việt Nam một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình và văn minh".


Khác với Paul Nưr thích ăn chơi, hưởng lạc, Nay Loét cố giữ mình, dồn tâm trí vào công việc để làm đẹp lòng người Mỹ.

Ngài tân Tổng trưởng cố giữ tư cách cá nhân sạch sẽ. Nhưng để trả thù, người đầu tiên Nay Loét gạt ra khỏi chức vị quan trọng là Y Chôn. Y Chôn từ chức Phụ tá tổng trưởng bị hạ xuống làm Tổng thư ký của Bộ để cuối cùng bị gạt phăng. Nay Loét đưa Tou neh Hàn Thọ và sau là một người cùng dân tộc Ja Rai, vừa tốt nghiệp khoa chánh trị ở Mỹ về, có cái tên Mỹ: Piere Marie Kpriuh, lên thay Y Chôn.

Sau này đến lượt Nguyễn Hữu Oanh bị giáng chức rồi thải hồi.

Đối với Nay Rông - trưởng ty phát triển sắc tộc Plei Ku, tham ô công quỹ, Nay Loét còn mạnh tay hơn, cho phép hai ký giả của báo Sóng Thần và Độc Lập về điều tra, và sau đó cách chức luôn.

Nay Loét hùng hục nghiên cứu, cải tiến, đưa ra chủ trương này, chánh sách kia, nhưng chỉ được một năm là chán nản. Mọi đề nghị của vị Tổng trưởng về "cải cách dân sinh", "cải cách sơn thôn" chẳng ai thực hiện. Họ còn chế giễu và tìm cách phá chánh sách "kỳ cục", "phi thực tế" của Quỹ "Phát triển sơn thôn" gởi về các tỉnh, các quan từ tỉnh trưởng đến tỉnh phó xài hết. Nay Loét lập một danh sách đề nghị Tổng thống và Thủ tướng cách chức các vị tỉnh trưởng tham ô đó như: Trung tá Nghiêm (Phú Bổn), Trung tá Hưu (Lâm Đồng), Trung tá Luật (Đắc Lắc)... Nhưng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cười: "Cách chức như thế thì cách chức hết trọi, lấy ai làm việc nước?


Các chương trình cải tiến của Nay Loét cũng chẳng ma nào xem đến. về nông nghiệp, định dùng giống lúa "Thần nông", nhưng lúa này cần phải có phân bón hóa học mà ở Cao Nguyên tìm đâu ra? Về ngân hàng, cho vay tiền, thì phải trả lãi, hết hạn chưa trả được thì bị tịch thu tài sản, nên các hộ sợ quá không dám vay. Về giáo dục, chương trình "Bình dân giáo dục" cũng không áp dụng được. Học vào mùa rẫy, đồng bào bận không đi. Học vào ban đêm, không có đèn. Giáo viên không muốn về các buôn xa, hẻo lánh. Chương trình cao, đầu óc người dân tộc không tiếp thu nổi. Chương trình "Phụ nữ kỹ thuật" càng thảm hại. Người ta dạy chị em nấu nước theo công thức mới, có đường có sữa, có mỡ... Gạo, bắp còn không có mà ăn, lấy đâu ra đường sữa? Chương trình dạy chị em làm bếp cải tiến, nhưng lấy đâu ra xi-măng, gạch, sắt nên đành phải cứ để cái bếp ngự giữa nhà, khói um.


Tóm lại, Nay Loét chỉ giỏi làm Tổng trưởng trên giấy tờ và lý thuyết. Còn những điều ông đưa ra, chẳng ai thực hiện.

Những người bị Nay Loét đả kích dần dần đua nhau chống đối. Những nhân vật bị sa thải như Y Chôn, Nguyễn Hữu Oanh tập trung đả kích lại rất mạnh. Cả những người thuộc cấp trong Bộ, không ăn cánh với Nay Loét, cũng tìm cách hạ uy tín, làm y rơi vào tình trạng bất lực, bế tắc.


Thấy con chủ bài của mình mất tác dụng, Thomas Busker lúng túng, không biết tìm đâu ra con bài khác có thể gây uy tín cho Bộ phát triển sắc tộc, trấn an tinh thần dân chúng và lôi kéo họ không theo Mặt trận giải phóng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:29:28 am »

14. NẠN NHÂN CỦA NHỮNG ÂM MƯU

Mùa thu năm 1971, Trúc đang ở Lăng-spés với đứa con gái Ha Ly mới sinh được 4 tháng, thì Đàng Năng Giáo từ Nam Vang về, buồn bã:

- Ông Les Kossem cử anh và anh Nhuận đi du học ở Pháp. Anh xin học để về làm kỹ sư, nhưng ông ấy bắt anh theo học ngành khảo cổ, để sau này phụng sự cho sự nghiệp phục quốc Champa. Ông đã xin cho anh vào Trường đại học Xoóc-bon.

Người vợ rưng rưng nước mắt:

- Con Ly còn nhỏ quá, em ở nhà một mình, lúc con đau ốm, biết chạy chữa thế nào?

- Đành nhờ ba má nuôi giúp đỡ vậy thôi, biết làm sao?

- Sao anh không xin hoãn lại, sang năm hãy đi?

- Không thể được! Ông Kossem cử hàng loạt người xuất ngoại. Ngoài anh và anh Nhuận đi Pháp, còn có các anh Tần, Lành, Đủ đi học tình báo ở Nam Dương: Y Bhăn, Kpă Dơh, Y Năm đi học tham mưu ở Mỹ... Anh không thể từ chối được. Anh sẽ tìm cách xin cho em sang sau. Em cứ yên tâm, đừng lo nghĩ nhiều.

Giáo chia tay vợ, buồn bã lên đường. Hàng tuần, Trúc nhận thư chồng gửi về, biết anh rất nhớ vợ con.

Trong thư, có lần Giáo dặn: "Sẽ có một Cha người Pháp đưa ‘cưng’ sang. Một Cha rất thánh thiện, đầy lòng bác ái".

Cha nào? Tại sao lại có một Cha cố người Pháp quan tâm giúp đỡ vợ chồng Trúc như thế?

Nỗi băn khoăn của Trúc không phải kéo dài. Chỉ một tháng sau, Trúc được Les Kossem gọi lên Nam Vang. Tại tư thất của ngài Chủ tịch, Trúc gặp một người Pháp mặc bộ com-le vàng, rất chải chuốt, trạc 45 tuổi, đậm đà, béo tốt, mặt tròn, trên môi luôn nở nụ cường độ lượng. Ngài Chủ tịch FULRO vui vẻ nói với Trúc:

- Đây là Cha Ka-ram Mussây. Cha vừa từ Việt Nam sang, Cha sẽ đón cô sang Ba Lê với ông Giáo, hai vợ chồng cô sẽ đoàn tụ ở một đất nước rất yên bình văn minh và tươi đẹp.

Trúc im lặng, cảm động trước sự quan tâm của ông Chủ tịch và vị Cha cố ngoại quốc này.

Vài hôm sau, cô lên đường. Mọi công việc giấy tờ do Cha Mussây lo liệu. Cô hơi buồn là không đưa con Ha Ly đi theo được. Cha bảo cô để lại cho ông bà Pô-kơ nuôi giúp, khi nào nó cứng cáp, sẽ đem sang, vì sang bên đó, cồ cần có thời gian để học hành thêm.


Chiếc máy bay hãng hàng không Pháp đưa cô và Cha Mussây sang đất Pháp tươi đẹp. Trên đường đi bao băn khoăn của cô đều được gỡ ra:

- Cô hỏi, tại sao tôi lại quan tâm và giúp đỡ vợ chồng cô ư? Hà, hà, đơn giản lắm. Vợ chồng cô là người Chàm, một dân tộc đã từng có một quá khứ oanh liệt. Người Pháp vốn có truyền thống bảo vệ nền văn minh nhân loại, trợ giúp những "dân tộc bị áp bức", người Pháp không thể không cứu người Chàm khỏi diệt vong. Tôi là một linh mục Pháp. Tôi vừa là công dân Pháp, vừa là tôi tớ của Chúa. Tôi có nhiệm vụ đem ánh sáng nhân từ của Chúa đến với mọi người tội lỗi và đau khổ trên thế gian này...

Cha nói nhiều, giọng Cha trầm trầm, ấm áp. Lời lẽ Cha ngọt ngào.

Đến Ba Lê, Cha đưa Trúc đi gặp chồng, rồi đón cả hai vợ chồng về thăm gia đình Cha ở La-van cách Ba Lê 250 cây số.

Về đây, Trúc làm quen với Mác-gơ-rít Mussây - em gái Cha. Chẳng bao lâu, hai cô rất thân nhau. Qua người nhà và cô Mác-gơ-rít, Trúc và Giáo hiểu thêm về cuộc đời vị linh mục kỳ lạ này.

Cha của Ka-ram Mussây - ông Péc-sê-mây-em Mussây - là một người Đức, đã từng chiến đấu trong quân đội Đức Quốc xã. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã từng bước dưới lá cờ chữ thập ngoặc tiến vào nước Pháp.

Sau khi lá cờ bị hạ, ông đưa cả gia đình di cư sang Pháp, về sống ở La-van.

Cậu bé Ka-ram, cùng một em gái và hai em trai, lớn lên trên mảnh đất mới này. Mỗi người có ý thích và nghề nghiệp khác nhau. Hai đứa em trở thành giáo viên. Đứa út làm nghề chăn nuôi. Còn Ka-ram thích "xê dịch" và thành anh hùng.


Học xong đại học, Mussây đăng lính và tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu. Mussây được phiên chế thành nhân viên Phòng nhì quân đội Pháp, vốn thông minh và xông xáo, Mussây bước khá nhanh trên đường hoan lộ. Chẳng bao lâu, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, Mussây đã mang hàm đại úy.


Không hiểu do ai và vì sao mà ông đột ngột chuyển từ chó sói thành kẻ chăn cừu. Ông tuyên bố muốn hoàn lương, muốn cứu rỗi linh hồn, sống bằng tình thương của Chúa. Không thích trở về sống với gia đình, ông chuyển làm linh mục. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ông tự nguyện ở lại Việt Nam, lấy mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu này làm nơi hầu việc Chúa. Và ông lấy một cái tên Việt Nam cho dễ gần gũi đồng bào hơn: Cha Phú.


Vừa từ bỏ khẩu súng trận để cầm kinh Thánh, Cha Phú đã tỏ ra thấm nhuần hoạt động từ thiện, ơn phước Chúa hơn nhiều cha cố khác vì Cha đặc biệt quan tâm đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Cha lập nhà thờ, hoạt động từ thiện hầu việc Chúa ở Phước An, một miền hẻo lánh của Cao Nguyên, với số ít con chiên người Thượng.


Những người Thượng quen ưa đạo Tin lành hơn đạo Cơ-đốc, vì cùng thờ Chúa Ki-tô, nhưng theo đạo Tin lành của người Mỹ thì được cho nhiều sữa, gạo, vải... còn đạo Cơ-đốc của người Pháp thì con chiên không được ơn nhuần như vậy. Thêm vào đó, Cha Phú bị các mục sư Tin lành chèn ép. Cha bị đánh bật khỏi địa bàn chiến lược Cao Nguyên, đành chuyển xuống đồng bằng.


Năm 1960, Cha thành lập khu dinh điền Hiệp Nghĩa thuộc Hàm Tân. Cha xây cất một nhà thờ và nhiều trường học cho dân theo đạo di cư từ Bắc vào và Cha làm chánh xứ nhà thờ này.

Nhưng Cha ở đây cũng không yên thân. Các cha cố người Việt gắn bó lâu năm với đồng bào di cư, được chánh quyền Diệm đang mâu thuẫn với Pháp bí mật ủng hộ nên tìm mọi cách chèn ép xua đuổi các cha cố "thực dân", buộc Cha phải tìm nơi nào ít ai để ý tới để có thể yên thân bành trướng sự nghiệp.


Thế rồi một hôm, cha gặp một người đàn bà Chàm mang hàng thủ công đi bán, tên là Thuận Thị Nỗi. Chuyện trò với Thị Nỗi, Cha hiểu rằng người Chàm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, đã được người Pháp trước đây và người Mỹ hiện nay lung lạc, họ hận thù sâu sắc với người Kinh, rất mê tín và luôn trông chờ một sức mạnh huyền bí nào đó phụ giúp để phục hồi cố quốc.


Cha Mussây vui mừng cảm thấy đây là mảnh đất thích ứng cho hoạt động của mình. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Cha tiến về châu thành Phan Rang ở phường Tấn Tài. Cha lập nhà thờ, tìm các nghệ nhân, các nhân sĩ, các hoạt động văn hóa Chàm để mở rộng vây cánh.


Đầu tiên, Cha tuyển dụng bốn nhân viên, trong đó có ba người Chàm: Trương Văn Tốn, Đàng Năng Phương, Nài Thành Bô và một người Kinh chuyên nghiên cứu về Chàm là Nguyễn Bạt Tụy.

Cha xin Ty Giáo dục và Ty phát triển sắc tộc biệt phái cho ba người để làm từ điển Chàm - Việt - Pháp.

Cha liền được giới thiệu gặp ông Thiên Sanh Cảnh, một người đã dày công, bỏ cả cuộc đời nghiên cứu chữ viết và văn hóa Chàm. Cha đã thuyết phục được ông Cảnh cùng hai ông Lâm Gia Tịnh, Lưu Quang Sang làm từ điển cho Cha.


Ông Cảnh dồn hết thời gian, cả những ngày chủ nhật, ngày lễ, cặm cụi sao chép, đãi từng chữ Chàm, dịch các truyện cổ tích, văn thơ cổ...
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:30:14 am »

Năm 1969, Cha về Pháp, đi Mỹ, Nhật, Nam Dương, Úc, Thái Lan, Trung Hoa dân quốc, Đại Hàn... để kêu gọi các nước "hãy quan tâm cứu vớt một dân tộc đang có nguy cơ diệt vong, một Israen châu Á, một dân tộc có nền văn hóa độc đáo, kỳ lạ vào bậc nhất thế giới" Cha đã thu được khá nhiều sắt thép, xi-măng, ô-tô, máy khâu...


Ở Căm-bốt, Les Kossem ủng hộ Cha hàng triệu Riêl. Ở Việt Nam, Tổng trưởng Paul Nưr, tỉnh trưởng Trần Văn Tự cũng ủng hộ tiền triệu. Mussây liền cho xây dựng "Trung tâm văn hóa Chàm", mà càng về sau càng biến thành một cơ sở kinh doanh cỡ bự.


Trên một khu đất rộng trong thành Phan Rang, một trong những kinh đô cuối cùng của vương quốc Champa xa xưa, 11 ngôi nhà hai tầng được dựng lên thành một cơ ngơi khang trang, bề thế. Trung tâm vừa là viện nghiên cứu văn hóa Chàm vừa là xưởng sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, vừa là ký túc xá cho con em Chàm học ở trường Pô Klông và các trường khác.


Công việc làm ăn phát đạt, Cha mời thêm hàng loạt các cộng tác viên mới và mở thêm các "ngành" hoạt động mới. Mộ đoàn "Ca vũ Chàm" được thành lập, đi biểu diễn các nơi, bán vé thu tiền và tuyên truyền về trung tâm, về sự giúp đỡ của Pháp, Mỹ và các nước, về lịch sử Champa.


Đặc biệt, Cha Mussây cử ông Nguyễn Văn Mạnh chuyên nghiên cứu các mẫu kim loại cổ. Việc này làm mọi người bàn tán, nghi ngờ, cho Cha có ý định mò vàng mà các vua Chàm chôn cất ở các lăng mộ trước kia.

Việc bán từ điển, hàng mỹ nghệ, biểu diễn ca vũ... đã giúp Cha thu về tiền triệu. Nhưng điều quan trọng hơn là danh tiếng Cha trong dân tộc Chàm và ở các nước trong "Thế giới tự do" lan đi nhanh chóng. Cũng từ đó Cha Phú dần dần có thế lực, vượt cả Đại tá tỉnh trưởng Trần Văn Tự.


Cha cất nhà riêng cho Lưu Quang Sang - hiệu trưởng trường Pô Klông và cộng sự viên đắc lực trong nhóm biên soạn từ điển Chàm - Việt - Pháp. Đến kỳ bầu cử dân biểu, Cha vận động các quan chức từ trung ương đến địa phương, vận động đồng bào Chàm và Công giáo tỉnh Ninh Thuận bỏ phiếu cho Lưu Quang Sang. Nhờ thế lực của Cha, Sang đắc cử, trở thành dân biểu quốc hội, giàu có và nhiều quyền thế.


Cha lại đi Pháp, Mỹ, Nam Dương, Thái Lan... và nhất là Căm-bốt. Vì ở Căm-bốt có hàng "triệu" người Chàm, có phong trào FULRO, có mặt trận Champa, có lãnh tụ Chàm Les Kossem và hàng trăm thanh niên Chàm từ Việt Nam sang đang hoạt động cho FULRO, cho sự nghiệp phục quốc Champa. Chính Cha đã bàn với Les Kossem cử Đàng Năng Giáo và Ngụy Văn Nhuận sang Pháp học. Mọi phí tổn, Cha đã điều đình với cơ quan hải ngoại Pháp và với Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, do cơ quan "từ thiện" của các nước này trợ cấp hoàn toàn. Loại công việc này, thì những người cộng sự trung thành nhất của Cha cũng không được biết, nên không có ai nghi ngờ cha là gián điệp của Pháp hay làm việc cho CIA...


Cha Mussây rất chu đáo với Trúc. Thời gian ở La-van, cha tìm được cho vợ chồng cô hai người cha mẹ nuôi có biệt thự rộng rãi, sang trọng là ông bà Đa-ni-en Frăng-xoa, chủ một xưởng dệt. Cha còn cử bà sơ Ma-ri Frăng-xoa chăm sóc hằng ngày. Trúc được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường Pi-ranh.


Hàng tuần, Giáo từ Ba Lê về thăm vợ. Hai người đưa nhau đi thăm cảnh đẹp quanh vùng và không quên đến thăm gia đình Mussây. Họ được cha mẹ và các em Mussây đón tiếp lịch sự và thân tình. Những bữa ăn thịnh soạn được dọn ra. Họ quây quần bên bàn ăn và chuyện trò thân mật.


Cỡ vài ba tháng Cha Mussây lại từ Phan Rang đáp máy bay về thăm Trúc, an ủi, động viên cô. Mỗi lần Cha về, Trúc nhận được hàng đống quà từ quê hương gửi sang. Cha Mussây quả đã giúp cô nhẹ bớt nỗi nhớ quê hương và đứa con bé bỏng.


Cuộc sống cứ thế êm ả trôi đi. Trúc chờ đến ngày chồng học xong, thành tài, sẽ về Căm-bốt với Kossem hoặc về Việt Nam với Cha Mussây để phụng sự dân tộc, đất nước.

Nhưng bỗng một tai nạn khủng khiếp ập đến.

Vào ngày lễ Phục sinh, Giáo về thăm vợ. Hôm ấy, không hiểu vì sao anh rất buồn, suốt ngày im lặng. Trúc hỏi, anh chỉ nhìn cô với ánh mắt căm hận, nảy lửa.

Sáng hôm sau ngủ dậy, cô thấy chồng ngồi, mặt gục trên bàn, bọt dãi phun ra đầy mồm.

Hoảng hốt cô gọi điện thoại cấp cứu. Một chiếc xe cứu thương chở chồng cô đến bệnh viện Ăng-giê. Người ta phải nuôi Giáo bằng máy hô hấp và không cho ai được tiếp xúc.

Ngày ngày, Trúc chỉ biết tình trạng sức khỏe của chồng qua điện thoại. Qua các bác sĩ và người quen của ông bà Đa-ni-en làm trong bệnh viện, Trúc được biết chồng quằn quại suốt trong một tháng. Một tháng anh hôn mê, thở bằng bình ô-xy và máy hô hấp.


Cho đến ngày 23 tháng 4 năm 1972, Giáo tắt thở. Hai ngày sau, một chiếc xe tang đưa thẳng xác Giáo từ bệnh viện đi nghĩa địa Ăng-giê. Đi theo xe, có gia đình ông bà Đa-ni-en, bà sơ Ma-ri và Trúc. Trúc vật vã khóc than người chồng xấu số và lận đận, chết còn quá trẻ. Anh đang ở tuổi 30.


Giáo yên nghỉ dưới nấm mồ mang số 336, ở một nghĩa địa xa vắng, quạnh hiu nơi đất khách quê người.

Bạn học của Giáo, những người chỉ huy anh, cũng như Trúc, mỗi người giải thích nguyên nhân cái chết của anh một cách khác nhau.

Trúc nói rằng Giáo quá ham mê học tập nên rối loạn thần kinh đến nỗi đứt mạch máu não.

Cha Mussây nói rằng Giáo nuối tiếc vương quốc Champa, đau khổ và uất ức trước sự bất lực của mình nên đã tự tử vì tuyệt vọng.

Les Kossem nói Giáo chết vì bị mất quyền hành. Đã leo lên chức Chủ tịch "Hội đồng nội các lâm thời FULRO", Giáo vẫn bị Les Kossem cách chức đưa Hoàng Minh Mộ rồi Y Bun Sor thay thế; khi cải hoán sang quân đội Khơ-me, Giáo chỉ còn cái hàm đại úy. Từ đó, Giáo ngờ Les đưa anh đi học để rồi sẽ trả cho Cha Mussây đưa về Việt Nam làm vật thí nghiệm cho Mussây nghiên cứu về dân tộc Chàm.


Còn Ngụy Văn Nhuận và số bạn thân cận nhất cùng học với Giáo ở Xbóc-bon nói như đinh đóng cột rằng Giáo tự tử vì ghen với Cha Mussây. Giáo thường úp úp mở mở nói cho họ biết rằng Mussây khoác áo linh mục, nhưng thực chất là một gián điệp quốc tế, vừa là người của Pháp, vừa làm việc cho CIA. Mussây đưa Trúc sang Pháp, không phải vì Giáo mà vì quá yêu Trúc, vì thích một cô gái Chàm là lạ, duyên dáng, có giọng hát hấp dẫn làm say mê lòng người. Bằng chứng là tại sao Mussây không cho Trúc mang con Ha Ly đi theo, và tại sao không để Trúc ở Ba lê với Giáo mà gửi tận La-van quê hương của Mussây? Giáo cho Mussây chẳng thánh thiện gì. Đó là một gã Đông Gioăng khoác áo chùng thâm và mượn danh Chúa che đậy hành động ô uế bên trong. Vì quá ghen, Giáo đã uống thuốc độc tự tử trong đêm Phục sinh để khỏi phải chứng kiến cảnh vợ mình đi lại với một con người mà mình không cách nào trả thù được.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:36:03 am »

15. KẺ ĐẨY, NGƯỜI KÉO

Mùa xuân 1972.

Trung tướng Jôn Pôn Van thay Kersting làm cố vấn tư lệnh quân đoàn II. Y là một sĩ quan CIA có cỡ.

Năm 1960 Jôn vào Việt Nam với danh nghĩa cố vấn quân sự. Sau đó y về nước.

Năm 1964, y trở lại Việt Nam với tư cách một quan chức của DIA. "Y là người khởi xướng "kế hoạch bình định" và chủ trương "vũ trang cho toàn dân chống Cộng sản". Lúc ấy y còn mang quân hàm trung tá.

Sau kế hoạch bình định, y nổi bật lên, tiến nhanh vùn vụt. Gần đây, y được phong trung tướng và giữ chức cố vấn tư lệnh quân đoàn II, quân đoàn coi giữ vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược này.

Cũng như Freund và Kersting, Jôn Pôn Van rất quan tâm đến tổ chức FULRO và vai trò của Y Bhăm.

Y đã lật ngửa ván bài lên cho Nguyễn Văn Thiệu rõ:

Cục diện Việt Nam, theo y, đang đi vào khúc quanh lịch sử. Ngưng tiếng súng là sẽ đấu tranh chánh trị. Mà đấu tranh chánh trị thì phải nói đến các đoàn thể, tôn giáo, chánh đảng, sắc tộc và các lãnh tụ.

Trên đất Tây Nguyên này, phía Thiệu vẫn chưa có lấy một người cầm đầu có thể lôi cuốn người dân sắc tộc được như ông Y Bih. Vì vậy, lúc này hơn lúc nào hết cần đưa Y Bhăm về nước. Dầu sao, bề ngoài, uy tín của Y Bhăm vẫn còn in đậm trong đồng bào sắc tộc, nhất là ở Cao Nguyên. Y Bhăm về Việt Nam trước hết là sẽ làm cho Les Kossem không còn cách lợi dụng danh nghĩa ông ta và tổ chức FULRO để thổi phồng địa vị, thế lực của mình.


Nhưng quan trọng hơn, là cuộc hội đàm Ba Lê sắp kết thúc, bốn bên có thể chấp nhận một giải pháp mới: lập chánh phủ hòa giải hòa hợp dân tộc: Hai phe Cộng sản và quốc gia có thể cân bằng thế lực. Cần có "lực lượng thứ ba" thích ứng mới làm nghiêng cán cân về phía quốc gia. Y Bhăm phù hợp với công việc ấy.


Nguyễn Văn Thiệu lắng nghe. Mọi ý kiến của ngài cố vấn đều xác đáng. Nhưng vì vẫn ghét Y Bhăm, Thiệu cố tìm cách trì hoãn:

- Thưa Trung tướng, liệu còn ai có thể thay thế Y Bhăm được không?

Jôn Pôn Van lắc đầu:

- Các ông Paul Nưr, Nay Loét... đều mất uy tín và bị đồng bào ghét bỏ. Chỉ còn Y Bhăm là dùng được thôi!

Biết không thể cưỡng lại ý kiến ngài cố vấn, cũng là ý kiến của ngài Đại sứ đầy quyền lực, Tổng thống phải nhận lời và chỉ thị ngay cho Nay Loét phải tìm mọi cách đưa được Y Bhăm về nước.

Nay Loét cũng chẳng ưa gì Y Bhăm, nhưng không dám từ chối. Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Trung tướng chủ tịch Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia Đặng Văn Quang và Phủ Đặc ủy trung ương tình báo phối hợp với Bộ phát triểu sắc tộc thực hiện kế hoạch này.


Ya Duck - đệ nhị phó chủ tịch "Phong trào đoàn kết" - được cử sang Nam Vang gặp Les Kossem.

Lúc này, Les Kossem đang đạt đến đỉnh cao của quyền lực. Cuối 1971, Les được Lon-non thăng chức đại tá và làm Tư lệnh phó quân khu đặc biệt.

Đầu năm nay, mặc dầu bị thất bại tại mặt trận Ta-ham-la (quốc lộ 5), Les vẫn được phong hàm thiếu tướng và làm Tư lệnh quân khu đặc biệt, người ta quen gọi là "Tổng trấn Nam Vang" và luôn luôn ở bên cạnh Lon-non.

Lên làm Tổng trấn, Les giao lữ đoàn 5 cho Trung tá Chek Ibrahim chỉ huy, còn dành thời gian mở các chiến dịch ngoại giao vận động cho FULRO, công việc lâu dài và cực nhọc của y.

Mở đầu, y cùng 5 sĩ quan tùy tùng đi các nước Hồi giáo Ả Rập. Vừa đến Ả Rập Xê-u-đi, y đã thăm Thánh địa La-méc-cơ và làm lễ hành hương theo đúng thánh kinh Hồi giáo. Sau đó, y gặp các chánh khách nước này, nhờ họ giúp đỡ phục hồi quốc gia Champa   và bành trướng Hồi giáo trong dân tộc Chàm ở tất cả các nước Đông Nam Á.


Rồi Les Kossem bay đi Âu châu.

Ở Pháp, ông gặp Tổng thống Pôm-pi-đu. Tổng thống hứa sẽ gia tăng viện trợ, tiền bạc, vũ khí, đào tạo nhiều sĩ quan cho sự nghiệp Champa.

Từ giã Pôm-pi-đu, Les gặp đại tá Ra-pha-nô vừa từ sa mạc Xa-ha-ra (An-giê-ri) về, và đại tá Lus-xô đang phục vụ tại Bộ Quốc phòng Pháp. Hai vị trước kia đã từng chỉ huy quân Chàm ở Phan Rang, Phan Ri chống quân đội cách mạng Việt Nam nên rất hiểu Kossem. Hai vị dẫn Kossem đi gặp các quân nhân là người Chàm, Thượng, Khơ-me, đã nhập quốc tịch Pháp và đang phục vụ trong quân lực nước này.


Rời Pháp, Les Kossem đi một loạt các nước Á châu: Mã Lai, Nam Dương, Nhật Bản, Thái Lan.

Trở về chưa ngồi nóng chỗ, Les đã lại đi chuyến thứ hai.

Y tập trung 15 người Chàm, thành lập "Phái đoàn vận động hải ngoại FULRO". Y chia phái đoàn thành 3 nhóm:

Một nhóm do El Ibrahim cầm đầu, đi Đông Nam Á.

Một nhóm do Pri-mê cầm dầu đi các nước Ả Rập.

Một nhóm do chính Les cầm đầu đi Âu châu.

Trụ sở trung tâm đặt ở Ba Lê. Các nhóm báo kết quả về trụ sở.

Ba phái đoàn đi vận động vừa về nước, chưa kịp thông báo kết quả thì ngày 16-10-1972, theo lệnh khẩn của Tổng thống Lon-non, Les được cử làm Đặc sứ đi Nam Dương và các nước Đông Nam Á để giải thích lập trường của Cộng hòa Khơ-me khi có cuộc ngừng bắn tại Việt Nam.

Vừa may, y nhận quà của Cha Mussây gửi sang: 700 cuốn từ điển Chàm - Việt - Pháp.

Y dành 300 cuốn đem ra các đại lý sách ở Nam Vang bán cho dân Chàm. Mỗi cuốn giá 2.000 Rieel. Còn 200 cuốn, y mang theo để làm quà cho các yếu nhân ngoại quốc. Khi đọc "Lời giới thiệu", thấy ghi có 250.000 người biết ngôn ngữ Chàm, y vội ra lệnh cho các chuyên viên xóa đoạn đó đi, vì y cho con số quá nhỏ, phải 25 triệu người biết ngôn ngữ Chàm chứ. 200 cuốn tặng các yêu nhân ngoại quốc đều có chữ ký của Pônaga và đóng dấu FULRO.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:37:22 am »

Sau khi đi Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Nhật Bản về, y đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ. Lúc này y mới sực tỉnh ra rằng suốt một thời gian đằng đẵng, y chỉ lo lắng đến dân tộc Chàm của mình mà quên mất FULRO là một mặt trận bao gồm nhiều sắc tộc khác. Hơn thế, đó là những sắc tộc làm nên cái linh hồn cho ngọn cờ y đứng vững, những sắc tộc ở Cao Nguyên Việt Nam. Để sửa chữa sai lầm, y trịnh trọng ra bản tuyên bố với toàn dân:

- FULRO sẽ gửi Liên hợp quốc và các phe lấn chiếm ở Việt Nam một bản tuyên bố đòi dành riêng quy chế đặc biệt bảo đảm sự sống còn cho các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bên cạnh đó, FULRO sẽ đưa bản tuyên bố đòi tự trị cho sắc dân Chàm. Từ tự trị sẽ đến độc lập. Độc lập rồi, người Chàm sẽ thâu hồi toàn bộ đất đai bị mất. Nếu các phe ở Việt Nam không chấp nhận, FULRO sẽ phát động một cuộc tranh đấu võ trang mới để giành độc lập.

Nhưng ai cũng thấy rằng những chiến dịch ngoại giao của Les Kossem chỉ có tiếng mà không có miếng. Vì vậy, nó đã kế tiếp gây nhiều luồng dư luận trong dân Chàm và những cộng sự gần gũi của y.

Hoàng Minh Mộ chẳng che giấu gì, nói toạc với bạn bè:

- Những cuộc vận động đó, chỉ là vì các ông muốn chia phần nhau đi chơi ở nước ngoài cho đã rồi về giả bộ tuyên bố rùm beng này nọ...

Nhờ sự giúp đỡ của tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nam Vang, Ya Duck đã gặp được Les Kossem. Nhưng Les Kossem từ chối, không cho Ya Duck gặp Y Bhăm.

Ít lâu sau, Nay Loét lại nhờ ký giả Hoa Kỳ Mor-rét gặp Y Bhăm. Dựa vào cái thế của một ký giả Mỹ, vừa là một đại úy lực lượng đặc biệt Mỹ trước đây, Mor-rét gặp được Y Bhăm. Ngài cựu chủ tịch FULRO đang ngồi vá chiếc áo vét-tông cũ bị bục chỉ. Lúc này, Y Bhăm đã già, kém sáng suốt. Mọi việc do vợ ông - bà H'Bem - điều hành. Y Bhăm cho biết, ông đang sống trong tình trạng khốn quẫn, cơ cực, không chút tự do. Ngày ngày, Les Kossem cho lính Miên coi giữ rất nghiêm ngặt.


Mor-rét bàn với Y Bhăm việc trở về Tổ quốc. Y Bhăm viết một bức thư bí mật gửi Nay Loét, nói nỗi khổ cực của mình, xin giải thoát, và hẹn tháng 7 năm 1972, Nay Loét cho người sang đón về. Phần tái bút, ngài Chủ tịch xin ông Tổng trưởng gửi cho ít tiền và "cho một ít thuốc lào để vợ tôi ăn trầu".


Ngoài thư kín, Mor-rét còn bảo Y Bhăm viết hai bức thư nhỏ: một gửi Đại sứ Bân-cơ, một gửi Nguyễn Văn Thiệu. Ông ký giả sẽ bàn với Les Kossem cử người chánh thức mang sang cho Nay Loét. Y Bhăm làm theo ngay.


Les Kossem đã suy tính và cử Huỳnh Ngọc Sắng mang hai bức thư này về Việt Nam.

Ngày 8-5-1972, Huỳnh Ngọc Sắng về đến Sài Gòn đưa bức thư, nhờ Nay Loét chuyển cho hai vị trên.

Nhận được thư của Y Bhăm hẹn tháng 7 về, Đại sứ Bân-cơ và Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Nay Loét phải tìm cách giải thoát cho kỳ được. Trước mắt, phải tiếp đón vị biệt phái viên của Y Bhăm là Huỳnh Ngọc Sắng thật nồng hậu. Đồng thời, phải cho cảnh sát đặc biệt theo dõi thái độ và mọi hành tung của y.


Thế là, những màn kịch do Nay Loét đóng để lừa vị biệt phái viên diễn ra khá tế nhị và kín đáo.

Huỳnh Ngọc Sắng được Nay Loét mời ở ngay tư thất của mình, để hai vị liên lạc viên của vị Chủ tịch (một liên lạc viên thời BaJaRaKa và một liên lạc viên thời FULRO) được gần gũi, tâm sự với nhau.

Những bữa tiệc của Bộ phát triển sắc tộc khoản đãi có đủ quan chức và phu nhân dự. Vị biệt phái viên còn đi xe du lịch bóng loáng về thăm quê hương. Đi đến đâu, cũng có tiệc chiêu đãi, có đại biểu các đoàn thể nam, phụ, lão, ấu thăm hỏi; có các đoàn ca vũ Chàm biểu diễn.


Tuy nhiên, tỉnh trưởng Trần Văn Tự cho cảnh sát theo dõi sát từng bước đi của Sắng và báo cáo tỉ mỉ cho Nay Loét.

Thấy được tiếp đón long trọng quá, Sắng tưởng mình là nhân vật quan trọng, càng dương dương tự đắc và định bụng sẽ thông báo cho Y Bhăm tình hình tốt đẹp ở Việt Nam, giục vị cựu Chủ tịch nhanh chóng về nước.

Khi Sắng về Ninh Thuận, Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Trương Kim Cang ở tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nam Vang đến đón Y Bhăm. Biết thế, Les Kossem ngăn chặn ngay, bắt Y Bhăm tuyên bố "tự nguyện ở lại Căm-bốt, phục vụ FULRO".


Bị ép, Nay Loét cố nén bực tức, nhờ Phủ đặc ủy Trung ương tình báo điều tra về nguyên nhân sự thay đổi ý kiến của Y Bhăm. Phủ đặc ủy bí mật lệnh cho Hoàng Minh Mộ tìm cách tiếp xúc với vị cựu Chủ tịch.

Qua bao thủ đoạn khéo léo, thừa dịp Les Kossem ở ngoại quốc, Mộ đã gặp được vị cựu Chủ tịch.

Được hỏi ý kiến về việc trở về hiện nay, Y Bhăm thở dài:

- Ông Kossem đã chánh thức mời tôi ra lãnh đạo FULRO nhân ngày tôi được ông Kossem rước tôi đến phúng điếu đám tang tướng Um Savuk. Tôi trả lời thẳng với ông Kossem rằng, tôi xin chấm dứt liên lụy đến phong trào FULRO và tôi muốn ông Kossem cho tôi được tự do như một công dân bình thường để trở về nguyên quán hầu tiếp nối cuộc đời thường dân. Ông Kossem như không để ý đến sự từ chối của tôi và viện lý do rằng, việc tôi từ chối còn phải chờ anh em trong ủy ban cứu xét. Tôi nói rằng, từ ngày lật đổ tôi đến nay, tôi coi vai trò lãnh đạo phong trào của tôi như bị chấm dứt và chánh anh em trong Ban chấp hành FULRO đã có nhiều kiến nghị đòi Ủy ban tối cao phải khai trừ tôi khỏi các tổ chức của phong trào dù dưới hình thức nào. Vậy tôi không còn tư cách gì để trở lại sinh hoạt phong trào. Hơn nữa, tuổi tôi đã luống, tinh thần bị sút kém, nhân cách đã bị anh em làm sứt mẻ, thiết tưởng con người tôi không còn đủ uy tín như xưa để gánh vác những việc đó.

Y Bhăm ngừng lại thở. Hoàng Minh Mộ hỏi luôn:

- Thế tại sao cụ tuyên bố tự nguyện ở lại phục vụ phong trào?

Y Bhăm lắc đầu buồn bã:

- Ông Kossem bảo tôi: "Ông muốn về nhưng ông Nay Loét và số dân biểu, nghị sĩ cũng như một số công chức ở Sài Gòn không đồng ý cho ông trở về trong lúc này. Ông nên ở lại đây để tiếp tục lãnh đạo phong trào. Ông trở về thì có hại cho phong trào. Mà về làm gì, phải để ông tự vạch áo cho người xem dấu vết chánh trị trên lưng ông". Đấy, ông bảo tôi về sao được?
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:38:32 am »

Được Hoàng Minh Mộ báo cáo lại, Nguyễn Văn Thiệu vui mừng lệnh cho Nay Loét:

- Cứ để vụ FULRO và Y Bhăm chìm dần vào sự lãng quên, không nên đi sâu thảo luận việc này nữa.

Biết Việt Nam Cộng hòa không hài lòng nhưng Les Kossem cóc cần, chỉ e người Mỹ phật ý - Les chỉ thị cho đại tá El Ibrahim liên lạc với Trung tá Trương Kim Cang ở tòa Đại sứ để thăm dò thái độ người Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu.


Đúng như y dự đoán, người Mỹ không thể không quan tâm đến việc này. Ít lâu sau, một ban cố vấn quân sự Mỹ gồm 4 viên đại tá từ Sài Gòn sang Căm-bốt. Viên Trung tướng tùy viên quân sự sứ quán Hoa Kỳ tại Nam Vang dẫn đoàn đi thanh tra vũ khí họ cung cấp cho lữ đoàn 5BB, lữ đoàn 40 và thăm Y Bun Sor.


Vị Tùy viên quân sự hỏi Y Bun Sor một cách xa xôi:

- Ông và FULRO có quan điểm như thế nào về vấn đề đấu tranh khi ngừng bắn ở Việt Nam?

Bun Sor xỉa hai bàn tay trước mặt, nhún vai:

- Tôi là sĩ quan của quân lực Khơ-me, tôi không làm chánh trị nên tôi không có quan điểm gì về việc đó. Hơn nữa, FULRO đã chấm dứt hoạt động từ lâu.

Vị Tùy viên cười khôi hài:

- Ông là người đã đỗ bằng tiến sĩ chánh trị xã hội học và có tin đáng tin cậy là ông đã thay thế ông Y Bhăm làm Chủ tịch FULRO. Thế mà ông lại nói không quan tâm gì đến chánh trị?

Y Bun Sor đỏ mặt, sượng sùng:

- Những tin đó hoàn toàn bịa đặt. Tôi không có tham vọng chánh trị và hiện nay ông Y Bhăm vẫn là Chủ tịch FULRO. Xin mời các quý ông đến tiếp xúc với ông Y Bhăm và sẽ biết rõ quan điểm của FULRO đối với vấn đề ngừng bắn ở Việt Nam.

Phái đoàn cố vấn về Nam Vang. Ngay hôm sau, họ nhờ Ksor Dơh gặp Y Bhăm, khuyến khích vị cựu Chủ tịch FULRO.

Ksor Dơh nói với vị cựu Chủ tịch:

- Ngài nên tìm cách trốn về Việt Nam. Người Mỹ sẽ giúp chúng ta nắm lại FULRO.

Y Bhăm buồn bã:

- Còn ông Kossem, tôi không thể làm khác được, vả lại tôi chán lắm rồi...

Ksor Dơh quả quyết:

- Ông Kpă Dơh nói nếu ngài không đứng ra làm Chủ tịch FULRO, ông ấy sẽ lật Y Bun Sor để làm Chủ tịch, lấy Cao Nguyên và đất Chàm trong tay người Việt Nam.

Y Bhăm tỏ ra thờ ơ:

- Ai lên làm Chủ tịch FULRO tôi cũng thây kệ. Tôi mệt lắm rồi. Tôi chỉ muốn về nguyên quán làm công dân bình thường. Thế mà cũng không được toại nguyện. Thật là khổ tâm cho tôi!

- Còn nếu Kpă Dơh thất bại, người Mỹ sẽ lập người trong nước lên làm Chủ tịch, ông Y Chôn, Y Bliêng chẳng hạn.

Ngày 31-7, Huỳnh Ngọc Sắng từ Ninh Thuận trở về Sài Gòn, đến Bộ phát triển sắc tộc để gặp Nay Loét. Nay Loét tránh mặt, cho trung tá Phiên - Chánh văn phòng Bộ và Nguyễn Công Long - Công cán ủy viên Bộ - gặp Sắng.

Ông Phiên tỏ ra buồn rầu, nói với Sắng:

- Ông muốn hỏi về việc đón Chủ tịch Y Bhăm về nước nhưng tiếc rằng việc đó hiện nay không còn vấn đề gì nữa vì ông Y Bhăm đã thay đổi thái độ, không về nữa rồi.

Huỳnh Ngọc Sắng sững người:

- Tại sao thế?

- Điều đó chúng tôi không biết.

Im lặng một lúc cho đỡ choáng váng, sắng hỏi:

- Hiện nay, không biết các ông sẽ đối xử với tôi thế nào?

Ông Phiên ôn tồn:

- Đối với ông, chúng tôi thiết nghĩ chỉ có hai cách: hoặc đi Căm-bốt, hoặc ở lại Việt Nam. Nếu ông đi Căm-bốt, thì Bộ sẽ can thiệp xin Chánh phủ giúp đỡ phương tiện tới Châu Đốc để ông sang Nam Vang. Nếu ông ở lại Việt Nam, Bộ sẽ phúc nghị lên Chánh phủ xin đồng hóa sĩ quan, giữ cấp bậc FULRO. Chúng tôi cũng không biết rằng Chánh phủ có chấp nhận hay không. Vậy ông về suy nghĩ và trả lời cho chúng tôi biết.

Bơ vơ không nơi nương tựa, không có nơi ăn, chốn ở, ngày hôm sau Sắng đã bực tức viết thư cho Nay Loét:

Yêu cầu "Bộ phát triển sắc tộc thông cảm chu toàn thủ tục hành chánh đặng tôi dễ dàng trở về đời sống bình thường của một công dân sắc tộc".

Nhận thư Sắng, không mong gì hơn, Nay Loét đệ trình Thủ tướng giải quyết cho Sắng về Ninh Thuận và cho mật thám theo dõi, giám sát chặt.

Thấy Sắng vẫn đi gặp gỡ các phần tử FULRO cũ, Phủ đặc ủy trung ương tình báo báo cáo với Trần Thiện Khiêm. Không chút nể nang, và với lời lẽ hết sức gay gắt, Phủ Thủ tướng ra lệnh trục xuất Sắng: "Cho ông Jay Amrang lên Châu Đốc để về Căm-bốt với điều kiện sẽ không bao giờ được phép trở lại Việt Nam Cộng hòa".


Nhưng đã nếm nhiều đòn đau trên đất Căm-bốt, Sắng chọn con đường ít nhục nhã hơn là trốn về Ninh Thuận tìm người móc nối, gây cơ sở, nuôi tham vọng lập ra mặt trận FULRO Champa để tự mình vươn lên vị trí độc tôn, không còn ai chèn ép.


Sắng lên Buôn Mê Thuột nghe ngóng tình hình và tìm hiểu phong trào FULRO Thượng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2022, 06:29:59 am »

16. ÔNG CHÁNH ÁN

Sau khi bị Y Bhăm chiếm mất ghế Phó tỉnh trưởng Thượng vụ Đắc Lắc, Y Bliêng về làm việc ở Phòng chiến tranh tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng. Thực ra đây chỉ là nơi để ông tạm thời nghỉ ngơi, chuẩn bị bước ra nhận một nhiệm vụ mới. Ông hy vọng ngày một ngày hai sẽ lại thay Y Bhăm về làm Phó tỉnh trưởng. Khi Y Bhăm chỉ huy binh lính Thượng nổi loạn, lập FULRO, hy vọng của ông càng lớn. Ông thấp thỏm chờ cái ghế cũ mà ông đã ngồi ấm chỗ bao năm. Nhưng hy vọng của ông cứ héo dần, Y Bhăm đi, nhưng chức đó về tay người khác. Ông buồn phiền đến phát ốm.


Mãi đến tháng 5 năm 1965, cuộc bầu cử các chức vị lãnh đạo Hội đồng tỉnh Đắc Lắc mở ra, ông về và xin ứng cử. Với nhiều mánh lới, ông đã đắc cử và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng tỉnh, một chức khá quan trọng trong hàng ngũ những người lãnh đạo ở địa phương.


Hơn một năm sau, Tòa án phong tục tái lập. Thấy ông làm chánh án thích hợp và được việc hơn, đại tá Frank xếp cho ông chuyển sang làm chánh án Tòa án phong tục liên tỉnh Đắc Lắc - Quảng Đức.

Thế là mơ ước của ông đã thành sự thực, ông đã có địa vị cao và quyền lực lớn. Vì rằng, Tòa án phong tục vốn có lịch sử lâu đời và chỗ đứng vững chãi, quan trọng trong guồng máy nhà nước, có hiệu lực rất lớn đối với nền pháp chế xã hội Thượng Cao Nguyên từ trước đến nay.


Chả thế mà khi bình định xong Cao Nguyên, không nắm được phong tục tập quán người Thượng, Chánh phủ Pháp bỏ Tòa án phong tục, lập Tòa án quốc gia xử các vụ kiện theo luật lệ của người Pháp và người Kinh, người Pháp đã thất bại. Người ta không thi hành và chẳng ai chịu tuân theo quyết định của Tòa án ấy. Người bị phạt vẫn kêu oan mà kẻ thắng kiện cũng không bằng lòng. Mặc cho Tòa án quốc gia tồn tại ở trung ương, ở tỉnh, còn ở các buôn làng, người ta vẫn xử theo tập quán riêng.


Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 17 tháng 6 năm 1929, Chánh phủ Pháp phải tái lập Tòa án phong tục để xử những vụ kiện cáo của người Thượng trên Cao Nguyên.

Sau Giơ-ne-vơ, lên nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm lại bãi bỏ Tòa án phong tục. Một làn sóng công phẫn trào lên đòi tái lập Tòa án này. Việc bãi bỏ Tòa án phong tục là một trong những cái cớ để Y Bhăm kích động, kêu gọi quần chúng ủng hộ phong trào BaJaRaKa.


Sau khi lật đổ Diệm, những người lãnh đạo nền Đệ nhị Cộng hòa, nhất là Nguyễn Văn Thiệu, không thể coi thường Tòa án phong tục. Ngày 22-7-1969, Nguyễn Văn Thiệu đã phải ra quyết định 006/69 tái lập Tòa án phong tục. Từ đó nó trở thành cơ quan xét xử có hiệu lực nhất ở xứ sở này và tồn tại cho đến nay.


Làm Chánh án mơi hơn 2 năm, ông Y Bliêng đã nổi tiếng là người tài giỏi, công minh, vì ông nắm vững các bộ luật của các sắc tộc, nhất là bộ luật Bi-đuê của sắc tộc Ê Đê. Các ký giả ca ngợi ông. Các báo trong tỉnh và cả một số báo trung ương của nhà nước cũng như tư nhân, đã dẫn những vụ kiện để chứng minh sự sáng suốt và tài giỏi của ông.


Có một ông chủ máy xay đặt máy giữa buôn Du. Suốt ngày máy chạy xầm xầm phá tan sự yên tĩnh trong buôn, ông chủ làng thay mặt dân yêu cầu ông chủ máy xay chuyển máy đi. Ông chủ máy xay không chịu, hai ông to tiếng và đánh nhau.


Một hôm, ông chủ máy xay bỗng thấy có một quả lựu đạn gài ở máy của mình. Ông lập tức gỡ và tức tốc kiện lên Tòa án phong tục. Ông cả quyết là ông chủ làng, do bất hòa với ông, đã gài quả lựu đạn đó.

Ông Chánh án nghiên cứu vụ án và nhận ra rằng ông chủ làng không có người đi lính, không có khả năng tìm ra lựu đạn. Ông chủ máy xay lại có một người cháu đi lính công binh. Từ manh mối đó, ông đã tìm ra chứng cớ, tìm ra thủ phạm. Chính ông chủ máy xay đã tự gài lựu đạn để đổ vấy cho ông chủ làng. Ông chủ máy xay bị đưa ra trước tòa. Nguyên cáo thành bị cáo. Ông chủ máy xay chịu phạt, ông chủ làng trắng án.


Người ta khen ngợi Y Bliêng. Tiếng tăm ông Chánh án bay xa.

Ít lâu sau, lại có một vụ xử nữa làm ông thêm nổi tiếng.

Ông Y Bhăn Buôn Yă lên Sài Gòn làm việc cho người Mỹ. Ông đã bỏ vợ là bà H'Ngê Hmôk ở quê để lấy một bà người Mỹ tên là Jên-ni cùng làm việc với ông ở sở Mỹ.

Bà H'Ngê kiện chồng (về tội tình phụ) và bà Jên-ni (về tội cướp chồng) lên Tòa án phong tục. Ông Y Bliêng ngồi ghế Chánh thẩm xử vụ này. Bà Jên-ni thuê ba luật sư người Kinh cãi cho mình. Ai cũng sợ, lắc đầu: "Chơi vào ai chứ chơi vào bà người Mỹ thì chỉ có chết".


Nhận tiền của bà Jên-ni, ba ông luật sư người Kinh điều tra, nghiên cứu hồ sơ rất kỹ. Các ông chung lưng đấu cật với nhau để bênh bà Jên-ni, quyết làm cho bà thắng cuộc.

Trước tòa, luật sư người Kinh nói:

- Theo chúng tôi được biết, trước kia bà H'Ngê đã quyến rũ và ép buộc ông Y Bhăn. Chứng cớ là bà H'Ngê hơn tuổi ông Y Bhăn nhiều. Giờ đây, ông Y Bhăn có quyền bỏ bà H'Ngê.

Y Bliêng bác bỏ lý lẽ trên, điềm tĩnh nói:

- Theo điều tra của chúng tôi, bà H'Ngê đã cưới ông Y Bhăn, có dân trong buôn chứng kiến. Hai chân đã được thoa với máu. Chuỗi hạt đã trình bày, vòng tay đã trao đổi... Hai người đã ăn ở với nhau được 2 con. Theo phong tục Ê Đê, vợ nhiều tuổi hơn chồng là lẽ thường. Anh chết đi còn chuyển vợ lại cho em. Hai bên đã ưng ý và lấy nhau. Ông Y Bhăn bỏ vợ là có tội. Ông Y Bhăn chưa ly dị vợ, bà Jên-ni cướp chồng của bà H'Ngê cũng có tội.


Một luật sư người Kinh lại nói:

- Theo luật pháp của nước Mỹ, bà Jên-ni yêu ông Y Bhăn, hai người tự nguyện lấy nhau, bà Jên-ni được tự do lấy ông Y Bhăn, không có tội.

Ông Chánh thẩm cất cao giọng:

- Bất cứ người nào sống ở nước ngoài cũng phải tuân theo luật lệ của nước mà người đó cư trú. Bất cứ người nào bước chân lên Cao Nguyên, phải tuân theo luật pháp của Cao Nguyên. Bà Jên-ni phải tuân theo luật pháp của Cao Nguyên, Cao Nguyên không xử án theo luật pháp Mỹ.

Ba luật sư người Kinh thua. Tòa tuyên phạt, bắt ông Y Bhăn không được bỏ vợ và phải bồi thường cho bà H'Ngê. Bà Jên-ni cũng không được lấy ông Y Bhăn và phải bồi thường cho bà H'Ngê.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #47 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2022, 06:31:02 am »

Hai vụ đó đã làm ông nổi tiếng nhưng chưa làm ông lừng lẫy bằng vụ thứ ba.

Ông Y hun chết. Gia tài do vợ là bà H'Phơi với 5 con được hưởng. Bố ông Y Hun muốn chiếm đoạt nên đút lót, thuê tiền ông Y Tôn (trước kia từng làm phụ tá Tổng ủy viên tư pháp kiêm Chánh án tòa án FULRO, hiện làm hội viên Hội đồng sắc tộc) và ông Y Bhiu (Phó chủ tịch Hội đồng Đắc Lắc) nhờ giúp đỡ. Cậy quyền thế, hai ông Y Tôn và Y Bhiu đã đến Ty Điền địa Đắc Lắc, móc với ông Trưởng ty, sang tên gia tài của bà H'Phơi cho bố Y Hun. Bà H'Phơi kiện Y Tôn, Y Bhiu và ông Trưởng ty Điền địa lên Tòa án phong tục. Ông Chánh án Y Bliêng lại xử một vụ kiện rắc rối, khó khăn, vì bị cáo là những người đầy thế lực. Với lý lẽ cứng rắn, thẳng thắn, ông Chánh án vạch cho họ thấy làm như thế là thủ đoạn, là trái với luật lệ, tập quán kế thừa tài sản theo mẫu hệ của Cao Nguyên. Hai ông kìa cùng với ông Trưởng ty Điền địa bị phạt.


Từ đó tiếng đồn về ông Y Bliêng càng vang xa. Các ký giả gặp ông, được ông cho ăn uống, quà cáp hậu hĩnh... đã viết bài hết lời ca ngợi ông. Ông trở thành một nhân vật huyền thoại.

Nhận đơn kiện của Rmah Kiel, ông Chánh án Y Bliêng mừng lắm. Ông vừa có dịp trị tên Y Dhắt lâu nay vẫn vênh vang với ông vì cái chức Phó chủ tịch "Phong trào đoàn kết", lại vừa có dịp moi tiền của hai bên. Ông lập tức khởi tố ngay.


Phiên tòa được lập ở Buôn Mê Thuột. Nguyên cáo Rmah Kiel tố Y Dhắt. Bị cáo Y Dhắt tìm mọi lý lẽ cãi lại. Ông Chánh án ở bộ luật Bi-đuê trịnh trọng đọc:

- Tổ tiên, Ông Bà ta đã dạy như sau: "Như đôi lứa H'Bu, H'Biê, gái trai đã yêu nhau và đã tâm đầu ý hiệp.

Chuỗi hạt chúng đã trình bày, vòng tay đã trao đổi, vòng tay bên kia trao cho bên này, vòng tay bên này trao cho bên kia, vòng tay bên trai trao cho bên gái, vòng tay bên gái trao cho bên trai, chúng đã tự ý một mình làm điều này.

Chúng xin cây đa ở đầu mạch nước, cho tròng chân voi lại, cho treo chiêng lên, xin cho chúng được kết hợp vợ chồng như cánh nỏ với thân nỏ.

Lấy nhau thời phải ở với nhau cho đến khi chết, mời rượu thời phải mời cho đến khi rượu trong ché lạt mùi, đánh thanh la 'Kmal' thời phải đánh cho đến khi có người đến thay thế.

Sợ rằng ban đêm thời nó nói một chuyện, ban ngày nó nói một lời, hễ quay lưng là nó tìm chuyện khác.

Nếu người đàn bà có chuyện, người đàn ông có lỗi, thời như con chó tham ăn, phải nuốt quả cà nóng, người hung ác thời phải trừng trị, để người chồng đi cùng người vợ tử tế như thường, để người chồng đi theo sau người vợ, để cả hai cùng đi trên đường đến hàng rẫy tốt như thường.

Chúng vi phạm những lời hứa của người giàu sang về hôn ước thời chúng có tội với người thủ lãnh".

Y Bliêng ngừng đọc, lấy tay lau nước bọt xùi bên mép:

- Chiếu theo luật lệ, tập tục ông bà để lại, mà nhà nước đã cho Tòa án phong tục được phép áp dụng, Tòa tuyên bố:

Bị cáo Y Dhắt đã có vợ là H'Breo, lại còn phạm về tội cướp vợ của Rmah Kiel.

H'Bi đã có chồng là Rmah Kiel lại bội ước, bỏ chồng đi theo Y Dhắt.

Hai người đều có tội.

Tòa tuyên phạt như sau:

- Y Dhắt phải trả vợ cho Rmah Kiel, phải nộp 2 "kõ" cho ngân khố, bồi thường tinh thần cho ông Chánh thẩm 3 "kõ", cho Rmah Kiel một con heo 3 "kõ" và một ché rượu 2 "kõ".

- H'Bi phải bỏ Y Dhắt về với Rmah Kiel và phải bồi thường tinh thần cho ông Chánh thẩm 2 "kõ".

Y Dhắt và H'Bi im lặng nhận tội, không kêu ca gì. Y Bliêng thấy thế, cho rằng Y Dhắt đã hoàn toàn khuất phục trước uy quyền của mình, dương dương tự đắc, lớn tiếng kết luận:

- Mỗi người dân Thượng, sống trên đất nước Cao Nguyên do ông bà bao đời để lại, phải tuân theo tập tục ông bà, phải bảo vệ thuần phong mỹ tục mà ông bà tốn bao xương máu xây đắp nên để xây dựng nếp sống tốt đẹp. Vợ chồng ăn ở với nhau phải chung thủy suốt đời không được bội ước. Kẻ nào làm trái lại sẽ bị trị tội. Tòa án phong tục không tha thứ cho bất cứ kẻ nào phá bỏ tập tục ông bà dù đó là người có quyền cao chức trọng thế nào.

Án đã thành, Y Dhắt và H'Bi hứa sẽ nộp phạt và bỏ nhau để về với vợ xưa, chồng cũ.

Hứa suông thế thôi, nhưng Y Dhắt được vị Tỉnh trưởng che chở, chẳng chịu thi hành. Trát tòa đòi lắm cũng nhàm. H'Bi cũng chẳng về với Rmah Kiel. Thế là Y Dhắt và H'Bi vẫn ung dung sống với nhau.

Án trở thành vô hiệu đối với người có quyền cao chức trọng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2022, 06:32:14 am »

Từ đó Y Dhắt nung nấu căm thù, quyết tìm cách vạch mặt và trị cho Y Bliêng một mẻ. Chiến tuyến giữa ngài cựu cố vấn và ông Đệ nhất Phó chủ tịch "Phong trào đoàn kết" đã dựng lên. Hai ông chỉ nhằm thời cơ diệt nhau. Họ chẳng cần phải chờ lâu, thời cơ đã đến. Vụ kiện ông dân biểu Y Dhé đã mở ra. Đây là một cớ tốt để hai vị đấu đá nhau, xem ai mạnh hơn ai.


Ông cựu Trưởng ban đại diện FULRO Y Dhé nghĩ mình là đại tá, nhân vật quan trọng bậc nhất của FULRO về hợp tác, không làm Tỉnh trưởng Đắc Lắc thì cũng làm Chủ tịch "Phong trào đoàn kết". Ai ngờ, chức Tỉnh trưởng không đến tay, ông đã bực bội; đến khi chức Chủ tịch "Phong trào đoàn kết" lại về tay Y Bling, thiếu tá FULRO, nhân viên của ông nốt, thì Y Dhé càng phẫn uất. Ông chửi bọn Thiệu, bọn Paul Nưr là lừa đảo, là "vắt chanh bỏ vỏ", không biết dùng những người "có tài năng, có tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào".


Ông oán trách người Mỹ là "mang con bỏ chợ". Phản ứng mạnh nhất của ông là không làm gì cho nhà nước, "bất hợp tác" với Chánh quyền. Ông về nhà mở đồn điền cà-phê làm ăn và chờ thời.

Hai năm trôi qua, đồn điền cà-phê đem lại cho ông những món tiền kếch xù, ông dần dần trở nên giàu có.

"Có tiền mua thần Yang cũng được", ông tung tiền ra mua chuộc các quan trong tỉnh, từ Tỉnh trưởng đến các trưởng, phó ty để gây uy thế. Bằng những món tiền và bữa tiệc, chẳng bao lâu, uy tín của ông đã lớn. Hàng ngũ các quan trong tỉnh nằm trong vòng lôi kéo của ông. Ông đã có thể "tuyên chiến" với Y Bliêng, Y Chôn, vì ông cho rằng bọn này đã tâu với Thiệu, gạt ông ra khỏi chức Chủ tịch "Phong trào đoàn kết".


Trong số những người bị Y Dhé lôi kéo, thuộc hàng ngũ trưởng, phó ty, Kpă Kới thân nhất với ông. Nhờ khôn ngoan và thủ đoạn, Kpă Kới leo được lên làm Phó ty Lao động.

"Phong trào đoàn kết" thành lập, ngài Phó ty được chỉ định làm Phó chủ tịch tỉnh bộ. Một năm sau, ngài hạ bệ Chủ tịch tỉnh bộ Y Khỉa và nhảy lên làm Chủ tịch.

Từ ngày lên làm Phó ty Lao động, ngài kiếm được nhiều miếng mồi béo bở. Món bở đầu tiên là những khoản tiền đút lót của những người xin làm nhân viên nhà nước và cả cho các tư nhân. Muốn làm ở một đồn điền, một sở nào ư? Xin nộp tiền. Tùy theo mức độ quan trọng, nặng nhẹ, nhàn hay vất vả, kiếm ăn được hay không... mà nộp. Tiền ít là vài chục ngàn, nhiều là vài trăm ngàn, ngài Phó ty sẽ duyệt cho đi.


Món bở thứ hai là những món đút lót hậu hĩnh của các chủ đồn điền cao-su, cà-phê. Họ đem đến cho ngài hàng bao tải cà-phê, hàng xe gà vịt, hàng ké rượu ngon... để xin mở thêm diện tích canh tác, trồng thêm các thứ cây mới.


Món thứ ba là tiền nộp của các chủ công ty khai thác gỗ. Ngoài ra, ngài còn hùn vốn, lập công ty khai thác gỗ với một thương gia Hoa kiều. Công ty của ngài tha hồ khai thác, chẳng phải thuế má, ngăn cấm gì. Có nhiều nơi ngài khai thác hết trọi, cả khu rừng thành quang lay.


Chức Chủ tịch tỉnh bộ Phong trào đoàn kết, tưởng như chỉ là chánh trị đơn thuần, vô tư phục vụ quần chúng, thế mà ngài cũng biết tận dụng, khai thác để đem lại những món lợi không nhỏ. Đó là việc ngài tham ô tiền quỹ tỉnh bộ phong trào, tiền nguyệt liễm, tiền làm thẻ đoàn viên, tiền ủng hộ của dân chúng... ngài bớt đến một nửa bỏ túi, chỉ nộp cho trung ương một nửa.


Kpă Kới làm ăn rất táo tợn và rất trôi chảy, chẳng ai làm gì được ngài.

Y Dhé quả có con mắt tinh đời, tính toán rất chính xác: người bạn Kpă Kới đã đến lúc rất được việc trên con đường tiến thân của ông.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2022, 06:34:02 am »

Mùa bầu cử dân biểu hạ nghị viện khóa 1971 - 1975 mở, các nhà hoạt động chánh trị, các chánh khách, các nhân sĩ có tên tuổi có dịp đua tài, đọ sức.

Đơn vị ứng cử Đắc Lắc có hai ứng cử viên: Y Chôn và Y Dhé. Hai bông hoa đều đẹp, đều thơm nhưng chỉ được chọn một, vì thế cuộc tranh giành số phiếu trở nên gay gắt, nẩy lửa.

Theo ý vị cố vấn Mỹ lệnh cho ngài tỉnh trưởng, thì hai ông đều "kẻ tám lạng, người nửa cân", ai đắc cử cũng được, vì họ đều phục vụ nước Mỹ ở các dạng khác nhau. Ông Y Dhé thì ở tổ chức FULRO, một lực lượng nắm Cao Nguyên; ông Y Chôn thì ở trong chánh quyền, phục vụ các chánh sách của nước Mỹ. Ngài cố vấn chẳng cần gợi ý, chỉ định ai. Cứ thả sức cho hai con ngựa đua tung vó.


Y Chôn sử dụng vũ khí tuyên truyền, món võ sở trường mà ông đã dùng đánh thắng nhiều địch thủ xây một chỗ đứng vững vàng từ trước đến nay. Nhờ những lời nói, hô hào hùng biện, nhờ những bài báo kêu vang tên ông đã trở thành nhân vật nổi tiếng ở Đắc Lắc, ở toàn Cao Nguyên, và cũng nhờ nó ông đã leo lên chức Phụ tá Tổng trưởng Phát triển sắc tộc.


Những tờ quảng cáo dán chi chít trên tường ở châu thành Buôn Mê Thuột, các quận lỵ và buôn ấp. Ngày ngày, những chiếc ô-tô cắm cờ các màu, dán đầy khẩu hiệu, biểu ngữ, có loa phóng thanh, đi các ngả đường choang choang quảng cáo cho ông như giới thiệu một vở cải lương mới.


Các diễn đàn được lập để ông tự giới thiệu mình và mọi người tâng bốc ông. Màn ảnh vô tuyến truyền hình tối tối hiện lên hình ông với lời phát biểu rất lâm ly tha thiết.

Hàng vạn tờ truyền đơn rải ở các nơi, phát không cho mọi người có hình ông và lời giới thiệu: "Ông Y Chôn ứng cử viên Dân biểu Hạ nghị viện nhiệm kỳ 1971 - 1975. Đơn vị sắc tộc Đắc Lắc.

- Dấu hiệu của ông là: Gia đình con gà chống diều hâu.

(Diều hâu tượng trưng cho đối phương Cộng sản: gia đình gà tượng trưng cho dân tộc đoàn kết).

- Danh hiệu của ông là: Tình thương tạo đoàn kết thắng bạo lực.

- Hoạt động chánh trị và xã hội của ông:

Sáng lập viên và cố vấn các phong trào: BaJaRaKa, FULRO, Ban đại diện đồng bào Thượng, Phong trào đoàn kết, Sáng lập viên và hội trưởng hội "Thân hữu Kinh Thượng".

- Lập trường tranh đấu của ông là: đòi thực thi cho toàn thể đồng bào Kinh Thượng một đời sống ấm no, công bằng và tự do dân chủ "với hình thức ôn hòa và bất bạo động.

Ông rất tin tưởng vào những lời quảng cáo. Tiền ném vào việc tuyên truyền lên tới hàng triệu.

Giới bình luận thời sự tha hồ đua nhau bàn tán, đánh cá. Chẳng ai dám cá Y Chôn thua cuộc.

Y Dhé biết mình kém uy tín chánh trị hơn Y Chôn nên sử dụng luôn cả hai vũ khí.

Vũ khí đầu tiên, ông cũng tuyên truyền, quảng cáo.

Ông lấy dấu hiệu là: Cái gùi. (Cái gùi tượng trưng cho đức tính cần cù, giản dị, suốt đời gắn bó với đồng bào dân tộc).

Ông cố nhấn mạnh vai trò bốn năm xuất dương sang Căm-bốt làm cách mạng FULRO, đấu tranh cho quyền lợi dân tộc. Ông nhắc đi nhắc lại thời kỳ làm Trưởng ban đại diện FULRO, ông đã hy sinh vì dân tộc, chịu cực nhục, kiên trì đấu tranh giành thắng lợi.


Đấy không phải là vũ khí chính. Vũ khí sở trường của ông là tìm cách lôi kéo cử tri bằng tiền.

Ông tung tiền ra nhờ Kpă Kới vận động các đoàn viên "Phong trào Đoàn kết". Tiền thưởng cho Kpă Kới và các nhân viên sẽ tính theo số các cử tri. Ông hứa sẽ giết bò khao các đoàn viên Phong trào khi đắc cử và thưởng tiền cho những ai bỏ phiếu cho ông.


Theo quy định của "Phong trào Đoàn kết", ông Chủ tịch tỉnh bộ phải cổ động cho ứng cử viên là đoàn viên Phong trào. Như thế Kpă Kới phải vận động cho Y Chôn vì Y Chôn là cố vấn Phong trào. Nhưng đã ăn tiền của Y Dhé, Kpă Kới giẫm lên quy định trên, không vận động cho Y Chôn mà vận động cho Y Dhé.


Tất cả điều đó mới chỉ làm cho cán cân giữa hai ứng cử viên cân bằng, chưa đủ sức làm cho Y Dhé thắng tuyệt đối. Cần phải có một biện pháp mạnh mẽ hơn, chắc chắn hơn.

Y Dhé và Kpă Kới lại bàn bạc. Các ông tìm được một cách rất hiệu nghiệm: mua chuộc ban bầu cử để đánh lận phiếu.

Giá cả đã được ngã, mọi tính toán và kế hoạch đã được định liệu. Thế là khi kiểm phiếu, ban tổ chức đã tìm nơi sơ hở nhất để đánh lận. Họ đã tìm ra nơi đó là quận Lạc Thiện, một vùng xa xôi hẻo lánh. 1.400 phiếu của Y Chôn bị ỉm đi, làm cho cán cân nghiêng hẳn về phía Y Dhé.


Mọi dự đoán bị đảo ngược. Y Dhé thắng Y Chôn, lên làm Dân biểu Hạ nghị viện, "đại diện cho dân chúng toàn tỉnh Đắc Lắc, luận bàn những vấn đề tối yếu của quốc gia, đem tiếng nói của các công dân trong tỉnh góp với toàn quốc". Y Dhé trở thành ông nghị danh tiếng lừng lẫy. Năm 1971 ông được bầu làm ủy viên Ủy ban canh nông; Năm 1973, ủy viên Ủy ban ngân sách và tài chánh của Hạ viện.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM