Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:16:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: FULRO - Tập đoàn tội phạm  (Đọc 17391 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:22:18 pm »

3. CHỌN KẺ PHẤT CỜ

Chiếc máy bay từ từ hạ cánh xuống phi trường Buôn Mê Thuột. Ngài Đệ tam tham vụ tòa đại sứ Mỹ Beachner đĩnh đạc bước xuống. Một chiếc xe bịt mui kín lao ngay đến bên máy bay. Đại tá Freund – Cố vấn vùng II chiến thuật kiêm chỉ huy “lực lượng đặc biệt Mỹ” tại Cao Nguyên  – vội vã đón ngài Tham vụ về trụ sở Bộ chỉ huy Sư đoàn 23 bộ binh.
   
Ngài Đệ tam tham vụ, với tư cách là biệt phái viên của ngài Đại sứ, cùng vị đại tá bí mật bàn luận.
   
Ngài Tham vụ chậm rãi:
   
- Ngài Đại sứ báo cho biết, Les Kossem đã cử liên lạc về miền cực Nam Trung phần và Cao Nguyên. Ta không thể để cho bọn Miên, bọn Khánh hay bất cứ bọn ngoại lai nào khác nắm Cao Nguyên được! Từ Cao Nguyên chúng sẽ lập hành lang với Căm-bốt, qua tên Xi-ha-núc, Les Kossem bắt tay với bọn Pháp. Như thế Cao Nguyên sẽ tuột khỏi tay ta! Điều đáng lo ngại nữa là hiện nay tên Y Bih, Phó chủ tịch Mặt trận giải phóng của Việt Cộng, kiêm Chủ tịch Phong trào tự trị Tây Nguyên có uy tín ghê gớm, đang đòi lôi kéo các sắc dân Thượng về phía chúng!... Ngô Đình Diệm trước kia cũng như Nguyễn Khánh hiện nay không đủ khả năng đánh bại uy tín của Y Bih!... Thế là đã có sức ép cả bên ngoài và bên trong của bọn Miên, bọn Pháp cũng như của Việt Cộng!... Cao Nguyên đặt chúng ta trước một tình huống báo động!
   
- Thưa ngài – Freund rụt rè – giải pháp hữu hiệu của ta cứu vãn Cao Nguyên là như thế nào?
   
- Giải pháp hữu hiệu nhất của ta, theo ngài Đại sứ là phải nắm lấy Cao Nguyên.
   
Ngài đại tá chưa hiểu, hỏi lại:
   
- Thưa ngài, từ trước đến nay, ta chẳng nắm Cao Nguyên là gì? Sự hiện diện của hàng ngàn chiến sĩ  “lực lượng đặc biệt Mỹ”, của hàng ngàn cố vấn ở Cao Nguyên chẳng đã chứng minh điều đó hay sao?
   
- Đúng, ta đã có nắm Cao Nguyên bằng quân đội. Nhưng chưa đủ. Cần tạo một thế lực chánh trị cho người Thượng ở Cao Nguyên rồi ta sẽ nắm lấy thế lực đó “Cao Nguyên hóa chiến tranh” như “Việt Nam hóa chiến tranh”.
   
Freund gật gù:
   
- Cao Nguyên hóa chiến tranh…
   
- Ông là người chỉ huy tối cao ở Cao Nguyên, ông thấy ta nên chọn ai làm thủ lĩnh ở đây?
   
Freund lim dim đôi mắt màu hạt dẻ rồi tỏ ra đắc ý:
   
- Nhân vật số một của Cao Nguyên hiện nay là Y Bliêng. Đó là thủ lãnh có nhiều uy tín trong đồng bào Thượng. Hắn khôn ngoan và trung thành với các bạn đồng minh. Và điều quan trọng, hắn tỏ ra thức thời. Qua bao thăng trầm của lịch sử Cao Nguyên, hắn vẫn đứng sừng sững như cây kơ-nia.
   
Rồi không rõ là để khoe năng lực chánh trị của một quân nhân trước ngài Đệ tam tham vụ, hay là để quảng cáo cho con chủ bài mình tiến cử, mà đại tá Freund sôi nổi trình bày cả một lịch sử của Y Bliêng:
   
- Hắn là người rất khôn khéo, gió chiều nào che chiều ấy, vì thế, qua bao chế độ thống trị, hắn vẫn giữ cương vị cao trong ngạch chánh quyền của tỉnh Đắc Lắc này.
   
Thời Pháp, bọn Gô-loa cho hắn học trường Trung học Qui Nhơn. Tốt nghiệp, hắn được vào làm thư ký Tòa sứ Đắc Lắc. Hắn là một viên chức mẫn cán, tận tụy hết mực với mẫu quốc Pháp.
   
Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, hắn cùng với các tên Y Bih Aliô, Y Ngông, Y Vang, Rmah Bai, Y Nuê… tham gia Việt Minh. Hắn tỏ ra là một cán bộ cách mạng hăng hái tận tụy, nên được Việt Minh cho ra Hà Nội học lớp quân chính cấp tốc. Trở về, được cử làm Ủy viên quân sự kiêm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Cứu quốc quân Đắc Lắc.
   
Pháp tái chiếm Đắc Lắc, bắt hắn bỏ tù. Không biết đút lót, chạy chọt thế nào, mà đùng một cái, hắn thoát ra khỏi nhà tù chật chội, bẩn thỉu để về làm quận trưởng Buôn Hồ, một quận giàu có. Dân ở đây đông, đồn điền cà phê, cao su bạt ngàn. Nhiều người đút lót tiền triệu cũng không được giữ cái chức béo bở này. Sau Giơ-ne-vơ, ta thay Pháp đưa Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, cứ tưởng hắn bị Diệm thải về vườn, nhưng không, hắn bước theo ngay Diệm và hăng hái xả thân xây dựng nền “Đệ nhất cộng hòa”. Hắn dẫn linh mục Nguyễn Viết Khai đi tìm đất lập dinh điền cho đồng bào Công giáo vừa di cư vào. Hắn còn đi khắp buôn làng, giải thích “chánh sách dân tộc vô cùng sáng suốt và đúng đắn” của Ngô tổng thống. Hắn hăng hái thuyết trình, xin ứng cử đại biểu quốc hội, hứa sẽ không tiếc sức mình tranh đấu tiêu diệt ba kẻ thù: “Cộng sản, chậm tiến và chia rẽ”. Vì vậy hắn được Tôn Thất Hội – đại biểu Chánh phủ ở Cao Nguyên Trung phần – đệ trình với Diệm ban cho “Đệ ngũ đẳng bảo quốc huân chương” và phong làm Phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Hắn là người Thượng đầu tiên trên Cao Nguyên được giữ chức vụ cao như thế.
   
Chúng ta hạ thằng Diệm, Y Bliêng lại cất lời lên án chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, phát xít. Hắn một lòng một dạ ủng hộ “Cách mạng”. Dương Văn Minh cho hắn giữ chức vụ cũ. Hắn hăng hái theo Minh.
   
Ta cho Nguyễn Khánh thay Dương Văn Minh, Y Bliêng chạy ngay theo Khánh. Hắn lại được giữ nguyên chức Phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Cho đến nay, Y Bliêng quả là một tên trung thành rất mực với ta.
   
Một tiểu sử như vậy tưởng đâu dễ làm cho Beachner xiêu lòng. Không ngờ ngài Đệ tam tham vụ nhún vai một cách chán chường:
   
- Đúng, Y Bliêng rất mực trung thành!... Nhưng trung thành quá! Trung thành một cách lộ liễu! Như thế, không phù hợp với xu hướng chọn người của ta hiện nay, nhất là đối với dân tộc Việt Nam này. Chúng ta phải chọn một tên nào đó có đôi chút son phấn về tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh chống sự thống trị của chánh quyền bọn Kinh. Phải tỏ ra có bản lãnh một chút, đối lập với chánh quyền hiện hữu một chút. Một chút, dù một chút thôi nhưng rất cần để bọn dân nghèo theo hắn.
   
Freund ngã mình ra phía sau cười khùng khục trong cổ họng:
   
- Thưa ngài, tìm đâu ra loại người ấy? Ở cái đất này, trừ tên Y Bih theo Cộng sản ra, đốt đuốc bảy ngày cũng không tìm thấy một tên có tinh thần dân tộc. Có tên nào dám đứng ra đấu tranh chống lại cường quyền, bạo lực của bọn Kinh? Tên nào cũng an phận, giữ cái ghế và cái đầu, chức vị và đồng lương, không dám hó hé gì đâu.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:24:19 pm »

Beachner mỉm cười chìa ra trước mặt Freund một tờ giấy, nét chữ đánh máy đen, sắc đậm. Ngài tham vụ có vẻ tự đắc:
   
- Ấy thế mà tôi đã tìm ra một tên như thế đó. Xin mời ngài bớt chút thì giờ đọc lá đơn này.
   
Freund rướn đôi lông mày rậm, cầm tờ giấy, chăm chú đọc
   
Kính thưa ông Đại sứ.
   
Chúng tôi là đại diện các sắc dân Thượng trên vùng Cao Nguyên và nhân danh dân tộc chúng tôi, đến kính cẩn thỉnh nguyện đặc ân sau đây:
   
Dưới thời Pháp thuộc, xứ chúng tôi vẫn được độc lập như chế độ phong kiến.
   
Khi còn là bá chủ, người Pháp đã bình định xứ sở, hủy diệt chế độ tôi mọi và thiết lập chế độ “Hoàng triều cương thổ” .
   
Trong trận chiến đấu vừa qua, chúng tôi đã chiến đấu với Nhật Bản rồi Việt Cộng để bảo vệ tự do và quyền lợi. Những sự tranh đấu ấy, chúng tôi phải trả một giá rất đắt về sanh mạng cũng như tài sản nhưng rồi thử hỏi chúng tôi đã gặt hái được gì sau hai trận chiến ấy?
   
Khi hòa bình trở lại, chúng tôi hy vọng có sự độc lập riêng biệt cho chúng tôi, những sắc dân Thượng. Nhưng trái lại, chúng tôi đã đổ máu cho người Việt Nam và chúng tôi vẫn bị họ cai trị nên chúng tôi cảm thấy thật là bất công theo định luật thiên nhiên.
   
…Kính thưa ông Đại sứ, từ trước tới nay, chúng tôi hằng mong ước ân huệ được cứu xét hay cho nghiên cứu về hoàn cảnh của nước chúng tôi nếu ông thấy là quan trọng và cần thiết để chúng tôi được độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khối liên hiệp của một cường quốc khác như Mỹ hay Pháp chẳng hạn.
   
Mọi quốc gia đều có thể văn minh khi được độc lập và người ta có thể được độc lập trước khi văn minh. Nhứt là lúc này nếu chúng tôi được có ở bên cạnh một sự dẫn dắt tốt và một hậu thuẫn chắc chắn. Mà hậu thuẫn nào ngoài nước Mỹ, một cường quốc lúc nào cũng thích giúp đỡ những quốc gia nghèo và yếu.
   
Trong trường hợp của nước chúng tôi, nếu có sự can thiệp của cường quốc như vậy, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có một quốc gia và nền độc lập riêng của chúng tôi.
   
…Do đó chúng tôi coi việc này không phải là việc nội bộ giữa Việt Nam và Cao Nguyên nữa.
   
Trong khi chờ đợi những kết quả tốt đẹp cho nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi mong ông Đại sứ nhận nơi đây lòng thành kính của chúng tôi và phúc đáp cho chúng tôi nội trong năm nay.
   
Y Bhăm Enuôl và 16 đại diện.

   
Đọc xong lá đơn, Freund ngẩn lên nhìn ngài Tham vụ, cười hóm hỉnh:
   
- Chắc ngài muốn chọn tác giả của lá đơn này?
   
Đến lượt ngài Tham vụ thao thao bênh vực con chủ bài của mình.
   
- Đúng! Những lập luận của hắn về quốc gia, dân tộc chứng tỏ hắn chẳng có kiến thức gì về công pháp quốc tế, nhưng chúng ta đâu cần bàn đến những điều rắc rối ấy?... Chúng ta chỉ cần một tên cầm cờ để Cao Nguyên hóa chiến tranh kia! Cân nhắc về mặt này, thì Y Bhăm không khác Y Bliêng gì mấy. Cũng thuộc sắc dân Ê Đê. Cũng được đào luyện trong lò của bọn Gô-loa (chắc ngài biết, Y Bhăm học trường Canh nông thực hành tại Tuyên Quang), năm 1945, cũng tham gia Việt Minh. Cũng bị Pháp bắt giam khi trở lại chiếm Cao Nguyên. Cũng được Pháp thả ra cho làm cán sự ở Ty Canh nông. Cũng được Diệm cho làm Phó ty Canh nông Plei Ku.
   
Nhưng Y Bhăm khác với Y Bliêng về tư cách cá nhân. Y Bliêng gả đứa con gái cả H' Lưm cho tên chủ đồn điền Pháp, làm cho những người dân Thượng khinh ghét. Còn Y Bhăm có bộ mặt tư cách khá sạch sẽ. Về quá trình hoạt động, Y Bhăm được khoác một ánh hào quang khá rực rỡ. Năm 1958, biết rõ bọn công chức tay chân còn luyến tiếc Pháp, ức với Diệm, bọn tình báo Pháp, thông qua các chủ đồn điền cao su, cà phê (trong đó có thằng chủ đồn điền Rossi và tên Pôn Séc – giám mục tòa thánh Công Tum) đã móc nối, kích động Y Bhăm dùng bọn viên chức lập tổ chức BaJaRaKa. Y Bhăm vốn là tên tham địa vị cá nhân, lại nóng tính, đang ức với ta và Diệm liền đứng ra lập BaJaRaKa đấu tranh với Diệm. Tòa Đại sứ ta đã cử sĩ quan CIA FranChis, nghi trang thành chuyên viên săn bắn, về Buôn Mê Thuột gặp Y Bhăm và đồng bọn để thăm dò. Ta đã biết rõ ý đồ của bọn Pháp là xúi giục số này chống Diệm. Lợi dụng sự can thiệp của ta để đòi tự trị, tách Cao Nguyên ra khỏi Việt Nam và chịu ảnh hưởng Pháp.
   
Lá đơn ông vừa đọc là của Y Bhăm gửi ta vào thời ấy. Chúng còn gửi đơn cho Liên hiệp quốc, Đại sứ Pháp, Anh… Ta biết rõ âm mưu thật sự của chúng nên đã ra lệnh cho Diệm bắt giam bọn cầm đầu, kể cả Y Bhăm. Sự kiện này đã làm cho Y Bhăm nổi lên như một lãnh tụ của đồng bào Thượng. Một điểm khá quan trọng. Y Bhăm là bạn cùng trong tổ chức BaJaRaKa với Y Bih. Chỉ có Y Bhăm mới hòng tranh giành ảnh hướng với Y Bih, lôi kéo dân chúng Thượng về phía chúng ta.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:26:33 pm »

Freund không nhún vai vẻ khinh miệt kiểu Beachner. Viên đại tá cười lớn tiếng, lật tẩy luôn quân chủ bài.
   
- Tôi tưởng ngài Tham vụ chọn một con người có đầu óc độc lập dân tộc lớn lao gì kia chứ! Ai ngờ cũng chỉ là một kẻ sẵn sàng bán Tây Nguyên cho chủ mới miễn là ông chủ này giúp được mình độc chiếm quyền lợi Cao Nguyên không cho bọn Kinh chia sẻ!
   
Beachner chỉ đầu xì gà vào trán Freund cười dọa:
   
- Thế ông Tư lệnh muốn tìm một con người có đầu óc dân tộc thật sự à? Còn khối kẻ ra đấy… Trong bọn Thượng Vixi!
   
Hai đứa cười xòa. Hồi lâu, Freund mới nghiêm chỉnh nói:
   
- Thưa ngài, nếu tôi không lầm thì Y Bhăm vẫn đang nằm trong nhà giam của Nguyễn Khánh?
   
- Đúng. Hắn ta đang bị Khánh giam, nhưng ngài Đại sứ đã quyết định thả ngay. Và đây mới là điều quan trọng, đưa hắn ta thay thế Y Bliêng làm Phó tỉnh trưởng Thượng vụ để tạo dần uy tín và thế lực… Dân chúng Thượng lạc hậu, sau này nghe nói có vị quan to ra lãnh đạo là họ theo ngay.
   
Freund không khỏi ngạc nhiên. Đưa một viên chức của Pháp đang ngồi tù ra thay một tên rất mực trung thành với mình, đang làm đến chức Phó tỉnh trưởng Thượng vụ, ngài Đại sứ và ngài Tham vụ này lẫn rồi sao?
   
- Thưa ngài, – Freund băn khoăn – tôi không tin là Y Bhăm sẽ trung thành với ta như đã trung thành với bọn Pháp.
   
Beachner cười, tỏ vẻ khinh miệt tên đại tá võ biền.
   
- Thưa đại tá – Beachner dịu giọng lý giải – Y Bhăm vốn là kẻ ham tiền và địa vị. Đã chịu làm tay sai thì Pháp hay ta không quan trọng. Cái quan trọng là chủ nào giàu có hơn!
   
Ngài Tham vụ cười khành khạch, tự nhấm nháp câu triết lý rồi tiếp:
   
- Đưa Y Bhăm thay Y Bliêng làm Phó tỉnh trưởng là việc làm bước đầu. Còn các bước sau, ngài Đại sứ sẽ có lệnh tiếp. Vì sự nghiệp của nước Mỹ, mong ông hoàn thành các công vụ một cách kín đáo, tốt đẹp. Bây giờ việc đầu tiên, ông hãy gặp Y Bliêng giải thích cho hắn ta hiểu, an ủi và khuyên bảo hắn hãy tin ở chúng ta. Chúng ta không bao giờ bỏ rơi bầu bạn!

*
*     *
   
“Hãy đốt lửa lên! Hãy tập hợp mọi người lại! Hãy kêu gọi anh em “tlang” , dân chúng trong làng, những người cháu trai và cháu gái, những bà mẹ của những người này, những người cha của những người kia, những người ông và những người bà, những người góa phụ, những người con rể nghèo, tất cả những người mà cha mẹ đã qua đời. Hãy tập hợp tất cả họ lại ở giữa làng!
   
Ở dưới người ta hãy thảo luận đi! Ở trên người ta hãy thảo luận đi! Những người chị em gái, hãy thảo luận với những người anh em trai đi! Mọi người phải được hỏi ý kiến!
   
Người chúng ta thích nhất là đâu? Muốn ai sẽ là cây đa ở đầu mạch nước, là cây vả ở đầu làng, là người trông coi con cháu trong làng?
   
Mọi người hãy nói ra. Đừng có giấu cái muổng, đừng có giấu lời nói”.

   
Y Dhơn Adrơng, hiệu trưởng trường Tiểu học Lạc Thiên, đọc xong, ngẩng lên nhìn các đại biểu đang ngồi quây quanh những ché rượu trong căn nhà sàn dài, sâu hun hút. Đó là đại biểu của viên chức các công sở, của quân nhân các đồn biên giới, của các buôn. Họ mặc đủ kiểu. Các đại biểu viên chức thì com-lê, ca-vát, mũ phớt. Các đại biểu quân nhân thì quần áo rằn ri dày cộp, lấm lem đất đỏ. Đại biểu các buôn thì mình trần đen bóng, đóng khố màu sặc sỡ. Phần đông là viên chức. Ngồi quanh dãy ché rượu đầu là các ông: Y Dhé Adrơng (nhân viên Hạt thủy lâm Buôn Mê Thuột), Y Nuỉn Hmok (giáo viên tiểu học buôn Kram), Ywik Buôn Yá (giám thị dân y viện Buôn Mê Thuột), Y Hét Kpơr (giám thị trường trung học Cao Nguyên), Y Tluôp Kpơr (cán sự công chính Đắc Lắc)…Mặt người nào người nấy đỏ gay. Họ vừa uống xong một lượt rượu cần. Dãy ché rượu còn sực nức mùi men thơm thơm, say say. Họ vừa hút rượu, vừa bàn bạc như thói quen từ trước đến nay.
   
Ông Y Dhơn dõng dạc:
   
- Xin mời các vị đại biểu cho ý kiến. Ta bầu ai đứng đầu làm chủ tịch phong trào?
   
Y Nuỉn Hmok nhả rượu cần, đứng lên:
   
- Lãnh đạo cả một phong trào đấu tranh của các sắc dân trên toàn Cao Nguyên này phải là người có uy tín lớn lao, có nhỡn quang chánh trị sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng… Người đó hiện nay, theo thiển kiến của tôi, không ai khác ông Y Bhăm Enuôl. Ông là chủ tịch của phong trào BaJaRaKa, dám đấu tranh với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông đã được rèn luyện suốt 5 năm trong nhà tù khủng khiếp của họ Ngô. Ông xứng đáng là “cây đa ở đầu mạch nước, cây vả ở đầu làng!”. Ông sẽ là lãnh tụ tối cao, là vị cứu tinh của các sắc dân Thượng chúng ta!
   
- Y Bhăm! Y Bhăm! – Tiếng hô nổi lên rầm rầm. Những cánh tay đen bóng, gân guốc giơ lên trong ánh đuốc thắp bằng giẻ tẩm dầu.
   
Chờ tiếng hô ngớt, Y Dhơn nói to:
   
- Ông Y Bhăm sẽ là lãnh tụ tối cao của chúng ta, là vị chỉ huy phong trào giải phóng dân tộc trên toàn cõi Cao Nguyên yêu quý của chúng ta. Xin mời ông ra mắt và phát biểu cảm tưởng trước các đại biểu!
   
Từ giữa căn nhà, một người chạc 50 tuổi, mặc một bộ com-lê màu nâu, mái tóc chải mượt, tươi cười đứng dậy và đi lên phía trước. Tiếng sàn nứa rào rạo xen lẫn tiếng reo: “Ama Hni! Ama Hni!” .
   
Y Bhăm trịnh trọng giơ tay chào mọi người, dõng dạc tuyên bố mấy lời bài bác người Kinh và hô hào tranh đấu.
   
Cả căn nhà vang lên tiếng hoan hô.
   
Y Bhăm cùng các đại biểu họp bàn, lấy danh xưng, tôn chỉ, mục đích và bầu ban chấp hành của mặt trận. Cái tên mặt trận gây nhiều rắc rối. Tây Nguyên có đến hàng chục sắc tộc. Biết dùng thứ tiếng gì để đặt tên, liệu ai biết đến? Thôi thì hãy đặt cho nó một cái tên Pháp. Thế là mặt trận khai sinh chính thức với cái tên Fa-lang-sa.
   
“Front de libération des Hauts Plateaux”  (viết tắt là FLHP)
   
Ban chấp hành thì dễ thôi, vì đã được sắp đặt trước từ một cao ốc nào đó, dĩ nhiên vai cầm đầu là quan trọng: Y Bhăm làm chủ tịch, Y Dhơn làm phó chủ tịch.
   
Các vị đại biểu đều tỏ ra hoan hỉ, hăng hái. Họ quây lại dãy ché rượu. Bò đã giết xong. Những xảo thịt đầy ụ, lót lá chuối được bưng lên. Họ hút rượu cần, nhắm thịt bò, cười nói râm ran. Khí thế hừng hực.
   
Bỗng có ba phát súng nổ phía đầu buôn báo hiệu có lính Sài Gòn tuần tra. Họ lặng lẽ tản khỏi căn nhà, biến vào cánh rừng bao quanh buôn. Đêm tối im lìm.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:28:59 pm »

4. TRẬN ĐỔ MÁU NGÀY 20-9-1964

Tại biệt điện Bảo Đại ở Buôn Mê Thuột.
   
Nguyễn Khánh đi đi lại lại, mặt đỏ lựng lên vì tức giận. Trong phòng, Đặc ủy trưởng Phủ đặc ủy trung ương tình báo Đoàn Bá Nhiên và Chỉ huy trưởng tình báo Cao Nguyên Trung phần Lê Đình Chỉ mặt tái mét, lo sợ chờ đợi. Nguyễn Khánh giằn giọng:
   
- Các anh làm việc quá tồi. Một tổ chức nguy hiểm như thế lập ngay trước mũi mà không biết à?
   
Đoàn Bá Nhiên đánh bạo nói:
   
- Thưa Trung tướng, ông Lê Đình Chi đã cử Y Tỉm Mlô cùng đội công tác “T313-Đắc Lắc” theo dõi chúng. Y Tỉm cho biết chúng được ông Freund, Cố vấn tư lệnh vùng II chiến thuật, giúp đỡ. Ông Freund tìm mọi cách ngăn cản hoạt động của T313. Mặc dù gặp trở ngại như thế, nhưng Y Tỉm vẫn biết được hiện nay tổ chức của Y Bhăm hoạt động rất ráo riết, rải truyền đơn kêu gọi binh lính và dân chúng Thượng chống lại “thực dân Kinh”. Chúng đang chuẩn bị một cuộc nổi loạn để gây sức ép dư luận, hòng tách Cao Nguyên thành một quốc gia tự trị trực tiếp do Mỹ nắm. Vì vậy khó khăn lớn nhất của ta là sự can dự của người Mỹ, trực tiếp là ông Freund.
   
- Người Mỹ, người Mỹ là thế đó! Đúng là thời gian gần đây, họ đã nói gần nói xa, vừa gợi ý vừa dọa dẫm để buộc ta nhượng bộ giao Cao Nguyên cho bọn mọi! Không đời nào, không đời nào tôi giao! “Ai nắm được Cao Nguyên, người đó sẽ thắng ở Đông Dương”, người Pháp đã nói vậy. Giao Cao Nguyên cho chúng thì chỉ có là tự sát! Các ông cho biết âm mưu sắp tới của bọn chúng?
   
Lê Đình Chi thưa:
   
- Thưa Trung tướng, cuộc nổi loạn xem chừng khó tránh khỏi. Ngoài ra, theo nguồn tin của Y Tỉm, Y Bhăm còn ráo riết chuẩn bị quan hệ với bọn Căm-bốt, tìm đồng minh lâu dài hoặc làm chỗ dựa nếu cuộc nổi loạn thất bại!
   
Nguyễn Khánh giật mình lo ngại:
   
- Liên hệ được với bọn Căm-bốt thì chúng sẽ gây nhiều trở ngại lắm. Phải cử ngay người sang Căm-bốt, phá tan sự câu kết ấy đi!
   
Đoàn Bá Nhiên gọi Hoàng Minh Mộ – một nhân viên tình báo người Chàm – vào ngay. Hoàng Minh Mộ cúi chào Nguyễn Khánh, chờ đợi.
   
Đặc ủy trưởng tình báo hỏi Mộ:
   
- Anh biết Les Kossem không?
   
- Dạ, thưa Đặc ủy trưởng, tôi biết. Thiếu tá Les Kossem cũng là người gốc Chàm.
   
Đoàn Bá Nhiên gật đầu:
   
- Đúng, chính vì thế mà tôi gọi anh. Nghe đây, anh được Trung tướng cử sang Căm-bốt gặp hắn.
   
Mộ quay sang Nguyễn Khánh cúi đầu:
   
- Tôi rất vinh hạnh được Trung tướng giao công vụ!
   
Nguyễn Khánh nhìn Mộ:
   
- Đây là một việc tối mật. Anh sang Căm-bốt gặp Les Kossem, thuyết phục hắn lôi kéo Xi-ha-núc, làm thế nào để Xi-ha-núc bắt tay với chúng ta, không giúp đỡ Y Bhăm. Anh vạch cho chúng thấy rằng Y Bhăm và tổ chức FLHP là do Mỹ nặn ra. Xi-ha-núc đang oán Mỹ. Hắn dễ chơi xỏ Mỹ một vố bằng cách không để cho chân tay của Mỹ ăn nên làm ra. Mặt khác anh tìm cách lọt vào hoạt động bí mật và lâu dài trong hàng ngũ Les Kossem. Anh là người Chàm, chắc dễ làm tốt việc đó.
   
- Xin tuân lệnh Trung tướng.
   
Hoàng Minh Mộ lui ra. Tìm người của Les Kossem phái về hoạt động ở cực Nam Trung Bộ, đối với Mộ không khó gì. Chỉ vài ngày sau, Mộ đã bắt liên lạc với Đặng Văn Thủy và được tên này dẫn sang Nam Vang.
   
Ngày 5 tháng 4 năm 1964, Mộ tới Nam Vang gặp Les Kossem. Không ngờ Les cao tay hơn – y đã khơi động tinh thần dân tộc hẹp hòi và lòng hận thù người Kinh của Mộ. Những món tiền lớn Kossem thưởng càng làm Mộ tối mắt thêm. Thế là, Mộ bí mật tham gia FLC của Les nhưng bề ngoài vẫn giữ vai một nhân viên Phủ đặc ủy trung ương tình báo của Khánh, tuy nhiên ý đồ của Khánh, Mộ vẫn bàn với Kossem thực hiện. Les trình yêu cầu của Nguyễn Khánh lên Xi-ha-núc. Vị đứng đầu nhà nước Căm-bốt phân vân. Cái thế của Việt Nam Cộng hòa mạnh hơn. Nhưng địa bàn Tây Nguyên đối với ông vua Căm-bốt nhiều tham vọng này thì rất hấp dẫn… Ông đang chưa biết ngả về bên nào, thì may mắn sao, chính họ lại tự dẫn thân đến. Phái đoàn của FLHP do Y Sênh Niê, Y Bun Sor dẫn đầu, sang Nam Vang vận động Căm-bốt giúp đỡ Cao Nguyên.
   
Les Kossem vẫn là người môi giới.
   
- Thưa Quốc trưởng, FLHP muốn làm loạn gây sức ép đòi tách Cao Nguyên ra khỏi Việt Nam, lập quốc gia tự trị. Nhưng họ biết không đủ sức chống lại Nguyễn Khánh nên yêu cầu ta trợ giúp.
   
- Ông thấy ta nên trả lời thế nào?
   
Chưa hiểu tim đen Quốc trưởng nên Les Kossem đành cứ thăm dò:
   
- Thưa Quốc trưởng, Nguyễn Khánh đường đường đại diện cho một Quốc gia tiên tiến, còn Y Bhăm chỉ là một người man rợ. Bắt tay Khánh ta được tiếng nhưng sợ hắn ngoạm luôn cánh tay ta. Bắt tay Y Bhăm ta mất tiếng nhưng hi vọng có cơ ngoạm được cánh tay hắn…Kẻ hạ thần hèn mọn này thật khó mà đệ trình một phương sách đắc dụng…
   
Xi-ha-núc cười rung chiếc cằm có ngấn:
   
- Cái gì lợi cho thanh danh dòng họ Nô-rô-đôm, cho sự phát triển của quốc gia Căm-bốt là ta làm, sách lược của ta là vậy.
   
Vị Quốc trưởng Căm-bốt bước đến bên tường, kéo bức màn che để lộ ra một tấm bản đồ, chỉ lên vùng biên giới Việt – Miên, nói với giọng ấm ức:
   
- Từ lâu, vấn đề biên giới giữa ta và Việt Nam thực là phức tạp và nan giải. Người Việt, dù Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh hay Nguyễn Khánh cầm đầu, cũng chỉ lăm le tranh giành đất đai với ta. Tạo ra một khu đệm, ngăn chặn sự xâm lấn của Việt Nam đối với ta là việc thiết yếu. Y Bhăm lập được một quốc gia hoặc vùng tự trị thì thật là thuận lợi cho ta. Với bọn người rừng ấy, thuyết phục bằng lời, cảm hóa bằng lợi hay hăm dọa bằng bạo lực đều dễ hơn đối với bọn người Kinh. Vì vậy ta quyết định hợp tác, giúp đỡ Y Bhăm! Tuy nhiên ta không được để cho bọn Khánh biết, mà vẫn trả lời rằng sẽ hợp tác thân thiện với hắn! Tay này đấm, tay kia tung hỏa mù là vậy!
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:30:25 pm »

Y Sênh, Y Bun trở về Buôn Mê Thuột, tường trình lại kết quả chuyến du thuyết với Y Bhăm, Y Dhơn và Beachner.
   
Thật là một thành công trọn vẹn. Bây giờ thì trên đầu họ có người Mỹ, sau lưng họ có người Miên, những kẻ cầm đầu tầng lớp trên Tây Nguyên vui mừng. Đã đến lúc họ đủ sức tách khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam, bầy vẽ ra một cái “Quốc gia Cao Nguyên” mà thâm tâm họ cũng tự nhận rằng từ đời cụ, kị cũng chưa hề nghe nói tới nhưng lại không thể thiếu được để họ có cớ vin lấy để độc chiếm quyền hành thống trị bóc lột hơn 30 sắc tộc, quyết không cho ai xí phần, sống cuộc đời lãnh chúa như đã từng sống bao đời trước đây trong bàn tay nâng đỡ của bà mẹ Pháp.
   
Họ bèn ráo riết chuẩn bị một cuộc bạo loạn mà người đạo diễn giấu mặt, người thầy tinh thần thủy chung, trước sau vẫn là vị Đệ tam tham vụ Beachner.
   
Ngày 13 tháng 9, Beachner, Y Bhăm, Y Dhơn cùng những người lãnh đạo FLHP họp quyết định cuộc nổi dậy. Mọi chi tiết cụ thể đều được bí mật báo cho đại tá Freund.
   
Giờ phút của cuộc chuyển mình mới nhất, đẫm máu nhất, phức tạp và rối rắm nhất trong lịch sử Cao Nguyên đã điểm. Những nhà quan sát bấy giờ đều ghi nhận vị đệ tam tham vụ Beachner và vị tư lệnh Cao Nguyên Freund đều đến bản doanh Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt Mỹ ở Buôn Mê Thuột.
   
Tối 19 tháng 9, đồn Bu-prang, một vị trí then chốt của quân đội Việt Nam Cộng hòa, một cửa ngõ bảo vệ Buôn Mê Thuột bị chiếm đột ngột bằng một cuộc nổi dậy. Người lập chiến công đó là Y Năm Eeban, thiếu úy Lực lượng đặc biệt. Ngay sau đó, không cần úp mở gì, Y Năm Eeban dẫn luôn hai trung đội Dân sự chiến đấu (cũng là lính thuộc Lực lượng đặc biệt người Thượng) tiến thẳng về phía quận Tuyên Đức, một điểm trọng yếu khác của lính Việt Nam Cộng hòa trên đường về Buôn Mê Thuột. Y Năm Eeban cho lính đến lấy tình đồng nghiệp bảo tên lính gác người Kinh:
   
- Anh vào thưa với trưởng đồn rằng có thiếu úy Y Năm nhân hành quân dã chiến đi qua, xin vào ngủ nhờ một đêm!
   
Nhận ra người chiến hữu quen biết, cùng chỉ huy quân lính giữ một vùng biên giới chung, thiếu úy Nguyễn Xuân Đỉnh vui vẻ nhận lời.
   
Y Năm dẫn lính vào đồn. Đỉnh mổ lợn, hạ bò thết bạn.
   
Nửa đêm, Y Năm cùng bọn Dân sự chiến đấu bất ngờ trở tay, giết hết vợ chồng con cái Đỉnh cùng 15 lính người Kinh, chiếm đồn Tuyên Đức.
   
Hàng loạt truyền đơn tung ra khắp quận, kêu gọi đồng bào Thượng hãy vùng lên chống tư bản và thực dân Việt Nam, đòi “Đất Cao Nguyên là của người Cao Nguyên!”.
   
Dân sự chiến đấu phá đồn, rồi tiến về Buôn Mê Thuột – thủ phủ Cao Nguyên – ngay đêm ấy, để kịp phối hợp với các cánh quân khác như kế hoạch đã vạch ra.
   
Phía quận Đức Lập, sáng 20-9, tại đồn Sarpa, thiếu úy Y Bach Eeban, chỉ huy ba đại đội Dân sự chiến đấu bất ngờ nổi lên giết 35 sĩ quan và binh lính Lực lượng đặc biệt là người Kinh rồi tiến về quận Đức Lập trợ lực cho Y Blư. Ở quận, đại úy Y Blư chỉ huy đại đội 901/ĐFQ cũng đã nổi lên giết đại úy quận trưởng Nguyễn Văn Thanh, làm chủ quận rồi kéo về chiếu cầu 14, mở đợt tấn công vào đài phát thanh Buôn Mê Thuột.
   
Phía trái Buôn Miga, hai đại đội Dân sự chiến đấu, dưới sự chỉ huy của Y Diao Niê, giết 19 sĩ quan và binh lính người Kinh, kéo về ngoại ô Buôn Mê Thuột.
   
Ở Bản Đôn, Y Bhăn Kpơ chỉ huy ba đại đội nổi lên giết hàng loạt sĩ quan và binh lính người Kinh, kéo về chiếm kho đạn Buôn Mê Thuột. Cùng thời gian này ở tất cả các trại dọc biên giới thuộc tỉnh Đắc Lắc, dân sự chiến đấu đều nổi lên, hướng thẳng về bao vây thủ phủ Cao Nguyên.
   
Cuộc nổi dậy bất ngờ, đẫm máu, dữ dội và đồng khắp với những sĩ quan ấy, binh lính ấy, với sự chỉ huy và thao túng ấy tưởng như sắp thành công; và hình thù một “Hoàng triều cương thổ” kiểu mới trong bàn tay của Mỹ có lẽ đã hiện rõ lên trong đầu óc những kẻ chủ mưu, nếu có sự phản ứng của ngụy quyền Sài Gòn đã không hung dữ đến thế, vượt xa khỏi sự kiềm chế của các ngài Mẽo đang lúng túng với bao nhiêu chiếc áo khoác USAID, USOM, USIS, v.v...

Nhận được tin cấp báo, Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh vùng II chiến thuật triệu ngay các sĩ quan chỉ huy dưới quyền và mời thêm Đoàn Bá Nhiên. Vừa thấy Nhiên, Vĩnh Lộc hỏi mỉa:
   
- Đại tá Freund mấy hôm nay vắng mặt, ngài Đặc ủy trưởng có biết ông ta đi đâu không?
   
Đã một lần bị Nguyễn Khánh khiển trách về cái tội không theo sát hành tung bọn Y Bhăm nên lần này Đoàn Bá Nhiên tỏ ra chủ động hơn:
   
- Tôi định hỏi Chuẩn tướng câu ấy kia đấy. Ông Freund là cố vấn vùng II chiến thuật của Chuẩn tướng kia mà?...Nhưng thôi, Chuẩn tướng đã hỏi đến thì tôi xin thưa. Người của chúng tôi bắt gặp Đại tá Freund ở vùng biên giới, biết ngài đã chỉ huy bọn Thượng nổi dậy!
   
Vĩnh Lộc không kìm nổi cơn giận, đấm tay xuống bàn, chửi tục một câu:
   
- D.m, cố vấn thế có chết người ta không? Đích thân đi xúi giục bọn Mọi lật tôi, không chỉ là đểu mà còn là phản phúc. Thà không có hắn còn hơn!
   
Các sĩ quan chỉ huy đã đến đông đủ. Vĩnh Lộc vẫn chưa nguôi cơn giận, ra lệnh:
   
- Dồn hết lực lượng quét sạch bọn Mọi đi! Bọn Cộng sản và Việt Thượng Cộng đang lấn tới thì với bọn Mọi này, phải tiễu trừ nhanh chóng, không thương tiếc, mới mong rảnh tay đối phó với thời cuộc được.
   
Hai tiểu đoàn thám xích xa được tung đi chặn các ngả đường dẫn vào Buôn Mê Thuột.
   
Hai tiểu đoàn biệt động từ Dục Mỹ được điều lên.
   
Tất cả các lực lượng địa phương quân được huy động.
   
Một tiểu đoàn lính dù từ Sài Gòn ào lên tiếp ứng.
   
Hai bên bắn nhau kịch liệt. Tiếng đạn nổ ầm ầm. Khói phủ một vùng trời. Bụi đỏ cuộn mù sau xích xe tăng.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:32:55 pm »

Bọn Dân sự chiến đấu tập trung lực lượng quyết chiếm đài phát thanh để có vốn ăn nói. Bọn lính bảo vệ và nhân viên kỹ thuật của ngụy quyền Sài Gòn không giữ nổi phải bỏ chạy. Phía quân nổi dậy chưa kịp mừng thì quân lính và xe tăng của Vĩnh Lộc ùn ùn kéo đến vây chặt chúng, trong tầm uy hiếp của đủ loại vũ khí hạng nặng.
   
Tình thế nguy khốn được cấp báo cho người Mỹ. Tại trụ sở Bộ tư lệnh Lực lượng đặc biệt Mỹ, Beachner lo lắng hỏi Freund:
   
- Thế nào, tình hình liệu có kết thúc được như ý không, đại tá?
   
Freund rời máy bộ đàm, đưa gậy chỉ trên tấm bản đồ chiến sự, tóm tắt kết quả mấy ngày đổ máu ở Tây Nguyên.
   
- Dân sự chiến đấu chiếm được kho đạn, cầu 14, đài phát thanh. Nhưng Vĩnh Lộc đã phản ứng quá mức ta dự phòng. Hắn cho xuất hiện cả lính dù, thiết giáp! Đến hôm nay thì hắn đã vây hãm được phần chủ lực của bọn Dân sự chiến đấu Thượng trong hàng rào đài phát thanh. Binh lính Thượng khó mà chống cự nổi, điều đó đã quá rõ rồi. Nguy hơn nữa là họ đang lo sợ bị Vĩnh Lộc tiêu diệt sạch!
   
Beachner như người chơi bài lâm vào thế bí. Dấn thêm nữa thì chắc chắn sẽ cháy túi. Từ thời nảo thời nào, bọn Kinh – Cộng sản hay Quốc gia – đều đặt vấn đề thống nhất Tây Nguyên như một điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc thương lượng. Bọn Khánh, Lộc chắc chắn sẽ làm cỏ không gớm tay; nhưng tháo lui hoàn toàn thì còn mặt mũi nào nhìn lũ Y Bhăm, Y Dhơn?
   
Hai ngài cố vấn, một dân sự, một quân sự, chụm đầu vào nhau tìm cách gỡ thế cờ. Họ xét hết các mặt chính trị, ngoại giao, tài chính và cuối cùng tìm ra một giải pháp “quá độ”.
   
Ngay sau đó, ở Sài Gòn, Nguyễn Khánh nhận được của ngài Đại sứ Huê Kỳ một lời khuyến cáo yêu cầu Khánh ra lệnh cho Vĩnh Lộc ngừng bắn tức khắc để tạo không khí cho một cuộc hòa giải. Khánh điện tín trên cho Vĩnh Lộc. Lộc đành phải ngừng lệnh tấn công nhưng vẫn cho vây chặt lính Thượng đang khốn khổ, lo sợ trong đài phát thanh.
   
Một chiếc xe Jeep Mỹ từ Tòa thị chính Buôn Mê Thuột lao tới. Trên xe chở chính bản thân ngài Phó tỉnh trưởng Thượng vụ Y Bhăm mới lạ chứ!
   
Xe Y Bhăm dễ dàng rẽ vòng vây ngoan ngoãn của quân Vĩnh Lộc, đi vào bên trong đài. Lũ Dân sự chiến đấu chạy tới bao quanh Y Bhăm, mừng rỡ vì biết là thoát chết.
   
Y Bhăm dõng dạc:
   
- Hỡi các chiến sĩ Thượng yêu quý, dũng cảm! Anh em đã chiến đấu anh dũng vì độc lập và tự do của dân tộc. Tôi thay mặt Ban lãnh đạo Mặt trận cách mạng biểu dương công trạng của anh em.
   
Đợi xong tràng vỗ tay nghi thức, Y Bhăm tiếp:
   
- Hiện nay Vĩnh Lộc đã xin ngừng chiến với ta để hội đàm. Anh em hãy tạm trở về trại. Chúng tôi sẽ thay mặt anh em tranh đấu đến cùng giành thắng lợi, cho dân tộc chúng ta thoát khỏi xiềng xích của bọn thực dân Kinh xâm lăng…
   
Không kịp nghe hết lời kêu gọi, bọn Dân sự chiến đấu vội vã chen nhau rút ra ngoài vòng vây.
   
Nguyễn Khánh đáp máy bay đến Buôn Mê Thuột cùng Vĩnh Lộc, Đoàn Bá Nhiên, Lê Đình Chi, Y Tỉm họp tại biệt điện của Bảo Đại. Vĩnh Lộc bực ra mặt hỏi:
   
- Tại sao Trung tướng lại ra lệnh cho tôi ngừng chiến? Chúng tôi sắp tiêu diệt sạch bọn Mọi. Bây giờ thì mất thời cơ rồi!
   
Nguyễn Khánh uể oải nói:
   
- Ngài thông hiểu cho! Ông Đại sứ điện cho tôi trách móc và ép tôi ngừng chiến!
   
- Thưa Trung tướng, bây giờ nếu ta dung tha để tên Y Bhăm tự do thì nó sẽ còn tìm cách lật chúng ta.
   
- Phải làm gì bây giờ?
   
Vĩnh Lộc quả quyết:
   
- Thưa Trung tướng, phải bắt hắn ta, trừ hậu họa. Sau đó sẽ chặt đứt chân tay của hắn như Ngô Đình Diệm đã làm đối với hắn hồi năm tám!
   
- Được! – Nguyễn Khánh chấp thuận.
   
Cuộc bàn cãi không thoát được tai mắt người Mỹ.
   
Được tin cấp báo Vĩnh Lộc sẽ bắt Y Bhăm, Beachner liền đến ngay đài phát thanh.Y Bhăm được mời lên xe Mỹ do đích thân ngài Tham vụ đưa ra khỏi đài phát thanh. Nhưng đi đâu bây giờ? Còn trên đất Việt Nam này thì còn nguy cơ bị bọn Vĩnh Lộc tóm mà Mỹ không thể can thiệp…
   
Đến đây mới thấy nước cờ của người Mỹ và Y Bhăm là hiệu nghiệm.
   
Theo một kế hoạch đã định trước, từ Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt hay từ tòa Đại sứ Mỹ không rõ, người ta thấy hôm ấy bỗng Les Kossem và Y Bun dẫn một tiểu đoàn quân Miên từ Nam Vang thẳng đến chờ sẵn ở biên giới. Tới 12 giờ trưa, những tên cầm đầu cuộc nổi loạn, những sĩ quan Thượng phản bội đã nổi dậy cướp đồn, giết chủ lực lính Kinh, như Y Dhơn, Y Sênh, Y nuỉn, Y Bách, Y Năm, có cả đại úy Dornal (chỉ huy Lực lượng đặc biệt Mỹ tại Bản Đôn), lục tục dẫn các đơn vị Dân sự chiến đấu vừa thoát chết kéo đến gặp Les Kossem.
   
- Y Bhăm đâu? – Les Kossem lo lắng hỏi.
   
- Chủ tịch đến đài phát thanh rồi không biết đi đâu – Y Dhơn trả lời, hơi xấu hổ vì lúc nước sôi lửa bỏng đã bỏ rơi mất lãnh tụ.
   
- Bọn Khánh sẽ lôi mất Y Bhăm hoặc sẽ thủ tiêu ông ta – Les Kossem tỏ ra có kinh nghiệm chính trị – Không có ông ta, chúng ta sẽ không đủ sức thu hút dân chúng. Không được, phải tìm ông ta cho kỳ được và đón đi.
   
Đại úy Dornal ghé tai Les thì thầm. Les Kossem bình tĩnh lại. Dornal cùng Y Sênh, Y Bách phóng ngay xe Jeep về nhà Y Bhăm, đón ông, đưa thẳng sang biên giới.
   
Les Kossem đưa Y Bhăm về Môn-dun-ki-ri, còn Y Dhơn cùng các vị chỉ huy khác phải trở lại Đắc Lắc, nắm lại các tàn binh Thượng, củng cố tinh thần và đội ngũ cho họ giữ vững các vị trí hiện tại, đề phòng Khánh tấn công tiêu diệt hết trước khi có cách giải thoát họ lâu dài.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2022, 04:56:01 pm »

5. CON BÀI HAI MẶT

Tranh thủ lệnh ngừng chiến, những ngày sau, Dân sự chiến đấu ráo riết tăng cường bố phòng tại các đồn trại chiếm được, sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công lớn của lính Việt Nam Cộng hòa mà họ biết Vĩnh Lộc đang tích cực chuẩn bị.

Beachner lại vội vã họp với Freund.

- Cần phải có một ủy ban hòa giải đứng ra làm dịu tình hình giữa Khánh và Y Bhăm thôi!

- Ngài Tham vụ nói. Tình trạng này để kéo dài thì lực lượng Y Bhăm sẽ bị tổn thất nặng nề không còn cứu vãn nổi. Ngài cai quản vùng này, có thể tìm cho tôi một tên nào để điều hành ban hòa giải không? Phải là người Thượng thì mới dễ làm việc.

Nhớ đến người bạn Y Bliêng, cho rằng đây là thời cơ giúp bạn tiến thân, trở lại chiếm cái ghế Phó tỉnh trưởng Thượng vụ vừa mới mất vào tay Y Bhăm, hiện đang bỏ trống, Freund nói ngay:

- Thưa ngài, tôi thấy chỉ có Y Bliêng là đủ khả năng và uy tín đảm nhận công việc này. Chỉ có hắn ta mới làm cho quân nhân Thượng cũng như phía quân Vĩnh Lộc nghe theo.

Beachner chậm rãi:

- Thưa đại tá, nếu như chỉ đơn thuần cần đến một tên thuyết phục được binh lính Thượng hạ súng quy chánh theo Nguyễn Khánh, hoặc thuyết phục binh lính Kinh không tiến công người Thượng như các cuộc hòa giải thông thường khác, thì Y Bliêng thừa sức làm việc đó. Nhưng đây không phải là cuộc hòa giải bình thường! Đây thực chất là tìm một người để chỉ huy tiếp quân nhân Thượng trong hoàn cảnh éo le hiện nay, bảo toàn lực lượng và lần lượt tổ chức cho họ vượt biên giới sang Căm-bốt xây dựng đội ngũ đấu tranh lâu dài với bọn Khánh! Vì thế phải chọn một tên tin cẩn, người của ta mà chưa lộ mặt. Bọn Vĩnh Lộc, Nguyễn Khánh cũng tin cậy hắn ta. Nghĩa là tên đó phải có "vỏ bọc" rất kín để đánh lừa đối phương.

- Thưa ngài, thế thì khó quá, tôi không nắm được!

Beachner ghé sát tai Freund nói rất khẽ:

- Thưa đại tá, ngài không biết sao? Tên đó không ai khác là Y Chôn - Biệt phái viên của Nha đặc trách Thượng vụ - đang có mặt ở Đắc Lắc này.

- Đó là người quen của tôi khi hắn ta làm Tăng phái viên phòng 5 vùng II chiến thuật. Thế mà tôi không nhận ra.

Beachner mỉm cười, giở tập hồ sơ Y Chôn đặt trước mặt, đưa cho Freund:

- Ngài có thấy không? Hắn ta cũng giống như Y Bliêng, Y Bhăm ở chỗ cũng từ lò đào tạo của Pháp ra; đều là những viên chức, trí thức kỳ cựu của Cao Nguyên, đều đã theo Việt Minh và bị Pháp bắt tù, rồi được Pháp đưa ra làm tay sai. Nhưng, trong khi Y Bliêng thích làm quan to, trung thành một mực với chúng ta; trong khi Y Bhăm thích làm lãnh tụ hoạt động chính trị, đấu tranh "chống cường quyền, bạo lực", "giải phóng dân tộc", thì Y Chôn chọn chỗ đứng rất khôn. Hắn ta chọn chỗ mà, nếu phía "cách mạng" thành công thì hắn ta sẽ nhảy lên theo chỉ huy, lãnh đạo; nếu thất bại thì hắn ta vẫn thoát khỏi vòng đàn áp, tù đầy. Hắn ta chọn phía hậu trường, nói như người Việt "ném đá giấu tay", vai trò rất quan trọng và có khi quyết định sự sống còn của cả một tổ chức, "có miếng không cần tiếng". Ngài có biết đó là chỗ đứng mang danh gì không?

Freund lắc đầu. Ngài Tham vụ nhấn mạnh:

- Chức cố vấn, cố vấn!

- À à! Cố vấn! Cái ghế ấy hay đấy!

- Ngài xem, năm 1958, Y Chôn làm cố vấn cho tổ chức BaJaRaKa. Bọn Diệm đàn áp phong trào này. Trong khi Chủ tịch Y Bhăm, Phó chủ tịch Paul Nưr và trên 10 đại diện khác vào tù, đeo gông, ăn cơm hẩm, cá thối, thì hắn ta chỉ bị điều nhẹ từ Đắc Lắc ra Quảng Trị làm ở Tòa hành chánh, để rồi mấy năm sau lại trở về làm trưởng toán Dân sự vụ tiểu khu Đắc Lắc. FLHP thành lập, hắn ta cũng đứng đằng sau điều hành làm cố vấn và vớ bẫm về cái ghế này nhiều lắm. Hiện nay Y Chôn đang làm Biệt phái viên của Nha đặc trách Thượng vụ. Bọn Khánh, Vĩnh Lộc hoàn toàn tin hắn. Đứng ra lập ban hòa giải, đi đến các trại công khai thuyết phục quân nhân Thượng "quy chánh" và bí mật truyền đạt ý đồ của ta thì tôi nghĩ rằng không ai làm tốt hơn Y Chôn.

Freund hết lời ca ngợi việc dùng người của Beachner, vai trò hai mặt của Y Chôn, rồi sang trụ sở Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh lực Việt Nam Cộng hòa gặp Vĩnh Lộc.

Vừa trông thấy Freund, Vĩnh Lộc giơ tay chào, mỉa mai nói:

- Kính chào đại tá! Mấy hôm nay, sự biến xảy ra dồn dập quá, nghiêm trọng quá. Tôi cho người đi tìm ngài khắp nơi mà không gặp. Ngài vừa ở Sài Gòn về phải không? Không có ngài, tôi lúng túng quá! Trời ơi, nếu có ngài sự việc đâu đến nỗi rắc rối thế này.

Freund buồn bã thở dài, chỉ tay về phía biên giới:

- Tôi đi kiểm tra các đồn biên giới. Bọn Thượng nổi loạn. Sợ tôi chỉ huy lính Đặc biệt Mỹ đàn áp, chúng bắt cóc tôi giam trong rừng. Nhờ tinh thần dũng cảm và kiên quyết của đại úy Dornal, tôi mới thoát được khỏi nơi giam giữ, đáp máy bay trực thăng vừa về tới đây! Hú vía, hú vía!

Nói xong Freund cười nhạt, coi như chỉ cần thanh minh đến thế, còn Vĩnh Lộc tin hay không, mặc!

Ngày 23-9, tại hội trường Tòa hành chánh Đắc Lắc, đại biểu chánh quyền, các ngành, các giới, các nhân sĩ Thượng trong tỉnh tề tựu đông đủ để bầu "Ban đại diện lâm thời đồng bào Thượng" làm nhiệm vụ hòa giải đôi bên. Ngài thiếu tá Tỉnh trưởng đọc bản danh sách dự kiến có sẵn. Các đại biểu nhất trí vỗ tay. Một ban đại diện được thành lập gồm 8 vị do ông Y Char Hdơk - Hiệu trưởng trường Nguyễn Du - làm chủ tịch; ông Y Chôn - Biệt phái viên Nha đặc trách Thượng vụ làm cố vấn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2022, 05:05:10 pm »

Ông Y Chôn vui mừng thấy đã đến lúc vùng vẫy, đoạt cái ghế phó tỉnh trưởng Thượng vụ. Cuộc xung đột hóa ra lợi cho ông! Chưa biết chừng, nhờ nó mà ông leo lên cương vị cao. Sau lời cảm ơn của ngài tỉnh trưởng, ông cố vấn Y Chôn, thay mặt ban đại diện lên phát biểu. Ông đọc một bài diễn văn dài, hùng hồn và lâm ly. Lúc thì ông lên án âm mưu chia rẽ của Việt Cộng và ngoại bang Căm-bốt; lúc thì ông trách hai dân tộc Kinh, Thượng đã mắc mưu Cộng sản, ngoại bang, hiểu lầm và bắn giết nhau. Cuối bài diễn văn, ông kêu gọi:

- Hiện nay, cuộc xung đột giữa anh em Dân sự chiến đấu và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang diễn ra ác liệt, có nguy cơ bùng nổ dữ dội hơn. Máu đang đổ trên xứ sở chúng ta. Những người Thượng yêu dân tộc, yêu hòa bình không thể nhìn anh em, con cái mình đổ máu vô ích vì những tị hiềm. Được các vị tín nhiệm, là những người yêu hòa bình, yêu xứ sở và dân tộc, chúng tôi sẽ đem hết sức lực, khả năng làm cho hai dân tộc anh em cảm thông nhau, ngừng những cuộc bắn giết, đoàn kết lại trong cộng đồng Việt Nam.

Tiếng hoan hô vang dậy hội trường. Các đại biểu nhiệt liệt hưởng ứng lời ông cố vấn.

Những ngày sau, Y Chôn lao vào hoạt động hòa giải. Ông cố vấn hăng hái như không hề biết mệt. Ngày 24-9, Y Chôn gặp Vĩnh Lộc. Vĩnh Lộc hết lời khen ngợi "sáng kiến của Y Chôn" cho thành lập Ban đại diện để giúp Chính phủ kêu gọi bọn Thượng phản loạn đầu hàng. Y Chôn thảo một tuyên ngôn trình Vĩnh Lộc thông qua.

Ngày 25-9, Y Chôn xin đi trại Sarpa, Vĩnh Lộc nhìn Y Chôn lo ngại:

- Ngài có thể bị hành hung. Bọn Dân sự chiến đấu hung hãn lắm.

Biết đích xác là các quân nhân Thượng không động đến lông chân mình, Y Chôn biểu thị lòng dũng cảm:

- Là một công dân Việt Nam, được hy sinh cho nền an ninh xứ sở và tình thân hữu Kinh Thượng, tôi cho là một vinh dự. Xin ngài cứ yên tâm! Dù có chết tôi cũng vui lòng.

Chiếc máy bay trực thăng chở Y Chôn hạ cánh xuống Sarpa. Y Bách đón ông vào trại. Một cuộc thương thuyết riêng giữa hai người kín đáo diễn ra.

- Vĩnh Lộc đang tung quân ra dữ lắm, các anh hãy chỉ huy binh lính và thân nhân của họ sang ngay Căm-bốt. Ở đây, lực lượng khó bảo toàn - Y Chôn nói rõ ý đồ của Mỹ.

Y Bách lo lắng:

- Lực lượng đang chờ sẵn ở đây. Chúng tôi có thể chạy sang Căm-bốt bất cứ lúc nào, ngay hôm nay cũng được.

- Không nên! Một mình đồn này chạy, bọn Khánh sẽ cho quân ngăn chặn các đồn khác. Phải chờ tôi thông báo cho tất cả các đồn. Phải tìm cách lôi kéo thêm thanh niên, đồng bào. Không phải chỉ có quân nhân, phải có dân chúng đi theo để còn cần dự trữ mai sau nữa.

- Trước mắt, chúng tôi phải làm gì?

- Tỏ ra quy chánh để đánh lừa bọn Vĩnh Lộc.

Y Chôn đi một lượt dọc biên giới. Hiệu quả chuyến đi trông thấy ngay.

Sáng 28-9, Dân sự chiến đấu ở các trại Enao, Buôn Briêng, Bản Đôn, Miga, Sarpa nhận đầu hàng quân chánh phủ.

Ngay trưa 28-9, trung tướng Thủ tướng Nguyễn Khánh cùng đoàn tùy tùng, có binh lính hộ vệ, đáp trực thăng xuống trại Sarpa. Cùng đi với Thủ tướng có trung tướng Tôn Thất Đính, thiếu tướng Nguyễn Hữu Có, ba chuẩn tướng: Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Đức Thắng, Vĩnh Lộc.


Một buổi lễ "thượng quốc kỳ" được tổ chức vội vã. Nguyễn Khánh cùng các tướng nhìn binh lính Thượng, trong lòng hết sức căm ghét, nhưng ngoài mặt tỏ ra ân cần, thân ái.

Một sĩ quan Thượng, đại diện cho toàn trại, quỳ xuống, hai tay nâng ngang khẩu súng trước mặt trao cho thủ tướng.

Nguyễn Khánh cầm khẩu súng trên tay, tần ngần giây lát, biết nói thế nào cho hả giận đây? Bọn tội phạm cuộc đổ máu vẫn sờ sờ ra kia, trên bục danh dự nữa là khác, nhưng ông không thể công khai lên án họ được! Thôi thì cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn nói như trong mọi kỳ diễn thuyết xã giao là khôn ngoan nhất. Mặc dầu ông cầm chắc trong đám quan khách, ít nhất cũng có trên một người Mỹ vừa nghe vừa cười thầm, ông vẫn dõng dạc:

- Tôi rất lấy làm tiếc, các chiến sĩ đã mắc mưu Cộng sản và ngoại bang, hiểu lầm Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, làm sứt mẻ tình đoàn kết Kinh Thượng. Giờ đây, anh em đã biết ăn năn, quy chánh. Vậy anh em hãy biểu lộ tinh thần hối cải ấy bằng hành động. Hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa quanh Chánh phủ, hướng thẳng mục tiêu vào bọn Việt Cộng xâm lăng đang đe dọa nền an ninh xứ sở. Tôi trao lại khẩu súng này để anh em chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Sau lễ "thượng quốc kỳ", Nguyễn Khánh cùng các tướng đến bên dãy mộ chôn 35 sĩ quan, binh lính người Kinh vừa bị Y Bách Ê Ban giết sáng ngày 20-9.

Đoàn làm lễ mặc niệm. Những vòng hoa đặt trên các nấm mộ màu đất mới. Những nén hương tỏa khói nghi ngút.

Trưa ngày 29-9, lại thêm một lễ long trọng nữa. Nhiều binh lính Thượng đại biểu cho những người quy chánh về tập hợp ở vận động trường Buôn Mê Thuột. Người ta giết 5 con bò làm lễ tế Yang. Lính Thượng quỳ thành hàng thẳng tắp. Những ché rượu cần xếp thành dãy dài trước mắt họ. Họ chắp tay cầu khấn, xin Yang tha thứ tội lỗi, dắt họ đi trên con đường ngay thẳng, an lành.

Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, đại tá Freund, thiếu tá tỉnh trưởng có mặt trong đoàn đại biểu đón tiếp.

Chiều hôm ấy, lễ gắn huân chương cho các vị trong Ban đại diện đã có công lao đóng góp vào sự đoàn kết Kinh - Thượng được tổ chức long trọng tại Sở chỉ huy Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh. Y Chôn được thưởng huân chương "Sắc tộc bội tinh".

Những người hiểu Y Chôn đều xì xào bàn tán.

Y Bliêng hậm hực nói với Freund:

- Tôi bị mất chức, Y Bhăm lưu vong, hàng trăm quân nhân Kinh - Thượng bỏ mạng để cho ông Y Chôn được thưởng mề đay. Ông Beachner thật là công bằng(!)
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2022, 05:07:00 pm »

6. NHỮNG MẢNH VÁ VỤN

Không còn bị lính của Vĩnh Lộc theo dõi sau khi quy hàng, các đội Dân sự chiến đấu Thượng chuẩn bị cuộc trốn chạy sang Miên khá dễ dàng... Sau khi nối liền được mối liên lạc giữa những kẻ cần đầu chủ chốt, hầu như cùng một thời gian, theo một kế hoạch thống nhất, Y Dhơn, Y Nuỉn, Y Bách, Y Năm, Huỳnh Ngọc Sắng... cầm đầu binh lính Thượng ở các trại đồng loạt vượt biên giới sang Căm-bốt.


Thấy Y Bhăm có vây cánh đông, Xi-ha-núc đành phải lôi kéo con bài này. Y Bhăm được vị Quốc trưởng chào đón nồng nhiệt và thân mật tiếp chuyện.

Để tỏ thiện chí, Quốc trưởng dành hẳn vùng Camp le Rolland (người Miên quen gọi là Bốt Chá, thuộc tỉnh Môn-du-ki-ri) cho Mặt trận Cao Nguyên làm hậu cứ.

Đó là một trại lính của quân đội Pháp dựng lên "từ thời đô hộ", có những ngôi nhà đá cũ kỹ, ẩm mốc, những lô cốt rêu phủ xanh rì, những vòng dây thép gai màu nâu xỉn, cỏ mọc lút đầu người.

Y Bhăm phải huy động binh sĩ dọn dẹp, sửa sang. Dọc theo con suối nhỏ, ông cho dựng lên một dãy nhà sàn để các vị lãnh đạo mặt trận làm tư thất. Nhà của vị chủ tịch ở chính giữa, to, làm bằng gỗ quý, được tu sửa cẩn thận. Có vườn hoa, có rào cao. Hằng ngày, ngoài tiểu đội binh sĩ bảo vệ, thường xuyên có lính hầu, có bồi phục vụ... đi lại tấp nập.


Hậu cứ nằm cách biên giới Việt - Miên 15 cây số. Từ đây có thể liên lạc với trong nước thuận tiện.

Hằng ngày, một đoàn xe quân sự chở gạo, cá, rau... từ Nam Vang đến tiếp tế cho hậu cứ. Công việc tiếp tế do ông Tôn Ái Liên - Trưởng ban kinh tài Mặt trận Chàm - chỉ huy và bà Kossem làm bao thầu.

Bà Kossem vốn là nhà kinh doanh thạo mánh lới làm giàu. Bà đang phất to. Tiền đồng bào Chàm nộp cho mặt trận bà được chồng giao giữ, liền biến thành của riêng. Bà dùng tiền đó xây Building, làm cư xá và khách sạn cho thuê, thu về những món tiền lớn. Bà còn hùn vốn vào các nhà hàng, các rạp chiếu bóng. Bà mở các hồ nuôi cá, các lò sát sinh... Giờ đây, bà lại vớ thêm cơ hội làm giàu: Nhận bao thầu cho hậu cứ của Mặt trận Cao Nguyên. Tháng tháng bà thu về hàng chục triệu Riel. Những lúc hồ hởi, bà mỉm cười và mắng yêu chồng: "Ma quỷ xui khiến thế nào mà ông kéo lũ Thượng ấy sang để tôi suốt ngày túi bụi... đếm tiền".


Ngoài việc cử vợ và Tôn Ái Liên nắm cổ họng Y Bhăm, ông Kossem vẫn không quên ước mơ làm thủ lĩnh. Ông tìm cách lôi kéo những người Chàm trong Mặt trận Cao Nguyên về phía mình.

Được tin Huỳnh Ngọc Sắng theo Y Bhăm sang hậu cứ, Les Kossem cho triệu ngay chàng trai Chàm này về Nam Vang. Buổi tiếp kiến diễn ra khá thân mật. Vị chủ tịch Mặt trận Chàm ở Căm-bốt đón "nhà cách mạng" Chàm ở Việt Nam như người cùng quê hương, lâu ngày mới gặp lại. Les hỏi thăm về cố quốc, về đồng bào và về đời tư của Sắng. Tất nhiên là Sắng đã biết tạo ra cho mình một bản lý lịch của nhà chí sĩ sục sôi hận thù và đầy lòng ái quốc. Với sức sáng tạo của một hồn thơ, việc đó đối với Sắng đâu có khó. Huống gì đời cũng lắm chuyện hấp dẫn, chỉ cần tỏ vẻ khác đi một chút là Les Kossem tin ngay. Chẳng hạn: Xin đi lính Pháp thì nói là bị bắt lính. Chửi nhau với cảnh sát Diệm vì ức ruộng nhà bị đường lộ choán thì biến thành chuyện đấu tranh chống cường quyền. Còn các chuyện về cô Chiêm, cô Tím, cô Lỡ, cô Đựng hay cô vợ thầy Chang, bị trói tay chỉ mặt thì biến thành chuyện tình yêu dang dở, hạnh phúc nát tan vì nghèo hèn, vì phong kiến, vì cường quyền chiếm đoạt v.v... Với một cuộc đời cay đắng như vậy, Sắng đã dứt khoát chọn con đường duy nhất, đấy là gác bỏ cuộc sống riêng tư, đi theo Y Bhăm làm cách mạng(!)


Huỳnh Ngọc Sắng dừng lại, mặt bừng bừng như bốc lửa. Les Kossem càng tin hơn - Cuối cùng ông gật gù gợi ý:

- Anh đã chọn được đường. Nhưng đó mới là một nửa con đường. Anh theo Y Bhăm, theo Mặt trận Cao Nguyên, theo bọn Thượng. Bọn Thượng không bao giờ thật sự đoàn kết với người Chàm ta. Chúng chỉ muốn giành quyền kiểm soát Cao Nguyên của chúng thôi, còn cái quốc gia Chàm ở đồng bằng thì thây kệ! Chỉ có người Chàm mới thiết tha với sự nghiệp phục quốc Champa. Vì vậy, anh phải là thành viên của Mặt trận Chàm.


Hai người chia tay nhau, Sắng hứa đem hết sức mình, hoạt động vì sự nghiệp của mặt trận Chàm. Từ đó, Sắng thành chân tay đắc lực và tin cậy của Les Kossem, hoạt động ngầm trong Mặt trận Cao Nguyên.

Ít lâu sau, ban chấp hành Mặt trận Cao Nguyên họp để bàn chương trình hoạt động mới.

Y Bhăm nêu vấn đề:

- Muốn đặt chương trình thì trước tiên phải các định điều này đã: Chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh như thế nào đây? Đấu tranh bằng vũ lực hay thương thuyết với Nguyễn Khánh?

Y Dhơn nói ngay:

- Phải dùng vũ lực. Chỉ súng đạn mới nói chuyện được với bọn chúng.

Y Bhăm lắc đầu:

- Theo tôi, ta phải theo đường lối ôn hòa, có người Mỹ giúp sức vào, chắc ta sẽ thắng chúng bằng hòa đàm.

Y Dhơn giằn giọng:

- Từ năm 1958 đến ngày 20-9 vừa qua, chúng ta đã tranh đấu bằng đường lối hòa giải, nhưng có ích gì. Chúng ta chỉ có lời nói, giấy tờ, còn người ta thì dùng gậy, súng đạn, nhà lao! Dùng thương thuyết, theo tôi chỉ là tự sát.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2022, 05:08:54 pm »

Hai vị chủ tịch và phó chủ tịch cãi nhau, không ai chịu nghe ai. Huỳnh Ngọc Sắng được Les Kossem vạch đường trước, thấy đã đến lúc cần tham gia vào cuộc bàn luận, Sắng nói:

- Theo tôi, phải đấu tranh bằng súng đạn. Chỉ có súng đạn mới trả lời được bọn người Kinh. Máu phải trả máu!

Y Dhơn gật gù tán thành. Y Bhăm nhìn Sắng:

- Nhưng chúng ta không đủ súng đạn, lực lượng lại quá mỏng manh. Cuộc nổi dậy vừa rồi rõ ràng là chúng ta còn yếu, chưa thể thắng bọn Khánh được.

Điều thắc mắc rơi đúng vào cái bẫy Sắng đặt sẵn. Y mỉm cười sung sướng:

- Nếu cần thêm súng đạn, ta nên báo cho ông Kossem biết. Ông Kossem đủ uy tín làm cho ngài Xi-ha-núc giúp chúng ta. Cả sứ quán Pháp nữa, họ cũng sẵn sàng yểm trợ thêm.

Y Bhăm đã bỏ Pháp, theo Mỹ. Bây giờ trở lại với người bạn cũ ư? Y Bhăm cũng chẳng lạ gì Xi-ha-núc tham lam, xưa nay vẫn nhìn về Cao Nguyên với đôi mắt thèm muốn và đang muốn biến Y Bhăm trở thành tên quản gia của hắn. Vị Chủ tịch từ tốn trả lời Sắng:

- Chúng ta cần tự lực cánh sinh. Nhờ họ, sẽ gặp nhiều điều bất lợi, sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn. Chúng ta viết thư cho ông Beachner và đại tá Freund, nhờ các ông giúp sức thì hơn.

Thấy Y Bhăm từ chối, Sắng liền tiếp:

- Người Mỹ giúp cả Khánh lẫn ta. Thật khó hiểu. Tôi thấy người Pháp vô tư, ủng hộ các dân tộc nhược tiểu chúng ta hơn.

Nói rồi Sắng quay sang nhìn Y Dhơn như nhắc nhở. Vị Phó chủ tịch vẫn giữ thái độ cứng rắn:

- Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến ông Sắng: tự lực cánh sinh, trông chờ người Mỹ, thắng lợi sẽ tuột khỏi tầm tay ta.

Y Bhăm thấy bị cô lập nhưng không hề nhân nhượng, khăng khăng giữ quan điểm của mình.

Huỳnh Ngọc Sắng đến Nam Vang gặp Les Kossem và Châu Đêra. Les Kossem hé mở:

- Quốc trưởng vừa ra lệnh cho chúng ta phải tìm mọi cách nắm lấy Mặt trận Cao Nguyên. Phải tìm mọi cách nắm lấy người Thượng và người Chàm ở Việt Nam, biến họ thành người Thượng và người Chàm Căm-bốt. Vậy chúng ta phải bàn cách thực hiện lời dạy sáng suốt đó. Ông vừa ở Bốt-Chá về, xin cho biết ý kiến.

Huỳnh Ngọc Sắng hăm hở:

- Thưa hai vị, tôi vừa được chứng kiến cuộc tranh luận giữa Y Bhăm và Y Dhơn. Y Bhăm chủ trương tranh đấu ôn hòa, dựa vào Mỹ đòi Khánh trả Cao Nguyên cho chúng. Y Dhơn chủ trương tranh đấu bằng vũ lực. Vì thế, theo tôi, ta phải nắm lấy Y Dhơn, cô lập Y Bhăm, dùng Y DHơn lật đổ Y Bhăm và nắm lấy bọn Thượng.

Les Kossem mỉm cười:

- Phế Y Bhăm trong lúc này không có lợi. Y Bhăm là phó tỉnh trưởng, có uy tín với dân chúng Thượng. Bọn Thượng lạc hậu, có biết gì. Cứ thấy Y Bhăm làm quan to lại chống người Kinh là nghe theo. Vì vậy, phải lợi dụng uy tín của hắn. Theo tôi, hiện giờ trên đất Căm-bốt này, về thực tế chúng ta đã có 3 mặt trận: Mặt trận Khơ-me Hạ do ngài Châu Đêra làm chủ tịch, Mặt trận Chàm do tôi lãnh đạo, còn Mặt trận Khơ-me Thượng chưa có ai làm chủ tịch. Giờ lại thêm Mặt trận của Y Bhăm nữa là bốn, ta hãy nhập hai mặt trận Khơ-me Thượng của ta và Mặt trận Cao Nguyên của Y Bhăm lại, cho Y Bhăm làm luôn chủ tịch để dần dần biến tổ chức này thành của ta, và người Thượng Việt Nam sẽ đồng hóa thành người Thượng Căm-bốt. Như vậy, Cao Nguyên tự nhiên sẽ chuyển hóa về Căm-bốt.


Châu Đêra liên hệ luôn đến vị trí của mình và số người Việt gốc Miên ở Nam Bộ:

- Theo kế hoạch này thì ta cũng sẽ biến được người Khơ-me Việt Nam thành người Khơ-me Căm-bốt.

Les Kossem được vị Chủ tịch an ninh quân đội tán thưởng, tươi cười tiếp:

- Tuy nhiên, Y Bhăm là tên xảo quyệt, lại được Mỹ đỡ đầu, nên ta phải hết sức tế nhị và thận trọng. Nếu ta để lộ ý đồ lâu dài ra hoặc làm căng quá, nó cùng bọn Thượng chạy hết về Việt Nam thì ta tay trắng.

Châu Đêra cười khùng khục:

- Y Bhăm đang lưu vong trên đất ta, nhận tiếp tế lương thực, vũ khí của ta, đâu dám cứng cổ chống lại. Theo tôi, nếu hắn nhận nhập bọn Thượng Việt Nam vào Mặt trận Khơ-me Thượng của ta thì ta tiến lên một bước cao hơn: lấy lý do là cả ba mặt trận đều chiến đấu cho mục tiêu chung, ta sát nhập quách ba mặt trận lại. Ta nắm lấy quyền lãnh đạo, biến hắn thành tay sai, không có quyền hạn gì.

Huỳnh Ngọc Sắng e dè:

- Thưa hai vị chủ tịch, tôi rất biết Y Bhăm. Già néo đứt dây, sợ rằng hắn sẽ tìm cách chống lại ta! Thằng già ấy khôn lắm!

Vị Chủ tịch Mặt trận Khơ-me nhún vai khinh bỉ:

- Nếu thằng già ấy không chịu nghe, ta sẽ kiếm một tên Thượng khác thay hắn làm chủ tịch, thiếu gì? Y Dhơn, Y Năm hoặc tên nào đó!

Les Kossem không thích bọn này, Y Dhơn, Y Năm, Y Nuỉn đều là những tên vừa lập chiến tích trong vụ binh biến 20-9 vừa qua, có vốn liếng để kèn cựa với mình khi được thay Y Bhăm. Cần chọn tên nào đó ở cương vị thấp hơn, chưa có chiến tích gì đáng kể, sẽ dễ bảo hơn.

Vị lãnh tụ Chàm nhướn người trên ghế:

- Tôi cố giữ ấn tượng tốt về hai tên liên lạc viên của Y Bhăm. Xem ra chúng trung thành với ta lắm.

- Ngài muốn nhắc đến Y Bun Sor và Y Sênh Niê? - Sắng hỏi.

Les Kossem gật đầu:

- Đúng, đúng! Hai tên ấy. Ta sẽ chọn một trong hai tên ấy.

Huỳnh Ngọc Sắng trở lại Bốt Chá thông báo với Y Bhăm, Y Dhơn về dự kiến của Les Kossem thực hiện ý đồ của Xi-ha-núc định tổ chức Đại hội thống nhất bốn mặt trận lại trên đất Căm-bốt. Y Bhăm hiểu ngay âm mưu người Miên, bực bội:

- Không được, không được. Mặt trận chúng ta riêng biệt, không có dính dáng gì đến bọn Miên cả! Chúng ta chỉ mượn đất của họ làm hậu cứ thôi! Sao họ lại bắt ta nhập Mặt trận Cao Nguyên vào mặt trận Miên Thượng? Rồi lại sát nhập ba mặt trận với nhau để họ chỉ huy, biến ta thành lính đánh thuê?

Mặc cho Huỳnh Ngọc Sắng khuyên giải thế nào, Y Bhăm cũng không thi hành thông báo của Châu Đêra và Les Kossem, không chịu về Nam Vang họp. Ông buồn bã:

- Tránh hổ gặp báo. Ở trong nước thì bị bọn thực dân Kinh chèn ép, sang đến đây lại bị bọn lân bang lợi dụng. Thà về đầu hàng bọn Khánh còn hơn làm nô lệ cho bọn Miên!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM