Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:25:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số kỷ niệm trên chiến trường K (phần 3)  (Đọc 287561 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #540 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 10:03:16 pm »

Si mi leng@ trận tôi đánh là ôm đầu máu sau này 2 C đánh lấn dũi mới đuổi được địch vè bên kia chứ

Cháu trích lại đoạn trên vì bác tran479 nói là "mình trụ lại biên giới nhưng trên đất K", cháu đọc bài của bác thì nghĩ là lúc đó bác vẫn bên đất mình, đuổi địch về bên kia biên giới nên đính chính lại tý. Không biết mấy bác cháu mình có hiểu nhầm gì về mặt câu chữ không ạ?
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #541 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2009, 07:33:05 am »

                NHỮNG CHUYỆN LINH TINH  Ở CHỐT
   Sau gần một tháng nằm viện ăn chơi nhảy múa , vết thương của tôi đã đầy , cái sẹo vẫn đỏ ,ngứa nhưng không lồi , đi lại còn  vương vướng  chưa có cảm giác thăng bằng , chiều 9/7 tôi được viện thông báo chuẩn bi về đơn vị , Tôi vét tiền  mua mấy bịch thuốc rê , vài gói trà Blao về làm quà và dùng dần   Sáng 10/7 xe chở thương của E ra  tôi và mấy anh nữa theo xe về ,đến E bộ gặp thằng X( thường tín hà tây Xin lỗi các bác tôi không viết rõ tên những trường hợp này ) đi cá nhắc chân phải quấn băng to xù , tôi hỏi sao không ra viện F nó bảo căng thẳng quá nó tự nện vào chân 1 phát , vì vậy nên bảo vệ E giữ lại làm việc  ,X cho biết thêm thằng L ( Diễn Châu Nghẹ an )cũng tự bắn cụt ngón tay trỏ nhưng nằm tại E lành nó về đơn vị rồi  .Gần trưa anh Côi Dtr họp xong ghé quân lực đưa chúng tôi về D ,anh Côi là C tr C 12 cối của D 3 mới về thay anh Nguyệt ,anh bảo về D nghỉ thêm ít ngày rồi về chốt , nhưng đến D có đoàn vận tải lên U7 tôi theo về ,Thực tình thả tôi về một mình tôi chịu , khi vào chốt cứ lo theo người đi trước, khi ra nằm trên võng nên không nhớ đường Chỉ lướt  từ E bộ về đến D so sánh cuộc sống lính với nhau  tâm tư tôi cũng đã trải qua nhiều cung bậc .Ở E bộ đêm điện  vẫn sáng  Ra đi ô ca nhạc như thị trấn , ở D bộ mọi người hò hát vô tư tiếng cười đùa vang cả góc rừng , Lính D bộ đến E có thể đi chợ Sa Mát mua  thuốc ,rượu  về nhậu nhẹt vô tư  Còn các C BB nằm chốt cơm vắt nước lã , đi khẽ nói khẽ ,cái gì cũng thiếu ,gian khổ gấp bội , cái chết đến bất cứ lúc nào Đúng là “Lính tiểu đoàn bằng quan đại đội “ C tôi tự thương 2 người là còn ít ,Thế mà khi các đơn vị BB hao hụt, E dồn quân ở các C trực thuộc bổ sung xuống họ cũng “chơi “ ngon lành
  Đến chốt các anh trong BCH  và anh em cũ  thấy tôi mừng quá họ thay nhau về hầm BCH hỏi thăm tôi đủ chuyện  Tôi có một xấp thư của gia đình và bạn bè , trong đó cô bạn cùng lớp gửi tặng tấm ảnh đề “ Thành Vinh 12/6/78 “ một sự trùng hợp ngẫu nhiên ,Đọc ngốn  ngấu tập thư ,chia quà xong việc đầu tiên là  theo anh  Tú  ra vị trí cửa mở trận 12/6 ,hóa ra giàn DH đánh cũng không quyét được mấy  và đặc biệt chỗ tôi bị thương cùng thàng Tạo chỉ cách hầm địch trên dưới 20m ,anh Ngư nói thu được 1 khẩu AK tôi  không tin  ,giờ  thì anh ngư đúng . Cây săng lẻ mấy người ôm nơi tôi giấu thằng tTạo chỉ còn những cành cây to gãy xơ tướp chỉ  lên tròi .Từ hầm C bộ nhìn cả trận địa đúng là cái rẫy rộng mênh mông  ,những cây to cỡ thân người bj DK ngã gục , loại cây bé bằng cổ tay vốn rậm rạp che kín tầm mắt giờ không còn cây nào đứng thẳng ,giữa vùng trống mênh mông  thi thoảng chỉ  còn những cây to cỡ bắp chân chưa gãy gục nhưng trên mình chúng cũng đầy vết đạn ,đó  đây những mầm xanh đã nhú lên    Mặt đất chi chít hố và đuôi đạn cối xen giữa là những hố pháo khoan độ sâu ước bằng  hầm cá nhân quỳ bắn  Ngủ 1 đêm yên tĩnh tại hầm C hôm sau tôi về lại B7 ,người cũ chỉ còn thằng Hòa (Dương liễu Hoài đức )  và thăng Tường chúng bị thương nhẹ nằm ở E về trước tôi ,có cả thằng Phước ,không hiểu tại sao nó không trầy da sứt vẩy gì cả  B tôi đảm nhiệm hướng đông nam , con hào lấn dũi chạy ngoằn ngoèo chui gữa những thân cây đổ dài độ trên 100m , 2 bên có nhánh râu tôm và hầm trú ẩn chắc chắn màu đỏ của đất hòa lẫn màu lá  úa vàng không cần ngụy trang Phía ngoài công binh đã phát cây làm thành hàng rào sừng hươu cách râu tôm khá xa ,họ gài mìn quả dứa Liên xô dày đặc .Thật là cái chốt lý tưởng mất bao nhiêu máu mới thành hình để trấn giữ lãnh thổ
  Về buổi sáng ,gần trưa địch đánh vào khu vực B8 B9 và chốt C5 , chốt C 7 cho kẹo chúng cũng không vào được mà chỉ nằm ngoài bắn , khi chúng tôi tấp cối và M79 liên tục địch mới chịu thôi ,Còn C 5 chúng đánh tới chiều thằng Tường nói ở đó có 1 khu ta chưa kịp phát  cây gài mìn thì địch lập chốt đối diện .sáng hôm sau D điện thông báo gương thằng Thuận (Nghĩa đàn NA) dùng 5 loại súng  bắn  gần 20 quả B một mình  giữ chốt Mấy ngày sau vận tải lên kể  B Thuận đánh nhau đén giữa chiều thì bị thương và hy sinh  hết ,còn một mình nó dựng súng anh em lên bờ hào rồi chạy khắp chốt   bắn chỗ này một loạt , chỗ khác một viên ,cầm cự mãi nó chạy về cuối hào gặp anh Hải  CTV , anh Hải nói “còn em còn anh còn trận địa ‘nó lại quay lại chiến tiếp ,anh Hải ở dưới bắn  M79 yểm hộ  cho đến khi C5 vét được quân chi viện Địch đánh mãi không dược phải rút , Thuận  được D thưởng bằng cách cho về D bộ nghỉ mấy hôm  nhưng nó đào ngũ luôn .Nghe chuyện bọn tôi bàn tán giá như anh Hải lên cùng nó bắn B thì tuyệt vời , nhưng có đứa nói anh Hải mới về phép vô trận đầu thế là đươc Câu nói của anh Hải được  tuyên truyền khắp quân đoàn như biểu trưng cho ý chí của người lính quyết giữ từng tấc đất của Tổ quốc Còn Thuận tháng 9 nó quay lại đơn vị  làm b phó và bị cụt chân trong trận đánh nam cao điểm 112
   Mấy ngày không thấy khẩu 12,8 bên đồi Con vịt bắn tôi hỏi thằng Tường nói nó bị anh Côi diệt rồi , cách khi tôi về độ mươi ngày khẩu 12,8 lại bắn chết một tring sát của F bên Đài K1 anh Côi tức qua cho  2 khẩu cối 82 bắn , anh bảo anh Liễu trèo Đài chỉnh ( Đài trinh sát K1  của QĐ là cây Đa cao mấy chục m nằm gần bìa rừng ở đó có thể nhìn vào tận Pha long  với chiều dài biên giới trênvài chục  km) Anh Liễu chỉnh đến gần 20 quả không trúng anh Côi chửi và anh Liệu chửi lại om sòm , sau b tr b cối lên chỉnh cũng không được anh Côi trèo lên Đài chỉnh đến quả thứ 46 và 47 đạn rơi đúng khẩu 12.8 và đánh đáo đúng  miệng hầm trú ẩn của địch chúng nó phải khiêng 7 võng về Củ lạc ,từ đó không thấy chúng bố trí lại , chắc khiếp 3 đời
  Anh Thống Ctr chuyển về biên giớ phía Bắc ,anh Tú C phó và một số atr khác đi tăng cường cho các  đơn vị ,khi đó bình thường nhưng giờ nhớ  lại  tôi có cảm giác như E tôi là đứa con nhà nghèo  đông anh em ,có tý lưng vốn là cán bộ được trải nghiệm chiến đấu nào là bị cha mẹ rút cho anh em khác  .Anh Thống người Tày Văn chấn  Yên Bái ,năm 75 anh là chuẩn úy  b tr nhận quân chúng  tôi , khi phát hiện tôi khóc vì không được gặp mẹ anhh bảo tôi ngồi cùng Ca bin nhưng tôi từ chối , Sang Lào anh vẫn là B tr của tôi cho đến  năm 76 anh chuyển  đơn vị  loanh quoanh anh lại về làm ctr tôi . Ra QK2 anh vẫn viết  thư vào cho tôi  và anh em .lá thư cuối  cùng là tháng  2/79 không hiểu đợt đánh TQ anh có việc gì không ?
 Anh Thao lính 10/74   c phó c 13 cũ về làm quyền  C tr, anh Thao từng bị anh Phúc D phó cầm quả ÚS đánh sưng đầu vì  chốt dường mà lính ta vẫn bi phục kích thương vong
   Chốt vẫn 2 người một hầm ,thay nhau gác Một tối đến phiên, tôi nghe tiếng mìn nổ ở phia ngoài , anh em choàng dậy ra vị trí chiến đáu , lắng tai nghe tôi không thấy gì nhưng thằng Thắng hầm ở đọan  trên nghe động , nó tìm mãi điểm hỏa mìn CLAy mo mới thấy và bấm điểm hỏa, mìn nổ  lại yên lặng ,  tôi nghĩ con thú vướng mìn nên cho anh em ngủ . Sáng ,anh Trường cho gọi người bấm mìn lên viết bản thành tích  anh nói đài kỹ thuật E báo khi đêm đặc công địch định dánh chốt U7 nhưng  vấp mìn chết 2 đứa ,khi chúng tạp trung lấy xác, ta nổ mìn nó chết thêm  8 đứa và bị thương nhiều ,không biết đúng sai thế nào nhưng quả là ăn may .Từ đó không thấy địch hoạt động nũa nhiều bữa buồn tay anh emk bắn M79 vào hướng địch cũng không thấy chúng phản ứng .
  Đầu tháng 8 /78 chúng tôi bàn giao chốt cho F302 ,người nhận chốt B tôi là một thiếu úy CTV nhập ngũ tháng 2/75 người Hải phòng . chúng tôi bàn giao chốt và con heo rừng mới vướng mìn lúc sáng không biết họ có dám lấy không
  Ra phía ngoài Sa Mát ngủ một đêm đã mắt , sáng ra không thấy thằng Phước, nó bỏ lại khẩu trung liên đảo ngũ ,năm 83 về phép gặp nó ,nó lấy một cô trong xóm tôi cuộc sống cúng vất vả
   Nghỉ vài ngày không thấy các chốt 302 động tĩnh gì chúng tôi lên xe vòng hướng Cà Tum sang tham chiến trên mặt trận  đường 7 đất K .Đó là ngày 15/8/1978

 

 


Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
claymore
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #542 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2009, 10:05:22 pm »

Như tụi mình làm,thứ nhất chuyển một số đất khỏi vị trí đào đến chỗ khuất tầm quan sát của địch mới được đổ.Thứ hai,lợi dụng hố pháo nham nhở,buổi tối đổ lên song vẫn phải tạo hình dạng như hố pháo,qua đêm sương sẽ xóa nhòa tất cả.Không ai phân biệt được đất mới và cũ.Nói thật là làm thế là rất kỹ.Lúc đầu nhiều người tính sổi,hay sợ ở ngoài hầm sâu lâu cứ muốn ẩu làm cho song " tôi chưa có hứng là một,thứ hai là chưa có ai có cảm giác thực tế như chỗ tôi từng tham chiến.Nên rất khó kể chuyện thật ra đây,cũng chỉ vì không thể làm song hầm trong một đêm,số cây que còn khoảng 20 thanh xếp chéo nơi khuất địch.Tưởng chúng không nhìn thấy,vậy là nó chơi cho một trái đạn có điều khiển,loại đạn có dây kẽm bẹn như bện tóc đuôi sam của các cô gái.Rơi nổ đúng đám cây que,nhờ đám cây que xếp dầy không ai bị chết,nhưng bị thương 100% có người điếc luôn".Nhưng ẩu là chết,dần anh em cũng được trải qua thực tế nên hiểu và làm theo.Khổ thế đấy,làm cái thằng đầu đinh cuối cán nơi trận mạc,khổ đủ đường.Đến khi lính tráng chịu nghe cũng sứt sẹo khắp nơi....hì tôi cũng đã nói người Á mình ưa ăn sổi mà,thuyết phục mệt lắm. Grin Không thể hỏi khơi khơi " thiếu suy nghĩ" mà đôi khi có kiểu chơi cha như một số bạn được đâu,thực tế khác xa trí tưởng tượng rất nhiều. Cool

không lẽ là AT-3 hay sao nhỉ ? có bác nào nhìn thấy pot dùng AT-3 chưa nhỉ ?
Logged

Cư An Tư Nguy--------------Chọn Lựa là Hy Sinh
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #543 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2009, 11:30:40 pm »

Mình bây giờ mới đoán non,đoán già là tên lửa vác vai đất đối đất.AT-3 nghe các ccb kăm nhắc rồi,là đạn B40 hay B 41 cải tiến bắn bộ binh có đạn sát thương.
Mà chỗ đó có đứng cho nó bắn đạn B thoải cũng chẳng chính xác như thế được,vì là cửa hầm phía sau quay lưng về phía địch.Tụi nó có nhìn được thì phải từ 1300,vì địa hình 1200 là tụi này nằm sát rồi nó chẳng nhìn thấy.nhưng thằng 1400 và 1300 nó nhìn thấy được.
Chỗ hầm ấy là tổ phục,cửa hầm quay về 1100.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2009, 11:33:26 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #544 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 08:34:50 am »

AT-3 tra trong Google là tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây.

Chiến tranh chống Mỹ ta gọi AT-3 (tên NATO) là B72, dùng trên chiến trường cùng thời với tên lửa đối không vác vai A72, năm 1972. B72 là loại điều khiển 3 điểm.
Tương tự B72, phía Mỹ và QLVNCH dùng TOW lần đầu tại chiến trường VN, cũng điều khiển bằng dây nhưng (nghe nói) điều khiển 2 điểm.
TQ có phiên bản AT-3, gọi là Mũi tên Đỏ (HJ-73 Hongjian, theo Google).
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #545 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 09:22:02 am »

Mời các bác cựu K xem 1 đoạn mô tả về cây Đoát của người Cà-Tu tại tây Quảng Nam (Hiên, Giằng) do Phan Tứ viết tại cuốn "Trong Mưa Núi"
---------------------------------------------------
A Ró là một làng Cà-tu lớn, dạo ấy chưa từng bị bom đạn, có nhiều nhà gỗ bề thế và nhà làng khá to.

Dân làng rất gắn bó với Chính phủ Cụ Hồ, làm ăn no đủ lắm gạo bắp heo gà. Vùng này có một đặc sản quý là cây tà-vạc còn gọi là cây đoát, mọc tự nhiên.

Tôi thường đi với mấy cậu trai làng A Ró lấy rượu tà vạc. Cây này giống cây dừa nhưng quả nhỏ hơn, kết thành buồng. Đồng bào khía dao vào cuống buồng, đặt một ống tre có bỏ sẵn thứ vỏ đắng làm men, kê vào thân một cây tre cao có nhũng cành chặt ngắn làm thang. Chỉ cần leo lên tháo ống đầy cho vào gùi đeo lung, thay ống rỗng vào đấy, rót ống rượu vào cái ché cõng theo. Đầy ché thì cõng về đặt trong nhà làng, lấy ché khác đi trút tiếp. Mỗi tối, tắm rửa cơm nước xong, đàn ông con trai kéo đến nhà làng, đốt lửa sáng, ngồi uống tà-vạc bằng những ống tre gọt vát miệng, bàn việc làng việc rẫy. Rượu tà-vạc bốc men nhẹ, vị ngọt và đắng, ngon hơn bia nhiều và chắc chắn là rất bổ.

Các bà các chị không đến nhà làng, đều thích uống thứ tà-vạc ngam (nước đoát ngọt). Thấy tôi cũng ngại vị đắng, anh em đặt những ống tre không bỏ vỏ đắng để lấy nước ngọt cho tôi, nhưng chất men ngấm sẵn trong ống vẫn làm cho tà-vạc lên men dìu dịu, uống rất tuyệt.

--------------------------------------------------------------

Hình ảnh sưu tầm (nguồn: xem properies của hình)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2009, 09:28:29 am gửi bởi tuaans » Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #546 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 04:14:07 pm »

            ĐIỆU MÚA APSARA TRÊN ĐỈNH PREAH VIHEAR.

    Đoàn văn công QK5 lên tuyến đầu phục vụ bộ đội đợt này, ưu tiên phục vụ cho anh em chốt trên cao điểm 606 Chùa Preah Vihear.
    Mờ sáng, tôi cùng một số anh em cắt đường rừng sang E bộ 95, cách F bộ chừng một giờ đi bộ, để phối hợp với anh em D10 bảo vệ tuyến đường . Từ trận đánh bên bờ Tây Mê kông, tôi luôn bị ám ảnh đi trên những con đường lộ dọc theo biên giới. Một cảm giác không biết lúc nào mìn tăng sẽ nổ, địch sẽ bắn từ trong rừng ra…
   Mất cả buổi sáng lùng sục dò mìn trên đường, tôi cũng đã gặp anh em pháo cao xạ 37 ly của sư đoàn từ hướng Chùa đi kiểm tra xuống. Anh em D10 quay về, còn chúng tôi đi thẳng về hướng D1 và chờ xe của Đoàn Văn công tại Vườn Xoài .
Thương cho anh em C1 phải kiểm tra liên tục cung đường từ Vườn Xoài lên chân 606 chỉ chừng 3 km, không ai  muốn điều gì xấu xảy ra với đoàn văn công của QK.
    Nhà báo Khánh Vân đi trên chiếc xe đầu tiên, cùng với Trợ lý Thanh niên của Sư đoàn, và một số cán bộ trong ban Chính trị. Xe chở diễn viên của Đoàn đi gần cuối. Toàn là nữ tuổi trạc như chúng tôi : mười tám đôi mươi…xinh đẹp dễ thương quá chừng . Chúng tôi chạy đến giúp các diễn viên chuyển đồ đạc xuống xe, kể cả việc nâng đỡ những tấm thân ngọc ngà của các chị em trên vai mình …từ trên xe hai tay quàng qua bám chặt cổ chúng tôi, hai tay chúng tôi choàng qua lưng…dùng lực của tuổi xuân nâng lên và …nhẹ nhàng hạ các nàng xuống đất êm ái …mùi nước hoa thơm ngây ngất… cái chạm vô tình trời cho vào da thịt mát lạnh của người con gái Việt sau 2 năm vắng bóng…làm cho cái nắng chiều mùa khô dịu lại và bầu trời như xanh hơn . Một cán bộ mang quân hàm Đại úy đã bạc màu sương gió, cũng chạy lăng xăng đến “ đôn đốc nhắc nhở” chúng tôi…từ từ… vì đây là hàng dễ vỡ …Nhiều câu nói hài hước của vị Đại úy, cũng làm cho chúng tôi đỡ mệt và chị em cũng tự nhiên hơn . Qua trao đổi tôi biết là Đại úy Bá Thước phóng viên ảnh của Báo QĐND.
   Cuộc hành quân chiếm lĩnh Chùa Preah Vihear bắt đầu …
   Các anh nhạc công đều cởi quân phục, mặc mỗi quân đùi bắt đầu leo núi. Còn chị em thì không thể như thế được …vất vả leo từng bậc đá trên con đường vận động số 1.
   Với độ cao tuyệt đối 606, việc chiếm lĩnh điểm cao này không hẳn là chuyện dễ. Chúng tôi phải bám sát đội hình chị em,  giúp đỡ khi vượt qua các bờ đá, mà sự ẻo lả của nữ giới, không thể có những bước dài như lính nhà ta được.( Trước đây trong hàng Tướng lĩnh chỉ có Tướng Lê Đức Anh  và Đoàn Khuê là hai vị leo núi giỏi, lên xuống Chùa dễ dàng, còn Thiếu tướng Nguyễn Huy Chương Phó Chính ủy QK5 phải vất vả lắm mới leo đến đỉnh. Đại tướng Bu Thoong Bộ trưởng BQP Campuchia cũng đã lên Chùa này cùng với Chính ủy E95 Nguyễn Hữu Hà .)
Dù rất mệt có vẻ như thở không ra hơi, nhưng chị em cũng nói cười vui vẻ, coi đây như là một kỳ tích của đời làm diễn viên Văn Công .
   Phải mất hơn hai giờ leo núi Đòan mới lên tới đỉnh. Trời cao lộng gió …những gương mặt tươi tỉnh lại …lộ rõ nét đẹp của thời con gái…mái tóc tung bay trước gió chiều trên đỉnh núi cao vùng cực bắc, che khuất một phần gương mặt những thiên thần…sao mà đẹp đến không thể ngờ .
   Bãi diễn của Đoàn là khu đất trống, bên cạnh hồ nước bằng đá ( Bác Trungsy1 đã post lên “Hồ trên núi của Phó Đức Hà” ) với một chương trình dàn dựng khá công phu và đặc sắc. Tiết mục đã làm cho anh em D1 ngớ người là vũ điệu Apsara do các diễn viên trẻ của Đoàn biểu diễn. Những uyển chuyển của tay và thân hình gợi cảm, không khác gì với các bức Apsara khắc trên các tảng đá quanh Chùa.
  Trong lúc đoàn đang diễn, Phóng viên Bá Thước kiếm đâu ra một cành hoa rừng màu đỏ chói, đưa cho tôi cầm và dặn khi hết tiết mục chạy đến tặng cho nữ diễn viên. Đạo diễn Bá Thước thích nhất là đoạn khi gần kết thúc vũ điệu, nữ Apsara đứng chân trái trụ, chân phải đưa về sau, người ngả về phía trước, xòe bung tay năm ngón, ngước mắt lên trời… và phía sau thân hình nữ Apsara, tôi đang cầm trên tay cành hoa đỏ.
Không biết vô tình hay cố ý, mà đạo diễn Bá Thước bắt làm đi làm lại đến 3 lần. Nữ diễn viên mệt quá năn nỉ :  “ Chú Thước chụp nhanh đi . Cháu không làm nữa đâu. ”
Tôi thấy đạo diễn hình ngả người và bảo “ Em cố gắng lần này …Đẹp lắm ”.
Lính nhà ta đứng xung quanh cười to cho cách xưng hô  : Chú và Em . Grin Grin Grin
( Bức hình đó rất đẹp và mang đầy sức sống, nhưng đã bị lên bờ xuống ruộng theo đời trinh sát nên nay không còn nữa ). Undecided Undecided


Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #547 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 11:02:07 pm »

 " ANH Ở BIÊN CƯƠNG, NƠI CON SÔNG HỒNG CHẢY VÀO ĐẤT VIỆT "

     Trong đợt phục vụ của đoàn Văn công QK5 tại Chùa, có một bài hát, mà theo tôi đã gây một niềm cảm xúc mãnh liệt, trong tâm hồn những anh em lính trẻ như chúng tôi .Đó là bài “ Gửi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sị Thuận Yến, phỏng từ thơ của một nhà thơ miền tây bắc .
    Cuộc đời lính xa nhà, giữa sự sống và sự chết, cũng có nhiều điều để lại trong tâm trí người lính những ấn tượng khó phai, gắn liền với những kỷ niệm… trong đó có nhạc. Sinh ra từ vùng sông biển, tôi rất thích những bài hát  nói về những dòng sông …và ca khúc này là ca khúc tôi đáng nhớ, chưa đựng đầy ắp kỷ niệm trên đỉnh Preah Vihear.

              Gởi em ở cuối sông Hồng ( Thuận Yến )

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Ở nơi anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.
Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,
cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt
anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. 
Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,
em thương anh nơi chiến hào gặp rét.
Mà em thương anh chiều nay đang
đứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không,
hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy?
Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,
có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.
Dù gió mưa, dù mùa đông.
Vì rằng em luôn ở bên anh.
Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,
ở trên anh đầu nguồn biên giới,
cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,
đem lòng mình gửi về miền biên giới.
Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.
Anh ở biên cương sương lạnh giá buốt mùa đông tới.
Nơi quê hương em bước vào vụ mới.
Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,
tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,
hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?
Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
biết là anh nhớ về em đó
nhớ về anh đó.
Là chiến công, là niềm tin,
là tình yêu anh gửi cho em
là tình yêu em gửi cho anh.
Anh gửi cho em
 Em gửi cho anh
Là tình yêu ta gửi cho nhau.

      Hình ảnh xa cách về mặt địa lý…và xa cách luôn cả mọi chiều kích của tình yêu đôi lứa, chính nó đã để lại những ấn tượng khó quên và gây những cảm xúc rất mãnh liệt. Khoảng cách từ quê nhà đến những cánh rừng già Preah vihear, chứa đựng tất cả những ưu tư, nỗi nhớ nhung  và tình yêu vô tận theo dòng khoảng cách ấy.
    Rồi những cơn gió lạnh đầu mùa khô, từ đất Thái thổi vể buốt lạnh thấu xương. Ngủ trong những căn hầm khoét từ trong đá , không một tấm phên chận nơi cửa, gió lùa vào mọi ngõ ngách của căn hầm, những tấm mền đã qua bao mùa chinh chiến mỏng tăng , rách mướp… trùm được đầu thì trống cái chân…Tất cả những điều ấy chúng tôi đã trải qua và hình như người nghệ sĩ sáng tác và ca sĩ thể hiện là cho chúng tôi .
    Chị Phương Trà đã hát rất thành công bài hát này ( lúc đó chắc là chị lớn tuổi hơn chúng tôi ). Chị đã truyền được nổi cảm xúc của nhà thơ và tâm hồn bay bổng của người nhạc sĩ , đi vào từng thớ thịt hơi thở của người nghe là anh em chiến sĩ . Đôi mắt chị ngày đó nhìn chúng tôi rất đẹp, và trìu mến, qua đó thấy được tình cảm mà Chị dành cho những người lính…Đến bây giờ, bài hát này dù được Thu Hiền – Trung Đức hay gần đây Anh Thơ và Việt Hoàn thể hiện, nhưng chưa có thể lấn át được lời hát của chị ngày ấy . Chỉ vì một điều đơn giản : Chúng tôi không thể quên hình ảnh của Chị, đứng hát cho chúng tôi nghe giữa chiến hào . Cách đó không xa chưa đầy 200m những binh lính Thái Lan đứng nhìn sang, tất cả các khẩu 12.7, DKZ  của D1 E95 và cả cối 120 ly của C13  E95 dưới chân núi đã chuẩn bị… nếu có gì xảy ra .
Chúng tôi đang đứng trên đỉnh núi cao lộng gió, nhìn lên một khoảng trời mênh mông, nhìn xuống những cánh rừng già heo hút mây ngàn…ngày nắng cháy đêm giá lạnh.
     Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng Nhạc sĩ Thuận Yến và Chị Phương Trà, đã dành cho chúng tôi một điều sâu thẳm của nghệ thuật, dù với con đường  khác nhau  : Tình Yêu.
     Tình yêu với dòng sông quê nhà , với người con gái chiều chiều ra sông gánh nước, với mái ấm gia đình bao năm xa vắng…
     Ba mươi năm đã trôi qua, lời bài hát, giọng hát, đôi mắt và tâm hồn của Chị Phương Trà, đã vẽ lên hình ảnh tuyệt vời lãng mạn…tôi vẫn luôn nhớ như  mới hôm qua “ Anh ở biên cương …Em ở phương xa…”
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2009, 03:31:19 am gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #548 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 02:37:37 am »

Thật xúc động khi dõi theo bước chân hành quân,chiến đấu của chú vovanha và đồng đội không chỉ có những trận đánh, súng nổ, những gian khổ và hy sinh, mà còn có những thời điểm lắng đọng tâm hồn trước những tình cảm quê hương, gia đình, người yêu ... rất giản dị những cũng đầy cao quý ... mà cháu tin là chỉ có những người lính của quân đội ta, như các chú, mới có ... như những cảm xúc của "Gửi em ở cuối sông Hồng" trên đỉnh Preah vihear mà không ở đâu, không lúc nào về sau này có được như lúc đó
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #549 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 10:21:41 am »

 " ANH Ở BIÊN CƯƠNG, NƠI CON SÔNG HỒNG CHẢY VÀO ĐẤT VIỆT "

     Trong đợt phục vụ của đoàn Văn công QK5 tại Chùa, có một bài hát, mà theo tôi đã gây một niềm cảm xúc mãnh liệt, trong tâm hồn những anh em lính trẻ như chúng tôi .Đó là bài “ Gửi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sị Thuận Yến, phỏng từ thơ của một nhà thơ miền tây bắc .

              Gởi em ở cuối sông Hồng ( Thuận Yến )

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Ở nơi anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.
Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,
cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt
anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. 
Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,
em thương anh nơi chiến hào gặp rét.
Mà em thương anh chiều nay đang
đứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không,
hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy?
Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,
có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.
Dù gió mưa, dù mùa đông.
Vì rằng em luôn ở bên anh.
Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,
ở trên anh đầu nguồn biên giới,
cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,
đem lòng mình gửi về miền biên giới.
Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.
Anh ở biên cương sương lạnh giá buốt mùa đông tới.
Nơi quê hương em bước vào vụ mới.
Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,
tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,
hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?
Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
biết là anh nhớ về em đó
nhớ về anh đó.
Là chiến công, là niềm tin,
là tình yêu anh gửi cho em
là tình yêu em gửi cho anh.
Anh gửi cho em
 Em gửi cho anh
Là tình yêu ta gửi cho nhau.

      Hình ảnh xa cách về mặt địa lý…và xa cách luôn cả mọi chiều kích của tình yêu đôi lứa, chính nó đã để lại những ấn tượng khó quên và gây những cảm xúc rất mãnh liệt. Khoảng cách từ quê nhà đến những cánh rừng già Preah vihear, chứa đựng tất cả những ưu tư, nỗi nhớ nhung  và tình yêu vô tận theo dòng khoảng cách ấy.
    Rồi những cơn gió lạnh đầu mùa khô, từ đất Thái thổi vể buốt lạnh thấu xương. Ngủ trong những căn hầm khoét từ trong đá , không một tấm phên chận nơi cửa, gió lùa vào mọi ngõ ngách của căn hầm, những tấm mền đã qua bao mùa chinh chiến mỏng tăng , rách mướp… trùm được đầu thì trống cái chân…Tất cả những điều ấy chúng tôi đã trải qua và hình như người nghệ sĩ sáng tác và ca sĩ thể hiện là cho chúng tôi .
    Chị Phương Trà đã hát rất thành công bài hát này ( lúc đó chắc là chị lớn tuổi hơn chúng tôi ). Chị đã truyền được nổi cảm xúc của nhà thơ và tâm hồn bay bổng của người nhạc sĩ , đi vào từng thớ thịt hơi thở của người nghe là anh em chiến sĩ . Đôi mắt chị ngày đó nhìn chúng tôi rất đẹp, và trìu mến, qua đó thấy được tình cảm mà Chị dành cho những người lính…Đến bây giờ, bài hát này dù được Thu Hiền – Trung Đức hay gần đây Anh Thơ và Việt Hoàn thể hiện, nhưng chưa có thể lấn át được lời hát của chị ngày ấy . Chỉ vì một điều đơn giản : Chúng tôi không thể quên hình ảnh của Chị, đứng hát cho chúng tôi nghe giữa chiến hào . Cách đó không xa chưa đầy 200m những binh lính Thái Lan đứng nhìn sang, tất cả các khẩu 12.7, DKZ  của D1 E95 và cả cối 120 ly của C13  E95 dưới chân núi đã chuẩn bị… nếu có gì xảy ra .
Chúng tôi đang đứng trên đỉnh núi cao lộng gió, nhìn lên một khoảng trời mênh mông, nhìn xuống những cánh rừng già heo hút mây ngàn…ngày nắng cháy đêm giá lạnh.
     Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng Nhạc sĩ Thuận Yến và Chị Phương Trà, đã dành cho chúng tôi một điều sâu thẳm của nghệ thuật, dù với con đường  khác nhau  : Tình Yêu.
     Tình yêu với dòng sông quê nhà , với người con gái chiều chiều ra sông gánh nước, với mái ấm gia đình bao năm xa vắng…
     Ba mươi năm đã trôi qua, lời bài hát, giọng hát, đôi mắt và tâm hồn của Chị Phương Trà, đã vẽ lên hình ảnh tuyệt vời lãng mạn…tôi vẫn luôn nhớ như  mới hôm qua “ Anh ở biên cương …Em ở phương xa…”


Bài hát "Gửi em ở cuối sông Hồng" của nhạc sỹ Thuận Yến, phổ thơ Dương Soái có lẽ là một trong những bài hát hay nhất về người lính sau năm 1975 theo cảm nhận của em.
Bài thơ tuy không hay bằng bài hát, nhưng có những khổ thơ rất đẹp mời các bác cùng đọc (xin phép nhà thơ Dương Soái).

Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.


Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh!

Bài thơ được nhà thơ Dương Soái sáng tác tại mặt trận biên giới Lào Cai tháng 2/1979 và được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc.

Bác VoVanHa ở Quy Nhơn phải không bác ? Bác còn ở gần sân bay và eo Nín Thở không? Trước đây em ở trường ĐHSP Quy Nhơn, giáp ngay bên Tỉnh đội và sư 307.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM