Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:46:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoài Văn Hầu hi sinh ở đâu?  (Đọc 44031 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 01:10:13 pm »

Trần nhật Nhung

Cuốn Nguyên Sử tên thì như chính sử, nhưng được nhà Minh viết lại sau khi đốt phá giết chóc sạch bách kinh thành Đại Đô của nhà Nguyên. Ngay từ đầu nó đã được người đương thời đánh giá là sai lè.
Trong hai bản mà mình pót địa chỉ cho các bạn:

thì tên  http://www.hoolulu.com/zh/25shi/23yuanshi/t-208.htm ghi câu cuối là
三年夏四月,世子陳日氇阜遣其臣鄧世延等二十四人來貢方物
tam niên hạ tứ nguyệt , thế tử trần nhật nhung phụ khiển kì thần đặng thế duyên đẳng nhị thập tứ nhân lai cống phương vật.

Còn tên http://www.guoxue.com/shibu/24shi/yuanshi/yuas_209.htm
thi ghi câu đó là
三年夏四月,世子陈日阜遣其臣邓世延等二十四人来贡方物
Chữ nhung bị "đục" (thay vào ký hiệu thường dùng cho chữ không biết)


Các trang khác tin cậy hơn đều ghi theo kiểu guoxue, còn trên các 4r thì người ta chọn cách ghi đang tin cậy nữa là bỏ cái chữ nghi ngờ đi, trần nhật phụ. 陳日阜. Như vậy, cái chữ nhung là hoolulu (hoặc nguồn copy của nó) thêm thắt vào. Các sách copy trên nét ban đầu nghi ngờ có một chữ ở đây, để khuyết. CHính điều này cũng là một cái sai và để lý giải cái sai này, người ta sai tiếp là sáng tác ra chữ nhung.
Phát sợ các thầy đồ trên nét.


So với các triều Nguyên

Mông Ca (Nhà ta có khi nhầm là Mông Kha)
Miếu Hiệu 宪宗 = Hiến Tông
Thuỵ Hiệu 桓肃皇帝 Hoàn Túc Hoảng Đế
Tên đầy đủ: 孛儿只斤蒙哥 Bột Nhân Chỉ Cân Mông Ca, ngắn gọn là Mông Ca
Hãn Hiệu (hiệu dùng trong giới quý tộc Mông Cổ)Mông Ca Hãn 蒙哥汗
Thời gian trị vì 1251-1259.

Hốt Tất Liệt.
Miếu Hiệu 世祖=Thế Tổ
Thuỵ Hiệu圣德神功文武皇帝 Thánh Đức Thần Công Văn Vũ Hoảng Đế
Tên đầy đủ: 孛儿只斤忽必烈  Bột Nhân Chỉ Cân Hốt Tất Liệt, ngắn gọn là Hốt Tất Liệt
Hãn Hiệu trong giới quý tộc Mông Cổ là Tiết Thiện Hãn 薛禅汗
Thời gian trị vì 1260-1294.
Dùng hai niên hiệu
Trung Thống 中统 1260-1264
Chí Nguyên 至元 1264-1294

Các ông vua sau
Thành Tông 成宗 1295-1307, có hai niên hiệu Nguyên Trinh 元贞 1295-1297 và Đại Đức 大德 1297-1307
Vũ Tông 武宗 1308-1311 , một niên hiệu Chí Đại 至大 trong thời gian đó
Nhân Tông 仁宗 1312-1320 Niện hiệu Hoàng Khánh 1312-1313, Duyên Hữu 1314-1320
Anh Tông 英宗 1321-1323 Một niên hiệu Chí Trì 至治 1321-1323
Tấn Tông 晉宗 1324-1328 Có 2 niên hiệu Thái Định 泰定 1324-1328; Trí Hoà 致和 có 1 năm 1328
Thiên thuận đế 天顺帝 trị vì không đầy năm trong 1328, không miếu hiệu, niên hiệu Thiên Thuận 天顺.
Văn Tông 文宗 1328-1329,  1329-1332 giữa chừng có ông khác ngoi vào thời gian ngắn. Niên hiệu Thiên Lịch 天历 1328-1330, Chí Thuận 至顺 1330-1332.
Minh Tông 明宗 xen vào giữa ông trên, không niên hiệu.
Trữ Tông 宁宗 không đầy năm 1332, dùng lại Chí Thuận.
Huệ Tông 惠宗, Minh Triều gọi là Thuận Đế 顺帝 1333-1368. Các niên hiệu Chí Thuận 至顺  1333, Nguyên Thống 元统 1333-1335, CHí Nguyên 至元 1335-1340, Chí Chính 至正 1341-1370


Như vậy, Trần Nhật Phụ chắc là tên của vua Hiến Tông là Trần Vượng, đương nhiên Trần Nhật Nhung cũng vậy.
Sử mới chả sách. Bây giờ mới đi tra thời gian chết của Trần Quốc Toản.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2009, 01:56:16 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 04:16:01 pm »

trích dẫn từ:http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_To%E1%BA%A3n
Trong lịch sử VN gần như ko có đầy đủ mọi thông tin về Hoài Văn Hầu.Bên cạnh bí ẩn về thân thế của ông, cái chết của ông cũng đày bí ẩn.
Mãi đén mấy nam gân đây các nhà sử học VN mói dần tìm ra bí ẩn cái chết của ông.
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
 bài văn tế có nội dung như sau:
               Cờ đề sáu chữ giải hờn này
               Lăn lóc muôn quân vẫn đánh say
               Công thắng quân Nguyên đà trắc trước
               Từ khi cam nát bóp trong tay.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết.Theo sách Việt Sử Kỷ Yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày
Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:

Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
 bài viết này em dã rút kinh nghiệm! Roll Eyes


Mình theo lời bạn, tìm được một cuốn Nguyên Sử rồi. Nhưng bạn thấy đấy, đây là cuốn sách không ra gì. Mặc dù nó được biên soạn bởi triều đình nhà Minh, lại có tên giống như chính sử, nhưng rõ ràng nó không có tính chính thống và chất lượng tệ hại.

Đến giờ là cuốn thứ hai mà bạn nói, "Kinh thế đại điển tự lục".
Cuốn này không phải là chính sử của triêù đình, nhưng là cuốn sử đáng tin cậy. Nó được soạn vào năm 1330-133x và sau đó được chỉnh sửa nhiều lần. Sách chính sử là loại sách cấm vua đọc, còn đây là cuốn sử do triều đình tổ chức biên soạn, nên thực chất nó có tính chính thống mặc dù không phải là chính sử. Sách còn có các cách gọi khác dùng nhiều hơn là Hoàn Triều Kinh Thế Đại Điển 皇朝经世大典, Sách do Văn Tông ra lệnh cho "Khuê chương các học sỹ viện" biên soạn, 赵世延=triệu thế duyên tổng biên tập, 虞集 làm phó. Về mặt cấu trúc dữ liệu và ngôn từ thì nhà Minh đúng là nông dân thất học.
http://baike.baidu.com/view/110554.htm
Năm 1330 được dùng làm kết thúc câu chuyện An Nam của Nguyên Sử, 三年夏四月,世子陳日阜遣其臣鄧世延等二十四人來貢方物 như mình đã trích trên. Như vậy, đây là mốc mà dã tâm xâm lược Việt Nam và Chiêm Thành tắt hẳn trong đầu giới quý tộc chóp bu nhà Nguyên.
Triệu Thế Diên và Ngu Tập là hai tác giả dầy công biên chép cuốn "Kinh thế đại điển tự lục". Phần chiến tranh ghi trong mục Chinh phạt.


Tuy nhiên, cuốn này cũng sử dụng những dữ liệu mâu thuẫn nhau. Đặc biệt là tên vua nước ta. So cuốn này với Nguyên Sử thì dễ thấy Nguyên Sử sử dụng rất nhiều dữ liệu từ đây. Riêng đoạn kháng chiến lần 2 mình chép trên, thì Nguyên Sử lại cắt đi phần Hoài Văn Hầu chết trận ?? tại sao một chiến công hiếm hoi trong thất bại, một công cụ quá chói sáng để che bới cái xấu cho triều đình, lại không được Nguyên Sử kế thừa ??
Gần đây, một số học giả đưa đến một giả thuyết khác. Ban đầu, "Kinh thế đại điển tự lục" chép Trần Quốc Toản chết, nhưng sau các tác giả đã biên soạn lại và bỏ đi, Nguyên Sử thừa kế "Kinh thế đại điển tự lục" bản sau, hiếm hơn.

Còn chúng ta thì thường đoán là ông chết tropng cuộc chiến lần 2 năm 1285. Trần Quốc Toản là một viên tướng vô cùng dũng cảm, nhưng ông còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và chỉ cầm đội quân nhỏ.

Tại sao ??

Chúng ta cùng bàn lại nhé. Sau cuộc chiến này 50 năm, một số nhà sử học bên Nguyên vẫn coi Trần Quốc Toản chết trận và sau đó, khi họ công bố tác phẩm, thì người đọc feet back lại thông tin và họ sửa lại. Tất nhiên, họ cũng như hiện nay, dồn các cái cần sửa nhiều nhiều và đưa ra bản sửa rất lâu sau đó.
Ngày xưa sách đắt và đa phần mọi người tiết kiệm không mua lại quyển sách, thậm chí, họ không có thông tin về sự chỉnh sửa. Một số người tiếc các khuôn in đã dùng cách đục chữ và chúng ta thấy như trên. Vậy là, có khá nhiều bản chưa sửa truyền đến ngày nay và đến thời Minh.
Tại sao các tác giả lại có thông tin mới và bỏ đoạn Hoà Văn Hầu chết trận đi ??


Một điều đáng chú ý là gần đây có một số tin đồn là sưu tập được gia phả Trần Ích Tắc và Trần Quốc Toản.

Gia phả Trần Ích Tắc thì tất nhiên là có, ông có sự nghiệp khá lớn bên Tầu, con đàn cháu đống, nên việc để lại gia phả là chuyện đương nhiên. Theo một số người, thì Trần Quốc Toản không chết trận mà sống ở Tầu. Chuyện ống lấy công chúa nhà Tống có thể tin được, chuyện ông sinh ra ở đất Tống cũng có điểm hợp lý. Đến kháng chiến lần 2 có một đoàn quân Tống chiến đấu trong quân ta, do Hoàng Tử mất nước nhà Tống chỉ huy, ông đã gả em gái cho viến tướng trẻ, vừa quý phái, vừa nổi danh dũng cảm, với một công chúa mất nước tan nhà thì đám đó đâu có dễ kiếm. Nhưng với tục hôn nhân gần của nhà Trần thì đây là điều trái khoáy, do đó dẫn đến việc ông về Tầu cũng hợp lý.

Mình cùng làng với các vua Trần, gần đây họ Trần xây lăng bố Trần Ích Tắc rất lớn, chuyện dòng họ xây lăng to này có đồn đại là có vốn từ nước ngoài, do con cháu Trần Ích Tắc đóng góp. Vậy nên gia phả của chi này phát lộ là điều dễ hiểu. Nhưng mình cữ chưa từng thực mục sở thị hay là tìm được bản đánh máy lại trên nét. Nếu bạn nào thấy thì chỉ cho mình.


Mình đặt giả thiết thế này. Trần Quốc Toản bị thương nặng, được quân Nguyên cứu chữa, sau đó được Trần Ích Tắc đã làm quan to bảo lãnh.
Hoặc thông tin về Trần Quốc Toản chết trận của quân Nguyên là sai, sau này quân Nguyên đính chính lại nên mới có chuyện Nguyên Sử bỏ đi trong khi chép lại "Kinh thế đại điển tự lục" . Theo một số người nói là được đọc gia phả Trần Ích Tắc rồi thì ông theo gia đình vợ về Tầu mưu cuộc phục quốc, nhưng không thành và sinh sống bên đó. Vì lấy vợ ngoại tộc nên Trần Quốc Toản coi như bị khai trừ và ít được họ Trần Việt Nam nói đến.

Nếu như sự việc theo giả thiết Trần Quốc Toản bị thương, bị bắt rồi được quân Nguyên cứu chữa là đúng, thì sự việc cũng gần giống. Hai nước sau chiến tranh thông hiếu nên việc vợ ông trở về đoàn tụ cũng dễ hiểu. Điểm này hợp lý với ngày giỗ 2/2. Ngày giỗ này là ngày giỗ chung những người mất tích hoặc không biết ngày giỗ chính xác, khác xa thời điểm trận sông Như Nguyệt hay Lục Đầu Giang.
Theo một số người nói là được đọc gia phả Trần Quốc Toản, thì cuốn này có tên "Viêm phương Trần tộc Lưu phả" (Gia phả họ Trần ở đất Viêm, không rõ Viêm nào), chép vọ ông tên Triệu Ngọc Hoa, ông thọ và vẫn còn mộ chí, con đàn cháu đống tồn tại đến ngày nay. Việc nhà Vua làm điếu văn cho ông cũng trở nên hợp lý, mọi người nhìn thấy ông ngã xuống nên tin là ông đã mất.
Hoặc giả định là ông mất thật, vợ ông sinh con rồi đem về quê bên Tầu.

Theo một số dữ liệu của Việt Nam thì Trần Quốc Toản trúng tên lạc vào lưng rồi mất, tên trận đánh và thời điểm giống "Kinh thế đại điển tự lục". Việc Trần Quốc Toản còn sống hay chết đành phải chờ xem lại các cuốn gia  phả trên xe đúng hay sai. Chũng ta cần lục sử VN xem mộ chí và ngày mất chính xác của Trần Quốc Toản, nếu có như thế mới khằng định được chính xác ông chết trận.

Nếu như đồn đại trên là đúng thì con cháu họ này có tổ tiên là vua hai nước, cũng oách như cóc, nên cũng cần xem lại xem họ có nhận vơ lấy vợ thằng nhân không đã.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2009, 06:05:28 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Langtuphongtran
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 04:16:41 pm »

Chào các bác, e là người rất mê sử việt, hôm nay lần đầu vào diễn đàn thấy mục tranh luận về thân thế Trần Quốc Toản, e thấy tại sao không dựa theo tiểu thuyết "Lá cờ thêu 6 chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có được không ạ???:
- Đoạn Hoài văn Hầu đến bến Bình than :
"Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! "
Rồi đoạn này nữa :
"Hoài Văn cúi rạp đầu xuống đất. Bên cạnh Hoài Văn, Chiêu Thành Vương cũng quỳ để xin chịu tội. Thiệu Bảo ôn tồn nói:
- Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chí ấy đáng trọng.
Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:
- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con. "
Như vậy nên theo tiểu thuyết trên có thể thấy Hoài văn Hầu Trần Quốc Ttoản đứng ngang hàng con của Hưng Đạo Vương và vua Trần Nhân Tông, cha ông đã mất sớm, ông là con một
Như vậy  Trần Quốc Toản không thể là con của Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt bởi vì Trần Bà Liệt là con vua Trần Thái Tổ em Trần cảnh, Trần Liễu thế thì Quốc Toản phải đứng ngang hàng Hưng Đạo Vương ( là con Trần Liễu ) và là chú vua Trần Nhân Tông
 Mà có lẽ thuyết Hoài Văn Hầu là con của Vũ uy Vương Trần Nhật Duy, Vũ uy Vuơng là con của Trần Thái Tông là em của Trần Thánh Tông nên Trần Quốc Toản là em họ của vua Trần Nhân Tông cháu của vua Trần Thái Tông thì đúng hơn
Một điều nữa ta thấy chú ruột của Trần Quốc Toản là Chiêu thành vương điều này lại càng khẳng định bởi các con vua Trần Thái Tông nhiều người được phong tước hiệu là "Chiêu" như Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, Chiêu  Quốc Vương Trần ích Tắc, Chiêu văn vương Trần Nhật Duật
Các bác bảo Trần Bà Liệt 50 tuổi mới sinh Quốc toản và các bác bảo ngày nay chuyện đó là bình thường, có bác còn đưa ra ví dụ là chính mình nhưng theo em điều này thời phong kiến không thể là bình thường được, ngày xưa lấy vợ sinh con rất sớm đặc biệt lại là các vương phi hoàng tử
Vậy thì kết luận lại cha Quốc Toản là hoàng tử con vua Thái Tông ( có thể đó là Trần Nhật Duy ), cha của Quốc Toản là anh em cùng cha cùng mẹ với Chiêu Thành Vương,ông sinh ra Quốc Toản nhưng mất sớm khi Quốc Toản còn nhỏ nên chỉ có mẹ Quốc Toản ở vậy nuôi con khôn lớn, bởi vậy nên cha Quốc Toản chưa kịp lập đưộc công lao lớn gì cho nhà Trần và cũng ít được sử sách nhắc tới là vì lý do đó
Logged
Ảo Ảnh Màu Cỏ Úa
Thành viên
*
Bài viết: 8

Silent


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 07:04:05 pm »

Tiện đây bác cho em hỏi chút, Chiêu Thành Vương là ai? Tiểu sử ra sao, có công gì lớn?
Logged

Silent Guardian
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 07:58:56 am »

Theo sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, của nhà xuất bản Trẻ:

Quân Nguyên chạy đến sông Cầu thì gặp quân của Trần Quốc Toản đã đón sẵn. Dưới lá cờ 6 chữ vàng, người dũng tướng thiếu niên tung hoành ngang dọc, không quản hiểm nguy. Nhưng không may vì quá say mê truy kích giặc, chàng đã ngã xuống bởi một mũi tên bắn lén của chúng. Tin Trần Quốc Toản hi sinh khiến vua và triều đình vô cùng thường tiếc. 

Đóng góp tí cho vui có gì sai anh em thông cảm! Wink
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
forgetmenot7593
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 09:39:58 pm »

Mình là người quê ở Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Quê mình ở là nơi xảy ra trận thủy chiến giữa Trần Khánh Dư và Trương Văn Hổ. Nói về vấn đề Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (TQT) hy sinh ở đâu thì mình không biết nhưng có thể khẳng định với mọi người là không thể hy tinh sinh tại trận thủy chiến năm 1288 đó được vì có nguyên nhân sau: trận thủy chiến đó tuy ta thắng nhưng thiệt hại rất lớn đó vì theo mình biết là mấy tùy tướng tại quê mình đều tử trận hết. Có thể nói là ngoài chỉ huy cao cấp Trân Khánh Dư ra thì mấy tướng dưới chết gần hết xác còn trôi vào bờ, dân địa phương nhặt được và lập miếu thờ tại nơi đó. Tên các tùy tướng thì mình không nhớ nên không post lên được, nếu ai thấy cần thiết thì mình hỏi bố mình rồi trả lời sau. Ở quê mình có tới 2 miếu thờ 2 tùy tướng, 1 đền thờ Trần Khánh Dư. Hàng năm từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 6 âm lịch đều tổ chức lễ hội chèo bơi để tưởng nhớ đến trận đánh lịch sử đó. Năm 2008 còn kỷ niệm 857 năm lập thương cảng Vân Đồn đó trong đó có diễn kịch về việc Trần Khánh Dư ra Vân Đồn để chuẩn bị đánh giặc, trong vở kịch không nói tới TQT. Vì vậy có thể khẳng định rằng, nếu TQT hy sinh tại Vân Đồn thì không đúng vì nếu hy sinh sẽ có đền thờ, hoặc miếu thờ tại quê mình chứ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM