Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:18:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoài Văn Hầu hi sinh ở đâu?  (Đọc 44043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2009, 09:31:50 pm »

Đồng ý với bác Timebreak. "Theo một số nghiên cứu gần đây", nghe chung chung quá, không rõ nghiên cứu bới ai? dựa theo tài liệu gốc nào? (chắc là từ gia phả Trần Ích Tắc). Mà trong một nguồn còn ghi sai nghiêm trọng, lúc là Trần Quốc Toản, lúc lại là Trần Quốc Tuấn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
binhdc
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 01:50:14 pm »

Theo cuốn "Thuyết Trần" của tác giả Trần Xuân Sinh thì Trần Quốc Toản mất ngày 02/02/1288 (âm lịch). Nơi mất của Trần Quốc Toản là ở khu vực Vân Đồn, Quảng Ninh khi tham gia cùng với Trần Khánh Dư đánh thủy quân nhà Nguyên.
Cũng theo cuốn sách này thì Trần Quốc Toản có tham gia một số trận đánh lớn gồm trận Hàm Tử Quan (dưới trướng Trần Nhật Duật) và trận Chương Dương Độ (dưới trướng của Trần Quang Khải), trận truy kích Quân Nguyên  trong cuộc kháng Nguyên lần 2 (1285). Năm 1287 Trần Quốc Toản cùng với Lê Phụ Trần vào giúp thủy quân Chăm Pa chuẩn bị chống Nguyên nhưng không đánh trận nào và năm 1288 trở ra bắc đánh Nguyên và hy sinh.
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2009, 03:43:00 pm »

"Thuyết Trần" chỉ là một cuốn tiểu thuyết, và ta có thấy vài điểm vô lý về việc Trần Quốc Toản và Lê Phụ Trần vào giúp Chăm Pa:
- Lê Phụ Trần là danh tướng từ cuộc kháng chiến chống quân Mông lần thứ nhất (1258), đến 1287 thì ông đã rất già (nếu giả sử ông còn sống), sao có thể cầm quân ra trận?
- Nếu nhà Trần quả thực có từng cử quân giúp Chăm Pa thì phải là vào lúc cuộc xâm lược Chiêm Thành của Toa Đô vào năm 1284 (Nguyên Sử có ghi việc vua Nguyên trách nhà Trần giúp Chiêm Thành 2 vạn quân và 500 chiến thuyền), chứ năm 1287, nhà Nguyên không cử quân đánh Chiêm Thành, cần gì quân ta phải sang đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 02:47:57 pm »

Tháng 4 năm 1285, cùng với các vị danh tướng khác như Chiêu Thành Vương ( chưa rõ tên ), Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến dịch Hàm Tử, góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Kết, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều tướng lĩnh khác như : Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền .... tham gia chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch này.
Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:30:06 pm »

theo DVSKTT thư Hòai văn  Hầu , chỉ có 1 dòng nhỏ ,khi chặn đánh quân giặc rút lui ở Tây kết Hoài Văn Hầu chiến đấu dũng cảm và hy sinh,Vua vô cùng thương tiếc.Nhưng có 1 nghiên cứu mới đây nói Ông không chết mà sang sống ở TQ. Hiện còn hậu duệ(?). Em sẽ dẫn nguồn sau
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 02:48:06 pm »

trích dẫn từ:http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_To%E1%BA%A3n
Trong lịch sử VN gần như ko có đầy đủ mọi thông tin về Hoài Văn Hầu.Bên cạnh bí ẩn về thân thế của ông, cái chết của ông cũng đày bí ẩn.
Mãi đén mấy nam gân đây các nhà sử học VN mói dần tìm ra bí ẩn cái chết của ông.
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
 bài văn tế có nội dung như sau:
               Cờ đề sáu chữ giải hờn này
               Lăn lóc muôn quân vẫn đánh say
               Công thắng quân Nguyên đà trắc trước
               Từ khi cam nát bóp trong tay.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết.Theo sách Việt Sử Kỷ Yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày
Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:

Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
 bài viết này em dã rút kinh nghiệm! Roll Eyes



Bạn có nói đến Nguyên Sử, quyển 209, An Nam Truyện.
http://www.guoxue.com/shibu/24shi/yuanshi/yuas_209.htm

官军聚诸将议:“交人拒敌官军,虽数败散,然增兵转多;官军困乏,死伤亦众,蒙古军马亦不能施其技。”遂弃其京城,渡江北岸,决议退兵屯思明州。镇南王然之,乃领军还。是日,刘世英与兴道王、兴宁王兵二万余人力战。又官军至如月江,日烜遣怀文侯来战,行至册江,系浮桥渡江,左丞唐兀䴙等军未及渡而林内伏发,官军多溺死,力战始得出境。唐兀䴙等驰驿上奏。七月,枢密院请调兵以今年十月会潭州,听镇南王及阿里海牙择帅总之。

quan quân tụ chư thương nghị:"giao nhân cự địch quan quân , tuy sác bại tán , nhiên tăng binh chuyển đa ; quan quân khốn phạp , tử thương diệc chúng , mông cổ quân mã diệc bất năng thi ky kĩ 。” toại kí ky kì kinh thành , độ giang bắc ngạn , quyết nghị thoái binh truân tư minh châu 。 trấn nam vương nhiên chi , nãi lĩnh quân hoàn 。 thị nhật , lưu thế anh dữ hưng đạo vương 、 hưng ninh vương binh nhị vạn dư nhân lực chiến 。 hựu quan quân chí như nguyệt giang , nhật huyến khiển hoài văn hầu lai chiến , hành chí sách giang , hệ phù kiều độ giang , tả thừa đường ngột (một chữ thiếu) đẳng quân vị cập độ nhi lâm nội phục phát , quan quân đa nịch tử , lực chiến thủy đắc xuất cảnh 。 đường ngột  (một chữ thiếu) đẳng trì dịch thượng tấu 。 thất nguyệt , cơ mật viện thỉnh điều binh dĩ kim niên thập nguyệt hội đàm châu , thính trấn nam vương cập a lí hải nha trạch suất tổng chi 。

tạm dịch
Quan quân hội họp thương nghị "Người Giao Chỉ chống cự quan quân, tuy là thua mau tan vỡ, nhưng thêm quân quay chuyển nhiều, quan quân khó thiếu, thương chết nhiều người, người ngựa Mông Cổ không thể thực hiện kỹ thuật siêu đẳng". Nhân đó bỏ kinh thành, qua sông sang bờ bắc, nghị quyết rút quân khó được nghĩ đến rõ ràng (thông qua khó khăn ??). Trấn Nam Vương nghĩ nhiều, bèn dẫn quân về. Ngày đó, Lưu Thế Anh kíp điều quân của Hưng Đạo Vương, Hưng Ninh Vương có hai vạn quân thừa người để đánh. Rồi quan quân đến sông Như Nguyệt, Nhật Hhuyến sai Hoài Văn Hầu đến đánh, đi đến sông Sách, buộc cầu phao qua sông, Tả Thừa Đường Ngột (một chữ thiếu) Đẳng quân chưa kịp cập bến thì trong rừng (địch) phục kích xông ra, quan quân chết đuối nhiều, ra sức đánh mới ra khỏi nước được (khó dịch quá, thuỷ đắc xuất cảnh, ai dịch lại hộ). Đường Ngột ... Đẳng ruổi ngựa trạm tấu lên.  Tháng 7, Cơ Mật Viện yêu cầu điều binh lấy tháng 10 năm nay gặp ở Đàm Châu để sở chỉ uy của Trấn Nam Vương và A Lý Hải Nha chọn nắm cả.

( hình như là Ngột ... Đẳng, hoặc là chữ đằng là đợi ở ngoài tên, như vậy câu này là " Tả Thừa Đường Ngột Trường ... đợi quân chưa cập bến thì")
A Lý Hải Nha là tên riêng một viên tướng người Tân Cương Ugru (Duy Ngô Nhĩ vừa biểu tình loạn tùng phèo lên đó). http://baike.baidu.com/view/450179.htm

Liền tiếp là đoạn truyền hịch đánh lần sau

Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... . ??

Cuốn này tên là Minh Sử nhưng không phải chính sử. Quân Minh cực kỳ tàn độc, với dân Trung Quốc cũng chém giết khủng khiếp, nên Nguyên CHính SỬ lưu lại không đủ. CUốn này do nhà MInh biên soạn, ngay từ thời Minh đã mang tiếng là láo toét.

Trong này ghi mấy cái tên mình luận không ra, bạn nào giúp mình chút. Chắc là cả hai chữ đều sai, nhưng các bạn biết nguyên thuỷ nó là j` ??
Thế tử Trần Nhật Thận 世子陈日昚
Thế tử Trần Nhật Huyến  世子陈日烜

Đây cũng có một bản dùng tên khác Trần Nhật Nhung  世子陳日氇 Bọn ngợm này hay chữ quá.
http://www.hoolulu.com/zh/25shi/23yuanshi/t-208.htm
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 05:19:21 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 04:46:41 pm »

Các vua Trần thường được sử liệu Trung Quốc ghi là thế tử:
Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) thì sử Trung Quốc ghi là Nhật Cảnh và Quang Bính.
Vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng) thì ghi là Nhật Huyên.
Vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) thì ghi là Nhật Tôn...
(xem Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII).
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 04:52:10 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 05:23:23 pm »

Các vua Trần thường được sử liệu Trung Quốc ghi là thế tử:
Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) thì sử Trung Quốc ghi là Nhật Cảnh và Quang Bính.
Vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng) thì ghi là Nhật Huyên.
Vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) thì ghi là Nhật Tôn...
(xem Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII).

Chết tôi.
Sau khi quân Minh đánh thành Đại Đô thì cướp bóc huỷ diệt sạch bách. Cuốn Minh Sử trên là do nhà Minh lập ra, nó nhiều cái sử đến nỗi nhà Minh phải đính chính lại thành Tân Nguyên Sử. Nhưng có cái đính chính được, có cái không.

Không biết có phải thế này không, Trần Nhật Thận chỉ là ghi sai chữ Huyến mà ra, trong cái link kia. CÙng một quyển mà chúng nó dùng hai từ khác nhau, có thể là thằng gõ vào máy tính nhầm hay thằng sắp chữ nhầm từ cổ xưa.

Trần Thánh Tông
Thế tử Trần Nhật Huyến (không phải Huyên ) 世子陈日烜
Thử so sánh các chữ  Trần Hoảng 陳晃 (Trần Thánh Tông) mà bọn Tầu có thể từ thời Nguyên nhầm thành 陳日烜 Trần NHật Huyến, rồi thành Huyến lại thành Thận . Trần Nhật Thận, mình đọc mà tí ngất xỉu. Quốc sử j` mà ngộ ngó tởm a. Thế mới biết nhà Minh chả hay chữ tẹo nào. Rồi chữ Huyến và chữ Huyên cũng lẫn lung tung cả, nhất là mấy bác hạ ngoại vốn nổi tiếng hay chữ.

Trần Thái Tông nhà ta có có hai tên cúng cơm là Trần Bồ 陳蒲,  Trần Cảnh 陳煚.
Trong các đống rác dạng wiki http://wapedia.mobi/zh/%E9%99%B3%E6%9C%9D_(%E8%B6%8A%E5%8D%97) có một số chế tạo sau, rất đậm chất đống rác thối.
陳昺 Trần Bính.
陳光 Trần Quang
陳光昺 Trần Quang Bính
陳日煚 Trần Nhật Quýnh
陳日照 Trần Nhật Chiếu

Tên đã sai lung tung rồi, sự kiện cũng láo toét
十四年,光昺卒 國人立其世子日烜
Thập tứ niên, quang bính tuất, quốc nhân lập kỷ Thế tử Nhật Huyến
Năm 14 (nhà Nguyên), Quang Bính tèo, người nước lập Thế Tử Nhật Huyến lên
Quang Bính hình như đánh bại mấy lần quân Nguyên, mấy lần cử sứ sang điếu ông đồng nghiệp bên Nguyên chết cơ mà nhỉ ?? Quốc mới chả sử, một đống hổ lốn cũng gần xấp xỉ đống rác wiki
http://www.hoolulu.com/zh/25shi/23yuanshi/t-208.htm




Mình lạ quá, đang chủ nhật rỗi rãi tìm hiểu thử, ôi già, các bác hải ngoại cũng không phải hoàn toàn vô dụng.
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,30396,page=2

Phá ra cười, hoá ra các truyền thuyết nhà Trần gốc Tầu nó là đây, quýnh chiếu cũng là đây. Hoá ra là tam sao thất bản từ các nhảm nhí. Mà các bác Tầu cũng thuộc loại nhân từ, cái nghi án giết họ Lý cướp ngôi bị chuyển thành nhân duyên đáng yêu.

Đấy, cứ mỗi lần sao là một chút thay đổi, nhưng rác thối wiki thế này không seo, quốc sử nhà nó mà cũng thế này thì hài vãi nhẩy. Thanh các bác VH. Bây giờ cứ nói chuyện nhà Trần gốc Tầu thì các bác cứ dẫn chứng ở đây nhé.

http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,30396,42319,quote=1#REPLY
Re: Tìm nguồn gốc nhà Trần
Posted by: Tích Dã (123.18.151.---)
Date: June 16, 2009 01:08AM
齐东野语


安南国王

安南国王陈日煚者,“煚”,原作“照”,据《宋史》卷四二《理宗纪》二、卷四八八《交阯传》改。《交阯传》纪事与本刊合。本福州长乐邑人,姓名为谢升卿。少有大志,不屑为举子业。间为歌诗,有云:“池鱼便作鹍鹏化,燕雀安知鸿鹄心。”类多不羁语。好与博徒豪侠游,屡窃其家所有,以资妄用,遂失爱于父。其叔乃特异之,每加回护。会兄家有姻集,罗列器皿颇盛,至夜,悉席卷而去,往依族人之仕于湘者。“湘”,稗海本、学津本作“湖”。至半途,呼渡,舟子所须未满,殴之,中其要害。舟遽离岸,谢立津头以俟。闻人言,舟子殂,因变姓名逃去。至衡,为人所捕。适主者亦闽人,遂阴纵之。至永州,久而无聊,授受生徒自给。

永守林,亦同里,颇善里人。“里人”,稗海本、学津本作“遇之”。居无何,有邕州永平寨巡检过永,“平”,原作“年”,据稗海本、学津本、《宋史》卷九十《地理志》六广南西路、邕州条改。一见奇之,遂挟以南。寨居邕、宜间,与交趾邻近。境有弃地数百里,每博易,则其国贵人皆出为市。国相乃王之婿,有女亦从而来,见谢美少年,悦之,因请以归。令试举人,谢居首选,因纳为婿。其王无子,以国事授相。相又昏老,遂以属婿,以此得国焉。自后,屡遣人至闽访其家,家以为事不可料,不与之通,竟以岁久难以访问返命焉。其事得之陈合惟善佥枢云。

__________________


Tề đông dã ngữ

An Nam Quốc Vương


An Nam Quốc Vương Trần Nhật Quýnh, "Quýnh", nguyên viết là "Chiếu", dựa vào "Tống sử" quyển thứ bốn mươi hai, "Lí Tông kỉ" hai, quyển thứ bốn trăm tám mươi tám "Giao Chỉ truyện", sửa lại. "Giao Chỉ truyện" ghi chép cùng hợp bản khắc. Vốn là người ấp TRƯỜNG LẠC, PHÚC CHÂU [thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày nay], họ tên là TẠ THĂNG KHANH. Lúc nhỏ có chí, không để ý tới nghiệp thi cử. Lúc rảnh làm thơ ca, có nói: "Cá ở ao há chẳng hóa nên chim bằng; chim yến, chim sẻ sao biết lòng của chim hồng, chim hộc". Đại khái phần nhiều không có lời gò bó. Ưa cùng bọn cờ bạc, hào hiệp đi đây đi đó, thường trộm của cải ở nhà mình, để dùng vào việc riêng, rút cuộc mất lòng tin yêu của cha. Chú của ông ta cho là khác lạ, thường giúp đỡ. Gặp lúc nhà của anh có hôn nhân cưới vợ, bày đồ dùng, bát đĩa nhiều, đến lúc đêm, thu lấy hết rồi bỏ đi, đến nương dựa vào người trong họ làm quan ở đất Tương. "Tương", bại hải bản, học tân viết là "Hồ". Đến nửa đường, kêu gọi người lái đò để vượt sông, người chèo thuyền chờ đợi chưa bằng lòng, đánh người đó, đánh trúng chỗ yếu hại của người đó. Người chèo thuyền sợ hãi bỏ lên bờ. Lùi lại đứng trên bờ để chờ. Người đưa tin nói người chèo thuyền chết, dó đó đổi họ tên trốn đi. Đến đất Hành Châu, bị người ta tìm bắt. Người quát chủ cũng là người Mân, rồi ngầm thả anh ta ra. Đến Vĩnh Châu, lâu ngày mà không có chỗ nương dựa, nhận dạy học trò để tự cấp.

Vĩnh Thủ Lâm, cũng là người cùng làng, dần dần thân với người Lí. "Người Lí", bại hải bản, học tân bản viết là "Ngộ Chi". Ở không lâu, có người Tuần kiểm trại Vĩnh Bình, Ung Châu đi qua Vĩnh Châu. "Bình", nguyên viết là "Niên", dựa vào bại hải bản, học tân bản, "Tống sử" quyển chín mươi "Địa lí chí" sáu Quảng Nam Tây Lộ, Ung Châu sửa lại. Có người thấy anh ta quái lạ, rồi về phía nam. Làm trại ở vùng Ung, Nghi, cùng Giao Chỉ gần kề. Đất có vùng bỏ quên mấy trăm dặm, thường lấy trao đổi, học theo người tôn qúy của nước ấy đều đi ra làm chợ để mua bán. Nước chọn làm rể của Vương, có con gái cũng từ đó mà đến, thấy Tạ ít tuổi, đẹp, thích anh ta, nhân đó xin lấy chồng. Ra lệnh thi cử nhân, Tạ chiếm ngôi đầu, do đó nạp vào làm rể. Vương của nước đó không có con trai, để việc nước cho Tể tướng. Tể tướng lại già cả, rồi phó thác cho con rể, cho nên lấy được nước đó. Từ đó về sau, thường sai người đến đất Mân thăm hỏi nhà mình, người nhà cho là việc không thể dự đoán, không cùng ông ta qua lại, cuối cùng lâu ngày khó để về thăm hỏi...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 06:52:08 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 06:03:31 pm »

Huyến, Huyễn với Huyên thì chắc cũng chĩ là cách phiên âm khác nhau của cùng một chữ 烜 mà thôi. Có thể cách đây ít lâu thì chữ này được phiên âm theo cách khác, không có gì là lạ. Bây giờ các từ điển Hán - Việt trực tuyến cũng không ít chữ chỗ này có chỗ khác không có hoặc không phiên âm giống nhau.
Còn chữ "Thận" 昚, em đoán phải đọc là "Hạo" mới đúng, và chắc cũng là chỉ ông Nhật Huyên.
Còn muốn biết cho rõ Nhật Huyên là ai thì chỉ việc so sánh thời gian ông ấy xuất hiện trong sử Trung Quốc với sử Việt Nam thì biết là vua nào ngay thôi chứ khó gì.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 07:01:58 pm »

Huyến, Huyễn với Huyên thì chắc cũng chĩ là cách phiên âm khác nhau của cùng một chữ 烜 mà thôi. Có thể cách đây ít lâu thì chữ này được phiên âm theo cách khác, không có gì là lạ. Bây giờ các từ điển Hán - Việt trực tuyến cũng không ít chữ chỗ này có chỗ khác không có hoặc không phiên âm giống nhau.
Còn chữ "Thận" 昚, em đoán phải đọc là "Hạo" mới đúng, và chắc cũng là chỉ ông Nhật Huyên.
Còn muốn biết cho rõ Nhật Huyên là ai thì chỉ việc so sánh thời gian ông ấy xuất hiện trong sử Trung Quốc với sử Việt Nam thì biết là vua nào ngay thôi chứ khó gì.

là cái hạo gần giống. là thạn, lộn ngược lại.
Đúng rồi, các phiên âm trên nét thường là huyên, nhưng mình so đúng póp trên bia văn miếu. Mình có hỏi các cụ ở đó xem có đúng đây có thể là huyên không, các cụ bảo không phải, chưa bao giờ nó phiên âm là huyên. Cũng có rất nhiều chữ huyến.
Ở đây mình tin các cụ Quốc Tử Giám hơn là tin mấy cái ngoại tử giám trên nét.

Tìm được gốc tích truyền thuyết vua Trần quê TQ rồi, bây giờ tìm đến Trần  Nhung, Trần Nhật Nhung.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM