Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:24:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoài Văn Hầu hi sinh ở đâu?  (Đọc 43935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BacBinhDaiTuongQuan
Thành viên
*
Bài viết: 19


« vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 04:30:42 pm »

trích dẫn từ:http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_To%E1%BA%A3n
Trong lịch sử VN gần như ko có đầy đủ mọi thông tin về Hoài Văn Hầu.Bên cạnh bí ẩn về thân thế của ông, cái chết của ông cũng đày bí ẩn.
Mãi đén mấy nam gân đây các nhà sử học VN mói dần tìm ra bí ẩn cái chết của ông.
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
 bài văn tế có nội dung như sau:
               Cờ đề sáu chữ giải hờn này
               Lăn lóc muôn quân vẫn đánh say
               Công thắng quân Nguyên đà trắc trước
               Từ khi cam nát bóp trong tay.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết.Theo sách Việt Sử Kỷ Yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày
Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:

Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). 
 bài viết này em dã rút kinh nghiệm! Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2009, 04:38:16 pm gửi bởi BacBinhDaiTuongQuan » Logged
BacBinhDaiTuongQuan
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2009, 05:50:42 pm »

không bác nào biết thêm gì về cái chết ca Hoài Văn Hầu à? Wink
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2009, 08:36:55 pm gửi bởi dongadoan » Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2009, 11:03:46 pm »

không bác nào biết thêm gì về cái chết ca Hoài Văn Hầu à? Wink

Lịch sử có những góc khuất, có những khiếm khuyết phải đợi thời gian trả lời hoặc không bao giờ có được câu trả lời.
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
BacBinhDaiTuongQuan
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2009, 12:04:06 am »

Ma em thấy vô lí ở một điểm hết sức cơ bản mà mọi người không để ý đấy bác caytre ạ:
 Ở VN cứ người nào có công với đất nước(dù không lớn lắm) đều có ít nhất một đền thờ riêng vậy mà Hoài Văn Hầu chiến công hiển hách đến vậy mà lại không co đền thở bác nhỉ Angry
--------------------------------------------
 Đã nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, chuyển BacBinhDaiTuongQuan từ cương vị thợ copy sang thợ điện 1 tuần!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2009, 11:06:04 am gửi bởi dongadoan » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2009, 12:20:45 am »

Ma em thấy vô lí ở một điểm hết sức cơ bản mà mọi người ko để ý đấy bác caytre ạ:
 Ở VN cứ người nào có công với đất nước(dù ko lớn lắm) đều có ít nhất một đền thờ riêng vậy mà Hoài Văn Hầu chiến công hiển hách đến vậy mà lại ko co đền thở bác nhỉ Angry


http://hanoi.vnn.vn/vanhoa/nghethuat.asp?id=BT1490651990
http://khamphaviet.vn/vn/tin-tuc-du-lich/tin-tuc-du-lich-viet-nam/den-hong-son---nghe-an.html
Logged
RedKnight1989
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 03:44:19 am »

Vì sao không ai để ý?Huh?
Thứ nhât,bât cứ ai đã từng đoc cac tác phẩm vê Trần Quốc Toản thi đêu chấp nhận : Anh ta đã chêt trong lúc truy kích tướng giặc ở những phut cuối cùng!

Thư hai,còn vơi nhiều người thì cuộc đơi TQT chỉ nổi bât khúc đầu, còn vê sau chiên công của ông ta không thể so với hàng loạt các chiến tướng khác===> không quan tâm, các nhà sử học đang bân tung hứng các nhân vât triều Nguyễn==>không rảnh...

Thứ ba, fristy,cho trí tưởng tượng bay xa!

Nhà Trần vừa ban bô cái chêt của TQT rôi truy phong cho ông,nhưng lai không nói đên công khai mà chỉ nhăc đên trong một vài tư liêu:

che măt những người biêt và che tai những người không biêt đồng thời phong tăng trước danh hiêu cho người tử sĩ đilàm nhiêm vu nào đó  Grin
1.
chiu khó google thât kỹ, sẽ có một link noi vê gia phả của Trân Ích Tắc, theo đó được sự ủng hộ của nhà Trần thi TQT đã cùng vơi côg chúa Tông triều quay vê Trung Nguyên lo chuyên phục quốc!
2. cậu tự tưởng tượng và từ đó tìm luận cứ chứng minh... Tỉ như:

Đầu năm đó An Tư công chúa vào tay Thoát Hoan....
++ cuối năm đó TQT mât dấu trong sử sách

Tông Triêu chắc còn vai cô công chúa....
++ tai sao nhà Trần không dùng Nam Nhân Kế nhỉ???

Triêu Tiên vẫn còn dòng ho Lý và ngay càng mạnh lên,cũng kháng Nguyên rât dữ...
++phải do thám thôi...

Sát bên, Đai Lý dám dưa hơi bọn Thát sang quây rồi Đai Việt...
++phai trừng tri...
v.v.v

 Cool Cool Cool Cool Cool Cool
Logged

Thành viên này còn đang nợ diễn đàn những bài viêt nghiêm túc trong hai topic Lê Lai và Hoài Văn Hầu!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 07:02:56 am »

Quả thực mình giờ cũng không biết Hoài Văn Hầu, Trần Bình Trọng ... hy sinh ở đâu và biên chế thuộc đơn vị nào  Cheesy
Hay là nên dùng từ "tử trận" có hợp hơn hơn không các bác?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2009, 07:09:04 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
RedKnight1989
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 12:16:20 pm »

Quả thực mình giờ cũng không biết Hoài Văn Hầu, Trần Bình Trọng ... hy sinh ở đâu và biên chế thuộc đơn vị nào  Cheesy
Hay là nên dùng từ "tử trận" có hợp hơn hơn không các bác?

tại sao lại là tử trân mà không là hi sinh nhỉ?
cái chêt của Trân Binh Trọng được ghi rõ trong sử sách mà!
Logged

Thành viên này còn đang nợ diễn đàn những bài viêt nghiêm túc trong hai topic Lê Lai và Hoài Văn Hầu!
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 05:36:12 pm »

@ RedKnight1989 có thể đưa thêm 1 số thông tin, link tham khảo cho những ý kiến của bạn trong bài viết trên. Bạn cũng nên xem lại dữ kiện lịch sử và thời gian ở 1 số chi tiết trong bài của mình nhé, ví dụ: "Sát bên, Đai Lý dám dưa hơi bọn Thát sang quây rồi Đai Việt..." --- Đại Lý nào ở đây? cái vương quốc này bị quân Nguyên Mông diệt rồi còn đâu nữa, vua Đại Lý thì trở thành một viên tướng dẫn đường mà thôi. Wink. Cũng chẳng có cái gì gọi là quấy rối ở đây cả, quân Đại Lý đã nhập vào và trở thành 1 bộ phận của quân Nguyên Mông đi xâm lược Đại Việt chứ không phải là quấy rối nhá. Trong lịch sử ghi nhận thì Đại Việt và Đại Lý chỉ đụng độ nhau có 2 lần vào thời nhà Lý và phần thắng thuộc về bên nào chắc bạn có thể đoán được  Wink

@ bác Trungsy1:
Thân thế Trần Quốc Toản và Trần Bình Trọng không được ghi chép rõ ràng lắm bác ơi, nói đâu đến việc chi ly, cụ thể từng tý một ạ?
Cơ bản là thế này:

- Trần Quốc Toản sinh tại Thăng Long năm 1267 (có sách nói ông sinh ở Võ Ninh), là hoàng thân quốc thích nhà Trần, có sách nói cha ông là Trần Bà Liệt (người con rơi của Thái Thượng hoàng Trần Thừa với 1 cô thôn nữ mà ông gặp trong 1 lần đi săn và bị lạc đường). Mẹ của Trần Quốc Toản là ai, không thấy sách sử ghi rõ nhưng cũng có nguồn (như sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần) cho biết bà tên là Trần Thị Ngọc Liễu.

Trần Quốc Toản mồ côi cha khi lên 7 tuổi, sống với mẹ tại Võ Ninh (nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh), tự lập đội quân của mình khi 13 tuổi. Tương truyền khi ra trận thường cưỡi ngựa trắng, mặc áo bào đỏ. Đội quân của vị tướng trẻ này tham gia chiến đấu cùng lực lượng của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.

Trần Quốc Toản bị trúng tên và mất trong trận đánh chặn đường rút chạy của Thoát Hoan bên bờ sông Như Nguyệt vào tháng 5 năm Ất Dậu 1285, thọ 18 tuổi.

- Trần Bình Trọng sinh năm 1259 tại quê nội ở xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm (nay thuộc Hà Nam). Do cha ông là Lê Phụ Trần (tức Lê Tần) có nhiều công lao nên về sau được mang quốc tính họ Trần, Trần Bình Trọng còn có tên khác là Lê Phụ Hiền, mẹ ông chính là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử VN - Lý Chiêu Hoàng.

Trần Bình Trọng là phò mã của vua Trần Thái Tông đuợc phong tước Kiến đức hầu, ông là chồng sau của công chúa Thụy Bảo. Hai người có 1 cô con gái là Chiêu Hiến.

Đầu năm 1285 quân Nguyên lại sang xâm lược, thế giặc rất mạnh, triều đình phải bỏ Thăng Long rút lui, Trần Bình Trọng được giao nhiệm vụ ngăn đường truy kích của giặc tại bãi Đà Mặc (tức bãi Mạn Trù, nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Quân ít, lực mỏng, ông bị giặc bắt, chúng dụ hàng và ông đã nói gì với chúng thì các bác đều biết.

Giặc giết ông vào ngày 21 tháng giêng năm Ất Dậu (tức 26/2/1285), triều đình thương tiếc truy phong tước Bảo Nghĩa Vương, tặng thêm 2 chữ "Trung Nghĩa"

Một số câu thơ ca ngợi ông:

1. Thơ của Hoàng giáp Đặng Minh Khiêm (TK XVI):

Thề cam lòng làm quỷ nước Nam
Quyết ngoảnh mặt không thèm vương đất Bắc
Bãi Đà Mạc tỏ chí hiên ngang
Dòng dõi vua muôn đời vững chắc.

2.Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái:

Trần Bình Trọng là tôi trung
Thà làm Nam quỷ, chẳng lòng Bắc vương

3. Của Phan Kế Bính:

Giỏi thay Trần Bình Trọng
Dòng dõi Lê Đại Hành
Đánh giặc dư tài mạnh
Thờ vua một tiết trinh
Bắc vương sống mà nhục
Nam quỷ thác cũng vinh
Cứng cỏi lời trung liệt
Nghìn thu tỏ đại danh.

---Con cháu Trần Bình Trọng sau này đều làm tướng, nổi nhất là Trần Khát Chân
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2009, 05:41:17 pm gửi bởi caytrevietnam » Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 05:48:10 pm »

- Trần Quốc Toản sinh tại Thăng Long năm 1267, là hoàng thân quốc thích nhà Trần, có sách nói cha ông là Trần Bà Liệt (người con rơi của Thái Thượng hoàng Trần Thừa với 1 cô thôn nữ mà ông gặp trong 1 lần đi săn và bị lạc đường). Mẹ của Trần Quốc Toản là ai, không thấy sách sử ghi rõ nhưng cũng có nguồn (như sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần) cho biết bà tên là Trần Thị Ngọc Liễu.
---------------------------------------------
  Thuyết TQT là con của Trần Bà Liệt còn căn cứ ở chỗ cả hai trong tước phong đều có chữ Hoài. TBL là Hoài Đức Vương, TQT là Hoài Văn Hầu. Theo một tài liệu thì TQT khi nhỏ ở làng Trang Liệt, huyện Tiên Sơn là thực ấp của TBL.

Trần Quốc Toản bị trúng tên và mất trong trận đánh chặn đường rút chạy của Thoát Hoan bên bờ sông Như Nguyệt vào tháng 5 năm Ất Dậu 1285, thọ 18 tuổi.
---------------------------------------------
  Tuy nhiên, kỵ nhật - ngày giỗ của ông lại là 2/2 ÂL. Từ đó, có tài liệu chép, TQT hy sinh khi làm phó tướng cho Trần Khách Dư đánh thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn trong lần thứ 3 Nguyên-Mông đem quân sang ta năm 1287.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM