Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:19:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô  (Đọc 88141 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:08:59 pm »


Nhiều ấn phẩm bài báo và cả sách trinh thám đã từng đề cập tới khái niệm sai lầm mù quáng của pháp luật. Nhưng điều chủ yếu lại là việc thực thi luật pháp không hề mù quáng của chính những kẻ từ lâu không thèm đếm xỉa gì đạo luật tư pháp và tinh thần. Kẻ thù luôn vi phạm mọi luật pháp, cưỡng bức thế giới còn lại vào một khuôn khổ chật hẹp, còn bản thân chúng tùy ý sử dụng mọi phương tiện.

Khi những kẻ đó lên nắm quyền, chúng lập tức giũ bỏ mọi luật pháp để thay thế nó vì “lợi ích cách mạng”. Điều mà chúng ta thường thấy hiện nay. Buộc kẻ địch vào một khuôn khổ pháp luật chật hẹp, tự cho chính mình vi phạm pháp luật - đó là một phương pháp tuyệt vời đã từng được biết tới qua nhiều thế kỷ. Đặc biệt là khi nói về việc bảo vệ và cứu nguy cho Tổ quốc, chúng tuyên bố rằng “Tổ quốc cần được bảo vệ cách thức lương thiện, thậm chí cả không lương thiện. Mọi biện pháp đều tốt, miễn là tính toàn vẹn của nó được duy trì” ( Machiavelli Nikkolo, 1469 - 1527, nhà tư tưởng chính trị Italia. ND).

Phương pháp luận của giai đoạn đã bị thất bại được dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó không thể bị thất bại một cách đơn giản. Tôi đã từng may mắn được biết tới một chỉ dẫn bí mật về việc tuyển mộ điệp viên của Bộ Nội vụ ban hành năm 1984. Tuy không còn nhớ được nguyên văn, nhưng có một câu tôi nhớ rất rõ là: ở trang đầu chỉ dẫn việc thực hiện tuyển mộ trong số những người tích cực của phong trào sản xuất xã hội chủ nghĩa. Liệu có thể gọi đây là sự nhạo báng tư duy lành mạnh hay là một sự phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực trí tuệ của an ninh quốc gia?

“... Nỗ lực thâm nhập của KGB khi đó vào mọi kẽ hở, vết nứt của quốc gia đã dẫn tới việc làm cho quốc gia bị hoại tử và rốt cuộc đi đến tan rã. Nó làm mất đi sự uyển chuyển, sâu sắc của tư duy, khả năng phản ứng chính xác và nhanh chóng. Thay vào đó, hàng nghìn nhân viên chỉ lo mỗi việc tìm kiếm, tỏ ra bận bịu và thể hiện với cấp trên về sự cần thiết của mình. Rồi cấp trên đó lại cũng làm những điều tương tự đối với cấp cao hơn. Tôi cho rằng, trong phạm vi của Liên Xô, có thể khoảng 1/3 số người tình nguyện trong biên chế của ủy ban là những kẻ vô dụng như vậy. Những kẻ này, vào thời điểm đất nước có biến động, thì đã chết cứng từ bao giờ, đã thoái hóa và không còn một khả năng kháng cự nào nữa”.

Từng người có thể thất bại, nhưng quan trọng là sau đó biết gượng dậy sống tốt hơn. Nhưng cả điều này cũng không có nốt. Thậm chí thiên tài I. V. Xtalin cùng đôi lần bất lực như chính ông thú nhận. Khi nói tới bè lũ Trôtkít, ông chỉ ra: “... chúng ta không thể giả định rằng những con người này có thể thoái hoái đến như vậy. Song đó không phải là lời giải thích và càng không phải là lời bào chữa, bởi sự thật của sai lầm vẫn là sự thật. Giải thích sai lầm như thế sao đây? Sai lầm đó được giải thích bằng sự đánh giá không đầy đủ lực lượng và ý nghĩa của cơ chế của các quốc gia tư sản đang bao vây chúng ta và của các cơ tình báo của chúng đang cố gắng lợi dụng sự yếu đuối của mọi người, thói hiếu danh của họ, thái độ nhu nhược của họ để lôi kéo họ vào các mạng lưới gián điệp của chúng và sử dụng họ để bao vây các cơ quan quốc gia Xô Viết. Nó được giải thích bằng sự đánh giá không đầy đủ vai trò và ý nghĩa của cơ chế quốc gia xã hội chủ nghĩa chúng ta và của ngàng tình báo chúng ta, bằng sự đánh giá không đầy đủ cơ quan tình báo này... Đánh giá không đầy đủ đã có thể nảy sinh trên cơ sở nào?

Nó nảy sinh trên cơ sở của sự chưa hoàn hảo và yếu kém của một số quan điểm chung trong học thuyết của chủ nghĩa Mác về quốc gia”.

Đây là lời thú nhận chân thành của một người có tư duy biện chứng sâu sắc nhất, chứ không phải của một kẻ giáo điều. Vì vậy, những người từng xem xét một cách khách quan công việc của cơ quan tình báo chúng ta đã đúng: “Trước đây tôi nghĩ rằng dù sao KGB cũng là một tổ chức mạnh. Khi còn ở phương Tây, tôi đã nhìn thấy rất nhiều điệp viên của họ vô cùng cẩu thả. Tôi chỉ cần 5 người thật sự tài năng, thì tôi với họ đã làm được nhiều hơn cả 50 nghìn điệp viên Xô Viết. Họ không chú tâm vào công việc, không nhìn thấy những gì cần phải thấy”.

Cần công nhận rằng những sai lầm của quá khứ đã được tiếp thu. Ngày nay người ta đã có những chỉ dẫn trong công việc xuất phát từ những quan niệm về sự cần thiết của “thiết kế có tổ chức” đối với công tác tình báo trong điều kiện hiện nay. “Công tác chuyên môn cần có tính chất của một hệ thống “công khai”, trong đó các mục tiêu điều hành được thay đổi phù hợp với những thay đổi của môi trường bên ngoài, còn chiến lược là sự mô phỏng đối với những thay đổi cỷa môi trường, phát hiện kịp thời sự đe dọa đối với phát triển không chỉ từ những đối tượng thù địch mà cả từ chính hệ thống này. Các cơ cấu tổ chức phải linh hoạt, tùy theo những yếu tố bên ngoài, phải thay đổi chiến lược, những biện pháp sử dụng, những tiêu chí về chất lượng đội ngũ cán bộ. Cơ chế kiểm soát ưu việt trong hoạt động điều hành của các cơ quan tình báo phải nhường chỗ cho những cơ chế phát hiện những vấn đề mới và quyết định theo tình huống. Ngày nay, trong giới hạn của lý trí, cần áp dụng những cơ cấu điều hành mới - phi tập trung hóa. Yêu cầu cơ bản là kích thích sự phát triển những phẩm chất mới của các cán bộ tình báo, cụ thể là hướng vào trách nhiệm cá nhân, sự cách tân (innovation), nỗ lực nâng cao chuyên môn,...”

Như chúng ta đã nói ở trên, những kẻ chủ yếu làm Liên Xô thất bại là “những Trung ương thần kinh” của Mỹ, mà trước hết là RAND Coporation. Từ đây, tất yếu sẽ nảy sinh một vấn đề gần như là tập trung để hiểu rõ thảm họa đã xảy ra với chúng ta: Liệu “những Trung ương thần kinh” của Mỹ nói chung, RAND Coporation nói riêng có nằm “trong số những đối tượng quan tâm của KGB hay không? Những gì viết về KGB Liên Xô cho đến nay cũng đã khá nhiều, song chỉ có hai lần tôi tìm ra được câu trả lời trực tiếp. Trong một trường hợp, vấn đề có liên quan tới một chương trình chung về tình báo khoa học - kỹ thuật chống Liên Xô của CIA và Trường đại học tổng hợp Columbia. KGB đã nắm được mọi tài liệu sau một chiến dịch thành công. Còn trường hợp thứ hai - liên quan tới hai tình báo viên công khai của KGB: Liudek Zemenek, người Tiệp Khắc, được tung sang phương Tây vào tháng 1 năm 1957, sinh sống tại Mỹ và con ông ta theo nghề của bố, được đào tạo công tác tình báo tại Matxcơva, tới năm 1976 được giao nhiệm vụ; tại Trường đại học tổng hợp Geordtown, nơi anh ta vừa được tiếp nhận làm giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược. Ngày 2 tháng 5 năm 1977, L. Zemenek đã bị FBI bắt giữ và buộc tội làm gián điệp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:09:35 pm »


Phế phẩm trong ngàng hàng không - đó là máy bay bị rơi, phế phẩm trong đào tạo sĩ quan - thua trận, phế phẩm trong một công việc tinh tế nhất của ngành an ninh - đó là một đất nước bị phản bội và tan nát.

Cải tổ và giai đoạn cuối cùng không phải là trận đánh đầu tiên mà KGB thất bại. Trong những năm 1953 - 1956, một bộ phận đáng kể của ngành tình báo đã phải chịu sự thanh lọc. Những cuộc truy sát các cán bộ của ngành tình báo, làm tổn hại thanh danh của họ đã được khởi động rất lâu từ trước những năm “cải tổ. Để thay thế cho những chuyên gia, người ta đã tuyển lựa những tân binh từ quân đội và các tổ chức đảng, đoàn thanh niên.

Biện pháp này lại được lặp lại vào những năm cải tổ. Vào giai đoạn những năm 1982 - 1983, hàng loạt nhân viên (khoảng 150 người) bị điều chuyển từ KGB sang Bộ nội vụ dường như là để tăng cường cho cơ quan này. Trong năm 1981, cục 4 và các vụ có chức năng tương đương chuyên trách thông tin được tái thành lập trong biên chế KGB Liên Xô và ở các địa phương. Ngoài ra, vào năm 1985, người ta còn đề ra nguyên tắc mới: nếu trước đây, một cán bộ được phép tiếp cận với những thông tin chiến dịch có thể yêu cầu và nhận được tin tức về bất kể công dân nào, thì bây giờ điều đó chỉ có thể được thực hiện thông qua Matxcơva. Điều này nói lên rằng trước khi xảy ra những sự kiện rất quan trọng, thì đã có ít nhất 150 người cán bộ có năng lực bị điều khỏi cơ quan KGB Trung ương; rằng nhiều kẻ tân binh thiếu kinh nghiệm được bổ sung và đồng thời, thời điểm thuận lợi cho những kẻ hám danh cũng xuất hiện; rằng việc tiếp cận với hồ sơ của những âm mưu đẫ trở nên khó khăn.

Đối diện với hiện thực mới trong những năm “cải tổ”, nhiều nhân vật đại diện của ngành tình báo đã có những cách xử sự khác nhau. Một mặt, họ tung hỏa mù qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, một số quan chức cao cấp chơi trò “cải tổ”. Trên báo chí, họ chửa rủa ủy ban là hung bạo. Phải có ai đó ra lệnh đứng ra bảo vệ thanh danh của nó, bảo vệ “những biện pháp tích cực” của nó đối với đất nước chứ? Thay vào đó, họ chơi trò “im lặng là vàng”. Thay vì những câu trả lời cụ thể cho những vấn đề đặt ra, họ tiến hành trò phản tuyên truyền lươn lẹo, vô nghĩa. Hệ thống kiểm duyệt cấp trên đối với bất kỳ sáng kiến nào đã trở nên chặt chẽ tới mức không một nhân viên phản gián nào, cho dù ở cấp Trung ương hay ở cơ quan địa phương, cho dù sử dụng bút danh, được viết các bài bào chữa về Chêca (ủy ban đặc biệt toàn Nga) hay KGB. Còn những người dân bình thường thì coi đó như là sự mâu thuẫn của cơ quan tình báo và báo chí.

Người ta đã tiến hành việc chuyển hướng bộ máy sang một công việc không theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu. ủy ban vướng vào một quá trình phục hồi danh cho đông đảo cán bộ của mình. Đó là một việc làm không thể chấp nhận đối với ngành tình báo. Cán bộ không phải là miếng cao su, hơn nữa, những người của ủy ban đã đấu tranh chống chọi với sự đổ vỡ của đất nước, sự sa sút của nền kinh tế quốc dân. Việc phục hồi danh dự đã đánh thẳng vào uy tín của họ. Điều này có thể làm được thông qua hệ thống tàng thư - nhiều hồ sơ đã quá lâu đến mức chỉ còn những người thân của cán bộ và những nhà sử học mới quan tâm đến. Nhưng, người được giao làm công việc này lại là tướng I. P. Abramov - trước đó đã từng là một kẻ chống đối (disident), sau này lại được bổ nhiệm làm Phó Tổng công tố Liên Xô. Bằng cách này, từ mọi phương diện, KGB trở nên xấu xa vì đã làm việc cho giặc. Năm 1989 - 1990, trong cuộc bầu cử đại biểu các cấp, người ta đã công bố công khai về việc theo dõi từ phía KGB hay về những vụ thanh trừng từ xa xưa. KGB đã không kiểm soát được tình hình và sau đó đã bị cuốn theo các sự kiện. Người ta ra lệnh cho nó dùng dầu để dập tắt đám cháy. “Các chuyên gia KGB đã bị đặt vào tình thế bị trói tay trong cuộc chiến thông tin này”.

Vị Chủ tịch cuối cùng của KGB, V. V. Bakatin, viết về một hướng khác mà người ta buộc các nhân viên tình báo phải thực thi: “Dưới thời Kriuchkov, KGB đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh gọi là “phá hoại ngầm trong kinh tế”. Cuối cùng, sự kiện dẫn tới việc theo dõi hoạt động của các hợp tác xã và tìm kiếm những đồ hộp giấu trong các quầy hàng. Hàng nghìn nhân viên được tung vào để tìm kiếm các kho chứa hàng. Những “chiến dịch” này được tiến hành một cách phô trương trong các báo. Người ta cho rằng, các sản phẩm thịt và những đồ hộp được tịch thu từ các quầy hàng và được chiếu lên truyền hình sẽ làm cho những người tiêu dùng, vốn quen với cảnh những quầy hàng trống rỗng, tôn trọng hơn đối với KGB. Trong khi đó người ta không thèm đếm xỉa tới việc đi lùng sục các cửa hàng nói chung không phải là chức năng của nhân viên tình báo, còn cảnh sát cũng tiến hành những biện pháp tương tự với quy mô không lớn bằng, nhưng không coi quảng cáo rầm rộ công việc hủ lậu đó của mình là cần thiết. Hơn nữa, các nhân viên của ủy ban nói chung cũng chẳng sung suớng gì khi họ phải sử dụng chuyên môn của mình vào công việc của những thanh tra thương nghiệp”.

Dường như nói tới sai phạm của các cơ quan vào những năm 1918 - 1956 đã quá đủ. Những sai phạm chủ yếu trong nhưng năm 1985 - 1991 chủ yếu là thiếu tích cực, khi ban lãnh đạo phản bội đã trói cả tay lẫn chân của các nhân viên: “Cảm giác của tôi vào những ngày này có thể được diễn đạt bằng những từ: thất vọng, bế tắc. KGB không chỉ không còn khả năng để trở thành trung tâm trí tuệ và động lực của ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp, mà còn đơn giản là không sẵn sàng trước những sự kiện đang diễn ra.

... Nhóm sẵn sàng bắt giữ Eltxin ngay khi ông ta bước ra khỏi nhà, đã nhận được lệnh “Tạm thời chưa hành động!”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:11:06 pm »


... Họ đã nhận được thông tin rằng OMON (cảnh sát đặc nhiệm) Matxcơva sẵn sàng hành động hỗ trợ cho Eltxin. Khả năng điều một bộ phận lớn từ căn cứ đã bị hủy bỏ. Mệnh lệnh “Dừng lại! Tiếp tục theo dõi! Báo cáo về diễn biến tình hình!”.

... Bên phản gián quân sự đã báo cáo về việc Tư lệnh Bộ đội Liên lạc, Tướng Kobetx trao cho Eltxin những tài liệu tuyệt mật và đặc biệt quan trọng, trên thực tế là đã mở ra khả năng cho người Mỹ tiếp cận với thông tin mật. Mọi người đề nghị phê chuẩn nhanh chóng việc bắt giữ, những không có một phản ứng nào xảy ra.

... Thông tin - trực ban tác chiến của sân bay quân sự “Chkalov” báo cáo qua đường điện thoại của thành phố cho viên Đại tá Xamoilov thuộc ban Tham mưu của Eltxin về hướng đến và số lượng của quân đổ bộ, vậy mà không một ai tống cổ anh ta ra khỏi vị trí trực ban.

... Một chiếc “Volga” mang biển số quốc gia nhằm hướng sân bay “Vnukovo”... chuyển những bản copy sắc lệnh của Tổng thống Nga và Xô Viết Tối cao. Tại sân bay, chúng được phân phát cho các phi công để chuyển cho các Xô Viết thành phố trong vùng. Những người tham gia chiến dịch đã đề nghị cho phép chặn giữ chiếc “Volga”. Vẫn không có hồi âm. Các máy bay đã cất cánh. Sang ngày hôm sau, hàng loạt các Xô Viết trong vùng bày tỏ thái độ ủng hộ Eltxin.

Đó là toàn bộ sự bi hài của thảm kịch trong những ngày đó”.

“Những Chêca chuyên bới lông tìm vết”, như cách giới báo chí dân chủ gọi họ, thông báo rằng vào những thời điểm quyết định nhất “từ Lubianka (Tổng hành dinh KGB) thường để rò rỉ những thông tin quan trọng, trong đó có những tin đến “Nhà Trắng”... về việc có lệnh bắt giữ Eltxin”.

Vậy KGB đã đấu tranh vì cái gì khi nó chuyển hình thái sang FSB (Cơ quan An ninh liên bang Nga) và những cơ quan tình báo của các quốc gia “độc lập”?.

Ngày nay, áp lực từ phía ban lãnh đạo Mỹ, từ phía CIA và từ những cơ quan khác của cộng đồng tình báo Mỹ, cũng như của các viện, trung tâm nghiên cứu khác thông qua khâu trung gian là Liên Xô và Liên bang Nga đang đè nặng lên FSB (loại cơ quan mà trước đây các nhà dân chủ luôn e ngại). Những ai ngày hôm qua không nhận ra việc người ta đã biển thủ tiền của để xây nhà nghỉ, thì hôm nay cũng đang che mắt (cả bịt tai, ngậm miệng) trước việc người ta đang cướp bóc toàn bộ các ngành công nghiệp ra sao, người ta đang chuyển cả tỷ đồng ngoại tệ ra nước ngoài thế nào.

“Cái gì tôi đang giữ tức là tôi đang có”- đây là nguyên tắc chung ở mọi nơi. Một nhóm tình báo được cử đi hộ tống “vàng của đảng”, tìm kiếm các bạn hàng ở nước ngoài, bảo đảm độ tin cậy của thương vụ, cung cấp thông tin tình báo cho ban lãnh đạo cao cấp của đất nước, song họ đã thường xuyên lợi dụng công việc này vì quyền lợi của một số nhân vật cao cấp. Những kẻ bảo trợ (curator) dự trữ quốc gia lo việc tiêu thụ vàng ở nước ngoài đã để lộ thông tin về những mỏ tài nguyên chiến lược. Một cục trước đây chuyên lo việc tuyển mộ người nước ngoài bằng việc sử dụng số gái điếm (thuật ngữ gián điệp gọi là “chim én”) đã chuyển sang tuyển mộ những đại biểu, công tố viên ngang bướng khó trị. Cục Lưu trữ thì trở nên phóng khoáng khi sẵn sàng cung cấp các tài liệu lưu trữ vì tiền. Cơ quan phát ngôn không chỉ là nơi “béo bở” mà còn được dùng để che chắn pháp luật - có thể nhận được nhuận bút cho những bài báo của mình.

Không chỉ có vậy. Tất cả đều cùng nhau lợi dụng cơ quan để làm việc cá nhân. Hoặc họ về hưu và đến thẳng trung tâm phân tích thông tin, các “Trung ương thần kinh làm việc, hoặc họ có thể giúp các tổ chức kiểu như “Quỹ chính trị hiệu quả” của G. O. Pavlovxki đối chiếu các tài liệu phổ biến hạn chế khác nhau, trên cơ sở của những tài liệu này các nhà báo thường dùng để viết phóng sự điều tra. Mỗi một chính khách lớn đều có một ê kip điệp viên: từ người đưa tin đến những trợ lý thân tín. Tại các địa phương, các cơ quan thường tỏ ra thiếu tích cực khi va chạm với những lợi ích của dân địa phương và của “những nhân vật dân tộc chủ nghĩa Kavkaz”, họ không bảo vệ dân cư người Nga do chính họ cảm thấy lo sợ hoặc do họ đã bị mua chuộc.

Cũng tương tự như KGB Liên Xô lúc sinh thời đã từng nằm trong chuỗi điều hành cơ cấu phân tích thông tin của các hãng công nghiệp - tài chính xuyên quốc gia, các cơ quan như FSB, ủy ban công sản quốc gia, cảnh sát thuế vụ, tòa án, tòa án trọng tài giờ đây thường tiếp tục làm công việc tư pháp cho các nhóm công nghiệp - tài chính đang chống đối với nhau.

Ngày nay, an ninh quốc gia đã là một quyền lực mở ra một khả năng hiện thực đối với việc điều hành con người và các nguồn lực, chứ không chỉ ghi nhận những sự kiện đã diễn ra. Cùng từ đây, một hình thái sở hữu đã xuất hiện. Trước đây đã từng có việc có nhân viên tình báo không hề nghĩ tới cách cứu quốc gia mà chỉ nghĩ tới danh vọng cá nhân, tìm cách “leo cao”. Hoàn cảnh hiện nay đã hoàn toàn không ngăn cản gì tới những suy tính kiểu đó mà còn mở ra cơ hội cho họ “khá lên”, trong sâu thẳm tâm hồn họ tự coi mình là một bộ phận thuộc tầng lớp cao, có một vị trí “ấm cúng”.

“Khác với các nhân viên tiếp liệu và các ngài tỉnh trưởng, phần lớn dân tình báo vẫn bị đói. Hơn nữa, họ lại nằm trong những tổ chức quân sự được tổ chức nghiêm ngặt. Trong hai năm gần đây, các đại diện của phe tình báo đã thực sự chiếm đóng các bộ máy của Kremli và Nhà Trắng, nghĩa là họ đã mở rộng được quyền kiểm soát của mình đối với bộ máy quốc gia. Trong một hình thái vật lý và những khả năng tổ chức như vậy, các nhân viên tình báo trở tự nhiên trở thành những người được hâm mộ trong cuộc đấu tranh với Eltxin”.

Đó là cái đích mà KGB nhắm đến và cái mà mà họ đã đạt được.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:11:37 pm »


Những lĩnh vực an ninh của đất nước về: chính trị, điều hành, kinh tế, tài chính, khoa học, sản xuất, thông tin, tâm lý, sinh thái đều bị sa sút tới tối thiểu - vừa đủ để trả lương. Nhiều hồ sơ được giải mật cho thấy những vụ việc nghiêm trọng: những cuộc tiếp xúc trái phép (không được phê chuẩn) với người nước ngoài và những kẻ thù trong nước; những vụ giám đốc nhà máy (thậm chí trong ngành công nghiệp quốc phòng) quyết định “làm khánh kiệt” xí nghiệp nhằm mục đích tư nhân hóa (mà những vụ như thế hoàn toàn có thể bị truy tố trách nhiệm về phá hoại)...

KGB, như bất kỳ cơ quan tình báo khác, đó là nơi có rất nhiều vấn đề thú vị, đáng quan tâm được quy thành bí mật quốc gia. KGB và cả Bộ Nội vụ luôn có những tư liệu về thông tin cá nhân của mọi công dân - những số liệu đó do chính các công dân cung cấp khi làm hộ chiếu (paspor), về những người họ hàng thân thích của họ, về tiền án, tiền sự...

Nói chung, giống như thực tế của bất kỳ cơ quan tình báo nào trên thế giới, bức tranh toàn cảnh của nó là không có gì xấu, cũng như chẳng có gì tốt. Mỗi một quốc gia đều không chỉ có quyền tiến hành những hoạt động như vậy, mà nó còn được pháp luật bảo vệ.

Rõ ràng là những hệ thống phân tích thông tin của ủy ban được thành lập đầu tiên tại Matxcơva. Thứ nhất, vì tính chất cần thiết của nó là rất to lớn - tạo mối liên kết chặt chẽ với một số lượng rất đông dân chúng, một số lượng rất nhiều công trình phục vụ chiến dịch và sự hiện diện của cơ quan Trung ương tại đây tất yếu đòi hỏi phải nâng cao sự quan tâm và mức độ thông tin hóa: “Người ta lập nên một trung tâm phân tích thông tin với một ngân hàng số liệu cần thiết. Lúc đầu có hai máy tính điện tử được đưa vào hoạt động. Ngay trong giai đoạn đầu tiên, cách thức mới này đã cho ra được những kết quả đáng kể. Nhờ có máy tính điện tử, khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp đã tăng lên. Các ấn phẩm khoa học của Trường Tình báo KGB với những khuyến nghị về việc áp dụng những hệ thống tương tự đã được sử dụng trong các tổ chức chống khủng bố ở địa phương.

Hệ thống này có thể được phát triển và mang lại lợi ích thiết thực nếu hành động với một tư duy sáng tạo của các nhà phân tích và của những cán bộ có tay nghề chiến dịch cao”. Thứ hai, ở đó vốn sẵn có những chuyên gia có thể làm tốt công việc được giao. Một người trong số họ làm tới Phó chỉ huy Cục KGB của Matxcơva và vùng Matxcơva: “Thiếu tướng Alekxandr Borixovich Korsac. Là kỹ sư điều khiển học, từng làm Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Matxcơva. Được điều động về Cục KGB Matxcơva. Là một kỹ sư có tay nghề giỏi, anh ta phụ trách các phân đội kỹ thuật, hệ thống phân tích thông tin và một phân đội chiến dịch. Với một kiến thức tốt về công việc của ngành, có uy tín với tập thể nên anh ta đã trở thành một lãnh đạo giỏi”. Ngay sau vụ “bạo động” tháng 9 năm 1991, A. B. Korsak đã tự nguyên cung cấp những thông tin chi tiết về hoạt động của Cục KGB Matxcơva nhằm giữ “ghế” của mình. Loại người như thế không thể bị mua chuộc, và theo kết luận của ủy ban theo dõi hoạt động nội bộ thuộc ủy ban An ninh quốc gia về âm mưu đảo chính quốc gia (lãnh đạo ủy ban này từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1991 là G. F. Titov, từ 1 tháng 9 đến ngày 25 tháng 9 1991 là A. A. Oleinikov), Thiếu tướng A. B. Korsak đã bị sa thải khỏi ngành theo quyết định của Chủ tịch KGB V. V. Bakatin.

Có thể thấy “với những khuyến nghị về việc áp dụng những hệ thống tương tự trong các tổ chức chống khủng bố ở địa phương” đã được thực hiện và các tổ chức địa phương của KGB cũng đã có những hệ thống dự liệu tương tự. Vào cuối năm 1990, trả lời câu hỏi của báo “Nhân chứng và sự kiện”: “Liệu có đúng là vào những năm cuối thập kỷ 60 - đầu thập kỷ 70, KGB đã vạch ra kế hoạch “Tuyết” và “Mùa xuân” bằng chương trình máy tính nhằm lưu trữ hồ sơ của đại bộ phận công dân trong nước không?”, vị Phó chủ tịch KGB Liên Xô, Chỉ huy trưởng Tổng cục 2 KGB Liên Xô, Trung tướng (từ tháng 1 năm 1991 lên đại tướng, làm Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô) V. F. Grusko đã nói: “Tên gọi đó là của hai thế hệ máy tính điện tử được ra đời vào giữa thập kỷ 60 do nhà máy X. Ordzonikidze ở Minxk sản xuất và được sử dụng ở mọi bộ, ngành, trong đó có KGB. Chúng rất hạn chế về số lượng cùng như chức năng nên không thể lập hồ sơ cho cả hàng chục triệu công dân. Chúng tôi chưa bao giờ có hệ thống đó.

Đương nhiên KGB luôn tích cóp thông tin, trong đó có sử dụng hệ thống tự động, nhưng chỉ về những công dân Xô Viết và nước ngoài đã từng có hoạt động tội phạm. Vì vậy, họ có những tin tức về hàng nghìn nhân viên, điệp viên của các cơ quan tình báo nước ngoài, những kẻ khủng bố, phản động, v.v... Cho đến nay cùng chưa được một triệu hồ sơ”. Số lượng những nhân vật được đưa vào các chuyên án và theo dõi trên thực tế không lớn đến như vậy. Chủ tịch KGB Liên Xô là V. A. Kriuchkov từng báo cáo với Gorbachov rằng: “... Có 130 công dân Liên Xô bị theo dõi vì có âm mưu khủng bố, 140 công dân khác bị giám sát hành vi vì dự định cướp máy bay”. “Những kiểu cởi mở” như vậy của cơ quan an ninh cho thấy lập luận của chúng ta là đáng tin cậy: biết (hoặc có khái niệm) về một người, nhưng có thể biết tất cả về những nhân vật đáng quan tâm nhất.

Hệ thống những số liệu cho phép rút ngắn quá trình điều tra được áp dụng trong phạm vi hẹp (trong sản xuất hạt nhân và quân sự, trong nghiên cứu thiết kế - thử nghiệm và trong lĩnh vực chính trị). Hiện nay, do chế độ bảo mật bi lơi lỏng nên những tổn thất thông tin là rất lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:12:19 pm »


KGB luôn quan tâm nghiên cứu tới môi trường bên trong “bức màn sắt” và ở nước ngoài, nhưng lại không nghiên cứu về chính mình. Theo lời của Iu. V. Andropov, có thể nói rằng KGB không biết rõ chính KGB. Riêng trong năm 1991, trong ủy ban có tới 5000 hướng dẫn có hiệu lực do Hội đồng Bộ trưởng hoặc chính Chủ tịch KGB phê chuẩn, song không một nhân viên nào của ủy ban được thấy những hướng dẫn như thế. Thông tin chỉ đến với từng người “trong phần việc có liên quan” và chính điều này đã gây nên một sự hỗn loạn.

Đối với từng người, thậm chí với cả kẻ đã lên được tới đỉnh cao nhất của quyền lực, điều đó rõ ràng là: “Trước khi vào KGB tôi (V. V. Bakatin) đã rất tin vào những khả năng phân tích rất to lớn của tổ chức này. Song tôi đã thất vọng. Cục phân tích thông tin chỉ mới được thành lập hơn một năm nay. Hoạt động của các đơn vị phân tích thông tin trong các cục và tại hàng loạt viện nghiên cứu không được ai quan tâm hoạch định. Vô vàn thông tin không được xử lý cứ đệ trinh lên bàn làm việc của Chủ tịch, và ông ta chỉ chọn lấy một số thông tin mà cấp lãnh đạo quốc gia đang quan tâm mà thôi.

Ngay từ những ngày đầu tiên tại KGB, tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng có rất nhiều dự bào trùng lặp nhau và giống y hệt những gì đang được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, và tôi đã hiểu ra cách xử sự (trước đây, với tôi là vô cùng bí ẩn) của những người tiền nhiệm. Bất cứ nơi nào có mặt Kriuchkov (tại hội nghị, đại hội, phiên họp của Hộ đồng An ninh) người ta mang cho ông ta cả một va ly giấy tờ, rồi ông ta bình thản ngồi xem, phê vào đó. Đến bây giờ, tôi đã biết cách xử lý việc đó theo cách hợp lý hơn của mình.

Chỉ tại Quảng trường Cũ (xtaryi) mới cần tới tư duy chính trị sau rộng, còn vai trò của KGB chỉ là cung cấp những thông tin cấp 1 và hiện thực hóa những gì đã được thể hiện bằng quyết định”.

Với cung cách làm ăn như vậy thì việc cứu cho hệ thống tránh khỏi mọi sự đe dọa chỉ là điều không thể.

Còn thái độ của phương Tây đối với vấn đề này ra sao? Vladimir Arxenhevich Rubanov, người đã từng là chuyên viên phân tích tại một viện nghiên cứu của KGB (những năm 1988 - 1990 đã từng dưới quyền của V. V. Bakatin khi ông ta còn là Bộ trưởng Nội vụ. Vào mùa thu năm 1991 là Thủ trưởng Cục Phân tích KHẹNG Bẩ, sau đó là Phó thư ký Hộ đồng An ninh Liên bang Nga) đã khẳng định rằng: “Người ta đã vạch ra những kế hoạch đưa nước Mỹ thành một quốc gia kiểu mới. Cái gọi là sáng kiến của ngài Gor bao gồm việc giải quyết những vấn đề phòng ngừa “những căn bệnh” của quốc gia. Đó là những căn bệnh liên quan tới quá trình thông tin của quốc gia như: chứng suy nhược về tổ chức, xơ cứng về thông tin và ách tắc về tài chính”.

Vào thời kỳ đó RAND Coporation rất quan tâm tới KGB. Như những nhân vật được phép tiếp xúc với chuyện bếp núc, nơi người ta chế ra thời tiết chính trị, đã từng tuyên bố: “Điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy - đó là những nghiên cứu của RAND về KGB”.

KGB quan tâm tới thông tin theo tiêu chí số lượng mà để mất đi chất lượng. Rất nhiều tín hiệu cho thấy một bức tranh toàn cảnh về những nguy cơ an ninh đã không được lưu ý. Rốt cuộc, các chuyên gia ở Lubianka (Tổng hành dinh KGB) đã không sâu sắc bằng chính những kẻ bị họ cho là chống đối. Các phóng viên Pháp đã từng viết ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải tổ rằng lò lửa phản cách mạng ở Liên Xô chính là bộ tham mưu của chủ nghĩa cộng sản, là BCHTW ĐCS Liên Xô.

Cơ cấu của Cục Tư tưởng KGB Liên Xô, đến năm 1989 đổi tên thành Cục “Z” (Cục Bảo vệ chế độ hiến pháp) như sau:

Vụ 1 - về trí thức và báo chí (từ năm 1989 đổi thành Vụ Công tác chống những tổ chức phản Xô Viết ở nước ngoài);

Vụ 2 - về quan hệ dân tộc;

Vụ 3 - từ năm 1989 là về các tổ chức chính thức. Trước đó không rõ.

Vụ 4 - về nhà thờ và các giáo phái;

Vụ 5 - về các tổ chức tội phạm và những vụ lộn xộn có tổ chức;

Vụ 6 - về đấu tranh chống khủng bố;

Vụ 7 - chuyên xem xét những đơn thư nặc danh;

Vụ 8 - kiểm soát các kênh Do thái trong quan hệ quốc tế;

Vụ 9 - từ năm 1989 là Vụ Thanh niên. Trước đó không rõ.

Vụ 10 - từ năm 1989 là Vụ Phân tích. Trước đó không rõ.

Vụ 11 - Vụ Thể thao.

Dường như, về mặt hình thức, tất cả đều đúng: mọi hướng cơ bản đều được che chắn và không một điều gì có thể gây ra nguy hiểm. Trên thực tế, mọi sự đã vượt quá ngưỡng an ninh và không một cuộc cải cách cơ cấu nào còn có thể cứu nổi đất nước cũng như chính ủy ban khỏi một thất bại toàn cầu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:13:17 pm »


Khác với các tổ chức và cơ quan nhà nước khác, những dòng thông tin của tình báo trong suốt quá trình lịch sử thế giới của chúng chưa bao giờ bị hạn chế bởi giới hạn của bộ máy. Bộ phận phản gián luôn quan tâm tới ý kiến của quần chúng.

KGB Liên Xô, giống như các cơ quan tình báo khác trên thế giới, công tác điệp báo luôn có vị trí hàng đầu cơ bản. Từ đó có được những thông tin cấp 1, rồi sau đó mới tới công việc của các đơn vị khác trong KGB. Trong thuật ngữ của Iu. V. Andropov, đó là “từ đối phương”. Điệp báo nội tuyến, về mặt tin tức nhận được từ những người đưa tin, luôn có một tỷ lệ lớn “những điệp viên có ảnh hưởng”. Trong trường hợp này, chúng tôi hiểu rằng cái gọi là “những chủ xướng” tự nguyện trở thành điệp viên có một phần là do nhiệm vụ, còn những người được tuyển mộ rất có thể là điệp viên đúp. Chí có một bộ phận rất nhỏ (không đáng kể) trong số họ là những người chân chính, thực sự muốn giúp đỡ đất nước mình. Những người đưa tin của KGB đã từng làm việc trong môi trường của những kẻ thực sự chống đối, sau đó họ dần dần lên đến vị trị chủ chốt và tuyên bố mình là nhà dân chủ.

Danh sách các điệp viên của KGB và đồng thời là những người tích cực nhất của “cải tổ” có khoảng 2200 người. Trong các tài liệu đưa tin họ thường mang bí danh. Điệp viên đúp KGB - CIA được coi là hiện tượng mang tính quy luật đối với lịch sử tình báo thế giới: “Hoạt động chống đối không hề cản trở họ đồng thời hợp tác cả với CIA, cả với KGB.

Hoạt động của giới trí thức “Dân tộc nhỏ”, của những kẻ chống đối, của những điệp viên Xô Viết và của những cơ quan tình báo nước ngoài gắn quyện lấy nhau thành những tập hợp không thể có được: nữ điệp viên Do Thái, vợ của A. Xakharov là E. Bonner và nhà thơ E. Evtusenko đã hợp tác với KGB và cả với những kẻ chống Xô Viết tai tiếng nhất”.

trong mọi trường hợp, việc hợp tác đó luôn được củng cố bằng những văn tự theo kiểu như sau:

Biên bản đối với KGB Liên Xô:

“Tôi (họ, tên) bày tỏ sự nhất trí tự nguyện giúp cơ quan KGB. Những vấn đề tôi được biết từ công việc được giao của mình, tôi cam đoan giữ bí mật, những thông báo bằng văn bản tôi sẽ ký biệt danh là “Imiarek. Ngày - tháng - năm. Ký tên”.

“Tôi, Ivanov Ivan Ivanovich, tuyên bố tự nguyện hợp tác với các cơ quan an ninh quốc gia. Tôi đã được cảnh báo về trách nhiệm do tiết lộ sự kiện hợp tác này. Những tài liệu tôi gửi đi sẽ ký bằng biệt danh “Vesnin”. Ngày - tháng - năm. Ký tên”.

Biên bản đối với CIA Mỹ:

“Hợp đồng tuyển mộ.

1. Tôi (họ, tên, chức vụ hoặc cấp bậc,) chính thức phụng sự Chính phủ Mỹ từ nay về sau, kể từ ngày ... năm... Tôi cam đoan phục vụ Chính phủ này thực sự trung thành, và đem toàn bộ sức lực để hoàn thành các mệnh lệnh do Chính phủ này trao cho tôi.

2. Tôi cam đoan làm việc cho Chính phủ Mỹ và thay mặt họ ở Liên Xô cho tới khi nào công việc của tôi là cần thiết. Sau đó, tôi sẽ đề nghị với Chính phủ Mỹ tạo cho tôi và các thành viên gia đình tôi cư trú chính trị và trở thành công dân của nước Mỹ, cũng như các điều kiện phù hợp với cương vị và công lao của tôi.

3. Từ nay tôi coi mình là người lính của thế giới tự do, đấu tranh vì sự nghiệp của nhân loại nói chung và để giải phóng nhân dân Nga, Tổ quốc tôi khỏi chế độ độc tài.

4. Tôi chính thức tuyên bố rằng tôi ký biên bản này khi nhận thức được toàn bộ tính chất quan trọng của nó và theo ý nguyện cá nhân”.

Đúng là cuộc sống của nhiều người trong số này đã “gắn quyện lấy nhau thành những tập hợp không thể có được”.

“Rõ ràng, vụ đấu tranh chống chủ nghĩa sionist đã trở thành rò rèn những cán bộ cải tổ trong KGB. Đi sâu vào vấn đề này, người sĩ quan nghiên cứu của KGB, không thể không hiểu rằng bản thân anh ta đang nằm trong cơ cấu đó. Khi mong chờ Andropov một lời giải thích, anh ta đã gặp phải cái nhìn miệt thị của ông ta qua cặp kính và đành phải chấp nhận một sự lựa chọn sống còn. Những ai chống đối thì bị người ta đẩy đi, những ai đã quy thuận thì được người ta đưa lên.

Đó chính là lý do để Andropov trở thành một nhân vật mà báo chí cánh hữu không thể động tới.

Đó cũng chính là lý đo để một kẻ phát biểu rằng: “đừng vội đánh giá Andropov. Vai trò đích thực của ông ta còn lâu mới bị phanh phui”.

... Phản bội Liên Xô, nhưng Kalugin không bao giờ phản bội KGB...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:13:54 pm »


Liệu có thể đấu tranh và giành được chiến thắng trong kết cục của trò chơi hai (thậm chí ba) mặt như vậy ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Kinh nghiệm từ những năm đầu của tình báo Liên Xô khẳng định là có thể. Thời đó, trong quá trình tiến hành chiến dịch “Trest” ở Liên Xô đã hình thành một tổ chức ngụy tạo bao gồm những tên bạch vệ thực sự có ý định chống đối và những nhân viên phản gián. Tổ chức này, về thực chất, là chiếc cột thu lôi chống lại những điệp viên tiềm năng, những kẻ khủng bố và chống đối có thực.

Mọi cơ quan tình báo trên thế giới đều có những mối quan hệ đặc biệt với nhau. Những mối quan hệ đó, có trường hợp được ban lãnh đạo chính trị cao nhất đất nước phê chuẩn, có trường hợp thì không. CIA và KGB cũng không phải là ngoại lệ và mối quan hệ đó đôi khi hết sức kỳ cục.

Cho đến nay, hoàn cảnh mất tích của viên đại tá KGB đồng thời cũng là điệp viên của cơ quan tình báo Anh, O. A. Gordievxkivẫn còn là điều bí ẩn. Do bị nghi ngờ là đã làm việc cho đối phương, anh ta đã được triệu hồi về Liên Xô. Là một tình báo viên giàu kinh nghiệm, Gordievxki lập tức cảm nhận được nguy cơ bị bại lộ. Tại Matxcơva, người ta đã thiết lập việc giám sát Gordievxki và anh ta cũng nhanh chóng phát hiện ra điều đó.

Những người Anh tại Văn phòng tình báo ở Matxcơva đã để Gordievxki nằm trong khoang chứa hàng của ô tô để đưa anh ta sang Phần Lan. Không một ai trong Ban lãnh đạo của an ninh quốc gia nhận được tin của bên phản gián về việc hai chiếc xe hơi mang biển ngoại giao của Đại sứ quán Anh vội vã rời Matxcơva đi về hướng Lêningrad.

Ban lãnh đạo cao cấp của KGB cũng đã từng hợp tác công vụ với bên ngoài. Điều này cũng khá phổ biến trên thế giới, chỉ có điều phải được sự phê chuẩn của ban lãnh đạo cấp cao nhất. Tuy nhiên, cũng vẫn có trường hợp không tuân thủ nguyên tắc đó...

Những cuộc gặp giữa V. A. Kriuchkov với một đồng nghiệp Mỹ, ngài Robert Gats có một tính chất đặc biệt. Theo hồi ký “Từ bóng tối”của Gats, cuộc gặp đầu tiên của họ được tổ chức tại nhà hàng sang trọng Maison Blanche vào khoảng tháng 12 năm 1987 với sự hiện diện của người môi giới là C. Pauwell, Cố vấn của Tổng thống về an ninh quốc gia. Khi đó, V. A. Kriuchkov là Thủ trưởng Tổng cục 1 (Tình báo đối ngoại), còn Robert Gats là Phó giám đốc CIA.

Khoảng gần một năm sau, vào tháng 10 năm 1988, V. A. Kriuchkov lên làm Chủ tịch KGB Liên Xô. Chúng ta cũng nhận thấy việc thay đổi nhân sự này vào lúc đó không có gì là đặc biệt. Trách nhiệm này có thể được hoàn thành bởi V. I. Chebrikov: ông ta có một năm giữ cương vị Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô, Chủ tịch ủy ban về vấn đề pháp luật của BCHTW; hoặc bởi những ứng cử viên khác từ các cơ quan của đảng, từ chính trong ủy ban, trong đó không hẳn phải là từ Matxcơva mà từ địa phương lên. Tuy nhiên, cuối cùng vẫn là V. A. Kriuchkov. Điều này đã gây ngạc nhiên hơn trong bối cảnh: sau khi G. Bush (cha) được bầu làm Tổng thống, chính R. Gats trở thành Giám đốc CIA và lãnh đạo toàn bộ khối tình báo Mỹ. Liệu có thể đặt giả thiết rằng những rendez-vuos (cuộc gặp mặt) đó đã làm cho họ trở thành những nhân vật số một của các cơ quan tình báo? Mà tại sao lại không - để có thể có được sự tương đồng sau này thì sự tin cậy lẫn nhau đã trở thành điều kiện tiên quyết nhất.

Báo chí không hề nói gì tới cuộc gặp lần hai vào tháng 2 năm 1991. Tại đây, họ đã có được tiếng nói chung về tương lai của ủy quốc gia về tình trạng khẩn cấp.

Còn một cuộc gặp nữa của V. A. Kriuchkov với người lãnh đạo đương quyền của cơ quan tình báo quân đội Italia là Đô đốc Fulvio Martini được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 7 năm 1991. Ngay sau cuộc gặp này, vị đô đốc đã cùng với phu nhân bay tới Roma. Theo thông cáo báo chí, cuộc tiếp xúc giữa họ được tiến hành vào tháng 5 năm 1990. Lý do cuộc gặp được thông báo là bọ khủng bố đã dự định tiến hành một loạt hành động nhằm chống lại đội tuyển Liên Xô trong thời gian diễn ra giải vô dịch bóng đã thời gian vì ban lãnh đạo Xô Viết có quan điểm thân Ixrael. Tác giả cuốn sách “Những trận chiến bí mật của thế kỷ XX”, trong đó đề cập tới hoạt động của hội tam điểm trên lãnh thổ Liên Xô, đã coi cuộc gặp mặt này mang một ý nghĩa then chốt.

Cho dù giữa các cơ quan tình báo không hề diễn ra một cuộc chiến tranh công khai, song ý tưởng dung hòa của họ mang tinh thần “tư duy mới” với “ngoại giao nhân dân” không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nhiệm vụ của những cuộc tiếp xúc và nhằm thống nhất vấn đề gì đó giữa KGB và CIA, cho dù dự trên một nền tảng lỏng lẻo, vẫn luôn được coi là hoàn toàn cần thiết. Hơn nữa, nếu thiếu chúng thì toàn bộ công cuộc “cải tổ” sẽ được coi như chưa đầy đủ. Nhiệm vụ khó khăn nhưng cần phải giải quyết này cũng được đặt ra đối với RAND Coporation và người ta đã giải quyết được. Nhiệm vụ được giải quyết một cách thành công, tất nhiên, cũng cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Liên Xô.

Điều này đã được làm theo cách như sau: Thứ nhất, RAND Coporation đã trở thành khâu trung gian tích cực nhất trong việc thống nhất giữa KGB với CIA. Ngoài ra, còn một tổ chức khác cũng tích cực không kém - đó là một tổ chức xã hội Mỹ “Tìm kiếm con đường chung” do John D. Marx đứng đầu. Thứ hai, phía Liên Xô cùng đã chọn người tổ chức cho các cuộc gặp của mình là “Bào Văn học”, chứ không phải là một cơ quan tình báo hay một tổ chức nhà nước nào khác. ủy ban bảo vệ hòa bình của Liên Xô cũng được coi là một trong những nhà tổ chức tiếp xúc của phía Xô Viết.

Mục tiêu được tuyên bố chính thức là “Tìm kiếm con đường chung”. Mục tiêu đích thực là những cuộc tiếp xúc KGB - CIA.

Trong RAND Coporation, người ta hiểu rất rõ rằng không có cái gì có thể thống nhất được “những người bạn không đội trời chung” bằng việc tạo ra sự hiện diện của một kẻ thù chung mới. Và họ đã tìm ra được kẻ thù chung đó là “chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Tuy nhiên, khi đưa vào khái niệm này những nội dung cụ thể, thì nó hoàn toàn phù hợp với những quan niệm của Mỹ - đó là “Saddam Husein”, “Libi” là “những kẻ khủng bố Palestin”. Còn những đối tượng thực sự đe dọa Liên Xô - “những chiến binh giải phóng” ở Afghanistan, những “insurgens ở Kavkaz” (insurgens - những kẻ khởi nghĩa vũ trang chống chính phủ. NộI DUNG) lại không được đưa vào danh sách đó.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại tòa soạn “báo Văn học” vào đầu tháng 1 năm 1989. Igor Beliaev - nhà bình luận chính trị, tác giả của bài báo “Hồi giáo” gây những tranh cải và khơi nguồn cho cuộc xung đột theo trục “những người hồi giáo” với “thế giới còn lại” - làm người tổ chức đón các bên tham gia. Tham dự cuộc gặp mặt còn có nhiều nhà khoa học, ngoại giao, phóng viên, luật sư, nhưng không hề có một nhân viên nào của bên an ninh. Đại diện phía Mỹ có D. Marx, Vụ trưởng Vụ Chính trị của RAND Coporation Brain M. Dzenkins và nhiều nhân vật khác. báo chí không nói gì tới cuộc gặp này bởi sự kiện này được coi là “không đáng kể”.

Cuộc gặp lần thứ hai được tiến hành khoảng nửa năm sau đó. Lần này là do phía Mỹ đứng ra mời, nhưng không phải tại Washington, mà tại Santa -Monica (bang California), ngay tại trụ sở RAND Coporation. Trong số những người phía Liên Xô tham gia vẫn là Igor Beliaev,các phóng viên, những nhà nghiên cứu luật quốc tế, các nhà chính trị học, phiên dịch. Nhưng lần này đã có sự hiện diện của hai viên tướng KGB - V. Zvezdenkov và F. A. Xerbak. Valentin Zvezdenkov được giới thiệu là chuyên gia trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố. Xerbak Fedor Alekxeievich (1918 - 1998) - là Trung tướng, Phó chỉ huy Tổng cục Phản gián; Chỉ huy trươnmgr Cục 6 (bảo vệ bí mật quốc gia trong lĩnh vực kinh tế). Phía Mỹ, ngoài những người đã từng tham gia gia lần trước, còn có Wiliam Colby - Cựu giám đốc CIA và R. Clain - Cựu phó giám đốc CIA.

Từ đó đến nay đã quá lâu rồi, các cuộc tiếp xúc đã đi vào khuôn khổ của tình hữu nghị bền chặt nhất và đã có những động thái sau: “Kremli đã có sự xích lại gần chưa từng có tiền lệ với Mỹ trên các vấn đề hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ tại Nga. Người ta khẳng định rằng Kremli đã đồng ý cho triển khai tại Đại sứ quán Mỹ một đơn vị thuộc FBI (Cục Phản gián liên bang Mỹ) với chức năng tìm kiếm và phát hiện những nhân vật bị nghi ngờ hoạt động khủng bố và đang ẩn náu trên lãnh thổ Nga. Đơn vị vị này không chỉ có toàn quyền độc lập tiến hành cấcc hoạt động theo dõi đó trên lãnh thổ Nga, mà còn phối hợp với các đơn vị tình báo Nga tiến hành những chiến dịch bắt giữ và dẫn độ những nhân vật đó tới lãnh thổ của những nước mà FBI được phép chính thức hoạt động. Nói cách khác, bất cứ ai trong số chúng ta bị nghi vấn “không trung thành” với Mỹ đều có thể tóm cổ trên đường phố và tống lên xe hơi để đưa ngay sang Latvi hay Estoni - nơi mà FBI được phép giam giữ và đưa về Mỹ. Một trong những chiến dịch như thế của FSB - FBI là chiến dịch nhử các haker (tin tặc) Nga sang Mỹ và sau đó bắt giam họ, bởi hoạt động của những haker này đã làm cho Mỹ không yên lòng... “.

FSB Nga và FBI Mỹ cũng không hề có một phản ứng nào đối với tin tức của báo chí đăng tải về vụ này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:17:50 pm »


Nhiệm vụ của Iakolev

Khi khắc họa hiện tượng này, có thể chỉ ra điều chủ yếu rằng, nhiệm vụ của Iakovlev - đó là tiếp tục sự nghiệp tư tế của M. A. Xuxlov và che chắn về mặt tư tưởng cho những hành động của M. X. Gorbachov.

Tuyên bố về bản thân như một người đầy tớ trung thành nhất của lực lượng chống Nga để “gây ấn tượng” - đó là một nhiệm vụ do chính Iakovlev đặt ra cho mình nhằm thăng tiến trên con đường hoạn lộ. Iakovlevđã “chứng tỏ được mình” trong lĩnh vực hoạt động này sau khi cho đăng trên “Báo Văn học” một bài viết nổi tiếng của mình là “Chống chủ nghĩa phản lịch sử”.

Bạn đọc cũng biết tầm quan trọng của một công trình khoa học hay của một tham luận mà từ đó người ta có thể đưa ra những kết luận của mình. Tương tự như vậy, tầm quan trọng của một đường lối công khai, như tư tưởng, để rồi sau đó người ta có thể tra cứu, nhấn mạnh làm cơ sở tạo nên dấu ấn trong đầu hàng triệu người và dẫn họ theo hướng cần thiết. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các nhà tư tưởng “cải tổ” và thủ lĩnh của nó là A. N. Iakovlev chính là làm nên cái gọi là “điều kiện đầu tiên để giải quyết thành công bất kỳ một vấn đề xã hội to lớn nào là ở chỗ phải tạo cho nó có được một tên gọi đúng đắn. Tên gọi đúng sẽ làm cho nhân dân thống nhất và mạnh mẽ. Tên gọi sai sẽ biến nhân dân thành một đám đông không có tư duy tự giác. Chính những người gọi cuộc chiến tranh của chúng ta với Đức là “cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô“ đã từng hiểu rất rõ điều này. Song chính những kẻ chính khách đê tiện, theo đuôi A. N. Iakovlev, cũng hiểu rất rõ vấn đề này khi chúng gọi cuộc “bán phá giá đế chế Xô Viết” là “cải cách”. Tên gọi đúng của sự việc đang diễn ra ở Nga hiện nay có lẽ là: chu kỳ chuyển động của thảm họa dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu, nếu như không phải là duy nhất, thì cũng là tiên quyết đó là một nhóm nhỏ những lãnh đạo đảng, núp bóng dưới lá cờ cải cách, đã phản bội lại những lợi ích dân tộc.

Ngày nay, người ta đánh giá thuật ngữ “perextroika” (cải tổ) dường như là một sự xây dựng sáng tạo: “... thuật ngữ, tự thân nó đã là sự ma giáo. Valeri Kha chiusin - nhà thơ, ủy viên biên tập của tạp chí “Cận vệ thanh niên” - đã gọi “perextroika” là “peredenka-stroia” (cải lại chế độ).

Một từ khác thường hay được lặp đi lặp lại là “dân chủ”. Phần đông người Nga thường đã và vẫn hiểu trực tiếp là “quyền làm chủ của nhân dân”, có nghĩa là của tất cả những công dân. Những người theo chủ nghĩa dân tộc lại giải thích khái niệm đó chỉ như quyền làm chủ của dân tộc mình. Người Mỹ lại hiểu “dân chủ” là một chế độ thích hợp đối với Mỹ. Nếu ở đâu đó có chính phủ thân Mỹ, thì ở đó là có dân chủ. Nếu là chính phủ chống Mỹ - thì xin lỗi, làm gì có dân chủ! Dân chủ mà không có Mỹ thì là thứ dân chủ gì?.

Nhiệm vụ của A. N. Iakovlev còn bao gồm cả việc đánh tráo khái niệm ở mức sao cho dân chúng khi tỉnh ngộ ra thì họ lại không buồn quan tâm nữa. Những mục tiêu đích thực của “cải tổ” mà chúng ta hướng tới, nếu công khai ra cũng có nghĩa là đặ dấu chấm hết cho “cải tổ”: “... Sự thiếu vắng những mục tiêu được tuyên bố công khai, việc tráo đổi chúng bằng những chính sách mỵ dân cũng có nghĩa là nhằm che đậy những mục tiêu đích thực có tính chất vô nhân đạo đến nỗi chúng cần được che dấu càng thận trọng càng tốt. Đó chính là lý do chúng ta tuyên bố “không!” với bất kỳ chính sách mỵ dân nào và chúng ta cũng yêu cầu thảo luận về bản chất của các mục tiêu, vừa là xuất phát từ tính hiện thực và thực hiện các chương trình, vừa là xuất phát từ chính những mục tiêu đích thực đó, một cách có hệ thống và theo quan niệm”.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong “cải tổ”. A. N. Iakovlev còn có nhiệm vụ áp đặt những tư tưởng cải tổ của mình cho các phóng viên và các tổng biên tập sao cho sau đó chúng sẽ được nhân ra trong hàng triệu bài viết cùng những chương trình phát thanh và truyền hình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng các bản sao này của Iakovlev đã đánh bóng được những vết thô sần, đã trám kín được những lỗ hổng trong các chiến dịch hiện thực của “các nhà cải tổ”. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa ra những thông tin được đặt hàng với đủ thông số đáng tín cậy.

Bè lũ A. N. Iakovlev đã giải quyết gọn một nhiệm vụ hết sức tế nhị, tuân thủ một cách thống nhất với Trung ương - đó là làm suy bại thanh danh của chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô: “Các nhà tư tưởng khẳng định về sự hoàn thiện của của chủ nghĩa xã hội với sự hỗ trợ của dân chủ, còn các phương tiện thông tin đại chúng “độc lập” lại phê phán quyết liệt xã hội đang tồn tại cũng như cả quá khứ đã dẫn tới một chế độ đó. Còn các nhà tư tưởng thì tiến hành “bảo vệ” chế độ xã hội chủ nghĩa một cách hình thức bằng cách đưa ra những ngôn từ không chứa đựng những nội dung hiện thực. Những ngôn từ đó đã gây nên sự phản cảm. Nhưng đó không phải là sự ngu dốt, mà là một đường lối có chủ mưu của bè lũ Gorbachov”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:18:21 pm »


Nhiệm vụ của A. N. Iakovlev còn là tìm kiếm, thiết lập và củng cố những cây cầu nối liền giữa các nhà Xô Viết học phương Tây với “đám bồi bút” ở Liên Xô. Không thể nói rằng trong nước không biết đến lý luận của những phương pháp như vậy, mà chính là chúng ta đã không có một cơ chế tin cậy để chống lại nó. Lý luận đó bao gồm:

- Tuyên truyền “trắng”: “được tiến hành công khai cho tất cả và theo những kênh chính thức, nguồn gốc của nó không che dấu bản tính của mình và thể hiện rõ ràng bản tính đó”.

- Tuyên truyền “xám”: được tiến hành theo những kênh mà bản tính đích thực của nó được giấu kín”

- Tuyên truyền “đen”: dành cho những nhân vật và các nhóm thính giả mà phương thưc tuyên truyền đó nhắm tới”.

Tính chất công khai của các nguồn Xô Viết học phương Tây, việc thúc đẩy sự hợp tác giữa những phóng viên mang tư tưởng thân phương Tây “chín chắn” nhất và “đồng nghiệp” của họ với những người có cùng học vị khoa học, rồi sau đó, theo hiệu ứng domino, là với những người khác, trước hết là những “thợ viết” có quán tính trung dung để dẫn đến sự chuyển hóa thành những bài viết “nổi loạn” mà trước đó bị từng cấm đoán. Chỉ có ở phương Tây người ta mới viết: “Mọi đế chế, sớm hay muộn, đều bị diệt vong!” (Nguồn: The Soviet Union & the Challenge of Future? P. 345 vol. 1, Ed by A. Stromas & Kaplan. N-Y, 1988). Và các tổ chim của Iakovlev đang ngoan ngoãn nhắc lại câu thần chú đó. Nếu như ở phương Tây người ta đã từng viết trong cuốn tạp chí Xô Viết học “Nghiên cứu Xô Viết” rằng “Nguồn lực tài chính và những nguồn lực khác được phân phối cho các nước cộng hòa không phù hợi với sự tối ưu kinh tế mà theo những khía cạnh chính trị” (Nguồn: Soviet Studies, N-1, 1968), thì tại sao không khẳng định điều đó cách đây 20 năm về trước, hơn nữa, điều này không chỉ liên quan tới các nhà dân chủ, mà còn liên quan tới những người yêu nước Nga bị lợi dụng nhằm tăng cường “tính khách quan” chỉ có điều nó không phù hợp về mặt thời gian nữa..

Bằng chứng gián tiếp về việc CIA Mỹ tham gia vào công cuộc cải tổ của chúng ta có thể là những sự trùng hợp kỳ lạ của các mỹ từ. Ví dụ, Giám đốc CIA W. Casy gọi Trung Á và Kazakhstan là “khúc ruột mềm”, còn nhà văn A. I. Xolzenitsyn trong tác phẩm “Chúng ta cần xây dựng nước Nga ra sao” gọi vùng đó là khúc ruột miền nam”, và sau đó tên gọi này đã hiện diện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng ở Matxcơva. Các phóng viên Liên Xô đã kế thừa các nhà Xô Viết phương Tây. Đầu tiên chúng được dùng trong các nguồn tin phương Tây, sau đó xuất hiện trong các văn bản “của chúng ta”. Điều này còn thể hiện rõ ràng sự phù hợp với thuật ngữ phương Tây chỉ các loại vũ khí, tên gọi các cơ quan, tổ chức được phiên âm từ phương Tây sang ngôn ngữ Nga, dẫn đến những lỗi chính ta trong văn bản.

Trên các trang văn bản của báo chí Xô Viết thường xuất hiện những đơn vị đo lường có nguồn gốc từ các nhà Xô Viết học. Nhưng chính sự cộng hưởng trong hành động - như một tiềm năng phá hoại, mới là rất đáng kể.

A. N. Iakovlev còn một nhiệm vụ nữa. Một trong số những người thực hiện nhiệm vụ này là G. L. Xmirnov, Giám đốc Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô giai đoạn 1983 - 1985, Giám đốc Viện Mác - Lênin giai đoạn 1987 - 1991 và từng công tác tại BCHTW ĐCS Liên Xô. Ông kể: “Một lần, A. N. Iakovlev yêu cầu tôi trình bày bằng văn bản về bản chất của thời điểm trải nghiệm và ý nghĩa của những cải tạo dân chủ. Bài viết đó của tôi trở thành nguyên nhân của những cuộc tranh luận thú vị và nặng nề với Iakovlev. Luận cứ của tôi là: Trong bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt như trong một quốc gia của chúng ta, việc tiến hành những nhiệm vụ kinh tế, sản xuất đã chín muồi trong phạm vi rộng lớn sẽ phụ thuộc vào sự bất lực của những chế định chính trị. Không thể nói rằng trong nước không ai nói, không ai cảnh báo về những chuyển đổi đã chín muồi. Các nhà kinh tế quốc gia, các nhà khoa học và các phóng viên đã lên tiếng cả rồi. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để khắc phục một cách có hiệu quả chủ nghĩa bảo thủ và thói quan liêu của các cơ quan trung ương. Chúng ta chưa đủ những chế định thật sự dân chủ và có hiệu quả để có thể đạt được những thay đổi cần thiết, để chính chúng đưa những tư tưởng mới vào cuộc sống. Chúng ta chưa có những bộ luật cho phép các Xô Viết thực sự trở thành những tổ chức tự quản. Sinh thời, Lênin đã rất quan tâm tới vấn đề này.

Trong một cuộc nói chuyện về những luận cứ của tôi, A. N. Iakovlev đã thể hiện một tư duy rằng lối thoát ra khỏi tình trạng này là thành lập cơ chế đa đảng, hoặc tốt nhất là hai đảng như ở Mỹ. Chính sự phê phán lẫn nhau của các đảng chính trị và việc chúng thay nhau nắm chính quyền sẽ cứu chúng ta khỏi sự trì đọng. ý tưởng đó ai cũng biết, song tôi, với cách nhìn của mình, đã gắn việc giải quyết vấn đề với việc tích cực hóa quần chúng, với tự do phê phán nói chung và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng. Còn với cơ chế thay đổi thủ lĩnh, tôi đã chỉ ra sự hạn chế mang tính luật pháp của thời hạn cầm quyền của các nhà hoạt động chính trị. Việc thiết lập sự điều hành hai đảng, thậm chí là đa đảng, sẽ là một chấn động nguy hiểm đối với chúng ta. Thứ nhất, người khởi xướng chế độ đa đảng sẽ lập tức hứng chịu sự trừng phạt. Thứ hai, không thể có chế độ hai đảng ở đất nước chúng ta bởi các đảng phái chính trị sẽ mọc lên như nấm và tất yếu sẽ xảy ra sự rối loạn kinh hoàng. Thứ ba, việc cấy ghép chế độ đa đảng bằng con đường nhân tạo sẽ tạo nên thảm kịch. Chế độ đa đảng, sau nhiều năm dài cầm quyền của đảng cộng sản, sẽ tất yếu thay thế những người cộng sản đương quyền, tiến đến giành chính quyền theo định hướng của một đảng tư sản. Mà một chuyển động như vậy trong nước chúng ta sẽ được phương Tây hỗ trợ đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần - đó là điều chúng ta từng khẳng định qua kinh nghiệm ở Hung Ga Ri, Tiệp Khắc, Ba Lan. Tất cả những điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đối mặt với sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản.

Sau khi trình bày suy nghĩ của mình, tôi chờ ông ta nói. Mà có lẽ, ông ta cũng nhất trí rằng khả năng phục hồi đó đang tồn tại. Nhưng có sao đâu? Đảng cộng sản cần chứng tỏ sự đúng đắn của mình bằng trong mọi việc, trong mọi chính sách của mình. Còn các nội dung khác thì ông ta không đề cập tới.

Sau một hồi im lặng, tôi hỏi ông ta: “Anh nghĩ sao về vấn đề này? Đó là một khả năng xa xôi hay là một viễn cảnh cận kề?”. Ông ta bình thản trả lời rằng đó là khả năng của hiện tại. Tôi không kiềm chế nổi, đã nói ngay: “Nhưng anh chẳng sống được đến lúc đó”. Câu trả lời của ông ta làm tôi không kém phần kinh ngạc: “Sao tôi lại không sống đến lúc đó chứ? Tôi hoàn toàn có thể sống đến lúc đó”.

A. N. Iakovlev là người rất chân thành, nhưng ông cũng có thể và rất thích diễu cợt, nói đùa, lừa một ai đó... Nhưng trong trường hợp này, tôi tôi tin ông. Song dường như đó mới chỉ là suy tư mang tính lý thuyết, chứ tôi hoàn toàn không tưởng tượng nổi rằng đến một lúc nào đó chính ông ta sẽ tạo ra những cơ hội để thực hiện những gì ông ta nói”.

Theo thiển ý của tôi, chỉ với một hành động như vậy, A. N. Iakovlev đã đồng thời đoạt được mấy mục tiêu - đó là điều kiện tối cần thiết cho bất kỳ thành công chính trị nào. G. L. Xmirnov là một trong số những người thông thái nhất của thời đại (theo tôi, số này rất ít). Là một trong số những người thông minh nhất đó, A. N. Iakovlev trước hết đã thăm dò thái độ của một người cộng sản chân chính qua chính cách đặt vấn đề “tế nhị” này. Đó là mục tiêu thứ nhất. Mục tiêu thứ hai: không cần phải có những nỗ lực đặc biệt gì, ông ta đã nghiên cứu được vấn đề này một cách đầy đủ và rất chất lượng bằng cách lợi dụng tiềm năng trí tuệ to lớn của người cùng đối thoại. Trong trường hợp này, tôi nhắc lại, người ta đã lợi dụng Xmirnov, chứ không nối đến mục tiêu thực chất của vấn đề, không đã động gì tới ý định riêng. và tôi tin rằng, không chỉ có một mình A. N. Iakovlev mới cần tới cuộc “thẩm vấn” như vậy và không chỉ có một Xmirnov được người ta “hỏi thăm” như vậy.

Bản thân A. N. Iakovlev là một chuyên gia trên mặt trận tư tưởng và cũng là kẻ ngoan ngoãn thực hiện ý chí của “những cố vấn hành động bí mật” phương Tây? Tôi thiên về suy nghĩ rằng những năm học tập tại Trường đại học tổng hợp Columbia và công tác tại BCHTW ĐCS Liên Xô đối với ông ta đã không diễn ra một cách tình cờ. Một trong những bằng chứngcủa giả thiết đó là hoạt động của ông ta tại Tiệp Khắc vào năm 1968. Theo những tài liệu khẳng định, A. N. Iakovlev và một trong số phó chủ tịch ủy ban quốc gia về phát thanh và truyền hình Liên Xô đã vạch ra kế hoạch xây dựng trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức một đài phát thanh “bán công khai, đại diện cho những cán bộ hoạt động trên mặt trận tư tưởng của Tiệp Khắc trung thành với sự nghiệp chủ nghĩa xã hội. Đài phát thanh này được sử dụng để phát đi những tư liệu mà trong điều kiện hiện nay, về mặt kiến giải chính trị, không thể coi là trung thành với đài phát thanh Matxcơva chính thống... Không loại trừ rằng hoạt động của đài phát thanh này đã kích động những vụ chống đối nổi tiếng từ phía Đảng Cộng sản và Chính phủ Tiệp Khắc. Tuy nhiên, hoạt động của đài phát thanh này, dẫu chúng ta không phải chịu trách nhiệm, vẫn là đúng đắn và cần thiết”

Đó là ví dụ hiển nhiên về việc thực hiện phương pháp trong lĩnh vực được gọi là tuyên truyền “xám”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:25:05 pm »


Những huyền thoại của cải tổ và công khai

   
Thông thường, đối lập trực tiếp với sai lầm không hẳn là sự thật,
mà chỉ là một sự cực đoan khác của chính sai lầm đó.
               
Ivan Kireievxki1


Không một ai có thể phân biệt được thật giả trong những gì phương Tây viết về Nga. Chỉ có thể nhận xét rằng khi ở phương Tây viết rằng có những con gấu đi dạo trên các đường phố Nga, thì điều đó có vẻ rất khách quan vì chuyện đó cũng có thể xảy ra... Nhưng “tính công khai” lại vượt quá những gì có thể xảy ra và không có thể xảy ra. Ví dụ, họ viết rằng N. Ceasescu (Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani. NộI DUNG) đã bắt được một lượng ma túy chuyển từ Liên Xô sang Rumani, và sau đó đã bán chúng; rằng V. E. Xemichatsnyi, khi còn là Chủ tịch KGB, đã sát hại và đàn áp những người Do Thái đang chuẩn bị rời Liên Xô sang Israel; rằng KGB là kẻ sống nhờ vào đám gái điếm (souteneur) vĩ đại nhất và vào năm 1987 đã đào tạo 12 nghìn gái điếm để thu ngoại tệ tài trợ cho các chiến dịch của mình...

Hàng loạt huyền thoại như thế được lặp đi lặp lại nhiều lần trên báo đài, truyền hình, trong mọi cuộc mít tinh.

Huyền thoại vĩ đại nhất và công phu nhất là huyền thoại về Xtalin. Họ đã viết rất nhiều về chuyện Viện sĩ V. M. Bekhterev (người chuyên chăm sóc sức khỏe cho Xtalin) dường như đã bị đầu độc theo lệnh của Xtalin. Họ dẫn ra rất nhiều câu của viện sĩ nói về Xtalin và tình trạng sức khỏe của ông, họ gắn trách nhiệm của ông với nhiều cái chết “bí ẩn” của các nhà hoạt động lỗi lạc của Liên Xô, đưa ra nhiều kết luận gây nghi ngờ, không thể kiểm chứng được... Chỉ rất ít người đủ tỉnh táo mới hiểu được rằng Viện sĩ không thể nói những lời như thế bởi ông có trách nhiệm giữ gìn những bí mật về tình trạng sức khỏe của Xtalin. Song điều chính yếu là họ muốn gây nên sự ghê tởm về những hành vi của Xtalin, bôi nhọ thanh danh của Liên Xô, của toàn bộ hệ thống và quá khứ của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, họ cũng đã ghi được dấu ấn vào nhận thức của nhiều người đọc về Xtalin như về một con người không bình thường về mặt tâm lý.

Tuy nhiên, mãi đến năm 1995, trả lời phỏng vấn của tạp chí “Nhân chứng và sự kiện”, Natalia Petrovna Bekhtereva - cháu gái của Viện sĩ V. M. Bekhterev, đã nói: “Đó chính là khuynh hướngcoi Xtalin như một người điên, trong đó họ đã sử dụng những lời nói dường như là của ông tôi, mà chính chúng tôi biết là không có những lời như thế. Ông tôi thực sự đã bị đầu độc, nhưng vì một kẻ khác. Và giả thuyết ấy đã có lợi cho ai đó. Người ta đã gây sức ép với tôi để tôi đã phải khẳng định rằng điều đó đã xảy ra đúng như vậy. Họ nói với tôi rằng họ sẽ viết V. M. Bekhterev đã là một con người quả cảm ra sao và đã chết như thế nào, đã thực hiện nghĩa vụ của người thầy thuốc như thế nào. Nghĩa vụ của người thầy thuốc ư? Ông tôi là một bác sĩ giỏi, làm sao có chuyện ông có thể bỏ mặc người bệnh mà nói rằng đó là kẻ thần kinh hoang tưởng được? Ông tôi không thể làm điều đó”.

Xtalin - một nguyên thủ vĩ đại - đã rất sáng suốt và đã biết trước rằng sẽ có chuyện như vậy: “Tôi biết rằng sau khi tôi chết người ta sẽ trút cả đống rác lên mộ của tôi, nhưng ngọn gió lịch sử sẽ thổi tung chúng đi một cách không thương tiếc”.

Huyền thoại về GULAG (Tổng cục các trại lao động - cải tạo). Cả một chiến dịch “Chống GULAG” đã diễn ra trên mọi ấn phẩm, từ “Nhà thiên nhiên học trẻ” đến “Crocodil”, và đặc biệt nổi bật trong các báo cáo của cái gọi là “ủy ban của Iakovlev” - ủy ban thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô về nghiên cứu bổ sung những tài liệu liên quan tới những cuộc thanh trừng trong giai đoạn 1930 - 1940 và đầu những năm 1950, được tổ chức từ tháng 9 năm 1987. Có kẻ đã lập nên kỷ lục trong chuyên này khi tuyên bố rằng khoảng 60, thậm chí là 100 triệu người đã bị chết trong các trại cải tạo đó.
________________________________
1. Ivan Vaxiliev Kireievxki (1806 - 1856) triết gia, nhà phê bình văn học, nhà báo Nga. Một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa Xlavơ. (Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết. 1985). ND.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM