Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:36:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô  (Đọc 88156 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:12:31 pm »


Sau khi giành được vị trí cao nhất trong bộ tham mưu của đảng, M. X. Gorbachov đã dốc sức lao về phí trước. “Thời kỳ đầu, tính cách của M. X. Gorbachov đã thu nhận được sự khâm phục. Làm việc tới 1 - 2 giờ sáng và thức dậy lúc 7 - 8 giờ. Làm vệ sinh, bơi, ăn sáng. Khoảng chừng 9h15 - 9h30 tới làm việc tại Kremli. Đi xe “ZIL”, ngồi phí sau, bên phải - ông bắt đầu một ngày làm việc. Ngay khi còn trong xe ông đã đọc, viết, ghi nhận xét. M. X. Gorbachov yêu cầu tôi nối liên lạc với một ai đó rồi cầm máy nói. Trong một đoạn đường ngắn tới văn phòng, ông ta đã kịp trao đổi với 3 - 4 người. Vừa ngồi vào phòng làm việc là ông ta lập tức ra lệnh, khuyên bảo, hứa hẹn - không ngừng một giây nào”.

Thực sự là không ngừng một giây nào. Gorbachov quả là khó khăn hơn bất cứ ai khác bởi ông ta phải thực hiện vai trò hai mặt tế nhị và không được phép sai lầm - là tổng bí thư nhưng cũng là một kẻ phản đảng, mặt khác lại là lãnh tụ của của hành động ngầm đang hình thành. Những gì mà những kẻ ủng hộ và tham gia trực tiếp nhìn thấy chỉ mới là phần tồi tệ nhất của trò chơi quyền lực (âm mưu, xỏ xiên, thí mạng người “mình” cho “kẻ khác”...), trên thực tế cuối cùng đã thành sự phản bội. Về hình thức, nếu bị phanh phui ngay lập tức thì vẫn có cách giải thích rằng đó là những hành động thích hợp với hoàn cảnh tồi tệ. Nhưng về thực chất đó là những hành động được thực hiện theo một kế hoạch phá hoại mang quy mô toàn cầu. Mọi nhiệm vụ của chúng đã thường xuyên gắn với việc thăm dò dư luận theo kiểu “Hỏi - Đáp”. Các cải cách mang tính chất phá hoại đã trở thành quá trình không thể đảo ngược bởi mục tiêu chiến lược trong tương lai là quá trình phá hoại vẫn được bảo đảm ngay cả khi Gorbachov đã bị gạt ra khỏi vị trí lãnh đạo.

Một nhiệm vụ khác quan trọng nhất của Gorbachov là giúp đỡ những kẻ dân chủ có nguy cơ bị phát giác. Chúng ta tạm gọi đây là “nhiệm vụ cứu hỏa” và phương pháp sử dụng là điều hành không can thiệp trực tiếp. Bản thân Gorbachov đang là tâm điểm của báo giới và công chúng nên hoạt động đặc biệt của ông ta trong lĩnh vực này có tác dụng rất mạnh. Những kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta có thể bị phát giác, có thể phải lĩnh án, thì đấy chính là lúc Gorbachov xuất hiện để cứu “người mình”, đồng thời giáng cho đối thủ một đòn (nhắm bắn vào bộ tham mưu), và ông ta đã bảo vệ được nhiều kẻ rất có ảnh hưởng trong “Trung ương thần kinh”.

Khi có dự định thay tổng biên tập báo “Sự thật” V. G. Afanaxiev bằng I. T. Frolov, bọn chúng thậm chí đã tổ chức để “nhân vật chủ chốt” tới nói chuyện với ban biên tập. Sự việc đã diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 1989. Chuyện xảy ra trước đó như sau: “Vào một ngày thứ sáu tháng 9 năm 1989, thư ký tòa soạn báo “Lao động” có nhận được một bưu kiện gửi nhanh. Bên trong đó là bản dịch từ bài báo của Italia viết về chuyến thăm Mỹ của Enxil.

Người gửi bưu kiện này L. P. Kravchenko - sếp của TASS lúc đó. Bản dịch được cấp thời công bố. Vụ trưởng Vụ Tư tưởng BCHTW ĐCS Liên Xô A. X. Kapto đã gọi điện cho khắp “Kremli” khẳng định sự cần thiết chính trị của biện pháp này. Tổng biên tập báo “Lao động” do bị áp lực khác nhau đã buộc phải lùi việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Rõ ràng là bài báo này là một trò khiêu khích và có sự phản ứng của cấp cao hơn cả Kravchenko và Kapto. Nhưng khi báo “Lao động” chần chừ, thì có lệnh gửi bản dịch đó về báo “Sự thật”. Bưu kiện tới tòa báo vào chiều ngày chủ nhật. Không rõ người ta đã thỏa thuận với V. G. Afanaxiev thế nào, song vào ngày thứ hai báo “Sự thật” đã cho đăng tải tư liệu này.

Rút cuộc, đỗ vỡ đã xảy ra, tờ báo đã gây nên lòng căm thù và phẫn nộ của những kẻ ủng hộ Enxil và vào tháng 10 năm đó V. G. Afanaxiev đã bị bãi nhiệm”.

Song, theo những người biết rõ sự việc, toàn bộ sự thật này là một số người của Cục 7 KGB đã chuyển cho V. G. Afanaxiev cuộn băng ghi âm cuộc trao đổi giữa G. Kh. Popov và một người không rõ danh tính đang bị “vòng ngoài” theo dõi. Từ đây, bí mật của cái gọi là “Cuộc khủng hoảng thuốc lá” vào mùa hè năm đó tại Matxcơva bị phanh phui - một số kẻ của Toà thị chính thành phố đã tổ chức vụ này với ý đồ gây sự bất bình với chính quyền và tranh thủ kiếm chác: đồng tâm hiệp lực còn có Xô Viết tối cao và Hội đồng Bộ truởng ra lệnh nhập khẩu 34 tỷ điếu thuốc lá của Hãng “Philipp Moris”. V. G. Afanaxiev đã đã đề nghị với M. X. Gorbachov công bố sự việc này. Kết cục đã xảy ra như đã kể ở trên.

Nhiệm vụ của “Gorby” trong lĩnh vực điều hành là tỏ ra đang hành động theo đường lối “cải tổ” đã được lựa chọn đúng đắn, song nếu khái quát tất cả những lời biện minh của M. X. Gorbachov, thì ta có thể đưa ra lời tuyên bố đặc biệt: “Đã xuất hiện những sự thái quá, những lệc lạc, nhưng tôi đâu có liên quan gì, còn các hiện tượng thứ yếu đó sẽ tự thân qua đi nhanh chóng, các bạn hãy cố gắng chờ xem”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:13:02 pm »


Sức sáng tạo đặc biệt của M. X. Gorbachov còn được thể hiện trong việc thông qua những quyết định nước đôi, thường là có lợi cho những kẻ phá hoại. Bản thân ông ta, trong những tình huống căng thẳng, bị dồn ép, lại rất biết cách phòng thủ và lảng tránh: “Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Gruzia G. D. Mgeladze xác nhận rằng vào một buổi tối muộn tại văn phòng của Bí thư thứ nhất BCHTW đảng D. I. Patiasvili đã có một cuộc thảo luận về tình hình chính trị tại Tbilixi. Tham dự có Bí thư thứ hai BCHTW đảng B. V. Nikolxki “Ông ta nói rằng Matxcơva vẫn chưa cho phép bắt giữ các thủ lĩnh cực đoan, cho dù chúng ta đã nhiều lần đề nghị, họ còn nói rằng sắp có luật rồi”. Vào chiều ngày 7 tháng 4, trong bức điện báo gửi về Matxcơva do Patiasvili ký có đề nghị áp dụng những giải pháp khác nhau: “Cần khẩn cấp truy tố trách nhiệm hình sự và hành chính đối với những kẻ cực đoan đã đưa ra các khẩu hiệu và những lời kêu gọi chống Xô Viết, chống chủ nghĩa xã hội và chống đảng. Chúng ta có đủ cơ sở pháp luật để làm điều này”.

Thật khó tin, song đó là sự thật: ban lãnh đạo Gruzia đang bị lửa đốt dưới chân, vậy mà Trung ương vẫn yêu cầu họ chờ đạo luật ra đời. Chắc chắn là có kẻ ở Matxcơva muốn cuộc khủng hoảng chính trị ở Tbilixi tiếp tục và thêm căng thẳng. Nếu như có thể cô lập tạm thời các thủ lĩnh của phong trào đối lập (đã có quá đủ cơ sở để bắt giữ vì hoạt động của những kẻ tham gia biểu tình đã bộc lộ rất rõ tính chất chống nhà nước) thì diễn biến của các sự kiện đã thay đổi và có thể ngăn chặn được một kết cục đẫm máu”. Khi ở vùng Ban Tích xảy ra tình hình tương tự, họ đã yêu cầu Matxcơva giúp đỡ, thì lại chỉ nhận được toàn những lời “an ủi”: “Phản ứng của BCHTW dưới thời Gorbachov luôn nhất quán: “Không để bị khiêu khích. Không được can thiệp. Đó chỉ là đám bèo bọt trên làn sóng đổi mới lành mạnh. Chính chúng sẽ bị cuốn trôi”.

Chúng ta còn nhận thấy điều tương tự đã diễn ra ở “quy mô thế giới”. Như trong thời kỳ diễn ra “cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc, tiếp sau những trò khiêu khích là những cuộc bãi công và hành động phản ứng của những người vô tội, “Matxcơva đã vài lần gọi điện cho Thủ tướng Adamets và yêu cầu ông ta “không được áp dụng những biện pháp trấn áp”. Nhờ đó mà có các cuộc đàm phán với phe đối lập để rồi kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của những người cộng sản”. sau đó Adamets đã bị về vuờn.

Sau này người Mỹ đã nhận xét rằng “Không ai nghi ngờ việc Matxcơva biết được điều gì đang diễn ra. Theo tôi (John Poindekster), thật ngu xuẩn khi cho rằng Matxcơva không biết được gì nhiều về việc chúng ta đang làm. Họ có những thông tin của mình. Ngay khi hoạch định chiến dịch, chúng ta đã bảo đảm rằng Matxcơva nói chung đã đoán ra việc chúng ta đang làm. Hõ đã từng phản đối, đe doạ, nhưng chưa đủ để buộc chúng ta phải thay đổi chính sách của mình”.

Khoảng giữa tháng 8 và tháng 9 năm 1991, M. X. Gorbachov đã giải quyết một nhiệm vụ nữa - tiến hành thăm dò các quân nhân về việc không thể chấp nhận một cuộc phục thù. Chỉ có thể là một cuộc bạo loạn sẽ diễn ra. Ngay trên báo chí công khai, phương án này cũng được khẳng định dựa trên cơ sở phân tích của KGB và ý kiến độc lập của các nhà dân chủ. Phác thảo của đề tài này là “Làm cách nào chiếm “Nhà Trắng” mà không có xe tăng, quân đổ bộ đường không và đội đặc nhiệm “Alfa”. Về các vấn đề chính trị - tổ chức nảy sinh vào những tháng đầu tiên hoạt động của chính quyền tổng thống ở Liên bang Nga. Ngày 21 tháng 9 năm 1991” đã được đăng tải. Các nhà dân chủ “đang doạ” chính mính. Một kế hoạch khiêu khích các quân nhân đã được tiến hành - trước hết là của Nguyên soái E. I. Saposnikov: “Các bạn, những quân nhân, hãy nắm lấy chính quyền vào tay mình, hãy thiết lập một chính phủ thích hợp với các bạn, hãy làm ổn định tình hình, hãy nhập cuộc”.

Nếu như sử dụng quan điểm điều khiển học - hệ thống để đánh giá cách thức cầm quyền của M. X. Gorbachov và phỏng theo những lời nói nổi tiếng của W. Churchill về I. V. Xtalin, thì có thể nhận ra rằng, M. X. Gorbachov đã tiếp nhận Liên Xô cùng vũ khí hạt nhân rồi bàn giao lại nó cùng chiếc cày chìa vôi: “Đó là một kiểu thủ lĩnh tàn nhẫn, thậm chí độc ác, đã dẫm đạp lên số phận và cuộc sống của hàng ngũ cán bộ cao cấp. Sau hơn 6 năm hiện diện trên cương vị tổng bí thư ông ta đã làm thay đổi hoàn toàn Bộ Chính trị và bộ phận chủ yếu của BCHTW - đó là những cuộc thanh lọc tương xứng với thời Xtalin! Về bản chất, ông ta là Xtalin, song chỉ khác Xtalin là ông ta đã không thiết lập nên mà là huỷ diệt một đế chế”.

Trong điều khiển học có một khái niệm – liên hệ ngược, nghĩa là sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối tượng điều hành phải báo cáo về nhiệm vụ. M. X. Gorbachov cũng đã thực hiện đúng như vậy, ông ta báo cáo ngay lập tức:

Kính gửi ngài Georger Bush,

Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Và bà Bush

Ngài Georger thân mến!

Tôi và ngài đã không ít lần phải hành động một cách kiên quyết và có trách nhiệm trong những tình huống khó khăn để giữ vững sự phát triển các sự kiện theo đúng hướng. Trong tương lai có thể có những bước ngoặt lớn và tôi suy tính rằng sự cân nhắc, lựa chọn lý trí sẽ không phản lại ngài trong bất kỳ tình huống nào. Tôi sẽ giúp những người giờ đây đang gánh vác trách nhiệm của sự nghiệp cải cách, sự nghiệp đổi mới. Nhưng trước hết, giờ đây nước Nga đang cần sự ủng hộ và giúp đỡ. Chính những Nga đang trong tình hình kinh tế nặng nề nhất
”.

“Phát biểu tại Nghị viện Israel, tháng 2 năm 1992, M. X. Gorbachov đã tuyên bố: “Tất cả những gì tôi đã làm với Liên Xô, tôi đã làm vì Thánh Moisei của chúng ta”. Cúng trong năm đó ông ta báo cáo tại Quốc hội Mỹ: “Thế giới có thể hít thở bình yên. Thần tượng của chủ nghĩa cộng sản từng gây nên sự căng thẳng xã hội, thái độ thù địch và sự tàn ác không gì so sánh được ở khắp mọi nơi, từng gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhân loại đã sụp đổ”. Sau này, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1999, ông ta đã tự gán cho mình giá trị: “Mục tiêu của toàn bộ cuộc đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong đảng và trong nước. Khi tôi trực tiếp làm quen với phương Tây, tôi đã hiểu rằng tôi không thể từ bỏ mục tiêu đã đặt ra. Và để đạt được nó tôi đã phải thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô và Liên Xô, cũng như ban lãnh đạo ở tất cả các nước cộng sản . Con đường của các nước xã hội - dân chủ là lý tưởng khio đó của tôi. Nền kinh tế kế hoạch đã không cho phép hiện thực hoá tiềm năng của các dân tộc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tôi buộc phải tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá những mục tiêu đó. Trong số này đặc biệt có A. Iakovlev và E. Sevardnadze, công lao của họ trong sự nghiệp của chúng ta không thể đánh giá hết được”. (Báo “Usvit” - Bình minh. Slovakia).

Còn nhiệm vụ cuối cùng của M. X. Gorbachov - đó là tiếp tục giúp phương Tây trong việc phá hoại nước Nga với tư cách hiện nay là Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu chính trị và Kinh tế - xã hội quốc tế (Quỹ Gorbachov). Trong công việc này còn có cả kinh nghiệm của những “Trung ương thần kinh” nước ngoài. Theo nguyện vọng của chúng, chúng muốn có một phân viện tin cậy nhất ngay trong lòng Matxcơva để tập hợp những năng lực trí tuệ hỗ trợ chúng trong mọi vấn đề.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 02:57:41 pm »


Sự điều hành ở Liên Xô. 1985-1991

Cần phải nói rằng toàn bộ bản chất của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX, cảcủa chính nước Nga Xô Viết không hẳn chỉ trong những mục tiêu mờ ảo đã được tuyên bố, mà chủ yếu là trong chính đời sống thường ngày với xung động của nó đều có thể cảm nhận được. Trong sự thiếu vắng thất nghiệp, trong những thành tựu hào hùng, trong cuộc tấn công vào vũ trụ, trong tính cách lao động Nga, trong những gì đã làm được chẳng có một điều gì thể hiện: “... Cần biết một cách chính xác tổ chức xã hội cộng sản của xã hội Xô Viết là thế nào. Biết một cách có cơ sở khoa học, một cách khách quan.

Tổ chức hệ thống quyền lực và điều hành (chứ không phải là kinh tế) và cả vị trí của nó trong tổ chức xã hội nói chung đã tạo ra nền tảng xã hội Xô Viết”.

Trong vấn đề này, những năng lực trí tuệ của những người điều hành, theo năm tháng, đã có khuyết tật thực sự. Nếu như I. X. Xtalin thường xuyên phải điều hành hệ thống trong một môi trường đầy biến động phức tạp với nhiều tác động tiêu cực bên trong và từ bên ngoài, thì những người kế tục ông, khi rơi vào những điều kiện tương tự, lại làm ra vẻ như môi trường bên ngoài không có gì là thù địch, còn trong thực tế trên trường quốc tế đã rút bỏ dần hết vị trí này đến vị trí khác cho đến khi phải rút nốt vị trí cuối cùng. Những người điều hành trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1980 đã để mất đi những kinh nghiệm xử thế trong một môi trường năng đông đang biến chuyển. Thật ra, những kẻ cạnh tranh trong cuộc đấu tranh giành chiếc ghế lãnh đạo cũng tỏ ra có vài lo lắng về những kẻ kế cận và những điều khác. Nhưng tất cả những điều đó cũng không thể sánh với những tác động khắc nghiệt nhất được bộc lộ ra trong quá trình cải tổ.

Chúng ta còn nhớ rằng bộ máy của đảng đã có một đặc tính cơ bản (được hình thành từ thời Xtalin) trong Trung ương cũng như ở địa phương, nó là nền tảng của những chủ thể điều hành, tuy nhiên trong mối quan hệ với các cơ quan cấp cao nó lại trở thành khách thể: “ĐSC Liên Xô đã từ lâu không phải là đảng như khái niệm người châu Âu vần thường dùng. Họ có những đảng có thể giải tán, thành lập rồi lại giải tán. Điều đó ít ảnh hưởng tới quốc gia. Còn ở chúng ta, trong đất nước bao la và rất phong phú về vấn đề dân tộc, lịch sử đã được hình thành theo cách khác: ĐSC Liên Xô đã trở thành cơ cấu chính trị cơ bản nhất cho toàn bộ toà nhà quốc gia to lớn. Điều này có nghĩa là bất kỳ một âm mưu nào xảy ra với đảng thì nhất định sẽ ảnh hưởng tới tình trạng của toàn bộ quốc gia. Còn việc phá hoại ĐSC Liên Xô sẽ tất yếu dẫn tới hậu quả phá hoại chính quốc gia. Liệu Gorbachov, rồi Iakovlev và toàn bộ chiến hữu của họ có nghĩ tới điều đó khi chúng phá hoại ĐSC Liên Xô từ bên trong? Chúng không hề nghĩ, mà chúng biết chính xác điều đó”.

Vào đầu cải tổ, khi cần đẩy hệ thống điều hành vào tình trạng mất ổn định, ban lãnh đạo đất nước chỉ việc đi những bước đầu tiên về hướng có những hậu quả khôn lường. “Ví dụ thích hợp nhất ở đây là số phận đáng buồn của “cú đột phá” trong lĩnh vực chế tạo máy do Gorbachov và vị thủ tướng của ông ta là Ryzkov đã đề xướng một cách hết sức hào nhoáng vào năm 1985. Với sự khởi đầu này người ta khi đó đã đưa ra một núi những nghị quyết của BCHTW và Hội đồng Bộ trưởng. Người ta đã bỏ ra hơn 60 tỷ rúp đầu tư tư bản, vì điều này mà các lĩnh vực kinh tế quốc dân khác đã bị suy thoái. Còn kết cục là hoàn toàn trắng tay. Bộ chế tạo máy bị phá tán. 10 tỷ rúp bị vứt vào quan tài chôn sống. Và họ như đứa trẻ còn nhỏ ham chơi, bỏ đó vội vàng đi tìm thú chơi khác”. Điều tương tự cũng đã xảy ra với tổ hợp công nghiệp canh nông - một thứ quái vật mới sinh trên cơ sở của 6 bộ khác nhau, - nơi vào ngày 1 tháng 11 năm 1985 người ta đã bổ nhiệm V. X. Murakhovxki với cương vị Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô điều hành.

Tất thảy những gì đã được tuyên bố trong giai đoạn đầu cải tổ đều không gợi nên một sự nghi ngờ nào. Hệ thống điều hành, xã hội nền kinh tế đều đã bị các nhà tiền nhiệm đẩy vào tình trạng cực kỳ hoang tàn. Lời phê phán từ miệng Iu. V. Andropov, rồi từ miệng M. X. Gorbachov vẫn rất khách quan và thật sự rất cần những biện pháp cơ bản nhất để thay đổi nhịp độ phát triển. Điều này đã được mọi người nhất trí tiếp nhận.

Bởi vậy, những bước đi đầu tiên của M. X. Gorbachov có vẻ bề ngoài hoàn toàn là nhằm chấn chỉnh tình hình. Người ta tuyên bố về các bước tiến hành, về cuộc đấu tranh nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh vấn đề xây dựng nhà ở, thay đổi chính sách đầu tư, làm rõ những mục tiêu xây dựng xã hội - tất cả đều được phản ảnh văn kiện mới của Chương trình thứ ba ĐCS Liên Xô.

Trong nước khi đó, tệ nạn tiêu cực đã được tích lũy với một loạt thành tố, về mặt nguyên tắc không thể xếp chung với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản: tệ say xỉn ở tầng lớp thấp; tệ tham nhũng ở tầng lớp cao; tệ nạn tội phạm diễn ra dưới mọi hình thức; chất lượng làm việc thấp, nhiều phế phẩm; bệnh phong trào (đầu năm thong thả, cuối năm tất tả ngược xuôi); mất mùa sau thu hoạch; tệ lão làng trong quân đội và hải quân.Tất nhiên, những sự khác biệt vùng miền vẫn tồn tại trong quá trình này, song bức tranh toàn cảnh đã mang màu u tối nhất. Khoa học - kỹ thuật đã trở nên lạc hậu, hướng phát triển của xã hội bị đình trệ, những lợi thế so với phương Tây không còn nữa. Về mặt nguyên tắc, với tiềm năng vốn có của mình Liên Xô hoàn toàn có thể vươn tới những chuẩn mực quốc tế cao nhất. Chính M. X. Gorbachov cũng phải công nhận điều này.

Nhưng trong khi đó, trong những tiếng trống diễu hành, tiêu cực ngày càng tăng cao. Điều này lý giải cho cho những chi tiêu không thể tránh khỏi thường rất cần thiết cho bất kỳ công cuộc cải tổ tổ chức. M. X. Gorbachov đã thực sự thuận lợi để làm phức tạp tình hình điều hành bằng cách thông qua những quyết định nửa vời, dễ dàng giải thích ngược xuôi. Trong lĩnh vực điều hành đất nước, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những sai lầm rõ rệt của các bậc tiền nhiệm cùng như những biểu hiện mới có tính tổ chức: “Chúng ta đã bắt đầu nhận ra khuynh hướng nguy hiểm của việc các nhà lãnh đạo chính trị thiếu quan tâm tới công tác tình báo. Những nhiệm vụ chính trị trở nên ít hơn, mối quan hệ ngược đã hoàn toàn bị cắt đứt”.

Tổng biên tập “Tạp chí Lịch sử quân sự”, Thiếu tướng V. I. Filatov đã mô tả về phong cách của Kremli: “Tôi đã may mắn có mặt tại văn phòng của Falina (Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô) (...) được ghe ông ta nói chuyện qua điện thoại với Tổng bí thư Gorbachov - Tôi có thể làm nhân chứng về việc Falin mới thực sự là người chủ trì”. Vậy, V. M. Falin là người như thế nào? Là người lãnh đạo thực sự của Liên Xô chăng?

Sự điều hành mất cân đốiđó cũng được “bên dưới” nhận thấy và nó gây nên những vấn đề Liên Xô, sau những lần tiếp xúc với các bí thư BCHTƯ, các cán bộ của bộ máy BCHTW đều có những thắc mắc của mình.

- Có chuyện gì ở chỗ các anh? - họ thắc mắc. - Tại sao bộ máy lại ngừng hoạt động? Chung tôi thường xuyên mất liên hệ với Trung ương. Gorbachov luôn tránh gặp chúng tôi, lảng tránh những vấn đề về tương lai của đảng, mà điều chủ yếu là ông ta không giải quyết các vấn đề do cuộc sộng đặt ra”. Một bộ phận của bộ máy nằm ngoài ảnh hưởng của khuynh hướng phá hoại cũng đã có lúc định chống lại đường lối của Gorbachov, và cũng đã từng hành động để sửa chữa những khuyết điểm, song đã quá muộn nên những nỗ lực của họ đã không còn thích hợp. Sự phối hợp các mối quan hệ thông tin đang diễn ra theo chiều hướng bất lợi đã dẫn tới ý định như việc thông qua Quyết nghị của Ban bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô ngày 28 tháng 5 năm 1991 “Về cải thiện các mối quan hệ thông tin trong ĐCS Liên Xô“. Tuy nhiên, những thay đổi đã từng có thể được chấp thuận trong những hoàn cảnh khác thì giờ đây đã không đạt được kết quả nào. Giữa việc thông qua những quyết nghị, cho dù chúng có đúng đắn sâu sắc về bản chất và rất đúng lúc, với sự tồn tại trong thực tế đã có một hố sâu ngăn cách. Sự ngăn cách đó là không một ai chịu trách nhiệm thực hiện. Trước đây, nếu quyết định không được chấp hành, cho dù vì có những lý do khách quan, đều bị trừng phát rất nghiêm khắc: trước năm 1956 là bị tước đi mạng sống, còn những năm sau đó là chỉ bị tước thẻ đảng - điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt con đường hoạn lộ và danh dự cá nhân. Còn bây giờ người ta không đếm xỉa đến biện pháp trừng phạt “Thẻ đảng ở trên bàn. Xin mời, bản thân tôi cũng nghĩ là anh đã giúp tôi đấy”.

Một khi đã tuyên bố ở cấp độ hiến pháp rằng toàn bộ quyền lực trong đất nước thuộc về Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, thì điều đó cũng có phần đúng đắn về mặt luật pháp, song xét theo quan điểm lãnh đạo thì điều đó vô cùng phi lý. Một Đại hội do vị quan chức đầy kinh nghiệm như A. I. Lukianov lãnh đạo chỉ toàn quan tâm tới việc thiết lập những đặc quyền cho mình.

Tất nhiên, tình hình của năm 1985 đã khởi đầu một cách nặng nề, song điều đó không là gì khi so với những vấn đề thường xuyên đưa đến tình trạng sai lầm, không hoàn thành các nhiệm vụ xuất hiện vào cuối năm 1991. Về những điều này M. X. Gorbachov đã có lần bày tỏ một cách lấp lửng với các phóng viên truyền hình vào hồi tháng 3 năm 1991: “Tình hình càng phức tạp thì tôi lại càng thích làm việc hơn”. Thật tuyệt vời!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:05:46 pm »


Tài liệu N0 3. “Những trung ương thần kinh” của Liên Xô. 1985-1991

Thật sự thiếu công bằng khi nói rằng toàn bộ “cải tổ” là sự ngẫu hứng không có cơ sở của phía “Xô Viết” và được tiến hành đúng theo thời khoá biểu của phía Mỹ. Những ý định hoạch định kế hoạch của phí “Xô Viết” là rất rõ ràng và được thể hiện trong những cuộc hội thảo, hội nghị, xemina khoa học khác nhau. Công việc phân tích đã được tiến hành từ rất lâu trước khi có cải tổ. “Tập hợp các vấn đề lý luận về cải tổ đã dần dần được hình thành. Ngay trước Hội nghị toàn thể tháng 4, một nhóm các nhà hoạt động đảng và nhà nước đã tiến hành phân tích toàn bộ tình hình của nền kinh tế. Phân tích này sau đó trở thành cơ sở cho các tài liệu của cải tổ. Chúng ta đã áp dụng các khuyến nghị của các nhà khoa học, chuyên gia có tiềm năng, tất cả những gì là tốt nhất mà tư duy xã hội có được và chúng ta đã chuẩn bị những tư tưởng cơ bản cho đường lối mà sau này bắt đầu thực hiện”.

“...Ngay hơn hai năm trước khi diễn ra Hội nghị toàn thể BCHTW ĐCS Liên Xô ... Iu. Andropov đã đi đến kết luận về sự cần thiết triển khai chương trình cải tổ việc điều hành ngành công nghiệp, còn sau đó là nền kinh tế quốc dân Khi đó quan tâm tới vấn đề này có M. X. Gorbachov, N. Ryzkov, V. Dongikh (Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô phụ trách vấn đề xây dựng) cùng một loạt các đại diện của giới khoa học, sản xuất. (...) Sự phân tích do Andropov nêu ra rất có tính thuyết phục”.

“... Công việc phân tích nghiêm túc nhất đã được khởi xướng theo sáng kiến và dưới sự chỉ đạo của Gorbachov, trước hết là liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về thực chất, đây là giai đoạn thai nghén của cải tổ - làm chín muồi những quan điểm mới và một số tư tưởng cơ bản.

Rất nhiều nhà khoa học có uy tín nhất đã tham gia công việc phân tích, như: A. G. Aganbegian, E. M. Primakov, O. T. Bogomolov, G. A. Arbatov, L. I. Abalkin, X. A. Xitarian, R. A. Belouxov, T. I. Zaxlavxkaia, I. I. Lukinov, A. A. Nikonov và nhiều người khác”.

Những người nghiên cứu có thiện tâm đã trực tiếp tập trung mối quan tâm của mình vào việc nghiên cứu tất cả những gì liên quan việc hoạch định, phân tích: “Có cần tới một học thuyết về cải tổ không? Nên hiểu thế nào về những sự kiện bất thường luôn thay đổi trong các công trình lý luận của Gorbachov “bài báo được viết tại Foros”, bài được đăng trong cuốn sách của ông ta “Biến loạn tháng tám - nguyên nhân và hậu quả”. Song thật vô ích, trong bài viết này đã trả lời cho những vấn đề cho những người có quan tâm “Cải tổ có cần cho xã hội không, hây đấy là một sai lầm? Mục tiêu thực sự của nó là thế nào?Thế nào là đổi mới quốc gia? Liệu đã cần bắt đầu những cải biến nguy hiểm như vậy không?”.

“Vai trò của “đội quân thứ năm” trong việc hoạc định học thuyết cải tổ là vô cùng tệ hại. Học thuyết cải tổ đó, xét theo diễn biến và những kết quả của nó, dường như về thực chất là hiện thực hóa chiến lược “kiềm chế” trong Chỉ lệnh SNB-68 của Mỹ.Giáo sư V. K. Dolgov đã đúng khi phát biểu tại Hội nghị toàn thể của BCHTW ĐCS Liên bang Nga rằng: “ý kiến cho rằng sau khi bắt tay vào công cuộc cải tổ, các nhà tổ chức cải tổ vẫn chưa có được lý luận về những biến đổi đã diễn ra, là không đúng. Tính chất liên tục của các sự kiện cho thấy tính lô gic chặt chẽ và tính định hướng rõ ràng của những người ủng hộ khuynh hướng tư duy “mới”. Mặt khác, lý luận đó, mà cả kế hoạch cụ thể, tất nhiên, chưa phải là của toàn dân. Đương nhiên, chúng đã được soạn ra sau lưng đảng”.

Tất nhiên, không nói tới nhân dân. Song các nhân tố của một học thuyết chính trị - “Tư duy chính trị mới” đã trở thành nền tảng của đường lối quân sự và đối ngoại cho “cải tổ”, - mặc dù trong phương án tuyên truyền, chúng đã được công bố tất cả. Học thuiyết đó còn được đưa thành tên gọi cho một cuốn sách của M. X. Gorbachov là “Cải tổ và tư duy mới đối với đất nước chúng ta và toàn thế giới”, được phương Tây chào đón rất nhiệt thành. Cũng có thể thấy rõ từ cuốn sách này rằng trong “tư duy mới” đã bao hàm những nguồn gốc phá hoại nền quốc phòng và nền an ninh đối ngọi của chúng ta về chính trị và tư tưởng.

Như phần lớn các kế hoạch, chương trình và sáng kiến “thời đại” của chúng ta trong quá khứ, “tư duy chính trị mới” cũng được quảng bá rộng rãi, thực chất chỉ là ẩn danh (không phải một mình Gorbachov chắp bút cho chúng). Song không quá khó để phát giác ra những dấu vết “sáng tạo” của “những cố vấn bí mật cho các lãnh tụ” của chúng ta - những kẻ đã hàng chục năm ròng được nuôi dưỡng bằng thứ rác thải trí thức từ nhà bếp chính trị học của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Sản phẩm chủ yếu của nó chỉ cung cấp cho một nơi duy nhất đăth hàng - Lầu Năm Góc, CIA và những quỹ hùng mạnh (kiểu như Quỹ Di sản), được những chủ nhân thực sự từ Mỹ tài trợ.

Các nhà chính trị học Mỹ, tất nhiên, quá rõ ai là kẻ sở hữu, lý luận và hiện thực hóa “tư duy mới” vào cuộc sống và họ có thể gọi tên ra một loạt những kẻ đó: A. Iakolev, E. Sevardnadze, E. Primakov, G. Arbatov, F. Burlatxki và G. Sakhnadarov cùng các viện phó của Arbatov là V. Zurkin tại Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (hiện nay là Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô), A. Kokosin và những kẻ khác”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:07:05 pm »


Chúng tôi cố gắng phác nên bức tranh toàn cảnh của tất cả các “Trung ương thần kinh” tuyệt vời của chúng ta, thành phần cán bộ của chúng cùng các lời khuyến nghị mà họ đã đưa ra. Hiện nay đang có cả một cuộc tranh tài về việc xác định ai là kẻ ngu xuẩn đầu tiên đã nghĩ ra “cải tổ”. Những người đó đều được kiểm chứng và đều được khẳng định họ là những kẻ đầu têu.

Nhóm thuộc Hội đồng liên bộ về nghiên cứu kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa. “Trong kho lưu trữ của BCHTW ĐCS Liên Xô có những nhân viên lưu trữ đã phát hiện được những báo cáo thuộc loại mật do các nhà kinh tế học lập ra theo mệnh lệnh của Iu. Andropov. Nhóm này, được hình thành trực thuộc Hội đồng liên bộ về nghiên cứu kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, đã tiến hành phân tích các cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nam Tư, Hungari và trên cơ sở đó đã họ đưa ra những tiếp thu của mình về tự do hóa kinh tế ở Liên Xô. Khi Andropov qua đời, nhóm này đã bị giải thể”. Tác giả đã được trò chuyện với nhà kinh tế học nổi tiếng là T. I. Koriagina.

Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô. “Vào đầu những năm 1980, chính trong KGB đã xuất hiện một nhóm chuyên gia trẻ đã đề cập tới vấn đề cải cách. Và chính trong KGB cũng đã nhận thấy tính chất cần thiết của chúng”; “Các báo cáo mật của KGB về cuộc khủng hoảng kinh tế đã trở thành sự kích thích cho cải tổ”.

Viện Nghiên cứu kinh tế và các quan hệ quốc tế. “Ngay khi có cơ hội đầu tiên Gorbachov đã lập tức đưa Iakovlev về Matxcơva làm Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và các quan hệ quốc tế. Theo ý kiến của ông ta, viện phải trở thành “Tổ hợp thần kinh”, trường tư duy kiểu Mỹ, vì điều này mà nó cần một giám đốc mới. Cơ sở khoa học này đã cho ra lò những cố vấn quan trọng nhất cho Kremli...”

Ủy ban trực thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô. Trong ủy ban có hai tổ chức: Nhóm Công tác với những người tham gia là các phó chủ chốt của ủy ban Kế hoạch quốc gia, Bộ tài chính, Bộ Lao động, ủy ban quốc gia về khoa học và kỹ thuật, ủy ban Vật giá quốc gia, ủy ban Thống kê quốc gia và Ban Khoa học hợp nhất giám đốc các viện nghiên cứu kinh tế chủ chốt do viện sĩ Giám đốc D. Gvisiani lãnh đạo.

Sau này Gorbachov đã nhiều lần nhắc tới hàng chục tài liệu từng soạn thảo vào thời điểm ông ta được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư. Công việc của ủy ban Bộ Chính trị về hoàn thiện sự điều hành cũng là một trong những hướng hình thành của nó.

Vì lãnh đạo Ban Khoa học là Dzermen Gvisiani, nên chức năng của ban được chia cho các vụ do Boris Milner, Xtanixlav Satalin lãnh đạo và cho phòng thí nghiệm của viện.

Có lẽ, tài liệu nghiêm túc nhất do Ban Khoa học này soạn thảo là “Lý luận hoàn thiện cơ chế kinh tế xí nghiệp” theo lệnh của Ryzkov, dày tới 120 trang đề cập tới những phương hướng chủ yếu của cải cách kinh tế có thể xảy ra ở quy mô liên bang. Tham gia soạn thảo, ngoài cán bộ của phòng thí nghiệm chúng tôi, còn có các nhà kinh tế học trẻ tuổi của Lêningrad như Anatoli Chubais, Xergei Vaxiliev, Xergei Ignatiev, Iuri Iarmagaiev và nhiều người khác”.

“Trung ương thần kinh” không chính thức trực thuộc Gorbachov. “Khi lãnh đạo Trung ương thần kinh của M. X. Gorbachov, A. N. Iakovlev đac tập hợp được rất nhiều chuyên gia và rất nhiều tài liệu, hình thành nên được một hệ thống các khái niệm về cải tổ xã hội, cũng như đề ra những biện pháp thực tế cần được áp dụng để đạt được những thay đổi hiện thực trong nước. Ông ta thực sự là người khởi xướng ra các bản báo cáo và bài phát biểu của tổng bí thư. Cùng với ông ta, tham gia vào hoạt động của Trung ương thân kinh này còn có nhiều nhà khoa học xã hội nổi tiếng như V. A. Medvedev, L. I. Abankin, A. G. Aganbegian, A. N. Anchiskin, X. A. Xitarian, N. B. Bikkenin, X. X. Xatalin, N. Ia. Petrekov, V. P. Mozyn.Ngoài ra còn nhiều chuyên gia của các viện nghiên cứu khoa học khác nhau về kinh tế, quan hệ quốc tế, của Bộ Ngoại giao, BCHTW ĐCS Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các bộ và nhiều cơ quan cộng tác”; “cần có một trung tâm trí tuệ. Ngay từ năm 1981 Gorbachov đã tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia của nhiều cơ quan khác nhau để hỏi ý kiến của họ về nhiều vấn đề khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần về lĩnh vực nông nghiệp. Gorbachov và Ryzkov thường xuyên tổ chức những cuộc họp tại BCHTW để thảo luận về mô hình cải cách kinh tế tương lai. Trong đội ngũ những nhà kinh tế học thường xuyên tham gia các cuộc thảo luận này có cả những trí thức thuộc “thế hệ những năm 60” - Viện sĩ A. Aganbekian, G. Arbatov, V. Tikhonov, O. Bogomolov, T. Zaslavxkaia, Tiến sĩ khoa học L. Abankin, X. Xitarian P. Belouxov, N. Petracov và nhiều người khác.

“Công ty thần kinh” do Gorbachov và Ryzkov lập nên đã đưa ra những phương hướng cơ bản cho cải cách kinh tế. “Tôi cho rằng, - vài năm trước đây N. Ryzkov khẳng định, - cội nguồn cải tổ có từ đầu năm 1983, vào thời điểm mà Andropov giao cho chúng tôi - một nhóm cán bộ có trách nhiệm trong BCHTW ĐCS Liên Xô, trong đó có tôi và Gorbachov, chuẩn bị những quan điểm mang tính nguyên tắc cho cải tổ kinh tế”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:07:45 pm »


Chỉ cho tới khi công cuộc cải tổ đã bắt đầu vòng quay của mình và “quá trình đã diễn ra” thì mới bộc lộ rõ ra rất nhiều mặt tiêu cực của nó, quần chúng bắt đầu có những biểu hiện nghi ngờ về đường lối đã được lựa chọn và các thông tin như thế đều được báo cáo lên tới người khởi xướng chủ yếu của nó. M. X. Gorbachov đã buộc phải đưa ra những lời giải thích. Như khi phát biểu tại cuộc gặp trong BCHTW ĐCS Liên Xô với những nhà hoạt động khoa học và văn hoá vào ngày 6 tháng 1 năm 1989, ông ta đã phải nói: “Tôi muốn phản đối một trong những định kiến hiện rất phổ biến hiện nay mà tôi cho là sai lầm - tôi muốn nói tới khẳng định của một số đồng chí rằng dường như chúng ta đang dẫn dắt sự nghiệp cải tổ trong nước mà không hề có một chương trình được hoạch định sẵn, rằng chúng ta không biết mình đang tiến đi đâu và muốn gì.

Chính việc hoạch định lý luận và đường lối cải tổ đã chứa đựng nội dung cơ bản trong giai đoạn đầu của nó. Nhân đây tôi muốn nhắc lại một vài yếu tố.

Chúng ta đã có một sự phân tích sâu sắc và đánh giá về nguyên tắc, trong đó đề cập tới xã hội chúng ta vào giữa những năm 1980, tại Hội nghị toàn thể tháng 4 của BCHTW năm 1985. Khi đó chúng ta đã đề ra nhiệm vụ phát triển xã hội để phá bỏ sự trì trệ. Song tôi muốn nói rõ hơn, bản thân hội nghị toàn thể tháng 4 chỉ có thể đã được tổ chức trên cơ sở có một sự chuẩn bị công phu từ những năm trước đó.

Đã có cả một giai đoạn tư duy có phân tích và đánh giá về tinh thần diễn ra trước khi công cuộc cải tổ xuất hiện trong xã hội. Tất cả những điều đó đã được chuẩn bị và đã chín muồi trong đảng, trong lĩnh vực khoa học, văn hoá và trong các nhóm xã hội rộng rãi.

Cần nói thẳng ra rằng, một tiềm năng vững chắc của những tư tưởng mới đã được hình thành. Tất cả chúng ta đều đã nhận thấy rằng không thể sống như trước nữa.

Và thực sự là cá nhân tôi không phải chỉ một lần gặp gỡ và phát biểu với rất nhiều người trong số các bạn về những vấn đề như thế này từ rất lâu trước khi có Hội nghị toàn thể tháng tư của BCHTW. Mà không chỉ có mình tôi. Nikolai Ivanovich (ông ta hướng tới N. I. Ryzkov), đã phải soạn thảo biết bao tài liệu làm cơ sở cho những bài phát biểu này?

N. I. Ryzkov: Một trăm mười.

M. X. Gorbachov: Một trăm mười tài liệu có ở chỗ tôi và ở chỗ Nikolai Ivanovich. Tất cả tại liệu này liên quan tới một giai đoạn rất xa trước khi có Hội nghị toàn thể tháng tư. Đó là những kết luận của các viện sĩ, các nhà văn, các chuyên gia lớn và của các nhà hoạt động xã hội”. Vậy là, chỉ với chừng 110 tài liệu, họ đã bào chữa được cho việc cần thiết đổi hướng phát triển trước đây sang “cải tổ”.

Đây chính là thời gian đáng lưu ý tới việc nhân dân, nói chung, cần có những giải thích về cải tổ. Một kẻ khởi xướng ra bất kỳ cuộc cải cách nào cùng đầu phải trình ra nhất chương trình, trong đó có sự mô ta chính xác và phải được toàn dân chấp thuận, kể cả những chỉ tiêu cơ bản trong tình trạng lý tưởng đạt được mà nó cần nhắm tới. Kẻ đó phải giải thích rõ ràng về những biện pháp thích hợp sẽ lấy từ đâu ra và điều chỉnh chúng ra sao; Cơ chế nào là thích hợp cho nó - có thể phải cần có một tổ chức điều hành đặc biệt với toàn quyền đặc biệt, ai sẽ là người lãnh đạo nó (rất mong là do một người tổ chức có nhiều kinh nghiệm); những phương thức nào sẽ được sử dụng, đồng thời chống chọi với những nguy cơ trong và ngoài ra sao khi hệ thống bị bị rơi vào tình trạng phát triển không bền vững. Đã chẳng có một điều gì như thế được nói tới và chúng ta còn nhận thấy đến tận bây giừo chúng vẫn không được nói tới. Thay vào đó, Gorbachov đã huyên thuyên đủ điều ngon ngọt, nhưng hoàn toàn chẳng có gì ăn nhập với đề tài.

Từ những bằng chứng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau này có thể kết luận thế nào: Trong vấn đề này ai đúng, còn ai đã sai lầm? Tôi cho rằng không có ai định lừa dối chúng ta cả. Tất cả đều nói sự thật. Tất cả những người đã nhận lệnh “trên” - với lòng thành kính của mình - đã lập ra kế hoạch. Sau đó, để có được một kế hoạch toàn diện và thống nhất, các bộ phận đã họp lại với nhau và gia công cho phù hợp. Mà chỉ có những chuyên gia tốt, giàu kinh nghiệm, nắm vững quan điểm hệ thống mới đủ sức làm được điều này. Ví dụ như Viện Nghiên cứu hệ thống thuộc Viện Nghiên cứu khoa học toàn liên bang.

Trong thời kỳ “cải tổ” số lượng những tổ chức như thế thực sự tăng cao. Và ở Liên Xô đã có những “Trung ương thần kinh” sau đây hoạt động:

Hội đồng Hoạch định - Tư vấn cao cấp trực thuộc Tổng thống Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga. “... Các cựu nhân viên tư vấn của Tổng thống (M. X. Gorbachov), những “người đội trưởng của công trình cải tổ” năng động này là: Arbatov, Zaxlavxkaia, Bunich, Smelev, Tikhonov và nhiều đại diện sáng giá trong gới viện sĩ. Lớp người kế tục họ là: Popov, Xovchak, Xtarovoitov và những người đại loại như vậy. Cho đến tận bây giờ họ vẫn vây quanh lãnh tụ Nga với cương vị là những ủy viên của Hội đồng Hoạch định - Tư vấn cao cấp, cái được mọi người gọi là đường lối phá hoại Tổ quốc của chúng ta.

Viện Mỹ và Canada. Về thực chất, viện này đã biến thành một sự tiếp tục của các “Trung ương thần kinh” và CIA của Mỹ từ rất lâu trước khi cải tổ. Trong những năm tháng mà chúng ta quan tâm, nó đã trở thành không chỉ là “Trung ương thần kinh” mà còn là “Trò lừa dối của hội tam điểm” bởi nó không chỉ phụ thuộc về mặt hình thức, mà còn là công cụ tác động của ma phia để chống lại quốc gia Xô Viết và nhân dân Liên Xô. Trên cơ sở của nó người ta đã thành lập nên một xí nghiệp liên doanh Xô - Mỹ là dự án Nghiên cứu Xô - Mỹ về các vấn đề ổn định. Đồng Giám đốc của nó là viện sĩ G. A. Arbatov và cựu Phó giám đốc CIA A. Coks.

Nhóm Phân tích thông tin thuộc bộ máy Tổng thống Liên Xô. Đầu năm 1991, N. A. Zenkovich thuộc Văn phòng báo chí BCHTW ĐCS Liên Xô, nay là phóng viên chính luận rất nổi tiếng, được điều sang làm việc tại “Bộ máy Tổng thống Liên Xô, vào một nhóm phân tích thông tin mới vừa thành lập.

Chức năng của nhóm là chuẩn bị các tư liệu trực tiếp cho M. X. Gorbachov trên cơ sở những thông báo hàng ngày của KGB, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Nội vụ và điện báo của các đại sứ quán”. Tuy nhiên, N. A. Zenkovich đã từ chối đề nghị này với lý do là tổ chức này của Tổng thống Liên Xô - cơ quan duy nhất không có tổ chức đảng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:09:06 pm »


Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô. “Đã có bao nhiêu viện nghiên cứu xã hội học bị giải thể... Các nhân viên của chúng đi đâu? Phần nhiều họ đã vào các viện nghiên cứu của KGB. Những nghiên cứu xã hội trong khuôn khổ của KGB vẫn được tiến hành thường xuyên ở mức độ rất cao. Liệu ai đã có được số liệu chính xác về những gì đang diễn ra trong nước? Chỉ có ở KGB”. Các nhà xã hội học đã thu nhận được nhiều điều lĩnh vực điều khiển học xã hội dưới cái tên gọi là “Mô hình hóa các quá trình kinh tế và chính trị toàn cầu”. Vào “thời điểm có trách nhiệm”, như vụ Tháng tám năm 1991, “Dường như, trước khi có vụ biến loạn không lâu, Trung tá Valeri Komkov, chỉ huy một phòng nghiên cứu xã hội học của KGB Liên Xô đã có cảnh báo về việc đại đa số thành viên chiến dịch sẽ không chấp hành các mệnh lệnh của các tổ chức dưới đây, 18 - 21 /8 / 1991”.

Cuộc hội thảo tại Núi Rắn (zmeinyi). “Vào cuối tháng 8 năm 1986, một nhóm các nhà kinh tế trẻ tiến hành hội thảo tại Núi Rắn ở ngoại ô Lêningrad. Tại đó có tôi, Anatoli Chubais, Xergei Vaxiliev, Pietr Aven, Xergei Ignachiev, Viachexlav Sironin, Konxtantin Kagalovxki, Georgi Trofimov, Iuri Iarmangaiev. Tất cả có khoảng 30 nhà kinh tế thị trường. Trong phạm vi hạn chế, chúng tôi thảo luận những vấn đề nguy hại nhất về mặt tư tưởng, như: các con đường hình thành kinh tế tư bản; việc bảo đảm quyền tư hữu.

Tất cả chúng tôi đều cảm nhận rõ sự tự do rộng mở, một khoảng không cho những nghiên cứu khoa học, cho những nghiên cứu thực sự các quá trình đang diễn ra trong nền kinh tế.

Cuộc Hội thảo của phòng 38. Vào tháng 7 năm 1988, tại Viện Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội ở Lêningrad đã diễn raâcí gọi là “Cuộc Hội thảo của phòng 38”. Phát biểu tại hội thảo, nhà “nữ dân chủ” nổi tiếng Xtarovoitova đã đăth vấn đề về quan hệ dân tộc, theo bà, là của nhóm cấp tiến cải tổ do A. Iakovlev đại diện trong Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, “Phương án cấp tiến” giải quyết vấn đề dân tộc đã xuất hiện trên cơ sở những cuộc hội đàm riêng của Iakovlev tại Estoni với một số nhà lãnh đạo bộ máy Đảng của nước cộng hòa này.

Phương án này được coi là một phương châm có ý thức nhằm làm suy yếu mối quan hệ giữa các dân tộc để phát triển nhận thức dân tộc độc lập. Mục tiêu của nó là: làm suy yếu, phân hóa các mối quan hệ giữa các dân tộc để các cơ quan hành chính dân tộc có khả năng tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao bình đẳng với cơ quan Trung ương.

Xtarovoitova đã nhận xét rằng Estoni cần trở thành trường bắn thử nghiệm các ý tưởng của Iakolev về việc phân hóa với Trung ương...

Trong cuộc hội thảo này, Xtarovoitova cũng đã chỉ ra một trường bắn được dùng để đấu tranh nhằm phân hóa mối quan hệ giữa các dân tộc với Trung ương là Armeni thông qua việc làm phức tạp tình hình tại Nagornyi Karabakh. Theo bà, tình hình phức tạp tại khu vực này đã được nhận diện từ 2 năm trước. Theo tuyên bố của Xtarovoitova, điều quan trọng nhất là người Armeni chiến thắng người Azerbaidzan, bởi điều đó có ý nghĩa như một chiến thắng đầu tiên, chủ yếu và quyết định đối với chính sách dân tộc của Lênin và Xtalin.

Ngoài ra còn một nhóm khác, tạm gọi là Nhóm ủng hộ các quyết định của Đại hội Đảng và Hội nghị toàn thể. Tất cả mọi mánh khóe diễn ra với các ủy viên Trung ương Đảng và các đại biểu do nhân dân bầu ra, đồng thời cũng diễn ra trước mắt những khán giả truyền hình, khi mà hầu hết các bài phát biểu tại cuộc họp đều kêu gọi đi tới một quyết định và tất cả những người dự họp đều nhất trí, thì lại có người biểu quyết chống lại. Để rồi sau đó ngoài hành lang, khi nhớ lại hành vi của mình, các đại biểu đã phải tỏ ra ngạc nhiên rằng “tại sao chúng ta có đủ trí tuệ đến thế, lại có thể “đớp” một con mồi rẻ rúng đến như vậy?”. Tuy nhiên, tất cả đều đã muộn - quyết định đã được biểu quyết.

Rõ ràng, trong trường hợp này người ta đã sử dụng tới công nghệ gây ảnh hưởng tác động tới một nhóm dự họp, song mang quy mô cả nước. Công nghệ này đã từng được nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội do Giáo sư V. E. Boikov lãnh đạo đề xuất từ thập kỷ 1970 - 1980. Cơ sở của phương pháp tác động này là tập hợp và phân tích thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến số đông trong cuộc họp - thông thường vào khoảng 300 đến 500 người. Dữ liệu được xử lý bằng cách biểu quyết giơ tay.

Công nghệ dự báo - thông tin “RISC-1” cũng từng được nhóm nghiên cứu của V. B. Tikhomirov lập ra và nó tỏ ra khá điển hình đối với những người luôn thể hiện mình là có kỷ luật. Với tư cách là một nhà vật lý nguyên tử, ông đã viết hàng loạt cuốn sách về vấn đề kế hoạch hóa và phân tích các thí nghiệm khoa học. Sau này, ông đã chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu hệ thống trong chính trị. Ông đã từng là Chủ nhiệm Khoa Phân tích hệ thống các quan hệ quốc tế của Trường đại học Quan hệ quốc tế; đã từng sang Mỹ công tác; đã từng là đồng lãnh đạo tại UNITAR (United Nations Institute for Training and Reseach - Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục trực thuộc Liên Hợp Quốc): “Những người Mỹ đã đánh giá cao kinh nghiệm phân tích chính trị của tôi: họ đã nhiều lần giúp tôi được lưu lại làm việc tại Liên Hợp Quốc vì cho rằng họ có lợi trong việc giữ tôi ở lại nước ngoài hơn là để tôi giảng dạy những kinh nghiệm và kiến thức thu được cho đất nước”. Sau khi từ Mỹ trở về tôi được chuyển sang Trường Đảng cao cấp Matxcơva, nơi V. N. Soxtakovxki là Hiệu trưởng. Đó là người đã biến nhà trường thành một trong những “Trung ương thần kinh”, còn sau năm 1991, ông ta đã chuyển sang làm Giám đốc Quỹ Gorbachov của Trung tâm kiến thức xã hội. Bản thân V. B. Tikhomirov đã đưa ra một loạt công nghệ dự báo và phân tích thông tin mà “việc áp dụng chúng đã cho phép giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới việc mô hình hóa tình hình chính trị phức tạp, đồng thời đã dự báo khá chính xác những kết quả biểu quyết trong các đại hội Đảng, đặc biệt là trong Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô và trong phân tích tình hình ở Litva, Mondavi và Ucraina.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:11:07 pm »


Những công nghệ này đã cho phép dự báo về tư cách (hành vi) của các đại biểu và cho người làm chủ thông tin một dự báo sớm về tiến trình cuộc họp. Điển hình nhất là việc những nguyên tắc này đã được tiến hành trên một quy mô lớn từ đầu tháng 7 năm 1990 trước Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô. Người quan tâm theo dõi vấn đề này là Trợ lý Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô V. M. Legoxtaiev, ông ta nói: “Đối với tôi,... việc nhóm Gorbachov sử dụng kỹ thuật mánh khóe này với đội quân gần 5 nghìn đại biểu không còn là bí mật.

Ngay từ hồi còn là sinh viên tôi đã biết tới câu nói của Norbert Wiener1 rằng một người lính đơn độc còn thông minh hơn cả một đội quân. Sau này, khi đã rơi vào guồng quay của bộ máy đảng, đặc biệt là dưới thời Gorbachov, tôi đã vận dụng nó làm nguyên tắc hành động của mình. Trong việc sử dụng kỹ thuật mánh khóa với một đám đông, nguyên tắc này đã có thể được hiểu rằng: “một người lính đơn độc (trong đoàn chủ tịch đại hội) luôn luôn thông minh hơn cả một đội quân (đang huyên náo đối lập anh ta trong cuộc họp)”. Trong vấn đề này, xuất hiện một quy luật: “đội quân” càng đông, càng nhiều loại người cùng chen chúc trong một căn phòng, thì hình ảnh “người lính” trên ghế chủ tịch đoàn càng sáng giá hơn. Điều này cũng có nghĩa là khả năng thành công của mánh khóe áp dụng với “đám đông” trong những lợi ích nhất định càng đáng kể hơn.

Lịch sử nước Nga gần đây nhất cũng cho thấy không ít ví dụ khẳng định cái mà tôi gọi là “nguyên tắc dân chủ của Wiener”. Tư duy sâu sắc của “nguyên tắc Wiener” cho phép chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của nền dân chủ là mánh khóe lừa dối đại đa số dân chúng càng tin cậy bao nhiêu thì những quyền lợi kinh tế và chính trị (nhiều khi chúng chỉ là một) của thiểu số càng lớn bấy nhiêu. Giá trị đặc biệt của nền dân chủ là ở chỗ đám đông bị lừa dối không thể trách cứ cụ thể một người nào bởi chính họ đã biểu quyết”.

Trong thời gian tiến hành đại hội đã xảy ra một tình tiết thú vị. Do Gorbachov sơ ý, mọi người trong phòng họp đã nghe được lời phát biểu của người thợ mỏ Bludov của tỉnh Magadan, ông ta đề nghị: “Để BCHTW ĐCS Liên Xô do Bộ Chính trị đứng đầu nghỉ hưu và không bầu lại họ vào thành viên các cơ quan lãnh đạo đại hội do đã thất bại trong công tác hoàn thành Chương trình lương thực và các nghị quyết của Đại hội ĐCS Liên Xô, nghị quyết của Hội nghị XIX. Tôi đề nghị biểu quyết”. Gorbachov đã lúng túng một lúc, để mất đi khả năng hùng biện của mình, đứng bất động trước một đống micro, dường như đang bị ghẹn. Sau đó, ông ta nói với một vẻ thiếu tự tin: “Tôi nghĩ rằng vấn đề này... ta sẽ quay lại sau, các đồng chí nhỉ?”. Trong phòng họp có một ai đó nói lớn: “đồng ý”. Vậy là vấn đề nêu ra được dừng lại ở đó.

Đại biểu Boldyrev đề nghị đưa vào chương trình nghị sự vấn đề: “về trách nhiệm chính trị của BCHTW ĐCS Liên Xô trước nhân dân”. Một vấn đề thực sự rất quan trọng! Gorbachov cho biểu quyết: 1022 phiếu thuận. Vấn đề đã không được thông qua, song rõ ràng là có tới 3/4 tổng số đại biểu là theo cánh cấp tiến, là kẻ thù điên cuồng của Đảng và cũng là chỗ dựa của Gorbachov tại đại hội này”.

Cần phải thấy rằng con số này không thật chính xác. Kết quả thăm dò của nhóm đại biểu Nga, khi so sánh với đại đa số các đại biểu của đại hội, được đưa ra trước khi tiến hành đại hội - ngày 17 và 18 tháng 6 năm 1990, đã cho ta thấy một bức tranh như sau: Trong nhiều vấn đề có tính nguyên tắc, các nhóm thường được chia thành 3/4 và 1/4. Ví dụ:

Vấn đề: đồng chí ủng hộ cho một tương lai nào của Liên Xô? Trả lời: liên minh (federation) các nước cộng hòa liên bang - 73%; hiệp thương (conferention) - 13%; kết hợp cả hai hình thức - 8%; khó trả lời - 6%.

Vấn đề: đồng chí ủng hộ nguyên tắc nào trong xây dựng đảng? Trả lời: theo kinh tế lãnh thổ - 72%; để những người cộng sản quyết định - 21%; theo lãnh thổ - 7%; vì lợi ích của những người cộng sản (thành lập những câu lạc bộ đảng - 4%; khó trả lời - 1%.

Vấn đề: đồng chí có đồng ý với những ý tưởng được phát biểu tại đại hội không?... “trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tuyên truyền những tư tưởng phi chủ nghĩa xã hội?” Trả lời: đồng ý - 75%; không đồng ý - 18%; khó trả lời - 7%.

Trước khi bắt đầu đại hội, người ta đã đưa ra vấn đề: thái độ của bạn thế nào đối với ý tưởng xóa bỏ các tổ chức đảng trong quân đội, trong các cơ quan Bộ Nội vụ, trong Viện Kiển sát và trong KGB? Trả lời: phản đối - 63%; ủng hộ - 26%; khó trả lời - 11%. Cũng vấn đề đó, kết quả trả lời sau đại hội là: phản đối - 34%; ủng hộ - 24%; khó trả lời 42%. Trung tâm Nghiên cứu xã hội học đã đưa ra đánh giá khái quát : “Theo kết luận của chúng tôi, quan điểm của các đại biểu đại hội giống như của những kẻ đang đứng giữa ngã ba đường”.

Các nhà khoa học của Viện Xã hội học trực thuộc BCHTW ĐCS Liên Xô đã kiến nghị: “mức độ phổ cập thông tin của Đảng về mặt tư tưởng phải ngang tầm với mức độ phổ cập thông tin của toàn xã hội, thậm chí của quốc tế; mức độ phổ cập thông tin cho Đảng cần phải cao hơn mức độ phổ cập thông tin của các lực lượng chính trị khác trong xã hội”. Họ đã đưa ra lời dự báo trên cơ sở so sánh với tình hình ở Ba Lan mà Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan đã bị thất bại vào năm 1989 trong cuộc bầu cử trước Công đoàn “Đoàn kết”...
___________________________________
1. Nhà khoa học Mỹ (1894 - 1964), tác giả của nhiều công trình ngh khoa học về điều khiển học, phân tích thuật toán, lý thuyết xác suất.(ND).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #78 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:11:42 pm »


Ngoài những tổ chức phục vụ “các nhà dân chủ” đã nêu trên, còn có cả chục tổ chức nghiên cứu khác, như: Trung tâm Phân tích và Dự báo của Xô Viết Tối cao Liên Xô do V. P. Lykin đứng đầu; Văn phòng Phân tích tình hình trực thuộc Chủ tịch Đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô (được thành lập dưới thời Eltxin để dành cho những ứng cử viên đại biểu nhân dân nước Cộng hòa liên bang Nga vào tháng 3 năm 1990; từ năm 1991 chuyển sang trực thuộc Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Cộng hòa Liên bang Nga cũng do V. P. Lykin đứng đầu); Viện Phổ cập thông tin xã hội và Phát triển khoa học do A. I. Pakitov làm Tổng giám đốc, từ tháng 7 năm 1992 ông ta lãnh đạo Trung tâm Phân tích thông tin của Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga;...

Sau thắng lợi của các nhà dân chủ vào tháng 8 năm 1991, G. E. Kughinhian đã giải thích sự xuất hiện của Hãng Thông tấn phân tích thông tin của Quỹ “Trung tâm sáng tạo thử nghiệm” với tư cách hàng đầu của một trung tâm độc lập: “Đất nước cần có một trung tâm thông tin chính trị độc lập kiểu RAND Coporation của Mỹ hoặc như các trung tâm tương tự khác trên thế giới, có thể phân tích khách quan tình hình diễn ra. Vấn đề là các trung tâm chính thức ở các bộ thường phản ánh tình hình theo hướng có lợi cho bộ của mình bởi chúng bị phụ thuộc. Tình hình đất nước đang trở nên rất khó khăn cho việc điều hành, và ý tưởng này được coi là thích hợp...

Cũng cần phải nói rằng, chỉ trong vòng vài năm, Trung tâm này đã đưa ra 10 -12 dự báo chiến lược lớn có độ chính xác cao. Một trong những huyền thoại chính trị đó là:

Để giải đáp sự kiện tháng 8 năm 1991, một bài báo với tựa đề “Tôi - nhà tư tưởng của tình trạng khẩn cấp” ký tên X. E. Kughinhian. Theo chúng tôi, bài báo thể hiện ông ta là một nhà quan sát tinh tế, nhất là vào những ngày này có quá nhiều tư liệu, đó là một bức tranh rất có ích và khách quan. Tùy bạn đánh giá về nội dung cơ bản của nó là: “Cái gọi là đảo chính do ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp đã áp dụng là một điều phi lý và chỉ là suy đoán”

Tôi không thể chấp nhận giả thuyết về tính không chuyên nghiệp của các nhà tổ chức bạo động, khi mà quyền lực thực sự đã nằm trong tay họ. Họ đủ khả năng để nhấn nút khởi động hệ thống. Chỉ đơn giản là họ đã không ra lệnh. Hiện vẫn chưa đủ thông tin để giải đáp vấn đề này, song có thể nêu ra 3 giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất. Có sự thỏa thuận với M. X. Gorbachov. Không phải tất cả các thành viên tổ chức bạo động mà chỉ vài người trong số họ đã thỏa thuận với Gorbachov. Khi đó thì việc tự tử của Pugo sẽ trở nên dễ hiểu hơn vì ông ta là người hiểu ra sự thật muộn nhất. Giả thuyết này hiện nay đang được các nhà Xô Viết học, tâm lý học và các chuyên gia nghiên cứu của Lengli (CIA) và RAND Coporation tích cực tung lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi chỉ nêu ra để bác bỏ nó. Gorbachov có thể theo đuổi mục tiêu gì khi thực hiện một nước cờ nguy hiểm đến như vậy? kẻ chơi trò đòn xóc hai đầu, để lộ mọi quân bài cho Eltxin biết chỉ có thể là sếp KGB.

Giả thuyết thứ hai. Cuộc bạo động ngụy tạo này là một hành động phô trương (demars) của cánh “hữu” hùng mạnh, muốn đẩy nhóm trung gian, tay sai của các quan chức cao cấp lên phía trước, hy sinh chúng cho thành công đại cục của mình. Tôi cho rằng trong môi trường của các sĩ quan quân đội, KGB, Bộ Nội vụ có “một đảng Nga” bí mật, thậm chí theo chế độ quân chủ. Vậy vấn đề đặt ra là đám cánh hữu đó được lợi lộc gì trong chuyện này? Bởi điều này chỉ gây ra thiệt hại riêng cho họ. Liệu đó có thể là thắng lợi của nền dân chủ? Theo tôi, trong một bàn cờ chính trị nghiêm túc, những người “cánh hữu” có cả một loạt chiến thắng chiến lược.

Một là, ĐCS Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn luôn căm thù ĐCS Liên Xô.

Hai là, Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn coi việc phục hồi đế chế Nga là cần thiết, ban đầu là bằng mọi giá, còn sau này là có thể khoét sâu vào những sai lầm.

Ba là, hạ bệ M. X. Gorbachov và củng cố địa vị cho B. N. Eltxin. Eltxin lúc đó đang được “cánh hữu” phò tá.

Bốn là, tiến hành đánh thăm dò.

Năm là, đó là giao nộp cho “cánh tả” những phần trách nhiệm mà họ đã giành được cho minh, song chưa thể làm được điều gì cả.

Giả thuyết thứ ba. Đó là trò chống Gorbachov của phái “đổi mới” Lukianov (một quan chức trong bộ máy của đảng, từ năm 1987 là Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô, đồng thời là Vụ trưởng Các cơ quan hành chính (mật vụ, cảnh sát); từ năm 1988 là Phó chủ tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; từ năm 1989 là đại biểu nhân dân Liên Xô, Phó chủ tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; từ tháng 3 năm 1990 đến cuối tháng 9 năm 1991 là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; bị bắt giam vì đã tham gia ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp; hiện nay là đại biểu Viện Đuma quốc gia) và của Ianaiev nhằm giành chính quyền, đi theo chủ nghĩa tư bản.

Trong trường hợp này, nạn nhân đầu tiên là Gorbachov, nạn nhân thứ hai là Eltxin.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 07:08:25 pm »


Tài liệu N0 4. Cơ quan KGB của Liên Xô. 1985-1991

Hiện nay chúng ta nói về KGB Liên Xô như nói về một người đã quá cố - hoặc tốt, hoặc chẳng có gì. Trên thực tế, nó đáng nhận được những đánh giá trái ngược nhau. Dường như khi thất bại, KGB đã thắng lớn. Thua vì “đất nước bị bị người ta làm cho sụp đổ và ly tán, còn hệ thống của “các Chêca” lại thu hoặch được rất nhiều”. Như trước đây, họ vẫn có tiền, có quyền. Có thể kể ra những cái tên, như: Aliev Geida Alievich - Tổng thống Azerbaidzan; Kazegeldin Akezan Magzanovich - Thủ tướng Kazakstan; Putin Vladimir Vladimirovich - Tổng thống Liên bang Nga; Sevardnadze Eduard Amvroxievich - Tổng thống Gruzia. Vì vậy, đánh giá sai lạc về vai trò của KGB Liên Xô trong cải tổ hiện nay - khi mà đứng đầu các nước cộng hoà là những cựu tướng lĩnh và đại tá KGB - là đặc biệt nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân để KGB bất lực trong việc hoàn thành chức năng “bảo vệ chế độ hiến pháp”. Thứ nhất, ủy ban đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ và chịu tác động của sự phân ly. Thứ hai, những kẻ tiểu thị dân thường nhìn KGB một cách thiếu phân tích, chứ không như một tổ chức đắt giá và thống nhất, trong đó các thành viên đều giống nhau (về mục tiêu và nhiệm vụ), còn những người hoạt động bí mật và những kẻ âm mưu có môi trường tương tự thì nhìn KGB một cách biện chứng và tách bạch như một cơ thể đang biến đổi mà trong đó mọi người làm theo những chức năng khác nhau.

Công việc trong “cơ quan” đã tạo ra khả năng để họ trở thành những người thạo tin trong xã hội, tuy nhiên, phẩm chất đó không phải bao giờ cũng được sử dụng vì quyền lợi của Tổ quốc. Tôi cho rằng, nói chung, những người làm công tác phản gián đã có thể gánh vác được công việc phát hiện và ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch, cho dù họ cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, điều đó cũng đã không cứu chúng ta thoát khỏi một sự Đổ vỡ Vĩ đại. Những gì mà “bề trên” đã thực sự sáng tạo đều vẫn còn được lưu giữ “trong các ấn phẩm” đối với những Getbis thạo tin nhất.

Những người của ủy ban đã biết rất rõ sự kiện trong chuyên môn mà họ được giao phó, nhưng không phải bao giờ họ cũng nắm được thông tin “tổng thể”, đặc biệt là khi làm công việc ngoại biên, hơn nữa, không ai dạy họ về công việc chuyên trách về thông tin. Vì vậy, họ luôn luôn nằm dưới ngưỡng của tư duy hệ thống về những hiện tượng phức tạp trong môi trường xã hội và các biện pháp thực sự biện chững trong công việc cũng đã không được áp dụng. Các nhân viên chiến dịch biết cách vô hiệu hóa sự chống phá của đối phương. Song họ làm sao vô hiệu hóa được “sự chống phá” do “bề trên” (không phải cấp trên trực tiếp của họ, mà từ cấp cao nhất) thực hiện?

Mối quan tâm tới tài liệu lưu trữ và kiến thức về “đối phương” không được cấp lãnh đạo ủng hộ: thiếu những thông tin như thế thì các getbis cũng thừa hiều, còn cấp chỉ huy thì không cố gắng mở rộng nguồn tin. “Các hình thức và phương pháp công tác của KGB chỉ bí mật với chính những công dân Xô Viết. Còn toàn bộ “bí mật” của chúng ta thì bất kỳ đối thủ tình báo nước ngoài nào của chúng ta, bất kể người nước ngoài nào thực sự quan tâm tới tình hình nội bộ ở Liên Xô hoặc chỉ cần chịu khó đọc báo đều biết rõ. Đôi khi những người đó còn biết rõ những sự kiện cụ thể nhiều hơn chính những gì các nhân viên KGB biết”.

Xét về “tuyến trong nước” thì KGB chưa hẳn đã là lý tưởng. Nếu như CIA Mỹ đã từng có một số thay đổi lớn trong việc thay đổi tổ chức cho phù hợp với những đòi hỏi của tình hình thì chúng ta đừng quên rằng chúng luôn nhận được những nhận xét mang tính điều chỉnh từ các nghị sĩ Quốc hội. Còn KGB, trong suốt cả quá trình tồn tại của mình, chỉ được chỉ đạo bằng Quy chế về KGB từ ngày 9 tháng 1 năm 1959 cho tới tận ngày 16 tháng 5 năm 1991 khi có một Đạo luật thích hợp ra đời. Hiện thực của “cải tổ” và những sự kiện tiếp theo đó đã làm nó- giống như một kẻ qua đường - bị bất ngờ. Tựa như một người cộng sản chính thống từng noi theo V. I. Lênin, không muốn chia tay với lý tưởng của mình cũng như những người của ủy ban, từng coi F. E. Dzerzinxki là thần tượng của mình, họ không muốn chia tay với những phương pháp công tác đã lạc hậu. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Sai lầm chủ yếu của những người trong ủy ban là họ đã cho phép mình xóa bỏ tinh thần yêu nước. Thay vào đó là thói mưu cầu danh lợi, tâng bốc cấp trên. Không một ai biết tới bức tranh chân thực của những sự kiện trong quá khứ xa xưa cũng như mới đây. Mọi người đều tràn đầy niềm tin vào sức mạnh của mình, không chịu tin vào khả năng đổ vỡ. Những người của ủy ban không biết đến những công nghệ chính trị. Họ chỉ còn là một bộ phận ngu muội được vũ trang của các chính khách. Nếu như còn tình báo đối ngoại (PGU KGB Liên Xô) ở bất cứ khu vực nào trên thế giới đều có nhiệm vụ trước hết là chống lại kẻ thù chủ yếu - Mỹ, thì “tuyến trong nước” không hề được giao nhiệm vụ theo dõi các lực lượng phá hoại trên thế giới, trong đó có chủ nghĩa Xionit. Tuy nhiên cũng đã từng có ngoại lệ: “vào tháng 1 năm 1985 Phó vụ trưởng Vụ Thông tin tình báo L. P. Zamoixki - một người nổi tiếng là vô cùng thông minh và có năng lực đánh giá chính xác, - đã khẳng định chắc chắn với nhân viên KGB rằng ở London có một hội kín, theo ông ta, có nguồn gốc Do Thái là một bộ phận của âm mưu đại xionit”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM