Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:44:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô  (Đọc 88153 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #60 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 11:50:05 am »


“... Các nhà Xô Viết học đã đạt được điều gì.

Bằng cách gây mất ổn định trong nhận thức và hấp dẫ mọi người bằng một vở kịch chính trị lớn họ đã thực hiện được “giáo dục đám đông” đối với dân chúng Liên Xô - tạm thời biến các nhân cách và những tập thể có tổ chức thành một đám đông lớn hay nhiều đám đông có quy mô quốc gia. Trong tình trạng đó mọi người đã để mất đi thái độ trách nhiệm vốn có của cá nhân đối với những thay đổi cơ cấu cuộc sống đang căng lên bởi sự bất định và nguy cơ to lớn. Không tranh luận, không nghi ngờ, không tính trước lợi hay hại, phần lớn dân chúng đã thuận theo cuộc cách mạng mà không thấy bất cứ sự cần thiết nào trong đó - đồng tình với một cuộc cách mạng trong một xã hội đang ổn định. Điều này không phù hợp với tư duy lành mạnh.

Những con người bình thường không bị cuốn vào đám đông đã có tư duy bảo thủ tỉnh táo được đúc rút từ kinh nghiệm lịch sử và từ khả năng nhìn thấy trước những hậu quả không mong đợi của những thay đổi. Những phẩm chất đó nằm sâu trong tiềm thức và được vận hành tự động ở mức độ linh cảm. Sự kiểm soát tiềm thức đó ở Liên Xô đã bị loại bỏ ra khỏi nhận thức xã hội trong quá trình của cải tổ.

Trong giai đoạn cải tổ, nhận thức của những người dân Xô Viết đã phải tiếp nhận rất nhiều hình tượng đẹp đẽ nhưng mơ hồ - dân chủ, xã hội công dân, quốc gia lập pháp, và v.v... Không một nhà chính khách nào từng nguyện dâng hiến lòng trung thành của mình cho những điều ngu xuẩn ấy hiểu rõ bản chất của khái niệm.. Tiếp nhận ngôn ngữ của kẻ thù - điều đó có nghĩa là vô tình trở thành tù binh của nó. Thậm chí nếu anh hiểu ngôn ngữ khác với cách hiểu của người cùng trò chuyện là anh đã không hiểu được ý nghĩa ẩn trong đó thường rất đa nghĩa và có thể có cả điều bí mật. Đó thật sự là đã thua cuộc trong mọi cuộc tranh luận.

Tình thế của người Xô Viết trở nên nặng nề - khi chuyển sang ngôn ngữ của những khái niệm không xác định, con người đó đã đánh mất khả năng giao tiếp và đối thoại với “người của mình” và thậm chí với chính mình. Lô gic bị phá vỡ, thậm chí con người đó bắt đầu thiếu khả năng hình thành và suy xét đến tận cùng một vấn đề tương đối đơn giản. Tư duy của số đông và của những nhà chính khách đại diện cho quyền lợi của họ trở nên mơ hồ, làm cho con người ấy không thể liên hệ được đầu với cuối, không thể đưa ra được kế hoạch kháng cự, hay dự án thoát khỏi khủng hoảng. Thậm chí con người đó không thể trình bày một cách mạch lạc điều mình muốn”.

Mà tất cả vấn đề là ở chỗ chính “trong hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài vẫn được coi là hiệu quả như trước, thông qua các điệp vụ, sự tác động bí mật lên đường lối chính trị, lên quá trình soạn thảo và thông qua quyết định. Khác với những phương thức thông dụng (mua chuộc, do thám, đe dọa), khi đối tượng tác động giác ngộ được rằng họ đang hành động gây tổn thất cho quốc gia mình và vì lợi ích của bên đối địch, thời gian gần đây kẻ thù thường hay sử dụng mánh khóe điều khiển - một loại hình an toàn trong các chiến dịch bí mật. Trong tác động có điều khiển đối với con người, thông qua ý chí của đối tượng, chúng đặt ra những khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ hành vi và phương thức hoạt động để đối tượng tin rằng họ đang độc lập quyết định mọi vấn đề mà không chịu bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài”. “Trong trường hợp chiến tranh thông tin, mọi việc không hẳn như vậy. Ở đây, đôi lúc chính nạn nhân cũng không biết và thậm chí không bao giờ biết mình là nạn nhân. Điều này giải thích sự khác biệt về mặt nguyên tắc của lĩnh vực sử dụng vũ khí thông tin. Vũ khí thông thường được sử dụng nhằm vào sinh lực và kỹ thuật, còn vũ khí thông tin chủ yếu nhằm vào hệ thống điều khiển”.

Khi tập trung chú ý vào đại diện nào đó của giới thượng lưu, bằng những công nghệ mới nhất có thể tìm hiểu được rất nhiều điều về con người đó - thậm chí hiểu nhiều hơn chính đối tượng tự hiểu về mình, có nghĩa là các phòng thí nghiệm của cơ quan tình báo đã nghiên cứu “... những vấn đề chân dung tâm lý của kẻ phản bội. Những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiểu hiểu biết về Tổ quốc, không có nguồn gốc xã hội, văn hóa, tình cảm với đất nước nơi họ được sinh ra và lớn lên. Sau khi phát hiện ra nhân vật đó, thì khi gặp môi trường thuận lợi, có thể là trong tương lai, vạch cho kẻ đó một con đường từ một con tốt biến thành hoàng hậu. Chúng ta sẽ nói về điều này ở phần sau.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 11:55:22 am »


Chiến tranh tổ chức

Trong phần trước chúng ta đã nói tới việc áp dụng một hệ thống vào một hệ thống khác. Bây giờ chúng ta sẽ nói về việc áp dụng của kẻ thù vào lĩnh vực điều hành. Khởi đầu của một chiến dịch gồm nhiều bước này là những nghiên cứu có tính ứng dụng cao của phương Tây về giới lãnh đạo cao cấp ở Matxcơva:

“1- Phương Tây đã xây dựng nên cả một ngành khoa học để nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và những khả năng tiềm ẩn của “những thành tố chủ chốt” ở Liên Xô - đó là Kremli học.

2- Các nhà nghiên cứu Kremli học đã nghiên cứu bộ máy BCHTW ĐCS Liên Xô một cách kỹ lưỡng nhất. Họ không chỉ đã nghiên cứu mà còn đã tác được lên các nhà lãnh đạo đảng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ trợ lý và cố vấn, thông qua các nhà ngoại giao, nhà báo, nhân viên tình báo KGB. Có thể công nhận một sự thật rằng phương Tây trong những năm tám mươi đã bắt đầu tăng cường mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất.

3- Các nhà nghiên cứu Kremli học đã nghiên cứu tình hình dưới thời Breznev. Andropov và Chernenko đã ốm yếu không thể gượng dậy nổi. Vậy thì vai trò chính sẽ dành cho một trong hai người - Romanov hoặc là Gorbachov. Sau khi đã nghiên cứu tỷ mỷ những phẩm chất của hai người này, các cơ quan nghiên cứu của phương Tây đã quyết định loại bỏ Romanov và dobnj đường cho Gorbachov.

4- Họ đã sáng tạo và tung ra những lời vu khống đối với Romanov trên các phương tiện thông tin đại chúng (rằng hình như ông ta đã ra lệnh đem những món đồ đắt giá trong Cung điện Mùa Đông tặng cho đám cuới của con gái mình), và mọi lời miệt thị khác dành cho ông ta. Những kẻ sáng chế ra lời vu không tin rằng “các chiến hữu” của Romanov sẽ không bảo vệ được ông ta. Chuyện đó đã xảy ra. Thậm chí Andropov, người đã từng coi Romanov là bạn, cũng không sử dụng một biện pháp nào để bác bỏ sự vu khống. Có lẽ là không đáng phải phản ứng với trò vặt như vậy. Song điều đó không hề là vặt vãnh. Nó chính là sự khởi đầu của một chiến dịch có quy mô to lớn với những hậu quả khôn lường.

5- Chúng ta lấy chính việc bầu tổng bí thư làm thí dụ! Thì đó rõ là một phần chiến dịch của các cơ quan tình báo Mỹ, thậm chí rất nhiều người phương Tây hiểu rõ. Tất cả đã được sắp xếp một cách có ý đồ để lựa chọn ra 8 người. Theo lời đề nghị của ai đó, họ đã làm chậm chuyến bay từ Mỹ trở về của ủy viên Bộ Chính trị Xerbitxk - người biểu quyết loại bỏ Gorbachov. Họ không thông báo về việc bầu cử cho một ủy viên Bộ Chính trị khác đang đi nghỉ dưỡng. Người đó chính là Romanov - người sẽ mãi mãi chống lại Gorbachov. Nếu thêm hai phiếu này, Gorbachov đã không thể trở thành tổng bí thư - ông ta đã đạt do hơn đúng một lá phiếu!”.

Nếu như mọi người đã nghe được, dẫu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn, về ngành Kremli học như một lĩnh vực nghiên cứu chính trị của Mỹ, còn việc sử dụng vũ khí tổ chức - thông tin đối với nền văn học của chúng ta vẫn là đề tài cực mới. “Dấu hiệu đầu tiên” là bài báo mang tiêu đề “Liệu có tồn tại loại “vũ khí có tổ chức”?”. Cho dù tính chất mới là của đề tài, đối với quảng đại quần chúng đó vẫn chỉ là điều thường nhật: chẳng lẽ các phương pháp “bí mật” của cơ quan tình báo mà báo chí “tự do” Nga thương phanh phui là còn quá ít hay sao. Song, với ban lãnh đạo, lại là ở cấp liên bang, trước những sự kiện mang bản chất đảo lộn to lớn như thế lại dường nằm ngoài dòng chảy thông tin này. Đây chính là điều hoàn toàn không bình thường và đã trở thành thảm kịch.

Một bộ phận lãnh đạo đảng, mà thực ra là toàn bộ ban lãnh đạo Liên Xô, đã không hình dung nổi rằng mình đã bị sai khiến và bị điều khiển, để rồi sau đó họ vẫn khẳng định với một lương tâm trong sạch rằng mình đã hành động hoàn toàn độc lập. “Cải tổ” còn có một đặc tính mà không ai để ý. Đó là sự gia tăng tốc độ thông qua các quyết định đến mức kinh hoàng. Các cơ chế chuẩn mực của chúng ta không cho phép làm điều đó. Nghĩa là, tốc độ của những thay đổi đã đến mức buộc hệ thống trở nên phi tập trung.”

Phương thức nguy hiểm nhất trong tổ chức - đó là các điệp viên và kẻ thù giấu mặt, hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập được vào cơ cấu quyền lực. Cho dù đây là phương thức tương đối khó, song phần thưởng trong trường hợp thành công sẽ là một chiến thắng trọn vẹn. Điều khó khăn ở đây không thuộc về phương pháp, mà tùy thuộc ở tính cách cá nhân đối tượng. Những kẻ dễ thay đổi (cơ hội) luôn cần được dè chừng, bởi chúng có khả năng hành động bẩn thỉu, ti tiện nhất. Cho đến nay chúng ta chưa biết các nhà phân tích phương Tây đã sử dụng phương pháp (hay một loạt các phương pháp) nào để “lôi” M. X. Gorbachov lên ngai. Chúng ta chỉ nhận thấy được rằng không có các cơ quan mật vụ nước ngoài thì điều này đã không xảy ra: “Cho đến khi thâm nhập được vào chuyện bếp núc chính trị, tôi đã nhận thấy những sự thật mới, tôi ngày càng hiểu rõ trò chơi bí mật lớn đằng sau những vị trí quyền uy trong ban lãnh đạo đất nước chúng ta và trước hết là vì chiếc ghế tổng bí thư. Vào giữa những năm 1980 có nhiều thế lực khác nhau đã hdf để cố giành lấy những vị trí then chốt. Và trong cuộc đấu tranh đó không có một nguyên tắc nào hết. Kể cả việc không chỉ có cơ quan mật vụ trong nước hoạt động trong việc sắp xếp các nhân vật then chốt trong Olimpia, trong việc loại bỏ những ứng cử viên có khả năng.

Các trung tâm khoa học, các cơ quan tình báo và những cơ quan khác của NATO đã phân tích cả việc phân bố lực lượng trong Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô. Họ đã chăm chú theo dõi tình hình ở Nga thay đổi ra sao khi thay tổng bí thư để rồi đi tới kết luận rằng thủ lĩnh đất nước chắc chắn trong tương lai là Gorbachov. Margaret Thatcher đã bắt thân với ông ta vào năm 1984 tại lễ tang Andropov. Phía Anh đã yêu cầu để Mikhain Gorbachov dẫn đầu đoàn đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô được mời sang thăm London. Cuộc trò chuyện giữa ông ta với Thủ tướng Anh đã diễn ra “mắt trong mắt”. Cùng tham gia chỉ có Iakovlev.

Những báo cáo của ông ta gửi Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô đã có cái gì đó không rõ ràng. Ông ta không thể viết thẳng ra những gì “bà đầm thép” đã nói, đã khuyên mình. Bên cạnh đó, mối quan hệ bất bình thường giữa Thatcher và Gorbachov đã trở nên bền chặt. Bà ta tuyên bố: “Có thể làm việc với con người này”. Mikhain Xergeievich Gorbachov được họ gọi là “ngôi sao mới” và họ bắt tay vào thiết lập địa vị chính trị cho ông ta. “Chúng tôi đã làm cho Gorbachov thành tổng bí thư”, - đã có một lần Thatcher nhận xét như vậy. Và điều đó đúng là một sự thật”.

Nếu mục tiêu trong một cuộc chiến tranh thông thường - đó hoặc là người chiến binh của phía đối phương, hoặc là một đơn vị kỹ thuật chiến đấu, thì trong một cuộc chiến tranh tổ chức - đó là chiếc ghế cao dành cho “người của mình” hoặc là những khả năng nào đó rộng mở ra trước mặt. “Những nhân vật then chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô, nhiều người trong số họ trước đây đã từng được học hành ở các trường của nước ngoài (...) được bố trí vào những vị trí đã dành sẵn cho họ trong hệ thống điều hành, chỉ bởi những tác động thông tin có định hướng không nhắm được vào các mục tiêu khác”.

Người ta mới chỉ biết được cụ thể và chắc chắn về một chiến dịch nhiều bước của cơ quan tình báo Anh: “Việc cất nhắc (...) đã diễn ra không thể thiếu được sự trợ giúp ngấm ngầm của những người Anh, những người đã cấp visa (giấy thông hành) cho cán bộ của ta sang thăm London... Gordievxki mới chỉ bắt đầu học tiếng Anh và hoàn toàn chưa biết gì về nước Anh, song anh ta vẫn “thử kiếm visa” mà không cần biết kết quả. Chính Gordievxki kể với tôi (đó là lần duy nhất anh ta cho tôi thấy rõ tính chất láu cá và cách sống hai mặt của mình) rằng anh ta hoàn toàn không ngờ lại có kết quả - anh ta được cấp visa!

Bản thân tôi và các đồng nghiệp của mình đã giải thích điều đó rằng anh ta không biết tiếng Anh và cũng chẳng tiếp xúc với người Anh hay người Mỹ nào ở Đan Mạch. Ngoài ra, chúng tôi cũng không nghĩ Gordievxki là người được tuyển mộ hay một cán bộ của chiến dịch có thể “viết tin”, đặc biệt là sử dụng báo chí. Trong cơ quan, chúng tôi giải thích việc anh ta có được visa là vì người Anh không thể lúc nào cũng từ chối cấp visa, rõ ràng là họ cho rằng Gordievxki rất kém tiếng Anh nên sẽ không gây tác hại gì cho họ... Vào thời gian này, chúng tôi luôn phong tỏa việc cấp visa cho các nhà ngoại giao Anh có ý định đến Matxcơva...

Chúng tôi nhận thấy rằng tình báo Anh đã bảo đảm cho Gordievxki được tiếp xúc với một phổ rộng thông tin mật, họ đã bắt đầu thận trọng trải thảm cho con đường thăng tiến của anh ta, họ đuổi dần các thủ trưởng của anh ta về nước, để cuối cùng Matxcơva rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là tiếp tục cuộc chiến visa với người Anh và bỏ trống các vị trí cán bộ tại văn phòng ở Anh; hoặc buộc phải chấp nhận để Gordievxki vào vị trí đó. Rút cuộc, anh ta đã được đẩy lên cao”. Đây là trường hợp cho dù là duy nhất (Có thể dẫn thêm ra đây một trường hợp tương tự về sự thăng tiến của tướng D. Poliakov ở Tổng cục Tình báo), song rất có ý nghĩa.

Trong vấn đề này, cần phải nhớ rằng các nhà phân tích phương Tây không chỉ không quên về sự tồn tại quyền lực đen trong các cơ cấu, mà ngược lại, khi nhận thấy sự tồn tại của nó họ lập tức bắt tay vào nghiên cứu ngay thành tố đó. “ở Liên Xô, việc thiếu năng lực hành vi của các tổng bí thư L. Breznev và K. Chernenko - về hình thức là những người có quyền lực to lớn - trên thực tế không được phản ảnh trong những công việc thường nhật. Điều hành thực sự lại là một cơ cấu mạng lưới vô hình với một thành phần rất hạn chế. Toàn bộ mối quan hệ và sự tùy thuộc lẫn nhau của nó hoàn toàn nằm trong bóng tối. Mỹ, để giành được chiến thắng đối với Liên Xô, đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực nhằm nghiên cứu và phá bỏ tổ chức hệ thống điều hành mạng lưới cao nhất của nó. Những hoạt động của tổ chức các nhà Kremli học do Allen Dalles lập ra đã sử dụng rất nhiều câu chuyện tiếu lâm. Tuy nhiên, những sự kiện, dẫu nhỏ nhặt, được họ tập hợp và phân tích một cách có hệ thống đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh về những việc đang diễn ra ở tânông dân lớp trên, vai trò của từng nhân vật tham gia cơ cấu điều hành, đồng thời mở ra những khả năng tác động vào môi trường đó. Vào thời gian đó, chính quyền cao nhất ở Liên Xô đã bộc lộ tính chất yếu kém”.

Tuy nhiên, chiến dịch đông đảo nhất trên “mặt trận” của cuộc chiến tranh này là cuộc “bầu cử thực sự độc lập” năm 1988 - 1990 với kết quả: đã có một số lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia vào chính quyền trong khuôn khổ hợp pháp, để từ đây họ có thể can thiệp từng phần vào cơ cấu thừa hành.

Sự hiện diện và sử dụng các phương thức tương tự nhằm đưa những thành tố thù địch vào phạm vi điều hành cơ cấu quốc gia, sự xuyên tạc những quá trình điều hành trong từng giai đoạn đã nói lên rằng việc tách an ninh điều hành - một lĩnh vực mới về mặt nguyên tắc ra khỏi an ninh thông tin chung - đã trở nên cực kỳ cần thiết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 11:58:38 am »


Chiến tranh tài chính - kinh tế

Cho dù công nghệ tài chính - kinh tế nhằm gây thiệt hại cho kẻ thù đã được sử dụng từ rất lâu, song chính thuật ngữ này đối với đông đảo bạn đọc dường như vẫn mới. Mục tiêu của cuộc chiến tranh có quy mô lớn này từ phía Mỹ chống Liên Xô, các nước Đông Âu và chống lại mọi đối thủ cạnh tranh khác chỉ là một - khai thác càng được nhiều tài nguyên càng tốt, làm mất khả năng linh hoạt của Liên Xô trong việc điều hành các nguồn tài chính và vật chất, không cho phép Liên Xô tiếp cận với cuộc cách mạng thông tin và khoa học - kỹ thuật; thu hút được lợi nhuận tối đa nhờ “chiến tranh”.

Đề tài mới này cần có một định nghĩa: “Chiến tranh tài chính - đó là bộ phận cấu thành của chiến tranh kinh tế. Về phần mình, chiến tranh kinh tế là thành tố của cái gọi là chiến lược gây căng thẳng. Các cuộc chiến tài chính có thể được tiến hành bằng bất kỳ lực lượng nào có đủ tiềm lực tài chính, có cơ cấu và mối quan hệ phù hợp. Ngày nay, như thực tiễn chỉ ra, không chỉ có những quốc gia đang cạnh tranh với chúng ta mới sử dụng tổ hợp những phương tiện này. Hơn nữa, bản thân các quốc gia đều có thể trở thành nạn nhân của các nhóm tài chính hùng mạnh có những lợi ích clann của nó. Không loại trừ việc những lợi ích nhóm có thể không trùng hợp với những lợi ích của chính đất nước “thân yêu” của minh. Chỉ những người được giáo dục tinh thần mác xít ngây thơ mới có thể tin vào việc không thể có những cuộc chiến tranh không tuyên bố diễn ra giữa quốc gia và nhóm tài phiệt “nào đó”. Chính đồng bào ta cũng khó tin vào một sự thật: có kẻ nào đó trong nước đang tính kế chống lại quốc gia. Con ngáo ộp quốc gia độc quyền của chúng ta đã ngăn trở mọi người hiểu ra bản chất phân bố lực lượng trong thế giới hiện đại”.

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn,hàng loạt những biện pháp chiến dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.

Giảm giá dầu mỏ. Vào tháng 4 năm 1981, Giám đốc CIA là W. Casy đã tới thăm Arập Xeud để gặp đồng sự của mình là Sếp an ninh Tiurki al Fasal của Arập Xeud và nhà vua al Saud. Ông ta, sau khi thông báo nguy cơ chiếm doạt sự giàu có của Arập Xeud từ phía các nước láng giềng thân Liên Xô, đã đàm phán về “mối quan hệ” giữa Arập Xeud với Mỹ đối với những vấn đề của Liên Xô. Cần thấy rằng tình hình của Arập Xeud lúc đó đang thực sự bất ổn. Đất nước này đang bị các nước có khuynh hướng thân Liên Xô vây quanh. Những nước này đều có những cố vấn quân sự Liên Xô trong lực lượng vũ trang của họ: ở Bắc Iemen là 500 người; ở Xiry - 2500; ở Etiopia - 1000; ở Irắc - 1000. Sự tách biệt địa chính trị vì thế đã trở thành yếu điểm trong triển khai hoạt động đối ngoại chính trị của Arập Xeud.

Arập Xeud sẵn sàng chìa tay ra với bất kỳ đồng minh nào - những sự kiện sau đó ở Vịnh Perxich đã khẳng định cơ sở của quan điểm này. Arập Xeud là nước chủ yếu cung cấp dầu mỏ cho thị trường thế giới, vào thời điểm đó nó chiếm 40% tổng sản lượng của OPEC. Trên thực tế, nó là nước định đoạt giá dầu mỏ, do phần lớn các nước OPEC trao quyền cho nó nhằm buộc Arập Xeud giảm sản lượng xuất khẩu và nâng giá từ 32 USD/thùng lên 36 USD. Liên Xô và “những bạn bè của mình” đã có được một nguồn ngân sách chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Cứ mỗi lần nâng giá thêm 1 USD/thùng thì trong ngân khố quốc gia Liên Xô có thêm 1 tỷ USD. Mỹ không bao giờ bỏ qua chuyện này.

Đến nay, theo các đánh giá của các nhà phân tích Mỹ về vấn đề này được giải mật và được dẫn ra: “Liên Xô, nếu họ muốn tăng hay giữ ở mức độ hiện nay việc sản xuất các loại nguyên liệu thô, cần phải đầu tư vốn và công nghệ từ phương Tây. Để khắc phục sự thiếu hụt hiện nay, cũng như trong việc phát triển tiến bộ công nghệ thì nhập khẩu đều đóng một vai trò quan trọng. Liên Xô có rất nhiều nguồn nguyên liệu năng lượng có thể xuất khẩu. Nhưng giá khai thác chúng tăng lên, nền kinh tế Liên Xô kém thích ứng với việc nâng cao khả năng sản xuất và tiến bộ công nghệ. Sản xuất dầu mỏ đang tăng lên, song rất chậm. Thậm chí mức tăng trưởng trong những năm gần đây không cao. Sử dụng công nghệ của phương Tây là yếu tố cơ bản để duy trì lĩnh vực có khả năng đem lại thu nhập ngoại hối cho nền kinh tế.

Liên Xô sẽ buộc phải nhập khẩu thiết bị của phương Tây trong khai thác dầu mỏ và khí đốt để duy trì việc khai thác tại những mỏ có tiềm năng lớn... Chỉ có phương Tây sản xuất được thiết bị lắp đặt đường ống kích thức lớn. Theo đánh giá của chúng tôi, tại các công trình lắp đặt đường ống dẫn khi đốt, đến cuối những năm 1980, Liên Xô sẽ cần ít nhất 15 - 20 triệu tấn ống nhập khẩu. Họ cùng cần tới thiết bị hiện đại để khai thác - đó là máy nén khí và turbin công suất lớn.

Tuy nhiên, đối với Liên Xô hiện nay, khả năng trích ra một khoản ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu thiết bị của phương Tây là rất khó khăn, mà trong tương lai có thể còn khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do việc sản xuất dầu mỏ bị ngừng trệ và có khả năng giảm sút. Theo những dự đoán của chúng tôi, việc có được một nguồn ngoại tệ tăng lên nhờ tăng khí đốt chỉ đáp ứng được một phần sự suy giảm từ xuất khẩu dầu mỏ. Về cơ bản, do sụt giá nhiên liệu nên các thỏa thuận giữa Liên Xô và phương Tây trong những năm 1980 ít có lợi hơn so với những năm 1970, khi diễn biến giá cả của dầu mỏ và vàng cho phép Liên Xô có được lợi nhuận to lớn. Các nước OPEC sẽ có ít khả năng để trả ngoại tệ cho vũ khí của Liên Xô“.

Về điều này, các nhà nghiên cứu của chúng ta cũng nói: “nhiên liệu và nguyên liệu luôn có mặt trong xuất khẩu của Liên Xô, nhưng “sự bùng nổ dầu mỏ” của thập kỷ 1970 đã đẩy hướng xuất khẩu tài nguyên của chúng ta đến chân tường. Nếu trong những năm 1960, xuất khẩu dầu nguyên liệu của Liên Xô là 17,8 triệu tấn, thì những năm 1980 đã đạt 119 triệu tấn. Thật đáng xấu hổ, nhưng vào đầu những năm 1980, nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm bán thành khí chiếm hơn 4/5 toàn bộ hàng hóa xuất khẩu - cao hơn tất cả các nước khác. Khi không nhận ra việc tăng cường xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên là “quả mìn nổ chậm” trong xã hội mình, chúng ta vẫn hồn nhiên viết hàng loạt sách vạch trần cơ chế bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc “thế giới thứ ba”, tính chất nguy hiểm của khuynh hướng xuất khẩu nguyên liệu đối với những nước đó”.

Những sự kiện gần đây liên quan tới sự đột biến giá dầu rõ ràng bất lợi cho Nga đã cho thấy rằng Mỹ đã giành được thắng lợi trong vấn đề này khi áp đặt được quyền kiểm soát của mình đối với giá dầu mỏ.

Vấn đề lương thực. Một phương pháp nhân tạo khác trong chiến tranh kinh tế là việc Liên Xô mua ngũ cốc của nước ngoài, một phần trong đó không có người nhận và để hư hỏng. Vì sao ngũ cốc trong nước thường xuyên hàng năm “không đủ” theo tính toán của các nhà phân tích rất giỏi giang. “Việc tìm kiếm nguồn vốn để mua ngũ cốc ở Mỹ, Canada, Ôtxtralia vẫn diễn ra như trước đây. Trong cả nước đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ: nước Nga đang ăn thịt những người thực sự cần lúa mỳ. Tuy nhiên sự việc vẫn được tiếp tục: đắt gấp ba lần vẫn mua. Theo truyền thống đã hình thành, vì những chiến dịch như vậy mà cán bộ của các tổ chức thương mại nhận đẫy những phần thưởng cao quý, kể cả việc được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa...

Nhưng khi đó người ta không tiếc tiền, các phần thưởng nhận được đã buộc mọi người im tiếng về những trường hợp những lô hàng ngũ cốc đắt tiền bị hư hỏng. Các cơ quan hữu trách thường xuyên báo cáo cho lãnh đạo: song nói thì sợ, im lặng lại có lợi, không thì có khi phải ngồi vào ghế bị cáo. Còn những kẻ phạm tội thì bình an vô sự (nguyên văn - vẫn khô ráo khi ra khỏi nước).

Mùa xuân năm 1982. Các báo cáo cho thấy ngũ cốc trong nước lại thiếu.

N. X. Leonov (trung tướng, Cục trưởng Cục Phân tích KGB Liên Xô, về hưu năm 1991): “(...) trong năm 1984, chúng ta đã phải mua ngũ cốc của nước ngoài với số lượng kỷ lục - 54 triệu tấn. Một kỷ lục tuyệt vời! Còn kế hoạch mua trong năm 1985 là 40 triệu tấn”. Vấn đề đặc biệt là không chỉ nhà nước mất đi trong túi mình một lượng ngoại tệ lớn, mà đó còn là sự phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây trong lĩnh vực an ninh lương thực, thậm chí tới mức cực kỳ nguy hiểm. Đó chính là thời kỳ mà theo lời Iu. V. Andropov nói tại Hội nghị toàn thể (tháng 6 - 1983) của BCHTW ĐCS Liên Xô - “Một đất nước có gần một nửa diện tích đất mầu mỡ của thế giới lại đi nhập khẩu hàng chục triệu tấn ngũ cốc - một sự bất hạnh và nhục nhã vĩ đại nhất”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:00:53 pm »


Bán vàng. Nguyên liệu giá trị nhất đã bị các quan chức Liên Xô bán tống bán táng đi là vàng và các tài sản khác. Nếu như trước năm 1980 đã có tới 90 tấn vàng bị bán đi, thì từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 1981 đã bán tới 240 tấn, sau đó việc bán vàng còn đẩy mạnh hơn. giá vàng đã sụt xuống tương ứng, cho dù Liên Xô đã áp dụng các biện pháp để tiến hành việc bán vàng có lợi nhất: “Trong những những năm hoàng hôn của trì trệ ngành tình báo còn phải gánh chịu một bất hạnh nữa. “Cấp trên” bắt đầu giao cho tình báo những nhiệm vụ không đúng nghiệp vụ công tác. Nó bị người ta biến thành “kẻ lấp chỗ trống”. Phạm vi hoạt động của nó được mở rộng đến mức nguy hiểm. Ví dụ, một lần chúng tôi nhận được nhiệm vụ soạn dự báo biến động giá trên thị trường vàng thế giới. Nhiệm vụ rất tế nhị, để hoàn thành nó chúng tôi buộc phải sử dụng một số lượng cán bộ nhất định. Người ta cũng báo trước rằng phải hoàn thành nhiệm vụ trước khi Liên Xô xuất một lô lớn vàng ra thị trường vàng thế giới. Chỉ một lỗi trong dự báo cũng có nghĩa là bị mất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD. Trong khi tôi giao nhiệm vụ, thì đã có người nói với vẻ không thoải mái: “Thế chúng ta không có ngân hàng nhà nước sao? Còn Bộ Ngoại thương họ làm gì? Các ông trùm ngân hàng Xô Viết đâu cả rồi, những kẻ vẫn thường xuyên làm việc ở nước ngoài và chuyên ra lệnh cho các ngân hàng Xô Viết ấy?”. Tôi không thể trả lời được câu hỏi này, nên đành giải thích rằng chúng ta được cấp trên tín nhiệm thực hiện công việc này hơn cả những chuyên gia khác... vấn đề lớn lúc này là làm sao hoàn thành nhiệm vụ được giao, bởi dân tình báo chưa từng làm việc như thế này bao giờ nên không hề có khái niệm về quy trình công nghệ ra sao, hơn nữa thời hạn đặt ra rất gấp - chỉ một tuần.

Bắt tay vào công việc. Một số được giao nhiệm vụ vẽ biểu đồ biến động giá vàng trong 3 năm gần đây; nhóm khác thì nghiên cứu tình hình dự trữ thứ kim loại này trên thế giới, diễn biến của việc xây dựng các mỏ khai thác mới và trữ lượng; nhóm thứ ba đánh giá công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác và ảnh hưởng của chúng tới giá vàng; nhóm thứ tư thì nghiên cứu phong trào đình công, bãi công tại các khu mỏ; nhóm năm - nhu cầu công nghiệp và thương mại đối với vàng. Chúng tôi lẳng lặng tìm hiểu ở các chuyên gia, những người có liên quan đến vàng. Đến cuối tuần, chúng tôi tụ tập nhau cùng thảo luận và đưa ra kết luận rằng giá vàng trong vòng 3 - 4 tuần tới sẽ giữ ở mức ổn định. Báo cáo đã được gửi cho Chủ tịch KGB, tuy nhiên chúng tôi cũng vẫn căng thẳng thần kinh theo dõi biến động và đột biến giá cả của thứ vàng đáng ghét đó trên thị trường giao dịch.

Chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ kiểu đó, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tư duy lành mạnh và có cơ sở khoa học. Thật may được chúa trời thương xót, giá vàng trong thời gian đó ngày càng tăng cao, chúng tôi như những đứa trẻ vui mừng vì đã đoán đúng, song trong thâm tâm vẫn lo lắng về việc quốc gia giao cho chúng tôi những nhiệm vụ không thích hợp.

Nếu trong vấn đề dầu mỏ, cạnh tranh ở cấp quốc gia với Liên Xô là Arập Xeud, thì trong thị trường vàng là Nam Phi. Matxcơva đã thiết lập được những mối quan hệ bí mật với các hãng ở đó. Trong năm 1978, tại Thụy Điển đã diễn ra một cuộc gặp gỡ bí mật. Trong suốt những năm 1970, khi giá vàng đang ở mức cao, hai bên đã hợp tác cùng nhau không tồi. Tuy nhiên sau này, do Liên Xô tung ra một lượng lớn vàng ra thị trường thế giới, giá đã sụt giảm. Điều này làm cho Hãng “De Birs” và nhiều hãng khác không hài lòng. Phía Mỹ đã thổi phồng sự việc này cùng một số chuyện khác: “ở Mỹ và vào những năm Liên Xô cải tổ cũng như hiện nay luôn có những báo cáo tình báo về tình hình dự trữ vàng của Liên Xô. Đây chính là một quan điểm tình báo vô cùng quan trọng cho phép đánh giá khuynh hướng trong phát triển kinh tế.

Một trong những bản báo cáo đó cho biết: “Liên Xô từ năm 1981 đã tăng số lượng vàng bán ra. Trong năm 1980 họ đã bán 90 tấn, xấp xỉ như trước đây. Nhưng đến tháng 11 năm 1981 họ đã quy đổi 240 tấn thành tiền và vẫn tiếp tục tăng bán ra”. Bản báo cáo có kết luận: “Liên Xô đang có những khó khăn lớn. Chúng ta cần phải tiếp tục kiên trì đường lối của mình”.

Đằng sau những lời khuyến nghị này là những hoạt động phá hoại ngầm của chính quyền Reagan nhằm đánh bại Liên Xô. Từ thời thượng cổ, vàng trong ngân khố thường được dùng để phá hoại nền độc lập của quốc gia thù địch. Hàng loạt sự kiện đã tạo nên những cơ sở để khẳng định rằng Mỹ cùng đã dùng thứ vũ khí bí mật này để chống Nga. “Dưới sự yểm trợ” của lạm phát Gaida, phương Tây đã áp dụng vào nền kinh tế Nga một cơ chế phá hủy mạnh nhất để phá hoại và làm mất ổn định - cơ chế không thanh toán, để từ đó nhanh chóng dẫn dự trữ vàng của Nga tới sụt giảm ở mức nguy hiểm và cùng với điều này là sự suy yếu chung của cả nước.

Cách thức này không mới. Cơ chế tương tự đã từng được áp dụng thành công từ thời hoàng hôn của Roma đệ nhị - Đế quốc Vizanti. Đồng thời với sự tấn công của các lực lượng bên ngoài với mục tiêu là chia cắt dân chúng và phá hoại nền văn hoá vĩ đại của quốc gia Vizanti, bên cạnh đó là sử dụng áp lực kinh tế nhằm gây nên thảm kịch: đế chế hết sạch vàng! toàn bộ vàng bị những nhân vật ẩn danh vét hết để tuồn ra nước ngoài. Ngày nay chúng ta gọi thảm kịch này là “khủng hoảng không thanh toán”. Khi thiếu hụt vàng trầm trọng, thương mại sẽ rối loạn, trao đổi hàng hóa bình thường sẽ bị ngưng trệ, toàn bộ nền kinh tế của Vizanti đã tê liệt”.

Bằng cách tương tự, để bóp ghẹt Liên Xô trong thị trường vàng, CIA đã ký kết nhiều thỏa thuận bí mật với Nam Phi và các nước có liên quan khác. Và cả hai bên thỏa thuận đã thực hiện đúng hợp đồng.

Chạy đua vũ trang. Bộ phận này của chiến tranh kinh tế đã kéo Liên Xô vào vòng quay những chi phí to lớn cho lĩnh vực vũ trang, gây ra những tổn thất khổng lồ - sau khi chuyển hướng nền kinh tế sang tổ hợp công nghiệp quân sự, Liên Xô đã không thể phát triển như họ mong muốn nếu như không có mối đe dọa thường xuyên từ bên ngoài. Cuộc tranh đua trong lĩnh vực vũ trang được bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai đã có “cơ sở trí thức” của mình: “... Học thuyết “làm kiệt quệ” Liên Xô không chỉ bằng con đường “những cuộc chiến tranh địa phương” mà cả bằng cuộc chạy đua vũ trang không thể kiềm chế. Như thông báo của tạp chí “News Week” ngày 2 tháng 10 năm 1961, “Washinhton tin tưởng ngày càng tăng rằng việc để những chi tiêu quốc gia, trước hết là cho lĩnh vực quân sự đạt tới những con số “kỷ lục” trở nên cần thiết, “nếu Hoa Kỳ” phải sử dụng tiềm năng kinh tế hùng mạnh của mình trong “chiến tranh lạnh”.

Với tư cách là một tác giả có ảnh hưởng của học thuyết này, Henry Rowen - nhân viên của RAND Coporation, từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ D. Kennedy - trong nghiên cứu của mình về “An ninh quốc gia và kinh tế những năm 1960” đã đưa ra phương châm rằng trong mức tăng hàng năm tối thiểu của tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là gần 15 tỷ USD, thì chi phí quân sự có thể tăng lên thêm 10 tỷ USD. Những lý lẽ của Rowen, - “News Week” viết, - là hình thái mới của chiến lược địa chính trị”. Chiến tranh kinh tế - tài chính chiếm một phần rất lớn trong “chiến tranh lạnh”. Chiến tranh kinh tế - tài chính chống lại Nga đã nhận được sự ủng hộ từ phía “Xô Viết”. “Ngay từ thời “trì trệ” người ta đã lần lượt chuyển ra nước ngoài 100 tỷ USD (chủ yếu từ việc bán dầu mỏ). Trong những năm 1985 - 1991, người ta đã bù thêm một khoản tương đương từ việc bán dự trữ vàng của Liên Xô“. Nếu vào những năm Liên Xô còn tồn tại, điều này được coi là sự phá hoại, song không còn bị trừng phạt nghiêm khắc sau khi Xtalin mất, thì sau năm 1985 trở đi - sự bất lương của đám tư sản mại bản được hỗ trợ bằng cơ sở pháp luật này đã trở thành chuẩn mực.

Phương thức đáng kể đầu tiên của “thời kỳ Gorbachov” - đó là “chiến dịch chống rượu” nổi tiếng đã gây ra tổn thất, theo đánh giá của V. X. Pavlov, 40 tỷ rúp ngân sách. Đòn tấn công tiếp theo trên mặt trận kinh tế được triển khai dưới sự chỉ đạo của đám maphia “kinh tế đối ngoại” Liên Xô. Theo đó, Quyết nghị của BCHTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “về các biện pháp hoàn thiện sự điều hành của các quan hệ kinh tế đối ngoại” đã được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 1986. Quyết nghị này đã trao quyền tiến hành độc lập hoạt động kinh tế đối ngoại cho 20 bộ và 60 xí nghiệp lớn. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, Nhà nước chấm dứt độc quyền buôn bán đối với các nguyên liệu chiến lược. Phương Tây đặc biệt phấn khởi về sự chuyển quyền này.

Ngày 13 tháng 1 năm 1987, Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô “Về những vấn đề liên quan tới việc xây dựng trên lãnh thổ Liên Xô và hoạt động của các xí nghiệp Xô Viết, của các tổ chức và liên doanh quốc tế với sự tham gia của các hãng, tổ chức, cơ quan điều hành Xô Viết và nước ngoài” và Quyết nghị của hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “Về hoạt động xí nghiệp chung và các liên doanh kinh tế chung” đã được ban bố. Thêm vào đó còn có Đạo luật về xí nghiệp quốc doanh ngày 30 tháng 6 năm 1987 đã trao quyền ưu tiên cho những sản phẩm sản xuất để bán ra nước ngoài. Chúng ta còn nhớ rằng Đạo luật về hoạt động lao động tư nhân xuất hiện ngày 19 tháng 11 năm 1986, còn Đạo luật về hợp tác xã - ngày 26 tháng 5 năm 1988. Trong vấn đề này, bộ máy của đảng đã trở nên vội vàng - sẽ là lô gíc hơn khi thành lập các xí nghiệp tư nhân sau chu kỳ cải tạo kinh tế. Họ cần nhanh chóng dựng nên các xí nghiệp tư nhân để phá tán sự giàu có của đất nước và nhân dân. Ví dụ, tổng giám đốc một xí nghiệp dầu mỏ tư nhân là ngài Bộ trưởng Công nghiệp dầu mỏ đương chức Nikolai Lemaiev. Tổng giám đốc nhà hàng “McDonals -Matxcơva” là thủ trưởng của ngành “thực phẩm Matxcơva” Iuri Malyskov”.

Chiến tranh kinh tế đã có một khía cạnh đặc biệt của nó trong điều kiện Liên Xô bị phân tán. Khi đó, như là được ra lệnh, tất cả các nước cộng hòa đã ngừng cấp mọi nguồn lực, kể cả tài chính, về cho Trung ương. Những yêu sách của các nước cộng hòa đã khoét sâu thêm sự đổ vỡ giữa chúng cũng như trong quan hệ với Trung ương: “Năm 1989, vấn đề đã đi đến chỗ tất cả các nước cộng hòa từng gia nhập vào Liên Xô đã đưa ra những tình toán “không thể bác bỏ” rằng không một nước cộng hòa nào nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những nước cộng hòa khác. Ví dụ, Gruzia đã xuất siêu tới 4 tỷ rúp; ủy ban nghiên cứu và xác định mức độ bồi thường của Liên Xô cho Cộng hòa Litva và nhân dân Lítva cho rằng toàn Liên Xô nợ họ 462.121.854.500 USD.

Nền kinh tế Liên Xô vốn đã phát triển không thật tốt nhất khi chưa có tác động tiêu cực của bên ngoài. Tình hình đó, cho đến khi Mỹ thực hiện Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) NSDD số 66 (ngày 13 tháng11 năm 1982), áp dụng bổ sung các phương thức phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính và kinh tế thì hệ thống đã bị phá vỡ hoàn toàn. “Chiến dịch chống rượu” tất nhiên đã có vai trò đặc biệt trong vấn đề này; những sự chuyển hướng của các nguồn tài chính, trước hết là cho đầu tư và lĩnh vực phi sản xuất; việc chấm dứt hoạt động của các xí nghiệp “bẩn” về sinh thái sau hội chứng Chernobyl - như nhà máy điện nguyên tử ở Armenia vào năm 1988 - 1989); những cuộc bãi công ở vùng ngoại Kavkaz , cũng như của những người thợ mỏ Kuzbass1; âm mưu chuyển 130 tỷ rúp thành 7 tỷ USD (do G. I. Philsin, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu của Viện kinh tế và tổ chức sản xuất công nghiệp tiến hành, nhờ kết quả bầu cử đã trở thành đậi biểu nhân dân Liên Xô, sau đó giữ cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô).

Bức tranh toàn cảnh cơ bản như sau: “Theo đánh giá của các nhóm tài chính phương Tây, dự trữ ngoại tệ của Liên Xô vào khoảng 25 - 30 tỷ USD. Để phái hoại được nền kinh tế Liên Xô, Mỹ cần gây ra những tổn thất “ngoài kế hoạch” cho nền kinh tế Liên Xô một khoản tương đương như thế. Do các “khó khăn tạm thời” liên quan tới chiến tranh kinh tế sẽ được bù đắp bằng các nguồn ngoại tệ nên cần phải tiến hành nhanh chóng vào khoảng những năm cuối 1980. Liên Xô đã phải nhận các nguồn bù đắp bổ sung từ đường ống dẫn khí gaz Urenga - Tây Âu.

Đồng thời Mỹ còn tiếp tục xiết chặt cấm vận công nghệ đối với Liên Xô để ngăn cản việc khai thác tài nguyên năng lượng tại các mỏ và gây ra những tổn thất cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế Liên Xô. Thậm chí Mỹ đã tung ra những thông tin sai lệch về công nghệ và các chi tiết phế phẩm. Điều này đã dẫn đến việc nhiều xí nghiệp phải ngừng hoạt động vì những kiểu “phá hoại kinh tế” như vậy.

Trong năm 1975 có 32,7% danh mục nhập khẩu từ Mỹ vào Liên Xô thuộc loại công nghệ cao (tổng giá trị 219 triệu USD). Năm 1983, chỉ số đó đã giảm xuống còn 5,4% và 39. Cũng trong năm 1983, hải quan các nước phương Tây đã thu giữ gần 1500 lô hàng công nghệ với tổng giá trị là 200 triệu USD”.

Sau khi phá giá được đồng rúp, việc chấp thuận lưu hành đồng đô la trong nước Nga nhằm thực hiện chương trình “Liệu pháp sốc” của Gaida chính là biểu hiện rõ rệt nhất trên mtr chiến tranh tài chính của giai đoạn cuối. Vũ khí “cuối cùng” của cuộc chiến tranh này là sự gia nhập của Nga vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
_________________________________
1. “Ý đồ công khai hoá các cuộc đình công đã trở thành một trong những cái gọi là “phong trào dân chủ” chủ yếu, còn từ năm 1989, chúng nằm trong chương trình của một nhóm đại biểu liên khu vực thuộc Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô. Chúng được tích cực tuyên truyền trên các ấn phẩm và tại các cuộc mít tinh và trong tập thể công nhân. Do nhiều nguyên nhân đã được các văn bản Xô Viết học Mỹ mô tả, các cuộc đình công của thợ mỏ đã diễn ra thường xuyên nhất. Mỹ đã có những nghiên cứu rất tỉ mỉ kinh nghiệm đấu tranh đình công ở Nga vào những năm 1902 - 1907”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:02:06 pm »


Chiến tranh công nghệ

Người Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến tranh trong lĩnh vực này đồng thời với cuộc “chiến tranh lạnh”, chúng trùng khớp về thời gian: “Vào năm 1947 và 1948, Bộ Thương mại Mỹ đã thông qua bản ghi nhớ, theo đó tất cả việc cung ứng hàng hoá cho các nước Đông Âu và Liên Xô, trên thực tế, tuỳ thuộc vào giấy phép (Lisenzi).

Theo Đạo luật về kiểm soát xuất khẩu (tháng 1 năm 1949), việc cung ứng hàng hoá ch các khu vực khác cùng phải có giấy phép nhằm kiểm soát việc tái xuất sang Liên Xô và Đông Âu. Đây chính là một trong những thành tố quan trọng nhất của “chiến tranh lạnh” - “chiến tranh kinh tế” của phương Tây chống phương Đông”.

Đối với Liên Xô, việc cung cấp khí gaz theo thoả thuận “đường ống trao đổi khí gaz” nổi tiếng có một ý nghĩa bậc nhất. Báo chí thời hậu Xô Viết gọi đó là “Hợp đồng thế kỷ” và đã từ lâu đánh giá đánh giá đó như một hợp đồng gây thiệt hại về nhiều phương diện. Mỹ đã cố gắng khoét sâu thêm tổn thất này. Đáp lại việc Liên Xô đưa quân sang Ba Lan, Mỹ đã tiến hành cấm vận (Embago) việc nhập khẩu công nghệ cao vào Liên Xô và buộc các nước cam kết cùng thực hiện.

Chương trình phản thông tin trong lĩnh vực công nghệ cũng có ý nghĩa rất lớn: “Khi biết rằng ở Kremli vào những năm 1980 đã tiếp nhận nmx sai lầm của phương Tây, Hoa Kỳ đã tung vào Liên Xô những dự án công nghệ bị đánh tráo hoặc bịa đặt. Vậy là chúng ta (Liên Xô) đã chi ra hàng tỷ rúp một cách vô ích. Trong số bị đặt đó có việc xây dựng đường ống dẫn khí, công nghệ khoan dầu mỏ, hệ thống máy tính và các thành phần hoá chất. Việc buôn bán các chi tiết điện tử không thích hợp vào Liên Xô thông qua các trung gian đã dẫn tới việc phá hoại hoạt động của nhiều nhà máy và xí nghiệp”.

“Chương trình này đã thu được thành công đáng kể. Nhà máy hoá chất ở Omxk đã sử dụng thông tin không chính xác trong kế hoạch mở rộng sản xuất... Điều này đã buộc nhà máy tốn gần 8 - 10 triệu USD vô ích.

Nhà máy sản xuất máy kéo ở Ucraina đã tiến hành chế tạo thử các thiết bị trên cơ sở của những dự án do CIA soạn ra. Trong suốt 16 tháng liền nhà máy chỉ hoạt động với một nửa công suất...

Thành phần của tuabin khí đồng hành đã được chuyển giao cho Liên Xô vào đầu năm 1984. Một số tuabin đó lắp đặt để dẫn khí gaz đã không thể hoạt động được. Kết quả là việc sản xuất khí gaz phải trì hoãn.

Những chi tiết máy tính kém chất lượng được nhập qua khâu trung gian để lắp vào thiết bị quân sự và dân sự đã bị hư hòng sau vài tháng sử dụng mà không phát hiện được nguyên nhân, làm các dây chuyền bị đình trệ liên tục.

Matxcơva hàng năm đã tiết kiệm được nhiều tiền của, thời gian và công sức nghiên cứu khi mua những công nghệ quân sự của phương Tây để áp dụng vào công nghệ quân sự của mình. Hoạt động phản thông tin của Mỹ đã tác động tới 6 hoặc 7 dự án bí mật về công nghệ quân sự mà Liên Xô đã chấp thuận theo đề nghị của phía Mỹ. Những công nghệ có liên quan tới việc giảm khả năng bị phát hiện của các thiết bị bay bởi rada và khí tài định vị nhiệt, SDI (sáng kiến phòng thủ chiến lược), máy bay chiến thuật hiện đại. Hoạt động phản thông tin đã bao trùm toàn bộ quá trình chiến dịch, kể cả những gì được nói trong các cuộc họp báo trước phóng viên nước ngoài. Các kế hoạch nghiên cứu, kết quả kiểm định, biểu đồ sản phẩm và thử nghiệm vận hành đều bị cung cấp bằng số liệu giả tạo.

Vào đầu năm 1984, Casay đã nhận được bản báo cáo về thành công to lớn của chương trình phản thông tin. Bản báo cáo đã nêu lên những vấn đề hiển nhiên mà việc hiện thức hóa chương trình này đã gây ra cho Liên Xô, đồng thời cũng nêu lên hậu quả ký sinh từ việc Liên Xô cố gắng khai thác công nghệ phương Tây. “Việc thiếu khả năng phân biệt sự thật với không sự thật đã dẫn tới việc khả năng của Liên Xô nắm vững và sử dụng công nghệ phương Tây bị giảm sút đáng kể” (Báo cáo tiến hành tình báo năm 1984).

Chúng ta nhận thấy rằng, cuộc chiến tranh trên mặt trận công nghệ đã được tiến hành từ rất lâu, song việc sử dụng phương thức phá hoại công nghệ vào những năm cuối 1980 đã thực sự làm cho nền kinh tế Liên Xô rơi vào rối loạn. Trong “chiến công” của các đạo diễn phương Tây có cả việc triển khai dự án tưới tiêu đất nông nghiệp vùng Trung Á, được mọi người biết tới dưới khái niệm”Nắn các sông miền Bắc”. Nó đã gây nên không chỉ cuộc di dân rất nổi tiếng ở vùng Trung Á, Kazakstan, mà cả một thảm họa sinh thái cho vùng Priaralia (năm 1987) cùng với việc cấm sản xuất tủ lạnh sử dụng khí freon (năm 1990). Đối tượng của cuộc tấn công này là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô những năm 1985 - 1991 N. I. Ryzkov, bởi trong cả hai trường hợp này chính ông là người đặt ra phương hướng cho các dự án.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:03:53 pm »


Chiến tranh máy tính

Những phương thức tiến hành chiến tranh phi truyền thống cũng được sử dụng trong chiến tranh máy tính. Cuộc chiến tranh này được tiến hành vào những năm 1985 - 1991, với quy mô rất hạn chế, bởi chính vì số lượng máy tính ở Liên Xô cùng không nhiều, song cùng là một sự kiện không thể bỏ qua.

Trong lĩnh vực này, chiến thắng đã đạt được ngay từ trước khi trận chiến cơ bản diễn ra. Liên Xô đã phải ngừng một hướng phát triển rất có triển vọng - thiết kế máy tính sử dụng 3 chữ số - để sử dụng loại máy tính hệ nhị phân.

Trong suốt thời gian cải tổ, việc sử dụng máy tính ở cấp độ toàn liên bang chỉ diễn ra có một lần - truyền đạt sắc lệnh của B. N. Enxil khi diễn ra sự biến tháng Tám năm 1991 thông qua bưu điện điện tử. (Chúng ta cũng biết rằng, việc truyền đạt những sắc lệnh tương tự thường thông qua con đường điện báo của Ngân hàng quốc gia Liên Xô do con trai vị Thứ trưởng ngành in M. Poltoaranin là Rodinov hỗ trợ).

Vào đầu thế kỷ XXI, người ta đã ghi nhận nhiều sự kiện sử dụng cái gọi là virut máy tính chiến đấu được các tổ chức khác nhau soạn thảo để đưa vào trong hệ thống phòng thủ và công nghệ của đối phương.

Cũng cần nói rõ rằng có nhiều cuộc cách mạng xã hội đã được thiết lập nên một cách kỳ diệu trên cơ sở của cách mạng khoa học - kỹ thuật và có những mối quan hệ trực tiếp trong lĩnh vực liên lạc và các loại hình hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng: cuộc Cách mạng tư sản Pháp - với cơ chế điện báo; Cách mạng 1905 - với điện báo điện tử; Cách mạng 1917 - với radio; “cải tổ” - với vô tuyến truyền hình, bưu điện điện tử, máy fax...

Sự đa dạng này của “chiến tranh” có một tương lai rất to lớn, tuy nhiên mọi vấn đề phụ thuộc vào việc vũ khí của cuộc chiến tranh đó nằm trong tay ai.

Ngoài những dạng thức được sử dụng đối với “chiến tranh thế giới thứ ba” hay trong “chiến tranh lạnh” vẫn còn:

- Chiến tranh văn hoá: do áp đặt các chuẩn mực Mỹ vào nền nghệ thuật có khuynh hướng dân tộc của các nước khác;

- Chiến tranh lịch sử: bằng cách khích lệ khuynh hướng tìm kiếm bằng chứng về việc “ai đã từng sống ở đây sớm hơn, “ai đã từng cam kết những gì” nhằm phủ nhận quyền lợi của dân tộc này hay dân tộc khác đối với lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá của họ và cuối cùng là chính quyền được tồn tại trên mảnh đất đó, để rồi từ đó phá hoại những ký ức lịch sử của các dân tộc;

- Cuộc chiến tranh sắc tộc: tiến hành đồng hoá nhân tạo các dân tộc, phá hoại có kế hoạch tình hữu nghị của các dân tộc, chia rẽ khối thống nhất và gây hằn thù. đây chính là những điều kiện để tạo ra thảm hoạ nhân khẩu - dân tộc.


***

Trong dĩ vãng, khi kết thúc chiến tranh, theo các điều khoản của hiệp ước hoặc những điều kiện của việc đầu hàn, phe bại trận luôn bị phá nát mọi nền tảng sức mạnh của mình. Trong thế kỷ XX, nước đức hai lần bại trận đã phải giải giáp quân đội của mình, không được quyền có hạm đội, v.v… Chúng ta, kẻ bại trận trong “chiến tranh lạnh” đã bị người ta tước đi vô điều kiện quyền có “lá chắn hạt nhân”, phải phá huỷ các trạm vũ trụ, thủ tiêu hạm đội và quân đội, trong khi đó Mỹ đơn phương huỷ bỏ hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược. Đương nhiên là, khi ở thế một chọi một chống lại cơ chế thống nhất hùng mạnh được hỗ trợ bằng những công nghệ mới nhất, thì người dân Xô Viết không còn có thể đương đầu với một cuộc xâm lược như thế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #66 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:09:30 pm »


Nhiệm vụ của gia đình Gorbachov

Khi điểm một số sách đề cập tới những nhiệm vụ đặt ra cho những nhà hoạt động chính trị của đất nước, chúng ta lập tức lưu ý tới hai nhân vật. Điều này đòi hỏi cần có những lý giải ngay từ đầu. Tại sao chúng tôi không chỉ đưa ra sự kiện của “đệ nhất phu nhân” mà còn định chứng minh rằng Raisa Makximovna Gorbachova - người đã tham gia một cách bình đẳng vào việc thông qua các quyết định ở cấp cao nhất? Có hàng loạt bằng chứng của những người từng nghiên cứu trực tiếp và cả những người đã tích cực tham gia các sự kiện khẳng định điều này.Họ đã lưu ý trực tiếp vào việc R. M. Gorbachova trong những năm 1985 - 1991 đã đóng một vai trò to lớn trong chính trị: “R. M. Gorbachova ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc quốc gia. Gorbachov đã không thể từ chối vợ và bầt đã tận dụng điều này. Theo những đề nghị của bà, người ta đã hạ bệ nhiều quan chức cao cấp, nhiều chuyên gia giỏi để dành những vị trí đó cho những kẻ không hề hình dung nổi nhiệm vụ được giao phó. Tuy nhiên, những kẻ này lại có mã ngoài đẹp đẽ, thái độ dễ chịu và rất ga lăng. Raisa Makximova biết quý trọng những người đàn ông điển trai. Những người không hợp với bà ta đều bị trừng trị nhanh chóng và không một chút bận tâm. Sự trả thù của bà không hề có giới hạn”.

“Thất khó mà nói tương lai của Mikhain Xergeievich (Gorbachov) sẽ ra sao nếu như R. M. Gorbachova không xuất hiện trong cuộc đời của ông ta. Có thể là điều đáng ngạc nhiên, song quan điểm, tính cách của bà vợ đã đóng một vai trò nhất định trong số phận ông Gorbachov, thậm chí là cả trong số phận của đảng, của toàn bộ đất nước.

R. M. Gorbachova - một người cứng rắn, nghiệt ngã và có tính quyết đoán - biết khuất phục ý chí của những người khác, biết cách đạt được điều mong muốn bằng mọi sức lực và phương tiện. Bà ta nhanh chóng trở thành đệ nhất phu nhân của đất nước, trong mọi trường hợp bà ta luôn nhanh hơn cả việc Gorbachov cảm nhận được mình thực sự là thủ lĩnh của đảng và của quốc gia. Không hề e ngại, bà ta đã gọi điện và giao việc cho các trợ lý tổng bí thư và một số thành viên lãnh đạo đất nước, đặc biệt là cho những người bà ta từng biết dến.

Tôi đã vô tình trở thành nhân chứng khi Raisa Makximova hết ngày này sang ngày khác kiên trì nhắc đi nhắc lại ý tưởng của mình để cuối cùng đạt được điều đó từ đức ông chồng của bà. Do tính cách khá nhu nhược và không có khả năng bảo vệ quan điểm của mình, Gorbachov thường xuyên nằm dưới ảnh hưởng quyết định của vợ... Nói chung, suốt nhiều năm liền Raisa Makximova đã quản lý không chỉ công việc nội trợ, mà cả vũ hội cải tổ. Bà ta đã tham gia vào việc hình thành đường lối, thậm chí nếu có thể, vào việc bố trí cán bộ. Nhưng điều chủ yếu nhất - đó là bà ta đã định hình nên tính cách của vị tổng bí thư - tổng thống, đã giúp chồng tìm kiếm đường đi trong biển bão của những dòng chảy chính trị...”

Sự kiện quá quắt nhất là chuyến tới thăm Ucraina. Có một nữ quan chức của đảng được giao nhiệm vụ đi cùng Raisa Makximova suốt thời gian thăm quan. “V. Sevchenko đã giới thiệu với khách về kế hoạch thăm quan, bà ta liền hỏi:

- Còn Mikhain Xergeievich làm gì?

Sevchenko nói rằng ông ấy sẽ tới Bộ Chính trị. Và Raisa Makximova nói luôn:

- Tôi phải đi cùng Mikhain Xergeievich ở mọi nơi. Như thế có nghĩa là tôi cũng sẽ tới Bộ Chính trị.

“Lấy danh dự mà nói, - V. Sevchenko nhớ lại, - tôi không biết phải phản ứng ra sao. Bởi trước đó chưa từng có trường hợp nào cho phép vợ một ai đó được tham gia vào công việc của Bộ Chính trị. Đã có những quy định đạo đức của đảng không thể vi phạm. Bộ Chính trị thường thảo luận những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia, không thể tiết lộ được. Đó không phải là nhà bếp, nơi người vợ có thể cảm nhận mình là chủ nhân”. Có thể toàn bộ chuyện này V. Sevchenko chỉ suy tư và đã quyết định là để bản thân Mikhain Xergeievich sẽ phân tích với vợ mình. “Trong sâu thẳm tâm hồn, tôi đã không cho phép mình nghĩ rằng ông ấy lai để cho vợ có mặt trong Bộ Chính trị” - V. Sevchenko nói.

Nhưng sau đó một thời gian, cùng với Mikhain Gorbachov và V. Xerbitxki (ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất của BCHTW ĐCS Ucraina) cùng những người khác trở lại thảo luận về chi tiết chương trình, Raisa Makximova đã nhắc lại bằng một thái độ không nhân nhượng vốn có của bà ta:

- Tôi đi cùng Mikhain Xergeievich đến Bộ Chính trị!

Sắc mặt của V. Xerbitxki có thay đổi... Tuy nhiên ông ta vẫn giữ im lặng, chỉ có vẻ căng thẳng khi rút thuốc lá ra châm lửa và nhìn vào tôi như muốn hỏi rằng thế chị không thể giải thích gì sao?...

Tôi nhìn sang Mikhain Xergeievich. Còn Mikhain Xergeievich hệt như bị sặc nước. Raisa Makximova nắm lấy tay ông ta và họ cùng đi vào Bộ Chính trị.

Khi cặp vợ chồng cấp quốc gia đó đã đi khỏi, V. Xerbitxki mới bộc lộ thái độ... Sau đó ông quay sang vợ mình hỏi với một vẻ cay đắng vô cùng:

- Có lẽ mình cùng tiễn tôi tới Bộ Chính trị chứ?”

L. I. Breznev đã từng có lần nói: “Chúng ta đã cho các bà vợ của một quyền lực to lớn. để giờ đây họ ngồi trên cổ chúng ta và xoay chúng ta theo ý họ muốn”. 1
_________________________________
1. Điều này cho thấy đây không phải là trường hợp duy nhất trong lịch sử hiện đại và không chỉ có trong lịch sử Xô Viết - các nhà nghiên cứu có nhận xét rằng Hilary Klinton cũng có vai trò tương tự đối với ông chồn Bill của mình. thậm chí họ còn có “thuật ngữ” là “Billary”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #67 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:10:14 pm »


Chính kết cục lịch sử của cặp vợ chồng cùng khẳng định giả thuyết của chúng tôi: Theo thông báo của giới phương tiện thông tin đại chúng, người ta đã mai táng Raisa Makximova vào ngày 23 tháng 9 năm 1999 tại nghĩa trang Novodivichi với tất cả những nghi lễ mà người ta có thể dành cho một nhà hoạt động quốc gia. Vào năm 1970, người ta cùng từng mai táng P. X. Zemchuzina - vợ của V. M. Molotov - tại nghĩa trang Novodivichi và có cử hành quốc ca Liên Xô. Bản thân V. M. Molotov - nguyên Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô và nhiều, rất nhiều người khác đã được mai táng mà không cử hành quốc ca!.

Phạm vi ảnh hưởng to lớn của Raisa Makximova đối với đường lối quốc gia rất rõ ràng. Bây giờ chúng ta nói về việc tại sao tác giả lại quyết định kết nối chúng vào làm một? trước hết là bởi sau cuộc trao đổi ý kiến với nhau họ đã tiến hành duy nhất một đường lối. Và điều này có liên quan tới cao trào hoạt động của họ trong những năm 1985 - 1991.

Nhiệm vụ đầu tiên của gia đình Gorbachov là nhanh chóng che đậy quá khứ của mình. đến nay mọi người đã có thể biết rõ gốc rễ gia đình Gorbachov: “Dưới thời Xtalin, ông ngoại - Panteley Efimovich - đã từng ngồi tù, còn ông nội - Andrey Moixeievich - đã từng bị lưu đày ít năm lên Xibiri trồng cây, như ngày nay xác định, hoàn toàn không phải vì những lý do chính trị. Người ông đằng vợ đã bị xử bắn năm 1937 như một kẻ trotxkit chính hiệu; bố của Raisa Makximova cũng đã bị ngồi tù 4 năm vì chống Xtalin”.

Nhiệm vụ thứ hai của gia đình Gorbachov là hoàn thành việc chui sâu luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước.. Hiện có rất nhiều văn bản nói về vấn đề này. Tất nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng tôi, vấn đề này không quan trọng lắm bởi chúng tôi chỉ thuần túy nhắc lại. Nhưng, trước khi đặt câu hỏi vì sao Gorbachov (và gia đình Gorbachov?) đã có thể lên nắm quyền, chúng ta cần nhớ tới tại sao những người như L. I. Breznev, Iu. V. Andropov, K. U. Chernenko đã có thể lên nắm quyền lực ở Liên Xô? Khi đó chúng ta sẽ hiểu M. X. Gorbachov đã trở thành vụ trưởng, bí thư khu ủy, bí thư thứ nhất tỉnh ủy,... như thế nào. Bằng cách gì mà Mikhain Gorbachov chỉ sau một chiến dịch thu hoạch vụ mùa đã nhận được không phải là Huân chương “Lao động xuất sắc” mà là Huân chương Cờ đỏ lao động? Thắc mắc thì có nhiều. Sự thật, cho đến hiện nay mới rõ Gorbachov đã “giành được” sự tiến cử từ ủy viên dự khuyết thành ủy viên toàn quyền của Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô như thế nào: “Kim Ir Xen không muốn tiếp đoàn đại biểu ĐCS Liên Xô do M. X. Gorbachov ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô cầm đầu sang tham dự đại hội Đảng Lao động Triều tiên năm 1980. Ông ta cho rằng đoàn đại biểu của chúng ta phải do một ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô cầm đầu”. ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô, Bí thư thứ nhất Khu ủy Matxcơva V. V. Grisin, sau khi đi thay chỗ của Gorbachov từ Triều Tiên trở về đã đề nghị chuyển M. X. Gorbachov làm ủy viên Bộ Chính trị - do trên thực tế, anh ấy còn trẻ, sẽ dễ dàng đi lại bằng máy bay - cứ để cho anh ấy đi. Đã nói là làm: Hội nghị toàn thể lần thứ nhất BCHTW đảng đã thông qua.

Cùng hàng loạt yếu tố khách quan, các nguyên tắc tiến cử cán bộ cao cấp của đảng, những âm mưu... đã đóng một vai trò to lớn. Sau khi nghiên cứu về điều đó đã diễn ra như thế nào trong cuộc tranh tài (Nguyên văn - Olimpis) ở Kremli, các nhà Kremli học đã có thyể đưa ra lời khuyên nên đi nước cờ “tốt thành hoàng hậu”. Bộ môn Kremli họcquan điểm tình huống đã từng được áp dụng không chỉ với riêng Gorbachov mà với nhiều ủy viên Bộ Chính trị khác khi tính tới những ảnh hưởng bên ngoài và những yếu tố thay đổi.

Đối với những “Trung ương thần kinh”, điều đặc biệt quan trọng là lợi dụng được tình hình của hệ thống, tức là mục tiêu lên nắm quyền của M. X. Gorbachov và ý định được điều hành từ nước ngoài. Công việc nghiên cứu căng thẳng đã diễn ra theo cách xác định những vị trí sáng giá nhất trong cơ cấu cao nhất của quyền lực. Người ta đã phân định mức độ ảnh hưởng đối với những thành viên khác của Bộ Chính trị trong vấn đề cực kỳ nhạy cảm như thế này - bầu lãnh tụ mới ra sao, gồm ý kiến riêng của chính ủy viên Bộ Chính trị, các qmh cá nhân, công vụ, gia đình ra sao. Thiếu tác động của bên ngoài thì điều này không thể xảy ra, và phương Tây đã tiến hành âm mưu tạo dựng vị thế xấu đối với người này (G. V. Romanov) và thuận lợi cho người khác (M. X. Gorbachov). Âm mưu có tổ chức và rất trí tuệ từ bên ngoài đã cho phép M. X. Gorbachov cùng ekip của ông ta khai thác thông tin định hướng, biết trước về vị thế nội bộ của các ủy viên khác, cho thấy đâu là những lợi ích trùng hợp với người khác, trước hết là với những ủy viên già và ủy viên có uy tín của Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô.

Và toàn bộ phiên họp Bộ Chính trị và Hội nghị toàn thể BCHTW, dường như đã diễn ra êm ả và “nhất trí”, luôn là một cuộc giao chiến vô cùng căng thẳng với diễn biến không thể xác định. Cho dù chiến thắng có được định khuôn từ trước trận đánh, song diễn biến luôn không thể xác định cho tới thời điểm cuối cùng. Thậm chí việc - một nhân vật tương đối mới như M. X. Gorbachov đã chứng minh sự khả ái của mình bằng những lời hứa hẹn nhất định, cho đến thời điểm đó tuy chưa kịp làm mất uy tín của mình - cũng không bảo đảm được 100%.

Nhiều nhà nghiên cứu khác đã đặc biệt chú ý tới sự kiện này rằng nếu cuộc biểu quyết vào tháng 3 năm 1985 đã diễn ra theo một hướng khác thì đất nước cũng đã đi theo một con đường khác. Điều đó chứng tỏ những nhà nghiên cứu này chưa hiểu gì hết. Rõ ràng, bất kỳ một dự báo nào, cho dù là sơ lược nhất, về sự phân bố lực lượng trong Bộ Chính trị vào năm 1985 và tình hình chính trị nội bộ đều phải tính tới khả năng một cuộc biểu quyết cần được lựa chọn. Người ta có thể bầu chọn kẻ khác, đây là điều hoàn toàn có thể (thậm chí với trình độ văn hoá điều hành trong Kremli có thấp thì vẫn chỉ ra được những khuyết điểm còn tồn tại và sự thiếu vắng những khả năng đặc biệt của M. X. Gorbachov - nói chung, sự phân bố lực lượng đã được xác định. Một sự sát hại thuần tuý chính trị đang chờ đợi bất cứ thủ lĩnh nào khác (G. V. Romanov hay V. V. Grisin), và dù sao thì chỉ sau 13 tháng thôi, chiếc ghế đầu bàn trong gian phòng của Bộ Chính trị đã dành sẵn cho M. X. Gorbachov - thực ra không phải là vào tháng 3 năm 1985, mà là vào tháng 5 năm 1986. Việc đăng quang của Gorbachov đã được chuẩn bị từ lâu và rất thận trọng. Có thể là đảng, đất nước và phần châu Âu của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tránh được thảm kịch nhờ việc khước từ M. X. Gorbachov lên ngôi. Tuy nhiên đó vẫn là trò giả định, và vào thời đó còn có cả B. N. Eltxin.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #68 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:10:44 pm »


Trong quá trình leo lên ngai cao, họ đã giải quyết được nhiều vấn đề mang tính chiến thuật - đó là loại bỏ ai, khi nào và bằng cách nào, như: với D. F. Uxtinov là vì một lý do khác; với V. V. Serbitxki - cách ly tạm thời. Một loạt các nhân vật chính trị khác được sử dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ này cũng như là đã ký một thoả thuận chết người đặc biệt. Điều này có liên quan ở mức độ khác nhau với những đánh giá hiện nay về Iu. V. Andropov, D. F. Uxtinov, K. U. Chernenko: “Chính Uxtinov, sau khi kiên trì trải qua một cuộc kháng cự bẩn thỉu với các thành viên khác của Bộ Chính trị đã phải lùi xuống vị trí thứ hai trong đảng sau Chernenko. Điều này có một mục tiêu duy nhất - chặn đứng con đường phát triển chính trị đối với Romanov”.

Trong những năm cuối - từ từ lời thú nhận của Anatoli Andreievich Gromyko, con trai của vị Bộ trưởng Ngoại giao Andrei Andreievich Gromyko và là cựu giám đốc Viện nghiên cứu châu Phi thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô - đã nảy sinh ra một giả thuyết có thể tin cậy về việc người cha của ông ta - Bộ trưởng Ngoại giao, ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô A. A. Gromyko đã quyết định tiến cử M. X. Gorbachov vào vị trí cao nhất của đảng và đất nước để đổi lại một sự tiến cử cho mình vào cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Riêng cá nhân tôi không thật tin rằng mọi chuyện lại đã được giải quyết trong lần gặp gỡ giữa Gromyko con với A. N. Iakovlev. Còn A. N. Iakovlev lại khẳng định điều đó và cho biết thêm rằng người môi giới là E. M. Primakov. Vậy một vấn đề có lý sẽ nảy sinh là tại sao Gromyko cha đã quyết định dựa vào chính M. X. Gorbachov để đổi lấy cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô? Không lẽ ông ta cũng đã có một âm mưu như thế với G. M. Romanov, nhưng đã bị khước từ. Điều làm tôi nghi ngờ là có thể G. M. Romanov đã có một ứng cử viên khác cho cương vị Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, hoặc là chính ông ta đã ấp ủ hoài bão nhất định phải giành được đồng thời cả hai cương vị cao nhất - cả về đảng, cả về nhà nước.

Và trên thực tế, vào ngày 2 tháng 7 năm 1985 A. A. Gromyko đã được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, tuy nhiên đó vấn chưa hẳn là lý do. Chẳng bao sau, sự ủng hộ của ông đối với Gorbachov lại có những nguồn gốc hoàn toàn khác mà chúng ta sẽ bàn đến sau này. Đương nhiên, không nên coi Gromyko là chuẩn mực của sự trong sáng trong đời sống “khổ hạnh” của giới chính khách. Cần nói một cách công bằng, rằng Gromyko đã có tỳ vết khó xoá về nhân cách cũng như trong mối quan hệ quen biết: “Gromyko cũng không thiếu những khuyết tật. Là người yêu hội họa, ông ta đã không hề bỏ qua cơ hội lợi dụng các đại sứ quán Xô Viết để sưu tầm tranh của những họa sĩ Nga và châu Âu nổi tiếng còn sót lại từ thời Nga hoàng”; “ Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô A. A. Gromyko là … một công dân vĩ đại của Israel”. Người con trai Gehadi của một kẻ tỵ nạn là A. Sevchenko, qua phỏng vấn cho biết: “KGB đã có nghi ngờ rằng sự rò rit thông tin mật có thể từ ba nhân vật ngoại giao Xô Viết cao cấp đã từng công tác tại Mỹ, trong số đó có cha tôi. Nhưng khi người ta đề nghị ông giải thích, Gromyko đã lập tức nói: “Sevchenko đứng ngoài mọi sự nghi ngờ”. Gromyko đã nhờ qua Breznev thu xếp một cương vị đặc biệt cho cha mình - Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề giải trừ quân bị. Gromyko vốn có mối quan hệ tốt đẹp với Iu. V. Andropov do ông đã nhận con trai của Andropov vào làm tại Bộ Ngoại giao và “đã không gây không dễ” khi người con này được trao ngay hàm đại sứ. Điều này đã cho phép Gromyko vẫn yên vị trên ghế của mình, bất chấp “sự vô ơn” của kẻ đã được mình tiến cử là Sevchenko. Ông bố đã từng tốt nghiệp đại học với bằng “đỏ”, sau đó làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án. Chính tình bạn của ông ta với Anatoli - con của Gromyko - từ thời sinh viên đã tạo điều kiện cho ông ngay bước đi đầu tiên trên con đuờng hoạn lộ, giúp cho cha mình làm quen với Andrey Andreievich”. Trong BCHTW ĐCS Liên Xô, A. A. Gromyko được mọi người coi là thành viên hội tam điểm. Rút cuộc, “do mối quan hệ dan díu này mà Gromyko bị kéo về phe ủng hộ Gorbachov”.

Cũng cần tính đến cả yếu tố “bên ngoài” từng tác động mạnh đến việc thông qua các quyết định về Gorbachov. Khi đó chắc chắn rằng giải quyết điều này có thể thông qua Bộ trưởng Ngoại giao - ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô. Căn cứ theo bằng chứng của V. Israelian, chúng ta biết rằng A. A. Gromyko đã biết trước về mong muốn của ngài cựu Giám đốc CIA G. Bush được nhìn thấy M. X. Gorbachov trên cương vị tổng bí thư và chí ít đã đề cử ông ta vào danh sách ứng cử viên. Người ta có thể tác động tới ông ta cả trong thời gian gặp mặt với Ngoại trưởng Mỹ G. Sults hồi tháng 1 năm 1985. Vì vậy, chúng ta đi tới kết luận rằng A. A. Gromyko đã bị kéo vào “trò chơi” từ rất lâu, trước khi ông ta tới dự phiên họp của Bộ Chính trị và đã từng tuyên bố về việc ủng hộ ứng cử viên M. X. Gorbachov. Bằng chứng của việc này là “A. A. Gromyko phải hộ tống Serbitxki dẫn đầu df đại biểu quốc hội sang Mỹ”.

Bằng chứng để khẳng định rằng phương Tây đã sớm biết về việc M. X. Gorbachov sẵn sàng lên nắm chính quyền là sự kiện: “Tiểu sử của M. X. Gorbachov “đã xuất hiện” ở New-York vào đúng ngày ông ta được bầu làm Tổng bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô“. Mỹ đã vội vã tạo dựng uy tín cho “Gorby” mà không muốn để chậm trễ một phút nào khi cho xuất bản cuốn sách đó. Hơn nữa, trong con mắt của phương Tây, ông ta đã ngay lập tức thực sự trở thành “người bạn tốt nhất”: “Như phép thần thông biến hoá, mọi tổ chức chống Xô Viết, đặc biệt là Liên minh Bảo vệ người Do Thái, lập tức ngừng mọi lời phát biểu chống lại ông ta”.

Đến nay, hoàn toàn có thể khẳng định một cách tin chắc rằng A. A. Gromyko đã thực hiện hành vi phản bội dân tộc khi ông ta biết rõ ý nguyện của phương Tây. Xuất phát từ hàng loạt sự kiện trực tiếp và gián tiếp, chúng ta có thể hiểu rằng Gromyko không thể đi cùng G. Romanov, còn M. X. Gorbachov và A. N. Iakovlev có thể điều khiển được ý chí của ông ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #69 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 12:11:19 pm »


Trở lại với “nhân vật” của chúng ta. Đối với bất cứ cán bộ cao cấp nào, khi còn một thời gian ngắn giữ cương vị thì đều phải cố giữ, cho dù không được lâu dài thì chí ít cũng phải được tới khi hoàn thành xong những nhiệm vụ cơ bản. Bởi vậy, nhiệm vụ cuối cùng của người đó là ngồi vững trên “yên ngựa” cho đến khi hoàn thành được nhiệm vụ do cấp trên và do cả phương Tây giao phó. Để làm được điều đó cần làm trọn vẹn vai của mình sao cho không để một ai nghi ngờ mình trước khi xảy ra thời điểm quyết định. Con người đó đã sử dụng hết khả năng nghệ sỹ của mình: ông ta đã thể hiện cùng một lúc vài vai diễn trước mọi tầng lớp dân chúng và trước một số người cần thiết. Cho tới khi đến thời điểm cuối cùng, không một ai có thể phê phán ông ta, ngược lại, sẽ có nhiều người - những người trước đó đã từng phê phán anh ta - giúp ông ta hạ thấp uy tín của những người khác: “Ông ta càng bị “những người dân chủ” phê phán mạnh bao nhiêu, thì các thủ lĩnh cộng sản lại càng lúng túng bấy nhiêu, thậm chí khi bảo vệ Gorbachov họ cảm thấy Gorbachov đang cùng họ bảo vệ đất nước. Đấy chính là thảm kịch của những người cộng sản và của nhân dân Xô Viết”.

Vào thời gian đó, Gorbachov luồn lách như luơn, tiếp tục đường lối phản bội của mình, phá hoại ĐCS Liên Xô song lại làm ra vẻ mình phải nhượng bộ do áp lực mạnh mẽ của “những người dân chủ”. Gorbachov đã vừa tiến hành những hành động đánh lạc hướng, vừa đưa ra những quyết định mang tính chất hai mặt, thậm chí là phi lý.

Trong khi đó, ông ta còn phải thủ tiêu những dấu vết sai lầm trước đó của mình, như việc mua sắm quần áo, đồ kim hoàn trong chuyến cùng vợ sang thăm London. Raisa Makximova đã mua đôi khuyên tai kim cương của Hãng Cartie với giá 1780 USD, huỷ bỏ chuyến viếng mộ C. Mác theo kế hoạch để đi ngắm các đồ trang sức của vua chúa trưng bày tại Tháp London. Sau sự kiện này, để các phương tiện thông tin đại chúng không nhận thấy, “Gorbachov đã thay hoàn toàn đội bảo vệ - những người đã phục vụ ông ta trung thành và tin cậy từ năm 1978, tức là đã 7 năm”. “Những chàng thanh niên đã từng chăm lo cho gia đình đến tận ngày M. X. Gorbachov được chọn làm Tổng Bí thư đã bị đuổi chỉ trong một ngày vì không còn thích hợp. Hoặc vì họ là những người đã biết quá nhiều, hoặc vì họ đã có khuyết điểm, song Tổng Bí thư lại nói với tôi:

- Họ đã trở nên lười biếng, vất vả lắm mới theo kịp tôi trong những chuyến đi dạo, vả lại họ đã quen với những trật tự cũ. Tôi đã ra lệnh cho Iu. X. Plekhanov thay hết. Nhân thể, thay cả bác sĩ nữa.

Do biết rõ về những chàng trai mạnh mẽ, hết lòng vì công vụ đó nên tôi không thể nhất trí với lời giải thích như thế”.

Chắc chắn rằng những người bảo vệ đó sẽ nói lời cảm ơn vì người ta đã loại họ mà không gây phiền phức gì. Chính M. X. Gorbachov cùng nói về thái độ của mình đối với KGB: “Tôi đã buộc phải hành động. Tôi có lo sợ KGB không à? Không, tôi không sợ. Nếu như tôi sợ hò thì tôi chẳng thể làm được gì. Nhưng tôi biết sức mạnh của họ. Và bây giờ tôi đã có thể nói những gì mà trước đây tôi không thể nói ra. Tôi phải chơi trên cơ họ”.

Liệu giới lãnh đạo cao cấp của đảng, về mặt nguyên tắc, có biết gì về những nguy cơ của những bước đi quá độ trong “thời kỳ Gorbachov” không? Những người trực tiếp làm việc với ban lãnh đạo cao cấp khẳng định là có biết: “Trong các bài viết của K. U. Chernenko đăng trên tạp chí “Người cộng sản” những năm 1981 - 1983 đã từng ít một, song rất kiên trì đề cập tới suy nghĩ về việc cần thiết phân định các chức năng của các tổ chức đảng và tổ chức kinh tế quốc dân, về việc không cho phép hiện tượng lạm quyền, lồng các chức năng của tổ chức kinh tế vào chức năng của tổ chức đảng. Tư duy này có được từ bài học liên quan tới khủng hoảng chính trị ở Ba lan” M. X. Gorbachov thì không mấy thích thú với tư duy này. Chúng ta hẳn còn nhớ thời kỳ 1984 - đầu năm 1985 : “Vào thời của mình, Iu. V. Andropov đã dự định đưa vấn đề này vào bình diện thực tiễn và đã phải tranh luận với nó. “Bởi chúng ta, thưa các đồng chí, - ông ta nói với chúng ta, - chưa có cơ chế bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện, nếu các bí thư thứ nhất trao cho các nhà kinh tế quyền làm gì thì làm - thì mọi thứ của chúng ta sẽ tan nát hết. Trong trường hợp đó thì phương án Ba Lan sẽ dành cho chúng ta”.

Rõ ràng là không hề tình cờ khi những nhà cải tổ chính trị ở Liên Xô đã tiến hành việc tách ra và gạt bỏ ĐCS Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo - chỉ huy đời sống kinh tế - quốc gia của đất nước”.

Hậu quả của thái độ đạo đức giả đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến mức nhiều nhà “phê bình” cho rằng vợ chồng Gorbachov không hề có ác ý, mà dự tính của họ “bị hỏng” chỉ vì những nguyên nhân không xác định được. Nhờ tài năng nghệ sĩ tuyệt vời và cách biết thực hiện hiện kiểu “dậu đổ bìm leo” mà chúng ta đến nay cũng chỉ đoán rằng Gorbachov đã có ý đồ phá hoại Liên Xô từ lâu. Đồng thời chỉ có thể đoán rằng đến một thời điểm nhất định M. X. Gorbachov đã hành động theo những kế hoạch được xuất phát trước hết từ ngay trong nội bộ đất nước, đã được vạch ra từ trước. Điều này dường như lo gíc hơn bởi trong lòng “Bức màn sắt” vốn sẵn những yếu kém và có thể hành động có hiệu quả hơn. Chỉ đến sau này, vào giai đoạn cuối, các kế hoạch đó mới bám rễ vào các kế hoạch của phương Tây - khi các lãnh tụ công khai hướng ra nước ngoài và từ bên ngoài đã kê sẵn đơn thuốc đưa vào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM