Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:57:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô  (Đọc 88168 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #120 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:16:06 pm »


Bản thân chúng ta chỉ là khán giả, đôi khi, trong một khoảng thời gian ngắn, chính chúng ta cũng bị lôi lên sân khấu và làm người tham gia vào vở kịch đó...

Những người quan sát có thiện chí ở Mỹ, cho dù chưa đồng cảm được với chúng ta, khi bày tỏ thái độ kinh ngạc vì mức độ xuất sắc trong tiến hành công cuộc cải tổ, cũng khẳng định rằng “Việc phân tích những nguyên nhân làm Liên Xô sụp đổ, nếu tách rời khỏi đường lối của Mỹ, sẽ giống như việc điều tra về một cái chết bí ẩn, đột ngột và bất ngờ mà lại bỏ qua khả năng bị sát hại, thậm chí bỏ qua cả việc xem xét hoàn cảnh của cái chết đó. Cho dù nạn nhân đang mang trong mình một căn bệnh vô phương cứu chữa, thì nhân viên điều tra vẫn buộc phải xem có điều gì bất thường liên quan tới nó không... Cho tới nay, mối quan hệ giữa đường lối của Reagan và sự sụp đổ của ché độ Xô Viết còn chưa được nghiên cứu nhiều. Một số người cho rằng giữa đường lối Reagan và sự sụp đổ của Liên Xô chỉ tồn tại một mối liên hệ không đáng kể, và thậm chí là hoàn toàn không có”.

Thật ra, nếu giải thích những sự kiện này theo quan điểm “luật học” hiện đang thịnh hành, có thể nói rằng việc sát hại Liên Xô, hoặc chí ít việc đẩy nó tới tự sát là hoàn toàn có thật.

Vậy, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có tội trong “cái chết” này không? Họ có tội.

Ban lãnh đạo cao nhất của Liên Xô có là đồng phạm trong tội ác này không? Có.

Còn kẻ nào khác ngoài chúng? Đó là một số nhân vật ở Israel và các nước Tây Âu.

Và theo một cựu nhân viên CIA khẳng định, khi đưa ra bằng chứng từ tài liệu của RAND Coporation N-1713-NA, tháng 8 năm 1989) đề cập tới “Vai trò chiến lược bí mật của chính quyền Mỹ trong việc Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã”, rằng Trung Quốc đã tiến hành công tác tình báo nhằm vào Liên Xô từ năm 1952. Chỉ mãi tới năm 1963, Liên Xô mới tiến hành việc “đáp lễ”.

Mục đích chính trong cuốn sách này - đó là tìm kiếm lời đáp cho câu hỏi mà nhà thơ Nga vĩ đại, thiên tài Alekxandr Xergeievich Puskin đặt ra từ bao lâu nay: “... Thiên tài và độc ác - hai điều này có thể hợp nhau?”. Thưa rằng, chúng hợp nhau. Và điều này hoàn toàn trái ngược là chính “cái thiện” (không phải là cái thiện trừu tượng, tuyệt đối, mà là cái thiện có trong những bàn tay, con tim và khối óc của con người) mới không thích hợp, thậm chí đã không thể cảnh báo cho chúng ta về tai họa xảy ra...

Chúng ta là những người cuối cùng biết đến tất cả những điều này.

Theo cách diễn đạt của G. Soros, hiện nay đúng hơn là những công nghệ trí tuệ nhạy cảm, chứ không hẳn là “những đồng tiền lớn làm chính trị”.

Song, vấn đề đau đớn nhất là sự ủng hộ của dân chúng trong tất cả những sự kiện đó. Liệu dân chúng có lỗi gì trong giai đoạn đã diễn ra vào những năm 1985 - 1991 và khoảng 10 năm sau đó? Chính họ đã thuận theo mọi sự phá hoại do bị quyến rũ bởi những hào quang giả trá của “tự do” dân chủ và bởi những lời hứa hẹn về một cuộc sống sung túc, êm đềm. Về điều này, nhà văn nổi tiếng của chúng ta - Iuri Bondarev đã nói rất chính xác và khá đau đớn rằng: “Nhưng chúng ta đã chọn lựa ra các chính trị gia của mình, và trong thảm họa chủ yếu của chúng ta, chúng ta cần kiên quyết, thẳng thắn buộc tội chính mình, thói lười biếng tự suy nghĩ, tính ỷ lại và sự ngây ngô ấu trĩ về tư duy, thái độ tin tưởng vô vọng vào “sự may mắn” Thượng đế sẽ trao cho một cuộc sống sung túc.

Nhân dân đã không còn tự tôn, đúng hơn là họ đã rụt rè đòi chính quyền của những kẻ giàu có tôn trọng các quyền con người của mình. Họ run rẩy, sợ hãi khi bày tỏ thái độ phản kháng “những lãnh tụ” và sự xiểm nịnh của chúng trước phương Tây, để rồi không còn là chính mình nữa khi một bộ phận nhân dân trở nên đồi bại, hư hỏng. Bộ phận đó trở nên đố kỵ, độc ác, luôn ấp ủ những ước vọng về một cuộc sống an nhàn, thỏa mãn, giàu có dễ dàng mà hàng ngày họ vẫn thấy trên màn ảnh vô tuyến, như những gì được trang trí trên cây thông Noel. Bộ phận đó trở nên sa đọa bởi những cảnh tình dục kiểu Mỹ và kiểu Nga. Bộ phận đó không còn biết đến nỗi đau, nỗi bất hạnh và những tai họa của người khác; đám phụ nữ đã không còn biết xấu hổ, “cảnh cởi bỏ” đồ lót một cách thân mật đã trở nên bình thường, song những tấm thân trần truồng lại không gợi nên xúc cảm tự nhiên, mà chỉ gây ra những tiếng cười cay độc của những kẻ phụng thờ những điều bất thường”.

Liệu dân chúng có hồi tâm, chuyển ý, phá bỏ cái vòng sa đọa mà họ đã vô lo đưa đầu mình vào đó? Vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Rốt cuộc, việc nước Nga vĩ đại có lao nhanh vào chỗ chết hay không - đang phụ thuộc vào chính họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #121 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:19:32 pm »


Thời điểm của sự thật

Tất cả những gì được viết trong cuốn sách này đáng kể cho bạn đọc từ lâu rồi. Tuy nhiên, cũng cần phải có đủ thời gian, khi những sự kiện như thế này qua đi, thì đến lúc đó mới có thể tích lũy đủ những sự kiện, bằng chứng để bắt tay vào nghiên cứu. Cho dù có hơi muộn, nhưng chúng tôi đã nói được nhiều điều trong số những gì được biết. Công việc của chúng tôi, không hề nói quá lời, có một ý nghĩa hai mặt: nó vạch ra cả sự lừa dối được viết trong báo chí dân chủ và trong sách giáo khoa phổ thông, cả màn sương xám xuất hiện trong thời gian gần đây của những tuyên truyền mâu thuẫn về dấu hiệu và bị che phủ bởi những lời nói mơ hồ.

Sau đây sẽ có những lời giải thích, tranh luận, những nghi ngờ, phê phán, nhưng việc đó để sau... Bây giờ, chúng tôi cùng bạn đọc vèn tấm màn che phủ “sự thật” nhợt nhạt đó. Đối với chúng ta, thời điểm của sự thật đã điểm. Bạn đọc hãy cười lên khi đọc xong điều hồi tưởng nhỏ này về tương lai.

“... Thông báo của Đài phát thanh Matxcơva:

Mới đây tại Kremli đã tổ chức trao thưởng cho một nhóm các nhà khoa học Nga thuộc “Trung ương thần kinh” bí mật đã thực hiện việc hoạch định dự án “Phản cải tổ”...

Tòa án số 4 Matxcơva đã hoàn thành việc xét xử những kẻ phản bội Tổ quốc. Tất cả những kẻ bị buộc tội đã thú nhận tội lỗi... Danh sách đầy đủ sẽ được đăng trên các báo...

... Tại thành phố Santa-Monica (nguyên là lãnh thổ của Mỹ, đã bị Quân đội Nga chiếm đóng), trong tòa nhà của cái gọi là RAND Coporation đã diễn ra một cuộc thăm quan đầu tiên. Trên tầng hai của nghiệp đoàn này Phái đoàn đặc biệt của ủy ban An ninh quốc gia cường quốc đang làm việc.

Về tin thời tiết... trên toàn nước Nga - trời quang mây, còn phía Tây sắp có giông”.
Novoxibirxk - Krasnoiarxk - Minxk - Matxcơva. Năm 2001 – 2002.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #122 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:24:54 pm »


Phụ lục

Phụ lục N0 1.
861. 00/2-2246: điện báo của toàn quyền ở Liên Xô
(J. Kennan) gửi Ngoại trưởng Mỹ

Mật
   
                  
Matxcơva, 22 tháng 2 năm 1946, 21.00
                  
(Nhận ngày 22 tháng 2 năm 1946, 15h 52')
   
511. Trả lời yêu cầu 284 của Bộ Ngoại giao ngày 3 tháng 2 liên quan tới những vấn đề khá phức tạp, khá tế nhị và khá lạ đối với hình thái tư duy của chúng ta và khá quan trọng đối với việc phân tích của chúng ta về môi trường quốc tế, tôi không thể trình bày trong một thông báo ngắn gọn vì tôi hiểu được mức độ nguy hiểm của việc quá đơn giản. Vì vậy, tôi tin rằng mình sẽ được Bộ Ngoại giao hiểu đúng khi trả lời về vấn đề này trong 5 phần sau:
   
Những đặc điểm cơ bản của thế giới quan Xô Viết sau chiến tranh.
   
Lịch sử của thế giới quan này.
   
Sự phản ảnh của nó trong đường lối thực tế ở cấp độ chính thức.
   
Sự phản ảnh của nó ở cấp độ không chính thức.
   
Những kết luận thực tiễn từ quan điểm chính trị Mỹ.
   
Trước hết, tôi xin lỗi về việc sử dụng kênh điện báo; song những vấn đề này là không thể trì hoãn được, đặc biệt là khi xem xét những sự kiện mới xảy ra, nếu quan tâm tới những trả lời của chúng tôi về chúng thì cần giải quyết cấp bách.

Phần 1. Những đặc điểm cơ bản của thế giới quan Xô Viết sau chiến tranh
được bộ máy tuyên truyền chính thức sử dụng, bao gồm:

a- Liên Xô như trước đây vẫn ở thế đối kháng với tư bản chủ nghĩa và trong một thời gian dài không thể cùng tồn tại hòa bình. Năm 1927, Xtalin từng tuyên bố với đoàn đại biểu công nhân Mỹ: “Trong quá trình phát triển tương lai của cách mạng thế giới sẽ xuất hiện hai trung tâm mang tầm vóc quốc tế: trung tâm xã hội chủ nghĩa thu hút về mình những nước theo chủ nghĩa xã hội, và trung tâm tư bản chủ nghĩa bao gồm các nước thiên về chủ nghĩa tư bản. Cuộc chiến giữa hai trung tâm giành quyền kiểm soát nền kinh tế thế giới sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới”.

b- Thế giới tư bản đang bị những xung đột nội bộ mang tính bản chất của xã hội tư bản. Những xung đột đó không thể giải quyết được bằng sự nhượng bộ hòa bình. Trong đó, xung đột giữa Anh với Mỹ là Lớn nhất.

c- Những xung đột nội bộ của chủ nghĩa tư bản sẽ tất yếu dẫn đến chiến tranh. Những cuộc chiến tranh do nguyên nhân này có thể diễn ra dưới hai dạng: những cuộc chiến tranh trong nội bộ tư bản chủ nghĩa giữa hai quốc gia tư bản và những cuộc chiến tranh can thiệp chống thế giới xã hội chủ nghĩa. Những kẻ tư bản chủ nghĩa láu lỉnh, do không tìm được lối thoát ra khỏi những xung đột nội bộ, sẽ thiên về cách giải quyết sau (gây chiến tranh chống các nước xã hội chủ nghĩa).

d- Cuộc can thiệp chống Liên Xô là thảm họa cho những kẻ gây chiến, sẽ có thể dẫn đến một sự kiềm chế mới đối với tiến bộ của chủ nghĩa xã hội ở Xô Viết, và đương nhiên cần phải bị chấm dứt bằng bất cứ giá nào.

e- Những xung đột giữa các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với Liên Xô, đồng thời cũng là những cơ hội to lớn để thúc đẩy sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt nếu Liên Xô duy trì được sức mạnh quân sự, tính nhất nguyên tư tưởng và lòng trung thành của mình đối với ban lãnh đạo kiệt xuất hiện nay.

g- Cần nhận thức rằng không phải cả thế giới tư bản chủ nghĩa đều xấu. Ngoài những phần tử tư sản và phản động, thế giới đó còn bao gồm: 1) Một số phần tử tích cực và rất văn hóa tập hợp trong các đảng cộng sản; 2) Một số phần tử khác (hiện nay vì những nguyên nhân chiến thuật, được coi là tiến bộ hoặc dân chủ), thì những hoài bão, sự hưởng ứng và hành động của họ là những thuận lợi “khách quan” cho các lợi ích của Liên Xô. Cần khích lệ và sử dụng họ vì những mục tiêu của Xô Viết.

h- Trong số những phần tử tiêu cực của xã hội tư sản - tư bản, những kẻ nguy hiểm nhất là những kẻ mà Lênin từng coi là những người bạn dân giả dối, đó là những thủ lĩnh phái chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa xã hội ôn hòa (Nói cách khác, đó là cánh tả phi cộng sản). Những kẻ này nguy hiếm hơn cả những kẻ cực kỳ phản động bởi chúng núp bóng lá cờ chân chính, đồng thời như những thủ lĩnh cánh tả ôn hòa, chúng lừa dối mọi người, lợi dụng bản chất của chủ nghĩa xã hội để phục vụ cho tư bản phản động.

Tất cả những điều này là tiền đề, theo quan điểm của nền chính trị Xô Viết, sẽ đưa tới các kết luận sau:

a- Cần làm tất cả để tăng cường sức mạnh của Liên Xô thành những động lực trong cộng đồng thế giới. Đồng thời, không được phép bỏ qua một cơ hội nào làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc tư bản.

b- Những nỗ lực của Liên Xô, cũng như những nỗ lực của bè bạn ở nước ngoài của Nga cần được hướng vào việc làm sâu sắc thêm và lợi dụng những sự khác biệt, những mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản. Rốt cuộc, nếu chúng phát triển thành chiến tranh “đế quốc”, thì cuộc chiến tranh đó phải được biến thành cuộc khởi nghĩa cách mạng tại các nước tư bản chủ nghĩa.

c- Những phần tử “dân chủ, tiến bộ” ở nước ngoài phải được sử dụng tối đa để gây áp lực với chính phủ của các nước tư bản theo hướng bảo đảm những lợi ích của Liên Xô.

d- Cần tiến hành một cuộc đấu tranh liên tục chống lại những thủ lĩnh chủ nghĩa xã hội - dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở nước ngoài.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #123 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:27:42 pm »

    
Phần 2. Lịch sử của thế giới quan này
   
Trước khi xem xét những hậu quả của đường lối này trong thực tế, tôi muốn lưu ý tới một số khía cạnh sau đây của nó.

Thứ nhất, nó không phải là thế giới quan tự nhiên của nhân dân Nga. Nhân dân Nga, nói chung, có thái độ thân thiện với thế giới bên ngoài, luôn cố gắng giới thiệu mình với thế giới, sánh vai cùng thế giới bằng những tài năng của mình, luôn cố gắng sống cao hơn trong thế giới và hưởng thụ những thành quả lao động của mình. Đường lối của đảng chỉ là cương lĩnh mà bộ máy tuyên truyền chính thức bằng mọi cách, kiên trì áp đặt cho xã hội, mà xã hội sẽ không hoàn toàn chấp nhận. Tuy nhiên, đường lối của đảng xác định thế giới quan và hành vi của những người nắm bộ máy chính quyền - đảng, lực lượng cảnh sát mật và chính phủ, - những người mà chúng ta vẫn phải quan hệ công việc.

Thứ hai, dường như, phần lớn những tiền đề mà đường lối của đảng dựa vào đều không phù hợp với thực tế. Kinh nghiệm cho thấy, sự tồn tại hòa bình và cùng có lợi của các quốc gia tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn không thể. Những xung đột cơ bản bên trong của những quốc gia phát triển không phải là những xung đột được gây nên bởi hình thái tư bản về sở hữu phương tiện sản xuất, mà là những xung đột bắt nguồn từ chủ nghĩa đô thị phát triển và từ chủ nghĩa công nghiệp hóa. Nguyên nhân của việc nước Nga cho đến nay chưa gặp phải những xung đột này, không phải vì nó là xã hội chủ nghĩa, mà vì chính sự lạc hậu riêng của nó. Những mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tư bản không phải lúc nào cũng dẫn đến chiến tranh; và cũng không phải mọi cuộc chiến tranh đều có thể giải thích bằng nguyên nhân này. Đó là điều hoàn toàn vô lý (nonsense) hiện nay để nói đến khả năng can thiệp chống Liên Xô sau khi thủ tiêu Đức và Nhật Bản, mà không tính đến tấm gương sau ngày chiến tranh. Không phải là những động lực thúc đẩy sự bất bình và không phải là lực lượng phá hoại, thế giới “tư bản” ngày nay hoàn toàn đủ sức tồn tại trong thế giới này với chính mình và với nước Nga. Cuối cùng, không một người nào có tư duy lành mạnh lại có cơ sở để nghi ngờ tính chân thành của các thủ lĩnh xã hội ôn hòa ở các nước phương Tây. Hơn nữa, cách phủ nhận bất công thành tựu những nỗ lực của các thủ lĩnh xã hội ôn hòa trong việc cải thiện tình hình của dân chúng lao động trong mọi trường hợp, ví dụ như tại Xcandinav, cũng chính là cơ hội cho thấy họ không đủ khả năng.

Tính chất dối trá của những tiền đề này có cội rễ từ lịch sử trước chiến tranh, và hoàn toàn thể hiện sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn Anh - Mỹ đã không trở thành nguyên nhân cơ bản của thế giới phương Tây. Các nước tư bản, thông qua các nước trục, đã không thiên về giải quyết những mâu thuẫn của mình bằng liên minh thành một cuộc thập tự chinh chống Liên Xô. Thay vì biến chiến tranh đế quốc thành cuộc nội chiến và cách mạng, Liên Xô đã rơi vào tình huống buộc phải kề vai sát cánh với các cường quốc tư bản chiến đấu vì một mục tiêu chung nhất.

Ngoài ra, tất cả các cương lĩnh này, dẫu là lừa dối và vô căn cứ, ngày nay lại vẫn được nêu ra một cách tự tin đến thế. Điều này nói lên cái gì? Đó là đường lối của đảng Xô Viết không dựa trên bất cứ một phân tích khách quan nào về tình hình ở ngoài biên giới Nga; nó, rõ ràng, không có một cái gì chung với những điều kiện đang tồn tại ngoài nước Nga, và chủ yếu được đưa ra do những nhu cầu nội tại cơ bản, từng tồn tại từ trước cuộc chiến tranh cuối cùng và hiện nay đang tồn tại.

Trên quan điểm suy nhược thần kinh của Kremli về những vấn đề quốc tế, thái độ bản chất và truyền thống Nga mang tính chất nguy hiểm. Trước hết, đó là thái độ không tin cậy những con người hòa bình đang sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm cố gắng làm láng giềng sinh sống trong bình nguyên bao la cùng các dân tộc du mục hung tợn. Khi nước Nga đi vào xung đột với phát triển có nền kinh tế phát triển họ còn thêm một nỗi sợ hãi nữa trước những xã hội có uy tín hơn, hùng mạnh hơn, có tổ chức cao hơn trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi này chỉ hiện diện chủ yếu trong giới cầm quyền Nga, trong nhân dân Nga bởi các nhà cầm quyền Nga luôn cầm thấy rằng cách thức cầm quyền của họ là tương đối cổ xưa, mỏng mảnh và nhân tạo trên cơ sở tâm lý, không đủ sức so sánh và tiếp xúc với những hệ thống chính trị ở các nước phương Tây. Vì nguyên nhân này, họ luôn lo ngại sự xâm nhập của nước ngoài, họ sợ tiếp những cuộc xúc trực tiếp với thế giới phương Tây, họ sợ tất thảy những gì có thể diễn ra, nếu những người Nga biết rõ sự thật về thế giới bên ngoài hoặc nếu những người nước ngoài biết rõ sự thật về thế giới bên trong nước Nga, và họ đã học được cách bảo đảm an ninh chỉ bằng biện pháp đấu tranh kiên trì, sống còn để tiêu diệt hoàn toàn lực lượng đối lập, mà không bao giờ chịu tương trợ và nhân nhượng với lực lượng đó.

Không hề là tình cờ, chủ nghĩa Mác, trong vòng nửa thế kỷ qua đang dần dần mục rữa ở Tây Âu, thì lại thực sự xuất hiện đầu tiên và chói sáng ở nước Nga. Chỉ trên mảnh đất này, nơi không bao giờ biết tới láng giềng thân thiện hay sự bình đẳng có thể chấp nhận được của một lực lượng đối lập nào đó, học thuyết này mới thịnh vượng thế, trong khuôn khổ đó nó được coi là không thể giải quyết những mâu thuẫn kinh tế của xã hội bằng những biện pháp hòa bình.

Sau khi hình thành chế độ Bolxevich, giáo lý Mác xít đã trở nên khắc nghiệt hơn và không thể chấp nhận do lối diễn giải nó theo kiểu Lênin, trở thành một cơ chế tình cảm hoàn toàn bất an mà những người Bolxevich và những người cầm quyền trên đây của Nga thường mắc phải, họ dùng giáo lý của nó để bào chữa cho nỗi sự hãi bản năng của mình trước thế giới bên ngoài; cho nền chuyên chính - một nền chính trị mà thiếu nó họ không biết phải điều hành ra sao; cho những hành động nghiệt ngã mà họ chưa kịp áp dụng; cho những nạn nhân mà họ coi là cần thiết. Vì chủ nghĩa Mác, họ đã hy sinh mọi giá trị thẩm mỹ trong các biện pháp và chiến thuật của mình. Ngày nay, họ không thể được tha thứ vì điều đó. Đó là một trang vô liêm sỉ trong sự đáng kính (respectable) về trí tuệ và đạo đức của họ. Thiếu nó, họ sẽ phải đối diện với lịch sử, trong trường hợp tốt nhất, chỉ như những kẻ cuối cùng trong một hàng dài những kẻ cầm quyền Nga độc ác và xa xỉ đã không ngừng đẩy đất nước lên những đỉnh cao mới của sức mạnh quân sự, để bảo đảm an ninh bên ngoài cho những chế độ đã suy yếu bên trong của mình. Chính vì vậy, những người Xô Viết đã phải gồng mình lên cho những thắng lợi tượng trưng bề ngoài của chủ nghĩa Mác và không một ai dám coi thường tầm quan trọng của giáo lý này trong sự nghiệp Xô Viết. Bằng cách đó, ban lãnh đạo Xô Viết đã đi tới những giáo lý rằng (...)1 thế giới bên ngoài độc ác, thù địch và nguy hiểm, còn mang trong mình những vi khuẩn và mầm bệnh và nó sẽ phải chết bởi những mâu thuẫn bên trong ngày càng tăng, ngay cả khi sức mạnh phát triển của chủ nghĩa xã hội xã hội chưa giáng cho nó một đòn chí mạng và nó sẽ không bao giờ chịu nhường lại vị trí của mình cho một thế giới mới, tiến bộ.

Quan điểm này đang là cơ sở cho việc tăng cường sức mạnh quân sự và cảnh sát của quốc gia Nga, cho sự cách ly nhân dân Nga với thế giới bên ngoài và cho việc gây áp lực để mở rộng giới hạn của sức mạnh cảnh sát Nga như là những nhu cầu tự nhiên và bản năng của các nhà cầm quyền Nga. Trên cơ sở này, điều đó chỉ là sự thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga - một sự vận động hàng thế kỷ, trong đó công thức tấn công và bảo vệ đã bị bị làm cho phức tạp tối đa. Tuy nhiên, trong diện mạo mới của chủ nghĩa Mác quốc tế với những hứa hẹn ngọt ngào của mình với những con người đã tuyệt vọng, đã từng thiệt hại vì chiến tranh, thì nó trở nên nguy hiểm và ác độc đối với thế giới bên ngoài hơn bao giờ hết.

Trên cơ sở những điều đã trình bày, cần nhận thấy rằng đường lối đảng Xô Viết đương nhiên là giả trá và không chân thực, khi nói tới tất cả những người đang tiến hành đường lối đó. Nhiều người trong số họ biết rất ít về thế giới bên ngoài và là những người rất lệ thuộc vào những định kiến của mình... *. Cuối cùng, chúng tôi đang gặp phải một bí mật không tài nào hiểu nổi liên quan tới việc ai là người ở mảnh đất vĩ đại ấy thực sự nhận được thông tin chính xác, không bị xuyên tạc về thế giới bên ngoài. Chính phủ này đang đắm mình trong bầu không khí bí ẩn và kín đáo kiểu phương Đông. Họ có vô vàn khả năng xuyên tạc hoặc đầu độc các nguồn tin và dòng thông tin. Thái độ thiếu tôn trọng đối với sự thật khách quan, chính họ thiếu tin tưởng về sự tồn tại của mình đã dẫn đến việc họ luôn xem xét mọi sự kiện như những phương tiện đi tới mục tiêu bí ẩn khác nhau. Có những cơ sở để nghi ngờ rằng chính phủ này thực sự là một âm mưu trong âm mưu; và riêng với tôi, khó mà tin được rằng chính Xtalin có được một bức tranh khách quan về thế giới bên ngoài. Không có một khả năng nào để các chính phủ nước ngoài dễ dàng áp đặt quan điểm của mình cho những nhà lãnh đạo Nga - quy mô này, trong quan hệ của họ với nước Nga đang phụ thuộc vào những cố vấn bí mật và vô danh, những người mà họ chưa bao giờ nhìn thấy và chưa bao giờ có thể tác động tới, điều này, theo tôi, là nét nguy hiểm nhất của nền ngoại giao ở Matxcơva, một nền ngoại giao mà các nhà hoạt động quốc gia phương Tây cần phải hiểu rõ, nếu họ muốn hiểu bản chất của những khó khăn mà họ sẽ gặp ở đây.
___________________________________
1. Đoạn này bị cắt theo Đạo luật Tự do thông tin của Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #124 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:29:51 pm »


Phần 3: Sự phản ảnh của thế giới quan Xô Viết
trong đường lối thực tế ở cấp độ chính thức.

Bây giờ chúng ta làm quen với đặc điểm và tiền sử của chương trình Xô Viết. Liệu chúng ta có thể chờ đợi điều gì trong kế hoạch thực hiện nó?

Đường lối Xô Viết, như từng được nhận định trong yêu cầu thích hợp của Bộ Ngoại giao, được tiến hành theo hai phương diện: 1) phương diện chính thức, được thể hiện bởi những hoạt động chính thức bởi Chính phủ Xô Viết; 2) phương diện bí mật của những hoạt động do các cơ quan tiến hành mà Chính phủ Xô Viết không thừa nhận trách nhiệm về những hoạt động đó.

Đường lối, được tiến hành trên cả hai phương diện, nhằm bảo đảm các hướng cơ bản của nó từ a) đến d) thuộc về phần thứ nhất. Còn những hoạt động được tiến hành theo các phương diện khác, có sự khác biệt lớn, song đều trùng hợp với nhau về tính mục đích, thời hạn và hậu quả.

Trong phương diện chính thức, cần chú ý tới những điểm sau:

a) Đường lối đối nội nhằm củng cố bằng mọi cách sức mạnh và vị thế của quốc gia Xô Viết: công nghiệp hóa quân sự mạnh mẽ; phát triển tối đa lực lượng vũ trang; khoa trương thanh thế nhằm đe dọa các nước; thường xuyên bảo mật các vấn đề nội bộ nhằm che dấu những yếu điểm và thông tin.

b) Trong mọi trường hợp, khi điều này được coi là hợp thời và nhiều hứa hen, họ sẽ cố gắng mở rộng phạm vi chính thức của sức mạnh Xô Viết. Vào thời điểm hiện nay, những nỗ lực đó đang bị hạn chế bởi một số điểm láng giềng, như: Bắc Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể là cả Bornholm (một đảo nằm phía Tây Nam biển Baltik, thuộc Đan Mạch). Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào những điểm khác cũng có thể xuất hiện, nếu sức mạnh chính trị Xô Viết bao trùm lên những vùng mới. Giông như Chính phủ vùng Pecxich “thân thiện” có thể đưa ra yêu cầu dành cho Nga một cảng tại Vịnh Pecxich. Nếu Tây Ban Nha rơi vào vòng kiểm soát của những người cộng sản, có thể nảy sinh vấn đề về căn cứ Xô Viết trong vùng vịnh Gibrantar. Tuy nhiên, những giằng co như vậy chỉ nảy sinh ở cấp độ chính thức khi sự chuẩn bị không chính thức đã hoàn thành.

c) Người Nga sẽ chính thức tham gia vào công việc của các tổ chức quốc tế trong trường hợp họ nhìn thấy khả năng mở rộng ảnh hưởng của Xô Viết hoặc kìm hãm hay giải tỏa ảnh hưởng của những nước khác. Matxcơva không coi Liên Hợp Quốc như một cơ chế thường trực và bền vững của cộng đồng thế giới dựa trên cơ sở của những lợi ích và mục đích của tất cả các nước, mà họi coi nó như một vũ đài bảo đảm khả năng giành được những mục tiêu đã nói ở trên.

Những người Xô Viết sẽ còn ở lại trong Liên Hợp Quốc cho tới khi nào tổ chức này còn phục vụ cho những mục tiêu của họ. Tuy nhiên, đến một khi nào đó, họ sẽ đưa ra kết luận rằng Liên Hợp Quốc gây tổn hại cho việc đạt tới mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của họ, và nếu họ nhìn thấy những viễn cảnh tốt hơn để đạt mục tiêu của mình ở hướng khác, thì rõ ràng họ sẽ từ bỏ Liên Hợp Quốc. Điều này sẽ có nghĩa là, tuy họ coi mình đủ mạnh để phá vỡ sự thống nhất của các nước khác bằng cách họ từ bỏ tổ chức này, làm cho Liên Hợp Quốc trở nên kém hiệu quả trong việc đe dọa an ninh hay các mục tiêu của họ và thay thế tổ chức này bằng một công cụ quốc tế, theo quan điểm của họ, có hiệu quả hơn. Như vậy, thái độ của Xô Viết đối với Liên Hợp Quốc phần lớn sẽ tùy thuộc vào thái độ trung thành của các nước khác đối với tổ chức này và tùy thuộc mức độ nhiệt thành, kiên quyết và sự đoàn kết, từ đó các nước này sẽ bảo vệ công thức hòa bình và nhiều hứa hẹn của sinh hoạt quốc tế trong Liên Hợp Quốc, phù hợp với tư duy của chúng ta về tổ chức quốc tế này. Tội nhấn mạnh một lần nữa, rằng Matxcơva không hề trung thành với những lý tưởng của Liên Hợp Quốc. Thái độ của nó đối với tổ chức này, nói chung, sẽ vẫn là thực dụng và mang tính sách lược.

d) Đối với các khu vực thực dân và những dân tộc lạc hậu, còn phụ thuộc, đường lối Xô Viết thậm chí ở cấp độ chính thức sẽ nhằm làm giảm sút sức mạnh, ảnh hưởng và mối quan hệ của các nước phương Tây phát triển, họ tuân theo học thuyết rằng chừng nào đường lối đó còn được tiến hành thành công, nó sẽ tạo ra khoảng trống để chủ nghĩa cộng sản Xô Viết thâm nhập. Như vậy, áp lực Xô Viết đối với việc tham gia thỏa thuận bảo trợ, theo ý kiến của tôi, là cố gắng tạo ra khả năng ngăn cản và kiềm chế ảnh hưởng của phương Tây tại những địa điểm đó, chứ không hẳn là tạo ra một kênh để gây ảnh hưởng Xô Viết. Không nền cho rằng lý do cuối này là không có, bởi trong mục tiêu này, Xô Viết vẫn đang ưu tiên tạo dựng những kênh khác, không chính thức về thỏa thuận bảo trợ. Vì vậy, có thể tin rằng người Xô Viết sẽ đòi hỏi về việc tham gia vào bất cứ thỏa thuận bảo trợ nào hoặc mọi thỏa thuận tương tự và vẫn sẽ sử dụng những phương châm như cũ để làm suy giảm ảnh hưởng của phương Tây lên những dân tộc này.

e) Người Nga sẽ tích cực cố gắng mở rộng sự đại diện Xô Viết và những mối quan hệ chính thức với các nước, trong đó, theo họ, là có những khả năng to lớn đối lập với những trung tâm quyền lực phương Tây. Điều này liên quan tới hàng loạt điểm địa lý rải khắp thế giới, như: Đức, Argentina, các nước Cận Đông, v.v...

g) Trong những vấn đề kinh tế quốc tế, đường lối Xô Viết sẽ thực sự được xác định bằng nỗ lực của Xô Viết đối với việc tự cung tự cấp. Đây sẽ là đường lối cơ bản. Nếu liên quan tới đường lối chính thức, thì quan điểm này chưa thật rõ ràng. Chính phủ Xô Viết tỏ ra có một thái độ kiên trì đáng sợ kể từ khi chấm dứt thái độ thù địch trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nếu có được những khoản tín dụng lớn dài hạn, tôi cho rằng, Chính phủ Xô Viết sẽ lại một lần nữa có thái độ giả dối như đã từng xảy ra vào những năm 30, do mong muốn phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung. Trong trường hợp ngược lại, tôi cho là có khả năng ngành ngoại thương Xô Viết có thể bị hạn chế đáng kể chính phạm vi an ninh Xô Viết, bao gồm những vùng đang bị chiếm của Đức và có thể có thái độ chính thức lạnh nhạt đối với nguyên tắc hợp tác kinh tế chung giữa các nước.

h) Còn về hợp tác văn hóa, cũng có thể nhận thấy sự ủng hộ thiếu chân thành đối với nguyện vọng tăng cường hợp tác văn hóa giữa các dân tộc, tuy trên thực tế điều này không thể diễn giải được bằng bất cứ cách gì là tiềm năng làm suy giảm mức độ an ninh của các dân tộc Xô Viết.. những biểu hiện thực tế của đường lối Xô Viết trong mặt này sẽ bị hạn chế bởi những kênh hẹp của các chức năng và các chuyến viếng thăm chính thức được kiểm soát một cách thận trọng, được đặc trưng bởi sự thừa thãi rượu vodka và lời tuyên bố và thiếu hẳn những kết quả thường xuyên.

i) Qua đó, những mối quan hệ chính thức của Xô Viết sẽ được thực hiện phù hợp với cái gọi là đường lối “đúng đắn” đối với chính phủ nước ngoài, đặc biệt chú trọng tới vị thế của Liên Xô và những đại diện của họ, cũng như tới sự thực hiện nghiêm văn bản.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #125 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:32:17 pm »


Phần 4: Sự phản ảnh của nó ở cấp độ không chính thức hay bí mật,
nghĩa là ở cấp độ mà Chính phủ Xô Viết sẽ không nhận lãnh trách nhiệm về mình
   
Những thiết chế dưới đây được vận dụng để tiến hành đường lối ở cấp độ này:
   
1. Hạt nhân trung tâm bên trong của các đảng cộng sản ở các nước khác. Có thể chỉ ra rằng nhiều nhân vật thuộc phạm trù này đang hành động với tư cách cá nhân, tuy nhiên trong thực tế họ đang hoạt động trong khuôn khổ của một ban điều hành chủ nghĩa cộng sản thế giới, của một quốc tế cộng sản bí mật, được Matxcơva hoạch định và lãnh đạo một cách nghiêm ngặt. Cần phải nhớ rằng hạt nhân bên trong này thực sự hành động trong cơ sở bí mật, cho dù những đảng mà nó liên hiệp đang tồn tại hợp pháp.

2. Những đảng viên thường của các đảng cộng sản. Cần chú ý sự khác biệt giữa họ với những nhân vật được nói tới trong điểm 1. Trong những năm gần đây, sự khác biệt đã trở nên gay gắt. Trước hết, những đảng cộng sản nước ngoài đã tỏ ra có sự pha tạp đáng ngại (theo quan điểm của Matxcơva là bất lợi) giữa hoạt động bí mật và hợp pháp, tuy hiện nay yếu tố bí mật được tập trung một cách thận trọng trong phạm vi nội bộ và nhằm vào hướng bí mật, đồng thời những đảng viên thường - đơn giản là họ không tham gia hoạt động này - lại đang tiến lên phía trước như những kẻ tiên phong cho khuynh hướng chính trị bí mật ở đất nước của mình, hoàn toàn không hình dung ra mối quan hệ bí mật với các quốc gia nước ngoài. Chỉ ở một số nước có những đảng viên cộng sản mạnh về chất lượng họ mới thể hiện và hoạt động như một tổ chức. Thường là họ được sử dụng để thâm nhập và gây ảnh hưởng hoặc để kiểm soát, tùy theo hoàn cảnh, đối với các tổ chức khác có khả năng làm công cụ ảnh hưởng của Chính phủ Xô Viết, đồng thời để giành những mục tiêu của họ thông qua... (bị kiểm duyệt), chứ không hoạt động trực tiếp cho một đảng chính trị nào.

3. Quy mô rộng lớn của những tổ chức dân tộc hoặc của những tổ chức có thể thống trị được hoặc những tổ chức có thể thâm nhập được. Đó là: các công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chức phụ nữ, các hiệp hội mang tính chất dân tộc, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, các nhóm văn hóa, những nhà báo tự do, các nhà xuất bản tư nhân...

4. Các tổ chức quốc tế có thể thâm nhập bằng cách gây ảnh hưởng đối với các phần tử dân tộc. Quan trọng nhất trong số này là các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và phụ nữ. Về mặt này, phong trào công nhân quốc tế có một ý nghĩa đặc biệt, thậm chí mang tính chất quan trọng sống còn. Matxcơva đang coi đây là một khả năng bỏ qua các chính phủ phương Tây trong những vấn đề quốc tế và thiết lập được sự ủng hộ (lobby) quốc tế để buộc các chính phủ ở các nước khác nhau phải chấp thuận những giải pháp có lợi cho Xô Viết, và làm tê liệt những hành động thù địch đối với lợi ích của Liên Xô.

5. Nhà thờ chính thống Nga với các chi nhánh của nó ở nước ngoài và thông qua nó là nhà thờ chính thống ở phương Đông nói chung.

6. Phong trào toàn xlavơ và những phong trào khác (của Armenia, Azerbaidzan, Turkmenia, ...) dựa trên các nhóm dân tộc trong khuôn khổ của Liên Xô.

7. Các chính phủ và các nhóm cầm quyền, ở mức độ nhất định, sẵn sàng tạo điều kiện cho những mục tiêu của Xô Viết, cũng như chính phủ của các nước Bun Ga Ri và Nam Tư, chế độ ở vùng Bắc vịnh Pecxich, những người cộng sản Trung Quốc và v.v... Không chỉ là những bộ máy tuyên truyền, mà cả đường lối thực tế của những chế độ này có thể tuân thủ theo sự điều khiển của Liên Xô.

Có thể dự kiến rằng những bộ phận hợp thành của bộ máy to lớn này, tùy theo tính chất của riêng chúng, sẽ sử dụng những phương thức sau:

a) Để phá hoại tiềm năng chính trị và chiến lược chung của các cường quốc phương Tây. Những nước này sẽ tập trung mọi nỗ lực để phá hoại niềm tin vào sức mạnh riêng ở cấp độ dân tộc, kiềm chế các biện pháp phòng thủ quốc gia, kích động thái độ bất bình trong sản xuất và xã hội, kích động mọi hình thức làm tan rã khối thống nhất. Tất cả những ai có lý do để bất bình, cho dù là vì những nguyên nhân kinh tế hay chủng tộc, sẽ thực sự được kích động đòi giải quyết những vấn đề của họ, không phải bằng cách không nhân nhượng hay hợp tác, mà bằng cách đấu tranh quyết liệt nhằm phá hoại các thành phần khác của xã hội. Trong trường hợp này, người nghèo sẽ chống đối lại người giàu, người da đen sẽ chống lại người da trắng, thanh niên chống đối lại những người đứng tuổi, những người đến ngụ cư sẽ chống lại những người đã từng sinh sống lâu đời tại các địa phương, v.v...

b) ở cấp độ không chính thức, những biện pháp đặc biệt độc ác sẽ là làm suy yếu sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây đối với các dân tộc bị phụ thuộc và thực dân lạc hậu. Mọi biện pháp sẽ được sử dụng ở cấp độ này. Chúng sẽ phanh phui và lợi dụng những sai lầm và yếu điểm của bộ máy hành chính thực dân phương Tây. Dư luận xã hội tự do ở các nước phương Tây sẽ được huy động nhằm mục đích làm suy yếu chính sách thực dân. Chúng sẽ khích lệ khuynh hướng của những lực lượng này để giành độc lập đối với các cường quốc phương Tây, những thể chế chính trị tay sai do Xô Viết thống trị sẽ sẵn sàng giành chính quyền tại những vùng thuộc địa thích hợp sau khi chúng giành được độc lập.

c) Trong trường hợp, khi có chính quyền nào đó đứng cản đường giành mục tiêu này của Xô Viết, chúng sẽ gây áp lực để thay đổi chính quyền. đó. Điều này có thể diễn ra khi chính quyền trực tiếp chống lại những mục tiêu trong đường lối đối ngoại của Xô Viết (như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran), hoặc khi chính quyền đóng cửa biên giới nhằm tránh sự thâm nhập của cộng sản (như Thụy Điển, Bồ đào Nha) hoặc khi chúng cạnh tranh quyết liệt với chính quyền, như chính phủ Công đảng ở Anh, nhằm thống trị tinh thần đối với các phần tử mà những người cộng sản cho là quan trọng. (thườngtrong trường tương tự thì có đủ chỗ cho cả hai thành phần. Đảng cộng sản đối lập khi đó sẽ trở nên quyết liệt và độc ác)

d) Tại những nước khác, những người cộng sản thông thường sẽ cố gắng tiêu diệt mọi hình thức độc lập cá nhân về kinh tế, chính trị hay tinh thần. Hệ thống của họ có thể chỉ liên hệ với những nhân vật hoàn toàn độc lập đối với quyền lực cao nhất. Rõ ràng, đó là những nhân vật độc lập về tài chính, như các doanh nhân, các chủ đất, những chủ trang trại thành đạt, những người thợ thủ công và tất cả những ai có chức năng lãnh đạo ở cấp địa phương hay có uy tín tại địa phương, ví dụ như các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo có danh tiếng ở địa phương đã bị rút phép thông công. Không phải vô cớ mà ở Liên Xô, thậm chí những người lãnh đạo địa phương thường xuyên bị thuyên chuyển công tác, đó chính là vì họ không được phép cắm rễ ở bất cứ đâu.

e) Chúng sẽ làm tất cả những gì có thể để các cường quốc phương Tây đối đầu nhau. Trong những người Mỹ sẽ lan truyền những âm mưu chống lại người Anh, còn ở Anh sẽ có những âm mưu chống Mỹ. Chúng sẽ dạy cho người châu Âu, kể cả người Đức, lòng căm thù đối với hai cường quốc ănglo xác xông. Chỗ nào có sự bất đồng, chúng sẽ hâm nóng thêm, còn những nơi nào chưa có, chúng sẽ làm lan truyền. Chúng sẽ áp dụng mọi nỗ lực để kỳ thị và phá tán mọi biện pháp có nguy cơ tạo nên bất kỳ sự đoàn kết và thống nhất nào giữa những người ... (Bị kiểm duyệt), ngoại trừ mỗi nước Nga. Như vậy, bất kỳ loại hình tổ chức quốc tế nào không chấp thuận sự thâm nhập và kiểm soát của cộng sản, cho dù là thiên chúa giáo ... (Bị kiểm duyệt), về những vấn đề kinh tế quốc tế hay tình hữu nghị giữa các dân tộc, những đại diện của gia đình vua chúa và của tầng lớp quý tộc, nhất định bị đưa lên dàn hỏa thiêu và ... (Bị kiểm duyệt).

g) Nói chung, mọi nỗ lực của Xô Viết ở cấp độ quốc tế không chính thức sẽ có tính chất rất tiêu cực và thiếu tính xây dựng. Chúng se nhằm vào hướng phá hoại những cội nguồn của bất kỳ sức mạnh nào không nằm trong tầm kiểm soát của Xô Viết. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất chủ yếu của Xô Viết - đó là không khoan nhượng với bất kỳ sức mạnh đối đầu nào và công việc xây dựng chỉ có thể được bắt đầu khi chính quyền cộng sản đã nắm quyền thống trị. Tất cả những điều này sẽ không ngừng gây áp lực để thâm nhập và giành quyền kiểm soát đối với những vị trí then chốt trong bộ máy hành chính, đặc biệt là trong bộ máy cảnh sát của các quốc gia nước ngoài. Chế độ Xô Viết là một chế độ thiên về cảnh sát, được hình thành từ những âm mưu cảnh sát Nga hoàng tại một nửa bán cầu tăm tối. Chế độ đó đã quen với lối suy nghĩ, trước hết, theo quan điểm có sự hỗ trợ của cảnh sát. đây là điểm không bao giờ được phép bỏ qua khi cân nhắc những nguyên nhân Xô Viết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #126 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:34:48 pm »

   
Phần 5: Những kết luận thực tiễn từ quan điểm chính trị Mỹ.

Tóm lại, ở đây chúng ta có vấn đề về sức mạnh chính trị trung thành một cách cuồng tín với ý kiến cho rằng không thể chung sống (modus vivendi) cùng với Mỹ, rằng họ có ý nguyện và thấy cần thiết phải phá tan sự cân bằng bên trong của xã hội chúng ta, hủy diệt lối sống truyền thống của chúng ta, xóa bỏ ảnh hưởng quốc tế của quốc gia chúng ta nhằm bảo đảm cho nền an ninh của chính quyền Xô Viết. Sức mạnh chính trị đó có khả năng chi phối hoàn toàn lòng nhiệt thành của một trong những dân tộc vĩ đại nhất trên thế giới và những nguồn lực của một lãnh thổ quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Sức mạnh đó đang được chuyển động bởi những dòng chảy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Nga. Ngoài ra, sức mạnh đó còn bao trùm cả một tổ chức phát triển rộng lớn để tạo nên ảnh hưởng đối với các nước khác. Mà bộ máy đó lại đang bị lãnh đạo bởi những kẻ có kinh nghiệm và thành thạo chưa từng có trong lịch sử trong lĩnh vực hoạt động ngầm. Sức mạnh đó, rõ ràng không đủ khả năng để lĩnh hội hiện thực trong những hành động của mình. Khác với chúng ta, đối với họ, một quỹ đầy đủ những yếu tố khách quan về xã hội loài người không phải là phương thức để thường xuyên liên hệ và điều chỉnh thế giới quan, mà chỉ là một cái túi có sẵn để lựa chọn tự do và tùy thích những công cụ hỗ trợ cho thế giới quan đã định trước. Đây thực sự là một bức tranh không mấy dễ chịu. Vấn đề là cần có thái độ ra sao đối với sức mạnh đó. Đây là một nhiệm vụ thực sự vĩ đại nhất có liên quan tới nền ngoại giao của chúng ta. Nó phải trở thành điểm tựa cho toàn bộ công tác chính trị của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Cần có cách tiếp cận nó thận trọng và cảnh giác, tựa như đối với việc giải quyết vấn đề chiến lược to lớn trong quá trình chiến tranh, cần có một kế hoạch đầy đủ. Tôi không có ý định trả lời hết mọi yêu cầu qua bản báo cáo này. Nhưng tôi muốn tuyên bố rằng, chúng ta có đủ khả năng để giải quyết vấn đề này mà không sa vào một cuộc xung đột quân sự. Và để khẳng định ý kiến này, tôi muốn dẫn chứng ra đây một vài nhận thức lạc quan như sau:

1) Chính quyền Xô Viết, khác với chính quyền ở nước Đức phát xít, không hề là một chính quyền đơn giản và phiêu lưu. Nó đang hoạt động trên cơ sở của những kế hoạch đã được vạch ra. Nó không liều lĩnh khi không cần thiết. Tuy là một chính quyền không có khả năng nhận thức đối với logic lý trí, song nó rất nhạy cảm với logic sức mạnh. Vì nguyên nhân này, nó có thể dễ dàng lùi bước và thường bùng nổ vào những giai đoạn mà nó gặp phải sự chống đối mạnh mẽ. Do đó, nếu đối phương có đủ sức mạnh và tỏ ra sẵn sàng nhằm thẳng vào nó, thì nó ít khi làm như thế. Quan điểm thích hợp đối với những tình huống phát sinh là không để xảy ra những sự kiện liên quan tới việc làm suy giảm uy tín.

2) So với thế giới phương Tây nói chung, chế độ Xô Viết vẫn đang là một sức mạnh yếu kém hơn rất nhiều. Vì vậy, thành công của họ sẽ tùy thuộc vào mức độ hiện thực của sự đoàn kết, thái độ kiên quyết và tích cực mà thế giới phương Tây có thể đạt được. Chúng ta có đủ khả năng tác động vào yếu tố này.

3) Thành công của hệ thống Xô Viết, như các hình thái của quyền lực trong nước, vần chưa thể hiện hoàn toàn. Nó vẫn cần thể hiện rằng nó có thể chịu được thử thách quan trọng hơn của việc chuyển đổi quyền lực liên tục từ một nhân vật hay một nhóm người này sang cho một nhân vật hay một nhóm người khác. Sự chuyển đổi đầu tiên như vậy đã diễn ra nhân cái chết của Lênin và những hậu quả của nó đã gây chấn động tới quốc gia Xô Viết suốt 15 năm liền. Sự chuyển đổi lần thứ hai xảy ra sau cái chết của Xtalin. Song, thậm chí đó vẫn chưa phải là thử thách cuối cùng. Liên quan tới việc bành trướng lãnh thổ mới đây, hệ thống nội bộ Xô Viết sẽ phải chịu đựng hàng loạt thách thức giống như trước đây chế độ Nga hoàng đã phải gánh chịu. Trong vấn đề này, chúng tôi khẳng định rằng từ thời chiến tranh vệ quốc, nhân dân Nga chưa bao giờ thoát khỏi học thuyết của đảng cộng sản, như hiện nay. Đảng ở Nga giờ đây đã trở nên vĩ đại nhất, và vào thời điểm đó, là một bộ máy đặc biệt thành công của chính quyền chuyên chính, tuy nhiên nó không còn là nguồn động viên tinh thần nữa. Vì vậy, không nên coi sự vững chắc nội bộ và tính hiệu quả của nó là đã được khẳng định.

4) Toàn bộ tuyên truyền của Xô Viết trong khuôn khổ lĩnh vực an ninh Xô Viết chủ yếu là tiêu cực và không xây dựng. Nó dễ dàng trở nên đối lập với một chương trình mang tính xây dựng và có lý trí. Vì những nguyên nhân này, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp cận một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng việc giải quyết vấn đề về thái độ quan hệ với Nga. Để xác định cách tiếp cận này, tôi muốn vào phần kết luận những nhận xét sau:

     1, Trước hết, chúng ta cần chấp nhận và công nhận đặc điểm của phong trào này, như nó vốn có và chúng ta có liên quan. Chúng ta cần nghiên cứu sự bạo dạn, tính chất vô nguyên tắc, tính khách quan của nó, cũng như tính chất quyết liệt của nó trong việc không chấp nhận sự can thiệp tinh thần hay việc tin vào một bác sĩ đang chữa trị cho bệnh nhân khó bảo và nông nổi.

     2, Chúng ta cần bảo đảm để công chúng của ta biết đến tình hình thực tế ở Nga. ý nghĩa của vấn đề này không thể đánh giá hết được. Chỉ có báo chí thì không thể làm được việc đó. Đây là điều mà chủ yếu chính phủ phải làm - một chính phủ phải có kinh nghiệm to lớn và được thông tin tốt nhất về những vấn đề thực tiễn thích hợp. Tôi tin rằng trong đất nước của chúng ta hiện nay có không ít phong trào chống Xô Viết cuồng nhiệt, nếu nhân dân ta được hiểu biết đầy đủ hơn về hiện thực của tình hình. Không có gì đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn sự thiếu thông tin. Ai đó có thể nói rằng việc đưa ra những thông tin về những khó khăn của chúng ta sẽ làm cho quan hệ Nga - Mỹ xấu đi. Tôi cho rằng, nếu trong vấn đề này còn có một nguy cơ hiện thực nào đó, thì đó là chúng ta cần phải dũng cảm đối mặt và càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tôi không cho rằng chúng ta đang liều lĩnh. Hy vọng của chúng ta ở đất nước này đặc biệt thấp, kể cả khi có xảy ra những cuộc biểu tình ủng hộ tình hữu nghị của chúng ta với nhân dân Nga. Tại nước này chúng ta không có những đầu tư tư bản cần bảo vệ, thực sự không có buôn bán để có thể mất, thực sự cũng không có những công dân của ta cần được bảo vệ và cũng có rất ít quan hệ văn hóa cần giữ gìn. Hy vọng duy nhất của chúng ta không phải ở những gì chúng ta đang có, mà ở những gì chung ta mong chờ. Và tôi khẳng định rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiện thực hóa niềm tin của chúng ta, nếu công luận của chúng ta được giáo dục và nếu những mối quan hệ của chúng ta với người Nga được thiết lập trên nền tảng hiện thực, thực tế.

     3, Có nhiều điều tùy thuộc vào sự lành mạnh và lòng nhiệt thành của xã hội chúng ta. Chủ nghĩa cộng sản thế giới giống như ký sinh trùng mang bệnh, chỉ có thể sống trong người bệnh. Đây là điểm làm biến đổi đường lối đối nội và đối ngoại. Mỗi biện pháp dũng cảm và sắc bén nhằm giải quyết những vấn đề nội bộ của xã hội chúng ta, nhằm củng cố niềm tin vào sức mạnh của chính chúng ta, vào những nguyên tắc tinh thần xã hội và đạo đức của nhân dân ta sẽ là một chiến thắng về mặt ngoại giao đối với Matxcơva có giá trị ngang với cả ngàn bức công hàm ngoại giao và thông cáo chung. Nếu chúng ta không thể tránh khỏi định mệnh và sự thờ ơ với những yếu điểm của xã hội chúng ta, thì Matxcơva sẽ lợi dụng chính điều đó - Matxcơva không thể không tận dụng điều đó trong đường lối đối ngoại của mình.

     4, Chúng ta phải vạch ra trước các dân tộc khác một bức tranh mang tính xây dựng và tích cực hơn về một thế giới mà chúng ta muốn có, nếu không chúng ta sẽ lùi vào quá khứ. Chỉ kêu gọi mọi người phát triển các tiến trình chính trị như của chúng ta là chưa đủ. Nhiều dân tộc, chí ít là ở châu Âu, đã mệt mỏi và kinh sợ kinh nghiệm của quá khứ. Họ ngày càng quan tâm hơn tới an ninh, thậm chí là nền tự do trừu tượng. Họ mong muốn có được những lời khuyên, sự nhận lãnh trách nhiệm về mình. Chúng ta phải có một tình thế tốt hơn Nga để trao cho họ điều đó. Và điều này, nếu chúng ta không làm được, thì người Nga nhất định sẽ làm.

     5, Cuối cùng, chúng ta phải có lòng quả cảm và niềm tin để thực thi những phương pháp và công thức của riêng mình về xã hội loài người. Rút cuộc, mối nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta có thể gặp phải khi giải quyết vấn đề của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết là cơ hội để chúng ta cho phép mình trở thành chính những kẻ mà chúng ta đang đối đầu.

                     
Kennan
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #127 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:49:25 pm »


Phụ lục N0 2.

Những trung tâm Xô viết học chủ yếu của Mỹ


Trường Quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Nghiên cứu tương lai Liên Xô Averell Garriman
Đại học tổng hợp Columbia
   
Chương trình về các dân tộc Liên Xô
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Nghiên cứu các vấn đề biến động quốc tế
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Trung - Đông Âu
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Đông Á
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Nam Á
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Trung Đông
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Tây Âu
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Những nghiên cứu Mỹ
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Những nghiên cứu Mỹ La tinh và Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha
Đại học tổng hợp Columbia
   
Viện Nghiên cứu về Israel và Do Thái
Đại học tổng hợp Columbia
   
Hội đồng về những nghiên cứu châu Âu
Đại học tổng hợp Columbia
   
Trung tâm Những nghiên cứu trong lĩnh vực
Đại học tổng hợp Columbia
   
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế quốc tế
Đại học tổng hợp Columbia
   
Hội đồng Mỹ
Đại học tổng hợp Columbia
   
Trung tâm về những nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội
Đại học tổng hợp Columbia
   
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế
Đại học tổng hợp New-York
   
Nhóm Nghiên cứu các vấn đề chủ nghĩa xã hội và dân chủ
Đại học tổng hợp New-York
   
Trung tâm A. Bildner về nghiên cứu bán cầu Tây
Đại học tổng hợp New-York
   
Viện Nghiên cứu các vấn đề hòa bình và phát triển ở Trung Đông
Đại học tổng hợp New-York
   
Hiệp hội Nghiên cứu các dân tộc ở Liên Xô và Đông Âu
Đại học tổng hợp New-York
   
Viện Nghiên cứu chính trị thế giới
Đại học tổng hợp New-York
   
Trung tâm Phục hồi dân chủ phương Tây
Đại học tổng hợp New-York
   
Hội Bảo vệ nhân quyền ở Đông Á
Đại học tổng hợp New-York
   
Quỹ Thế kỷ XX Đại học tổng hợp New-York
   
Trung tâm Cơ đốc giáo mang tên Joan XXIII
Đại học tổng hợp New-York
   
Trung tâm Nghiên cứu về Ki tô giáo ở phương Đông
Đại học tổng hợp New-York
   
Viện khoa học về phát triển học vấn
Đại học tổng hợp New-York
   
Viện Nghiên cứu các vấn đề an ninh trong quan hệ Đông - Tây
Đại học tổng hợp New-York
   
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế
Đại học tổng hợp Cornell
   
Chương trình Những nghiên cứu so sách và chính trị đối ngoại
Đại học tổng hợp Siracusa
   
Viện Nghiên cứu chính trị thế giới
Đại học tổng hợp Siracusa
   
Viện Nghiên cứu nhân đạo
Đại học tổng hợp Siracusa
   
Trung tâm Thông tin chiến lược quốc gia
Đại học tổng hợp Siracusa
   
Ủy ban vì thế giới tự do
Đại học tổng hợp Siracusa
   
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế
Đại học tổng hợp Georgertown
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:51:39 pm »


Trung tâm Đạo đức học và Chính trị xã hội
Đại học tổng hợp Georgertown
   
Viện Những nghiên cứu trong lĩnh vực ngoại giao
Đại học tổng hợp Georgertown
   
Trung tâm Nghiên cứu Arập hiện đại
Đại học tổng hợp Georgertown
   
Trung tâm Chính sách di trú và Hỗ trợ người tỵ nạn
Đại học tổng hợp Georgertown
   
Viện Nghiên cứu Xô - Trung
Đại học tổng hợp Georger Washington
   
Trung tâm về Những nghiên cứu trong lĩnh vực liên lạc viên thông
Đại học tổng hợp Georger Washington
   
Trung tâm Nghiên cứu chính trị đối ngoại tại Washington
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu chính trị nước ngoài
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Bruklin
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Quốc phòng
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Hải quân
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Đại học Quốc phòng
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Smithson
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm quốc tế dành cho các nhà khoa học Woodro Wilson
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu nước Nga tương lai J. Kennan
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu chính trị
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Doanh nghiệp Mỹ nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị - xã hội
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Quỹ Di sản
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện nghiên cứu chính trị quốc tế
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện cộng hòa quốc gia nghiên cứu các quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Trung Đông
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm Thông tin về những vấn đề quốc phòng
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc gia
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Hội đồng Đại Tây dương Mỹ
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu về tinh thần và các quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu chiến lược Mỹ
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Những nghiên cứu quốc tế tương lai
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu Mỹ trong lĩnh vực khoa học hành vi
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Bảo vệ hòa bình
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm An ninh quốc tế
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Ủy ban về những vấn đề an ninh quốc gia
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm Nghiên cứu Thiên chúa giáo quốc tế
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Kiểm soát vũ khí hạt nhân
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm Chính trị quốc gia
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Ủy ban Mỹ vì sự đồng thuận giữa Đông và Tây
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Nghiệp đoàn phục vụ phân tích
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Hội đồng quốc gia về những nghiên cứu Xô Viết và Đông Âu
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Trung tâm Nghiên cứu hoạt động của Quốc hội và Tổng thống
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Viện Nghiên cứu ký ức Batttell
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Ủy ban về nguy cơ hiện hữu
Đại học tổng hợp John Hopkins
   
Hội đồng vì một thế giới đầy sức sống
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Quỹ quốc gia hỗ trợ nền dân chủ
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Các công dân ngoài nước Mỹ
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Liên minh vì sáng kiến phòng thủ chiến lược
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Viện Nghiên cứu luật quốc tế
Đại học tổng hợp Mỹ
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #129 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 08:52:45 pm »

 
Viện đào tạo quân sự cấp cao
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia
Đại học tổng hợp Mỹ
   
Trung tâm về các quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp Havard
   
Trung tâm Nghiên cứu Nga
Đại học tổng hợp Havard
   
Viện Phát triển quốc tế Haward
Đại học tổng hợp Havard
   
Trung tâm về nghiên cứu Đông Á
Đại học tổng hợp Havard
   
Viện Hoạt động chính trị
Đại học tổng hợp Havard
   
Trung tâm về khoa học và các quan hệ quốc tế trực thuộc
Trường Hoạt động quốc gia mang tên F. Kenedy
Đại học tổng hợp Havard
   
Trường Luật và Ngoại giao Fletserov
Đại học tổng hợp Taft
   
Viện Phân tích chính trị đối ngoại
Đại học tổng hợp Taft
   
Trung tâm Những nghiên cứu quốc tế và khu vực
Đại học tổng hợp Wermont
   
Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Liên Xô
Đại học tổng hợp Conneticut
   
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội Rowper
Đại học tổng hợp Conneticut
   
Trung tâm Nghiên cứu khu vực và quốc tế
Đại học tổng hợp Yale
   
Trung tâm Phát triển chính trị nước ngoài
Đại học tổng hợp Brown
   
Viện Công nghệ Massachusetts
Đại học tổng hợp Brown
   
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế
Đại học tổng hợp Brown
   
MITRE Coporation
Đại học tổng hợp Brown
   
Trung tâm Nghiên cứu văn học Nga mới
 Đại học tổng hợp bang Massachusetts
   
Viện Nghiên cứu các vấn đề phòng thủ và giải trừ quân bị
Đại học tổng hợp bang Massachusetts
   
Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ
Đại học tổng hợp bang Massachusetts
   
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế
Đại học tổng hợp Prinston
   
Chương trình Những nghiên cứu Nga
Đại học tổng hợp Prinston
   
Hội đồng về Nghiên cứu khu vực và quốc tế
Đại học tổng hợp Prinston
   
Trung tâm Tổng hợp nghiên cứu quốc tế
Đại học tổng hợp Pittsburg
   
Chương trình Nghiên cứu Đông Âu và Nga
Đại học tổng hợp Pittsburg
   
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tương lai
Đại học tổng hợp Miami
   
Viện Nghiên cứu chính trị đối ngoại
Đại học tổng hợp Miami
   
Chương trình Nghiên cứu Nga
Đại học tổng hợp Wisconsin - Medison
   
Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Nga
Đại học tổng hợp Michigan
   
Tập đoàn tài chính liên đại học về những nghiên cứu xã hội và chính trị
Đại học tổng hợp Michigan
   
Trung tâm Nghiên cứu Xlavơ và Balkan
Đại học tổng hợp Chicago
   
Trung tâm Nghiên cứu Viễn Đông
Đại học tổng hợp Chicago
   
Trung tâm Nghiên cứu Về Trung Đông
Đại học tổng hợp Chicago
   
Trung tâm Ngôn ngữ và khu vực Nam Á
Đại học tổng hợp Chicago
   
Viện Nghiên cứu các vấn đề truyền thông
Đại học tổng hợp Illinoi
   
Trung tâm Đông Âu và Nga
Đại học tổng hợp Illinoi tại Urban-Sampein
   
Trung tâm Các quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp Indian
   
Viện Đông Âu và Nga Đại học tổng hợp Indian
   
Trung tâm Văn kiện về các quan hệ quốc tế
Đại học tổng hợp Notr-Dam
   
Viện Hudson
Đại học tổng hợp Notr-Dam
   
Trung tâm Merson về nghiên cứu và học vấn trong lĩnh vực an ninh quốc gia và chính trị xã hội Đại học tổng hợp bang Ohio
   
Nghiệp đoàn nghiên cứu thuộc ủy ban Brandt
Đại học tổng hợp bang Ohio
   
Viện các nghiên cứu Đông Âu và Nga
Đại học tổng hợp John Carrol
   
Trung tâm Nghiên cứu về NATO L. Lemnitser
Đại học tổng hợp Kent
   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM