Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:05:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ nhân dân mà ra  (Đọc 39676 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 08:26:28 am »

Thời gian này, tôi và anh Thiết Hùng đều bị ốm nặng. Thuốc uống chỉ có lá nụ ảo. Nhưng lần này lá nụ ảo đối với chúng tôi đều không có hiệu quả. Anh Thiết Hùng có lẽ bị sốt thương hàn, nhưng lúc mê cứ luôn mồm chửi Tưởng Giới Thạch. Mấy nữ đồng chí dưới làng lên thăm, thấy chúng tôi mỗi ngày một mệt hơn, lo lắng, đòi chúng tôi đưa áo để đem đi bói, may ra khỏi bệnh. Lúc đầu, tôi từ chối vì ngại nếu đem áo đi, thầy mo nói bệnh tôi khó chữa khỏi thì các đồng chí đó lại thêm lo. Sau các đồng chí cứ nói mãi, tôi đành phải đưa ra một cái áo. Nhưng rồi bệnh cũng không khỏi.

Một bữa, các đồng chí đi công tác, cơ quan chỉ còn tôi và anh Thiết Hùng. Mấy ngày hôm nay anh Thiết Hùng không ăn được gì và không dậy được. Các đồng chí đã kiếm mọi thứ lá sắc cho anh uống nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Chúng tôi đoán bệnh của anh khó qua khỏi. Phần tôi, hơn hai tháng qua, cơn sốt vẫn kéo dài, lúc này cảm thấy trong người sức cũng đã kiệt. Tối ngồi một mình, nhìn anh Thiết Hùng nằm mê mệt trong lán, nhớ đến Bác, đến các anh, nhớ tới gia đình, tới bạn bè…

Tôi nhận thấy trong thời gian qua, mình cũng đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ Đảng giao. Nghĩ vậy, bỗng thấy đầu óc thanh thản, trong lòng vui hẳn lên.

Mấy hôm sau, một buổi sớm, các đồng chí đêm qua đi công tác về đã ngủ cả, tôi ngồi gác, chợt nghe nhiều tiếng lao xao trong đám lau ở quả núi trước mặt. Nghe kĩ, đúng là tiếng chân nhiều người đang phá lối đi lại đây. Tôi lập tức đánh thức các đồng chí dậy. Mọi người vội vàng cất giấu tài liệu, đồ đạc của cơ quan. Các đồng chí Lạc và Khánh thì cầm súng chạy ra phía có tiếng động. Một lát sau, hai đồng chí vui vẻ đưa mấy người vào theo. Hóa ra anh Cáp ở chỗ Bác vào cùng đồng chí Quang. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau. Nỗi mừng thật khó tả. Anh Cáp nhìn chúng tối rất ngạc nhiên. Về sau anh nói lại, chúng tôi lúc đó như những con mà. Anh Cáp có đem theo bốn viên kí ninh vàng. Chúng tôi chia nhau mỗi người uống hai viên. Có lẽ trận ốm cũng đã đến thời kì thuyên giảm, có thêm thuốc, bệnh chúng tôi đỡ dần.

Nhận thấy trong đợt thử thách vừa qua, có nhiều đồng chí tỏ rõ một tinh thần trung kiên, tận tụy đối với cách mạng. Anh Thiết Hùng và tôi bàn nhau nên tổ chức một số đồng chí vào Đảng, định trong đợt đầu sẽ tổ chức đồng chí Lạc. Một buổi sáng, đồng chí Quang và đồng chí Lạc đi công tác dưới làng về, tôi nói nhỏ cùng đồng chí Quang ra chỗ khác hội ý về việc định giới thiệu đồng chí Lạc vào Đảng. Khi quay về, thấy đồng chí Lạc ngồi mặt mày ủ rũ. Sau này mới biết, lúc đó, đồng chí Lạc thấy chúng tôi đi nói chuyện riêng, cho là có điều gì không tin ở mình, nên suy nghĩ. Khi thấy chúng tôi nói rõ ý định muốn giới thiệu đồng chí vào Đảng, thì đồng chí Lạc thay đổi hẳn nét mặt. Trong buổi lễ kết nạp giữa khu rừng hoang vắng. Ở một gốc cây cổ thụ, nước mắt đồng chí Lạc cứ trào ra. Vừa xong buổi lễ kết nạp, đồng chí Lạc phá chạy xuống phía dưới, nhặt hai ống nứa, múa tít một hồi như người đang múa võ.

Cơn sóng gió ở dưới làng lúc đó cũng đã tạm qua. Thực ra, lần này chỉ là một đợt khủng bố nhỏ. Địch bắt một số đồng bào, nhưng sau chúng lại thả. Chúng chỉ mới dọa dẫm, bắt ép mọi người ra đầu thú. Tôi lại cùng các đồng chí xuống làng tiếp tục tham gia những cuộc sinh hoạt của hội, của các giới, cùng với bà con và anh chị em.

Phút đầu gặp lại bà con rất cảm động. Mọi người hết sức mừng rỡ. Có người nói: “Cán bộ còn là cách mạng còn”. Mặc dầu đã dặn giữ bí mật, nhưng người nọ thì thào với người kia, chẳng mấy lúc tin đã loang ra khắp nơi. Các hội viên tíu tít kéo đến mang theo quà bánh. Có người vừa câu được con cá cũng đem đến cho cán bộ.

Phong trào dần dần phục hồi lại, qua được thử thách này, lại lớn mạnh hơn trước. Các cán bộ, các đội tự vệ, các hội viên được rèn luyện qua đấu tranh trở nên cứng rắn hơn. Biết cuộc khủng bố của kẻ địch mới chỉ là bắt đầu, chúng tôi tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở, đặc biệt chú trọng các đồng bào trên vùng cao. Những lớp huấn luyện lại mở. Để tiện việc tuyên truyền, chúng tôi đem chương trình Việt Minh soạn thành văn vần: Việt Minh ngũ tự kinh. Tôi dịch ra tiếng Tày, tiếng Mán tiền và cùng đồng chí Bình Dương dịch ra tiếng Mán trắng. Nhờ thế chương trình Việt Minh được truyền đi rất rộng và nhanh. Có bản, đồng bào mới được tổ chức vào hội, khi chúng tôi đến khai hội, đã nghe các chị phụ nữ và các em nhi đồng vừa cán bông, giã gạo, vừa hát Việt Minh ngũ tự kinh. Nhiều bài hát lượn cách mạng bằng tiến Thổ, tiếng Mán xuất hiện.

Một lần, trong một lớp học, các đồng chí giới thiệu với tôi, có đồng chí Đoàn Kết làm bài hát lượn rất giỏi. Đồng chí Đoàn Kết trước kia đi làm công cho một tên chánh Mán, đã làm một bài hát lượn kể lại cuộc đời khổ cực của mình, hát lên, nhiều người nghe rớt nước mắt. Đồng chí Đoàn Kết nhà rất nghèo, nhưng khi đến lóp lại mang theo nhiều gạo, ngoài phần mình, con đem thêm để giúp các anh em khác.Tính tình đồng chí rất tốt, hồn nhiên, vui vẻ. Tôi gợi ý đồng chí nên đem nội dung học tập làm thành bài hát. Đồng chí Đoàn Kết lấy ít tàu lá chuối về, cắt ra từng mảnh đặt xuống mặt đất. Anh ngồi rung đồi, tay cầm con dao Mán vạch trên lá, viết những bài hát lượn bằng một thứ chữ giống như chữ Nôm. Những bài hát của anh được các hội viên rất thích. Đồng chí Đoàn Kết hồi đó, là nhà thơ Bàn Tài Đoàn ngày nay.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2012, 07:26:16 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 08:32:46 am »

X

Khỏi bệnh ít lâu, tôi trở về nơi Bác ở. Mỗi lần đi công tác về cơ quan cảm thấy như đang trở về với gia đình. Chuyến vừa rồi, tôi xa cơ quan tương đối lâu ngày.

Được ở gần Bác một thời gian, tôi đã nhận thấy qua cái bề ngoài vô cùng giản dị của Bác, con người Bác thật vĩ đại. và chính bản thân cách sống giản dị đó cũng là một điều vĩ đại trong con người của Bác.

Từ ngày tôi về nước,cơ quan lại thay đổi địa điểm thêm nhiều lần. Địch càng khủng bố, sinh hoạt của cơ quan càng khó khăn hơn. Khi Bác ở hang, khi ở hốc núi, khi ở trong một bụi rậm. Giường nằm là dăm ba cành cây, đôi lúc chỉ một mớ lá. Sức khỏe của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Cái ăn cũng rất thiếu. Món ăn quý giá anh Lộc dành riêng bồi dưỡng cho Bác hằng ngày là ít nước cơm chắt. Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh phải ăn toàn cháo bẹ măng mấy tháng ròng.

Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được. Tôi nhớ mãi một lần ở Tĩnh Tây… Hôm ấy, có cuộc hẹn gặp người từ trong nước ra, Bác và chúng tôi đều cải trang thành những người Nùng để đi tới nơi hẹn tại chợ Lộc Tùng. Đồng chí liên lạc vừa tới, trông thấy Bác nói ngay: “Thưa Bác, đồng chí X. bị bắt rồi”. Bác điềm nhiên bảo tất cả hãy vào hàng nghỉ ngơi như những người trong vùng này đi chợ. Khi ăn phở, ăn bún xong, ngồi uống nước Bác mới nói: “Bây giờ chú báo cáo đầy đủ mọi việc đi. Không nên vội vã”. Bác khi nào cũng bình thản, bình thản trước mọi khó khăn. Mỗi lần về họp, cán bộ các noi báo cáo tình hình, phong trào nơi này lên, nơi kia xuống, có nhiều nơi bị khủng bố. Bác vẫn bình thản. Trong sự bình thản của Bác còn toát ra một tinh thần rất lạc quan. Bác đúng là hiện thân của người dân trên đất nước Việt Nam nhỏ bé, đói nghèo vì bị áp bức bóc lột cùng cực bao đời nay, nhưng anh dũng và bất khuất, không chịu lùi bước trước bất cứ sức mạnh nào, và hoàn toàn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của cách mạng, của nhân dân, của dân tộc. Gần Bác, chúng tôi như luôn luôn được nhắc nhở Cách mạng phải gian khổ, việc cách mạng là việc lâu dài, cách mạng nhất định sẽ thắng.

Bác thường nói: “Muôn việc lấy Đảng là gốc, Đảng là gia đình của người cộng sản”. Ở bên Bác, bao giờ chúng tôi cũng thấy một không khí đầm ấm, gần gũi, chỉ có được trong một gia đình cách mạng. Thái độ điềm đạm, bình tĩnh và những sự chăm sóc, yêu thương của Bác đã giáo dục, rèn luyện và tiếp sức cho chúng tôi trên con đường hoạt động cách mạng. Qua bao biến cố có tính chất quyết định vận mệnh của dân tộc từ đó cho tới ngày nay, tôi thấy Bác vẫn vậy, vẫn như ngày chúng tôi được sống cùng Bác tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng.

Suốt thời gian qua, Bác luôn luôn chú ý chỉ đạo việc phát triển và củng cố phong trào. Bác rất chú trọng công tác tuyên truyền và công tác tổ chức. Bác theo dõi thật tỉ mỉ cán bộ, đảng viên và các phần tử trung kiên. Bác hay nói: “Phong trào cách mạng như nước thủy triều khi lên khi xuống, trung kiên cũng như những hàng cọc đóng có chắc thì mới giữ được phù sa, phòng khi nước xuống”. Gần như thành lệ, mỗi khi nghe báo cáo phong trào bao giờ Bác cũng hỏi: “Đã được bao nhiêu cán bộ, bao nhiêu phần tử trung kiên, đã chọn được bao nhiêu người tốt để tổ chức vào Đảng?”. Mỗi lần Bác nhắc đi nhắc lại như thế, giúp cho chúng tôi thấy rõ hơn giá trị của các thành phần cốt cán, nhất là các tổ chức chi bộ đối với phong trào. Và mỗi lần Bác đã hỏi hoặc nói lại, thì công việc và vấn đè lại được đề ra với những cách giải quyết mới, không phải cứ theo nếp cũ, mà rất linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh mới. Với những cán bộ ở miền xuôi lên, Bác đặc biệt hay nhắc nhở chú trọng vấn đề đoàn kết dân tộc. Vấn đề to lớn này được Bác nói với những sự việc cụ thể, thiết thực, để mọi người có thể làm được ngay. Bác nói, phải chú ý đến phong tục, tập quán của các dân tộc, phải cố gắng học các tiếng nói của địa phương.

Lần này về cơ quan, tôi nhận được một quyết định mới.

Theo chỉ thị của Bác và quyết định của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, công tác Nam tiến được đăt ra một cách rất khẩn trương.

Ngay từ khi về biên giới, Bác đã luôn luôn chú trọng vấn đề liên lạc với Trung ương dưới xuôi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám quyết định lấy miền rừng núi Việt Bác để xây dựng căn cứ vũ trang. Sau hội nghị, hai đồng chí Trung ương ở với Bác tại Cao - Bắc - Lạng. Các đồng chí khác trở về miền xuôi để lãnh đạo phong trào. Vấn đề liên lạc giữa Cao Bằng với vùng xuôi trở nên đặc biệt quan trọng. Bác thường nói: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”.

Trước tình hình phát triển của phong trào cách mạng trong cả nước, Bác thấy ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng về miền xuôi. Có thế, khi địch khủng bố mới giữ được liên lạc, những hoạt động vũ trang của các đội du kích mới có thể tiến hành thuận lợi, và nhất là mới tranh thủ kịp khi thời cơ biến chuyển tốt, cách mạng có thể tiến lên Tổng khởi nghĩa.

Chúng tôi được phân công như sau: Anh Hoàng Văn Hoan cùng một số cán bộ có nhiệm vụ đánh thông con đường từ Đông Khê về Đình Cả; tôi và anh Thiết Hùng phụ trách ban xung phong Nam tiến, có nhiệm vụ mở con đường từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã để nối liền với  Chợ Chu, Đại Từ. Đó là bước đầu của nhiệm vụ Nam tiến.

Tôi được biết Bác chuẩn bị đi xa. Sau khi trao nhiệm vụ Nam tiến cho chúng tôi, Bác nói: “Chú Văn phải chú trọng thêm quân sự, chú Hùng phải chú trọng thêm chính trị”.

Khi chúng tôi quay trở về tiến hành công tác thì Bác lên đường ra nước ngoài.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:28:03 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 08:36:52 am »

Tôi về Kim Mã xúc tiến công việc. Chi bộ Nam tiến thành lập gồm các đồng chí Quang, Lạc, Thiết Hùng và tôi. Đồng chí Quang là thư kí chi bộ.

Được ít lâu thì có tin anh Chu Văn Tấn tới cơ quan Liên tỉnh. Tôi quay về Lam Sơn gặp anh Chu Văn Tấn trong một hang đã giữa rừng sâu.

Các anh Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh và anh Lã đều đã có mặt. Sau ngày anh Phùng Chí Kiên hi sinh, tin tức về khu căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai rất ít, chỉ biết địch vẫn tiếp tục càn quét. Nghe chuyện về các đồng chí du kích Bắc Sơn, về các anh Huy, Chu Văn Tấn từ lâu, lần này gặp nhau sau những phút hiểm nghèo, ai nấy đều cảm động.

Chúng tôi ngồi quây quanh đống lửa nghe anh Tấn nói chuyện. Anh Tấn kể lại quá trình xây dựng, hoạt động của Cứu quốc quân, những cuộc đàn áp của địch, những tháng chiến đấu anh dũng và gian lao ở Tràng Xá - Vũ Nhai, và cuộc hành quân luồn khỏi vòng vây của địch đi về phía biên giới Việt - Trung. Chúng tôi cùng trao đổi với nhau nhưng kinh nghiệm chống khủng bố, xây dựng phong trào và thống nhất với nhau, nếu xây dựng được cơ sở nhân dân tốt, dựa chắc vào nhân dân thì quân địch không thể nào tiêu diệt được lực lượng cách mạng.

Cuộc họp đã đi đến quyết định: Anh Chu Văn Tấn sẽ trở lại Bắc Sơn - Vũ Nhai củng cố và tổ chức quần chúng mở đường liên lạc với Cao Bằng. Tôi thì trở về tiếp tục nhiệm vụ Nam tiến.

Anh Tấn cùng tôi bàn với nhau một số đường liên lạc. Anh Tấn để lại các đồng chí Hiền, Quyền, Thơ, Thịnh giúp tôi và mấy đồng chí khác giúp anh Hoan trong công tác Nam tiến. Sau một bữa cơm liên hoan đầm ấm, chúng tôi xiết chặt tay nhau, hẹn ngày gặp lại không xa, khi hai con đường đã được đánh thông.

Trước lời kêu gọi của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, một phong trào xung phong tham gia các đội Nam tiến rầm rộ khắp nơi. Hàng trăm cán bộ, thanh niên nam nữ tình nguyện thoát li gia đình, vào các đội Nam tiến. Mười chín đội xung phong Nam tiến được tổ chức. Những đồng chí tham gia vào các đội xung phong, tự mình sắm lấy vũ khí. Với những nơi chưa có phong trào, quần chúng còn e sợ sức mạnh của quân địch, một khẩu súng, một quả lựu đạn đều có tác dụng cổ vũ tinh thần quần chúng. Anh Thiết Hùng và tôi cũng mang theo vũ khí. Anh Thiết Hùng mang theo một khẩu súng sáu, bắng phát nổ phát không. Tôi có một quả lựu đạn, một quả lựu đạn điếc, nhưng đi đâu cũng đeo bên người.

Mỗi đội xung phong được phân công đi một địa phương. Các tổ xung phong phát triển đi trước, hoạt động theo lối vũ trang tuyên truyền, bắt mối điều tra, tuyên truyền gây cơ sở. Các tổ xung phong củng cố đến tiếp sau, chọn cốt cán trong quần chúng, mở lớp huấn luyện ngắn kì, rồi dựa vào cán bộ địa phương mới được đào tạo mà phát triển phong trào. Để cho cơ sỏ quần chúng được rộng rãi ,cùng một lúc, chúng tôi mở thông nhiều con đường tiến về phía Nam. Cách phát triển cũng không nhất định phải tiến hành tuần tự từ xã này sang xã khác, khi có điều kiện thì thực hiện phát triển cách quãng. Có những tổ xung phong được phái bí mật vượt qua những chặng đường dài, đến một địa phương quần chúng tương đối tốt, gây cơ sở ở đó rồi dần dần nối liền các cơ sở lại với nhau. Tổ xung phong phát triển của đồng chí Quang, thư kí chi bộ Nam tiến phụ trách, đi xa nhất, xuống tận vùng Chợ Đồn để gây cơ sở. Một số tổ khác có các nữ đồng chí Cầm Hữu, Tín… cũng hoạt động rất tích cực, có khi đi rất sâu, xuống quá Phủ Thông. Chúng tôi gọi cách phát triển này là lối “nhảy dù”.

Theo tình hình phát triển của phong trào, tôi đi dần từ tổng Kim Mã qua tổng Hoàng Hoa Thám, xuống phía Ngân Sơn để kiểm tra công tác và mở lớp huấn luyện.

Trên dọc đường, có những khu mới thành lập. Đồng bào dân tộc Mán tiền ở vùng giáp giới hai tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn, đã được tổ chức thành khu Quang Trung. Khi qua vùng này, tôi vào ở lại nhà đồng chí Hoan, người đảng viên đầu tiên của dân tộc Mán tiền. Gia đình tiếp đón rất niềm nở. Để giữ bí mật cho cán bộ, vợ chồng đồng chí Hoan đã nhường phòng riêng cho chúng tôi. Theo tục lệ lâu đời, đồng bào Mán tiền rất kiêng, không bao giờ để người lạ ở trong phòng riêng của vợ chồng. Đêm nằm nghe các em ở những nhà bên vừa giã gạo vừa ê a học Việt Minh ngũ tự kinh, vui vui, thấy tư tưởng cách mạng đã được truyền đi khá xa, các ban xung phong Nam tiến đã tiến hành công tác khá tốt.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:30:17 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 08:40:42 am »

Đi quá Hà Hiệu, các đồng chí trong đội công tác Nam tiến báo cáo, đường đã chạy xuống tới gần Phủ Thông, nhưng ở vùng giáp Ngân Sơn bị tắc một quãng ở Khuổi Ha, thời gian qua đã cố gắng nhiều nhưng vẫn chưa tổ chức được. Hỏi khó khăn vì đâu, anh em nói lại, khi đội xung phong đến vùng này gây cơ sở, có một đồng chí hỏi tên đồng bào rồi ghi lại một tờ giấy để nhớ, từ đố đồng bào không tin ở hội nữa. Bọn tổng đoàn, chánh Mán vốn vẫn thường đến các làng, bản ghi tên mọi người để thu sưu, thu thuế và bắt đi xâu. Đồng bào nói: “Đây là “hội giả”, nên mới ghi tên, nhất định không vào, đợi bao giờ “hội thật” đến thì sẽ vào”. Qua kinh nghiệm công tác; tôi biết rõ muốn giác ngộ được đồng bào Mán, trước hết phải gây được lòng tin.

Có lần hẹn đồng bào tới khai hội, sắp đi thì trời đổ mưa to, gió lớn, nước lũ đổ về dâng lên ngập suối. Việc cũng chưa gấp, có thể đi lui đến ngày hôm sau. Nhưng không muốn lỡ hẹn với đồng bào, tối hôm đó, phái đội mưa, vượt suối lũ, lần mò trong rừng, rất khuya mới tới nơi. Một số đồng bào vẫn ngồi đợi, thấy cán bộ đến hết sức mừng rỡ. Chỉ lát sau đồng bào đã gọi nhau dậy, kéo tới đầy nhà. Qua lần đó, thấy rõ đồng bào tin và quý mến thêm nhiều. Tôi đã rút ra được một số điều, đối với đồng bào miền núi rất chất phác, phải hết sức chú ý giữ sao cho được lòng tin trong bất cứ việc lớn hay việc nhỏ.

Sau khi hỏi lại thi kĩ lưỡng, tôi nói cùng các đồng chí đưa tôi đến Khuổi Ha.

Nghe nói đường đi rất nhiều vắt, trước khi đi mỗi người chuẩn bị một ống vôi. Từ hồi về công tác tại Cao Bằng, đã làm quen với những nơi nhiều vắt, nhưng chưa bao giờ lại thấy ở đâu nhiều như ở đấy. Vắt ở dưới đất, vắt ở trên cay. Đụng tới đâu cũng là vắt. Loại vắt xanh ở trên cây nhỏ hơn vắt đen ở dưới đất, nhưng bám vào người rất chặt. Các đồng chí đi đường gọi vắt đen là Tây và vắt xanh là Nhật. Đi một quãng, chúng tôi lại dừng để gỡ vắt. kéo ống quần lên thì vắt đã đen đặc một khoảng, như cái lá. Phải cầm ông vôi quết có vắt rơi xuống đường. Ở những chỗ vắt cắn, máu cử ri rỉ chảy mãi.

Các đồng chí đưa tôi vào gia đình đã có đồng chí cán bộ “ghi tên” bữa trước. Chủ nhà đi vắng. Trời mưa to. Chúng tôi ngồi tại nhà đợi khá lâu, anh mới về. Anh còn trẻ, quần áo ướt sũng. Đồng chí Mán đi cùng tôi, giới thiệu với anh, tôi là cấp trên ở hội xuống. Thấy anh cứ mặc nguyên quần áo ướt, tôi hỏi tại sao không thay, mặc như vậy ngấm nước mưa không tốt. Anh nói: những quần áo khác cũng đều ướt cả. Tôi lấy bộ quần áo chàm đem theo trong túi đết, đưa anh mặc tạm, rồi ngồi thăm hỏi tình hình gia đình, nói chuyện là ăn. Khi nói chuyện vào hội, anh kể lại chuyện đồng chí cán bộ đã ghi tên mình vào giấy, rồi nói:

- Đã một bùng một dạ với nhau thì còn phải ghi tên là gì?

Tôi nói:

- Vào hội là để đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống thu sưu, thu thuế, đánh Tây, đuổi Nhật giành lấy độc lập tự do, những người có một lòng một dạ như thế thì mới được tổ chức vào hội. Biết đồng chí là người tốt, nên bữa trước có cán bộ đến đây để tổ chức đồng chí vào hội. Còn việc ghi tên thì không phải ghi tên thật, đã tin nhau thì ghi tên làm gì, đó chỉ là ghi cái tên bí danh, rồi sẽ  đem đốt trước mặt nhau để ăn thề. Nếu đồng chí đã rõ, thì lần này chúng ta sẽ tổ chức ăn thề cùng nhau vào hội…

Được giải thích một lát, anh đồng ý, và nêu yêu cầu viết tên trên giấy bùa cúng ma.. Tôi có một chiếc bút chì xanh đỏ bèn lấy ra, ghi tất cả tên chúng tôi trên một lá bùa, rồi làm lễ ăn thề. Sau đó ít lâu qua đồng chí mới được tổ chức, cả bản này và những bản gần đó cùng vào hội. Con đường thông xuống tận Phia Bioóc.

Tôi chuyển về một bản gần châu lị Ngân Sơn, chuẩn bị đi tiếp xuống phía Nam. Bản này ở trên đỉnh núi. Từ đó nhìn xuống thấy rõ châu lị với những đồn bốt của quân Pháp. Tình hình công tác phát triển thuận lợi. Đoàn quân chính trị đi tới đâu là phong trào cách mạng ở đó bốc lên. Anh em chúng tôi đều rất phấn khởi. Một hôm, có đồng chí liên lạc ở chỗ anh Đồng tới, đưa một lá thư hỏa tốc. Mở thư  ra, anh Đồng viết: “Anh về ngay cơ quan có việc cần bàn”. Tôi vội vã quay trở lên Cao Bằng.

Về tới cơ quan, được một tin sét đánh. Anh Đồng và anh Vũ Anh cho biết: Bác đi Trung Quốc chuyến vừa rồi bị bọn Quốc dân đảng bắt giam và đã mất ở trong ngục. Mọi người đau đớn vô hạn. Chúng tôi biên thư báo cáo về Trung ương, rồi bàn làm lễ truy điệu, phân công anh Đồng chuẩn bị điếu văn. Anh Cấp mang cái va li mây của Bác ra, chúng tôi cùng tìm xem còn những thứ gì có thể giữ lại làm kỉ niệm. Tuy nhiên, muốn biết một cách thật chắc chắn, chúng tôi vẫn định phái anh Cáp sang Trung Quốc lần nưa, để nghe lại tin này cho rõ ràng, và cũng để tìm xem phần mộ Bác ở đâu.

Sau mấy ngày đau đớn, bối rối ấy tôi lại quay xuống châu Ngân Sơn. Dọc đường, rẽ vào nghỉ tại cơ quan đồng chí Xích Thắng, người cứ thẫn thờ, nhưng phải cố sao để các đồng chí chung quanh không nhận thấy.

Tại đây, có nữ đồng chí Sinh biết chúng tôi là đoàn cán bộ xung phong Nam tiến, nhất định đòi đi theo công tác. Thời gian này phong trào Nam tiến trong nam nữ thanh niên đang rất sôi nổi. Thấy đồng chí Sinh còn ít tuổi, chúng tôi nói rõ, công tác này có nhiều khó khăn, hoạt động tại địa phương chưa bị lộ thì nên cứ ở lại địa phương hoạt động. Nhưng đồng chí Sinh nói: “Đoàn thể đã kêu gọi ai có tinh thần thì tham gia vào đội Nam tiến, nam giới đã được đi thì phụ nữ cũng phải được đi”. Thấy chúng tôi không đồng ý, đồng chí Sinh ngồi khóc. Sớm hôm sau, chúng tôi dậy để đi đường, thì đồng chí Sinh về nhà đã lên, mang theo khăn gói quần áo, ngồi đợi đó để cùng đi. Thấy đồng chí Sinh sốt sắng, anh Xích Thắng cũng đồng ý để đồng chí đi. Đồng chí Sinh sau này công tác rất tích cực và trở thành một cán bộ tốt của Đảng.

Đêm hôm ấy, đồng chí giao thông đưa chúng tôi đi qua một chặng đường toàn núi gianh. Mọi người rất vui.
Riêng tôi vẫn nghĩ về Bác. Nếu Bác mất, thì thật là một cái tang lớn, một sự tổn thất không gì bù đắp lại được cho Đảng ta và toàn thể nhân dân ta. Đi trong đem vắng lặng và lạnh buốt, nhìn những triền núi gianh man mác kéo dài vô tận, những ngôi sao sáng như đọng trên những ngọn tranh bờ xờ, một vài chấm lửa của những ngôi nhà ở cô đơn trên các ngọn húi, lòng cảm thấy bơ vơ, buồn vô hạn, hai hàng nước mắt cứ rưng rưng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:34:22 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 08:05:00 am »

XI

Con đường Nam tiến kéo dài trên nhiều triền núi và cánh đồng, qua các làng bản của đồng bào Thổ, Mán tiền, Mán đỏ… Tại nhiều nơi, quần chúng được tổ chức khá rộng rãi, tinh thần lên rất cao. Một không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi nổi trên suốt dọc đường. Đồng bào các dân tộc đón tiếp cán bộ như những người ruột thịt đi xa lâu ngày trở về.

Từ Ngân Sơn, chúng tôi đi chín, mười đêm ròng, tiến về Phủ Thông, qua cánh đồng Hà Vỹ, vượt những vách núi dựng đứng của dãy núi Phia Bioóc, qua những triền núi, những cánh đồng nối tiếp nhau, qua chợ Đồn, rồi đến xã Nghĩa Tá. Chúng tôi nghỉ lại nhà đồng chí Dương ở bản Bằng, đợi anh Chu Văn Tấn cho người lên đón.

Vài ngày sau, anh Tấn cử đồng chí giao thông lên. Anh Tấn chờ chúng tôi gần Chợ Chu.

Chúng tôi đi khoảng hai, ba đêm qua những vùng đồng bào Mán Ô-gang sống rất nghèo khổ. Chặng đường đêm cuối cùng phải vượt qua làng Cóc. Ở đây, địch đóng đồn ngay giáp đường. Chúng tôi bàn nhau đi vượt qua đồn ban đêm. Tối hôm đó, tôi đi cùng đồng chí Hiền và một đồng chí giao thông. Đến gần đồn, sắp qua chỗ đường ngoặt, chợt nghe phía trước có tiếng lách cách. Liền ngay đó, nhìn thấy ánh đuốc và nghe tiếng người. Tôi đoán là bọn lính đi tuần. Chúng đã đến gần quá. Tôi kéo áo đồng chí giao thông đi trước, cùng nhảy vào một bụi cây ven đường, nằm in. Đồng chí Hiền đi sau, cũng lao theo. Vừa khi đó, năm tên lính dõng đi tuần tới, theo sau là một số đồng bào cầm đóm, đuốc. Chỉ lo vì có đuốc sáng mà bọn dõng nhận ra chúng tôi. Ánh đuốc soi vào đỏ cả bụi cây. Nhưng bọn dõng nghếch mắt đi qua, và đồng bào mải nói chuyện cưới xin không ai chú ý đến hai bên vệ đường.

Anh Chu Văn Tấn và đồng chí Dục Tôn đợi chúng tội tại một cái lán của đồng bào làm để canh lúa ở ven rừng. Sau đó, những đồng chí trong đội Nam tiến đo đồng chí Quang phụ trách cũng tới. Gặp nhau giữa rừng sâu, mừng vô kể. Hai con đường cùng được đánh thông, và bây giờ đã hợp lại thành con đường quần chúng của cách mạng ôm vòng lấy Cao - Bắc - Lạng, con đường đã vạch ra sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám.

Chúng tôi lấy những tàu lá cọ, rải trong rừng, ngồi họp mặt trao đổi kinh nghiệm, kể chuyện đến khuya. Tôi giới thiệu những kinh nghiệm của Cao Bằng, Bắc Kạn. Anh Tấn kể lại tình hình phong trào đang lên mạnh ở Bắc Sơn, Thái Nguyên và miền xuôi; cơ sở của chúng ta tại Bắc Sơn, Vũ Nhai đã được củng cố và đang mở rộng sang Chợ Chu, Đại Từ. Địch vẫn tiếp tục chính sách khủng bố để hòng dập tắt ngọn lửa cách mạng đã nhen nhóm khắp nơi. Anh Tấn cho tôi biết, đã bắt được liên lạc với Trung ương ở miền xuôi.

Cách đó ít ngày, các đồng chí Cứu quốc quân đã bắn được một con nai. Anh Tấn vẫn để dành một chiếc chân nai chờ chúng tôi. Tối hôm đó, anh em thui lại chân nai để ninh làm tiệc liên hoan.

Đêm khuya, cùng rải lá cọ ngủ với nhau giữa rừng.

Để kỉ niệm lần gặp gỡ đáng nhớ ấy, chúng tôi đặt tên xã Nghĩa Tá là xã Thắng Lợi.

Chúng tôi trở về Nghĩa Tá, ở lại một thời gian. Anh Tấn cho biết, đã báo cáo về Trung ương và sẽ có đồng chí ở Trung ương lên gặp. Tôi nán ở lại đợi. Trong thời gian này, tổ chức một lớp huấn luyện cho các đồng chí hội viên tại đây. Tôi tranh thủ thời giờ viết cuốn Kinh nghiệm Việt Minh tại Việt Bắc.

Chờ khoảng nửa tháng vẫn chưa thấy đồng chí ở Trung ương lên. Để khỏi lỡ hẹn với các anh ở nhà, tôi biên thư cho anh Tấn biết, chúng tôi trở về Cao Bằng rồi sẽ quay xuống sau.

Dọc đường đi lên, qua Đông Viên, chợ Đồn, tình hình không có gì thay đổi. Tới Nàm Lùm, tôi nhận được thư của đồng chí Đức Xuân. Đồng chí Đức Xuân là đội trưởng một đội tuyên truyền xung phong Nam tiến được giao nhiệm vụ tổ chức phong trào tại tổng Hà Vỹ gần Phủ Thông. Đồng chí Đức Xuân báo cáo tình hình phong trào đang lên, đề nghị tôi xuống cánh đồng nói chuyện với một số đồng chí trung kiên và dự một cuộc mít tinh đã được chuẩn bị.

Đi hết một cái dốc dài tám cây số, xuống tới cánh đồng. Đã đến bữa ăn, chúng tôi vào nghỉ tại một nhà trong làng. Đang dở bữa thì có người đến báo, đồng chí Đức Xuân đã bị địch bắn chết, chúng chặt đầu đồng chí đem về treo tại Bắc Kạn. Chúng tôi biết tình hình bắt đầu thay đổi và trở nên xấu. Lúc đó một tên chánh tổng vào nhà chơi. Lát sau lại có một người lạ mặt đến, chủ nhà giới thiệu là hội viên, nhưng một hội viên khác lại nói nhỏ để với chúng tôi biết, người này chưa vào hội. Làng này ở gần Phủ Thông. Nhận thấy cần phải rút nhanh, mọi người ăn cho chóng xong. Chúng tôi nói với các hội viên về cách đối phó khi địch khủng bố, rồi quay trở lại Nà Lùm.

Bà con tại Nà Lùm được tin đồng chí Đức Xuân bị hại, tỏ vẻ lo ngại. Một số đồng bào khuyên chúng tôi nên lánh vào rừng. Nà Lùm là một bản hẻo lánh ở trên triền núi Phia Bioóc cao hơn mặt biển hàng ngàn thước. Nà Lùm theo tiếng địa phương là: ruộng bị bỏ quên. Chúng tôi rút lên rừng vầu, ở lại ít ngày, đợi điều tra rõ tin tức về đồng chí Đức Xuân. Đêm đến, trời lạnh cất da cắt thịt. Quần áo, chăn màn thiếu thốn, đêm nằm như có muôn vàn chiếc kim từ trên châm xuống, từ dưới châm lên.

Sau vài ngay điều tra, biết đích xác đồng chí Đức Xuân đã bị địch hại, mọi người đều rất thương xót. Đồng chí Đức Xuân là một đảng viên rất tích cực, vận động quần chúng giỏi, có tài sáng tác những bài ca và bài hát lượn cách mạng, vui tính, được anh em quý mến. Chúng tôi tiếp tục đi trở về Cao Bằng. Để đề phòng sự bất trắc, chúng tôi không đi theo đường cũ, mà đi ngược theo dãy núi Phia Bioóc.

Đồng chí Mẫn dẫn đường chiếu hướng Bắc, dùng dao phát cây mở lối đi dọc trên những đỉnh núi. Tiết trờ đã về cuối đông, trên núi cao càng giá buốt. Nhiều lúc cả đoàn đang đi trong mưa mau, rét tê tái, nhìn xuống chân núi lại thấy nắng vàng rực trải ra tên những cánh đồng. Nghĩ đến một ngày mai tươi sáng tự do đi lại tên nẻo đường bằng phẳng của đất nước, cảm thấy người ấm lại.

Ngày đi miết. Đêm tìm hốc đá nằm nghỉ. Có buổi sáng tỉnh dậy, sờ tay lên mặt thấy một con vắt tròn mọng nằm bám ở mi mắt.

Một buổi chiều, chúng tôi nghỉ lại ở một khu rừng đại ngàn âm u toàn cây cổ thụ già cỗi, rêu xanh phủ khắp nơi, có lẽ từ xưa đến nay chưa hề in dấu chân người. Tối hôm đó, nằm khó ngủ, nghĩ đến Bác. Tôi bỗng nhiên cảm thấy, Bác chưa thể mất được, Bác vẫn ở đâu đây, rất gần với chúng tôi.

Nửa đêm trời nổi mưa to gió lớn. Gió hú từng hồi trên các vòm cây. Thỉnh thoảng, gió lại làm đổ một cây cổ thụ đã chết khô mục nát từ lâu, khu rừng rung chuyển, tiếng động vang ầm.

Cuối cùng, cả đoàn chúng tôi đã vượt qua hết dãy núi Phia Bioóc. Đồng bào ở Lũng Mán dưới chân núi đón đoàn cán bộ vừa đi xung phong Nam tiến về bằng một bữa cơm rất linh đình, mặc dầu ở các vùng chung quanh địch đang lùng sục ráo riết.

Tới Hà Hiệu, rẽ vào nhà đồng chí Hoan, gia đình nói cho biết, đồng chí Hoan đã bị bắt, có lẽ chúng đã giải về Bắc Kạn.

Chúng tôi về tới nhà, thì ngày Tết cũng đã đến. Đúng tối ba mươi tháng chạp, phần lớn cán bộ của mười chín đội vũ trang xung phong Nam tiến đã đánh thông đường, đều vè tập trung liên hoan mừng thắng lợi. Tổng bộ Việt Minh và Đảng bộ Cao - Bắc - Lạng trao tặng đoàn cán bộ Nam tiến lá cờ “Xung phong thắng lợi”.

Cũng vừa lúc đó, chúng tôi được tin con đường bị đứt nhiều quãng. Đợt khủng bố lớn của địch đã bắt đầu.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:36:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 08:06:14 am »

XII

Vào năm 1943, Cao - Bắc - Lạng đã trở thành một kho thuốc súng sắp bùng nổ. Tại Cao Bằng, ngoài các châu Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình đã trở thành những châu “hoàn toàn”, ở tất cả những châu khác, phong trào cơ quan ngày càng lan rộng và cũng đã có những xã, tổng “hoàn toàn”. Ở Bắc Kạn, phong trào đã mở rộng trong bốn châu. Ban cán sự của Đảng tại Bắc Kạn được chỉ định, do đồng chí Bằng Làm bí thứ và một thời gian sau, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập. Từ các làng, bản đồng bào Tày, Nùng dưới cánh đồng lên đến các làng, bản đồng bào Mán trắng, Mán đỏ trên vùng cao qua các đợt khủng bố của địch, phong trào vẫn giữ vững. Tại Lạng Sơn, phong trào từ Thất Khê đang phát triển về phía Bắc Sơn - Vũ Nhai.

Tất cả những thanh niên hội viên các hội cơ quan đều tham gia tổ chức tự vệ. Châu nào cũng có hàng chục đội tự vệ chiến đấu. Liên tỉnh ủy đã mở nhiều khóa đào tạo cán bộ quân sự.

Các châu tổ chức nhiều cuộc duyệt binh, tập trận, có những cuộc huy động đến hàng ngàn người tham dự. Những cuộc duyệt binh và tập trận này nhằm tạo điều kiện cho cán bộ học tập chỉ huy, huấn luyện thêm cho các đội tự vệ chiến đấu, đồng thời biểu dương lực lượng cách mạng, gây tin tưởng trong quần chúng, lôi kéo những người lừng chừng và uy hiếp bọn phản động tại địa phương.

Sau vụ gặt tháng 8, tháng 9, theo kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân tích trữ lương thực trong núi, thực hiện vườn không nhà trống từng bộ phận. Hầu hết các xã đều có kho thóc du kích. Đồng bào đào những hầm bí mật trong rừng sâu, đốt củi nung đất cho thực khô rắn, lát gỗ phủ một vài lần cót rồi mới đem chứa thóc.

Việc mua sắm vũ khí đã trở thành một cao trào. Nhiều gia đình bán cả thóc, cả trâu để mua súng của quân Tưởng bên kia biên giới. Các lò rèn mọc lên khắp nơi, rèn gươm, dao, kiếm, sửa chữa súng kíp, súng hỏa mai. Đồng bào nô nức quyên sắt, đồng, lưỡi cày, chậu thau, mâm đồng… để đúc vũ khí.

Chị em phụ nữ thi đua trồng rau, trồng dâu nuôi tằm, lấy tiền ủng hộ cán bộ bí mật.

Cao - Bắc - Lạng từ trước đến nay vẫn bị bọn đế quốc đặc biệt chú ý, coi là những cơ sở của phong trào cách mạng tại Việt Bác. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, đế quốc Pháp đã trở thành tay sai cho phát xít Nhật tại Đông Dương, quyết định ra sức đàn áp, ngăn chặn cuộc khởi nghĩa từ trước khi bùng nổ. Mặt khác, chúng cũng lo chuẩn bị một hậu phương an toàn để khi biến có thể lui quân đợi thời.

Cuộc khủng bố lan rất nhanh ra khắp các nơi, tại Cao Bằng và Bắc Kạn. Khác với lần trước, địch chỉ hăm dọa và dụ dỗ những người hoạt động ra đầu thú, lần này chúng kết hợp dụ dỗ với đàn áp dữ dội.

Sau cuộc liên hoan mừng mở đường thắng lợi, các tổ xung phong lập tức trở về cơ sở cũ đễ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố.

Quang cảnh điêu tàn hiện ra trên khắp dọc đường.

Nhiều bản không còn ai. Đồng bào đã lánh nạn vào rừng. Những ngôi nhà sàn lạnh lẽo dán đầy thông cáo, yết thị của địch. Chúng cấm nhân dân không được đi theo người Kinh, phải ở lại bản làm ăn, những ai trót dại đi theo Việt Minh thì trở về nhà sẽ được bảo đảm tự do, những cán bộ hoạt động bí mật nên quay về quy phục, là việc cho “chính phủ”. Có bản, nhà bị dỡ hết chuyển đi nơi khác. Có bản đã bị đốt trụi, còn trơ lại những cột kèo đen thui trên những nền nhà đầy tro than.

Như lần khủng bố trước, đêm đêm các cán bộ lại lần về gần làng, gặp các đồng chí cơ sở, nắm tình hình và truyền lại những ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Liên tỉnh ủy đã quyết định động viên quần chúng đấu tranh chống khủng bố. Các làng đều tổ chức ban xung phong chống khủng bố, gồm những đảng viên, hội viên cứu quốc trung kiên. Mỗi lần có lính đế quốc về bắn phá, thanh niên nam nữ trong những ban chống khủng bố chia nhau đi khắp nơi giải thích, tuyên truyền, giữ vững tinh thần của đồng bào. Các cơ sở đều được nhắc nhở chú ý đề phòng bọn phản động chui vào các tổ chức cứu quốc.

Đồng bào đã được rèn luyện qua kì khủng bố trước, lần này có kinh nghiệm. Thời gian đầu phong trào tại các nơi vẫn vững, không ai ra đầu thú, không một cơ sở nào của cán bộ bí mật bị tiết lộ.

Địch đã nhìn thấy một sợi dây vô hình nối liền giữa nhân dân trong các làng, bản với những cán bộ bí mật bên ngoài. Chúng ra lệnh dồn làng. Các làng bản lẻ đều phải chuyển đến những địa điểm tập trung do chúng chỉ định. Ở những vùng có phong trào cao, chúng quy định những làng dưới hai mươi nhà, có nơi dưới bốn mươi nhà, cũng phải dồn đến những chỗ tập trung. Ở miền núi, ruộng ít, người thưa, mỗi làng bản thường chỉ có từ năm đến mười nóc nhà. Chỉ trong một thời gian ngắn, không biết bao nhiêu làng bản bị tàn phá. Nhiều nhà dồn không kịp đều bị đốt.

Mỗi làng tập trung đều có ba lớp lũy tre bao quanh và rất nhiều hồ chông. Bọn lính dõng canh gác suốt ngày đêm. Mỗi ngày đồng bào phải kiểm mặt một lần. Lệnh giới nghiêm cấm ngặt từ sáu giờ tối đến sáu giờ sáng không một ai được ra khỏi làng. Những tên phản động đại gian ác xuất hiện ở nhiều nơi.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:37:14 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 08:08:34 am »

Cuộc khủng bố của địch ngày càng quyết liệt. Đồng chí Vĩnh Quang và một số đồng chí khác bị địch bắn chết giữa lúc đi công tác. Trong khi khám xét một bản của đồng bào Mán, bọn địch tìm được trong nhà một hội viên một cuốn Việt Minh ngũ tự kinh. Đồng chí hội viên này bị bắn chết ngay. Địch chặt đầu và tay, chân đêm về bêu tại châu lị Nguyên Bình. Một hôm, tôi đang giảng bài tại một lớp huấn luyện ở Cẩm Lí thì bọn địch sục tới. Lớp học kịp thời lui vào rừng. Nhưng địch bắt được một đồng chí Mán đứng gác, chúng chặt đầu đem đi. Nhiều nhà chúng tình nghi liên quan với cách mạng bị tịch thu tài sản. Có những nơi cả làng bị triệt hạ. Không ngày nào binh lính địch không kéo về bắn phá, cướp đốt ở các làng, bắt buộc đồng bào phải đi thú và làm tờ cam kết không vào Việt Minh nữa. Từ trên núi cao, luôn luôn nhìn thấy những đám cháy dưới cánh đồng. Không riêng tại Nguyên Bình, Hà Quảng, Hòa An và các châu khác, ở tất cả các nơi có phong trào cách mạng, cuộc khủng bố của quân địch đều diễn ra tàn khốc như vậy. Địch bêu đầu những người cộng sản tại Cao Bình, Nước Hai, Sóc Giang, thị xã… Tại Bắc Kạn, đồng chí Bằng, bí thư ban cán sự Đảng, bị địch bắn trong một cuộc bao vây, sau đó đai hi sinh. Đồng chí Xích Thắng và nhiều đồng chí khác chết hụt trước mũi súng của quân địch.

Đợt khủng bố quyết liệt kéo dài. Trước những thủ đoạn tàn khốc của quân thù cũng có nơi cơ sở nao núng.
Thanh niên nam nữ bỏ làng chạy vào rừng khá đông. Có nơi quần chúng yêu cầu tạm nghỉ công tác hội. Việc liên lạc với các phần tử trung kiên còn ở trong làng, trở nên rất khó khăn.

Một hôm, các đồng chí đi công tác về nói, bà con ở dưới làng thắc mắc không hiểu ai đi lại trên đỉnh ngọn múi cao mà nhìn thấy rõ một vệt đường giữa đám cỏ tranh. Ngọn núi bà con nói, chính là nơi cơ quan đóng. Thời gian qua, anh em chúng tôi đi lại nhiều nên cỏ gianh đã bị xéo nát thành đường; chúng tôi chỉ xuống làng ban đêm, trời sáng đã về náu trong lán, nên không ai nhìn thấy. Ngay ngày hôm sau, cơ quan phải rời địa điểm san một ngọn núi khác cách xa hẳn chỗ cũ.

Lần này, vấn đề bí mật được đặc biệt chú trọng. Chúng tôi ở tại một miếng đất bằng, kín đáo, nằm cạnh đỉnh một thác nước. Muốn vào cơ quan phải đi dọc mãi theo một con suối. Các cán bộ đi lại không được dùng giầy và gậy. Trong khi đi dọc suối trở về cơ quan, phải tránh đặt chân lên những hòn đá có rêu, vì qua những chỗ đã bị mất rêu, địch có thể biết nơi này thường vẫn có người qua lại. Đến đoạn đường cuối cùng, trước khi vào cơ quan, tuyệt đối không ai được đi trên đất khô ở hai bên, mặc dầu trời giá lạnh thế nào cũng cứ phải lội ngược giữa thác nước để vào nhà. Mỗi lần ra vào cơ quan, quần áo đều bị ướt hết.

Thời gian này, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng ra chỉ thị cho tất cả cán bộ, đảng viên còn hoạt động công khai tại các địa phương, phải hết sức đề phòng, không để lọt vào tay địch, và đều phải “chuẩn bị đi bí mật”. Tối, không ai được ngủ ở nhà, ban ngày đi đâu phải có tự vệ; mỗi người tích trữ sẵn hai tháng lương thực, giữ liên lạc chặt chẽ với các đồng chí phụ trách, nếu động thì kịp thời rút vào bí mật.

Số đồng chí đi bí mật tăng lên khá nhanh. Để tổ chức các đồng chí này lại làm nòng cốt giữ vững phong trào, Liên tỉnh ủy ra chỉ thị dùng hình thức “Tiểu tổ bí mật”. Hình thức này vốn đã xuất hiện từ lâu tại Cao - Bắc - Lạng nhằm đối phó với những đợt khủng bố của địch. Mỗi tiểu tổ bí mật gồm các đồng chí trong một hai xã, có cả đảng viên và những hội viên trung kiên, đã thoát li gia đình lánh vào rừng núi. Trong mỗi tiểu tổ bí mật lại có tổ Đảng. Mỗi tiểu tổ bí mật có một cơ quan riêng, tức là một chiếc lán náu kín trong rừng sâu hay trên đỉnh núi. Từng nơi đều có tích trữ lương thực. Các đồng chí bí mật phải sống theo một quy tắc nhất định, vừa tiếp tục tiến hành công tác quần chúng vừa nghiên cứu học tập. Sinh hoạt các tiểu tổ bí mật đều triệt để “quân sự hóa” và “du kích hóa” tài liệu, súng đạn, quần áo bao giờ cũng phải hết sức gọn gàng, có lệnh, chỉ cần nhắc gói lên vai là di chuyển được ngay. Việc học tập quân sự được tiến hành song song với việc học tập chính trị. Kỉ luật đặt ra rất nghiêm khắc. Các tiểu tổ bí mật được triệt để “quân sự hóa” và “du kích hóa” đã trở thành một màng lưới vây quanh tất cả các làng bản.

Ban ngày, học tập chính trị, quân sự và tăng gia sản xuất. Bữa cơm chiều thường ăn sớm vào khoảng bốn giờ. Mặt trời lặn khỏi đầu núi là những “người bí mật” dời cơ quan vượt qua những đoạn đường rừng hiểm trở, đi tới những địa điểm đã hẹn trước. Một tiếng huýt sáo, vài tiếng tặc lưỡi, tiếng vỗ tay, theo những quy định với nhau trước, từ một chỗ ẩn náu kín đáo, những đồng chí đảng viên hay hội viên trung quan đáp mật hiệu rồi ra bắt liên lạc. Mặc dầu địch bắn giết, đốt phá, dồn làng, vây lũy, canh gác, giới nghiêm, các đồng chí ở dưới làng vẫn không quản hiểm nghèo, không sợ hi sinh tính mệnh, đêm đêm vẫn ra báo cáo tình hình, mang theo lương thực cho các đồng chí hoạt động bí mật và để nhận những chỉ thị của cấp trên. Trời khuya, các đồng chí ở trong làng trở về. Những “người bí mật” ngả mình bên dòng suối hay trên bờ ruộng chợp mắt một lúc, trời sang là trở về cơ quan. Phải làm sao vào rừng trước khi sương tan mới khỏi bị phê bình và không để ảnh hướng tới bà con trong làng.

Những tiểu tổ bí mật, gan góc, bên bỉ bám sát lấy cơ sở, bán sát lấy quần chúng, truyền cho họ sức mạnh của đoàn thể, của cách mạng, tiếp thêm nghị lực cho họ trước những giờ phút hiểm nghèo. Nhờ đó mà phong trào vẫn được duy trì.

Đế quốc đã nhận thấy phải tìm mọi cách để tiêu diệt những người cách mạng đang bí mật hoạt động, lãnh đạo nhân dân chống lại chúng. Chúng đóng một loạt đồn trại khắp nơi, bao vây lấy những dãy núi hiểm yếu, nơi chúng đánh hơi thấy có những người cách mạng nương náy. Thời gian này địch tăng thêm quân lính cho các đồn bốt cũ và đóng thêm một loạt đồn bốt mới ở khắp nơi trong tỉnh như: Nước Hai, Cao Bình, Hào Lịch, Nà Ngần, Phai Khắt, Phúc Tăng, Đào Ngạn, Mỏ Cắt, Nậm Nhũng, Pắc Bó… Chúng tung những tên tổng đoàn và bọn chó săn đi đánh hơi tìm kiếm khắp nơi. Trời tối, binh lính chia nhau đi sục các đầu bờ, khe suối. Rồi những cuộc càn quét bắt đầu.

Địch treo giải thưởng rất to cho những kẻ đi lấy đầu những người hoạt động bí mật. Đầu cán bộ, cái nào rẻ cũng đáng giá bạc ngàn với hàng trăm đấu muối, có cái hai, ba vạn đồng.

Từ chưa tan sương, những tên tuần tổng gian ác đã có mặt ở quanh làng. Chúng lần mò khắp bờ bụi, đường ngang, lối tắt, cố tìm ra vài lỗ gậy bên bờ ruộng, hoặc một vết chân trên hòn đá rêu phủ. Có tên tinh khôn lần theo những bãi cỏ đọng đầy sương đêm, những đồng chí xuống làng khi quay về cơ quan đã đi trên cỏ để giấu vết chân của mình làm rớt những giọt nước trong, nhỏ, nhẹ đó cũng đủ để vạch một con đường cho bọn địch tìm đến ven rừng nơi mình đã đi.

Những cuộc “sao đông”1 bắt đầu.Bọn binh lính lùa dân làng đi đầu, che chở cho chúng trước mũi tên hòn đạn, chúng cầm súng đi theo sau. Bọn chó săn mặt người đánh hơi khắp nơi. Chúng soát từng hốc núi, từng búi cây. Những ngày nắng hạ, chúng đốt cháy từng khu rừng. chỉ cần chúng tìm thấy một vài cái lán bí mật không có người trong rừng là các làng gần đó có thể bị triệt hạ. Cơ quan của Liên tỉnh ủy tại vùng Lô cốt đỏ bị địch bao vây và tấn công bằng súng cối.

Phong trào quần chúng lại tạm thời bị thu hẹp.

Đồng bào vẫn tốt, nhưng e ngại trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ địch, phần lớn hẹn đến ngày khởi nghĩa sẽ nhất tề đứng dậy giết hết quân thù, còn nay thì muốn tạm ngừng hoạt động.

Tổng Hoàng Hoa Thám là nơi phong trào rất cao, hai phần ba nhân dân đã bỏ làng chạy vào rừng.

1Lùng rừng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:39:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 08:15:39 am »

XIII

Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xúm xít quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo cho tôi và hỏi tíu tít:

- Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, bên mép trắng có mấy hàng chữ Hán, viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác. Bác viết: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”.

Phía dưới lại có một bài thơ:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính, tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.

Dịch nghĩa:

Mây ôm dãy núi, núi ôm mây
Lòng sông như gương, không chút bụi
Một mình dạo bước trên núi Tây phong trong dạ bồi hồi
Nhìn về trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ.

Tôi xem xong hết sức ngạc nhiên. Chữ viết này, lời lẽ này, những câu thơ này, đúng là của Bác. Tờ báo này mới xuất bản.

Chúng tôi gọi anh Cáp đến, xúm lại chất vấn. Anh Cáp là người dạo nọ đã đem tin Bác mất ở Trung Quốc về. Chúng tôi hỏi:

- Thế này là thế nào? Sao lại thế này?

Anh Cáp xem xong mừng rỡ, ngẩn người ra một lúc rồi nói:

- Cũng không rõ là thế nào. Khi tôi sang bên ấy thì chính tên quan Quốc dân đảng đã nói với tôi là Bác mất rồi.

Hỏi đi hỏi lại một lúc, một anh nói với anh Cáp:

- Anh thử nói lại câu anh hỏi nó và nói trả lời anh bằng tiếng Trung Quốc xem.

Anh Cáp nói lại. Chúng tôi đoán, có lẽ trong lúc anh Cáp nói chuyện với tên sĩ quan Quốc dân đảng, anh đã nghe lầm hai tiếng “sư từ, sư tờ” (phải, phải) ra tiếng “xử lờ, xử lờ” (chết rồi, chết rồi).
Mọi người khôn xiết vui mừng. Trong màn đêm ảm đạm của đợt khủng bố trắng vô cùng khốc liệt tại Cao - Bắc - Lạng, tin Bác bình yên về với chúng tôi như những tia nắng rực rỡ xuất hiện ở chân trời, báo hiệu một ngày mai tươi sáng sắp đến.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:39:55 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 08:20:23 am »

XIV
Tôi quay về địa phương ít ngày thì các anh gửi một tờ báo Đông Pháp trong có đăng tin Hồng quân Liên Xô chiến thắng lớn tại Xtalingrát. Tối hôm ấy, cán bộ đi xuống cơ sở đã báo tin này cho các đồng chí và bảo các đồng chí tìm cách truyền tin ngay cho đồng bào. Mỗi tin thắng lợi của Liên Xô là một sự cổ vũ cho nhân dân trong những ngày khó khăn này.

Ít ngày sau, tôi nhận được thư của các anh viết, cố tìm mọi cách để nối lại đường Nam tiến vì tình hình đang biến chuyển có lợi cho ta. Nhiều tổ xung phong công tác đã được liên tiếp phải đi giúp quần chúng trên dọc đường chống khủng bố và giữ vững cơ sở. Nhưng đánh thông được quãng này thì quãng khác lại bị đứt.

Tôi cùng anh Hoàng Sâm chọn một số đồng chí trong các đội vũ trang địa phương, tổ chức thành một trung đội Nam tiến. Trong thời gian này, đồng chí Thanh Quang ở Chợ Rã lên cho cho biết, tại chân núi Phia Bioóc vẫn còn một số bản có cơ sở rất tốt. Chúng tôi quyết định sẽ đi hẳn về chân núi Phia Bioóc, củng cố vùng này, đặt cơ quan tại đây rồi đánh thông đường về phái Nam. Chúng tôi mang theo một phiến đá in định về đó sẽ ra báo.

Trung đội Nam tiến luồn rừng bí mật đi về phía Nam. Đêm đi, ngày nghỉ, đến chiều, sẩm tối lại đi. Trời dạo này, về đêm hay mưa. Nhiều đêm mưa tầm tã, đường rừng biến thành suối, mọi thứ mang trên người ướt hết. Trời tạnh, tạt vào một hang núi kín đáo, đốt lửa hơ quần áo cho khô, rồi lại tiếp tục đi. Mỗi khi qua những làng bản có cơ sở, chúng tôi chỉ cử người vào hỏi thăm tình hình đường sá, sự hoạt động của địch, rồi đi ngay.

Nhiều quãng vì đường độc đạo, không có chỗ tránh, buộc phải đi giáp những làng bản tập trung, có lính địch canh gác nghiêm ngặt. Các bốt canh của địch trên dọc đường gõ mõ lốc cốc suốt đêm. Có đêm phải lội những con suối nằm giáp với bốt canh. Cả đoàn im lặng, cẩn thận đặt từng bước chân xuống bùn, tay chống gậy phải thật nhẻ để khỏi phát ra tiếng đông.

Đi khoảng sáu, bảy đêm liền, vượt qua Chợ Rã đến chân núi Phia Bioóc. Đã đến đích, ai nầy đều vui mừng. Trung đội nghỉ ở một rừng vầu. Những ngày trước, hễ đến địa điểm là mọi người tranh thủ ngay, nhưng hôm đó phấn khởi quên mệt, anh em đẵn cây làm lán xong xuôi mới đi nghỉ.

Trong khi đó, đồng chí Thanh Quang đi bắt liên lạc với cơ sở.

Buổi chiều, đồng chí Thanh Quang phờ phạc quay về cho biết, địch đang tiến hành khủng bố tại vùng này, nhiều đồng chí vừa bị bắt. Chúng tôi hỏi lại đồng chí Thanh Quang cặn kẽ, và cử người đi gặp một số trung kiên ở địa phương để nắm rõ tình hình. Khi về, các đồng chí đều nói, cuộc khủng bố của địch rất gắt gáo, binh lính địch vẫn đóng tại các làng bản, nhiều đồng chí bị bắt, nhiều nhà cửa bị đốt. Anh Hoàng Sâm và tôi thảo luận với nhau, nhận thấy tình hình đã thay đổi, cơ sở như vậy là không còn, đội không có điều kiện để ở lại đây.

Trung đội cử người canh gác các ngả đường. Tất cả các anh em đang ngủ được gọi dậy. Ăn xong bữa cơm chiều, cả đoàn lại lên đường quay về Cao Bằng. Trước khi đi phải đánh dấu rồi chôn phiến đá in lại ở chân núi.

Lương thực chỉ chuẩn bị cho chuyến đi, suốt dọc đường về toàn ăn cháo. Nhiều đồng chí ốm.

Về Hà Hiệu, chúng tôi dừng lại, cử người vào hỏi thăm đồng chí Hoan. Bà mẹ đồng chí Hoan theo đồng chí liên lạc ra rừng gặp chúng tôi. Cụ vừa khóc vừa kể lại, đồng chí Hoan bị địch bắt đem về Bắc Kạn, chúng tra tấn anh mười một lần chết đi sống lại để truy tìm tung tích cách mạng, anh vẫn không khai một lời, cuối cùng, chúng đã bắn chết anh. Cụ nhất định đòi chúng tôi phải vào nghỉ trong nhà.

Bản này chỉ có vài ba gia đình, hết thảy đều tốt. Chúng tôi theo cụ vào nhà. Chị Hoan kể lại cho chúng tôi… Trước ngày anh Hoan bị bắn, chị có lên Bắc Kạn thăm. Anh Hoan nói với chị: “Có lẽ nó sẽ bắn tôi, nhưng ở nhà đừng lo, cách mạng thể nào cũng thành công. Ở nhà phải trung thành với đoàn thể, giúp đỡ anh em cán bộ hoạt động”. Rồi anh đưa cho chị một miếng cao và nói: “Tôi có miếng cao hổ cốt này, đêm về giữ lấy cẩn thận, gặp đồng chí Văn thì nói tôi có lời hỏi thăm, và nhờ đưa miếng cao này cho đồng chí dùng để giữ sức khỏe mà làm công tác”. Tôi nhìn miếng cao trong tay chị Hoan, nước mắt muốn trào ra.

Bà mẹ đồng chí Hoan trỏ cum lúa nếp để trên gác bếp, nói:

- Bây giờ Hoan đã mất, mùa màng lại kém, nhưng mùa nào mẹ cũng để dành thóc nếp cho các con đấy, cứ chờ đợi du kích mãi. Các con cố gắng giết sạch bọn Tây, bọn Nhật thời người Mán mới sống được.
Kết quả của đợt khủng bố của địch là như vậy. Càng ra tay tàn sát, địch càng khơi sâu thêm trong nhân dân mối hận thù, thúc đẩy mọi người quyết tâm đứng lên chiến đấu tiêu diệt bọn chúng để tìm lấy con đường sống.

Sau chuyến đi này về, phần lớn anh em đều ốm, có những đồng chí bị sốt thương hàn. Một bữa tôi đi công tác xuống gần làng thì bắt đầu lên cơn sốt. Các đồng chí dìu tôi ra nằm ở một chiếc lán nhỏ làm bất ngờ trong một lùm cây cạnh cánh đồng. Tôi nằm lại đây hơn một tuần lễ. Sớm sớm, các chị trong làng đem ra một nồi cháo bắp. Các đồng chí đi công tác về được tin Tây sắp càn đến vùng này, vội tới tìm, ngạc nhiên thấy tôi đang giữa cơn sốt, xé rách cảo áo và bứt lá đắp đầy trên người. Các đồng chí dìu tôi vào rừng. Khi lội suối, thấy hai chân tê dại, rét buốt lên đến tận ngực. Tôi đoán mình bị sốt ác liệt. Những cũng không hiểu sao, về tới cơ quan chưa uống thuốc men gì, thì bệnh đã khỏi.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:42:21 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2009, 09:42:49 am »

XV

Địch khủng bố càng mạnh, số đồng chí “đi bí mật” ngày càng nhiều.

Việc kiếm lương thực cho một số người khá đông như vậy từ tháng này qua tháng khác, trở nên rất khó khăn. Bọn địch biết rõ những người hoạt động bí mật ẩn náu trên rừng, sống dựa chủ yếu vào nguồn lương thực trong các làng. Chúng ra lệnh cấm ngặt không ai được mang một chút thóc gạo, ngũ cốc ra khỏi làng. Có những bà con đã nghĩ ra cách, khi gặt đập lúa xong thì để lại một ít ngay tại ruộng. Chúng tôi lượm về, giã giập vỏ ngoài, sàng qua trấu, đem nấu, hạt cơm cứng và khô như rang. Từ ngày có một bà gánh gạo ra chợ bán và một chị đem thóc giống đi ngâm bị chúng bắt và bắn chết ngay tại chỗ, nhiều bà con hoảng sợ. Một số các đồng chí trung kiên, trong đó có cả những em nhi đồng, vẫn bất chấp sự tàn sát của địch, đêm đêm vượt qua mũi súng đưa gạo, đưa bắp ra ngoài làng cho chúng tôi. Nhưng do cuộc khủng bố kéo dài, bà con trong làng lúc này cũng rất thiếu thốn, một chút gạo, chút bắp đùm túm giấu trong người đem đến cho chúng tôi, chẳng là mấy so với miệng ăn của bao nhiêu con người.

Có tháng chỉ ăn toàn cháo bắp. Một thời gian dài thức ăn chỉ có chuối rừng. Được cái chuối rừng ở đây rất nhiều. Chặt cây chuối về, bóc làn vỏ chuối ngoài lấy nõn trắng bên trong, rút hết xơ, thái nhỏ, bỏ lên chảo cho chút nước và muối, nấu chín là xong. Thỉnh thoảng để cho khác vị, các đồng chí lấy hoa chuối về thái, bóp muối rồi bỏ vào ống nứa đem nướng cho hoa chuối có thêm mùi vị của nứa. Các đồng chí gọi đùa món này là “thịt lợn rừng xào mỡ thiên nhiên”. Nước uống thì nấu với lá cây gò vàng, uống đăng đắng, nhưng các đồng chí địa phương bảo lá cây này bổ máu. Ăn uống như vậy một thời gian, nhiều khi leo núi thấy đầu gối bủn rủn. Nhiều đồng chí ốm. Nhưng bệnh phổ biến là lên ban và sốt nóng. Một buổi sáng có con tê tê chui vào nằm cạnh ngay sau lán. Một đồng chí reo lên: “Thuốc đây rồi!” và cầm khúc gỗ đập mạnh vào lưng nó. Con vật  cuộn tròn lại, bị anh em tóm luôn. Lâu lắm, bữa ăn của cơ quan lại mới có chút thịt. Ăn xong bữa, chúng tôi đều cảm thấy như người khỏe lên.

Xuống làng gặp quần chúng rất khó khăn, nhiều lần đi không lại về rồi, một số đồng chí bắt đầu chán nản và e ngại. Người ùn lại cơ quan khá đông. Lương thực thì bắt đầu không có.

Có buổi ngồi bàn bạc công tác, một số đồng chí cứ im lặng. Rồi một đồng chí nói:

- Bây giờ nên nghỉ một thời gian rồi hãy xuống làng. Chúng tôi đi lại nhiều lần nhân dân cứ lánh mặt. Cố tìm gặp được ai thì người ấy cũng nói: “Tôi vẫn một bụng một dạ với hội thôi, nhưng bây giờ “nóng” quá, đồng chí hãy trở về cấp trên, khi nào “nguồi nguội” sẽ quay trở lại. Gặp đồng chí một lát cũng chưa làm được công việc gì cho hội, mà địch biết thì hại đến cả làng”.

Chúng tôi đều biết là hầu hết bà con vẫn rất tốt, nhưng không chịu được những ngày kéo dài chờ đợi khởi nghĩa trong khi bọn địch thẳng tay tàn sát. Những nếu bây giờ ngừng hoạt động thì sẽ không duy trì được cơ sở quần chúng, mà không có cơ sử quần chúng thì sẽ không bao giờ khởi nghĩa được. Tôi đã nói với các đồng chí:

- Chính trong lúc này chúng ta lại càng cần phải bám chắc lấy cơ sở. Nếu phó mặc quần chúng cho kẻ địch, chỉ ngồi đây giữ bí mật thì cơ sở sẽ thu hẹp dần lại, quần chúng sẽ bị địch lung lạc, rồi ra cơ quan bí mật cũng sẽ khó tồn tại. Dù khó khăn đến đâu, vẫn phải nắm lấy quần chúng, giữ vững cơ sở quần chúng. Cuộc khủng bố của địch là ngọn lửa thử vàng để chúng ta thấy được những người thực sự là trung kiên đối với cách mạng.

Sau mỗi cuộc họp như vậy, chúng tôi lại chia nhau đi các địa phương. Mỗi người một túi lương khô, một ống muối nhỏ, đứng đợi gần các nương lúa, nương ngô, hoặc trên những đoạn đường đi tới chợ, đón các hội viên, các đồng bào tốt. Chúng tôi nói với đồng bào, làm cách mạng thì nhất định kẻ địch phải khủng bố, địch khủng bố điên cuồng là vì chúng thấy phong trào cách mạng lên mạnh, chúng sợ, nhưng khủng bố của kẻ địch nhất định không thể cản được cách mạng. Chúng tôi nói với đồng bào, phong trào dưới xuôi đang lên cao, Liên Xô và Đồng minh đang thắng lớn, bọn phát xít Đức - Nhật đang thất bại. Rồi chúng tôi hướng dẫn cho đồng bào tiếp tục công việc của hội. Mỗi lần về gặp lại nhau báo cáo tình hình và thảo luận công tác, có khi vắng đi một vài đồng chí. Thường thường những đồng chí đã hẹn mà không thấy về là đã bị hi sinh. Nhưng với ngọn lửa tin luôn luôn rực cháy trong đầu, với quyết tâm hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, mặc thiếu thốn, mặc hiểm nghèo, ai nấy đều kiên quyết tiến tới, những lần gặp mặt nhau vẫn rất vui.

Cơ quan chúng tôi di chuyển luôn luôn, từ đầu ngọn núi này sang đỉnh ngọn núi khác. Một lần, chúng tôi chuyển đến một ngọn núi gianh, bỗng thấy chung quanh tự nhiên bốc lửa. Lửa cháy giần giật mỗi lúc một gần, tàn bay khắp trên đầu, lại có tiếng người chạy, tiếng chó sủa. Mỗi người vội vơ tài liệu, xách khẩu súng kíp lên cò sẵn chạy xuống chân núi. Vừa đến suối thì thấy một số đồng bào Mán đi săn. Những đồng bào này đều là hội viên nhưng từ lâu không có liên lạc. Đồng bào nhận ra chúng tôi, tỏ vẻ rất mừng rỡ. Có người nói:

- Tìm các đồng chí mãi không thấy. Hôm nay biết các đồng chí ở đây rồi!

Đồng bào ngừng cuộc đi săn, quây quanh hỏi chuyện. Biết đây là những hội viên tốt, chúng tôi đặt kế hoạch liên lạc và bàn cùng bà con cách về tiếp tục công việc hội. Khi về, đồng bào nói: “Chúng tôi sẽ không cho ai biết các đồng chí ở đây đâu”.

Nhưng vẫn phải đề phòng, ngay ngày hôm sau chúng tôi lại rời địa điểm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 09:44:17 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM