Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:11:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ về Trung đoàn Gia Định...  (Đọc 153582 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
angko krao
Thành viên
*
Bài viết: 219


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 07:59:01 pm »

Em tưởng đạn DK để trong hộp có quai đeo thì cũng dễ mang chứ bác angko krao?
Đạn ĐK có 2 loại, một loại trong ống sắt có quai đeo như ĐK75, một loại ống nhựa trơn lùi như bác angko krao nói.....sau này bọn mình mới xài loại nhựa...thời gian đầu toàn loại ống sắt, chia ra mỗi em vác 2 quả....!!!!!
Grin Dạ ! DKZ 75, ống đạn LX bằng sắt, có gioăng cao su rất kín , dùng lại được, có 2 khoen để xỏ dây đeo nhưng lại không có dây kèm mới khổ chứ! Lấy dây võng xỏ vào đeo đi xa, nó xiết vô vai như bị tra tấn bác ạ! Bắn xong, vỏ đạn thì không xài được vì toàn lỗ không ! Nhưng ống đựng đạn để dành ...về phum đổi được con gà to đùng ( dân dùng đựng nước /gạo/...là kín mít! ).
Còn DKZ82, tụi em dùng toàn loại của TQ trong hộp bảo quản hàn kín bằng nhựa, lại càng khó mang khi đi hành quân, vì liều phóng của nó rất dễ bị ẩm, không được khui ra khi đi hành quân. Khi bắn thì cả trái đạn nó đi luôn , chẳng "sơ múi" được gì , ngoài cái ống nhựa để " bảo quản" thuốc rê. Grin
Logged
trinhsattre
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 11:55:55 pm »

   kính giuï các anh các chú của trung doàn gia định anh hùng lời chúc tốt đẹp nhất, em cũng được trưởng thành từ trung đoàn này nhưng ở thế hệ sau này ,hiện nay trung đoàn được xây dựng lại để được khang trang hơn hiện đại hơn ,trung đoàn hiện nay có 3 d và c và b trực thuộc,trung đoàn gia định la  trung đoàn được sự điều động 2 cấp quân khu và bch quân sự tp nên được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo,e rất thích nghe các anh các chú kể chuyện ở chiến trường k kô biết các anh các chú nào ở e GD kô kể cho e nghe chuyện eGD chiến đấu ở chiến trường k. E xin chúc sức khỏe các anh các chú vì tới giờ e đi giao ban rồi......................!
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 08:13:22 am »

..khi đó bọn mình đang đóng quân ở chợ Xa tung ( ko nhớ tên chính xác ) có mời hai mẹ con vào nghỉ ngơi và đón xe bộ đội xin quá giang lên Xiêm riệp.....ko bao giờ quên được hình ảnh ấy..!!!!!

Năm 1984 khi sư đoàn tôi lên biên giới Thái lan các bác thay chân chỗ này chăng?
Sát thị trấn S'tung về hướng Siêm Riệp có một cây cầu, cạnh một con mương thẳng tắp cắt vuông góc bên phải đường 6. Lối rẽ đó có xây một cái bảng tin bằng gạch? Tên gọi là đường bở đê "Xam sập canh nha" Cheesy
A ! Hình như đúng rồi. khi bọn mình lên chợ s'tung thế chân cho 1 đơn vị bạn ( mình ko nhớ phiên hiệu )..hướng về Siêm riệp....sau khi đơn vị đó đi rồi thì vài ngày sau có D trinh sát 47 về nghỉ ngơi 1, 2 ngày ... lần ấy bọn mình hành quân cấp D...!!!và sau đó  cách s'tung khoảng 30km, là trận đầu tiên mình đụng với Pốt giáp mặt khoảng 150 m trên một địa hình trống trãi.......
Trungsy1 ơi! mình nhớ ko chính xác..hồi lên thế chân cho đơn vị bạn là ở Mi mốt( Kongpongcham )hình như là E44- như vậy là khi lên chợ s'tung ko phải là thế cho đơn vị bác...vì đến thang12/1984 chợ S'tung bị Pốt tràn vào, nên có lệnh đơn vị mình (D1) hành quân lên đó....khi lên đến thì bọn chúng, rút quân đi mất rồi.....!!!!
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 08:24:20 am »

Tôi ra quân năm 83. Không biết cuối năm 84 đơn vị còn nằm tại đó không?
 Năm 84 mà Pôt tràn vào S'toung được thì gấu quá! Coi như lộ 6 huyết mạch bị cắt .
Chúng tôi bị tập kích đúng 1 lần khi mới vượt biển Hồ sang, sau đó êm ru, thậm chí ngủ không gác (ebộ). Còn dân thì khá xamakhi.... Cheesy

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 09:32:13 am »

Chuyện thường mà bác TS1. Pót nó luồn sâu vào nội địa, trú trong rừng, hoạt động du kích. Lâu lâu tập trung lại đánh 1 điểm. Địa bàn bên trong hầu hết giao cho tỉnh đội, huyện đội quản lý ... Pót đánh, giữ được trụ sở là may rồi! thế mới cần đến các đơn vị như của bác Haanh Smiley
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 11:22:38 am »

   kính giuï các anh các chú của trung doàn gia định anh hùng lời chúc tốt đẹp nhất, em cũng được trưởng thành từ trung đoàn này nhưng ở thế hệ sau này ,hiện nay trung đoàn được xây dựng lại để được khang trang hơn hiện đại hơn ,trung đoàn hiện nay có 3 d và c và b trực thuộc,trung đoàn gia định la  trung đoàn được sự điều động 2 cấp quân khu và bch quân sự tp nên được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo,e rất thích nghe các anh các chú kể chuyện ở chiến trường k kô biết các anh các chú nào ở e GD kô kể cho e nghe chuyện eGD chiến đấu ở chiến trường k. E xin chúc sức khỏe các anh các chú vì tới giờ e đi giao ban rồi......................!
Mình mới vừa xem "Hồi ức của các bác otosg"http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1343.0 đúng là nói về EGĐ có nhắc anh Aí (C trưởng trinh sát )và Lê Hoàng Sơn ( anh hùng LLVT ) mà thời của mình anh Aí là D trưởng- anh Sơn là D phó ở D1( 1984) ....mình có 1 kỷ niệm với a. Sơn khi cùng hành quân vào 1 phum (ko nhớ tên ) cách S'tung khoảng 20>25km một chuyện ko suôn sẻ như kế hoạch khi nào có dịp mình sẽ kể..( vì mình ở B ĐK trực thuộc D ,nên thường hành quân chung..)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2009, 12:40:35 pm gửi bởi trungdoangiadinh » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 04:00:00 pm »

Tôi ra quân năm 83. Không biết cuối năm 84 đơn vị còn nằm tại đó không?
 Năm 84 mà Pôt tràn vào S'toung được thì gấu quá! Coi như lộ 6 huyết mạch bị cắt .
Chúng tôi bị tập kích đúng 1 lần khi mới vượt biển Hồ sang, sau đó êm ru, thậm chí ngủ không gác (ebộ). Còn dân thì khá xamakhi.... Cheesy


hehe ,  năm 84- 85 Pốt nó còn đánh vào cả thi xã XR nữa kìa ,tội cho mấy chú nằm ở 7E chạy gần chết Grin thị trấn Puốc nằm trên đường 6 cách thị xã XR chỉ khoảng 20 km mà Pốt nó còn đánh thường xuyên , đặc biệt là cầu bờ rây chi rúc là noi bọn em và địch đánh quyết liệt .
Sau này địa bàn XR là vùng hoạt động của sư 912 Pốt và 1 lữ xơ rây ca , 2 thằng này thường xuyên bắt tay nhau để đánh những vị trí quan trọng mà mình đứng chân . Lính mình thường chỉ 1 C đứng chân nên nhièu khi các C khác không chi viện được phải rút lui . Bọn nó vào đốt phá , cướp lương thực và bắt hết cán bộ chính quyền bạn . Đến 1987  mình đổi chiến thuật không đứng chân nữa mà giao cho bộ đội K , các đơn vị VN đều trở thành lực lượng cơ động lùng sục đánh địch liên tục không cho chúng nó có điều kiện tập trung quân . Vì vậy có thể nói từ 1987 đến khi rút quân là giai đoạn oải nhất của bọn em- đá mìn liên tục  Grin
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2009, 05:05:48 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 10:30:48 pm »

       Ta lên đường hành quân ra tuyến đầu. Đây đất trời biên cương của núi sông. Nắng bừng lên chim líu lo hát chào mùa xuân. Đường ra biên giới chiến công giữa đất này...

     Đây là đoạn đầu của bài hát về trung đoàn Gia Định, có thể do 1 chiến sỹ của trung đoàn sáng tác vào năm 1978 khi tham gia phòng ngự ở BGTN, nghe rất cây nhà lá vườn. Không biết đến thời bác trungdoangiadinh, ở trung đoàn còn hát bài này không ? Tôi biết bài này là do 1 nữ chiến sỹ của E Gia Định dạy. Cuối năm 1978, sau mấy tháng về phía sau để bổ xung quân, E1 chuẩn bị vào chiến đấu. Hơn 20 nữ chiến sỹ tuổi 17, 18 vừa qua khóa huấn luyện tân binh ở trung đoàn Gia Định phải để lại do không mang đi được và sau đấy chuyển về E10 làm TT, quân y, vệ binh.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2009, 10:45:31 pm gửi bởi ThangLong69 » Logged
angko krao
Thành viên
*
Bài viết: 219


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2009, 11:38:14 pm »

“ Đây con đường dẫn ta ra chiến trường, đây đất trời biên cương của núi sông. Nắng bừng lên, chim líu lo ca chào mùa xuân. Đường ra biên giới , tiến quân giữ đất này !....
 Đi ! Mang súng trên vai giữ bình yên cho tổ quốc. Đi ! Như những năm xưa vượt Trường Sơn tiến về Sài Gòn . Chào Lộc Ninh , mảnh đất anh hùng vẻ vang. Chào Cà Tum-Sa Mát lẫy lừng chiến công ! Biên giới của ta ngàn năm vững bền !..... "
 @ Anh ThanhLong69: Bài hát này rất phổ biến trong phong trào SVHS ở TP.HCM năm 78  ( có thể không phải là bài hát  tự biên của riêng E Gia Định )….Năm tháng đã qua rất xa , cộng với cuộc sống đời thường với bao trăn trở - toan tính để tồn tại…. ! Tên tác giả và lời bài hát này tôi cũng như anh, không thể nhớ chính xác nổi . Nhưng chỉ nghe anh nhắc lại 1 đọan thôi, tôi nổi cả gai ốc !
 Tôi, anh, và bao nhiêu  thanh niên khác , cả nam lẫn nữ ở TP.HCM và nhiều địa phương khác ,đã xếp bút nghiên , tạm gác lại bao ước mơ tuổi thanh xuân , tạm biệt gia đình ... , đi theo tiếng gọi của non sông Việt Nam để cho: “ BIÊN GIỚI CỦA TA NGÀN NĂM VỮNG BỀN ”.
….Rất nhiều người, đã không trở về để học tiếp, như mong  muốn lúc ra đi .
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2009, 12:10:41 am gửi bởi angko krao » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #39 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 09:42:24 am »

Năm 1984 khi sư đoàn tôi lên biên giới Thái lan các bác thay chân chỗ này chăng?
Sát thị trấn S'tung về hướng Siêm Riệp có một cây cầu, cạnh một con mương thẳng tắp cắt vuông góc bên phải đường 6. Lối rẽ đó có xây một cái bảng tin bằng gạch? Tên gọi là đường bở đê "Xam sập canh nha" Cheesy
A ! Hình như đúng rồi. khi bọn mình lên chợ s'tung thế chân cho 1 đơn vị bạn ( mình ko nhớ phiên hiệu )..hướng về Siêm riệp....sau khi đơn vị đó đi rồi thì vài ngày sau có D trinh sát 47 về nghỉ ngơi 1, 2 ngày ... lần ấy bọn mình hành quân cấp D...!!!và sau đó  cách s'tung khoảng 30km, là trận đầu tiên mình đụng với Pốt giáp mặt khoảng 150 m trên một địa hình trống trãi.......
Khi nào quỡn, bác trungdoangiadinh kể lại trận đánh cách Xa-Tung 30 kms nhé.

Xa-Tung có lẽ là một địa bàn chiến lược. Đầu năm 79, đơn vị ytá cũng đóng ở gần đấy, hình như ngay bờ kênh đào thẳng tắp mà trungsy1 nói, khi ấy lính quân đoàn 3 rất đông. Các anh thường đánh cá bằng lựu đạn ở con kênh này, cá nhiều vô số kể. 2 bên bờ mương là nhà dân phơi cá hun khói rất nhiều, đặc biệt nhất là ruộng dưa hấu và bí rợ. Dưa hấu ở vùng này và Siêm Riệp khác giống của VN, dưa hấu rất nhỏ trái, cỡ trái dưa lưới thôi, ruột màu vàng, hột rất nhiều, nhạt chứ không ngọt như dưa VN, trái dài nhiều hơn trái tròn. Còn bí rợ thì có nhiều loại chỉ lớn cỡ 2 nắm tay, nhiều trái, ăn dòn hơn bí rợ. Hôm nay tình cờ đi chợ ytá gặp lại mấy "bạn" này, xin gởi tới đồng đội để nhớ lại 1 thời. Ngày nay, các loại quả tí hon này chắc bị các giống tốt hơn từ VN & Thái qua thay thế rồi?
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2009, 10:13:38 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM