Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:28:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh quân phục, trang bị quân Đại Việt thời Lý Trần?  (Đọc 97519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 06:16:27 am »

Theo em, gươm hay dùng ở Việt Nam (hơi cong, một lưỡi) khác với kiếm hay dùng ở Trung Quốc (thẳng, hai lưỡi). Gươm là một từ thuần Việt, còn kiếm là một từ gốc Hán. Tất nhiên bây giờ, nếu không quá khó tính, cũng nhiều người dùng hai chữ này lẫn lộn cho nhau. Hồ Gươm là tên Nôm, còn Hoàn Kiếm là tên bằng chữ Hán. Ngày xưa dùng chữ Hán là chủ yếu, nên khi gọi tên Hồ Gươm theo âm Hán Việt, phải dùng chữ "kiếm" thay "gươm" (tương tự, tuy không hoàn toàn chính xác) thành ra Hồ Hoàn Kiếm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #71 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 10:54:26 am »

Có bác nào rành giải thích xem cây " Siêu Đao " của Việt Nam mình khác về điểm gì với cây " Đại Đao " của Tàu không vậy , em thấy bề ngoài nó chẳng khác gì nhau cả !

Siêu đao của Việt




Đại đao của Tàu



Logged
Sailorson
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 03:50:11 pm »

Chào các Bác, em đọc thấy các bác bàn nhau về kiếm, gươm, kiếm Nhật. Em xin đóng góp ý kiến. Em thì không rành về kiếm Ta, kiếm Tàu nhưng kiếm Nhật thì em có thời gian tập luyện trên 5 năm (các môn kiếm Nhật: Aikiken: kiếm thuật theo triết lý Aikido; Iaido: Thiền Kiếm, Kendo: Thể thao. Ngoài ra còn nhiều môn phái khác em không tập) nên hiểu rõ thế này:

1/ Kiếm Nhật có thể được xem là đao, vì thực chất nó là kiếm nhưng sử dụng như đao. VD: Kiếm 2 lưỡi bén thì không bao giờ đưa lên ngang đầu để đỡ đòn được, nhưng kiếm Nhật thì có thể được.   

2/ Kiếm Nhật cũng có trường phái 2 lưỡi bén. Nhưng phải hiểu các lưỡi kiếm Nhật đều chỉ mài bén 1/3 phần mũi kiếm còn từ đó về đến chuôi kiếm được mài tròn trơn, có tác dụng đỡ đòn làm lưỡi kiếm đối phương chém vào bị trượt đi.

Vì vậy có thể nói Kiếm Nhật là đao hay kiếm đều có lý.
Logged
VPA
Thành viên
*
Bài viết: 65



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 04:16:52 pm »

Các bác luận gì mà khó hiểu thế, theo ý tôi phân biệt Đao, Kiếm hay Gươm đơn giản chỉ là:

1. Đao:1 lưỡi đơn, bản to, bề rộng bản từ chuôi đến 3/4 mũi to dần, sau đó là vạt nhọn dần.

2. Kiếm : 2 lưỡi, gần suốt chiều dài thanh thì bề rộng bằng nhau, có mũi nhọn.

3. Gươm: 1 lưỡi, chiều rộng bản gần như kiếm, tuy nhiên giống đao tý là có thể phần mũi có vát lên.

4. Siêu đao: là thanh long đao, thứ đao có cán dài

5. Đại đao: cũng là đao nhưng có kích thước lớn hơn các đao thường lệ (dành cho những thằng đô con)

vvvvv. đại loại vậy. Có gì không đúng mong được chỉ giáo.
Logged

To see a World in a Grain of Sand           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand     
And Eternity in an hour
Sailorson
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 11:29:03 pm »

Thật ra ý nói Kiếm Nhật có thể được xem là đao là như vầy: Do người nguồn gốc võ thuật Nhật Bản đều xuất phát từ Trung Hoa. Người Nhật đã cải biến, lấy ưu điểm của kiếm là sử dụng linh hoạt kết hợp với uy lực của đao để tạo nên thanh kiếm Nhật.

Trong võ thuật thật ra không có sự phân biệt các loại vũ khí theo hình dáng bề ngoài mà thường phân biệt theo cách sử dụng. Nói chung trong võ thuật quan niệm binh khí chỉ là cánh tay nối dài. Còn việc mình dùng binh khí đó như thế nào thì khác nhau. Do đó mới gọi là đao pháp, thương pháp hay kiếm pháp. Cụ thể, người dùng thương có thể sử dụng gậy (đoản côn) như là thương. Người dùng kiếm có thể sử dụng gậy theo kiếm pháp, người dùng đao cũng có thể sử dụng gậy theo đao pháp và đương nhiên gậy cũng có côn pháp. Dĩ nhiên sẽ có những hạn chế như gậy thì sẽ chém không ngọt mà chỉ làm đối phương chấn thương, bầm dập hoặc gảy xương. Ngày xưa 1 kiếm sĩ nổi tiếng người Nhật là Miyamoto Musashi đã dùng mái chèo mà chém chết 1 kiếm sĩ thách đấu (cũng nổi tiếng không kém).

Còn các loại binh khí khác thì thật mình không rành, mình chỉ biết dùng kiếm Nhật, gậy và 1 loại gậy ngắn như gậy công an thường dùng. Nói chung nguyên lý cũng từa tựa nhau. nhưng tùy thế mạnh cũa loại nào mà ta có chiêu thức phù hợp. Do đó theo mình nghĩ không cần phân biệt kiếm hay gươm, đó có thể là do địa phương mỗi miền gọi khác nhau. Về bản chất nó đều là một. Tiếng Anh cũng vậy thôi : sword và blade.       
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #75 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 05:05:40 am »

Thế nhưng:
Lý Thường Liệt, Trần Hưng Đạo và các danh tướng hai triều đại này khi "phá Tống, bình Nguyên" thì dùng binh khí gì? Nó ra sao? Mỗi tranh vẽ một kiểu, mỗi kịch diễn một đằng, rối mù!
Logged

Ma_Giang
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:16:44 am »

Các bác bàn cứ loạn cả lên, em thì chỉ nhớ mỗi cái câu đối: "Kiếm là Gươm, Gươm để trên giá Kiếm". Khỏi phân biệt làm gì cho mất công Smiley
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:33:22 am »

Thế nhưng:
Lý Thường Liệt, Trần Hưng Đạo và các danh tướng hai triều đại này khi "phá Tống, bình Nguyên" thì dùng binh khí gì? Nó ra sao? Mỗi tranh vẽ một kiểu, mỗi kịch diễn một đằng, rối mù!

Nóng ruột làm gì? Cứ đợi xem bộ phim "Lý Công Uẩn- Đường tới Thăng Long" thì biết Grin.
Logged
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 03:15:45 pm »


Trích dẫn
Lý Thường Liệt, Trần Hưng Đạo và các danh tướng hai triều đại này khi "phá Tống, bình Nguyên" thì dùng binh khí gì? Nó ra sao? Mỗi tranh vẽ một kiểu, mỗi kịch diễn một đằng, rối mù!

- Cận chiến có gậy/ giáo tre/ giáo/ mác/ gươm/ đao/ dao/ đoản kiếm./ câu liêm, thương, đinh ba,…
- Vũ khí tầm xa có: cung/ nỏ/ ống thổi tên/ mũi tên độc/ lao/ móc câu chùm,…
- Công thành có máy bắn đá, thang vân thê, các phương pháp đào hầm,…
- bẫy có bẫy chông, bẫy đá,…
- hỏa khí có pháo ( pháo hiệu á), cầu lửa…

tàu chiến thì ko rõ. Chỉ biết standard của ta là thuyền Mông Đồng có thể chở tổng cộng 50 người và lắp 2 máy bắn nỏ.
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 06:14:54 pm »

Thực ra kiếm Nhật cũng không đến nỗi ghê gớm như ta thường thấy trong phim ảnh đâu , thời xưa chiến tranh ở Nhật các chiến binh chủ yếu sử dụng giáo Yari , hoặc Nodachi và Odachi đó là 2 phiên bản lớn của kiếm Nhật nó dài hơn và dày hơn ! Katana chủ yếu đeo bên mình để hộ thân là chính !





Còn nước ta có lẽ ông cha ta chú trọng nhiều đến sự hiệu quả lên các loại binh khí của ta thấy đơn giản và không hoa lá như của Tàu . Ngoài ra người Việt cũng sáng tạo 1 số binh khí độc đáo như thiết lĩnh , bút chì vv
Em nghe nói Thiết Lĩnh ra đời vào thời nhà Trần thì phải chủ yếu dùng để chống kị binh ! Còn Bút Chì mới chỉ nghe nói đến có bác nào có hình post lên coi thử xem nào ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM