Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:20:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa lúa trổ đòng  (Đọc 56160 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 08:45:36 am »

Cánh cửa mở ra, Thân với tay bật công tắc điện. Đèn vừa sáng, một cảnh tượng ghê rợn, chưa từng thấy đập vào mắt hắn. Hắn hét lên, vội lấy hai tay bưng mặt, không dám nhìn. Dưới sàn, người đàn bà trần truồng nằm dạng chân như  con nhái chết, cùng với mùi tanh tưởi xông lên nồng nặc, khiến người ta muốn lộn mửa. Tên Đội Hai từng chai sạn với mọi trò thú vật, nhìn thấy cảnh này bỗng nổi khùng. Hắn quát tháo ầm ĩ:

   - Thằng nào? thằng khốn nạn nào dám tự tiện qua mặt tao vậy? Bố chúng bay! Đến  cái đầu cũng chưa chắc đã giữ được, làm sao chúng bay dám động đực vào lúc này.

   Và ngay lập tức, hắn thổi còi tập trung lính, tra hỏi. Bọn lính nháo nhác tập trung. Ba thằng vừa cưỡng hiếp xong đang nằm ngáy như sấm. Nghe tiếng còi thổi, chúng tưởng như mơ, mắt nhắm, mắt mở, quáng quàng chạy ra sân. Biết sếp đang truy hỏi chuyện ấy, chúng bảo nhau im như thóc, mặc cho tên Đội Hai lồng lộn mắng chửi:

   - Bố chúng bay! Nó mà chết, không tra hỏi được chỗ Việt Minh thì ông cho chúng bay đi tù hết. Ngày mai phạt cơm cả lũ chúng bay. Cho chúng bay đi dò mìn. Cho chúng bay đi hứng đạn!

Hắn cứ thao thao trút cơn tức giận. Dường như nỗi tức bực của hắn được cái cớ này khơi chảy. Trong khi hắn nói, hắn cứ đi đi, lại lại, nện dầy cồm cộp xuống nền xi măng. Tên lính nào ngo nghoe, hắn giơ tay tát liền. Đội quân ấy cứ đứng như trời trồng, cho đến khi từ trong nhà kho, tên Thân chạy ra như một thằng khùng. Mồm hắn hét, tay hắn huơ huơ trên không:

   - Thằng nào? Sếp ơi! thằng  chó chết nào? Cho nó một băng đạn!

   Và đột nhiên hắn giật khẩu súng ngắn của tên Đội Hai, chỏ vào hàng lính. Có lẽ hắn đủ gan bắn bỏ năm, bẩy thằng một lúc, nếu hắn biết chính những thằng đó đã hành hạ cô gái ở trong kho. Đội Hai sững sờ trước hành động điên cuồng của Thân. Từ lúc Thân vào đồn, chưa bao giờ hắn nổi nóng, thậm chí chưa bao giờ hắn nói to. Vậy mà hôm nay, cái gì làm cho hắn cuồng lên như vậy. Chưa hiểu được nguyên nhân gì, nhưng với bản lĩnh và kinh nghiệm binh đao, Đội Hai quát to một tiếng:

   - Đứng im! Bỏ súng xuống!

   Tên Thân như bị rút hết phép thuật của tà ma. Hắn thả khẩu súng rơi bộp xuống đất, bưng mặt khóc hu hu rồi từ từ chạy về phía nhà kho.

   Thì ra cô gái ấy chính là cô hàng xóm thân thương, là thần tượng thánh thiện, tôn nghiêm của hắn. Sau tiếng thét bản năng, vô cảm và lấy tay che mặt để khỏi nhìn thấy thân thể loã lồ kia, hắn bình tĩnh dần lại. Hắn phải làm nhiệm vụ mà Đội Hai giao cho: nhận mặt xem người đó là ai.Tay run run, hắn kéo cái ống quần bị vo tròn trong miệng  người đàn bà ra. Hắn hộc lên mấy tiếng như con trâu bị giáng búa tạ vào đầu. Hắn choáng váng suýt đổ sập xuống người cô gái. Hắn cố căng mắt để nhìn rõ hơn, mong rằng mắt nhìn nhầm, mong  rằng tìm ra dấu vết lạ để chứng tỏ là người khác chứ không phải là người hắn tôn thờ. Càng nhìn, đôi mắt hắn càng muốn bật ra khỏi tròng, trong lồng ngực hắn đau nhói và dường như nghẹt thở. Đáng  tiếc là hắn không nhìn nhầm. Tuy đã mấy tháng không gặp cô, nhưng khuôn mặt cô đã in sâu trong tâm trí hắn. Với lại hắn và cô lớn lên ở xóm này từ nhỏ. Trên mặt cô có dấu tích nào hắn cũng nhớ như in. Mấy năm gần đây dù chỉ đứng ở xa nhìn lại, nhưng đôi mắt ở trong tim thì lại đau đáu không lúc nào xa. Trời ơi, đúng là cô, đúng là thần tượng của hắn. Vì vậy hắn điên khùng lao ra sân khi bọn lính đang lặng thinh đứng trong hàng nghe tên đồn phó chửi bới và đe doạ.

   May mà án mạng không xẩy ra. Hắn vừa khóc, vừa rũ rượi đi vào gian nhà kho. Như có trời xui, đất khiến, biến hắn thành ngừơi từng trải. Việc đầu tiên là hắn đi tìm một chậu nước sạch, rồi hắn chốt chặt cửa gian nhà kho. Bấy giờ giá có ông giời gọi cửa hắn cũng không mở. Hắn lấy chiếc khăn nhiễu ở trong túi ra, dúng ướt, vắt khô, rồi nhẹ nhàng, cẩn thận, lau rửa từ mặt cho đến chân cho cô gái. Hắn làm việc này trong một trạng thái thật khốn khổ, mà cũng thật dễ chịu. Từ khi  biết xấu hổ với người khác giới, chưa bao giờ hắn dám động chạm vào một người đàn bà nào. Mang tiếng đã có vợ mấy năm, nhưng hắn cũng chưa biết thế nào là khoái cảm thân xác. Ngày cưới vợ, hắn mới là cậu bé mười lăm tuổi. Tối ấy, bố mẹ hắn khoá trái cửa cho vợ chồng hắn an tâm "động phòng", nhưng hắn nằm xuống là ngủ, chẳng để ý đến người vợ đang độ nồng nàn, béo mũm như con muỗm nằm bên cạnh. Rồi sau đó khi hắn đã phải lòng cô hàng xóm thì người vợ mười tám tuổi ấy hoàn toàn giống như khúc gỗ. Dù đêm đêm nằm cạnh nhau, hắn vẫn chẳng mảy may súc cảm. Mấy năm nay, vợ hắn ở đâu, hắn cũng chẳng biết. Hắn vẫn chỉ theo đuổi cái bóng thắt đáy lưng ong của cô gái này. Biết bao lần hắn thầm ao ước, được chạm nhẹ vào bàn tay cô, được vuốt nhẹ lên má cô. Vậy mà... Bọn chó đểu đã phá tan ước mơ của hắn. Bây giờ hắn được tự do vuốt ve, sờ nắn khắp người cô, nhưng có cảm giác như đang vuốt ve, sờ nắn miếng  thịt ôi do hổ ăn thừa bỏ lại. Tuy vậy, mỗi lần nghe tiếng rên khe khẽ của cô, hắn lại thấy ruột xót như muối. Tấm khăn nhiễu trong tay hắn dịu dàng hơn, âu yếm hơn. Hắn cố gắng giặt đi, giặt lại tấm khăn để lau thật sạch những nhầy nhụa, tanh tưởi trên hai đùi cô. Hắn mặc lại quần áo cho cô, rồi tìm một mảnh hòm ván cũ, trải xuống nền nhà, đặt cô nằm trên đó, tránh xa cái bãi đất bẩn thỉu kia. Khi mọi việc xong xuôi, hắn đến giật cửa nhà bếp, nhóm lửa, đặt một nồi cháo nhỏ. Tên Đội Hai thấy hắn làm vậy, hất hàm hỏi:

   - Người nhà mày ư?

   Hắn lắc đầu, mắt vằn đỏ.

   - Mày chăm sóc cho nó tỉnh lại, mai tao sẽ xét hỏi nó.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 08:51:10 am »

Gần sáng hôm sau thì cô gái tỉnh lại. Thân ngồi ngủ gà ngủ gật bên cạnh. Đêm qua  nó đã đổ cho cô được lưng bát nước cháo, giờ cô tỉnh lại, nó rất mừng. Vừa mở mắt ra, trông thấy hắn, cô gái co người lại, lấy hết sức bình sinh đạp một nhát thật mạnh vào bụng hắn. Thân ngã lăn trên nền đất. Tiện tay cô cầm luôn bát cháo bên cạnh đáp vào mặt hắn. Tuy vậy, dù có căm giận đến đâu, cô cũng đành ôm mặt khóc, chẳng làm được gì hơn, vì cô chẳng còn đủ sức nhấc nổi thân mình, và cũng chẳng có cách nào thoát ra khỏi căn phòng này. Rồi việc gì phải đến đã đến. Tên Đội Hai nghe thấy tiếng khóc, biết là cô đã tỉnh, hắn xồng xộc bước vào, mang  theo hai thằng lính, sẵn sàng ghi chép và sẵn sàng tra khảo. Hắn quát tên Thân:

   - Mày cút ra. Dù là mẹ mày thì chúng tao cũng phải tra hỏi đã.

   Tên Thân lập cập bước ra. Trông hắn thật thảm thương

   Người con gái bây giờ mới thực sự nếm đòn thù. Tên đội Hai chỉ hỏi có vài câu:

   - Bộ đội Việt Minh đóng ở đâu? Chúng mày chôn mìn thế nào?

   Giọng rất yếu ớt, nhưng cô gái đã trả lời dứt khoát:

   - Tôi chỉ là người dân đi làm cỏ lúa. Tôi làm sao biết được bộ đội với mìn.

   - Thế hai thằng bộ đội đi với mày tên gì?

   - Tôi không đi với họ. Tôi không quen họ.

   - Bướng hả?. Có muốn tao cho lính diễn lại trò hôm qua không? Không có tao với thằng Thân cứu thì mày đã chết rồi đấy con đĩ ạ. Nếu mày muốn sống để trở về nhà thì hãy khai ra.

   Cuộc tra hỏi của tên đội Hai từ sáng đến gần trưa vẫn không moi được tin gì từ cô Lúa. Còn người thanh niên bị tra khảo từ hôm qua, đã chết đi, sống lại nhiều lần, vẫn chỉ một mực nhận là người đi bắt rắn. Không moi được tin gì, đội Hai càng lồng lộn, điên cuồng. Giữa lúc ấy thì tên đồn trưởng ngươì Pháp cùng vợ trở về.

   Chiếc xe zép đỗ trước cửa đồn. Hai vợ chồng Sôlny khoác vai nhau đi thẳng vào phòng riêng. Trông mặt Sôlny vẻ không vui. Đội Hai đã bực dọc lại thêm lo sợ. Hắn thấp thỏm chầu chực ở cửa. Bổn phận hắn phải báo cáo ngay những việc đã xẩy ra ở bốt. Tên thông ngôn vẻ ngại ngần bảo vơí hắn:

   - Để ngài đồn trưởng nghỉ đến chiều. Ông cứ tiếp tục mọi việc đi.

   - Ngài ấy đã biết sự việc hôm qua chưa?

   - Biết rồi, Ngài định về ngay chiều qua, nhưng phu nhân không nghe, đành ở lại. Chắc hẳn cấp trên có khiển trách ngài, nên ngài không vui.

   Vừa lúc ấy quan bà mở cửa đi ra phòng tắm. Đội Hai vội vã cúi đầu. Bà đáp lại bằng tiếng Việt:

   - Anh ấy mệt.

   Rồi bà xua tay ra hiệu cho Đội Hai về nghỉ. Bà nói với viên thông ngôn một tràng tiếng Pháp. Viên thông ngôn nói lại với đội Hai:

   - Bà Sôlny bảo, hôm nay có những cái mùi lạ, nghe ghê ghê, bảo ông cho lính dọn vệ sinh các nơi đi.

   Buổi chiều hôm ấy, Đội Hai không kìm nén được trước sự lỳ lợm của hai tên tù binh. Hắn quyết định dùng cực hình, mong tìm được bí mật từ cô gái. Hắn sai lính mang hòm điện xuống nhà kho.

   Cô gái tù binh từ hôm qua đến nay đã trải bao nhiêu khủng khiếp. Bây giờ người cô như tầu dưa ủng, nhưng dường như cô can đảm hơn, sẵn sàng chịu đựng mọi cực hình. Chúng xích hai chân cô vào cột, treo hai tay lên xà nhà. Chúng dùng kẹp, nối dây điện, kẹp vào các đầu ngón chân rồi đóng mạch điện. Mỗi lần như vậy cô lại thét lên, rú lên vì đau đớn. Bọn chúng hỏi:

- Bộ đội ở đâu? - cô vẫn lắc đầu.

- Mày chôn mìn phải không? - Cô lắc đầu.

   Chúng lại kẹp vào những ngón chân khác, lại chập điện. Cô lại rú lên, vẫn lắc đầu. Chúng lại kẹp vào những chỗ nhậy cảm khác. Cô lại rú lên, rồi lịm đi. Những  tiếng rú của cô đã lọt vào phòng tên đồn trưởng. Sôlny đã biết việc này, vì được Đội Hai báo cáo. Bản thân hắn cũng rất muốn tìm ra chỗ ở của bộ đội Việt Minh để còn lập công. Hắn đồng ý cho tên Đội Hai dùng biện pháp mạnh để tra tấn. Còn vợ hắn thì không biết tại sao lại có tiếng rú rít ở trong đồn, rồi lại nghe rõ tiếng đàn bà. Không nén được nữa, cô hỏi:

   - Mình ơi! sao lại có tiếng phụ nữ kêu thét ở đâu đây?

    Sôlny không dám dấu vợ, nhưng chỉ nói qua loa, rằng có một nữ du kích đánh tầu của chúng ta, bị bắt vào đây. Cô ta sợ hãi nên kêu khóc. Sôlny phu nhân nói với chồng, có thể cho nàng gặp người nữ du kích đó được không. Sôlny gạt đi, còn doạ:

   - Người Việt Nam ghét người Pháp lắm. Em gặp cô ta thì không hay đâu.

   Vợ Sôlny cảm thấy không yên ổn. Cô ta càng tò mò muốn biết mặt một  nữ du kích Việt Nam. Cô lừa cho chồng ngủ rồi lẳng lặng đi xuống gian nhà kho, nơi hơn một giờ trước đây phát ra tiếng rú ghê rợn. Bây giờ không còn nghe thấy tiếng gì. Cô người Pháp đưa tay gõ nhẹ vào cánh cửa. Từ bên trong tiếng Đội Hai quát vọng ra:

   - Ai đấy? Thằng Thân phải không? Mẹ mày chưa chết đâu con ạ. Nó mới ngất thôi, lát nữa tỉnh lại, chúng ông lại cho điện giật tiếp. Nó bướng, cho nó chết cũng đáng đời. Khôn hồn thì cứ ở ngoài ấy, con ạ.

   Sôlny phu nhân không nói gì, tiếp tục gõ to hơn. Tên Đội Hai vừa văng tục, vừa mở bung cánh cửa. Hắn sững sờ khi nhìn thấy đồn trưởng phu nhân. Còn vợ Sôlny bất thần hét lên một tiếng" lạy chua" đến lạc cả giọng rồi bỏ chạy. Người thiếu phụ phương Tây này không dám tin ở mắt mình. Trước mắt bà ta, một thân hình phụ nữ, quần áo rách bươm, thâm tím nhiều chỗ, đầu tóc xoã sượi. Chân tay cô đều bị trói, trong tư thế gần giống tư thế chúa GieSu chịu nạn. Ghê rợn nhất là hai chiếc kẹp điện đang kẹp trên hai đầu vú của nàng. Bà vừa chạy vừa xổ ra một tràng tiếng Pháp líu ríu, người thông ngôn nghe cũng đành chịu. Bà chạy vào phòng, vồ lấy chồng và tiếp tục xổ ra tràng giang đại hải những từ ngữ hẳn là khó chịu. Viên đồn  trưởng hốt hoảng, toan nổi khùng, nhưng trông thấy vẻ mặt thất thần của vợ, hắn đành bảo viên thông ngôn, yêu  cầu Đội Hai ngừng tra tấn. Đội Hai răm rắp tuân lệnh. Với lại cô du kích này gần như đã chết rồi. Có giật hết cả bình điện cô ta cũng chẳng nói được gì thêm. Sôlny phu nhân không chịu dừng lại ở đó. Ngay buổi tối, cô đòi chồng phải cho cô nói chuyện trực tiếp với viên thông ngôn. Nàng yêu cầu ai biết việc cô gái bị bắt vào đồn, đến thuật lại cho nàng nghe. Tên thông ngôn tóm được tên Thân, người mà hắn cho rằng thật thà, ngoan nết nhất trong đồn.  Tên Thân từ sáng đến giờ cứ ngơ ngẩn như ma làm. Cơm chẳng ăn, nước chẳng uống. Hắn cứ chạy quanh gian nhà kho như phát cuồng. Khi tên thông ngôn cầm tay hắn kéo lên phòng làm việc, ngồi đối diện với vợ đồn trưởng,  Thân bỗng oà lên khóc. Nỗi khổ trong lòng hắn không thể nói với ai, giờ đây cứ ùa chảy theo nước mắt. Cả Sôlny phu nhân và tên thông ngôn đều lấy làm ngạc nhiên, gạn hỏi:

   - Vì sao mà khóc?

   Hắn lắc đầu, rồi ôm mặt, nức nở to hơn.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 08:54:07 am »

Tên thông ngôn chờ cho hắn nguôi cơn xúc động, rồi dịch từng câu hỏi của đồn trưởng phu nhân:

   - Cô gái du kích bị bắt thế nào?

   - Cô ấy không phải là du kích. Cô ấy là dân thường, đi làm ngoài đồng, thấy tầu đổ, sợ quá chạy về,thế là bị bắt.

   Thực tình lúc cô bị bắt Thân không có nhà và cô cũng chưa nói với Thân một câu nào, nhưng theo mấy thằng lính bắt giữ cô nói lại, Thân tự suy ra như thế.

   - Cô ấy là người ở đâu, tên là gì?

   - Cô ấy tên là Bẹ, Nguyễn Thị Bẹ, người làng Vân này.

   -Anh quen cô ta từ khi nào?

   - Từ lúc lên năm tuổi. Cô ấy ở cạnh nhà tôi, hiền lành lắm.

   - Sao không nói với đồn phó như thế để khỏi bị tra tấn?

   - Ông ấy không tin tôi, chỉ muốn tìm bộ đội Việt Minh.

   - Ngoài bị đánh, bị dí điện, cô ấy có bị cưỡng hiếp không?

   - Có. Chúng nó, chắc là nhiều thằng, nhưng không phải đồn phó, đã hiếp cô ấy đến ngất đi.

   - Cô ấy có chồng chưa?

   - Chưa!

   Sôlny phu nhân buông một tiếng thở dài. Bà không muốn hỏi tiếp nữa. Dường như chừng ấy câu trả lời của Thân đã quá đủ. Điều đó chứng tỏ chẳng có chứng cứ gì để kết luận cô ta là du kích đánh tầu. Cái chính là bà không thể chịu được sự tra tấn dã man, hơn nữa nhân danh một phụ nữ Pháp, bà không cho phép dùng cực hình như thế với một người phụ nữ. Thật quá tàn nhẫn. Bà hỏi Thân mấy câu cuối cùng:

   - Nhà cô ta còn ai ở làng không?

   - Còn mẹ cô ta.

   - Nếu chồng tôi thả cô ta, anh có vui lòng đưa cô ta về với mẹ không?

    Thân gật đầu lia lịa.

   - Tốt lắm. Anh về nghỉ đi. Sớm mai đưa cô ta về.

    Thân cúi đầu chào và đột nhiên thốt ra mấy câu tiếng Pháp, rằng cảm ơn quí bà rất nhiều, làm cho Sôlny phu nhân và viên thông ngôn cùng sửng sốt:

   - Anh biết tiếng Pháp ư?

   - Một chút thôi.

   Người phụ nữ Pháp bỗng thấy quí Thân và cảm thấy anh thân thiết lạ lùng. Có thể do mối đồng cảm sâu sắc của bà với những đau khổ của Thân.

   Sôlny phu nhân đã làm một việc ngoài sự tưởng tượng của Đội Hai. Chính chồng bà đang muốn nhanh chóng tìm ra kẻ chủ mưu đánh  mìn. Vậy mà bà lại yêu cầu thả tội phạm, nếu không là tội phạm thì ít ra cô ta cũng là một nhân chứng quan trọng. Thả là sao? Sôlny ban đầu không đồng tình với vợ. Hai vợ chồng hắn tranh luận một giờ đồng hồ. Vợ hắn nói:

   - Tra tấn người bằng nhục hình là hành động dã man, tàn bạo mà nhà nước Pháp không cho phép, nhất là lại tra tấn một phụ nữ vóc dáng mảnh mai như vậy thì đấy chỉ là hành động của loài cầm thú, hoặc hành động của bọn đao phủ thời trung cổ. Cứ cho rằng người ấy là Việt Minh, chống lại nhà nước pháp thì đem chị ta giao cho toà án, xử theo pháp luật. Trong khi chúng bắt người chẳng có chứng cớ gì...

   Sôlny có vẻ đuối lý. Hắn nổi khùng lên:

   - Thế hậu quả đoàn tầu đổ, bao nhiêu thiệt hại thì ai chịu?

   - Thế chẳng lẽ mình bắt một phụ nữ yếu đuối gánh trách nhiệm ư? Bao nhiêu súng ống ở đây, bao nhiêu lính tráng ở đây, sao mình không mang ra mà khảo tra, đánh đập?

   Sôlny hạ giọng:

   - Thực tình tôi chả muốn đánh đập ai, nhưng không răn đe như vậy thì dân chúng ở đây sẽ nổi lên phá tan cả cái đồn này.

   - Thế người Pháp mình không làm cho dân An Nam cảm mến được à? Nếu mình không đi càn quét, không bắn giết họ. Nếu mình đừng chuyên chở sang đây nhiều vũ khí giết người và nhiều binh lính thì...

   Sôlny lại nổi sung lên:

   - Mình nói theo giọng Việt Minh rồi đấy. Nếu không có chiến tranh thì tôi và mình sang đây làm gì. Trách nhiệm của chúng ta là phải bình định bằng được mảnh đất này. Mình cũng biết đấy, tướng XaLăng rất lo ngại về tình hình đồng bằng bắc Việt Nam, ngài hạ lệnh cho chúng ta phải bình định kỳ được vùng này.

   Vợ Sôlny bật khóc, cứ nhắc đi nhắc lại hai từ "ghê tởm" và đòi về nước một mình. Bà còn doạ sẽ tường trình việc này với Liên hiệp phụ nữ và Quốc hội Pháp. Không thể để vợ quá căng thẳng nữa, Sôlny sau một đêm suy nghĩ đành hạ lệnh cho Đội Hai thả cô gái. Còn người thanh niên, theo hắn chắc chắn là Việt Minh, hắn làm tờ trình với cấp trên cho đầy ra Côn Đảo.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 08:57:43 am »

Chương 4


   Sau cái ngày hàng ngàn quả mìn đồng loạt nổ trên đường Năm ấy chừng một tháng, Thường lại được về dự họp Đại đội ở căn cứ tự do thuộc huyện Thanh Hà. Hôm ấy đại đội họp dưới vườn vải thiều. Mùa này cây vải đang lấm tấm những quả non. Nhìn vườn cây um tùm, thoảng hương thơm dìu dịu, Thường bỗng nhớ nhà, nhớ mẹ và các em. Nhà Thường có một cây nhãn cổ thụ ở góc sân. Mùa hè đến, mẹ hay dọn cơm dưới gốc nhãn, cả nhà ngồi quây quần, vừa ăn vừa ngẩng nhìn mấy chú chim sâu lách tách. Bây giờ gia đình Thường mỗi người một nơi. Bố Thường ở lại làng quê, lãnh đạo đội du kích xã. Lâu lâu Thường gặp chú Tảo, chú vẫn cho biết tình hình ở quê nhà. Còn mẹ Thường, từ ngày gánh cu Tình, cún Nghĩa đi tản cư sang Thái Bình, đến nay đã hơn ba năm rồi, Thường chẳng biết tin tức gì. Chỉ biết trước khi mẹ đi, bố dặn rằng:" đến đâu thì bà cũng cố tìm trường cho thằng cu Tình đi học". Thường bỗng thấy vui vui, vì tin rằng cậu em trai được đến trường, học được nhiều chữ nghĩa, hẳn là tương lai sẽ mở rộng với nó. Mình cứ xông pha đánh thật nhiều giặc để các em mình được sống yên vui.

   Thường đang miên man trong suy nghĩ thì anh Đỗ Ninh đến. Anh đi một vòng, bắt tay hết lượt mọi người, vẻ mặt rạng rỡ, giọng nói vang, trong. Khi bắt tay đến Thường, anh Ninh xoè cả hai tay, nắm lấy vai người lính trẻ, rung rung:

   - A! Chú em! Vẫn khoẻ chứ? Cuộc họp trước chú em phát biểu hay lắm, tốt lắm. Kỳ này chú phát huy nhá. Chúng ta là những chiến sĩ tự nguyện chiến đấu bảo vệ quê hương, chúng ta phải nghĩ ra nhiều cách tiêu diệt quân thù.

   Chẳng ai bảo ai, những người đứng xung quanh đồng loạt vỗ tay đồm độp. Thường không hiểu họ khích lệ mình, hay tán thưởng câu nói của anh Ninh, nhưng tự nhiên cậu đỏ mặt lên.

   Khi anh em đã ngồi im dưới tán lá xanh um của vườn vải thiều, anh Ninh cho bắt đầu buổi họp. Hôm nay anh đứng ngay ngắn một chỗ chứ không đi đi lại lại như hôm trước. Trong tay anh còn có một cuốn sổ nhỏ. Thỉnh thoảng anh lại mở ra liếc nhìn. Anh bắt đầu nói:

   - Tôi xin thông báo với anh em về tình hình chung trước nhá. Cuối năm ngoái ( 1947), giặc Pháp mở cuộc tiến quân qui mô lớn lên Việt Bắc, hòng chụp bắt cơ quan đầu não của ta, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh và chiếm đóng toàn bộ nước ta. Tên tướng Xa-Lăng, chỉ huy cuộc tiến quân đã ngạo mạn cho rằng: " Chỉ ba tuần lễ, sẽ đập tan đầu não của Việt Minh". Nhưng cuộc hành quân với hai mươi ngàn tên, có cả hải, lục, không quân của chúng đã bị thất bại thảm hại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Cụ Hồ, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp, bộ đội ta đã đánh cho chúng nhiều trận thua đau. Chúng phải nhục nhã rút lui. Bị thất bại trong kế hoặch tấn công lên Việt Bắc, nên chúng chuyển hướng chiến lược mới, từ tấn công ồ ạt sang đánh kéo dài, chuyển trọng tâm sang bình định các  vùng đồng bằng, hòng vơ vét sức người, sức của ở nhân dân ta. Chúng đã và đang xây dựng hệ thống đồn bốt dầy đặc ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Vì thế anh em ta sẽ phải đối đầu với một lực lượng địch mạnh hơn. Quân giặc đã điều tên tướng Săng-Xông rất nhiều kinh nghiệm bình định các vùng Nam bộ ra chỉ huy việc bình định Bắc bộ. Tên này đã điều cả một binh đoàn dù từ Pháp sang để càn quét, bình định dọc đường Năm, chống lại những trận đánh tầu, phá đường của chúng ta. Vì vậy hôm nay anh em ta họp nhau ở đây để tìm cách chặn đánh bọn này, không cho phép chúng chiếm đóng quê hương mình.

   Về phía ta, tuy lực lượng vũ trang địa phương còn mỏng, nhưng chúng ta đã đánh một số trận ra trò, khiến bọm địch hoang mang, lo sợ. Chiến dịch phá đường sắt hôm mùng 4 tháng 2 của chúng ta đã làm nức lòng đồng bào trong và ngoài tỉnh. Hơn một ngàn quả mìn cùng nổ rung trời. Hai mươi hai ki lô mét đường sắt bị phá huỷ. Xe lửa của chúng bị ngừng trệ đến ba tuần lễ. Thật tuyệt vời. Du kích và nhân dân các nơi gọi đó là " tiếng sấm đường Năm".

   Anh em vỗ tay rào rào. Có người nói:

   - Chúng ta sẽ còn cho chúng nhiều trận sấm sét hơn thế nữa.

    Đợi cho anh em trật tự, anh Ninh nói tiếp:

   - Các đồng chí vui mừng là đúng. Đáng mừng lắm. Phấn khởi lắm. Nhưng bây giờ tôi trân trọng mời các đồng chí đứng dậy đón nghe một tin vui mừng hơn, vinh dự hơn - Giọng anh bỗng cao vồng lên - Thưa toàn thể anh em, Hồ Chủ Tịch đã gửi thư động viên anh em du kích huyện Kim Thành!

   Mọi người đồng thanh reo hò. Tiếng reo vui lẫn với tiếng vỗ tay rào rào. Anh Ninh mở sổ, lấy ra một tấm giấy màu vàng, có những dòng chữ đánh máy. Anh thong thả đọc từng lời:
   
Thân ái gửi đội du kích Kim Thành
   
Cảm ơn các chú đã gửi biếu tôi một cái áo mưa lấy của giặc. Quý hơn nữa là các chú hứa: luôn luôn cố gắng lấy vũ khí của địch để diệt địch.
   
Nay là dịp tốt để cho quân du kích, cũng như cho vệ quốc quân thi đua nhau giết cho nhiều giặc, cướp cho nhiều súng để giật giải thưởng trong cuộc vận động luyện quân lập công. Các chú phải cố gắng lên.
   
Một điều nữa các chú phải luôn luôn nhớ: du kích là như cá, nhân dân là như nước. Muốn giết địch thắng lợi thì phải có đồng bào giúp mọi mặt. Muốn được đồng bào vui lòng giúp, thì ta phải giúp đỡ đồng bào, kính trọng đồng bào. Đó là con đường thắng lợi. Chúc các chú ra sức tranh đấu và nhiều thắng lợi. Chào thân ái và quyết thắng
               
Hồ Chí Minh [/i]


   Khi anh Ninh đọc xong thư Bác. Tất cả mọi người cùng đồng thanh hô:

   -Bác Hồ muôn năm! Bác Hồ muôn năm!

   Những tiếng vỗ tay lại rào rào vang lên. Có tiếng sụt sịt lẫn trong tiếng reo vui:

     - Ôi! vinh dự quá!

   Anh Ninh giọng đầy xúc động, dõng dạc hỏi:

     - Anh em mình có quyết tâm làm theo lời Bác không?

   Mọi người cùng đồng thanh hô to:

   - Quyết tâm! Quyết tâm!
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 08:59:40 am »

Chương 5

   Mờ sáng hôm ấy Thân được tên Đội Hai gọi dậy. Đêm qua dường như Thân không ngủ. Cả cái ngày hôm qua là cái ngày quá nặng nề, quá căng thẳng, quá đau đớn với Thân. Thiên thần của hắn bỗng nhiên biến thành giẻ rách. Mà ngay cả khi biến thành giẻ rách rồi, cái mớ giẻ rách ấy cũng không đoái hoài đến hắn, không thuộc về hắn. Sau khi gặp Solny phu nhân về, tưởng chừng lòng sẽ nhẹ nhõm hơn. Nhưng nằm nghĩ ngợi một lát, hắn lại thấy lòng trĩu nặng. Cô ấy được thả về thì tốt lắm, nhưng rồi Thân có được gặp cô ấy nữa đâu. Ai sẽ là người chăm sóc cô ấy? Mẹ cô hay bọn Việt Minh? Mà sao cô ấy lại đi theo cái bọn Việt Minh. Người mảnh mai như vậy làm sao mà theo kịp cái bọn du kích cơ chứ. Bực nhất là cô ta chẳng nói với Thân một lời nào, mà Thân cũng chưa kịp nói đã bị cô ta đạp cho ngã dúi rồi, lại thêm một bát cháo vào mặt nữa. Chắc cô ta uất ức vì tưởng rằng Thân cùng đồng loã với bọn kia. Làm sao để cô ta hiểu đúng bây giờ.

   Trằn trọc mãi đến gần sáng Thân mới thiếp đi. Hắn còn đang trong cơn mê mệt thì Đội Hai dựng dậy. Giọng Đội Hai dữ dằn:

   - Mày dậy nhanh rồi xuống nhà kho mà cõng mẹ mày về. Bà đồn trưởng giao nhiệm vụ cho mày đấy.

   Thân không dám hỏi han gì, cung cúc làm theo.

   Sôlny phu nhân đứng ở cổng đồn. Dường như đêm qua bà cũng không ngủ. Đôi mắt màu xanh nước biển của bà có vẻ mờ đục hơn. Tuy nhiên nét mặt bà lộ rõ vẻ vui mừng sau cuộc " đấu tranh thắng lợi" với chồng. Chồng bà đã nhượng bộ. Niềm vui ấy cũng đồng nghĩa với việc cứu được một con người thoát khỏi sự đau đớn về thể xác và tâm hồn.

   Cô gái vẫn mê man, thiêm thiếp nằm oặt ẹo trên lưng Thân. Quần áo rách bươm, phía nào cũng nhìn thấy da thịt. Thấy vậy, Sôlny phu nhân chợt nói bằng tiếng Việt:

   - Chờ đã!

   Bà co đôi cẳng dài ngoẵng dậm trên  đôi săng đan trắng, chạy nhanh về phòng riêng. Ba phút sau bà trở ra, vẫn vừa đi vừa chạy, tay cầm chiếc khăn bông to. Bà lẳng lặng phủ tấm khăn lên người cô gái. Tấm khăn còn mới tinh, sực mùi nước hoa, dường như vừa được lấy ra khỏi va ly. Sau khi dúi vào tay Thân một hộp sữa nước, bà ra hiệu cho Thân đi nhanh, rồi nói một tràng tiếng Pháp:

   - Nói giúp với gia đình, vợ chồng tôi xin lỗi. Cố chăm sóc cho cô gái chóng khoẻ. Có dịp tốt tôi sẽ đến thăm.

   Thân không thể hiểu nổi những ngôn từ ngoại quốc dài ngoẵng ấy, viên thông ngôn lại không có đây. Nhưng nhìn vẻ mặt bà Sôlny, Thân cũng lờ mờ hiểu được nội dung câu nói của bà. Rồi Sôlny phu nhân lại giục: "Đi nhanh lên!". Dường như bà sợ chồng bà và tên Đội Hai lại đổi ý. Câu tiếng Pháp ngắn gọn này thì Thân  hiểu. Hắn co cẳng chạy lạch bạch ra khỏi đồn. Tên Đội Hai đứng mãi phía sân trong, mặt cau có. Hắn lẩm bẩm một mình:

   - Sẽ có ngày ông cho chúng bay vào tù ráo.

   Lúc đó tên đồn trưởng Sôlny ngồi trong phòng riêng, vừa uống cà phê vưa xem báo, theo dõi tình hình chiến sự ở mọi nơi. Hắn cố làm ngơ trước những hành động quá đà cuả vợ và ngầm nghĩ cách để khống chế cô ta.

   Thân cõng cô gái ra khỏi cổng đồn được một đoạn thì gặp một đoàn người đang hùng hổ kéo đến. Đi đầu là vị hương lý đại diện Hội đồng an dân, áo lương, khăn xếp chỉnh tề. Đi sau ông ta khoảng hai chục ông già, bà cả. Họ kéo nhau lên đồn để đòi người.

   Hôm trước, khi trông thấy đoàn tầu đổ vật ngoài đồng, dân làng Vân mừng lắm. Họ thì thầm với nhau:

   - Du kích mình giỏi thật. Đoàn tầu dài như thế, chạy nhanh vun vút, thế mà họ làm nổ tan đầu máy, tài thật. Nghe nói bọn Tây chết nhiều lắm, lại thêm bao nhiêu súng đạn nổ tan theo.

   - Cho chúng nó chết. Nếu chúng không chết thì chúng sẽ giết hại bao nhiêu người mình. Nghe nói chúng đang thua đậm ở Tây Bắc nên đưa bọn này sang tiếp viện.

   Dân làng cứ bàn luận, cứ phán đoán. Riêng người xã đội trưởng thì lo đứng, lo ngồi. Chiều ấy, giao nhiệm vụ cho cô Bẹ xong, anh đã rất yên tâm chờ tin chiến thắng. Sáng hôm sau tin đầu tiên anh nhận được là: một đồng chí bộ đội bị hy sinh ngay sát bờ sông, đồng chí còn lại đã bị bắt. Mấy giờ sau lại có tin cô Bẹ cũng rơi vào tay giặc, anh choáng váng. Ngay lập tức anh lập phương án đối phó. Trước hết những nơi cất dấu tài liệu, những nơi họp hành mà Bẹ biết đều phải chuyển đi chỗ khác. Bản thân anh và một số đồng chí thường làm việc với Bẹ tạm thời phải lánh mặt sang làng bên, khi cần thiết phải xuống hầm bí mật. Các đội viên du kích phải sẵn sàng chiến đấu. Nghe ngóng từ lúc tầu đổ đến tối, tình hình có vẻ yên ắng, xã đội trưởng  cử mấy du kích bí mật mang xác đồng chí bộ đội bị bắn ở bờ sông đi chôn. Chôn cất cho anh cẩn thận trong nghĩa địa của thôn, nhưng chẳng biết tên anh là gì. Hôm qua chỉ mình xã đội trưởng biết mặt hai người, một người tên là Nam, một người tên là Dũng. Người hy sinh này chẳng biết là Dũng hay Nam. Giặc đang tra xét dữ, đêm tối thế này, chôn cất được cẩn thận cho anh đã là may lắm rồi, tên tuổi thật sự chẳng quan trọng gì lúc ấy.

   Việc thật sự quan trọng lúc này là phải tìm cách đòi cô Bẹ về. Một cuộc họp cấp tốc được triệu tập. Sau đó họ hàng nhà cô Bẹ được mời đến chỗ ông hương lý. Ông này cũng biết cô Bẹ là du kích, nhưng ông không tố cáo. Tuy làm việc cho Tây nhưng ông vẫn lừng chừng ở giữa, chưa hẳn ủng hộ, nhưng cũng không dám phản đối hành động của du kích xã. Thấy tầu Pháp đổ, ông cũng rất mừng. Khi họ hàng nhà cô Bẹ kéo đến bắt ông phải cùng lên đồn Tây đòi người, ông ngại lắm. Tốt nhất là mình cứ yên phận làm ăn, đừng có đụng độ gì với cái đồn bốt ấy. Súng ống chúng nó lăm lăm trong tay, nó chỉ "đòm" một nhát là mình toi đời. Chả lý sự nào cãi được với súng đạn. Nghĩ vậy, ông toan thoái thác, không đi. Một người xưmg là anh họ của cô Bẹ nói dõng dạc:

   - Ông không đi hả? Không đi thì tự chúng tôi kéo lên đồn. Chúng tôi cứ chửi ầm lên, làm náo loạn lên, liệu ông có trốn được trách nhiệm " an dân" với quan Tây không? Con em chúng tôi bị bắt giữ, chúng tôi phải lo lắng. Ông được cử đứng đầu làng nước, ông lên thưa gửi đầu đuôi với người ta, lại không hơn à? Con Bẹ nó chỉ đi cào cỏ mà bị bắt, thế là oan chứ. Làng mình đã lập tề, đã chịu sự kiểm soát của các ông ấy. Chả nhẽ nhà nước bảo hộ văn minh lại bắt người tùy tiện như thế à?.

   Ông hương lý biết ngay người vừa nói chắc chắn là cán bộ Việt Minh rồi. Trong số những người này, chắc là có nhiều du kích, có khi cả bà cụ sinh ra cô Bẹ. Mình mà không nghe họ thì cũng khó sống yên. Nghĩ vậy, ông đành dịu dọng:

   - Thôi được, bây giờ quá khuya rồi. Sáng mai tôi cùng các vị sẽ lên đồn sớm. Thật tình nếu hết đêm nay cô ấy vẫn không về, ta mới có cớ lên đòi người. Các vị thông cảm, tôi hứa sáng mai sẽ đi sớm.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:01:04 am »

Sáng sớm hôm sau đoàn người ấy sắp vào đến cổng đồn thì gặp Thân cõng Bẹ ra. Mọi người ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Họ xúm xít quanh Thân. Thấy đầu tóc Bẹ rối bù, ngặt nghẹo, họ đoán già, đoán non. Một bà bảo:

   -Chết rồi, bị đánh rồi!

    Người khác bảo:

   - Chết rồi, bị hiếp rồi. Con gái hơ hớ ra thế, rơi vào đồn giặc thì làm sao mà thoát được.

   Nhưng họ trông thấy tấm khăn bông mới tinh, to gần bằng chiếc chăn chiên phủ trên người Bẹ, lại thoang thoảng mùi nước hoa, thì họ không biết lý giải thế nào. Có người lên tiếng gọi:

   - Bẹ ơi!

    Không có tiếng đáp lại. Bà mẹ bật khóc. Vừa khóc vừa gọi:

   - ới con ơi, con làm sao thế, con ơi.

   Một người đàn ông quát lên:

   - Có chuyện gì thế, anh Thân? Cô Bẹ làm sao?

   Thân lúc này bỗng tỉnh táo và tỏ ra khôn ngoan. Hắn trả lời lấp lửng:

   -Chẳng có chuyện gì. Cô Bẹ ốm. Ngài đồn trưởng bảo tôi cõng cô ấy về.

   Nói thế và hắn càng ghì chặt cô bé trên lưng mình, như sợ rằng bọn người kia sẽ cướp mất cô. Tay hắn vòng ra phía sau lưng, vẫn còn cầm nguyên hộp sữa của Tây.

   Khi cô Bẹ được đặt xuống cái chõng tre ở nhà cô thì mọi người mới biết cô bị hành hạ dã man đến chừng nào. Khắp người cô thâm tím, nhiều chỗ còn ri rỉ máu, quần áo rách bươm. Mẹ cô rú lên:

   - ới con ơi, sao con khổ thế này? sao chúng nó độc ác thế này? ới các ông, các bà ơi, cứu con tôi với.

   Có người vớ được chiếc chày giã cua ở đầu hè, định nện vào đầu Thân:

   - Chúng bay là đồ cầm thú, làm tình, làm tội một cô gái thế này ư?

   Thân vội vàng né tránh, miệng ấp úng:

   - Tôi...tôi chả làm gì. Không có tôi thì cô ấy đã chết rồi ấy chứ!...

   Thân không thể nói gì nhiều, không dám thanh minh cho mình trước những vẻ mặt hằm hằm, những con mắt vằn đỏ của bao người. May mà có ông hương lý can ngăn, nếu không, chắc Thân cũng sẽ no đòn.

   -Thôi nào, các ông, các bà tìm cách chữa chạy cho cô Bẹ đi. Dù sao anh Thân cũng là người làng mình. Anh ấy đã có công đem cô Bẹ về đây. Bà con đừng trút giận vào anh ấy. Anh về đồn đi.

   Ông đuổi quầy quậy và du Thân ra cổng. Thân vứt hộp sữa xuống chõng rồi lụi cụi đi về chiếc cổng vòm trống rỗng của nhà mình, nơi trước kia hắn vẫn ngồi hàng giờ, có khi hàng ngày chờ đợi cái bóng cô hàng xóm. Hắn từ từ ngồi xuống và lặng lẽ khóc. Hắn khóc vì thương Bẹ và thương xót chính bản thân mình. Những giọt nước mắt nóng bỏng của hắn lã chã rơi xuống nền đất lạnh.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:02:36 am »

Chương 6

   Nguyễn Văn Thường được biên chế vào đội " giao thông chiến", thuộc bộ đội tỉnh. Đội giao thông chiến có nhiệm vụ chuyên đi sâu tìm cách đánh những đoàn tầu, đoàn xe cơ giới của địch, vừa dìu dắt dân quân du kích đánh mìn trên các đường giao thông trong tỉnh. Nhiệm vụ này hết sức mới mẻ và nặng nề với một chiến sĩ xuất thân từ nông dân chân đất như Thường. Việc chặn đánh các đoàn xe, đoàn tầu không những cần tinh thần dũng cảm mà còn rất cần trí thông minh, mưu mẹo, cùng với một trình độ khoa học kỹ thuật nhất định. Chẳng hạn một quả mìn có cấu tạo như thế nào, cách bố trí ngòi và kíp nổ ra sao. Quan trọng nhất là làm thế nào để nó nổ đúng vào những mục tiêu mình muốn. Mục tiêu lúc ấy là những đoàn tầu quân sự, những chiếc tăng, xe cam nhông của địch. Tại sao anh Ninh lại chọn Thường. Cậu mới học hết sơ học yếu lược chứ nào có gì cao siêu đâu. Phải chăng anh đã nhận thấy khả năng sáng tạo của chàng trai thông minh này. Những ngày đầu đội giao thông chiến tập hợp lại, họ chủ yếu làm quen và học kinh nghiệm lẫn nhau. Đội có hơn hai mươi người được chọn từ các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Ninh Giang. Trong đó các chiến sĩ Kim Thành là nòng cốt. Thường có lẽ là một trong số ít chiến sĩ có tuổi đời trẻ nhất, mới vừa tròn hai mươi. Trong những ngày đầu làm quen đó, cậu Thường cứ ngồi tròn mắt nghe bậc đàn anh kể lại kinh nghiệm đánh giặc của mình. Mọi người nói nhiều đến anh Sáu Đậu. Anh nổi tiếng dũng cảm và được gắn cái danh hiệu "vua mìn" từ những ngày đầu kháng chiến. Anh thích uống rượu và thường nhắm với đậu phụ. Khi ra trận anh thường mang theo một nậm rượu và mấy cái đậu rán. Hôm ấy chôn mìn xong anh tìm một chỗ kín ngồi đợi giặc, tranh thủ bỏ rượu ra uống, Trước khi đi anh đã chuyển bị sẵn sáu tấm đậu xuyên vào dây treo lủng lẳng ở cổ. Nào ngờ vừa bỏ rượu ra thì giặc ập đến. Thế là mìn chả kịp giật, anh co cẳng chạy một mạch. Đến chỗ an toàn, anh ngồi thừ ra thở và cứ xuýt xoa:

   -Tiếc quá, sáu cái đậu rơi đâu mất rồi!

    Anh em trêu:

   - Cái đầu bố  còn suýt mất nữa là mấy cái đậu.

    - Nhưng mà tao vẫn tiếc sáu cái đậu, đang định nhắm thì...

   Thế là từ đó anh được mang cái tên Sáu Đậu. Tuy xuất sứ từ câu chuyện hài hước như vậy, nhưng cái tên Sáu Đậu đã sống lâu dài cùng các chiến sĩ bộ đội và dân quân du kích địa phương. Cái tên ấy cũng đã làm cho địch khiếp sợ. Nếu ở đâu  có Sáu Đậu là bọn chúng phải dè chừng, không dám hống hách, kẻo bị giật mìn. Một lần anh bị mắc khuyết điểm, đội trưởng phạt và giao hẹn, nếu anh treo được lá cờ của Việt Minh vào bốt giặc thì coi như đã sửa được khuyết điểm. Anh nhận lời. Suốt từ sáng đến tối, mọi người thấy anh nằm ì ở nhà, chả lo lắng gì việc treo cờ. Mờ sáng hôm sau, bọn địch trong bốt hốt hoảng kêu lên:

   -Ôi, sao lại có lá cờ đỏ sao vàng kia. Việt Minh đánh đồn rồi!

   Anh em mình nhìn quanh quẩn, chẳng thấy Sáu Đậu đâu. Lát sau thấy anh lững thững đi từ đồn giặc ra, trong bộ quần đùi, áo may ô. Hoá ra anh đợi bọn lính sáng dậy tập thể dục, hoặc đi vệ sinh, ra ngoài, anh trà trộn vào đó. Lúc ấy trời tranh tối, tranh sáng, chúng không chú ý. Anh đàng hoàng hạ lá cờ của chúng xuống, treo lá cờ của Việt Minh lên rồi thong thả đi ra. Chuyện ấy là thật hay giai thoại không biết nữa, nhưng bộ đội ở vùng này cứ thích kể với nhau như vậy. Ngày ấy ven đường Năm xuất hiện mấy ông "vua mìn". ở Bình Giang có Sáu Đậu, ở Kim Thành có Nguyễn Văn Thoà. Chuyện của anh Thoà do chính anh kể lại, nghe vừa buồn cười, vừa kinh kinh. Hồi đầu năm 1948 được trên cho biết giặc Pháp sắp chở một tiểu đoàn lính Âu Phi lên tiếp viện cho chiến trường đang bị sa lầy của chúng ở Việt Bắc. Trên chủ trương phải chặn đánh đoàn tầu tiếp viện này. Huyện đội Kim Thành giao trách nhiệm cho  anh Thoà. Anh nhanh chóng tìm một vị trí thuận lợi, chôn một trái mìn 40 ki lô gam thuốc nổ, đón đánh đoàn tầu đi cướp nước nói trên. Quân báo của ta chỉ biết là có đoàn tầu ấy, nhưng không biết nó sẽ chạy vào ngày giờ nào, thành ra anh Thoà cùng một đồng chí nữa cứ phải mai phục chờ đợi. Họ chọn một gò đất cao, cách chỗ chôn mìn khoảng hơn trăm mét, đào một hố sâu, ẩn dưới đó đợi tầu. Ngày ngày năm, sáu chuyến tầu đi qua nhưng không được đánh, phải đánh đúng đoàn tầu chở tiểu đoàn lính Lê Dương. Hai người ôm cái bình điện ngồi dưới hầm gần một tháng trời. Mỗi đoàn tầu đi qua lại căng mắt nhìn qua kẽ lá để xác định mục tiêu. Gặp hôm trời mưa nước tràn vào lưng một hầm, phải chịu ướt vậy. Mấy ngày sau nước cũng vẫn không cạn. Ngồi mãi dưới căn hầm ẩm ướt ấy, người đồng đội của anh Thoà yếu sức không chịu nổi. Một hôm cậu nhăn nhó kêu đau bụng. Anh Thoà bảo: Cố chịu. Bây giờ lên là lộ đấy. Đêm nay cậu về nhà mà nghỉ, bảo đội trưởng thay người khác. Lúc sau người ấy nhăn nhúm mặt mày, ú ớ: Anh Thoà! Em không sao chịu được nữa. Em cho nó ra đây. Rồi vừa nghe tiếng "ụp" dưới mông anh ta, đã thấy ngập ngụa một thứ hơi chua, khắm, thối và lềnh bềnh những chất nhầy nhụa không được tiêu hoá đúng quy trình. Anh Thoà bịt chặt mũi, cố gắng gượng, nhưng rồi không thể gượng nổi, anh đã nôn thốc, nôn tháo, nôn đến cả mật xanh, mật vàng, nôn ráo vào áo anh kia. Hai người nhìn nhau, dở khóc, dở mếu. Đành phải chịu vậy. Bây giờ mà bò lên là toi mạng. Bọn lính lúc nào chả lảng vảng ở quanh đường.

   Thật may, chiều hôm đó đoàn tầu mà các anh chờ đợi đã lừ lừ chạy đến. Trên các toa, mỗi cửa sổ đều buông những tấm rèm xanh. Tuy vậy, nhiều toa bọn lính kéo rèm sang bên, thò cổ ra lố nhố. Chắc chúng rất muốn ngắm nhìn phong cảnh Việt Nam. Người đồng đội của anh Thoà mặt xanh như tàu lá, chợt sáng bừng lên. Anh ta nói như reo:

   - Anh Thoà ơi, nó đây rồi. Nó đang lao vào trận địa của ta. Anh sẵn sàng nhá. Một! hai!ba!...dí!...dí đi!

   Lập tức anh Thoà chập hai dây điện vào nhau. Một tiếng nổ đến long trời, lở đất. Một cột khói bốc cao ngùn ngụt. Đoàn tầu khựng lại, toa nọ lao vào toa kia, cùng nhau lật nhào xuống vệ đường. Nhanh như chớp, hai người nhảy ra khỏi hầm, chạy một đoạn rồi lăn ùm xuống mé sông đầy năn, lác. Lúc ấy bọn lính có tài thánh cũng không nhìn thấy họ, vì cái tiếng nổ long trời kia còn làm chúng hồn bay, phách lạc. Hai người vừa lặn, vừa trườn, lúc thì đội một cụm bèo, lúc thì quàng một cụm cỏ. Họ về đến đơn vị an toàn khi trời vừa xẩm tối. Cả một tiểu đoàn lính Lê Dương phải bỏ mạng.

Chiến công của anh Thoà cùng đồng đội đã làm vang động cả một vùng. Quân, dân ven đường Năm nức lòng, hồ hởi. Quân tướng giặc thì hoảng hốt, âu lo.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:03:55 am »

Tuy bộ đội và du kích ven đường 5 đã giành được một số thắng lợi lớn, nhưng chiến thuật đánh mìn bằng cách ngồi dưới hầm giật dây, hoặc châm ngòi điện ấy không thể áp dụng được mãi. Thứ nhất là rất nguy hiểm cho người đánh mìn. Một lần máy dò mìn của địch đã phát huy tác dụng, chúng reo hò, toả ra xung quanh tìm người giật mìn. Trong trường hợp bị lộ này, các chiến sĩ ta được phép giật dây hoặc chập ngòi cho mìn nổ, mặc dù chưa có tầu, để thừa cơ tháo chạy. Nhưng không may cho tổ mìn ấy, bọn giặc đã cắt mất dây dí điện mà mìn không nổ. Lúc ấy anh em mới vội vàng tháo chạy. Giặc đã bắn chết mất hai người. Đó là cái nguy hiểm thứ nhất. Nguy hiểm thứ hai là, dù mìn có nổ rồi, đánh được tầu giặc rồi, nhưng chúng ta thường bị trả thù, mà chủ yếu là nhân dân phải chịu hậu quả. Mìn nổ ở đoạn nào thì dân hai bên đường đoạn đó bị hành hạ. Có khi chúng cứ bắn moóc chê bừa vào làng, có khi chúng cho lính lùng sục, bắt bớ. Chúng đã từng đốt sạch cả làng Phạm Xá. Đành rằng nhân dân sẵn sàng hy sinh cho kháng chiến, nhưng đó là sự hy sinh không đáng có. Thực tế ấy đòi hỏi bộ đội ta phải tìm cách nào vẫn đánh được giặc mà không ảnh hưởng nhiều đến dân. Cũng vì vậy mà trên thành lập đội "giao thông chiến". Hơn nữa, bọn giặc cũng ráo riết chống lại cách đánh mìn táo bạo của ta. Chúng lập vành đai trắng hai bên đường, mỗi bên cách 5 cây số không cho dân ở, bờ bụi, năn, lác đều được phát quang. Người đánh mìn khó lòng ẩn nấp. Vì vậy, việc tìm ra cách đánh mới là đòi hỏi bắt buộc của bộ đội Việt Minh.

   Đội "giao thông chiến " của Thường bắt đầu ra trận. Trận đầu tiên không phải đánh tầu trên đường sắt, mà là đánh xe cơ giới trên đường bộ. Con đường Hai Mươi, từ Kẻ Sặt đi Phủ Vạc, bọn giặc thường dùng nhiều xe cơ giới qua lại. Nhất là bọn sĩ quan, thường tụ tập nhau ở nhà thờ Sặt bàn cách cướp bóc, bắt lính mấy huyện quanh vùng. Sau một tháng quan sát, đơn vị quyết định chọn đoạn đường gần chợ Phủ Bình. Đây cũng là trận đánh mở đầu của chiến thuật "nổ mìn không dây". Ngay sau khi thành lập đơn vị, người đội trưởng đề nghị anh em hiến kế để làm ra quả mìn không cần dây dẫn, không cần người dí điện, mà tự nó phải nổ khi có xe qua. Bài toán này thật sự hóc búa với các chiến sĩ vốn chỉ quen với cuốc, cày. Tuy vậy nhưng các cụ bảo " cái khó ló cái khôn". Hồi đầu kháng chiến du kích đường Năm đánh mìn bằng cách giật dây, nghĩa là phải dùng sức người để kéo căng dây cho kíp mìn và ngòi nổ chạm vào nhau, mà dây thì dài hàng hơn trăm mét, phải bí mật chôn sâu dưới lòng đất đến nửa mét. Vì vậy việc giật mìn rất nặng nhọc, thường phải có ít nhất hai người. Đầu dây buộc vào một đoạn tre, hai người cùng gánh lên vai, gò lưng kéo thật lực, mìn mới nổ. ấy là trường hợp dây chắc, không bị đứt. Nếu dây bị đứt, phải lần tìm dưới lòng đất để nối lại, thì công việc phức tạp hơn nhiều, không lộ bí mât thì cũng phải chờ ngày hôm sau, đoàn tầu khác đi qua mới đánh tiếp được. Nếu bị địch phát hiện thì trận đánh phải huỷ bỏ hoàn toàn. Khó khăn và cách rách như vậy nên các chiến sĩ đã nghĩ ra cách dùng "hòm điên". Chỉ cần mấy chục quả pin, làm thành hòm điện, chờ tầu địch chạy đến, người giữ hòm điện chập hai đầu dây vào nhau ( lúc đó các chiến sĩ thích dùng từ "dí điện" ), thế là mìn nổ. Thao tác đã nhẹ đi nhiều, có vẻ hiện đại hơn. Bây giờ chiến thuật "dí điện" không phù hợp nữa, nhất thiết phải tìm cách đánh khác.

    Hôm ấy đồng chí đội trưởng cho họp cả đơn vị để anh em thảo luận, tìm ra cách đánh mới. Anh nói:

   - Mục đích của chúng ta bây giờ là làm cho ngòi điện tự chập lại khi có xe chạy qua, không cần bàn tay người phải dí điện nữa.

   Một chiến sĩ nói:

   - Em nghĩ nên làm cái ngòi điện như cái nạng gẩy rơm ấy. Cùng một cây tre, tách một nửa làm đôi, còn nửa kia để nguyên, ở giữa có cái ngõng làm ngòi nổ. Cái nửa tách ra ấy buộc hai đầu dây điện, chỉ ấn nhẹ là nó chập với nhau.

    Mọi người vỗ tay:

   - Ừ, được đấy, sáng kiến đấy!

   Cả đội bàn luận một hồi lâu, hầu như đồng ý với sáng kiến trên. Đội trưởng cho làm thử. Thử đi, thử lại, thấy rằng hiệu quả không cao. Mười nhát thì đến bẩy nhát trượt, ngòi điện không chập nhau. Đội trưởng băn khoăn:

   - Kiểu này chưa nhạy lắm!...

   Cậu em út Thường mạnh dạn nói:

   - Theo em, vẫn làm giống như cái nạng, nhưng làm bề mặt to hơn, như cái nhíp nhổ râu ấy. Cái mỏ cặp phải to, cặp lại, chẳng trúng cái râu nọ cũng trúng cái râu kia.

   Anh em cười ré lên:

   - Chú em út này má còn búng ra sữa mà đã nhổ râu rồi cơ à. Không nhổ râu sao biết được.

   Thường thật thà phân bua:

   - Em biết. Hồi ở nhà, thầy em vẫn nhổ râu bằng cái nhíp to. Ông cứ lim dim mắt mà cặp, chả cần nhìn, râu vẫn bị nhổ hết. Còn bu em ấy à, có cái nhíp nhỏ xíu, mỗi lần nhổ lông mày đều phải soi gương mới nhổ được.

   - Cái thằng này ngốc thế. Nhổ lông mày mà không soi gương để tỉa tót, có mà hỏng à. Có phải nhổ trụi như nhổ râu đâu.

   Thường xấu hổ đỏ mặt. Nhưng ngay lúc đó người đội trưởng khen:

   - Chú em sáng ý đấy. Nếu ta làm to bản thì nó không bị trượt. Như vậy ta phải làm bằng gỗ chứ không làm bằng tre được.

   Anh hí húi vẽ lên giấy rồi cho làm thử ngay. Cái chập điện bằng gỗ hình chữ u ra đời. Thử nghiệm mười nhát, chập cả mười. Anh em mừng khôn xiết. Thường vừa được khen, lại vừa bị trêu:

   - Cái nhíp của thầy bu cậu thế mà được việc đấy. Mà sao thầy bu cậu làm đỏm thế? Cậu lớn bằng từng đây rồi mà bu cậu vẫn soi gương, nhổ lông mày, tớ chả tin. Hay là cậu nhìn trộm cô gái nào chứ gì?
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:06:28 am »

Thường không cãi, lặng im nghĩ thầm: mấy anh này tinh thật đấy. Mẹ Thường ngoài bốn mươi tuổi rồi, răng đen nhưng nhức, lông mày lá liễu, chưa bao giờ bà tỉa tót. Cái nhíp nhỏ nhổ lông mày ấy là của mấy cô gái ở xã Kim Thanh. Hình ảnh các cô ấy đùa cợt, ngắm vuốt vẫn còn in đậm trong trí nhớ của Thường.Anh em đặt tên cho cái dụng cụ gây nổ hình chữ u ấy là cái "cạm điện".

    Cái cạm điện do sáng kiến của những người lính nông dân ấy bắt đầu được áp dụng vào trận đánh xe cơ giới hôm nay. Cạm điện có rồi, mìn cũng có rồi. (Anh em tự làm ra mìn từ những quả đạn đại bác không nổ của địch). Nhưng làm thế nào để chôn được mìn và cạm điện vào mặt đường, nơi mà xe địch sẽ đi qua. Đây lại là câu hỏi đau đầu cho cả đội. Nếu chôn mìn từ đêm như mọi khi thì sáng ra nhất định bọn lính dò mìn sẽ lấy mất. Gần đây chúng được trang bị nhiều máy dò mìn hiện đại. Sáng sáng chúng rà đi soát lại mấy lần. Cho dù chúng không phát hiện ra thì mìn cũng chỉ nổ trúng những chiếc xe đi sớm, đa phần là xe đi chợ, chở thực phẩm cho những đồn lân cận. Đánh những xe ấy thì phí cả mìn. Cần đánh trúng những xe chở sĩ quan, hoặc vũ khí, đạn dược. Các chiến sĩ căng óc suy nghĩ. Cuối cùng họ đã tìm ra cách đánh táo bạo, hiệu quả cao. Cách đánh ấy chỉ các chiến sĩ "giao thông chiến" mới có thể nghĩ ra

   Đêm ấy mấy chiến sĩ bí mật ra đào mấy cái hố trên mặt đường, sâu xuống chừng năm mươi phân rồi đào xiên ngang về một bên. Chỗ xiên ngang ấy ta cứ gọi là cái hườm cho dễ hiểu. Họ đặt vào đó một tấm gỗ có kích thước đúng bằng trái mìn, rồi lấp đất lại. Miệng cái hố chính thì để nguyên không lấp. Xong đâu đấy họ tìm cách nhử cho bọn lính canh bắn loạn xạ rồi bỏ chạy. Sáng hôm sau đội quân dò mìn rà đi, soát lại những cái hố nham nhở ấy, chẳng thấy gì. Chúng lấy thuổng chọc sâu xuống cũng chẳng thấy gì, liền hí hửng nói với nhau:

   - Đêm qua bọn Việt Minh định chôn mìn đây. May mà lính canh kịp phát hiện, nếu không thì bọn mình vất vả đấy.

   Rồi chúng chỉ gạt sơ qua ít đất vương vãi xung quanh xuống hố, tiếp tục rà soát hết đoạn đường. Dò mìn xong, các xe cơ giới rầm rập chạy qua. An toàn tuyệt đối, chẳng còn lo lắng gì. Ban đêm chả chôn được mìn, ban ngày có mà tài thánh cũng chả làm nổi trước bao nhiêu con mắt có vọ của bọn lính từ các tháp canh. Chúng nghĩ như thế.

   Ấy vậy mà các chiến sĩ bộ đội Việt Minh còn tài hơn thánh. Trưa hôm ấy, khi mà bọn sĩ quan và lính tráng ở đồn Phủ chuẩn bị về phố Sặt để nhậu nhẹt, phè phỡn, họ mới ra tay. Hai chiến sĩ mặc quần áo giả làm đàn bà, vờ làm người đi chợ về, mỗi người gánh một gánh cám, đến đoạn đường đó họ giả vờ vấp phải hố va vào nhau rồi một người ngã, đánh đổ cám, vác đòn gánh định đuổi người kia. Người kia chạy được một đoạn rồi cũng vấp ngã. Thế là họ cùng ngồi xuống mải miết hót phần cám của mình. Nhìn từ xa thì tưởng vậy, thực tình lúc đó họ nhanh chóng rút dao găm dấu trong người, cậy miếng gỗ ra, đặt quả mìn thật cùng cạm điện vào đó, lấp qua loa rồi nhanh chóng rút. Mọi thao tác chưa đến ba phút. Thế là hai quả nìm đã nằm gọn trong lòng đường, chếch nhau chừng ba mươi mét. Nửa tiếng sau một chiếc xe Zép chở ba tên sĩ quan chạy trước bị dính ngay quả mìn thứ nhất. Xe lật nghiêng. Hai tên chết, một tên bị thương. Chiếc xe cam nhông chở lính đi ngay sát sau đó, thấy các sếp bị nạn, chúng hoảng hốt lắm. Chúng lên đạn bắn bừa phứa ra xung quanh. Tên lái xe sợ phía trứơc vẫn còn mìn, toan cho xe quay lại. Hắn lùi xe vào  mé đường định quay đầu thì lốp sau dính ngay quả mìn thứ hai. Sau tiếng nổ đinh tai, chiếc xe bốc cháy ngùn ngụt. Bọn lính la ó, nhưng chẳng mấy tên sống sót. ở chỗ ẩn nấp, các chiến sĩ đội giao thông chiến  ôm nhau vui mừng. Mừng vì hai xe giặc đã đền tội, mừng hơn nữa vì chiến thuật "cạm điên", hay còn gọi là "mìn tự động" và chiến thuật "hố không mìn" của họ đã thành công.

   Sau chiến thắng vang dội đó, tỉnh đội quyết định đặt phiên hiệu cho đội giao thông chiến là S20. Chữ S là ký hiệu con đường, còn số 20 là để ghi nhớ trận đánh thắng đầu tiên trên đường Hai Mươi. Thường rất thích thú với cái tên S20 đó. Vì năm ấy anh vừa tròn hai mươi tuổi.



               
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2009, 09:07:13 am »

   Chương 7

   Những năm 1949 - 1950, vùng  châu thổ sông Hồng dường như chìm trong biển lửa. Giặc Pháp mở nhiều trận càn vào vùng đồng bằng trù phú này để vơ vét sức người, sức của. Hết trận càn Meduse (con sứa) lại đến trận càn Reptile ( con rắn), rồi lại trận càn Citron ( Trái chanh). Sau mỗi trận càn là hàng ngàn thanh niên bị bắt lính, hàng ngàn ngôi nhà bị đốt, hàng trăm người bị giết, trong đó chủ yếu là dân thường.

      Mỗi lần giặc càn tới, bà con làng Rồng lại kéo nhau chạy táo tác. Hồi mới kháng chiến mọi người bỏ làng đi tản cư, nhưng rồi nghĩ đến ruộng vườn, nhà cửa bỏ trống, chừng nửa năm sau họ lại lục tục kéo về. Phải bám lấy ruộng vườn để sống. Nếu Tây đến thì chạy. Nó cũng chẳng ở làng mình mãi được. Qua mấy năm kháng chiến, bà con có kinh nghiệm về việc chống càn. Trước đây làm được hạt thóc nào chúng cướp hết cả. Trâu bò, lợn gà cũng bị cướp mất. Không cướp được đi thì chúng đốt cháy hoặc đổ xuống sông, với mục đích cho dân kiệt quệ, đói khổ, không còn thóc để tiếp tế cho bộ đội Việt Minh. Bây giờ hầu như nhà nào cũng có hầm dấu thóc, có nhà đào hầm dấu cả trâu bò. Những nhà neo đơn không đào hầm thì gửi sang nhà khác. Buồng khe nhà nào cũng trống rỗng.   

   Sáng nào bà Di cũng dậy sớm. Nhà chỉ có một mình với hai con chó già cùng một nái lợn sề,vậy mà ngày nào bà cũng dậy sớm để nấu cháo cho "cả nhà" ăn. Ông Di mất đi từ hồi còn Pháp thuộc, lúc bà mới ba mươi tuổi. Cậu con trai duy nhất, hai năm trước đã trốn bà đi bộ đội Việt Minh, từ đó đến nay chẳng thấy tin tức gì. Bà chỉ buồn mỗi một điều, giá mà biết nó đi tòng quân thì bà đã bán thóc may cho nó bộ quần áo mới, để được bằng anh, bằng em. Tháng trước, nghe chị em dưới làng Quát kháo nhau đã gửi được cho con là bộ đội ở mãi Ninh Bình, Thanh Hoá  bộ quần áo gụ với đôi dầy vải, bà càng sốt ruột ngóng tin con trai mình. Sao chả thấy nó nhắn tin về xem ở đâu, mẹ biết mà gửi quần áo với dép cho.

   Sáng ấy, bà đang hí húi cho đàn lợn sề ăn thì nghe tiếng mấy bà háng xóm gọi:

   - Bác Di ơi, Tây nó càn đấy, bác thả hết lợn ra rồi chạy đi!...

   Tây càn ư? sao mà nó hay càn thế. Tháng trước đã phải chạy mấy ngày rồi. Hôm nay người bà mỏi mệt, cái đầu gối phải sao nhức buốt thế này, chẳng muốn bước nữa. Bà nghĩ bụng: Chẳng qua là chúng muốn bắt lính và vơ vét của cải chứ gì. Nhà mình chẳng có trai tráng, cũng chẳng có của nả. Nái lợn sề vừa mới cắn ổ này chắc chúng chả thèm bắt. Ngoài đường người ta nháo nhác giục nhau:

   - Chạy nhanh đi, chúng nó sắp đến nơi rồi đấy!

   Có tiếng ông Tư vọng vào:

   - Bà con chạy nhanh lên nhé! Tạm sang làng Gùa, không kịp thì ra cánh đồng Chằm ẩn nấp vào bờ bụi. Ai ốm đau không chạy được thì nhất thiết phải xuống hầm, đừng để chúng bắt được.

   Bà Di không biết rõ ông Tư làm gì cho làng mà cuộc càn nào ông ấy cũng giục giã dân làng như vậy. Ông lại gọi vọng vào nhà bà:

   - Bà Di ơi, đã đi chưa?!

   Bà đáp vọng ra:

   -Ầu, tôi đi đây, các ông, các bà cứ đi đi!
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM