Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:08:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người của biển  (Đọc 46356 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 09:28:37 am »


           Cuộc họp giải tán. Ra ngoài sân, Hành nói với ông Bang:
           - Dạng tàu gì mà lạ vậy? Khoang thì chứa hàng, trên boong lại như tàu đánh cá. Ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng ra khoai... .
          - Sao ông không nói trong cuộc họp?
          - Mấy cha bên hải quân thật rắc rối, họ tự nghĩ ra cái kiểu tàu kỳ thật. Thay đổi thế thì "kế hoạch” chúng tôi theo sao kịp.
         - Ông không rõ là trên Bộ đã có chỉ thị phải đóng tàu theo mọi yêu cầu của Bộ tư lệnh Hải quân à? Mai đây các ông ấy lại sang yêu cầu đóng tàu đuôi vuông, đầu tròn không chừng...
          Chờ mọi người ra hết, Thúy mới lần xuống cầu thang.
          - Việc cải tiến cách lắp ghép khung tàu của cháu đến đâu rồi? - Giám đốc An bước kịp cô và hỏi .
          - Dạ, cũng còn vài vấn đề kỹ thuật cần xử lý nữa ạ.
          - Sắp tới cháu sẽ cùng với Lâm Khanh tính toán và sửa đổi một số chi tiết trên mặt boong như đã bàn trong cuộc họp; kỹ thuật phái đi trước một bước, bận đấy, vất vả đấy
          - Cháu sẽ cố gắng ạ.
          - Cháu sinh hoạt thế nào? Ở một mình buồn lắm hả? Có sợ không? Bác chưa lại thăm cháu được đấy, bận quá nhưng bác hứa sẽ tới. Nhất định thế.
          - Mời bác lại chơi. Cháu có con mèo ngoan lắm.
          - Thế à, nuôi cả mèo cơ đấy.
          - Nó là bạn của cháu. Bác ơi, cháu định mang tài liệu về nhà, tranh thủ làm thêm ban đêm, được không ạ?
          - Mang bản vẽ về nhà? Riêng cái sáng kiến của cháu thì được. Còn tài liệu xung quanh việc thiết kế tàu thì... cháu cũng biết đấy, dù là dạng kiểu gì, đây cũng là tàu quân sự, làm những việc quân sự. Chẳng phải là bác không tin cháu...
          - Dạ, cháu hiểu.
         
           Buổi chiều, trước khi về, Thúy rẽ qua ụ tàu. Cô đi một vòng rồi lại chỗ tổ thợ hàn.
           - Mày đấy à, Thúy! Lại đây! - Trông thấy cô, chị Huệ ngừng tay hàn - Thế nào, ở một mình buồn lắm hả? - Chị kéo Thúy ngồi xuống một khung sắt  - Dạo này gầy đi đấy. Hay là lại đằng chị ở cho vui?
           Thúy cười :
           - Vậy thì anh Cựu sẽ kiện em!
           - Ôi dào, cái lão Thiên Lôi ấy đứng hò hét suốt ngoài bến phà, có đêm nào chịu ngủ ở nhà. Chị bảo thì gắt ngậu lên: Cô đừng tường cái việc đóng tàu của cô mới quan trọng. Vấn đề đảm bảo giao thông cho bộ đội, cho nhân dân trong tình hình hiện nay là việc quân sự mang ý nghĩa đặc biệt. Cầu phà là mạch giao thông Vậy nhưng sau mỗi trận bom, lại lật đật tới nhà máy tìm chị. Lo mà !
          - Em đùa vậy thôi, em ở một mình quen rồi, có chú mèo mướp nên đỡ buồn. Với lại không thể bỏ nhà mà đi được Thỉnh thoảng cái Bình lại đằng em. Nó mà đến thì mồm miệng liến láu, chuyện suốt đêm. Cu cậu đang vui, khi người ta yêu người ta thấy vui chị ạ.
          -  Cô thì sao?
          - Em thì buồn. Anh Lê em có mấy khi về đâu, chị. Còn anh chàng Nam của cái Bình tuần nào cũng rẽ qua. Những hôm ấy anh chị ríu rít cả ngày. Nhưng dạo này anh Nam cũng bận rồi, đi xa rồi. Cái Bình nhớ đến úa cả người... Cháu về dưới bà có ngoan không, chị?
          - Nhắc tới cháu lại nhớ. Hôm nọ anh và chị có về thăm, lúc chị đi, cu cậu bíu chặt mẹ, không muốn rời. Chập chừng rồi. Hay cười lắm, khi cười, mắt tít lại như mắt bố. Đêm đêm nằm nhớ con không nghỉ được - Chị Huệ cười, nhường lại đưa tay áo lên quệt ngang mắt - Nhớ con, lại thương chồng, em ạ. Hồi đẻ cháu, anh vui lắm. Hễ về đến nhà là sà vào với con, hôn hít bế ẵm. Đêm nghỉ, chốc chốc lại nhổm dậy xem chừng con có bị chăn đè lên mặt không. Nó mà ho vài tiếng là cuống lên, rồi cà riềng cà tỏi với chị rằng không biết giữ ấm cổ cho con. Thì em tính, lấy nhau ngần ấy năm, bốn mươi tuổi rồi mới được một mụn con, mà cũng chạy hết thầy nọ thuốc kia dấy chứ. Tuần đầu đưa cháu về cho bà, hai vợ chồng ngẩn ngơ, buồn dứt. Anh ăn rồi lại ra bến phà, lầm lầm lì lì. Đàn ông họ gan, không như chị em mình,nhớ con đấy nhưng chẳng nói ra đâu.
            "Thật tội chị, em thương chị quá chị Huệ ơi " – Thúy cầm tay chị Huệ.
            - Mỗi người một cảnh, chẳng ai giống ai...
            - Chị phải hàn cho xong chỗ này đã - Chị Huệ đứng dậy - Phải tranh thủ những lúc chưa có báo động em ạ. Nghe nói bên hải quân yêu cầu hạ thủy tàu gấp phải  không Thúy?
           - Vâng, việc quân sự mà.
           - Họ đã yêu cầu là cần đấy. Chị em mình mỗi người phải gắng một phút.
            Ra khỏi cổng nhà máy, Thúy vòng xuống chợ mua ít thức ăn rồi về nhà .
            Mèo mướp thấy chủ vào, mừng rỡ nhảy tới, cuống quýt cọ người vào chân Thúy.
            - Mày không ra ngoài chứ? Ngoan lắm! Lại bỏ mứa cơm à? Không có thức ăn hả? Đừng cuống lên thế, biết mày đói mà. Tao đã mua cá đây, nhưng kho đã, chốc nữa sẽ ăn bù. Bây giờ có thể chạy xuống sân phơi một lúc cho thoải mái, nhưng đừng đi xa đấy... Hiểu chứ?
           - Meo! Meo!




Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 09:56:10 am »


8


          Về đoàn ba hôm, Tòng được giao làm thuyền trưởng tàu T.37. Anh chàng sướng quá, quên cả ý tứ, oang oang nói trước mặt ban chỉ huy:
         - Báo cáo các thủ trưởng, không gì nhạt hơn là ngày ngày nằm dài ở phòng khách để chờ công đợi việc. Hồi mãn khoá ra trường, chúng tôi xin về qua nhà vài ngày, được giải thích rằng tình hình đang khẩn trương, các đơn vị rất khan cán bộ, cần về gấp để tham gia chiến đấu. Tưởng phen này không kịp cởi ba lô, nhảy xuống tàu là đi đánh nhau ngay. Ai dè về tới trạm khách cơ quán Bộ tư lệnh, gọi điện đến năm lần, bảy lượt mới có người của phòng cán bộ ra: "Các đồng chí cứ an tâm chờ, chúng tôi đang nghiên cứu. Chỉ mấy câu cụt lủn thế, rồi mất hút. Tưởng cũng chờ một hai hôm, ai ngờ nằm thâm chiếu trạm khách mà việc nghiên cứu ấy vẫn chưa xong. Biết chắc rằng trước sau gì cũng về làm thuyền phó ở một đơn vị nào đó, vậy mà không rõ sao cái điều ấy cứ phải kéo dài hàng tháng. Chẳng lẽ việc phân anh A xuống B, anh C xuống D cũng cân nhắc lâu vậy? Bây giờ ở đây giải quyết như thế này là nhanh rồi. Tôi xin cảm ơn các thủ trưởng - Tòng cười hơ hớ, đoạn bắt tay mọi người, hất ba lô lên vai, băm băm bô bổ đi xuống cảng.

            Về tới tàu Tòng sà ngay vào công việc. Tàu T.37 đã nửa năm nay không có thuyền trưởng. Chính trị viên  Đạm rất tốt, song bản tính cả nê, chuyện tàu thuyền anh nắm cũng không sâu nên đâm rụt rè, thành thử công việc chuyên môn trên tàu gần như một mình thuyền phó Xuyên quán xuyến, từ việc huấn luyện chiến sĩ đến việc sửa sang tàu. Vì thế thấy Tòng về, Xuyên và  Đạm mừng lắm. Mà chẳng riêng gì hai người mừng thủy thủ toàn tàu mừng. Ai chẳng muốn cái tập thể nho nhỏ của mình có đầu dàn để mà ăn mà nói với trên và để  khỏi lép vế so với tàu bạn. Lâu nay thủy thủ T.37 có mặc cảm rằng hình như tàu mình bị bỏ quên. Trong khicác tàu khác náo nức, lo âu, bận rộn với nhưng chuyến tới , thì thủy thủ tàu T.37 ngày ngày gõ gỉ, sơn tàu, lại gõ gỉ, huấn luyện. Mà huấn luyện toàn những điều chung chung, mang tính hình thức nhiều hơn là do sự đòi hỏi bức thiết của công việc. Ai cũng buồn vì thấy tàu mình thừa ra giữa bao sự bộn bề, khẩn trương của nhiệm vụ chiến đấu và chi viện cho chiến trường. Chính trị viên Đạm nhiều lần thắc mắc, nhưng giải thích rằng: đang thiếu cán bộ, chờ đã. Và cứ chờ...

           Việc bàn giao tiến hành nhẹ nhàng, chóng vánh. Tòng còn lạ gì với việc quản lý và điều khiển một con tàu. Bước đầu mọi việc đều suôn sẻ . Nhưng khi kiểm tra đến hệ thống máy thì Tòng thực sự khó chịu: Hình như đây không phải là con tàu mà là một ngôi nhà nổi bằng thép.
           - Nhưng đoàn có quan tâm tới đâu - Thuyền phó Xuyên phân bua - Máy hỏng đằng máy, lái hỏng đằng lái. Cứ nghĩ rằng tàu đã không hoạt động nên chúng tôi cũng chán cả việc sửa chữa.
           - Thế ý thức thủy thủ và lòng tự trọng của các anh biến đi đâu cả? Đoàn không quan tâm? Vậy chúng ta đã làm gì để đoàn quan tâm? Con tàu này trước hết là của chúng ta.
            Nói xong, Tòng tuông đi. Anh xộc thẳng vào phòng ở của bộ phận cơ điện.
            - Anh Mánh này, theo anh thì chúng ta có khả năng sửa được máy tàu không?
            Tòng hỏi, anh nhìn thẳng vào người trưởng ngành cơ điện dễ chừng hơn anh đến dăm ba tuổi, đen và chắc như một con cá trắm. Mánh vơ vội chiếc quần dài, xỏ vào.
            - Báo cáo, lâu nay thực tình tôi cũng chưn nghĩ tới - Mánh trả lời, hơi lúng túng trước sự xuất hiện đột ngột và câu hỏi cũng đột ngột của thuyền trưởng.
           - Nhưng bây giờ phải nghĩ tới thì sao?
           - Đề nghị thuyền trưởng cho chúng tôi một thời gian, như vậy câu trả lời mới chính xác. Nhưng theo chủ quan của tôi thì ta sửa được. Sửa được hay không là ở chỗ ta có muốn sửa hay không?
           - Đúng quá, anh Mánh! - Tòng vỗ mạnh lên vai Mánh và kéo anh cùng ngồi xuống chiếc giường chật hẹp bằng nửa chiếc giường cá nhân bình thường treo bên vách làm chỗ ngủ cho lính tàu - Chiều nay tôi và bộ phận cơ điện của anh sẽ xuống khoang máy. Anh em ta sẽ cùng nhau xem xét... Làm anh lính thủy mà bằng lòng ở trên một con tàu chết sao? Thà lên quách bờ cho đỡ khổ.
           - Thế thuyền trưởng tưởng chúng tôi sung sướng lắm à? - Mánh nói - Khi cả đoàn bận bịu, lo lắng với công việc thì sự nhàn rỗi của chúng tôi khác nào một hình phạt. Chúng tôi cũng có nỗi đau của người lính thủy khi phải giam mình gần nửa năm nay bên cầu cảng đấy chứ. Mỗi lần nhìn tàu bạn nổ máy ra khơi, lại chạnh buồn. Thuyền trưởng đừng nghĩ rằng chúng tôi bằng lòng. Chẳng ai có chút tự trọng lại bằng lòng khi thấy mình đang đứng ngoài cuộc. Là cán bộ, tôi nghĩ là phải hiểu  cho đúng người lính…
            Như sợ mình quá lời, Mánh dừng lại, anh bối rối nhìn quanh căn phòng chật hẹp, bừa bộn những quần áo và đồ dùng vất chỏng chơ.
            - Thuyền trường ngồi đây. Tôi gọi anh em pha nước uống đã .
            - Không? Tôi đang muốn nghe anh nói, anh Mánh ạ.
            - Tôi à ? Còn biết nói gì thêm nữa.
            - Chưa hết đâu! Anh cứ nói những điều anh hằng nghĩ. Tôi muốn hiểu cho đúng các anh, như anh nói đấy - Những điều tôi hằng nghĩ à? Vâng, thuyền trưởng đã hỏi, thì xin nói: Trước đây ta cũng có một con tàu mang tên T.37, nhưng người thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ cùng con tàu ấy mãi mãi không bao giờ trở về cảng nữa. Người thuyền trường đã điểm hôa cho nổ năm tạ bộc phá hủy tàu khi thủy thủ bắn hết viên đạn cuối cùng. Con tàu chúng ta đang ngồi đây lại được mang tên T.37 để mấy tiếng "T.37" không bao giờ mất đi, không bao giờ bị lãng quên. Chúng tôi cũng đã hai lần đưa vũ khí vào Cà Mau. Và một thời đã không xấu hổ với cái tên T.37. Đầu năm, do thiếu cán bộ, anh Tài, thuyền trưởng dược điều sang tàu T.45 để đi Bến Tre. Chuyến đó thả xong hàng thì bị địch quây. Anh Tài và một số anh em đặt giờ nổ bộc phá để hủy tàu. Sau đó rút lên bờ, đợi. Song do trục trặc thế nào đó mãi mười lăm phút sau, bộc phá vẫn không nổ. Tàu địch đang vào gần. Từ trên cồn cát anh Tài lao xuống, tới mép biển thì tàu nổ, anh hy sinh. Từ đấy chúng tôi như rắn mất đầu... Buồn chứ! Sao lại có thể bằng lòng được Nghĩ tới anh Tài, nghĩ tới anh em đã hy sinh, thật xấu hổ với sự chờ đợi  vô lý này.
            Tòng cầm lấy bàn tay dày, thô của Mánh:
            - Chúng ta sẽ xoá bỏ sự vô lý này. Anh Mánh nhất trí chứ?
            - Con người dễ chấp nhận hoàn cảnh anh ạ - Mánh nói như một nhu cầu tâm sự. Anh bắt đầu thấy có sự gần gũi, đồng cảm giữa mình và người thuyền trưởng mới - Đầu tiên chúng tôi có bức, có thắc mắc. Nhưng dần dà rồi quen. Tôi nói là "quen" chứ không phải "bằng lòng". Lại cũng đã có lúc tặc lưỡi: ôi dào, tại trên chứ đâu phải tại mình. Nói là tại trên, bởi vì đoàn phải có trách nhiệm hơn chứ. Các ông ấy thừa rõ tàu hỏng. Chính trị viên Đạm đã bao lần phát cáu, rồi cũng chịu; dễ chừng không có "T.37", không đưa dược vũ khí vào trong kia hẳn. Vâng, đành là thế. Và sự buông xuôi bắtđầu gặm nhấm mọi người. Chẳng ai ngó ngàng tới công việc nữa.  Cũng chẳng ai đốc thúc. Tháng ngày qua đi trong sự nhàm chán. Thuyền phó Xuyên mới ở trường ra, anh năng nổ, nhưng chưa có kinh nghiệm. Và dần dà cũng chán, muốn sang tàu khác. Chính trị viên Đạm hò hét lắm cũng nản. Lỗi tại ai à? Thật khó nói! Lỗi tại trên.  Đúng? Lỗi tại chúng tôi. Đúng!  Do thiếu cán bộ . Đúng! Có những khuyết điểm thật dễ bao che. Có  lú tôi nghĩ: Nếu máy bay tới oanh tạc thì thế nào nhỉ? Con tàu không cơ dộng được chỉ còn trơ ra làm mồi cho chúng nó. Và điều ấy có thể xảy ra chứ. Nghĩ mà rùng mình. Khi đó ai là người chịu trách nhiệm trước sự hư hại của con tàu Tôi tin là không một ai hết. Người ta dễ dàng. Điều kiện cho phép mọi người tự đánh lừa mình và rũ trách nhiệm... Tôi là thợ máy, vậy mà... Cũng khổ tâm lắm!

            Tòng bóp mạnh tay Mánh và thấy ấm lòng. Anh đã bắt gặp cái tất thủy thủ đang âm ỉ lắng sâu trong Mánh và có lẽ cái lõi ấy đều có trong hết thảy mọi người trên con tàu này. Họ đang khát khao một điều gì khác chứ không bằng lòng với sự đợi chờ, có điều là phải tổ chức. Và Tòng đã không lầm.

            Hôm đó, sau khi hội ý với Đạm, Tòng cho họp toàn tàu Anh không nói dài, với nữa, anh cũng không biết nói dài, lại càng không biết nói những lời chung chung. Anh nói rằng tất cả những người ngồi trên boong tàu này sẽ không xứng đáng là cái gì hết, nếu cứ huyễn hoặc rằng mình là thủy thủ, rằng mình đang ở trong một con tàu, mà thực chất đó chỉ là một khối thép đã chết lặng từ lâu.
           - Không ai cho phép chúng ta tự nhận như vậy, nếu ngày mai, ngày kia vẫn bằng lòng thế này. Chôn hai tiếng "thủy thủ" cho sâu, rồi kéo nhau lên bờ ở, thoải mái hơn - Tòng nói - Phải sửa máy, phải nhất quyết làm cho con tàu sống lại cái đồng chỉ ạ. Tôi và các đồng chí, chúng ta sẽ cùng làm. Khó? Đương nhiên. Làm việc gì chẳng khó. Chúng ta nằm dài đã nửa năm nay, vậy là quá lắm rồi! "Chúng tôi đã đủ cán bộ, tàu chúng tôi nhạy tốt, cớ gì không trao nhiệm vụ cho chúng tôi?" Lúc đó chúng ta có quyền đòi hỏi như thế. Và gặp anh em các tàu khác, chúng ta không phải cúi mặt. Chúng ta cũng không xấu hổ khi nghĩ tới anh Tài và các đồng chíđã hy sinh. Chúng ta sẽ là một T.37 đúng nghĩa, đúng chất của nó...
            Dường như không ai phản dối. Ý kiến của Tòng đánh đúng vào những điều lâu nay mọi người vẫn nghĩ.

            Như khối thuốc nổ được châm ngòi, tàu T.37 náo nức trong không khí mới. Từ sáng sớm, tiếng búa gõ vào thép đã vang lên. Cần phải tẩy sạch mọi han gỉ bám quanh con tàu? Tổ thợ lặn do thuyền phó Xuyên phụ trách đảm nhiệm việc cạo hà. Họ đã sẵn sàng thả mình xuống nước. Công việc đòi hỏi phải có những người khỏe mạnh, dẻo dai và bơi lặn giỏi. Xuyên đã được ưu tiên chọn những thủy thủ ưng ý nhất. Tổ hàng hải nhận công việc tu chỉnh trong buồng lái. Ở đây cần những người tỉ mẩn và khéo tay. Bộ phận thông tin tự làm lấy việc kiểm tra và sấy máy. Mánh dẫn tổ cơ điện chui xuống khoang từ khi chưa có tiếng búa gõ trên mặt boong. Họ hì hụi tháo, lắp. Người nào cũng bê bết dầu,mỡ và mồ hôi. Chân tay lấm láp. Tới gần trưa thì Mánh bô di tìm Tòng. Anh nở nụ cười thỏa mãn và chìa ra trước mặt thuyền trưởng một mảnh giấy:
           - Báo cáo, chúng tôi sẽ sửa được? - Mánh khẳng định, mắt anh sáng lên. Anh nhìn Tòng như thể muốn truyền sang người thuyền trưởng niềm vui của mình - Chỉ xin một số phụ tùng nhỏ, đã kê trong mảnh giấy này. Nếu trên cho đủ, không dầy một tuần sau, con tàu của chúng ta có thể ra khơi.
          - Tôi sẽ lo việc này. Tòng giật mảnh giấy nơi tay Mánh và đập mạnh tay lên vai người máy trưởng; mắt anh cũng sáng lên chẳng khác gì mắt Mánh - Tôi sẽ lên ban kỹ thuật ngay bây giờ.
           Trưởng ban kỹ thuật, một thượng úy ngoài ba mươi tuổi tiếp Tòng với thái độ chăm chú. Anh lướt nhanh những hàng chữ trên mảnh giấy Tòng vừa đưa rồi ngẩng lên:
           - Chỉ mấy thứ đơn giản thế này thôi.  Chà, nhưng liệu có dám chắc rằng sửa được không, Tòng? Đã lâu lâu mình không nghe tiếng máy của tàu T.37 nổ rồi đấy nhé! - Anh nói, vẻ ái ngại - Kiểm điểm lại, bọn mình cũng có khuyết điểm với T.37, nhưng mình mới về…
           - Thủy thủ trên tàu chúng tôi nói rằng sửa được hay không là ở chỗ ta có muốn sửa hay không.
           - Khá lắm! Vậy thì mình tin. Các ông có yêu cầu gì thêm ở ban kỹ thuật không? Có lẽ câu hỏi ấy hơi muộn mằn?
           - Trước mắt, có lẽ chúng tôi tự lực được.
           - Cần gì cứ ới một câu nhé. Bọn mình sẽ cữ người xuống. Mình cũng đã tính tới chuyện này. Có cậu về tàu, thật may.
           - Còn những thứ yêu cầu trong này?
           - Chiều nay mình báo cáo đoàn. Sáng mai ông cho người lên lĩnh được chưa?
           - Mong rằng trong đoàn ta có nhiều người làm việc như anh.
           - Sao lại nói thế?  Mình chỉ ủng hộ những việc làm đúng.
           "Một người hiểu biết và có trách nhiệm". Trên đường xuống tàu, Tòng nghĩ, "anh ta có thể giúp mình trong nhiều việc".

           Tòng về tới tàu, đúng vào lúc anh em đang ăn cơm. Mặt boong rôm rả tiếng nói cười. Tòng ngồi xuống cùng ăn.
           - Chúng tôi kiến nghị với thuyền trưởng, yêu cầu cho tiếp tục làm luôn đấy ạ - Một thủy thủ lên tiếng khi bữa ăn đã tàn - lâu nay chúng tôi ngủ nhiều rồi.




« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2009, 10:13:40 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 04:06:29 pm »


           Chính trị viên Đạm đón lời:
           - Lúc nãy thuyền trưởng đi vắng, tập thể chúng tôi bàn và ra nghị quyết: sẽ không nghỉ trưa trong thời gian sửa tàu. Điều đó có thêm một hợp lý nữa: chúng ta cần tranh thủ thời gian con nước ròng; vài ba bữa tới, nước cường, việc ta sửa đáy tàu gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị thuyền trưởng cho ý kiến?
          - Nếu là ý kiến tập thể, tôi xin chấp hành. Chỉ thêm một ý kiến nhỏ: nhằm bảo đảm sức khỏe cho mọi người, ta cần cử ra một tổ chuyên lo cải thiện bữa ăn. Đợt này nước xuống, tôm, cua, cá chắc sẵn.
         - Việc ấy tôi xin đảm nhiệm - Một thuỷ thủ da đen trũi nói - làm lính biển phải biết bắt biển nuôi mình chứ.
         - Nhất trí !
         - Đồng ý !
         - Hoan hô !
         - Tối nay tôi sẽ bơi ra hòn Néo xem sao - Tòng nói vui vẻ - nhất định họ nhà cua sinh cơ lập nghiệp ở đó. Mỗi ngày ta chỉ cần mươi chú là có nồi canh ngon.
         - Ôi thuyền trưởng cũng bơi được xa vậy ư?
         - Hồi chưa đi bộ đội, ngày nào mình chẳng bơi qua bơi lại vài lần trên dòng sông Lô. Ở đây ông nào đã lên mạn trung du nhỉ? Anh Đạm chắc đến rồi?
         - Đã có dịp đâu - Đạm trả lời - Hồi còn nhỏ, định theo bà đi hội đền Hùng mấy lần đều trượt...
         - Đầu tiên cô nàng mê tôi bởi tôi bơi giỏi đấy nhé!
         - Ai vậy thuyền trưởng? - Đám thủy thủ sán lại.
         - Ồ, hỏi vớ vẩn - Một thủy thủ cự - Còn ai vào đây nữa. Kể đi thuyền trưởng ơi, chắc là một câu chuyện  tình lý thú .
         - Nếu cô nào cũng mê người bơi giỏi thì cánh lính thủy bọn mình có nhờ.
         - Đen nhẻm và gầy khô như cậu có mà ... người ta mê khối.
         - Vậy thì lấy sơn màu quét lên những thằng bù nhìn rơm sao cho thật sáng sủa, đẹp mã gả cho những cô gái chuộng hình thức của cậu.
          Tiếng cười tràn mặt boong.
          Tòng thấy vui, anh kể:
          - Vì chưa có ai hay con sông Lô, nên tôi phải nói qua một chút. Dòng sông của miền trung du ấy không giống các con sông khác ở chỗ rất ít phù sa, cho nên hầu như quanh năm nước cứ trong leo lẻo. Nói là ít phù sa chứ không phải là không có. Qua mỗi mùa nước, hai bên bờ sông lại kín xanh lá ngô. Ngô bãi thân mập, lá to, bắp to; ăn những hạt ngô non đang lên sữa, ngọt như đường. Các ông đừng nghĩ rằng cái lão Tòng bẻm mép lại đang tìm cớ tán hay, tán tốt cho quê mình. Chính tôi đã ăn những hạt ngô ấy. Ăn sống. Tại sao biết ăn sống ngô non cũng là một câu chuyện thú vị, nhưng xin khất dịp khác. Tôi trở lại đề tài về bơi. Chiều nào cũng vậy, dù bận tới đâu cũng cố dứt việc để ra với dòng sông. Sự ấy đã thành lệ. Thành lệ từ bao giờ thì không nhớ, có lẽ từ lúc còn bé xíu, được ông nội dẫn đi tắm. Ông thường bế tôi tới chỗ nước sâu, rồi thả đó, mặc cháu nổi chìm, uống no nước. Tôi đành cố nhoài vào bờ, ông lại bế tôi ra, lần sau ra xa hơn lần trước. Có lẽ vì vậy mà tôi biết bơi sớm. Ông tôi thường bảo:"Làm đàn ông là phải biết dạn dày với sông nước, cứ lúi húi bên chuồng lợn, chuồng gà, còn gì là đàn ông nữa".
          …Tôi bơi qua, bơi lại vẫy vùng dưới sông như chú rái cá. Lúc đó có nghĩ đâu rằng đứng trong ruộng ngô trên bãi, cô ấy quên cả công việc, cứ thẫn thờ nhìn.theo và hình như chốc chốc lại thở dài.
          - Thở dài! Anh biết? Đừng phịa đấy nhé - Có tiếng chàng thủy thủ cắt ngang.
          - Ồ, sao ngây thơ thế. Im để nghe nào - Một chàng khác mắng lại.
          - Chiều nào chị ấy cũng đứng nhìn anh bơi à?
          - Rồi có một lần, bơi tới gần bờ, tôi nảy ra ý định lặn xuống và cố nín thở thật lâu. Khi ngoi lên, thấy phía mình vừa bơi qua, có bóng con gái đang chới với, mái tóc dày bung xoã trên mặt nước, nửa chìm nửa nổi. Hoảng quá bèn lộn trở ra cắp cô ta vào nách, kéo vào bờ. "Sao thế?" - tôi hỏi. Mặt cô ta tái xanh, tái xám; môi nhợt; thở không ra hơi. "Thấy anh chìm... tưởng chết, nên tôi xuống... cứu" - Cô ta trả lời. Ra vậy!. "Anh cười tôi à? - "Không! - Tôi bảo - bây giờ lấy quần áo của tôi mặc tạm nhé. Vào trong chòi kia mà thay. Quần áo phụ nữ mỏng, phơi một lúc là khô. Đừng mặc áo ướt về, chồng đánh cho đấy?" – "Ai đánh? Chồng tôi ấy à? - Mắt cô ta long lên - Anh ta mà biết đánh tôi thì tôi đã mừng". Nói vậy nhưng rồi cô ấy cũng cắp bộ quần áo hôi xì của tôi đi vào chiếc chòi canh ngô gần đấy. Chỉ còn trên mình một mảnh quần đùi rách, không sao khác được tôi lại phải ngâm mình xuống nước. Lụa vừa giặt vừa ngắm tôi bơi, chốc chốc lại ngước lên, vốc nước té về phía tôi, rồi cười, bảo: "Cô nào lấy được anh chắc hạnh phúc" - "Tôi ấy à?" - " Ít ra anh cũng là một người đàn ông chứ ". Khuôn mặt thanh thoát của Lụa thoáng buồn. Cô khẽ thở dài... Và hôm đó, mãi tới lúc trang lên tôi mới mò về tới nhà …
          - Cô ta đã có chồng à? Rồi sau đó sao nữa, thuyền trưởng?
          - Chuyện còn dài, nhưng để lúc khác, kể tiếp e phạm vào nghị quyết: không nghỉ trưa.
          Câu nói của Tòng nhắc một lời nhắc: các bộ phận hãy vào việc Mọi người tản ra, tiếp tục phần việc đang làm dở của mình.
          - Thế nào thuyền trưởng? Cái đề nghị của tôi ấy! - Mánh bước lại bên Tòng, sốt ruột hỏi.
          - Ổn cả. Ngày mai anh cử người lên ban kỹ thuật lĩnh số phụ tùng đó nhé.
          - Đủ?
          - Họ hứa đủ .
          - Nhanh vậy ư? Mọi bận muốn xin một chiếc ê-cu cũng phải đi lên, đi xuống mòn đường, lại giấy này giấy nọ, qua bao nhiêu thủ tục. Thuyền trưởng làm việc với đồng chí thượng úy trẻ trẻ hả? Anh Diên đấy. Anh ta mới về làm trưởng ban hồi đầu năm, thay cho một lão cũng thượng úy khó tính, máy móc và nguyên tắc, lại chẳng hiểu gì về tàu thuyền. Anh Diên là kỹ sư.
          - Tôi cũng nghĩ anh ấy là người có học.
          Phía dưới cầu tàu, tiếng ai gọi to:
          - Báo cáo thuyền trưởng, chính ủy xuống thăm tàu.
          Đạm và Tòng vội vã chạy ra đón.
          - Này, khi súng hóc, người lính cứ việc sửa, nhưng không phải vì thế mà không báo cáo đâu nhé - Chính ủy Bùi Kim bước lên cầu tàu, nói vui - Các cậu định làm một cú bất ngờ đối với đoàn chăng?
          Đạm và Tòng đứng im, cười bẽn lẽn, biết lỗi.
          - Báo cáo chính ủy, định là...
          - Nhưng mình rõ cả rồi. Định tiền trảm hậu tấu hả? Tuy nhiên mình cũng biểu dương tinh thần tiến công của tàu T.37 và không chỉ biểu dương suông. Có quà đây. Chính ủy lấy trong túi ra năm bao thuốc lá dúi vào tay Đạm:
          - Chia cho anh em!
           Đạm reo lên:
          - Nghỉ hút thuốc của chính ủy đã, anh em ơi!
           Đám thủy thủ liền vây lấy chính ủy. Boong tàu nhộn nhịp sôi nổi, vang tiếng nói, tiếng cười.
           Chính ủy hỏi Tòng:
           - Đã bàn kỹ với bên kỹ thuật chưa?
           - Báo cáo chính ủy, trước mắt, chúng tôi tự lực được ạ.
           - Khó khăn gì, cứ đề đạt nhé, đoàn ủng hộ.

           Hai người đi về phía tốp thủy thủ đang ngồi hút thuốc:
           Hôm nay mình sẽ tham gia sửa tàu với các cậu - Chính ủy nói và sà ngồi xuống cạnh mọi người.
           - Hoan hô!
           - Vậy thì nhất!
           - Đề nghị chính ủy làm việc nhẹ thôi ạ.
           - Không hình thức như thế. Cứ coi mình như một thành viên của tàu. Nào, thuyền trưởng đề nghị phân công việc cho tôi!
           - Báo cáo, vậy chính ủy sẽ tham gia sửa máy với tổ anh Mánh ạ.
           - Nhất trí! Ta tiếp tục làm việc chứ?
           - Hoan hô!
           - Hoan hô!
           Và hôm đó, công việc sửa tàu tiến triển thật tốt!


*


           Những ngày bận rộn này, Tòng khá vất vả. Anh sùng sục chạy khắp tàu. Hầu như chỗ nào cũng cần có ý kiến của anh.
           - Báo cáo thuyền trưởng, bánh lái đã ăn lái, nhưng độ "dơ" còn lớn, có cần thay trục không ạ?
           - Hết sơn chống gỉ rồi, đề nghị thuyền trưởng cho mấy chữ để chúng tôi lên đoàn lĩnh.
           - Cậu Hào ngâm nước nhiều, bị cảm lạnh, có lẽ phảii đưa lên trạm xá, anh Tòng ạ.



Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #13 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:06:48 pm »


           Tòng gầy nhiều, nhưng anh thấy vui: con tàu đang hồi sinh.

           Đúng như Mánh nói, bảy ngày sau, vào một buổi trưa con tàu bỗng rùng lên: Chân vịt cắt nước cuồn cuộn, tiếng máy nổ vang. Thủy thủ ào xuống khoang máy. Khói đen phủ kín mọi người. Nhiều tiếng cười, nhiều tiếng la hét. Mắt ai cũng sáng lên. Niềm vui dư tràn trên từng khuôn mặt. Tòng nắm chặt bàn tay thô, đầy dầu mỡ của Mánh trong hai bàn tay mình. Anh không nói gì, bởi có hét lên cũng bị tiếng máy át đi. Anh nhìn khuôn mặt nhọ nhem của Mánh và cả hai cùng cười...

           Buổi chiều, thượng úy Diên cùng hai cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra. Họ hoàn toàn hài lòng và ký vào biên bản cho phép tàu T.37 nhổ neo thử máy.

           Đó là một ngày vui khó quên. Tòng đứng trước vô lăng, mắt nhìn ra biển, bên cạnh là chính trị viên Đạm và thuyền phó Xuyên, khuôn mặt hồ hởi và tự hào. Con tàu dưới sự điều khiển của Tòng nhẹ nhàng lướt trên sóng.

           Khi lên báo cáo kết quả với đoàn, Tòng không ngờ đoàn trưởng Tư và chính ủy Bùi Kim lại vui đến thế. Chính ủy tỏ lời khen ngợi thuỷ thủ của tàu, hứa sẽ thông báo việc này với toàn đoàn và  coi đó như một gương tốt về tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, còn đoàn trưởng thì bóp chặt bàn tay Tòng:
           - Mình đã không nhầm khi nghĩ rằng việc đầu tiên cậu phải tiến hành chính là những việc cậu đã cho làm. Một thuyền trưởng biết tự trọng phải là người như vậy.



9



          Thúy đang ngủ say, lơ mơ nhận ra có vật gì cào cào vào tay mình. Rồi tiếng mèo mướp kêu to bên tai. Cô choàng dậy.
          Nhìn qua cửa sổ thấy đạn đỏ trời, và nhiều chớp bom loá sáng. Thúy vội ôm mèo, hớt hải chạy xuống sân.
          - Ôi, mày khá lắm! - Thúy vuốt ve mèo khi cả hai đã ngồi gọn dưới hầm.

          Thành phố tối bưng, chỉ có những đường đạn vọt chéo trên bầu trời. Không thấy máy bay, song tiếng rít gần lắm. Thỉnh thoảng, một ánh chớp lóe lên rồi tiếng bom nổ ầm ầm đâu đó.

           Khi đã trấn tĩnh lại, Thúy ra khỏi hầm và nhìn về phía có nhiều ánh chớp. Hình như bom nổ mạn nhà máy của cô. Ở đó, tiếng súng đánh trả rộ lên. Thúy thấy nóng ruột. Có thể nhà máy đã trúng bom. Lại một loạt bom nữa. Lửa bốc cao hơn.

          Thúy thả mèo, không kịp nghĩ nhiều, cô vọt lên nhà, vơ vội chiếc mũ sắt, chụp lên đầu rồi chạy ra đường. Đến gần vườn hoa, có một người nào đó lao tới nắm tay cô kéo sang vệ đường, đẩy xuống hầm công cộng.
          - Cô điên à? - Anh ta quát.
          - Tôi cần đến nhà máy !- Thúy hét to.
          - Không thấy bom rải ngập phố sao?
          - Nhưng…
          Thúy chưa kịp nói thì ngay cạnh đó loé một tia chớp và rồi tiếng nổ. Cô ngã chúi xuống. Một luồng khí nóng phả tới, lùa vào hầm. Căn hầm chao, lắc. Đất đá, mảnh bom văng rào rào.
          - Ngồi vào phía trong - Người thanh niên ra lệnh.
          Thúy tựa vào thành hầm và thấy mặt đất đu đưa. Lúc này cô mới nhận ra trong hầm có nhiều người nhưng không nhìn rõ ai. Người thanh niên ngồi phía ngoài cùng.

          Máy bay vòng ra xa, tiếng động cơ nghe loãng dần. Thúy biết người thanh niên khó lòng đồng ý để mình ra khỏi đây, nhưng cô vẫn nhắc lại:
          - Tôi cần tới nhà máy!
          - Đừng liều! - Người thanh niên không nhìn Thúy, hướng mắt ra ngoài cửa hầm - Chúng sẽ lượn lại ngay bây giờ - Anh ta tỏ ra thông thạo - Chúng chưa chịu cút hẳn đâu.

          Và máy bay quay lại thật. Chúng sà thấp. Động cơ rú vang khiến căn hầm rung lên. Đạn các cỡ lại nổ.
          Chợt người thanh niên toài ra khỏi hầm, nhìn về phía dòng sông, reo to:
          - Trúng rồi!

           Trong hầm nhốn nháo, người ta chen nhau xô lại phía cửa. Thúy và vài ba người nữa nhoài đầu ra được. Hướng tay người thanh niên chỉ, chiếc máy bay cháy bùng bùng; trong đêm trông như một bó đuốc đang đâm xuống.

           Một lúc sau thì nghe tiếng còi báo yên.
           - Bây giờ cô có thể tới nhà máy của mình - Người thanh niên đưa tay kéo Thúy lên và nói - Hãy bảo với bạn bè rằng cô đã bị những người không muốn cô chết vô ích giữ lại dọc đường. Cô tới nhà máy xi măng? - Anh hỏi.
          - Không! Tôi là thợ đóng tàu.
          - À!
          - Còn anh? Cũng tới nhà máy à?
          Điện thành phố bật sáng. Hai người xuống đường.
          - Không nhất thiết ở lại thành phố vì có nhà máy - Anh ta bảo - Tôi từ cảng về. Đã hai hôm nay bốc dỡ không biết giờ giấc nữa. Tàu cần giải phóng nhanh. Nhà tôi ở Hạ Lý.
          - Vậy thì cùng được đi với anh một đoạn đường.
          - Nhà cô ở đâu? Phố Nguyễn Đình Chiểu à?
          - Không! Tôi ở phố Trần Phú!
          - Không đi sơ tán?
          - Tôi không thuộc diện những người không có nhiệm vụ ở lại thành phố. Tôi là tự vệ!
          - Tự vệ nhà máy cơ đấy! Ở nhà một mình?
          - Sao lại một mình? Tôi sống với con mèo mướp và chính nó đã gọi tôi dậy lúc có báo động. Anh không tin à?
          - Tin, bởi chính cô cũng là một con mèo. Lúc tôi lao ra kéo cô xuống hầm, cô đã cào tay tôi trầy cả da.
          Thúy cười. Người thanh niên cũng cười.
          Tới ngã ba, anh chìa tay về phía Thúy.
          - Tạm biệt! - Anh nói - Rất có thể không bao giờ chúng ta gặp nhau nữa, nên tôi muốn khuyên điều này: Cô rất đẹp, nói thật đấy, do vậy đừng quá liều lĩnh mà chết một cách uổng phí. Cô có người yêu rồi chứ?
         - Một người lính biển.
         - Không rõ sao tôi cứ tin rằng cô sẽ rất hạnh phúc. Tạm biệt !- Anh ta nhắc lại - Và chúc may mắn.
         - Chào anh!
          "Một người tốt", Thúy vừa đi vừa nghĩ.
           
          Gần tới nhà máy, đã nghe tiếng Bình nói trên loa truyền thanh. "Tôi xin hát bài thứ hai: "Tiếng còi vào ca".  Thế nghĩa là nhà máy an toàn, - Thúy bước như chạy về phòng làm việc. Tới hành lang, suýt nữa cô va vào Lâm Khanh.
          - Thúy hả !. - Khanh hoảng hốt - Lao ra đường khi chúng đang ném bom à? Sao em liều thế ? Đã phân công người trực chiến...
          - Ern cũng biết thế, nhưng cứ lo lo... Chúng ném bom xuống nhà máy hả anh?
          - Không! Chỉ một quả rơi cạnh ụ đà, nhưng chẳng sao cả. Bộ phận trực chiến bắn tốt lắm. Hỏa lực của nhà máy ta cùng với hỏa lực của nhà máy bạn đan thành một lưới lửa dày, làm sao chúng ném bom chính xác được! Cô Bình nhà ta hô lạc cả giọng. Sơn cũng bắn khá ... Em liều quá Thúy ạ.

           Khanh nhìn Thúy: Khuôn mặt cô dưới vành mũ sắt trông đẹp lạ lùng, lại trẻ ra nữa. Anh thấy bâng khuâng và điều ấy khiến anh nao nao. Thúy không nhận biết được tình cảm của anh. Cô chỉ thấy mừng khi hiểu rằng nhà máy vẫn bình yên. "Ôi, nhà máy của ta! Ôi nhà máy thương yêu của ta!" .
          - Sao em run vậy, Thúy? - Khanh ngạc nhiên hỏi.
          - Em đang vui, đang mừng mà? Anh Khanh, em ra ụ đà đây!

          Thúy vụt đi như một con chim, Khanh nhìn theo tấm lưng thon thả, đôi vai tròn trịa xa dần, ngẩn ngơ.
          "Hôm nay Thúy đẹp đến chóng mặt" - Khanh đứng tựa vào vách tường, cảm thấy buồn. Anh khẽ thở dài "chẳng lẽ yêu là có lỗi?".

          Thúy chạy khắp nhà máy. Chỗ nào cũng muốn tới. Gặp ai cũng muốn gọi. Điện vẫn sáng, chớp hàn vẫn lóa lên, than trong lò vẫn đỏ...
          - Chào anh Sơn!
          - Thúy đấy ư?  Không trực chiến mà cũng tới à? Chúng tôi vừa bắn đỏ nòng súng lên đấy!
          - Chị Huệ! - Thúy kêu to khi tới tổ hàn khung tàu.
            Chị Huệ ngừng hàn, gạt tấm kính che mắt lên, cười với Thúy, gật đầu với Thúy, rồi lại cúi xuống làm việc.
           - Bác An! Cháu chào bác An! - Thúy gọi từ xa.
           Giám đốc An đang đứng trên ụ đà cùng với một số cán bộ nhà máy, quay lại:
           - Thúy hả? Có việc gì vậy cháu?
           - Không có gì đâu ạ. Cháu chỉ muốn gọi tên bác thôi. Đừng giận cháu nhé.
            Nói rồi, biến mất.
            "Con bé này hôm nay sao thế?  Nó đang có điều gì phấn chấn hẳn?".

            Thúy đi nhanh tới ngôi nhà hai tầng. Cô muốn đến chỗ Bình. Nó đang hát. Hát say sưa. Cả nhà máy đang vang lên tiếng hát của nó: "Ôi nhà máy của ta!"

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:40:03 pm »


            Một lúc sau thì Thúy và Bình sánh đôi đi ra cổng.
           - Hôm nay tao tới chỗ mày, Thúy ạ. Hắn vừa gửi thư về - Bình vừa đi vừa khoe - Ôi, chàng kể bao nhiêu chuyện. Toàn chuyện phá thủy lôi. Nghĩ vất vả mà thương. Viết là nhớ. Làm như mỗi mình hắn biết nhớ thôi ấy. Dễ "người ta" không nhớ chắc? Hỏi thật nhé, mày có nhớ lão thuyền trưởng của mày không? Chưa nhớ như điên như cuồng, chưa nhớ đến bỏ ăn bỏ ngủ chưa thể gọi là yêu đâu em ạ. Nỗi nhớ là thước đo của tình yêu.

           "Ôi cái Bình! Mày thật ngốc, nhưng chẳng lẽ tao lại phô ra. Mày không hiểu khi một mình tao ngồi trong căn phòng…. Chao ơi , mày thật ngốc…"
           - Số mày đào hoa Thúy ạ. Ông Khanh cứ gọi là mê mày đến ngơ ngẩn. Trông thật tội!
           - Đừng nói thế. Anh ấy đối với tao rất tốt, nhưng là bạn thôi.
           - Mày với ông ấy là bạn, nhưng ông ấy đối với mày không chỉ là bạn đâu.
           - Anh Khanh thừa rõ anh Lê là chồng chưa cưới của tao và tao yêu anh Lê đến thế nào.
           - Ôi dào, tình cảm con người phức tạp lắm.
           - Phức tạp hay không là ở mình.

           Hai người ra tới cổng nhà máy thì gặp anh Cựu, chồng chị Huệ đang nghênh nghển nhòm qua hàng rào sắt.
           - Chào đồng chí trưởng bến phà! - Bình nhanh miệng lên tiếng, và chưa chờ anh Cựu phản ứng, cô ta liến thoắng - Báo cáo để đồng chí biết là thợ hàn Nguyễn Thị Huệ vừa rồi bị sức ép của bom, chúng tôi đã cho chở đi cấp cứu.
          - Hả, vợ tôi? - Người trưởng bến phà mở tròn mắt, khuôn mặt đờ dại lo lắng.
          Nhìn anh đờ đẫn như người mất hồn, Bình ôm bụng cười
          - Nó đùa đấy, anh Cựu ạ - Thúy bảo - Chị ấy không việc gì đâu. Anh nhìn thấy chớp hàn thứ ba bên trái  không? Chị Huệ đó.
          - Cái cô Bình này, chỉ hay trêu người - Khuôn mặt người trưởng bến phà giãn ra, anh nở ruột nụ cười đến là vui.
          - Chào hai cô nhé, tôi đi đây! Rồi anh tất tả, chúi người đi về phía bến phà.


*


            Giám đốc An và một số cán bộ nhà máy vẫn đứng bên ụ đà, gần chỗ bị bom. Quả bom nổ chẳng gây tác hại gì đến con tàu đang được lắp ghép, nhưng hố bom phải được lấp lại để không ảnh hưởng việc thi công.
           - Tôi đề nghị ngày mai huy động nhân lực làm gấp việc này - Giám đốc An nhìn mọi người và nói – Xung quanh ụ đà cần san phẳng. Với nữa, không nên có một hố bom như một cái hốc mắt õng nước trong nhà máy chúng ta.
          - Báo cáo thủ trưởng, việc huy động người không dễ đâu ạ - Trưởng phòng kế hoạch Hành có ý kiến.
          - Sao không dễ?
          - Phân xưởng nào cũng đang bấn lên. Ai cũng muốn làm xong phần việc của mình mà về. Còn trăm nỗi lo khác ở nhà. Làm trong giờ thì ảnh hưởng đến kế hoạch phân xưởng, làm ngoài giờ thì...
          Giám đốc An quay lại, nét mặt ông tỏ ra khó chịu.
          - Anh nói đúng, mỗi một người ở lại thành phố có trăm thứ lo khác ngoài công việc của nhà máy; người công nhân còn bao sự níu kéo phía sau. Nhưng đừng lấy ý nghĩ của mình mà áp đặt cho người khác. Ngày mai anh cứ cho thông báo: toàn nhà máy sẽ làm thêm một giờ để lấp hố bom, sửa ụ đà, tôi đảm bảo sẽ không một ai vắng mặt. Nói vậy thôi, công việc không cần tới số người đông như thế đâu, chỉ đội xung kích của đoàn thanh niên làm trong một tiếng là xong. Cần phải hiểu cho đúng người công nhân.
          - Báo cáo, đó là tôi lường trước khó khăn để mả có hướng khắc phục ạ.

           Giám đốc An không nói gì thêm, ông bước nhanh về phòng làm việc. Đêm đã khuya. Không khí sản xuất của nhà máy khiến ông an lòng. Ông mở cửa sổ, nhìn xuống, một niềm vui choán ngập trong lòng.

           Giám đốc An năm nay xấp xỉ sáu mươi. Trông ông đẹp lão da mặt hồng hào, tóc bạc trắng, trán rộng, mắt vẫn sáng, dáng người nhanh nhẹn, đĩnh đạc. Ông có tới ba bằng kỹ sư. Thời trẻ, ông du học ở Pháp, là sinh viên xuất sắc của trường đại học Xoóc-bon, được các giáo sư có tên tuổi quý mến. Rồi ông sang học ở Đức. Tại đó, một thời ông làm xôn xao giới khoa học bởi những bài báo.

           Cả nhà máy đóng tàu quý nể ông, không hẳn chỉ ở chỗ ông là người lãnh đạo có năng lực, mực thước, làm việc có kế hoạch, dứt khoát và thẳng thắn, lại là người am hiểu cặn kẽ các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, mà người ta còn quý trọng ông ở tấm lòng. Cách đây hai mươi năm, cái thời mà tài năng đang ở độ chín nhất, khước từ mọi danh vọng, khước từ những phòng thí nghiệm đầy đủ phương tiện, là nỗi thèm ước khao khát cháy bỏng của bất kỳ người làm công tác khoa học nào, ông về nước, trở về với những cỗ máy thô sơ đặt trong rừng. Ở đó ông đón nhận cuộc sống gian khổ, đón nhận phương tiện làm việc gần như là hai bàn tay trắng một cách tự nguyện, một cách có ý thức. Và ông đã làm việc hết mình, cống hiến nhiều phát minh khoa học giá trị phục vụ hiệu quả cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và những năm đánh Mỹ này, dù đã có tuổi, ông vẫn đảm nhận trọng trách nặng nề: giám đốc nhà máy đóng tàu Công nhân nhà máy coi ông như một tấm gương, một niềm tin.

           Hai mươi năm qua, là một đảng viên Đảng Xã hội, ông hoạt động tích cực, cùng với bao trí thức khác, tập hợp thành một đội ngũ đông đảo có nhiệt huyết, một lòng phục vụ dân tộc, phục vụ cách mạng. Đại hội nào ông cũng trúng cử vào Ban chấp hành đảng bộ Đảng Xã hội thành phố.

           Giám đốc một nhà máy lớn, không phải là đảng viên cộng sản, nhưng không bao giờ ông mặc cảm là người bị lãnh đạo. Ông tôn trọng ý kiến tập thể, nghị quyết đảng ủy và thực hiện nghị quyết đó một cách có hiệu quả, bởi đấy cũng là tâm trí của ông.



10



           Cuộc họp bắt đầu từ sáng sớm. Lâu nay nếp sinh hoạt ấy đã thành thói quen, những lúc cần tập trung đông người, đoàn thường tránh giờ cao điểm. Các trưởng ban, trưởng ngành, thuyền trưởng và chính trị viên tàu có mặt đầy đủ tại ngôi nhà làm việc của thủ trưởng đoàn. Đó là một ngôi nhà ba gian, có trần, nép bên cửa hang dưới chân núi. Gian trong là chỗ ở, cũng là nơi làm việc của chính ủy Bùi Kim. Đoàn trưởng Tư ở gian ngoài. Gian giữa rộng hơn, làm phòng họp. Từ xa nhìn vào, ngôi nhà lợp tôn, vách cũng làm bằng tôn lẫn vào những tảng đá khác chỏng chơ bên ngọn núi. Phòng họp hẹp, nhưng thoáng, các cánh cửa sổ làm bằng cót ép đều được mở tung.

           Tham gia cuộc họp có trung tá San, tham mưu trưởng quân chủng và trung tá Cao, cục phó cục chính trị cùng ba trợ lý trên Bộ xuống. Chính ủy Bùi Kim và đoàn trưởng Tư chủ trì. Mở đầu cuộc họp, chính ủy thay mặt thủ trưởng đoàn báo cáo một số nét về công tác vận chuyển vừa qua. Ông nêu lên những việc đã làm được và những việc chưa làm được cùng những nguyên nhân của nó. Chính ủy nói rõ ràng, khúc chiết và cụ thể. Cuối cùng, ông phổ biến phương hướng, kế hoạch vận tải sắp tới. Những khó khăn, những thuận lợi, tình hình ta, tình hình địch, v.v...

           Mọi người chăm chú nghe. Lê ngồi đối diện với Tòng, hai người cách nhau một mặt bàn khá rộng. Cạnh Tòng là Đạm. Tuy hơn Tòng tới ba bốn tuổi, lại nhập ngũ trước, nhưng nghe nói Đạm cũng quý nể thuyền trưởng mới của mình và hai người tỏ ra ăn ý lắm.

          Tòng không ngẩng lên, cây bút trong tay ngoáy lia ngoáy lịa vào cuốn sổ, nét mặt thỏa mãn và tự tin. "Dịp này hắn gặp điều gì vui mà trông phởn thế?  - Lê ngước nhìn bạn - Chắc Lụa đã báo tin thắng lợi hẳn?".
          Giờ giải lao, Lê lách đến.
          - Phải chăng được chính ủy biểu dương về việc cải tử hoàn sinh con tàu mà cậu lờ bạn đi? - Lê đùa.
          - Cậu nghĩ là mình sửa tàu để được biểu dương à? Xin có lời thách thức là máy tàu bên ấy không phải đã ăn đứt máy tàu bên này nhé. Khỏe ra trò, chạy dều...
          Tòng đứng dậy, hai người đến bên một phiến đá.
          - Vừa nhận được thư Lụa hả? - Lê huých khuỷu tay vào sườn bạn.
          - Cậu biết?
          - Đọc được trong mắt cậu.
          - Điều gì?
          - Niềm vui.
          Tòng cười to:
          - Cậu đã phạm hai sai lầm. Một là phán đoán hỏng bét, mình vừa viết thư thông báo địa chỉ mới cho nàng hôm qua; hai là đánh giá bạn rất thấp. Cuộc đời này chỉ có một niềm vui duy nhất là tình yêu thôi ư?
          - Nhưng niềm vui của tình yêu dễ bộc lộ.
          - Lâu nay có thoải mái và vui hơn, điều ấy đúng, bởi mình cũng tự nhận đang làm được nhiều việc có ích. Thế thôi! Hình như cậu lại chuẩn bị " đi " hả?


Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 03:21:48 pm »


          - Xuỵt! Lê đưa mắt nhìn về phía phòng họp - Cậu cũng rõ là đoàn đã cấm tàu này thóc mách công việc của tàu kia.
          - Dễ chừng cấm được đấy!
          - Khẽ chứ, nhưng đó là nguyên tắc.
          - Ghê nhỉ! Nhưng báo cho cậu hay là mình rõ cả rồi. Cậu cho rằng mũi mình không biết đánh hơi chăng? Bao giờ mới tới lượt bọn mình nhỉ? Chúng ta sắp xa nhau phải không?
          - Đừng dò thế. Mình chẳng dại mà chui vào bẫy của cậu đâu.
          - Ha, ha! - Tòng lại cười to - Thằng này tỉnh táo hật. Giỏi! Nhưng điều này thì trả lời được chứ: tuần tới tàu cậu có ra Vịnh Hạ Long với bọn mình?
          - Đó là chủ trương sơ tán của đoàn, ai chẳng được phổ biến. Cứ cụm lại đây cho bọn nó táng bom à? Còn chuyện ấy thì... chính mình cũng không biết ngày giờ xuất phát; chỉ được phổ biến trước một ngày.
          - Cậu tự thú nhận rằng " có " đấy nhé. Nhưng an tâm. Thằng Tòng không phải là kẻ đần, đi bán rong những chuyện ấy để đổi vài ba điếu thuốc cuộn. Ít ra thì mình cũng hiểu được những điều sơ đẳng nhất về công việc của đoàn. Vào thôi chứ; trực ban gọi đấy!

           Cuộc họp dự định làm gọn trong buổi sáng, cuối cùng lại phải lấn sang một tiếng nữa vào buổi chiều.

           Tan họp, chính ủy Bùi Kim giữ Lê ở lại. Ông kéo ghế ngồi đối diện với anh. Lúc này khoảng ba giờ,  nhưng mặt trời bị che khuất bởi ngọn núi nên có cảm giác như chiều đã tàn. Căn nhà bị bóng núi trùm lên, ẩm, tối và lạnh lẽo. Nếu không nhìn thấy những lối mòn hằn bên chân núi, có thể nghĩ rằng nơi đây đã bị lãng quên từ lâu; những tảng đá lặng lẽ xếp chồng lên nhau, cây ràng ràng len mọc um tùm.
          - Trong cuộc họp, cậu phát biểu là - Chính ủy vào chuyện - là thời gian vừa qua, đoàn ta, sau một loạt những chuyến đi thắng lợi đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, cho rằng "đi dễ như đi chợ", tới lúc địch làm gắt, khó đi, lại nảy sinh tư tưởng nôn nóng. Mình muốn nghe rõ hơn vấn đề này.
          - Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến ấy - Lê nói, anh cảm thấy cần phải nói hết những điều mình nghĩ – Không phải chỉ nôn nóng, mà theo tôi, có thể gọi đó là những biểu hiện của sự cay cú. Tại sao tôi kết luận như vậy? Xin dẫn ra mấy điểm: đầu năm, tàu C.48 đi không thành công, phải hủy tàu, anh Đại hy sinh. Sau chuyến đó tôi nhớ đảng ủy đoàn họp và  đánh giá tình hình mặt biển đã trở nên phức tạp, địch đang ráo riết tăng cường kiểm soát mặt biển với mọi nỗ lực nhàm ngăn chặn sự chi viện của ta cho chiến trường. Nhưng liền đó, tàu C.235 được lệnh lên đường và kết quả là sau hai lần quay trở lại, lần thứ ba cũng không vào được bến, lại lộn về. Chưa có sự xử lý kịp thời, đoàn đã cho ngay tàu T.45 và tàu C.165 tiếp tục xuất phát với mục đích tàu này không vào được bến thì tàu kia vào. Đi hai bến thế nào cũng vào được một. Và kết quả thế nào, tàu C.165 bắt buộc phải đâm vào tàu địch, toàn bộ thủy thủ hy sinh; tàu T.45 phải hủy, anh Tài, thuyền trưởng tàu T.37 bổ sung sang đi chuyến đó cũng không trở về. Như vậy có phải chúng ta đã quá cay cú không?

           Chính ủy đứng dậy, ông khoanh tay trước ngực, đi vòng quanh phòng:
           - Cậu cứ nói tiếp.
           - Lý ra chúng ta cần phải ngừng lại để nắm thêm tình hình địch và chuyến đi trinh sát của tàu tôi cũng cần phải tiến hành sớm hơn. Điều ấy, với tư cách là một cán bộ trong đoàn, chúng tôi có đề nghị, song trong cuộc họp đã có ý kiến cho tôi là kẻ bàn chùn, không có tư tưởng tiến công. Thế nào là tư tởng tiến công? Khái niệm ấy cần được làm sáng tỏ. Kết quá cuối cùng đạt được mới đích thực là thước đo của tư tởng tiến công.
          - Mình thấy không có điều gì cần phản đối ý kiến của cậu - Chính ủy vừa bước quanh phòng vừa nói. Khuôn mặt đăm chiêu. Nhiều vết nhằn hằn trên trán. Rồi ông nói tiếp, nói chậm rãi, hình như ông nói với cả chính mình:
          - Mình không ngụy biện cho những ấu trĩ trong việc chỉ đạo công tác vừa qua. Nhưng phải nhìn nhận thật khách quan rằng, tình hình những ngày đó hết sức phức tạp những biện pháp xử lý đúng và không đúng rất dễ lẫn lộn, nó không dễ dàng nhìn thấy như khi sự việc đã rồi, quay lại đánh giá. Trong đảng ủy cũng có ý kiến cho ràng nên những việc vận chuyển một thời gian để xem xét nghe ngóng, mình đứng về phía ấy. Nhưng phần đông lại thấy cần tiếp tục những chuyến đi. Dừng lại là thua thằng địch, đi mới rút được kinh nghiệm. Và như vậy cũng là hợp lý chứ! Nếu những chuyến đi ấy thành công thì rõ ràng sự chỉ đạo đó đúng. Đáng tiếc là chúng ta tổn thất có thể nói là lớn. Vì thế mới đẻ ra vấn đề mà cậu gọi là những biểu hiện của sự cay cú. Khi chiêm nghiệm những điều đã qua, dễ dàng thấy cái hay, cái dở hơn khi đang tiến hành công việc đó, bởi khi ấy chúng ta đã có cả một thực tế, một kết quả … Cậu nói đúng, trong đảng ủy không phái không có những biểu hiện cay cú. Đảng ủy đã kiểm điểm và kịp thời nhận ra, vì vậy mới có chuyến đi trinh sát của cậu.
           Chính ủy dừng lại, ngước nhìn ra ngoài, rồi nói tiếp:
           - Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta để cho cái mà cậu gọi là sự nôn nóng kéo dài đó, mình nghĩ rằng, chẳng phải những tay thuyền trưởng thừa khôn ngoan của chúng ta không manh nha thấy vấn đề, nhưng họ thiếu tự tin, không mạnh bạo đề đạt những suy nghĩ của mình, dần dần thành quen. Trách nhiệm những tổn thất vừa qua còn thuộc về những người ý thức được vấn đề, có chính kiến, nhưng khi va chạm với người này, người kia thì tự ái bỏ cuộc, nửa vời, không dám đi tận cùng. Và như vậy là biểu hiện một cái gì rất cá nhân. Cậu là trường hợp như thế. Và có lẽ cả mình nữa. Không kiên quyết bảo vệ cái đúng, đó mới là không có tư tưởng tiến công, thậm chí có tội.

           Lê ngồi im, tính hợp lý trong phân tích của chính ủy giống như những mũi kim kích thích, khiến sự suy nghĩ vốn dựa theo cảm tính của anh bừng thức. Có lẽ anh đã quá khắt khe, đòi hỏi quá nhiều ở lãnh đạo, mà chưa bao giờ tự hỏi: mình đã đóng góp được gì, hay sự tự ái cá nhân đã lấn át tất cả. Đúng, anh đã nửa vời... Nhớ lại cuộc họp lần ấy, Lê không khỏi xấu hổ với sự buông xuôi của mình. Khi anh đưa ra đề nghị: đoàn nên dừng lại tất cả những chuyến đi bởi tình hình địch còn căng, lập tức bị một "quả bom", giội xuống: " Đồng chí nào sợ ác liệt thì cứ nói thẳng ra. Đây là nghị quyết đảng ủy, chúng ta bàn để thực hiện, không bàn ngang, bàn lùi". Kế đó là một lô lý luận về tư tưởng tiến công, về ý chí kiên định vững vàng vân... vân… trùm lên cuộc họp. Lê châng hẩng, tái mặt. Anh thấy ngột ngạt, thiếu dân chủ và đang bị áp đặt, anh đã toan đứng dậy nói lại rằng: có thể suy nghĩ của anh do tầm nhìn hạn hẹp, không xác đáng, nhưng sự ấy cũng cần được làm sáng tỏ trên cơ sở nhận thức. Song anh đã không nhấc mình lên, anh dã tặc lưỡi: mình là gì nhỉ? Một giọt mực làm sao có thể thay màu cho cả chậu nước". Đầu anh nóng ran; lòng tự ái ứ nghẽn... Anh đã buông xuôi, bất lực và lúc này anh ngồi đây để phê phán người khác...

           - Mình nói quá lời chăng? - Chính ủy đặt hai tay lên vai Lê, giọng ông nhỏ, ấm, ẩn chứa một tình cảm.
           - Báo cáo chính ủy, tôi đang nghĩ tới những điều chính ủy vừa nói. Chính những kẻ như tôi cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Nhưng có phải vì thế mà trong cuộc họp vừa rồi tôi đã có điều gì đáng chê trách?
          - Dù là việc đã qua, nhưng không hẳn ai cũng dũng cảm nhận ra vấn đề. Mình ủng hộ thái độ thẳng thắn của cậu trong cuộc họp hôm nay... Bây giờ anh Tư sẽ trao đổi kỹ với cậu về chuyến đi sắp tới. Mình có việc phải xuống cảng gấp. Thế nhé - ông nói sang phòng bên - Chuyện trò của chúng tôi hết rồi đấy, mời đoàn trưởng sang gặp đồng chí Lê cho.


*


           Làm việc xong, đoàn trưởng Tư và Lê đứng bên cửa sổ cùng nhìn ra ngoài. Cơ quan đoàn bộ yên vắng. Gió se se. Cây ràng ràng mảnh khảnh hệt cây hương trụi lá ngả nghiêng. Những chiếc lá màu vàng thẫm từ lưng chừng núi chòng chành rơi rơi trong không khí. Trên những mảnh đất hiếm hoi lài ra bên chân núi vài ba anh trợ lý rỗi việc đang vãi hạt rau cải. Mùa thu đang hối hả trôi đi, chẳng mấy nữa những ngồng cải sẽ lẳng ngẳng vươn lên, nở đầy hoa vàng, trời xám xì và gió  mùa đông bắc lại tràn về.
          - Sắp sang đông đấy Lê ạ! - Đoàn trưởng vẫn nhìn ra ngoài, ông nói - nhưng vùng biển trong ấy dịp này mới là mùa bão.

          Mùa bão! Lê biết đoàn trưởng đang nghĩ gì. Anh thấy cảm động, một tình cảm như thể sự thương yêu, sự biết ơn ngập tràn khiến anh bối rối. Cầm súng từ lúc đầu còn xanh, tới nay đã hai thứ tóc, đoàn trưởng vẫn còn bao nỗi lo toan. Những điều qua rồi, lo chưa hết, đã lại phải để tâm cho những việc sắp tới. Lê ngước nhìn đoàn trưởng, anh nhận ra dịp này ông gầy và già đi nhiều. Bộ quân phục đã trở nên lụng thụng, khuôn mặt có thêm nếp nhăn, má hóp. Lê những muốn ôm lấy ông, nói một điều gì đó để ông an tâm, để ông vơi đi sự lo lắng, dẫu rằng cái tình cảm ấy chỉ khiến ông vui trong chốc lát.
           "Vùng biển trong ấy vẫn còn bão, vâng, cháu biết. Nhưng xin chú đừng suy nghĩ nhiều, hãy tin vào lớp trẻ chúng cháu. Và nữa, chúng. cháu cũng có ít nhiều kinh nghiệm, mong chú đừng lo".
           Nghĩ vậy, nhưng Lê chỉ nói:
           - Vâng, còn bão. Nhưng đó có thể là một may mắn và lợi thế cho ta. Càng sóng gió, bọn địch càng ít đề phòng. Đến lượt đoàn trưởng nhìn Lê. Có ai đi biển lại mong bão và coi đó như một may mắn? Cuộc chiến đấu này thật kỳ lạ. Những khắc nghiệt nhất của thiên nhiên lại trở thành đồng minh của người chiến sĩ.

           Đoàn trưởng choàng tay ôm lấy vai Lê, mái tóc bạc áp bên mái tóc xanh. Hai người đứng lặng, cùng lắng nghe tiếng gió từ biển lùa vào hớt hải lướt trên những phiến đá báo hiệu một sự đổi mùa.


Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 04:01:16 pm »


            Buổi tối trời se lạnh. Sương xuống phủ mờ chân núi. Ngọn núi thẫm đen vươn ra che kín một nửa bầu trời, nửa còn lại thưa thớt sạo, mây như một tấm vải mỏng chăng lên đó. Không khí ẩm ướt từ những hốc đá phả ra. Sống ở khu vực này cái cảm giác lạnh ẩm bao giờ cũng đến sớm. Đoàn trưởng Tư mở tủ lấy chiếc mũ vải có lưỡi trai, quà của cô con gái lớn biếu ông hôm về phép, đội lên đầu và bước ra khỏi phòng. Trời tối sẩm, đá dăm lạo xạo dưới chân, ông phải bước chậm để nhận đường. Không cẩn thận, dễ dàng vấp vào một mô đá nào đó.

           Lòng ông nhẹ nhõm: sau buổi làm việc với Lê, ông nhận ra người thuyền trưởng ấy hiểu được nhiều điều hơn ông tưởng. Những phương án Lê nêu ra thật hợp lý, khó có thể bắt bẻ và cũng khó có phương án nào hay hơn. Tàu cập bến khoảng 12 giờ đêm, hàng phải bốc xong trong ba tiếng để tàu quay ra vùng biển quốc tế trước lúc trời sáng. Vấn đề là tính toán con nước sao cho khớp để định ngày lên đường.

           Đoàn trưởng vòng sang phía sau ngọn núi: ông ra mép sông. Phía này trời sáng hơn, tầm nhìn không bị che chấn. Gió từ sông đưa lên thoáng mùi dầu thải, mùi tanh mặn của nước và mùi gì lờ lợ quen thuộc khó gọi tên nhưng nhận biết đó là mùi thường có ở những bãi sú ngập phù sa. Dịp này con nước cường về đêm, lòng sông no nước lờ đờ trải ra rộng mênh mang.
           Có tiếng hỏi phía trước.
           - Người nhà mà!  Đoàn trưởng Tư không dừng lại, lên tiếng - Tàu 37 đỗ đây phải không, đồng chí?
           - Báo cáo thủ trưởng đúng ạ! - Người lính gác trả lời.
           - Thuyền trưởng Tòng và chính trị viên Đạm ở "nhà"  không?
           - Đang đánh bài ạ.
           - Không họp hành gì ?
           - Báo cáo, vừa xong ạ.

           Ông leo lên cầu tầu, đi thẳng tới buồng lái. Dưới ngọn đèn dầu che kín ba mặt, ông trông thấy Tòng ngồi bệt xuống sàn, hai đầu gối cố co vào mà vẫn chỏng lên quá tai, trên đầu đội chừng năm sáu chiếc mũ cứng, mặt đầy vệt nhọ nồi, đang chăm chăm nhìn vào những con bài một cách hứng thú; đám lính vây quanh, cười ngặt nghẽo. Đối diện với Tòng là Đạm, mặt mày cũng như hề.
           - Chưa đủ cao hay sao mà còn phải xếp mũ lên đầu thế này? - Đoàn trưởng đánh tiếng.
           - Chào thủ trưưởng ạ.
           - Chào thủ trưởng!
            Nhiều tiếng đáp lại.
            Tòng quẳng bài, bỏ chồng mũ xuống, tuyên bố:
            - Giải tán!
            - Anh Tòng thấy thủ trưởng tới, chạy làng nhé.
            Tư sà xuống cạnh mọi người.
            - Sao không để anh em tiếp tục chơi?
            - Họ ăn gian, thông đồng với nhau, âm mưu "giết" thuyền trưởng và chính trị viên. Tay Xuyên cũng về hùa với lính - Tòng phân bua, khuôn mặt ngẩng lên, nhìn càng hài hước - Có việc gì cần không ạ?
           - Lâu nay bận, không xuống cảng được, hôm nay mình tới thăm anh em thôi.
           - Chắc có quà chứ ạ?
           - Quà gì, lính với tráng, chỉ vòi!

            Nói vậy, nhưng đoàn trưởng cũng móc túi đưa ra bao thuốc. Lính ta không e dè, mỗi người rút một điếu và đua nhau nhả khói. Phòng lái sặc sụa hơi người, hơi thuốc.
           - Em con sinh cháu chưa bố - Anh chàng người khô đét vừa quệt nhọ nồi lên má Tòng, láu táu hỏi.
           - Có lẽ sinh rồi? Lên chức ông cũng hồi hộp lắm các ướng nhé .
           - Năm ngoái bố hứa gả cho con, năm nay cô ấy sinh cháu, con bắt đền bố đấy - Vẫn tiếng anh chàng gầy.
           - Con chị nó đi thì con dì nó thế vậy.
           - Bố hứa nhé!
           - Thủ trưởng đừng hứa với thằng Khang - Một chàng non choẹt sấn vào, nói nhanh như sợ cướp mất lời – Nó tham lam lắm. Gặp thủ trưởng nào cũng xoen xoét: "Bố có con gái không bố ơi, cứ lênh đênh trên biển suốt thế này con chết già mất!".  Nó có đến mấy bố vợ hờ rồi đấy ạ.
           - Trâu ta ăn cỏ đồng ta, bố nhỉ? - Khang tán - Bố cứ gả cho con, bao giờ về hưu, muốn tới thăm cháu, bố đỡ đi xa.
           - Mà mình cũng không hứa nữa - Tư nói, tay ông vỗ mạnh lên đùi chàng lính đang ngồi xếp bằng bên cạnh, giọng rất vui - Mai kia, như con chị nó, lấy chồng tới lúc gần đẻ con mới biên thư báo cho bố, mình lấy đâu đền cho các tướng, hả?
          - Thấy chưa? A ha! - Chàng lính mặt non choẹt vỗ đùi cười to vẻ đắc thắng.
          - Phụ nữ bây giờ họ thế đấy thủ trưởng ạ. Bọn con lo lắm!
          - Nghe đồn rằng bố tàng trữ cả một kho chuyện tình phải không ạ? Hôm nay chúng con đề nghị nghiêm chỉnh, bố kể cho nghe vài chuyện - Khang vòi.
          Tư hất hàm về phía Tòng.
           - Anh Tòng đã xuất bản một vài đoạn. Chúng con muốn nghe thủ trưởng kể cơ ạ .
           - Có ai đưa chuyện người khác ra kể bao giờ
           Vậy thì bố nói về mối tình của bố và mẹ con ngày xưa cũng được.
           - Sao lại ngày xưa? Thế ra ngày nay đoàn trưởng hết yêu rồi chắc?
           Nhiều tiếng cười cùng bật ra.
           - Tình yêu nó méo, tròn ra sao, thủ trưởng - Một thủy thủ khác hỏi.
           - Ơ hay nhỉ, thanh niên lại đi hỏi ông già rằng tình yêu là thế nào. Nước chảy ngược. Các cậu bây giờ lại không ma mãnh gấp mấy tụi mình ấy chứ!
          - Nhưng chúng con cứ ở  trên biển suốt, khó lắm bố ơi!  Không rõ ngày xưa bố có "tìm hiểu" không, chứ chúng con bây giờ chỉ cần cô nào gật là cưới liền, lính làm gì có nhiều thời gian.
          - Mình hả? Tìm hiểu khỉ gì, cô ấy bán trầu cau ở chợ, mỗi lần qua lại thấy đôi mắt lúng liếng sắc như lưỡi dao bổ cau ngước lên nhìn. Một vài bận đâm quen, rồi nhớ. Vậy là ngày nào cũng viện cớ để dềnh dàng qua đó chí ít một lượt. Tối về quấn chiếu nằm co trên giường, đôi mắt tưởng cứa đứt da đứt thịt ấy lại hiện ra, đâm khó ngủ. Cứ thế tới non non một năm, không nói với nhau nửa lời, nhưng ngày nào không gặp, lại nhớ. Vậy rồi một bận, vừa ra khỏi cổng chợ, mình cảm giác như có ai đang đuổi theo. "Dừng lại cho nói câu này đã nào!"  Đúng tiếng cô ấy. "Này, người ta mang trầu cau tới ăn hỏi đấy?". Sao, cô ấy có người tới ăn hỏi à? Mình sững lại tự dưng thấy mắt hoa, cánh đồng trước mặt nghiêng nghiêng, quay quay, chao đảo, và có cảm giác đất dưới chân đang sụt di từng mảng; người như hẫng vào chân không, mồ hôi toát đầm lưng. Ra cái tình cảm của mình đối với cô ta cũng ghê thật! Tình yêu đâu cần nhiều lời!  "Thế... Thế bao giờ cưới?". Chờ cho cơn xúc động giảm giảm, mới hỏi, giọng lạc đi như thể ai nói chứ không là tiếng của mình nữa. Miệng hỏi thế, nhưng đầu lại nghĩ: "Nhất định phải trốn biệt tăm biệt tích tới nơi nào đó thật xa để không bao giờ thấy đôi mắt ấy nữa". "Không? - Tiếng cô ta thảng thốt sau lưng - Đã trả lễ rồi. Bị bố trói vào cột nhà đánh thiếu chết…"  Cả một khối nặng như trái đất vừa được nhấc ra khỏi người, mình quay phắt lại, và... À, mà mấy tướng này khôn, thì ra mình mắc mưu các cậu, chăng lưới giỏi thật!

           Đám lính ôm nhau cười nghiêng ngả. Gió từ mặt sông lùa vào mát lạnh. Bên ngoài, trăng đã ló ra mờ sau ngọn núi. Trời sáng đục.
           - Thủ trưởng "quay" lại, và... và sao nữa ạ? - Một chàng lính hỏi, đôi mắt tròn ngước lên nhìn đoàn trưởng chừng còn say nghe lắm.
           Đoàn trưởng Tư rung rung đùi:
          - Năm nay bà ấy có cháu ngoại bế, chắc mừng lắm - Rồi ông đứng dậy - Thôi, mình về đây, các tướng chỉ giỏi tán.

           Đám lính đắc chí xô đẩy nhau. Tư khó khăn lắm mới bứt ra khỏi họ. Ông chui qua cửa, bước nhanh ra ngoài.

           Bầu trời đã sáng hơn. Mặt nước dềnh lên mờ ảo dưới ánh trăng. Tiếng nước vỗ bờ về khuya nghe càng rõ.
          Tới cầu tàu, Tư dừng lại, nói với lên:
          - Chú ý đèn lửa Tòng nhé. Tuần trước tàu cửa "e" 31 đậu trong hang mà chúng còn xỉa rốc két vào đấy. Chủ quan là ăn đạn như bỡn.
          Ông men theo chân núi, lần về. Nhìn sang phòng bên vẫn thấy chính ủy Bùi Kim đang ngồi trao đổi với chính trị viên Lượng. Ông nghe loáng thoáng tiếng chính uỷ: "... Cần nhất là tránh tư tưởng nôn nóng.... quá khích... manh động…"

           Đoàn trưởng bước nhẹ chân về phòng. Ông châm đèn, khép kín các cửa sổ và ngồi xuống ghế. Ngọn đèn dầu lồng trong tấm bìa cuộn tròn chỉ hở mỗi lỗ nhỏ, hắt lên mặt bàn chùm sáng mỏng. Ông mở cuốn sổ, lần áo tìm kính rồi vừa nghĩ, vừa viết.

           Bên ngoài, thỉnh thoảng có tiếng giọt nước rơi tách tách lên mái tôn, tiếng bước chân dẫm lên sỏi nhè nhẹ của đồng chí vệ binh. Xa xa, mơ hồ như có tiếng máy bay lặn trong đêm. Ông bỏ kính đứng dậy nhìn ra: phía đường 10, vài ba chùm pháo sáng treo lơ lửng. Ông quay lại vặn nhỏ ngọn đèn và ngồi xuống viết tiếp:
           " …Vợ chồng chí Canh ra thăm không có phiếu gạo - Thuyền nhôm đứt dây, kéo theo T.8 trôi - Huyện ủy đề nghị rời ba két dầu chôn gần hội trường huyện đi nơi khác (máy bay bắn dễ cháy). Phân phối hai xe đạp (20 tháng 11 hết hạn) - Chọn người đi học cơ điện - đề bạt H.S.Q - Chấn chỉnh bộ phận cơ yếu - Đưa quân trang vào cấp phát..."


Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #17 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 03:37:14 pm »


11


          Nước vỗ mạn tàu lóc bóc, lóc bóc, càng về khuya nghe càng rõ. Gió lùa qua cửa sổ,mang theo mùi tanh lợ của phù sa tan loãng trong con nước đang cường. Và thoáng vị mặn. Nằm xuống lâu rồi Lê vẫn tỉnh. Những ý nghĩ chắp nối, đan chéo khiến anh không sao ngủ được Anh ngồi dậy, nhìn ra ngoài: về đêm, dòng sông phình rộng, nước dâng ngập bãi sú ven chân núi; mặt nước mông lung, nhờ nhờ trải rộng tới tận những ngọn núi đá bên kia bờ. Nhìn sang, bóng tối phủ nhoà mấy đỉnh núi mờ ảo và xa lạ, có cảm giác như bên đó là một thế giới nào khác, đầy bí ẩn.

          Đêm tĩnh lặng.

          Miền đất lạ! Địa hình lạ! Bến lạ! Những điều ấy ám ảnh Lê đã mấy ngày qua. Anh rà nát tấm hải đồ để soi rõ từng xuồng, lạch, từng bãi đất, bãi đá; dẫu vậy, thật khó tưởng tượng đầy đủ cái địa điểm vẫn được gọi là bến..Bến là khái niệm chỉ nơi tương đối an toàn mà người của ta có thể tới đó đón hàng, nó khác nghĩa với cái "bến" mà người ta thường quen mắt, quen gọi. Dọc bờ biển miền Nam, bất luận đâu cùng có thể là bến. Sắp tới Lê phải đưa hàng tới bến, mà muốn vào được đó, phái vượt qua địa hình phức tạp bao chắn phía ngoài: nhiều ngọn núi lô nhô trồi giữa biển, lắm đá ngầm, luồng cạn và hẹp. Một tài liệu của Pháp để lại nói rằng, muốn ra vào nơi đó an toàn, không va vấp, không mắc cạn phải là những tay thuyền trưởng lão luyện có trên dưới ít nhất cũng hai mươi năm hành nghề . Vậy mà Lê phải vào, vào ban đêm rồi quay ra, cũng trong đêm. Không phải Lê không tin vào khả năng chuyên môn của mình, nhưng đâu vì thế mà vơi cạn nỗi lo! Đi biển, chẳng thể nói chắc một điều gì, thiên nhiên báo giờ cũng là ngoại lực gây ra không biết bao nhiêu sự bất ngờ. Thực tế cho hay, nhiều thuyền trưởng dư thừa kinh nghiệm vẫn dễ dàng đưa tàu vào đá ngầm, vào bãi cạn.

           Bên ngoài, nghe như có tiếng cá quẫy: chắc nước bắt đầu rút. Sáng mai, bãi phù sa sẽ trơ ra, cạnh những gốc sú cọc càn phủ đầy bùn, những chú còng gọng to hơn thân, đỏ au lại lò dò đi ngóng mồi.

          Lê bước nhẹ ra khỏi phòng. Anh lần cầu thang xuống khoang. Khoang dưới tối như hũ nút.
          - Chú ngủ rồi, chú Tám? - Lê men lại phòng cơ điện, đứng ngoài cửa hỏi vọng vào.
          - Lê hả?
          Ông Tám Thạnh tụt xuống giường, lẹ làng bước tới:
          - Chà, ngày mai không bão thì cũng gió mùa đông bắc dó Lê .
          - Mấy cái khớp của chú lại đau?
          - Già rồi đâm lắm bịnh. Có chi đó?
          - Lên chỗ cháu uống nước.
          - Chớ mày cũng không ngủ được?
           Hai người quờ tìm cầu thang.

          Ông Tám Thạnh năm nay ngoài năm mươi lăm tuổi, làm máy trưởng của tàu. Thân hình ông vạm vỡ, nở nang, da dẻ lúc nào cũng đỏ tía, ăn khỏe, làm khỏe, cánh thanh niên theo được không dễ. Đã có tuổi, song chân tay ông vẫn nổi bắp cuồn cuộn, đám thủy thủ, thấy mà nể. Sinh ra ở biển, lớn lên với biển, cả cuộc đời gắn bó với biển, nên ông rất yêu biển. Ông không say sóng, không ngán gió bão; uống rượu như uống nước lã, uống vào càng tỉnh. Tuy vậy cả năm chẳng có một ngụm cũng chịu. "Có uống, không thôi, qua đâu phải nghiện". Ông chỉ nghiện thuốc.

          Cả tàu 67 kính trọng Tám Thạnh không chỉ ở chỗ ông lớn tuổi, coi như bậc cha chú, mà ông là người đi biển giàu kinh nghiệm. Chọc cây sào xuống đáy, nhấc lên ngửi, ông có thể nói chắc đây là vùng biển nào. Năm kia, khi tàu 67 kẹt trong sương mù, không rõ toạ độ ông Tám Thạnh bèn vốc một ngụm nước biển, đưa lên miệng uống rồi chém tay: " Chu cha, mình lọt vào Cà Ná rồi ". Chắc vậy há, chú Tám? Lê lo lắng hỏi. "Chắc chớ sao không. Còn đâu nước mặn hơn vùng này! ". Đi biển có ông Tám bên cạnh, Lê an tâm. Ông ít chữ nhưng nhớ lâu, thuộc địa hình vùng biển miền Nam như rõ bàn tay mình. Đã thoáng nhìn thấy bờ là không lo lạc ông sống trung thực, ngay thẳng và cởi mở nên được mọi người quý mến. Đám lính trẻ có điều gì khúc mắc, đều tìm đến ông. Ông là người trọng tài khách quan, thông minh dàn xử mọi vụ va chạm, mọi cuộc tranh luận. Ông đã nói, ai cũng nghe.
          - Bọn nhỏ đồn rằng tàu sắp vô hả Lê?

          Ông Tám Thạnh hỏi khi hai người đã ngồi xếp bằng trên chiếc giường con trong phòng thuyền trưởng. Trước mặt họ là hai chén nước nóng; hương chè thoảng thơm Lê đưa chén nước cho ông Tám:
          - Cháu mời chú lên có ý bàn về việc đó. Lần này chú biết ta vào đâu không?
          - Chớ không kêu thằng Lượng?
          - Đây không phải cuộc họp. Chú cháu mình nói chuyện cá nhân .
          - Vậy! Nói đi, sắp tới vô đâu?
          - Chú thử đoán coi?
          - Lại đi Bến Tre? Không, tao chắc mấy ông biểu mình vô rừng đước, hí?
          - Chú giữ kín, nghe. Vào quê chú đó.
          - Hừ?- Ông Tám đặt chén nước xuống giường - mạn nào?
          Lê ghé sát tai ông:
          - Hòn Hàng!
          - Hòn Hàng? Mày không giỡn tao chớ Lê?
          - Nghe nói chỗ đó khó vào lắm mà, chú! 
          - Hòn Hàng? Ờ, dễ cạn, dễ va....

          Ông Tám thừ người. Hai tiếng Hòn Hàng gợi cho ông bao điều, làm thức dậy bao nỗi niềm. Hòn Hàng, già nửa cuộc đời ông gắn bó với nó. Gắn bó trong những kỷ niệm tủi nhục xót xa. Tủi nhục xót xa, nhưng đấy vẫn là quê hương, vẫn là chốn người mẹ khốn khổ, bất hạnh của ông run rảy trong đêm, xúc tay bới cát, vùi lấp vội vã núm nhau rồi hớt hải ôm con băng qua lộ Một, vào rừng. Lớn lên, ông không rõ cha mình là ai. Hỏi mẹ, mẹ chỉ khóc. Người ta đồn rằng ông là con lão chủ nào đó. Mẹ ông bị cưỡng hiếp, và bị đuổi ra khỏi nhà khi tới kỳ sinh nở. Chưa đầy mười tuổi, mẹ chết, ông trơ trọi bơ vơ không cửa không nhà, ngày ngày lang thang ngoài bãi biển kiếm cá nuôi thân. Đặt lưng đâu, đó là giường; rúc vào vườn dừa nào nướng cá, đó là nhà. Mười ba mười bốn tuổi đã biết lặn. Lặn giỏi. Dân vùng này đồn rằng ông thuộc tính từng loại cá, và có thể dụ chúng theo. Cả vùng Hòn Hàng rõ tài bơi lặn của Tám Thạnh. Một năm  mười hai tháng, mỗi tháng 30 ngày, có ngày nào ông vắng mặt ở biển!... Một ngày nọ, có người ra dáng nhà từ thiện, béo ú, mặt híp, cái nhếch mép bí hiểm như thể là cười tìm đến và gạ nhận ông làm con nuôi. Ông thuận. Người đó kêu ông là Tám và dẫn về, cho nằm dưới nhà ngang với đám dân chài làm thuê. Ông ở lại đó ba năm, ngày ngày theo thuyền đánh cá ra khơi, lặn gỡ lưới. Có lần lưới quấn vào người, để thoát, ông bứt tung, ngoi lên. Năm thứ tư ông đòi tiền công. Gã cha nuôi nói rằng đã trừ hết vào khoản ông làm rách lưới dạo nọ. ông bực, bỏ đi. Tay trắng, ông lại ra với biển. Lại săn tôm, xỉa cá mang lên chợ. Ngày này qua ngày khác, ông sống đơn chiếc trong căn lều le te ngoài bãi, cam chịu số phận hẩm hiu. Năm năm tháng tháng qua đi và lạ lùng thay, cũng có một người đàn bà si ông. Đó là người đàn bà đã nhinh nhỉnh tuổi, nhưng dân Hòn Hàng vẫn gọi là cô Hai, con gái bà Ba - Cá - Hồng. (Tại sao bà ấy có cái tên như vậy, Tám Thạnh không rõ, chắc vì bà chuyên bán cá Hồng ngoài chợ ). Cô Hai có cặp mắt nhỏ tựa một vết nứt nhưng ánh nhìn sắc như dao cạo, liếc ai thì người đó đứt da đứt thịt. Đôi lông mày kẻ chỉ, đen thui, cong cong. Và một cặp môi ươn ướt mỏng như lá lúa, hay cười. Mỗi lần thấy Tám Thạnh mình trần, đẹp như tượng, người đỏ sẫm, ngực nở, chân tay to, chắc, cơ bắp nổi gồ, bóng như gỗ gõ xách cá từ dưới bãi đi lên, cô con gái bà Ba cuống quít như chạm phải lửa. Cô thở dài và nhìn ông chằng chằng. Rồi cô vật vã bắt mẹ cưới bằng được người đàn ông to con đó cho mình. Thoạt đầu bà Ba - Cá - Hồng không nghe. Con gái bà chẳng gì cũng đã từng làm vợ một viên chức trên tỉnh, có nhan sắc, hơn đứt gái vùng này; da trắng, khuôn mặt dẫu nhiều tàn nhang, vẫn dễ coi. Một khúc giò lụa lại rơi vào tay cái thá đen đúa, phàm ăn, không thước vải che người. Nhưng sau nghĩ tới mối hời  ở tài bơi lặn (điều bà từng biết đến) của gã kiết xác ấy có thể đưa lại, bà ưng. Với nữa cô Hai đâu để bà yên. Đêm đêm cô chặt chân xuống giường, rống lên như bò cái động đực: tôi khổ lắm! tôi khổ lắm! Và còn dọa rằng, nếu không có người đàn ông đó, cô sẽ nhảy xuống giếng. Bà Ba đành bằng lòng. Suy cho cùng, cô Hai đã cụng tuổi băm, tai tiếng quá trời trên tỉnhlấy chốn giầu sang cũng khó... Cưới chồng cho con xong, bà Ba nhờ người sắm thuyền, mua lưới để con rể đi biển. Chỉ nửa năm, bà phất lên. Những hôm động trời, cả vùng Hòn Hàng giấu thuyền, trèo lưới, người ta vẫn thấy Tám Thạnh đẩy thuyền ra khơi. Những ngày như thế, cá mực mới dẽ vào lưới làm sao. Nhưng ở chợ lại hiếm, bà Ba cứ đưa dao vào cổ người mua mà cứa. Bà giầu nhanh vì vậy. Tám Thạnh bằng lòng với cuộc sống mới của mình. Ông có nhà để ở, và có người đàn bà để kêu là vợ, ân ái cũng nồng nàn. Ông có việc, công việc ông yêu thích... Vậy rồi một hôm, xuống tới mép nước, Tám Thạnh sực nhớ ra chưa mang theo chai mắm, liền lộn về lấy. Đáy biển lạnh, người thợ lặn không thể thiếu  mắm. Cửa vừa mở, Tám Thạnh không tin vào mắt mình nữa. Trên giường, cô Hai, người gọi ông là chồng đang quắp chặt một gã đàn ông, cả hai không mảnh vải che thân. Họ xoắn vào nhau như một cặp rắn. Tám Thạnh không rõ, không hiểu gì cả. Hoàn toàn bản năng, ông lao mạnh cái bơi chèo đang cầm trên tay về phía cặp rắn, đạp cửa, nhào đi...

           Từ bấy đến nay dễ chừng hơn hai mươi năm, ông không về lại vùng biển đó. Vậy mà lần này...



Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #18 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 03:41:22 pm »


           - Trên đã quyết rồi, Lê? - Ông Tám hỏi.
           - Dạ ! Cháu lo lắm.
           - Lo sao?
           - Xem trên hải đồ, cháu thấy luồng vào bờ rối tinh.
           - Chi nữa?
           - Địa hình bãi đổ hàng lại trống trơn, mình không ra kịp, dễ lộ lắm.
           - Chi nữa?
           - Như vậy chưa đủ bạc tóc sao, chú?
           - Ý kiến tao ri! Chuyện luồng lạch mày khỏi lo. Tao thuộc từng mỏm đá vùng Hòn Hàng. Cứ việc chỉ huy tàuvô tới đó rồi mặc tao. Còn điều thứ hai là phần việc của mày với mấy ông trên. Hợp đồng sao cho bến bốc nhanh nhanh mà ra.
          - Vì thế cháu muốn hỏi ý chú đó - Lê thấy vui, giọng anh sôi nổi - Vậy là cháu có phần an tâm, mấy hôm nay cuống lên đấy, chú - Lê vặn to ngọn đèn, với tay lấy tấm hải đồ dựng cạnh vách, trải lên giường.
          - Mày dẹp cái thứ này đi, tao nhìn vô đó khác chí nhìn vô vách, cứ nói miệng thôi. Lê rà tay lên hải đồ:
          - Ta nên đi từ phía Nam lên, theo luồng Cửa Ván để vào hay đi từ trên xuống, qua núi Một, chú?
          - Có phải qua núi Một, tới eo Lồng Cú, Hòn Hàng ở bên phải eo Lồng Cú?
          - Để cháu xem - Lê nhấc ngọn đèn sát lại tấm hải đồ cúi đầu xuống - Dạ đúng!
          - Vậy thì đi lối đó. Mình phải vô khi con nước dâng.
          - Dạ, vào khi nước lên.
          - Khi đó eo Lồng Cú đủ sâu. Đi lối đó kín, trong bờ nhìn ra không thấy, tàu lẫn cùng núi; ngoài ngóng vô, tàu bị khuất.
          - Dạ, cháu hiểu rồi! - Giọng Lê như reo.
          Ông Tám trầm ngâm một lúc, rồi hỏi:
          - Hồi nào đi?
          - Cháu cũng không rõ. Trên chưa phổ biến. Ngày mai ta ra hang Con Gái lấy hàng.
          - Ừ! Anh em biết chưa?
          - Chỉ có chú cháu mình và anh Lượng biết. Anh em họ đoán già, đoán non thôi. Đoàn chỉ thị: Vượt vĩ tuyến 17 mới phổ biến địa điểm bến.
          - Là tao hỏi, anh em rõ mai ta ra Hạ Long lấy hàng chưa?
          - Cũng chưa. Ra tới đó mới nói. Lấy hàng xong, ta neo ngoài vịnh, chờ ngày xuất phát. Ngày mai tàu của đoàn sơ tán ra đó. Chắc anh em nghĩ tàu ta cũng thế.

          Hai người ngồi im. Lê nhấp từng ngụm nước, thấy ấm lòng. Sự tự tin của ông Tám khiến anh vững tâm. Đã đi cùng ông vài ba chuyến, anh rõ lắm. Cái gì nắm chắc, ông mới nói. Đã nói là làm. Ở ông có cái chín chắn điềm đạm và bình tĩnh của người từng trải, của người đã từng bị cuộc đời hắt hủi, dềnh lên dằn xuống, không xốc nổi, bộp chộp như cánh trẻ. Kinh nghiệm cuộc đời hun đúc ông trở nên con người đằm lắng, có chiều sâu. Và vì thế ông trở thành chỗ tựa cửa Lê trong nhiều hoàn cảnh. Chi ủy có ba người, nhiều công việc Lê và chính trị viên Lượng đang băn khoăn cân nhắc thì những gợi ý của chi ủy viên Tám Thạnh gần như trở thành ý kiến quyết định.
           - Hết thuốc rồi, Lê? - Chợt ông Tám hỏi.
           - Còn? Nhưng thuốc nhẹ, không dám mời chú.
           - Đưa coi!
           Lê móc bao thuốc, ông Tám tỉa một điếu, đưa lên mũi ngửi rồi châm vào ngọn đèn.
           Lê chiêu thêm nước nóng vào ấm. Trời đã khuya lắm. Phía ngoài sao nhạt dần; và trên bãi nghe như có tiếng nước chảy lóc róc; biển đang thu nước về.
           - Khi tới đó, kịp vô bờ không, Lê? - Ông Tám chợt hỏi - Mày để tao lên, nghe?
           - Gấp lắm chú ?
           - Tao đi lòng vòng chút xíu. Hơn hai mươi năm rồi, Lê. Chà, những hàng dừa, chẳng rõ có còn...

           Ông Tám đốt điếu thuốc nữa, uống hết nước trong chén, rồi lắc lư người, ngẫm nghĩ. Con tàu khẽ đung đưa. Gió luồn qua cửa sổ mạn mang theo hơi sương ẩm lạnh vào phòng. Trăng khuya tròng trành ngoài mặt sông. Tình cảm quê hương lại trỗi lên trong ông Tám. Một con người đã lang bạt khắp chốn đó đây, đặt lưng đâu là giường, ở đâu là nhà, lại không mối quan hệ ruột rà, tưởng tình cảm dễ chai sạn, khô héo đối với nơi mình sinh ra, nhưng hình như không phải thế. Bấy lâu nay Tám Thạnh ít nghĩ tới, cố nén xuống, có lẽ do hoàn cảnh và ông cũng muốn vậy. Song quê hương, dù ám ảnh bao nhiêu ấn tượng chua xót vẫn loé lên trong đó một cái gì ngọt ngào ấm áp. Ngay những kỷ niệm xót xa, tủi hờn vẫn còn ấp chưa những điều trong lành, đẹp đẽ đã dễ gì quên. Nhưng năm trai trẻ của ông dù chỉ là gã làm thuê không nhà không cửa thì vùng biển ấy ông đã vẫy vùng, đã lặn hụp. Những ngày tháng ông phơi tấm ngực trần, đứng đầu mui thuyền đón gió, dễ nhớ lắm. Và các buổi chiều, khi con thuyền lặc lè cá đâm vào bãi, tanh sặc, người mua ùa lên chao chát giá cả, ông chua xót biết mình đã đưa cá về bến là hết vai trò, vẫn thoát đọng một chút vui vui thật khó lý giải. Miệt còn Hàng mới lắm cá làm sao! Những hôm thuyền về, cá mực ngập chợ Thương Long. Cái thị trấn cũng là cái chợ ấy, hiện giờ ra sao? Và ngôi nhà gạch xế chợ, ngôi nhà nơi ông có một đoạn đời ngắn ngủi ra vô, nơi ông có một đoạn đời cũng ngắn ngủi được coi là có gia đình,thoáng mát hơn đàn bà, hiện còn mất? Rồi những người bạn chài của ông thuở xưa, ai trụ lại đó, ai đã di xa? Ừ, giá đột nhiên ông xuất hiện ở thị trấn, đúng ngay giữa chợ cá Thương Long thì sao nhỉ? Có ai nhận ra, ngước lên nhìn mà thảng thốt: Tám Thạnh. Phải, Tám Thạnh nổi tiếng khắp vùng về tài bơi lặn. Chao ôi, những điều tưởng đã chôn chặt lại quẫy lên trong lòng...

            Ông Tám rít từng hơi thuốc, lắc lắc người, đôi mắt lặng đờ nhìn ra con sông. Thật khó nói cho trúng tình cảm của ông lúc này. Chỉ biết trong ông đang có một điều gì đó thật nôn nao...

           Lê quấn gọn tấm hải đồ, dẹp ấm chè sang bên.
           - Chú ngả lưng chút cho đỡ mỏi - Anh nói - chả mấy nữa sáng.
           - Há? À, ừ! - Ông Tám Thạnh sực tỉnh - Mày đi đâu?
           - Cháu ngồi đây thôi. Tranh thủ viết cho cô ấy mấy chữ, mai kia búi việc, không có thời gian, "người ta" lại trách. Cháu hay bị trách lắm chú ơi!
           - Nó vẫn ở trong thành phố?
           -  Nhà máy không sơ tán mà, chú?
           - Gan hí! Bom đạn như thế?... Ông Tám ngả mình xuống giường, khẽ thở dài - Đời chúng mày thiệt vui!




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2009, 08:32:25 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #19 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 03:47:27 pm »


12


           Công việc nhận vũ khí lên tàu tiến hành lặng lẽ, khẩn trương.

           Mặt trời vừa lặn, bóng tối chưa kịp buông xuống mặt vịnh, tàu T.67 đã lừ lừ áp vào chân núi, kề hang Con Gái. Hang Con Gái sâu rộng, choán hết phần dưới ngọn núi. Vì vậy ngọn núi chỉ còn là cái vô bằng đá bọt ngoài. Mặt vịnh mờ sương chiều. Những ngọn núi sẫm đen lô nhô, lặng im đứng ken trong vịnh.

           Cầu tàu vừa lao, Lê và Lượng nhảy ngay xuống. Những người có trách nhiệm đã chờ họ trước cửa hang.
           - Theo chỉ thị của Bộ, tàu các anh nhận bảy mươi tấn đạn và ba ngàn khẩu súng các loại - Đồng chí thượng úy ra đón Lê và Lượng, nói - Nội trong đêm phải bốc xong. Chúng tôi chỉ có ba người, hơn nữa, công việc không thể huy động nhiều.

           Đồng chí thượng úy với chiếc đèn bão đã che kín ba mặt đặt ở góc hang đi trước. Ngọn đèn tỏa ra chùm sáng yếu ớt, vàng khè.
           - Đây là đạn!
           Mọi người dừng lại. Một chồng lớn những hòm gỗ xếp ngay ngắn, cao ngất nghểu sát nóc hang.
           - Toàn bộ số đạn này của các anh - Đồng chí thượng úy giải thích - còn đây là súng. Hòm đựng súng không đều vì có nhiều loại. Nhưng chắc các anh dư kinh nghiệm trong việc xếp sắp, bốc hàng.

           Lê nâng thử một hòm đạn, lại nâng thử một hòm súng rồi quay sang nói với Lượng:
           - Ta dùng cách chuyền tay nhanh hơn anh ạ.
           Một lúc, họ bước ra khỏi cửa hang.
           Ít phút sau, mọi người bắt dầu vào công việc. Trời tối Bóng núi đổ xuống khiến mặt vịnh sẫm đen. Xung quanh vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lùa vào cửa hang phát ra u u.

           Việc chuyển hàng xuống tàu sớm hơn dự kiến. Già nửa đêm, các khoang tàu đã xếp đầy hòm súng, hòm đạn. Thủy thủ đã rút hết lên boong. Trong hang chỉ còn Lượng, Lê và đồng chí thượng úy. Họ ngồi trên chiếc phản kê sát vách đá, là chỗ ngủ của chủ nhân, hội ý công việc.

           Trên boong, lính ta đang ăn lương khô và tán chuyện. Người nằm, kẻ ngồi, lại có anh đứng ngắm biển, và ti tỉ hát.

            Mặt biển đen như mực. Thỉnh thoảng trên bầu trời, một ngôi sao lóe lên rồi kéo theo một vệt sáng dài rơi xuống mí nước xa xạ.

           Đằng mũi tàu, bộ bốn Hải, Mừng, Cang và Linh đang tán dóc. Hải ngồi tựa thành tàu, hai chân duỗi thẳng. Cang nằm mọp xuống boong, tay tì dưới cằm, đầu ngẩng lên; trông anh chàng như đang bơi. Mừng gối đầu lên đùi Hải, chân bắt chéo ngoe, phì phèo thuốc lá. Anh chàng không nghiện, nhưng thỉnh thoảng cũng vớ một vài điếu đút túi và lúc cao hứng, lôi ra hút. Miệng anh ta ngậm thuốc ngượng nghịu. Cang vẫn nói đùa là cóc ngậm giun. Linh đang ăn lương khô, miệng nhai trệu trạo, chốc chốc lại rướn cổ lên, nuốt.

           Trước mặt họ, cửa hang tối om, sâu hun hút; nhìn vào có cảm giác như tất cả bóng tối đều từ đó mà tuồn ra, phủ đen mặt biển.
           - Các ông có biết tại sao nơi đây lại có tên là hang Con Gái không? - Linh lật người, nằm xoay lại hỏi - Vậy  mà các cha dám để đạn trong ấy. Liều thật! Lại chỉ có ba người. Trong hang có ma đấy anh Hải ạ - Đấy, có tiếng người đàn bà hú ...
           Lập tức anh chàng bị một quả thụi của Cang.
          - À,  mình quên, quên rằng cậu Cang không thích nghe chuyện ma. Mình thôi vậy! - Linh cười. Trong bóng tối tiếng cười của cậu ta lúc búc, nghe như tiếng nước sôi nơi chảo.
           "Được rồi có lúc, ta sẽ cho nhà ngươi chết khiếp". Linh biết cái anh chàng Cang là chúa sợ ma. Nghe đâu hồi ở nhà, cậu ta không bao giờ dám đi đêm một mình. Mỗi lần sinh hoạt chi đoàn thanh niên, bà mẹ vẫn phải dẫn đi đến gần trụ sở, cậu ta sĩ diện đuổi mẹ về, nhưng tan họp, bà mẹ vẫn phải đến đón.

           Cang là con một. Bố mẹ lấy nhau tới sáu, bảy năm, chạy chữa đủ thầy, cúng vái đủ đền, chùa mới sinh ra, vì vậy được cả họ cưng chiều. Chưa đầy tháng, ông bà nội sắm lễ, đem lên bán cho cửa nhà Thánh. Như vậy Cang là con Thánh, con Thần rồi, chẳng lo ma quỷ nào cướp đi. Hồi nhỏ, Cang thường theo bà đi lễ, đi cúng. Hình ảnh những ông thầy chít khăn đỏ, mắt trợn, miệng nói lảm nhảm; những bà đồng bà cốt môi dày, lưỡi dài, dáng điệu kỳ dị chập chờn trong khói hương, ám ảnh cậu ta. Cang tin là có ma và rất hãi ma. Lớn lên, Cang như cái cây cớm nắng, mười lăm, mười sáu tuổi vẫn nằm ườn trên giường, mỗi buổi sáng, chờ mẹ vào đỡ dậy. Ăn cơm còn phải dỗ. Không biết làm bất cứ việc gì, mó vào đâu, đổ vỡ dấy. Hễ vắng nhà lâu lâu một chút là bà mẹ cuống lên bổ đi tìm. Quần áo thay ra tấp đống đấy, chờ mẹ giặt. Vậy mà không rõ bạn bè rủ rê thế nào, cậu ta liền bỏ học, đi bộ đội. Đến ngày cuối cùng bà mẹ mới biết, tất tả bươn lên huyện. Tới nơi thì đoàn tân binh đã đi xa. Bà không bỏ cuộc. Ba ngày sau bà lần tìm tới đơn vị huấn luyện lính mới. Nhưng khi thấy Cang có vẻ chững chạc và nom cũng ra dáng người lớn trong bộ quân phục thủy binh, xung quanh bạn bè Cang đều thế, thì bà thôi ý định bắt con về. Bà vừa cười vừa khóc, ngắm nghía Cang như thể anh chàng xa bà đã lâu lắm. Rồi luống cuống tuông ra phố, ẵm về nào khăn mặt, nào xà phòng, nào mũ, nào dép và cả một cái túi đựng quần áo đỏ chót; vừa lúc anh chàng Cang khệ nệ mang ra một ba lô, cũng gồm những thứ ấy khoe với mẹ.

           Về tàu chưa lâu, Cang được đi chuyến đầu tiên vào Cà Mau. Linh vẫn nghĩ rằng cái gã con cầu tự này có giỏi cũng chỉ đi được một lần là đập bệnh xin lên bờ, ai ngờ anh chàng trụ vững cho tới nay, còn tỏ ra can đảm và thông mình. Linh nhớ lần đi Bến Tre, khi tàu ta đang ở ngoài vùng biển quốc tế thì có chiếc khu trục Mỹ cặp kè áp bên mạn, bám theo; đám lính cởi trần đứng trên boong xì xồ chõ sang hỏi, anh chàng Cang chẳng rõ có hiểu mô tê gì ba cái thứ tiếng Anh đó, thấy vậy, cũng dạng chân, ném sang mấy cái vỏ chuối rồi xồ ra một lô tiếng Tàu: "Ni sua sấn mơ ủa phu tủng" (Anh nói cái gì tôi không hiểu), khiến cả tàu tròn mắt, phục lăn. Bọn Mỹ ngỡ đây chắc tàu đánh cá Hồng Công hoặc Đài Loan nên biến thẳng. Vậy mà đến nay, anh chàng vẫn không hết sợ ma. Lạ thế.

           - Kể chuyện gì vui vui đi anh Hải - Cang đánh lảng.
           - Chuyện gì? Chuyện tình yêu nhé?
           - Lại chuyện vuốt tay chị Thơm hả? - Mừng giễu.
           - Hồi ở nhà, mỗi lần đào mương làm thủy lợi, bọn mình vẫn chuyển từng sọt đất, y hệt cách ta bốc hàng vừa rồi - Hải như không để tâm đến câu diễu của Mừng, kể theo ý mình.
           - Rồi dịp đó anh bắt đầu yêu chị ấy? - Linh hỏi.
           - Không phải là mình bắt đầu yêu “chị ấy", mà đúng hơn là "chị ấy" bắt đầu yêu mình.
           - Lại thế!
           - Ông Hải là vua bịa đấy - Mừng, anh chàng nổi tiếng là hay chuyện, vui tính chen vào - Nghe ông ấy có ngày bán cả người yêu đi mà ăn. Muốn nghe, ông Hải "tái bản" cho nghe.
           - Ấy bịa mà khối kẻ cứ phải nghển tai không muốn để lọt một câu nào đấy...
           - Ôi dào!
           - Anh cứ kể đi - Linh hăng hái - Ai không nghe thì nhắm tai lại. "Tái bản" cũng được.
           - Kể đi, anh Hải - Cang hưởng ứng.
           - Mình cứ kể, tay nào không tin thì coi như không nghe nhé. Hồi ấy, mỗi lần đón sọt đất Thơm đưa, mình lại đặt hai bàn tay bê bết bùn của mình lên bàn tay của cô ấy. Sự ma mãnh đó chỉ có Thơm với mình biết, người ngoài làm sao phát hiện ra. Đầu tiên thì cô nàng lườm: "Em đổi chỗ đấy!". Dọa thế nhung cũng không đổi. Hôm sau lại vẫn thích đứng cạnh mình. Thế là trong ba ngày đào mương, mình được vuốt đôi bàn tay cô ấy có đến... bốn năm trăm lượt. Chứ không à, mỗi ngày chuyển bao nhiêu sọt đất, các tướng tính thử. Ban đầu cũng tưởng đùa thế cho vui, nhưng buổi tối, khi sinh hoạt chi đoàn xong, cô ấy lật đật chạy tìm mình. "Anh Hải, em hỏi cái này!" – "Thơm hả?" - mình dừng lại. Lúc đó trên đường làng chỉ có hai đứa, mình nghe tiếng tim Thơm đập rất mạnh và thấy đôi mắt cô ấy ngước lên, long lanh như hai giọt sao. "Anh Hải, em hỏi nhé, có phải... có phải... vâng, có phải anh, anh yêu em không?". Thôi chết con rồi bu ơi, tưởng trêu cô ấy, ai ngờ sự thể nó lại trở nên nghiêm chỉnh thế! Đùa dai, đùa dại rồi; biết trả lời sao đây? Đã trót thì phải trét, mình không dám nói thật, vả lại cũng không nỡ thế, cứ ậm à, ậm ừ như ngậm hạt thị "à ừ cũng...".  "Em cũng thế" - Cô ấy cúi xuống nói khẽ rồi lần tìm tay mình - "Em yêu anh"...
          - Và anh đến với chị ấy chứ? - Mừng sốt ruột hỏi.
          - Ấy chuyện bịa mà !
          - Ôi dào! Có lẽ bịa thật. Làm quái gì có cái kiểu yêu nhau như thế. Phụ nữ người ta kín đáo, tế nhị.
          - Vâng, bịa nên Thơm mới đẻ cho mình ba đứa con, nếu không bịa, dễ chừng phải đẻ ba chục đứa.
          - Toàn con gái cũng khoe, đếch biết đẻ.
           Nhiều tiếng cười bật ra.
          - Thì còn đời các cậu đấy. Đừng nói mạnh. Đẻ lắm con gái, càng được uống nhiều rượu.
          - Và mất công đuổi chó nữa chứ.
           Linh cười khích khích. Cang giục:
          - Anh kể hồi hai đi !
           Chợt Linh giật áo Hải:
          - Xuỵt! Nhìn kìa! Nhìn kìa... Cha mẹ ơi, chẳng lẽ... ma.
           Mấy chàng lính ôm chặt lấy nhau, lấm lét nhìn vào hang vừa sợ hãi, vừa tò mò. Từ khoảng tối ấy, có bóng người mờ mờ, nhập nhoè, lúc hiện, lúc biến...
          - Cha mẹ ơi, hang Trinh nữ mà ...
           Bóng người rõ dần.
          - Hừ, chính trị viên Lượng và thuyền trưởng Lê chứ ai.
          - Hả?
          - Ôi dào!
          - Vậy mà... Hú hồn.
          - Trời ơi! Thằng Cang nó tè ướt cả lưng tao rồi!




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2009, 08:39:21 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM