Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:26:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219389 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #190 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:08:20 pm »

Nhưng cái bác hỏi rất cụ thể như vậy cháu đoán là bác có câu trả lời rồi !Ngày trước cháu ở gần mấy anh rada P37 ,trước khi mở máy phát sóng bao giờ cũng có chuông cảnh báo cho tất cả vào nơi trú ẩn an toàn  Grin! Còn trường hợp phát sóng lâu ngày làm cây cối xung quanh chết khô thì cháu chưa được thấy ,chỉ có chỗ nào dính dáng đến nhiên liệu là cỏ chết (rửa dụng cụ liên quan ...).Qui định an toàn thì ai cũng phải tuân theo nhưng trường hợp đặc biệt thì cũng phải liều. (chuồng cu trên nóc xe PV ,anh nào phải ngồi trên đó thì đảm bảo hứng trọn cánh sóng ...)

  Bác ơi ảnh update sau 19-5-2008   Wink ?
Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #191 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 01:25:55 am »

E- Máy nổ tên lửa & xe chia điện:

•   Máy nổ tên lửa

       

           

•   Xe chia điện PKY : Tạo ra điện áp và tần số làm việc phù hợp với các thành phần của hệ thống C-125

         
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #192 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 12:14:25 am »

F- Đài thông tin tiếp sức P-405

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2011, 12:49:52 am gửi bởi duongthanhvan » Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #193 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 12:20:35 am »

    Một số trang bị kỹ thuật đi cùng hệ thống C-125


    • XE ТЗМ: Vận chuyển đạn từ vị trí lắp ráp đến tiểu đoàn hỏa lực; sẵn sàng nạp đạn cho bệ



    • XE ММЗ: Vận chuyển đạn chưa được lắp ráp còn đặt trong thùng kín



    • Giá để đạn: phục vụ việc lắp ráp và kiểm tra đạn



    [/list]
    « Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2011, 12:34:39 am gửi bởi duongthanhvan » Logged

    ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
    duongthanhvan
    Thành viên
    *
    Bài viết: 471



    « Trả lời #194 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 12:25:08 am »

      • Hòm đạn: Sử dụng để niêm cất,bảo quản đạn. Đảm bảo độ kín, áp suất, độ ẩm theo quy định



      • Xe cẩu đạn: nâng đạn từ giá lắp ráp lên xe ТЗМ



      • Xe КИПС: phục vụ việc kiểm tra mức độ hoạt động của đạn: máy lái, ngòi nổ..


      [/list]

      • Xe sản xuất khí nén УКС-400: tạo khí nén phục vụ cho quá tình lắp ráp và kiểm tra đạn

      « Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2011, 12:38:49 am gửi bởi duongthanhvan » Logged

      ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
      duongthanhvan
      Thành viên
      *
      Bài viết: 471



      « Trả lời #195 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 12:03:52 pm »

      Hệ thống C-125 có hai chế độ bắn chính:

      -Chế độ bắn đón : dựa trên các tham số mục tiêu, tên lửa thu được, qua các hệ tọa độ, lập lệnh sẽ đưa ra góc đón và điện áp điều khiển

      cho tên lửa.



      -Chế độ bắn 3 điểm (T/T): Mục tiêu- tên lửa- xe thu phát nằm trên một đường thẳng. Căn cứ vào vị trí của quả tên lửa so với đường

      ngắmmục tiêu, qua các hệ:tọa độ- lập lệnh sẽ đưa ra điện áp điều khiển để tên lửa bám theo đường ngắm đài-mục tiêu mà lao về phía

      mục tiêu.



      -Chế độ bắn đón chỉ có thể thực hiện khi có đầy đủ các tham số: mục tiêu và tên lửa

      -Chế độ bắn 3 điểm có thể thực hiện:

                       + Khi có đầy đủ tham số về mục tiêu và tên lửa:      

                       + Khi chỉ có tham số về tên lửa (mục tiêu tạo nhiễu mạnh, không thể hình thành tham số chính xác cửa mục tiêu). Và trong

                          trường hợp này việc ngắm mục tiêu sẽ sử dụng khí tài quang học TBK.

      -Ngoài ra, còn có các chế độ bắn: mục tiêu bay thấp, bắn khí cầu, bắn mục tiêu mặt đất mặt nước.
      Logged

      ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
      Giangtvx
      Thượng tá
      *
      Bài viết: 25560


      « Trả lời #196 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 10:11:26 pm »

      Xin rất cám ơn các bác. Có thể nói là dữ liệu ở đây rất phong phú và bổ ích mà bình thường muốn có được nó phải tìm rất công phu mà chưa chắc có đủ. Nhưng thực ra thì em (và có lẽ cùng nhiều người khác) chờ đọi không chỉ những thông tin như vậy mà chờ cả những thông tin mà bác Gúc cũng bó tay.

      Thí dụ như 1 trong các câu hỏi lần trước mà em hỏi là Trong KCCM số lượng Sơ rai của Mỹ dùng là bao nhiêu? Xác xuất trúng là bao nhiêu? Những trường hợp đặc biệt như cố lái đạn và rồi nó rơi, mình cũng trúng. Những trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai, ...

      Lần đầu tiên đứng gần S-75 thấy nó to quá, sừng sững quá, không tưởng tượng nổi. Không phải nó "quá to" mà là ở chỗ với kích thước, trọng lượng, yêu cầu ngặt nghèo về kỹ thuật, lại dưới 1 bầu trời mà Mỹ làm chủ hoàn toàn làm sao đưa được các trung đoàn tên lửa vào Quảng Bình, Vính Linh, thậm chí còn vượt cả sông Bến Hải mà vẫn tồn tại (tuy có thiệt hai), vẫn bắn được và vẫn bắn rơi được máy bay Mỹ. Nhiều tài liệu nói rằng "đưa cả trung đoàn xuống lòng đất". Nhưng mà to như thế, lớn như thế "đưa" là "đưa" thế nào? Ngụy trang ra sao? Kích cỡ công sự (chiều rộng, chiều sâu, ... sao cho rađa, bệ, ... vẫn phải quay được, đủ chiều cao để phát sóng được, phóng được)? Vấn đề ngụy trang thế nào khi mà chỉ cần 1 cành cây héo cũng có thể hứng chịu những chùm bom, loạt pháo?

      Đấy là cái mà ai cũng có thể thấy, ai cũng có thể thắc mắc. Còn viết cái gì trong này :


      thì quả thật là không dám mơ. Mà biết đâu các bác lại cho giấc mơ đó thành hiện thực vì bây giờ ai còn trao trọng trách ấy cho S-75 nữa mà B52 cũng ngủ kỹ rồi ?
      Logged

      ngocdan_lep
      Thành viên
      *
      Bài viết: 305



      « Trả lời #197 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 07:54:01 am »

        Kính thưa bác Giangtvx ! Cháu là thế hệ chỉ được đọc và nghe kể về chiến tranh cũng như cách mà các bác,các chú đi trước sử dụng vũ khí ,khí tài chứ chưa được dùng nó  Wink(mặc dù có lần hút chết  Grin )!Với  tổ hợp tên lửa phòng không C75 trong chiến trường Việt Nam nó đã trở thành huyền thoại ! Vũ khí quyết định nhưng con người sử dụng nó cực kỳ quan trọng . Ta đã vận dụng một cách linh hoạt và khéo léo trong điều kiện chiến trường Việt Nam với cái giá phải trả rất lớn .Ở  trên bác thắc mắc:

      ( kích thước, trọng lượng, yêu cầu ngặt nghèo về kỹ thuật, lại dưới 1 bầu trời mà Mỹ làm chủ hoàn toàn làm sao đưa được các trung đoàn tên lửa vào Quảng Bình, Vĩnh Linh, thậm chí còn vượt cả sông Bến Hải mà vẫn tồn tại)
      Đoạn này số lượng  bắt đầu hành quân từ ngoài bắc khoảng  12 tổ hợp nhưng vào đến nơi dồn dịch lắp ghép lại mà có thể chiến đấu được chỉ còn lại 4 rồi 2 tổ hợp nhưng ta vẫn đánh được ,bắn được để tuyên bố với Mỹ rằng - Tên lửa Việt Nam đã sát nách , đàn chim sắt của chúng sẽ bị hạ bất cứ lúc nào .(nghe kể)

      -Về cách đánh "cuốn sách bìa đỏ và gánh hát rong" theo ý chủ quan của cháu (chỉ được nhìn bìa sách trong Quansuvn.net  Grin)
       +các tình huống trên không trên màn hình  I 32 của sỹ quan điều khiển ,màn hình rada p12 được vẽ lại bằng tay một cách chi tiết trong các trận đánh cụ thể (chụp màn hình) qua nhiều trận đánh đúc kết lại đặc điểm cuả nhiễu: trong đội hình ,nhiễu ngoài đội hình ,mục tiêu thật ,mục tiêu giả (tìm ra cái chung trong vô số những cái riêng)... để có thể vạch nhiễu tìm thù.Thao tác của kíp chiến đấu hiệu quả nhất...
      -Thống kê cụ thể :
      rong KCCM số lượng Sơ rai của Mỹ dùng là bao nhiêu? Xác xuất trúng là bao nhiêu? Những trường hợp đặc biệt như cố lái đạn và rồi nó rơi, mình cũng trúng. Những trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai, ...

      Cái này cháu chưa được biết nhưng nếu có dịp cháu sẽ hỏi thầy giáo (ngày trước thầy làm luận án về lĩnh vực này và có thể đã thống kê chi tiết )  Cheesy. Trường hợp mà diệt nó xong mình kịp gạt thành công sơ rai  cháu  không nhớ tên nhưng   Wink  bác sỹ quan điều khiển ấy hiện tại đang sống cùng gia đình tại Đà Nẵng (...)!

      C75 hiện tại vẫn đang trong biên chế của bộ đội phòng không Việt Nam nên những thông tin chi tiết và cụ thể "sách đỏ" Wink sẽ không có ,Không được phổ biến. Cháu và bác chỉ có thể nhờ anh Google dẫn cho mấy đường đến Đông Đức,Hunggary , Séc ...may ra có một ít thông tin đã tổ hợp trong  topic này thôi ạ  Cheesy !

      « Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2011, 07:59:48 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

      mta-sunpac
      duongthanhvan
      Thành viên
      *
      Bài viết: 471



      « Trả lời #198 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 04:59:33 pm »

      (tiếp theo và hết)

      Một số cách bố trí trận địa của các nước trên thế giới

      Tùy thuộc vào địa hình, tư duy duy quân sự của mỗi nước việc bố trí trận địa của mỗi nước có một điểm riêng, nhưng nói chung đều dựa

      trên một một kiểu mẫu về việc bố trí các thành phần trong hệ thống.

      Phải đảm bảo không có vật che khuật, có công sự, có đường tiếp đạn...

      sau đây là kiểu mẫu chung cho hệ thống:




      Trong đó:

      -Vòng tròn đỏ: các vị trí bệ đạn

      -Vòng tròn xanh: vị trí trung tâm điều khiển, gồm: YHB,YNK, trạm nguồn.

      -Vòng tròn hồng: vị trí xe TZM tại trận đĩa,sẵn sàng nạp đạn khi có lệnh.

      -Vòng tròn vàng: vị trí đài radar trinh sát chỉ thị mục tiêu.

      -Vòng tròn trắng: Khu trang bị kỹ thuật: đạn, moóc kéo, và các phương tiện lỹ thuật dự trữ.
      Logged

      ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
      duongthanhvan
      Thành viên
      *
      Bài viết: 471



      « Trả lời #199 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:06:19 pm »

      Một số trận địa của một số nước trên thế giới:

      Ukraina



      Bắc Triều Tiên



      Serbia



      Algeria



      Lybia



      Syria

      Logged

      ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
      Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
        In  
       
      Chuyển tới:  

      Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

      Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM