Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:22:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219382 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #140 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 11:14:16 am »

 
Yêu cầu cụ thể đối với các thành phần đội hình chiến đấu

a. Trận địa phóng

Trận địa phóng là một khoảng thực địa được chọn đầy đủ để bố trí các thành
phần đài điều khiển tên lửa, xe liên hợp  ACY, bệ phóng tên lửa và đạn tên lửa,
cùng các lực lượng làm nhiệm vụ SSCĐ và chiến đấu đánh trả lại địch trên không
bảo vệ mục tiêu được giao.
 
Trận địa phóng phải bảo đảm: 

- Bề mặt bằng phẳng, đất cứng nhưng không có nhiều sỏi đá, các góc che
khuất phải đạt yêu cầu ở mọi hướng. 

- Góc che khuất đối với đài điều khiển phải đo theo toàn bộ địa vật tạo thành
màn chắn, đối với bệ phóng phải đo theo  từng địa vật một.

- Không gần quá các nơi phát nhiễu vô tuyến.

- Trong công sự bệ phóng không có đá sỏi, gạch vỡ vụn và các vật khác có
thể vung lên khi phóng tên lửa.

- Bảo đảm xây dựng công trình công sự  tốn ít sức người, phương tiện và nhiên
liệu.

- Bảo đảm chống vũ khí hủy diệt của địch.

- Phải có đường ra vào trận địa bảo đảm cơ động khí tài nhanh nhất
Logged

mta-sunpac
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 01:59:34 pm »

phút ở trên đó là đo cái gì hả bác (thời gian địch bay đến mục tiêu phải bảo vệ ?)

Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu thưa bác !

Em lấy ví dụ thế này ạ:
*. Tình báo đủ: gồm 5 nhóm số. Ví dụ:
           XH 01    41532    0422    9050   1800
Hoặc  XH 01   341532    0422    9050   1800
+ Nhóm 1 chỉ chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm 2 chỉ toạ độ mục tiêu:
 
           Gồm 5 số nếu ở ô vuông chính: số thứ nhất là (3) chỉ ô vuông phụ,  2 số
tiếp theo là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số thứ 4 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông
nhỏ, số thứ 5 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô vuông nhỏ, số thứ 6 là (2) chỉ toạ độ ô
vuông tưởng tượng.

           Gồm 6 số nếu ở ô vuông phụ: 2 số đầu là (41) chỉ toạ độ ô vuông lớn, số
thứ 3 là (5) chỉ toạ độ dọc của ô vuông nhỏ, số thứ 4 là (3) chỉ toạ độ ngang của ô
vuông nhỏ, số thứ 5 là (2) chỉ toạ độ ô vuông tưởng tượng.

+ Nhóm thứ 3 chỉ số lượng chiếc trong tốp (04) và kiểu loại mục tiêu (22).

+ Nhóm 4 chỉ độ cao mục tiêu (9050).  

Số (9) vô nghĩa.
Số (050) chỉ độ cao mục tiêu, đơn vị là Héc - tô - mét.

+ Nhóm 5 chỉ thời gian xuất hiện tốp mục tiêu (1800).
 
*. Tình báo gọn: gồm 3 nhóm. Ví dụ:
           XH 01   41532      1800

+ Nhóm 1 chỉ mục tiêu xuất hiện và số tốp (01)

+ Nhóm thứ 2 chỉ toạ độ ô vuông lớn (41), ô vuông nhỏ (53) và ô vuông tưởng
tượng (2).

+ Nhóm thứ 3 chỉ thời gian xuất hiện mục tiêu (1800).

Cám ơn bác đã giải thích rất tỉ mỉ và rõ ràng

    3 nút hàng thứ 3 :
  nút phóng cho 3 quả đạn thược 3 rãnh


Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?

Khi phóng nhiều đạn 1 lúc thì việc lái đạn sẽ thế nào ? Tất cả các quả đạn nằm trong cánh sóng của 1 D đều chấp hành lệnh lái hay chỉ quả đạn được phóng đầu tiên ?

Các lệnh điều khiển khác về điều khiển chế độ nổ các quả đạn nẳm trong cánh sóng có cùng tuân theo không ?  Mong bác làm rõ nhé !
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2011, 02:14:08 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #142 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 02:53:40 pm »




    3 nút hàng thứ 3 :
  nút phóng cho 3 quả đạn thược 3 rãnh


Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?

Khi phóng nhiều đạn 1 lúc thì việc lái đạn sẽ thế nào ? Tất cả các quả đạn nằm trong cánh sóng của 1 D đều chấp hành lệnh lái hay chỉ quả đạn được phóng đầu tiên ?

Các lệnh điều khiển khác về điều khiển chế độ nổ các quả đạn nẳm trong cánh sóng có cùng tuân theo không ?  Mong bác làm rõ nhé !

-Thưa bác đài C75 chỉ có thể phóng "đồng thời" tối đa 3 quả đạn: với giãn cách giữa hai đạn liên tiếp là 6 giây.

-trường hợp như trên đây có thể do sự kết hợp "chi viện hỏa lực"  giữa hai tiểu đoàn gần nhau để tăng xác suất  hạ mục tiêu .(thực hiện đúng phương châm -Ra quân là chiến thắng  Cheesy).

-Một lúc nhiều đạn tên lửa được phóng lên nhưng các quả đạn này được điều khiển độc lập nhau bác ạ :

       +Đài điều khiển tên lửa C75 có 3 rãnh điều khiển đạn : mỗi rãnh hai bệ phóng ứng với 2 tên lửa
       +Khi phóng loạt 3 đạn thì mỗi đạn phải thuộc một rãnh khác nhau.  
       +Mỗi rãnh đạn có một cơ cấu tạo lệnh điều khiển(lệnh lái đạn,lệnh phối hợp vùng văng mảnh đạn,lệnh mở       ngòi nổ vô tuyến...) riêng cho tên lửa của rãnh đó.Các lệnh điều khiển này được gộp lại ở hệ phát lệnh và phát ra không gian.Cả 3 tên lửa cùng nằm trong cánh sóng nhưng lệnh của rãnh nào thì tên lửa thuộc rãnh đó sẽ nhận ,không nhận lẫn của nhau được [cái này là do phần "cốt ,phách"],vì vậy mà 3 quả đạn đều được lái như nhau thưa bác!

[/quote]
 Cám ơn bác đã giải thích rất tỉ mỉ và rõ ràng
 [/quote]

Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2011, 05:24:12 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #143 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 06:36:46 am »

d. Các bệ phóng

Bệ phóng của tiểu đoàn TLPK được bố trí vòng tròn hoặc quây xung quanh
đài  điều  khiển  và  được  đánh  số  thứ  tự  theo  chiều  kim  đồng  hồ  từ  số  1  (bệ  1) 
chính hướng Bắc đến số 6 (bệ 6) .

Mỗi rãnh điều khiển tên lửa điều khiển 2 bệ:
+ Rãnh  số 1: bệ 1 và bệ 2
+ Rãnh  số 2: bệ 3 và bệ 4
 
+ Rãnh  số 3: bệ 5 và bệ 6

Đạn tên lửa cung cấp cho d TLPK đều có ký hiệu riêng dưới dạng 2
mã , thứ nhất của ký hiệu biểu hiện
rãnh điều khiển tên lửa và phải trùng với  khoá cốt.  Thứ hai trùng
với số phách tên lửa và phải lớn hơn một đơn vị so với số phách của  máy phát
rãnh tên lửa của hệ thống phát lệnh điều khiển .
Sau khi nạp đạn vào bệ, tên lửa mang số của bệ đó, số này được dùng trong
tất cả các mệnh lệnh báo cáo trong quá trình chiến đấu.
 
Bệ được đặt cách đài điều khiển với khoảng cách là 75 or 200m với bất kỳ hướng nào,
 Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình có thể đặt các bệ phóng xa hơn hoặc gần
hơn so với xe thu phát, nhưng không nhỏ hơn 60m .
Logged

mta-sunpac
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 10:47:31 pm »

Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !

Hì hì ! "Cháu" ơi, "bác" cũng ... quá ít tuổi  Grin

Khi nói chuyện điện thoại và đặc biệt trên các forums, ta thường đối thoại với các đối tượng mà ta không biết về tuổi tác, học vấn , kinh nghiệm xã hội. Vậy gọi người đối thoại bằng "bác" cho nó lành!

Thuật ngữ "bác" ở đây chỉ mang hàm ý tôn trọng người đối thoại. Nó là xã giao, không liên quan gì tới ngồi thứ trong dòng họ (bác/cháu) hoặc tuổi tác (bác/em). Và cũng là bắt chước các cụ : xưng hô khiêm nhường !

Vậy nếu ngocdan_lep là ... gái thì cũng chẳng nên buồn phiền vì cách gọi vì không vì thế mà mình già hơn được   Grin Grin Grin

Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?


Logged

duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #145 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 02:05:08 am »


    Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

    Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?



    Em xin phép trả lời thay đ/c "lep":
    -Nói chung là không có ai trực tiếp lái quả tên lửa đâu bác ạ  Grin. Toàn bộ kíp trắc thủ chỉ có nhiệm vụ điều khiển sao cho đường phân giác cánh sóng anten hướng về phái mục tiêu thôi. Còn việc điều khiển tên lửa thì hoàn toàn tự động do đài điều khiển. Các tín hiệu của mục tiêu và tên lửa nhận được sẽ được sẽ được đài điều khiển tự động xử lý theo chu trình: Tín hiệu bức xạ về- lọc nhiễu (nếu có)-các điện áp tham số (cự ly-góc tà- phương vị)- điện áp sai lệch (cự ly,góc ta,phương vị)- tạo điện áp điều khiển TL- mã hóa lệnh- phát tín hiệu điều khiển TL.
    -Còn về việc chỉ huy kíp chiến đấu thì như đ/c "lep" đã nêu trong các bài trước, thứ tự như sau:
        
    • Tiểu đoàn trưởng: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, quan sát tình huống trên không, chọn mục tiêu, phương pháp điều khiển, số lượng đạn, thời điểm phóng đạn
    • Đại đội trưởng: căn cứ theo lệnh của tiểu đoàn trưởng, chỉ thị mục tiêu cho sỹ quan điều khiển
    • Sỹ quan điều khiển: thực hiện dao các tay quay: cự ly,phương vị,góc tà. Sơ bộ đưa các đường VM,GM trùng với mục tiêu. Thực hiện chuyển phương pháp điều khiển,, thực hiện chọn cế độ nổ, kích phóng đạn theo chỉ thị (AC-PC)
    • Các trắc thủ cự ly,phương vị,góc tà: sử dụng trong phương pháp điều khiển PC, thực hiện dao các tay quay để làm trùng chính xác các đường GM,VM với mục tiêu
    [/list]
    -Việc phóng 3 đạn được thực hiện với giãn cách phóng 6s. Khi phóng 3 đạn thì cũng không khác gì so với việc phóng 1 đạn. Sau khi rời khỏi bệ, các đạn sẽ được điều khiển với các tham số điều khiển riêng (3 đạn-3 rãnh khác nhau--> tần số tín hiệu điều khiển của 3 đạn khác nhau).Kíp trắc thủ cũng chỉ cần điều khiển hướng đường phân giác cánh sóng về phía mục tiêu, đài điều khiển sẽ căn cứ vào vị trí của 3 đạn trong không gian mà lập lệnh điều khiển cho từng quả.

    -hình trong ảnh nếu là của Việt Nam:
                           +2 quae Sam-2 bay cạnh nhau: không thể
                           +1 quả đạn có 2 luồn phụt: mình không có loại này bác ạ
      -----> ảnh bị lóa, đó chỉ là 1 quả đạn với 1 luồng phụt
    Logged

    ...Bắn trúng, đánh rất hay ...
    ngocdan_lep
    Thành viên
    *
    Bài viết: 305



    « Trả lời #146 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 05:20:48 pm »

    Bác ơi cháu còn  ít tuổi lắm !

    Hì hì ! "Cháu" ơi, "bác" cũng ... quá ít tuổi  Grin

    Vậy nếu ngocdan_lep là ... gái thì cũng chẳng nên buồn phiền vì cách gọi vì không vì thế mà mình già hơn được   Grin Grin Grin

    Thôi thì đã hỏi thì hỏi thêm tí vậy : Để lái 1 quả đạn (SAM2) thì cần bao nhiêu người lái nó ? Ai sẽ là người chỉ huy những người lái đạn đó ? Nếu 1 D phóng 3 đạn thì việc lái sẽ thế nào ?

    Xin hỏi chung các bác : trong ảnh dưới, cái gì đang bay vậy (gần góc trên, bên trái của ảnh). Tiếc rằng ảnh có độ phân giải cao hơn chưa tìm lại được, tuy vậy có thể thấy tương đối rõ có 2 luồng khí phụt : 2 quả SAM2 bay sát nhau hay 1 quả tên lửa có 2 động cơ ?

    Cháu tìm hiểu được biết bác có tiểu thư học lớp 12 rồi nhé !Cháu it hơn anh của tiểu thư 2 tuổi .Nếu có duyên rất mong bác cho cháu  "điểm cao" một chút  Cheesy !


    - Đ/c duongthanhvan đã trả lời đầy đủ thắc mắc của bác rồi ạ!
    « Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 05:31:01 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

    mta-sunpac
    ngocdan_lep
    Thành viên
    *
    Bài viết: 305



    « Trả lời #147 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 01:08:01 am »

    e. đài trinh sát chỉ thị mục tiêu  (P18)

    Để có thể kịp thời phát hiện mục tiêu ở các hướng và các dải độ cao khác nhau,
    phục vụ hiệu quả cho d trong SSCĐ và chiến đấu, vị trí của đài trinh sát
    chỉ thị mục tiêu của d phải thoả mãn các yêu cầu sau:
    - Bề mặt trận địa phải bằng phẳng (càng bằng phẳng càng tốt) trong khu vực
    bán kính R = 500m.
    - Độ nghiêng mặt phẳng từ 0,5-30 độ.
    - Các góc che khuất đạt yêu cầu
    - Cách xa làng xóm, rừng lớn hơn 1 km và cách khu vực dân cư lớn hơn 2 -3 km.
     Trong khu vực bán kính R = 500m không có các đường dây điện cao thế ,
    điện thoại tín hiệu, các cột bê tông, nhà gạch cao tầng, các công trình có lợp mái
    tôn, thép vv... (các yêu cầu này trên lý thuyết là như thế -em đã thấy một số đài rada bố trí khá gần khu dân cư ,chắc cũng được khoảng 200m ,có thể do các đài rada này đã được cải tiến nên  ít ảnh hưởng  Grin  Grin , lọc nhiễu địa vật ,nhiễu của các thiết bị vô tuyến tốt... )
    Trong các trường hợp đặc biệt như ở vùng đồi núi có thể triển khai đài trinh
    sát  chỉ  thị  mục  tiêu  ở  chân  hoặc  ở  sườn  núi.  Nếu  ở  vùng  ven  biển  hoặc  có  hồ
    rộng, có thể đặt đài trinh sát cách mép nước khoảng 100m.
    Khoảng  cách  đặt  đài  trinh  sát  chỉ  thị  mục  tiêu  với  đài  điều  khiển  tên  lửa
    nằm trong khoảng 250-300 m

    f. Trạm bảo duỡng tên lửa  
     
    Bảo đảm nằm ngoài nơi trận địa phóng và giải quạt bắn chính của tiểu đoàn.
     
    g. Vọng quan sát mắt

    Phải đặt ở giữa các nhóm  nằm trên hướng  dự đoán có thể địch lợi dụng bay thấp
    và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
    - Có khả năng phát hiện bằng mắt và xạ kích vào các mục tiêu, nhất là các
    mục tiêu bay thấp và quá thấp.
    - Đài quan sát mắt có khả năng phát hiện nhanh các hoạt động, thủ đoạn của
    địch trên không,  đổ bộ đường không và địch mặt đất.
    - Phát hiện  các khu vực địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn
    - Thông báo kịp thời về SCH d về sự xuất hiện của địch trên không
    và mặt đất, các loại tên lửa (Shrike) chống ra đa cũng như vũ khí hạt nhân.  
    - Có khả năng bảo vệ các khẩu đội vũ khí tự vệ và các đài quan sát.
    « Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2011, 01:17:50 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

    mta-sunpac
    ngocdan_lep
    Thành viên
    *
    Bài viết: 305



    « Trả lời #148 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 05:06:07 pm »

    chuẩn bị chiến đấu  cho khí tài gồm:

    - Kiểm tra lấy thăng bằng, định hướng đài điều khiển, đài ra đa trinh sát chỉ
    thị mục tiêu và các bệ phóng.
       +Việc lấy thăng bằng được thực hiện trên các kích thủy lực (thay cho bánh di chuyển) đỡ bốn góc của xe anten,bệ phóng....Phía trên các kích này có ống ly vô nhỏ để căn cứ vào đó chỉnh thăng bằng đảm bảo chính xác

    - Kiểm tra, hoàn chỉnh các tham số kỹ thuật của khí tài trang bị, bệ phóng
    và tên lửa theo quy định.

    - Hoàn thiện các công tác bảo đảm để d vào chiến đấu. Khí tài
    có hỏng hóc phải tổ chức sửa chữa kịp thời, khi khả năng của tiểu đoàn không thể
    khắc phục được phải báo cáo và xin ý kiến của cấp trên (e).

    - Tổ chức sở chỉ huy và thông tin liên lạc.

    - Tổ chức làm công sự cho kíp chiến đấu và ngụy trang trận địa bảo đảm
    vững chắc bí mật bất ngờ.

     Sau khi chuẩn bị chiến đấu  cho khí tài trang bị và các mặt bảo đảm chiến
    đấu,  dt  phải  trực  tiếp  kiểm  tra  định  hướng  đài  điều  khiển  (CHP)  
    với   bệ phóng và với đài trinh sát chỉ thị mục tiêu; tình hình SSCĐ của khí tài
    trang bị và  phương  tiện  chiến  đấu  khác  của  tiểu đoàn thông qua kiểm tra chức
    năng mở rộng đài điều khiển tên lửa, bệ phóng, kiểm tra tín hiệu trả lời tên lửa.
       +Trong tổ hợp S75 Có hai chế độ làm việc :
                 Chế độ chiến đấu
                 Chế độ kiển tra  chức năng
    Trên xe điều khiển có nút chon chế độ này ,với chế độ kiểm tra thì nhấn nút PK  khi đó tổ hợp làm việc trong chế độ kiểm tra chức năng.
           
    « Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2011, 05:56:36 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

    mta-sunpac
    ngocdan_lep
    Thành viên
    *
    Bài viết: 305



    « Trả lời #149 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 06:18:03 pm »

    Công  tác  chuẩn  bị  chiến  đấu  ngày 2 lần
     Vào buổi sáng:  Mùa hè vào lúc 5.00.
                           Mùa đông vào lúc 5.30’,
      Buổi chiều 15h 00.
      Thời gian không quá 1 giờ. 
     
    Nội dung
    - Kiểm tra quân số  Grin
    - Kiểm tra vũ khí, khí tài bao gồm:
    + Kiểm tra chức năng đủ (mở rộng) của đài điều khiển.
    + Kiểm tra nguồn điện, bảng chia điện.
    + Kiểm tra số lượng và tình trạng bên ngoài của tên lửa trên bệ phóng và
    trên xe kéo đạn TZM.
    - Kiểm tra thông tin và các phương tiện kỹ thuật chỉ huy gồm:
    - Kiểm tra bổ sung ngụy trang khu vực trận

    Nội dung làm công tác chuẩn bị chiến đấu  buổi chiều gồm:
    - Kiểm tra quân số
    - Bảo quản, kiểm tra tham số vũ khí, khí tài
    + Kiểm tra chức năng khí tài
    + Kiểm tra thăng bằng định hướng
    + Kiểm tra đồng bộ đài và bệ phóng
    + Kiểm tra tín hiệu trả lời đạn tên lửa.
    + Làm các bài tham số theo quy định
     
    - Kiểm tra trận địa giả, ngụy trang trận địa, khu vực để vũ khí, khí tài

       Công tác chuẩn bị chiến đấu  của tiểu đoàn là một nhiệm vụ hết sức quan
    trọng đòi hỏi quá trình thực hiện phải bảo đảm nghiêm túc, thận trọng, chính xác
    để bảo đảm cho d nhanh chóng kịp thời  đánh trả các  đánh trả các
    cuộc tập kích đường không của địch trong mọi điều kiện.

       Việc kiểm tra đồng bộ đài ,bệ phóng và đạn phải thật cụ thể ,kiểm tra đầy đủ các thao tác ,tránh các sự cố đáng tiếc .

     Tuy vậy vẫn có trường hợp tên lửa cướp cò xảy ra  mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng .
    Logged

    mta-sunpac
    Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
      In  
     
    Chuyển tới:  

    Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

    Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM