Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:55:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219841 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #100 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:18:58 pm »

III.Xe tính toán AB
2.Thành phần

-Hệ tọa độ (COK)
-Hệ lập lệnh (CBK)
-Hệ phát lệnh (PПK)
-Hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ)

Tiếp tục thuật ngữ Grin

1. СОК - Система определения координат: Hệ thống xác định tọa độ (tiếng Việt = Hệ tọa độ SOK)
2. СВК - Система выработки команд управления: Hệ thống tạo lệnh điều khiển (tiếng Việt = Hệ lập lệnh SVK)
3. СПК - Система передачи команд: Hệ thống phát lệnh (tiếng Việt = Hệ phát lệnh SPK)
4. РПК - Радиопередатчик команд: Thiết bị phát lệnh
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #101 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 09:09:39 pm »



HỆ PHÁT LỆNH-СПК



Công dụng của hệ phát lệnh:

-Biến đổi đáp liên tục thành tín hiệu gián đoạn, giai đoạn này gọi là giai đoạn biến điệu sơ cấp.

-Mã hóa các lệnh K1, K2, K3 của các Tên lửa nhằm mục đích phân biệt  các lệnh của từng mặt phẳng, của từng quả đạn và xác định thời điểm mở NNVT.

-Dùng qui luật biến đổi lệnh sau khi mã hóa để biến điệu biên độ dao động cao tần sóng mang - Đây chính là điều kiện cuối cùng để có thể truyền được lệnh điều khiển  cũng như lệnh một lần lên Tên lửa.
 
-Sử dụng máy phát sóng cao tần để truyền lệnh thông qua hệ thống Anten phát lệnh.

-Sự hình thành xung hỏi và điều chế xung bằng dao động cao tần qua hệ thống máy phát lệnh cũng được thực hiện trong thiết bị phát lệnh để bảo đảm cho việc quan sát Tên lửa trong quá trình dãn tên lửa tới mục tiêu.

-Các thiết bị trên tên lửa thuộc tuyến điều khiển vô tuyến  bảo đảm thu các tín hiệu từ mặt đất phát lên, chọn ra các xung hỏi để kích máy phát tín hiệu trả lời, giải mã những lệnh điều khiển K1, K2 và đưa những lệnh đó về dạng điện áp  ,thiết bị  là phần phát thuộc đài điều khiển và nằm ở mặt đất. Còn phần thu của tuyến điều khiển nằm trên tên lửa. Từ đó ta thấy СПК dùng để biến đổi lệnh điều khiển và lệnh một lần thành tín hiệu vô tuyến, tạo ra xung hỏi để khởi động máy phát trả lời và truyền các lệnh cũng như xung hỏi lên Tên lửa dưới dạng điện áp và xung cao tần.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 09:20:32 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 09:12:59 pm »

ĐẠN TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG

Trong một tổ hợp tên lửa phòng không  thì đối tượng điều khiển của nó chính là quả đạn (tên lửa ) .Mục đích của quá trình điều khiển là đưa tên lửa tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu .

Trước khi giới thiệu về quả đạn tên lửa thuộc tổ hợp C75  ,em trình bày về cấu trúc chung của tên lửa :



Có rất nhiều loại tên lửa phong không tuy nhiên với mọi loại đều có cấu trúc chung như sau:

                      -Thân ,cánh
                      -Động cơ phản lực
                      -Thiết bị điều khiển
                      -Thiết bị tự lái
                      -Phần thiết bị chến đấu

Tuỳ thuộc loại tên lửa cụ thể thành phần và bố trí của tên lửa có một vài thay đổi như :thành phần của thiết bị trên khoang phụ thuộc vào hệ thống điều khiển (dẫn) của bộ khí tài,hoặc nếu tên lửa chỉ có động cơ chất rắn thì khoang chứa nhiên liệu  không có v…v


1-Thân,cánh:
          
 a) Thân:

 Thân của tên lửa thường có dạng hình trụ với phần đầu hình côn.Hình dạng đó được chọn sao cho lực cản chính diện khi bay là nhỏ nhất.
Bên trong thân chia thành các khoang để lắp đặt thiết bị. Các khoang này có thể có cấu trúc rời để lắp ráp.Ngoài ra dọc thân có thể bố trí các cửa sổ để dễ dang thâm nhập tới các khối bên trong khi kiểm tra hay hiệu chỉnh khối.

Về phương diện bố trí, thường ở phần đầu lắp đăt ngòi nổ hay thiết bị tọa độ của đầu tự dẫn đối với loại tên lửa tự dẫn.Khi đó phần này được cấu tạo từ các chất liệu trong suốt đối với dạng năng lưọng sử dụng để thiết bị đo toạ độ nhận được thông tin cần thiết thí dụ như sóng vô tuyến hoặc ánh sáng.ở phần giữa thân thường có  các khoang chứa nhiên liệu và các thiết bị trên khoang. ở phần đuôi dặt các động cơ phản lực.Các động cơ này cũng có thể được treo bên ngoài thân .
Thân phải nhẹ nhưng có độ bền vững cao và ứng với trọng lượng xác định phải có thể tích nhỏ nhất.

b) Cánh :  

Cùng với thân cánh có nhiệm vụ tạo ra lực nâng cần thiết cho tên lửa khi bay.Ngoài ra cánh còn có nhiệm vụ tạo ra lực điều khiển cho tên lửa và làm tên lửa ổn định khi bay. Cánh được bố trí trên thân.

- Về mặt cấu trúc cánh có thể cố định hoặc quay.
- Cánh quay dùng để điều khiển bay và được gọi là cánh hoặc cánh lái.
- Cánh cố định làm đường bay ổn định và được gọi là cánh ổn định.

Cánh phải có dạng phù hợp với dòng chảy của không khí.
Cánh được bố trí trong hai mặt phẳng để có thể điều khiển tên lửa trong hai mặt phẳng vuông góc tương hỗ .
Cánh lái khi quay quanh trục tạo nên một góc so với trục dọc của tên lửa (so với dòng chảy của không khí) làm xuất hiện lực điều khiển cho tên lửa thay đổi hướng chuyển động.Cánh lái có thể đặt phía trước hoặc sau cánh nâng tuỳ thuộc yêu cầu bảo đảm độ ổn định của thân tên lửa khi bay.

Phân bố vị trí tương hỗ giữa cánh cố đinh và cánh quay xác định sơ đồ khí động của tên lửa.

Trong các loại tên lửa phân biệt các sơ đồ khí động sau đây:

           - Sơ đồ bình thường
           - Sơ đồ con vịt
           - Sơ đồ khí động không có cánh đuôi
           - Sơ đồ cánh quay.

* Với dạng khí động thông thường cánh lái bố trí ở sau cánh nâng gần phía sau đuôi tên lửa.Cánh nâng thường được gắn chặt vào thân tên lửa .Đặc điểm của sơ đồ này là cánh lái làm giảm lực nâng cho nên cánh nâng phải rộng ;hiệu quả cánh lái bị giảm do bị cánh nâng che khuất.Khi cánh lái quay sẽ lam cho toàn thân tên lửa có góc tấn công .

*Sơ đồ khí động kiểu con vịt có đặc điểm là cánh lái nằm ở phần mũi tên lửa phía trước cánh nâng, do đó hiệu quả cánh lái tăng.Hơn nữa cả cánh lái  và cánh nâng cùng tham gia vào việc tạo lực nâng lên diện tích cánh nâng và kích thước tên lửa có thể nhỏ.

*Sơ  đồ khí động cánh quay: Đặc điểm của sơ đồ là cánh lái chính là cánh nâng và được đặt ở phần giữa thân tên lửa.khi này cánh đuôi của tên lửa sẽ giữ cho tên lửa ổn định khi bay. Tên lủă có sơ đồ khí động loại này có tính cơ động rất cao vì cánh lái lớn, tuy nhiên cấu trúc phức tạp và máy lái phảI có công suất lớn rất nhiều.
        

 
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2011, 09:45:12 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #103 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 09:28:15 pm »

2- Động cơ phản lực :


Trên các loại tên lửa phòng không thường lắp đặt động cơ phản lực thuộc các loại sau :
          - Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn
          - Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng
 Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tạo cho tên lửa tốc độ lớn trong khoảng thời gian ngắn nhưng tiêu hao nhiên liệu lớn.
Do vậy một số loại tên lửa phòng không sử dụng cùng lúc động cơ tên lửa nhiều loaị khác nhau . Thông thường ở đoạn đầu của quỹ đạo bay dùng động cơ nhiên liệu rắn - động cơ tăng tốc.Sau đó động cơ thứ hai bắt đầu làm việc bảo đảm cho tên lửa bay với tốc độ yêu cầu trong khoảng thời gian lớn -động cơ hành trình .Tên lửa nhiều tầng như  vậy có cự li hoạt đông xa và tốc độ lớn.

   Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng được sử dụng đầu tiên là động cơ tên lửa V-2
của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai, hiện nay được sử dụng rộng rãi
làm động cơ hành trình ở các tên lửa tầm xa và các tầu vũ trụ.

Sơ đồ động cơ nhiên liệu lỏng:




 
 
Nguyên lý cấu tạo động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng  gồm :

1.Bình khí cao  áp  ,
2.Thùng  chứa  nhiên  liệu  và  thùng  chứa  chất  oxy  hoá  ,
3. Buồng đốt  của turbin 3,
4. Van ,
5. turbin ,
6.Bơm nhiên liệu và bơm chất oxy hoá ,
7.Đường ống dẫn ,
8.Buồng đốt và loa phụt .

Hoạt động:

Khi khởi động van 4 mở, không khí từ bình khí nén cao áp đẩy nhiên liệu và chất
oxy  hóa  vào  buồng  đốt  turbin  tạo  ra  quá trình cháy, sản phẩm cháy làm quay turbin
dẫn động bơm nhiên liệu và bơm chất oxy hoá. Nhiên liệu lỏng (dầu hoả, cồn, propan
v.v...)  và  chất  oxy  hoá  (oxy  lỏng,  ozon, tetranitrometan v.v...) được bơm vào buồng
đốt  tạo  thành  quá  trình  cháy,  sản  phẩm cháy  ở  áp  suất    và  nhiệt  độ  cao  dãn  nở
trong loa phụt tạo lực đẩy.


* Động cơ nhiên liệu lỏng dùng cho tên lửa S75:
  




 
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2011, 09:43:15 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #104 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 09:44:21 pm »

3- Thiết bị trên khoang :

 a)Thiết bị tự lái :

Thiết bị dùng để ổn định tên lửa trong khi bảo đảm cho tên lửa không quay so với các trục tương ứng dưới tác động của ngoại lực.Khi chuyển động quay thiết bị phải tạo ra các tín hiệu  ổn định đưa tới thiết bị điều khiển cánh lái để quay cánh lái điều khiển cho tên lửa về vị trí ban đầu.

Trong thiết bị tự lái tín hiệu ổn định và tín hiệu điều khiển thường được tổng hợp để tạo ra tín hiệu điều khiển chung.Do vậy thiết bị tự lái cũng đóng vai trò của phần tử thuộc hệ thống điều khiển (dẫn).
           
b)Thiết bị điều khiển trên khoang :

Là phần tử thành phần của hệ thống điều khiển .Thành phần của thiết bị được xác định bởi hệ thống dẫn .Ví dụ trên tên lửa thuộc hệ thống điều khiển vô tuyến lệnh và dẫn vô tuyến thiết bị điều khiển trên khoang gồm : Thiết bị thu và thiết bị giải mã còn trên tên lửa tự dẫn thiết bị trên khoang gồm thiết bị đo toạ độ và thiết bị tạo lệnh

 c)Phần chiến đấu :

Bao gồm: ngòi nổ, thiết bị bảo hiểm và đầu đạn .


  Phần chiến đấu được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu.thông thường trên các tên lưả phòng không sử dụng các loại ngòi nổ không tiếp xúc .Với đầu đạn có sức công phá lớn.Do đó đầu đạn sẽ nổ khi đầu đạn tiếp cận tới mục tiêu ở cự li nào đó mà không cần phải trực tiếp tiếp xúc, làm tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu.

         Để nâng cao mức an toàn cho nhân viên sử dụng trong phần chiến đấu luôn phải có thiết bị bảo hiểm nhằm tránh các sự cố có liên quan đến đầu đạn.
             
 d)Nguồn:

   Cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị vô tuyến trên khoang trong giai đoạn bay. Nguồn được sử dụng dưới các dạng pin ,acquy máy phát và các bộ biến dòng.
Đối với các loại tên lửa phòng không xác định, một trong những đặc trưng cơ bản là khả năng cơ động. Khả năng cơ động của tên lửa được đánh giá bằng khả năng quá tải toàn phần, quá tải pháp tuyến.Nếu càng chịu được quá tải lớn tên lửa càng có khả năng cơ động cao.

   Đối với tên lửa phòng không có điều khiển thì quá tải pháp tuyến có ý nghĩa rất lớn vì nó đặc trưng cho khả năng xử lý lệnh điều khiển của tên lửa, nếu tên lửa tạo ra và chịu đựng được một quá tải pháp tuyến càng lớn thì tên lửa càng có khả năng thay đổi hướng bay nhanh .

  Quá tải pháp tuyến lớn nhất mà tên lửa phải chịu là quá tải có được khi góc quay cánh lái là cực đại.Quá tải này gọi là quá tải cho phép.Để cho tên lửa có thể bay được theo một quỹ đạo cong tên lửa cần có và chịu được một quá tải gọi là quá tải yêu cầu mong muốn quá trình đièu khiển chính xác rõ ràng quá tải cho phép phải lớn hơn quá tả yêu cầu.
  Giá trị quá tải hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ bay,diện tích cánh,góc tấn công và góc trượt,mật độ không khí.Khi bay vào tầng khí quyển dày (tầng thấp) tên lửa có thể tạo ra một quá tải lớn hơn so với khi bay trên tầng cao nghĩa là ở tầm cao khả năng cơ động cuả tên lửa nhỏ hơn.Trong nhiều trường hợp để có thể tạo được giá trị quá tải cần thiết đối với các tên lửa tầm cao nhiều khi phải chuyển từ cánh lái khí động sang điều khiển bằng luồng phụt.
 
 *Vũ khí tên lửa phòng không là cả một tổ hợp khí tài phức tạp hoạt động nhịp nhàng theo hệ thống trong đó mỗi phần tử chức năng đều có vai trò riêng quan trọng không thể thiếu được.Tuy nhiên riêng và chỉ có riêng tên lửa phòng không là phần tử tích cực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu.
- Tên lửa phòng không là một cấu trúc bay phức tạp không ngưòi lái có bố trí nhiều trang thiết bị phục vụ ngay cho quá trình điều khiển bay và thực hiện nhiệm vụ chính là tiêu diệt mục tiêu.
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #105 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 09:48:15 pm »

Thông số các loại đạn được sử dụng trong tổ hợp tên lửa S75(các phiên bản)


V-750       1D        7-29 km            cao 3.000-23.000 m

V-750V     11D      7-29 km             cao 3.000-25.000 m       nặng 2.163 kg, dài    
                                                    10.726 mm, trọng lượng đầu đạn 190 kg, đường kính 500 / 654 mm

V-750VN   13D          7 - 34 km        cao 3000 - 27000 m, dài 10.841 mm          ,
                                                  

V-753       13DM     Tên lửa từ hệ thống hải quân SAM M-2 Volkhov-M

V-755       20D          Tầm bắn 7-43 km, bắn độ cao 3.000-30.000 m,
                                     Trọng lượng 2360-2396 kg, dài 10.778 mm, trọng  
                                     lượng   đầu đạn  196 kg

V-755        20DP      bắn loạt 7-45 km, 56 km
                                    độ cao 300-30000 (35000) m

V-755U      20DSU      Tên lửa  bắn tới mục tiêu ở độ cao thấp  út ngắn  
                                     thời gian chuẩn bị bắn tên lửa,
                                     bắn độ cao 100 -  30000 / 35000 m

V-759          5Ja23      Tầm bắn 6-56 (hoặc 60 hoặc 66) km, bắn độ cao
                                   100-30000 / m 35000, Trọng lượng 2.406 kg, dài 10.806 mm  
                                       trọng lượng đầu đạn 197-201 kg

V-760       15D             Tên lửa với đầu đạn hạt nhân

V-760V     5V29                                   Tên lửa với đầu đạn hạt nhân

V-757       17D                        Thử nghiệm tên lửa  
          
V-758        22D                   Thử nghiệm tên lửa - tên lửa ba tầng, Weirht kg 3200,
                                                            tốc độ 4,8 M (= 1.560 m / s = 5.760 km / h)
.............
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2011, 11:50:46 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 12:11:23 am »



Đạn 1D





Sơ đồ đạn 1D (Схема ракеты 1Д):   (Chú thích của bác Huyphongssi)

1. Ăng ten phát của ngòi nổ vô tuyến (Передающая антенна РВ)
2. Ngòi nổ vô tuyến (Радиовзрыватель - РВ)
3. Đầu nổ (Боевая часть)
4. Ăng ten thu của ngòi nổ vô tuyến (Приемная антенна РВ)
5. Thùng chất Ô hay chất Ô xi hoá (Бак окислителя)
6. Thùng chất G hay nhiên liệu (Бак горючего)
7. Bình khí nén (Воздушный баллон)




8. Khối lái tự động (Блок автопилота)



9. Khối xử lí lệnh điều khiển vô tuyến (Блок радиоуправления)

10. Pin nguồn kiểu xi lanh Am-pul (Ампульная батарея)



11. Khối nâng thế (Преобразователь тока)
12. Khối điều khiển cánh lượn (Рулевой привод)
13. Thùng chất I hay chất kích hoạt động cơ OT-155 (Бак "И")
14. Động cơ tầng đạn (Маршевый двигатель)
15. Đai ốp nối tầng (Переходный отсек)
16. Động cơ tầng phóng (Стартовый двигатель)

những ảnh trên là của đạn sam3  Grin Grin với đạn sam2 chỉ khác về kích thước
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 09:57:39 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 07:49:03 am »

Chuẩn bị thử nghiệm đạn 1D















« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 08:02:22 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #108 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 10:18:31 am »

Hồi năm 1972, không quân Mỹ sữ dụng biện pháp gây nhiễu phá hoại tần số rãnh đạn khiến rất nhiều đạn tên lửa của ta bị mất phương hướng. Bác ngocdan_lep có thể cung cấp thêm thông tin về cách gây nhiễu và nhà ta đã chống nhiễu này như thế nào không?
Logged
thunderchief
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #109 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 11:55:05 am »

Ngoài gây nhiễu ra em con nghe nói B-52 còn có 18 tín hiệu giả gì gì đó vậy phòng không-không quân mình làm thế nào để tiêu diệt được B-52 bác nói thêm cho cả phần này nữa nha Smiley 
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM