Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:17:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219885 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:15:28 pm »

Tiếp:


              Mục tiêu  trên màn hình radaP18


                        


                      Rada của Sam bắt mục tiêu trong vùng được chỉ thị bằng các thông tin cảu rada P18 .


        



Chế độ tia hẹp dùng để sục sạo mục tiêu ở cự ly xa hơn 70 km .Khi mục tiêu đã vào trong vùng phóng sq điều khiển sẽ mở chế độ tia rộng để bám sát mục tiêu và dẫn tên lửa.Lúc này tín hiệu mục tiêu và tín hiệu tên lửa được thu bởi anten Phương vị (P12)  và anen góc tà (P11).


-Tên lửa dược phóng lên ban đầu không có tín hiệu điều khiển (giai đoạn bay atonom).
-Sau khi bay được khoang 2100m tên lửa rơi vào vùng cánh sóng anten nó cắt tầng 1 rơi xuống ,tầng 2 lúc này bắt đầu nhận tín hiệu từ anten p16 ,điều khiển tên lửa đến gặp mục tiêu.

                   Tên lửa nằm trong cánh sóng ,bắt đầu được điều khiển sau khi cắt tầng .


              



Trên tủ của sỹ quan điều khiển có công tắc chọn chế độ phát xạ sục sạo quạt rộng hay hẹp cho các cự ly dưới 75 km và từ 75 km tới 150 km. Việc chọn chế độ sục sạo theo cự ly được thực hiện theo lệnh của chỉ huy phân đội trên cơ sở tham số mục tiêu do trắc thủ thông báo từ màn hiện sóng của đài nhìn vòng P-12/18 trên xe điều khiển.

Sỹ quan điều khiển phải bật công tắc đồng bộ hướng đài điều khiển (đài 2) với phần tử mục tiêu thu qua đài nhìn vòng (đài 1). Sau khi đồng bộ và khi được lệnh phát sóng, sỹ quan điều khiển tùy theo tham số đã biết về mục tiêu được phân công và tình huống trên không (nhiễu, số lượng tốp trong khu vực phân công, nguy cơ bị chế áp) để nhấn nút chọn chế độ sục sạo quạt góc rộng hay hẹp nhằm bắt bám mục tiêu.

Sau khi bắt và xác nhận mục tiêu, sỹ quan điều khiển nhấn nút chuyển chế độ phát sóng sang bám sát tự động rồi mới tiến hành chọn phương pháp điều khiển, chuẩn bị đạn, mở rãnh điều khiển, đồng bộ bệ đạn.

Riêng ở chế độ bám sát tự động, đài 2 dùng cặp an-ten đĩa P-13/P-14 để phát xạ và dùng cặp an-ten P-11/P-12 để thu sóng dội theo chế độ hoán chuyển búp sóng tại đầu thu, năng lượng phát xạ của cặp an-ten P-11/P-12 được dẫn triệt qua tải tương đương. Đây là biện pháp chống nhiễu ngụy trang hồi sóng khuếch đại đảo.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 07:31:27 pm »


 

Riêng ở chế độ bám sát tự động, đài 2 dùng cặp an-ten đĩa P-13/P-14 để phát xạ và dùng cặp an-ten P-11/P-12 để thu sóng dội theo chế độ hoán chuyển búp sóng tại đầu thu, năng lượng phát xạ của cặp an-ten P-11/P-12 được dẫn triệt qua tải tương đương. Đây là biện pháp chống nhiễu ngụy trang hồi sóng khuếch đại đảo.

Thưa thủ trưởng cái đỏ này là dựa vào đặc điểm hệ số định hướng (G) của anten tia hẹp lớn hơn anten tia rộng để chống nhiễu tạp ngụy trang   phải không ạ?Yêu cầu quan trọng là  máy thu phải có dải động lớn.

Như cháu được biết thì :  Đối với các loại rađa bám sát (rađa điều khiển hoả lực) biện pháp tăng hệ số khuyếch đại anten phát làm tăng cự ly phát hiện mục tiêu nguồn nhiễu (chế độ tự bảo vệ) lên  G^1/2 lần và tăng cự ly phát hiện mục tiêu nguồn nhiễu (chế độ bảo vệ ngoài) lên G^1/4  lần.(Cái này được rút ra từ phương trình chống rada)

Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 08:46:55 pm »


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Xe PB nhưng ảnh hưởng lớn nhất chính là : Nhiễu.

   Em làm rõ một chút về vấn đề này .

    1.Nhiễu :
    
Là  những tác động của bức xạ điện từ làm sai lệch hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện vô tuyến điện từ. Nó có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - trinh sát (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đạ

 Có thể phân chia nhiễu thành hai thành phần chính :  
 

                 -Nhiễu tích cực
                                                                              
                 -Nhiễu tiêu cực

I.Nhiễu tích cực

 *Theo hiệu ứng tác động đến các đài rađa nhiễu tích cực có thể chia ra thành:
       - Nhiễu tích cực ngụy trang
       - Nhiễu giả mục tiêu
 *Theo độ rộng phổ nhiễu bao gồm :
       - Nhiễu ngắm
       - Nhiễu chặn
       - Nhiễu trượt
 + Nhiễu ngắm  là nhiễu tích cực có độ rộng phổ tương đương với độ rộng phổ tín hiệu của thiết bị vô tuyến bị  
   chế áp. Trong thực tế độ rộng phổ nhiễu ngắm không vượt quá 2 -3 lần dải thông hiệu quả của máy thu.
  Việc sử dụng nhiễu ngắm tương đối khó khăn và phải hiệu chỉnh máy phát nhiễu sao cho tần số của nó trùng lên tần số làm việc của thiết bị vô tuyến bị chế áp. Vì các thiết bị này có khả năng thay đổi tần số rất nhanh nên trong các đài gây nhiễu ngắm thường có thêm hệ thống điều khiển tần số.

  +Nhiễu chặn là nhiễu tích cực có độ rộng phổ được chọn gần tương đương với các dải tần làm việc của thiết bị vô tuyến bị chế áp. Trong thực tế nhiễu chặn có độ rộng phổ lớn hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần dải thông máy thu thiết bị vô tuyến bị chế áp. Trong trường hợp này năng lượng nhiễu không được sử dụng tập trung để chế áp. Do vậy hiệu quả của nhiễu chặn không cao.

   +Nhiễu trượt là một dạng nhiễu kết hợp giữa hai loại nhiễu kể trên. Trong trường hợp này nhiễu với phổ tương đối hẹp được chuyển dịch hay "trượt" trong một dải tần xác định nào đó theo chương trình đã chọn trước  . Mặc dù các đài rađa cần chế áp làm việc trong một dải tần khá rộng nhưng hiệu quả của nhiễu trượt so với nhiễu ngắm thấp hơn. Trong những năm gần đây, người ta lại chú ý nhiều đến việc sử dụng nhiễu trượt. Đó là do nhờ sử dụng các chương trình điều khiển tối ưu để trượt phổ nhiễu trong dải tần định trước nên hiệu quả loại này tăng lên rõ rệt.

  *Dựa theo thời gian bức xạ nhiễu tích cực được chia thành:
- Nhiễu tích cực liên tục.
- Nhiễu tích cực xung (nhiễu xung tich cực).
        Nhiễu tích cực liên tục - là nhiễu tích cực có độ rộng tín hiệu lớn hơn chu kỳ lặp lại của loại tín hiệu cuả đài rađa bị chế áp.
       Nhiễu xung tích cực là nhiễu được tạo bằng chuỗi xung với độ rộng nói chung rất ngẫu nhiên và nhỏ hơn chu kỳ lặp lại tớn hiệu  của các đài ra đa bị chế áp

 *Theo hướng bức xạ người ta chia nhiễu tích cực thành :
- Nhiễu ngắm theo hướng.
- Nhiễu chặn theo hướng.
      Nhiễu ngắm theo hướng được tạo trong dải không gian khỏ hẹp về hướng tới đài rađa cần chế áp.
      Nhiễu chặn theo hướng được tạo trong dải không gian rộng hay được tạo về mọi hướng.
* Ngoài ra người ta cũn phân loại nhiễu tích cực theo cấu trúc điện áp như:
- Nhiễu tích cực với cấu trúc theo quy luật.
- Nhiễu tích cực với cấu trúc không theo quy luật.
- Nhiễu tích cực với cấu trúc hỗn hợp.
  








« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2011, 05:53:41 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 09:00:12 pm »

  

II.TÁC ĐỘNG CỦA NHIỄU TẠP NGỤY TRANG ĐẾN TUYẾN THU HIỂN THỊ


Khi có tác động của nhiễu tạp tích cực nguỵ trang, khả phát hiện mục tiêu của đài ra đa sẽ bị hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn. Độ chính xác của việc xác định vị trí mục tiêu cũng giảm xuống. Tính chất tác động cụ thể của nhiễu phụ thuộc vào các đặc tính của tuyến thu – hiển thị.

Dựa theo cấu trúc, nhiễu tạp tích cực ngụy trang có những dạng sau:
- Nhiễu tạp trực tiếp (NTTT)
- Nhiễu tạp điều biên (NTĐB)
- Nhiễu tạp điều tần (NTĐT)
- Nhiễu tạp điều biên – điều tần (NTĐB – ĐT)
Ta sẽ lần lượt xét tác dụng của nó: Grin

1. Tác động của nhiễu tạp trực tiếp
        Nhiễu tạp trực tiếp tác động đến tuyến thu – hiển thị tương tự như tác động của tạp âm ký sinh trong máy thu.Việc tác động của NTTT dẫn đến sự suy giảm độ nhạy máy thu. Trên màn hình hiển thị nhìn vòng khi đó sẽ xuất hiện các vùng sáng trắng. Số lượng cũng như kích thước của các vùng sáng trắng này phụ thuộc vào cường độ nhiễu, độ rộng cánh sóng chính và mức độ các cánh sóng phụ .

  Việc phát hiện mục tiêu trên các vùng sáng rất khó khăn. Vì thế ta nói rằng nhiễu tạp có tác dụng nguỵ trang tín hiệu. Nếu dải động của máy thu không đủ lớn thì khi cường độ nhiễu quá mạnh, máy thu sẽ bị quá tải và tín hiệu hoàn toàn bị mất.

2. Tác động của nhiễu tạp điều biên
Tác động của NTĐB đối với tuyến thu – hiển thị của ra đa về cơ bản tương tự như NTTT. Nhưng tính nguỵ trang của chúng thấp hơn do các thành phần bên của phổ tương đối nhỏ.

3. Tác động của nhiễu tạp điều tần
          Ảnh hưởng của  NTĐT đến tuyến thu – hiển thị sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào          
dải thông của máy thu và độ lệch tần số hiệu dụng của nhiễu.

4. Tác động của nhiễu tạp điều biên – điều tần
        NTĐB-ĐT có tác động tương tự như NTĐB và phụ thuộc vào hệ số điều biên, độ lệch tần hiệu dụng so với dải thông máy thu.



III.CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG NHIỄU TÍCH CỰC NGỤY TRANG


1.Phương pháp năng lượng

Nội dung của phương pháp này là phải tăng năng lượng tín hiệu dò để tăng cự ly hoạt động của đài rada:

-Dùng máy phát có công suất cực lớn (hàng chục MW)
-Sử dụng tín hiệu giải rộng

  Với máy phát của xe PB (tổ hợp tên lửa C75) chúng ta có thể thay đèn phát manhetron  "MI-147" = "MI-148" ....  Grin Grin.


 



2.Phương pháp chọn không gian

Phương pháp này có thể thực hiện bằng 2 cách:
- Tăng hệ số khuyếch đại anten phát (tăng G),
- Giảm mức độ cánh sóng phụ anten,
....................






« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2011, 09:21:38 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 09:31:09 pm »

IV. NHIỄU GIẢ TÍN HIỆU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG

    Nhiễu tích cực giả tín hiệu mục tiêu là loại nhiễu sau khi qua máy thu ra đa có dạng giống như tín hiệu mục tiêu.Vì vậy nhiễu giả tín hiệu mục tiêu sẽ tạo ra hiệu ứng mục tiêu giả gây khó khăn cho việc thu nhận tin tức về mục tiêu thật. Nhiễu tích cực loại này được tạo bằng những thiết bị chuyển tiếp đặc biệt dải rộng có khả năng khuyếch đại và phát lại có tín hiệu với dạng điều chế bất kỳ, Công suất trung bình dùng phát nhiễu giả tín  hiệu thường không cần lớn so với trường hợp dùng để phát nhiễu tạp ngụy trang. Cho nên trong thực tế nhiễu giả tín hiệu được sử dụng rộng rãi để chế áp các đài rađa. Ngoài ra có thể chứng minh rằng cách dùng kết hợp hai loại nhiễu: Nhiễu giả tín hiệu và nhiễu tạp ngụy trang là phương pháp tối ưu hơn cả về mặt năng lượng lẫn chất lượng chế áp.


Theo quan điểm của một số chuyên gia quân sự các nước phát triển thì nhiễu giả tín hiệu được sử dụng chống lại hệ thống phòng không không quân để giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tạo hiệu ứng “mục tiêu giả” bằng cách đặt trên những “con mồi điện tử” các máy phát nhiễu giả tín hiệu. Trong trường hợp này giá thành hạ mà hiệu quả bảo vệ các phương tiện tấn công trên không lại cao.
- Chế áp các hệ thống đo và bám sát theo cự ly và phương vị góc tà của rađa. Trong trường hợp này tín hiệu phải có lượng tin tức giả về các toạ độ mục tiêu và quy luật thay đổi chúng

* Tác động của nhiễu “giả tín hiệu” đến các hệ bám sát theo  toạ độ
           Tác động của nhiễu giả tín hiệu đến các hệ thống bám góc tự động (bám sát theo hướng).
 Để chế áp các hệ bám sát góc có thể sử dụng nhiễu giả tín hiệu dưới hình thức:
- Nhiễu ngắm khi đã biết trước (hoặc đã trinh sát được trong quá trình tạo nhiễu) tần số quét cánh sóng của rađa.
- Nhiễu trượt hay nhiễu chặn khi không biết trước tần số quét cánh sóng của rađa.
Dưới đây ta sẽ xét cụ thể trường hợp tác động của nhiễu ngắn đối với các hệ bám sát góc.   
1. Hệ bám sát góc với cánh sóng anten quét hình nón khi có nhiễu “giả tín hiệu” và các biện pháp phòng chống
Như ta đã biết dựa vào phương pháp so sánh vị trí mục tiêu với hướng cân bằng tín hiệu của cánh sóng để điều khiển việc bám sát. Sai số của việc bám sát sẽ tăng lên hoặc không bám sát được mục tiêu khi có tác động của nhiễu “giả tín hiệu”.
Hiện nay để chống nhiễu giả tín hiệu cho hệ bám sát với cánh sóng quét theo hình nón người ta dùng những biện pháp sau:
- Dùng các Rađa với tần số quét của anten khác nhau cho mỗi đơn vị hoả lực.
- Tiến hành thay đổi tần số quét của các anten từng Rađa riêng biệt trong quá trình làm việc.
- Dùng biện pháp nhiều kênh để đo và bám sát theo toạ độ góc.

2.  Hệ bám sát góc đơn xung khi có nhiễu “giả tín hiệu”  tác động
Đối với các hệ bám sát đơn xung nếu chỉ dùng một nguồn nhiễu sẽ không có kết quả. Muốn chế áp hệ bám góc loại này phải dùng tới 2 nguồn nhiễu trở lên.


3Tác động của nhiễu giả tín hiệu đến các hệ bám sát tự động theo cự  ly
             Nhiễu giả tín hiệu dùng để chế áp các hệ bám sát theo cự ly có thể được tạo dưới dạng đơn nhịp hay đa nhịp. Nhiễu giả tín hiệu đơn nhịp có tác dụng tạo ra một mục tiêu giả và làm gián đoạn việc giám sát. Nhiễu giả tín hiệu đa nhịp có tác dụng tạo ra một nhóm mục tiêu giả và làm quá tải kênh phát hiện dẫn đến gây khó khăn cho việc chọn mục tiêu thật để bám sát.
     Nhiễu giả tín hiệu các dạng trên có thể tạo bằng những máy phát nhiễu trả lời
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 09:55:00 pm »

V.KHÁI NIỆM CHUNG VÀ PHÂN LOẠI NHIỄU TIÊU CỰC

Nhiễu tiêu cực dùng để chống các phương tiện vô tuyến điện tử làm việc theo nguyên lý thu lại các tín hiệu được phát ra sau khi phản xạ từ những vật chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo có nghĩa là những trạm rađa và một số hệ thống điều khiển vô tuyến. Các loại nhiễu này tạo ra những điểm dấu giả trên màn hình của rađa. Những điểm dấu giả gây khó khăn lớn cho việc phân biệt và nhận biết các điểm dấu thật của mục tiêu, cũng như làm ngưng trệ sự hoạt động của các hệ thống điều khiển, thu nhận tin tức từ trạm rađa. Với số lượng lớn và mật độ dày của điểm dấu giả trên màn hiện hình chỉ thấy vệt sáng, nguỵ trang những điểm dấu từ mục tiêu thật.
Phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh nhiễu tiêu cực có thể ở 2 dạng: tự nhiên và nhân tạo. Nhiễu tiêu cực tự nhiên sinh ra do sự phản xạ điện từ từ các địa vật, mây, giông, mưa, tuyết và tính không đồng nhất của tầng đối lưu. Nhiễu tiêu cực nhân tạo được phản xạ ra bằng những thiết bị phản xạ đặc biệt như: lưỡng cực, góc phản xạ, kính phản xạ, các môi trường phản xạ…

BIỆN PHÁP VÀ THIẾT BỊ TẠO NHIỄU TIÊU CỰC NHÂN TẠO

Những nguồn tạo nhiễu tiêu cực nhân tạo thường dùng gồm có: Lưỡng cực phản xạ hay kính phản xạ gắn theo máy bay hay phóng ra từ máy bay; góc phản xạ hay kính phản xạ hoặc các bẫy điện tử đặt dưới thân máy bay.
Lưỡng cực phản xạ: Là nguồn chủ yếu tạo nhiễu tiêu cực. Đó là những chấn tử thụ động mỏng làm bằng kim loại, những sợi thuỷ tinh được mạ kinh loại, các băng kẽm và những vật liệu khác. Độ dài các lưỡng cực thường gần bằng 1/2 bước sóng ở đài rađa bị chế áp .
                    


Độ dày các lưỡng cực chọn nhỏ tới mức có thể trên cơ sở đảm bảo điều kiện bề mặt phản xạ hiệu dụng cực đại. Đường kính của lưỡng cực thông dụng làm từ sợi thuỷ tinh mạ kim loại khoảng 0,025cm.
Khi được thả với số lượng lớn từ máy bay, tàu chiến hay tên lửa  các lưỡng
cực tạo nên một đám mây. Tốc độ rơi của lưỡng cực không những phụ thuộc vào trọng lượng kích thước hình dạng mà cả mật độ và trạng thái của khí quyển. Trong điều kiện khí quyển bình thường tốc độ trung bình khi rơi của lưỡng cực khoảng 50-180m/phút ở độ cao lớn (20000m) và độ 25-70m/phút ở độ cao nhỏ. Theo phương nằm ngang lưỡng cực dịch chuyển gần như với tốc độ gió.
Hiệu quả tác động của lưỡng cực phản xạ phụ thuộc vào những yếu tố:
- Số lượng bó trong 1 đơn vị thể tích phân biệt
- Loại lưỡng cực
- Thời gian thả từ máy bay
- Điều kiện thiên nhiên
- Khoảng cách giữa các nguồn gây nhiễu
- Hướng của nguồn nhiễu
- Khả năng phân biệt của đài
- Vị trí mục tiêu so với mây nhiễu

Một trong những đặc tính không kém phần quan trọng của nhiễu tiêu cực bằng lưỡng cực phản xạ là độ rộng dải tần của nó. Để mở rộng dải tần người ta thường làm những bó lưỡng cực tổng hợp với lưỡng cực có độ dài khác nhau. Nhiễu tiêu cực dải rộng có thể đảm bảo bao bọc dải tần trong giới hạn ± 20% so với tần số mang của dải bị chế áp.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2011, 10:06:41 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #86 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 10:17:22 pm »

Góc phản xạ:

 Được tạo từ những mặt phẳng gắn chặt và vuông góc với nhau. Tính chất chủ yếu của những góc phản xạ là ở chỗ phần lớn năng lượng cao tần rơi trên chúng từ hướng bất kỳ trong giới hạn của góc trong được phản xạ ngược lại về phía nguồn phát (hình 4-2). Góc phản xạ đơn giản nhất là góc hai mặt.





Phản xạ sẽ cực đại trong trường hợp sóng tới song song với các đường phân giác của góc phản xạ (hình 4-3)




Cường độ phản xạ của tín hiệu có thể thay đổi trong giới hạn nào đó bằng cách quay góc phản xạ theo một trong số những mặt phẳng của nó.
Đặc điểm của góc hai mặt là chỉ phản xạ phần lớn năng lượng về phía nguồn phát nếu năng lượng đến theo phương vuông góc với đường giao tuyến của hai mặt.
Phân cực của sóng có vectơ điện trường nằm trong mặt phẳng tới hay vuông góc với nó, sau 2 lần phản xạ sẽ giữ nguyên không thay đổi. Trong trường hợp phản xạ đơn từ các mặt phẳng phân cực sóng phản xạ cũng trùng với phân cực sóng tới. Vì thế những đài rađa với phân cực tuyến tính quan sát rất rõ những góc phản xạ kiểu này.

Nhược điểm chủ yếu của góc phản xạ hai mặt là cánh sóng trong mặt phẳng sườn hẹp, điều này có thể khắc phục nếu dùng góc phản xạ 3 mặt phẳng bằng cách gắn vuông góc thêm  một mặt nữa.
Trong góc phản xạ 3 mặt, bất cứ sóng rơi từ hướng nào vào mặt nào trong phạm vi góc tương đối rộng sẽ lần lượt phản xạ qua 3 mặt sau đó truyền trở lại nguồn phát xạ.


Sai số đó ít ảnh hưởng đến góc phản xạ mặt tam giác do chúng có cánh sóng rộng hơn và đều hơn, đồng thời có kết cấu góc mặt chắc chắn hơn. Vì thế người ta thường sử dụng loại này nhiều hơn cả mặc dù để chế tạo nó với ú nhất định đòi hỏi tốn vật liệu nhiều hơn so với góc phản xạ mặt vuông.


Kính phản xạ:

Thấu kính Li-u-nhe-be-ga
Một trong những nhược điểm của góc phản xạ là độ rộng cánh sóng nhỏ, có cánh sóng rộng hơn vật phản xạ được cấu tạo theo nguyên tắc thấu kính Li-u-nhe-be-ga (hình 4-6).




Đó là một quả cầu kim loại có vài lớp điện môi, hằng số điện môi thay đổi từ mặt ngoài của hình cầu đến tâm trong giới hạn 1 ữ 2. Một nửa mặt ngoài quả cầu được mạ kim loại. Độ thẩm thấu điện môi tầng ngoài của quả cầu gần bằng độ thẩm thấu điện môi của không khí. Trong các lớp tiếp theo nó tăng dần đến 2. Tương ứng, hệ số (n) khúc xạ sóng tới cũng thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách bán kính r đến tâm thấu kính






Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #87 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 10:20:52 pm »

.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA TÍN HIỆU MỤC TIÊU VÀ NHIỄU TIÊU CỰC



Để giải quyết nhiệm vụ bảo vệ các đài rađa khỏi tác động của nhiễu tiêu cực việc đầu tiên
 cần phải tìm những đặc điểm của tín hiệu nhiễu so với tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và sử dụng những đặc điểm đó khi xây dựng các hệ thống phát hiện. Những điểm khác nhau đó bao gồm:

* Nhiễu tiêu cực có tính phản xạ phân bố trong khi mục tiêu có tính phản xạ tập trung
Nhiễu tiêu cực giống như một nhóm vật phản xạ phân bố rộng còn mục tiêu là một nhóm vật phản xạ thứ cấp hầu như tập trung. Sử dụng điểm khác nhau đó có thể tăng chất lượng phát hiện mục tiêu trên nền nhiễu tiêu cực bằng cách rút gọn thể tích xung của đài rađa đến mức bằng kích thước mục tiêu.

* Sự khác nhau về phân cực của tín hiệu phản xạ
Điều khác nhau này xuất hiện nếu nhiễu tiêu cực được tạo bởi những yếu tố khí tượng do những giọt nước nhỏ hình cầu. Khi chiếu xạ những yếu tố khí tượng đó bằng các dao động với phân cực tròn  thì những tín hiệu phản xạ cũng sẽ có phân cực tròn với chiều quay ngược lại. Còn khi phản xạ từ mục tiêu khác với tín hiệu phản xạ từ nhiễu tiêu cực sẽ có phân cực elíp. Hiện tượng này có thể dùng để chọn lọc phân cực cho các tín hiệu có ích. Mức độ chế áp nhiễu tiêu cực khi sử dụng chọn lọc phân cực trong dải sóng cm khoảng 10-20db.

 * Sự khác nhau về tốc độ dịch chuyển của mục tiêu và lưỡng cực  phản xạ
Các địa vật có tốc độ dịch chuyển bằng 0 so với các đài rađa mặt đất. Nếu nhiễu tiêu cực tạo ra từ những vật phản xạ chống rađa thì chúng được thả từ máy bay tốc độ ban đầu sẽ mất ngay và chúng rơi với tốc độ của gió. Mục tiêu có tốc độ dịch chuyển lớn hơn nhiều. Sự khác nhau về tốc độ hướng tâm của mục tiêu và
nguồn nhiễu tiêu cực được sử dụng cho việc chọn lọc theo tốc độ. Chọn lọc theo tốc độ (nói cách khác là theo hiệu ứng chuyển động của mục tiêu) được gọi là chọn lọc mục tiêu di động và rađa có sử dụng hiệu ứng đó thường gọi là rađa với lọc mục tiêu di động. Cơ sở của việc chọn lọc mục tiêu di động là hiện tượng biến đổi cấu trúc của tín hiệu phản xạ từ mục tiêu di động. Phổ tín hiệu trong trường hợp này sẽ bị dịch chuyển  đi một lượng bằng tần số Đốp-lơ.    
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2011, 05:49:26 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 09:03:56 am »

Về bản chất thì nhiễu giả tín hiệu mục tiêu cũng là 1 dạng của nhiễu ngụy trang. Để thoát khỏi chế độ bám sát (lock-on) của ra đa điều khiển hỏa lực của đối phương, máy bay mục tiêu thường dùng 2 loại nhiễu giả mục tiêu để phá bám sát theo góc (Inverse gain jamming) và bám sát theo cự li (Range gate pull off jamming). Cả 2 loại nhiễu này được gọi chung là nhiễu xung trả lời.

Đối phó với loại nhiễu này có nhiều cách tùy theo phương thức quét bám sát của ra đa điều khiển như COSRO (như ra đa ngắm bắn của pháo cao xạ) và LORO (như ra đa SAM-2).
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 08:45:48 pm »

Trong tổ hợp tên lửa S75  việc chống nhiễu tiêu cực được thực hiện nhờ hệ lọc mục tiêu di động (CDЦ).Dựa vào sự trôi pha qua chu kỳ (trôi pha đốp le) của tín hiệu mục tiêu người ta xây dựng trong hệ CDЦ nhũng bộ bù khử qua chu kỳ nhiều lần xử dụng đèn tích nhớ .


Ảnh về hệ CDЦ  của C75 Grin







Vấn đề chống nhiễu trong kháng chiến chống Mỹ đã được bác dongadoan viết rất đầy đủ và trực quan ở đây:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16226.80.html
Ngoài cách gây nhiễu ,mục tiêu còn sử dụng phương pháp tàng hình để không bị các hệ thống rada phòng không phát hiện :
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=521.0
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2011, 09:10:50 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM