Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:05:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219789 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 05:28:29 pm »

Tiếp Vostok E
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #31 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2011, 10:16:15 pm »

Các đài rada chủ động của NC khá đa dạng ,các bác có thông tin bổ xung thêm ạ  Cheesy

Để kết thúc phần rada chủ động em bổ xung các khái niệm chung nhất về rada:

1.Định nghĩa
 -Rada là một lĩnh vực kỹ thuật mà trong đó người ta sử dụng các bức xạ điện từ (do phản xạ hoặc do chính môi trường bức xạ ra) để phát hiện đo đạc tọa độ cũng như tham số chuyển động của môi trường và từ đó đánh giá một số tính chất của môi trường .
-Mục tiêu rada :trên không, đất ,biển và mục tiêu thiên nhiên ,khí tượng
2.Nhiệm vụ
-Phát hiện :là dựa vào tín hiệu thu để đưa ra quyết định có hay không có mục tiêu
-Đo đạc :đo tọa độ ( R,  ε, β ) và tham số chuyển động của mục tiêu ( vận tốc V,gia tốc a)
-Phân biệt :là phát hiện tham số mục tiêu khi gần môi trường này còn có mục tiêu khác
-Nhận biết :địch hay ta nhờ máy hỏi.
3.Các cấp xử lý thông tin rada
-cấp 1 : sơ cấp ,gồm phát hiện và đo đạc toàn bộ mục tiêu .Thực hiện ở đài ra đa
-Cấp 2 : thứ cấp dùng tin tức tọa độ mục tiêu qua nhiều chu kỳ quan sát để xác định quỹ đạo chuyển động ,tăng chất lượng phát hiện
-Cấp 3: sử dụng tin tức nhiều trạm để tạo nên bức tranh toàn cảnh về mục tiêu trên không (ở sở chỉ huy quân chủng)
4.Phân loại rada
-Theo tính năng :cảnh giới ,dẫn đường,điều khiển hỏa lực ,khí tượng....
-Theo bước sóng :cm,dm,m,hồng ngoại
-Theo nguyên tắc hoạt động:chủ động,thụ động,bán chủ động
5.Tính năng kỹ chiến thuật
-Kỹ năng chiến thuật
+Vùng phát hiên:   Cự li: max-min
                           Độ cao:max-min
+Chu kỳ quan sát :thời gian để đài ra đa quét hết vùng quan sát 1 lần
+khả năng phân biệt theo vân tốc
-Độ tin cậy :Là khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong một khỏang thời gian xác định
+Khả năng chống nhiễu :là khả năng duy trì tính năng kỹ chiến thuật khi có nhiễu
-Tính năng kỹ thuật  
+Nguyên tắc xây dựng đài rada (pp nhận tín hiệu ,dạng dao động bức xạ ,phương pháp gia công tín hiệu )
+Tần số mang
+Qui luật điều chế của tín hiệu bức xạ
+Công suất bức xạ trung bình,đỉnh
+Dạng và độ rộng giản đồ hướng của anten thuộc các mặt phẳng
+độ nhạy máy thu
6.Phương pháp nhận tin tức rada
+Phương pháp chủ động :Rada bức xạ sóng điện từ và thu sóng phản xạ (có thể là hỏi đáp)
+Phương pháp thụ động :Rada thu và xử lý tín hiệu bức xạ của bản thân môi trường
7.Cự ly mục tiêu
   D=C.t/2
(t là thời gian giữ chậm tín hiệu từ khi phát tới khi nhận về ,C là tốc độ ánh sáng =3.10^8 m/s).
-Hướng của mục tiêu :dùng những an ten có bụng sóng hẹp
-Tốc độ xuyên tâm của mục tiêu :dựa vào hiệu ứng đốp le .

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2011, 11:11:52 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 06:58:46 am »

TỔ HỢP ĐÀI NHÌN VÒNG BẮT THẤP 3 THAM SỐ 39N6E KASTA-2E2

Nhiệm vụ
Tổ hợp đài nhìn vòng bắt thấp 3 tham số Kasta-2E2 được thiết kế cho nhiệm vụ kiểm soát vùng trời và cung cấp tình báo tham số cự ly, phương vị và độ cao của các loại mục tiêu bay (máy bay cánh bằng, trực thăng, phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình bay thấp hoặc bám đất cực thấp) có tiết diện phản xạ điện từ thấp trong điều kiện nhiễu địa hình địa vật và nhiễu khí tượng cường độ mạnh.

Tổ hợp đài di động linh kiện bán dẫn dùng trinh sát phát hiện mục tiêu bay thấp Kasta-2E2 có khả năng sử dụng cho các hoạt động quân sự và dân sự đa dạng như: hoạt động của hệ thống phòng không không quân, hoạt động phòng thủ bờ biển và giám sát biên giới, hoạt động điều phối không lưu và hoạt động giám sát vùng trời đỉnh sân bay.

Đặc điểm
Tổ hợp đài có thiết kế dạng khối linh kiện với khối phát dùng đèn bán dẫn, khối xử lý tín hiệu kỹ thuật số và đồng bộ có khả năng kháng triệt nhiễu tương tác điện từ của các khí tài điện tử khác hoạt động trong đội hình ở cự ly gần (khả năng kháng nhiễu đạt tới 50dB), khối kiểm chỉnh lỗi đồng bộ, khối an-ten thu phát gắn trên xe cao 14m để phát hiện mục tiêu bay thấp, khối an-ten thu phát trên xe kéo cao 50m, khối trạm điều khiển từ xa.

Cấu hình
Tổ hợp đài Kasta-2E2 gồm một xe khí tài thu phát, một xe an-ten xoay kèm trạm nguồn AD-30 và máy biến thế dùng nguồn điện lưới, một trạm nguồn điện diesel dự phòng đặt trên xe thùng kéo việt dã bánh hơi; 2 xe thùng kéo 1 cầu chở phụ kiện, một trạm điều khiển từ xa có khả năng điều khiển đài phát từ khoảng cách tới 300m.

Kasta-2E2 là tổ hợp đài hoạt động hiệu quả và ổn định, vận hành tiện lợi và an toàn, bảo dưỡng dễ dàng, thuận tiện khi vận chuyển trên các loại phương tiện giao thông, tính năng kháng nhiễu cao, có khả năng phát hiện từ cự ly xa các loại mục tiêu bay cỡ nhỏ bay thấp và chậm.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tổ hợp đài Kasta-2E2 còn có phiên bản dạng xe thùng kéo được chuyển giao đồng bộ để hoạt động cùng an-ten đặt trên tháp dạng cột kiểu Unzha.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Băng sóng: đề-xi-mét
Phạm vi trinh sát:
- Cự ly (km): 5 - 150
- Góc tà (độ): 25
- Phương vị (độ): 360
- Độ cao (km): 6
Cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar = 2m2 với cột an-ten cao 14/50m (km):
- Ở độ cao 100m: 41/55
- Ở độ cao 1.000m: 95/95
Sai số định vị mục tiêu
- Cự ly (m): 100
- Độ cao (m): 900
- Phương vị (phút góc): 40
Khả năng kháng lọc nhiễu địa vật (dB): 54
Số mục tiêu có thể bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): 50
Thời gian trung bình giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): 700
Nguồn điện (kW): 23
Thời gian hoạt động liên tục (ngày): không dưới 20
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 07:07:50 am »

Rada thụ động Kochuga


Kolchuga do nhà máy Топаз thành phố Донецк sản xuất. Mỗi hệ thống này bao gồm ba thiết bị quét có thể bao quát được 32 mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Hệ thống Kolchuga cũng được cho là khó bị tấn công hơn các hệ thống khác vì nó hoạt động thụ động. Một số chỉ tiêu kỹ thuật: có thể phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 10 km ở cự ly 800 km, tầm hoạt động trung bình 600 km, độ nhạy 110-115 db/wat, hệ thống 5 ăngten hoạt động trong dải sóng dài. Radar chủ động phát sóng đến mục tiêu và nhận sóng phản xạ để xác định các thông số góc phương vị, góc tà và cự ly. Radar thụ động khi hoạt động không phát sóng, mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó, chế áp tên lửa phòng không...Radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát hiện mục tiêu.

 Nguồn :http://hotrungnghia.multiply.com
Bài viết của bác Triumf về Kochuga rất đầy đủ và chi tiết :
http://ttvnol.com/gdqp/1265910
Và một số đài rada thế hệ mới :
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=16390.10
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 07:39:56 am »

Những vấn đề cơ bản về rada thụ động


So với rada chủ động ngoài những điiểm chung ,phương pháp rada thụ động còn có những đặc điểm riêng biệt khác .Do không biết trước được thời gian phát xạ nên việc xác định cự ly không thể thực hiện được bằng một thiết bị thu .Vì vậy để xác định tọa độ mục tiêu phải dùng một hệ các thiết bị thu với thiết bị gia công tín hiệu chung.Trong trường hợp dùng rada thụ động ta sẽ thu được tín hiệu trực xạ chứ không phải tín hiệu phản xạ cho nên việc phát hiện và đo dạc các tọa độ mục tiêu thuận lợi ,dẽ dàng hơn .Ngoài ra vì không phải phát xạ cho nên các rda thụ động bí mật hơn so với rada chủ động
  Nhược điểm chủ yếu của phương pháp rada thụ động là ở chỗ không biết trước dạng tín hiệu thu về cũng nhu không dự kiến trước có những loại nguồn phát xạ nào,do đó không thực hiên được việc thu tối ưu
   Phương pháp rada thụ động bao gồm :
       -Phương pháp đo góc .
       -Phương pháp đo cự ly.
       -Phương pháp đo góc và hiệu cự ly (đo kết hợp)
  Chúng ta sẽ lần lượt xét cụ thể từng phương pháp đó với giả thiết rằng các đài rada và mục tiêu nguồn bức xạ cùng nằm trog một mặt phẳng (ngang hoặc đứng).với giả thiết này xẽ đơn giản hóa vquas trình phân tích nguyên lý hoạt động mà không ảnh hưởn đấn bản chất của chúng .

1.Phương pháp đo góc
   Phương pháp này dực trên cơ sở đo góc (phương vị) của mục tiêu thông qua ít nhất hai điểm thu ,đặt cách nhau một khoảng dáy d.  (Hình vẽ)
  Vị trí của mục tiêu được xác định bằng cách tìm giao điểm của hai đường thẳng tạo bởi hai góc phương vị βA và βB
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2011, 11:11:53 am gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 12:54:04 pm »

2.Phương pháp đo hiệu cự ly
     Phuong pháp này dựa trên việc đo các khoảng cách từ nguồn phát xạ đến điểm thu .Phải có tối thiểu 3 điểm thu được dặt trên một đường thẳng để đo các hiệu cự ly Da-Dc và Db-Dc :hình 1
   Quỹ đạo các điểm hiệu cưc ly tới điểm thu (Da-Dc và Db-Dc là const ) bằng một đại lượng không đổi chính là những đường hypebol với tiêu điểm là các điểm thu A,B .như vậy tọa độ của cục tiêu được xác định bởi giao điểm của các đường hypebol này.

3.Phương pháp kết hợp
   Là đo góc đến nguồn bức xạ và đo hiệu cự ly đến các  điểm thu  Da-Db.
    Phương pháp này đòi hỏi ít nhất là 2 đài thu .Tọa độ mục tiêu là giao điểm của hai đường  : đường thẳng β và đường hypebol Da-Db=const : hình 2

   Hiện nay rada thụ động sử dụng các phương pháp định vị :
    -Hệ định vị tam giác đạc
    -Hệ định vị tương quan.
    
Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 01:29:57 pm »

3.Hệ định vị tam giác đạc
 
  Trong hệ định vị này người ta sử dụng phương pháp đo góc để xác định vị trí mục tiêu .Để đo phương vị các rada được dùng có cánh sóng tương đối nhọn ( thường là dải cm).
  Những số liệu nhânh được khi tiến hành đo của tất cả các đài thụ động được đưa về trung tâm xử lý ,gia công chung ,tại đó người ta sẽ thực hiện tính cự ly bằng công thức hoặc máy tính.
          D=d.(sinβb )/ sin(βb-βa)

nếu tại một trong hai điểm thu ta tiến hành đo thêm giá trị góc tà của mục tiêu thì có thể xá định được độ cao của nó .Hệ định vị tam giác đạc có :

Ưu điểm :
    -Dễ thực hiện trên cơ sở những đài rada có sẵn .
    -Có khả năng làm việc được với nhiều loại tín hiệu (nhiễu)
    -Không đặt ra yêu cầu cao đối với kênh truyền tin tức nghĩa là có thể dùng các kênh điện thoại hay các kênh vô tuyến thông thường .
  Nhược điểm  căn bản của hệ định vị kiểu này là khi xác định vị trí mục tiêu thường xuất hiện cái gọi là mục tiêu giả trong trường hợp có nhiều mục tiêu .Nguyên nhân là do các giao điểm phụ của của những đường thẳng phương vị .Hình 3 minh họa cho trường hợp có 2 mục tiêu M1,M2 mt thật .M3,M4 mt giả.
   Trong trường hợp có N mục tiêu thì số mục tiêu giả sẽ là : n=N(N-1)
   Để giảm số mục tiêu giả thì có thể làm như sau :
        +Tăng số đài thụ động M sao cho M > N
            Hình 4     M=3 ,N=2 loại trừ được mục tiêu giả
        +Bỏ qua mục tiêu giả  tren cơ sở phân tích quỹ đạo bay của mục tiêu (vì đuòng bay của mục tiêu giả thường ngắn hơn và đứt đoạn so với đường bay của mục tiêu thật ).
          +Đồng nhất hóa phương vị thu được
   Phương pháp Tam giác đạc thường sử dụng khi mục tiêu từ 5-10 .
    http://www.chiprate.co.uk/?cat=3
     http://www.bautforum.com/showthread.php/89434-Passive-Radar-Detection-At-Home
    
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2011, 01:48:50 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 05:42:29 pm »

Theo đề nghị của các sỹ quan và học viên sỹ quan phòng không, chủ đề được đổi tên thành "Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không"

Lấy hướng chuẩn chính nam theo phương vị từ được Liên Xô dùng từ Thế chiến 2 về trước.

Ngoài trực xạ, hệ thống radar thụ động còn có thể đo gián xạ bằng 1 trạm duy nhất nhờ so đồng bộ vi sai thời gian tới của tín hiệu đến từ nguồn trực xạ ngoại lai đã biết và từ mục tiêu phản xạ tín hiệu nguồn ngoại lai này.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2011, 06:48:20 pm »

4.Hệ định vị tương quan

   Khác với hệ định vị tam giác đạc,trong phương pháp này lượng tin tức thu được từ  các nguồn bức xạ được sử dụng triệt để hơn .Ngoài việc xác định hướng tại các điểm thu của hệ định vị tương quan còn tiến hành xử lý tương quan các tín hiệu thu được nhằm mục đích :
   -Đồng nhất hóa phương vị mục tiêu ( cự ly được đo bằng phương pháp đo góc )
   -Đo hiệu cự ly từ mục tiêu đến những điểm thu  (cự ly) lúc này đo bằng phương pháp hiệu cự ly hay phương pháp kết hợp.Hình sodo
  Từ hình vẽ :
  - Thành phần bao gồm điểm thu chính A,thu phụ B
  -Đường liên lạc dải rộng để truyền tín hiệu thu được từ điểm thu phụ B đến điểm thu Chính A
  -Thiết bị gia công tương quan
  -Thiết bị hiển thị
    Tín hiệu từ mục tiêu thu được tại điểm thu B sẽ theo đường liên lạc truyền đến A  sau đến thiết bị  gia công tương quan .Tín hiệu chuẩn chính là tín hiệuthu được tại A sau khi giữ chậm một thời gian .So sánh hai tín hiệu này : nếu giống nhau thì nó của một mục tiêu  Vị trí mục tiêu là giao điểm của Hypebol (Da-Db=const) với đường thẳng tạo bởi goc β
      D=(d^2-(Da-Db)^2) /2(Dcosβ-(Da-Db))
 Trong không gian quĩ tích của các điểm ứng với các giá trị sai số thời gian là một mặt tròn xoay dạng hypebol và vị trí của mục tiêu tương ứng với giao điểm của đường thẳng tạo bởi góc β =const và mặt đó .
 Tùy theo mục đích sử dụng của hệ định vị tương quan mà khoảng cách giữa điểm thu để  có thể thay đổi khoảng cách từ vài km đến vài trăm km.
 Ưu điểm cơ bản của hệ định vị tương quan là đọ nhạy cao và ố lượng mục tiêu giả ít .
 Nhược điểm là cần đường liên lạc dải rộng và tín hiệu mục tiêu dễ bị mất do khả năng ổn định không cao với những tín hiệu phản tương quan.


 
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2011, 07:34:46 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2011, 11:22:50 am »

Trong  phòng không ngoài các tổ hợp rada,tên lửa  còn một thành phần rất quan trọng mà trong chiến tranh hiện đại cần phải có  đó là các Hệ thống tự động điều khiển 
khí tài tên lửa phòng không-ACY
. Em xin giới thiệu qua về hệ thống này:


 I. Giới thiệu chung về hệ thống ACY PK
     1. Sự cần thiết của ACY trong hoạt động chiến đấu của bộ đội phòng không
Mức độ hiện đại của bộ đội phòng không được đặc trưng bởi hai tính chất sau:
- Sự linh hoạt cao (tức sự chuyển đổi trạng thái, đối tượng).
- Tốc độ thay đổi (quyết định bởi phương tiện đột nhập).
Nguyên nhân:
- Tốc độ các phương tiện đột nhập đường không của địch cao.
- Số lượng nhiều.
- Chiến thuật áp dụng đa dạng: Bay thấp, sử dụng các loại nhiễu khác nhau, cơ động chống tên lửa, chế áp tên lửa…
Trong trường hợp đó việc điều khiển chiến đấu không tự động hoá sẽ không đáp ứng được tính hiệu quả cao của các hoạt động chiến đấu do:
- Mất nhiều thời gian trong việc thu thập xử lí thông tin, truyền đạt những chỉ lệnh cần thiết.
- Sai số xác định toạ độ mục tiêu lớn (do bản thân trắc thủ quan sát trên ẩấẻ, việc truyền thông tin tới các tiểu đoàn bị giữ chậm…).
- Năng suất của sở chỉ huy thấp: Số mục tiêu được quản lý nhỏ, số lượng các tiểu đoàn được điều khiển bị hạn chế.
- Tính chống nhiễu thấp.
Do đó việc áp dụng các hình thức điều khiển chiến đấu mới trên một quy mô rộng lớn là việc làm cần thiết. Sử dụng ACY sẽ khắc phục được các nhược điểm trên và là một hướng quan trọng chủ yếu của việc điều khiển trong chiến tranh hiện đại. Ngoài ra việc sử dụng ACY còn cho phép triển khai đầy đủ các khả năng chiến đấu của bộ đội, đối đầu với các phương tiện chiến tranh ngày càng hiện đại của địch.

2. Nhiệm vụ và ưu điểm của ACY

    a. Nhiệm vụ chủ yếu của ACY
Tự động hoá chỉ huy bộ đội phòng không và giải phóng người chỉ huy, kíp trắc thủ ở sở chỉ huy ra khỏi các nhiệm vụ có thể giải quyết nhanh và tốt hơn bằng máy tính điện tử (íBM) theo các thuật toán chọn trước.
Như vậy bản chất của tự động hoá là thay thế một phần chức năng của con người bằng  máy tính điện tử.
   b. Ưu điểm của việc sử dụng ACY
- Nâng cao hiệu quả điều khiển.
- Giảm nhẹ công việc của người chỉ huy khi đưa ra quyết định chiến đấu.
*) Hạn chế của ACY:
Chỉ thực hiện được những bài toán không có tính chất sáng tạo (những bài toán mô hình hoá được có thể viết được bằng ngôn ngữ toán học), sử lí thông tin tín hiệu ra đa, chuẩn bị số liệu đưa lên màn hình, điều khiển việc trao đổi thông tin giữa sở chỉ huy và các đơn vị…
Còn các bài toán sáng tạo (phân phối hoả lực, quyết định chiến thuật, hoả lực phù hợp…) hiện tại ACY chưa làm được. Chính vì thế mặc dù sử dụng ACY thì yêu cầu đối với người chỉ huy không những không giảm mà còn cao hơn. Họ cần phải biết về kĩ thuật ACY, bản chất ACY, khả năng ACY, phạm vi các bài toán giải được bằng ACY.








Logged

mta-sunpac
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM