Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:33:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sổ tay kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không  (Đọc 219871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #10 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 12:42:34 pm »

Đ/c ngocdan_lep trợ giúp tớ trong lúc bận nhé! Đ/c có thể giới thiệu sơ bộ về các khái niệm cơ bản về phương vị, cự ly và góc tà trước khi giới thiệu hệ thống radar cụ thể.
Vâng thưa bác thủ trưởng ! Cháu  giải thích về các tham số trên ,bác thủ trưởng đính chính giúp ạ.
 
-Phương vị là theo phương ngang ,góc phương vị là góc giữa đường thẳng nối hình chiếu của mục tiêu trên mặt phẳng ngang và anten với hướng chuẩn (thường lấy phương bắc ) ,         góc βmt trên hình vẽ
-Góc tà là theo phương thẳng đứng (độ cao ),góc tạo bởi đường thẳng nối mục tiêu và anten với phương ngang, góc ﻍmt trên hình vẽ
-Cự ly :
+Cự ly nghiêng là khoảng cách giữa anten ten và mục tiêu Dnghiêng
+ cự ly ngang là khoảng cách anten và hình chiếu của mục tiêu trên mặt phẳng ngang Dngang
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2011, 01:02:11 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 01:45:45 pm »

Xin phép thủ trưởng Buff, và đồng chí "lép", em có một số ý kiến thế này:
Góc tà và góc phương vị đó là cách gọi riêng của bộ đội tên lửa phòng không thôi, nói nôm na thì nó cũng hoàn toàn tương đương với tầm và hướng trong việc ngắm bắn các loại sụng,pháo bộ binh.(Tầm tương đương với góc tà, hướng tương đương với góc phương vị).
Về cách xác định góc tà, góc phương vị thì như đồng chí “lép” đã đưa ra.
Riêng về cư ly em xin có một vài bổ xung nho nhỏ sau.
Cự ly mục tiêu,ta có 2 tham số: cự ly nghiêng và cự ly ngang ( như hình vẽ chú thích của đồng chí “lép”.Để xác định được cự ly ngang,ta cần phải xác định được cự ly nghiêng. Việc xác định cự ly nghiêng tùy thuộc vào chủng loại rada (thụ động-chủ động):
•   Với rada chủ động,việc xác định cư ly nghiêng mục tiêu (không nhiễu) rất đơn giản chỉ là việc đo khoảng thời gian giữa xung phát và xung phản xạ,từ đó theo công thức tính quãng đường ta sẽ có được cự ly nghiêng mục tiêu.
•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 02:17:04 pm »

Xin phép thủ trưởng Buff, và đồng chí "lép", em có một số ý kiến thế này:
Góc tà và góc phương vị đó là cách gọi riêng của bộ đội tên lửa phòng không thôi, nói nôm na thì nó cũng hoàn toàn tương đương với tầm và hướng trong việc ngắm bắn các loại sụng,pháo bộ binh.(Tầm tương đương với góc tà, hướng tương đương với góc phương vị).
Về cách xác định góc tà, góc phương vị thì như đồng chí “lép” đã đưa ra.
Riêng về cư ly em xin có một vài bổ xung nho nhỏ sau.
Cự ly mục tiêu,ta có 2 tham số: cự ly nghiêng và cự ly ngang ( như hình vẽ chú thích của đồng chí “lép”.Để xác định được cự ly ngang,ta cần phải xác định được cự ly nghiêng. Việc xác định cự ly nghiêng tùy thuộc vào chủng loại rada (thụ động-chủ động):
•   Với rada chủ động,việc xác định cư ly nghiêng mục tiêu (không nhiễu) rất đơn giản chỉ là việc đo khoảng thời gian giữa xung phát và xung phản xạ,từ đó theo công thức tính quãng đường ta sẽ có được cự ly nghiêng mục tiêu.
•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.

Cái đỏ này theo mình biết  thì  n>3 chứ đồng Duongthanhvan   Huh Vì bình thường phải có ít nhất 2 trạm trinh sát thụ động đặt cách nhau một khoảng D nào đó  mới xác định được phương vị,góc tà theo phương pháp giao hội hoặc phương pháp tam giác đạc.
Logged

mta-sunpac
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #13 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 02:26:34 pm »

Đ/c "lép" : n>1 là xét về thuần lý thuyết tuyệt đối,giao của 2 đường mà đ/c. Grin
Còn thực tế thì... Grin em mời các thủ trưởng Wink
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
ngocdan_lep
Thành viên
*
Bài viết: 305



« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 03:22:31 pm »

Đài Ra đa bước sóng mét:

Ra đa P12


Các đài ra đa p12,p18 thường được sử dụng để hỗ trợ chỉ thị mục tiêu ban đầu cho tổ hợp tên lửa Sam2  .Nó thường đặt trước hoặc sau hệ thống an ten phát (xe PB của Sam2) khoảng 500m .Tin tức từ ra đa P12(P18) sẽ đưa đến xe điều khiển YB ,Tùy theo mức đầy đủ của thông tin mà Sĩ quan điều khiển tên lửa có thể quyết định phương án sục sạo : vượt trước,sục sạo quạt ,ss tròn.
-Vùng phát hiện  ε = 1,5- 30 độ
+Dmax = 400km
+Hmax =25 km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 10 độ
+Về cự ly  2000m
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±2  độ
+Về cự ly  ±1000m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-12
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 30 độ
+Tốc độ quay anten   2vòng/phút
                               4vòng/phút
                               6vòng/phút
+Chúc ngẩng anten  0-2 độ

Thời gian :
-Mở máy  + 6'
              +Chuyển tần 8''
-Triển khai thu hồi 1,5h
              
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 50hz
Khả năng cơ động
+Đường tốt 35km/h
+Đường xấu 20km/h
+Vượt cua bán kính >= 15m
-Biên chế 1 kíp chiến đấu :
+Đài trưởng 1
+Tiểu đội trưởng trắc thủ 1
+Trắc thủ  2
+Điện công 1

Ra đa P18  
Là bản nâng cấp của P12 do đó hình dáng khá giống nhau (P18 kích thước anten lớn hơn)
Các tham số khác so với p12
-Vùng phát hiện  ε = 1 - 30 độ
+Dmax = 270km
+Hmax =30 km
-KHả năng phát hiện:
+Về phương vị
 6-8độ
+về độ cao 0,5 độ
-Độ chính xác:
+Về phương vị  ±1,5  độ
+Về cự ly  ±1800m
-KHả năng phân biệt địch-ta (đài có hệ thống máy hỏi ) HP3-12H
-Tham số:
+Độ rộng cánh sóng : 30 độ
+Tốc độ quay anten   2vòng/phút
                               4vòng/phút
                               6vòng/phút
+Chúc ngẩng anten  -5-15 độ
- Xung đầu ra: 180kW
Thời gian :
-Mở máy  + 3'
            
-Triển khai thu hồi 1h
              
-Nguồn điện sử dụng 3 pha ∼220 V 50hz
Khả năng cơ động
+Đường tốt 40km/h
+Đường xấu 25km/h
+Vượt cua bán kính >= 15m


 
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2011, 03:28:40 pm gửi bởi ngocdan_lep » Logged

mta-sunpac
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 05:37:02 pm »

•   Với rada thụ động, việc tính toán cự ly sẽ phức tạp hơn (về nhiều thứ). Với hức năng của rada thụ động thì khi hoạt động độc lập nó hoàn toàn không thể xác định cự ly mục tiêu mà chỉ có thể phát hiện phương vị,góc tà của mục tiêu. Để có thể xác định được cự ly, cần có n đài rada thụ động cùng tham gia (n>1). Việc xác định cự ly khi này sẽ không còn thuần túy theo công thức xác định cự ly như của đài chủ động nữa mà sẽ sử dụng việc giao hội các tham số của các đài rada để xác định cự ly mục tiêu.


Radar thụ động có nhiều loại, trong đó có loại chỉ cần 1 đài thu và cũng có loại chỉ cần 1 đài thu cũng xác định được các tham số cự ly, phương vị và góc tà của mục tiêu Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 08:41:59 pm »

Radar thụ động có nhiều loại, trong đó có loại chỉ cần 1 đài thu và cũng có loại chỉ cần 1 đài thu cũng xác định được các tham số cự ly, phương vị và góc tà của mục tiêu Wink
Nếu xác định góc tà và phương vị mục tiêu bằng 1 radar thụ động thì em hiểu cơ chế, nhưng xác định cự ly thì em chưa rõ
Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế xác định cự ly của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2011, 09:01:21 pm gửi bởi duongthanhvan » Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 08:54:49 pm »

Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế bắt mục tiêu của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?
----------------------
 Một trong những cơ chế này là "giả lập". Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 09:09:05 pm »

Thủ trưởng giải thích thêm về cơ chế bắt mục tiêu của loại radar thụ động sử dụng 1 đài này đi ạ ?
----------------------
 Một trong những cơ chế này là "giả lập". Grin

"Giả lập" theo phương pháp gì thủ trưởng ơi?
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2011, 09:22:09 pm »

Hì, radar thụ động căn cứ vào cơ chế giao hội để xác định tham số mục tiêu, khi chỉ có một đài người ta có thể sử dụng các loại máy thu tín hiệu khác (không phải radar) để giả lập thành n đài. Vấn đề ở đây là đồng bộ tần số thu giữa đài radar và các máy thu khác như thế nào, cách tiếp nhận và xử lý thông tin giữa đài và những máy thu kia ra sao,... mà thôi! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM