Như thế có thể hiểu là chỉ có thể phóng đồng thời tối đa 3 quả đạn có phải không bác ?
Nhưng trận 24/7/1965 (trận đầu tiên ra quân của tên lửa) nhiều tài liệu đều nói ta phóng đồng thời bốn quả đạn vào 1 tốp máy bay, diệt 1 F4C, bị thương 1 vài chiếc khác ... Nên hiểu thông tin này thế nào ạ ?
Thưa bác, chiến lệ đầu tiên đây ạ !

Ngày 1-5-1965, trung đoàn 236, trung đoàn tên lửa đầu tiên của ta làm lễ thành lập. Sau 85 ngày luyện tập khẩn trương và gian khổ, ngày 24-7, trung đoàn đã bắn rơi máy bay Mỹ, mở đầu cho những chiến công vang dội của bộ đội tên lửa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm đau đầu những ông chủ Nhà Trắng và Lầu năm góc.
Đầu mùa hè năm 1965, trước khi lên đường đi Ha-oai dự cuộc hội nghị quân sự cấp cao, Mác Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nhận được tin: ?oTên lửa đất đối không đã vào miền Bắc?. Nguồn tin tình báo còn xác nhận tên lửa đó thuộc loại SAM-2 (surface to air missile type 2), xuất hiện lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 1-5-1957 tại Hồng trường Mát-xcơ-va. Tài liệu thu thập được của CIA cho biết thêm SAM-2 được điều khiển bằng hệ thống vô tuyến điện tử chính xác, có khả năng hạ mục tiêu trên tầng cao 24km với tầm xa 30 dặm?. Cùng lúc, các chuyên gia quân sự của Lầu năm góc tường trình với Mác: ?oCăn cứ vào tình trạng kỹ thuật của tên lửa SAM-2, miền Bắc Việt Nam giỏi lắm cũng phải đến giữa năm 1966 mới huấn luyện xong và có thể đưa ra hoạt động được?.
Đầu tháng 7, những bức ảnh về trận địa phòng không SAM-2 do các máy bay trinh sát chụp được gửi về Oa-sinh-tơn gây ra những cuộc tranh cãi trong chính giới Mỹ. Giê-rôn Pho, thuộc phái ?odiều hâu? của đảng Cộng hòa, không ngớt thúc giục Giôn-xơn: ?oNhững cứ điểm tên lửa thiết lập quanh Hà Nội là những mục tiêu quân sự quan trọng và là một hiểm họa thực tế cần phải được oanh tạc ngay tức khắc?. Không ít tướng lĩnh khác cũng đồng tình với G.Pho. Nhưng lúc này, Giôn-xơn lại đang phải đau đầu vì nhiều bài toán khác. Mỹ muốn ?oleo thang chiến tranh?, nhưng cũng phải kiềm chế, vì lo những ?ođiểm bùng nổ? khác trên thế giới. Mặt khác, theo các cơ quan tình báo thì chưa có tài liệu nào xác minh những bệ phóng đã được đưa vào các trận địa xung quanh Hà Nội, chưa kể những lời khẳng định tên lửa SAM-2 của miền Bắc Việt Nam không thể hoạt động được trong vòng hai, ba tháng tới.
Ngày 24-7-1965, các trận địa, bộ đội phòng không ta khẩn trương chuẩn bị bước vào một ngày chiến đấu mới. 15 giờ, lại báo động cấp 1. Tiếng kẻng phá tan bầu không khí chờ đợi căng thẳng. Dãy đồi náo nhiệt hẳn lên. Cục phó Cục tác chiến Lê Văn Tri, đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu và Tham mưu phó Quân chủng Phòng không-Không quân Nguyễn Quang Tuyến đứng bên cạnh Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn. Từ tổng trạm, mọi hoạt động của địch đều được tổng hợp, phân tích rất nhanh và truyền ngay về sở chỉ huy tiền phương.
Trong buồng máy phân đội ra-đa 26A, một đơn vị của đoàn Ba Bể được giao nhiệm vụ đặc trách phục vụ bộ đội tên lửa, phân đội phó Chuyên và các trắc thủ chỉ trong giây lát đã xác định được độ cao, số lượng và kiểu loại máy bay địch:
- Báo cáo! Bốn F.4. Độ cao 7.000 mét.
- F.4-Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn chau mày. Một tình huống mới đòi hỏi anh quyết đoán thật chính xác. Theo phương án tác chiến, để bảo đảm đánh thắng trận đầu, ta chủ trương chọn U.2 làm đối tượng chính. Thứ đến là loại máy bay cường kích đang tiếp cận mục tiêu với đường bay ổn định. Vậy F.4 có đánh không? Điểm lại rất nhanh tình hình địch. Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn phát hiện thấy tốp F.4 đang bay gần tới khu vực hỏa lực của ta với đường bay tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ chúng chưa phát hiện được trận địa tên lửa của ta và có thể không chú ý đối phó với cả không quân ta nữa. Nắm thời cơ, anh quyết định hành động:
- Đề nghị cho tiêu diệt tốp mục tiêu này-Giọng anh đầy tự tin.
Đồng chí đặc phái viên của Bộ và Tham mưu phó Quân chủng cùng nhất trí. Không đầy 2 phút sau, tiếng báo cáo từ các trận địa tới tấp vang lên trong sở chỉ huy:
- 63 phát hiện tốp 04, cự ly 34, phương vị 250, độ cao 7.000!
- 64 bắt tốp 04, cự ly 32, phương vị 250, độ cao 7.000!
- Đánh! Trung đoàn trưởng phát lệnh ngắn gọn.
Trong xe điều khiển, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63 nhìn không chớp mắt vào màn hiện sóng. Máy bay địch bay gần đến tầm phóng của tên lửa ta. Được lệnh của trung đoàn, anh ra lệnh:
- Phóng!
Quả đạn màu bạc mang số hiệu ILP-246 gầm lên, giật mạnh ra khỏi bệ phóng. Quả thứ hai, rồi quả thứ ba, thứ tư của tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64 liên tiếp bay vút lên. Núi đồi rung chuyển trong sấm rền, chớp giật. Hàng ngàn con người trên các vị trí chiến đấu đều hướng về khu trung tâm điều khiển tên lửa chờ đợi. Im lặng trong chốc lát rồi bỗng cửa các buồng xe điều khiển bật mở. Cán bộ, chiến sĩ nhảy xuống ôm chầm lấy nhau, reo hò:
- Máy bay địch đã bị tiêu diệt!
Chính ủy trung đoàn Phạm Đăng Ty nghe báo cáo xong, vui vẻ nói:
- Ta mới nhìn thấy máy bay địch rơi trên màn hiện sóng. Phải tìm được xác của nó. Trong đoàn đã cử người đi lấy rồi.
Vài giờ sau, chiếc xe com-măng-ca của trung đoàn 236 bóp còi rộn rã dưới chân đồi. Xe không những chở về những mảnh cánh, mảnh thân máy bay có gắn nhãn hiệu F.4-C mà còn mang theo một bằng chứng biết nói. Đó là tên đại úy Ri-sớc Pôn Cơn, từng cầm lái hơn 20 năm, tốp trưởng 4 chiếc máy bay F.4 bị ta trừng trị. Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn thở dài nhẹ nhõm. Anh đọc nhanh bản mật điện cho sĩ quan truyền tin báo cáo về Quân chủng:
vào Hồi 15 giờ 53 phút ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn 63 và tiểu đoàn 64, mỗi đơn vị phóng 2 quả, tiêu diệt 1 chiếc F.4-C, bắt sống giặc lái Mỹ, 1 tên khác bị chết cháy. Ta: người và vũ khí an toàn?. Chiếc F.4-C bị bộ đội tên lửa ta bắn cháy rơi tại chỗ cũng là chiếc máy bay Mỹ thứ 400 bị bắn rơi trên miền Bắc.
Cùng ngày 24-7 năm đó, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã hoãn cuộc hội nghị với các cố vấn cấp cao về quân sự, ngoại giao bàn về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kéo dài liên miên hàng tuần để về nghỉ ở trang trại Mê-ri-len. Các ký giả Mỹ mô tả: ?oCho tới sáng 25-7, cơn rối loạn thần kinh về vấn đề Việt Nam vẫn bám chặt lấy Tổng thống trong những ngày nghỉ cuối tuần ở trại Đê-vít. Từ sáng sớm, ông ta vùng dậy khỏi giường, đứng ngồi không yên. Đang bách bộ ngoài vườn nho, bỗng Giôn-xơn nhảy bổ vào phòng làm việc. Tổng thống gọi điện cho Bộ trưởng quốc phòng M.Na-ma-ra, mở máy vô tuyến điện trao đổi với Ngoại trưởng Đin Rát-xcơ, gắt gỏng với Uy-li-am Bân-đi, trợ lý ngoại trưởng. 9 giờ, Giôn-xơn triệu tập M.Na-ma-ra, Gô-bớc, người sẽ được cử đi làm đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc, đến trại Đê-vít.
Cuộc thảo luận tay ba về chiến tranh Việt Nam đang lúc sôi nổi thì bị cắt ngang bởi một bức điện mật: ?oBộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn báo cáo một tốp máy bay chiến đấu hình như bị tên lửa đất đối không bắn rơi trên vùng trời miền Bắc Việt Nam?. Tiếp đó là một tin cụ thể hơn: ?oMột chiếc F.4-C bị bắn rơi hồi 16 giờ 53 (giờ Sài Gòn) ngày 24 tháng 7 ở một địa điểm cách Hà Nội 63 dặm về phía tây, bằng một loại vũ khí có thể là tên lửa SAM-2. Chiếc F.4-C này đang bay cùng với 3 chiếc khác yểm hộ cho những máy bay phóng pháo Mỹ oanh tạc vào một nhà máy hóa chất cách Hà Nội 88km về phía tây-bắc. Chiếc máy bay bị nổ tung từng mảnh. Không thấy ai nhảy dù ra khỏi chiếc Phen-tơm đó và hai phi công chắc đã chết??.
?o? Giôn-xơn tức tốc gọi điện tới trung tâm chỉ huy quốc gia ở Lầu năm góc. Y liên lạc ngay với Đin Rát-xcơ và chỉ thị ngay cho Grân-sáp, tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đang đi thanh tra ở Sài Gòn. Theo lệnh của Giôn-xơn, M.Na-ma-ra lên máy bay trở về Lầu năm góc để điều tra tức khắc và bàn cách đối phó với tên lửa đất đối không của miền Bắc Việt Nam?.
Tại sao tên lửa ta đánh thắng trận đầu lại làm cho cả Nhà Trắng và Lầu năm góc nhốn nháo như vậy?
Oa-sinh-tơn đã biết là ta có SAM-2 ngay từ tháng 3-1965. Song, điều bất ngờ đối với chúng là: Bằng cách gì ta lại có thể cho tên lửa xuất hiện sớm như vậy? Cho tới ngày 24-7-1965, các nguồn tin tình báo của Mỹ vẫn bảo đảm chắc chắn rằng miền Bắc Việt Nam mới chỉ có 5 trận địa SAM-2, tất cả đều bố trí ở xung quanh Hà Nội và cũng chắc chắn rằng chưa thể có một trận địa nào hoạt động được. Mặt khác, chiếc F.4-C của liên đội không quân Mỹ số 15 bị tên lửa phòng không ta bắn rơi tức là các phương tiện trinh sát hiện đại nhất của cơ quan thám thính chiến lược của không lực Mỹ và của cơ quan tình báo trung ương CIA hiệu lực rất kém. Chúng cho rằng từ trước đến nay, máy bay thám thính chiến lược U.2 chưa hề tỏ ra kém hữu hiệu, lẽ nào lại chụp ảnh nhầm ở miền Bắc Việt Nam? Tên lửa ta hạ máy bay Mỹ đã hoàn toàn trái ngược với tất cả các tin tức Nhà trắng và Lầu năm góc nhận được từ các mạng tình báo của chúng đặt ở Đông Nam Á.
Chưa hết, các chuyên gia quân sự Mỹ còn tranh cãi không kết luận được các giả thuyết về loại tên lửa đã bắn rơi chiếc F.4-C. Căn cứ vào tọa độ chiếc máy bay bị bắn rơi, các trận địa tên lửa của ta mà Lầu năm góc nắm được và tính năng của SAM-2, nhiều chuyên gia quân sự của Mỹ cho rằng, miền Bắc Việt Nam đã phóng loại tên lửa chất lượng cao hơn hẳn SAM-2, có thể là SAM-3 hoặc hơn nữa.
Ta dùng tên lửa bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ trong trận đầu ra quân, theo nhận định của giới cầm quyền Mỹ lúc đó thì ?omiền Bắc Việt Nam đã tỏ ra cao tay, đi trước Oa-sinh-tơn một nước cờ, đánh ngay đòn phủ đầu vào và kế hoạch leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân của Mỹ. Thời gian đó, trong khi hy vọng tìm kiếm được ánh sáng cuối đường hầm còn đang rất mong manh thì Mỹ lại buộc phải đối phó với những tình huống mới vô cùng phức tạp.
Lê Nguyễn Vĩnh (Theo ký sự Phòng không-Không quân và báo chí nước ngoài)