Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:44:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những khám phá về hoàng đế Quang Trung  (Đọc 104133 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:53:30 am »

- Hoàng thượng đã nói riêng với tôi rằng nhà vua đơn bạc không có vật gì đáng tặng, vẫn biết những cái danh tước nhỏ mọn, không đủ làm cho Ngài sang thêm. Song, vì tục lệ trong nước vốn chuộng lễ nghĩa nên cũng gọi là tỏ chút lòng thành của Hoàng thượng kính Ngài mà thôi. Bản ý của Hoàng thượng vẫn cho rằng mình đã cao tuổi, sợ sau khi về, không thể nương tựa vào ai, nên Người muốn nối liền tình thân hai họ để cho hai nước đời đời kết thông gia giao hảo vội nhau. Nhưng vì chưa hiểu ý người thế nào nên Hoàng thượng vẫn còn trù trừ chưa dám nói rõ.

Huệ đáp:

- Xưa nay những kẻ chinh phu xa nhà, tình khuê phòng là rất cần thiết. Hoàng thượng cũng xét đến chỗ ấy kia à? ừ, em là vua nước Tây, làm rể Hoàng đế nước Nam, môn đăng hộ đối như thế tưởng cũng không mấy người có được.

Mọi người ngồi nghe cùng cười rộ, Nguyễn Huệ nói tiếp:

- Không nói đùa đâu, vì Hoàng thượng thấy Huệ là tay có mưu lược già dặn đưa lại yên vui cho hai nước nên mới nghĩ thế thôi (1). 

Chỉnh biết Huệ đã bằng lòng, liền vào tâu với Hoàng thượng rồi hỏi thăm Hoàng thượng có bao nhiêu cô con gái chưa gả chồng. Xem lại vua Hiển Tông có đến 6 nàng công chúa đang tuổi dậy thì, nhưng chỉ có Ngọc Hân là người có sắc đẹp và nết na hơn cả. Hoàng thượng rất yêu quý Ngọc Hân, nhà vua thường nói: “Con bé sau này nên gả làm Vương Phi, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường”. 

Nghe Chỉnh mở cờ, Hoàng thượng thấy mừng thầm liền bảo với Chỉnh:

- Con gái chưa chồng của Trẫm còn nhiều, nhưng chỉ có Ngọc Hân là có chút nhan sắc. Tuy vậy, thới thường yêu con vẫn hay thiên lệch, chưa biết ở mắt người ngoài thì ra sao. Ngươi hãy ở đây, để Trẫm đòi cả ra cho mà coi qua, rồi tùy người lựa xem, người nào xứng đáng thì giúp cho thành việc đi. 

Được lệnh của đức vua, tất cả các cô con gái chưa chồng của Hoàng thượng đều ra hầu trước ngự toạ. Chỉnh liếp nhìn một lượt rồi nói:

- Được rồi, mối nhân duyên tốt lành này, thần xin làm mối, mười phần chắc xong cả mười. Chỉnh về bày tỏ với Huệ về mọi sự tình đã diễn ra ở trong cung cấm của nhà vua và giới thiệu với Huệ hiện Hoàng thượng có nàng công chúa thứ 9, tuổi vừa đôi tám, xin cho nương bóng nhà sau, hầu hạ khăn lược để cho hai nước thành thông gia, đời đời hoà hiếu với nhau.

Nguyễn Huệ nói đùa rằng:

- Vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về, bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta chỉ mới quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà, nay cũng thử một chuyến xem có tốt không?

Những người ngồi bên Huệ đều cười ầm (2). .

Huệ chọn ngày mồng 10 tháng 7, sắp sẵn hai trăm lạng vàng, hai ngàn lạng bạc, hai chục tấm đoạn màu, bày biện gươm giáo, cờ quạt, rồi sai viên Thị lang bộ Hình đem các thứ lễ vật đó cùng một tờ tâu vào điện Vạn Thọ.


_________________
(1) Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, tập II, KHXH, 1975, tr. 333. 
(2) Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê nhất thông chí, tập 1, Văn học, Hà Nội, 1984, tr. 134.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:55:03 am »

Hoàng thượng cho người ra đón lễ vật, làm lễ cáo ở Thái Miếu, định ngày hôm sau đưa dâu. Các hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ, ai nấy đều phải sửa soạn ngựa xe từ sáng sớm đã có mặt ở cửa điện để đưa Ngọc Hân về phủ của Huệ. 

Cùng sáng hôm đó, Huệ lại mang một tờ tâu vào triều xin cho làm lễ nghinh hôn. Những người lính Tây Sơn tề chỉnh sắp thành hai hàng ở hai bên đường nối dài từ cửa phủ của Huệ ở cung Tây Long đến cửa điện của vua ở trong cung cấm. Trai gái ở Thăng Long nghe tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội. Ai cũng cho là việc hiếm có trên đời.

Khi xe của công chúa tới phủ, Huệ ngồi kiệu rồng vàng ra đón.  Sau khi Ngọc Hân vào cung, Huệ sai đặt tiệc ở bên ngoài để thết các vị hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ đi đưa dâu. Tiệc tan, Huệ sắp riêng hai trăm lạng bạc, ngỏ lời kính tặng các vị nhà gái và tiễn chân ra tận cửa phủ.

Cá quan ra về, lại họp ở nhà công đường Bộ Lễ, ai nấy đều khen là vua kén được rể tốt.

Sau chuyến ra Thăng Long lần đầu với nhiều kỳ tích, Nguyễn Huệ trở về Phú Xuân cùng một cô công chúa trẻ, đẹp tài hoa của đất kinh kỳ văn vật. 

Cuộc đời của Ngọc Hân từ tuổi 16 đã gắn liền với sự nghiệp áo vải cờ đào của Nguyễn Huệ ở Phú Xuân.  Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, 1789, công chúa Ngọc Hân được phong làm Bắc cung Hoàng hậu. Lúc chết được tôn miếu hiệu: Nhu ý Trang thận Trinh nhất Võ Hoàng hậu, gọi tắt là Võ Hoàng hậu.

Ngọc Hân có hai con với Quang Trung, một trai và một gái. Ngoài bài Ai tư vãn, một áng văn tuyệt tác thời Tây Sơn, và bài Văn tế Quang Trung, Ngọc Hân có làm bài biểu chúc thọ vua Quang Trung năm 40 tuổi, lúc đình thần tổ chức lễ tứ tuần cho Hoàng đế tại Phú Xuân vào năm 1792.

Dịch nghĩa:

Nay gặp khánh tiết mừng tuổi thọ của Hoàng đế khúc nhạc thanh tương ứng luật hợp tiết, cồn hoa đang độ, cây ngọc đưa hương, cây bích đào dâng quả trường sinh, trăng bạc nhả ánh trong hồ băng lại nở hoa buổi sáng.

Mây mù sắc tía nồng đượm mà khuê phòng hương nức, khí lành sáng tỏ mà áo xiêm thêm sắc, kính cẩn dâng bài biểu chúc mừng. .

Cúi nghĩ lấy khí lành làm điềm tốt, tơng bừng màu sắc con phụng con lân, đầy khắp thiên hạ về cõi hơ không sao dực chẩn. Điện quế truyền hương sân tiêu tràn điều mừng.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:00:11 am »

Kính nghĩ Hoàng đế bệ hạ, tài cao thiên cổ đức hợp được cả trời đất. Tuân mệnh trời trừ gian diệt bạo, vũ công chấn động cả muôn phương, hùng khí Tây Sơn đã tạo nên sự nghiệp đế vương, ở cõi giao dã phía Đông đã định xong quy mô của nước nhà.  Mặt trời đỏ rạng mà nghiêm đáng tin sao thọ tinh chiếu sáng mà thiên hạ đều cùng ngưỡng lên trông mong mường tựa sao Xu của Bắc đẩu hiện vậy, ánh sáng nổi lên chen mừng vạn thọ. Cửa trời mây mở sắc trông thấu triệt mặt kính ngàn thu. Bốn mùa thường điều hoà khiến cái đức của vua đẹp như ngọc và sáng như đuốc, trong muôn năm mãi chiết âu vàng.

Hạ thần đức thẹn với Thôi Quan Thư, ngượng ngùng với Cưu Mộc. Trong nội thất theo hầu được ngồi cùng bên, với áo xiêm lộng lẫy.

Vái bệ hạ mong tuổi tính bằng hàng thiên niên kỷ, khởi đầu là một mùa xuân tám ngàn năm. Chốn nội đình kề sát nghe nhạc thiều cầu mong phúc ấm nước nhà được vạn năm, vô hạn.


3. Còn bao nhiêu bà nữa?

Ngoài hai bà họ Phạm ở Quy Nhơn và Ngọc Hân ở Thăng Long được phong làm Chính cung và Bắc cung Hoàng hậu được sử sách nhắc đến, còn trên thực tế Nguyễn Huệ còn có bao nhiêu bà vợ nữa?

Trong những năm qua, chúng tôi đã phát hiện thêm có các bà sau đây:

- Có một bà là mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ.

Quang Thuỳ con ai? Đây là trường hợp ngờ vực đã làm nhiều người nhầm tưởng, kể cả vua Càn Long nhà Thanh. Quang Thuỳ lớn hơn Quang Toản, đã từng có tên trong danh sách sứ bộ chúc thọ bát tuần vua Thanh năm 1790 khiến Càn Long tưởng con trưởng của Quang Trung nên phong làm Thế tử, sau biết không phải nên lại phong cho Quang Toản.

Quang Thuỳ đã từng làm Tiết chế, trấn nhậm cả Bắc Hà nhưng không phải là con của Phạm Hoàng hậu, cũng không là con của Ngọc Hân. Sau ngày vua Quang Trung chết, có một giáo sĩ đã tiết lộ điều đó:

Ông để lại hai người con, người được chỉ định nối nghiệp là người đích tử duy nhất, nhưng còn một người khác lớn tuổi hơn đang cai trị xứ Bắc là con của nàng hầu". (1).

Vậy ai là mẹ của Nguyễn Quang Thùy? Sao bà này lại không được phong làm Hoàng hậu? Có phải bà này đã lâm vào trường hợp như Đại Nam chính biên liệt truyện đã ghi: "Sau khi ở Thăng Long về (1786), Nhạc ngày càng dâm dật hung bạo giết Nguyễn Thung lại loạn dâm với vợ của Nguyễn Huệ”.

Có lẽ vì bị Nguyễn Nhạc làm nhục khi bà này còn ở lại trên đất của Trung ương Hoàng đế.  Bởi lẽ đó mà bà mẹ của Quang Thùy không được phong làm Hoàng hậu, và rất có khả năng, đây là bà vợ đầu tiên của Nguyễn Huệ (2).

- Bà Bùi Thị Nhạn:

Tài liệu sưu tầm dân gian ở Bình Định cho biết, bà ‘Bùi Thị Nhạn là em Bùi Đắc Tuyên, giỏi võ nghệ, là cô của Bùi Thị Xuân. Sau khi bà vợ đầu của Nguyễn Huệ họ Phạm chết, bà Nhạn được Nguyễn Huệ lấy làm vợ và sau này được phong làm Chính cung Hoàng hậu (Nguyễn Xuân Nhân, tr. 105; Quách Tấn, Quách Giáo, 2001, tr. 278) (3). 


______________________
(1) Thư của Le Labousse năm 1793, B. E. F. E.O, 1913, 17, tr. 30. 
(2) Quyển 30, t. 13 b nguyên văn: Nhạc kỳ đắc chí, nhật tứ dâm bạo, sát Nguyễn Thung, hựu dâm Huệ thê, nhân giai sú chí. 
(3) Đây là theo tư liệu dân gian ở địa phương. Chúng tôi vẫn theo tài liệu lịch sử là Đại Nam chính biên liệt truyện, Q. 30, Tây Sơn thực lục và thư của giáo sĩ Sérard, chứng nhận lúc bà Chính cung qua đời năm 1791, Chính cung Hoàng hậu là bà họ Phạm chứ không phải họ Bùi . 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:02:43 am »

- Bà Trần Thị Quy người Quảng Nam .

Nhờ sự mách bảo của nhân dân thị xã Hội An, đầu năm 1984, chúng tôi đến gặp anh Trần Sen, người giữ bản gia phả họ Trần của làng Thanh Châu.  Bản gia phả cho chúng ta biết, họ Trần có nguồn gốc ở Thăng Long, thuỷ tổ là ông Trần Cộng Phạp, đến đời thứ năm sinh ra ông Trần Công Thành, ông Trần Công Thành sinh 7 người con, 4 trai và 3 gái, trong đó có bà Trần Thị Quy là quý phi triều Tây Sơn. Bản gia phả ghi chú là Thứ phi Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Trong bản kê lai lịch họ Trần và văn tế gia tộc cũng cho biết vào đời thứ 4, ông Trần Công Thức, sinh năm Ất Tỵ (1725) ra giúp vua Quang Trung đánh giặc cứu nước, được phong chức Quan Tấn trấn quốc Đại tướng quân, trụ quốc Đại Đô đốc, ông chết vào năm Quý Mão (1783).

Đời thứ 5, ông Trần Công Thành giữ chức Đặc Tấn phụ quốc Thượng tướng quân, Thái uý Nhơn quốc công, sau được phong tặng Thái Bảo quốc công, từ trần vào ngày rằm tháng 7.

Ông Trần Công Thành sinh ra bà Trần Thị Quy, làm vợ thứ của vua Quang Trung, bà bị Nguyễn ánh xử tử hình tại đất Kim Bồng nay là xã Cẩm Kim, thị xã Hội An). Bia mộ còn ở xứ Trà Quân, thuộc thôn 5, xã Cẩm Thanh.

Không rõ bà Trần Thị Quy được Nguyễn Huệ chọn làm thứ phi năm nào và có con với Nguyễn Huệ không, nhưng đây là trường hợp đầu tiên ở đất Quảng Nam phát hiện được một bà vợ của vua Quang Trung. 

Tương truyền, trong những ngày Tây Sơn thất thế, bà Trần Thị Quỵ bị quân của Nguyễn Ánh bắt được đưa lên bãi cát Kim Bồng chém đầu, rồi thả trôi sông. Thi hài của bà được nhân dân bí mật vớt lên khâm liệm và mai táng cẩn thận ở cánh đồng thuộc xứ Trà Quân làng Thanh Đông.

Chúng tôi đã đến nơi để khảo sát, thấy tấm bia có khắc các chữ:

Nam cố
Đông châu tiền triều Hoàng hậu thứ phi tự Qụy Trần tổ cô mộ.
Mậu Tuất hạ, nguyệt nhật kiết.


Nghĩa là: Mộ bà Trần Thị Quỵ, người làng Đông Châu là thứ phi Hoàng hậu của triều trước.  Bia làm vào ngày tháng tốt, mùa hạ năm Mậu Tuất, do người cháu gọi bằng cô lập nên.

- Bà Phi họ Lê người Quảng Ngãi.

Được sự mách bảo của anh Nguyễn Đức Tấn ở Đông Hà, tôi đã đến làng Tân Phổ, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong. Ở đây tôi đã gặp được các bô lão trong dòng họ Nguyễn Đức, đọc được các bản gia phả và văn tế của ngài Thỉ tổ.

Bài văn tế được sao lại năm 1952, ghi sự nghiệp ngài Thỉ tổ như sau:

Ngài Thỉ tổ ta, người họ Lê, quán tỉnh Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức, tổng Quy Đức, làng Bồ Đề, ngài là công thần nhà Tây Sơn, chức Đô đốc.  Ngài có bà chị (hay em) là vợ của vua Quang Trung, có một con trai sau khi vua Quang Trung băng rồi, tự quân cũng là một vị đại tướng có tiếng lừng lẫy trong thời bấy giờ. Nhưng vì vận trời thay đổi nên nhà. Tây Sơn phải đổ. Tự quân và ngài Thỉ tổ của ta đều phải hy sinh. Gặp cảnh tang thương nên các con của ngài đều phải lưu lạc ra tỉnh này để lánh nạn, do đó đã đổi họ Lê ra họ Nguyễn”. Bản gia phả ghi: “đời thứ nhất - tiền khai khẩn thỉ tổ khảo huý Sáu Thuỷ Trung dũng đệ tam lang”. . .

Cuộc điều tra của chúng tôi vào năm 1986 ở Quảng Ngãi chỉ xác nhận thêm làng Bồ Đề hiện nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, còn cuộc đời của bà phi họ Lê và người con trai của Quang Trung do bà sinh ra như thế nào? Có dịp chúng tôi sẽ trình bày sau.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:05:09 am »

- Bà Nguyễn Thị Bích người Quảng Trị.

Mùa xuân năm 1985, anh Nguyễn Duy Hỡi, trường Đại học khoa học Huế, nhân một chuyến đi tìm hiểu lâm sàng một số làng xã ở Quảng Trị, đã tìm thấy một cuốn gia phả họ Nguyễn ở làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. Nhân vật có tên trong bản gia phả là Nguyễn Thị Bích có liên quan đến đời Tây Sơn, được chúng tôi xác minh và xử lý cứ liệu với kết quả như sau:

Đúng ra ở nhà cụ Nguyễn Văn Viện có giữ đến hai bản gia phả. Một bản chữ Hán viết vào năm 1926 (Bảo Đại nguyên niên) chép đến đời thứ 14.  Bản gia phả này ở trong tình trạng bảo quản tốt, không có dấu hiệu sửa bỏ của người đời sau. Nhìn chung đây là nguồn sử liệu đáng tin cậy, đảm bảo độ tin của người sử dụng.

Bản thứ hai, ngoài bia ghi Tôn phổ dòng họ Nguyễn, viết bằng chữ Hán có phiên âm ra chữ quốc ngữ. Bản này soạn vào năm Canh Tý (1960) ghi đến đời thứ 15 .

Hai bản này có nguồn gốc khác nhau nên không được rõ xuất xứ của mỗi bản. Ở phần nội dung có một số chi tiết không thống nhất với nhau.  Bản viết năm 1960 biên chép khoa học hơn, nhưng tài liệu sử dụng thì bản viết năm 1926 phong phú và chính xác hơn.

Tờ 1a bản 1926, có ghi:

Ông Nguyễn Văn Cẩn Chánh dinh Cai hợp Diễn Phái Tử sinh năm Nhâm Thìn, chết ngày 16 tháng 9 năm Tân Mão thọ 60 tuổi. Bà là Nguyễn Thị Ai, sinh năm Giáp Ngọ, chết ngày 28 tháng 1 năm Nhâm Thìn, thọ 59 tuổi”. 

Hai ông bà sinh được 16 người con, 7 trai và 9 gái, có người con gái út tên là Nguyễn Thị Bích, gả cho vua Quang Trung, thôn Mỹ Chánh được xuất đinh, xuất tịch từ đó. Bà chết vào ngày 10 tháng 9 mộ táng tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân.

Nguyên văn chữ Hán: Nguyễn Thị Bích giá vu Quang Trung Hoàng đế, bổn thôn xuất đinh tịch tự thử thủy, tốt vu cửu nguyệt sơ thập nhật, mộ tại Vĩnh Ân thôn Gò Thỏ xứ". Bản năm 1960 cũng ghi như bản 1926 nhưng không có câu “bổn thôn xuất đinh tịch tự thử thủy” .

Tài liệu sưu tầm được ở địa phương cũng cho biết vào đầu thế kỷ thứ VIII, dân làng An Thơ lên lập nghiệp, sinh sống ở Mỹ Chánh, quá trình tụ cư diễn ra nhanh chóng nhưng vào thời Tây Sơn, khi làng có người con gái xinh đẹp gả cho vua Quang Trung, từ đó Mỹ Chánh mới được xuất đinh, xuất tịch. 

Thuở đương thời, vua Quang Trung có chiếu thư và sắc phong ban tặng cho làng Mỹ Chánh.  Trước đây ở đình làng có khắc hai câu đối thể hiện một niềm tự hào của dân làng.

Triều đình mao thổ gia phong, bản chương cửu hiệp An Thơ xã.
Thiên tử chiếu thư ban tặng sắc phong Mỹ Chánh thôn.


Như vậy mối quan hệ giữa bà Nguyễn Thị Bích của làng Mỹ Chánh với vua Quang Trung đã khá rõ, giờ cần xác định mộ táng của bà ở thôn Vĩnh Ân để khẳng định một nhân vật trong gia đình Tây Sơn.

Nhưng khi thăm hỏi các cụ già ở thôn Mỹ Chánh về mối quan hệ với thôn Vĩnh Ân thì không ai nhớ, chỉ nghe truyền rằng, xa xưa có người bà con đồng tộc ở Bình Định hàng năm ra thăm viếng, chạp giỗ, nhưng lâu ngày không còn nhớ tên gì? ở đâu? Còn ai sống không?

Cũng cần lưu ý thêm rằng, vào đời thứ 11 của dòng họ Nguyễn ở Mỹ Chánh có ghi nhân vật Nguyễn Văn Hiển, tác giả cuốn Đồ Bàn thành ký nổi tiếng, Nguyễn Văn Hiển đỗ Hoàng Giáp, cũng ghi mộ táng ở thôn Vĩnh Ân, tỉnh Bình Định. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:06:07 am »

Như vậy, đến đây chúng tôi chỉ mới biết mộ bà Nguyễn Thị Bích được chôn ở Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân, tỉnh Bình Định.

Được thôi thúc bởi một điều bí ẩn kỳ thú, vào mùa hè năm 1986, tôi đã lên đường vào Bình Định thăm lại quê hương Tây Sơn và xác định nơi an nghỉ của bà Nguyễn Thị Bích, vợ của Quang Trung mà bản gia phả ở Mỹ Chánh đã gợi hướng đi tìm. 

Nhưng vấn đề đặt ra là thôn Vĩnh Ân được nhắc trong gia phả đó hiện còn được gọi như vậy nứa không? Nó nằm ở xã nào, huyện nào trong cái lãnh thổ rộng lớn của tỉnh Bình Định? Rồi cái tên Gò Thỏ vô danh kia còn hay mất, có ai biết không?  Các cơ quan hành chính, sản xuất nông nghiệp cấp tỉnh đóng ở Quy Nhưn không cho chúng tôi hy vọng nào về việc tìm kiếm thôn Vĩnh Ân.

Tôi đã lần mò thăm tìm hỏi các vị bô lão hưu trí người ở các huyện của tỉnh Bình Định hiện sống ở Quy Nhơn cũng không một ai biết đến thôn Vĩnh Ân xa xôi trong lịch sử đó. Nhưng khi gặp cụ Nguyễn Lý, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nghĩa Bình đã về hưu ở 94 đường Trần Phú, Quy Nhơn, hỏi về quê hương của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, mặc dù không hy vọng bao nhiêu, vì theo các bản gia phả đã được đọc thì Nguyễn Văn Hiển quê ở tận tỉnh Quảng Trị cũ. Nhưng cụ Nguyễn Lý đã quả quyết rằng - Nguyễn Văn Hiển người xã Cát Hanh huyện Phù Cát hiện nay. Dù còn nhiều phân vân nhưng tín hiệu tìm đến mộ bà Bích, vợ của Hoàng đế Quang Trung đã có chiều hướng tốt đẹp.

Tiếp đó, chúng tôi đã làm việc với hai đồng chí Bí thư và Chủ tịch huyện Phù Cát nhân dịp hai đồng chí lãnh đạo của huyện vào họp ở Quy Nhơn. Sau khi nghe trình bày nội dung công việc, các đồng chí rất phấn khởi và hứa tạo điều kiện để chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

Ngày 8 tháng 4 năm 1986 nhân một chuyến công tác kết hợp, các ông Trần Văn Quý (Viện Hán Nôm, Hà Nội) và Đinh Bá Hòa (Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình) có yêu cầu cùng đi Phù Cát.  Chúng tôi đã được cán bộ và nhân dân đón tiếp và tạo điều kiện chu đáo.

Buổi chiều cùng ngày, chúng tôi đã đến tận địa bàn để khảo sát. Chiếc Ô tô Niva của Uỷ ban huyện đã đưa chúng tôi đến thôn Vĩnh Ân. Được biết, thôn Vĩnh Ân sau này đã đổi thành thôn Vĩnh Long, hiện thuộc Đội 5 và Đội 6 sản xuất của Hợp tác xã Cát Hanh II.

Được sự chỉ dẫn chính xác, chúng tôi đã đến nhà cụ Nguyễn Văn (sinh năm 1921) ở Đội 5 là cháu 4 đời của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, cụ là người lão thành ở trong họ, thuở còn thanh niên cụ đã có lần đã ra Mỹ Chánh trong quan hệ tông tộc, nhưng sau ngày có chiến tranh, mắt cụ bị mù loà, nhưng người trẻ hơn lại không biết nên không ai đi lại do đó mối quan hệ trong cùng dòng họ ở Mỹ Chánh và Vĩnh Ân bị gián đoạn.

Cụ Văn say sưa kể chuyện về gia đình và dòng họ của mình nhưng tuyệt nhiên không biết có một ai trong họ mình mang tên Nguyễn Thị Bích, đã gả cho Hoàng đế Quang Trung, và cũng không có ai kỵ giỗ vào ngày 9 tháng 9 âm lịch (vì bà Bích mất ngày 10 tháng 9). Vì đến đời cụ, trong họ tổ chức hiệp ky vào tháng 6 và tảo mộ chung vào tháng Chạp hằng năm. 

Dù thế, nhưng theo sự chỉ dẫn của cụ Văn, chúng tôi vẫn nuôi hy vọng lớn khi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Thiển (sinh năm 1933) ở Đội 6, là cháu đích tôn của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, hiện còn lưu giữ hồ sơ của gia đình.

Tại nhà anh Nguyễn Văn Thiển còn lưu lại nhiều bản văn cổ rất quý, trong đó có 14 đạo sắc do các vua Thiệu Trị, Tự Đức ban tặng cho Nguyễn Văn Hiển, một số liễn đối, vật lưu niệm giấy tờ của dòng họ và một bản gia phả.

Bản gia phả viết bằng chữ Hán có phiên âm chữ quốc ngữ. Có lẽ đã trích từ một bản gia phả nào đó ở Mỹ Chánh nên chỉ chép từ đời thứ 6 trở lại. Tức từ ông Nguyễn Văn Khê đến nay là 9 đời Kể từ vị thỉ tổ là đời thứ 15 .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:13:33 am »

Bản trích gia phả này có những nét tương đồng với các bản gia phả chúng tôi tìm được ở Mỹ Chánh, nhưng có một số chi tiết không giống nhau như ở đời thứ 8, sau khi ghi chép về ông Nguyễn Văn Cẩn và bà Nguyễn Thị Ai như bản 1960 (đời thứ 9) thì lại ghi: Gả cho Quang Trung - Nguyễn Nhạc và không ghi mộ chôn ở đâu, nguyên văn chữ Hán là Nguyễn Thị Bích tột vu của nguyệt sơ thập nhật giá vu Quang Trung - Nguyễn Nhạc, An Thơ, Mỹ Chánh tách đinh tự thử thuỷ (1).

Như vậy chúng ta thấy, hiện nay họ Nguyễn ở Mỹ Chánh và ở Vĩnh Long (Vĩnh Ân cũ), trong mối quan hệ tông tộc với nhau có 3 bản gia phả với ba nguồn gốc khác nhau. Nhưng đều thống nhất là bà Nguyễn Thị Bích người thôn Mỹ Chánh là vợ của vua Quang Trung. Và từ đời bà Bích đến nay đã 6 đời, tương đương với thời kỳ Tây Sơn.

Trong buổi toạ đàm, gia đình cho biết trong thôn Vĩnh Ân có Gò Thỏ, một trong những khu nghĩa địa của thôn. Nhưng trong gia đình không một ai biết có bà Nguyễn Thị Bích là vợ của vua Quang Trung, chỉ truyền lại rằng, hằng năm vào tháng 12 âm lịch, con cháu phải chạp Mộ Bà Vua ở Gò Thỏ. Nhưng con cháu không biết bà vua nào? Quan hệ với gia đình ra sao? Tên tuổi là gì?

Chúng tôi đã đến Mộ Bà Vua như một bí số của dòng họ bao đời nay. Gò thỏ có diện tích chừng một héc ta, cách nhà anh Thiển 1 km về phía Đông Nam.  Gò Thỏ xưa nay là một vùng đất vô danh chỉ có người trong xóm mới biết. Mộ Bà Vua nằm ở cồn cát trắng, không có bia, sơ sài nhỏ xíu như một chiếc nón lá “sè sè như một nắm đất bên đường. 

Với tài liệu của các bản gia phả và sự ghi chép chỉ  dẫn cũng như truyền thuyết của gia đình họ Nguyễn ở Mỹ Chánh và Vĩnh Ân thì mộ Bà Vua chính là mộ của bà Nguyễn Thị Bích, vợ của Hoàng đế Quang Trung.

Câu hỏi tiếp tục đặt ra cho chúng tôi là: bà Nguyễn Thị Bích vào đây lúc nào? Tại sao chết lại chôn ở đây? Bà có con với vua Quang Trung và hiện còn bảo lưu được dòng máu của vua Quang Trung không?

Nguyễn Thị Bích là con út thứ 16 của ông Nguyễn Văn Cẩn (1712 - 17 71), giữ một chức quan nhỏ vào mạt kỳ thời chúa Nguyễn ở Phú Xuân. Mẹ là Nguyễn Thị Ai (1714 - 1772). Nghĩa là ông và bà đều chết trong những ngày đầu khi Tây Sơn khởi nghĩa. 

Qua tìm hiểu các bản gia phả và khảo sát các khu mộ địa của gia đình họ Nguyễn, chúng tôi thấy từ đời thứ 8 trở về trước, mộ họ Nguyễn được táng ở Quảng Trị. Đến đời bà Nguyễn Thị Bích (đời thứ 9) có anh là Nguyễn Văn Tuấn làm quan Thư lại ở cửa biển Đề Di, có vợ là Từ Thị Diệt, người thôn Vĩnh Ân.

Đây là mồi quan hệ sớm nhất của gia đình họ Nguyễn giữa Mỹ Chánh và Vĩnh Ân.  Hiện nay ông Nguyễn Văn Tuấn có mộ chôn ở Gò Thỏ. Con cháu nhận làm phái trưởng của họ Nguyễn thuộc hệ tộc ở Vĩnh Ân. Lúc thôi làm quan, ông về sống ở quê vợ tại thôn Vĩnh Ân.

Bà Nguyễn Thị Bích sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, đã trốn về Vĩnh Ân cùng anh chị em và các cháu để nương thân, lúc chết được chôn ở Gò Thỏ.  cho đến nay, chúng ta biết thêm một bà vợ của Quang Trung quê ở Quảng Trị, một tư liệu quý để khẳng định sự nghiệp chung và tình cảm riêng của Nguyễn Huệ đối với mảnh đất và con người Phú Xuân - Thuận Hoá, bổ xung cho gia thế và sự nghiệp của Quang Trung.


__________________________-
(1) Có thể ghi nhầm hoặc cố ý ghi thêm chữ Nguyễn Nhạc để tránh sự tò mò của người ngoài, cũng như bản gia phả ở Vĩnh Ân lại không ghi mộ táng ở đâu để đánh lừa chính quyền đương thời nếu có ý đinh xấu. Cũng chính vì thế mà bà con ở Vĩnh Ân không biết mộ bà Bích ở đâu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:16:14 am »

Bà Nguyễn Thị Bích gần như là người duy nhất của gia đình Tây Sơn đã chứng kiến toàn bộ trang sử hào hùng của dân tộc dưới thời của Quang Trung, cũng như nỗi đau của vương triều Cảnh Thịnh sau khi sụp đổ.

Bản gia phả “Tái phụng” vào năm 1926 dưới thời nhà Nguyễn của gia đình bà Nguyễn Thị Bích mà mạnh dạn ghi Giá vu Quang Trung Hoàng đế là một việc làm có ý thức bao đời trong dòng họ ngoại của vương triều Tây Sơn, cũng như bà con họ Nguyễn ở Vĩnh Ân đã khôn khéo bảo dưỡng che chở cho bà khi lâm nạn, đến lúc chết, chôn cất thăm viếng, chạp dấy cẩn thận là việc làm dũng cảm đáng trân trọng (1). 

Các tài liệu chúng tôi sưu tập được đều xác định bà Nguyễn Thị Bích có một con trai với vua Quang Trung. Vị hoàng tử này còn sống sót sau những năm tháng bị vua nhà Nguyễn truy tầm, hãm diệt.

Đây là một khả năng để chúng ta có cơ hội tìm kiếm được dòng máu của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung trên quê hương Tây Sơn khởi nghĩa.

Chúng ta không lạ gì với quan niệm đa thê ngày xưa - Vua chúa phải có nhiều cung phi nên khi phát hiện thêm được một số bà vợ của Nguyễn Huệ sẽ làm cho chúng ta bất ngờ, thú vị và cũng không ai hẹp hòi chê trách. Vì ngày xưa, các bậc vĩ nhân, anh hùng nào khi đã có cuộc sống xã hội phi thường thì trong tình yêu cũng lãng mạn và mãnh liệt không kém . . .

Có điều lạ thường là Quang Trung Hoàng đế dám lập một lúc đến hai Hoàng hậu, kẻ Nam người Bắc, lại dự định cầu hôn với một công chúa nhà Thanh Trung Quốc. Sức mạnh của Hoàng đế Quang Trung thể hiện trên mọi phương diện chứ không giống như sự “bề thế của các vua triều Nguyễn về sau, nhưng lại tự định ra luật cấm “4 không”... trong đó cấm không được lập Hoàng hậu!

6. VỀ CÁC CON CỦA VUA QUANG TRUNG


Bà Chính cung Hoàng hậu họ Phạm người Quy Nhơn có với vua Quang Trung 5 người con, 3 trai 2 gái, 3 trai là Quang Toản được phong Thế tử, sau này lên ngôi vua tức Cảnh Thịnh, Quang Thiệu giữ chức Thái tể theo Quang Toản ra Bắc sau ngày Phú Xuân thất thủ (1) và Quang Bàn được Cảnh Thịnh phong làm Tuyên công, lãnh đốc trấn Thanh Hoá.
 
Bà Bắc cung Hoàng hậu có hai con là Nguyễn Văn Đức và nguyễn Thị Ngọc.

Trường hợp khó hiểu là Nguyễn Quang Thùy, làm nhiều người ngờ vực và nhầm tưởng. Quang Thùy lớn tuổi hơn Quang Toàn, đã từng tham gia hụt trong sứ bộ giả vương Phạm Công Trị đi Trung Quốc năm 1790. Vua Càn Long tưởng là con trưởng của Quang Trung nên phong làm Thế tử, sau mới biết mình bị hố nên phong lại cho Quang Toản. 

Quang Toản lên ngôi phong cho Quang Thùy làm Khang công, trấn nhậm Bắc Hà. Năm 1801, Phú Xuân thất thủ, ở Thăng Long, Quang Thùy đã chuẩn bị nghênh đón Cảnh Thịnh và triều thần Tây Sơn bại vong và bôn tẩu ra Bắc.


_______________________
(1) Trong nhiều bản gia phả chúng tôi sưu tầm được ở Trị Thiên thì ý nghĩa hai chữ giá vu có nghĩa là gả cho chứ không phải là gả vào.
(2) Liệt truyện ghi Quang Thiệu là con Nguyễn Huệ nhưng Hoàng Lê nhất thông chí ghi Quang Thiệu là con của Nguyễn Nhạc. Có lần cùng Lê Trung âm mưu lật đổ Cảnh Thịnh, để tự tôn lập ở Quy Nhơn. Việc bại lộ nên bị bắt uống thuốc độc chết. Nhân vật mà Hoàng Lê nhất thống chí ghi là Quang Thiệu đó chính là tiểu triều Nguyễn Bảo như nhiều sử sách đã để lại.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:20:50 am »

Năm 1802, Quang Thùy mở đợt tấn công mạnh mẽ để chiếm lại Phú Xuân. Đội quân do Quang Thùy chỉ huy đã đánh bức được luỹ Trấn Ninh, tiến về sông Gianh thì bị quân Nguyễn đánh lùi; Thùy đưa quân ra Nghệ An thì gặp Cảnh Thịnh, lại mở trận quyết chiến cuối cùng để khôi phục lại Phú Xuân nhưng không thành, Quang Toản, Quang Thùy đều chạy ra Bắc. Nhưng cả hai đều bị bắt, Quang Thùy đã thắt cổ tự tử, tránh cảnh nhục nhã trước những đòn roi hành xác, dã man của kẻ thù.

Do lớn tuổi, có tài năng nhưng không được lên ngôi vì do con dòng chính và dòng thứ nên sau ngày Quang Trung mất có xảy ra xung đột trong nội chính về việc kế vị của Quang Toản và Quang Thùy, thế lực Bùi Đắc Tuyên, cậu ruột Quang Toản đã thắng, Quang Thùy được cử ra cai quản miền Bắc với chức Tiết chế các doanh thủy bộ kiêm Tổng quản binh dân thứ vụ.

Giáo sĩ Langlois ở Thanh Hoá, trong một bức thư đề ngày 5 tháng 2 năm 1793 đã tiết lộ, trong thư viết: “Các con của ông còn nhỏ, người con lớn nhất cũng mới 14 tuổi. Các quan của ông lại đánh lẫn nhau, đã có nhiều người bị giết trong vụ lộn xộn về vấn đề kế vị(1).

Trong Đại Nam thực lục chính biên có ghi tên 3 người con của Quang Trung bị Gia Long bắt vào năm 1801 là Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện, tất cả đều bị bắt được trên đất của phủ Triệu Phong và Quảng Bình (2). Sau đó Đặng Trần Thường cũng bắt được người tên là Thất, con của Nguyễn Huệ (3). .  còn trường hợp Thái tể Quang Duy, Tạ Chí Đại Trường cho là con bà họ Phạm nhưng không chính xác Quang Duy bị bắt và bị hành hình tại Phú Xuân vào ngày 12 tháng 12 năm 1802 cùng với Quang Thiệu và Quang Bàn. Vậy Quang Duy là con ai?

Trong các cô công chúa, lớn tuổi hơn cả là em kế Quang Toản, con của bà họ Phạm, người được gả cho Nguyễn Văn Trị là tướng chỉ huy 10.000 quân để giữ cửa biển Tư Hiền - Quy Sơn vào năm 1801 bị quân Nguyễn ánh bắt, cô công chúa lớn đó được Barizy mô tả như sau:

Ở một phòng khác (phòng này có giam bà Bùi Thị Xuân, bà vợ tướng Võ Văn Dũng, vợ Tư Khấu Định . . .) có vợ viên tướng Fao Ma Theo tức phò mã Trị, em gái nhà vua, còn trẻ. Bà này có thể là một chiến sĩ giỏi(4).

Như vậy, qua các tài liệu được ghi chép rải rác, đã cho chúng ta biết vua Quang Trung có ít nhất 17 người con, 11 trai, 5 người lớn tuổi giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình Tây Sơn là vua Cảnh Thịnh, Tiết chế Quang Thùy, Nguyên súy Quang Thiệu, Đốc trấn Quang Bàn, Thái tể Quang Duy... 4 người bị phát giác và bị bắt khi chạy trốn là Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện và một người tên là Thất. Hai người còn nhỏ bị Nguyễn Ánh quản thúc trong cung cấm vào năm 1801, trong đó có Nguyễn Văn Đức là con của bà Ngọc Hân và một người khác không rõ tên.

6 cô công chúa bị Nguyễn ánh quản thúc trong cung cấm vào năm 1801, trong đó có hai cô là con của Hoàng hậu họ Phạm, một cô bé ngoài 10 tuổi là Nguyễn Thị Ngọc, con của bà Ngọc Hân. Còn ba cô khác mà Barizy ước chừng độ tuổi từ 16 đến 18, trong đó có một cô 16 tuổi trông rất kiều diễm thì không rõ tên gì và mẹ của cô là ai?

Và bao nhiêu người con của Quang Trung trốn thoát được theo mẹ như trường hợp bà Nguyễn Thị Bích thì chúng ta không có đủ điều kiện để biết hơn được nữa. 


_________________________
(1) Thư của Langlois gởi ông Chaumont ở Ma cao, AMEP, Tonkin 692, tr. 412. Có ý kiến cho rằng Quang Thùy và Quang Bàn là con của bà họ Phạm (Nguyễn Xuân Nhân, tr. 105). 
(2) Bản dịch, tập 2. Viện Sử học, 1968, tr. 399.
(3) Đại Nam thực lục chính biên, tập 3, tr. 35. 
(4) Barizy, thư đề ngày 16 tháng 7 năm 1801.  
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 11:27:12 am »

Nhưng tôi tin rằng sẽ tìm ra dòng máu Tây Sơn, các thế hệ thứ 5 thứ 6 của Quang Trung còn lưu dưỡng được trong vùng đất quê hương Tây Sơn khởi nghĩa và đất dựng nghiệp của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

- Nguyễn Quang Hiển là ai ?

Sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung cử Nguyễn Quang Hiển, người cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta sang Trung Quốc. Khi đến Bắc Kinh được vua Càn Long tiếp đón hết sức nồng hậu.  Một đoạn trong bài dụ mà vua Càn Long gửi cho quan cơ đại thần Trung Quốc vào ngày 24 tháng 7 Càn Long năm thứ 54 (năm 1789) như sau:

“ …Ngày hôm nay sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển đến hành tại vừa lúc mở tiệc ăn mừng. Khi làm lễ chiêm cận xong, sứ đoàn sẽ cùng đi với các Vương công văn võ đại thần và vua quan Mông cổ vào nhà hát để xem diễn kịch, Trẫm ban thưởng cho Nguyễn Quang Bình (tức Quang Trung) một pho tượng Quan âm bằng ngọc, một cái như ý bằng ngọc (1), đoạn kim ty và một cái trân châu (2), thưởng cho Nguyễn Quang Hiển một pho tượng La Hán bằng sứ, một cái như ý bằng ngọc, một đoạn kim ty và một hộp bạc. . . Đến ngày 10 tháng 8 là ngày đại lễ sẽ ban thưởng thêm (3).

Sử của ta và sử của Trung Quốc đều xác nhận Nguyễn Quang Hiển là cháu của vua Quang Trung.  Vậy Quang Hiển là con ai? Không thể là con Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì sẽ là con một vị nào đó đã chết sớm trong tổng số 7 anh em Tây Sơn chăng?



7. CÓ PHẢI NGỌC HÂN CÔNG CHÚA ĐÃ GIẾT CHẾT VUA QUANG TRUNG
VÀ SAU NÀY LẤY GIA LONG KHÔNG?

- Ngọc Hân đã giết vua Quang Trung?

Năm 1961, ở miền Nam rộ lên một nghi án lịch sử cho rằng chính Ngọc Hân - Bắc cung Hoàng hậu đã đầu độc Hoàng đế Quang Trung chết năm 1792. 

Tài liệu công bố là do ông Nguyễn Thượng Khánh trên tạp chí Phổ thông, xuất bản ở Sài Gòn từ số 62, 63, 64, 65 vào tháng 8 và 9 năm 1961 với tiêu đề “Vua Quang Trung chết vì một liều độc dược của Ngọc Hân công chúa”. 

Ông Nguyễn Thượng Khánh cho là mình thuộc chi phái Lê Duy Mật của hoàng tộc nhà Lê nhưng đến thời Nguyễn buộc phải đổi họ. Họ Nguyễn: Nguyễn Duy, rồi Nguyễn - Lê . . . đến đời ông thì đổi làm Nguyễn Thượng. Gia đình ông đã sống ở Sài Gòn từ nhiều đời.

Căn cứ trên bản gia phả để lại, ông Nguyễn Thượng Khánh cho đó là một sử liệu thầm kín của dòng dõi Nguyễn - Lê có liên quan đến lịch sử mà xưa nay chưa ai phát giác ra.

Mở đẩu ông viết: “Đêm nay dưới ngọn đèn 60 nến trên căn gác trọ tồi tàn, lọt vào giữa đô thành đầy ánh sáng của miền Nam, tôi mê say viết lên một trang sử liệu mà từ xưa đến nay không ai biết, để các sử gia đương thời tham khảo về cái chết của vua Quang Trung trong một phút hờn ghen mà gây nên” . 

Ông Khánh cho là sau khi hay tin vua Càn Long nhà Thanh hứa gả một cô công chúa cho Quang Trung “trong phút uất ức và cuồng trí, Ngọc Hân quyết định giết Nguyện Huệ” - “Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho Quang Trung uống” và ông thẳng thắn nhìn nhận “Công chúa giết chồng do một phút bồng bột vì quá ghen”. 



________________________
(1) Cái que để gãi lưng khi ngứa.
(2) Hạt chuỗi. 
(3) Theo Đại Thanh thực lục, Q. 1835, 17, 19b.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM