Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Tư, 2024, 02:05:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những khám phá về hoàng đế Quang Trung  (Đọc 104147 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #30 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 09:54:37 pm »

Nguyễn Huệ đã biết trước mọi sự việc và những diễn biến trong nội đình của nhà Lê, nhưng trước đó vẫn sai lính chuẩn bị mọi nghi thức để sang lo tang lễ. Nhưng tôn thất nhà Lê đã không có lời mời, Nguyễn Huệ cho là tự tôn coi mình là người ngoài “dâu chính lễ, rể người dưng”, nhưng đây không phải là việc nhà dâu với rể mà là việc nước, nên Nguyễn Huệ tức giận, liền sai người vào triều bắt hoãn lễ lên ngôi vua của Chiêu Thống, có ý lập một người khác.

Thật không ngờ, khi tôn thất nhà Lê cho người vào báo với Nguyễn Huệ thì đình thần đã làm lễ tấn phong cho Chiêu Thống. Sứ giả Tây Sơn nhận lệnh của Nguyễn Huệ đi ngay, nhưng mới bước vào cung phủ nhà Lê thì lễ đăng quang cũng vừa bế mạc. Đình thần nhà Lê coi là việc đã rồi liền sang báo với Nguyễn Huệ - Huệ càng giận, liền đòi công chúa Ngọc Hân về phủ của mình rồi mắng rằng:

- Tiên đế là của chung thiên hạ, không phải là riêng của hoàng tộc, ta thương mến Tiên đế, hôm qua vì tránh sự hiềm nghi không dám vào thăm, hôm nay muốn kịp lúc chưa khâm liệm, tới nơi để thấy được mặt ngọc, cho trọn cái tình rể con. Song tự dưng ta đến, e rằng không phải phép, sao hoàng tộc lại gạt ta ra ngoài, không thèm mời? Nếu không có ta, thử hỏi triều dình sẽ thành cái gì?  Chính sự sẽ ra cái gì? Cớ sao dám sơ xuất đến như vậy? Ta thử bỏ đây mà xem thử hoàng tộc sẽ làm ăn ra sao?

Nói xong Nguyễn Huệ truyền lệnh cho toàn quân chuẩn bị hành trang để sớm hôm sau rút quân về Nam.

Trong khi xác cha chưa chôn, tang gia bối rối lại nghe Nguyễn Huệ quyết đoán như vậy. Như lửa đốt trong lòng, Ngọc Hân khóc lóc van xin Nguyễn Huệ ở lại. Mặt khác ngầm cho người sang bày tỏ sự tình với Tự Hoàng. Chiêu Thống vội vàng cho người qua phủ của Nguyễn Huệ để tạ tội và xin Nguyễn Huệ ở lại. Bấy giờ, Nguyễn Huệ mới thôi việt rút quân.

Đến ngày lễ thành phục, Tự Hoàng mời Nguyễn Huệ vào điện tế. Nguyễn Huệ mặc đồ tang, đứng ở trên điện tế, xem xét lễ nghi hết sức chu đáo, lúc đang hành lễ thấy viên quan thái giám có thái độ cười nhạt thiếu nghiêm túc. Nguyễn Huệ sai lôi ra chém ngay.  Nguyễn Huệ suốt ngày đếm sắm sửa lễ tang, các đồ lễ tế tuy đơn giản nhưng lễ nghi rất trọng thể, không thiếu một thứ gì.

Nguyễn Huệ nói với triều thần nhà Lê:

- Tôi vâng mệnh vua anh đem quân ra ngoài cõi đi hay ở không còn kỳ hạn nhất định. Tôi vì nghĩa tôn phù mà tới đây, may mắn đã làm xong việc. Nay tôi đã là chàng rể, muốn ở cho hết đạo hiếu với nhạc gia, làm cho xong sớm việc tang tế kịp khi tôi chưa rút về để cho trung hiếu vẹn cả hai bề, đó là ước muốn của tội vậy.

Đến ngày đưa linh cữu, Nguyễn Huệ cưỡi voi, đem ba ngàn quân hộ tống tử cung xuống bến đò, rồi cho lễ rước tử cung xuống thuyền đâu vào đó, mới quay trở lại. . .

Tang lễ xong, công chúa Ngọc Hân về phủ, như hiểu ra được sự vừa lòng của vợ, Nguyễn Huệ nói:

- Tiên đế có hơn ba mươi người con trai, ngày nay báo hiếu lại chỉ có một người con gái, nào có ai giúp đỡ mảy may? Người xưa bảo: “Con gái làm rạng rỡ cho nhà cửa” quả đúng thật?

Công chúa cảm tạ và nói:

- Nhờ công đức của Thượng công, thiếp được báo hiếu với Hoàng khảo, mở mặt với anh chị em, tục ngữ vẫn nói: “Trai không ăn mày vợ, gái phải ăn mày chồng” chính là thế đó?

Nghe vợ nói, Nguyễn Huệ lấy làm khoái chí.  Nguyễn Huệ - Ngọc Hân cả hai đều thông minh, biết điều, họ có cuộc sống gia đình trọn tình, vẹn hiếu thủy chung.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #31 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 09:55:36 pm »

Ngay cả người khó tính như Nguyễn Nhạc mà cũng không tiếc lời khen Ngọc Hân.

Lúc Nhạc ra Thăng Long liền tìm ngay đến phủ của Huệ, Nguyễn Huệ dắt tay Ngọc Hân ra tận cửa phủ chào và nói hết sức thật với anh, Nguyễn Nhạc liền nguôi cơn giận và cũng không đếm xỉa gì đến việc Huệ đã bất kính với anh, không chấp hành nghiêm lệnh của Thái Đức, mà mở lời, Nguyễn Nhạc khen ngay:

- Chà, em vua Tây Sơn làm rể vua nước Nam môn đăng hộ đối như thế là tuyệt, mối nhân duyên đẹp thật.

Rồi lại nói với Ngọc Hân:

- Người quý giá thế này thực không hổ thẹn làm cô em dâu của ta.

Thấy hai vợ chồng Nguyễn Huệ sống với nhau thật hạnh phúc, Nguyễn Nhạc thèm thuồng, muốn có người vợ như Ngọc Hân. Nhạc đã thô lỗ gợi ý với Nguyễn Hữu Chỉnh:

- Chú Thơm ra đây được ngươi làm mối cho cô vợ đẹp riêng ta lại không ư?

Chỉnh thưa:

- Chỉ sợ Thánh thượng chê gái Bắc Hà quê mùa mà thôi, nếu như Thánh thượng rộng lượng bao dung, thì sự đó cũng không phải là khó!

Nhạc cười, rồi nói.

- Thế thì ngươi còn nợ ta đấy, phải trả mau đi nhét Sau khi về Phú Xuân, chúng ta chỉ biết mối quan hệ vợ chồng Ngọc Hân - Nguyễn Huệ qua vài sự kiện như:

- Năm 1787, sứ bộ Trần Công Xán vào Phú Xuân đòi lại đất Nghệ An, tuy không được, nhưng lúc tiễn về, Nguyễn Huệ đem tặng một trăm nén bạc và bảo:

- Đây là quà công chúa gửi tặng, các ông đừng từ chối.

Mùa hè năm 1788, trong chuyến ra Thăng Long lần thứ hai của Nguyễn Huệ gồm 150 voi, 100 võng cáng, trong đó có hai chiếc kiệu sơn son thiếp vàng, một cái cho Nguyễn Huệ, một cái cho Ngọc Hân.

Do thiếu sử sách biên chép nên chúng ta không thể biết thêm những lời nói, cử chỉ trìu mến giữa hai vợ chồng Ngọc Hân và Nguyễn Huệ, mà chủ yếu là chỉ biết qua thơ văn của Ngọc Hân và thơ văn đương thời viết về Ngọc Hân.

Công việc của Bắc cung Hoàng hậu trong việc triều chính ở Phú Xuân lúc vua Quang Trung còn sống, được ghi lại trong một số biểu văn đương thời. Như một số bài biểu chúc mừng Ngọc Hân nhân dịp tết Đoan Ngọ (5 - 5 âm lịch) có đoạn như sau - Bài biểu do triều thần chúc tụng.

“ …Kính nghĩ Hoàng hậu u là ánh sáng toả lan của lá ngọc cành vàng, là chi nhánh của sông Ngân, sông phái. Lúc bà vu quy cung nhân theo thử bậc, thuận lòng giúp rập, giặt giũ áo xiêm, tiếng tột đã chói lọi, nên cung kính thuận hoà, khi đưa dâu theo hằng trăm cỗ.

Lúc gà gáy, nửa đêm, Bà ân cần giúp Hoàng đế mặc áo thêm để lo việc triều chính. Đặt nền tảng đầu tiên là Bà, có một lần Bà đã ựông viên nhắc nhở quân binh mang áo giáp ra chiến trường thì phải mang về chiến thắng.

Về tề gia trị quốc, Bà đã tham gia vào việc chiến chinh của Hoàng đế. Bà khiêm nhường hoà nhã, vẫn phát huy mãi cái phẩm chất trong sáng tự nhiên
”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #32 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 09:57:09 pm »

Một bài biểu khác chúc mừng Hoàng hậu Ngọc Hân có đoạn: “kính nghĩ Hoàng hậu bệ hạ là dòng dõi Hoàng tộc, ân đức rạng rỡ, đánh đàn rủ áo mà hoà mục phong hoá thanh trong. Đọc kinh Thư, giải kinh Dịch làm nền tảng cho việc đẹp đẽ dồi dào, đưa mày quẫy tay, siêng cần lo việc thành tựu .  nghiệp cả. Sinh nhà Hạ, hưng nhà Chu, tạo lập nên, công nghiệp lớn

Lúc sống ở kinh đô Phú Xuân, có thể Ngọc Hân đã sáng tác nhiều thơ văn, nhưng chúng tôi mới tìm được có ba bài:

- Biểu chúc mừng Quang Trung nhân dịp lễ tứ tuần (1792).

- Ai tư vãn.

- Văn tế vua Quang Trung.

Dù mới tìm được có ba bài, nhưng Quang Trung là chủ đề cảm xúc lớn lao trong sự nghiệp sáng tạo thơ văn của Ngọc Hân.

Có người cho rằng, tác phẩm tiêu biểu nhất của thời Tây Sơn có lẽ là bài văn tế vua Quang Trung của Ngọc Hân. Nếu giá trị đích thực của văn tế là ở chỗ chọn điển cố súc tích cho hợp với tình cảnh đang có thì bài văn tế của Ngọc Hân không thua gì một bài văn tế nào mà chúng ta có được.

Dù là thể loại văn tế, nhưng bài văn tế của Ngọc Hân chứa đựng một nỗi lòng da diết thương tiếc quay quắt đối với vua Quang Trung.

Tơ rứt tấm lòng ly biệt
Châu sa, giọt lệ cương thường.

Nhớ phen bên Nhị thuận buồm, hội bái việt chín châu lừng lẫy. Vừa buổi Cầu Ngân sẵn nhịp, đoàn ỷ la đôi nước rõ ràng.

Hôn cấu đã nên nghĩa cả.
Quan san bao quản dặm trường. . .


Nhưng tiếng lòng của Ngọc Hân đối với Quang Trung sâu kín, bão táp nhất vẫn là nội dung chứa đựng trong bài Ai tư vãn. Tiếng lòng đó lúc nức nở, nghẹn ngào, tan nát nhưng có lúc dồn dập, hùng hồn, kiêu hãnh như chính cuộc đời của bà và vua Quang Trung.

…Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biệt bao công trình.
….
Trằn trọc luống đêm thâu ngày tối
Biết cậy ai dập nỗi bi thương .
Trông mong luống những mơ màng
Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say
Khi trận gió hoa bay thấp thoáng
Ngờ hương trời bảng lảng còn đâu
Vội vàng sửa áo lên chầu
Thương ôi! Quạnh quẽ trước lầu nhện giăng

Quyết liều mong vẹn chữ “tòng”
Trên “rường” nào ngại, giữa ‘dòng” nào e!
Con trứng nước thương vì đôi chút
Chữ “tình thân” chưa thoát được đi.
Vậy nên nấn ná đôi khi
Hình nay còn ở, phách thì đã theo. . .


Tiếng lòng đó của Ngọc Hân đối với Quang Trung không thể là tình yêu giả tạo, lạnh lùng, chịu đựng. . . để rồi như ai đó đã buộc tội cho Bà . Và nếu như không có các nhà nghiên cứu hôm nay thì chắc không ai giải được nỗi oan thiên cổ cho Bà nơi chín suối.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #33 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:00:09 pm »

Bà lấy vua Quang Trung đó chỉ là vì hiếu đối với cha, vì xã tắc của nhà Lê, nhưng lại bị Tôn thất của nhà Lê ruồng bỏ vì cho Bà ăn phải “bã” của Tây Sơn nên đã “phản phúc”.

Khi về với Quang Trung ở Phú Xuân, Bà đã trung hiếu trọn bề với chồng, với Hoàng hậu họ Phạm, với nhạc mẫu Nguyễn Thị Đồng, với con của mình và các con của những bà vợ khác, với thị nữ, quần thần nhà Tây Sơn.

Quang Trung chết, nhứ đất vỡ - trời tan, một tai ương bất chợt ập đến, choáng váng, Ngọc Hân có thể chết đi được để vẹn chữ “tòng” dù là thắt cổ hay nhảy xuống sông. . . Nhưng vì hai con tuổi còn trứng nước, vì tình thâm cốt nhục nên bà chưa thể đi chung thuyền với vua Quang Trung. Thể xác còn đây nhưng hồn thì đã gửi gắp. Thế mà có người như Nguyễn Thượng Khánh lại cho rằng vì bà không kìm nổi sự cuồng nộ của một cơn ghen xé lòng, nên đã tự tay bỏ thuốc độc để giết Quang Trung. Mỉa mai thay?

Người viết lên điều đó để buộc tội Bà lại cũng mệnh danh là một tôn thất nhà Lê? Do cả tin vì những lời di huấn trong gia phả cũng do con cháu của nhà Lê truyền lại.  Động trời đến thế, nhưng sự đời thì đó cũng chỉ là lẽ thường tình, vì tài năng nào xuất hiện chói sáng như những ngôi sao một thời, vụt tắt, để lại cho hậu thế. . . dù không biên chép thì cũng để lại truyền tích, người đời sau cứ thêu dệt và huyễn hoặc cho ly kỳ, mầu nhiệm.

Câu chuyện Ngọc Hân lấy Gia Long mới thấy cái kỳ quái của thứ tài liệu bất thành văn giàu sức tưởng tượng. Đó mới thấy cái tai vạ gây ra do những nhà văn đã quay lưng với sự thật, trớ trêu thay!

Cần phải trả lại sự trong sáng cho Ngọc Hân, một nỗi hàm oan, một nỗi đắng cay tủi nhục từ phía dòng họ của Bà, buộc Bà phải chịu đựng.  Dòng họ của Bà đã hai lần giết Bà: Lúc Bà sống và sau khi Bà chết. Quang Trung đã giải phóng tâm hồn Ngọc Hân, đưa Bà từ một con người thường tình thành một tài năng sáng tạo lớn cửa đất nước. Giờ đây Quang Trung đã chết, Bà cũng mất, ai là người giải phóng nỗi trầm luân bởi những nghi án lịch sử gán ghép cho Bà từ nhiều phía và đã quá lâu!

Hỡi những nhà văn! Những nhà nghiên cứu!

Không! Công chúa Ngọc Hân - Bắc cung Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Trung không thể chết được mặc dù hài cốt của Bà đã bị vua Thiệu Trị ra lệnh đào bới đổ xuống sông!



9. VỀ VIỆC HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG CẦU HÔN VỚI CÔNG CHÚA NHÀ THANH


Gần đây, có một số nhà nghiên cứu không thừa nhận có sự kiện vua Quang Trung xin cầu hôn với công chúa nhà Thanh, Trung Quốc.  Nhưng các tài liệu lịch sử để lại thì có xác nhận điều đó nhưng dừng lại ở nhiều mức độ khác nhau. 

Sách Hoàng Lê nhất thông chí chép rằng: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây".

Điều đó là không phải do bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua muốn xem ý nhà Thanh ra sao mà thôi, nhưng vừa lúc ấy thì Quang Trung bị bệnh rồi mất” (1).  Đại Nam chính biên liệt truyện ghi là: “Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được” (2).


____________________________
(1) Tập II, 1986, tr. 208
(2) Quyển 30, t. 41b.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #34 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:02:28 pm »

Như vậy theo hai tài liệu trên thì việc Quang Trung xin cưới một công chúa của Càn Long mới chỉ trong dự định của một ý đồ liên quan đến vận nước của hai bên.

Thuyết thứ 3: Với ý kiến mạnh mẽ, công bố vào năm 1943 trên báo Trung Bắc chủ nhật với đầu đề: phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã  bằng lòng trả cho vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây làm nơi đóng đô và gả công chúa” (1). Tác giả của bài báo đã dựa vào những chi tiết đáng tin cậy trong bản gia phả của nhà họ Vũ do ông Vũ Vĩnh Thứ, cháu ba đời của Vũ Văn Dũng soạn năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Đức 22 (1869). 

Nhưng quan trọng nhất là một sắc mệnh của vua Quang Trung gửi cho Vũ Văn Dũng vào tháng 4 âm lịch (1791), do một phái viên đặc biệt của nhà vua cử đi từ Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) mang đến trực tiếp giao cho Vũ Văn Dũng, khi Vũ Văn Dũng đang nghỉ dài hạn ở nhà.
 
Bản sắc mệnh có nội dung như sau:

Sắc Hải Dương Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiên gia lĩnh Bắc sứ kiêm toàn ứng tấu thỉnh Đông, Tây lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.
Thận chi! Thận chi!
Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.
Tha nhất tiền phong, Khanh kỳ nhân dã, khâm tai sắc mệnh.
Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật
”.

Dịch nghĩa:

Sắc sai Hải Dương, Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh sứ đi sứ Trung Quốc kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn công chúa để khiêu khích tự ái vua Thanh.
Cẩn thận đấy! Cẩn thận đấy!
Hình thế dụng binh là ở chuyến này cả. Ngày kia làm tiên phong chính là khanh đấy.
Sắc mệnh nhà vua.
Ngày rằm tháng 4 năm Quang Trung thứ 4
(1791). 

Căn cứ theo các tài liệu thì đoàn sứ của Vũ Văn Dũng đã lên đường sang Trung Quốc và được bệ kiến với vua Càn Long, xin tâu hai việc: Xin cầu hôn và xin đất đóng đô. Đó chỉ là cái cớ, còn thực tâm là vua Quang Trung muốn dụng binh đánh Trung Quốc mà Vũ Văn Dũng chính là vị tướng tiền phong trong tương lai. 

Vẫn theo nguồn tài liệu trong hồ sơ của gia đình họ Vũ thì hai việc ấy khi Vũ Văn Dũng tâu lên, được vua càn Long đích thân phê vào tờ biếu và đưa cho triều thần đình nghị.

Đình thần chưa kịp bàn xét thì ngay hôm sau, Vũ Văn Dũng nhân được nhà vua cho bệ kiến ở Ỷ Lương Các, Dũng lại tiếp tục dâng tấu xin vua Càn Long ban cho hai yêu cầu nói trên. Vua Càn Long đều chuẩn y cả hai đề nghị đó, nhưng nhà vua chỉ muốn trao cho một tỉnh Quảng Tây làm đất đóng đô mà thôi.

Sau ngày tiếp sứ đoàn của Vũ Văn Dũng ở Ỷ Lương Các, vua Càn Long đã sai bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam đẹp duyên với Quốc vương.  Nhưng chỉ sau đó mấy hôm, Vũ Văn Dũng nhận được tin chẳng lành là vua Quang Trung đã mất.  Mọi việc đều dang dở. Vũ Văn Dũng cùng đoàn sứ Việt Nam ôm mối hận trở về.

___________________________
(1) Số tết năm Quý Mùi, tr. 20, 21, 28.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:05:25 pm »

Việc chỉ có thế, mà ông Nguyễn Thượng Khánh lại đi quá xa, cho rằng hôn lễ đã được vua Càn Long và vua Quang Trung chuẩn bị chu đáo, và sẽ tổ chức tại cửa ải hai nước, lễ động phòng cũng diễn ra ở đó, điều đó dẫn đến hành động táo bạo của Ngọc Hân sau một cơn ghen, do không kiềm chế nổi nên đã ra tay giết vua Quang Trung bằng thuốc độc.

Nhưng chúng ta cần phê phán thái độ không dám nói đúng sự thật như một số nhà nghiên cứu gần đây, muốn né tránh sự việc “động trời” nói trên, dù đó là một sự thật lịch sử. Bởi vì trong hồ sơ Bang giao lục thời Tây Sơn có ba bức thư nói về việc cầu hôn (thỉnh hôn biểu) của vua Quang Trung.  Sau đây là bản dịch tờ biểu cầu hôn.

Thần vốn là kẻ áo vải, được nhờ ơn cả, lạm giữ cõi Nam. Từ khi vào triều cận nơi cung khuyết (1) đã được cách làm lễ bảo kiên vấn an. Lại được ban thưởng trọng hậu, ơn sủng dồi dào. Phàm là việc mà cõi phương Nam từ xưa nay chưa ai từng được ưu hậu như thần cả.

Đến khi thần về nước, lại được đặc ân mọi bề, cấp ban thánh chỉ, ơn cao lồng lộng của nhà vua thật không sao kể ra cho xiết! Thần là kẻ nhỏ nhoi ở nơi hẻo lánh xa xôi chẳng ngờ được thưởng ân lộc đến thế! Tấm lòng canh cánh ngày đêm mong sao sớm được đền đáp. Song thần chưa có dịp để thực hiện. Chỉ mong thường được gõ cửa trời, gần nhìn bóng nhật nhưng ở phương xa, núi sông cách trở.  Sức muôn làm nhưng không được như ý. Hễ qua khỏi cửa Nam Quan thì thân cũng hoá thành sơ. 

Thần vẫn mơ tưởng khúc nhạc quân thiều, ngóng trông Vân Hán, hằng e mình rồi cũng đến như hạng tầm thường, bị liệt ra ở ngoài vòng thanh giáo làm phụ lòng công ơn trời bể của Thánh từ. Trộm nghĩ - Thánh nhân tỏ lòng giúp đỡ phiên thần đế nối lại chỗ sơ thành ra thân thiết, phần việc đều cư xử như đạo xưa.

Nước thần ban đầu, vua Kinh Dương chịu mệnh nơi Viêm Đế, bà Âu [ kết duyên cùng vua Lạc Long. Tổ nước Văn Lang mở cõi Giao Chỉ, trăm trai nối dõi, từng làm phên dậu phía Nam, may nhờ phúc ở Trung Hoa, được nổi danh là Văn hiến, thế đại dẫu đã xa, nhưng sử sách còn đủ để khảo xét. 

Từ khi nhà Tống dấy lên, ràng buộc nước thần, nên mới ra ngoài vòng đức hoá, không liệt vào hạng minh đường, chỉ để như hạng hành bộc khác mà thôi.

Nhà Thanh ta được trời quyến cố, rộng đến muôn phương, chỗ nào có bóng mặt trời soi đền đều coi muôn dân như con chung một bọc, như con một nhà.

Kính nghĩ - Đại Hoàng đế bệ hạ đức ngang với trời đất, đạo cao hơn vua Hiên, vua Nghiêu, vỗ về cho chư hầu mến phục, dịu dàng cho người xa hướng về không phải là kiểu tầm thường như các triều đại gần đây.

Thần lạm được Thánh thượng coi như con ruột, liệt vào hàng thân vương. Phận này, dù tận nơi xa khuất, nhưng tình ấy vẫn kể như vô cùng. 

Thiết nghĩ - muôn vật đều không giấu mình được với trời đất. Con cái không thể giấu tính được với mẹ cha, thì chuyện riêng của gia đình không thể che giấu được bậc chí tôn. Mới đây, nhà thần gặp việc không may
(2) thiếu người giữ việc chăm lo hương khói. Trên nền xây dựng phong hóa cũng thiếu người đỡ đỡ đần. Vậy muốn núp dưới bóng cây ngọc để bám vững vào gốc dân.


_________________________
(1) Ý nói vua Quang Trung (giả vương) đã sang Trung Quốc năm 1790.
(2) Ý nói, thân mẫu Nguyễn Thị Đồng vừa chết năm 1790.  Chánh cung họ Phạm chết năm 1791.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #36 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:09:47 pm »

Ngưỡng trông Thánh triều phát tích từ nơi Trường Bạch, mang đền phúc lành cho con cháu hàng ngàn, hàng ức, nối đời phồn thịnh. Lâu nay, cứ việc là vua thì chọn nơi quý hiềm để gả công chúa chứ không có lệ lập hôn đến các phiên thần ở cõi phương xa. Phép luật đã nghiêm nhặt như thế, thì làm sao có thể vươn tới cành ngọc cho được, chỉ vì một nỗi niềm riêng tư trông ngóng, việc cử trăn trở mãi không thôi.

Trộm mong cành ngọc nhà trời lan rộng khắp mọi chốn mọi nơi, ngõ hầu thần được hưởng phúc lành theo dấu gót lân, đem phong hoá quan thư ban ra cho mọi lẽ, những việc tề gia thuận thảo ở chốn gia đình sẽ là mẫu mực để dân trong nước học theo. Tập làm quen với nề nếp chôn Trung Hạm gạt bỏ thói cũ, khiến thần dân trong nước thoả niềm uởc mong của vòng đức hoá, cao sang.  Mong sao dòng dõi của thần, đời đời được giữ mãi làm phiên phong, hưởng mọi sự tốt lành! Đó là điều mong lớn của thần. Do ở phương xa lại có việc xảy ra bất trắc nên thân đã bàn với bầy tôi, ai cũng không dám nhưng vì thần mà họ đề nghị phải làm.  Cửa vua muôn dặm, trông ngóng đăm đăm.

Nay đành đánh bạo mà làm, tự nghĩ cũng cần nên cân nhắc, nhưng vì tỏ lòng thành kính, sai kẻ bồi thần sang xin triều kiến, thay mặt thần, họ sẽ nói lên nỗi lòng thần muôn bày tỏ.

Mong sao cho được đấng anh minh rủ thương xét cho thần vì tấm lòng chân thành, trìu mến, tha thứ cho thần những lời mạo muội, táo bạo trong việc xin cầu hôn.

Thần ở biển Nam, ngóng trông sao Bắc xin kính chúc Thánh thiên tử sông lâu muôn tuổi, mãi mãi là cha mẹ của dân vạn nước.

Thần xiết bao lo lắng, ngóng trông!”



10. QUANG TRUNG GIẢ QUANG TRUNG THẬT:
NHỮNG NGHI VẤN VÀ HIỆN THỰC LỊCH SỬ

Sau chiến thắng lừng lẫy vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cử Nguyễn Quang Hiển cầm đầu một phái đoàn sứ đi Trung Quốc. Choáng ngợp trước vũ công hiển hách của vua Quang Trung nên vua Càn Long đã tiếp đoàn ta hết sức ưu hậu.

Vua Thanh sức cho Đốc phủ Quế Lâm bắt bọn Lê Chiêu Thống cạo đầu mặt quần áo Trung Quốc, cấp lương thực như mọI người dân thường để khi phái đoàn ta đến Quế Lâm sẽ đưa đến xem tận mắt, để Quang Hiển không còn nghi ngờ gì về việc bao che của Thiên triều, nuôi dưỡng cho bọn vua quan lưu vong này để về sau hòng có cơ hội đưa về nước hoạt động nữa. (1)

Càn Long muốn xem tận mắt con người bằng xương bằng thịt Quang Trung như thế nào mà oai vũ làm kinh thiên động địa cả cõi Đông nên vua Thanh từ chối không nhận các phẩm vật mà sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển dâng biếu, lấy cớ là vua Quang Trung chưa được liệt vào hàng phiên thần của Trung Quốc và muốn thế, thì sang năm (1790) Quang Trung phải đích thân đến kinh đô nhà Thanh triều cận nhân dịp triều thần tổ chức đại lễ Vạn Thọ mừng vua được tuổi 80 (2)


___________________________
(1) Đại Thanh thực lục, Q. 1329, t. 10a, 12a. 
(2) Đại Nam chính biên liệt truyện, Q. 40, t. 38a
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #37 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:13:56 pm »

Ngày 26 tháng 1 năm 1790, sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển về nước thì ngày hôm sau vua Quang Trung đã dâng biểu tạ ơn, và xin hứa sang năm sẽ sang triều yết (1).

Nhận được tờ biểu của vua Quang Trung trong đó ghi vào tháng 3 sẽ tiến kinh như yêu cầu của vua Thanh để chúc thọ đức vua 80 tuổi, Càn Long xem biểu ấy lấy làm vui mừng, rồi phê ngay vào tờ biểu:

…Ta sắp được gặp nhau là điều mong ước lớn.  Rồi giao cho sứ thần để chuyển lại cho vua Quang Trung (2)

Trước khi tiến kinh, vua Quang Trung đã có công văn thông báo cho viên quản đạo Tả Giang có quốc thân Đặng Văn Chân, Phạm Công Trị, cùng một số quan chức và nhạc công soạn hơn 10 bài từ khúc, nhạc công đã luyện tập công phu, xin phái đi trước .

Khi thưởng thức 10 bài nhạc dân tộc của ta, Càn Long đã nhận xét: Đó là những ca khúc rất hợp lệ và liệt đội nhạc công vào hạng Thái thường để cho cung kính (3).
 
Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An tiếp tục báo về kinh cho vua Càn Long biết lịch trình và thành phần của đoàn như sau: Đoàn dẫn đầu là Quang Trung, Quốc vương, con là Quang Thùy cùng các quần thần cao cấp trong đó có Ngô Văn Sở. Ngày 29 tháng 3 sẽ khởi hành ở kinh đô Phú Xuân, ngày 15 tháng 4 sẽ qua biên giới . . . 

Nhận được biểu tấu của Phúc Khang An, Càn Long xuống chỉ phong cho Nguyễn Quang Thùy làm Thế tử và đợi khi vào triều sẽ ban phát sắc thư, áo, mũ. . . Nhưng sau này, C án Long mới biết mình đã bị nhầm. Quang Thùy không phải là đích tử của Quang Trung nên mới phong lại cho Quang Toản (4). 

Bài dụ của Càn Long có đoạn: “Đại Hoàng đế phong cho Quang Thùy làm Thế tử, thực không biết Quốc vương còn có con trưởng hiện ở lại giữ quốc đô (phú Xuân)... Đại Hoàng đế đã sai Nội các đổi làm tờ sắc khác để phong cho con trưởng là Quang Toản làm Thế tử” (5).

Khi được Phúc Khang An báo tin là vua Quang Trung đã đến Lạng Sơn, vua Càn Long đã tặng cho Quang Trung và Khang An mỗi người một tập thơ cổ Trung Quốc in trên đá và một bài ngự chế của vua Càn Long (6).

Khi đến đất Lưỡng Quảng, Phúc Khang An đã chi phí một ngày 400 lạng bạc cho sứ đoàn rồi truyền đi các tỉnh trên đường sứ đoàn đi qua hằng ngày phải xuất kinh phí ở mức tương tự như thế để đón tiếp đoàn.

Quan đầu tỉnh Giang Tây vì nể sợ Quang Trung và tự ái với Lưỡng Quảng nên đã chi phí cho đoàn 4000 lạng bạc mỗi ngày, ngoài chi phí yến tiệc thuyền xe phu ngựa không biết bao nhiêu mà kể. Quan đầu tỉnh Nhiệt Hà không biết đón tiếp thế nào cho phải lệ, vì lần này Càn Long tiếp Quốc vương ở Nhiệt Hà. Nên các quan Nhiệt Hà bàn với nhau rằng, nếu các nơi dọc đường tổ chức thịnh soạn thì Nhiệt Hà không nên làm sơ sài. Nhưng phải xin ý kiến của nhà vua.

Nhận được biểu tấu của quan Nhiệt Hà, ngày 10 tháng 6, đời Càn Long thứ 55 (1790), nhà vua ra một chỉ dụ thật dài gửi cho các quan quân trong nước, phân tích tính chất lợi hại của cuộc đón tiếp và kêu gọi chỉ nên chi phí vừa phải.


_____________________
(1) Đại Nam chính biên liệt truyện, Q. 30, t. 38a
(2) Đại Thanh thực lục, Q. 1346, t.13a - 14b. 
(3) Đại Thanh thực lục, Q. 1851, t. 37b.
(4) Đại Thanh thực lục, Q.1363, t. 29b - 30b. 
(5) Đại Việt quốc thư, bản dịch, Sài Gòn, 1967, t. 313. 
(6) Đại Thanh thực lục, Q. 1356, t. 21b - 26a. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #38 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:17:25 pm »

Bài dụ có đoạn viết: “… Đến như mỗi năm Trẫm ban yến cho vương công đại thần Mông Cổ và sử thần các nước mỗi lần trên dưới 100 bàn ăn mà cũng tiểu chừng 1.000 lạng bạc trở lại. Trẫm xét việc này đều do Phúc Khang An lúc bắt đầu trù liệu không biết tính toán toàn bộ lại có phần chủ quan cho rằng: Quốc vương nước Nam thân hành tiến hình là việc chưa từng có trong sử sách bèn thổi phồng việc lên. Có tỉnh phải bắt dân sửa sang đường xá, cầu đò cho đẹp đẽ và trang hoàng thật lộng lẫy nhà cửa hai bên đường đi, thậm chí có nơi bắt chặt hết những cây khô ở hai bên đường mà trang trí lại. (Đời nhà Tuỳ người ngoài Phiên vào chầu, các cây cối đều phủ gấm vóc nhưng ở đường vẫn có người đói rách nên chê cười). . . Vả lại, Trung Quốc ưu đãi thái quá, tựa hồ Quang Bình (tức Quang Trung) muốn gì được nấy nên chúng ta ngại không nên lấy nhiều của trong kho ra chỉ để làm việc cho cực kỳ tôn trọng. Việc đối với thể thông lại còn quan hệ hơn, lẽ nào đường đường một thiên triều to lớn lại phải cung ứng một cách khoe khoang xa xỉ cho một vài kẻ phiên thần ngoại di.  Nguyễn Quang Bình lần này tiến kinh rồi sau mỗi khi có triều cận, y lại tiếp tục đến. Nếu lần nào cũng chi phí tốn kém như lần này thì lấy tiền đâu ra để trang trải được. . .” (1).

Thực ra tân tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An cũng biết nhục nhã, xót xa khi mất tiền tốn của, bỏ công để cung đốn cho sứ đoàn của Quang Trung vì sợ Người, Người sẽ sang hỏi tội mình như trước đây đã từng trị tội nguyên tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, nên đành phải làm thế mà thôi. 

Nhưng sợ lộ những suy nghĩ thầm kín đó, nên Khang An đã đưa tin đi khắp nơi nên tiếp đón phái đoàn cao cấp của nước Nam một cách trọng hậu cũng như mình cho phải lẽ.

Càn Long đã không hiểu ý nghĩ sâu xa của viên tổng đốc dưới quyền của mình và khôn khéo hơn, Khang An tung hoả mù, bịt luôn đầu mối đưa tin, cho đó là dư luận chung. Và các quan tỉnh khác như Giang Tây lại hưởng ứng ngay để tỏ ra mình không thua ải, coi đây cũng là dịp để tham ô, đục nước béo cò. . . Càn Long đã không hiểu điều đó nên ngày hôm sau, 11 tháng 6 lại tiếp tục ra thêm một chỉ dụ, sức điều tra hư thực thế nào. . .

“…Hồi tháng 5 vừa rồi, Quốc vương An Nam là Nguyễn Quang Bình vào đất Giang Tây, đường sá cầu đò những nơi đi qua đều sửa sang chỉnh tề, đẹp đẽ và cung đốn, khao thưởng yến tiệc đều sang trọng, lịch sự. Trẫm xét việc viên phủ đạo Nhiệt Hà trình với triều thần rằng Nhiệt Hà đã tiếp giấy báo từ Giang Tây đền nói rõ mỗi ngày cung đốn cho Quang Bình 4.000 lạng bạc. Trẫm cho thế là quá đáng, nên đã xuồng chỉ sức cho Phúc Khang An và đốc phủ các tỉnh Hồ Quảng, Hà Nam và Trực Lệ xem xét lại sụ cung đốn tốn kém như thế là do tỉnh nào trước, cứ thật tình mà tâu báo lên và sức các tỉnh ấy tính giảm dần dần cho vùa phải (2). 

Đắng cay như vậy, nhưng khi tiếp đón phái đoàn cao cấp của nước ta ở biệt thự Quyền A, Càn Long đã chuẩn bị một bài thơ chúc mừng Quốc vương với lời lẽ thân thiện “yêu hoà bình” như sau:

Doanh phiên nhập cận trị thời tuần
Sơ kiên hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai tượng quốc
Cứu kinh nhu viễn chi trung dịch
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Gia hội ư kim miễn thể nhân
Vũ uyển văn tu thuận thiên đạo
Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân
(3)


______________________________
(1) Đại Thanh thực lục, Q. 1857, t. 27b - 28a. 
(2) Đã đối chiếu nguyên văn trong Đại Thanh thực lục, Đại Việt quốc thư và Đại Nam chính biên liệt truyện, Q. 30, t. 89b.
(3) Đại Thanh thực lục, Q. 1357, t. 27b - 18a
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #39 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2009, 10:24:59 pm »

Nghĩa là:

Người đến giữa lúc ta tuần du
Mới gặp mà như đã thiên thu
Xưa nay là việc chưa từng có
Lệ cống người vàng chuyện xuẩn ngu!
Người xa nhưng Trẫm luôn nhắc nhở
Hội ngộ thịnh thời thoả uởc mơ
Dựng văn bãi võ cho phải đạo
Đại Thanh bền vững vạn ngàn thu.


Vua Quang Trung đã có họa thơ tặng Càn Long như sau:

Thượng tái cung chiêm ngọc lộ tuần (1)
Khuynh quỳ (2) nhất niệm hiệu tôn thân
Ba chừng quế hải tuân hầu độ
Nhật noãn minh giai
(3) kiến thánh nhân
Vạn lý thê hàng quy hữu cực
Cửu trùng
(4) vũ lộ mộc đồng nhân
Kiều hành cảnh nguởng vô côn thọ
Phả xuất tư đào để thế xuân.


Dịch thơ:

Tiến triều gặp lúc ngọc lộ tuần
Một lòng hưởng tới đức tôn thân
Sóng yên biển quế theo hầu độ
Đất nước thái bình có thánh nhân
Thuyền xe m uôn dặm đà đến bến
Chín tầng mưa móc gội thế nhân
Cầu chúc thiên tử muôn trường thọ
Góc bể chân trời chung hưởng xuân
(5)

Lịch làm việc của phái đoàn cao cấp của nước ta tại Trung Quốc được Quang Trung thông báo cho Thế tử Quang Toàn và đình thần ở kinh đô Phú Xuân, khi Quốc vương đang ở công quán Viên Minh như sau:
 
Ngày 17 tháng 6, ta ở tỉnh Hồ Bắc lên đường đi về phía Bắc, ngày đêm đều đi rất gấp. Ngày 7 tháng 7 đã đền địa hạt Lương Hương, quan bộ Lễ họ Đức vâng lệnh chỉ Thanh đế đền tận nơi đón, cùng uống trà, như vậy là đặc ân riêng.

Sáng hôm sau lên đường qua kinh đô, tối hôm mùng 10 tiến đến hành cung ở sông Nhiệt Hà. Bồi thần cùng các viên chức linh công
(6) và người đi hộ vệ đều được yên vui.

Sáng sớm ngày 11, tước công họ Phúc
(7)đưa vào vâng chỉ, được diện kiến, Thanh đế rất vui mừng và đẹp lòng, đặc cách gia ân cho thơ do chính đức vua làm, cùng mũ, áo, ngựa với một vạn lạng bạc và một cổ mũ để vào chầu.

______________________
(1) Kiệu vua đi có 4 người khiêng gọi là Ngọc Lộ. 
(2) Rau quỳ - canh lá đều nghiêng về mặt trời mọc, nên gọi là hướng dương.
(3) Vua Nghiêu, trước sân có trồng cây minh giáp, trong một tháng âm lịch cứ từ ngày 1 đến ngày 15, mỗi ngày mọc thêm một lá, còn từ 15 đến 30 mỗi ngày rụng một lá. Nếu tháng thiếu thì ngày mồng 1 tháng sau vừa mọc vừa rụng một lá - cây ấy trong bài thơ trên ý nghĩa về thời thái bình.
(4) Chỗ vua ở, thềm có 9 bậc, ví như trời có 9 tầng, đồng nhất giữa vua và trời.
(5) Quẻ Kiền trong kinh Dịch biểu hiện sức mạnh, chỉ tuổi thọ của vua.
(6) Các nhạc công và diễn viên múa hát chầu.
(7) Bản dịch của Hoàng Văn Hòa, trong Đại Việt quốc thư, tr. 335. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM