Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:59:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419211 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lemaithuy
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #110 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2008, 11:59:17 pm »

Các đồng chí ơi cho em hỏi thông tin về đồng chí Lương Hữu Sắt. Tôi là em của anh Sắt đã bị thất lạc địa chỉ lâu rồi, ai có thông tin về địa chỉ của anh Sắt giúp giùm gia đình em với. Xin cảm ơn nhiều
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 05:46:36 pm »

Lang thang trên mạng thấy bài này có một số thông tin hơi lạ: http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.psks.phongsu.27247.qdnd


Chiến công quả cảm của anh hùng không quân Vũ Xuân Thiều


Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Xuân Thiều trước đây là một học sinh Trường phổ thông Chu Văn An, niên khóa 1959-1962. Bản chất hiền lành, giản dị, học giỏi, hay giúp đỡ bạn nên Vũ Xuân Thiều được mọi người quý mến. Tốt nghiệp trung học, Thiều trúng tuyển vào học khóa 7, ngành Vô tuyến điện Trường đại học Bách khoa. Khi đang chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp, anh tình nguyện nhập ngũ, được tuyển chọn vào Binh chủng Không quân, được cử đi học lái máy bay MIG-21 ở Liên Xô trước đây từ giữa năm 1965.

Đang học bay bên nước bạn, Thiều được tin, giặc Mỹ đã dùng máy bay B-52 đánh bom miền Bắc Việt Nam ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình từ ngày 12 tháng 4 năm 1966. Các đồng chí Phùng Thế Tài, Đặng Tính, Tư lệnh và Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân khi gặp Bác Hồ đã hứa với Người, “cán bộ, chiến sĩ quân chủng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn đánh thắng B-52”.

Các phi công Việt Nam cùng khóa học với Thiều, ai nấy đều thể hiện quyết tâm học bay thật tốt để nhanh chóng về nước chiến đấu, tiêu diệt nhiều máy bay địch, tìm cách đánh thắng được B-52 Mỹ.

Năm 1968 tốt nghiệp về nước, Thiều nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Trung đoàn 921. Sau một thời gian, anh cùng các phi công Vũ Đình Rạng, Đinh Tôn... được điều về phi đội 5 huấn luyện bay và chiến đấu ban đêm.

Thời gian này, máy bay B-52 Mỹ liên tục ném bom rải thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn những hoạt động vận tải của binh đoàn 559 chi viện chiến đấu cho miền Nam. Cuối năm 1971, một số sĩ quan không quân được cử đến Quảng Bình, Vĩnh Linh nghiên cứu hoạt động chiến đấu của máy bay B-52. Một số đơn vị ra-đa cũng được điều đến đây nhằm bảo đảm cho các đơn vị phòng không, không quân chiến đấu đánh B-52 Mỹ.

Hồi 19 giờ ngày 4-10-1971, phi công Đinh Tôn nhận lệnh xuất kích đánh một tốp B-52 nhưng vì máy bay địch quay lại Thái Lan nên MIG - 21 của Đinh Tôn không được đánh B-52 địch lần ấy.

Đêm 20-11-1971, được thông báo có B-52, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích từ sân bay Anh Sơn, phóng tên lửa trúng chiếc B-52 Mỹ do phi công Kalp Wetter Haln điều khiển.

Chiếc B-52 không rơi tại chỗ nhưng bị hỏng phải hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanomb ở Thái Lan, sau đó phải tháo rời đưa về Utapao.

Cuối tháng 12 năm 1972, Kalp Wetter Haln bay trên một B-52 khác, bị tên lửa ta bắn rơi tại Hà Nội, bị bắt làm tù binh đã khai với ta trường hợp B-52 của Kalp bị MIG-21 của Vũ Đình Rạng bắn rơi.


Ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn thông qua kế hoạch dùng máy bay B-52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Từ 18-12, Mỹ bắt đầu chiến dịch tập kích đường không đánh phá Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trên miền Bắc. Tối 27-12-1972, các phi công trực chiến đấu được thông báo có B-52 từ Mộc Châu đến. Lúc 22 giờ 30 phút, phi công Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh từ sân bay Yên Bái, phát hiện mục tiêu, đã tăng tốc độ đạt 1.200km/g, bay lên độ cao 10.000m, phóng 2 tên lửa ở cự ly 2.000m, tiêu diệt chiếc B-52 số 2 rồi vòng gấp sang trái, hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.

Rút kinh nghiệm đánh B-52 của phi công Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân, thực hiện quyết tâm: “Bắn rơi B-52, bắt sống phi công B52 Mỹ”, Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo với trung đoàn trưởng:

- Lần sau khi phát hiện B-52, xin phép cho tôi được xuất kích tiêu diệt. Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó!

Và rồi cuối cùng, anh đã thực hiện được mơ ước cao đẹp ấy của mình.

Đêm 28-12-1972, được thông báo có B-52, Vũ Xuân Thiều nhận lệnh xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy. Lúc này nhiều sĩ quan cao cấp của quân chủng như Đào Đình Luyện, Trần Mạnh, Trần Hanh… đã có mặt tại Sở chỉ huy mặt đất. Anh Lê Thiết Hùng dẫn đường bay, hướng dẫn Vũ Xuân Thiều tiếp cận B-52 địch ở độ cao 10.000m. Thiều báo cáo về Sở chỉ huy mặt đất:

- Hồng Hà (mật danh Sở chỉ huy). Sao Mai (mật danh MIG của Thiều) đã thấy rõ Mây Đen (mật danh B- 52). Mây Đen bắt đầu thả khói vàng.

- Sao Mai. Tiếp cận công kích.

- Hồng Hà. Sao Mai đã công kích. Mây Đen chỉ bị thương. Sao Mai xin công kích lần 2. Quyết tiêu diệt Mây Đen.

- Sao Mai! Sao Mai!… Sao Mai! Sao Mai!…

- Không có tín hiệu trả lời. Ra-đa cũng mất tín hiệu.

Lúc này là 21 giờ 45 phút ngày 28-12-1972.

Hôm sau, tỉnh đội Sơn La báo cáo: Đêm qua có một máy bay B-52 bị cháy rơi, một MIG-21 cũng rơi gần đó trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực chiếc B-52 Mỹ bị cháy rơi. Chiếc MIG-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa lắm. Đơn vị và nhân dân địa phương đã tổ chức trọng thể lễ an táng phi công Vũ Xuân Thiều tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Sơn La.

Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.


Sau này, hằng năm các bạn chiến đấu trong Quân chủng gặp nhau vẫn nhắc đến câu nói lịch sử của Thiều hôm rút kinh nghiệm đánh B-52: “Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ là tôi lao thẳng vào nó…”.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện được quyết tâm và hoài bão cao đẹp của mình. Anh được tặng Huân chương Quân công hạng ba, sau đó được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở Hà Nội hiện nay đã có một đường phố mang tên Vũ Xuân Thiều.

Tháng 10 năm 2002, một số chuyên viên Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam sang công tác bên Mỹ đã đọc cuốn sách “Không chiến trên bầu trời Bắc Việt” của nhà xuất bản Squadron, bang Tếch-dát trưng bày ở Viện Bảo tàng Bay Hoa Kỳ tại Oa-sinh-tơn. Các anh chị thấy trong cuốn sách nói nhiều đến chiến công của những phi công Nguyễn Văn Cốc, Trần Hanh, Phạm Tuân, Phạm Thanh Ngân, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Đức Soát, Đinh Tôn, Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Tiến Sâm… và 3 phi công đã bắn rơi B-52 Mỹ: Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều.

Nói đến chiến công của Vũ Xuân Thiều, tác giả Istvan Toperczer viết:

“Hồi 21 giờ 41 phút ngày 28-12-1972, được thông báo có B-52, phi công Vũ Xuân Thiều nhận lệnh xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy, theo chỉ huy của Sở chỉ huy mặt đất đuổi đánh tốp B-52.

Phát hiện mục tiêu trên bầu trời Sơn La, Thiều tiếp cận, phóng một tên lửa. B-52 trúng đạn. MIG-21 của Vũ Xuân Thiều bay sát rồi lao thẳng vào máy bay Mỹ, vỡ tan cùng chiếc máy bay B-52” .

Không phải đây là cuốn sách duy nhất ở Hoa Kỳ viết về chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều. Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh ruột liệt sĩ Thiều cho tôi xem bức thư của cháu anh, một sinh viên Việt Nam đang học bên Hoa Kỳ gửi về, kèm theo bài báo của một tác giả Mỹ viết về trận không chiến mà Thiều đã lao thẳng chiếc MIG-21 của mình vào chiếc B52-D của sĩ quan không quân Mỹ mang tên Lewis trên bầu trời Sơn La đêm 28-12-1972.

Trên căn gác nhà 21 Đặng Dung, Hà Nội, nơi Vũ Xuân Thiều trước đây vẫn hằng ngày đạp xe đi học tại Trường Chu Văn An, Trường đại học Bách khoa, vợ chồng Đại tá Vũ Xuân Thăng đã đưa tôi xem nhiều lưu niệm của Vũ Xuân Thiều khi anh còn học tại Trường Chu Văn An, Trường đại học Bách khoa, nhiều sách, báo viết về chiến công của Anh hùng Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, nhiều kỷ vật của Thiều hoặc nói về Thiều mà gia đình còn giữ. Trong những kỷ vật đáng quý đó có mảnh xác chiếc B-52 Mỹ đã bị MIG của Thiều tiêu diệt trên không phận Sơn La, được đơn vị chiến đấu của Thiều gửi tặng.

Kim chiếc đồng hồ Quân chủng tặng gia đình đặt bên bàn thờ Vũ Xuân Thiều đã được đặt cố định ở 9 giờ 45 phút (đêm), cái thời điểm vinh quang mà người phi công anh hùng Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hy sinh.

ĐỖ SÂM


Bác altus có ý tưởng gì về mấy chỗ tô màu không?

À nhân tiện bác nào còn link down cuốn MiG-21 Units of the Vietnam war thì cho em xin với.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2008, 06:49:28 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #112 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 06:36:38 pm »

Ý tưởng của tôi là tác giả đã mô đi phê sách của bác Chơn, thêm dấm thêm ớt lăng nhăng.

Sách của Toperczer, quyển viết về MIG-21, hầu như hòan tòan là dịch LSKQNDVN, lấy ra làm đối chứng người ta cười cho thối mũi.

VXT vs. B-52 của Lewis thì status là disputed claim, chứ bọn Mỹ không công nhận.

Cái mảnh xác B-52 kia thì đáng tìm hiểu thêm. Tuy nhiên sau khi đọc tòan bài thì tôi hơi bi quan.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2008, 06:39:19 pm gửi bởi altus » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 07:38:03 pm »

Chỉ "hơi" thôi thì vẫn còn lạc quan chán Grin

Tổ lái của tay Lewis kia có claim là bắn hạ được MiG không bác?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #114 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 02:37:18 am »

Chỉ "hơi" thôi thì vẫn còn lạc quan chán Grin

Tổ lái của tay Lewis kia có claim là bắn hạ được MiG không bác?

Theo tôi hiểu thì không. Bọn này bị bắn rơi, tuy nhiên bọn Mỹ phán là do SAM.

http://home.att.net/~jbaugher/1956.html

Trích dẫn

56-591/610      Boeing B-52D-75-BO Stratofortress

605 (7th BW, assigned to 43rd SW) shot down by SA-2 SAM
               over North Vietnam 12/27/72 during Linebacker II.
               Two crewmembers KIA, four ejected and became POWs.
               This plane may also be the second B-52 claimed as
               a MiG-21 air-to-air victory, and may correspond to
               Vu Xuan Thieu firing 1 K-13 (AA-2 Atoll) AAM from
               MiG-21 of the 921th Sao Sao Fighter Regiment "Red
               Star", based at Cam Thuy.  The MiG-21 was also
               destroyed by the resulting explosion.
               Parts of this plane are on display in Lenin Park,
               Hanoi and Ngoc Ha, near Hanoi.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:14:05 am »

Ớ bác ơi, thằng này bị hạ đêm 27 rạng 28, đêm Phạm Tuân đánh cơ mà.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #116 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:35:02 pm »

Ớ bác ơi, thằng này bị hạ đêm 27 rạng 28, đêm Phạm Tuân đánh cơ mà.

Nói chung trong trường hợp anh Thiều thì bọn Mỹ khi muốn đặt dấu hỏi cũng không có nhiều lựa chọn, chỉ có mỗi thằng này là có vẻ có lý, sau khi đã tính chênh lệch giờ. Phạm Tuân thì bọn nó đánh dấu hỏi với thằng này cơ:

Ebony 2    B52D      12-26-72    U-Tapao     Capt Robert Morris       No. 56-0674
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #117 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 06:01:00 am »

Tay Lewis này hắn viết hồi ký kể lại trường hợp của mình như sau:

(Trích từ: LINEBACKER: The Untold Story of the Air Raids over North Vietnam, Karl J. Eschmann)

Trích dẫn
The events of the Cobalt 01 mission were clearly recollected by the pilot, Frank Lewis, and a detailed transcript provided to this author recalled his crew's harrowing experience of the shootdown and their captivity:

On 26 December 1972,1 was the aircraft commander of a B-52D that was targeted on a rail yard north of Hanoi. My crew members were: Capt. Sam Cusimano, copilot; Maj. Allen Johnson, EWO; Lt. Col. Jim Condon, radar navigator; First Lt. Bennie Fryer, navigator; and SMSgt. Jim Gough, gunner. We were armed with eighty-four, 500-pound bombs internally and twenty-four 750-pound bombs under the wings. We took off from Anderson AFB, Guam, about 1800 local time. It was still not quite dark.

Takeoff and climb-out were routine. We were number Two in a three-ship cell code-named Cobalt. En route to our refueling north of the Philippines, both Lead and Three experienced problems with their electronic-warfare equipment. We assumed lead in the cell because our equipment was operating normally. Refueling was routine, with all ships taking a maximum offload of fuel.

At about 1045 (Guam time) we coasted in over South Vietnam and began rendezvous with about fifty other aircraft. After establishing Cobalt cell correctly in this long linear stream of aircraft, the entire formation turned north off the coast of South Vietnam. As we proceeded north about ten to fifteen miles off the coast of North Vietnam, I did not observe any activity over Dong Hoi or Vihn as we passed abeam of these two North Vietnamese coastal cities. As we passed Haiphong, still several miles off the coast, I saw a considerable amount of AAA activity over the city. Additionally, two SAMs were launched in an almost vertical trajectory. They were, of course, no threat to us. We were now at an altitude of 35,000 feet, running at about 350 KIAS, and beginning to make small timing corrections to put us over target plus or minus thirty seconds, which guaranteed us safe separation.

We proceeded north of Haiphong, making landfall, but continuing north almost to the Chinese border. At this time we made a large turn to the southwest and established our run-in heading to Hanoi. Cobalt cell was on time and on heading, with Two and Three each a mile and a half in trail, stacked five hundred feet up. All running lights were extinguished. The time was about 2330 (Guam). Shortly after turning inbound on Hanoi, I authorized the cell to go to independent bombing mode, which means that each aircraft used its own radar to locate and attack the target which was just across the Red River north of Hanoi.

I was handling UHF communication with the rest of the cell as well as any HF traffic. The copilot was talking to our support package on the second UHF radio. Of some concern to me was the likelihood of not seeing SAMs targeted against us. I had the copilot run his seat full up to give himself the best chance of clearing right. I also reiterated to the gunner that his primary responsibility was to clear for SAMs from behind. In order to help in this process, I was making shallow turns left and right of course. I could now see considerable AAA activity in the distance around Hanoi. There was a lot of 37mm AAA which I could see coming up through a milky undercast in their characteristic seven-round sequence before detonating. I estimated this undercast at about ten thousand feet, based on observing it in relation to the 37mm rounds. There was also a considerable amount of heavier-caliber AAA detonations in front of us and nearer to our altitude, but still low. We were getting lots of AAA signals and SAM signal activity. At about this time I saw SAM launches beginning. Under the undercast, their launch was evident as a diffused orange glow. As they broke through the undercast they looked like fast-moving white lights. These initial SAMs were not a threat.

Cobalt Two and Three kept up a constant radio chatter, calling out every SAM they saw. I ordered Cobalt cell to cease SAM calls unless they appeared to be an immediate threat. As we continued inbound, the SAM activity increased. I think I may have seen as many as ten SAMs in the air at one time. The radar navigator acquired his offset aimpoint (I believe it was the Hanoi railroad highway bridge). Offsets were reconfirmed with the navigator. Everything was go. My bomb direction indicator (BDI) was centered. We were about two minutes from the bomb release. At this time the EWO called SAM guidance signals at ten o'clock. At almost the same time I saw two SAMs break through the undercast. They stabilized on my windscreen at about ten o'clock low. I made a slight turn into them and back to my bomb-run heading. They moved with me and restabilized. I confirmed to the EWO that two SAMs were locked-on and tracking us. We were within sixty seconds of bomb release.

At this point there was nothing to do except allow the SAMs to get closer. I waited until I could stand it no longer, until the twin SAMs looked like huge train lights bearing down on us, counted to three, and broke hard left into them. They began to move up and right on the windscreen, and I immediately started a hard turn back right to get back on my bomb-release heading. The two SAMs passed immediately high in front of us. I did not see them detonate. From this point things began to happen very fast. We were probably inside thirty seconds to bomb release.

Amazingly, I remember, the BDI was centered after my rather violent SAM evasive turn and recovery. The EWO said, "Pilot, we are going to get it!" In that split second I started to tell Al that they had just missed. Before I could say a word, we were hit with a tremendous concussion. The only similar experience I've had was running into a telephone pole at fifty mph in a small car. Everything went into slow motion. My forward and side windscreens turned to opaque sugar and disappeared. I felt a hot burning across my shoulder. The warm, red glow of the safe cockpit lighting was replaced with the harsh white of the emergency floodlights. My oxygen mask blew off my face from the force of the air rushing out of my lungs. White sparks were coming out of the instrument panel in front of me. After what seemed like a long time, the torrent of air coming out of my mouth stopped and I reconnected my oxygen mask. The control yoke I was holding was like a wet noodle. All pitch-and-roll authority were gone from my position. I do not recall whether I had any rudder control.

The aircraft had pitched over slightly into a descent, but we were wings level. I couldn't tell this from my ADIs which were tumbling, but I could see the outside horizon created by the undercast and the sky in the distance. There was a bright orange glow out my left window. I remember mentally kicking myself for having missed seeing the SAM which I assumed had hit us on the left side of the aircraft. From this orange glow I knew that we were burning.

I reached across to grab my copilot's control yoke. He was still holding it. Pushing and pulling on it as hard as I could, I couldn't get it to move, and there was no aircraft response. The wind blast and noise were tremendous. The copilot's ADI was frozen in an incorrect steep climb indication. We were gathering speed in the shallow descent and were up to about 400 KIAS. I immediately pulled the throttles back to cut our speed but felt the nose of the aircraft drop abruptly. I firewalled all eight engines and saw two red fire-warning lights blink on for the two right inboard engines. I remember at the time pausing momentarily to wonder how come my right engines were on fire when the SAM had hit us on the left side. Going to max power on all engines caused the aircraft to dish out of the dive and almost, but not quite, come level. I never touched the throttles again.

I knew that we had taken a fatal hit and were going down. I knew we were burning and potentially riding a bomb with over 60,000 pounds of ordnance and 200,000 pounds of JP-4. We were still, as near as I can judge, inside our thirty seconds to bomb release. I never did feel the bombs drop, if they did. At this point I determined to get my crew out. I hit the abandon switch and ordered bailout into what seemed to be a dead intercom. I gave the ßame bailout order over my UHF radio but heard no feedback. I looked at my copilot and pointed up to the ejection hatch.

Sam looked around and then began fiddling with a panel on his right. I took off my oxygen mask, reached over and hit him, and having gotten his attention, yelled for him to bail out. He again looked around quizzically. I remember hearing a dull thump behind me and thinking that someone ejected. Sam was still looking around. I assumed the ejection position and reached down and rotated my seat-arming handles exposmg the ejection triggers. Again I looked at Sam. He was watching me. I pointed to my now-stowed control yoke and then up at the large hole left above me where the ejection hatch had blown off. I remember thinking how bright and beautifully clear the stars looked. I pointed up to Sam's still-in-place ejection hatch and both yelled and motioned for him to eject. Still no response. I assumed an ejection position and squeezed the ejection triggers.

Hoàn toàn không đả động gì đến MIG.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 11:25:48 am »

Từ chiến dịch LINEBACKER II đến bàn đàm phán PARIS

MẠNH KIM
(KTNN số 445 Ngày 20.12.2002)


87 chiếc pháo đài bay Boeing B- 52 Stratofortress từ căn cứ không quân Andersen (Guam) cùng 42 chiếc B-52 từ căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan U-Tapao gần Sattihip (Thái Lan) đã kéo vào bầu trời Hà Nội đêm 18.12.1972, mở đầu chiến dịch oanh kích kinh hoàng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trận chiến 12 ngày đêm khốc liệt nhất chiến tranh Việt Nam - “Điện Biên Phủ trên không" - bắt đầu. Ngay trong trận đầu tiên, chiếc B-52 số 8201 đã bị hai hoả tiễn SAM bắn rơi và ba trong sáu phi công phi hành đoàn nhảy dù bị bắt. Chiến dịch “Linebacker II”, mà quân đội Mỹ gọi là "món quà Giáng sinh" cho Hà Nội, được thiết kế để có thể làm thay đổi thế trận xuống dốc và cục diện bất lợi của Mỹ tại chiến trường Việt Nam, sau loạt thất bại trên mặt trận ngoại giao - cuối cùng cũng không cứu nổi sự nghiệp chính trị của Tổng thống Nixon và chính “Điện Biên Phủ trên không” đã mở màn cho việc sập tiệm của một cuộc chiến dài hơi kéo dài qua bốn đời tổng thống Mỹ. Thử nhìn lại nguyên nhân chính đưa đến sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" và kết quả của nó...

Đàm phán

Từ tháng 5.1968, cuộc chiến Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận : mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Ngày 13.5.1968, phái đoàn đàm phán Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH) gặp nhau lần đầu tiên tại Pháp, mở đầu cuộc thương lượng marathon kéo dài hơn bốn năm. Từ Hà Nội, chỉ thị được gửi đến phái đoàn với nội dung : 1/ Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện; 2/ VNDCCH ngưng tấn cộng các khu phi quân sự; 3/ VNDCCH đồng ý cuộc họp bốn bên về giải pháp chính trị cho tình hình Nam Việt Nam nhưng chính quyền Sài Gòn phải công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Suốt từ 1968 đến đầu 1972, hàng loạt cuộc gặp gỡ đã diễn ra, nhưng hai bên - với Bộ trưởng Xuân Thuỷ cùng cố vấn Lê Đức Thọ đại diện VNDCCH và ông William Averell Harriman (sau đó là Henry Kissinger) đại diện chính phủ Mỹ - đều bất đồng. Thời gian này, chính phủ Nixon bắt đầu thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh (“Vietnamization” - do Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird đặt). Tháng 6.1969, trong khi Nguyễn Văn Thiệu gặp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại đảo Midway để bàn chương trình Việt Nam hoá chiến tranh (kế hoạch rút quân từng bước của quân đội Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam) thì tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, MTDTGP cùng nhiều tổ chức yêu nước cũng tổ chức bầu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (CPCMLT) do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và Hội đồng cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu. Sự ra đời của CPCMLT - như một đối tác chính trị chính thức đại diện Nam Việt Nam - đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris...

Từ đầu năm 1970, cuộc chiến ngoại giao xảy ra chủ yếu giữa hai đối thủ : Henry Kissinger và Lê Đức Thọ (hai người gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc họp vào ngày 21.2.1970 tại Pháp). Đầu năm 1972 , khi cuộc đấu trí căng thăng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pháp chưa ngã ngũ, Chính phủ VNDCCH đánh giá : “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhiệm vụ quân sứ cần kíp là đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị, binh vận, phát triển thế tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền nam..., đánh bại chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ...”. Ngày 30.3.1972, bộ đội tổ chức tấn công qui mô vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Một tuần sau, ngày 6.4.1972, Mỹ không kích ác liệt (chiến dịch Linebacker I). Mùa hè đỏ lửa 1972 bắt đầu. Ngày 2.5.1972, trong khi tiếng súng chưa ngưng tại Việt Nam, ở Paris, cuộc họp giữa Kissinger và các đồng chí Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ được tái lập. Ngày 18.10.1972, Kissinger sang Sài Gòn, đưa chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bản dự thảo kế hoạch hoà bình. Nguyễn Văn Thiệu bất mãn, cho rằng mình bị xử ép vì Mỹ chỉ tìm tiếng nói từ phía Hà Nội chứ không phải Sài Gòn. Trong hồi ký Our endless war, Trần Văn Đôn (Tổng tư lệnh ngụy quân kiêm Tổng trưởng quốc phòng) kể rằng Thiệu chỉ đồng ý với dự thảo hiệp định hoà bình với bốn điều kiện : 1/Không có chính phủ liên hiệp; 2/ Quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam; 3/ Tôn trọng tính trung lập của khu phi quân sự; 4/ Giải quyết những bất đồng chính trị còn lại giữa hai miền mà không có sự can thiệp nước ngoài.

Tại sao bế tắc?

Với chính quyền Sài Gòn, sự rút lui quân đội miền Bắc khỏi miền Nam là yếu tố quan trọng mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này có thể thấy rõ trong báo cáo của Bùi Diễm (đại sứ VNCH tại Mỹ từ 1962-1972) : “Tôi vẫn còn nhớ những gì tổng thống Thiệu nói, khi tôi gặp ông ấy vài tuần trước khi ký hiệp định Paris : Hãy đến gấp Washington và Paris và ráng cố hết sức. Đặt vấn đề quân đội miền Bắc rút khỏi lãnh thổ chúng ta vào lúc này có lẽ quá muộn nhưng còn cơ hội thì chúng ta cứ thử. Nếu không thể đạt được những đòi hỏi cơ bản cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ gặp rắc rối về lâu dài...”. Cùng lúc, chính quyền Thiệu nhận ra rằng chính sách Việt Nam hoá chiến tranh là đòn thoái bộ trong danh dự của Mỹ. Ngày 24.10.1972, Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội , chỉ trích và bác bỏ Văn bản thoả thuận 20.10.1972; trong khi đó, bên Mỹ, khi trở về Washington, Kissinger loan báo với giới báo chí : "Hoà bình đang trong tầm tay"...

Văn bản thoả thuận 20. 10. 1972 nói gì? Có thể điểm lại vài điểm chính : 1/ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hiệp định này, Mỹ phải hoàn thành việc rút quân, bao gồm nhân viên quân đội và cố vấn quân sự; cùng lúc, hủy mọi căn cứ quân sự Mỹ trên đất Việt Nam. 2/ Việc thống nhất hai miền Nam-Bắc sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và đặc biệt không có sự can thiệp nước ngoài; trong khi chờ đợi, miền Nam và miền Bắc không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự. 3/ Chính phủ VNDCCH, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH cử đại diện thành lập ban liên hợp quân sự bốn bên để giám sát việc thực hiện ngừng bắn cũng như việc rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam... Tháng 11.1972, Thiệu cử đặc phái viên Nguyễn Phú Đức sang Mỹ, gõ cửa Nhà trắng, thuyết phục Washington tìm cách “câu giờ” tiến trình đàm phán giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Tiếp đó, Nguyễn Văn Thiệu đưa tướng Alexander Haig bức giác thư yêu cầu Washington giúp sửa 69 điểm trong Văn bản thoả thuận... (Theo Các cuộc thương lượng L ê Đức Thọ - Kissinger, vài tài liệu khác ghi "96 điểm"). Tuy nhiên, dù muốn cứu Thiệu, Nixon cũng không còn cách vì chính ông cũng đang chết đuối trong chính  trường Mỹ. Trong bốn năm  cuối cùng ở cương vị tổng thông, Nixon đã làm mất thêm 20.553 lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam, đối mặt làn sóng phản chiến bạo động nhất trước giờ và uy tín bị suy yếu bởi ảnh hưởng từ xìcăngđan “Bộ tài liệu Lầu năm góc” (toàn bộ kế hoạch chi tiết về cuộc chiến Việt Nam mà viên chức Lầu năm góc Daniel Ellsberg bí mật cung cấp cho tờ NewYork Times đăng tải vào tháng 6.1971)...

Trong hồi ký, Tổng thống Nixon thú nhận rằng việc Quốc hội tước quyền hành động quân sự khiến ông chỉ có thể hù VNDCCH bằng miệng, nhưng Hà Nội lại biết rõ điều này. Cuối năm 1972, các cuộc đàm phán nhằm thống nhất những bất đồng còn lại tiếp tục bế tắc, trong khi Chính phủ VNDCCH lợi dụng mùa tranh cử tổng thống Mỹ để gây áp lực Washington - như lời kể trong quyển Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ -Kissinger. Khi Kissinger đưa kiến nghị sửa đổi gồm 69 điểm của Nguyễn Văn Thiệu cho Lê Đức Thọ, phía VNDCCH bác bỏ. Ngày 13.12.1972, khi quan điểm tiếp tục bất đồng và chính quyền Sài Gòn cương quyết không ngồi vào bàn thương lượng, hai bên Henry Kissinger- Lê Đức Thọ tạm ngưng làm việc Hôm sau, Tổng thống Nixon gửi tối hậu thư, yêu cầu Hà Nội tái đàm phán trong vòng 72 giờ. Hà Nội từ chối. Ngày 15.12.1972, Lê Đức Thọ lên đường về nước, tạt qua Bắc Kinh và Moscow. Ngày 18.12.1972, khi Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về tới nhà ở phố Nguyễn Cảnh Chân, chiến dịch "Linebacker II" bắt đầu...

Trận chiến cuối cùng của sự nghiệp Nixon

Theo trung tướng Lê Văn Tri (nguyên Tư lệnh quân chủng phòng không - không quân), kế hoạch đánh B-52 được phác thảo từ tháng 2.1972 và hoàn thành vào tháng 5.1972. Như vậy, một trận chiến như "Điện Biên Phủ trên không" đã nằm trong thế chủ động trước. Trước năm 1972, miền Bắc có hệ thống phòng không với các chiến đấu cơ MIG cùng 26 vị trí tên lửa đất đối - không SA-2 Guideline - theo sử gia quân sự Mỹ Waiter J. Boyne. Đêm đầu tiên, Mỹ tung 129 chiếc B-52, hơn 200 tên lửa SAM được bắn trong đêm này và ba chiếc B-52 bị trúng. Cũng trong đêm đầu tiên, xạ thủ Samuel Turner trên chiếc B-52 Brown 03 bị một MiG-21 bắn gục (vụ tử nạn đầu tiên trong lịch sử B-52). Những phi công Mỹ bị bắt trong trận đầu tiên đã được đăng ảnh trên hai tuần báo Time và Newsweek vào vài tuần sau. Đêm thứ hai kết thúc với hai chiếc B-52 bị hỏng và đêm thứ ba trở thành bi kịch, khi bốn B-52G và hai B-52D bị bắn cháy. Một trong những phi công bị bắt - trung tá Keith Heggen - chết vào 10 ngày sau do vết thương nặng từ vụ cháy máy bay.

Vào Giáng sinh, Nixon ra lệnh 36 giờ ngừng bắn và trận “Điện Biên Phủ trên không” đợt hai tiếp tục được tiến hành với cường độ kinh hoàng hơn, bởi sự tham gia của 120 chiếc B-52. Chỉ trong đêm này, B- 52 đã thả 9.932 quả bom. Ngày 27.12, phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21 từ sân bay Yên Bái bắn rơi một B-52 tại Mộc Châu (Sơn La). Cuối cùng, ngày 30.12.1972, chiến dịch “Linebacker II” kết thúc. Chiếc B-52 cuối cùng hạ cánh xuống căn cứ Guam vào trưa cùng ngày. Trong chiến dịch “Linebacker II”, B-52 thực hiện 729 chuyến bay (trong số 741 chuyến bay dự kiến), thả 15.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam (một tài liệu khác của Mỹ ghi "hơn 36.000 tấn bom") . Hà Nội đáp trả với khoảng 1.240 tên lửa SAM. Theo Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945- 1975, riêng tại Hà Nội, số nạn nhân thiệt mạng là 2.380 người ; 1.355 người bị thương ; 7 trong 9 ga xe lửa bị phá hủy ; 4 trong 5 cầu ; 4 trong 5 bến phà ; 1/3 nhà máy; 5 bệnh viện; Đài tiếng nói Việt Nam và phố cổ Khâm Thiên cũng như nhiều tài sản - di tích văn hoá khác bị hư hỏng nặng... Theo thiếu tướng Trần Văn Giang, nguyên chính ủy sư đoàn phòng không Hà Nội, số máy bay Mỹ bị bắn cháy trên bầu trời Việt Nam trong 12 ngày đêm kinh hoàng tháng 12.1972 là 81chiếc, trong đó có 34 B-52 và 47 máy bay chiến thuật, 47 phi công bị bắt sống. Theo sử gia quân sự Mỹ Walter J.Boyne, số máy bay B-52 bị bắn rơi là 15 chiếc, cùng 13 máy bay chiến thuật và có tổng cộng 92 phi công B-52 bị bắn rơi (59 người bị bắt sống, số còn lại chết hoặc mất tích). Số phi công bị bắn rơi từ các máy bay Mỹ khác là 29 người, với 17 người bị bắt sống và phần còn lại chết hoặc mất tích...

***

Giá trị lịch sử của "Điện Biên Phủ trên không" như thế nào? Washington nói rằng chiến dịch "Linebacker II" là “chiến thắng”, một chiến thắng kinh điển của chiến thuật dùng quân sự gây áp lực ngoại giao. Hà Nội chấp nhận tái đàm phán, nhưng để đánh giá chiến thắng thuộc phe nào thì chỉ cần xem kết quả chung cuộc từ hiệp định Paris 27.1.1973. Hiệp định này gần như không khác mấy bản dự thảo tháng 10.1972 và như vậy bên thật sự thắng lại chính là Chính phủ VNDCCH vả kẻ thua nặng nhất là chính quyền Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào Hiệp định Paris 27.1.1973, dù trong thâm tâm bất mãn tột độ. Tại sao Thiệu chịu ký? 11 ngày trước khi các bên ngồi quanh chiếc bàn tròn tại Paris để ký Hiệp định 27.1.1973, ngày 16.1.1973, Nixon phái tướng Alexander Haig sang Sài Gòn thuyết phục Thiệu (chính xác hơn là gây sức ép). Bùi Diễm đã thuật lại vài chi tiết từ cuộc gặp này (dẫn lại từ www.ehistory.com) : Quyết định cuối cùng của Sài Gòn trong việc ký Hiệp định chỉ ra đời sau loạt thông điệp đau đớn giữa hai tổng thông Nixon và Thiệu mà trong vài thông điệp Tổng thống Nixon đã dùng thứ ngôn ngữ ngoại giao cứng rắn nhất, ít thấy trong hoạt động ngoại giao, chẳng hạn nếu Thiệu ngoan cố không ký vào Hiệp định, viện trợ của Mỹ sẽ "cắt hoàn toàn...và nếu ông (Thiệu) từ chối không tham gia với chúng tôi, Chính phủ VNCH sẽ gánh toàn bộ trách nhiệm các hậu quả... Nếu ông không đưa câu trả lời tích cực vào trước 12 giờ trưa theo giờ Washington, vào ngày 21.1.1973, tôi sẽ cho phép tiến sĩ Kissinger tham gia tiến trình ký Hiệp định mà không cần có mặt chính phủ ông”.

Đúng là Nguyễn Văn Thiệu không còn chọn lựa nào khác và chấp nhận nhiều điều kiện khó chịu, kể cả nhìn nhận sự tồn tại hợp pháp của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam!


------------------------------------------------------------------
Tài liệu:

- Nhớ về trận "Điện Biên Phủ trên không, nhiều tác giả, NXB TP.HCM, 2002.
- Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ- Kissinger, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, NXB Công an Nhân dân, 2002.
- Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945 - 1975, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện sử học, NXB Giáo dục, 2002.
- Paris Agreements of 1973. North Vietnamese and PRG expectations, www.ehistory.com
- Vietnamization - American assessment, www.ehistory.com
- Linebacker Days, http://members.aol.com/dpoole 1272/home/lbdays.htm
- Linebacker II, Walter J. Boyne (cựu đại tá không quân, nguyên giám đốc Viện bảo tàng không gian - hàng không quốc gia Hoa Kỳ, sử gia quân sự), Air Force Magazine, Vol. 801 No. 11
- How Nixon plotted to prolong Vietnam, Martin Kettle, The Guardian 12.8.2000
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 01:12:52 pm »

Linebacker I & II nên được Việt hoá như thế nào?

Nhiều sách báo của ta phiên âm chiến dịch ném bom Giáng sinh năm 1972 "Linebacker II" của Mỹ là "Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 2" hay "Chiến dịch 12 ngày đêm", trong khi các chiến dịch ném bom khác lại dịch nghĩa Việt hoá như "Sấm rền/Rolling Thunder" hay "Mũi lao lửa/Flaming dart". Việc tránh dịch nghĩa từ "Linebacker I & II" gây khó khăn cho người đọc phổ thông khi tìm hiểu ý nghĩa cách đặt tên chiến dịch không kích của không quân, hải Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Vậy "Linebacker" là gì?

Trong ngôn ngữ văn hoá Mỹ, "Linebacker" là một thuật ngữ chỉ vị trí "hậu vệ thòng" hay "hậu vệ dập" của một trong số các môn thể thao vua của họ - bóng bầu dục hay còn gọi là bóng đá kiểu Mỹ. Trong sơ đồ chiến thuật của bóng đá Mỹ, hậu vệ thòng/dập đứng sau hàng tiền vệ và ngay trước thủ môn. Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này là dùng hết sức bình sinh lao vào húc ngã tiền đạo đối phương nếu hàng tiền vệ đội nhà cản phá không thành công. Hậu vệ thòng/dập vì vậy cần to khoẻ, nhanh nhẹn để có thể ra đòn bẻ gãy mũi tấn công của đội bạn ngõ hầu tránh một bàn thua trông thấy cho đội nhà.

Trở lại cục diện đàm phán bế tắc vào cuối năm 1972 khi dự thảo Hiệp định hoà bình bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cự tuyệt, nước Mỹ cần một chiến thắng tương đối về quân sự mang tính chiến thuật nhằm thúc ép VNDCCH chấp nhận điều chỉnh yêu sách đàm phán mang tính chiến lược, giúp Mỹ nhanh chóng thoát khỏi cuộc chiến phi nghĩa trong danh dự. Và thế là không quân chiến lược thuộc SAC được tính đến.

Cùng là "Linebacker" nhưng "Linebacker I" và "Linebacker II" có ý nghĩa không hẳn trùng nhau, dù chúng đều nhằm mục đích tranh lợi trên bàn đàm phám. Nếu "Linebacker I" là ném bom trong thế thủ thì "Linebacker II" là ném bom trong thế tấn.

Chiến dịch Linebacker I sử dụng các lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật của cả Không quân và Hải quân Mỹ để tấn công từ Vĩ tuyến 20 trở lên nhằm giảm áp cho Quân lực VNCH những đòn tấn công như vũ bão của ta trong Chiến dịch Trị - Thiên. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch ném bom này tương đối sát với nghĩa đen của thuật ngữ.

Chiến dịch Linebacker II lại khác! Mỹ muốn qua lực lượng ném bom chiến lược B-52 tấn công chủ động vào mục tiêu chiến lược trên Miền Bắc để đạt thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán. Điều này chỉ có thể đạt được khi đánh đòn chiến lược liên tục và kéo dài mà Miền Bắc không thể phản đòn. Nói nôm na là đêm đêm cho B-52 đi rải bom mà không bị bắn rơi hoặc rơi cực thấp cho đến khi Hà Nội phải xin thua thì thôi. Về mặt ý nghĩa, tên của chiến dịch bắt đầu bắt nghĩa bóng, tức là chủ động tiến công để ngăn ngừa thảm bại của Mỹ khi bị kéo chìm cùng VNCH trên chiến trường.

Dù với nghĩa gì, các chiến dịch Linebacker cũng đều mang nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy, tiếp sức cho mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Việt Nam là "rút quân trong danh dự" qua diễn biến trên bàn đàm phán. Thực tế nếu chỉ xét riêng kết quả của Hội nghị Paris là bản Hiệp định hoà bình năm 1973 thì chỉ có Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Mỹ là thắng theo kiểu win-win (tức Mỹ rút được quân về mà không mang tiếng thua trận và lực lượng cách mạng xoá được dính líu quân sự của Mỹ trên toàn cõi Đông Dương), còn VNCH thì thua toàn tập.

Vì vậy, cách chuyển ngữ "Linebacker" bám theo nghĩa bóng của từ xem ra phù hợp hơn. Do những điều trên, tên gọi các chiến dịch ném bom "Linebacker" do Mỹ tiến hành ở Miền Bắc Việt Nam trong năm 1972 nên được Việt hoá là "Người tiếp sức" nếu gọi tắt, và "Chiến dịch ném bom Người tiếp sức thứ nhất hay thứ hai" nếu gọi đầy đủ.

OldBuff
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM