Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:51:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #540 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 11:50:30 am »

Cụ Trần Hanh mà 41 năm sau mới nói thì rõ ràng là đúng rồi. Oan cho bác Rạng quá, giá cứ để cho phi công tự quyết lại hay. Nghe cụ Chao kể bác Rạng về bị chính ủy cạo cho lên bờ xuống ruộng. Nhưng mà có thế mới có kinh nghiệm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #541 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 01:03:02 am »

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/58/58/222207/Default.aspx


Trung tướng Vũ Xuân Vinh (thứ 5 từ phải sang) cùng một số bạn quốc tế đến thăm đơn vị phòng không, tháng 7-1992. Ảnh do gia đình cung cấp.

"... Thế rồi đồng chí Vũ Xuân Vinh được Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ thành lập và phụ trách Tổ nghiên cứu cách đánh máy bay B-52 và huấn luyện tên lửa phòng không, gồm nhiều cán bộ dày dạn kinh nghiệm. Nhiệm vụ rất khẩn trương; tổ còn tranh thủ ý kiến của các chuyên gia Liên Xô và các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng; trực tiếp xuống các trung đoàn tên lửa ở Quân khu 4 để nghiên cứu; tiếp cận các tài liệu của Bộ, của chuyên gia Liên Xô, tài liệu thu được của địch, cùng lời khai của các phi công Mỹ mà ta bắt được. Tập hợp những dữ liệu ấy, Tổ nghiên cứu biên soạn thành tập tài liệu “Cách đánh B-52”, dày 30 trang, in rô-nê-ô..."

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/607539/Trac-thu-ban-tay-vang-ke-chuyen-ban-roi-B52-tpp.html


Trắc thủ Đỗ Đình Tân (thứ 2 từ phải qua) cùng kíp chiến đấu của tiểu đoàn 77 trao đổi sau một trận đánh.

"...Năm 1997, nhân kỷ niệm 25 chiến thắng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn nhớ đến kíp chiến đấu của tiểu đoàn 77 năm xưa và yêu cầu được gặp lại họ.

Quân chủng Phòng không-Không quân liên lạc với từng người, mời họ trở lại trận địa Chèm năm xưa để Đại tướng gặp.

“Cuộc gặp hôm đó diễn ra rất cảm động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến và nói: Hôm nay tôi đến đây không phải với cương vị đại tướng, mà là một nhân chứng lịch sử gặp những nhân chứng lịch sử. Với tác phong bình dị, Đại tướng ôn lại trận chiến đấu năm xưa, ân cần hỏi gia cảnh từng người khiến chúng tôi rất xúc động” - ông Đỗ Đình Tân cho biết..."
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2013, 02:35:58 pm gửi bởi qtdc » Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #542 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 02:26:49 pm »

Lấy hết tiền thưởng tết ra   Cry :







Hình dưới - bác Vương Đình Cường
Sinh năm 1950 - Trắc thủ cự ly - D94/Ế/F361
Trang 136


Trang 135 - Có câu chuyệ của bác Nguyễn Văn Phiệt - sinh năm 1938 - Tiểu Đoàn Trưởng D 57/ E 261/ F 361 :

" Buổi sáng 28, tôi trực ban, mở máy theo dõi thì thấy máy bay vào mấy chục cái, từ phía Ba Vì, dãy núi Bù bay vào. Đến Nhổn thì nó bổ nhào ! Tôi báo với trung đoàn trưởng :  ' Nó đánh tiểu đoàn 77, chắc chắn tí nữa nó sẽ đánh tôi, đè nghị cho tôi bắn chi viện ' . Tôi còn 4 quả đạn. Ông ấy bảo không được , lệnh trên để đạn đánh B-52. Dứt khóat không được. Một lát nữa, tôi lại báo : ' Nó đánh tôi rồi đây này '    . Tôi lệnh cho ông Nhậm chỉ huy đội cao xạ tên lửa bắn. Ông Nhậm ra lệnh bắn nhưng nó vẫn bỏ bom trúng , hỏng hết khí tài. Mình có 4 quả đạn thì bay mất 2 ra ruộng, còn 2 quả kéo về cái chợ trên đường về Thanh Nhàn cất giấu ... "
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2013, 04:42:54 pm gửi bởi tamking » Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #543 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 11:02:50 am »

Bác số hóa quyển đó đwa lên VMH đi
Logged

vnmission
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #544 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:01:26 pm »

Kỷ niệm 40 năm MIG-21 bẳn rơi B-21 với chữ ký của phi công ta - Phạm Tuân:

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #545 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:09:49 pm »

Kỷ niệm 40 năm MIG-21 bẳn rơi B-21 => B-52 Grin

Hình minh họa góc trái là Mig-17 bắn rơi F-4 mà Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #546 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 02:31:24 am »

Bài trên báo Mỹ năm rồi nhân 40 năm Linebacker II:

Linebacker II

By Rebecca Grant

http://www.airforcemag.com/MagazineArchive/Pages/2012/December%202012/1212linebacker.aspx
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #547 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2016, 03:28:49 am »


Không quân tiêm kích Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II
(Sưu tầm)

        Trận tập kích đường không Linebacker II là chiến dịch đường không lớn nhất của Không quân và KQHQ Mỹ tính từ sau Đại chiến thế giới II cả về số lượng phương tiện chiến tranh, trang thiết bị khí tài và mức độ tàn phá và hủy diệt. Đối đầu với cỗ máy tàn phá khổng lồ này là lực lượng không quân non trẻ, số lượng máy bay nhỏ và hạ tầng kỹ thuật còn rất thiếu và bị tàn phá nghiêm trọng.

        Lực lượng không quân Việt Nam thời điểm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không có 4 trung đoàn tiêm kích, 1 trung đoàn huấn luyện và một trung đoàn vận tải quân sự, đóng quân trên 5 sân bay chủ yếu. Các trung đoàn tiêm kích được biên chế máy bay MiG 21, MiG 19, MiG 17. Tập trung lực lượng chủ yếu trên trung tâm và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đóng quân ở sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Yên Bái và Kép.


Tính năng kỹ thuật các sân bay


Các căn cứ không quân tiêm kích ngày 18-12-1972

       Lực lượng chiến đấu của KQ có 187 máy bay. Trong số đó sẵn sàng chiến đấu chỉ có 71 chiếc, tương đương với 38%. Số máy bay đã nêu có thể đưa vào chiến đấu là 47 máy bay (31 MiG 21 và 16 MiG 17) chiếm 26% tổng số máy bay chiến đấu. Máy bay MiG 19 sản xuất tại Trung Quốc không được đưa vào tham chiến. Lực lượng phi công tiêm kích Việt Nam cơ bản ở cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất 100% trong mọi điều kiện tác chiến phức tạp ban ngày, chỉ có 13 phi công trên MiG – 21 và 5 phi công trên MiG 17 được huấn luyện tác chiến ban đêm. Trong 194 phi công có 75 người (khoảng 40%) là quân nhân trẻ.

        Nhiệm vụ trọng tâm của không quân tiêm kích là bảo vệ thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng , các cơ sở quân sự và công nghiệp quan trọng ở trung tâm và phía Bắc của Miền Bắc Việt Nam. Giai đoạn này, mục tiêu chủ yếu được đặt ra là ngăn chặn và đánh tiêu diệt B-52.

        Tính huống tác chiến trên bầu trời trong gian đoạn chiến dịch Linebacker II của Mỹ cực kỳ phức tạp và căng thẳng, nhưng hoạt động của không quân tiêm kích Việt Nam vẫn mang tính giới hạn chiến thuật, do đó kết quả không chiến với máy bay chiến lược B-52 rất ít nếu so với tên lửa phòng không hoặc pháo phòng không. Nhưng mặc dù vậy, những hoạt động của không quân tiêm kích đã buộc cơ quan chỉ huy chiến dịch tác chiến đường không Mỹ phải chia lực lượng chiến thuật của mình để ngăn chặn, điều đó đã làm suy yếu đáng kể sức mạnh không tập của không quân Mỹ khi ném bom các mục tiêu và đối phó với lực lượng pháo binh, tên lửa phòng không miền Bắc, trong thời gian tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, không quân Việt Nam đã tiến hành 31 lần xuất kích, trong đó có 27 lượt MiG – 21 và 4 lượt MiG 17. Tiến hành 8 trận không chiến, bắn rơi 7 máy bay (2 B-52, 4 F-4, 1 RA-5C), chiếm 9% tổng số máy bay Mỹ bị hạ trong chiến dịch. Tổn thất 3 máy bay MiG 21.

        Từ quan điểm ưu thế vượt trội về số lượng và chất lượng của Không quân Mỹ, khả năng chỉ huy, điều hành tác chiến cũng như khả năng trinh sát, quản lý bầu trời 24/24 liên tục của Bộ tư lệnh Không quân chiến trường Mỹ, Bộ tư lệnh binh chủng KQ Việt Nam trong tác chiến đường không đặt trọng tâm chiến thuật là yếu tố bí mật, bất ngờ. Bí mật xuất kích trần bay thấp, ngụy trang dựa trên địa hình phức tạp của địa bàn tác chiến, tấn công chớp nhoáng với tốc độ cao và nhanh chóng thoát ly chiến trường sau khi phóng tên lửa là mô hình chiến thuật chủ yếu của phi công Việt Nam.

        Nhiệm vụ chiến thuật chủ yếu được thực hiện bởi các phi đội bay thường trực sẵn sàng chiến đấu MiG – 21 ở cấp độ № 2 ( thường xuyên tăng cường) ngày đêm, thời gian cần thiết cho xuất kích ban ngày là 5 – 6 phút, ban đêm là 6 -7 phút trong điều kiện khó khăn về hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chiến đấu. Từ kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, có thể thất đươc từ một số trận không chiến những điểm mạnh, yếu của tác chiến đường không trong điều kiện thua sút đối phương về số lượng và cấp độ khoa học kỹ thuật đảm bảo trên chiến trường.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2016, 03:35:58 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #548 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2016, 02:37:26 am »

       
        Tấn công pháo đài bay ” Stratofortress “!


        Trận không chiến đánh chặn В-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội được thực hiện trên máy bay MiG 21 vào chiều ngày 18.12. 19.28 sau khi xuất kích từ sân bay Nội Bài, bẻ góc 220 độ, tăng tốc động cơ lên tối đa và chiếm độ cao  5000 m, trên khoảng cách 10 – 15 km phát hiện các điểm sáng đèn tín hiệu hoa tiêu của máy bay ném bom chiến lược B-52. Báo cáo sở chỉ huy và nhận mệnh lệnh tiến công, phi công bật động cơ tăng tốc, thả thùng dầu phụ và tiếp tục lấy độ cao cùng bẻ lái về phía bên phải. Đạt độ cao 10000m, theo mệnh lệnh sở chỉ huy (khoảng cách đến mục tiêu là 10 km), bật radar RP – 21 ở chế độ tìm kiếm. Sau 3-5 giây, phi công nhận thấy các đèn hoa tiêu của máy bay địch vụt tắt, nhiễu chủ động bao trùm toàn bộ màn hình radar kính ngắm, phi công báo cáo tình huống cho sở chỉ huy và tiếp tục bay về hướng mục tiêu. Khoảng 30 – 40 giây sau khi bật radar RP – 21, phát hiện sáu quả tên lửa nổ gần máy bay, phi công nhanh chóng bẻ lái phải đồng thời giảm độ cao thoát ly vùng công kích. Khi hạ cánh xuống sân bay, MiG bị rơi vào hố bom và hỏng nhẹ, phi công an toàn. Nguyên nhân chủ yếu của đòn tập kích không thành công là: hướng tiếp cận mục tiêu không đúng, bật radar máy ngắm quá sớm.

        Ngày 27.12. 22.02 từ sân bay Yên Bái, phi công tiêm kích Phạm Tuân trên MiG 21 đã tiến hành trận tập kích thứ 2 vào pháo đài bay B-52. Thời tiết: mây mù cấp 10, chân mây độ cao 400 m, trần mây – 2000 m, tầm nhìn xa – 10 km. Thực hiện mệnh lệnh của sở chỉ huy, Phạm Tuân bay theo bán kính cung đường 200 độ sau khi cất cánh, công suất tối đa của động cơ lấy độ cao 5000 m, sau đó thả thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc và kéo máy bay lên đến độ cao 10000 m. Ở độ cao 6000 m anh phát hiện trên cao phía bên trái có các chớp đèn hoa tiêu, quan sát các đốm sang bằng mắt thường, phi công tiếp tục lấy độ cao và bẻ góc trái ( góc nghiêng 35 – 45 độ, tốc độ 1200 km/h). Đạt độ cao 10000m và góc nghiêng 70 độ, Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu với tốc độ 1300 km/h, ở khoảng cách 2000 – 2500 m đưa mục tiêu vào vòng ngắm và phóng liên tiếp hai tên lửa. Cả hai đều đánh trúng vào mục tiêu, MiG 21 nhanh chóng bẻ lái thoát ly trận đánh và xuống thấp, cải bẳng ở cao độ 2500 – 3000 m hạ cánh án toàn. Hiệu quả không chiến cao do phi công đã được sử dụng đường bay chính xác khi tiếp cận mục tiêu và khi tấn công, duy trì được  bí mật bât ngờ và lợi dụng tốt những yếu tố làm lộ mục tiêu (đèn hoa tiêu trên B-52), duy trì được các thông số bay ổn định khi phóng tên lửa.

        28.12 – 21.28 từ sân bay dã chiến, cách sân bay Thọ Sơn – Thanh Hóa gần 12 km, MiG 21 của phi công Vũ Xuân Thiều độc lập cất cánh đánh chặn B-52. Thời tiết: mây mù cấp 5, chân mây cao độ 800m, trần mây cao độ – 1200-1500 m, tầm nhìn xa – 10 km. Dẫn đường được tiến hành từ đài radar trinh sát dẫn đường. Máy bay tăng hết tốc độ đạt độ cao 4000 m, theo lệnh từ sở chỉ huy phi công thả thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc, lấy góc quỹ đạo bay 350 độ, cao độ 10000 m.

        Ở độ cao 7000 m thượng úy Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu B-52 bay phía trước với đèn tín hiệu hoa tiêu. Khi khoảng cách đến mục tiêu từ 8-10 km, độ cao 9000-9500 m, radar trinh sát đuôi máy bay B-52 phát hiện  MiG, kíp lái B-52 tắt đèn tín hiệu và bật các đài gây nhiễu chủ động, Vũ Xuân Thiều báo cáo về đài dẫn đường tình hình địch và cũng là báo cáo cuối cùng. Vụ nổ lớn đã xảy ra, từ các mảnh máy bay B-52 và MiG 21 cho thấy, MiG đã va chạm với Stratofortress. Khả năng tình huống: do bị địch phát hiện và gây nhiễu, đòn tấn công bằng tên lửa chỉ làm máy bay B-52 bị thương, không để B-52 bay thoát, với tốc độ cao, Vũ Xuân Thiều đã biến MiG thành quả tên lửa thứ 3 tiêu diệt đich.

        Phân tích 3 trận đánh B- 52 của phi công tiêm kích Việt Nam với máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy, chiến thuật chủ yếu của không quân Việt Nam là “đơn độc săn mồi”, yếu tố bất ngờ chiến thuật là dẫn đường từ mặt đất, sử dụng cả kính ngắm quang học và radar máy ngắm để phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu trên cự ly hợp lý. Để hoàn thành nhiệm vụ cần phải tiếp cận bán cầu phía sau của B-52, nghiêm chỉnh duy trì các chế độ bay trước khi phóng tên lửa (tốc độ lớn hơn 300-400 km/h, tầm xa phóng đạn 1800-2000 m) phóng liên tiếp 2 tên lửa R – 3 và nhanh chóng thoát ly mục tiêu.

        Nguyên nhân chủ yếu của hiệu quả tác chiến thấp khi sử dụng MiG 21 tấn công mục tiêu B-52 trên thực tế chiến trường là khả năng dẫn đường máy bay thấp do đối phương gây nhiễu dày đặc (trong 10 lần không chiến, có 6 lần các đài radar dẫn đường mặt đất không thể đưa MiG đến mục tiêu, trong 4 lần dẫn bay thành công, có 1 lần phi công không thể phóng tên lửa do nhiễu chủ động của B- 52 và sự tham chiến của các máy bay F-4 hộ tống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #549 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2016, 07:06:09 am »

       
        Cuộc chiến với Phantom.


        Xét trên góc độ tư duy chiến dịch, có thể thấy, lực lượng không quân tiêm kích MiG 21 Việt Nam được sử dụng chủ yếu để tấn công các máy bay tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom và các máy bay trinh sát đường không của Mỹ, mục tiêu B-52 bị đánh chỉ là mục tiêu thứ yếu, nhằm thu thập kinh nghiệm tác chiến và gây áp lực tinh thần mạnh lên lực lượng không quân chiến lược đối phương, buộc Mỹ phải tăng cường tối đa không quân chiến thuật bảo vệ mục tiêu và giảm tổn thất cho các lực lượng tên lửa – chủ lực trong nhiệm vụ tiêu diệt B-52. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, không quân tiêm kích đã cất cánh 11 lần ( 9 lần MiG 21 và 2 lần MiG 17). Kết quả của các trận không chiến là 5 F-4 “Phantom” và một RA-5C “Vigilante”. Hoạt động của MiG-17 không có kết quả cụ thể. Trong các cuộc không chiến, phương thức tác chiến chủ yếu của không quân tiêm kích là bay với biên đội 2 máy bay. Trong 11 lần xuất kích thì có 8 lần (73%) bay biên đội. Tham chiến, các máy bay MiG bí mật tiếp cận địch theo góc hướng có ưu thế, tiến hành những đòn tấn không chớp nhoáng bằng tên lửa và nhanh chóng thoát ly không chiến theo góc thấp nhằm tự bảo vệ và kéo máy bay địch vào vùng hỏa lực của pháo phòng không mặt đất. Do không quân Mỹ có ưu thế về số lượng, các phi công Việt Nam thường không tham gia vào các cuộc không chiến kéo dài, ngoại trừ một trường hợp ngày 28.12, phi công đã thực hiện thành công một đòn tấn công, không có được thông tin về số lượng máy bay đối phương truy đuổi, tiếp tục kéo dài cuộc chiến và bị F-4 bắn trúng, phải nhảy dù.

        Các thuật ngữ chiến thuật của phi công Việt Nam đã thể hiện những chiến thuật rất đặc trưng: “luồn sâu đánh hiểm”, “đồng loạt tấn công”, ”tiến công liên tục”, “xé đội hình vòng tròn”, “chia cắt đội hình địch”, “tấn công khi địch cắt kéo”… Các trận không chiến thường diễn ra trong điều kiện có tầm nhìn tốt và cận chiến (khoảng cách ngắn). Vũ khí sử dụng chủ yếu là tên lửa R-3S.

        Một số trận đánh tương đối điển hình của không quân tiêm kích Việt Nam chống lại Không quân Hải quân Mỹ cho thấy. Do số lượng máy bay địch rất đông, bản chất của chiến thuật là sau khi tấn công, MiG nhanh chóng thoát ly trận đánh và không để cho đối phương chiếm vị trí thuận lợi để tiến công. Các F-4 khi bị tấn công thường chia thành 2 tốp, tốp thứ nhất sẽ ngoặt sang bên phải và chiếm lĩnh độ cao, tốp thứ hai bẻ lái bay xoáy trôn ốc xuống phía dưới. Để đảm bảo hiệu quả tác chiến, biên đội MiG hoặc chia tách ra thành hai máy bay tác chiến độc lập hoặc bám theo tốp máy bay thuận lợi cho tiến công – tất cả phụ thuộc vào khoảng cách đến điểm gặp tốp F-4 trong thời điểm các Phantom chia tách đội hình. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ chia làm hai, mỗi máy bay độc lập tấn công một nhóm mục tiêu. Nếu khoảng cách lớn hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ bám vệt của tốp F-4 theo hướng tiếp cận nhanh nhất. Khi bay trong chế độ dẫn đường và tìm kiếm “thụ động” (truy tìm), đội hình biên đội máy bay trước sau có khoảng cách 400 – 600 m, máy bay thứ 2 (số 2) lệch trái hay phải so với máy bay dẫn đầu (số 1) từ 200 – 400 m và số hai bay cao hơn số 1 từ 50 – 100 m. Trong không chiến ở chế độ chủ động, biên đội thực hiện giãn cách đội hình, khoảng cách tăng từ 800 – 1000 m.

        Trong một số trường hợp, để quan sát tốt vùng bán cầu phía sau và bảo vệ phía đuôi của số 1, số 2 thường bay theo kiểu “rắn lượn”. Số 2 lấy trục dọc của số 1 làm trục tâm, bay ngoằn ngoèo với giãn cách đến 1000 m và góc mở 45 – 50 độ, góc nghiêng máy bay số 2 từ 60 – 65 độ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM