Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:44:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419235 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #530 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 05:32:04 pm »

Đồng ý với bác altus: đúng ra tôi phải để trong dấu ngoặc kép. Vì: trong bán kính xạ kích hiệu quả nhưng không đủ đạn phải dành đạn bảo vệ Thủ đô Hà Nội, vị trí trận địa không lợi cho xạ kích v.v... Việc này phải để các bác TLPK cho ý kiến mới chính xác.

Các bác nkp và Bí Bếp: cám ơn và mong có những thông tin hay hơn, mới hơn từ phía người Mỹ. Các tài liệu các bác nêu thì anh em trong diễn đàn cũng đã nghiên cứu qua từ mấy năm nay rồi. Nhưng dù sao vẫn rất cám ơn các bác. Chúc 2 bác "hậu Giáng Sinh" vui vẻ.
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #531 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:47:26 am »

Cái này có phải là thành quả đề tài nghiên cứu truyền thống cấp nhà nước mà Không lực Mỹ bỏ tiền ra làm để "phản pháo" mấy bài báo của Dana Drenkowski không bác nkp?  Wink
1. Không Quân Hoa Kỳ không thể "khóa miệng" được những chỉ trích từ các sĩ quan về sự thất bại căn bản của
Chiến Dịch Linebacker II. Các sĩ quan chỉ huy/ sọan thảo có quyền viết những bài viết phản biện Drenkowski, nhưng không thể
cấm những ý kiến và kết luận của các sĩ quan khác về kế hoạch Linebacker II. Lý do Bộ Tư Lệnh SAC không thể cấm
vì những gì Đại Úy Dana Drenkowski viết là hồ sơ chánh thức của "After Action Report/ Báo Cáo Kết Quả Hành Quân."
Họ (SAC) có thể lưu hồ sơ lại và không công bố/ không cho giải mật; nhưng họ không cấm được.
2. Như chúng ta đã thấy qua tác phẩm 11 Days of Chrismas ... của Marshall Michel: Chiến Dịch Linebacker II hoàn toàn thất bại,
ít ra là trong 4 ngày đầu tiên. Michel đã nói như những gì Drenkowski nói -- nhưng đầy đủ và có hệ thống hơn.
3. Chỉ trích của Michel về phương cách sọan thảo cuộc hành quân của SAC như đường bay; giờ xuất phát, hướng bay ...
tất cả đều đến từ các sĩ quan đóng ở bản doanh của SAC ở Omaha, bang Nebraska: Ý của Michel muốn nói, các sĩ quan sọan
thảo chưa có kinh nghiệm về hỏa lực Phòng Không-Không Quân của QĐND.
4. Sự phản đối của Drenkowski không có gì mới lạ -- phản đối của Drenkowski chỉ mới lạ vì đó là sự phản đối sớm nhất về
thời gian tính. Vì sau Drenkowski vài năm, những tư lệnh cao cấp của Không Quân Hoa Kỳ đã nhận định không khác Drenkowski la bao nhiêu.
Sự phản đối của Drenkowski gây ra một sự chấn động vì anh ta đang là hiện dịch! Chưa bao giờ một sĩ quan hiện dịch dám phản đối như vậy.
Nhưng nhiều sĩ quan Không Quân đã phản đối đến độ gần như nổi lọai. Đây là một trong những lý do tổng thống Richard Nixon gởi Đại Tướng
John Vogt đến chỉ huy Không Lực 7.
5. Đại Tướng William W. Momyer, cựu Tư lệnh Không Lực 7 (Seventh Air Force) trong tác phẩm "Air Power in Three Wars" đã chỉ trích chiến lược
về hành quân không lực của Không Quân Hoa Kỳ: Đồi với ông, xử dụng B-52 -- một vũ khí chiến lược -- như cách đã xử dụng ở chiến truong
Viet Nam là một cách áp dụng "không lực" say.
6. Làm sao chánh phủ Hoa Kỳ cấm được những chỉ trích, phê phán của các sĩ quan cao cấp về đường lối điều khiển cuộc chiến ở Viet Nam?
Trước tác phẩm Air Power in Three Wars của Đại Tướng Momyer, giới lãnh đạo chánh trị và quân sự. Đại Tướng William C. Westmoreland trong
A Soldier Reports; Đô Đốc U.S. Grant Sharp trong Strategy for Defeat đã không tiếc lòi chỉ trích cấp lãnh đạo của họ về chiến lược và ý định của
Hoa Kỳ trong cuộc chiến.
7. Nhìn về ý định và mục tiêu của Linebacker II chúng ta thấy đó là một thất bại từ căn bản: Hoa Kỳ dội bom năm 1972 chỉ để bắt buộc Hà Nội ký hiệp định
để họ được rút quân trong vòng "danh dự." Mình tấn công đối phương chỉ để đối phương đồng ý cho mình rút quân mà thôi, thì đó không phải là một
chiến lược quân sự. Đó là một chiến lược để huề; hay để thua.
NKP
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #532 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 10:53:59 am »

Mặc dù đôi chỗ còn một số sạn trong thuyết minh và hình ảnh, nhưng 5 tập phim tài liệu này quý ở chỗ có nhiều nhân chứng sống, các cụ còn khỏe và minh mẫn. Mời các bác lúc nào rảnh thì xem lại, có rất nhiều thông tin bổ ích được người trong cuộc chia sẻ:
tập 5
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=GfSyIj_Q8kE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=GfSyIj_Q8kE</a>

tập 4
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=uN7argsrwQs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=uN7argsrwQs</a>

tập 3
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4acNbB26iJE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4acNbB26iJE</a>

tập 2
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=C_3AAh8IHn4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=C_3AAh8IHn4</a>

tập 1
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=oiWrLWJyUP8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=oiWrLWJyUP8</a>
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #533 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:27:39 am »


Nhật ký Chiến thắng B-52

ĐÊM 27-12-1972: "ÉN BẠC" HẠ GỤC "NGÁO ỘP" B-52

QĐND - Thứ Năm, 27/12/2012, 9:19 (GMT+7)

QĐND Online – Đêm 27-12-1972, địch sử dụng 36 lần chiếc B-52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa (Hà Nội); 18 lần chiếc B-52 đánh vào Đồng Mỏ (Thái Nguyên). Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B-52, địch sử dụng 17 lần chiếc F-111 liên tục thay nhau vào đánh phá.

Tại Hải Phòng, máy bay của hải quân Mỹ cũng thay nhau vào đánh phá khu vực cảng, Sở Dầu, nhà máy xi măng, sân bay Kiến An, cầu Quay.


Đêm 27-12-1972, phi công Phạm Tuân đã tiêu diệt 1 siêu pháo đài bay B-52. Ảnh tư liệu

22 giờ 20 phút đêm 27-12, phi công Phạm Tuân được lệnh lái Mig-21, xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái. Được sở chỉ huy của Binh chủng Không quân và 4 sở chỉ huy khác liên tục dẫn dắt, đến bầu trời Sơn La, Phạm Tuân phát hiện mục tiêu B-52 và xin vào công kích. Sở chỉ huy Binh chủng ra lệnh bắn 2 quả tên lửa, thoát ly ngay bên trái, Phạm Tuân lập tức tiến hành công kích bằng 2 tên lửa. Sau khi làm động tác thoát ly, Phạm Tuân phát hiện một quầng lửa lớn dưới Mig-21. Anh cơ động về sân bay Yên Bái hạ cánh an toàn. Phạm Tuân đã trở thành phi công đầu tiên bắn rơi B-52 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Trong đêm 27, Bộ đội Tên lửa bảo vệ Hà Nội với 32 quả đạn đã bắn rơi 4 máy bay B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ. Diễn biến cụ thể như sau:

Lúc 22 giờ 50 phút, từ trận địa Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh), Tiểu đoàn 94 (Trung đoàn 261) do Tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng chỉ huy đã bắn rơi 1 chiếc B-52 xuống khu vực Quế Võ, Bắc Ninh.

Đến 23 giờ 2 phút, Tiểu đoàn 72 (Trung đoàn 261) được lệnh tiêu diệt tốp B-52 từ hướng tây đang lao vào đánh Hà Nội. Tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Chắt lệnh cho sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Dưng và kíp trắc thủ sục sạo phát hiện mục tiêu, nhưng không thấy. Tiểu đoàn trưởng quyết định đánh bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám sát vào chính giữa dải nhiễu đậm, mịn. Đạn gặp mục tiêu, chiếc B-52 chưa kịp cắt bom đã bốc cháy rơi xuống Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) và đường Hoàng Hoa Thám. Đây là chiếc máy bay B-52 duy nhất bị bắn rơi khi chưa kịp cắt bom trong cả 12 ngày đêm của Chiến dịch.

2 chiếc B-52 còn lại bị bắn rơi trong đêm 27-12 là chiến công của các Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) và Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) vào lúc 23 giờ 4 phút và 23 giờ 6 phút.

Trong ngày và đêm 27-12, quân và dân miền Bắc còn tiêu diệt 5 chiếc F-4, 2 chiếc A-7, 1 chiếc A-6 và 1 máy bay lên thẳng HH-53 đến cứu giặc lái.

HOÀNG HÀ (tổng hợp)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/221742/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tamhang59
Thành viên
*
Bài viết: 16

Lưới A22 vi.wiki


« Trả lời #534 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:11:06 pm »

Trích dẫn
Trích dẫn từ: NKP trong 25 Tháng Mười Hai, 2012, 04:20:08 AM
Trích dẫn
Hì hì! Tôi vừa viết, vừa lấy số liệu trên VTV1. Số liêu 4 vạn tấn bom phát lúc 21h55 cách đây khoảng 15 phút bác ạ. Số người chết và bị thương phát trước đó khoảng 3 phút và ngắm hình ảnh hệ thống phòng không Hà Nội đánh trả B52 bằng H12 phóng ào ào đó bác
Con số 40 ngàn (40.000) tấn bom đánh xuống Hà Nội trong chiến dịch Linebacker là con số không thực tế. Con số 40 ngàn tấn bom được 2 bạn nhắc đến trong đề mục này và thử nghỉ con số đó có khả thi không? Nếu áp dụng phương pháp tính số bom từ phi vụ (một chuyến bay chở bao nhiêu bom) như bạn thành viên QTDC đề nghị, con số 40 ngàn tấn không thể có được.
40.000 bom chia cho 25 tấn (trung bình cho mot phi vụ; có B-52 chở 22t;, có B-52 chở 29t), thì cần 1.600 phi vụ tổng cộng. Chia 1.600 phi vụ cho 11 ngày, chúng cần 145 phi vụ/ngày. Trong thời điểm đó, Không Quân Chiến Lược Mỹ không thể cung cấp 145 pv B-54 trong 10, 11 ngày liên tiếp. Nhìn qua khía cạnh tiếp liệu, chúng ta biết Mỹ không tìm ra phương tiện để duy trì 145 phi vu một ngày (lần tập trung nhiều phi vụ nhất trong 1 ngày là 129 chuyến B-52). Tiếp liệu xăng trên không là một khó khăn nan giải: để cung cấp xang cho 120 phi vụ, Mỹ cần it nhat là 45 KC-135 tiếp tế xang: 1 KC-135 cho 1.5 B-52; và 2,5 chiến đấu cơ.
Con số 20.000 tấn bom cho chiến dịch dội bom Linebacker II là hữu lý nhất.
NKP

Con số 40.000 tấn bom có thể là hợp lý vì ngoài khoảng 20.000 tấn bom do B-52 ném, còn có 3.920 phi vụ cường kích chiến thuật. Giả thiết 2/3 số phi vụ đó được sử dụng để ném bom. Số bom của một F-105 mang theo trung bình là 5.000 kg; của một F-4 lên đến 8.000 kg;  của một chiếc A-7 trung bình là 6.000 kg; của một A-6 cũng vào cỡ 8.000 kg; còn của một F-111A mang theo đến 14.000 kg. Nhiều bù ít, Cứ tính trung bình mỗi máy bay chiến thuật có thể ném khoảng 8 tấn bom thì với 2/3 số phi vụ máy bay chiến thuật dùng để đánh bom, số bom do máy bay chiến thuật ném xuống sẽ vào khoảng 20.800 tấn.
20800 + 20.000 = 40.800 tấn Grin
Logged

SAM-2MT
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #535 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:40:27 pm »

Loạt bài trên báo Tuổi Trẻ:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/525992/Dem-dai-nhat-o-Benh-vien-Bach-Mai.html


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526154/Giang-sinh-trong-do-nat.html


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526328/Joan-Baez-hat-duoi-mua-bom.html


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526796/Nhung-canh-bay-cam-tu.html



http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526956/Khong-dieu-gi-bi-lang-quen.html


"...Cuộc thu dọn chiến trường lúc mờ sáng ám ảnh những người lính tên lửa suốt đời, ông Cường dấm dứt: “Nhiều anh em hi sinh, ruột bắn cả lên cây, có người hi sinh trong tư thế nằm, phải xẻ quần áo để thay. Có một anh người Hà Tây, khi chết bị bay xuống ao, cụt một chân, anh em đi tìm không thấy, hôm sau ông bố ở Sơn Tây xuống hỏi đơn vị, đơn vị nói dối anh đi công tác. Cụ bảo: “Đừng giấu tôi, tôi biết con tôi chết rồi, mà chết rét”.Thế là anh em xuống ao mò, tìm được xác đồng đội”.

"...Cũng tháng 12 này, trong cái lạnh tê tái của miền sơn cước, dưới mái thiền viện mới dựng sơ sài, đại đức Thích Chánh Tuệ - ngày nào là đại đội trưởng rađa Đinh Hữu Thuần - ngồi bâng khuâng: “Thầy đã quyết đi theo Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, đất nước hết binh đao là buông tay gác kiếm, ăn chay niệm Phật. Nhưng chẳng thể nào hết lo: sao dân mình cứ nghèo mãi…”.Vị tu hành đang băn khoăn giữa việc tu hành với việc về Hà Nội dự lễ kỷ niệm Nhà nước 40 năm chiến thắng B-52: “Không muốn xuất hiện ở chốn đông người, không muốn nhắc lại những chuyện đã qua, nhất là nhớ đến những cái chết đau thương của anh em. Nhưng lại vẫn nhớ. Nhớ những đồng đội cùng đại đội với mình, nhớ những giọng nói của các anh phi công ngày nào cũng dẫn đường mà chưa hề thấy mặt. Thầy nhớ nhất giọng nói anh Vũ Đình Rạng. Thầy đã dẫn đường cho anh Rạng đánh bao nhiêu trận. Chưa gặp bao giờ, nhưng chỉ cần nghe giọng nói là nhận ra ngay. Dù hơn 40 năm rồi. Cái giọng nói của những người cùng chiến đấu với nhau nó lạ lắm, ăn vào tim óc”.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #536 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 09:17:50 am »

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/221204/Default.aspx


http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/221208/Default.aspx

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/221211/Default.aspx

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/221213/Default.aspx
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #537 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:27:18 am »


Nhật ký Chiến thắng B-52


ĐÊM 28-12-1972: ĐỊCH NAO NÚNG, KHÔNG QUÂN VÀ TÊN LỬA TIẾP TỤC LẬP CÔNG

QĐND - Thứ Sáu, 28/12/2012, 10:9 (GMT+7)

QĐND Online – Ngày 28-12-1972, địch huy động lực lượng lớn máy bay chiến thuật gồm 131 lần chiếc đánh vào các trận địa tên lửa của các tiểu đoàn: 57, 77, 78. Pháo phòng không và không quân đánh trả địch quyết liệt để bảo vệ tên lửa. Không quân ta đã bắn rơi 1 chiếc RA5-C.

Cùng ngày 28-12, Bộ Tổng tham mưu thông báo, trước những tổn thất nặng nề, địch có thể kết thúc cuộc tập kích. Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã gửi công hàm cho Chính phủ ta đề nghị được nối lại Hội nghị Pa-ri để bàn việc ký kết. Với thái độ thiện chí, Chính phủ ta chấp nhận yêu cầu của Mỹ và hẹn gặp tại Hội nghị Pa-ri vào ngày 8-1-1973 với điều kiện là phải lập tức trở lại nguyên trạng trước ngày 18-12-1972.

Nắm được ý định của trên và phát hiện triệu chứng nao núng của Mỹ, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ chỉ thị cho các đơn vị phát huy hỏa lực, tổ chức đánh quyết liệt, không hạn chế số lượng đạn, nhằm giáng thêm cho địch những đòn tiêu diệt đau hơn nữa, giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Sau chiến công của phi công Phạm Tuân đêm 27-12-1972, đêm sau đó, phi công Vũ Xuân Thiều tiếp tục tiêu diệt thêm 1 chiếc B-51. Ảnh tư liệu

Trung đoàn tên lửa 274 từ hướng Nam được lệnh di chuyển tăng cường lên hướng Bắc Hà Nội. Tối 28, những quả đạn tên lửa ở Quân khu 4 được chuyển ra chi viện cho Hà Nội.

Đêm 28-12, địch sử dụng khoảng 30 lần chiếc B-52 đánh phá khu vực Đông Anh, Đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm.

Vào lúc 21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh xuất kích từ sân bay Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Được sở chỉ huy Thọ Xuân (Thanh Hóa) dẫn dắt, anh điều khiển Mig-21 vòng ra phía sau đội hình B-52. Đến vùng trời Sơn La, anh phát hiện B-52 và xin vào công kích. Sau khi anh phóng tên lửa, máy bay B-52 của địch bốc cháy, song Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh.

22 giờ 7 phút, từ trận địa Thượng Thụy (Gia Lâm, Hà Nội), Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257) được lệnh tiêu diệt tốp B-52 mang số hiệu 608. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chấn lệnh cho đài 2 mở máy, xác định dải nhiễu, phân biệt thật giả tín hiệu B-52 trên nền dải nhiễu và nhanh chóng xác định phần tử ban đầu. 22 giờ 13 phút, theo lệnh của Tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyến nhấn nút phóng liên tiếp 2 quả đạn. Đạn có điều khiển, nổ tốt. Trắc thủ quang học báo mục tiêu cháy, bay về hướng Tây và rơi xa.

HOÀNG HÀ (tổng hợp)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/221765/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #538 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 08:31:49 pm »


Nhật ký Chiến thắng B-52

NGÀY 29-12-1972: CHIẾC B-52 THỨ 34 BỊ TIÊU DIỆT, LAI-NƠ BẾCH-CƠ II...PHÁ SẢN

QĐND - Thứ Bẩy, 29/12/2012, 10:55 (GMT+7)


QĐND Online
– Ngày 29-12-1972, ban ngày, địch sử dụng 30 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.

Ban đêm, từ 22 giờ 57 phút đến 23 giờ 30 phút, địch huy động 33 lần chiếc B-52 đánh vào Thái Nguyên, 23 lần chiếc B-52 đánh vào sân bay Hòa Lạc.

Ngoài ra, địch còn sử dụng 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân đánh xen kẽ các sân bay: Thọ Xuân, Yên Bái, Hòa Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (Vĩnh Phúc), Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi TP Hải Phòng và Quảng Ninh.

Bom đạn, xác B-52 và "khắc tinh" của chúng - tên lửa Sam 2 hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ.

Vào lúc 22 giờ 57 phút, Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 257) được lệnh vào cấp 1. Hai phút sau, Tiểu đoàn vào cấp 1 xong, khí tài sẵn sàng chiến đấu tốt.

Sau khi phát hiện nhiễu B-52, 23 giờ 6 phút, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến hạ lệnh phóng 2 quả đạn tên lửa, với chế độ bám sát bằng tay, phương pháp điều khiển 3 điểm.

Đạn có điều khiển tốt, gặp mục tiêu ở cự ly 30km và 29km. Sau khi đạn nổ, nhiễu tách dải, mờ dần. Vọng quan sát mắt báo B-52 cháy, bay về phía Bắc, rơi xa. Đây là chiếc B-52 thứ 34 và cũng là chiếc B-52 cuối cùng bị bắn rơi trong chiến dịch tập kích đường không chiến lược của Mỹ, mang tên Lai-nơ bếch-cơ II.

Trước tổn thất nặng nề về máy bay, nhất là máy bay B-52 và người lái, Mỹ không thể kéo dài hơn nữa cuộc tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. 7 giờ sáng ngày 30-12-1972, chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp lại đại diện Chính phủ ta tại Pa-ri, bàn việc ký hiệp định.

Như vậy, sau 12 ngày đêm, cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã bị thất bại hoàn toàn. Quân và dân miền Bắc đã tiêu diệt 81 máy bay các loại của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ) và 5 máy bay F-111.

HOÀNG HÀ (tổng hợp)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/221786/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #539 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 10:25:45 am »

Trích dẫn
Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nói về trường hợp phi công Vũ Xuân Thiều

http://www.mediafire.com/?b2dnwcj8bmh6lal

Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nguyên là chủ nhiệm bay Quân chủng PKKQ, trực tiếp chỉ huy cụm 3 sân b ay Hòa Lạc, Miếu Môn, Cẩm Thủy trong chiến dịch.

Ngày 28/12/197, phi công Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy.

------------------

Phát biểu của Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan về trường hợp phi công Vũ Xuân Thiều tại Hội thảo khoa học lịch sử "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ và bãn lĩnh Việt Nam".

http://www.mediafire.com/?xejec585drob7jk

------------------

Trung tướng Trần Hanh nói về trường hợp phi công Vũ Đình Rạng.

http://www.mediafire.com/?eauevpd402j5wn7

Trung tướng Trần Hanh nguyên là Phó Tư lệnh Binh chủng Không quân trong thời gian diễn ra chiến dịch.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM