Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:33:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419208 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #480 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 04:48:55 pm »

Không hiểu nên hỏi để rõ ý tứ vấn đề người thảo luận đặt ra bác ạ. Ý tôi hiểu chắc gì đã là ý bác muốn nói. Hai việc ấy xa nhau quá mà bác nói vắn tắt nên tôi hơi lạ thôi. Bác có cách đặt vấn đề cũng hay, mời bác tiếp tục.

Về khía cạnh tổ chức ném bom chiến lược (strategic bombing); ở giai đoạn đầu của thế chiến thứ 2; sau khi Mỹ tham dự, tỉ lệ tổn thất của các phi đoàn ném bom vào nội địa của Đức Quốc Xã khá nặng nề (từ 25% - trên 30%) của tổng số pháo đài bay ném bom bị bắn hạ của mỗi đợt tấn công mà giới lãnh đạo của Anh & Mỹ thời đó họ vẫn chấp nhận thiệt hại để đạt mục đích ném bom của họ.    Trong 12 ngày đêm của chiến dịch "Trung Vệ 2" thì Mỹ dùng khoảng 200 chiếc B52 để ném bom ở miền bắc.   Số thiệt hại họ nhìn nhận là khoảng 20 chiếc (15 + 5) bị loại khoải vòng chiến.  Nếu so sánh thì tỉ lệ thiệt hại ở chiến trường Việt Nam vẫn thấp hơn tỉ lệ thiệt hại họ đã chấp nhận vào thời WW2.  Ở khía cạnh nhận định là họ đã đạt được một số chỉ tiêu mà họ đã đặt ra thì cũng hợp lý theo quan điểm của họ trong chiến tranh. 
Chuyện này thì tôi nhất trí với bác. Hai bên đều đạt được mục đích của mình và cả hai đã phát ngôn như thế từ lâu rồi, chứ nếu không thì còn chiến tranh dài dài giữa Mỹ-Việt Nam. Giá bác so sánh với chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), trận pháo đài bay Mỹ tàn phá Bình Nhưỡng thì sự kiện có nhiều điểm gần nhau hơn. Dẫu sao cũng khép lại một chương không đáng có trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #481 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:13:57 pm »

(trích lời thuyết minh trong phim tài liệu Khiêu vũ với Thần Chết - http://www.vap61vap62.com/postings_dwd.htm)

“Lainbaker-2” là chiến dịch đường không có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. 188 B-52 đã cất cánh từ các sân bay Anderson và Utapao. Cuộc oanh tạc đầu tiên vào Hà Nội diễn ra lúc 4 giờ sáng ngày 19 tháng 12.

………..

25 tấn bom được ném từ mỗi chiếc B-52 xuống khu vực diện tích bằng 30 sân bóng đá, không còn lại dấu hiệu của sự sống. Nơi bị B-52 ném bom gợi nên một bức tranh điêu tàn dưới trăng.

………….

Nhưng bộ đội phòng không Bắc Việt đã đáp trả mạnh mẽ. hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không bố trí quanh Hà Nội và Hải Phòng. Người Việt Nam đang bảo vệ những thành phố của họ. Trên bầu trời Hà Nội có thể nhìn thấy cùng lúc tới 20 tên lửa.

…………

Chiến dịch đường không “Lainbaker-2” nhằm sớm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc trong thất bại. Trong 12 ngày đêm của chiến dịch, 31 máy bay ném bom chiến lược sau khi cất cánh đã không trở về căn cứ (За 12 дней операции с боевых заданий на базу не вернулся 31 стратегический бомбардировщик В-52). Toàn bộ chúng đều bị các tên lửa phòng không bắn rơi. Tổn thất này tương đương với 248 triệu USD tiền thuế mà người dân Mỹ phải đóng.

Mỹ, vốn đã quen chiến thắng, đã nhận một cái tát rất đau ở Việt Nam.

…………..

Ngày 27 tháng 12 năm 1972, chiếc B-52 cuối cùng đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Máy bay ném bom bị rơi không xa trung tâm Hà Nội tại hồ Hữu Tiệp (Чунг Бать = Trúc Bạch?). Ở đó, xác (các mảnh vỡ) của nó cho đến ngày nay vẫn đang nằm tại đó như là tượng đài kỷ niệm chiến thắng.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #482 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 12:50:59 am »

(trích B-52 trên bầu trời Việt Nam - B-52 над Вьетнамом)

Nguồn: vko

Chiến dịch lớn nhất trong toàn bộ quá trình tham chiến của B-52 là “Lainbaker-2” – oanh tạc khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Có thể hiểu rằng, bằng các cuộc ném bom tàn bạo, Nixon muốn buộc những người cộng sản ngồi vào bàn đàm phán và làm cho họ trở nên dễ thỏa hiệp hơn, cho phép người Mỹ “giữ thể diện” khi rút quân khỏi Đông Dương.

Chiến dịch ném bom được lên kế hoạch rất chu đáo – lực chọn các mục tiêu ném bom, tính toán số lượng máy bay chiến đấu và đảm bảo cần thiết. Các cuộc không kích sẽ tiến hành vào buổi tối. Ban đêm sẽ loại trừ hoạt động của các máy bay tiêm kích đánh chặn Mi-17 và Mig-19 và gây ra khó khăn lớn cho các phi công Mig-21P/PF – không được trang bị các loại ra đa mạnh nhất.

Theo các thông tin tình báo Mỹ, khu vực Hà Nội – Hải Phòng được bảo vệ bởi 152 tổ hợp tên lửa phòng không S-75 và khoảng 700 pháo phòng không. Về tầm cao, pháo không không phải sự đe dọa với B-52, nhưng chúng hoàn toàn có thể gây khó khăn cho máy bay chiến thuật trong việc loại khỏi vòng chiến các đài ra đa dẫn bắn cho tên lửa phòng không và các máy bay tiêm kích đánh chặn. Ngoài ra, Bộ chỉ huy không quân chiến lược còn hy vọng không chỉ không quân chiến thuật phá hủy hệ thống phòng không của đối phương mà còn hoàn thiện hệ thống các khí tà tác chiến điện tử mang theo trên máy bay ném bom.
 
Chiều 18 tháng 12, các máy bay đầu tiên đã cất cánh từ Guma: 29 cụm 3 B-52 đã cất cánh trong tổng cộng 30 phút. Sau đó vài tiếng, thêm 42 máy bay nữa cất cánh từ Utapao. Các phi công B-52 đếm được hơn 100 lần phóng tên lửa. Trong đêm đầu tiên, chỉ có 1 B-52G từ Guam bị trúng tên lửa; kíp phi công đã lái máy bay bị thương về hướng Utapao và nhảy dù bỏ máy bay trên lãnh thổ Thái Lan. Trong đêm này, Mỹ ghi nhận bắn rơi 1 Mig-21. Về phần mình, Việt Nam tuyên bố bắn rơi 3 máy bay ném bom.

Trong đêm từ 18 sang 19 tháng 12, 93 “pháo đài bay” đã ném bom các nhà ga xe lửa và các mục tiêu cung cấp năng lượng ở khu vực Hà Nội. Trong ngày này, các đội bay ghi nhận 150 tên lửa được bắn lên. Theo các thông tin của Mỹ, B-52 không tổn thất, phía VNDCCH thông báo bắn rơi 2 B-52 trong đêm này.

Đêm hôm sau, gần 100 “pháo đài bay” xuất hiện trên vùng trời Hà Nội – Hải Phòng. Các máy bay bay theo hành trình như trong 2 cuộc không kích đầu tiên. Các phi công máy bay ném bom đã ghi nhận hơn 200 lần phóng tên lửa, có những trường hợp phóng cùng lúc vào 1 máy bay 10-15 tên lửa. Theo tài liệu Mỹ, đêm này tổn thất 6 B-52, 6 chiếc khác bị thương. Thú vị là phía Việt Nam ghi nhận đã bắn rơi tổng cộng 4 máy bay.

Hai đêm hôm sau, các B-52G ở Guma không cất cánh. Đêm từ 21 đến 22 tháng 12, 30 B-52D ở Utaoap đã ném bom VNDCCH. Hai máy bay không trở về căn cứ (theo phía VN – 3).

Đêm từ 23 sang 24 tháng 12, mục tiêu không kích là ga Lạng Giang. Theo các thông tin của Mỹ, trong đêm từ 24 đến 25 không tổn thất B-52, còn hoạt động của tên lửa Việt Nam là rất thấp – ghi nhận tổng cộng 7 tên lửa bắn lên; phía Việt Nam cho rằng trong đêm đó, 1 B-52 bị bắn rơi.

Hai ngày sau đó, không quân chiến thuật không hoạt động – lễ Giáng Sinh. Chiều 26 tháng 12, 78 máy bay ném bom đã cất cánh từ Guam, muộn hơn một chút là 42 B-52 từ căn cứ Utapao. Các máy bay ném bom các mục tiêu bố trí xung quanh Hà Nội.

Chắn chắn là tới thời điểm này, người Mỹ đã phải chấp nhận tổn thất B-52 – 2 “pháo đài bay” bị bắn rơi và 1 bị kíp lái bỏ lại ở Thái Lan. Tổn thất này được đánh giá là tối thiểu, còn cuộc không kích là “rất thành công”. Việt Nam tuyên bố bắn rơi 8 B-52 trong đêm này – số lượng máy bay ném bom lớn nhất bị lực lượng phòng không bắn rơi trong 1 đêm.

Có thể, các thống kê của Việt Nam về các sự kiện diễn ra trong đêm từ 26 sang 27 tháng 12 gần với sự thật hơn, bởi vì trong đêm sau đó, các trận địa tên lửa phòng không bị không quân chiến lược oanh tạc. Trong cuộc oanh tạc này có sự tham gia của 60 B-52. Các kíp phi công ghi nhận 120 tên lửa bắn lên. Không quân chiến lược mất 2 B-52. Kíp phi công B-52D 56-0599 của đại úy phi công John D.Mize đã bỏ “pháo đài bay” bị bắn rơi ở Lào.

Trong 2 đêm hôm sau, cụm B-52 tham gia không kích không thay đổi – theo 30 máy bay từ Utapao và Anderson. Người Mỹ ghi nhận 20 và 7 tên lửa được bắn lên, không có tổn thất về B-52. Các nguồn Việt Nam ghi nhận tương ứng trong 2 đêm là 5 và 2 B-52 bị bắn rơi.

Trong các cuộc không kích tháng 12, không quân chiến lược Mỹ đã tổn thất: theo phía VN-34 B-52, theo phía Mỹ - 15 (thêm 4 máy bay bị kíp phi công bỏ lại ngoài biên giới Bắc Việt, còn 9 máy bay bị thương nhưng sau khi quay về căn cứ đã được sửa chữa). Từ điển quân sự Liên Xô xuất bản năm 1978 xác nhận 23 máy bay ném bom chiến lược bị bắn rơi. Người Mỹ đã không bổ sung vào danh sách tổn thất 4 máy bay bị kíp phi công bỏ rơi do bị thương ở Lào và Thái Lan.

……

Đêm 27 tháng 12, phi công Phạm Tuân đã cất cánh từ sân bay Yên Bái, bay qua những đám mây, đánh lừa được các “Con ma” hộ tống và bắt đầu lấy độ cao. Theo mệnh lệnh từ mặt đất, phi công Phạm Tuâ đã cắt thùng nhiên liệu, tăng tốc, lấy độ cao 10 000 mét và nhìn thấy rõ ràng đèn của máy bay ném bom. Phạm Tuân đã bắn 2 tên lửa vào máy bay sau cùng trong tốp 3 từ cự ly 2 kilomet, máy bay bốc cháy. Hai “pháo đài bay” còn lại vội vàng vứt bom rồi bỏ chạy.

B-52 thứ 2 và cũng là cuối cùng bị không quân tiêm kích Bắc Việt bắn rơi vào đêm hôm sau. Lúc 21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều đã cất cánh từ sân bay Thọ Xuân. Trên vùng trời Sơn La, Vũ Xuân Thiều đã phát hiện và tấn công B-52. Các tên lửa từ Mig-21 đã được phóng ra từ cự ly gần. Đạn trong B-52 nổ trùm lên cả B-52 và Mig-21.

Mỹ không thừa nhận tổn thất B-52 do Mig. Chiến công của Phạm Tuân không được công nhận, còn trường hợp của phi công Vũ Xuân Thiều là do các máy bay va chạm trên không.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:19:15 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #483 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 01:24:37 am »

Theo nguồn trên, em ngồi tính thì ra như sau

B-52 rơi do tên lửa phòng không

Đêm 18 tháng 12: VN – 3; Mỹ - 1 (rơi ở Thái Lan)

Đêm 19 tháng 12: VN – 2; Mỹ - 0

Đêm 20 tháng 12: VN – 4; Mỹ - 6 (6 bị thương)

Đêm 20, 21 tháng 12: VN - 3; Mỹ - 2

Đêm 24, 25 tháng 12: VN – 1; Mỹ - 0

Đêm 26 tháng 12: VN – 8; Mỹ - 3 (1 rơi ở Thái Lan)

Đêm 27 tháng 12: VN – ; Mỹ - 2 (1 bị thương, sau đó rơi)

Đêm 28, 29 tháng 12: VN – 7; Mỹ - 0

B-52 bị rơi do Mig-21

Đêm 27 tháng 12: VN – 1; Mỹ - 0

Đêm 28 tháng 12: VN – 1; Mỹ - 1

Tổng cộng

+ VN – 30; trong trường hợp tính tổng số B-52 bị rơi trong đêm 28 đã bao gồm cả các B-52 bị Mig-21 bắn rơi, tổng số theo phía VN là 29.

+ Mỹ - 15.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 03:54:31 am gửi bởi daibangden » Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #484 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 11:50:08 am »

Em nghĩ có lẽ cần thêm một con số nữa mà báo NGa như bác ở trên dẫn là "số máy bay B-52 sau khi cất cánh không trở về". Con số đó mới là quan trọng.

Trong các thống kê của Mỹ thường hay để ra một con số gọi là "rủi ro". Ví dụ bảo là do máy móc, do tai nạn, những nguyên nhân không liên quan gì tới chiến đấu thì tính vào và đương nhiên là không tính cho tên lửa phòng không.

Đó là những điều mập mờ trong các thống kê của Mỹ. Chưa tính những máy bay bị thương, sau khi sửa không hoạt động, hoặc sau khi sửa lại viết lại lý do, liệt sang lý do khác mà ko hoạt động.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #485 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 03:52:01 pm »

Có một cụ lão thành có nói đại ý thế này: đếm làm gì cho khổ ra hả các cháu, Bác Hồ đã dạy "đánh cho Mỹ cút" chứ đâu phải đánh tiêu diệt được nó, nó cút rồi còn gì nữa, nó cháy nó rơi thành than, đầu một nơi đuôi một nẻo vậy thì lấy đâu ra số đuôi cho chúng mày bây giờ. Grin
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #486 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 06:29:58 pm »

Trong các thống kê của Mỹ thường hay để ra một con số gọi là "rủi ro". Ví dụ bảo là do máy móc, do tai nạn, những nguyên nhân không liên quan gì tới chiến đấu thì tính vào và đương nhiên là không tính cho tên lửa phòng không.

Bác ơi bác cho tôi biết con số của Mỹ cho những trường hợp như bác nói, tính cho đợt ném bom 12/1972 là bao nhiêu chiếc, "nguyên nhân không liên quan gì tới chiến đấu" cụ thể là những nguyên nhân gì được không bác?
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #487 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 06:43:22 pm »

Cũng không phải Bộ chính trị và Bộ tổng tham mưu quá kém không nhận ra nguy cơ đe dọa Hà Nội - Hải Phòng cuối 1972 mà thực ra là chưa nhận thấy "tấm lòng vàng" của ông bạn quý hóa láng giềng. Tức là ta rất hy vọng vào 2 trung đoàn SAM 3 đang sắp thành lập xong. Nếu lực lượng này kịp đưa vào tham chiến thì chắc chắn Linebacker II sẽ không kéo dài nổi tới 12 ngày đêm. Ông bạn láng giềng cố tình dây dưa chậm bàn giao thiết bị cho ta, bàn giao xong thiết bị thì lại chậm chuyển đạn về nên chuyện nó mới như vậy và SAM 3 bỏ lỡ cơ hội đối đầu với B52!

Bác Giangtvx có thêm tư liệu nào về vụ này không bác? Theo ghi chép của e277 thì các bác ý lên tàu liên vận vào đầu tháng 12, về nước 18/12, xuống tàu là nhận ngay lệnh ngược lên Đồng Đăng nhận thiết bị đạn dược SAM-3 đã nằm đợi sẵn. TQ làm chậm vận chuyển hay bàn giao thiết bị được chứ giữ người làm sao được nhỉ? Nếu đạn và thiết bị đã được LX gửi trước nữa, thì tại sao mãi đầu tháng 12 mới có kế hoạch cho anh em từ LX về? TQ dây dưa SAM-3, nhưng SAM-2 thì vẫn chuyển cho ta tì tì hơn 1000 quả mới tinh từ tháng 8?

À mà các bác chuyên môn cho biết SAM-3 nếu về kịp, giả dụ ngày 15/12 đã sẵn sàng chiến đấu, thì tầm ảnh hưởng đến đại cuộc cụ thể như thế nào ạ? KQ Mỹ không có phương tiện gây nhiễu cho SAM-3, tần số, cốt, phách, chưa bị lộ, tốc độ đạn khi phóng cao hơn, thiết bị điều khiển chính xác hay là còn gì nữa không ạ? Theo các bác nhận định thì SAM-3 có khả năng trở thành át chủ bài hạ gục B-52 không và nếu có thì do những nguyên nhân cụ thể nào?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #488 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 07:44:55 pm »

Bác altus đặt vấn đề hay! Trước khi bác Giangtvx và các bác có chuyên môn sâu cho ý kiến, các bác và các bạn xem lại bài phỏng vấn trung tướng Phan Thu trên ĐV sau đây mà cụ thấy có 2 điều đáng tiếc:
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Sai-lam-chet-nguoi-cua-B52-tren-bau-troi-Ha-Noi/201212/247432.datviet
 
"...Nói thêm về rãnh sóng 3cm không bị gây nhiễu, Trung tướng Phan Thu cũng chia sẻ hai điều làm ông tiếc nuối:

“Thứ nhất, tên lửa SAM-3 mà Liên Xô viện trợ cho ta và ta đã tiếp nhận xong trước thời điểm B-52 vào đánh Hà Nội nhưng không thể triển khai kịp. Tên lửa SAM-3 sử dụng radar có đèn phát làm việc ở rãnh sóng 3cm cùng loại K8-60. Nếu tên lửa SAM-3 về kịp thì trong bối cảnh lúc đó khi mà sóng radar 3cm chưa bị nhiễu thì tên lửa SAM-3 sẽ là mối uy hiếp rất lớn đối với B-52.

Thứ hai, chúng ta lại không cho phối hợp radar K8-60 với đại đội pháo 100mm (độ cao bắn vượt trên 10.000m) có máy chỉ K6-19 để bắt và đánh B-52. Từ rất sớm chúng ta đã nhận biết được khả năng K8-60 có thể bắt được B-52 không bị nhiễu.

Trong khi radar K8-60 của trung đoàn 57mm vẫn còn số lượng đáng kể ở Hà Nội. Nếu điều này được thực hiện, pháo 100mm có thể tham gia chiến đấu bằng phần tử radar K8-60. Khi đó, chúng ta sẽ có nhiều hỏa lực hơn để đánh B-52 và thắng lợi nhất định ròn rã hơn”.


Tuy vậy tôi nghĩ rằng vũ khí mới còn phải có thời gian làm quen trong thực tế chiến đấu nên có thể sẽ không hoàn toàn thuận lợi như ta nghĩ trên lý thuyết, nhưng dù thế nào nhất định kết quả sẽ khá hơn.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #489 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 08:10:33 pm »

Nguồn chính thống về "tấm lòng vàng" ấy thì không có đâu. Chỉ có thể thấy thông qua các hồi ký của các sĩ quan, chiến sĩ ngày ấy thôi. Rõ nhất là hồi ký của vị trung đoàn trưởng trung đoàn SAM 3. Vị ấy kể lại là lên Lạng Sơn đợi mãi mà không nhận được thiết bị nên tức mình quay về Đồng Mỏ, tập hợp quân lính của mình lại, vét toàn bộ pháo 100 của Việt Bắc, nghiên cứu đường bay của B52, tạo trận phục kích, bắn dựng màn đạn, rơi 1 chiếc B52 ở Thái Nguyên! (chuyện rơi B52 này còn phải bàn) nhưng chính chi tiết này làm cho tôi nhớ mãi "tấm lòng vàng" ấy. Sau này còn được biết thêm: họ đưa máy nhưng không chuyển đạn ngay. Lúc chuiyển đạn, ta lắp xong thì cũng đã muộn.

SAM 3 tức S125 làm việc trên sóng 3 cm (cùng với tần số của ra đa K860 là loại ra đa của pháo cao xạ 57ly đầu tháng 12 mới kịp "cấy ghép" vào tổ hợp S75, chưa kịp cấy ghép cho pháo 100). Mỹ cho rằng pháo 57 không nguy hiểm do vậy không chấp ra đa này! Nhưng chính ra đa này đã góp phần to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. K860 lai ghép còn thế. S125 là hệ thống hoàn thiện, chưa kể khi chế tạo nó đã được "hưởng" toàn bộ kinh nghiệm trong cuộc chiến trước đó của S75. Vậy nếu S125 vào cuộc, dùng sóng 3 cm, chỉ chịu nhiễu tiêu cực, nghia là khả năng đánh trúng rất cao. Phần còn lại của cuộc chiến ... chỉ là suy đoán! Tôi e là Mỹ chẳng chịu nổi 1 đêm!

Viết dở bỏ đi ăn cơm. lúc gửi lại thấy bài của bác qtdc. Ngẫu nhiên nhưng mà thật nhịp nhàng! Cám ơn bác qtcd
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 09:55:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM