Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:58:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419287 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #460 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 08:30:55 pm »

@Tamkinh:

1 . Mĩ họ bảo họ đã thành công ... Điều đó là thật đấy: Lực lượng SAM ở Hà Nội - Hải phòng vào đầu tháng 12/1972 chưa bằng một nửa so với 1967, đạn SAM thì rất thiếu thốn (vì đã chuyển vào phia Nam). Đấy là còn may mắn vì có sự "tinh quái" của cán bộ quân chủng Phòng không - Không quân nên giữ lại được trung đoàn SAM 261 ở Hà Nội chứ nếu không thì chưa biết tình thế sẽ thế nào nữa.
        Tình hình đại để như sau: Tổng bí thư Lê Duẩn, toàn quyền, chỉ đạo chung, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh, bí thư quân ủy trung ương chỉ huy về mặt quân sự. Đại tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng đang ở Quảng Trị. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chưa tra được bác ấy lúc đó ở đâu, mới chỉ biết phó tư lệnh (trong lúc nước sôi lửa bỏng) đang "cãi nhau" (đàm phán) ở Pari.
        Hệ thống phòng không ở khu 4 và mặt trận Quảng Trị bị tổn thất nặng nề, không còn đủ sức bảo vệ tuyến đường Trường Sơn do vậy việc vận chuyển chi viện cho chiến trường hầu như bị tê liệt. Mặt trận Quảng Trị (do tướng Dũng chỉ huy) sau hơn 8 tháng tiến công và phòng thủ đã kiệt quệ về mọi mặt. Gạo thiếu, đạn thiếu (đạn pháo chỉ còn mỗi khẩu 1 vài viên, muốn bắn phải xin ý kiến của Bộ tư lệnh) mà đây lại là hướng tiến công chính của cuộc tiến công chiến lược 1972. Do vậy, tướng Dũng không thể không xin chi viện và Tổng bí thư Lê Duẩn không thể không đồng ý: điều 1 số các đơn vị phòng không (trong đó có các đơn vị SAM 2) vào phía Nam để giải tỏa áp lực không quân Mỹ, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa chi viện chiến trường. Việc chuyển các trung đoàn SAM 2 vào khu 4 (trong lúc nước sôi lửa bỏng này) đã làm cho bản thân trong nội bộ Quân ủy trung ương phát sinh mâu thuẫn (một số đồng ý, một số không tán thành). Nhưng do yêu cầu của Bộ chính trị nên Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tham mưu buộc phải chấp hành. Tuy vậy mệnh lệnh này bị Quân chủng Phòng không - Không quân phản đối quyết liệt đặc biệt là lệnh điều trung đoàn SAM thứ hai vào chiến trường vì nếu thế về cơ bản lực lượng còn lại sẽ không còn đủ khả năng phòng thủ. Quân chủng Phòng không - Không quân chấp hành lệnh 1 cách miễn cưỡng, dềnh dàng, cố kéo dài thời gian và thậm chí còn cho 1 nửa quân số của 261 "đi phép để chuẩn bị vào chiến trường". Nhờ đó khi Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II) xảy ra, Hà Nội tạm còn đủ lực lượng để phòng thủ.
        Cũng không phải Bộ chính trị và Bộ tổng tham mưu quá kém không nhận ra nguy cơ đe dọa Hà Nội - Hải Phòng cuối 1972 mà thực ra là chưa nhận thấy "tấm lòng vàng" của ông bạn quý hóa láng giềng. Tức là ta rất hy vọng vào 2 trung đoàn SAM 3 đang sắp thành lập xong. Nếu lực lượng này kịp đưa vào tham chiến thì chắc chắn Linebacker II sẽ không kéo dài nổi tới 12 ngày đêm. Ông bạn láng giềng cố tình dây dưa chậm bàn giao thiết bị cho ta, bàn giao xong thiết bị thì lại chậm chuyển đạn về nên chuyện nó mới như vậy và SAM 3 bỏ lỡ cơ hội đối đầu với B52!

2. Vẫn là chuyện đạn ... Chuyện này các trang trước đã đề cập rồi (về số lượng đạn còn, số lượng bắn trong đêm, tình hình thiếu đạn, ...) bác có thể xem lại. Số SAM 2 được phóng do Mỹ công bố thì có độ chính xác thấp do trong trận đánh ta thường phát tín hiệu điều khiển SAM nhưng không phóng đạn (phóng giả), các thiết bị trinh sát điện tử của Mý vẫn ghi nhận là phóng thật nên số SAM 2 ta phóng thật thấp hơn rất nhiều so với số SAM phóng do Mỹ công bố.
     
     
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 10:31:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #461 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 09:30:02 pm »

Chiếc F-4J của hải quân (phi công J. D. Everitt-nhiệm vụ hộ tống cường kích) mà có thể trùng với chiếc do phi công Mig-21 Nguyễn Văn Nghĩa bắn rơi chiều 23.12.1972 thì bọn nó công nhận mất trong tác chiến nhưng cho rằng chưa rõ nguyên nhân. Còn một chiếc F-4J nữa của TQLC (153885 AJ 201, VMFA‑333, USS America CVA-66, nhiệm vụ trinh sát ảnh) cũng mất trong ngày đó thì bọn nó xác định trúng đạn pháo PK 85mm.

Ngày 23 nó chỉ công nhận mất duy nhất 1 chiếc F-4J của TQLC thôi.
Có lẽ chiangshan nói đúng. Xem lại thì trong http://www.ejection-history.org.uk/Aircraft_by_Type/F-4_PHANTOM_USA/f4_phantom_US_1970.htm có 2 chiếc F-4 mất trong ngày 23-12. Tuy nhiên chiếc của USN không ghi rõ mất ở đâu, nước nào, do tai nạn hay trong chiến đấu, không có cả số đuôi dù có tên phi công. Hay là chiếc bác Nghĩa là chiếc của USMC?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #462 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 09:47:58 pm »

Chiếc F-4J của hải quân (phi công J. D. Everitt-nhiệm vụ hộ tống cường kích) mà có thể trùng với chiếc do phi công Mig-21 Nguyễn Văn Nghĩa bắn rơi chiều 23.12.1972 thì bọn nó công nhận mất trong tác chiến nhưng cho rằng chưa rõ nguyên nhân. Còn một chiếc F-4J nữa của TQLC (153885 AJ 201, VMFA‑333, USS America CVA-66, nhiệm vụ trinh sát ảnh) cũng mất trong ngày đó thì bọn nó xác định trúng đạn pháo PK 85mm.

Ngày 23 nó chỉ công nhận mất duy nhất 1 chiếc F-4J của TQLC thôi.
Có lẽ chiangshan nói đúng. Xem lại thì trong http://www.ejection-history.org.uk/Aircraft_by_Type/F-4_PHANTOM_USA/f4_phantom_US_1970.htm có 2 chiếc F-4 mất trong ngày 23-12. Tuy nhiên chiếc của USN không ghi rõ mất ở đâu, nước nào, do tai nạn hay trong chiến đấu, không có cả số đuôi dù có tên phi công. Hay là chiếc bác Nghĩa là chiếc của USMC?

Chiếc F-4 của USN có thể là chỉ hư hỏng hoặc bị thương, hoặc có nhầm lẫn gì đó trong thống kê. Còn chiếc của USMC thì không khớp với thông tin của ta:
- Bác Nghĩa đánh lúc khoảng 13h51, chiếc F-4J kia được ghi nhận bị hạ lúc 09h00 GMT tức 16h03 giờ VN.
- Bác Nghĩa đánh tốp bay từ Lào vào khu vực Hòa Bình, chiếc F-4J kia được ghi nhận là trúng đạn khi đang bay ở khu vực biển Hòn Gai.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #463 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 09:57:45 pm »

Vậy có thể chiếc bác Nghĩa bắn chỉ bị thương.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #464 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:05:18 am »

Nguồn: vko

Chiến dịch 11 ngày đêm



(lược dịch)

Tháng 12 năm 1972, các máy bay ném bom chiến lược B-52 đã cố gắng làm “chấn động và hủy diệt ý chí” Hà Nội.

“VKO” năm 2004 đã vài lần công bố các tài liệu về chiến dịch “Lainbaker-2”. Việc này không phải là ngẫu nhiên: từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến này, không quân chiến lược Mỹ chưa bao giờ được huy động trong quy mô rất lớn, như năm 1972, và bởi vì, những bài học khốc liệt và chưa từng thấy về cường độ ném bom sẽ còn lâu mới mất đi giá trị của nó.

Như các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định, mục đích chính của chiến dịch “Lainbaker-2” là bắt buộc lãnh đạo VNDCCH “cố chấp” phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình (diễn ra ở Pari, từ năm 1968) mà các đại diện từ phía Bắc Việt đã từ chối tiếp tục. Đối với Washington, tháng 12 năm 1972, tình hình đã chuyển biến quá u ám. Quá trình Việt Nam hóa và rút quân đã giảm số lượng quân Mỹ ở Nam Việt Nam còn 26 000 người. Việc này đủ được coi là chiến thắng trong cuộc chiến, mặc dù cách kết thúc này không có gì là vẻ vang.

Đã quá muộn sau 7 năm

Trong khi đó, năm 1972, trong nhà Trắng đã chịu áp lực lớn chưa từng có từ dư luận quốc tế cũng như ngay trong xã hội Mỹ, yêu cầu chấm dứt xung đột nhanh nhất. Vì thế, tại Washington, đặc biệt là các chuyên gia Mỹ đã cho rằn cần thiết phải tạo ra những tổn thất và hủy diệt lớn trong thời gian ngắn cho Bắc Việt mà mặt trận chính, là Hà Nội. Tổng thống Mỹ Richar Nixon đã ra lệnh cho Không quân Mỹ tiến hành công việc này, và trong giai đoạn từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, VNDCCH đã phải hứng chịu những cuộc ném bom mạnh. Ngoài ra, trong quá trình diễn ra chiến dịch “Lainbaker-2”, khác với “Lainbaker-1” – diễn ra không lâu, các cuộc không kích không diễn ra trên quy mô toàn miền Bắc Việt Nam, mà lần này – các cuộc tấn công chính của không quân chiến lược đặc biệt nhằm vào khu vực thủ đô – trung tâm công nghiệp – quân sự của VNDCCH.

Máy bay chủ lực thực hiện chiến dịch này là B-52. Sự lựa chọn này của Bộ chỉ huy KQ Mỹ được giải thích theo 2 nguyên nhân: 1- thời kỳ (mùa) gió mùa ở Việt Nam diễn ra vào tháng 12, sau đó, điều kiện thời tiết không tốt sẽ ảnh hướng lớn đến kế hoạch ném bom; 2- “pháo đài bay” là nền tảng căn bản trong bộ 3 hạt nhân Mỹ và là vũ khí đặc biệt rất có giá trị. Theo lời cố vấn an ninh Quốc gia Henry Kissinger, máy bay ném bom này có khả năng “gây chấn động và hủy diệt ý chí”. Nói ngắn gọn, B-52 là con bài thích hợp nhất để buộc lãnh đạo VNDCCH nối lại các cuộc đàm phán ở Pari.

Sự thật, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khi đó, Richard Nixon đã rất mạo hiểm. Bởi vì: 1- nếu “pháo đài bay” tổn thất trong chiến dịch, hậu quả sẽ rất lớn, Bắc Việt sẽ dành chiến thắng về mặt tâm lý. Hơn nữa, tổn thất như vậy có thể cỗ vũ cho Hà Nội tiếp tục đấu tranh; 2- tổn thất số lượng lớn các máy bay mà một trong số đó là biểu tượng sức mạnh quân sự Mỹ là cú sốc tâm lý lớn cho người Mỹ.

Cuối cùng mối đe dọa được chỉ ra là không nặng nề, treo trên đầu nước Mỹ, rằng sẽ có những hậu quả khó khắc phục để tiếp tục thành công chiến tranh lạnh. Bởi vì, một số chuyên gia đã khẳng định, “Lainbaker-2” sẽ là các trận ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki năm 1945, tạo cho các nước khối Đông Âu về sức mạnh bất khả chiến bại của Mỹ.

Cùng với đó, nhiều nhà quân sự Mỹ cho rằng: quyết định của Richard Nixon là chậm so với tình hình thực tế ít nhất 7 năm, bởi vì chiến dịch có sức mạnh và quy mô tương tự đáng ra phả bắt đầu vào năm 1965, khi Bắc Việt thực tế không có khả năng phòng thủ đường không. Tới tháng 12 năm 1972, tình hình đã có sự khác biệt về chất – khi đó, con đường dẫn tới các mục tiêu trên lãnh thổ VNDCCH đã được án ngữ bở hệ thống phòng không mạnh trong khu vực Đông Nam Á, được hình thành với sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Lầu Năm góc đánh giá cao khả năng của nó, cụ thể, một số tướng lĩnh và sỹ quan Mỹ đã cảnh báo nguy cơ có thể các máy bay ném bom chiến lược B-52 – lực lượng công kích chính của KQ Mỹ - sẽ gặp phải trong khi làm nhiệm vụ.

Theo thông tin của Mỹ, bộ phận chiến đấu của lực lượng Bắc Việt gồm có 145 máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-21, 25 tiểu đoàn tên lửa phòng không SA-75M (21 trong số đó ở khu vực Hà Nội – Hải Phòng), số lượng lớn các phân đội pháo phòng không. Các khí tài hỏa lực được dẫn bắn theo các thông tin từ hệ thống ra đa trinh sát. Mạng lưới các đài chỉ huy đảm bảo sự điều khiển chắc chắn các lực lượng vào khí tài phòng không.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:46:20 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #465 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:06:16 am »

Kế hoạch và chuẩn bị

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, các sỹ quan phi công – hoa tiêu KQ Mỹ đã lên danh sách các mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Việt sẽ bị không kích trên cơ sở tính toán hai điều kiện: yêu cầu giảm thiểu nguy cơ thường vong lớn cho dân thường (để không gây ra làn sóng công phẫn mới trên toàn thế giới, và ngay tại Mỹ) và không ném bom vào các trại giam chứa tù binh chiến tranh Mỹ.

Các cuộc không kích của “pháo đài bay” vào VNDCCH được thực hiện nhiều nhất từ căn cứ Anderson” (quần đảo Guam, 99 B-52G và 53B-52D) và Utapao (Thái Lan, 54 B-52D). Bay chiến đấu từ Guam mất 12-14 giờ và yêu cầu tiếp liệu. Từ Thái Lan tới các mục tiêu tấn công trên lãnh thổ Bắc Việt có thể mất 3-4 giờ.

Tất cả các B-52D được trang bị các khí tài tác chiến điện tử thế hệ mới nhất. Tuy nhiên các khí tài tác chiến điệntử của B-52G kém hiệu quả hơn so với B-52D. Sự khác nhau này có tác động lớn tới số phận của một số kíp phi công, bởi vì các B-52G không hoàn thiện trở nên dễ tổn thương hơn trước hỏa lực từ tổ hợp SA-75M.

Khi lên kế hoạch “Lainbaker-2” đã tính toán rất kỹ hành trình của B-52, xác định cự ly tối ưu giữa các “pháo đài bay” và độ cao, tải trọng bom. Vì thế, khi tổ chức các tuyến đường bay đã tính toán các thông tin trinh sát phát hiện các trận địa phòng không SA-75M gần biên giới Trung Quốc và cường độ các loại gió đang hoạt động phổ biến nhất.

Đội hình chiến đấu trong cụm đã được tổ chức phù hợp nhất. Mỗi cụm gồm 3 máy bay ném bom, bay cách nhau 500 feet theo độ cao và xa nhau 1 dặm. Đội hình này với sự hỗ trợ của các khí tài tác chiến điện tử có thể đối phó hiệu quả với các ra đa cảnh giới của tổ hợp tên lửa phòng không. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể trong trường hợp nếu cụm máy bay được duy trì nguyên vẹn. Các phi công đã được khuyến cáo không bay lệch khỏi hành trình, thâm chí ngay cả khi máy bay có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa phòng không cũng như bị máy bay tiêm kích đánh chặn tấn công cho đến khi ném bom. Tốc độ và hướng bay về sau đó cũng được tính toán để B-52 có thể thoát khỏi tầm bắn của tên lửa phòng không nhanh chóng.

Ngày 17 tháng 12 năm 1972, Ban tham mưu đã gửi cho Tư lệnh lực lượng quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy Không quân chiến lược mệnh lệnh như sau:

“Ra lệnh cho các anh bắt đầu chiến dịch lúc 12 giờ 00 ngày 18 tháng 12 năm 1972.

Trong ba ngày đầu tiên – tập trung tối đa các máy bay ném bom chiến lược B-52 và không quân chiến thuật tấn công cực mạnh các mục tiêu ở khu vực Hà Nội/Hải Phòng (danh sách các mục tiêu được kèm theo). Nhiệm vụ - phá hủy tối đa các mục tiêu quân sự đã được xác định gần Hà Nội/Hải Phòng. Sau ba ngày đầu tiên, các anh hãy chuẩn bị tiếp tục chiến dich khi nhận được các chỉ thị tương ứng.

Khi đó, các yêu cầu sau được chỉ đạo

1 – Tiến hành ném bom trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào

2 – Khi hoạt động trên lãnh thổ Bắc Việt, sử dụng toàn bộ các khí tài tùy theo tình hình để không gây tổn thất cho chiến dịch. Trong các trường hợp khẩn cấp với máy bay, sử dụng lãnh thổ Lào và Campuchia.

3- Nếu trường hợp để tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu tổn thất, yêu cầu hủy diệt một lần nữa các sân bay Bắc Việt và trận địa tên lửa phòng không, tiến hành (khi cần thiết) không kích một lần nữa các mục tiêu đã được vạch sẵn.

4 – Giảm thiểu tổn thất cho dân thường. Không cho phép tấn công các tàu dân sự của nước thứ ba khi ném bom cảng Hải Phòng”.

Điểm cuối cùng yêu cầu sự giải thích cụ thể (đặc biệt).

Sự cơ động tránh tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích của B-52 bị cấm không chỉ vì chúng làm vỡ đội hình bay 3 mà còn làm giảm hiệu quả tác chiến điện tử. Hoạt động tương tự sẽ dẫn tới sai sót trong ném bom, bởi vì khi lên kế hoạch tiêu diệt các mục tiêu, đã tính toán để bom sẽ được ném xuống một cách chính xác từ độ cao được xác định trước đó của máy bay. Nếu các tọa độ ném bom bị thay đổi, thậm chí không lớn, bom có thể rơi xuống các mục tiêu dân sự hay nhà dân.

Như các nguồn của Mỹ khẳng định, B-52 được ra lệnh trở về căn cứ xuất phát, không ném bom trong trường hợp các ra đa dẫn đường không xác định 100% rằng chúng đang ở trên mục tiêu quy định. Ngoài ra, các phi công được yêu cầu thông báo thường xuyên hành trình bay, để khẳng định một cách tuyệt đối rằng máy bay đang bay tới mục tiêu được giao oanh tạc, không cơ động lệch đội hình để tránh tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn trong khoảng thời gian 4 phút trước khi tới điểm ném bom. Rõ ràng trong khoảng thời gian này, xác suất tiêu tổn thất của các máy bay ném bom lên đến mức cao nhất.

Những giới hạn tương tự, được xác định bởi mục đích quân sự và chính trị trong chiến dịch đã dẫn tới rằng, trong cuộc tập kích đường không tháng 12 ở Hà Nội đã làm 1318 dân thường thiệt mạng, Hải Phòng – 306. Rõ ràng, con số thống kê là bi thảm. Tuy nhiên, trong đó cần nhớ rằng, những thành phố này đã bị Mỹ ném xuống 20 000 tấn bom. Trong thời gian 10 ngày oanh tạc năm 1944, đã đổ 10 000 tấn bom xuống Hamburg, làm chết 30 000 người dân Đức. Như vậy, tại sao cho đến ngày nay, Lầu Năm góc vẫn cho rằng cáo buộc về “sự ném bom bừa bãi” thong tháng 12 năm 1972 là không có cơ sở?
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #466 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:07:27 am »

Hai ngày đầu tiên

B-52 hạ cánh xuống sân bay ở căn cứ Utapao

Ngày 18 tháng 12 năm 1972 là ngày đầu tiên trong chiến dịch “Lainbaker-2”. Khoảng 14 giờ 40 phút theo giờ địa phương, B-52 đã cất cánh từ sân bay Anderson trên đảo Guam. 87 máy bay cất cánh lần lượt, chia thành 3 đợt, kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ.

“Các pháo đài bay” bay cùng với các máy bay tiếp liệu KC-135, còn bay sau chúng là các máy bay tiêm kích bom F-4 và F-105 (trong chiến dịch “Chồn hoang” chúng được sử dụng để đánh phá các trận địa tên lửa phòng không), máy bay gây nhiễu EB-66, máy bay gây nhiễu thụ động F-4, các máy bay và trực thăng trong đội tìm kiếm – cứu nạn.

Sau Guam, 42 B-52 từ Utapao cũng cất cánh. Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chưa bao giờ - theo các chuyên gia, Mỹ huy động sức mạnh đường không lớn như vậy để đối phó với kẻ thù.

Các mục tiêu của B-52 trong ngày đầu tiên là các sân bay Kép, Hòa Lạc và Phúc Yên, xưởng sửa chữa ô tô ở Kinh Nỗ, nhà ga Phúc Yên, xưởng sửa chữa xe lửa và đài phát thanh chính ở Hà Nội. Chín mục tiêu khác được giao cho các máy bay tiêm kích bom F-111.

Bắc Việt đã biết về các cuộc không kích của Mỹ sẽ diễn ra và chờ đợi chúng. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu ở Mỹ khẳng định, sự chấn động ban đầu về quy mô ném bom ngày 18 tháng 12 là rất lớn. Mặc dù vậy, sự thật là ngay từ ngày đầu tiên của chiến dịch đã ghi nhận hiệu quả sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M.

Các chiến sĩ tên lửa phòng không Việt Nam đã bắn rơi các “pháo đài bay” chủ yếu khi chúng đang trên đường bay về. Nguyên nhân từ các yếu tố sau: khi nhóm 3 B-52 quay về, ra đa dẫn bắn tên lửa SNR-75 phát hiện ra chúng dễ nhất. Rõ ràng ở đây, hiệu quả tác động của các khí tài tách chiến điện tử trên B-52 đã giảm trên các ra đa cảnh giới phòng không. Hơn nữa, gió thuận chiều tốc độ 180km/h sẽ trở thành ngược chiều, việc này gây khó khăn rất đáng kể cho đường bay của máy bay với kích thước hình học như “pháo đài bay”.

Trong những ngày đầu tiên của chiến dịch “Lainbaker-2”, theo đánh giá từ các phi công Mỹ, lực lượng phòng không Bắc Việt đã bắn hơn 200 tên lửa V-750. Trong một vài thời điểm, các phi công nói, bầu trời đêm Hà Nội bị xuyên thủng bởi những tuyến đường vạch sáng từ hơn 40 tên lửa phòng không bắn cùng lúc. Trong đêm này, Mỹ tổn thất 3 máy bay ném bom chiến lược B-52; 2 từ Anderson và 1 từ Utapao. Theo các chuyên gia Mỹ, 94% số bom ném trúng mục tiêu đã định.

Tổn thất 3 máy bay dẫn tới chấn động nặng cho Bộ chỉ huy và các phi công B-52 mặc dù tổn thất này thấp hơn so với dự kiến. Nó còn không được xem là chưa đủ cao. Nhìn về phía trước, cần nói rằng, trong thời gian toàn bộ 11 ngày đêm chiến dịch “Lainbaker-2”, theo lời các nhà nghiên cứu Mỹ, các phi công máy bay ném bom chiến lược đã “thêm vào truyền thống chiến đấu lừng lẫy của KQ Mỹ - không bao giờ từ chối thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, bất chấp sự kháng cự của kẻ thù – nó không mạnh”. Đáng chú ý, trong cuộc không kích ngày 18 tháng 12, trung sỹ không quân Samuel Terner – xạ thủ súng máy B-52 “Brown 03” đã bắn rơi Mig-21 của Bắc Việt – lần đầu tiên trong lịch sử chiến đấu của “pháo đài bay”.

Trong ngày thứ 2, chiến thuật này thực tế không thay đổi. Điều này không đáng ngạc nhiên: khi các máy bay ném bom cuối cùng cất cánh từ sân bay Anderson sáng 18 tháng 12 làm xong nhiện vụ, chỉ hạ cánh xuống Guam sau 12-14 giờ bay. Tương ứng với bảng kế hoạch ngày bay thứ 2 của chiến dịch, các B-52 khác đã cất cánh và hướng tới mục tiêu. Tình huống này đã cảm trở việc rút kinh nghiệm chung của các cuộc oanh tạc đầu tiên và thực hiện phân tích chi tiết những sai sót và thiếu sót của các phi công.

Mặc dù hành trình vẫn giữ nguyên, tầm cao của cụm 3 máy bay ném bom đã giảm xuống 34,5-35 000 feet. Việc này làm cho B-52 được “che” tốt hơn trong hành lang giới hạn nhiễu thụ động được các máy bay F-4 “Con ma” II thả ra trước đó. Sự phân phối thời gian giữa các cụm 3 máy bay gọi là “thời gian trên mục tiêu” (Time over target) đã tăng lên 4 phút. Các phi công lái “pháo đài bay” đã quyết định tránh tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích trong khi bay tới mục tiêu cũng như sau khi ném bom.

Trong đêm thứ hai của chiến dịch, 93 máy bay B-52 đã tham gia ném bom, đã có gần 180 tên lửa V-750 (theo các phi công Mỹ đếm được) được bắn lên, tuy nhiên lần này, B-52 không bị tổn thất. Nhưng để nói chính xác là do chiến thuật của B-52 được điều chỉnh hay Bắc Việt bị chấn động từ cuộc không kích đầu tiên là rất khó.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #467 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:13:33 am »

Bản đồ các tuyến đường bay của không quân chiến lược Mỹ tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ VNDCCH


Sơ đồ cuộc tấn công quy mô lớn của không quân chiến lược Mỹ vào các mục tiêu ở Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 1972


Sơ đồ cuộc tấn công quy mô lớn của không quân chiến lược Mỹ vào các mục tiêu ở thành phố Hà Nội ngày 26 tháng 12 năm 1972



Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #468 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:19:04 am »

Tấn công và phản công

Ngày thứ 3 của chiến dịch đã xoay chiều và đối với KQ Mỹ - là thảm họa thực sự. Đội hình B-52 bay gần Hà Nội cùng bị phát hiện bởi ra đa cảnh giới và phi công Mig-21. Các phi công Mig-21 đã báo cáo cho mặt đất về đặc điểm đội hình chiến đấu của “pháo đài bay”, độ cao và tốc độ của chúng. Hoạt động của bộ đội tên lửa và phòng không, theo kết luận của các chuyên gia Mỹ, đã gây ra cho không quân chiến lược Mỹ là rất khủng khiếp với kết quả: 6 B-52, mỗi chiếc trị giá 8 tỷ USD (thời giá năm 1972) đã bị bắn rơi.

Tuy nhiên, lỗi trong trường hợp này phần lớn thuộc về Bộ chỉ huy Mỹ. Đội hình máy bay ném bom trải dài 113 kilomet và nhận tiếng lóng của các phi công là “voi đi bộ”. Tuyến các máy bay chiến đấu là chậm chạp, có thể phán đoán được và dễ dàng trở thành mục tiêu.

Trước tiên, “hành lang” nhiễu thụ động được mở ra, nơi “pháo đài bay” sau đó sẽ bay qua. Việc này dẫn đến, theo lời các phi công Mỹ là “con đường bằng gạch vàng” được tạo ra cho các tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M.

Trong ngày 20 tháng 12 năm 1972, 90 trong số 99 chuyến bay chiến đấu của B-52 thành công, nhưng 2 B-52G và 1 B-52D bị bắn rơi ngay trong đợt đầu tiên và cũng con số đó – trong đợt thứ 3 bị tên lửa phòng không bắn rơi. Ba máy bay bị Việt Nam bắn rơi trước khi ném bom, 3 B-52 – sau khi ném bom. Bốn B-52 rơi gần Hà Nội, 2 chiếc – ngoài lãnh thổ Bắc Việt. Không B-52 nào trong số bị bắn rơi được trang bị khí tài tác chiến điện tử mới AN/ALT-22 ECM.

Trong số 9 B-52 bị rơi trong 3 ngày đầu tiên, 5 máy bay bị bắn cháy sau khi ném bom ở thời điểm quay về. Trong số 6 B-52G bị phòng không Bắc Việt bắn rơi, chỉ 1 B-52G có khí tài tác chiến điện tử mới.

Nói cách khác, tổn thất 7% tổng số các máy bay hoạt động trong chiến dịch “Lainbaker-2” đối với không quân chiến lược Mỹ là không lớn. Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ - Tướng John K.Meier đã sử dụng các biện pháp hiệu quả hơn để chế áp các trận địa hỏa lực và kỹ thuật của lực lượng phòng không Bắc Việt. Các tiểu đoàn tên lửa phòng không SA-75 được cho là mối đe dọa chính đối với “pháo đài bay”. Vì thế, quyết định của Meier, được các nhà phân tích Mỹ khẳng định là chính xác: lực lượng phòng không Bắc Việt bị thiệt hại đáng kể, còn số lượng tên lửa bắn lên không tỷ lệ thuận với hiệu quả.

Ngoài ra, chiến thuật sử dụng các máy bay ném bom lại được điều chỉnh. Cự ly tạm thời giữa các cụm 3 máy bay được rút ngắn và giảm thời gian bay trên mục tiêu (90 và 120 giây tương ứng). Các cự ly tăng theo độ cao giữa 3 B-52, thay đổi hành trình và đường bay về sau khi ném bom. Một số cụm “pháo đài bay” đã bay thẳng tới vịnh Tokyo. Các sỹ quan tác chiến điện tử thuộc Không quân đã nhận được lệnh trang bị thêm cho các máy bay ném bom tổ hợp ALT-28ECM, gây khó khăn đáng chể cho đài dẫn bắn SNR-75 trong phát hiện và bám bắt máy bay địch.

Ngày thứ 4, trong cuộc tấn công tiếp nhận tham gia gần 30 máy bay ném bom chiến lược. Thêm vào đó, đặc biệt là biến thể B-52D – chỉ cất cánh từ Utapao (Thái Lan). Phối hợp với chúng là 75 máy bay không quân chiến thuật. Trong lần này, khi tấn công sân bay Bạch Mai, tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M đã bắn rơi 2 “pháo đài bay”.

Trong 3 ngày cuối của chiến dịch (ngày thứ 5, 6, 7), KQ Mỹ không tổn thất thêm 1 B-52 nào. Trong các cuộc tấn công này, thường sử dụng 30 máy bay ném bom. Chúng đã tấn công các mục tiêu ngoài khu vực thủ đô Hà Nội – Hải Phòng để đánh lạc hướng các đơn vị phòng không Bắc Việt.

Ngày 24 tháng 12 – ngày thứ 7 của chiến dịch, Albert Moore, xạ thủ B-52 “Ruby 03” đã bắn rơi 1 máy bay tiêm kích Mig-21.

Ngày 25 tháng 12, gần Giáng sinh, các cuộc oanh tạc dừng một ngày. Các kíp phi công B-52 được nghỉ ngơi, còn trong Bộ tham mưu không quân chiến lược, khi lên kế hoạch tấn công tiếp theo, đã tính toán đầy đủ hơn các sai lầm mắc phải trước đó.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #469 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:19:32 am »

Sau Giáng sinh

Nhìn theo quan điểm chính trị, các chuyên gia Mỹ cho rằng ngày nghỉ 25 tháng 12 là tín hiệu tốt để Hà Nội nhượng bộ - và ngồi vào bàn đám phán. Tuy nhiên, theo các thông tin tình báo Mỹ, Bắc Việt xem việc trì hoãn này là sự suy yếu của kẻ thù và cố gắn tận dụng thời gian nghỉ trên để khôi phục lại các khí tài kỹ thuật bị hỏng và xây dựng thêm các trận địa phóng tên lửa dự bị.

Sau Giáng sinh, các cuộc ném bom được nối lại. Khi đó, các mục tiêu chính của B-52 là những sân bay của KQ Bắc Việt, các trận địa hỏa lực và kỹ thuật của tổ hợp SA-75M. Ngày 26 tháng 12 năm 1972 là ngày là chiến thuật mới được sử dụng trong thực tế. Các kíp phi không khi đó có thể cơ động tránh tên lửa, không tham gia hành trình tiếp cận mục tiêu và ném bom. Các đường bay về được điều chỉnh hợp lý hơn. Đặc biệt quan trọng, thay cho “voi đi bộ”, các kíp phi công được cho phép thay đổi hành trình linh hoạt hơn khi tiếp cận mục tiêu.

Đêm 26 tháng 12, 78 B-52 tấn công Hà Nội đồng loạt từ 4 hướng khác nhau, 42 B-52 ném bom Hải Phòng – cửa biển mà từ đó, VNDCCH nhận hàng viện trợ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc.

Lực lượng ném bom của không quân chiến lược được tăng cường bằng hoạt động của 114 máy bay thuộc không quân chiến thuật. Máy bay đa năng Không quân F-4 “Con ma” II được sử dụng để đánh chặn Mig-21 và rải nhiễu thụ động, đủ hiệu quả bảo vệ B-52 khỏi sự phát hiện và bám bắt từ các đài dẫn bắn CNR-75. Ngoài ra, các “Con ma” và F-105 “Thần Sấm” tiến hành áp chế trận địa của các tiểu đoàn tên lửa phòng không.

Theo các chuyên gia Mỹ, việc tiếp nhận các máy bay EB-66 cũ ngoài tầm bắn của tổ hợp SA-75M làm tăng hiệu quả áp chế điện tử lực lượng phòng không Bắc Việt. Các máy bay tiêm kích bom F-111 và cường kích A-7 tiến hành không kích các sân bay Bắc Việt. Các máy bay KC-135 tiếp nhiên liệu cho mọi loại máy bay, hoạt động thường xuyên trong khu vực chiến sự.

Đáng chú ý rằng trong chiến dịch “Lainbaker-2” có sự phối hợp tích cực của các máy bay C-130 và trực thăng HH-53 để tìm kiếm và cứu nạn phi công bị bắn rơi. Nhiệm vụ “máy móc” phức tạp này được phối hợp với các trạm chỉ huy đường không trên cơ sở máy bay EC-121. Mặc dù vậy, trong ngày thứ 8 của chiến dịch, các tổ hợp SA-75M đã bắn rơi thêm 2 B-52.

Theo nghiên cứu của Mỹ, trong các ngày 9, 10 và 11 của chiến dịch, KQ Mỹ đã làm chủ hoàn toàn bầu trời Bắc Việt. Trong mỗi đêm, các cuộc oanh tạc tiếp nhận sự tham gia của 60 máy bay B-52. Sự thật là ngày 27 tháng 12, trên bầu trời Bắc Việt, Mỹ đã tổn thất 2 B-52. Một B-52 rơi trên lãnh thổ Bắc Việt, 1 rơi ở Thái Lan, nơi kíp phi công đã nhảy dù bỏ máy bay.

Trong ngày cuối của chiến dịch, 29 tháng 12, hoạt động các máy bay ném bom chiến lược và không quân chiến thuật, theo quan điểm các nhà nghiên cứu Mỹ về chiến dịch “Lainbaker-2”, đã đạt “đỉnh”. Khả năng chiến đấu của các lực lượng phòng không Bắc Việt trong ngày này được đánh giá thấp.

Các phi công ném bom và không quân chiến thuật chỉ ghi nhận 23 lần phóng tên lửa phòng không. Rõ ràng là không thể so sánh với “pháo hoa” trong những ngày đầu tiên của chiến dịch. Các máy bay Mỹ (theo đánh giá của phi công) trong ngày này đã nằm ngoài tầm hoạt động hiệu quả của các tổ hợp SA-75M, các máy bay Mig-21 phần lớn đã bị bắn rơi, các trận địa ra đa cảnh giới và tuyến thông tin liên lạc bị phá hủy. Các chuyên gia Mỹ đã khẳng định, không quân Hoa Kỳ đã hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên, nó, dưới tấm màn chắn “Lainbaker-2” đã đụng phải vấn đề rất không đặc trưng trong chiến tranh - không đủ các mục tiêu thích hợp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM