Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:53:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419285 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #440 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 08:26:50 pm »


CHẶN ĐỨNG "PHÁO ĐÀI BAY"

- ‘Tỷ lệ B.52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?’ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đặt câu hỏi.

LTS: 40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, để có cái nhìn đầy đủ về 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" , từ hai phía.

Không nhằm nhắc nhớ, khơi gợi về một chương buồn trong quan hệ Việt - Mỹ, loạt bài nhằm cung cấp thêm một góc nhìn lịch sử, từ người trong cuộc. Và cũng hi vọng, sự thật lịch sử được minh định. Và đó cũng là lời nhắc nhở, rằng ''không có gì quý hơn độc lập, tự do' và không ai có thể xâm phạm điều đó.


Nỗi ám ảnh SAM 2 ở Hà Nội

Ngày 8/1/1973, báo Tuần tin tức (News Week) chua chát với chính quyền Nixon bằng câu bình luận về chiến dịch Linebacker 2: "Nếu B.52 ra Bắc Việt Nam và chịu đựng thiệt hại như mức độ vừa qua thì chẳng cần phải là một thiên tài toán học cũng thấy được rằng cuối cùng Mỹ sẽ hết nhẵn B.52".

Trong khi đó, từ ngày 28/12/1972, Thượng nghị sỹ Mỹ McGovern đã tuyên bố thẳng thừng: "Việc ném bom Bắc Việt Nam cần phải ngừng vì lý do thuần túy quân sự là số thiệt hại về máy bay quá lớn.

... Sẽ không thể có hòa bình và tù binh Mỹ không được về nước chừng nào việc ném bom chưa chấm dứt. Ném bom không mang lại hòa bình, nó chỉ làm cho chiến tranh lan rộng hơn và đẫm máu hơn. Không quân Mỹ chỉ có 400 máy bay B.52, thế mà trong 2 tuần qua đã mất 11 chiếc ở Bắc Việt Nam (11 chiếc là con số mà Mỹ thừa nhận đến ngày 26/12-NV). Chỉ riêng điều đó, chính sách ném bom là vô nghĩa".

Người Mỹ, đặc biệt là các cựu quân nhân Mỹ, những chỉ huy của quân đội Mỹ, những nhà nghiên cứu quân sự... đã đi tìm kiếm rất lâu câu trả lời tại sao Hà Nội lại có thể "xơi" B.52 một cách "ngọt" như thế trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"?


Ảnh tư liệu

Sai lầm về chiến thuật?

Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B.52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B.52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi ra-đa Bắc Việt.

Siêu pháo đài bay B.52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B.52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B.52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B.52 trên bầu trời Hà Nội".

Câu hỏi này của Charles Barrows đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra theo hướng ngược lại với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không VNDCCH từ tháng 5/1972: "Tỷ lệ B.52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Cho đến lúc đó các phương án đánh B.52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B.52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó.

Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:

- N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B.52 tham chiến của Mỹ);

- N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

- N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không Không quân là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B.52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B.52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.

Đại úy phi công lái B.52 Robert E. Wolff, cũng bị bắt tại Hà Nội, lại có phân tích khác (trên tờ Air Force Magazine năm 1979): "Khi bay hướng Bắc về phía Trung Quốc, chúng tôi lắng nghe máy bay chiến đấu bắn phá và máy bay gây nhiễu ngăn cản hệ thống phòng thủ của Hà Nội hoạt động. Các máy bay F.111 hoàn thành được nhiệm vụ của chúng, một vài máy bay MIG vẫn cất cánh được.

Máy bay chiến đấu càn quét của chúng tôi gặp khó khăn trong việc liên lạc với tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ phối hợp chặn máy bay đối phương. Các phi công của máy bay hộ tống chúng tôi không thể khai hỏa nếu không nhận được sự cho phép vì chúng tôi không muốn có một sai lầm nào trong việc nhận định địch - bạn.

Viên phi công Mỹ còn nhớ, "ở đây chúng tôi đã có một suy nghĩ. Nhiều phi công trong toán bay tưởng rằng đoạn bay trong lúc bắn phá của phi vụ sẽ là đoạn nguy hiểm nhất. Nhưng trên thực tế, giai đoạn rời khỏi mục tiêu cũng khó khăn không kém. Chúng tôi phát hiện ra là các ác tên lửa SAM đạt hiệu suất cao nhất khi các máy bay B.52 đổi hướng lần cuối cùng để rời mục tiêu, vì lúc này ra-đa của đối phương thu nhận được hình ảnh tối đa của máy bay".

Người ta đã bàn luận nhiều về khía cạnh đó của chiến dịch. Mâu thuẫn gay gắt nhất giữa các tay súng và Bộ tham mưu chiến dịch là về "thế đi của đàn voi con". Đội hình kéo dài nhiều dặm, các máy bay cùng theo một đường, một độ cao, một hướng. Cả 36 máy bay đến một điểm nhất định rồi lần lượt đổi hướng thì chẳng cần tài giỏi gì phe phòng thủ cũng biết nhằm vào đâu để bắn chiếc 37".

Đại úy phi công Drenkowski tán thành quan điểm này, nhưng đặt thêm những vấn đề cũng trên tạp chí Air Force: "Tên lửa, pháo phòng không bắn lên dày đặc. B.52 thực hiện các thao tác né tránh, tuy biết rằng né tránh cũng chẳng mang lại kết quả gì. Kẻ thù của B.52 là tên lửa SAM. Trong khi bay từng tốp 3 chiếc, kẻ thù của B.52 còn là những vụ đụng vào nhau ở trên trời. Lúc này, vũ khí đáng sợ nhất với B.52 lại là một chiếc B.52 khác đang bay gần cạnh nó. Các nhân viên phi hành bối rối khi thấy ở phía trước lại có B.52 bị bắn rơi, trong khi đạn pháo phòng không vẫn nổ tới tấp bốn phía xung quanh.

Trong đêm 19/12, người ta biết chắc chắn là đã có một số B.52 bị bắn rơi. Cả 2 chiếc B.52G này đều bị trúng tên lửa đúng lúc ngoặt để bay ra khỏi mục tiêu, và rơi gần Hà Nôi. Các toán B.52 tiếp sau cũng bị SAM bay lên đón đánh dữ dội. Một B.52 khác bị thương bay về đến Lào thì rơi. Đến ngày 20/12, 6 chiếc B.52 bị bắn rơi trong 9 giờ.

Vậy là 3 ngày, 300 lần B.52 xuất kích, bị bắn rơi 9 chiếc, tỷ lệ tổn thất tới 3%, một tỷ lệ không thể nào chấp nhận. Những máy bay B.52 bị bắn rơi lại là những B.52G đã được trang bị khí tài gây nhiễu rất mạnh...

Các kíp lái cho rằng tổn thất B.52 quá lớn là do việc vạch kế hoạch tồi, chiến thuật kém. Họ thấy cần thu hẹp vòng ngoặt để nhanh chóng thoát khỏi mục tiêu, bay ra vịnh Bắc Bộ. Họ muốn được phép làm các động tác cơ động né tránh, bay theo các đường đan chéo nhau, thu ngắn đội hình, từ nhiều hướng tiếp cận các mục tiêu, độ cao khác nhau thay đổi liên tục không theo quy luật để đối phương khó đối phó. Nhưng như vậy lại vẫn tăng thêm nguy cơ là chính B.52 đâm phải nhau trên không".

Sự ám ảnh SAM2


Tên lửa SAM 2, vẫn được xem là kẻ thù của B.52, vì được thiết kế bắn tới độ cao B.52 thường sử dụng, vốn được Hà Nội gọi tên là "rồng lửa Thăng Long", trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ vùng trời Thủ đô là mối đe dọa lớn nhất, trở thành nối ám ảnh cho bất cứ kíp bay B.52 nào nhận nhiệm vụ mang bom ra vùng châu thổ Sông Hồng.

Tuy nhiên, nghệ thuật điều khiển SAM của lực lượng phòng không - không quân Hà Nội lại là cái khiến người Mỹ phải nghiêng mình.

Trên tạp chí "Không quân Mỹ", John L.Frisbee viết: "Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ và lúc ấy chưa có tên lửa SAM hữu hiệu. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B.52 bị SAM bắn rơi".

Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương.

...Bắc Việt đã bắn hạ hàng chục B.52 bằng cách ngắm bắn bằng mắt thường. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa SAM lên để hạ máy bay".

Cũng Drenkowski, trong "Về chiến dịch Linebacker 2", phân tích: "Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay chiếc B.52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một quả SAM để tên lửa bay theo đường đạn 45 giây tới gần chỗ B.52 phải ngoặt. Họ dùng 5-10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa đến đó vừa đúng lúc chiếc B.52 tiếp theo vừa bay tới. Thật ngon xơi!".

John T. Greenwood, trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War) chỉ rõ: "Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không càng nhanh càng tốt.

Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của B.52 chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ. Các tốp phải bám chặc đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đổi phương, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp, để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu.

Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lớn vào ban đêm và vì vùng trời Hà Nội chật hẹp sẽ đông đặc máy bay, nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.

Những chiếc B.52 đầu tiên trong đêm 18/12 ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên.

Sau đó, Kinh Nỗ và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh "Than củi" dẫn đầu 9 chiếc B.52 cất cánh từ Guam khi đánh vào nhà kho Yên Viên, Ai Mỗ bị 2 tên lửa SAM bắn trúng trước khi kịp trút bom và rơi xuống phía tây bắc Hà Nội. Đó là chiếc B.52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh.

Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc Hà Nội một lần nữa. Một chiếc B.52 khác bị thương nặng vì tên lửa SAM khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm một B.52 bị bắn rơi...

Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch thực hiện, bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ nét một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Arefight (Đèn hồ quang) ở miền Nam Việt Nam không thích hợp với khu vực Hà Nội, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm.

Ba đợt, mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu, hay trấn áp tên lửa đất đối không, đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương (Hà Nội - NV) có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới.

Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng đồng thời cũng thổi bạt sợi nhiễu khiến cho các máy bay B.52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị ra-đa phát hiện.

Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B.52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 hải lý nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều, và hướng gây nhiễu bị chệch, khiến cho ra-đa của các trận địa tên lửa SAM lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu.

Thêm nữa, đội hình máy bay ném bom quá dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho các máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm đúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua".

Đại úy phi công Drenkowski ngao ngán bình luận: "Những thay đổi về chiến thuật sau Noel không phải để đáp ứng đề nghị của phi công... mà vì 3 viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này ngồi ở Mỹ chợt nhận ra rằng nếu tốc độ rơi máy bay cứ diễn ra như hiện tại thì chỉ trong 2 tuần nữa sẽ không còn chiếc B.52 nào ở Đông Nam Á" ("Tấn bi kịch của Linebacker 2", tạp chí Armed Forces Journal, tháng 7/1997).

Trường Minh
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/99343/chan-dung--phao-dai-bay-.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #441 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 08:37:21 pm »


JOHN MCCAIN VÀ CHIẾC MŨ MANG THÔNG ĐIỆP HÒA BÌNH

Thứ ba 11/12/2012 07:00

ANTĐ - Tròn 45 năm trước, vào buổi trưa ngày 26-10-1967, trong trận chiến đấu bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội), tiểu đoàn tên lửa 61 (trung đoàn 236) đã bắn cháy một chiếc máy bay A-4E. Viên phi công bị trọng thương đã nhảy dù và rơi xuống hồ Trúc Bạch, đó là thiếu tá John McCain… Sau này, khi đã trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain nhiều lần sang Việt Nam, ngoài việc vun đắp mối bang giao hai nước, điều ông luôn đau đáu là tìm lại những kỷ vật của mình hồi còn ở “Khách sạn Hilton - Hà Nội”.

   
Xem các bức ảnh chụp lúc bị bắn rơi và trong trại giam,ông John McCain hóm hỉnh: Tôi hồi ấy cũng đẹp trai đấy chứ!

Tù binh danh giá

John McCain sinh năm 1936 tại Căn cứ Không quân Coco Solo trong Vùng Kênh đào Panama do Mỹ kiểm soát. Cha và ông nội của McCain đều là đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ và họ là cặp cha con đầu tiên của nước Mỹ cùng đạt đến cấp bậc đô đốc bốn sao.

Tuổi ấu thơ của John McCain gắn với những lần di chuyển của cha từ căn cứ quân sự này tới căn cứ quân sự khác. Được hưởng một nền giáo dục toàn diện và chịu ảnh hưởng sâu sắc của một gia đình có truyền thống binh nghiệp, đã hình thành nên một John McCain đầy cá tính, ưa mạo hiểm. Năm 1958, ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ và sau đó 2 năm tốt nghiệp khoá đào tạo phi công, trở thành một phi công hải quân lái máy bay cường kích, chính thức phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Forrestal. Khi bắt đầu chiến dịch Rolling Thunder  (Sấm rền, năm 1967), John McCain đã nhiều lần lái máy bay đánh phá các mục tiêu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; tính đến giữa tháng 10-1967, ông ta đã thực hiện 22 phi vụ và trở về an toàn.

Nhưng tài năng và sự may mắn của Jonh McCain không kéo dài lâu, bởi lưới lửa phòng không dày đặc và hiệu quả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 26-10-1967, John McCain điều khiển chiếc A-E Skyhawk (một “con cưng” của Hải quân Mỹ, chỉ đứng sau pháo đài bay B52) từ một hàng không mẫu hạm đậu trên Thái Bình Dương, bay vào vùng trời Hà Nội nhắm tới các mục tiêu trọng yếu như cầu Long Biên, Nhà máy điện Yên Phụ.

Hôm đó Hà Nội đang thu, trời rất trong xanh. 11h30, từ trong máy bay, John McCain nhìn rất rõ Nhà máy điện Yên Phụ nằm cách bờ sông Hồng không xa. Từ độ cao hơn 8.000m, ông ta cho máy bay bổ nhào để cắt bom thì đúng lúc ấy, một quả tên lửa bất thần lao tới khiến chiếc A-4E cắm đầu xuống bãi xỉ than của nhà máy. John McCain bị nhiều mảnh kim loại do vụ nổ gây ra găm vào người nhưng ông ta vẫn kịp bung dù và rơi xuống giữa hồ Trúc Bạch. Trên mình đầy thương tích, John McCain đang hoảng loạn trong cơn tuyệt vọng thì một số người dân, trong đó có ông Mai Văn Ôn đã bất chấp nguy hiểm lao ra khỏi hầm trú ẩn nhảy xuống hồ bơi về phía viên phi công đang chìm dần. Khi được đưa lên bờ, John McCain lại đối mặt với nguy cơ bị những người dân đang bừng bừng căm hờn trút giận lên kẻ đã mang bom đạn dội xuống đầu họ. Rất may, ông Mai Văn Ôn đã kịp khuyên nhủ, ngăn cản cơn thịnh nộ của đám đông trước khi lực lượng bộ đội, công an có mặt và đưa John McCain vào trại giam… Hai tháng sau khi Hiệp định Paris được kí kết, ngày 14-3-1973, cùng với nhiều người bạn tại “Khách sạn Hilton Hà Nội”, John McCain bước chân lên chiếc máy bay quân sự C130 đỗ tại Sân bay Gia Lâm trở về Mỹ.


Đại tá Phạm Đức Đại (bên phải) trao cho Thượng nghị sĩ John Kerry chiếc mũ của phi công John McCain

Bản danh sách đặc biệt

Từ Việt Nam trở về, John McCain tích cực tham gia chính trường, liên tiếp đắc cử Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và là chính khách nổi tiếng đã 2 lần ra tranh cử Tổng thống Mỹ. Nếu như trong cuộc chiến tranh Việt Nam, John McCain thuộc phái “diều hâu” thì sau này, ông trở thành một trong những người ủng hộ quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry, người từng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập niên 60-70 của thế kỉ trước, John McCain đã tác động, thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Clinton dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận năm 1994 và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995. Cả hai vị thượng nghị sĩ này đã nhiều lần sang Việt Nam để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW/MIA). Ông John Kerry từng là Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam của Thượng viện Hoa Kỳ.

Trong khi lấy tư liệu viết bài kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, tình cờ chúng tôi được gặp Đại tá Phạm Đức Đại, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam). Có thể nói, với gần 50 năm quân ngũ, nhiều năm làm Giám đốc Bảo tàng Quân đội, ông Đại là một “kho tư liệu” về lịch sử Quân đội ta. Nhân đọc loạt bài “40 năm nhìn lại Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đăng trên Báo ANTĐ, ông đã kể lại cho chúng tôi những lần gặp gỡ, làm việc với Thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry.

Đầu năm 1992, Đại tá Phạm Đức Đại được lãnh đạo Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ tiếp, làm việc với hai Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và John Kerry về vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Sau màn chào hỏi xã giao, ông John Kerry đưa ra một bản danh sách dài những thông tin cá nhân về hơn 1.000 trong tổng số 2.265 quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Đại đọc lướt qua, rồi chân thành nói với ông Kerry: Đây là việc làm vượt quá khả năng của tôi. Ông có thể rút ngắn lại danh sách này? Ông Kerry đã rút ngắn lần 1, rồi tiếp đến lần 2 và những lần sau nữa theo thứ tự ưu tiên; để rồi chỉ còn 24 trường hợp cần làm rõ càng sớm càng tốt. Đây là những trường hợp mất tích có rất nhiều uẩn khúc, thậm chí một bộ phận chính giới Mỹ còn cho rằng những người này vẫn đang bị bí mật giam giữ ở Việt Nam hoặc Việt Nam đã bàn giao họ cho Liên Xô  để khai thác bí mật quân sự?

Nhận bản danh sách đặc biệt này, ông Đại đã chỉ đạo các cán bộ thuộc cấp tìm kiếm trong kho tư liệu, hiện vật lưu trữ. Tuy nhiên, không một thông tin nào liên quan đến 24 người này được phát hiện. Không nản lòng, họ sang Thông tấn xã Việt Nam phối hợp kiểm tra lại toàn bộ ảnh chụp binh lính, phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh và đã thu được thông tin quý giá: Bức ảnh xác chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Quảng Bình, có số hiệu máy bay và ảnh xác viên phi công Morison (rõ cả mặt và bảng tên cùng số hiệu quân nhân trên bộ quần áo bay). Phi công Morison là người có tên trong bản danh sách 24 trường hợp đặc biệt mà Thượng nghị sĩ John Kerry trao cho Đại tá Phạm Đức Đại. Trong lần sau trở lại Việt Nam, khi xem các bức ảnh này, cả hai ông John McCain và John Kerry đều kinh ngạc và xúc động nói: “Từ lúc này, chúng tôi hoàn toàn không tin vào việc người Việt Nam còn giam giữ các quân nhân Mỹ. Chúng tôi đã hiểu sự chân thành của các bạn Việt Nam”. 


Ông John McCain được những người dân Việt Nam cứu sống sau khi rơi xuống hồ Trúc Bạch

Chiếc mũ lưu lạc 1/4 thế kỷ

Người Mỹ dường như rất coi trọng những kỷ vật cá nhân, dù nó gắn với một quá khứ đau buồn của họ. John McCain đã nhiều lần trở lại Việt Nam và luôn mong muốn gặp lại những người đã bắn hạ máy bay, cũng như những người đã cứu ông khỏi chết đuối tại hồ Trúc Bạch năm nào. Với thiện chí của phía Việt Nam, mong muốn này của vị Thượng nghị sỹ - cựu phi công đã được toại nguyện. Tuy nhiên, một nguyện vọng lớn của John McCain là tìm lại chiếc mũ phi công mà ông sử dụng khi bị bắn rơi, thì rất khó đáp ứng bởi việc tìm kiếm chẳng khác nào “mò kim đáy bể”…  Nhưng ông cũng được an ủi phần nào khi được vị Giám đốc bảo tàng Quân đội trao tặng những bức ảnh quý báu: ảnh McCain lóp ngóp dưới hồ Trúc Bạch và được người dân cứu vớt; ảnh trong bệnh viện và trong “Hilton - Hà Nội”. Khi xem lại hình ảnh độc đáo của mình gần 30 năm trước, John McCain hóm hỉnh: “Tôi hồi đó cũng đẹp trai lắm đấy chứ!”. Và vị Thượng nghị sĩ Mỹ tha thiết đề nghị ông Đại: “Nếu có thể, mong ngài tìm lại giúp chiếc mũ phi công của tôi?”.

Được sự đồng ý của cấp trên, ông Đại đã chỉ đạo một số cán bộ của mình nỗ lực tìm kiếm qua hàng trăm trang hồ sơ, báo cáo và nhiều nhân chứng; cuối cùng xác định được chiếc mũ của John McCain nằm trong kho của Huyện đội Từ Liêm (Hà Nội). Sau khi kiểm tra những thông tin về chiếc mũ phi công chiến đấu đặc biệt này và xác định nó đúng là của ông John McCain, tháng  11-1992, phía Mỹ đã sang Hà Nội và tổ chức một buổi lễ tiếp nhận. Vì lí do đột xuất, Thượng nghị sĩ John McCain không có mặt và đã ủy nhiệm cho Thượng nghị sĩ John Kerry nhận lại kỷ vật đã lưu lạc một phần tư thế kỷ của mình. Giới truyền thông Mỹ đã lập cầu truyền hình tường thuật trực tiếp sự kiện này tới công chúng Mỹ. Nhận chiếc mũ của phi công John McCain từ đại tá Phạm Đức Đại, Thượng nghị sĩ John Kerry đã xúc động đỡ lấy và nói những lời chân thành: “Tôi tin rằng, với thiện chí của phía Việt Nam, quan hệ hai nước sẽ sớm được bình thường hoá và phát triển không ngừng”.

Duy Anh - Đình Khang
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/John-McCain-va-chiec-mu-mang-thong-diep-hoa-binh/477999.antd
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #442 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 04:17:58 pm »

Tiếp chuyện KX hay K.860:

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Vach-mat-ke-pha-dam-SAM2-Chien-cong-tham-lang-cua-don-vi-trinh-sat-nhieu/201212/247183.datviet

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Sai-lam-chet-nguoi-cua-B52-tren-bau-troi-Ha-Noi/201212/247432.datviet







Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #443 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 11:51:15 am »

Hôm nay lại có bài báo mạng, phát hiện ra và hú lên đầy đủ chỉ dẫn về chiếc B-52 được cho là do a Thiều bắn rơi:
-đó là chiếc B-52 D, do phi công Lơ-uýt lái.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/ban-khong-roi-toi-xin-lao-thang-vao-b52-673297.htm

Bố khỉ, hình như không một ai, chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin cả.
Báo nào cũng đăng văng mạng cả. Bây giờ, trả còn biết coi tờ báo nào, là không "lá cải".
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #444 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:57:10 pm »

Em xin tiếp tục đọc báo nhà (báo Quân đội đương nhiên là báo nhà) các bác nhé:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/220026/Default.aspx

Từ nhận định sáng suốt đến kỳ tích trên bầu trời Hà Nội (kỳ 5)
QĐND - Thứ Tư, 12/12/2012, 17:57 (GMT+7)

Kỳ 5: Lặng lẽ phía sau

QĐND Online - Sau đêm 19 rạng sáng ngày 20-12-1972, tình trạng thiếu đạn đã trở nên phổ biến ở các tiểu đoàn hỏa lực tên lửa. Để đảm bảo đủ tên lửa cho các đơn vị hỏa lực, có sự góp công lặng lẽ của nhiều tập thể, cá nhân…


Bãi lắp ráp đạn tên lửa trong rừng. Ảnh tư liệu

"...Từ thực tế đó, Tư lệnh Lê Văn Tri giao nhiệm vụ cho ông Lương Hữu Sắt phải chỉ đạo tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho Tiểu đoàn 80. Ông Sắt đề nghị Tư lệnh Quân chủng điều Tiểu đoàn kỹ thuật của đoàn 274 vừa từ Quảng Trị ra đang chờ nhiệm vụ, tăng cường cho dây chuyền sản xuất đạn tên lửa của Tiểu đoàn 80; đồng thời điều đội lắp ráp đạn của Xưởng A31 xuống tăng cường tiếp cho Tiểu đoàn 80. Việc sản xuất đạn tên lửa được chia một ngày ba kíp; tất cả vật tư của ba bãi được đưa về một nơi, sản xuất tập trung. Theo đề nghị của Cục Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã chỉ thị cho Quyền Cục trưởng Cục Hậu cần Mai Xuân Tiến tổ chức lực lượng cung cấp đường, sữa, lương khô, thuốc chống buồn ngủ xuống các tiểu đoàn kỹ thuật, cấp phát đến tận tay cán bộ, chiến sĩ...."

Có bác nào biết thuốc chống buồn ngủ trong 12 ngày đêm đó là loại gì không? Thần dược đấy nhé.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #445 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:14:01 pm »

Theo một số nguồn liên quan tới các thế lực thù địch thì đây là LSD hoặc am-phê-ta-min, tức ma túy tổng hợp, tiền thân các loại "đá" bây giờ. Tuy nhiên phi công B-52 cũng dùng loại này để khỏi ngủ gật, nên có thể nhận định là hai bên ăn chơi như nhau.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #446 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:21:40 pm »

Các bác tài xế đường trường bây giờ dùng viên "C sủi" để tỉnh táo ngoài cà-fê, thuốc lá.
Thời đói kém, thiếu thốn mà được dùng thuốc bổ thì tỉnh phải biết, bắn máy bay suốt đêm ấy chứ!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #447 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:25:35 pm »

Theo một số nguồn liên quan tới các thế lực thù địch thì đây là LSD hoặc am-phê-ta-min, tức ma túy tổng hợp, tiền thân các loại "đá" bây giờ. Tuy nhiên phi công B-52 cũng dùng loại này để khỏi ngủ gật, nên có thể nhận định là hai bên ăn chơi như nhau.
Bác altus: bác không định "bôi đen" đấy chứ? Bác nói thế thì hóa ra lũ trẻ hư đốn bây giờ thực ra vẫn đang đi theo đường các cụ à?

Nói vui thế thôi, tôi đang cố tìm hiểu tại sao những năm gần đây, khi nói về Linebacker II, người Nga lại đưa ra con số 23 B-52 thương vong. Không biết họ sàng lọc thông tin ra sao để đưa ra con số ấy? hay là họ phô-tô-cop-pi số liệu của các cụ VMH?
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #448 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:16:41 pm »

Có bác nào biết chiếc này rơi xuống tỉnh nào không ạ?

"21 giờ 45 ngày 28/12/1972, Vũ Xuân Thiều bắn bị thương chiếc B-52D của phi công Lơ-uýt rồi anh đã lao thẳng chiếc Mig của mình vào B52 địch. Phía Hoa kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng bị không quân Bắc Việt bắn hạ tại chỗ."
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #449 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:22:58 pm »

Theo *kiểm duyệt đục bỏ* thì xác B52 và xác MiG rơi xuống Sơn La.
Mỹ thì các bác đã biết là họ không công nhận.
Còn lại thì theo nguồn tin riêng + suy luận của em, bài này cũng như vô số báo chí khác của đám *kiểm duyệt đục bỏ* viết về trường hợp của bác Thiều có giá trị ngang với *kiểm duyệt đục bỏ*.

Nói vui thế thôi, tôi đang cố tìm hiểu tại sao những năm gần đây, khi nói về Linebacker II, người Nga lại đưa ra con số 23 B-52 thương vong. Không biết họ sàng lọc thông tin ra sao để đưa ra con số ấy? hay là họ phô-tô-cop-pi số liệu của các cụ VMH?

Số liệu 15+9 thì người Mỹ đã công bố từ lâu. Có thể qua sao chép hoặc gì đó mà nó thành ra 23 thôi.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:30:03 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM