Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:08:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419724 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #420 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 08:44:25 pm »

Làm gì mà "mấy chục" chỉ có hơn chục tiểu đoàn thôi (ấy là tính cả ở Hải Phòng nữa đó)
Vâng nó đây, chưa kể Hải Phòng nhé:

Có nghĩa là năng suất lắp ráp không đủ đáp ứng. Số liệu thực tế về năng suất và sản lượng bác nào có về việc lắp đạn trong thời gian đó thì post lên.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #421 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:15:53 pm »

Trích dẫn từ các trang trước:

-  Công suất tối đa mà một tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp đạn tên lửa trong 1 ngày đêm (trong chiến dịch ĐBP trên không) là 24 quả khi bố trí 3 ca làm việc liên tục. Quy định tiêu chuẩn là 8 quả/24h.

- Sau 2 trận ngày 18 và 19/12 để tăng cường khả năng lắp ráp đạn tên lửa QC PK-KQ đã điều một tiểu đoàn kỹ thuật thuộc f375 để tăng cường cho HN. Như vậy là trong phần lớn thời gian của "12 ngày đêm" ở HN có 3 tiểu đoàn kỹ thuật thuộc các e257, 261, 268.

- Mãi đến tối 28/12 những quả đạn đầu tiên được điều từ f365/QK4 mới ra đến HN. Trước đó, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa, xưởng A31 và các tiểu đoàn kỹ thuật đã sửa chữa 220/300 đạn tên lửa bị hỏng. Như vậy, có thể khẳng định việc chuyển đạn tên lửa từ QK4 ra HN không đóng góp nhiều lắm vào chiến thắng "12 ngày đêm"!

  Lượng đạn tiêu thụ:
- Đêm 18, rạng 19: 62 đạn.
- Đêm 19: 38 đạn.
- Đêm 20: 36 đạn.
- Đêm 21-24: không có số liệu cụ thể.
- Đêm 25: 2 bên nghỉ giải lao.  
- Đêm 26: 49 đạn.
- Đêm 27: 32 đạn.
- Đêm 28: được lệnh trên cho bắn không hạn chế, không có số liệu cụ thể.
Tổng là 334 đạn
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:29:41 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #422 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:36:33 pm »







Theo 3 bảng trên (LX lập) thì tiêu thụ đạn trong 12 ngày đêm của ta là hơn 3 trăm quả (tất nhiên gần giống số liệu Việt Nam 334 đạn mà đ/c admin đã post ở phần đầu chuyên đề này).

Bố trí các cụm TLPK thuộc các sư đoàn PK Hà Nội và Hải Phòng tính đến ngày 18/12/1972.

Tình hình SSCĐ ngày 26/12/1972 tại sư đoàn 361:


Cám ơn bác Giangtvx: số liệu là sửa chữa 220/300 quả đạn quá hạn. Còn lắp mới được bao nhiêu chưa thấy có số liệu. Như vậy việc thiếu đạn trong giai đoạn 1 và 1 phần đầu của giai đoạn 2 là hợp lý. Khi B-52 dãn ra ngoài vùng hỏa lực của các tiểu đoàn tên lửa thì có đạn cũng không bắn được.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #423 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:32:13 pm »

Có 1 bác mới lên báo mạng khăng khăng là ta không thiếu đạn, chỉ là do lắp không kịp hoặc không chở ra bệ phóng được thôi. Rất tiếc link trong history của em bị xóa mất nên em không lục lại hầu các bác được. Bác kia hình như là Phiệt hay Kiệt gì đấy.

Đây bác lonesome xem có phải là bác này không:

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dien-Bien-phu-tren-khong-Khong-thieu-dan-khong-noi-SAM2/201211/245265.datviet

Trích dẫn
Bên cạnh thông tin sai lệch về “nối tầng tên lửa đánh B-52”, một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong nhiều năm là vấn đề thiếu đạn để đánh B-52. Thực tế việc thiếu đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm không hoàn toàn chính xác.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này Trung tướng Nguyễn văn Phiệt cho biết: “Trong cả chiến dịch 12 ngày đêm, chúng ta bắn chưa đến 350 quả đạn, nếu so với kho đạn ở Hà Nội thì còn hơn 300 quả. Như vậy, chúng ta vẫn còn thừa đạn đánh B-52. Đó là chưa kể việc chúng ta "hồi sinh" hàng trăm quả đạn hỏng, hết thời gian phục vụ kịp thời đánh B-52”.

Phía Mỹ thì họ báo công là họ đã đánh banh càng gãy gọng các tiểu đoàn kỹ thuật của ta nên mấy ngày cuối ta không có đạn mà bắn nữa. 

Em bỏ lỡ mấy hôm mà các bác tổng hợp nhiều thông tin quý giá quá. Như vậy nói tới nói lui thì chúng ta vẫn "thiếu đạn tên lửa sẵn sàng chiến đấu". Dù có cả triệu quả đạn để sẵn chưa lắp thì thiếu đạn chiến đấu vẫn cứ là thiếu, đúng không ạ? Bị đánh hỏng hay không lắp kịp thì vẫn là thiếu thôi, Như vậy bài trả lời của Trung tướng Phiệt có vẻ muốn bào chữa cho việc "tại sao thiếu" chứ không thể dùng làm bằng chứng chứng minh chuyện "đủ đạn chiến đấu", phải không ạ?
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #424 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 03:09:39 am »

 Grin Đúng rồi! Tương tự như vậy, lúc đó chúng ta cũng không thiếu SAM3 (S125). Mỗi tội ... lắp không kịp thôi  Grin

Tiếc thật. Nếu ta lắp nhanh chút nữa thôi là có thể được chứng kiến sự đối đầu giữa SAM 3 với không quân chiến lược Mỹ rồi. Chỉ chỉ chậm 1 chút mà không còn dịp nào nữa.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 03:19:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #425 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 10:01:19 am »

Thực ra về cơ bản những thông tin trên đã được thông tin đại chúng công khai trong dịp 30 năm trận ĐBP trên không năm 2002, cách đây 10 năm.

Trong dịp đó, nguyên tư lệnh QC PK-KQ, cụ Lê Văn Tri (sách "Nhớ về trận Điện Biên Phủ trên không") có nói việc đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo tính "số lượng B-52 bị bắn rơi phải đạt đến mức nào thì buộc kẻ địch phải chịu thua". Con số mà QC đưa ra là: "Phải tiêu diệt từ 6-10% tổng số B-52 mà Mỹ huy động trong cuộc tập kích". Cụ Tri có nhận xét đây là một chỉ tiêu hết sức cao đồng thời cũng là một đòi hỏi rất nghiêm túc.

Xét theo số liệu người Mỹ xác nhận (15 rơi cả trong và ngoài VNDCCH, 9 bị thương) thì so với khoảng hơn 200 máy bay B-52 được huy động, ta đã đạt được tỷ lệ ấy.   

Tuy nhiên cũng vì thiếu đạn SSCD mà nhiều khi các trận địa tên lửa phải "mổ cò" (ngược với quy trình bắn của nhà chế tạo quy định) dẫn đến xác suất tiêu diệt không thật cao.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #426 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 04:23:48 pm »


40 năm nhìn lại “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (4)


NHỮNG BÓ ĐUỐC KHỔNG LỒ TRÊN BẦU TRỜI HÀ NỘI

Thứ sáu 07/12/2012 06:00

ANTĐ - Chiều tối 22-12-1972, tự vệ Thủ đô bắn rơi chiếc F111 “cánh cụp cánh xòe”. Ngay sáng hôm sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận trận địa chia vui và kịp thời động viên các chiến sĩ. Sự chỉ đạo sát sao, sáng suốt và những tình cảm nồng ấm của Tổng tư lệnh đã cổ vũ quân và dân Hà Nội làm nên kỳ tích.


Những hố bom sau đợt rải thảm của B52

Mật danh Linebacker II


Tháng 4-1972, Mỹ phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại hòng bóp nghẹt miền Bắc Việt Nam. Mật danh của chiến dịch được đặt là Linebacker I. Trong cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ được tái khởi động, Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn khác ở miền Bắc là các mục tiêu chính. Cường độ cũng như mật độ số lần đánh phá những mục tiêu này luôn ở mức cao.

Cho đến những ngày cuối năm 1972, đỉnh cao của những cố gắng duy trì “thế mạnh” trên bàn thương lượng của Mỹ là “Cuộc ném bom mùa Giáng sinh” - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Bắt đầu chiến dịch này, ngay đêm đầu tiên (18-12-1972), không lực Mỹ đã huy động tới 90 lần/chiếc B52 và 163 lần/chiếc máy bay chiến thuật, tập kích liên tiếp vào các mục tiêu trọng yếu của Hà Nội như sân bay Nội Bài, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, ga Đông Anh… và đặc biệt là Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không 361.

Trong cuộc đụng độ lịch sử với B52 trên bầu trời Hà Nội, một trong những lực lượng có vai trò rất quan trọng là radar. Với những bài học kinh nghiệm đúc rút từ khắp các chiến trường, từ nhiều trận đánh với B52 trước đây, lực lượng radar đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu. Tối 18-12-1972, đúng 19h10, Đại đội radar 45, Trung đoàn 291 thông báo sớm 35 phút trước khi B52 vào đánh phá Hà Nội. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá để các Tiểu đoàn tên lửa chủ động đón hướng và quyết định thời cơ phóng đạn. Lúc 20h13, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 đã phóng đạn tiêu diệt mục tiêu. Chiếc B52 đầu tiên trúng đạn bùng cháy sáng rực trên bầu trời Hà Nội, như một pháo đài khổng lồ lao xuống cánh đồng Chuôm, thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Kết thúc ngày đầu tiên của “Điện Biên phủ trên không”, bộ đội tên lửa đã tiêu diệt 3 máy bay B52.

Trong giai đoạn I của chiến dịch Linebacker II, máy bay Mỹ đã liên tục đánh phá Hà Nội trong 6 ngày, 7 đêm; trút hàng ngàn tấn bom đạn xuống mảnh đất từng được mệnh danh là “Thăng Long phi chiến địa”. Với hoả lực phòng không hiệu quả của Việt Nam, kẻ thù đã phải chịu những tổn thất nặng nề với 52 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 18 chiếc B52.


Xác một chiếc B52 bị hạ gục trên bầu trời Hà Nội

Chấm dứt một huyền thoại 

Bước vào giai đoạn II, từ đêm 26-12-1972, Mỹ huy động 105 máy bay B52 và 100 máy bay chiến thuật yểm trợ, đánh ồ ạt từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu khác nhau ở Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị, B52 còn ném bom “rải thảm” vào các khu dân cư đông đúc ở Hà Nội như Khâm Thiên, An Dương, làm chết rất nhiều người. Rút kinh nghiệm đợt I, chúng thay đổi thủ đoạn, chiến thuật, thay đổi đường bay, tăng cường gây nhiễu, phóng bom tạo thành những “đám mây nhiễu kim loại” bao phủ bầu trời nhằm che mắt hệ thống radar… Tuy nhiên, ngay trong đêm 26-12, đã có 18 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 8 B52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ)… Thực trạng trên khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: “Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!”.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 741 lượt B52 để trút xuống Hải Phòng và Hà Nội hơn 20.000 tấn bom hủy diệt các mục tiêu dân sự: bệnh viện, khu dân cư, trường học... Tội ác này đã phải trả giá đắt. Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B52, 5 “cánh cụp cánh xòe” F 111; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12 trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Nhưng trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52.

Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52; trong đó 34 là con số chiếc B52 bị tiêu diệt, 193 là số máy bay B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B42 thời điểm đó) - vượt xa mức mà Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được kí kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Máy bay chiến lược B52, vốn được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay”;  cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom, bay cao tới 20 km và bay liên tục 20.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Với những tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử dày đặc bảo vệ, B52 là “con quái vật” rất khó bị tiêu diệt... Song trong 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Tổng số 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E... đã tan xác trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng...; hàng trăm giặc lái bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

(Còn nữa)
Duy Anh - Đình Khang
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Nhung-bo-duoc-khong-lo-tren-troi-Ha-Noi/477493.antd
       
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 04:31:46 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #427 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 11:41:50 am »


40 năm nhìn lại “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” (5)

HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG

Thứ bảy 08/12/2012 07:18


ANTĐ - Đỉnh cao của những cố gắng “thương lượng trên thế mạnh” của Mỹ là “cuộc ném bom mùa Giáng sinh” - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Mức độ khốc liệt của Linebacker II  là chưa từng có. Nếu như Linebacker I có mục đích “tiêu diệt khả năng chiến tranh của Bắc Việt” thì Linebacker II  nhằm mục tiêu cao hơn: Tiêu diệt ý chí chiến đấu của Bắc Việt, đánh phá tối đa các mục tiêu quan trọng và có giá trị nhất, gây khốn khó tối đa cho người dân...


Hầm trú ẩn được đào trên khắp hè phố Hà Nội

Cuộc tập kích chiến lược Linebacker II của Mỹ trong dịp Giáng sinh 1972  cũng có thể làm Hà Nội bất ngờ trong những phút đầu tiên về quy mô rộng lớn và mức độ tàn bạo của những trận bom “rải thảm”. Nhưng nếu xét ở tầm chiến lược, “Cuộc ném bom mùa giáng sinh” của Mỹ không phải là một bất ngờ với quân và dân miền Bắc Việt Nam. Hà Nội bình tĩnh và tự tin đối đầu với những bước leo thang chiến tranh mới của Mỹ. Hà Nội không khuất phục trước sự tàn bạo của bom đạn.

Chưa bao giờ Hà Nội phải hứng chịu một khối lượng bom đạn lớn như vậy - hơn 10.000 tấn, tương đương với 5 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima - trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế - chính xác là 11 ngày đêm vì Mỹ “nghỉ” ném bom trong ngày Giáng sinh. Cũng chưa bao giờ Hà Nội phải chịu những tổn thất lớn đến như thế về người - hơn 1.600 người chết trong 12 ngày đêm và nhiều cơ sở vật chất khác nhà ga, trường học, bệnh viện, khu dân cư, các tuyến đường giao thông... bị phá hủy.


Chiếc mũ rơm gắn liền với hình ảnh của người Hà Nội năm 1972

Khoảng thời gian 40 năm chưa đủ để nguôi vết thương. Những tư liệu và những câu chuyện của các nhân chứng vẫn còn làm nhiều người bàng hoàng khi biết giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã từng phải ra lệnh cho các đồng nghiệp của mình tháo khớp của người đã chết để mở đường cứu người bị thương trong vụ ném bom bệnh viện rạng sáng 22-12-1972; Nhiều gia đình không còn ai sống sót. Thương vong sẽ còn lớn hơn nhiều nếu chính quyền và nhân dân thành phố đã không thực hiện tốt công tác phòng tránh và sơ tán. Vượt lên những đau thương mất mát, người ta vẫn thấy cuộc sống lạc quan và đầy quyết tâm của người dân Hà Nội. Trẻ em, người già đi sơ tán về các vùng nông thôn. Người đang làm việc thì cuối tuần lại đạp xe chở chút đồ “tiếp tế” - thường là dầu hỏa, mỡ lợn đã rán hoặc chút thực phẩm khiêm tốn trong thời chiến về thăm con mình ở nơi sơ tán. “... Hồi đó tinh thần hay lắm, nó giúp vượt qua được nhiều thứ. Không sợ, cảm thấy ai cũng có thể làm được nhiều việc, không chỉ riêng mình, ai cũng có thể xông vào để cứu người này, giúp người khác”.


Hoa Ngọc Hà vẫn rực nở như chưa hề có dấu tích chiến tranh khủng khiếp

Trong những năm Hà Nội đối phó với những cuộc tấn công của máy bay Mỹ, người nước ngoài đến Hà Nội đã nhìn thấy một dáng vẻ dũng cảm và vững vàng của cả thành phố và của mỗi người dân. Họ thán phục: “Hà Nội có rất nhiều hầm trú ẩn, các khách sạn không hề có công sự bảo vệ như Sài Gòn. Bồn chồn, bứt rứt thì người trong nước Mỹ ta bồn chồn bứt rứt nhiều. Ở đây chỉ thấy quyết tâm và hy sinh, chỉ thấy một thái độ nghiêm trang”. Với nhân dân tiến bộ trên thế giới, Hà Nội là biểu tượng của phẩm giá và lương tri nhân loại. Hà Nội trở thành biểu tượng bất khuất của một dân tộc yêu tự do, không chịu khuất phục trước sức mạnh của vũ khí. Người Hà Nội bình tĩnh đối phó với bom Mỹ. Cuộc sống thời chiến vẫn có những phút thanh bình. Dù bị cắt ngang bởi những hồi còi báo động và tiếng loa điềm tĩnh giục mọi người xuống hầm tránh bom Mỹ nhưng những đám cưới vẫn tràn ngập nụ cười tin vào tương lai hòa bình tươi sáng. Ở Hà Nội có những em bé bập bẹ tập nói những câu: “Bố ơi... mẹ ơi, chạy, chạy...”, lớn lên trong bom đạn và vẫn hồn nhiên đội mũ rơm đi học ở các trường làng sơ tán.

Chống lại “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”, “con ngáo ộp” B52 và các loại máy bay hiện đại khác của Mỹ không chỉ có tên lửa SAM và máy bay MIG mà còn có lưới lửa tầm thấp với súng trường từ các trận địa của dân quân, tự vệ, còn có mũ rơm và nụ cười của các em học sinh vẫn đêm đêm trông về Hà Nội rực sáng lửa đạn và xác “pháo đài bay” đang cháy. Từ mùa xuân Quý Sửu 1973, hình ảnh cô gái làng hoa Ngọc Hà xinh tươi như hoa bên mảnh xác B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp đã trở thành hình ảnh biểu trưng của Hà Nội - trữ tình và chiến thắng hào hùng.

Ngữ Thiên
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ha-Noi-niem-tin-va-hy-vong/477625.antd
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #428 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 07:13:32 pm »

Có bác nào biết về vai trò các tàu "đánh cá" của Liên Xô ở gần Guam, Nhật Bản và Philipin trong  Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II) không, chia sẻ với mọi người đi? Ta có được chia sẻ các thông tin mà các tàu đó "ngẫu nhiên" "thấy" được không? Vai trò của nguồn tin này với ta thế nào?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 07:19:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #429 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 09:22:07 pm »

Có bác nào biết về vai trò các tàu "đánh cá" của Liên Xô ở gần Guam, Nhật Bản và Philipin trong  Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II) không, chia sẻ với mọi người đi? Ta có được chia sẻ các thông tin mà các tàu đó "ngẫu nhiên" "thấy" được không? Vai trò của nguồn tin này với ta thế nào?
Bác xem tạm ở ngay trên trang tại đây này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM