Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419240 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #360 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:33:28 am »

1. F-111A số hiệu 67-0099, mật danh Snug 40
Ngày: 18/12/1972
Thời gian cuối cùng còn liên lạc: 21h00
Tọa độ cuối cùng còn liên lạc: chưa rõ

Chiếc này mất tích khi đã rời khỏi bờ biển VNDCCH nên việc bên ta không có thông tin gì chắc cũng dễ hiểu.

Trên www.f-111.net thấy họ cũng có một vài thông tin cụ thể:

Trích dẫn
Fifth CONSTANT GUARD V loss. Crashed and destroyed post target going 'feet wet' 18 December 1972 in South East Asia.
Callsign SNUB 40 (Jeff & Doc Servo) SNUG 40 (Reference: memorial 68-140)
Crew LTCOL Ronald J. Ward and MAJ James R. McElvain killed.
Loss co-ordinates: 20 17N 106 36E. POW/MIA Reference # 1952-0-01 / -02 Presumptive finding of death. (Library of Congress POW/MIA)

Ở đây cũng có một vài thông tin có vẻ chính thức.

Trích dẫn
Colonel Ward served with the 430th Tactical Fighter Squadron, 6280th Combat Support Group, 474th Tactical Fighter WIng, 7th Air Force out of Takhli RTAFB, Thailand.

He was killed during a Linebacker II bombing attack on North Vietnam aboard F-111A  (#67-099) call sign "Snug 40", with co-pilot, Major James R. McElvain.

During the combat mission over North Vietnam, they were scheduled to strike the Hanoi International Radio Communication (RADCOM) Transmitter at 0853 hours, Hanoi time.

The last radio call contact was received by an orbiting "Moonbeam" C -130 command and control aircraft at 0854 hours after bomb release on the target. Their aircraft was forced to ditch in the Gulf of Tonkin near the coastline at Hoanh Dong. It was suspected that these two airmen may have ejected.

No trace was ever found of the aircraft, and both Ward and McElvain were listed as  Missing in Action. 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #361 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:42 am »

Nhất trí với nhận định của bác altus về chiếc B-52D nổ tại bãi mìn sân bay Đà Nẵng đêm ngày 8 tháng 7 năm 1967, khổ nỗi Boeing ghi theo nhân chứng Al Whatley (xạ thủ súng máy đuôi - tail gunner) lại cho rằng đó là combat damage, vậy nên anh em mình mới bán tín bán nghi. Lục hết các sách LS PK-KQ, hồi ký của các cụ Nguyễn Xuân Mậu, Hoàng Văn Khánh thì không thấy ngày 7 đến 8, 9 tháng 7 năm 1967 có hoạt động xạ kích của TLPK phía ta đối với B-52 ở khu vực Vinh. Bây giờ thì khá rõ rồi, như vậy chiếc B-52 này có thể coi là operational loss chứ không phải combat loss.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:16:38 am gửi bởi qtdc » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #362 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:23:05 pm »

Trong bài báo của Chapin tác giả chép là mục tiêu ném bom của chiếc này là ở nam vĩ tuyến 17 chứ không phải ở Vinh. Nếu đúng vậy thì chuyện PK ta không có thông tin gì cũng dễ hiểu.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #363 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:52:20 pm »

Trong bài báo của Chapin tác giả chép là mục tiêu ném bom của chiếc này là ở nam vĩ tuyến 17 chứ không phải ở Vinh. Nếu đúng vậy thì chuyện PK ta không có thông tin gì cũng dễ hiểu.
Vâng, đúng thế. Nhưng thời điểm đó thì trung đoàn 238 đang vào sát vĩ tuyến 17 tìm cách đánh B-52 và cũng chưa thấy có thông tin gì là TLPK có hoạt động ở khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình vào mấy ngày đó. Nếu khu vực hoạt động của phi vụ Arc Light này vào ngày 8 tháng 7 năm 1967 cách xa vĩ tuyến 17 thì TLPK cũng không với đến.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #364 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 04:34:06 pm »


KHỐNG CHẾ SÂN BAY QUYẾT LIỆT, VẪN BỊ "ĐO VÁN"

QĐND - Thứ Hai, 26/11/2012, 15:50 (GMT+7)

QĐND Online - Khi lập kế hoạch chiến dịch tập kích đường không vào Hà Nội, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Hoa Kỳ (SAC) biết rõ không quân nhân dân Việt Nam có Mig 21, mang theo 2 tên lửa. Đây là loại máy bay chiến đấu có ưu thế về khả năng lấy độ cao trong thời gian rất ngắn 225 m/s. Thực tế qua những lần đối mặt với biên đội Mig 21, Mỹ thấy rõ cách đánh rất táo bạo, nguy hiểm của những chiếc phi cơ này.

Từ nhận định đó, không quân Mỹ quyết tâm khống chế không quân Việt Nam ngay tại các sân bay, nhằm vô hiệu hóa Mig 21. Trước hết các đòn không kích sẽ được tập kích xuống các sân bay của Hà Nội và khu vực phụ cận, nhằm tước đi khả năng đưa lực lượng không quân Việt Nam vào chiến đấu.

Ngay ngày đầu tiên của chiến dịch, các sân bay chủ yếu như Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An và sân bay Gia Lâm đã phải hứng chịu các trận không kích.

Sơ đồ sân bay Nội Bài bị bom B-52 và F-111 bắn phá đêm 18-12-1972 (Ảnh: tài liệu Nga)

Tối 18-12-1972 , 22 trái bom rơi trúng đường băng sân bay Nội Bài và 5 trái rơi trúng đường lăn. Còn tại sân bay Yên Bái, 4 quả bom rơi trúng đường băng và 7 quả trúng đường lăn; sân bay Hòa Lạc có 8 trúng đường băng và 14 trúng đường lăn; Kiến An có 9 trúng đường băng và 15 trúng đường lăn…

Ngoài đường băng và đường lăn, một số hạng mục công trình của sân bay cũng bị thiệt hại nặng (nhà chứa máy bay, đài kiểm soát không lưu, các dãy nhà công vụ), nhiều đường dây thông tin liên lạc, hệ thống các đài ra-đa kiểm soát cất hạ cánh (РСП) và thiết bị chiếu sáng các sân bay bị đánh hỏng.

Chi tiết về trận đánh vào Nội Bài, sân bay chính của Mig 21 được tóm lược như sau:  Hồi 18 giờ 50 phút, 19 giờ 10 phút và 19 giờ 20 phút đêm 18-12-1972, các máy bay tiêm kích bom F-111A hoạt động đơn lẻ ở độ cao cực thấp, tấn công bất ngờ xuống sân bay. Tuy nhiên, đòn tấn công không mấy hiệu quả. Về tổng thể, sân bay không bị mất mức sẵn sàng chiến đấu.

Hồi 19 giờ 54 phút, tốp đầu tiên các máy bay ném bom chiến lược (3 chiếc B-52) trong đội hình "so le hàng ngang" giãn cách từ 700 đến 800m, trên độ cao 10.600m, cắt góc 650 so với trục đường băng đã ném bom xuống đường băng và đường lăn. Dải trúng bom oanh tạc từ mỗi máy bay B-52 có kích thước 150x1000m.

Hồi 19 giờ 57 phút, tốp thứ hai (3 chiếc B-52) cũng với đội hình "so le hàng ngang" trên cùng độ cao 10.600m, dưới góc 500 so với trục đường băng đã tiến hành trận không kích thứ hai.

Kết quả các đợt ném bom là 22 trái bom rơi trúng đường băng và 5 trái rơi trúng đường lăn chính. Đường băng sân bay Nội Bài bị vô hiệu hóa gần như suốt thời gian chiến dịch.

Thực hiện nhiệm vụ này “hăng” nhất là các máy bay tiêm kích bom F-111A, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm.

Các máy bay F-111A tiếp cận sân bay ở độ cao 60m đến 300m, hướng bay cắt ngang đường băng ở góc từ 30 đến 600. Tuy nhiên, trong suốt cả chiến dịch, không có một máy bay Mig 21 nào của Không quân nhân dân Việt Nam tại các sân bay bị phá hủy hoặc bị hư hỏng. Đó là nhờ công tác phân tán, sơ tán máy bay trên các sân bay rất tốt. Cùng với việc được cất dấu, ngụy trang bí mật, còn nhờ các công trình trú ẩn được bảo đảm kỹ thuật tốt.

Chủ động tiến công B-52, Không quân nhân dân Việt Nam đã bố trí ở các sân bay xa Hà Nội, xuất kích đêm, chiếm độ cao bất ngờ lao vào chặn đội hình B-52 Mỹ. Như chiến công của biên đội Phạm Tuân, đêm 27-12-1972 (ngày thứ 10 của Chiến dịch), xuất kích từ sân bay Yên Bái, đã bắn rơi một B-52.

Ngoài ra, còn phải kể đến hàng vạn ngày công của nhân dân các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, góp phần kịp thời “vá đường băng” suốt các đêm cuối tháng 12, để không quân ta bất ngờ bay lên, đánh thắng, trở về.

Đường Văn (sưu tầm)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217532/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #365 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 05:43:52 pm »


TA THẮNG VÌ CÓ "Ý CHÍ THÉP", CÓ ÓC SÁNG TẠO VÀ "BÀN TAY VÀNG"

QĐND - Thứ Hai, 26/11/2012, 23:15 (GMT+7)


QĐND -  Ngay sau Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị tổ chức ngày 21-11 vừa qua, Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt (*) đã dành cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân cuộc trao đổi về những chiến công huyền thoại của Bộ đội Phòng không-Không quân. Dưới đây là nội dung.

Phóng viên (PV):
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào tên lửa SAM 2 do Liên Xô viện trợ cho quân đội ta?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt:
Tên lửa SAM 2, về khí tài hoàn toàn bắn được - thậm chí bắn tốt B-52. SAM 2 bắt được mục tiêu ở cự ly 120km; cự ly sát thương là từ 7 đến 34km. Trong khi đó máy bay B-52 tuy bay được ở độ cao hơn 20km, nhưng chỉ ném bom được ở độ cao tối đa là 17km, hiệu quả nhất là khoảng từ 9 đến 10km.

PV: Theo ông, Mỹ có biết tính năng, tác dụng của SAM 2 không?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Mỹ chẳng những biết mà còn biết tường tận. Chắc chắn là họ “mổ xẻ” nghiên cứu SAM 2 công phu hơn quân đội ta. Vì ta đã dùng SAM 2 bắn được các loại máy bay Mỹ ngay từ những năm đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất của Mỹ năm 1965.


Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt.

PV: Thế vì sao chiến công bắn rơi B-52 của Bộ đội phòng không Việt Nam lại trở thành kỳ tích?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Hơn cả kỳ tích. Vì, do biết tên lửa SAM 2 của ta do Liên Xô viện trợ bắn được B-52, nên Mỹ đã dùng hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh để bảo vệ B-52. Và chính hệ thống gây nhiễu này là phương tiện phá hủy, làm tê liệt dải tần số của các loại máy thông tin và vô hiệu hóa đài ra-đa của ta, như ra-đa cảnh giới, ra-đa điều khiển tên lửa; ra-đa ngắm bắn của pháo cao xạ. Tên lửa không đối đất của Mỹ (Sơ-rai) khi bắt được sóng của ra-đa tên lửa ta phát lên còn lập tức phóng trở lại trận địa theo cánh sóng… Ngoài ra chúng còn dùng tới 18 đến 33 chiếc máy bay tiêm kích (F.4) hộ tống trước, hộ tống sau, hộ tống hai bên sườn tạo thành hàng rào khép kín; chúng lại bay toàn bộ vào ban đêm làm cho ta càng khó phát hiện mục tiêu. Theo tính toán của chuyên gia quân sự Mỹ thì đây là một kế hoạch tác chiến hoàn thiện, chặt chẽ, hạn chế tối đa khả năng chiến đấu của lực lượng PK-KQ Việt Nam. Tóm lại, khó nhất khi bắn B-52 là phải phân biệt được các loại nhiễu, để tìm đúng nhiễu B-52 và “vạch” trong nhiễu B-52 ra mục tiêu. Kíp chiến đấu gồm 8 người, nhưng chủ yếu là 5 người, gồm tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và 3 trắc thủ trong thời gian chừng 60 giây phải phát hiện được thì mới điều khiển tên lửa bắn trúng mục tiêu. Cũng phải nói thêm một khó khăn không nhỏ nữa là trước mỗi lần chuẩn bị cho B-52 vào Hà Nội, chúng còn dùng lực lượng không quân tiêm kích đánh phủ đầu các sân bay, chế áp quyết liệt các trận địa hỏa lực tên lửa, loại trừ hoàn toàn sự uy hiếp của lực lượng đánh B-52 của ta là Tên lửa phòng không và Không quân tiêm kích.

PV: Bộ đội Phòng không làm thế nào để "vạch" được nhiễu B-52?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Chính đây là câu hỏi cần phải lý giải nhất. Khó khăn cũng ở đây, đòi hỏi bản lĩnh, ý chí, trí tuệ cũng ở đây. Thậm chí cái gọi là “bí mật” bắn rơi B-52 cũng ở đây. Tuy nhiên, nếu hiểu văn hóa, truyền thống Việt Nam; hiểu Đảng ta, hiểu Bác Hồ; hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; hiểu sức mạnh của cuộc chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì lại rất dễ lý giải. Bốn mươi năm qua chúng ta cũng đã nói đến rất nhiều, tôi chỉ trao đổi thêm một số ý. Để có được sự bình tĩnh, để có được mưu trí, sáng tạo, sự tinh tường của đôi mắt, sự khéo léo của đôi tay để điều khiển quả đạn vào trúng mục tiêu B-52 là một quá trình rèn luyện cực kỳ gian khổ của Bộ đội Phòng không. Chúng tôi đã phải luyện tập, quan sát ngày đêm để thuộc địa hình, địa vật, thuộc bầu trời Hà Nội 24/24 giờ như “thuộc lòng bàn tay”, để bất cứ sự xuất hiện lạ nào trên bầu trời Thủ đô đều không qua được mắt của Bộ đội Phòng không. Đồng thời chúng tôi cũng phải nghiên cứu kỹ các thủ đoạn của địch; nghiên cứu về chiến thuật, về cách đánh B-52… Còn nói về quá trình rèn luyện của Bộ đội Phòng không như thế nào thì quả là một câu chuyện dài, sách báo của ta cũng đã đề cập đến nhiều.

PV: Quá trình rèn luyện, học tập, nghiên cứu không chỉ gian khổ mà còn cả hy sinh nữa?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Đúng thế, để “làm chủ được 60 giây” ta tổn thất và hy sinh xương máu không nhỏ. Gần nhất là đêm 16-4-1972, B-52 vào Hải Phòng Bộ đội Phòng không đã bắn hơn 90 quả tên lửa mà không tiêu diệt được chiếc B-52 nào. Còn tháng 12-1972 chúng đánh vào Hà Nội ta cũng phải mất đến 4 trận đầu không thắng…

PV:"Pháo đài bay B-52" cũng có những điểm yếu chứ?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Thậm chí có những yếu điểm chí tử, ví dụ do mang nặng tới hơn 30 tấn nên B-52 luôn luôn bay ổn định ở một độ cao nhất định, trước khi thả bom phải bay trên đường bay thẳng chừng 40km và khi thả bom thì phải nghiêng cánh, đây là thời điểm ra-đa của ta phát hiện ra B-52 thuận lợi nhất. Nhiễu B-52 cũng nặng và dày hơn nhiễu các loại máy bay khác. Đó là chưa nói đến những yếu điểm của yếu điểm về "trạng thái tinh thần trong cuộc chiến tranh  phi nghĩa". Chính vì thế, sau vài trận bắn B-52 bộ đội ta lạc quan nói: Đi “đơm đó B-52”. Mỹ nhận ra thất bại, kết thúc chiến dịch, chứ nếu đưa tiếp B-52 vào đánh Hà Nội thì tôi bảo đảm ta sẽ tiêu diệt hết B-52.

PV: Có lẽ đến nay đối phương vẫn nghĩ ta còn “bí mật” trong đánh B-52?

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Không chỉ đối phương mà nhiều nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới cũng nghĩ thế. Nghĩ thế là sai lầm, ta có nghiên cứu, phân tích các loại nhiễu của địch; có cải tiến nhỏ một số khí tài khác cho phù hợp với địa hình, địa vật của ta, nhưng tuyệt nhiên không có cải tiến gì tên lửa SAM 2. Sau này ta cũng không giấu gì cách đánh B-52 - mà thực tế có gì mà giấu. Nhưng đối phương lại cố tình không hiểu sức mạnh của chiến tranh chính nghĩa - chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; sức mạnh của trạng thái chính trị tốt; sức mạnh của tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đúng như đồng chí Thiếu tướng Khư-pe-nen, Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô đã từng phát biểu với Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân: “Trao vũ khí tên lửa cho các bạn Việt Nam là chúng tôi trao nó cho những bộ óc sáng tạo và những bàn tay vàng”.

PV:
Ông có thể dẫn chứng về sức mạnh của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Ta bảo vệ Tổ quốc ta. Ta bảo vệ bầu trời của ta. Ta lại biết trước âm mưu của địch, nên Bộ đội Phòng không đã xây dựng thế trận, bố trí trận địa và luyện tập từ trước nhiều năm, chỉ có đợi B-52 vào là đánh. Tôi nghĩ  nếu bị động, lại không quen địa hình, địa vật  thì có tài giỏi mấy cũng không thể chiến thắng được. Đó chính là ưu thế của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Ưu thế đó "không mua, không bán" được.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

HUY THIÊM (thực hiện)

(*) Nguyên Phó tư lệnh về chính trị, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân.


http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/217623/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
1thoang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #366 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:41 am »

Điện Biên phủ trên không: Không thiếu đạn, không 'nối tầng' SAM-2

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dien-Bien-phu-tren-khong-Khong-thieu-dan-khong-noi-tang-SAM2/201211/245265.datviet

Đạn có mà không lắp kịp để bắn thì có coi là "thiếu" không ạ?
Logged

... sau sự việc này tôi cũng không post bài nữa (nếu BQT thấy tôi post thì cứ xóa luôn, không cần phải đọc )...
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #367 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 05:55:14 pm »

CUỘC TẬP KÍCH HÀ NỘI BẰNG B52 BỊ "BẮT BÀI" RA SAO?

QĐND - Thứ Hai, 12/11/2012, 16:7 (GMT+7)

QĐND-Theo Nhật ký Han-đơ-man (Haldeman)[1] ngay trước chiến dịch Lai-nơ-bắc-cơ II (Linebacker II), bất chấp những hục hặc, Kít-xinh-giơ (Kissinger) đã tán thưởng Ních-xơn (Nixon) về quyết định ném bom hủy diệt Hà Nội là “thượng sách”. Kít-xinh-giơ cho rằng Ních-xơn sẽ công thành danh toại nhờ những “hành vi thú tính không thể đoán trước” (brutal unpredictability)…

Nhưng gần bốn thập kỷ sau, tác giả các bài báo nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ 20, về Lai-nơ-bắc-cơ II (chiến dịch đánh phá Hà Nội, Hải Phòng bằng không quân chiến lược Mỹ 12 ngày đêm cuối năm 1972) là Đa-na Đren-kốp-xki (Dana Drenkowsky) và Lét-xtơ Grao (Lester Grau) đã công bố nghiên cứu của mình về chủ đề này, nhan đề “Rập khuôn và đoán trước được” (Patterns and predictability), phân tích các đánh giá của các phía về chiến dịch Lai-nơ-bắc-cơ II[2]. Công trình được xem như tổng hợp các góc nhìn từ ba phía rọi vào đoạn kết cuộc chiến trên bầu trời Hà Nội.

Các tác giả Đren-kốp-xki và Grao cho hay, Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ (SAC) “mắc những sai lầm nghiêm trọng, chịu những tổn thất nặng nề trong một chiến dịch được xem là thất bại”.

Đòn tập kích không gây bất ngờ

Hôm nay nhìn lại, các tác giả cựu phi công Mỹ như D. Đren-kốp-xki, E. Tin-phoóc (E. Tilford) và cả M. Mác-san (M. Marshall) về cơ bản nhất trí với các cựu chuyên gia Liên Xô, như Thượng tướng, Giáo sư, Tiến sĩ A. Hiu-pơ-nen (A. Hiupenen), rằng trong một quyết định chiến tranh dốc toàn lực (all out – ý nói sử dụng một quy mô lực lượng lớn) như Lai-nơ-bắc-cơ II, huy động toàn bộ sức mạnh không quân của Mỹ, nhưng lại sử dụng các sơ đồ ném bom và các đường tiếp cận vào đánh phá khu vực trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đã biến thành “lối mòn”, bởi các máy bay ném bom chiến thuật của Mỹ (đội hình đi đánh phá, kể từ giữa năm 1972 đã xuất hiện cả B-52, thường thưa hơn, mỏng hơn so với Lai-nơ-bắc-cơ II) trong suốt 6 năm liền kể từ đầu chiến tranh phá hoại đường không chống miền Bắc. “Việc Mỹ vẫn sử dụng các thủ đoạn tác chiến, trình tự bay cố định, cho phép Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể phòng thủ tốt hơn, thậm chí là thành công, chống lại cuộc đại không kích Lai-nơ-bắc-cơ II, tháng 12-1972”…

“Kế hoạch của Không lực Mỹ là tỉ mỉ, chu đáo, nhưng rất dễ bị đoán ra, buộc đội hình máy bay Mỹ tuân thủ biểu đồ chiến dịch mẫu... Cất cánh, hành trình bay, tác chiến điện tử, hoàn thành thời gian bay dự kiến đều đoán trước được. Các chiến thuật đánh phá là cố định nên đối phương dễ nắm bắt. Công nghệ của Mỹ tạo ra một mức độ khó khăn cho Bắc Việt, nhưng cách áp dụng lại vẫn là có thể dự đoán được. Chính công nghệ cao nhưng mang tính dự đoán được của Mỹ đã giúp cho Bắc Việt chống trả hữu hiệu”.

Chính Mỹ bị bất ngờ

Các chi tiết gây bất ngờ về chiến dịch, chiến thuật cho phía Mỹ gây tốn kém giấy mực. Chẳng hạn, các nguồn Mỹ cho rằng bộ đội phòng không Việt Nam đã bắn khoảng 1000 quả đạn tên lửa SAM-2 trong toàn Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, tuy nhiên, kết toán của Liên Xô về hạng mục này[3] khẳng định chỉ có 244 quả tên lửa đã được bắn. Để phát hiện những tốp F-4 phát nhiễu đóng giả đội hình B-52, các trắc thủ Việt Nam làm động tác phóng tên lửa giả và những “quả đạn giả” này hẳn đã làm thiết bị của Mỹ đếm lầm…

Loại B-52 được cải tiến nhằm che mắt các ra-đa hiện đại hơn của đối phương, theo Tin-phoóc, bất ngờ mất tác dụng, vì chúng (B-52G “đời mới”) bị phát hiện bởi những ra đa “cổ lỗ” thuộc thế hệ đầu nhưng vẫn được “giữ tốt dùng bền”, bên cạnh các trang bị tác chiến điện tử hiện đại khác, nhờ những “bàn tay vàng”, tinh thần vượt khó, tính cần kiệm và óc sáng tạo của bộ đội Việt Nam (nhận định của chuyên gia Liên Xô, một số tác giả phương Tây).

Còn cả những bất ngờ vượt xa cấp chiến thuật là Mỹ đã phát hiện những thông tin chiến dịch của Lai-nơ-bắc-cơ II đã bị đối phương biết được, hoặc giải mã… Theo tác giả Đren-kốp-xki, đó là do xu thế người dân Mỹ, tới năm 1972, xem cuộc chiến tranh Việt Nam là phi nghĩa (unjust war), tất dẫn đến chiến bại. Kết quả là nhiều rò rỉ đã xuất hiện trên báo chí ở Mỹ, thậm chí xảy ra trao bí mật cho phía đối phương (như vụ bắt một nhân viên của Cục cơ yếu Hải quân Mỹ)[4].

Nhưng bất ngờ lớn nhất với Mỹ, mà đến nay các nghiên cứu quốc tế chưa nêu bật được, là những cuộc vây bắt “hung thần” B-52 ngay từ năm 1966 khi “rồng lửa” đã mang cả đội hình chiến đấu cấp trung đoàn đã vào tận các tọa độ lửa ở Khu 4 và Trường Sơn để xây dựng cơ sở cho một chiến lược “đánh B – 52”, bất chấp những quan ngại của nhà sản xuất tên lửa SAM về bảo đảm kỹ thuật – hậu cần… Trí óc và sự quả cảm không tả xiết trong kỳ công “vào hang bắt cọp” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) này sẽ chín muồi thành cuộc “nghênh tiếp dữ dội” (violent welcome) đầy bất ngờ trên bầu trời Hà Nội, dành cho cách kỷ niệm Noel 1972 của quỷ Xatăng.

Địa ngục trên khoảng trời hẹp

E. Tin-phoóc, sắc sảo cả về chiến thuật, chính trị - ngoại giao, lẫn về cuộc đấu trí giữa phe diều hâu và phe phản chiến ở Mỹ thời Ních-xơn, đã viết:

“Hàng năm trời B-52 đơn phương ném bom xuống các cánh rừng không được lực lượng phòng không đối phương bảo vệ ở miền Nam,… các chiến thuật thấp kém và một đô (dose - lượng) khá mạnh của sự quá tự tin đã làm cho vài đêm đầu tiên của Lai-nơ-bắc-cơ trở thành ác mộng cho các kíp bay B-52

Kẻ ném bom điên khùng. Tranh: Lính Mỹ phản chiến.

Cho đến tháng 11-1972, khi chiếc B-52 đầu tiên bị SAM bắn rơi trên bầu trời Nghệ An, vẫn nhiễu tin, rằng chiếc B-52 này bị MIG bắn rơi, hoặc thậm chí rơi vì trục trặc kỹ thuật…

Vì thế lực lượng không quân chiến thuật Mỹ được lệnh vây hãm các sân bay của miền Bắc, thậm chí “trực” trên không trung, để tập trung đánh các MIG vừa cất cánh, hoặc bay về sau khi tác chiến.

Ních-xơn cũng chắc mẩm đã cô lập được Hà Nội khỏi các đồng minh đứng đầu khối “Đỏ”. Xích gần Mát-xcơ-va (Moscow) và nhất là khai phá được quan hệ với Bắc Kinh vừa là điểm nhấn năm 1972 giúp ông ta tái đắc cử, có thể dùng làm đối trọng chống sự ủng hộ mạnh chưa từng có của nhân loại tiến bộ đang dành cho Việt Nam.

Sụp đổ thần tượng

Đòn phủ đầu với ba B-52 bị SAM bắn rơi tại chỗ, hai chiếc nữa bị bắn hỏng nặng ngay đêm đầu (số liệu của Mỹ) đã làm các nguyên soái Không quân Mỹ bị choáng váng. Tin này có vẻ đã bị giấu nhẹm, vì đến ngày 20-12 (sáu B-52 bị bắn rụng, một chiếc khác bị hỏng nặng, vẫn theo số liệu của Lầu Năm Góc mà nhiều học giả Mỹ cho là không đáng tin) mới xuất hiện các ghi chép của Chánh văn phòng Nhà Trắng về sự “đau lòng nhức óc” của P (President – tổng thống Ních-xơn) trong một Nhà Trắng như tối sầm dưới sức đè những tổn thất quá lớn về B-52. Đâm lao phải theo lao, Ních-xơn ra lệnh tiếp tục ném bom, nhưng ở quy mô nhỏ hơn và chuyển hướng không kích ra ngoài Hà Nội để tránh SAM-2. Đến đây đã có thể xem Lai-nơ-bắc-cơ II đã thất bại về chiến lược, tan ảo mộng chiến thắng, giúp làm nguội cái đầu nóng của ông chủ Nhà Trắng. Tác giả Đren-kốp-xki viết: “Đêm 22 rạng ngày 23-12, trên đà thắng của bộ đội phòng không Hà Nội, không một cuộc không kích nào nhằm vào mục tiêu chính là Thủ đô của Việt Nam. Thay vào đó, 30 chiếc B-52 tiến công Cảng Hải Phòng, nơi được bảo vệ về phòng không kém hơn”.

Không quân Mỹ sau ngày Noel tỏ ra biết thay đổi chiến thuật và kế hoạch không kích, thực ra là rút ngắn thời gian không kích và đánh phá các địa bàn xa Hà Nội, nhưng máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bị bắn rụng như sung. Thậm chí, B-52 rơi không phải do một salvos (loạt đạn tên lửa) mà chỉ do một quả SAM-2 “đồ cổ” trên bầu trời Sơn La.

Sách báo thời chiến của Mỹ ghi nhận một sự suy sụp về tinh thần chưa từng có trong các đơn vị Không quân Mỹ. Một đỉnh điểm của nó là có tới 9 chuyến bay B-52 bị đình chỉ đêm 26 rạng ngày 27-12, do trục trặc “cơ khí”. Đây là những “vết thương” từ các cuộc “dạo chơi” những đêm trước trên bầu trời Hà Nội, hay còn cả những cảm nhận “mở nắp buồng lái như mở cửa nhà mồ” của các tay lái “Pháo đài bay”?

Bất ngờ vẫn tiếp tục sau khi Mỹ đã tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc vào đúng ngày cuối cùng của năm dương lịch 1972, vài B-52 sẽ còn bị SAM-2 bắn rụng tiếp trên chiến trường nam vĩ tuyến 20, cách xa các đầu mối tiếp tế - bảo dưỡng.

Chôn vùi mộng xâm lăng


Theo hồi ký Kít-xinh-giơ, ngày 6-1-1973 Ních-xơn đã chỉ thị cho Kít-xinh-giơ trở lại Pa-ri (Paris), phải đạt cho được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện nào (whatever temrs available), với bộ dạng hoàn toàn khác ngày thường (belying his image – makers; ý nói không còn tỏ ra hùng hổ được nữa). Tổng thống Mỹ nhấn mạnh sẵn sàng chấp nhận trở lại văn bản đã thỏa thuận tháng 10-1972[6]. Lai-nơ-bắc-cơ (người cứu bóng trước khung thành) II quả là một quyết định thú tính đầy bất trắc trong mắt nhân loại, nhưng chịu thất bại vì đã bị Việt Nam “bắt bài”.

-------------------

[1] The Haldeman Diaries Inside the Nixon White House, băng CD.

[2] “Rập khuôn và đoán trước được: đánh giá của Liên Xô về chiến dịch Linebacker II”, của Dana Drenkowsky và Lester Grau (PATTERNS AND PREDICTABILITY: THE SOVIET EVALUATION OF OPERATION LINEBACKER II).

[3] Nguồn: chú thích 2, tr.33.

[4] Nguồn: chú thích 2, tr.36.

[5] Sách Triển khai lực lượng không quân Mỹ ở Việt Nam: đã làm được gì và tại sao? (Setup: What the Air Force Did in Vietnam and Why; NXB Air University Press, 1991, tr. 255 - 256).

[6] Những năm ở Nhà Trắng/ White House Years, Hồi ký Henry Kissinger, NXB Little, Brown and Company, 1979, trang 1.462.

LÊ THÀNH
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/84/84/84/215385/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #368 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:58:47 pm »

TA THẮNG VÌ CÓ "Ý CHÍ THÉP", CÓ ÓC SÁNG TẠO VÀ "BÀN TAY VÀNG"
...
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Ta bảo vệ Tổ quốc ta. Ta bảo vệ bầu trời của ta. Ta lại biết trước âm mưu của địch, nên Bộ đội Phòng không đã xây dựng thế trận, bố trí trận địa và luyện tập từ trước nhiều năm, chỉ có đợi B-52 vào là đánh.

Nguyên Phó tư lệnh về chính trị, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/217623/Default.aspx

Việc Mỹ dùng B52 đánh lớn Hà Nội ta đã đoán được trước. Vậy mà ...

Tháng 10/1972 Bắc Bộ có 4 trung đoàn SAM2: 2 ở Hà Nội, 1 ở Hải Phòng, 1 ở Hà Nam Ninh (dự bị cho Hà Nội). Cuối tháng đó Mỹ lật lọng không ký hiệp định Pari như đã thỏa thuận. Tình hình trở nên căng thẳng.

Tháng 11/1972 Đàm phán tại Pari không tiến triển, tình hình trở nên cực kỳ căng thẳng. Trung đoàn SAM2 đóng tại Hà Nam Ninh được lệnh rời vị trí di chuyển vào khu 4. Hà Nội mất lực lượng dự bị.

Đầu tháng 12 đàm phán vẫn bế tắc, tình hình vẫn hết sức căng thẳng. Hàng trăm quả đạn SAM2 của mặt trận Hà Nội - Hải Phòng được điều vào khu 4. Kho SAM phía bắc rỗng.

Giữa tháng 12 đàm phán bế tắc. Tình hình trở nên khẩn cấp. 1 trung đoàn SAM của Hà Nội lại được lệnh chuẩn bị rời khỏi Hà Nội vào khu 4. Một nửa số cán bộ chiến sĩ của trung đoàn này được cho ... đi phép về nhà! Đúng lúc ấy mưa bom bắt đầu rơi!

Có ai hiểu được chuyện gì đã xảy ra không hở trời?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2012, 08:15:34 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #369 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:08:14 pm »

Có ai hiểu được chuyện gì đã xảy ra không hở trời?

Báo cáo thủ trưởng tôi nghĩ là có.

Rất đơn giản, đàm phán tháng 11 và 12 hoàn toàn không bế tắc. Đến 13/12 chỉ còn giằng nhau mỗi 02 chữ "dân sự". Cụ Thọ về nước báo cáo, có thể "trên" nhận định là nó sẽ đánh đấy, cơ mà đánh thì chắc cũng như trước thôi, phình phường phôi, mấy hôm ta lại rủ đi họp thì nó thôi ấy mà. Mang tên lửa vào khu 4 đón lõng là đẹp.

Không ngờ nó lại giở trò "cả một cái". Ai mà biết được!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM