Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:31:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419237 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #350 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:20 am »

Phần thứ ba
PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG 
“HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN


Nước ta bước vào thời kỳ đẩv mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đã có những biến động sâu sắc. Trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng.

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ngày càng mạnh mẽ. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trở lại Đông Nam Á; các tranh chấp trên biển Đông ngày càng gay gắt.

Trong nước, sau những năm đổi thế và lực của đất nước lớn hơn nhiều so với trước. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng...

Phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Quán triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới. Tập trung xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới.

1. Thấu triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới.

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và các nghị quyết của Đảng về quân sự, quốc phòng

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành thống nhất của Nhà nước.

- Đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, mà trọng tâm là: tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng; củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc; nâng cao khả năng phòng thủ biển, đảo, thềm lục địa và biên giới.

- Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh, giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; đổi mới cơ cấu tổ chức; tăng cường trang bị hiện đại; nâng cao chất lượng huấn luyện và các mặt bảo đảm.

- Tạo sự chuyển biến thực sự về chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tô quôc Việt Nam XHCN. Luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và nhân dân.

2. Tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

a. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

- Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện mới, Quân đội nhân dân Việt Nam cần tập trung củng cố vững chắc sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Kiện toàn các tổ chức Đảng trong quân đội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường đấu tranh phê bình và tự phê bình, triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả Nghị quyết Trung ương ương 4, khóa XI; tăng cường công tác bảo vệ chính trị, nội bộ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường đoàn kết, kỷ luật Đảng.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng trung thành, bản lĩnh chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống, hình ảnh  “Bộ đội Cụ Hồ”, chống “phi chính trị hóa quân đội” cho cán bộ, chiến sĩ, làm cho bộ đội luôn kiên định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, đường lối đổi mới cua Đảng, chấp hành nghiêm mọi Nghị quyết, Chỉ thị và các nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương về chấn chỉnh tổ chức quân đội đến năm 2020, theo hướng tinh, gọn nhẹ, cơ động, có sức mạnh chiến đấu cao.

b. Xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

- Trước hết, cần tập trung xây dựng quân đội tinh nhuệ về chính trị, bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; xây dựng quân đội tinh nhuệ về kỹ thuật, chiến thuật tác chiến trong chiến tranh hiện đại, chiến tranh công nghệ cao, đồng thời vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ IX về từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó tập trung xây dựng lực lượng hải quân, phòng không - không quân, thông tin, tác chiến điện tử và trinh sát kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

- Để bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng xác định yêu cầu tập trung hiện đại hóa Quân chủng PK-KQ cũng như xây dựng lực lượng phòng không Thủ đô hiện đại. Trong những năm qua Quân chủng PK-KQ và lực lượng phòng không Thủ đô đã đầu tư mua sắm một số loại vũ khí trang bị mới; cải tiến, hiện đại hóa một số vu khí, trang bị kỹ thuật hiện có. Tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, biên chế, điều chuyển lực lượng; đầu tư nâng cấp một số công trình sân bay, công trình chiến đấu, đảm bảo cho các lực lượng của Quân chủng PK-KQ, cũng như lực lượng phòng không Thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Trong không gian tác chiến phòng không của quân đội ta hiện nay đã mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ đất liền và vùng trời trên biển, đảo. Tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa các nước trong khu vực có liên quan đang diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ quản ý và bảo vệ vùng trời Tổ quốc nói chung và việc sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân trong mặt trận đối không phải thường xuyên duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết không bị bất ngờ, lỡ thời cơ, đánh thắng ngay từ trận đầu, ngày đầu. Do vậy, mà hàng loạt vấn đề đặt ra cho các lực lượng phòng không ba thứ quân phải quan tâm giải quyết ngay từ bây giờ, trong điều kiện đất nước đang thời bình.

Yếu tố quan trọng hàng đầu, trước hết là phải sẵn sàng về ý chí, về quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù, trong mọi tình huống, thường xuyên nâng cao cảnh giác, canh giữ bầu trời, kịp thời phát hiện và đánh trả các cuộc tiến công đường không của địch. Ra sức học tập làm chủ vũ khí khí tài trang bị, nhất là vũ khí khí tài mới được trang bị. Rèn luyện nâng cao trình độ bản lĩnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, cả lực lượng chủ lực và lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ. Nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, từng bước bổ sung và hoàn thiện phương án tác chiến trong từng khu vực và trên địa bàn cả nước.

Tập trung huấn luyện theo đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm” và các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện. Tăng cường huấn luyện đêm, cơ động nhanh, huấn luyện hiệp đồng, xử lý các tình huống phức tạp trên biển, đảo và đất liền khu vực trọng điểm. Lấy huấn luyện chính trị làm cơ sở, huấn luyện quân sự làm trọng tâm. Tích cực, chủ động huấn luyện chuyển loại khí tại mới, khí tài cải tiến.

*
*       *

Sau 40 năm nhìn lại chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; từ thực tiễn các cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh của Mỹ gây ra từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị lịch sử to lớn chiến thắng vĩ đại này. Hôm nay kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” chúng ta có dịp ôn lại truyền thống hào hùng của Ọuân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam; qua đó, chúng ta càng tin tưởng, tự hào hơn về dân tộc ta, Đảng ta, Quân đội ta - một dân tộc đất không rộng, người không đông nhung biết đoàn kết chống lại một kẻ thù hùng mạnh và đã làm nên những chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu. Một Đảng Mác xít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một quân đội anh hùng, quân đội của dân, do dân, vì dân. Chúng ta tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Đó là cội nguồn sức mạnh, là nội lực của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vệt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐOÀN
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #351 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:49 am »

Phụ lục 1
CƯỜNG ĐỘ TẤN CÔNG VÀ SỐ LƯỢNG BOM ĐẠN
MỸ SỬ DỤNG TRONG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972


1- Cường độ xuất kích của B.52:

+ Đêm 18: 90 lần chiếc.
+ Đêm 19: 87 lần chiếc.
+ Đêm 20: 93 lần chiếc.
+ Đêm 21: 24 lần chiếc.
+ Đêm 22: 24 lần chiếc.
+ Đêm 23: 33 lần chiếc.
+ Đêm 24: 33 lần chiếc.
+ Đêm 25: Nghỉ Nô-en.
+ Đêm 26: 105 lần chiêc.
+ Đêm 27: 36 lần chiếc.
+ Đêm 28: 60 lần chiếc.
+ Đêm 29: 60 lần chiếc.

2- Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật:

+ Cao nhất: 465 lần chiếc ( ngày 19/12).

+ Trung bình: 300-400 lần chiếc; riêng F.111 xuất kích trung bình 17 - 19 lần chiếc/ đêm, cao nhất 25 lần chiếc (đêm 20/12).

Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay: 4.583 lần chiếc; trong đó: B.52 = 663 lần chiếc, (trung bình 55,3 lần chiếc/ngày). Không quân chiến thuật: 3.920 lần chiếc (326,6 lần chiếc/ngày).

Tổng số bom đạn xấp xỉ 15.000 tấn bom đạn (Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ sử dụng 209 máy bay B.52 xuất kích 740 lần chiếc tới mục tiêu đánh phá, ném 49.000 quả bom xấp xỉ 13.605 tấn vào 34 mục tiêu. Không quân chiến thuật đã xuất kích 2.123 lần chiếc trong dó có 1.082 lần chiếc ban đêm, 1.041 lần chiếc ban ngày). Riêng máy bay KC.135 (tiếp dầu) bay trên 1.300 lần chiếc để tiếp dầu trên không.
Điều đáng lưu ý là tất cả các loại máy bay và vũ khí mà Mỹ đưa ra sử dụng trong thời kỳ này đều là những máy bay và vũ khí được cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968).



Phụ lục 2
MÁY BAY CHIẾN LƯỢC B.52


+ Máy bay B.52 là “pháo đài bay” khổng lồ, có uy lực rất lớn:

B.52 là loạt máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Bô inh sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu.

- 2 chiếc mẫu (YB-52 và XB-52) bay thử lần đầu năm 1952.
- Loại B.52A: Sản xuất 3 chiếc, bay lần đầu tiên ngày 5 tháng 8 năm 1954.
- Loại B.52 B: Sản xuất 30 chiếc, bay lần đầu ngày 27 tháng 01 năm 1955.
- Loại B.52 C: Sản xuất 35 chiếc cũng trong năm 1955.
- Loại B.52 D: Sản xuất 170 chiếc, bay lần đầu ngày 14 tháng 5 năm 1956.
- Loại B.52 E: Sản xuất 100 chiếc, bay lần đầu ngày 3 tháng 10 năm 1957.
- Loại B.52 F: Sản xuất 89 chiếc, bay lần đầu tháng 5 năm 1958
- Loại B.52 G: Sản xuất 193 chiếc.
- Loại B.52 H L: Sản xuất 122 chiếc, bàn giao đợt cuối vào tháng 10 năm 1962 cho Bộ Tư lệnh không quân chiến đấu (SAC).

Qua 8 lần cải tiến, ngành công nghiệp hàng không quân sự Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B.52 và hiện nay B.52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, B.52 vẫn là vũ khí chiến lược và được trang bị tên lửa hành trình loại A6M-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Cùng với B.52, chính quyền Mỹ còn trang bị cho quân đội loại máy bay ném bom hạng nặng B.1B và B.2A (tàng hình).

+ Tính năng kỹ chiến thuật B.52 G/H.

- Kíp bay 6 người; Sải cánh 56,39m; Chiều dài 49,05; Chiều cao 12,40 m.

- Trọng lượng cất cánh Max: 221.350 kg; Vmax = 960 km/h, Vtb = 820 km/h.

- Hmax = 16.765m thông thường H = 10.000 - 13.000m

- Tầm bay xa: 12.000 km (B.52 G), 16.000 km (B.52H)

- Tải trọng vũ khí: 18 - 30 tấn bom, có thể mang 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng. (Gấp 10 lần 1 máy bay cường kích).

- Trang bị: Thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 172, (12-16 máy gây nhiễu tích cực).

- Tên lửa chống ra đa HARM; thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngọại (12 bộ) AL-20. Hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ-22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR. Hệ thống quan sát quang điện tử AN/AQS-151, Ra đa cảnh giới ALR-46, máy tính điện tử ASQ-151, ASQ-38 ...

B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu còn có thể bay xa hơn (ví dụ từ Guam đến Hà Nội là 10.000 km rồi quay trở về) hoặc có thể vượt chặng đường 18.000 - 20.000 km.

- Ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đều sử dụng các loại máy bay B.52 đã được cải tiến nhiều lần: (gồm 4 loại B.52 D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và khả năng tác chiến điện tử. (Ví dụ B.52D lúc đầu mang được 51 quả bom = 12.247 kg) khi mới tham chiến mỗi B.52 chỉ được trang bị 8 máy gây nhiễu, tới tháng 12 năm 1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #352 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:49:02 am »




Phụ lục 4
DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU
ANH HÙNG LLVT TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12 NĂM 1972


I. TẬP THỂ:

1- Binh chủng Tên lửa.

2- Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361).

3- Trung đoàn Tên lửa 261.

4- Trung đoàn Tên lửa 257.

5- Trung đoàn Rađa 291.

6- Tiểu đoàn 77, Trung đoàn Tên lửa 257.

7- Đại đội 45 (nay là Trạm ra đa 45), Trung đoàn Rađa 293.

8- Đại đội 25 (nay là Trạm ra đa 25), Trung đoàn Rađa 295.

9- Đại đội 37 (nay là Trạm ra đa 37), Trung doàn Rađa 293.

Riêng Thủ đô Hà Nội, với thành tích to lớn trong 2 cuộc kháng chiến và trong xây dựng hòa bình, đặc biệt là chiến công rực rỡ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, nhân dịp kỷ niệm 990 năm ngày Vua Lý Thái Tổ dời đô về đất Thăng Long, Hà Nội đã được Đảng và Chính phủ phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”.


II. CÁ NHÂN:

1- Đồng chí Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261.

2- Đồng chí Phạm Tuân, Phi công lái máy bay Mig21.

3- Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Phi công lái máy bay Mig21.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #353 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:40 am »

Báo Mỹ Sao và Vạch ngày 24 tháng 11 năm 1972 đưa tin về chiếc B-52 rơi ở Nakhon Phanom:

Date Posted: Wed, Nov 23 2011, 15:21:41 PST
Author: Charles Penley, LM #606, 377th Security Police Squadron
Author Host/IP: 66-191-233-117.dhcp.kgpt.tn.charter.com / 66.191.233.117
Subject: Re: B-52 at NKP
In reply to: John Boyer 's message, "B-52 at NKP" on Mon, Nov 21 2011, 23:30:58 PST

Pacific Stars and Stripes Newspaper
November 24, 1972 (page 1 and 3)

Crew of 6 Rescued
FIRST B52 SHOT DOWN

SAIGON — The United States lost its first B52 bomber to enemy fire in the Vietnam war Wednesday and disclosed that another $15-million, F-11 fighter-bomber had vanished, the fourth in less than two months, on a mission over North Vietnam.

While the U.S. command here declined to say what caused the B52 loss, military sources' here and in Washington said the big plane was hit by enemy fire during the heaviest B52 raids of the war over North Vietnam.

The eight-engine stratofortress crashed near Nakhon Phanom in eastern
Thailand shortly before midnight while trying to make it back to its base at
Utapao, 400 miles to the southwest. All six crewmen bailed out and were rescued, the command said.

Command spokesmen said the cause was not determined but other sources said the plane was believed to have been hit by a Soviet-built SAM missile during a bombing run near Vinh, a North Vietnamese coastal city.

It was able to fly about 100 miles before the crew was forced to abandon the plane.

S o u r c e s said Wednesday's crash was being officially listed as a "combat loss," meaning that it was downed by hostile fire.

It was the first of the huge $8 million Strategic Air Command Stratofortresses lost to enemy fire in the seven years they have been flying missions in Indochina.

Several have been hit by ground fire and at least 10 have crashed from operational causes. There are about 150 B52s operating out of Guam and 55 out of Thailand.

An announcement by the U.S. command said, "A U. S. Air Force B52 crashed shortly be-
(Continued on back Page, Col. 1)

(Continued From Page 1)

First B52 Shot Another Fill Lost

fore midnight last night approximately 12 miles west of Nakhon
Phanom, Thailand. The aircraft was returning from a mission over North Vietnam. A search and rescue has been completed. All six crew members were recovered.

Initial reports indicate no serious injuries. The cause of the loss has not been determined."

In Washington, the U.S. Air Force said Wednesday following the loss of the bomber that North Vietnam's success in downing the plane will not affect American operations or tactics. "It was bound to happen," one official said in citing a record of more than 100,000 B52 sorties over Indochina since 1965 without a loss to enemy fire. A sortie is one flight by one plane.

These officials said they are confident that new aerial tactics and sophisticated electronic countermeasures/equipment aboard the plane for foiling antiaircraft defenses are adequate to protect the B52s.

"But," they added, "If you're going to be operational, you've got to expect losses."

Since the North Vietnamese opened their offensive last spring, the bombers, each capable of carrying up to 26 tons of explosives, have dropped probably the most massive amount warfare.

U.S. military officials credit these planes with playing a significant role in blunting the offensive and in opening the way to a peace settlement.

Critics of U.S. war policy single out the B52 as a symbol for American overkill.

The B52s, flying from bases in Thailand and Guam, 2,800 miles out in the Pacific, usually fly in formations of three at about 35,000 feet and lay down a carpet of bombs roughly a half mile wide and 1-3 miles long.

Meanwhile, in the ground war, North Vietnamese Army (NVA) soldiers threatened to overrun fire base Thanh Giao in the central highlands about 210 miles northeast of Saigon.
Communists made sporadic shelling and ground attacks Wednesday against the base and its outlying positions.

Reports said 176 Communists were killed while South Vietnamese
losses were listed as three dead and 18 wounded.

In Quang Tri, Communist gunners fired 1,900 rounds of artillery
and mortar fire at government troops, killing 16 South Vietnamese and wounding 69.

Communist casualties were listed as 26 dead. Communists have been firing an average of 1,000 rounds a day against government positions for
the last 11 days.

A command spokesman said 15 B52 missions over North Vietnam
— all well below President Nixon's northern bombing boundary, the 20th parallel — eclipsed by two the highest number of missions flown above the DMZ. The previous record was set Aug. 12 and equalled Oct. 31
and Nov. 4.

While the U.S. Command would not disclose how many B52s made up each mission, other U.S. military sources said there were about 45 in all and they dropped more than 1,300 tons of explosives on the southern
panhandle of North Vietnam.

U.S. military sources said the B52 attacks were unusually heavy to make up for the curt ailment in fighter-bomber strikes due to the monsoon
weather. The U.S. command reported only 60 such strikes Tuesday,
the fifth successive day the total has been 60 or less.

The B52s are unaffected by the weather since they can fly as high as 60,000 feet and drop their bombs by radar.

The U.S. command said their targets were supply caches awaiting
shipment into northern Laos and to North Vietnamese forces in South Vietnam just below the demilitarized zone.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #354 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:18:59 am »

http://www.ejection-history.org.uk/aircraft_by_type/b52_stratofortress.htm

Chiếc B-52 đầu tiên số liệu Mỹ thừa nhận bị thương do hỏa lực đối phương trong chiến dịch Arc Light ngày 8 tháng 7 năm 1967 và bị phá hủy khi hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng:

8th July 1967 USAF Boeing B-52D Stratofortress  56‑0601   
Crew 736th Bomb Squadron, 454th Bomb Wing (on TDY), 4133rd Bomb Wing (P), SAC A/c from 22 BW.
USAF, Andersen

On an Arc Light mission from Anderson AFB, Guam to Utapao RTNAFB. Hit by gound fire over Vihn causing complete hydraulic failure. Pilot made decision to divert to Da Nang. The aircraft was destroyed in emergency landing at Da Nang.Vietnam. They were attempting to make a no-flaps landing, landed long, and were unable to stop before going into a mine field off the end of the runway. Only the gunner survived.  

Maj. Gene Wesley "Swede" Brown  (KIA)   
Capt James Thomas Davis (KIA)   
Capt Anthony Kent Johnson (KIA)   
Capt William Henry Pritchard (KIA)   
Capt Donald J. Reynolds (KIA)   
Albert J. Whately Tail gunner survived

Tuy nhiên chưa thấy số liệu nào của phía Việt Nam khớp với ngày 8 tháng 7 năm 1967. Số liệu của ta lại là ngày 17/9/1967 và cũng chẳng khớp với số liệu nào của Mỹ:

Địa điểm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam

Thứ bảy - 10/11/2012 10:38

Xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh từ lâu luôn được biết đến là vùng đất màu mỡ với những cánh cao su bạt ngàn, những khu rừng già trãi dài hàng chục cây số. Tuy nhiên, nơi đây còn gắn liền với một sự kiện lịch sử rất quan trọng đã được ghi danh: Là địa điểm trận địa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam. Chiến tích này đã được Tiểu đoàn 84 thuộc Trung đoàn tên lửa 238 Quân chủng Phòng không – Không quân xác lập vào ngày 17/9/1967.


Bia lưu niệm trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam

Cục diện chiến tranh và sự xuất hiện của “Pháo đài bay” B52.
Tháng 6 năm 1966, Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã quyết định thành lập Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (gọi tắt là mặt trận B5) nhằm thu hút, giam chân một bộ phận của quân Mỹ. Trong khi đó, Mỹ liên tiếp phải gánh chịu những thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam và chúng nhận thấy B5 là mặt trận rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện tới cục diện chiến tranh nên Mỹ đã quyết định tăng cường một đội quân hùng hậu ra đường 9 – Bắc Quảng Trị nhằm xây dựng phòng tuyến mạnh. Để phục vụ cho “chiến lược” này, cuối năm 1966, đầu năm 1967, ngoài những loại máy bay thông thường như AD6, F105, F111 Mỹ đã điều động hàng loạt máy bay B52 ném bom rãi thảm khu vực Nam Bến Hải, mặt trận B5, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, khu vực Quảng Bình, Vĩnh Linh. Mục đích của Mỹ là nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam của ta đồng thời phục vụ âm mưu “Bắc tiến”.
B52 là loại máy bay chiến lược hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ. Với sãi cánh dài 56,39m, tổng chiều dài thân 49,05m và có tầm bay từ độ cao 12.000 đến 16.000m. B52 được trang bị súng máy, tên lửa, các phương tiện dẫn đường, ném bom rãi thảm và tác chiến điện tử, có thể mang tới 30 tấn bom. Khi đi làm nhiệm vụ ném bom, B52 được sự yểm trợ của nhiều lớp hàng rào máy bay tiêm kích, có khả năng tàng hình nhờ “áo giáp điện tử”và triệt tiêu sự phát hiện của ra đa đối phương. Ngoài ra, các tên lửa “quai” phóng ra bay xa hàng trăm cây số và phát tín hiệu giống như B52 để đánh lừa ra đa đối phương và những máy phát gây nhiễu điện tử gắn trên các máy bay tiêm kích và 15 máy riêng cho mỗi chiếc B52. Đặc biệt, trước khi tiến vào mục tiêu, các phi đội F105 và F111 bay tiên phong có nhiệm vụ đánh phá các trận địa tên lửa phòng không và các trạm Ra đa đối phương để mở đường.
Với những tính năng vượt trội như vậy nên B52 được đánh giá là “pháo đài bay” bất khả xâm phạm và có sức tàn phát rất khủng khiếp. Các loại pháo cao xạ của quân ta bắn không hiệu quả. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 1967, những tổn thất do B52 gây ra bằng hai năm 1965, 1966 cộng lại, ảnh hưởng lớn đến chiến dịch và giao thông vận chuyển, tác động không nhỏ đến tinh thần của bộ đội và nhân dân ta.


CCB Trung đoàn 238 về thăm lại trận địa củ nhân kỷ niệm 40 năm ngày bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam

Kinh nghiệm từ những lần “bắt hụt” “pháo đài bay”.
Trước sự “bành trướng” của B52, Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân: “B52 đã ném bom ra miền Bắc, phải tìm cách đánh cho được B52, trách nhiệm này Bác giao cho các chú Phòng không Không quân”.
 Tháng 6/1966, Bộ Chính trị ra chủ trương: “Phải sớm đưa tên lửa vào Nam Quân khu IV để nghiên cứu đánh B52”. Và nhiệm vụ nặng nề này được giao cho Trung đoàn tên lửa 238 tăng cường vào quân khu IV mà trực tiếp là địa bàn Vĩnh Linh tham gia bảo vệ hậu phương chiến dịch và nghiên cứu triển khai đánh B52.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Trung đoàn tên lửa 238 phải mất hàng tháng trời, chịu khá nhiều tổn thất do bị địch phát hiện đánh phá mới đưa được lực lượng, vũ khí, khí tài đến khu vực tập kết.
Với địa hình có nhiều ưu điểm nên vào Vĩnh Linh, Trung đoàn 238 đã quyết định chọn Nông trường Quyết Thắng để dựng lên các trận địa tên lửa. Nhờ sự góp sức của hàng trăm dân quân, dân công hỏa tuyến của Vĩnh Linh nên Trung đoàn 238 đã chuẩn bị được 24 trận địa và khu cất giấu bí mật: Sở chỉ huy Trung đoàn ở Vĩnh Chấp, Tiểu đoàn 81 ở đập La Ngà, Tiểu đoàn 83 ở Ngã ba Cổ Kiềng, Tiểu đoàn 5 lắp ráp tên lửa ở Ba Rền và tiểu đoàn 82, 82 ở tuyến sau. Chủ trương hai Tiểu đoàn phía trước đánh B52, hai Tiểu đoàn phía sau làm dự bị, đánh tập trung vào một tốp B52 từ 4 đến 6 quả tên lửa SAM2.
Trong lúc này, B52 liên tục rãi bom gây tổn thất nặng nề cho quân ta. Trước tình hình đó, hai Tiểu đoàn 81 và 83 đã nhiều lần vào sẵn sàng chiến đấu cấp I, và cũng đã thực hiện nhiều chiến thuật như: Nghi binh, cơ động, tạo giã...Có lần bắt được B52 ở cự ly gần, có lần bắt nhầm B52, nhiều lần không bắt được do nhiễu vô tuyến quá nặng. Ngày 15/3/1967, những quả SAM2 đầu tiên được phóng lên nhưng không trúng mục tiêu. Trận địa nhanh chóng bị phát hiện và phải hứng chịu hàng loạt các loại bom, đạn, pháo từ B52 và các loại máy báy chiến thuật khác cùng pháo từ Hạm đội 7, căn cứ Cồ Tiên, Dốc Miếu trút xuống. Bộ đội, dân quân, thanh niên xung phong và khí tài bị thiệt hại khá lớn. Tuy nhiên, những mất mát hi sinh của quân và dân Vĩnh Linh không hề uổng phí vì kinh nghiệm đánh B52 càng được bổ sung.
Bước sang giai đoạn tiếp theo, Trung đoàn đưa 2 tiểu đoàn dự bị lên thay thế hai Tiểu đoàn phía trước. Tiểu đoàn 84 được bố trí ở khu Tây (Nông trường cao su Quyết Thắng), Tiểu đoàn 82 bố trí ở khu Đông Vĩnh Linh. Sử dụng lực lượng và phương án tác chiến là: Đánh độc lập từng tiểu đoàn, tiểu đoàn 84 đánh trước, tiểu đoàn 82 tạo thế đánh liên hoàn. Tuy nhiên, lúc này, do trận địa bị lộ nên chúng ta tiếp tục chịu những tổn thất nhất định, cả bốn tiểu đoàn hỏa lực đều bị thiệt hại. Trước tình hình đó, ta buộc phải dồn toàn bộ lực lượng của Trung đoàn thành một bộ phận hoàn chỉnh đưa về Tiểu đoàn 84 để đáp ứng được nhiệm vụ; điều động tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên cùng sỹ quan điều khiển Lê Hỷ thuộc tiểu đoàn 82 và một số đồng chí thuộc tiểu đoàn 81 bổ sung cho tiểu đoàn 84, chuyển sang đánh phục kích. Những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan tiếp tục tác động lớn đến quyết tâm đánh B52 của quân ta.
Thời điểm lịch sử, “pháo đài bay” bị tiêu diệt.
15h30 ngày 17/9/1967, mặt trận B5 thông báo sẽ có đợt B52 ra đánh Vĩnh Linh. Tiểu đoàn được lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp I. Ba trắc thủ góc tà, cự ly, phương vị sẵn sàng ở tư thế chiến đấu. Sỹ quan điều khiển lệnh cho các ra đa trinh sát hạ cao áp, mở ăng ten thu nhiễu và quản lý chặt chẽ không phận; ra đa điều khiển tên lửa thu nhiễu B52. Bỗng trên màn hình hiện sóng của ra đa chỉ thị mục tiêu xuất hiện tín hiệu ở cự ly 50km về hướng Tây Nam có nhiễu mạnh. Bằng phương pháp so sánh khoa học cùng với những kinh nghiệm từ những trận đánh trước, kíp chiến đấu đã khẳng định đó là B52. Trên mặt sóng của các trắc thủ góc tà, phương vị, cự ly cũng hiện lên những giải nhiễu đậm, nhờ thế mà ra đa điều khiển tên lửa đã nhanh chóng xác định được B52 để bám sát mục tiêu chính xác. Đến cự ly 32km thì sóng phương vị xuất hiện tín hiệu B52 khá rõ.
“Tiêu diệt B52, phương pháp điều khiển đón nửa góc, ngòi nổ vô tuyến, cự ly phóng 32km, 2 quả đạn, giản cách 6 giây”, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên quyết đoán ra lệnh.
Nhận lệnh, sỹ quan điều khiển Lê Hỷ ấn nút phóng hai tên lửa nối đuôi nhau vọt lên không trung. Các trắc thủ điều khiển tên lửa đi đúng quỹ đạo. Khi tên lửa cách B52 10km thì cả ba màn hình hiện sóng đều nhìn rõ tín hiệu B52. Hiệu chỉnh lại nhanh, chính xác. Tên lửa nổ ánh chớp lóe lên tan ra như những hạt cát, lả tả trên màn hình hiện sóng. Mục tiêu chính thức bị tiêu diệt.
Cũng lúc này, đài quan sát của mặt trận B5 thông báo máy bay địch bốc cháy lao xuống phía vùng biển Cửa Việt. Nửa giờ sau đó, các chiến sỹ đảo Cồn Cỏ báo cáo với Ban chỉ huy Đặc khu Vĩnh Linh về việc B52 bốc cháy đâm sầm xuống biển. Quân và dân hai bên bờ sông Bến Hải vui mừng, tin tưởng, tận mắt chứng kiến “pháo đài bay” của Mỹ bốc cháy trên bầu trời Quảng Trị.
Chiến thắng góp phần xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Chiến thắng này không chỉ thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị và Bác Hồ mà còn khẳng định rằng: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tất yếu phải đối đầu và đánh thắng B52 của địch trên miền Bắc; quyết tâm sớm đưa tên lửa vào Vĩnh Linh nghiên cứu và đánh B52. Việc ta đánh rơi B52, loại vũ khí chiến lược của địch ở ngay giới tuyến Vĩnh Linh, tiếp giáp với mặt trận Đường 9 đã có ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện rõ quyết tâm và khả năng đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc cùng với các cuộc phản công ở miền Nam. Bên cạnh đó đã góp phần hạ thấp uy thế của “Không lực Hoa Kỳ” nói chung và “Pháo đài bay B52” nói riêng”.


Những dấu tích còn lại của trận địa tên lửa năm 1967 tại xã Vĩnh Khê, Vĩnh Linh

Di tích địa điểm tên lửa đầu tiên bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 3998/QĐ – BVHTTDL ngày 10/11/2010.
Tác giả bài viết: Thành Nam - Khánh Ly
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:53:14 am gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #355 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:12:59 pm »


BÀI HÁT RA ĐỜI CẠNH HẦM TRÚ ẨN

QĐND - Thứ Năm, 22/11/2012, 23:44 (GMT+7)


QĐND - Ở tầm tuổi 82, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn rất nhanh nhẹn, giọng nói khoan thai lôi cuốn người nghe. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” và kỷ niệm 2 năm thành lập CLB Bồi dưỡng tài năng trẻ, Ban Giám hiệu Trường THCS Đoàn Thị Điểm (huyện Yên Mỹ, Hải Dương) đã trân trọng mời nhạc sĩ Phạm Tuyên về nói chuyện. Ông hào hứng kể cho lớp trẻ nghe chuyện sáng tác bài hát “Hà Nội-Điện Biên Phủ” vào tháng 12-1972 ở ngay cạnh hầm.

“Tôi vẫn nhớ mãi chiều tối hôm viết bài bài hát này. Hôm đó, tôi ngồi trực chiến cạnh hầm trú ẩn ở Đài Tiếng nói Việt Nam, phố Quán Sứ, Hà Nội. Sau đêm 26-12-1972, đêm máy bay B-52 Mỹ ném bom rải thảm khu phố Khâm Thiên, tàn sát dã man khu dân cư lao động. Thời điểm hôm ấy chỉ có mình tôi duy nhất là nhạc sĩ trực ở Đài. Những đêm hôm trước, tôi được tận mắt chứng kiến tên lửa của bộ đội ta bay lên lao trúng vào B-52 của địch; máy bay bốc cháy sáng rực  bầu trời Thủ đô. Nhiều người dân trèo lên nóc hầm reo hò khi nhìn thấy B-52 bốc cháy, ai cũng phấn chấn, tự hào".

Và rồi bài hát “Hà Nội-Điện Biên Phủ” được nhạc sĩ viết ngay cạnh cửa hầm. Trong cái ác liệt của chiến tranh, nhưng ông đã cảm nhận và hòa cảm xúc niềm tin chiến thắng của quân và dân Hà Nội vào âm nhạc để giai điệu bài hát tự xuất thần, vang lên lời ca hùng hồn, như những hồi kèn thúc giục đoàn quân tiếp tục ra trận. Lời ca nói lên niềm tự hào của quân, dân Thủ đô đã trừng trị đích đáng lũ máy bay B-52 của giặc.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã tìm được câu ý ẩn dụ so sánh, mang ý nghĩa tầm vóc lịch sử thời đại, trận Hà Nội đánh thắng máy bay B-52 năm 1972 với trận đánh quyết định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Ông đã viết được ca từ tuyệt vời vào bài hát: “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời, hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời, rồng ta lao vút tới… Hà Nội ơi, đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội của chúng ta. Trong trận Điện Biên mới oai hùng, sáng rực hào quang chiến thắng… Một Điện Biên sáng chói, Hà Nội ơi”.

Sáng tác xong bài hát này, Phạm Tuyên mang hát cho ca sĩ Mạnh Hà và Trần Thụ nghe, người đệm đàn piano là nhạc công Hoàng Mãnh. Anh em nghe xong, rất thích giai điệu và lời ca bài hát. Sau đó, nhạc sĩ đưa ngay cho Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng và thu thanh bài “Hà Nội-Điện Biên Phủ”. Bài hát được phát trên sóng liên tục trong suốt thời kỳ đó.  Trước đó mấy hôm, tối 23-12-1972, cũng tại căn hầm trên phố Quán Sứ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã thức thâu đêm, viết dưới làn bom đạn B-52 bài hát “Hà Nội những đêm không ngủ” với giai điệu hào hùng và sâu lắng: “Đêm nay trời Hà Nội vang rền tiếng súng, lửa rực cháy sáng khắp phố phường yêu dấu. Lửa trừng trị Bê năm hai, rực bầu trời đêm Thăng Long. Lửa hờn căm bao nung nấu…”.

NAM HOÀNG

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217033/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #356 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:47:13 pm »

Một đêm tồi tệ tại Đà Nẵng
http://home.earthlink.net/~bat20/id13.html

Xác chiếc B-52 trong vụ tai nạn ngày 8 tháng 7 năm 1967 tại Đà Nẵng, ảnh chụp ngày 11 tháng 7 năm 1967 (ảnh hãng AP).

Theo nguồn trên, chiếc B-52D 56‑0601 "Corny 26" hư hỏng hệ thống thủy lực dẫn đến tai nạn khi hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Đà Nẵng không phải do hỏa lực đối phương mà do trục trặc máy móc.   


Bad Night At Da Nang: The Crash of Corny 26       
 by JT Chapin
 
On the night of July 8, 1967, a B-52 Stratofortress attempted to make an emergency landing at the huge air base at Danang, South Vietnam. The attempt ended in disaster.  This is what happened.
 
Clem Beard, a tall, lanky, 6'3"Texan, looked up when he heard the noise. A 1st Lt. with the US First Marine Division, Beard was night duty officer in the Combat Operations Center, 1st MarDiv Headquarters, located high on a hill overlooking the sprawling Danang air base. Beard was bunkered in, drinking coffee and listening to normal radio chatter on the division net. His calm night was abruptly interrupted.
 
"The ground shook and I thought all hell had broken loose. Then the radio chatter made mention of a crash, a B-52, which was non-standard aircraft for Danang. I made some radio reports which reached the Old Man in his quarters (Maj. Gen. William Rupertus, commander of the First Marine Division), then went outside to take a peek. There was one hell of a fire at the north end of the active."
 
What Beard saw when he stepped outside to get a good look was a monstrous fire raging in the distance, faint blurs of red emergency vehicle lights and dim, far-away lights of activity around the base.
 
He watched for a few minutes, went back in the command bunker to check radio messages, then again went out to continue watching the conflagration.
 
"That fire was huge," Beard said. "The aircraft overran the airstrip, crossed over an overrun area at the end of the strip, and continued on into a security minefield put down to stop infiltrators. The aircraft was destroyed completely, and the crash and fire killed all but one of the crew. Only survivor was the tail gunner."
 
Things were extremely busy that night on the U.S. Air Force ramp area of the base. Sergeant George Martin and other personnel of the 20th Tactical Air Support Squadron were hard at work receiving and checking a number of Cessna O-1 and O-2 aircraft, gassing them up and getting them ready for their next day's missions. Armed only with target marker smoke rockets, the Cessnas were light planes flown by Air Force FAC (Forward Air Control) pilots who directed fighter bomber strikes onto Viet Cong and NVA (North Vietnamese Army) targets.
 
Martin was unaware of the B-52 coming in until he heard the sound of its engines. "Danang was a fighter base, and it was unusual for large aircraft to land there except for the airlines bringing in troops on Boeing 707s. B-52s never landed there, so the sound of a large jet coming in for a landing, at night, at Danang, was a very unusual occurrence and got our attention real quick."
 
"We noticed the bright landing lights and the wingtip lights. That's the reason the size of the aircraft caught our attention. We watched it on a long final by its lights. It was a very dark night, and what also caught our attention was the fact that it (the B-52) was halfway down a 10,000 foot runway before the wheels touched down. We learned later he (the pilot) couldn't lower his flaps, forcing a faster landing speed."
 
Martin's work area was approximately at mid-point down the runway, and the B-52 landed nearly in front of him. "The B-52 touched down pretty close to our mid-runway position. We could hear the tires touch, and smelled the rubber smoke cloud as the wheels contacted the runway. We saw no fire (inside the aircraft), and this was all reported to accident investigators who interviewed my crew that night after the crash."
 
Martin believed the aircraft had no brakes after touchdown, nor did he see a drag chute pop out. "It was too dark to see any damage on the aircraft, and there were no sparks from metal hitting or dragging on the ground that we could see."
 
The big Stratofortress disappeared down the runway out of George Martin's view. Last thing he saw was a massive eruption of fire caused when the aircraft overran the end of the runway, trenched through a plowed overrun area, nosed over an embankment and down a slope just beyond the perimeter, nosed up into a security minefield, disintegrated, and burst into flame.
 
A stubby little twin-tailed, twin-rotor Kaman HH-43 "Huskie" local base rescue helicopter, affectionately called "Pedros" by crews who flew them, was already in the air when the B-52 touched down. It followed the bomber down the runway to its destruction point, hovered over the scene and reported to the tower that flames were so high it could not affect a rescue attempt.
 
Over on the other side of the base in the Marine Air Wing area, a fire truck manned by Marine fire and rescue personnel was alerted to the incoming aircraft. One of those on the truck was Corporal Jeff Lewis.
 
The truck roared into motion as the B-52 landed, and they chased it down the runway. They were still a long way away when the aircraft disintegrated. They and other emergency vehicles could not continue straight on out to the crash site because of the minefield in which the burning bomber lay. All had to detour around a base perimeter road that lay beyond the airstrip.
 
As his fire truck approached the flaming wreck, Corporal Lewis and his crew saw that the only intact piece of the plane left was the B-52's tall tail, horizontal stabilizers, and the tail gunner's compartment. Inside the compartment, still alive and struggling to get out, was the tail gunner, TSgt Al Whatley.
 
As other fire units poured foam on the flames, Lewis and his lieutenant grabbed fire axes from their truck, ran to the tail, and began chopping a hole through a Plexiglas window. They had to work from the right side of the tail because of fire on the left. When the hole was large enough, they grabbed the gunner as he emerged from it and pulled him through it to safety. Despite the horrendous crash, the tail gunner's injuries consisted only of several abrasions and a scratch on his left arm.
 
Al Whatley was the only survivor
 
Next morning, when the wreckage had cooled enough to conduct a search, Lewis and his fire truck mates used fiberglass poles to probe through the foam to locate the crew's remains for retrieval.
 
Clem Beard also visited the wreck area the next morning. "I went down the next day and surveyed the crash site. The area was surrounded by security people, but they let me through because I was in a Headquarters 1st Marine Division jeep. I got the lowdown from some of the "snuffies" (a Marine Corps term) working the crash site. They said the only guy to survive was the tail gunner. We had the jeep parked just below or near the empennage, and I remember the escape hatch was still swinging in the wind. I'm surprised they recovered any remains, because the fire completely consumed the aircraft all the way back to the tail."
 
A multi-million dollar aircraft destroyed, five crewmen dead, and just one survivor. It was a bad night at Danang. What caused the crash? The story, pieced together from interviews with Air Force veterans and the official Air Force Accident Report compiled just eleven days after the crash, lends a different light to what had long been thought by many.
 
It wasn't combat damage from an SA-2 SAM missile hit that forced the aircraft to find safety on the ground in a hurry. Tragically, and far more ironic, the problem and cause was equipment failure.
 
The aircraft was a B-52D, tail number 56-0601, call sign "Corny 26" and cell call sign "Brown 2." It had flown from Andersen Air Force Base, Guam, to South Vietnam on an Arc Light bombing mission as part of a three-cell nine-aircraft group. Corny 26 was assigned to the 4133 Bomb Wing (Provisional) at Andersen, augmented from its home unit, the 22 Bomb Wing, March AFB, California, and flown by a crew from the 454th Bomb Wing/736 Bomb Squadron, Columbus AFB, Mississippi.
 
There is an explanation for this odd mixture. Provisional bomb wings were paper wings only, established by the Air Force to conduct overseas operations. These paper wings were equipped and staffed with stateside units - complete bomb wings with aircraft, crews and ground personnel - rotated in and out on a regular basis. All stateside units were assigned to provisional wings on a 179 days TDY (acronym for Temporary Duty) basis, to permit them to be rotated easily back to their home base. US military regulations stated (and still do) that any reassignment of 180 days or more was, and still is, a permanent change.

Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #357 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 01:05:08 am »

Về một số trường hợp F-111A bị bắn hạ trong năm 1972 tại miền Bắc Việt Nam

Gần đây, tôi có tìm và tổng hợp, so sánh một số tài liệu của ta và của Mỹ về số F-111A bị bắn hạ trong năm 1972 tại miền Bắc Việt Nam.
Trong các tài liệu này, tôi thấy có 6 trường hợp ta công nhận bắn hạ F-111, còn phía Mỹ thì có 6 trường hợp thừa nhận F-111 bị "mất tích" khi đang tiến hành oanh tạc
Khi so sánh về thời gian, địa điểm, tôi thấy:
+ Có 5 trường hợp trùng khớp giữa thông tin ta tuyên bố bắn hạ và phía Mỹ công nhận "mất tích", có nghĩa là 5 chiếc F-111 này thực sự bị ta bắn hạ
+ Có 1 trường hợp ta công bố bắn hạ F-111 vào ngày 20/12/1972, tôi chưa tìm được tài liệu nào của phía Mỹ nói về việc F-111 bị bắn hạ hay mất tích vào thời điểm đó
+ Có 1 trường hợp tài liệu của Mỹ công nhận F-111 mất tích vào ngày 18/12/1972, tôi chưa tìm được tài liệu nào của phía ta nói rằng bắn hạ F-111 vào thời điểm đó.

Lưu ý rằng đây chỉ là những số liệu này chỉ giới hạn trong một số tài liệu tôi tìm được trên mạng internet (xem chi tiết phía dưới), và cũng chỉ tập trung vào năm 1972, tại miền Bắc Việt Nam.

Tài liệu của ta:

1. [HT-TVVN] Huyền thoại tự vệ Việt Nam bắn hạ máy bay siêu thanh F - 111 của Mỹ
http://infonet.vn/Quan-su/Huyen-thoai-tu-ve-Viet-Nam-ban-ha-may-bay-sieu-thanh-F-111-cua-My/33586.info

2. [QB-TSVV] Trang Sử Vẻ Vang (website của tỉnh Quảng Bình)
http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1185262585046&cat=1134185256416

3. [F-111CTVN] F-111 trong chiến tranh Việt Nam
http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=876
Phía cuối bài viết này có ghi nguồn là quansuvn.net, có nghĩa là họ đăng lại từ bài viết này của thành viên trucdang:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2775.msg45366.html#msg45366
Tuy nhiên, trong bài viết của trucdang lại không ghi rõ là do tự tổng hợp hay đăng lại từ đâu.

Tài liệu của Mỹ

1. [F-111SEA72] The F-111 in Southeast Asia, September 1972-January 1973
Project CHECO Southeast Asia Report.
Tài liệu giải mật
Link: http://oai.dtic.mil/oai/oai?verb=getRecord&metadataPrefix=html&identifier=ADC007778

2. [F-111Memorial] Trang web của hội f-111, phần "memorial":
http://f-111.net/memorial.htm


I. 5 chiếc F-111A bị bắn hạ đã khớp thời gian, địa điểm:

1. F-111A số hiệu 67-0078, mật danh Ranger 23
Ngày: 28/09/1972
Giờ: chưa rõ
Địa điểm: Yên Bái
Vũ khí: pháo 37 ly
Đơn vị: chưa rõ
Địa điểm rơi: rơi tại Lào

2. F-111A số hiệu 67-0066, mật danh Coach 33
Ngày: 17/10/1972
Giờ: 0 giờ 5 phút.
Địa điểm: xã Tiền Châu, Vĩnh Phúc.
Vũ khí: súng 12 ly 7 (khoảng 26 viên đạn)
Đơn vị: dân quân xã Tiền Châu, Vĩnh Phúc.
Địa điểm rơi: Đầm Quận, Vĩnh Phúc
Ghi chú: chiếc máy bay Mỹ thứ 4000 bị bắn hạ tại Miền Bắc (theo số liệu của ta)

3. F-111A số hiệu 67-0063, mật danh Whaler 57
Ngày: 07/11/1972
Giờ: chưa rõ
Địa điểm: tỉnh Quảng Bình
Vũ khí: chưa rõ (có thể là  súng 12 ly 7 với khoảng 15 viên đạn, xem phần ghi chú của chiếc F-111A số hiệu 67-0092 phía dưới)
Đơn vị: Dân quân xã Phú Trạch, huyện Bố Trạch.
Địa điểm rơi: chưa rõ (có thể là rơi ngoài biển, xem phần ghi chú của chiếc F-111A số hiệu 67-0092 phía dưới)

4. F-111A số hiệu 67-0092, mật danh Burger 54
Ngày:
+ Theo tài liệu của ta: 21/11/1972,
+ theo tài liệu của Mỹ: 20/11/1972 ([F-111SEA72]) hoặc 21/11/1972 ([F-111Memorial]).
Giờ : 3 giờ sáng
Địa điểm: tỉnh Quảng Bình
Vũ khí : chưa rõ
Đơn vị : Đơn vị 359 và dân quân xã Phú Thủy huyện Lệ Thủy.
Địa điểm rơi: rơi ngoài biển (theo [F-111SEA72] thì vài ngày sau, một vài mảnh của chiếc máy bay này dạt vào bờ biển cách Đà Nẵng chừng 14 dặm về phía bắc). 
Ghi chú: Các đơn vị của tỉnh Quảng Bình bắn hạ hai chiếc F-111A Whaler 57 và Burger 54 liệt kê tại bài viết này là dựa trên [QB-TSVV].
Tuy nhiên, trong [F-111CTVN] thì đơn vị bắn hạ chiếc Burger 54 lại là dân quân xã Phú Trạch, huyện Bố Trạch.


5. F-111A số hiệu 67-0068, mật danh Jackel 33
Ngày: 22/12/1972
Giờ: khoảng 21 giờ 30 phút
Địa điểm: Vân Đồn, bãi Sông Hồng
Vũ khí : súng 14 ly 5 (khoảng 19 viên đạn)
Đơn vị : Tự vệ nhà máy Cơ Khí Mai Động
Địa điểm rơi: Hòa Bình
Ghi chú: đây là trường hợp duy nhất trong 6 trường hợp do phía Mỹ công nhận là bị mất tích trong khi đang thực hiện phi vụ mà kíp lái kịp nhảy dù. Cả hai phi công đều bị quân ta bắt sống.

Một trường hợp do ta công nhận mà tôi chưa tìm được số liệu tương ứng trong các tài liệu của Mỹ:

1. Ngày : 20/12/1972
Giờ: 19 giờ 45 phút
Địa điểm: Hà Tây
Vũ khí: súng 14 ly 5 (khoảng 44 viên đạn)
Đơn vị: Tự vệ Nông trường tỉnh Hà Tây
Địa điểm rơi: Hà Tây

Một trường hợp do Mỹ công nhận bị mất tích mà tôi chưa tìm được số liệu tương ứng trong các tài liệu của ta:

1. F-111A số hiệu 67-0099, mật danh Snug 40
Ngày: 18/12/1972
Thời gian cuối cùng còn liên lạc: 21h00
Tọa độ cuối cùng còn liên lạc: chưa rõ
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:46:43 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #358 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 04:32:07 am »

http://www.ejection-history.org.uk/aircraft_by_type/b52_stratofortress.htm

Chiếc B-52 đầu tiên số liệu Mỹ thừa nhận bị thương do hỏa lực đối phương trong chiến dịch Arc Light ngày 8 tháng 7 năm 1967 và bị phá hủy khi hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng:

8th July 1967 USAF Boeing B-52D Stratofortress  56‑0601   
Crew 736th Bomb Squadron, 454th Bomb Wing (on TDY), 4133rd Bomb Wing (P), SAC A/c from 22 BW.
USAF, Andersen

Chiếc này theo tôi hiểu thì không phải bị trúng hỏa lực phòng không mà gặp sự cố về kỹ thuật. Sách của Hobson mục nói về chiếc này không nói gì đến trúng hỏa lực, chỉ nói bị hỏng động cơ. Ở đây có một bài viết của một người nhận là thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay này, nhưng không bay chuyến bay đó:

Theo ông này thì chiếc B-52 này bị hỏng điện sau khi tiếp dầu ở Phi-líp-pin, không bơm được dầu từ bình chứa ở phía đuôi lên các động cơ, nên cơ trưởng quyết định hạ cánh khẩn cấp ở Đà Nẵng.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #359 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:03:36 am »

À, tìm được bản đầy đủ bài báo "Bad Night at Da Nang"của Chapin đăng trên tạp chí Aeroplane số 03/2012 mà bác qtdc đã trích phần đầu.

http://gb.zinio.com/sitemap/Sports-magazines/Aeroplane/March-2012/cat1960028/is-416207862/pg-16
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM