Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:58:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419210 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #310 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 05:37:59 pm »

Ban ngày sáng rõ phim quay chụp đã mờ mịt, đêm tối như mực thế thì gân ca mê ra bằng niềm tin.  Wink
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #311 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 05:52:56 pm »

Ban ngày sáng rõ phim quay chụp đã mờ mịt, đêm tối như mực thế thì gân ca mê ra bằng niềm tin.  Wink
Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không. Chỉ có điều xác định điểm nổ thôi, sau đó máy bay cơ động luôn, có lẽ không quay tiếp được. Điểm nổ nếu xác định được đúng cũng chưa chắc đã rơi.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #312 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 03:06:49 am »

Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không.

Bác thấy thời ấy ở đâu có gun camera hồng ngoại trang bị đồng loạt thì chỉ cho tôi biết với.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #313 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 10:38:16 am »

Hồng ngoại được chứ bác vấn đề nó có trang bị không.

Bác thấy thời ấy ở đâu có gun camera hồng ngoại trang bị đồng loạt thì chỉ cho tôi biết với.
Vậy coi như không có vì không cần thiết đi. Tôi thấy thiết bị hồng ngoại trên máy bay cường kích chuyên đánh đêm thời đó là có đấy. Chỉ có camera để ghi diễn biến khi không chiến thì có lẽ không cần vì chủ yếu đánh ngày. Còn B-52 thì pháo đuôi bảo vệ có radar điều khiển thì cũng không cần thật.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #314 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 12:49:09 pm »

Vậy coi như không có vì không cần thiết đi.

Vâng, chắc là vì thế. Cho nên đánh đêm nếu không phải trên lãnh thổ mình như phía Mỹ thì kiểm chứng cũng chỉ có mấy cách ấy thôi. Tuy nhiên quy trình của họ cũng không phải là dễ dãi, nhiều báo cáo của phi công không được công nhận.
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #315 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 06:52:38 pm »

Cám ơn bạn star nhé. Nếu theo tài liệu Liên Xô bạn đã dẫn thì trong giai đoạn 12 ngày đêm KQ ta mất 3 Mig-21:
1. Ngày 22-12: 1 chiếc, phi công (chưa biết tên) nhảy dù an toàn;

Em cũng cảm ơn bác đã dịch cuốn "Hoạt động chiến đấu của QC PK-KQ QĐND Việt Nam tháng 12 năm 1972" sang tiếng Việt. Đây thật sự là một tài liệu rất chi tiết và có rất nhiều thông tin để có thể so sánh, đối chiếu, tham khảo.
Dưới đây là bài viết em tổng hợp tài liệu của phía ta và phía Mỹ về trận không chiến chiều ngày 22/12/1972

Về trận không chiến giữa Mig-21 và F-4 chiều ngày 22/12/1972

Vào lúc 13:28 ngày 22/12/1972, một cặp Mig-21 của ta cất cánh từ sân bay Nội Bài đánh chặn một tốp F-4 cường kích từ Lào bay sang. Tuy nhiên, trong quá trình công kích thì chiếc Mig-21 số 2 trong biên đội đã bị một chiếc F-4 đang làm nhiệm vụ hộ tống tốp cường kích bắn rơi, phi công nhảy dù và tiếp đất an toàn. Chiếc Mig-21 số 1 bị đeo bám và tấn công bằng nhiều phát tên lửa đối không đã hạ xuống độ cao cực thấp và thoát li khỏi chiến trường.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh diễn biến trận đánh theo tài liệu từ cả hai phía (phần 1) và đưa ra 1 số kết luận (phần 2).

Tài liệu phía ta:
[PKKQVN1272] Hoạt động chiến đấu của quân chủng Phòng không - Không quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tháng 12 năm 1972:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25415.msg399502.html#msg399502

Bài viết có trích dẫn lại sơ đồ trận đánh dựa trên suy luận của phía ta [PKKQVN1272, sơ đồ 21] (hình 1).

Tài liệu phía Mỹ:
[A&AV65-73] aces & aerial victories, The United States Airforce in Southeast Asia 1965-1973.
Office of Air Force History and The Albert F. Simpson Historical Research Center,
1976
Link download (gồm 2 file)
http://f4phantom.com/docs/USAF1.pdf
http://f4phantom.com/docs/USAF2.pdf

Lưu ý rằng trong tài liệu của ta chỉ nói rằng chặn đánh tốp F-4 từ Lào bay sang. Việc xác định toán F-4 này làm nhiệm vụ cường kích dựa vào nội dung của tài liệu phía Mỹ, đoạn "Their flight was escorting strike aircraft in Route Package 6" (hình 2).
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 07:02:53 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #316 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 06:55:15 pm »

1 Diễn biến trận đánh:

Tài liệu phía ta:
"Ngày 22 tháng 12 hồi 13:28 một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 bay từ Lào sang. Khí tượng: mây - cấp 10, độ cao rìa mây thấp - 400 m, đỉnh mây - 1500 m, tầm nhìn - 8-10 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn. Thực hiện lệnh của SCH, cặp tiêm kích lấy hướng 220 °, kéo cao lên 8000 m (sơ đồ 21).

Sau khi ra khỏi mây chiếc đi đầu theo lệnh SCH thi hành vòng ngoặt sang trái và lập tức phát hiện một biên đội F-4 về phía trái ở góc 90 °, cự ly 6-8 km, đang bay ở độ cao 6000-8000 m. Phi công quyết định tấn công cặp F-4 thứ hai, lệnh cho chiếc đi sau thả thùng dầu phụ và bật tăng lực.

Vì đối tượng của cuộc tấn công được lựa chọn là cặp ngoài cùng bên trái, chiếc dẫn đầu chuyển sang ngoặt sâu hơn nữa (với quá tải lên đến 7-8). Tại thời điểm này, chiếc đi sau mất dấu chiếc đi đầu. Tại thời điểm lật nghiêng máy bay sang hướng ngược lại máy bay bị bắn rơi. Phi công nhảy dù và may mắn tiếp đất an toàn.

Khi phân tích trận không chiến, đã cắt nghĩa được rằng bay sau biên đội đầu tiên trên cùng độ cao đó còn một biên đội F-4 thứ hai, biên đội đó đã tấn công cặp tiêm kích MiG-21. Chiếc bay đầu khi công kích chiếc F-4 bay sau của cặp thứ hai thuộc biên đội thứ nhất đã bị chiếc đi đầu của tốp F-4 thuộc biên đội thứ hai tấn công, chiếc F-4 đó đã bắn sáu phát đạn tên lửa vào chiếc MiG-21. Tất cả 6 phát tên lửa đều trượt.

Khi thấy sự vượt trội về số lượng của đối phương, và nhiên liệu chỉ còn hạn chế, chiếc MiG-21 dẫn đầu tại chế độ giới hạn về quá tải đã hạ cực thấp thoát khỏi chiến trường. Ở chiều cao 30-50 mét, phi công đã cắt được đeo bám của máy bay đối phương và với 250-300 lít nhiên liệu còn lại đã an toàn tiếp đất tại sân bay xuất kích. Máy bay của phi công bay sau bị bắn rơi bởi tốp đi sau của biên đội F-4 thứ hai."

Tài liệu phía Mỹ (lược dịch)
Đoạn liên quan đến trận không chiến chiều ngày 22/12/1972 nằm tại [A&AV65-73, trang 113] và [A&AV65-73, trang 114] (thuộc file USAF2.pdf). Tôi ghép lại trong 1 bức ảnh cho tiện theo dõi (xem hình 2 phía dưới)
Trong đoạn dịch, "Red Crown" là mật danh của nhóm tàu hải quân hoạt động trên vịnh Bắc Bộ thực hiện nhiệm vụ theo dõi bầu trời miền bắc Việt Nam và điều khiển các phi vụ không kích. Có thể coi như đây là sở chỉ huy tiền phương của không quân Mỹ trong Linebacker II.

"Sau khi được tiếp dầu, biên đội bay của Brunson bay lên phía bắc, hướng về Phú Thọ, thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu làm chủ bầu trời gần sân bay Kép ... (Lúc này), Hai chiếc Mig-21 bắt đầu tăng độ cao ở phía tây bắc Hà Nội. Khi biên đội F4 của Brunson bay vào vùng trời Bắc Việt Nam, quyền chỉ huy được chuyển giao cho Red Crown. Red Crown thông báo cho biên đội Bruson hai chiếc Mig đang tăng lên độ cao 26 nghìn ft (7925 m) ở vị trí góc 290 độ phía trước. Sau khi nhận lệnh chuyển hướng bay một góc 20 độ, Brunson được thông báo những chiếc Mig ở vào 30 độ phía bên phải, khoảng cách 46 dặm (74 km), độ cao 29 nghìn ft (8839m). Red Crown cũng thông báo có những máy bay Mỹ khác ở giữa biên đội của Brunson và 2 chiếc Mig.

Hai chiếc Mig chuyển hướng xuống phía nam, bay về phía những chiếc máy bay Mỹ. Red Crown dẫn biên đội của Brunson tiến vào tấn công trực diện. Khi được thông báo Mig ở vị trí 20 độ và còn cách 16 dặm (25.75 km), Brunson khóa mục tiêu bằng radar và xin được công kích. Red Crown ra lệnh cho Brunson phải xác định rõ mục tiêu bằng mắt thường trước khi bắn, do vẫn còn những chiếc máy bay Mỹ khác trong khu vực.

Biên đội Brunson thả thùng dầu phụ và bắt đầu tăng tốc. Lúc này một chiếc Mig đang bay cao hơn biên đội Brunson tầm 10 nghìn ft (3048m). Khi Brunson kéo máy bay lên để hướng về mục tiêu thì đã nhìn thấy rõ chiếc Mig-21 màu bạc.  

Từ phía dưới, chiếc F-4 của Brunson và Pickett phóng 4 quả AIM-7, được điều khiển tốt bằng radar, vào chiếc Mig-21 phía trên. Kíp lái quan sát rõ một quả tên lửa nổ trúng mục tiêu, cắt đứt phần đuôi của chiếc Mig. Chiếc Mig-21 mất điều khiển, xoay vòng và không quan sát thấy phi công nhảy dù.

(Trong lúc Brunson tấn công chiếc Mig thứ nhất) thì máy bay số 3 trong biên đội quan sát theo dõi chiếc Mig thứ 2. Sau khi tấn công chiếc Mig thứ nhất, biên đội của Brunson quay sang công kích chiếc Mig thứ 2. Tuy nhiên, họ đã mất dấu chiếc Mig này và biên đội của Brunson quay về căn cứ do không còn đủ nhiên liệu."          
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 07:30:19 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #317 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 06:58:05 pm »

2. Kết luận

Như vậy chiếc Mig-21 bay số 2 của ta đã bị chiếc F-4 của Brunson và Pickett bắn hạ bằng tên lửa AIM-7. Đây là tên lửa đầu nổ thanh giăng liên kết (xem thêm tại đây), khi nổ đã tiện đứt phần đuôi của máy bay ta. Phi công của ta đã nhảy dù và tiếp đất an toàn, tuy nhiên biên đội của Brunson đã không quan sát được điều này.

Theo như sơ đồ không chiến dựng lại dựa trên những suy đoán của ta (hình 1) thì chiếc Mig này bị một toán F-4 bổ nhào xuống tấn công từ phía sau khi đang lật nghiêng và chúc xuống tại độ cao tầm 6000m. Điều này là không chính xác. Dựa vào tài liệu cả 2 phía, tôi nghĩ ta có thể hiệu chỉnh lại diễn biến trận đánh cho chính xác hơn như sau:

"Vì đối tượng của cuộc tấn công được lựa chọn là cặp ngoài cùng bên trái, chiếc dẫn đầu chuyển sang ngoặt sâu hơn nữa (với quá tải lên đến 7-8). Tại thời điểm này, chiếc đi sau mất dấu chiếc đi đầu. Tại thời điểm lật nghiêng máy bay sang hướng ngược lại (tại độ cao tầm 6000m), máy bay bị một chiếc F-4 từ phía dưới khoảng 3000m phóng tên lửa AIM-7 ngược lên bắn trúng vào phần đuôi. Phi công nhảy dù và may mắn tiếp đất an toàn."

Chiếc Mig-21 bay số 1 trong khi tiếp tục cơ động tấn công cặp F-4 cường kích thì bay ra khỏi tầm quan sát của biên đội Brunson. Tuy nhiên, ta tiếp tục bị địch công kích cho đến khi hạ xuống cực thấp mới cắt được sự đeo bám. Với những tài liệu hiện có, tôi chưa thể xác định được những chiếc F-4 đã phóng 6 qủa tên lửa tấn công và đeo bám theo chiếc Mig thứ nhất là thuộc các biên đội nào. Các máy bay này có thể là các máy bay trong toán F-4 cường kích (tôi không rõ cấu hình vũ khí trong các nhiệm vụ cường kích của F-4, nhưng có lẽ chúng cũng mang theo tên lửa đối không để tự vệ) và/hoặc của một biên đội F-4 tiêm kích khác cũng do Red Crown điều đến bảo vệ toán F-4 cường kích.




Hình 1: Sơ đồ trận đánh theo tài liệu của ta (trích dẫn từ [PKKQVN1272, sơ đồ 21])




Hình 2: Diễn biến trận đánh dựa trên tài liệu phía Mỹ [A&AV65-73]
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 07:31:44 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #318 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 08:25:23 pm »

Bạn star thân mến: bạn tìm luôn dữ liệu của trận ngày 28 và 29-12-1972 nhé. Trận ngày 28 là trận mà anh Hoàng Tam Hùng bắn rơi 1 RA-5C của hải quân Mỹ và bắn cháy 1 F-4 (?). Trận đêm ngày 29 là trận mà anh Bùi Doãn Độ bắn cháy 1 F-4 (phóng liên tiếp 2 đạn) nhưng phía Mỹ không công nhận.

Trận 22-12: Brunson và Pickett thì đúng là bay từ Lào sang vì họ thuộc phi đội 432/không đoàn 555 đóng ở căn cứ Udorn, Thái Lan. Như vậy lực lượng của đối phương trong trận này áp đảo, đội hình trải dài, nhiều tầng nhiều lớp, và có khả năng radar của ta trận này cũng không bao quát được hết.


Jonhn Dubler, phi công F-4 (tham gia trận không chiến ngày 28-12-1972 với đôi bay Lê Văn Kiền - Hoàng Tam Hùng) phi đội 432/không đoàn 555 tại Udorn đứng cạnh doanh trại của không đoàn 555 sau một trận đột kích của đặc công gần Giáng Sinh năm 1972. Nguồn.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 09:12:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #319 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2012, 01:10:17 am »

Về các tài liệu phía ta mà bạn star đưa ra, cơ bản giống nhau. Nhưng tham khảo thêm nguồn khác của ta thì có một số chi tiết hơi khác. Ví dụ trận ngày 27-12-1972 (ban ngày). Theo LSDDKQ và tài liệu của Liên Xô thì trận của bác Trần Việt là đầu buổi chiều, còn trận của đôi bay Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng là buổi trưa. Nhưng theo bác Lê Thành Chơn, người tham gia dẫn đường cả 2 trân trên trong "Đọ cánh với B-52" thì thứ tự ngược lại.
Ngoài ra theo bác Chơn có thêm chi tiết:
Trận của bác Trần Việt - xuât kích trước là biên đội nghi binh Nguyễn Văn Sang-Bùi Thanh Liêm lên độ cao lớn ra hướng Việt Trì thu hút tiêm kích địch. Còn bác Trần Việt đi thấp dọc đường số 1 xuống hướng Phủ Lý rồi vòng lại đánh bọn cường kích, phát hiện địch, kéo cao công kích rồi thoát ly xuống thấp ngay về căn cứ.

Trận 22-12 thì trong LSDDKQ không đề cập.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM