Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:07:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #300 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 09:47:43 am »

Về chuyến xuất kích của phi công Phạm Tuân và thành tích bắn hạ một  Mig-21 của xạ thủ Samuel. O. Turner
tối 18/12/1972


Khi tìm hiểu về hoạt động của B-52 trong chiến dịch Linebacker II, tôi thấy họ công nhận hạ sĩ nhất (SSGt) Samuel O. Turner bắn hạ 1 Mig-21 vào tối ngày 18/12/1972. Sau khi tìm hiểu thêm các tài liệu từ hai phía, tôi cho rằng phía Mỹ đã nhầm và chiếc Mig-21 trong báo cáo của Turner chính là chiếc Mig do phi công Phạm Tuân điều khiển, đã hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc. Mặc dù chiếc Mig đã gặp sự cố rơi xuống hố bom sau khi hạ cánh (phi công an toàn), nhưng không thể tính là bị Turner bắn hạ.
 
Dưới đây là danh sách các tài liệu tham khảo:

Các thông tin về chuyến xuất kích của Phạm Tuân dựa trên các tài liệu sau:

1. [PCTK] Hồi ký của bác Phi Công Tiêm Kích
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.msg402217.html#msg402217

2. [LSDĐKQ] Lịch sử dẫn đường Không quân (1959-2004)
 http://www.otofun.net/threads/378973-lich-su-dan-duong-khong-quan?p=9841833#post9841833

3. [PKKQVN1272] Hoạt động chiến đấu của quân chủng Phòng không - Không quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tháng 12 năm 1972:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25415.msg399502.html#msg399502

Các thông tin về thành tích của Turner dựa trên tài liệu:
[Turner] 1st B-52 Tail Gunner to Score a Mig kill – SSgt Samuel O. Turner
http://afehri.maxwell.af.mil/Documents/AerialGunnerParachutist/turner1.pdf
Tài liệu nghiên cứu của “Air Force Enlisted Heritage Research Institute”, Hoa Kỳ.

[Turner] là bản tổng hợp nhiều tài liệu, trình bày rất chi tiết các thông tin liên quan đến thành tích của S.O. Turner, trong đó có:
+ [Turner, trang 4] Bản báo cáo xác nhận của Turner (xem thêm hình 2) về việc bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 khi bay trên máy bay B-52 D số hiệu 6676, mật danh Brown 03 (báo cáo lập ngày 29/12/1972).
+ [Turner, trang 5] Bản tường trình của SMSgt. William R. Camp, thuộc “Wing Fire Control Superintendent” (tạm dịch: bộ phận phụ trách xạ kích của không đoàn), thuật lại báo cáo của MSgt. Louis E. LeBlanc, xạ thủ phòng không của chiếc B-52 mật danh Brown 02 về quá trình Turner (Brown 03) bắn hạ chiếc Mig. Do ngày 22/12/1972, LeBlanc cùng tổ bay chiếc B-52D (55-0061), mật danh Scarlet 1/3 bị bắn hạ. LeBlanc bị bắt làm tù binh nên mới có việc Camp thuật lại như vậy. Đây có thể coi là nhân chứng cho việc Turner bắn hạ chiếc Mig. 
+ [Turner, trang 11] Tường thuật lại quá trình bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 của Turner (xem thêm  hình 3)

Qua tài liệu này, ta cũng có thể thấy được quy trình công nhận thành tích của phía Mỹ cũng rất cẩn thận, dựa trên nhiều báo cáo, nhân chứng khác nhau. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là cái nhìn từ một phía. Các phần tiếp theo sẽ bao gồm báo cáo chung từ hai phía, mô tả chi tiết chuyến xuất kích (từ phía Việt Nam) và quá trình bắn hạ chiếc Mig (từ phía Mỹ). Ta sẽ tìm ra được cách giải thích hợp lý nhất cho sự khác nhau giữa thông tin từ hai bên.

(Do bài dài nên phía dưới tôi tách thành 3 bài nhỏ, các hình 1, 2, 3 sẽ được post vào cuối bài thứ 3)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2012, 05:24:45 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #301 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 09:49:35 am »

1. Báo cáo chung từ hai phía.

Theo tài liệu của Việt Nam và Liên Xô ([LSDĐKQ], [PCTK], [PKKQVN1272]) : Tối 18/12/1972, Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) đã có 2 chuyến xuất kích của Mig-21 với mục đích tấn công B-52:
+ 19h28 phút, phi công Trần Cung, cất cánh từ Hòa Lạc, dẫn ra Hòa Bình- Suối Rút để đánh tốp B-52 từ nam Mộc Châu đi lên Vạn Yên.
+ 19h47 phút, phi công Phạm Tuân, cất cánh từ Đa Phúc (Nội Bài), dẫn ra Hòa Bình.

Cả hai chuyến đều không hạ được B-52, và đều bị trục trặc khi về hạ cánh. Phi công Trần Cung phải bay một vòng qua các sân bay: Đa Phúc, Kép, Gia Lâm trước khi hạ cánh tại sân bay Đa Phúc. Máy bay của phi công Phạm Tuân sau khi hạ cánh thì lao xuống hố bom (phi công an toàn).  

Theo Tài liệu của Mỹ ([Turner]): Tối 18/12/1972, vào lúc 19:51:40, hạ sĩ nhất Samuel O. Turner điều khiển tổ hợp súng phòng không tại đuôi máy bay B-52 D (số hiệu 6676) mật danh Brown 03 đã bắn hạ một Mig-21 khi chiếc tiêm kích này tiếp cận máy bay B-52 từ phía sau.  

(Tổ hợp súng phòng không tại đuôi máy bay B52-D bao gồm 4 nòng súng máy Browning .50 caliber, bắn đạn 12.7 x 99 mm).

Theo như bản báo cáo của Turner (xem hình 2) :
+ Thời gian: 12:51:40Z (Z: Zulu time, dùng trong hàng không và quân đội, chính là giờ GMT), tương ứng với 19:51:40 giờ Hà Nội.
+ Địa điểm: 21o08'30” Bắc, 104o56'20” Đông; tương ứng với khu vực ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình (xem hình 1)

Như vậy về thời gian và địa điểm theo báo cáo của Turner rất khớp với chuyến xuất kích của Phạm Tuân. Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong 12 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, một chuyến xuất kích ban đêm của Mig-21 chỉ giới hạn từ 6 đến 7 phút [PKKQVN1272] nên khoảng thời gian từ lúc cất cánh (19:47) đến lúc gặp địch và (khoảng 19:51) là rất phù hợp. Trường hợp phi công Trần Cung xuất kích sớm hơn Phạm Tuân 19 phút nhưng hạ cánh chỉ sớm hơn tầm 2 phút [PCTK] là do phải bay qua Kép và Gia Lâm trước khi vòng trở lại hạ cánh xuống Đa Phúc.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2012, 10:21:50 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #302 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 09:51:38 am »

2. Diễn biến trận đánh trong tài liệu từ hai phía.

Trong 3 tài liệu phía ta thì [PKKQVN1272] mô tả quá trình tấn công chi tiết nhất, chỉ có một lỗi ở thời gian xuất kích là nhầm với phi công Trần Cung (19:28). Khi so sánh diễn biến trận đánh với [PCTK] và [LSDĐKQ], từ địa điểm cất cánh, quá trình công công kích, thoát li và sự cố sa xuống hố bom khi hạ cánh thì có thể chắc chắn rằng đây là chuyến xuất kích của phi công Phạm Tuân.

Dưới đây là đoạn trích trong [PKKQVN1272]:
“Hồi 19:28 giờ (đúng ra thì phải là 19:47) sau khi cất cánh từ sân bay Nội Bài theo hướng 220 ° trong chế độ công tác tối đa của động cơ, phi công lấy độ cao 5000 mét, ngay trước mặt ở khoảng cách 10-15 km anh ta phát hiện ra đèn hiệu dẫn đường của một máy bay ném bom chiến lược B-52. Sau khi báo cáo tình hình về SCH trung tâm và nhận được lệnh công kích, phi công bật tăng lực, ném thùng dầu phụ và bắt đầu leo cao đồng thời ngoặt phải.

Khi lên đến độ cao 10.000 m, theo lệnh từ SCHTT (cự ly đến mục tiêu - 10 km) phi công bật máy ngắm RP-21 để chiếu xạ. Sau 3-5 giây phi công nhận thấy rằng đèn dẫn đường trên máy bay B-52 tắt phụt, còn màn hình máy ngắm lấp đầy các vệt sáng của nhiễu chủ động, trên nền nhiễu đó mục tiêu không quan sát được.

Phi công báo cáo tình hình có nhiễu và bay tiếp hướng tới mục tiêu. Sau một thời gian ngắn (30-40 giây sau khi bật RP-21 vào chế độ chiếu xạ), anh thấy có 6 phát tên lửa nổ gần xung quanh máy bay mình, sau đó anh kiên quyết ngoặt phải đồng thời với việc hạ độ cao thoát khỏi công kích. Khi hạ cánh xuống sân bay, máy bay rơi vào một hố bom và bị tai nạn. Phi công may mắn không bị thương.”

Trong tài liệu của Mỹ, Turner đã mô tả quá trình bắn hạ chiếc Mig-21 như sau [Turner, trang 11] (hình 3):

“Chiếc Mig-21 tiếp cận chúng tôi, và từ khoảng cách vài dặm, tôi cũng xác định được tín hiệu của chiếc máy bay trên radar”

“Vài giây sau, chiếc Mig-21 khóa mục tiêu (look-on) vào chúng tôi, phi công trên máy bay đã vào đến cự li có thể phóng tên lửa”

“Tôi cũng khóa mục tiêu vào chiếc Mig đang tăng độ cao rất nhanh và từ từ tiếp cận (khoảng cách tương đối giữa 2 máy bay giảm chậm do cả hai chuyển động cùng chiều). Trong khi bám theo chiếc Mig thứ nhất thì đồng thời tôi cũng phát hiện chiếc máy bay thứ hai của đối phương, tại vị trí 8 giờ với khoảng cách tầm 7 dặm rưỡi. Đường bay của chiếc máy bay này khá ổn định và có vẻ không nhằm vào chúng tôi. Có lẽ chiếc Mig thứ hai này dành không gian cho chiếc Mig thứ nhất có thể cơ động công kích”.

“Khi chiếc Mig (thứ nhất) lọt vào tầm súng, tôi bắt đầu bắn. Một cụm lửa khổng lồ bùng lên ở phía sau máy bay (B-52). Tôi nhìn ra cửa sổ nhưng không thể trực tiếp quan sát được chiếc Mig đã bị làm sao. Tôi nhìn lại vào radar và chỉ còn thấy chiếc Mig ở vị trí 8 giờ. Trong vòng 15 giây sau, có thể chiếc Mig này cũng đã bay đi và chúng tôi không phát hiện được nữa”.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2012, 10:27:21 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #303 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 09:55:13 am »

3. Kết luận dựa trên trên diễn biến trận đánh nhìn từ 2 phía:

Ta có thể kết luận rằng Phạm Tuân đã bị tấn công từ cả phía sau và phía trước, từ các máy bay F-4 hộ tống (có lẽ bằng tên lửa AIM-7) và từ tổ hợp súng phòng không tại đuôi chiếc B-52 Brown 03. Tuy nhiên, Phạm Tuân đã thoát li và hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc. Turner đã không bắn hạ được chiếc Mig-21 nào. “Cụm lửa khổng lồ” phía sau máy bay là điểm nổ của các quả tên lửa đối không phóng ra từ những chiếc F-4. 

Qua tài liệu [Turner], ta có thể thấy quy trình công nhận thành tích của Mỹ cũng rất chặt chẽ. Báo cáo của Turner rất phù hợp với của LeBlanc (do Camp tường thuật lại ), và nếu chỉ dựa vào đó, hoàn toàn cho phép kết luận về việc một chiếc Mig bị bắn hạ. Nhưng khi so sánh và khớp với các số liệu từ phía ta thì lại thấy rằng chiếc Mig đó không bị bắn hạ mà đã thoát li hạ cánh xuống sân bay Đa Phúc.

Như vậy, ta thấy việc so sánh các thông số về thành tích/thiệt hại giữa các bên trong chiến tranh là một việc làm rất phức tạp và rất hay gặp sự vênh nhau, sự mâu thuẫn. Trên diễn đàn này, bác Phi Công Tiêm Kích cũng đã nhận xét: “Kết quả của nhiều trận không chiến giữa ta và không quân Mỹ theo tôi cần phải có những nghiên cứu hoặc hội thảo nhìn từ hai phía thì mới có thể sáng tỏ được” .

Kết bài, tôi xin nêu ra hai nghi vấn mà chưa tìm được câu trả lời:
1. Về chiếc “Mig thứ 2 tại vị trí 8 giờ”: tôi chưa xác định được nguyên nhân. Cũng có thể đó là tên lửa mồi nhử AMD-20 của B-52. Do tầm bay của AMD-20 vào cỡ 700 km nên rất có thể nó đã được phóng ra từ 1 chiếc B-52  khác (không hẳn là trong cùng tốp với Brown 03, cũng không hẳn là để chống lại chiếc Mig-21 đang tiếp cận), và quả tên lửa này vô tình lọt vào tầm quét của radar trên chiếc Brown 03 đúng lúc Phạm Tuân đang tiến hành công kích. Tôi cũng chưa tìm được nhiều thông tin từ các tài liệu của Mỹ liên quan đến việc sử dụng AMD-20 trong Linebacker II nên chỉ tạm đặt ra một phương án trả lời như vậy.
2. Về phía ta thì Phạm Tuân đã thấy 6 qủa tên lửa nổ xung quanh máy bay trước khi thoát li. Nếu ta chấp nhận “cụm lửa khổng lồ” mà Turner nhìn thấy tại vị trí chiếc Mig của Phạm Tuân là điểm nổ của những quả tên lửa đối không phóng ra từ những chiếc F-4 đi hộ tống, như vậy thì toán F-4 cũng có thể làm một bản báo cáo về việc “phóng tên lửa vào một chiếc Mig, và trên màn hình radar mục tiêu bị xóa”. Liệu có một báo cáo như vậy không, và nếu có thì phía Mỹ đã xử lý các thông tin thế nào để rồi công nhận thành tích của Turner ?



Hình 1: Tọa độ báo cáo vị trí chiếc Mig bị hạ, xác định bằng Google Map, dựa trên thông số tại  [Turner, trang 4]





Hình 2: Bản báo cáo xác nhận, lập ngày 29/12/1972, của Turner về việc bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 [Turner, trang 4]





Hnh 3: Tường thuật lại quá trình bắn hạ chiếc Mig tối 18/12/1972 của Turner [Turner, trang 11]
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2012, 01:14:31 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #304 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2012, 06:02:09 pm »

Bác star phân tích rất có lý. Phía Mỹ họ nhầm thôi. Quy trình chặt chẽ, nhưng nếu nhầm ngay từ đầu thì đương nhiên vẫn sai.
Trong ngày đêm 18-12-72 theo nguồn Mỹ mà ACIG dẫn ra thì có tới 2 kill đối với Mig-21:
18Dec72   307th   B-52D   J.Turner**       .50cal   MiG-21
18Dec72   555/432 TRW   F-4E   J.Madden   ?   AIM-7   MiG-21MF

- Hai "thành tích" này theo tôi đều là từ vụ vào công kích của bác Phạm Tuân tối 18-12-72 cả. Như vậy, đối với một bên, việc xác định thành tích trong nhiều trường hợp là rất dễ mắc sai lầm (ban đêm, trên đất đối phương, hoang tưởng, v.v...).

- Vụ xạ thủ súng máy đuôi B-52 tuyên bố hạ Mig-21 này còn ngày 24-12-72 nữa:
24Dec72       B-52D   A.Moore**       .50cal   MiG-21
Bác star có số liệu chi tiết của Mỹ thì phân tích tiếp trận này.
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #305 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 11:01:31 am »

Trong ngày đêm 18-12-72 theo nguồn Mỹ mà ACIG dẫn ra thì có tới 2 kill đối với Mig-21:
18Dec72   307th   B-52D   J.Turner**       .50cal   MiG-21
18Dec72   555/432 TRW   F-4E   J.Madden   ?   AIM-7   MiG-21MF

- Hai "thành tích" này theo tôi đều là từ vụ vào công kích của bác Phạm Tuân tối 18-12-72 cả. Như vậy, đối với một bên, việc xác định thành tích trong nhiều trường hợp là rất dễ mắc sai lầm (ban đêm, trên đất đối phương, hoang tưởng, v.v...).

Cũng trong tài liệu
[Turner] 1st B-52 Tail Gunner to Score a Mig kill – SSgt Samuel O. Turner
http://afehri.maxwell.af.mil/Documents/AerialGunnerParachutist/turner1.pdf

Em tìm thấy biên bản cuộc họp ngày 02/01/1973 của Hội đồng thẩm định Không Lực 7 Hoa Kỳ (Seventh Air Force) thẩm định một số báo cáo thành tích từ ngày 13/11/1972 đến 24/12/1972. Biên bản này bao gồm 2 trang, nằm tại trang 20 và 21 trong [Turner], em chụp lại và up lên phía dưới.

Theo đó thì "báo cáo thành tích" ngày 18/12/1972 của kíp lái F-4 Madden và Hilliard đã không được chấp nhận (disapproved) do không phù hợp với các thông tin tình báo thu thập được (All source intelligence information does not support claim).

Do chưa tìm được các thông tin về thời gian và địa điểm tương ứng với "báo cáo thành tích" của Madden và Hilliard nên em không rõ nó có liên quan đến chuyến xuất kích của Phạm Tuân hay không.

Như vậy dòng tương ứng với "thành tích" ngày 18/12/1972 của Madden trong danh sách tổng hợp tại Acig.org là không chính xác.

Em cũng không rõ đây là biên bản thẩm định toàn bộ hay một số báo cáo thành tích của Không Lực 7 trong khoảng từ ngày 13/11/1972 đến 24/12/1972.




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2012, 11:36:54 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #306 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 12:00:11 pm »

HÀ NỘI, KHOẢNG KHẮC 12 NGÀY ĐÊM 1972


TPO - Tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội) đang diễn ra triển lãm ảnh những khoảnh khắc thời chiến 1972, trưng bày hình ảnh tư liệu về những ngày Thủ đô Hà Nội 12 ngày dưới mưa bom của pháo đài bay B52.

Triển lãm này tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là việc ký kết hiệp định Paris ngày 27 - 1 - 1973, một kết cục không thể che khuất số phận bi thương của hàng ngàn thường dân bị chết hoặc bị thương trong những đợt ném bom vào Hà Nội.

Triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của Viện Viễn đông bác cổ Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, nhằm kỷ niệm 40 năm sự kiện phái đoàn của chính phủ Cộng hòa Pháp tại Hà Nội bị ném bom, ngày 11 - 10 - 1972.

Các phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được sử dụng được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam, tại Pháp, cùng với các nguồn tư liệu của tư nhân do chủ sở hữu cung cấp và nhiều nhân chứng sống tại Hà Nội....

Một số hình ảnh tại triển lãm:


Pháo đài bay B52 - vũ khí tối tân của Mỹ được sử dụng để phá hoại Miền Bắc Việt Nam


























Mục tiêu đánh phá của Mỹ nhằm vào các cơ sở vật chất, cầu đường, bệnh viện... của Hà Nội...





Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng Phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 của Mỹ.





Theo số liệu được công bố, có hơn 30 chiếc máy bay B52 của Mỹ bị quân và dân ta bắn hạ.



Chiến thắng này góp phần đưa đến thắng lợi tại Hội nghị Paris ngày 27 - 1 - 1973, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền bắc Việt Nam.

Trường Phong

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/595606/Ha-Noi-khoa%CC%89nh-kha%CC%81c-12-nga%CC%80y-dem-1972-tpov.html


Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #307 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 04:12:16 pm »

Cám ơn bạn star nhé. Nếu theo tài liệu Liên Xô bạn đã dẫn thì trong giai đoạn 12 ngày đêm KQ ta mất 3 Mig-21:
1. Ngày 22-12: 1 chiếc, phi công (chưa biết tên) nhảy dù an toàn;
2. Ngày 28-12: 1 chiếc, anh Hoàng Tam Hùng nhảy dù nhưng hy sinh;
3. Đêm 28-12: 1 chiếc, AHLLVT Vũ Xuân Thiều.
Không có dữ liệu nào trùng với ngày 18-12 và 24-12 của phía Mỹ. Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #308 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 04:51:53 pm »

Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.

Chắc cũng như ta thôi. Thấy có cái gì nổ, mục tiêu biến mất trên màn hình thì đoán là rơi. Hỏi các phi công khác các anh có thấy bạn các anh bắn trúng máy bay địch không? Chứ biết làm gì hơn bây giờ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #309 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 04:55:19 pm »

Không hiểu người Mỹ kiểm chứng thế nào.

Chắc cũng như ta thôi. Thấy có cái gì nổ, mục tiêu biến mất trên màn hình thì đoán là rơi. Hỏi các phi công khác các anh có thấy bạn các anh bắn trúng máy bay địch không? Chứ biết làm gì hơn bây giờ?
Bác altus nói có lý, nhưng còn camera gun. Xem ra không phải lúc nào nó cũng làm việc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM