Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:24:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419245 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
John Kerry
Thành viên
*
Bài viết: 89



« Trả lời #270 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 01:51:24 pm »

Battlefield Vietnam episode 12 “The fall of Saigon”  
















« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2010, 06:57:42 pm gửi bởi Tunguska » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #271 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2010, 10:40:59 pm »

Ngoài cái này ra, chính sử nhà mình còn chính thức ghi nhận lần nào bắn rơi B-52 ở miền Bắc trước 18/12/1972 không hở các bác?

Trích dẫn
- Ánh chớp lóe lên trên mặt hiện sóng. Quả đạn thứ nhất, nổ! Quả đạn thứ hai, nổ! Mục tiêu tan ra như những hạt cát, lấp lóe, lả tả trên màn hiện sóng.

- Cùng lúc, đài quan sát mặt trận thông báo: “B-52 bốc cháy, lao xuống biển!”. Lúc đó là 17h5’.

Nửa tiếng sau, các chiến sĩ Cồn Cỏ báo cáo với Ban chỉ huy Đặc khu Vĩnh Linh là họ nhìn rất rõ chiếc B-52 bốc cháy ngùn ngụt, đâm rầm xuống biển làm dựng lên một cột nước khổng  lồ.

- 1h đêm hôm đó (18/9/1967), Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài sau khi kiểm tra chính xác B-52 bị TLPK bắn rơi trên vùng trời Vĩnh Linh, mừng quá, quên cả những quy tắc, gìn giữ sức khỏe của Bác, đã cầm ống nói báo cáo với Bác. Ông vừa: "Thưa Bác...", thì Bác đã ngắt lời, nhỏ nhẹ:

- Chú Tài hả! Đã bắn rơi B-52! Phải không?

Và, cũng chỉ hai ngày sau (ngày 20/9/1967) Bác gửi điện  khen. Nội dung điện có đoạn: “Bác rất vui mừng được tin ngày 17/9/1967 Vĩnh Linh lập công xuất sắc, lần đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của giặc Mỹ. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác đặc biệt gửi lời khen đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Vĩnh Linh đã đánh giỏi, bắn trúng, chiến thắng vẻ vang. Vĩnh Linh thật xứng đáng là tiền tuyến anh hùng của miền Bắc XHCN”.


Bọn Mỹ không công nhận B-52 nào bị bắn rơi ngày 17/09/1967, chỉ có một chiếc bị thương ngày 08/07/1967, hạ cánh được xuống Đà Nẵng nhưng lao vào bãi mìn và nổ.

Trích dẫn
(Unknown)        B-52D         July 8, 1967 no. 56-0601 was hit over Vinh and suffered a complete hydraulic failure.  The pilot elected to go into Danang rather than bail the crew out.  After touchdown, the A/C was unable to stop or negotiate a go-around.  They ran off the end of the runway into a mine field.  All forward crewmembers perished.  The Gunner, Albert Whatley survived with the help of a Marine fire truck crew.

Vậy những xác định của ta và báo cáo của quân ta ở đảo Cồn Cỏ hiểu thế nào được nhỉ?  Huh


Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2010, 10:13:47 pm »

Tôi nhớ là trong quân sử ta (không nhớ chỗ nào) đã có nói tới 2 trường hợp bắn rơi B52 ở Vĩnh Linh mà Mỹ không xác nhận: 1 lần là bắn vào 1 cái EB66, lần khác là 1 cái C130 chứ không phải là B52
Logged

John Kerry
Thành viên
*
Bài viết: 89



« Trả lời #273 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 01:43:10 pm »

http://www.youtube.com/watch?v=rcOCzMAKNwk
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #274 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 03:25:09 pm »

Tôi nhớ là trong quân sử ta (không nhớ chỗ nào) đã có nói tới 2 trường hợp bắn rơi B52 ở Vĩnh Linh mà Mỹ không xác nhận: 1 lần là bắn vào 1 cái EB66, lần khác là 1 cái C130 chứ không phải là B52
Theo hồi ức Thượng tướng Phùng Thế Tài "Bác Hồ những kỉ niệm không quên"- trang 223:"Hồi 17h3' ngày 17/9/1967, tiểu đoàn 84 phóng 2 đạn vào một tốp B.52, tiêu diệt 1 chiếc. Tiếp đó 17h34', phóng tiếp 2 đạn vào tốp B.52 khác, tiêu diệt thêm 1 chiếc". Vậy là trận 17/9/1967 ta diệt(làm thương vong) là 2 chiếc B.52?
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #275 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 10:51:22 pm »

Ngoài cái này ra, chính sử nhà mình còn chính thức ghi nhận lần nào bắn rơi B-52 ở miền Bắc trước 18/12/1972 không hở các bác?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3176.50
Ngày 16 tháng 4 năm 1972, khi B-52 thật vào Hải Phòng thì không được thông báo rõ ràng, nhưng khi B-52 giả vào thì đường bay trên bảng tiêu đồ lại y như thật. Ngày hôm đó, bộ đội tên lửa Hải Phòng đã phóng lên hơn 90 quả đạn mà chỉ được công nhận bắn rơi 1 B-52
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 08:14:37 am »

Tướng Khánh viết vậy thôi bác ạ. Đợt đó không 1 phương tiện thông tin đại chúng nào đưa tin bắn rơi B52 cả (báo QĐND, ND, đài phát thanh chỉ đưa tin HN bắn rơi 10 cái, HP 4 cái thôi, không có B52)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2010, 08:50:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 02:46:07 pm »

http://www.youtube.com/watch?v=2nHiIH3mIEY&feature=related

Không ngờ việc chuẩn bị cho B52 lại thủ công đến thế. Có lẽ thời gian chuẩn bị chắc khoảng 1 ngày. Điều này có thể cắt nghĩa là tại sao Mỹ có 200 chiếc B52 nhưng mỗi tối chỉ trên dưới 100 chiếc tham chiến
Logged

hieutc
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #278 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 04:07:06 pm »

Chiến công thầm lặng
(Dân trí) - Hai năm tự mày mò nghiên cứu đã tìm ra cách sửa chữa, cải tiến Ra đa K860, chuyển ứng dụng từ hỗ trợ pháo cao xạ sang hỗ trợ tên lửa, ông và các đồng đội đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”
Ở khu tập thể Nam đồng. Mọi người mách nhau, ai muốn xay bột thật mịn, chịu khó leo lên tầng 4 nhà Đ11 đến phòng 403 gặp “Ông xay bột”. Nhìn ông già gày yếu hom hem, cần mẫn làm việc. Nào ai biết được “ông xay bột” có một thời trai trẻ đã lập được chiến công góp phần hạ máy bay B52 của Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

“Ông xay bột” bây giờ chính là Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc năm 1972, khi ông cùng đồng đội lập nên chiến công đó.

Thượng uý - Kỹ sư - Nguyễn Ngọc Lạc ngày ấy và bây giờ
Thành quả của hai năm mày mò, nghiên cứu
Là người rất gần gũi ông mới cho tôi xem cuốn Lịch sử ngành Quân khí phát hành năm 2006 , trong đó có đoạn: Đồng chí đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một lần họp ở Bộ Quốc phòng khi trao đổi với đồng chí Cục trưởng Cục Quân khí Nguyễn Quang Lộc, đã khen ngợi thành công của Cục Quân khí trong việc cải tiến Ra đa K860. Tổng kết thi đua năm 1972, Phòng Vũ khí Phòng không của Cục Quân khí được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích năm 1972. Riêng đồng chí Nguyễn Ngọc Lạc được chọn làm báo cáo để đề nghị tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Hỏi ông về bối cảnh tạo nên chiến công đó. Ông kể: Một hôm, đang công tác ở cơ quan, có một cán bộ quân khí ở Quân chủng Phòng không Không quân đến cho biết: “Mình vừa đưa Ra đa K860 về Xưởng Quân giới để sửa chữa, không hiểu tại sao cả hai băng sóng 1 và 2 đều hỏng. Đây là tình trạng chung của đơn vị”.

Nghe được thông tin đó. Tôi báo cáo với đồng chí Trưởng phòng và xin xuống ngay đơn vị xem tình hình hư hỏng như thế nào. Xuống đến nơi, tôi thấy khoảng ba chục cán bộ kỹ thuật chuyên gia Trung quốc đang tìm cách sửa chữa băng sóng 1. Còn băng sóng 2 hỏng họ chưa làm, có lẽ vì khó hoặc vì một lý do nào đó.

Tôi thắc mắc hỏi ông: Trong cải tiến Ra đa K860 thấy nói là tập trung khắc phục tình trạng kỹ thuật của băng sóng 2. Vậy việc khôi phục được băng sóng 2 có khó khăn như thế nào?

Ông giải thích vắn tắt: Ra đa K860 hoạt động ở cả hai băng mới có tác dụng, nếu băng này bị hỏng hoặc bị địch gây nhiễu thì phải sử dụng băng kia để bắt mục tiêu cho Pháo cao xạ 57 bắn hạ máy bay tầm thấp.

Thực tế ra đa K860 sử dụng băng sóng 1 đã bị địch gây nhiễu và phóng tên lửa “Sơ-rai” vào trận địa, gây nên nhiều tổn thất. Trong khi đó băng sóng 2 của Ra đa K860 lại bị hỏng.

Việc khôi phục băng sóng 2 có nhiều khó khăn. Ngay từ khi tiếp nhận khí tài đã không có tài liệu nguyên lý cấu trúc của băng sóng 2. Mà thiếu tài liệu này thì khó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Ông đã phải tìm mua sách chuyên ngành bằng tiếng Nga, tiếng Trung để nghiên cứu trong gần 2 năm. Đến khi ông hiểu được nguyên lý cấu trúc của băng sóng 2 thì cũng đúng lúc ông biết về thông tin băng sóng 2 bị hỏng.

Một điều khó khăn nữa là việc sửa chữa ra đa được phân cấp là hư hỏng nhẹ đơn vị tự sửa, hỏng nặng thì đưa về Xưởng Cục Quân giới. Còn ông ở Cục Quân khí chỉ quản lý cấp phát khí tài chứ không có trách nhiệm sửa chữa. Mà nếu có về Xưởng sửa chữa thì chủ yếu là thay thế chi tiết hư hỏng chứ không dám cải tiến thay đổi thiết kế.

Ông đã chọn giải pháp xin xuống một đơn vị có Ra đa hỏng chờ đi xưởng để tự sửa chữa theo kết quả nghiên cứu của mình. Sau khi xuống đơn vị, qua thực nghiệm, ông đã phát hiện ra nguyên nhân và chính ông đã mạnh dạn thay đổi thiết kế, có biện pháp khôi phục băng sóng 2 đưa Ra đa K860 hoạt động ổn định cả hai băng sóng. Chiến công này thực ra chỉ giải quyết trong khoảng hai giờ, nhưng đó là quá trình nghiên cứu tìm tòi gần hai năm của ông.

Sáng tạo góp phần bắn hạ máy bay B52

Nhờ sáng tạo của ông trong việc sử dụng Ra đa K860 hỗ trợ tên lửa nên chúng ta đã bắn hạ được nhiều máy bay B52 của địch
Tôi lại hỏi ông: Ra đa K860 trang bị đồng bộ với pháo cao xạ 57, vậy tại sao Ra đa K860 lại được xác định là khí tài quan trọng góp phần hạ máy bay B52 bằng tên lửa?

Ông trả lời: Trong gần hai năm, các ra đa của pháo, tên lửa của ta đều dùng băng sóng 1 nên kẻ địch tìm cách gây nhiễu băng sóng 1. Đến thời điểm tháng 12 năm 1972, ta có băng sóng 2 hoạt động ổn định. Đó chính là một bí mật bất ngờ đối với kẻ địch. Địch không kịp có biện pháp gây nhiễu cho băng sóng 2.

Mặt khác, do trước đó ông được giao quản lý khí tài tên lửa Sam -2, nên ông biết có thể vận dụng Ra đa K860 vào trận địa tên lửa để hỗ trợ tên lửa xác định mục tiêu máy bay B52. Ông đã đề xuất và được triển khai thí điểm đưa Ra đa K860 đến một tiểu đoàn tên lửa của Sư 361 đóng tại Hà nội. Kết quả là Ra đa K860 hoạt động ổn định tốt ở cả hai băng sóng.

Băng sóng 2 đã hỗ trợ tên lửa bắt rõ mục tiêu trong vòng 30km đủ thời gian cho trắc thủ và người chỉ huy quyết định phóng tên lửa. Sau đó, Bộ Tư lệnh phòng không không quân đã nhanh chóng triển khai ứng dụng cải tiến cho toàn bộ Ra đa K860, kịp thời chiến đấu trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972.

Tôi hỏi tiếp: Tại sao hồi đó ông đã được chọn làm báo cáo để đề nghị tuyên dương Anh hùng mà ông chưa được trao tặng danh hiệu đó.

Ông cười trả lời: Câu hỏi đó chú phải hỏi cơ quan khen thưởng chứ sao tôi biết được. Mình làm việc theo lương tâm trách nhiệm của người lính Cụ Hồ. Thấy việc thì nhảy vào làm, còn kết quả để cấp trên đánh giá. Anh hùng là danh hiệu vinh dự, nhưng khi làm mình có nghĩ sẽ được đề nghị phong Anh hùng đâu !

Chưa được vinh danh

Lịch sử đã lùi xa 38 năm. Nhìn lại tầm vóc chiến công đó và bối cảnh khen thưởng cuối năm 1972. Chúng ta thấy nổi lên vấn đề: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” 1972 có ý nghĩa quyết định, buộc Mỹ phải ngừng ném bom và ký kết Hiệp định Pa - ri, chấp nhận rút quân năm 1973.

Trong chiến thắng  đó có biết bao đóng góp của quân và dân ta, cũng như bè bạn quốc tế. Đó là chiến công của tập thể, do từng con người cụ thể, bình dị không tiếc hy sinh xương máu, của cải và trí tuệ tạo nên. Những người trực tiếp chiến đấu thường được khen thưởng kịp thời. Những người có chiến công thầm lặng chưa được vinh danh xứng đáng, trong đó có các cán bộ phục vụ chiến đấu như trường hợp của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc .

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc nay đã 80 tuổi. Cụ sinh năm 1930 tại quê Hà Nam theo gia đình ra Hà nội từ nhỏ. 15 tuổi đã là chiến sỹ liên lạc đại đội 2 tiểu đoàn 3 chiến đấu bảo vệ nơi làm việc của Chính phủ tại Hà nội. Sau đó được đi học trường Quân giới. Tiếp đến , được đi nhận vũ khí, lái xe kéo pháo từ Trung quốc về phục vụ chiến dịch Điện biên phủ. Hoà bình lập lại, ông được cử đi học ở Trung quốc 4 năm về vũ khí tên lửa, ra đa. Về nước bên cạnh công việc bận rộn vẫn cố gắng học hàm thụ Đại học Bách khoa có bằng Kỹ sư.

Sau 44 năm trong quân ngũ. Năm 1989 về hưu với quân hàm Đại tá, nguyên trưởng phòng Cục quân khí. Cụ thường tự hào mình đã trải qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Cuộc sống gia đình cụ vẫn mang bản chất anh bộ đội Cụ Hồ cần cù , giản dị.

Từ ngày về hưu, cụ vẫn tham gia tích cực công tác chi bộ giao, là tổ trưởng dan phố và đang còn là chi hội trưởng Cựu chiến binh ở Cụm 9 phường Nam đồng, Quận Đống đa. Những năm qua, lúc còn khoẻ và rỗi, cụ chữa đồ điện gia dụng cho anh em và hàng xóm láng giềng để có việc làm cho vui. Cụ không chịu ngồi yên, có lúc còn xay bột gạo , làm bột đậu để được vận động và có thêm thu nhập. Mà có lẽ chính do hoạt động cả trí óc, chân tay như vậy, nên vóc dáng tuy hom hem nhưng cụ vẫn tinh tường.

Một con người hết lòng vì nhiệm vụ, tận tâm tận lực đóng góp cho sự nghiệp cách mạng như thế. Một tấm gương thường xuyên học tập nâng cao trình độ để khi cần sẽ phát huy. Một con người có động cơ trong sáng làm nên chiến công không phải để mang lại lợi ích cho cá nhân mình.

Con người như Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lạc đáng để chúng ta nhắc đến để mọi người biết  một “Chiến công thầm lặng”, và cũng để giới thiệu một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới chiến thắng trong chiến dịch “ Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

Phạm Huy Hà

Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #279 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 01:35:57 pm »

Các bài học kinh nghiệm phòng không tên lửa chống không quân Mỹ tại Việt Nam 1972

Tháng 12 năm 1972. Năm đỉnh cao của lực lượng không quân chiến lược Mỹ với vai trò chủ đạo là máy bay ném bom chiến lược B52 Stratofortressa. 18 tháng 12 năm 1972. Lần đầu tiên 127 chiếc máy bay ném  bom chiến lược pháo đài bay B-52 xuất kích vào không phận Miền Bắc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu. Đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.
Đại tá Tiến sỹ Alexcander Malgin
Giáo sư Viện Hàm lâm quân sự, giảng viên
Viên khoa học phòng thủ hàng không vũ trụ Liên bang Nga.
Đại tá, Tiến sỹ Mikhain Malgin.
Chuyên viên nghiên cứu khoa học
Viện nghiên cứu khoa học quân sự Bộ quốc phòng Liên bang Nga.


Chiến thắng không thể nào đạt được với  máy bay ném bom hiện đại
    
Tạp chí phòng không, phòng thủ vũ trụ VKO nhiều lần đăng các bài viết về kinh nghiệm chiến tranh không quân và phòng không trong cuộc chiến tranh mang nhiều dấu ấn lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1965 đến năm 1973. Trong bài viết này VKO đưa ra những thông số mang tính kỹ chiến thuật đối với lực lượng không quân Mỹ và lực lượng phòng không Việt Nam trong 1 giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam – năm 1972. Trong bài viết này tác giả không bình luận nhiều về chiến dịch Linebacker II. Các bài viết về nó đã có rất nhiều. Ở bài viết này, tác giả tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lượng phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranh đường không.



Lực lượng phòng không Việt Nam với chiến dịch Linebacker II

Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1972, biên chế tác chiến của lực lượng không quân Mỹ khu vực Đông Nam Á tăng cường lực lượng không quân chiến lược lên 3 lần, không quân Hải quân tăng cường 1,5 lần. Cũng từ tháng 3 năm 1972, không quân Mỹ tăng cường tần xuất không kích các mục tiêu kể cả mục tiêu dân sự trên địa bàn Miền Bắc Việt Nam. Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon về việc đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá, tần suất không kích của lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật với sự tham gia của 207 máy bay ném bom chiến lược B52 và hơn 2000 máy bay cường kích đánh chặn của không quân và hải quân Mỹ. Mật độ không kích cao nhất là từ 18/12 đến 30/12. Cuộc không kích đã bị lực lượng phòng không Việt Nam đáp trả xứng đáng với những tội ác mà nó gây lên.

Lực lượng phòng không tên lửa Việt Nam trong chiến tranh phòng không.

Năm 1972, lực lượng phòng không Việt Nam, như trước kia, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở 3 khu vực chính. Quân khu Hà Nội, Quân khu duyên hải với thành phố Hải Phòng, và quân khu 4. Trong giai đoạn đó, trên các trận địa phòng không có khoảng từ 30 đến 36 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75.



Sơ đồ bố trí lực lượng tên lửa phòng không khu vực Hà Nội - Hải Phòng

Nếu tính toán hệ số sẵn sàng chiến đấu thì các tiểu đoàn tên lửa phòng không có hệ số là 0,6 – 0,7. Khả năng phóng đạn đánh chặn các đợt không kích sẽ là khoảng 22 – 25 tiểu đoàn (nếu tính những tổn thất và tính chất của các đòn tấn công liên tiếp thì các tiểu đoàn tên lửa sẵn sàng phóng đạn còn thấp hơn) Trên các bệ phóng tên lửa của các phân đội sẵn sàng từ 10 – 12 tên lửa. Các tên lửa còn lại tập trung tại các điểm cách xa bệ phóng, nạp nhiên liệu và chuẩn bị kỹ thuật( trực tiếp trên các xe vận tải đạn. Trong trường hợp đó, khả năng sống còn và phản kích của các phân đội tên lửa hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đảm bảo cung cấp tên lửa kịp thời lên bệ phóng của các phân đội trong quá trình đánh trả lực lượng không quân đối phương.



Sơ đồ bố trí các đài radar cảnh báo của phòng không Việt Nam

Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng phòng không Việt Nam là bảo vệ các mục tiêu ở Hà Nội và Hải phòng, các mục tiêu kinh tế công nghiệp của miền Bắc, các tuyến đường vận tải và sân bay quân sự trên địa bàn cả nước. Bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch từ Bắc vào Nam và các mục tiêu ven biển của Vịnh Bắc bộ.

( Còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 01:55:50 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM