Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:20:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419270 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #170 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 10:41:57 am »

Về các chuyện nầy các bạn đọc quyển "TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG " của ĐT VNG sẽ thêm rõ.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5133.0
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 06:11:45 pm »

Về các chuyện nầy các bạn đọc quyển "TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG " của ĐT VNG sẽ thêm rõ.

Quyển này chẳng có gì thêm vào chuyện này cho rõ được bác ạ.

Theo bác Triumf từng pốt từ "Lịch sử Trung đoàn tên lửa phòng không 276" thì đây các bác này.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=371.msg37506#msg37506

Vụ mang đạn từ khu 4 ra để thay đổi tình thế thì sếp sòng đã bảo là không phải.
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #172 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 01:51:18 pm »

Thông tin về SAM-3 tôi đọc ở một tài liệu nội bộ của một "lão thành tên lửa", phê phán BTTM đưa 2 hay 3 E tên lửa thiện chiến (quen đánh B-52) vào Nghệ An ngay trước 12 ngày đêm.
Trước đó có nghe là SAM-3 từ Nga đã bị chậm (do chuyến thăm của Nixon sang Matxcova tháng 5?), đến Nakhodka thì Hải Phòng bị phong tỏa rồi, phải chuyển sang đường bộ qua anh láng giềng. Anh này lại làm chậm thêm một nhịp nữa.
Giá mà SAM -3 triển khai trước đó 1 tuần, có khi B-52 hết cửa.
Tôi sẽ thử tìm lại tài liệu này xem.
Em vừa đọc sự kiện nhân chứng số tháng này. Theo đó trong cuốn nhật ký "Bầu trời rực lửa" của các cựu chiến binh tham gia vào những ngày tháng này tại Việt Nam có ghi. Cuối năm 1973 Liên Xô quyết định viện trợ cho ta 12 đồng bộ tên lửa Sam-3 thì chiến dịch Lai nơ Béc- cơ II đã kết thúc.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #173 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 02:06:55 pm »

Thông tin về SAM-3 tôi đọc ở một tài liệu nội bộ của một "lão thành tên lửa", phê phán BTTM đưa 2 hay 3 E tên lửa thiện chiến (quen đánh B-52) vào Nghệ An ngay trước 12 ngày đêm.
Trước đó có nghe là SAM-3 từ Nga đã bị chậm (do chuyến thăm của Nixon sang Matxcova tháng 5?), đến Nakhodka thì Hải Phòng bị phong tỏa rồi, phải chuyển sang đường bộ qua anh láng giềng. Anh này lại làm chậm thêm một nhịp nữa.
Giá mà SAM -3 triển khai trước đó 1 tuần, có khi B-52 hết cửa.
Tôi sẽ thử tìm lại tài liệu này xem.
Em vừa đọc sự kiện nhân chứng số tháng này. Theo đó trong cuốn nhật ký "Bầu trời rực lửa" của các cựu chiến binh tham gia vào những ngày tháng này tại Việt Nam có ghi. Cuối năm 1973 Liên Xô quyết định viện trợ cho ta 12 đồng bộ tên lửa Sam-3 thì chiến dịch Lai nơ Béc- cơ II đã kết thúc.
Chiến dịch đó nó kết thúc từ cuối năm 1972 bác ạ Wink
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #174 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:24:20 am »

Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 1)



Linebacker II là cuộc tập kích đường không chiến lược của quân đội Mỹ vào miền bắc Việt Nam, với âm mưu “đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”. Đây là bước phiêu lưu quân sự lớn nhất của tập đoàn Nixon. Về mặt khoa học quốc phòng, Linebacker II còn là chiến dịch tập trung những gì tinh hoa nhất của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ giai đoạn bấy giờ.

Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động 193 B-52 (chiếm gần một nửa trong tổng số 400 B-52), 1077 máy bay chiến thuật chiến đấu hiện đại trong tổng số trên 3000 chiếc.

Lực lượng hải quân huy động sáu tàu sân bay (trong tổng số 24 chiếc) cùng với đội tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu cấp cứu của hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, còn có một đội bay tiếp dầu trên không, trinh sát chiến thuật, trinh sát chiến lược, gây nhiễu điện tử…hùng hậu.

Có thể nói, Mỹ đã đưa vào chiến dịch này những vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ vào "canh bạc cuối cùng" này. Đó là những chiến đấu cơ mới nhất, hiện đại nhất, những tổ hợp chiến đấu tinh vi, phức tạp nhất.

Sau đây là một số loại máy bay hiện đại quân đội Mĩ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II:

F-4 “Con ma” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm, hai động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. F-4 là một trong những thiết kế thành công nhất của tập đoàn Mcdonell.

Bắt đầu phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1961, nhưng vai trò của F-4 lúc đó lại là tấn công mặt đất hỗ trợ cho các chiến dịch của lính thủy đánh bộ (United states marine corp – USMC).

Máy bay chiến đấu F-4 tham gia hoạt động với nhiều vai trò khác nhau ví dụ như: chiến đấu chiếm ưu thế trên không, đánh chặn trên không, hỗ trợ tấn công tầm cực ngắn, tấn công tầm xa và trinh sát chiến thuật.

Tiêm kích - bom F-4 "con ma" là máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Cấu trúc thân của F-4 sử dụng nhiều hợp kim Titan, dài tới 19m, tổng trọng lượng cất cánh tối đa 27 tấn. F-4 có một thân hình khá đồ sộ, to lớn khác hẳn với những tiêm kích cùng thời. “Con ma” này đạt được tốc độ Mach 2.23 (2.370km/h) đáng nể , tốc độ lên cao 210m/s, tầm bay 2.600km và trần bay trên 18.000m.

Buồng lái được thiết kế dành cho hai phi công (một phi công điều khiển và một phi công phụ trách vũ khí hoặc theo dõi radar). Các hệ thống điện tử trên máy bay gồm radar điều khiển hỏa lực, thiết bị hỗ trợ ném bom, thiết bị dẫn đường quán tính…

Đối với hệ thống vũ khí của F-4 được mang trên chín giá treo, tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau chúng có thể linh động thay đổi phù hợp. Về cơ bản, chúng trang bị các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow (chim sẻ) và AIM-9 Sidewinder (rắn đuôi chuông), tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và các loại bom thông thường, bom dẫn đường bằng laze, bom chùm…

Tuy nhiên, có một thiếu hụt mà trở thành điểm yếu lớn của F-4 trong thời gian tham chiến ở Đông Nam Á. Chúng không được lắp đặt pháo dùng cho không chiến tầm gần, mãi đến phiên bản F-4E ra đời điểm yếu này mới được khắc phục khi máy bay có thêm pháo M61 "Thần lửa" (có thể bắn 639 viên đạn).

Đi vào phục vụ không lâu, F-4 bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Chúng hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu không chiến chiếm ưu thế trên không, cường kích.

Sau này, F-4 còn được đưa vào tham gia chương trình Wild Weasel (chồn hoang). Đây là một dự án đặc biệt của quân đội Mĩ nâng cấp cải tiến máy bay thực hiện nhiệm vụ khống chế hệ thống phòng không đối phương (suppression of enemy of air defenses-SEAD).

Vũ khí trang bị chủ yếu là tên lửa chống radar AGM-88 HARM (tên lửa có thể phát hiện, tấn công và phá hủy trạm radar, ăng ten). Cùng với các thiết bị gây nhiễu điện tử.

Trong chiến dịch Linebacker II (1972), Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc thuộc ba phiên bản F-4D/E/J tham chiến. Vai trò của F-4 trong chiến dịch là hộ tống “pháo đài bay” B-52, khống chế hệ thống phòng không của ta, đặc biệt là các trận địa tên lửa SAM.

F-105 “Thần sấm” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm của không quân Mĩ. F-105 cũng là một trong những chiến đấu cơ được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

F-105 được thiết kế với một chỗ ngồi duy nhất, nó có chiều dài 19,6m. Trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whitney J75-P-19W cho phép F-105 đạt tốc độ Mach 2.08 (2208km/h), tầm bay tối đa 3.500km, trần bay trên 14.000m.

F-105 được lắp đặt một pháo M-61 “Thần lửa” (1.208 viên đạn) cùng với đó là bom và tên lửa mang trên giá treo bên ngoài. Máy bay có khả năng sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder (Rắn đuôi chuông) và AIM-12 Bullput cho các nhiệm vụ không chiến. Tuy nhiên, vai trò chính của “thần sấm” trong cuộc chiến tại Việt Nam lại là ném bom đánh phá. Chúng thường được các đơn vị F-4 hộ tống.
Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa F-105G tham gia. Đây là phiên bản nâng cấp cải tiến của F-105 sử dụng cho mục đích áp chế hệ thống phòng không đối phương.

F-105G được lắp đặt thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ-105, một số chiếc còn được trang bị tên lửa chống radar AGM-78 (tầm bắn 90km) có khả năng phát hiện, tiêu diệt các trạm radar của hệ thống tên lửa đối không.

Các máy bay làm nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không luôn là những người đến sớm nhất và “ra về” muộn nhất. Đến sớm là để khống chế hệ thống phòng không hỗ trợ các máy bay ném bom vào đánh phá, và rút ra muộn nhất là để hỗ trợ việc rút lui an toàn các đơn vị ném bom. Những chiếc F-105G thường được KC-135 tiếp dầu trên không để có đủ thời gian hoạt động hỗ trợ.
 
Phi đội "thần sấm" đang được tiếp nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu trên không KC-135.
F-111 là máy bay ném bom siêu âm của không quân Mĩ. F-111 cũng là loại máy bay mang thiết kế độc đáo cánh cụp cánh xòe đầu tiên trên thế giới.

"Lợn đất” F-111 được thiết kế với hình dạng cánh có thể thay đổi, chính điểm đặc biệt này cho phép phi công có thể bay tầm thấp với vận tốc siêu âm và đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh ở tầm bay cao.

Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn.

Hệ thống điện tử của F-111 bao gồm: hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, hệ thống áp chế hỏa lực phòng không và radar điều khiển ném bom giúp tấn công chính xác mục tiêu trong điều kiện ban đêm hoặc thời tiết xấu.

Một điểm mới của F-111 so với các loại máy bay khác, nó được trang bị radar theo dõi địa hình cho phép máy bay bay trong khu vực thung lung, đồi núi, bất kể ngày hay đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu ở tốc độ cao.

Vũ khí của F-111 gồm pháo M-61 “Thần lửa” và 14.000 kg bom mang trên bốn giá treo bên ngoài cánh và hai giá treo nằm trong khoang vũ khí máy bay. F-111 mang được các loại bom thông thường và bom hạt nhân.

F-111 trang bị hai động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép nó đạt tốc độ vượt âm Mach 2.5 (2.665km/h), tầm bay trên 5000km.

Tại Việt Nam, đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng. Lợi dụng ưu thế bay tốc độ cao ở tầm thấp giúp F-111 tránh được sóng radar, không quân Mĩ sử dụng nó với vai trò áp chế hệ thống tên lửa phòng không.

Trong chiến dịch Linebacker II, bên cạnh các chiến đấu cơ của không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại máy bay ném bom hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7.

Trong đó, máy bay cường kích A-4 được mệnh danh là “chim ưng nhà trời” tham gia cuộc chiến Việt Nam từ những năm đầu. Chúng được hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi trong các phi vụ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Ngoài những tính năng kỹ chiến thuật thông thường, A-4 là loại máy bay đầu tiên áp dụng kĩ thuật tự tiếp dầu trên không, nghĩa là các máy bay cùng loại A-4 có thể tiếp dầu cho nhau mà không cần máy bay chuyên dụng.

Để thực hiện kĩ thuật này, một chiếc  A-4 cải tiến trang bị hệ thống tiếp dầu gồm thùng nhiên liệu phụ và vòi bơm dầu cất cánh với tải trọng tối đa đổ đầy nhiên liệu và sẽ rời khỏi tàu sân bay trước tiên.

Tiếp đó, các máy bay A-4 làm nhiệm vụ chiến đấu mang tối đa vũ khí và chỉ bơm một lượng nhiên liệu đủ dùng, sau khi cất cánh sẽ được tiếp dầu đầy đủ trên không.

Tham gia Linebacker II, không quân Mỹ đã đưa phiên bản cải tiến A-4E vào tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam. A-4E được cải tiến nhiều về hệ thống điện tử bao gồm: radar dẫn đường Doppler, hệ thống định vị TACAN (Tactical Air Navigation – dẫn đường chiến thuật trên không), radar độ cao, máy tính điều khiển ném bom, thiết bị dẫn đường ném bom tầm thấp AJB-3A. Ngoài ra, A-4E được lắp động cơ mới Pratt & Whitney J52-P-6A.

Trang bị vũ khí của A-4E cũng tương tự các phiên bản khác, chúng lắp đặt một pháo 20mm. Năm giá treo trên cánh có thể mang được tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông”, tên lửa chống radar AGM-45, tên lửa không đối đất AGM-65, AGM-12 và các loại bom thông thường, rocket.

Bên cạnh các loại chiến đấu cơ, không quân Mỹ còn huy động các loại máy bay gây nhiễu điện tử tầm xa (EA-6A, EB-66, EC-121); trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird (chim hét) có tầm bay cao lên tới 30000m, tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh; trinh sát tầm thấp RF-4, RA-5 và kể cả các loại máy bay không người lái (BQM-34A).
 

(còn tiếp)

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-1/200912/73506.datviet
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #175 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 01:49:50 pm »

[center]Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 2)[/center]



-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ. Đi vào hoạt động năm 1955, B-52 đã trở thành niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng của siêu cường này.

Với chiều dài gần 50m, cao 12,4m, sải cánh 56,4m, trọng lượng cất cánh tối đa trên 200 tấn. B-52 được xem là máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới lúc đó.

Hình dáng của B-52 khá giống với mẫu máy bay ném bom chiến lược B-47 Stratojet. Tất cả bộ phận cánh, vị trí đặt động cơ, bộ phận bánh đáp đều gợi cho người ta nhớ tới những chiếc B-47. Tuy nhiên, xét trên mọi mặt, B-52 vẫn to lớn hơn và nặng hơn “người tiền nhiệm”.

Để nâng “con quái vật” này lên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó 8 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whiteney TF33-P-3/103 giúp B-52 đạt tốc độ 1.000km/h, tầm hoạt động 12.000km, trần bay 15.000m.

 
"Ngáo ộp" B-52 trang bị tám động cơ TF-33, chiều dài máy bay gần 50m, chiều cao 12,4m, sải cánh 56,4m.

B-52 được điều khiển bởi một kíp lái 6 người gồm: chỉ huy, phi công, sĩ quan phụ trách radar, sĩ quan dẫn đường, sĩ quan tác chiến điện tử và một xạ thủ súng máy ở phía đuôi máy bay.

Mỗi chiếc B-52 có thể chứa khoảng 100 quả bom đặt trong khoang bom và giá treo trên cánh. Số lượng đó tương đương với 30 tấn. Ngoài ra, còn có tháp pháo đuôi trang bị pháo M 61 “Thần lửa” cỡ 20mm dùng để bắn máy bay hoặc tên lửa.

Tất cả những điều trên đã làm cho B-52 trở thành “thần tượng của không lực Mỹ”. Vì thế, với tham vọng đè bẹp ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1965, Mỹ đã đem B-52 tới Việt Nam tham chiến. Hầu hết các máy bay B-52 đều cất cánh từ hai sân bay Utapao (Thái Lan) và Anderson (Guam).

Trong chiến dịch Linebacker II năm 1972, bên cạnh các loại máy bay chiến đấu chiến thuật thì B-52 chính là “quân át chủ bài” mà Tổng thống Nixon tung ra hòng “đưa miền bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris. Để thực hiện mưu đồ này, chúng đã huy động 193 chiếc B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 mà Mỹ có).

Trong đó:

- Phiên bản B-52D không có quá nhiều sự thay đổi, ngoài việc nó đã được cải tiến để mang được một lượng bom lớn hơn thông thường phục vụ cho các chiến dịch ném bom rải thảm.
 
- Phiên bản B-52G có hai sự thay đổi lớn nhất là: trọng lượng tăng thêm từ 200 tấn lên 221 tấn và thay thế động cơ mới Pratt & Whiteney J57-P-43W.

Ngoài ra, có một số điểm thay đổi là thiết kế lại phần cánh cung cấp thêm giá treo bên ngoài cho hai thùng nhiên liệu 2.650 lít; phần đầu máy bay chứa radar được mở rộng. Đối với hệ thống điện tử trên máy bay, ngoài các thiết bị tiêu chuẩn thì nó trang bị mới radar điều khiển hỏa lực AN/ASG-15, cải tiến công nghệ gây nhiễu điện tử.
 
Về trang bị vũ khí, ngoài khối lượng bom thông thường, những chiếc B-52G được trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J52, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và mang thêm loại tên lửa hành trình không đối đất AGM-28 Hound Dog (chó săn).

Nếu AGM-28 bay tầm cao ở tốc độ siêu âm thì tầm bắn lên tới 800km, còn bay ở tầm thấp và tốc độ cận âm thì tầm bắn giảm xuống còn trên 300km. Tên lửa AGM-28 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.
 
B-52G mang được bốn quả tên lửa “mồi bẫy” ADM-20 Quail (chim cút). Đây là loại vũ khí có khả năng đánh lừa được radar địch, thu hút tên lửa tầm nhiệt K-13 của MiG-21 về phía mình bảo vệ cho B-52G. Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J85, tầm bắn khoảng 700km, tốc độ Mach 0.9.
Tuy nhiên, những trang bị trên chưa đủ để B-52 vượt qua được lưới lửa phòng không miền Bắc hay “rồng lửa” SAM-2. Không quân Mỹ đã trang bị thêm cho “con ngáo ộp” này 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, hai máy gây nhiễu tiêu cực và hai máy thu tần số radar đối phương.

Toàn bộ hệ thống máy gây nhiễu điện tử tích cực của B-52 đều do sĩ quan tác chiến điện tử phụ trách, các thiết bị này sẽ tự động thu và phân tích tần số sóng radar đối phương, sau đó sĩ quan phụ trách sẽ lựa chọn phát tần số sóng để chế áp đài radar đối phương.

Bên cạnh đó, B-52 còn nhận được sự hỗ trợ từ các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và kể cả từ các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 đều được lắp đặt thiết bị gây nhiễu điện tử tích cực.

Ngoài ra, không quân Mỹ còn áp dụng cả phương thức gây nhiễu tiêu cực là các “quả bom” chứa hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng, nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu).  Những sợi nhiễu này còn được thả từ các tốp F-4,  khi gặp sóng radar sẽ phản xạ hiển thị trên màn hình theo dõi thành các chấm nhỏ li ti che giấu mục tiêu thật. Tất cả được kỳ vọng sẽ hình thành một hành lang an toàn cho B-52 xâm nhập bầu trời thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam.

Đắc ý với những vũ khí siêu hiện đại như vậy, không quân Mỹ hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng. Nhưng chúng đã lầm, với ý chí quật cường, lòng quyết tâm cao độ quân dân miền bắc đã bẻ gãy chiến dịch Linebacker II làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng.

Trong 12 ngày đêm (từ 18 tới 30/12), lực lượng phòng không - không quân miền bắc đã bắn hạ 81 máy bay. Trong đó, có 34 chiếc B-52. Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới từng bắn hạ pháo đài bay B-52.

(còn tiếp)
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-2/200912/73620.datviet
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #176 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 04:43:08 pm »

Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 3)



Để đối phó với Linebacker II, quân và dân thủ đô Hà Nội đã thiết lập lưới lửa phòng không để bảo vệ Thủ đô cùng các thành phố lớn ở miền Bắc.
Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)

Ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho súng máy phòng không tầm thấp DShK 12,7mm và đã lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Song, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972, DShK 12,7mm lần nữa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội chống lại không quân Mỹ.

DShK 12,7mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930, với mục đích tạo ra loại súng có khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ và máy bay tầm thấp. Súng máy phòng không 12,7mm hoạt động theo cơ chế trích khí, được làm mát bằng không khí; nặng khoảng 137kg (tính cả giá đỡ ba chân), được điều khiển bởi một tổ ba người và cả ba người này sẽ phụ trách tháo lắp di chuyển từng phần súng khi cần; được lắp một hộp tiếp đạn cỡ 50 viên. Tầm bắn tối đa 2000m tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ là 1.000m. Sơ tốc đầu đạn 850 viên/phút, tốc độ bắn 600 viên/phút.
 
Súng máy phòng không DShK 12,7mm đặt trên giá ba chân.

Kết hợp với các đơn vị trang bị DShK 12,7mm lực lượng phòng không tầm thấp của ta còn được viện trợ loại súng máy phòng không ZPU-1/2/4 sử dụng cỡ nòng 14,5mm.

Tất cả seri ZPU đều được Liên Xô phát triển trong khoảng thời gian 1945-1947, đến đầu năm 1950 chúng được đưa vào biên chế của Hồng Quân. Mặc dù ra đời từ cách đây nửa thế kỉ, nhưng tới tận ngày nay, chúng vẫn nằm trong thành phần trang bị của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Các seri của ZPU bao gồm:
-ZPU-1 được lắp một nòng cỡ 14,5mm
-ZPU-2 được lắp hai nòng cỡ 14,5mm
-ZPU-4 lắp bốn nòng cỡ 14,5mm

 Pháo phòng không ZPU-1 14,5mm. Ảnh: Lê Nam
 
Pháo phòng không ZPU-2 14,5mm (hai nòng). Ảnh: Lê Nam

 Pháo phòng không ZPU-4 14,5mm (bốn nòng). Ảnh: Lê Nam

Tất cả các series ZPU trên đều bắn loại đạn API (BS41) trọng lượng 64,4gram. Sơ tốc đầu đạn 1000m/s, tầm bắn tối đa chống máy bay 5000m, tuy nhiên thật sự hiệu quả ở cự ly 1400m. Tốc độ bắn trên lý thuyết 600 viên/phút còn thực tế chỉ là 150 viên/phút.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, DShK 12,7mm kết hợp với các khẩu đội ZPU-1/2/4 với nhiệm vụ chống máy bay địch bay thấp đã phát huy tác dụng bắn rơi nhiều máy bay quân địch, đặc biệt là chiến công bắn hạ 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 “con lợn đất”.
Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)

M1939 (61-K) là pháo phòng không cỡ nòng 37mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Pháo 37mm được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay ném bom bổ nhào, các mục tiêu tầm thấp, tầm trung hoặc chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là loại pháo nòng dài rãnh xoắn, được đặt trên xe kéo bốn bánh ZU-7l; có tầm bắn chống máy bay 2500m, tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút. Khẩu đội bao gồm 8 người. Pháo được ngắm bắn bằng kính ngắm quang học.

 Pháo phòng không 37mm M1939. Ảnh: Lê Nam

Ngay từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta đã được viện trợ loại vũ khí này để chống máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Năm 1972, pháo 37mm tiếp tục tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không với vai trò phòng không bảo vệ cầu cống, kho tàng, bến bãi,… và các trận địa tên lửa chống máy bay địch bay tầm thấp.

Pháo phòng không 57mm AZP S-60

57mm AZP S-60 là loại pháo phòng không tầm thấp, tầm trung do Liên Xô phát triển từ những năm 1950.

Cũng giống như pháo 37mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375.

Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4.

Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

 
Pháo phòng không 57mm AZP S-60. Ảnh: Lê Nam

Sau này, các chuyên gia còn cải tiến lắp pháo 57mm lên thân xe tăng T-54 để tăng khả năng cơ động. Mẫu cải tiến này được đặt tên là ZSU-57-2 (pháo 57mm hai nòng). Loại này cũng được trang bị cho quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Pháo 57mm AZP S-60 nằm trong thành phần lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Pháo phòng không 100mm KS-19

100mm KS-19 là loại pháo phòng không tầm trung, tầm cao của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

 
Pháo phòng không tầm cao 100mm KS-19. Ảnh: Lê Nam

Pháo 100mm được điều khiển bởi một tổ 15 người, khi cần thiết chúng được di chuyển bởi xe kéo bánh xích hạng trung AT-S và hạng nặng AT-T.

Trong tác chiến chống máy bay, 100mm KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 10000m. Các loại đạn sử dụng cho KS-19 bao gồm: đạn HE (thuốc nổ mạnh), đạn HE-nổ mảnh, đạn nổ mảnh.

KS-19 sử dụng kính ngắm quang học hoặc dùng hệ thống điều khiển bảo gồm radar SON-9A và máy chỉ huy PUAZO-6/19 tăng thêm độ chính xác. Tuy nhiên, tốc độ bắn của KS-19 khá chậm (15 viên/phút).

 
Radar điều khiển SON-9 có thể dùng chung pháo 57mm và 100mm. Ảnh: Lê Nam

Tương tự pháo 37, 57mm, KS-19 cũng được dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ. Chúng có thể xuyên giáp dày 185mm ở khoảng cách 1000m.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, pháo 100mm KS-19 trang bị hạn chế trong các đơn vị pháo cao xạ.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, lực lượng phòng không quân ta với trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm, ZPU-1/2/4 14,5mm tới pháo 37mm, 57mm, 100mm đã tạo thành lưới lửa tầm thấp, tầm trung, tầm cao phủ khắp miền bắc. Tập trung đánh địch từ mọi hướng, bảo vệ an toàn cho các kho tàng, bến bãi, sân bay, trận địa tên lửa (át chủ bài của nhân dân ta chống “ngáo ộp” B-52)…

Tính riêng từ ngày 18 đến 30 tháng 12, bộ đội phòng không đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay hiện đại của quân Mỹ, trong đó có cả loại mới nhất F-111.
 


Lê Nam (tổng hợp)
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-3/200912/73849.datviet
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 04:51:40 pm »

Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

Nhà anh Lê Nam chắc lại đi cóp từ wiki nên mới có đoạn dịch "battery" thành "khẩu đội" này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #178 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 01:53:57 pm »

Cán cân quân sự trong chiến dịch ĐBP trên không (kỳ 4)


Bên cạnh súng phòng không và pháo cao xạ, “én bạc” MiG-21 và “rồng lửa Thăng long” SA-2 là hai loại vũ khí chủ lực đập tan niềm tự hào của không lực Mỹ, làm nên chiến thắng vang dội địa cầu
Tiêm kích đánh chặn MiG-21

MiG-21 là máy bay tiêm kích phản lực siêu âm do Liên Xô thiết kế phát triển vào những năm 1950. Vào thời điểm bấy giờ, MiG-21 là một trong những tiêm kích cơ hiện đại nhất thế giới. Chúng đã tham gia phục vụ ở gần 50 quốc gia trên thế giới, cho tới ngày nay vẫn có nhiều nước tiếp tục sử dụng MiG-21 như Việt Nam, Ấn Độ, Cu ba, Trung Quốc (biến thể J-7 do Trung Quốc tự sản xuất).

Liên Xô viện trợ loại tiêm kích này cho Việt Nam vào năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đang ở giai đoạn rất quyết liệt.

 
Tiêm kích MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh


Tiêm kích MiG-21 thiết kế theo kiểu cánh tam giác, có hình dáng gần giống một mũi tên, được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm:

- Thiết bị nhận diện bạn và thù (identification, friend or foe – IFF) dùng để nhận biết các loại máy bay, xe cộ thuộc quân ta hay đối phương. IFF xác định vị trí khoảng cách. MiG-21 hầu hết trang bị IFF SRZO-2 “Khrom-Nikel”.

- Thiết bị thông tin liên lạc RSIU-5, trừ một số phiên bản đời đầu như MiG-21F-13 trang bị R-802.

- Radar cảnh báo trên MiG-21 chủ yếu là SPO-2.

- Kính ngắm cho súng máy ASP-5 (phiên bản đời đầu MiG-21F-13, MiG-12F), PKI cho các bản tiếp sau.

Ngoài ra, một thiết bị không thể thiếu trên máy bay chiến đấu là radar điều khiển hỏa lực. Các máy bay MiG ngoài các mẫu đời đầu, thường được trang bị radar RP-21 “Saphir”. Trên lý thuyết loại radar này phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km và khóa mục tiêu ở cực ly 10 km. Tuy nhiên, thực tế con số này lần lượt ở mức 13 km và 7 km.

Các phiên bản MiG-21 trang bị vũ khí chủ yếu là hai tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 có tầm bắn khoảng 8 km. Vũ khí phụ là pháo 23 hoặc 30 mm.

MiG-21 sử dụng động cơ phản lực đốt nhiên liệu hai lần Tumansky R-11-300, cho phép tiêm kích này đạt tốc độ lên tới 2.500 km/h (Mach 2,5), tầm hoạt động khoảng 1.500 km, trần bay gần 20.000m.

Không quân nhân dân Việt Nam lúc đó được viện trợ các loại MiG-21F-13/PF/PFM/MF. Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Việt Nam đã lập nên kỳ tích bắn rơi hai pháo đài bay B-52. Một “kỷ lục” mà cho tới tận ngày nay vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới làm được.

 
MiG-21 số hiệu 5121 do phi công Phạm Tuân lái bắn rơi "Pháo đài bay" B-52.
Ảnh: Tuấn Linh


Hai người anh hùng đó là phi công Phạm Tuân lái một chiếc Mig-21MF (trang bị radar RP-22) bắn rơi B-52 vào đêm 27/12/1972. Phạm Tuân sau này đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên vũ trụ cùng với nhà du hành vũ trụ Gorbatko trên con tàu Soyuz 37.

Người phi công thứ hai là Vũ Xuân Thiều, bắn hạ một chiếc B-52 đêm 28. Anh anh dũng hy sinh khi dùng máy bay làm "viên đạn thứ ba” đâm thẳng vào B-52, sau khi bắn hai tên lửa mà chưa tiêu diệt được địch.

Ngoài ra, trước đó, phi công Vũ Đình Rạng từng bắn bị thương một B-52 vào ngày 20/11/1971. Tổng kết sau 12 ngày đêm, không quân MiG-21 đã xuất kích 24 lần bắn rơi 7 máy bay địch (trong đó có hai B-52)

Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2

SA-2 (theo tiếng Nga gọi là C-75) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tầm cao do Liên Xô phát triển từ những năm 50. SA-2 được triển khai chủ yếu ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

 
Tên lửa đất đối không SA-2. Ảnh: Tuấn Linh


Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa này. Ngày 24/7/1965, bộ đội tên lửa Việt Nam đã tham gia đánh thắng trận đầu bắn rơi một chiếc F-4 trên bầu trời miền Bắc.

Từ đó tới chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tên lửa phòng không Việt Nam tham gia bắn hạ hàng trăm máy Mĩ.

Hệ thống tên lửa đất đối không SA-2 bao gồm các thành phần:

-Tên lửa V-750 là loại tên lửa hai tầng gồm một tầng phóng chứa nhiên liệu rắn và một tầng chứa nhiên liệu lỏng. Bộ phận phóng hoạt động trong khoảng 4-5 giây, động cơ chính vào khoảng 22 giây. V-750 lắp một đầu đạn 200 kg HE-phá mảnh. Khi cách mục tiêu khoảng 60m thì đầu đạn tự nổ bung ra 12.000 mảnh vụn. Tên lửa có tầm bắn 45km, độ cao bay trên 20 km.

- Radar điều khiển hỏa lực FAN SONG, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 60 –120km đối với phiên bản A/B và 75-145km (phiên bản E/F/D). Radar có khả năng quét theo dõi đồng thời sáu mục tiêu cùng lúc. Radar FAN SONG kết hợp với hệ thống tên lửa SA-2 và radar bắt mục tiêu SPOON REST.

- Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST có tầm hoạt động khoảng 275 km.

- Radar đo độ cao SIDE NET, độ cao tìm kiếm từ 28 - 32 km.

- Radar cảnh báo sớm KNIFE REST, tầm hoạt động khoảng 250 km. Loại này chỉ được trang bị ở một số phiên bản đời đầu của hệ thống SA-2.

 
Tên lửa SAM-2 Radar điều khiển hỏa lực FAN SONG. Ảnh: Tuấn Linh

 
Radar bắt mục tiêu và cảnh báo SPOON REST. Ảnh: Tuấn Linh

 
Radar đo độ cao SIDE NET. Ảnh: Tuấn Linh
 
 Radar cảnh báo sớm KNIFE REST.


Một tiểu đoàn tên lửa SA-2 thường được bố trí theo kiểu hình hoa, 6 bệ phóng bố trí ở xung quanh các hệ thống radar điều khiển và dẫn đường.

Một điểm đáng lưu ý nữa, có một số nguồn tin lâu nay cho rằng tên lửa SA-2 trong chiến tranh Việt Nam đã được cải tiến nối tầng nâng tầm bắn. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải, bởi tên lửa SA-2 có thể hạ mục tiêu ở độ cao trên 20.000m trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 15.000 - 17.000m (khi bay ném bom độ cao bay 10.000m). Trên thực tế, chất bộ đội ta đã cải tiến các thiết bị radar để "vạch nhiễu tìm thù" bắt B-52 đền tội.

 
Xác B-52 rơi tại hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Linh


Trong chiến dịch cuối năm 1972, tên lửa SA-2 đã bắn rơi được 29 chiếc B-52, riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc. Đây là một “cú sốc” đối với không lực Mỹ, bởi chúng coi B-52 là pháo đài bay không thể xâm phạm, được bảo vệ bởi nhiều loại máy bay gây nhiễu chủ động, bị động.

Với ý chí kiên cường, sáng tạo, anh dũng, quân và dân Thủ đô đã hạ đo ván con “ngáo ộp” này trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Buộc đế quốc Mỹ phải quay trở lại bàn đám phán ở Paris để ký kết hiệp định lập lại hòa bình ở Việt Nam.

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Can-can-quan-su-trong-chien-dich-DBP-tren-khong-ky-4/200912/73990.datviet
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #179 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 08:33:52 pm »

Ngày giỗ lớn trong gia đình ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM