Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:45:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419209 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #470 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:20:31 am »

Tổng kết

Như các nguồn Mỹ khẳng định, tháng 12 năm 1972 đã chỉ ra rằng các máy bay ném bom chiến lược B-52 phối hợp với không quân chiến thuật – đây là lực lượng hiệu quả, có khả năng ảnh hưởng tới kết quả toàn bộ chiến dịch. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, “Lainbaker-2” giải thích một cách giống nhau – như là chiến thắng quân sự: buộc Bắc Việt phải quay trở lại bàn đàm phán ở Pari, ở đó ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã ký hiệp định hòa bình. Trong 60 ngày sau đó, 591 tù binh Mỹ đã được thả và trở về Mỹ.

Trong quá trình chiến dịch đường không, B-52 đã cất cánh 729 lần (theo kế hoạch – 741) và ném xuống các mục tiêu của Bắc Việt 15 000 tấn bom. Theo thống kê của Mỹ, phòng không Bắc Việt đã bắn gần 1240 tên lửa phòng không. Không quân Mỹ tổn thất 15 “pháo đài bay” (dưới 2% tổng số máy bay tham chiến). Trong số 92 phi công B-52 bị bắn rơi, 25 người được tìm thấy và cứu thoát, 26 người trở về sau khi kết thúc chiến tranh, số còn lại thiệt mạng hoặc không có thông tin.

Các chuyên gia Mỹ tuyên bố rằng chỉ khi Hà Nội phát tín hiệu muốn trở lại đàm phán hòa bình, chiến dịch “Lainbaker-2” mới kết thúc nhanh chóng. Một số sỹ quan và tướng Mỹ cho rằng đó là sai lầm. Họ khẳng định: nếu Mỹ tiếp tục tấn công với quy mô và cường độ như trước đó, Bắc Việt có thể đầu hàng và chấp nhận thất bại. Thay vào đó, Hà Nội đã được đảm bảo trên bàn đàm phán ở Pari một thắng lợi về chính trị. Sau đó, Hà Nội đã tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn và giải phóng Nam Việt Nam.

Theo quan điểm của hàng loạt các tướng lĩnh Mỹ, nếu bắt đầu cuộc ném bom quy mô tương tự vào năm 1965, Mỹ sẽ không gặp phải nỗi nhục ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự kết luận này ở Mỹ không được hầu hết các chuyên gia đồng tình. Họ cho rằng, nếu ném bom vào năm 1965 như chiến dịch “Lainbaker-2”, phía Liên Xô và Trung Quốc sẽ có những hành động không thể đoán trước được. Gần như khi đó, chiến tranh Việt – Mỹ có thể leo thang thành xung đột hạt nhân giữa các cường quốc.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:45:44 am gửi bởi daibangden » Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #471 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 02:09:05 am »

Linebacker là vị trí trung vệ của bộ môn thể thao bóng cầu dục ở Mỹ; Nếu dịch ra hẳn tiếng Việt thì mình có thể gọi là chiến dịch "Trung Vệ II" (Linebacker II).  Riêng về kết quả/hậu quả của cuộc chiến thì Bí Bếp học được là Mỹ đã có kế hoạch rút khỏi Việt Nam từ năm... 1969 lận.  Chuyện lịch sử rỏ ràng đã hiển nhiên.  Mỹ đã không đạt được mục đích của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.  Thế nên mới có câu "thắng trận không hẳn là thắng cuộc chiến; thắng cuộc chiến không hẳn là thắng hòa bình" (Winning many battles doesn't mean one would win the war; winning the war doesn't guarantee that you would win the peace either!")
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 02:28:14 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #472 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 02:10:10 am »

Các bác có phân tích gì về những nhận định trên không?

Em thấy nó ngang như cua, giống như dạng chúng ta (Mỹ) thừa sức thắng, chúng ta đã thắng, nhưng chúng ta chưa vạch ra đúng mục tiêu nên dù thắng chúng ta cũng không được như ý  Grin
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #473 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 03:23:14 am »

Không nhắc đến các nhận định mà theo em hiểu là có phần "ngây thơ" như tiếp tục đánh nữa thì HN sẽ chấp nhận thất bại hoặc mở chiến dịch quy mô lớn từ năm 1965 thì sẽ "không muộn" và lạc đề.

Em quan tâm là tổng kết về số lượng tên lửa mà PK của ta bắn lên so với số liệu của mình có chênh lệch tương đối lớn. Mặc dù cái kiểu thống kê theo "phi công Mỹ" không đảm bảo bằng số thống kê tính theo ngày. Số tổn thất B-52 cũng chênh lệnh.

Theo hội vko thì trước đó, họ đã đưa ra các tài liệu sau:

1 - "Стратофортрессы" над Северным Вьетнамом" - B-52 trên bầu trời Bắc Việt.

2 - "СА-75 против В-52" - SA-75 chống B-52.

3 - "Воздушные бои над Северным Вьетнамом" - Không chiến trên bầu trời Bắc Việt.

4 - "Меньшие, но чувствительные" - Ít hơn, nhưng nặng nề.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 03:29:44 am gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #474 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 11:52:09 am »

- Ngoại trừ số máy bay bị hạ ta đưa ra thì phải xem lại và đây là điều dễ hiểu thì số liệu tổng kết đạn tiêu thụ trong từng ngày từng trận, từng đợt, bao nhiêu tiểu đoàn SSCĐ, bao nhiêu tiểu đoàn thực sự tham gia phóng đạn trong một đợt của một ngày đêm chiến đấu đều được LX tổng kết và đem ra phổ biến trong khối Vac-xô-vi năm 1976. Số này tin cậy được vì ma số thì hết ý nghĩa học tập rút kinh nghiệm.
- Có một số ngày nghỉ lễ, có ngày quân Mỹ ở ngoài vòng hỏa lực hiệu quả của TLPK. Không phải ngày nào đêm nào trong "12 ngày đêm" cũng bắn lên như nhau.
- Lấy số liệu thương vong của Mỹ (15 B-52 rơi + 9 bị thương và 29 nếu tính cả máy bay KQ chiến thuật và chỉ tính bị TLPK hạ), số liệu tiêu thụ đạn của ta (334 đạn) mà xem xét thì lượng tiêu thụ đạn cho một mục tiêu KQ chiến lược (và cả chiến thuật) bị bắn hạ không phải ít.
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #475 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 12:08:43 pm »

Trong chiến trường WWII, sự tổn thất của các cuộc ném bom chiến lược do Mỹ & Anh chủ động thì ở khoảng 44% (gần nửa số thương vong).   Họ đặt mục tiêu quân sự cũng khác với suy diễn của chiến trường VN thời 1970's.
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #476 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 12:41:52 pm »

Trong chiến trường WWII, sự tổn thất của các cuộc ném bom chiến lược do Mỹ & Anh chủ động thì ở khoảng 44% (gần nửa số thương vong).   Họ đặt mục tiêu quân sự cũng khác với suy diễn của chiến trường VN thời 1970's.
Đức, Nhật, Anh, Mỹ là cường quốc. Tương quan lực lượng Mỹ và VNDCCH có so được với tương quan lực lượng giữa các cường quốc đánh nhau trong Thế chiến 2 không bác Bí Bếp?
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #477 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 12:54:19 pm »

Đức, Nhật, Anh, Mỹ là cường quốc. Tương quan lực lượng Mỹ và VNDCCH có so được với tương quan lực lượng giữa các cường quốc đánh nhau trong Thế chiến 2 không bác Bí Bếp?

Bác hỏi một câu mà chính bác đã có trả lời thì bác hỏi làm gì?

Điều cốt yếu là chúng ta nhìn ở khía cạnh khách quan; họ đặt tiêu chỉ hành quân và cũng chiết tính được tỉ lệ tổn thất mà họ vẫn thực hiện.  Tôi nêu lên là để có sự so sánh về khía cạnh đó!
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #478 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:52:37 pm »

Không hiểu nên hỏi để rõ ý tứ vấn đề người thảo luận đặt ra bác ạ. Ý tôi hiểu chắc gì đã là ý bác muốn nói. Hai việc ấy xa nhau quá mà bác nói vắn tắt nên tôi hơi lạ thôi. Bác có cách đặt vấn đề cũng hay, mời bác tiếp tục.
 
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #479 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 03:33:33 pm »

Không hiểu nên hỏi để rõ ý tứ vấn đề người thảo luận đặt ra bác ạ. Ý tôi hiểu chắc gì đã là ý bác muốn nói. Hai việc ấy xa nhau quá mà bác nói vắn tắt nên tôi hơi lạ thôi. Bác có cách đặt vấn đề cũng hay, mời bác tiếp tục.

Về khía cạnh tổ chức ném bom chiến lược (strategic bombing); ở giai đoạn đầu của thế chiến thứ 2; sau khi Mỹ tham dự, tỉ lệ tổn thất của các phi đoàn ném bom vào nội địa của Đức Quốc Xã khá nặng nề (từ 25% - trên 30%) của tổng số pháo đài bay ném bom bị bắn hạ của mỗi đợt tấn công mà giới lãnh đạo của Anh & Mỹ thời đó họ vẫn chấp nhận thiệt hại để đạt mục đích ném bom của họ.    Trong 12 ngày đêm của chiến dịch "Trung Vệ 2" thì Mỹ dùng khoảng 200 chiếc B52 để ném bom ở miền bắc.   Số thiệt hại họ nhìn nhận là khoảng 20 chiếc (15 + 5) bị loại khoải vòng chiến.  Nếu so sánh thì tỉ lệ thiệt hại ở chiến trường Việt Nam vẫn thấp hơn tỉ lệ thiệt hại họ đã chấp nhận vào thời WW2.  Ở khía cạnh nhận định là họ đã đạt được một số chỉ tiêu mà họ đã đặt ra thì cũng hợp lý theo quan điểm của họ trong chiến tranh. 
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM