Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:25:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419225 lần)
0 Thành viên và 9 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #330 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 05:59:34 pm »



"HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" VÀ NHỮNG CON SỐ (Phần cuối)

QĐND - Thứ Ba, 06/11/2012, 16:42 (GMT+7)


QĐND Online – Vượt lên những mất mát, đau thương, quân và dân Hà Nội, nòng cốt là Bộ đội Phòng không-Không quân đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” sáng chói…

Phần cuối: Con số của ý chí quyết chiến, quyết thắng

34 “siêu pháo đài bay” B-52 bị tiêu diệt

Với sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, sau 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972) chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (2 chiếc rơi tại chỗ) và 42 máy bay chiến thuật các loại.


81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 đã bị tiêu diệt trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972. Ảnh: Hoàng Hà

Trong số 34 máy bay B-52 bị tiêu diệt, Bộ đội Tên lửa bắn rơi 29 chiếc; Bộ đội Không quân bắn rơi 2 chiếc; Bộ đội pháo phòng không 100mm bắn rơi 3 chiếc.

8 chiếc B-52 bị “hạ gục” trong một đêm

Thành tích xuất sắc đó được ghi dấu trong đêm 26-12-1972, đêm thứ 9 của Chiến dịch.

Chiều 26-12, Quân chủng PK-KQ nhận được thông báo của Bộ Tổng tham mưu: “Từ 18 giờ đến 23 giờ có hoạt động của B-52”. Trực ban trưởng tại Sở chỉ huy Quân chủng phát lệnh cho toàn Quân chủng vào cấp 1 lúc 17 giờ 35 phút.

Vào lúc 21 giờ 35 phút, Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) đã phóng những quả đạn đầu tiên vào các tốp B-52 của địch. Đạn được điều khiển tốt, nổ đúng thời cơ, thiêu cháy một B-52, rơi xuống xã Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.


Bộ đội Tên lửa chuẩn bị chiến đấu trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh tư liệu.

Tiếp đó, vào 22 giờ 27 phút, Tiểu đoàn 86 (Trung đoàn 274, Sư đoàn 361) bắn cháy một B-52 (rơi xa); 22 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 76 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tại chỗ xuống Tương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; 22 giờ 33 phút, Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tiếp xuống Đèo Khế, Tuyên Quang; 22 giờ 47 phút, Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bằng một quả đạn đã diệt gọn một B-52, rơi xuống địa phận Sơn La.

Trong đêm 26-12, Trung đoàn pháo 100mm của Quân khu Việt Bắc cũng bắn rơi một B-52 (lần thứ hai trong Chiến dịch bắn rơi B-52).

Tại Hải Phòng, mặc dù bị máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ gây nhiễu, phóng sơ-rai liên tục nhưng Tiểu đoàn tên lửa 81 (Trung đoàn…., Sư đoàn 363) đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và chế độ bám sát, tiêu diệt một máy bay B-51. Đại đội 174 pháo 100mm của Trung đoàn pháo phòng không 252 cũng đã bắn rơi một B-52 lúc 22 giờ 24 phút.

“Quán quân” diệt B-52

Ngôi vị “quán quân” diệt B-52 thuộc về Trung đoàn 261, với thành tích hạ gục 12 chiếc (7 chiếc rơi tại chỗ). Tuy nhiên, nếu tính thành tích “bắn rơi tại chỗ”, thì ngôi vị “quán quân”  lại thuộc về Trung đoàn 257, với 11 lần hạ gục B-52, trong đó 8 chiếc rơi tại chỗ.

Đại diện các kíp chiến đấu của Sư đoàn 361 đã tiêu diệt 25 máy bay B-52 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh: Hoàng Hà

“Quán quân” bắn rơi B-52 ở cấp tiểu đoàn thuộc về Tiểu đoàn 57 (Trung đoàn 261) và Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257), cùng bắn rơi 4 chiếc.

Trong khi đó, xét thành thích “bắn rơi tại chỗ” B-52, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) tiếp tục ở vị trí “quán quân” cùng với Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261), khi cùng bắn rơi tại chỗ 3 máy bay B-52.

PHẠM HOÀNG HÀ

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/407/407/214381/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #331 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:52 am »

Có bài này, nhân nói về tướng Phiệt của PK-KQ (ông nguyên là D trưởng tên lửa thời 1972), nói rằng:
Đợt 12 ngày đêm 1972, ta bắn rơi 23 B-52.
Link trích dẫn:
http://m.thethaovanhoa.vn/132/20111221093357057/tuong-dien-bien-phu-tren-khong-lam-viec-thien.htm
Con số B-52 rơi, đã có nhiều lần bàn luận, ngay cả trong diễn đàn này.
Theo cá nhân tôi, con số 23-24 là phù hợp.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #332 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 08:20:58 am »

Có bài này, nhân nói về tướng Phiệt của PK-KQ (ông nguyên là D trưởng tên lửa thời 1972), nói rằng:
Đợt 12 ngày đêm 1972, ta bắn rơi 23 B-52.
Link trích dẫn:
http://m.thethaovanhoa.vn/132/20111221093357057/tuong-dien-bien-phu-tren-khong-lam-viec-thien.htm
Con số B-52 rơi, đã có nhiều lần bàn luận, ngay cả trong diễn đàn này.
Theo cá nhân tôi, con số 23-24 là phù hợp.

Bác baoleo nói có lý: đúng là con số 23-24 đó mà cụ Phiệt đưa ra "nghe" khiêm tốn hơn nhưng có lẽ chuẩn hơn - nghĩa là 15 thằng rơi cả trong lẫn ngoài lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa + tám chín thằng bị thương bất kể thương nhẹ hay nặng (gần khớp số liệu Mỹ).
- Nói thêm: tiểu đoàn 57 của cụ Phiệt là 1 trong 2 tiểu đoàn tên lửa (d kia là d 77) chiến đấu lập công xuất sắc nhất trong dịp "Hà Nội 12 ngày đêm".
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #333 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:02:36 pm »

Có cái này trên trang :
http://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=B52&page=1

Các bác xem kỹ xem có gì mâu thuẫn không:

Trang 1:

acc. date   type   reg.   operator   fat.   location       dmg   
16-FEB-1956   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0384   USAF 93rd BW   4   Near Tracey, Sacramento, CA      w/o   
17-SEP-1956   Boeing B-52B-35-BO Stratofortress   53-0393   USAF 93rd BW   5   Near Highway 99, 9 miles SE of Madera, CA      w/o   
30-NOV-1956   Boeing RB-52B-20-BO Stratofortress   52-8716   USAF 93rd BW   10   4 miles N of Castle AFB      w/o   
10-JAN-1957   Boeing B-52D-55-BO Stratofortress   55-0082   USAF 42nd BW   8   New Brunswick 10 miles from Loring AFB      w/o   
06-NOV-1957   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0382   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
12-DEC-1957   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0597   USAF 92nd BW   8   Fairchild AFB, WA      w/o   
11-FEB-1958   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0610   USAF 28th BW   2+3   Ellsworth AFB,      w/o   
11-MAR-1958   Boeing B-52 Stratofortress      USAF      Westover AFB, MA      min   
26-JUN-1958   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0102   USAF 42nd BW   0   Loring AFB, ME      w/o   
29-JUL-1958   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0093   USAF 42nd BW   0   3 miles S of Loring AFB, ME      w/o   
08-SEP-1958   Boeing B-52D-40-BW Stratofortress   56-0681   USAF 92nd BW   5   3 miles NE of Fairchild AFB, WA      w/o   
08-SEP-1958   Boeing B-52D-30-BW Stratofortress   56-0661   USAF 92nd BW      3 miles NE of Fairchild AFB, WA      w/o   
16-SEP-1958   Boeing B-52D-20-BW Stratofortress   55-0065   USAF 42nd BW   7   August Kahl Farm, 10 miles S of St Paul, MN      w/o   
10-DEC-1958   Boeing B-52E-85-BO Stratofortress   56-0633   USAF 11th BW   9   Altus AFB, Ok      w/o   
29-JAN-1959   Boeing RB-52B-25-BO Stratofortress   53-0371   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
23-JUN-1959   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0591   USAF (Boeing)   5   Near Burns, OR      w/o   
10-AUG-1959   Boeing B-52C-50-BO Stratofortress   54-2682   USAF 99th BW   0   Spruce Swamp Fremont, 20 miles E of New Hampton, NH      w/o   
15-OCT-1959   Boeing B-52F-100-BO Stratofortress   57-0036   USAF 4228th SW   4+4   Near Hardinsberg, KY      w/o   
01-FEB-1960   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0180   USAF 72nd BW   7   Ramey AFB      w/o   
01-APR-1960   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0607   USAF 92nd BW      Fairchild AFB, WA      w/o   
09-DEC-1960   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0114   USAF 99th BW   1   Near Barre, Plainfield, VT      w/o   
15-DEC-1960   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0098   4170 SW USAF      Larson AFB, WA      w/o   
19-JAN-1961   Boeing B-52B-35-BO Stratofortress   53-0390   USAF      Utah      w/o   
24-JAN-1961   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0187   USAF 4241st SW   3   Seymour Johnson AFB, Goldsboro, NC      w/o   
14-MAR-1961   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0166   USAF 4134th SW   0   Near Yuba City, CA      w/o   
30-MAR-1961   Boeing B-52G Stratofortress   59-2576   USAF   6   Denton, NC      w/o   
07-APR-1961   Boeing B-52B-30-BO Stratofortress   53-0380   USAF 95th BW   3   Mt. Taylor, NM      w/o   
15-OCT-1961   Boeing B-52G Stratofortress   58-0196   USAF            w/o   
24-JAN-1963   Boeing B-52C-40-BO Stratofortress   53-0406   USAF 99th BS   7   Near Greenville, ME      w/o   
30-JAN-1963   Boeing B-52E Stratofortress   57-0018   USAF            w/o   
19-NOV-1963   Boeing B-52E-90-BO Stratofortress   56-0655   USAF 6th BW   0   Walker AFB, NM      w/o   
23-DEC-1963   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0043   454 BW USAF   9   nr Aberdeen, MI      w/o   
13-JAN-1964   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0060   USAF 484th BW   3   Near Cumberland, MD      w/o   
07-FEB-1964   Boeing RB-52B-10-BO Stratofortress   52-0009   USAF      San Joaquin, CA      w/o   
10-NOV-1964   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0108   USAF 462 SAW   7   60 miles S of Glasgow AFB, MT      w/o   
18-JUN-1965   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0179   USAF 441 BS/7 BW/3960 SW   5+3   250 miles off-shore of the Demilitarized Zone (DMZ), Vietnam      w/o   
18-JUN-1965   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0047   USAF 441 BS/320 BW/3960 SW   3+5   250 miles off-shore of the Demilitarized Zone (DMZ), Vietnam      w/o   
17-JAN-1966   Boeing B-52G Stratofortress   58-0256   USAF            w/o   
18-NOV-1966   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0228   USAF 2nd BW   9   Sawyer County, WI      w/o   
05-JUL-1967   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6494   USAF 72nd BW   4   Off Jobos Beach, Isabela      w/o   
05-JUL-1967   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6494   Ramey AFB   4   Isabela, apx. 18.5166N 67.0603W      w/o   
07-JUL-1967   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0595   USAF 22nd BW assigned to 4133rd BW   3   South China Sea near South Vietnam      w/o   
07-JUL-1967   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0627   USAF 22nd BW attached to 4133rd BW   3   South China Sea, near South Vietnam      w/o   
08-JUL-1967   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0601   USAF 22nd BW attached to 4133rd BW   5   Da Nang, SouthVietnam      w/o   
02-NOV-1967   Boeing B-52H Stratofortress   61-0030   USAF            w/o   
21-JAN-1968   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0188   USAF 528th BS 380th SW   1   7miles W of Thule AFB      w/o   
29-FEB-1968   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0173   USAF 7th BW   8   Gulf of Mexico, off Matagorda Island, TX      w/o   
29-AUG-1968   Boeing B-52C-45-BO Stratofortress   54-2667   USAF      Near Cape Kennedy, FL      w/o   
04-OCT-1968   Boeing B-52H Stratofortress   60-0027   USAF            w/o   
18-NOV-1968   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0103   USAF 306th BW attached to 4252 SW   3   Kadena AB, Okinawa      w/o   
03-DEC-1968   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0115   USAF 306th BW attached to 4252 SW      Kadena AB, Okinawa      w/o   
21-JAN-1969   Boeing B-52H Stratofortress   61-0037   USAF            w/o   
08-MAY-1969   Boeing B-52F-65-BW Stratofortress   57-0149   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
10-MAY-1969   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0593   USAF 509th BW attached to 4133 BW   6   Off Guam      w/o   
19-JUL-1969   Boeing B-52D-25-BW Stratofortress   55-0676   USAF 70th BW   0+2   U-Tapao AB      w/o   
27-JUL-1969   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0630   USAF 70th BW assigned to 4133rd BW   6   Andersen AFB      w/o   
04-SEP-1969   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0215   USAF 42nd BW   7   Near Loring AFB, ME      w/o   
09-OCT-1969   Boeing B-52F-70-BW Stratofortress   57-0172   USAF 329th BS 93rd BW   6   Castle AFB, CA      w/o   
21-OCT-1969   Boeing B-52F-105-BO Stratofortress   57-0041   United States Air Force (USAF), 93 BW   0   Castle AFB, CA      w/o   
03-JUL-1970   Boeing B-52D Stratofortress   55-0089   USAF            w/o   
20-JUL-1970   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0208   USAF 42nd BW   0   Loring AFB, ME      w/o   
07-JAN-1971   Boeing B-52C-45-BO Stratofortress   54-2666   USAF 9th BW 364th BS   9   Near Charlevoix, Little Traverse Bay, Lake Michigan      w/o   
31-MAR-1972   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0625   USAF 306th BW   7   Near McCoy AFB, FL      w/o   
08-MAY-1972   Boeing B-52G Stratofortress   59-2574   USAF      Griffiss AFB, NY      w/o   
07-JUL-1972   Boeing B-52G Stratofortress   59-2600   USAF            w/o   
30-JUL-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0677   307th BW USAF   5   ?      w/o   
15-OCT-1972   Boeing B-52D-60-BO Stratofortress   55-0097   USAF 43rd SW   0   U-Tapao      w/o   
22-NOV-1972   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0110   96 BW/307 SW USAF   0   15 miles SW of Nakhon Phanom      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0608   99 BW/307 SW USAF   2   Near Hanoi (North Vietnam)      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52G-110-BW Stratofortress   58-0246   United States Air Force (USAF), 2 BW/72 SW(P)   0   Unknown, Thailand      w/o   
18-DEC-1972   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0201   United States Air Force (USAF), 97 BW/72 SW(P)   3   Near Yen Vien, Vinh Phu Province (North Vietnam)      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52D-80-BO Stratofortress   56-0622   7 BW/307 SW USAF   4   Unknown, Thailand      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G Stratofortress   58-0169   United States Air Force (USAF), 72 SW   5   North Vietnam      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6496   456 BW / 72 SW(P) USAF   2   Hanoi (North Vietnam)      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0669   United States Air Force (USAF), 306 BW   1   Unknown, Laos *      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-80-BW Stratofortress   57-6481   United States Air Force (USAF), 42 BW/72 SW(P)   0   Unknown, Thailand      w/o   
20-DEC-1972   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0198   United States Air Force (USAF), 72 SW(P)   4   Kinh No (North Vietnam)      w/o   
21-DEC-1972   Boeing B-52D-15-BW Stratofortress   55-0061   22 BW/307 SW USAF   3   Near Bach Mai (North Vietnam)      w/o   
21-DEC-1972   Boeing B-52D-1-BW Stratofortress   55-0050   United States Air Force (USAF), 43 BW   0   Bach Mai      w/o   
26-DEC-1972   Boeing B-52D-70-BO Stratofortress   56-0584   22 BW/307 SW USAF   4   U-Tapao AB      w/o   
26-DEC-1972   Boeing B-52D-35-BW Stratofortress   56-0674   449 BW/307 SW USAF   2   Giap Nhi Rail Yard, Hanoi, North Vietnam      w/o   
27-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0605   United States Air Force (USAF), 7 BW/assign.to 43 SW   2   Near Trung Quan, North Vietnam      w/o   
27-DEC-1972   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0599   7 BW/assig.to 307 SW USAF   0   Near U-Tapao      w/o   
03-JAN-1973   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0056   307 SW USAF   0   Gulf of Tonkin, South China Sea      w/o   
13-JAN-1973   Boeing B-52D-65-BO Stratofortress   55-0116   307 SW USAF   0   Da Nang AB (South Vietnam)      w/o   
08-FEB-1974   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0174   456 BW / 744 BS USAF   8   Beale AFB, CA      w/o   
09-FEB-1974   Boeing B-52 Stratofortress      USAF   7   Beale      w/o   
30-MAY-1974   Boeing B-52H Stratofortress   60-0006   USAF   0   Wright-Patterson AFB      w/o   
12-DEC-1974   Boeing B-52D-10-BW Stratofortress   55-0058   USAF 43rd SW   4   Near Guam      w/o   
03-SEP-1975   Boeing B-52G-85-BW Stratofortress   57-6493   USAF 68th BW   3   Near Aiken, SC      w/o   
14-NOV-1975   Boeing B-52H Stratofortress   61-0033   USAF            w/o   
04-FEB-1977   Boeing B-52H Stratofortress   61-0011   USAF            w/o   
01-APR-1977   Boeing B-52H Stratofortress   60-0039   USAF            w/o   
19-OCT-1978   Boeing B-52D-75-BO Stratofortress   56-0594   USAF 22nd BW   5   2 miles SE of March AFB, CA      w/o   
20-AUG-1980   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0209   USAF 19th BW   0   Robins AFB, GA      w/o   
30-OCT-1981   Boeing B-52D-55-BO Stratofortress   55-0078   USAF 22nd BW   8   9 miles E of La Junta, CO      w/o   
29-NOV-1982   Boeing B-52G Stratofortress   59-2597   USAF   0   Castle AFB, California      w/o   
16-DEC-1982   Boeing B-52G Stratofortress   57-6482   USAF - 441st Bomber Squadron   9   Mather Airforce Base Sacramento, California      w/o   
27-JAN-1983   Boeing B-52G-90-BW Stratofortress   57-6507   USAF 319th BW   0+5   Grand Forks AFB, ND      w/o   
11-APR-1983   Boeing B-52G-95-BW Stratofortress   58-0161   USAF 19th BW   7   20miles N of St.George UT      w/o   

Trang 2:
acc. date   type   reg.   operator   fat.   location       dmg   
16-OCT-1984   Boeing B-52G-80-BW Stratofortress   57-6479   USAF 92nd BW   2   Hunts Mesa, 13 miles NE Kayenta, AZ      w/o   
11-FEB-1988   Boeing B-52G-105-BW Stratofortress   58-0219   USAF 93rd BW      Castle AFB, CA      w/o   
06-DEC-1988   Boeing B-52H Stratofortress   60-0040   USAF   0   K.I. Sawyer AFB, Gwinn, MI      w/o   
24-JUL-1989   Boeing B-52G-100-BW Stratofortress   58-0190   USAF 2nd BW   1   Kelly AFB, TX      w/o   
24-JUN-1994   Boeing B-52H Stratofortress   61-0026   United States Air Force   4   Spokane-Fairchild AFB, WA (SKA/KSKA)      w/o   
21-JUL-2008   Boeing B-52H Stratofortress   60-0053   US Air Force   6   30 miles northwest of Apra Harbor      w/o   
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #334 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:46:16 am »

"PHÁO ĐÀI BAY" B-52 VÀ SAM-2 "NỐI TẦNG (Phần I)

QĐND - Thứ Tư, 07/11/2012, 20:55 (GMT+7)

QĐND Online - Nhiều người hiện vẫn cho rằng để bắn rơi được "Pháo đài bay" B-52, quân đội ta đã cải tiến, nối tầng đạn tên lửa 1D (V-750V/V750VM) nằm trong tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2).  Với mục đích giúp bạn đọc hiểu hơn về sự sáng tạo về cách đánh, vạch nhiễu tìm thù của Bộ đội Tên lửa trong 12 ngày đêm Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" và sự thực có cần thiết phải nối tầng SAM-2 mới bắn được B-52 hay không, QĐND Online xin giới thiệu bài viết góp phần làm sáng tỏ điều này.

Pháo đài bay B-52 - niềm tự hào của không lực Mỹ

Được phát triển từ nền tảng chiến lược sử dụng máy bay ném bom chiến lược từ thế chiến thứ 2 (B-17, B-29), B-52 có hình dáng tương đồng với thế hệ máy bay ném bom chiến lược trước đó là B-47 Stratojet. Với chiều dài thân máy bay 50m, cao 12,4m và sải cánh rộng tới 56,4m, B-52 lớn hơn người tiền nhiệm B-47 rất nhiều và là máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới thời kỳ đó (trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 200 tấn, trong đó có 40 tấn vũ khí).


Máy bay B-52 thực sự là kho bom đạn bay trên không.

Pháo đài bay B-52 hoạt động được trên bầu trời nhờ 8 động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whiteney TF33-P-3/103 (trong trường hợp trúng đạn, với 4 động cơ, B-52 vẫn có thể thoát hiểm bay trở về). Tốc độ bay trung bình của B-52 vào khoảng 1.000km/giờ, tầm bay 12.000km và trần bay cao khi cần có thể đạt 15km. Kíp lại của B-52 gồm 6 người: Chỉ huy, phi công, sĩ quan ra-đa, sĩ quan hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử và xạ thủ súng máy ngồi ở đuôi máy bay.

Vũ khí tấn công của B-52 là các dây bom (khoảng 100 quả) lắp trong thân và dưới cánh. Khả năng phòng ngự của dòng máy bay ném bom chiến lược này là một tháp pháo M61 Vulcan 20mm để tự vệ trước máy bay hoặc tên lửa của đối phương.

Khi tham chiến tại Việt Nam, hầu hết máy bay B-52 sử dụng 2 căn cứ không quân Utapao (Thái Lan) và Anderson (Guam).


B-52 cất cánh từ căn cứ Anderson (Guam) tham gia chiến dịch Linebacker II (Điện Biên Phủ trên không).

Trong chiến dịch Linebacker II năm 1972 (Điện Biên Phủ trên không theo cách gọi của ta), với mục đích “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris, quân đội Mỹ đã tung ra con bài chiến lược của mình là 193 máy bay B-52D/G (chiếm gần 50% số B-52 của không quân chiến lược). Trong đó, đáng chú ý là phiên bản B-52G với nhiều tính năng hàng không hiện đại bậc nhất của Mỹ như:

- Trang bị động cơ phản lực Pratt & Whiteney J57-P-43W mới cho phép nâng trọng lượng cất cánh tối đa từ 200 lên 221 tấn.

- Thiết kế cánh máy bay được thay đổi cho phép treo thêm 2 thùng dầu phụ có dung tích 2.650 lít; khoang lắp đặt thiết bị điện tử của máy bay được mở rộng (ra-đa ngắm bắn AN/ASG-15 và hệ thống gây nhiễu mới). Theo một số tù binh phi công Mỹ bị ta bắt giữ, chỉ riêng hệ thống gây nhiễu trên B-52G đã có giá tương đương một chiến đấu cơ F-4D.


Là máy bay ném bom chiến lược, B-52 không bao giờ hoạt động đơn độc, mà luôn có các phi đội chiến đấu cơ hộ tống.

Để nâng cao khả năng sống sót của máy bay, B-52G được lắp 4 đạn tên lửa "chim mồi" ADM-20 Quail (chim cút). Khi được phóng, ADM-20 sẽ giả lập tín hiệu giống máy bay B-52 để thu hút đạn tên lửa không đối không, đất đối không thay cho B-52. Ngoài ra, B52G còn được trang bị 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực và 2 máy thu tần số ra-đa đối phương để tạo màn nhiễu dày đặc che toàn bộ máy bay trước hệ thống ra-đa, tên lửa phòng không của đối phương. Các thiết bị này sẽ tự động thu, phân tích tần số sóng ra-đa của đối phương và cung cấp cho sĩ quan điều khiển để lựa chọn phát tần số sóng để chế áp.

Với vai trò là máy bay ném bom chiến lược, các phi đội B-52 không hoạt động độc lập mà được hộ tống bởi các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 với các thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động đi kèm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, rất nhiều phi đội F-4 đã giả lập tín hiệu nhiễu của B-52 hòng lừa lưới lửa phòng không của ta.

Khả năng tự vệ cứng hạn chế của B-52, do nhiệm vụ này đã được các máy bay hộ tống đảm nhiệm.

Điểm đáng chú ý trong khả năng gây nhiễu của không quân Mỹ là sử dụng các máy bay F-4 thả các "bom" gây nhiễu gồm hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng, nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu). Trên màn hình ra-đa, các sợi kim loại gây nhiễu này có thể gây nhẹ thì làm ra-đa không thể nhận diện được các mục tiêu, nặng thì trắng màn hình (mất hoàn toàn khả năng theo dõi và bám mục tiêu).

TUẤN SƠN
(còn nữa)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/214670/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #335 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:55 am »


"PHÁO ĐÀI BAY" B-52 VÀ SAM-2 "NỐI TẦNG (Phần II)

QĐND - Thứ Năm, 08/11/2012, 18:37 (GMT+7)


Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi?

QĐND Online - Theo các thông số được cung cấp chính thức, tổ hợp tên lửa SAM-2 có tầm vươn cao tới 27km và tầm bắn tới 35km. Với thông số này, SAM-2 thừa sức bắn được B-52 mà không cần cải tiến gì thêm. Tuy nhiên, bắn B-52 không hề đơn giản bởi....nhiễu chủ động và thụ động do bản thân máy bay ném bom chiến lược này và phi đội hộ tống phát ra. Ngoài ra, Bộ đội Tên lửa Việt Nam còn phải đối phó với tên lửa chống ra-đa Sơ-rai do không quân chiến thuật Mỹ phóng để áp chế hệ thống phòng không.
SAM-2 là một trong những khí tài quân sự hiện đại mà Bộ đội Tên lửa đã làm chủ trong thực tiễn chiến đấu ác liệt.

Thực tế, ngày 1-5-1960, tổ hợp SAM-2 thế hệ đầu tiên sử dụng đạn tên lửa 1D đã bắn hạ một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của không quân Mỹ ở tỉnh Sverdlovsk khi nó đang bay ở độ cao 20km. Viên phi công điều khiển chiếc U-2 nói trên là Francis Gary Powers đã buộc phải nhảy dù và bị bắt giữ.

Tiếp đó, đạn tên lửa trong tổ hợp SAM-2 là tổng thành của nhiều yếu tố như: Cơ khí chính xác, khí động học, điều khiển điện tử... Toàn bộ các thành phần của đạn đều đã được tính toán và thử nghiệm đảm bảo cho khả năng hoạt động tối ưu và chính xác. Việc can thiệp vào phần cứng của đạn sẽ làm thay đổi trọng tâm, hình dáng khí động và thuật điều khiển của đạn. Ngoài ra, để đạn tên lửa "cải tiến" hoạt động được cần thay đổi cả giá phóng, thiết bị điện tử điều khiển và thậm chí là cả thuật phóng. Từ những thông tin trên có thể thấy, việc nối tầng tên lửa SAM-2 thực hiện ở Việt Nam giai đoạn những năm 1960, 1970 là không khả thi (toàn bộ các tổ hợp tên lửa phòng không đều là hàng viện trợ hoặc nhập từ nước ngoài).

Sức mạnh của PK-KQ Việt Nam là dám đương đầu, dù có phải hy sinh. Đó là một trong những điểm sáng về tinh thân yêu nước, anh hùng cách mạng.

Có thể đây chỉ là phương thức nghi binh của ta làm địch không phát hiện được những sáng tạo trong cách đánh, chiến thuật vốn là thế mạnh của người Việt Nam.

Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).

Phương pháp bắn ba điểm - sáng tạo sử dụng vượt tính năng khí tài của người Việt Nam


Thông qua thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm để đối phó với màn nhiễu của không quân quân Mỹ và phương pháp vạch nhiễu tìm thù, lấy điểm yếu của địch làm lợi thế của ta.


Hình ảnh mô phỏng về phương thức Bắn ba điểm.
Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ đươc kích hoạt đầu do tự thân để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra.

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", Bộ đội Tên lửa đã lợi dụng đài ra-đa K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài ra-đa dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài ra-đa dẫn bắn Fan Song (một thành phần của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số ra-đa của tổ hợp tên lửa SAM-2 bị gây nhiễu nặng. Ngoài ra, đài ra-đa Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00 (chuồng cu - cách gọi nôm na của Bộ đội Tên lửa) cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng ra-đa (phương thức so kim) cho phép SAM-2 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu. Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm,  tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát trực tiếp bằng mắt) đã đóng góp rất lớn vào việc "vắt cổ" những "Pháo đài bay bất khả xâm phạm" của Mỹ.

Nhiều phi công Mỹ ngạc nhiên không hiểu vì sao SAM-2 "lạc hậu" trong tay Bộ đội Tên lửa Việt Nam lại làm lên điều thần kỳ là vặt cổ Pháo đài bay bất khả xâm phạm B-52.

Cùng với sự sáng tạo, tài tình trong chiến thuật và cách đánh của Bộ đội Tên lửa ta trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", cũng không thể không kể tới những sai lầm tính hệ thống của không quân Mỹ như: Các tốp B-52 sử dụng đường bay ổn định ở độ cao 10km để ném bom; áp dụng cứng nhắc biện pháp B-52 ngoặt gấp sau khi ném bom (phương thức áp dụng với các vụ ném bom hạt nhân, máy bay cần nhanh chóng thoát ly tránh ảnh hưởng của vụ nổ) làm máy bay bị bộc lộ vị trí trên màn hình ra-đa của ta.

TUẤN SƠN
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/214813/Default.aspx
_______
Ảnh minh họa viên phi công bị bắt là thiếu tá hải quân Su-mec-cơ lái F8 bị bắn rơi tại Quảng Bình ngày 7/2/1965. Su-mec-cơ từng được chọn làm phi công vũ trụ và là phi công tù binh thứ 2 bị bắt tại Bắc Việt Nam.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #336 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:38:54 am »


BỘ ĐỘI RA-ĐA LẬP CÔNG ĐẦU

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)

QĐND - 18 giờ 15 phút ngày 18-12-1972, sở chỉ huy Trung đoàn Ra-đa 291 điện về Tổng trạm Ra-đa trong Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân: Tất cả các đài ra-đa đang phát sóng đều bị nhiễu, cường độ nhiễu tăng nhanh. Cùng lúc, các đài ra-đa cảnh giới theo phiên từ 18 giờ đến 20 giờ của Đại đội 16 báo cáo phát hiện được nhiễu máy bay B-52 lên sở chỉ huy Trung đoàn Ra-đa 291. Lập tức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 291 Đỗ Năm ra lệnh cho các đài ra-đa chủ công của Đại đội 45 là đơn vị chốt của Trung đoàn mở máy tăng cường.

Vốn có kinh nghiệm phát hiện máy bay B-52 hoạt động ở phía nam Quân khu 4 từ năm 1969, đã từng tham gia dẫn đường cho phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng máy bay B-52 trong đêm 20-11-1971, trực tiếp bảo đảm cho Trung đoàn Tên lửa 263 bắn rơi máy bay B-52 trong đêm 22-11-1972 và kinh nghiệm chống nhiễu phát hiện máy bay B-52 vào đánh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trước đó, Đài trưởng ra-đa P-35 Nghiêm Đình Tích cùng các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích đã xác định ngay những dải nhiễu B-52 ở hướng tây nam Đô Lương (Nghệ An). Được lệnh của Đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần, cả kíp ban đã thao tác xử trí quy trình chống nhiễu B-52 với kinh nghiệm sở trường của đơn vị. Chỉ trong khoảnh khắc, trắc thủ số 1 Phạm Hoàng Cầu đã thông báo tình báo các tốp máy bay B-52 lên sở chỉ huy Trung đoàn và thông báo vượt cấp về Tổng trạm Ra-đa tại Sở chỉ huy Quân chủng.

Nhận được tin tình báo về máy bay B-52 của Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291, Trực ban trưởng Binh chủng Ra-đa sử dụng đường dây thông tin của Tổng cục Bưu điện nối với đường dây chỉ huy từ Trung đoàn Ra-đa 291 tới Đại đội 45 kiểm tra, xác định chính xác máy bay B-52 đang bay vào miền Bắc. Ngay sau đó, lúc 18 giờ 50 phút ngày 18-12-1972, toàn Quân chủng Phòng không-Không quân vào cấp 1. Đây cũng là thời điểm bắt đầu của chiến dịch phòng không đánh trả chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội.

Nhờ phát hiện sớm máy bay B-52 của không quân Mỹ tập kích vào Hà Nội, Bộ đội Ra-đa góp phần giúp Bộ tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm đánh địch chính xác, các đơn vị tên lửa, pháo phòng không kịp thời chuyển cấp và chủ động chiến đấu. Trong đêm đầu của chiến dịch, ta đã bắn rơi 5 máy bay của địch, trong đó có máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ.

THÀNH SƠN-VĂN CHUNG (Ghi theo lời kể của các đồng chí Nguyễn Đăng Tuất Nghiêm Đình Tích, nguyên cán bộ Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291).
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #337 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:09 am »


KHÔNG ĐỂ BỊ BẤT NGỜ   

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)

QĐND - Thắng lợi của chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bắt nguồn từ một trong những yếu tố là ta không bị bất ngờ về chiến lược và chiến dịch. Bác Hồ đã nhận định, Mỹ chỉ chấp nhận thua khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội, sau khi đã sử dụng loại vũ khí không quân hiện đại nhất: Máy bay B-52.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bác Hồ, Quân chủng Phòng không-Không quân tích cực, chủ động nghiên cứu cách đánh máy bay B-52; nêu cao tinh thần cảnh giác, mưu trí, sáng tạo, thường xuyên theo dõi, nắm tình hình chiến trường; tổ chức canh trực chặt chẽ, không để sót lọt mục tiêu trên không. Tinh thần cảnh giác được quán triệt đến mọi cán bộ, chiến sĩ phòng không, nhất là lực lượng ra-đa cảnh giới, canh trực bầu trời.

Sau khi nắm được thông tin tình báo vào ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã phê chuẩn Kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân đã xây dựng và được Bộ phê duyệt kế hoạch tác chiến phòng không, đặc biệt là chống máy bay ném bom chiến lược B-52. Ngày 18-12-1972, Sư đoàn Phòng không 361 nhận được điện chỉ đạo của Sở chỉ huy Quân chủng nhận định, máy bay B-52 của không quân Mỹ đánh vào Hà Nội.

Tôi làm nhiệm vụ trực ban tác chiến hôm đó báo cáo với Sở chỉ huy Sư đoàn. Ngay sau đó, chỉ huy sư đoàn lệnh cho các đơn vị vào cấp 1, đến 19 giờ ngày 18-12-1972, toàn sư đoàn đã vào cấp 1 với trạng thái chiến đấu cao nhất. Liên tục từ đó, Bộ Quốc phòng, Quân chủng và Chỉ huy sư đoàn có điện gửi tới các đơn vị thông báo tình hình, quán triệt theo dõi và bám sát mục tiêu trên không, đặc biệt là phát hiện máy bay B-52 sớm nhất. Lúc 19 giờ 15 phút ngày 18-12-1972, Đại đội 45, Trung đoàn Ra-đa 291 phát hiện và thông báo: “Máy bay B-52 tiến ra miền Bắc”. Như vậy, ta đã phát hiện máy bay B-52 oanh tạc Hà Nội sớm hàng chục phút.

Khi nhận được thông tin lúc 20 giờ 13 phút ngày 18-12-1972, Tiểu đoàn 59 của Trung đoàn Tên lửa 261 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, rơi tại cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa gần 10km. Cả Sở chỉ huy chúng tôi reo lên vui sướng khiến Sư đoàn trưởng phải nhắc mọi người vào vị trí chiến đấu.

Như vậy, chúng ta đánh thắng chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng là nhờ sự chủ động chuẩn bị, không để bị bất ngờ, bố trí lực lượng phù hợp, cách đánh sáng tạo và bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng phòng không và của toàn dân.

NHẬT QUANG (Ghi theo lời kể của đồng chí Trần Minh Lương, nguyên trợ lý tác chiến Sư đoàn Phòng không 361).
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #338 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:00 am »


CHỦ ĐỘNG MỌI MẶT CHO CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG

QĐND - Thứ Bẩy, 10/11/2012, 18:38 (GMT+7)


QĐND - Những tháng cuối năm 1972, đặc biệt là sau khi trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, Ních-xơn và tập đoàn cầm quyền Mỹ vừa gấp rút tăng viện trợ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đốc thúc quân đội Sài Gòn tăng cường phản kích lấn chiếm vùng giải phóng ở miền Nam, vừa tập trung toàn bộ lực lượng không quân chiến lược (hơn 100 máy bay B-52), không quân chiến thuật (khoảng 1000 máy bay các loại) ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương mở cuộc tập kích không quân chiến lược (chủ yếu bằng máy bay B-52) mang mật danh Lai-nơ-bếch-cơ II vào Hà Nội, Hải Phòng, dọc phía Bắc đường số 1, nhằm đánh phá hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, buộc Chính phủ ta phải trở lại Hội nghị Pa-ri, chấp nhận ký kết những điều khoản có lợi cho Mỹ.

Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương một mặt tăng cường chỉ đạo quân và dân trên các chiến trường Trị-Thiên, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tích cực tiến công đánh bại các đợt phản kích lấn chiếm vùng giải phóng của quân đội Sài Gòn; mặt khác, quyết định tập trung lực lượng phòng không nhân dân trên miền Bắc (chủ yếu là Bộ đội Phòng không - Không quân) mở chiến dịch phòng không quyết tâm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng của đế quốc Mỹ.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân khẩn trương hoàn thiện nội dung kế hoạch chiến dịch phòng không (đã được chuẩn bị từ trước), trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không như nắm vững và phán đoán chính xác âm mưu, thủ đoạn về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, hướng và mục tiêu tiến công của chúng; nghệ thuật bố trí đội hình, sử dụng lực lượng, cách đánh và công tác bảo đảm của bộ đội phòng không để sớm triển khai mọi mặt cho chiến đấu và SSCĐ, luôn giành chủ động đánh thắng địch trong bất cứ tình huống nào. Trên cơ sở đó (cùng với kinh nghiệm tác chiến phòng không chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất), các cơ quan tác chiến, huấn luyện của Bộ và Quân chủng Phòng không - Không quân thống nhất phương pháp huấn luyện bổ sung nâng cao kỹ năng kỹ thuật, chiến thuật sử dụng vũ khí, khí tài quyết tâm đánh bại các thủ đoạn mới của địch trong tập kích đường không bằng máy bay B-52, nhất là thủ đoạn gây nhiễu phức tạp và dày đặc nhằm vô hiệu hóa ra-đa, tên lửa và hệ thống chỉ huy hỏa lực của ta. Quá trình tác chiến phải phát huy được sức mạnh hiệp đồng chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều tuyến, có thể đánh địch đột nhập từ mọi hướng, trên mọi độ cao, tìm mọi cách đánh diệt máy bay B-52 của địch.

Kíp chiến đấu tên lửa Tiểu đoàn 77 trao đổi kinh nghiệm đánh máy bay B-52 của không quân Mỹ. Ảnh tư liệu.

Với phương án tác chiến, huấn luyện được soạn thảo bổ sung, hoàn chỉnh nâng cao và tập luyện kỹ lưỡng, chúng ta quyết tâm đối đầu với chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ. Trong chiến dịch này, ta bố trí lực lượng ra-đa thành mạng lưới liên hoàn, có thể hỗ trợ cho nhau phát hiện các loại máy bay ở các tầng, các hướng; lấy tên lửa là lực lượng chính tiêu diệt máy bay B-52; lực lượng không quân tiêm kích là lực lượng tiến công phá vỡ và gây rối loạn đội hình không quân địch và công kích máy bay B-52 ngoài tầm tên lửa phòng không; lực lượng pháo cao xạ là lực lượng chính đánh diệt máy bay cường kích chiến thuật, tầm thấp. Với lực lượng, thế trận được chuẩn bị kỹ càng, toàn bộ lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch phòng không bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, được bố trí trên ba cụm phòng không (Hà Nội, Hải Phòng và phía Bắc đường 1) cùng các hướng hỗ trợ khác, đã đánh trả mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Đây là cuộc đấu trí, đấu lực hết sức căng thẳng giữa Bộ chỉ huy ta với Bộ chỉ huy địch, giữa lực lượng phòng không ta với lực lượng không quân Mỹ. Trải qua 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 chiến đấu, lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội tên lửa, pháo cao xạ, không quân, bằng ba trận then chốt (đêm 18 rạng ngày 19-12, đêm 20-12, đêm 26-12) đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Số máy bay B-52 bị bắn hạ (34 chiếc) vượt quá sức chịu đựng của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi to lớn, toàn diện của chiến dịch phòng không nhân dân nửa cuối tháng 12-1972 đã giáng đòn quyết định vào nỗ lực cuối cùng về quân sự trong năm 1972 của đế quốc Mỹ. Cùng với chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam năm 1972, chiến công vang dội kể trên đã buộc Mỹ phải trở lại và ký vào bản Hiệp định của Hội nghị Pa-ri, thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời, chiến thắng đó đã để lại cho quân và dân ta nói chung, bộ đội phòng không - không quân nói riêng nhiều bài học quý báu về nghệ thuật chủ động xây dựng phương án, tổ chức lực lượng, thế trận chiến tranh nhân dân đất đối không; về nghệ thuật tác chiến và xử lý tình hình trong quá trình diễn biến chiến dịch… Những bài học quý báu ấy vừa làm giàu thêm kho tàng lý luận khoa học quân sự Việt Nam, vừa có giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong điều kiện mới.

Đại táTRẦN TIẾN HOẠT
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #339 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:53 pm »


ĐƯỜNG ĐẾN "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

QĐND - Thứ Bẩy, 17/11/2012, 12:21 (GMT+7)

QĐND - Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" thể hiện truyền thống càng đánh càng mạnh của quân đội ta trong quá trình vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đánh bại chiến tranh công nghệ, chiến tranh điện tử quy mô lớn của Mỹ. Trước hết, đó là kỳ tích về chiến đấu và lao động của từng chiến sĩ phòng không-không quân (PK-KQ) trực tiếp đối đầu với địch ở cấp chiến thuật, nhất là các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực và các cán bộ kỹ thuật đã dũng cảm, sáng tạo từng bước đánh bại tất cả các thủ đoạn tinh vi của không quân Mỹ…

"Bửu bối" B-52?

Đầu năm 1972, để hỗ trợ cho quân ngụy đang thua ở Quảng Trị và để gây sức ép với ta trong bế tắc ở Hòa đàm Pa-ri, Mỹ đã mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ 2 đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Lần đầu tiên Mỹ đã dùng B-52 leo thang đánh rộng ra từ Quảng Bình, Vinh, Thanh Hóa đến Hải Phòng và uy hiếp thủ đô Hà Nội. Bộ đội Tên lửa Hải Phòng bắn nhiều đạn, nhưng B-52 không rơi.

Lầu Năm góc vội chủ quan, tuyên bố: "Bằng kỹ thuật điện tử hiện đại, không lực Hoa Kỳ đã bịt mắt được toàn bộ hệ thống phòng không Bắc Việt. Giờ đây B-52 có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ miền Bắc, B-52 là bất khả xâm phạm".

Bộ đội Phòng không băn khoăn lo lắng về thủ đoạn mới của địch và khả năng đánh trả của ta, trăn trở với nhận định của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng: "Khả năng sớm muộn gì Mỹ sẽ sử dụng B-52 đánh lớn vào Hà Nội để gây sức ép với ta, đang trở thành hiện thực".


 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông qua cách đánh B-52. Ảnh tư liệu.

Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ quán triệt quyết tâm của Bác Hồ năm xưa: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "bê" gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng", phát động cuộc thi mới: "Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đi sâu nghiên cứu địch, thực hiện lời Bác dạy".

Tư lệnh Phòng không Lê Văn Tri giao cho Bộ Tham mưu, trực tiếp là tôi, bấy giờ là Tham mưu phó phụ trách nghiên cứu và huấn luyện chuyên về tên lửa: "Đồng chí hãy tập hợp anh em có trình độ chuyên môn và có quyết tâm cao, để nghiên cứu xây dựng tài liệu về cách đánh B-52 của tên lửa, càng sớm càng tốt".

Tôi rất lo lắng, vì nhiệm vụ này không dễ dàng gì. Là một trong ba con át chủ bài về phương tiện tấn công chiến lược của Mỹ, B-52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất, thường bay ở độ cao trên 10.000m, mỗi chiếc có thể mang đến 30 tấn bom, được trang bị đến 15 máy gây nhiễu các loại và được bảo vệ chặt chẽ.

Đường đến "Điện Biên Phủ trên không"

Tôi còn nhớ ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Phùng Thế Tài, lúc đó là Tư lệnh Quân chủng Phòng không, cần quan tâm đầu tư nghiên cứu loại máy bay này để không bị bất ngờ.

Vào đầu năm 1966, khi Mỹ lần đầu tiên dùng B-52 đánh ra đèo Mụ Giạ (Quảng Bình), Bác đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Bộ đội PK-KQ: Đã đến lúc phòng không phải tìm cách đánh B-52. Chấp hành chỉ thị của Bác, Trung đoàn 238 - trung đoàn tên lửa thứ 2 mới ra quân đã được đưa vào khu vực Vĩnh Linh để nghiên cứu quyết đánh B-52. Bộ Tham mưu quân chủng đã cử một số cán bộ tác chiến, quân báo, đội trinh sát nhiễu, dưới sự lãnh đạo của Phó tư lệnh Hoàng Văn Khánh, vào Vĩnh Linh để cùng Trung đoàn 238 nghiên cứu nhiễu của địch và tìm cách đánh B-52.

Kết quả, ngày 17-9-1967, Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên miền Bắc nước ta.

Vào năm 1969, từ những kinh nghiệm, Trung đoàn 238 đã hình thành tài liệu đánh B-52 đầu tiên của tên lửa nhưng do điều kiện lúc đó nên tài liệu còn sơ khai, cần phải bổ sung nhiều.

Theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh, Bộ Tham mưu chúng tôi đã bắt đầu thành lập ra Ban nghiên cứu biên soạn tài liệu đánh B-52 của tên lửa. Ban biên soạn gồm các cán bộ đầu ngành và cán bộ chủ chốt của Bộ Tham mưu và Trường Sĩ quan Phòng không. Tùy theo chủ đề, chúng tôi tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô; huy động sự đóng góp của một số cán bộ của Sư đoàn Phòng không Hà Nội, của Viện Khoa học kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng; tranh thủ ý kiến cả của các cơ quan có liên quan của Bộ Tổng tham mưu; dựa vào tư liệu của Bộ và của chuyên gia Liên Xô, các tài liệu thu được của địch, kể cả khai thác các lời cung của tù binh phi công Mỹ. Nhưng thiết thực hơn, đã nghiên cứu các bản sơ kết, tổng kết kinh nghiệm của cả các trận đánh thành công lẫn thất bại của tên lửa từ khi ra quân đánh máy bay cường kích, ném bom các loại, nhất là B-52… Xuất phát từ những trận đánh B-52 của Trung đoàn 238 tại Vĩnh Linh năm 1966-1967 đến các trận đánh B-52 ở các cửa khẩu 559, Đường 9 - Nam Lào, Chiến dịch Trị Thiên năm 1972… Khảo sát kinh nghiệm đánh tập trung, hiệp đồng binh chủng, chống nhiễu của các trận chống tập kích quy mô lớn của địch vào Hà Nội năm 1966-1967, nhưng sốt dẻo nhất là các trận đánh B-52 của tên lửa những ngày tháng 4-1972.

Bộ Tham mưu Quân chủng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề khá sôi nổi.

Về nghiên cứu địch, đã đi sâu phân tích các thủ đoạn mới về kỹ, chiến thuật của địch, nhất là về các nhiễu điện tử, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực trong đội hình, thủ đoạn phóng tên lửa Shrike chống ra-đa của ta.

Tập trung nghiên cứu điểm yếu của nhiễu điện tử. Nhận thấy không phải chỗ nào, lúc nào nhiễu cũng giống nhau, nên cần khai thác những điểm có lợi cho ta. Cần chú ý nhiễu tổng hợp của địch trong đội hình mật tập, sử dụng lực lượng quy mô lớn.

Về cách đánh của ta, sử dụng tập trung từ 2 đến 3 tiểu đoàn tên lửa hiệp đồng binh chủng đánh vào một tốp máy bay địch, trong điều kiện địch gây nhiễu tổng hợp và sử dụng rộng rãi tên lửa Shrike chống ra-đa. Bố trí đội hình phù hợp, tập trung vào hướng đường bay chủ yếu có trận địa chốt có thể cơ động hỏa lực, có trận địa cơ động vòng ngoài, đánh địch từ xa, sẵn sàng chuyển hóa thế trận, kết hợp với đánh chính diện, đánh đòn, đánh bên sườn, đánh đuổi, tạo thế trận bao vây địch, hạn chế tác hại của nhiễu.

Về xạ kích, nâng cao khả năng đánh địch trong nhiễu tạp bằng phương pháp ba điểm (T/T), nhưng cần tích cực phát sóng, tránh tư tưởng ngại Shrike địch; tạo khả năng bắt rõ mục tiêu để đánh bằng phương pháp hiệu quả nhất - phương pháp vượt nửa góc (пC).

Hết sức tận dụng những thành quả cải tiến khí tài của chuyên gia Liên Xô cùng các cán bộ kỹ thuật của ta để góp phần khắc phục nhiễu của địch. Sử dụng bộ khí tài quang học đặt trên nóc xe thu phát (cabin пA-00), giúp phát hiện máy bay địch trên nền nhiễu, đồng thời tránh được tên lửa Shrike của địch.

Những nội dung trên được nhóm chúng tôi tổng hợp thành tài liệu, đánh máy in Roneo, mang bìa đỏ, để phân biệt với các tài liệu khác nên anh em thường gọi là Quyển sách đỏ.

Nội dung Tài liệu đánh B-52 được tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh dần qua các Hội nghị quân chính của quân chủng, thông qua các phương án tác chiến đánh B-52 vào tháng 7 và 9 năm 1972.

Tại Hội nghị quân chính mở rộng vào tháng 10-1972, thành phần gồm các cán bộ từ cơ sở trở lên thuộc Quân chủng PK-KQ, Tài liệu đánh B-52 chính thức được thông qua. Sau đó được in và gửi xuống các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu học tập, vận dụng.

Tháng 11-1972, địch dùng B-52 đánh vào Tây Nghệ An. Ngày 23-11-1972 quân chủng cử một kíp chiến đấu và một số cán bộ tham mưu xuống Tiểu đoàn 43, Tiểu đoàn 44 thuộc Trung đoàn 263 bố trí ở Tây Nghệ An để theo dõi, hỗ trợ đánh B-52 theo tài liệu mới. May mắn thay, đêm đó, tên lửa của ta đã bắn B-52 rơi tại chỗ ở biên giới Việt - Lào - Thái Lan. Phía Mỹ lần đầu tiên đã phải công nhận B-52 bị SAM 2 bắn rơi.

Những kinh nghiệm mới được bổ sung vào tài liệu. Quân chủng phát động tiếp một đợt huấn luyện đột kích về đánh B-52 cho tên lửa. Tư lệnh Quân chủng lại giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách một số cán bộ và trắc thủ cốt cán, lần lượt đi xuống một số tiểu đoàn để huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu theo phương án, phối hợp với cán bộ của các sư đoàn phòng không. Đoàn cán bộ này được anh em gọi vui là "gánh hát rong".

Cuối tháng 11-1972, phương án cuối cùng đánh B-52 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn.

Hiệp đấu quyết định và những bài học


Trong cuộc không kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 cuối năm 1972, Mỹ đã huy động 4.547 lần chiếc máy bay các loại, trong đó có 663 lần chiếc B-52, tức là 1/2 số máy bay B-52 và 1/3 máy bay chiến thuật của Mỹ, ném xuống miền Bắc nước ta hàng vạn tấn bom. Nhưng kết quả Mỹ đã mất 81 máy bay hiện đại, trong đó có 34 chiếc B-52, có 16 chiếc rơi tại chỗ, mất hàng trăm phi công sừng sỏ, tỷ lệ tổn thất lớn xấp xỉ 15% - một tỷ lệ khiến Mỹ không chịu nổi, phải kết thúc chiến dịch sớm, ngoài ý muốn của Nhà Trắng và Lầu Năm góc... Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương "lực lượng phòng không-không quân cùng quân và dân miền Bắc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không vẻ vang nhất".

Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân đất đối không của Việt Nam, dựa trên tác chiến của 3 thứ quân. Lực lượng PK-KQ làm nòng cốt, đánh có trọng điểm và rộng khắp với mọi đối tượng địch ở mọi độ cao, ngày cũng như đêm. Tất cả các thành phần đều lập công: Bộ đội ra-đa thông báo kịp thời, chính xác; Tên lửa đánh giỏi, bắn rơi nhiều chiếc B-52; Không quân và pháo 100mm cũng bắn rơi B-52; Cao xạ bắn rơi hàng chục máy bay cường kích các loại; Tự vệ Cơ khí Mai Động bắn rơi 1 chiếc F111A bay thấp, dân quân Hòa Bình bắn rơi 1 trực thăng cứu người lái…

Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" thể hiện nghệ thuật tác chiến phòng không Việt Nam, đỉnh cao là chiến dịch chống tập kích đường không của Mỹ: Từ trận mở đầu thắng giòn giã (18-12-1972), tới trận thắng quan trọng (20-12-1972), kết cục là trận then chốt quyết định (26-12-1972).

Trung tướng VŨ XUÂN VINH - Nguyên Tham mưu phó Quân chủng PK-KQ, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/409/409/216206/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM