Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:27:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những bí mật về chiến tranh Việt Nam  (Đọc 101002 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 12:31:56 am »

Tác giả: Daniel Ellsberg
Dịch giả: Tĩnh Hà - Kiều Oanh
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên





Lời giới thiệu



     Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam.

     Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.

     Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".

     Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).

     Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.

     Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.

     Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này.
Nhà xuất bản Công an nhân dân xin trân trọng giới thiệu.


« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2021, 06:56:30 am gửi bởi ptlinh » Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 12:54:58 am »

Lời nói đầu






    Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ của Công ty Rand(*) ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu tối mật mà tôi dư tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen thuộc là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở văn phòng của tôi.

    Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công bố tài liệu của tôi.

     Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức của tôi.

    Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ - ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc gia khác, và tôi đã nỗ vạch trần và chống lại cuộc chiến khi ý thức mách bảo nó đã trở thành một tội ác với hy vọng chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Qua quá trình nhận thức trên, tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm tránh khả năng chiến tranh leo thang lên cao hơn. Nhưng gần đến giữa năm 1973, khi tôi phải ra trước Toà án liên bang vì nhũng hành động của tôi vào cuối năm 1969, tôi đã nói không ai, kể cả tôi, thành công trong mục đích và cố gắng của mình. Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột - cho dù nó được nhìn nhận như là một cuộc kiểm nghiệm bị thất bại, một vũng lầy hay một sai phạm về mặt đạo lý - dường như cũng chẳng thấm vào đâu so với những cố gắng để chiến thắng trong cuộc xung đột đó. Vì sao?

     Như sau này tôi nhận thấy, chỉ cần chống thôi chưa đủ, chúng ta còn cần phải hiểu về chiến tranh. Ba mươi năm sau tôi vẫn tin điều đó là sự thật. Cuốn sách này thể hiện nỗ lực cho đến tận ngày hôm nay của tôi - những nỗ lực còn xa mới hoàn tất - trong việc giúp các bạn hiểu về cuộc chiến tranh của đất nước chúng ta ở Việt Nam, và bản thân tôi là một phần của cuộc chiến đó và tại sao cuộc chiến tranh đó cũng như những nỗ lực của tôi lại kéo dài đến như vậy.

     Trong thời gian ba năm bắt đầu từ giữa năm 1964 - với ngạch bậc dân sự cao nhất, tôi đã giúp chính quyền theo đuổi một cuộc chiến tranh mà tôi tin ngay từ khi bắt đầu là nó sẽ bị thất bại. Làm việc tại Washington bên cạnh những nhà hoạch định chính sách tối cao trong những năm 1964-1965, tôi đã chứng kiến họ bí mật đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh qui mô lớn mà không hề có lấy một khả năng thành công. Sự bi quan của tôi trong những năm đó không thay đổi, và trong vòng khoảng một năm - từ mùa Xuân năm 1965 tới mùa Xuân năm 1966 - tôi đã kỳ vọng và làm hết sức để trông chờ một sự thắng lợi nào đó. Sự kỳ vọng đó đặt vào vị tổng thống, người mà bất chấp nhiều mối nghi ngại, vẫn đẩy chúng ta lún sâu vào vũng lầy của cuộc chiến. Khi nước Mỹ đã dính líu toàn diện vào cuộc chiến tranh, vào giữa năm 1965 tôi tình nguyện tới phục vụ ở Việt Nam như một nhân viên của Bộ Ngoại giao. Công việc của tôi là đánh giá tình hình "bình định" ở vùng nông thôn. Thời gian này, tôi đã sử dụng vốn kiến thức của một sĩ quan chỉ huy pháo binh của lực lượng lính thuỷ đánh bộ, để quan sát cuộc chiến tranh một cách toàn diện. Trước đây câu hỏi liệu chúng ta có một quyền gì đó, bất kể quyền gì cao hơn người Pháp tới chúng ta, để theo đuổi cuộc chiến bằng lửa đạn và sắt thép ở Đông Dương, những mục tiêu mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã lựa chọn, chưa bao giờ khiến tôi phải bận tâm. Trong hai năm ở Việt Nam, ấn tượng về những người dân và hoàn cảnh của họ đã trở nên chân thực với tôi hơn, chân thực như những binh lính Mỹ mà tôi cùng hành quân, như chính đôi bàn tay của tôi, mà trong một khía cạnh nào đó, đã khiến việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến vô vọng đó trở nên không thể tha thứ được.

     Bị loại khỏi chiến trường vì bệnh viêm gan và quay trở lại Mỹ từ giữa năm 1967 tôi bắt đầu làm tất cả những gì có thể để giúp đất nước tôi thoát khỏi cuộc chiến tranh. Trong hai năm tôi làm việc này với danh nghĩa là người trong cuộc phỏng vấn trực tiếp các quan chức cao cấp, cố vấn cho các ứng cử viên tổng thống và cuối cùng, vào đầu năm 1969, làm trợ lý Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống. Nhưng cùng trong năm đó, tôi nhận ra mình đã phá vỡ kế hoạch đề ra ban đầu nên quyết định chấm dứt sự nghiệp công bộc cho chính phủ.

     Một trong những việc làm trên đe doạ xâm hại quyền tụ do của tôi. Năm 1969 và 1970, với sự giúp đỡ của người bạn tên là Anthony Russo - một cựu thành viên của Công ty Rand, tôi bí mật sao chụp toàn bộ 47 tập Hồ sơ Lầu Năm Góc, một văn kiện nghiên cứu tối mật về các quyết định của Mỹ ở Việt Nam từ 1945 đến 1968, làm sở hữu riêng của mình và trao chúng cho Thượng nghị sỹ William Fulbright, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện. Năm 1971, tôi cũng đã trao những bản sao cho tờ Thời báo New York và tờ Bưu điện Washington và cuối cùng, bất chấp tới bốn lệnh cấm của liên bang, một điều chưa có tiền lệ, cho 17 tờ báo khác mà sau đó đã đem công bô nội dung tài liệu của tôi.

     Tôi đã không sai khi nhận định về những mối nguy hiểm đối với cá nhân tôi. Ngay sau đó, tôi bị buộc phải ra trước toà án liên bang, tiếp theo là Russo. Tổng cộng, tôi bị quy tới 12 tội và có thể phải chịu tới 115 năm tù với một vài lần hầu toà nữa. Nhưng tôi cũng không sai khi hy vọng rằng vạch trần những bí mật và những điều dối trá của 5 vị tổng thống có thể làm lợi cho nền dân chủ của chúng ta và đó là cái giá xứng đáng cho sự mạo hiểm của mình. Sự thật được tiết lộ sẽ là động lực để thúc đẩy việc đưa ra công luận hàng loạt vấn đề, bao gồm cả những việc làm xấu xa của Nhà Trắng hòng làm mất uy tín của tôi cũng như bắt tôi phải im miệng. Đương nhiên là nếu tôi khuất phục thì họ sẽ bãi bỏ những cáo buộc chống lại tôi và bạn bè của tôi. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều là chính những tội ác của Phòng Bầu Dục đã góp phần lật đổ Tổng thống, một bước hết sức cần thiết trước khi đi đến kết thúc chiến tranh.

     Đây là câu chuyện về sự thay đổi lớn nhất trong đời tôi, nó bắt đầu kể từ khi tôi từ Việt Nam trở về. Sự tan vỡ của nhũng niềm hy vọng mỏng manh mà tôi có. Ở Việt Nam, sự hoài nghi về cuộc chiến tranh đã theo tôi về Mỹ từ giữa năm 1967 không còn xa lạ gì với tôi nữa. Trái lại, nó khiến tôi bi quan trở lại như trong chuyện đi đầu tiên tới Việt Nam năm 1961 và nó lại được nhân lên trong năm đầu tiên tôi làm cho Lầu Năm Góc từ giữa năm 1964. Năm 1967, tâm lý hoài nghi này lan rộng trong chính phủ. Dư luận bên ngoài thậm chí có lẽ còn hoài nghi hơn nữa. Đây chính là thời điểm mà mong muốn chứng kiến cuộc chiến tranh kết thúc của tôi cũng không khác với hầu hết các đồng nghiệp trong chính phủ hoặc trong các cơ sở nghiên cứu do chính phủ tài trơ, dù họ đã hoặc chưa tùng phục vụ ở Việt Nam. Cả một thế hệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng đều trở nên vỡ mộng như tôi về một cuộc chiến tranh mà họ thấy ở đó sự vô vọng và vô tận.

Tôi cũng từng có chung quan niệm như họ về những giá trị và đặc tính của nước Mỹ, tham gia tích cực vào Chiến tranh lạnh, vào việc chống chủ nghĩa cộng sản, vào việc giữ bí mật, và vào việc ủng hộ chiếc ghế tổng thống. Đến năm 1968, nếu không nói là sớm hơn, tất cả họ, cũng như tôi đều muốn thấy nước Mỹ cần phải thoát ra khỏi cuộc chiến tranh này. Mong muốn này thúc đẩy tôi tìm hiểu câu hỏi. Tại sao chiến tranh lại có thể xảy ra trong những hoàn cảnh như vậy, nhất là sau sự ám ảnh ghê gớm của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân hồi đầu năm 1968 mà cuộc chiến vẫn có thể kéo dài tới bảy năm nữa?

     Nội dung chính của cuốn hồi ký này kể một câu chuyện với phần mở đầu là sự chỉ trích của những nhân vật trong chính phủ về chính chính sách của chúng ta, đến chỗ cuối cùng tôi đã vượt lên trên cả những nỗ lực chấm dứt chiến tranh từ vị trí trong ngành hành pháp, sẵn sàng từ bỏ những đặc quyền và mối quan hệ chính trị, cơ hội phục vụ các tổng thống tương lai, toàn bộ sự nghiệp của tôi để thay bằng việc chấp nhận viễn cảnh của một cuộc sống ở chốn lao tù. Cuốn sách tập trung vào những điều mà kinh nghiệm cuộc sống đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện công việc của mình suốt từ năm 1969 đến năm 1972, nhũng điều tôi đang mong muốn tôi (hoặc nhũng người khác) đã làm trong năm 1964 hoặc 1965 đó là: đưa những tài liệu này ra Quốc hội và báo chí để nói ra sự thật.

     Thật dễ để nói rằng ý tưởng phanh phui sự thật đơn giản đã không đến với tôi và cũng như bất kỳ ai vào thời điểm đó. Vấn đề còn lại là tại sao điều đó lại không xảy ra? Cũng giống như nhiều người, tôi hoàn toàn tin tưởng vào vị tổng thống của mình (và đối với nghề nghiệp của tôi, những dữ liệu thông tin nội bộ và ảnh hưởng của nó, dù sao chăng nữa, tôi cũng đã lý tưởng hoá mục đích của mình) trên tất cả mọi thứ khác, trên lòng trung thành với Hiến pháp, trách nhiệm với sự thật, với những người bạn Mỹ và với những cuộc sống của những người khác. Đây là một câu chuyện đối diện với sự thật, mà vì nó, tôi luôn biết ơn, của những thanh niên Mỹ đã lựa chọn thà vào tù còn hơn là tham gia vào một cuộc chiến mà họ biết là sai lầm, đã thức tỉnh tôi trước những sự trung thành cao cả này.

     Tôi hy vọng, thông qua cuốn hồi ký, đưa ra những bài học cho các quan chức tương lai trong những hoàn cảnh tương tự và cho tất cả mọi người dân, những người sẽ theo dõi trách nhiệm của chính phủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tôi sẽ nêu một bài học thú vị hơn (như mô tả trong Phần IV)l vào thời điểm chuẩn bị kết thúc phiên toà và sau đó, là việc nói ra sự thật, vạch trần những bí mật sai trái được che đậy, có thể đem lại một sức mạnh bất ngờ chưa từng thấy, nó giúp chấm dứt một sai lầm và cứu được những mạng sống.



-------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:

(*) Rand là công ty nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Research and Development", nghĩa là "Nghiên cứu và Phát triển" - ND
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 12:58:25 am »

Giai đoạn mở đầu: Việt Nam 1961


     


     Mùa thu năm 1961, không phải mất nhiều thời gian để khám phá ra rằng chúng ta hầu như không thể giành được thắng lợi ở Việt Nam. Tôi chỉ mất gần một tuần trong chuyện thăm đầu tiên để hiểu ra điều đó. Với việc tiếp cận đúng nguồn thông tin, nói chuyện với đúng đối tượng dân chúng, bạn có thể nhanh chóng có được một cái nhìn xác thực. Bạn không phải nói tiếng Việt Nam, cũng không cần phải biết lịch sử, triết học hay văn hoá châu Á mới có thể biết được rằng mọi việc chúng ta đang cố gắng làm đều chẳng đem lại kết quả tốt đẹp gì hơn. Tôi đã đọc đâu đó rằng bạn không cần phải là một nhà ngư học mới biết được khi nào thì một con cá bị chết thối.

     Tôi là thành viên cấp cao của một lực lượng đặc nhiệm thuộc Lầu Năm Góc, tới thăm Đoàn Cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Việt Nam với một giấy phép có thể "đi bất cứ đâu, xem bất cứ cái gì". Trưởng đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ, tướng Lionel McGan, đã yêu cầu các thành viên tham mưu của ông ta giúp chúng tôi bằng mọi cách để chúng tôi có thể nói một cách thẳng thắn. Đặc biệt, có một viên đại tá, người mà tôi đã nói chuyện vào thời gian gần cuối nhiệm kỳ của ông ta ở Việt Nam, đã có ý định chuyển giao lại những gì ông ta thu thập được ở đất nước này cho một người nào đó mà người đó có thể nói được với công chúng ở Washington. Ông đã cho tôi xem các hồ sơ của Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ và kéo ra hàng đống những cặp tài liệu, và tôi đã thức trắng mấy đêm để đọc, phân loại các kế hoạch, báo cáo và các bản phân tích những chương trình của chúng ta và triển vọng của nó ở Việt Nam.

     Mùi mốc của tài liệu rách nát hiện hữu ở mọi chỗ, và ông bạn đại tá của tôi cũng chẳng có một cố gắng nào để làm thay đổi tình trạng này.

     Ông ta nói với tôi rằng dưới sự trị vì của Tổng thống Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo độc tài mà chúng ta đã lựa chọn cho miền Nam Việt Nam trước bảy năm, thì cuối cùng trong vòng một hoặc hai năm, Cộng sản gần như chắc chắn sẽ lên nắm quyền.

     Nếu Diệm, người đã rất thành công trong năm trước đó bị phế truất trong một cuộc đảo chính, thì Cộng sản thậm chí còn giành thắng lợi nhanh hơn.

     Hầu hết các sĩ quan của Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ đều đồng ý với ông ta và với nhiều quan chức người Việt Nam rằng điều duy nhất có thể làm thay đổi triển vọng này trong thời gian ngắn là các lực lượng chiến đấu người Mỹ với qui mô lớn. (Hiệp định Geneva năm 1954 chỉ cho phép 350 cố vấn quân sự của Mỹ có mặt tại Việt Nam, cho dù bằng nhiều mưu mẹo khác nhau Mỹ đã cho tới hơn 700 cố vấn). Vị đại tá này còn tin rằng kể cả các sự đoàn của Mỹ vào cũng sẽ chỉ làm chậm lại hậu quả tương tự. Cộng sản sẽ nắm quyền ngay sau khi lực lượng của chúng ta rút ra bất kể khi nào.

     Đây không phải là tin tốt lành với tôi. Tôi là một chiến binh mùa đông tận tâm và thực tế là một chiến binh nhà nghề. Tôi đã là thành viên chống Xô viết từ cuộc đảo chính của người Séc và trận phong toả Berlin năm 1948, khi tôi đang học năm cuối của trường trung học và cuộc chiến tranh Triều Tiên khi tôi là sinh viên trường Harvard vài năm sau đó. Trong thời gian phục vụ quân ngũ, tôi đã chọn Quân đoàn Lính thuỷ đánh bộ và có 3 năm làm sĩ quan bộ binh. Từ vai trò người lính thuỷ đánh bộ, tôi quay trở về Harvard để thi tốt nghiệp, sau đó vào Công ty Rand, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận với vấn đề trọng tâm là các khía cạnh quân sự của cuộc Chiến tranh lạnh. Công việc của tôi tới năm 1961 chủ yếu là ngăn cản một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ từ Liên bang Xô viết. Tôi không thích gì hơn khi được biết miền Nam Việt Nam, nơi mà Xô viết ủng hộ phe Cộng sản, sẽ bị đánh bại với sự trợ giúp của chúng tôi. Nhưng những cuộc tranh luận với viên đại tá đã làm tôi tin rằng miền Nam Việt Nam không phải là nơi đó.

     Khi tôi trở lại Công ty Rand một tháng sau, thông điệp của tôi tới các cấp trên là, tốt nhất nên tránh xa Việt Nam, tránh xa các nghiên cứu chống bạo loạn, ít ra là về Việt Nam. Tôi nói, chúng ta đang bị lúng túng ở đó và tình hình sẽ không khá khấm hơn, người ta sẽ cản trở và bôi nhọ mọi thứ liên quan tới Việt Nam vì đó sẽ là một thất bại. Họ sẽ phải hứng chịu một số phận như những người dính líu vào vụ Vịnh Con Lợn, trước đó chỉ vài tháng. Bản thân tôi cũng quyết định không làm gì liên quan tới Việt Nam.

     Một thời gian ngắn sau đó, Chính quyền Kennedy đã thể hiện một thái độ hoàn toàn khác. Vài tuần sau khi tôi từ Việt Nam trở về, một đoàn cố vấn của Nhà Trắng dưới sự chỉ huy của hai cố vấn cao cấp của Tổng thống là tướng Maxwell Taylor và W. Rostow đã tới Sài Gòn để nắm bắt tình hình. Họ phải đi đến quyết định cử các lực lượng đổ bộ Mỹ sang Việt Nam. Ngay sau khi họ trở về một tháng, Nhà Trắng tuyên bố tăng cường sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Giữa tháng mười một, Tổng thống Kennedy thực hiện một đợt tăng cường nhân viên quân sự Mỹ tại Việt Nam, phá vỡ điều khoản đã được đặt ra trong Hiệp định Geneva năm 1954. Ông ta tăng gấp đôi số cố vấn quân sự trong hai tháng cuối của năm 1961 và cùng với các đơn vị hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam: các đại đội trực thăng các chuyên gia thông tin, vận tải, hậu cần và tình báo.

     Tôi thực sự không ngạc nhiên về việc này. Tôi rất vui vì trái ngược với sự dự đoán của báo chí những tuần trước, tổng thống đã không gửi thêm các đơn vị chiến đấu của Mỹ. Dù sao, tôi vẫn cho rằng sự can thiệp gia tăng của Mỹ đã đi sai hướng. (Sự có mặt của cố vấn Mỹ đã tăng tới 12.000 người vào lúc Tổng thống Kennedy chết năm 1963 và một số hàng viện trợ của Mỹ đang được bí mật chuyển tới nhưng vẫn chưa có các đơn vị bộ binh).

     Đó là những gì tôi lo sợ sẽ xảy ra; và cũng là lý do tại sao tôi có quyết định quan trọng tách mình ra khỏi tiến trình này. Tôi đã giữ chính kiến của mình trong ba năm tiếp theo.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:01:50 am »

Chương 1

Vịnh Bắc bộ - tháng 8-1964



     Sáng thứ Tư, ngày 4-8-1964, ngày đầu tiên của tôi với công việc mới ở Lầu Năm Góc, một người đưa thư tới văn phòng đem theo một bức điện khẩn cho cấp trên của tôi. Ông ấy đã đi vắng. Các thư ký nói với anh ta là trợ lý Bộ trưởng John McNaughton đã ra ngoài cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Họ chỉ anh ta tới tôi, người trợ lý chuyện trách mới. Người đưa thư trao cho tôi bức điện và đi.
Bức điện đến từ Hạm trưởng John J. Herrick, Phó chuẩn đô đốc Đội tàu khu trục ở Vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi miền Bắc Việt Nam tại Biển Đông. Theo bản báo cáo, tàu của ông ta bị các tàu tuần tra của Bắc Việt tấn công khi đang đi trong vùng hải phận quốc tế, trên 60 dặm ngoài khơi Bắc Việt và đã ra lệnh bắn trả.
Một ngư lôi đã va phải trạm thuỷ âm của tàu chỉ huy Maddox, một ngư lôi khác sượt qua tàu khu trục Turner Joy.

     Ngay khi đưa cho tôi bức điện, người đưa thư quay trở lại trung tâm điện tín ở Viện An ninh quốc tế Lầu Năm Góc, Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong 10 phút anh ta quay lại chỗ tôi với một bức điện khác trong cùng một seri: "Tôi bị ngư lôi tấn công liên tiếp"(1)

     Một vài phút sau, Herrick báo cáo một ngư lôi khác đã bị ông ta bắn trả, hai ngư lôi khác đã lao xuống nước. Hai tàu khu trục của ông ta bị tấn công và có thể một trong hai chiếc đã bị hư hại. Hai tàu đang bắn trả bằng hệ thống vũ khí điều khiển bằng radar. Cuộc đụng độ diễn ra vào một đêm tối, không trăng không sao, trong nhiều giờ tới gần nửa đêm.

     Đây là một sự kiện không bình thường. Chính xác đây là đợt tấn công thứ hai vào tàu Hải quân của Mỹ kể từ Đại chiến thế giới II. Còn đợt đầu chỉ cách trước đó không đầy 3 ngày, ngày chủ nhật, mồng 2 tháng tám, cũng là tàu Maddox của Herrick đang đi tuần trên Vịnh Bắc Bộ. Vào giữa trưa, cách bờ biển 28 dặm, 3 thuyền ngư lôi của Bắc Việt đã tấn công và phóng ngư lôi vào tàu Maddox. Tất cả các quả ngư lôi đều trượt và không làm thiệt hại tới tàu khu trục, ngoại trừ một viên đạn 14,5 ly trúng vào một ống khói. Các thuyền của Bắc Việt đã bị hoả lực từ tàu Maddox, từ các máy bay hải quân trên tàu sân bay gần đó bắn phá huỷ.
Từ đó không có một thương vong hay thiệt hại nào của phía Mỹ, Tổng thống Johnson quyết định không thực hiện thêm hành động nào, trừ việc đưa thêm tàu khu trục Turner Joy vào hoạt động. Hai tàu khu trục được lệnh tiếp tục hoạt động như một đội tuần tra để khẳng định quyền qua lại tự do của Mỹ trong hải phận quốc tế. Tổng thống còn tuyên bố rằng trong trường hợp bị tấn công thêm, các tàu tấn công sẽ bị không chỉ đánh lui mà là tiêu diệt. Ông ta đã gửi một kháng nghị tới Hà Nội, cảnh báo "bất cứ một hành động quân sự nào chống lại các lực lượng của Mỹ mà không phải do khiêu khích đều sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng khó tránh nổi"(2). Tất cả những điều này, trừ những công bố mới nhất, tôi đều đã đọc trên các tờ báo sáng thứ Hai. Trưa hôm đó, đọc những thống kê được giải mật của giai đoạn này, tôi đã học thêm được nhiều điều.

     Giờ đây, mỗi khi có bức điện mới tới, tôi thường nhìn vào điểm thời gian ở góc trái của các bức điện. Hai số đầu tiên chỉ ngày trong tháng; 4 số tiếp theo, thời gian quân sự (24 giờ là nửa đêm), thời gian chính xác khi bức điện được chuyển đi. Bức điện đầu tiên được chuyển từ tàu chỉ huy của Herrick lúc 10h42 sáng, giờ Washington (9h42 ở Vịnh Bắc Bộ). Tôi đối chiếu thời gian chuyển với đồng hồ trên tường trong văn phòng của tôi ở Lầu Năm Góc, lúc đó khoảng một tiếng rưỡi sau khi bức điện được chuyển, một khoảng thời gian quá ngắn để một bức điện có thể tới được chỗ tôi. Sự thật tương tự như thế với bức điện thứ hai, được gửi lúc 10h52 sáng giờ Washington và tới tay tôi lúc 11h20 , và với các bức điện khác chỉ mất ít phút. Herrick cho họ quyền cao nhất để chuyện các bức điện bằng tay, vì thế họ có toàn quyền để chuyển và phân phát các bức điện. Nhưng 20 phút hay 30 phút đều là một thời gian dài với một hành động như vậy. Toàn bộ việc trao đổi vào ngày chủ nhật, trên bộ và trên không, đã kéo dài 37 phút. Việc này đã có thể kết thúc ở đầu bên kia của trái đất, vào đúng lúc tôi đọc bức điện đầu tiên hoặc bức điện cuối cùng. Một tàu khu trục bị đâm có thể đã chìm trong khi chúng ta đang xem những buổi diễn tập của nó hoặc sự thành công của nó khi tiêu diệt một kẻ tấn công. Nhưng không có cách nào cho những người ở Washington biết về điều này khi họ đọc nó.

     Tiếp đó, CNN cũng không theo dõi được hoạt động trực tiếp của nửa trái đất bên kia, thậm chí còn chẳng có liên lạc trực tiếp giữa Washington và các tàu khu trục ở Thái Bình Dương. Sự liên lạc thường xuyên nhất là đài phát thanh và điện thoại với Đô đốc S.G. Sharp, Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương, tại sở chỉ huy của ông ta ở Hawaii. Các bức điện của CINCPAC giờ đang chất đống trên mặt bàn của tôi, nhưng chúng không tới thường xuyên và nhanh chóng như các bức điện từ tàu khu trục. Theo một loạt các điện báo của Hạm trưởng Herrick, chúng tôi thực sự đã không theo dõi được các hoạt động vào đúng thời điểm diễn ra.
Các bức điện báo rất gấp gáp. Herrick chắc chắn đã phải nửa chỉ thị nửa ra lệnh vì hai tàu khu trục đã đột ngột đổi hướng để tránh các quả ngư lôi mà hệ thống định vị âm thanh dưới nước của tàu Maddox đã phát hiện và trong đêm tối đã bắn vào các mục tiêu được vạch ra bằng radar của tàu Turner Joy: "Các quả ngư lôi trượt ra ngoài. Một quả khác đã bắn vào chúng tôi. 4 quả đang dưới nước. 5 quả đang dưới nước… Đã may mắn tránh được ít nhất 6 quả".(3)

     9 quả ngư lôi đã bắn vào hai con tàu của Herrick, 14, 26. Nhiều tàu phóng ngư lôi bị trúng hoả lực và ít nhất một chiếc bị chìm. Hoạt động này kéo dài từ 40 phút tới một tiếng đồng hồ. Biển gầm lên dữ dội vì những đợt hoả lực và những chiếc máy bay phóng rocket vào các vị trí do radar của tàu Turner Joy vạch ra.

     Một giờ sau đó, bỗng nhiên mọi hoạt động im bặt. Một bức điện tới thông báo không phải toàn bộ sự việc nhưng cũng đủ để nêu vấn đề. Sau một giờ tương đối yên tĩnh, người đưa tin tới với một loạt các bức điện từ CINCPAC, Hạm đội 7 và các bản phân tích từ Bộ Quốc phòng, Cục tình báo Trung ương (CIA) và các bộ phận khác của Lầu Năm Góc. Tôi đang ngồi trong phòng, hồi tưởng lại, cố gắng lắp ghép các thông tin theo thứ tự cho McNaughton, thì người đưa tin ấn vào tay tôi một bức điện khẩn từ Herrick: "Hành động lặp lại đã tạo ra nhiều cuộc đụng độ như đã báo cáo và các quả ngư lôi được phóng ra rất đáng nghi ngờ. Thời tiết bất thường ảnh hưởng tới radar và những người điều khiển hệ thống định vị âm thanh dưới nước quá sốt sắng có thể là lý do giải thích cho việc có nhiều báo cáo. Không có những hình ảnh thực của tàu Maddox. Hãy cho những đánh giá cụ thể trước khi diễn ra bất cứ một hành động nào tiếp theo"(4).

     Lúc đó là hơn 2h chiều. Bức điện được gửi đi lúc 1h27 chiều, giờ Washington. Nửa giờ sau một bức điện khác từ Herrick, đánh giá tóm tắt hành động tích cực và tiêu cực đối với một cuộc tấn công, kết luận: "Toàn bộ hành động đã đem lại nhiều sự nghi ngờ, ngoại trừ trận phục kích có chủ định ngay từ ban đầu. Hãy cho máy bay trinh sát kỹ vào ban ngày"(5). Hàng ngày, cứ cách khoảng 3-4 tiếng máy bay lại trinh sát trên vùng vịnh để tìm ra các vết dầu loang và các mảnh tàu bị vỡ có thể do trúng hoả lực, những dấu hiệu của một cuộc tấn công chứ không chỉ là một cuộc va chạm với các mục tiêu mà radar đã vạch ra.
Trong đầu tôi, những bức điện này đã xoá đi hình ảnh một vở kịch được truyền "trực tiếp" trong 2 giờ mà chúng tôi đang dõi theo. Thông tin mới này là một gáo nước lạnh. Tới khoảng 3h, để đáp lại những yêu cầu gấp gáp cần được chứng thực, Herrick đánh điện: "Các hoạt động chi tiết thể hiện một bức tranh lộn xộn cho dù chắc chắn trận phục kích ban đầu là có thật". Nhưng làm sao anh ta có thể chắc chắn về điều đó, hoặc tại sao, trước đó 1 giờ, khi anh ta dường như đã đủ tự tin, thì không còn ai có những báo cáo tiếp theo chuyện về cho tới tận giờ?

     Herrick tiếp tục khẳng định, lúc 6 giờ Washington (5h sáng giờ vùng vịnh), chiếc thuyền đầu tiên áp sát tàu Maddox có thể đã bắn một quả ngư lôi vào tàu Maddox (theo âm thanh nghe thấy chứ không phải nhìn thấy). Tất cả các báo cáo về quả ngư lôi bắn vào tàu Maddox đều bị nghi ngờ vì người ta đoán rằng do người điều khiển hệ thống định vị âm thanh dưới nước đã bị nhầm khi nghe thấy tiếng đập chân vịt của tàu. Vì thế sự thừa nhận của anh ta về những báo cáo đã gửi đi đều không đáng tin cậy. Đống bằng chứng tới trong vài ngày dường như đã không có cuộc tấn công nào xảy ra vào ngày 4-8; Năm 1967, các tài liệu dường như đều khẳng định không có cuộc tấn công thứ hai, và năm 1971 tôi buộc phải tin vào sự ngờ vực này. Năm 1966, một bằng chứng đáng tin cậy của các sĩ quan Bắc Việt bị bắt từng tham gia vào cuộc tấn công ngày 2 tháng tám đã bác bỏ bất cứ cuộc tấn công nào vào ngày 4-8. Cuối năm 1970, nhà báo Anthony Austin phát hiện và đưa cho tôi bằng chứng khẳng định, cuộc tấn công ngày 4-8 có lẽ có liên quan tới cuộc tấn công ngày 2 tháng tám. Năm 1981, với những bằng chứng mới trong cuốn nhật ký của mình, nhà báo Robert Scheer đã khẳng định với Herrick rằng báo cáo về quả ngư lôi đầu tiên không được tìm thấy. Dẫu sao, ngày 4-8, từ những báo cáo được bảo đảm chuyện tới cho Herrick, tôi kết luận rằng có thể đã có một cuộc tấn công dưới dạng nào đó. Đúng lúc đó, rõ ràng đã có một cơ hội tốt mà lại không xảy ra. Chính thế mà lời đề nghị tạm ngừng để điều tra trước khi thực hiện hành động của Herrick dường như rất rõ ràng, ông ta nói ngắn gọn: "Quay tàu lại, chấm dứt ẩu đả!". Nhưng đó không phải là những gì được chuyển tải về Washington trưa ngày thứ tư hôm đó.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:03:17 am »

     Các bức điện mới của Herrick đã không làm chậm tiến trình chuẩn bị cho một cuộc không kích trả đũa nhanh chóng ở Washington và ở Thái Bình Dương, cụ thể hơn là Vịnh Bắc Bộ.

     Những gì họ đã làm để khuyến khích cho công việc này là một loạt các cuộc điều tra gây xôn xao để tìm bằng chứng, nhân chứng ủng hộ cho những hành động ban đầu của cuộc tấn công hay ít ra để khẳng định một thực tế là đã có một cuộc diễn ra.

     Vì những việc này đã tới Washington nên Tổng thống đã triệu tập một cuộc họp với Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) cơ bản là để thông báo những hành động đã dự tính. Tiếp đó, ông thông báo với các nhà lãnh đạo quốc hội. Các tàu sân bay đã vào vị trí để thực hiện các chuyến bay càng sớm càng tốt vào sáng hôm đó. Giờ Washington có thể vào khoảng từ 6h tối đến gần nửa đêm. Còn Tổng thống thì quyết định nói với công chúng Mỹ về các cuộc tấn công của Mỹ ít nhiều như chúng đang diễn ra.

     Ông ta không muốn họ biết về những cuộc không kích trên các bản tin buổi sáng của ngày hôm sau, mà phải san nhiều giờ khi chúng diễn ra ở phía bên kia của thế giới vào khoảng thời gian sớm hơn.

     Hải quân thấy quan ngại, vì không có cảnh báo của Tổng thống với các tay súng phòng không của Việt Nam rằng một cuộc tấn công sẽ xảy ra, trước khi các máy bay rơi vào tần số quét radar của Bắc Việt. Tổng thống nhất quyết không làm như thế. Ông ta yêu cầu giờ bay lúc 7h tối, sau đổi sang 8h rồi đến 9h vì tàu sân bay Constellation vẫn chưa tới được vị trí và chưa thông báo hết cho các phi công. Tổng thống quyết định diễn thuyết trước 11h30 tối. Từ McNamara tới CINCPAC, (đô đốc Sharp ở Hawaii đều đang chú ý xem, liệu Tổng thống có thể phát biểu trước khi các máy bay tập trung ném bom các mục tiêu, hoặc khi những chiếc máy bay đầu tiên bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ông ta hỏi liệu chúng có thể bị radar phát hiện ngay lập tức không(6), chính vì thế, sẽ không có lời phát biểu của ông ta sau đó để có thể truyền tin tới Hà Nội? Câu trả lời là đúng thế, tuy nhiên Hà Nội sẽ không biết được nơi các máy bay sẽ tới, nên ông ta có thể cắt bỏ một số mục tiêu.

     Lúc này tôi đang ngồi với John McNaughton trong văn phòng cùng với Vụ trưởng Vụ quan hệ Viễn Đông và các thành viên khác, đọc các bức điện từ các tàu sân bay và CINCPAC để cố trả lời các câu hỏi của McNamara hoặc Nhà Trắng. Chiếc ti vi lớn trong văn phòng của McNaughton vẫn mở, âm thanh sẽ được hạ xuống, nếu Tổng thống quyết định tham gia vào chương trình này.

     Nhiều người đề nghị Tổng thống phát biểu chậm lại cho tới khi các máy bay vào tầm kiểm soát của radar đối phương, nhưng đã quá muộn. Đô đốc Sharp nói với McNamara lúc 11h20 tối rằng tàu sân bay Ticonderoga đã phóng những chiếc máy bay và Tổng thống vẫn nói trên ti vi lúc 11h37, ông ta thông báo "chiến dịch không quân chính thức bắt đầu"(7) cho dù thực tế Constellation vẫn chưa phóng máy bay đi và chưa có chiếc máy bay nào tới bờ biển Bắc Việt hay vào tầm quét của radar. Vì thế thông báo này đã là lời cảnh báo cho Hà Nội.

     McNamara tổ chức một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngay sau nửa đêm. Chúng tôi thức trắng cả đêm ở văn phòng cùng với những đợt ném bom, để chuẩn bị cho cuộc họp báo của McNamara vào ngày hôm sau. Ngày đầu tiên của tôi ở Lầu Năm Góc đã kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ.

     Thông báo của Tổng thống và cuộc họp báo của McNamara vào cuối ngày 4-8 thông báo cho công chúng Mỹ biết rằng Bắc Việt lần thứ hai trong ngày đã tấn công các tàu chiến của Mỹ trên "đường tuần tra thuộc hải phận quốc tế"(Cool; rằng đây là một hành động cố tình gây chiến mà không có căn cứ; rằng bằng chứng cho lần tấn công thứ hai giống với lần thứ nhất là rõ ràng; rằng cuộc tấn công của Bắc Việt không có nguyên nhân và rằng Mỹ đáp trả lại để ngăn chặn bất cứ sự tái diễn nào và không có ý định mở rộng chiến tranh.

     Vào đêm ngày 4 hoặc trong vòng 1 đến 2 ngày, tôi nhận ra rằng mỗi lời thông báo này đều sai sự thật.
"Không rõ ràng?" Trong thông báo đầu tiên của Tổng thống và những lời phát biểu chính thức sau đó đều ám chỉ rằng cuộc tấn công ngày 4-8 vào các tàu của chúng tôi đã gây ra các cuộc không kích trả đũa là một thực tế giản đơn. Không có sự cản trở chính thức nào từ phía Quốc hội, công chúng và ngay cả từ trong tư duy của những nhà hải quân từng trải và các nhà nhân tích tình báo vào thời điểm trả đũa của chúng tôi. Sớm hay muộn thì sự nghi ngờ vẫn đeo bám chặt lấy bằng chứng cho rằng một cuộc tấn công đã xảy ra vào ngày 4-8 trong bất cứ trường hợp nào.

     "Một cuộc tuần tra thường ngày thuộc hải phận quốc tế?". Hai tàu khu trục đang làm nhiệm vụ tình báo với mật danh cuộc tuần tra DESOTO, đã thâm nhập vào bên trong nơi mà Bắc Việt coi là hải phận của họ. Chúng tôi khẳng định rằng Bắc Việt đã công bố hải phận của họ giống như các quốc gia Cộng sản khác, 12 dặm tính từ bờ biển và từ các hòn đảo của họ. Mỹ đã không thừa nhận ranh giới bị mở rộng này, nhưng các tàu hải quân của Mỹ cũng đã được chỉ thị rõ ràng phải giữ khoảng cách ít nhất 15 dặm từ các hòn đảo hoặc đất liền của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự kiện ngày 2 tháng tám, tàu Maddox đã thường xuyên ở khoảng cách 8 dặm từ đất liền của Bắc Việt và 4 dặm từ các hòn đảo của họ. Mục đích của việc này cho thấy chúng tôi không những đã bác bỏ những lời công bố về ranh giới của Bắc Việt mà còn khiêu khích họ tấn công vào radar phòng thủ bờ biển để các tàu khu trục của chúng tôi có thể đánh dấu được các khu vực phòng thủ của họ và chuẩn bị cho các cuộc tấn công trên không hoặc trên biển. Bởi thế, hoàn toàn đúng khi nói cuộc tấn công ngày 2 tháng tám xảy ra ở khoảng cách 28 dặm ngoài khơi, nhưng do có lời cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra khi tàu Maddox chỉ cách bờ biển Bắc Việt có 10 dặm đã làm chủ tàu phải thay đổi hải trình và quay đầu ra biển để các tàu có ngư lôi bám đuổi theo.

     "Vô cớ?(9) Hà Nội công bố: các lực lượng "tay sai" của Mỹ đã nã pháo vào 2 hòn đảo ngoài khơi của họ là Hòn Me và Hòn Niêu đêm 30 và 31 tháng Bảy. Trong các công bố công khai, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phủ nhận mọi cuộc tấn công như thế cũng như McNamara đã phủ nhận trong các cuộc họp báo ngày 4 và 5 tháng tám. Cuộc tiếp kiến hơn hai ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ, Dean Rusk và McNamara đã thừa nhận các cuộc tấn công trên nhưng vẫn cho rằng đó thực sự không thể coi là những khiêu khích của Mỹ mà chỉ là ý định khích lệ các cuộc phản công của Bắc Việt vì đó hoàn toàn là các hoạt động của "người miền Nam" do hải quân nguỵ tiến hành nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của miền Bắc. Rusk nói rằng Mỹ ủng hộ và đã biết trước hành động nhưng không cụ thể; có rất ít thông tin về vấn đề này ở Washington. Chúng không có mối liên quan nào tới các đội tuần tra tàu khu trục của chúng tôi, không có sự phối hợp nào và thực tế chỉ huy các tàu khu trục đều không biết gì về các hoạt động đó. Điều đó chỉ rõ rằng trong bất cứ trường hợp nào cũng đều không có cuộc oanh tạc như thế diễn ra, trong hoàn cảnh cuộc tấn công thứ hai hoặc từ ngày 31 tháng Bảy. Giải pháp mà Quốc hội đang phải thông qua nhanh chóng và gần như không có sự nhất trí, chẳng khác gì một cử chỉ ủng hộ cho hành động của Tổng thống để thấy sự đoàn kết với Hà Nội và ngăn cản các cuộc tấn công sau này vào các lực lượng của chúng ta. Các nhận định này đều không đúng.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:04:17 am »

     Nhận công việc mới, tôi phải đọc những bản phiên mã hàng ngày, đồng thời rút kinh nghiệm qua các bức điện, các báo cáo, các buổi thảo luận ở Lầu Năm Góc và thấy mọi điều người ta nói với công chúng và Quốc hội đều là những lời nói dối. Trong nhiều ngày, tôi biết rằng chỉ huy của các tàu khu trục không chỉ biết về các cuộc oanh tạc bí mật mà còn yêu cầu đội tuần tra rút về hoặc kết thúc sau đợt tấn công thứ nhất vào ngày 2 tháng tám vì họ đang chờ đợi các đợt tấn công trả đũa. Yêu cầu của họ bị từ chối. Hơn nữa, tôi còn biết không hề có hoạt động nào của quân nguỵ, kể cả các hoạt động chung. Chúng hoàn toàn là các hoạt động của Mỹ với kế hoạch mật danh 34A. Các hoạt động chống thâm nhập của nguỵ quân mà McNamara mô tả với Quốc hội hoàn toàn khác với những gì ông ta biết. Hà Nội cho biết, trong các cuộc oanh tạc chống lại Bắc Việt, Mỹ đã sử dụng các tàu tuần tra nhanh như Nasty (CIA mua từ Nauy), thuê các thuỷ thủ điều khiển mọi hoạt động của kế hoạch. CIA tiến hành huấn luyện với sự giúp đỡ của hải quân Mỹ và tuyển các tân thuỷ thủ; một số tân thuỷ thủ được tuyển từ hải quân Sài Gòn, một số khác là nguồn của CIA từ Đài Loan và một số nơi ở châu Á cùng với các lính đánh thuê trên khắp thế giới. Các hoạt động được tiến hành chủ yếu dưới sự điều khiển của CIA nhưng hiện nay là sự kết hợp giữa CIA và MACV (Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam) phối hợp với hải quân. Mặc dù, sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài để tạo nên sự tin cậy hơn nếu bị bắt, nhưng kế hoạch 34A thực sự là các hoạt động của Mỹ cũng như cuộc tuần tra DESOTO của các tàu khu trục thuộc hải quân Mỹ. Hơn nữa, Bắc Việt cũng không lầm khi tin rằng 2 kiểu hoạt động của Mỹ đã được phối hợp ở các mức độ khác nhau. Kế hoạch DESOTO ở một lĩnh vực cụ thể thì lợi ích được nhân đôi, nhưng trong kế hoạch radar bờ biển và ngăn chặn thông tin, thì hoạt động tăng cường được tiến hành dọc theo các khu vực phòng thủ bờ biển của Bắc Việt bằng các đọt oanh tạc theo kế hoạch 34A.
Theo nhận thức của Washington, dựa vào những mô tả chi tiết của các hoạt động được định trước, các quan chức cao cấp đã đọc và im lặng trước các kế hoạch đó. Tôi sớm biết điều này, vì đúng tháng đó tôi tới làm người đưa tin và thường xuyên chuyện các kế hoạch tối mật này tới các quan chức cao cấp để lấy chữ ký. Họ gồm: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cyrus Vance, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao L. Thompson và Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy trong Nhà Trắng. Họ đều nằm trong số các thành viên của Uỷ ban 303, đã giám sát và tán thành với tất cả các hoạt động bí mật của Tổng thống. Trong khi họ đọc các tài liệu, tôi ngồi trong văn phòng cùng với một đại tá từ chi nhánh các hoạt động bí mật của Tham mưu trưởng liên quân người đã đưa cho tôi tập hồ sơ này.

     Sự mâu thuẫn giữa những gì mà các thư ký của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện và nói cho các thượng nghị sỹ và những gì tôi mới được biết trong tuần đần tiên khi làm nhân viên ở Lầu Năm Góc đang là điều rất cuốn hút. Người ta đang thúc giục Thượng nghị sỹ Frank Church phải thừa nhận: "Chính phủ của chúng tôi đã cung cấp các tàu thuyền này mà không hề biết chúng sẽ được sử dụng vào các cuộc tấn công Bắc Việt"(10).

     Ngoại trưởng Rusk thì nói: "Theo nghĩa rộng hơn thì như thế, nhưng theo chi tiết cụ thể thì chúng ta đã không theo đuổi việc này ngay từ ở Washington"(11).

     Trái ngược với sự phủ nhận này, tôi biết rất rõ rằng chi tiết cụ thể của các hoạt động này đều được các nhà chức trách cao nhất ở Washington (cả quân sự và dân sự) biết đến và tán thành.

     Tiếp theo các đợt oanh tạc tháng 8 là kế hoạch cho tháng chín.
Tôi đem kế hoạch này sang cho Bộ Ngoại giao và Thứ trưởng Rusk, sau đó McG. Bundy đã ký, gồm các hoạt động dự tính sẵn:

     Bắt hai đội hoạt động trong rừng, chuyển những người bị bắt để thẩm vấn từ 36-48 tiếng, gỡ bỏ bẫy treo với các thiết bị chống ồn và giải thoát những người bị bắt, sau khi thẩm vấn, thời gian phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của biển và thông tin tình báo lúc đó, … Phá huỷ tuyến đường I bằng đội thâm nhập cùng với các đội yểm trợ hoả lực đặt mìn nổ chậm để chặn xe moóc, đặt mìn sát thương trên các hướng… Ném bom chòi quan sát Mũi Đao bằng cối 81 và súng 40 ly từ 2 tàu ngư lôi… Phá huỷ đường xe lửa Hà Nội-Vinh, đặt mìn nổ chậm và mìn sát thương quanh khu vực…(12)
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:05:20 am »

     Một số các chi tiết hoạt động, như đặt các vũ khí sát thương và các băng đạn cối 81 ly, dường như không đáng để các quan chức quan tâm chú ý tới, nhưng đây là cuộc chiến duy nhất mà chúng ta cần tới những thứ vũ khí đó. Dĩ nhiên đó mới chính xác là bản chất "nhạy cảm" của các hoạt động - sự bất hợp pháp, sự nguy hiểm của việc vạch trần sự thật, leo thang và bí mật… - điều này đòi hỏi các quan chức cao cấp phải lừa dối Thượng nghị viện nếu các vấn đề gia tăng và vì thế, cần phải có sự am hiểu và chỉ đạo những gì mà họ thấy cần phải lừa dối.

     Đây cũng chưa phải là điểm kết trong sự phối hợp ở Washington. Cứ sau một kế hoạch tháng giống như thế được chấp thuận tướng Westmoreland, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam lại yêu cầu được phép thực thi từng nhiệm vụ riêng rẽ và tôi lại phải đem kế hoạch đến các nơi để xin ý kiến. Khi một cuộc tấn công dự tính cho tháng sau được đề đệ trình tới Washington - thời gian chính xác sẽ phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và biển - thực tế và kết quả sẽ được báo cáo trở lại Washington trước khi một cuộc tấn công khác được Washington chấp nhận. Ngày 2 tháng tám, trong cuộc họp vào sáng chủ nhật, Tổng thống Johnson nhận được tin báo về cuộc tấn công tàu Maddox ngay ban ngày, một cuộc thảo luận đã diễn ra, nội dung chủ yếu về kết quả của các cuộc tấn công bí mật ngày 31 tháng Bảy vào các hòn đảo Tổng thống với tư cách cá nhân đã chấp nhận các đợt oanh kích bí mật sau đó, vàn các đêm ngày 3 và 5 tháng tám.
Tối ngày 4, tại một cuộc họp của NSC, Tổng thống hỏi: "Có phải họ muốn chiến tranh bằng cách tấn công các tàu của chúng ta ngay giữa Vịnh Bắc Bộ?"(13) Giám đốc Cục Tình báo John McCone trả lời: "Không. Bắc Việt đang phản ứng theo kiểu tự vệ đối với cuộc tấn công của chúng ta vào các hòn đảo ngoài khơi của họ". Ông ta đề cập tới các cuộc oanh kích ngày 31 tháng Bảy, nhưng câu trả lời của ông ta lại hàm ý về cuộc tấn công theo giả định sáng hôm đó, sau đó có thêm một cuộc tấn công khác lần này vào đất liền của Bắc Việt và vào đêm hôm trước.

     Nhận định này không ngăn cản được Tổng thống thúc giục Quốc hội phải thông qua nghị quyết ngay ngày hôm sau: "Chúng ta đã đáp lại vụ khiêu khích vô cớ của họ… "

     Ngày 7 tháng tám, Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ: "Quốc hội tán thành và ủng hộ quyết định của Tổng thống theo yêu cầu của Tổng Tư lệnh là áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi các đọt tấn công có vũ trang chống lại các lực lượng của Mỹ và còn nhằm ngăn ngừa sự gây chiến tiếp theo… Mỹ… đã chuẩn bị. Theo quyết định của Tổng thống là tiến hành mọi bước cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang để trợ giúp bất cứ nước thành viên nào theo yêu cầu của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á nhằm bảo vệ nền tự do của nước đó".(14) có một số lo ngại liên quan tới sự không rõ ràng của nghị quyết do chính phủ soạn thảo. Thượng nghị sỹ W. Morse gọi đó là một tuyên bố giật lùi của cuộc chiến tranh. Thượng nghị sỹ G. Nelson đưa ra một ý kiến bổ sung nhằm giải thích cho một ý kiến trong Quốc hội là: "Chính sách tiếp theo là phải hạn chế vai trò của chúng ta trong việc cung cấp viện trợ, huấn luyện và cố vấn quân sự", và "chúng ta sẽ tiếp tục tìm cách tránh một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp ở Đông Nam Á". Thượng nghị sỹ Fulbright, người chỉ đạo việc thông qua nghị quyết trong Thượng viện nói: "Tôi tin ý kiến bổ sung này "được chấp nhận" như "một sự phản ánh chính xác những gì tôi tin là chính sách của Tổng thống". Ông ta bác bỏ nó chỉ vì (khi Johnson có căng thẳng với ông ta về chuyện riêng) sự chậm trễ trong việc giải quyết các bất đồng về ngôn ngữ giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện sẽ làm giảm đi hình ảnh ủng hộ của một quốc gia thống nhất cho các hành động gần đây của Tổng thống. Vào lúc này, có thông báo cho rằng Hạ nghị viện đã thông qua nghị quyết 4 16 ngay sau 40 phút tranh luận. Fulbright hy vọng Thượng viện cũng sẽ có sự nhất trí đó. Ngay sau đó, Thượng viện bỏ phiếu 2/88, nghĩa là chỉ có 2 Thượng nghị sỹ là Morse và Ernest Gruening bỏ phiếu chống lại.

     Một số Thượng nghị sỹ là G. McGovern, F. Church, Albert Gore và J. Cooper, đã bày tỏ cùng mối quan tâm như Nelson.

     Fulbright thừa nhận rằng riêng vấn đề ngôn ngữ đã đủ rộng lớn để cho phép Tổng thống tiến hành can thiệp trực tiếp trên chiến trường gồm các sư đoàn bộ binh Mỹ đó chính là những gì làm họ phải lo lắng. Nhưng họ chấp nhận những đảm bảo của Fulbright rằng không có sự tính toán nào trong chính phủ về việc sử dụng nghị quyết này như một uỷ quyền để thay đổi vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh. Ông ta không hề nghi ngờ rằng Tổng thống sẽ tham khảo ý kiến Quốc hội trong trường hợp cần thiết có một thay đổi lớn trong chính sách hiện tại. Phần lớn những người theo Đảng Dân chủ cho rằng nghị quyết này chính là cách để thu hút sự ủng hộ của hai đảng phái chính trị cho hành động mạnh tay của Tổng thống, cắt giảm chiến dịch Goldwater công bố, Johnson không đáng tin trong các mối quan hệ ngoại giao và không quyết đoán về vấn đề Việt Nam, vì vậy, đã giúp đánh bại Goldwater, họ thấy sự ủng hộ của họ cho nghị quyết này như một cách để tránh leo thang ở Việt Nam, mà chỉ có Goldwater là đầy hứa hẹn.

     Nhưng tất cả đảm bảo của Fulbright đều không có căn cứ giống như của Johnson, Rusk và McNamara. Chỉ khác một điều là ông ta đã không biết về điều đó. Ông ta bị lừa dối và ngược lại ông ta đã lừa dối lại Thượng viện mà không thành văn. Tất cả những lừa dối này có ý nghĩa quan trọng hơn hẳn.

     Chúng ta tìm cách để tránh mở rộng chiến tranh? Chính Tổng thống Mỹ, mùa hè năm đó đã bí mật và thẳng thắn đe doạ Hà Nội bằng một cuộc chiến tranh rộng hơn chống lại chính quyền Bắc Việt nếu các nhà lãnh đạo của Bắc Việt không tiến hành các bước để kết thúc cuộc xung đột mà không ai trong chính quyền nghĩ rằng họ có thể làm như thế. Các bức điện của John cho Hồ Chí Minh thông qua một người trung gian người Canada cũng cho thấy một lời cảnh báo bí mật của Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo Hà Nội là sẽ mở rộng chiến tranh nếu họ không chấm dứt được xung đột.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:06:55 am »

     Những lời cảnh báo được chuyển tới Bắc Việt qua Blair Seaborn, người Canada, một thành viên của Uỷ ban Giám sát quốc tế (ICC) tổ chức này được thành lập để giám sát quy tắc của các Hiệp ước Geneva 1954 và 1962. Trong cuộc gặp đầu tiên ở Hà Nội ngày 18 tháng tám, ông ta đã gặp riêng Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Seaborn đã chuyển tiếp lời cảnh báo của các quan chức Mỹ phối hợp với người Canada rằng: "Sự kiên nhẫn của quan chức và công chúng Mỹ đối với sự khiêu khích của Bắc Việt đang dần suy giảm" và nếu cuộc xung đột vẫn tiếp tục leo thang thì "tất nhiên chính Bắc Việt sẽ phải gánh chịu hậu quả to lớn".(15)

     Trong số những người ủng hộ những lời cảnh báo này, chủ yếu là các cố vấn dân sự và quân sự của Tổng thống, không ai dám coi đó là những trò bịp bợm. Tham mưu trưởng liên quân được chỉ định trực tiếp chuẩn bị các kế hoạch chi tiết cho các đợt tấn công vào Bắc Việt. Cuối tháng Năm kế hoạch được hoàn thành với 94 mục tiêu. Các mục tiêu trả thù được lựa chọn rất nhanh chóng từ danh sách 94 mục tiêu trên, vào ngày 5 tháng tám. Cả kế hoạch và lời cảnh báo của viên trung gian người Canada đã gây chú ý trong bản thảo chi tiết được thống nhất trong chính phủ kể từ tháng Ba và tháng tư - gần đây nhất là ngày 23 tháng Năm - dẫn tới cuộc tấn công bằng không quân "ngày D" vào Bắc Việt(16), và tiếp tục tới khi chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công vũ trang, kháng chiến vũ trang chống lại những nỗ lực bình định của Mỹ ở miền Nam chấm dứt". Yếu tố quan trọng khác là đặt kế hoạch cho 20 ngày trước khi các cuộc tấn công bắt đầu (D-20): "Duy trì được giải pháp chung (từ Quốc hội) tán thành việc thông qua các hành động và uỷ quyền cho bất cứ việc gì cần thiết liên quan tới Việt Nam".

     Mặc dù bản thảo chi tiết 30 ngày phải hoãn lại vào cuối tháng Năm vì các cố vấn cao cấp của Tổng thống, nhưng họ đã đệ trình lên ông ta gần như tất cả các khoản mục của bản thảo. Họ còn dự tính một cuộc không kích chống lại Bắc Việt nhằm tăng tầm quan trọng của lời cảnh báo bí mật. Điều này đi kèm với lời đề nghị của Đại sứ Mỹ, H. Lodge tại Sài Gòn, ủng hộ mạnh mẽ các đợt tấn công miền Bắc, người đã sớm đưa ra ý tưởng chuyện lời cảnh báo thông qua người Canada. Ngày 15 tháng Năm, trong một bức điện gửi tới Tổng thống, Lodge cho rằng:

     "Nếu trước chuyến đi của người Canada tới Hà Nội mà có một hành động khủng bố về tầm quan trọng đích thực, thì một mục tiêu cụ thể ở Bắc Việt sẽ được coi như sự khởi đầu cho sự có mặt của Tổng thống ở đó… "(17)

     Điều này đã không xảy ra trước chuyện thăm đầu tiên của Seaborn tới Hà Nội vào tháng Sáu. Chuyện thăm thứ hai của ông ta được dự tính vào ngày 10 tháng tám. Các sự kiện từ ngày 2 đến ngày 7 tháng tám cho phép Mỹ chỉ ra rằng, trong trường hợp có bất cứ sự nghi ngờ nào ở Hà Nội, lời cảnh báo đó đều có nghĩa theo các điều khoản cụ thể. Hơn nữa, cuộc thảo luận thứ hai cho phép chính quyền hiểu rõ những gì có thể thực thi với giới chức trách mà Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ đã thừa nhận để Hà Nội khỏi bị lừa dối bởi những gì mà Thượng nghị sỹ Fulbright đã giải thích cho các đồng nghiệp phái Dân chủ của ông ta.

     Cuối cùng là cấp trên của tôi, John McNaughton, được yêu cầu đưa ra những ý kiến cho chuyến đi ngày 10 tháng tám của Seaborn. Đó cũng là điều vì sao McNaughton quyết định nói với tôi và cho tôi xem tập hồ sơ về tiến trình hăm doạ, mô tả nó như một trong những điều tuyệt mật của chính phủ. Ông ta nói với tôi rằng tôi không được để lộ việc này với ai, kể cả những người cấp dưới thân cận với ông ta. Một lý do về sự bí mật trong thông tin mà McNaughton cho tôi biết là: đó là vai trò rất mập mờ của một thành viên ICC đang khảo sát những nguy cơ của Mỹ đối với Hà Nội. (Và việc có một người trung gian là cần thiết vì Mỹ không hề có một đại diện chính thức hay mối liên lạc nào với chính quyền Hà Nội). Vai trò đó tới các thành viên của ICC, Phần Lan và Ấn Độ, hay tới Nghị viện Canada đều không thể biết, vì thế sẽ không thể chấp nhận nó nhanh như chấp nhận Phó Thủ tướng Canada, Lester Pearson.

     Điều nhạy cảm nhất của thông tin này là lời cảnh báo của Tổng thống tới các nhà lãnh đạo phía đối phương đã tới rất gần buộc ông ta phải tham gia vào tiến trình hành động mà đối thủ cộng hoà của ông ta, Thượng nghị sỹ Goldwater đang chủ trương ủng hộ còn Tổng thống Johnson đang phản đối và miêu tả chiến dịch này như một sự liều lĩnh đáng sợ. Mặt khác, nó đặt những ý đồ của chính quyền liên quan tới Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ trong một nguyên tắc hoàn toàn khác với những gì Quốc hội được thông báo. Thực tế, ngày 7 tháng tám, khi Quốc hội đang bỏ phiếu cho Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, J.McNaughton cũng đang nêu ra các ý kiến trong bức thông điệp mà Seaborn sẽ chuyến đi. Ý kiến được chính quyền và những người Canada chấp nhận, yêu cầu Seaborn kết luận những đánh giá của anh ta theo các điểm sau:

     1. Các sự kiện trong ít ngày qua sẽ thêm vào lời tuyên bố lần trước rằng: "Sự kiên nhẫn của quan chức và công chúng Mỹ với sự hiếu chiến của Bắc Việt đang ngày càng giảm đi"(18).

     2. Nghị quyết Quốc hội được thông qua với hầu hết sự nhất trí khẳng định mạnh mẽ sự thống nhất và quyết tâm của chính phủ và nhân dân Mỹ không chỉ liên quan tới các cuộc tấn công sau này vào các lực lượng quân sự của Mỹ mà còn rộng hơn là kiên quyết dùng mọi biện pháp cần thiết chống lại những nỗ lực phá hoại và xâm chiếm miền Nam Việt Nam và Lào của Bắc Việt.

     3. Mỹ đi tới kết luận rằng vai trò của Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam và Lào là rất quan trọng. Nếu Bắc Việt vẫn kiên quyết thực hiện ý đồ, Bắc Việt có thể phải gánh chịu những hậu quả.

     Phản ứng của ông Phạm Văn Đồng ngày 13 tháng tám, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao là "rất tức giận" và lạnh lùng, không nhượng bộ như trong chuyện thăm đầu tiên. Sau đó, ông Đồng nói triển vọng của Mỹ và quân đồng minh ở miền Nam Việt Nam là "không có"(19): không lối thoát, một kết cục thảm bại. Giờ đây, hậu quả của những trận oanh tạc của Mỹ, ông nói, Mỹ đã nhận thấy "cần thiết phải đưa chiến tranh ra miền Bắc để tìm một lối thoát khỏi tình trạng bế tắc… ở miền Nam"(20).

     Ông Đồng đã nhận được bức thông điệp. (Nhưng bức thông điệp đó vẫn còn là một bí mật với cử tri, Quốc hội Mỹ tới tận 8 tháng sau). Một cuộc chiến tranh lớn hơn sắp diễn ra.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:07:33 am »

Chú thích:

(l) "Tôi bị ngư lôi tấn công liên tiếp" - trích trong cuốn "Trận đánh ảo tưởng dẫn tới cuộc chiến tranh", tr.62.

(2) "Bất cứ một hành động quân sự nào chống lại các lực lượng của Mỹ… " - Austin trích dẫn, tr.27.
9h42 chiều ở Vịnh Bắc Bộ: Những tài liệu khác nhau đưa ra những thời điểm khác nhau cho các bức điện, phản ánh các khu vực thời gian khác nhau ở Đông Nam Á - theo các thuật ngữ bên hải quân là giờ Golf, Hotel và India. Ở đây tôi sử dụng giờ Golf cho tàu chỉ huy của Herrick ngoài khơi Bắc Việt, sớm hơn giờ Washington 11 tiếng. (Sài Gòn là giờ Hotel sớm hơn giờ Washington 12 tiếng; nhiều tài liệu sử dụng như trên để thuận lợi cho việc miêu tả). Về các khu vực thời gian, xem Moise, tr 63-64.

(3) "Các quả ngư lôi trượt ra ngoài" - trích trong cuốn "Trận đánh ảo tưởng dẫn tới cuộc chiến tranh", tr. 62.

(4) "Hành động lặp lại đã tạo ra nhiều cuộc đụng độ như đã báo cáo" - Moise trích dẫn, tr. 143.

(5) "Toàn bộ hành động đã đem lại nhiều sự nghi ngờ": Sách đã dẫn (Sđd).

Herrick đánh điện: Tài liệu Lầu Năm Góc, (sau đây viết tắt là Tài liệu Lầu Năm Góc) Gravel xuất bản, tập 3, tr. 185. Scheer, 22. Xem Moise, tr 177.

(6) Liệu chúng có thể bị radar phát hiện ngay lập tức không? Moise.

(7) "Chiến dịch không quân chính thức bắt đầu" - Austin trích dẫn, tr 47.

(Cool "Đường tuần tra thuộc hải phận quốc tế": Siff trích dẫn, tr. 117.

(9) "Vô cớ" Sđd, tr. 119.

(10) "Chính phủ của chúng tôi đã cung cấp các tàu thuyền này", trích trong Tài liệu Lầu Năm Góc, Bantam xuất bản, tr. 266.

(11) "Theo nghĩa rộng hơn thì như thế" - Sđd.

(12) "Bắt 2 đội hoạt động trong rừng": Tài liệu Lầu Năm Góc, Gravel xuất bản, tập 3, tr. 553-54.

(13) (14): Với tư cách cá nhân Tổng thống đã chấp nhận các đợt oanh kích bí mật sau đó: Moise trích dẫn, tr. 104-4.
"Có phải họ muốn chiến tranh bằng cách tấn công các tàu của chúng ta": Kahin trích dẫn, tr.224.
"Quốc hội tán thành và ủng hộ": Siff trích dẫn, tr. 115.

(15): "Không hề nghi ngờ rằng": Austin trích dẫn, tr.88.
"Sự kiên nhẫn của quan chức và công chúng Mỹ": Herring trích dẫn, tr.22.

(16) Cuộc tấn công không quân "ngày D": Tài liệu Lầu Năm Góc, Gravel xuất bản, tập 3, tr 167-68.

(17) "Nếu trước chuyến đi của người Canada": Hemng trích dẫn, tr.17.

(18) "Các sự kiện trong ít ngày qua": Tài liệu Lầu Năm Góc, Gravel xuất bản, tập 3, tr. 519.

(19) (20) "Không có": Herring trích dẫn, tr. 32.
"Cần thiết phải": Sđd, tr.8.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 01:11:55 am »

Chương 2

Người chiến binh của chiến tranh lạnh, người giữ bí mật.



     Sau phần giới thiệu không mấy sáng sủa của tôi về vấn đề Việt Nam năm 1961, tôi đã tránh được vấn đề này khi là cố vấn Quốc phòng trong 3 năm tiếp theo. Điều đó thật đơn giản.

     Nhiệm vụ trọng tâm của tôi, với tư cách là một nhà phân tích của Công ty Rand và là cố vấn cho Washington, vẫn là những gì đã có từ 3 năm trước: tránh cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh. Chuyến đi ngắn ngày của tôi tới Đông Nam Á cũng liên quan tới điều này. Đó là một phần của công trình nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông thường trong các cuộc chiến tranh, nhằm hạn chế sự đeo đuổi của chính quyền Eisenhower đối với các loại vũ khí hạt nhân dùng cho tất cả các cuộc xung đột. Nhưng với tôi, đó là một trò chơi hiếm thấy đối với các vấn đề tôi quan tâm cũng như các vấn đề mà tôi đã nghiên cứu, về việc ngăn ngừa một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ của Liên Xô và tránh được sự bùng nổ tai hại của chiến tranh hạt nhân. Mặc dù, tôi được mời để bàn chuyện và tham gia vào các cuộc thảo luận về chính sách trong phạm vi các cơ quan của chính phủ ở Washington, tất cả đều về chủ đề vũ khí hạt nhân và cách phòng ngừa, nhlng không một ai hỏi ý kiến của tôi cũng như nhờ tôi giúp một tay vào chính sách về Việt Nam. Điều này nằm ngoài phạm vi của tôi và tôi cảm thấy vui khi tiếp tục theo con đường đó.

     Nhưng đến giữa năm 1964, tôi chấp nhận lời đề nghị rời khỏi Rand để đến Bộ Quốc phòng làm cố vấn cho một quan chức cấp cao có nhiệm vụ hoạch định chính sách về Việt Nam. Điều này cần phải giải thích thêm. Tôi không có mối quan tâm nào mới về Việt Nam, cũng như không có được thái độ lạc quan hơn vào những triển vọng của chúng ta ở đó. Một sự trái ngược hoàn toàn; trong nhiều tuần với công việc mới, những thứ tôi được đọc trong các bức điện mật từ đại sứ quán của chúng ta ở Sài Gòn gửi về đã khẳng định những nghi ngờ xấu nhất của tôi về tình hình ở đó và vì thế đã không có gì là bất ngờ. Vậy tại sao với nhiều vị trí có thể chọn lựa trong chính phủ, tôi lại chọn một công việc với toàn những điện tín đặc biệt, ảm đạm này? Điều gì đã đẩy con cá ươn vào đĩa ăn của tôi?

     Theo tôi thì đó là công việc nghiên cứu. Cho dù bề ngoài có vẻ không rõ ràng nhưng đó là việc nghiên cứu đã được xác định nhằm một kết cục tương tự như những gì diễn ra 6 năm trước, đó là tránh chiến tranh hạt nhân. Chắc chắn, tôi không thể ngờ được rằng 3 năm sau chuyến đi của tôi tới Việt Nam, giờ đây tôi sẽ phải làm việc 70 giờ 1 tuần ở Lầu Năm Góc để giúp đất nước chúng ta dính líu vào cuộc chiến tranh ở đó. Những gì tôi đã làm trong hơn 6 năm trước chuyến đi đó, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể. Thật là mỉa mai cho tôi đối với công việc này vì việc làm đó lại bắt nguồn từ tình cảm của lôi kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ trong Thế chiến II - việc ném bom vào dân thường và sự ghê tởm của tôi về các loại vũ khí hạt nhân giống như những quả bom đã được ném xuống vào lúc kết thúc chiến tranh. Thái độ mà tôi thể hiện bằng phản ứng chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam, đã trở thành công việc thường ngày trong cuộc sống của tôi, vì thế cũng chẳng có vấn đề gì nếu nó lại thay đổi vào giai đoạn giữa của cuộc đời.
Tôi sinh năm 1931 ở Chicago, nơi cha mẹ tôi đã nghỉ việc khi là kiến trúc sư. Chúng tôi chuyển tới Springfield, Illinois, khi tôi 5 tuổi và tới Detroit mấy năm sau đó. Tôi nhớ như in thông báo của đài phát thanh về cuộc tấn công vào tàu chiến của chúng ta ở Trân Châu Cảng khi tôi 10 tuổi, san sự việc đó cha tôi đã giành những năm trong chiến tranh để thiết kế các nhà máy chế tạo bom. Tôi nhớ rất rõ những đoạn phim sinh động, những bản thông báo trên đài về trận ném bom, chủ yếu vào dân thường, hai năm trước đó. Những đoạn phim thời sự về các trận ném bom của phát xít Đức vào Ba Lan, Stukas giết hại những gia đình tị nạn và những đứa trẻ trên đường phố, phá huỷ toàn bộ trung tâm thành phố Rotterdam, và đặc biệt là cuộc oanh tạc chớp nhoáng vào London đã làm cho tôi thấy rõ bản chất của chủ nghĩa Quốc xã. Không thể là gì khác, không chỉ là sự xâm lược của Đức, những cuộc tấn công bất ngờ, dữ dội, sự hành hạ người Do Thái trước chiến tranh (Tôi không biết gì về kế hoạch huỷ diệt trong chiến tranh), tất cả dường như rất rõ ràng đó là một tội ác, khi người ta cố tình ném bom vào phụ nữ và trẻ em. Đấy là không kể tới những trại tập trung mà tôi từng biết sẽ sẵn sàng nhấn chìm cả gia đình tôi nếu chúng tôi ở Đức. (Mặc dù cha mẹ tôi sinh ra ở Mỹ, lớn lên ở Denver trong các gia đình không theo tôn giáo, ông bà nội, ngoại của tôi đều là người Do Thái di cư từ Nga sang vào cuối những năm 1880. Mẹ tôi đã trở thành một người Khoa học Thiên Chúa trước khi lấy cha tôi, một người goá vợ mà bà biết khi ông còn trẻ ở Denver, cha tôi hết lòng khích lệ bà theo tôn giáo đó trước khi sinh ra tôi. Có lần cha tôi nói với tôi, chúng ta vẫn là người Do Thái, cho dù "không theo tôn giáo nào". Tôi đã lớn lên như là một người theo Thiên Chúa giáo, trong một gia đình hoàn toàn mộ đạo theo Thiên Chúa dòng Sience, nhưng điều đó cũng không làm chúng tôi mất đi cái gốc của người Do Thái trong con mắt của cha mẹ tôi, hoặc như tôi biết, là trong con mắt của bọn Quốc xã).

     Ở trường tiểu học, sau vụ Trân Châu Cảng, chúng tôi đã học những bài về không kích. Một hôm thầy giáo cho chúng tôi xem một bộ phim về cuộc oanh tạc chớp nhoáng vào London và giới thiệu cho chúng tôi mẫu của một quả bom có ngòi nổ ngắn, mảnh, ánh bạc được sử dụng để khởi động và phát lửa. Chúng tôi được thầy giáo cho biết đây là một quả bom từ trường, khi cháy, nước cũng không dập tắt được. Phải dùng cát để dập tắt nhằm giữ cho ôxy không lọt được vào bên trong. Mỗi phòng học trong trường đều có một thùng lớn đầy cát để đề phòng loại bom này.

     Tôi đã làm như vậy vì đó là cách giúp chúng tôi phân biệt nỗ lực chiến tranh, giống như những tấm rèm che trên các ô cửa sổ, mà người quan sát và người bảo vệ cuộc không kích ở trong mỗi toà nhà đó, từ đó khả năng thâm nhập của các máy bay ném bom của Nhật Bản hay của Đức vào Detroit dường như rất nhỏ bé, khi nhìn lại. Nhưng khái niệm về bom từ trường đã gây cho tôi ấn tượng rất mạnh mẽ. Thật rùng rợn khi nghĩ về những con người đã chế tạo và ném xuống đầu người khác một chất cháy không dễ gì có thể dập tắt, một mảnh của nó, chúng tôi được nghe nói lại, sẽ đốt cháy da thịt vào đến tận xương tuỷ và cứ thế cháy mãi không tắt. Với tôi, thật khó có thể chấp nhận những người đã đang tâm giết chết trẻ em theo cách đó. Thế nhưng mọi việc vẫn diễn ra.

     Sau này những thước phim thời sự đưa tin về các máy bay ném bom của Mỹ và Anh đã dũng cảm bay qua hệ thống hoả lực phòng không để ném bom vào các mục tiêu ở Đức. Tôi không được biết trước là họ đã thường ném những quả bom giống như những quả bom mẫu mà chúng tôi đã được học trong trường hoặc có những chất có tính năng tương tự là có thể bám vào da thịt, cháy mãi như chất phốt pho trắng và sau này là napan. Chúng tôi không xem phim về những gì đang diễn ra đối với người dân ở dưới tầm ngắm của các máy bay ném bom của chúng ta hay trong những cơn bão lửa ở Hamburg, Dresden hay Tokyo. Chúng tôi đã tin vào những gì đã được học rằng: đó là các trận ném bom chính xác vào ban ngày của chúng tôi bằng máy ngắm mục tiêu của người Bắc Âu chỉ nhằm vào các nhà máy sản xuất vũ khí và các mục tiêu quân sự, mặc dù một vài dân thường vẫn vô tình bị trúng bom. Các nhà lãnh đạo nước Anh thường nói với công chúng của họ điều tương tự về các vụ ném bom đánh dấu sẵn mục tiêu vào ban đêm của Anh, nhưng đó là một sự lừa dối hoàn toàn. Sự bí mật và những lời nói dối có tính chất chính thức đã che đậy một chiến dịch cố tình ném bom khủng bố của Anh nhằm trực tiếp vào khu dân cư, trong đó Mỹ đã tham gia ném bom Đức và Nhật những năm sau này.

     Tôi đã không biết, một cách vắn tắt, là vào thời gian đó làm thế nào chúng ta lại bắt chước theo những bài thực hành ném bom của phát xít Đức, đặc biệt là trận ném bom thiêu trụi các thành phố của Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải vô tình mà những năm sau này tôi đã nghiên cứu về lịch sử của việc ném bom chiến lược, trong đó có cả công trình nghiên cứu ném bom chiến lược của Mỹ được đánh giá là khá chi tiết. Tôi thấy đồng tình với các kết luận của nhiều nhà phê bình rằng không phải loại bom khủng bố hay bom "chính xác" của các nhà máy sản xuất đã góp phần quyết định rút ngắn thời gian tiến hành chiến tranh, sau khi đã cân nhắc mọi mặt, trong khi các loại ném bom trước đây, theo tất cả các tiêu chuẩn cũ, vẫn rõ ràng là một tội phạm chiến tranh, và đã được dùng qui tội cho chúng ta cũng như cho phát xít Đức. Thậm chí trước đó, mục tiêu nhầm lẫn ném bom vào dân thường ở Hirosima và Nagasaki đã khiến tôi, vào cuối cuộc chiến có những suy nghĩ vô cùng trái ngược về quyền sở hữu của chúng ta về các loại vũ khí nguyên tử, mà như tất cả những gì đã nói trên, thì đều là những công cụ của việc ném bom khủng bố. Khi nghiên cứu tiếp tục về vấn đề đó tôi đã có thái độ hoài nghi lâu dài với những tuyên bố của những người bào chữa cho phương thức ném bom chiến lược, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu. Nhưng 15 năm sau chính tôi lại phải viết đề cương cho các kế hoạch chiến tranh, trong đó bao gồm cả khả năng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa bằng các loại vũ khí hạt nhân vào các thành phố.

     Một yếu tố chỉ rõ nghịch lý trên khi tôi thực hiện chuyển sang Việt Nam là tôi đã trở thành một chiến binh của Chiến tranh lạnh ở cuối độ tuổi đôi mươi cùng với nhiều người Mỹ khác.
Logged

Để gió cuốn đi...
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM