Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:42:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những bí mật về chiến tranh Việt Nam  (Đọc 101007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #110 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:07:51 pm »

     Cũng giống như phản đối chiến tranh, khi thách thức việc lạm dụng quyền lực nhà nước, họ đi quá những lời chỉ trích bên lề. Một số người có mặt, bao gồm Michael Randle, Chủ tịch của Tổ chức những người chống chiến tranh quốc tế và Devi Prasad, Tổng thư ký của tổ chức này đã có những hành động trực tiếp không dùng vũ lực tại Đông Âu vào tháng 9-1968, rải truyền đơn tại một số thủ đô để phản đối việc Liên Xô và Khối hiệp ước Varsava xâm lược Tiệp Khắc. Điều này đồng nghĩa với những cuộc biểu tình tại các quảng trường thành phố, nơi mà các cuộc biểu tình là bất hợp pháp và những người tham gia sẽ bị bắt ngay lập tức. Trong đa phần các trường hợp, họ sẽ bị giam giữ và cầm tù.

     Tôi hoài nghi về cam kết giáo điều đối với chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình tuyệt đối mà họ có. Tổ chức những người chống chiến tranh quốc tế, trong đó Liên đoàn những người chống chiến tranh là một chi nhánh của Mỹ, đã được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần II như một tập hợp những người phản đối chiến tranh có lương tri, vào một thời điểm mà có rất ít nước chính thức công nhận tổ chức đó. Trong thập kỷ 20, tổ chức này đã thông qua quan điểm của Gandhi và bây giờ tiếp tục mở rộng hơn nữa các cuộc đấu tranh giải phóng không dùng vũ lực, nhưng nó vẫn giữ các nguyên tắc yêu chuộng hoà bình. Tôi nói với Randall Kehler, người đứng đầu chi nhánh của Liên đoàn những người chống chiến tranh tại San Francisco và là một trong những người tổ chức hội nghị, rằng tôi không thể tham gia chi nhánh này được, vì theo như tôi hiểu thì nó bao gồm việc ký một cam kết từ chối không tham gia vào tất cả các cuộc chiến tranh, những cuộc chiến bị coi là tội ác chống lại nhân loại. Mặc dù cuộc chiến tranh Việt Nam và tôi càng ngày càng có xu hướng hoài nghi về bất kỳ cuộc chiến nào được coi là "chính nghĩa", tôi nói với Kehler rằng tôi tin là việc tự vệ bằng cách sử dụng vũ lực được biện hộ chống lại sự xâm lược, giống như trường hợp của Hitler vậy. Kehler nói ông ta cũng có mối băn khoăn tương tự.

     Ông ấy nói: "Tôi chưa bao giờ ký cam kết". Ông ta hỏi những người xung quanh và được biết đa phần họ cũng chưa ký cam kết. Chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình của họ không phải giáo điều. Nó phát triển và khám phá, công nhận tính bất trắc và tình hình tiến thoái lưỡng nan.

     Một khía cạnh nổi trội của hội nghị này là chiến tranh Việt Nam chắc chắn thu hút được sự chú ý hàng đầu, trong chương trình nghị sự hoặc trong những cuộc thảo luận. Điều này xảy ra mặc dù hầu như mọi người có mặt, từ nước Mỹ cho đến các nơi khác, đều kịch liệt phản đối chiến tranh và mặc dù chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt như trước. Thực ra, máy bay Mỹ không còn ném bom Bắc Việt Nam mà chỉ đơn thuần là chuyển mục tiêu sang Lào, Nam Việt Nam và bí mật sang Campuchia. Tính tổng cộng, họ đã ném một số lượng bom lớn hơn trước đó, với số lượng khoảng một triệu tấn bom một năm hay là bằng nửa tổng số bom ném xuống trong Chiến tranh thế giới lần II. Tuy nhiên biên bản của hội nghị này cho thấy chỉ có một phần mười giấy tờ và một phần hai mươi diễn giả tập trung trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến mà tất cả các diễn giả đều cho rằng sắp kết thúc.

     Những nhà hoạt động chống chiến tranh này đều có chung một giả thuyết được hầu như tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ chấp nhận trong vòng 18 tháng kể từ khi Hà Nội đồng ý lời đề nghị của Johnson tiến hành đàm phán công khai vào ngày 3-4-1968. Giả thuyết cho rằng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 và lời đề nghị đàm phán của Johnson đã vĩnh viễn giải quyết liệu Mỹ có rút quân khỏi Việt Nam và kết thúc chiến tranh hay không? Người ta cho rằng câu hỏi duy nhất còn lại là những gì mà một diễn giả đã mô tả là "tốc độ rút quân khi kết thúc cuộc chiến tranh bẩn thỉu đằng đẵng này".

     Nhưng tôi biết giả thuyết đó là sai. Tôi vừa được biết tại Washington một tuần trước khi họp hội nghị về điều bí mật được giữ kín rằng bản thân Nixon không chấp nhận giả thuyết đó Nixon cũng như Johnson đều không muốn chấp nhận thất bại của Mỹ trong việc quyết định chính trị của Nam Việt Nam, thất bại trong việc ngăn ngừa sự thống trị của Cộng sản tại Sài Gòn và những nơi khác nữa. Khi tôi tới Haverford, trong đầu tôi văng vẳng lời tiên đoán của Halperin với tôi ở Washington: "Chính quyền này sẽ không tham gia tranh cử năm 1972 mà lại không đặt mìn tại Hải Phòng hay ném bom tại Hà Nội". Và sự tiết lộ của Vann rằng ít nhất sẽ vẫn còn hàng nghìn quân Mỹ đóng ở Việt Nam vào cuối năm 1972. Tại hội nghị tôi không thể tiết lộ những gì tôi biết. Những thông tin được tiết lộ cho tôi cực kỳ bí mật. Tôi hầu như không thể nói gì về điều đó mà không hỏi ý kiến hay nguồn cung cấp thông tin là John Paul Vann và Morton Halperin. Bản thân hai người này không phải là người chia sẻ thông tin và đã bí mật biết được thông tin này.

      Dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn cố gắng giải thích rõ ý nghĩa của những thông tin đó. Tôi dành hẳn 4 ngày hội nghị để xem xem cần phải làm những gì.

     Cuối cùng, vào tối thứ ba, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Bob Eaton, một đêm trước khi anh ta bị tống giam, hai năm sau khi anh ta tuyên bố với Uỷ ban tuyển quân rằng anh ta sẽ không cộng tác với Hệ thống dịch vụ tuyển trạch nữa. Kể từ đó, ngoài chuyến đi của anh ta trên tàu Phoenix tới bắc và nam Việt Nam, anh ta làm việc với mạng lưới những người yêu chuộng hoà bình AQAG (một nhóm hành động Quaker) và nhóm Chống chiến tranh, ủng hộ việc bất hợp tác với việc tuyểm quân. Tháng 9-1968, anh ta là một trong những thành viên của tổ chức những người chống chiến tranh quốc tế, suýt nữa thì bị tống giam tại Đông Âu vì đã phản đối việc xâm lược Tiệp Khắc.

     Đúng là một kẻ quấy rối. Tuy nhiên với niềm tin rằng chiến tranh đang kết thúc, án tù sắp thi hành đối với Eaton, đối với nhiều người, dường như đã lỗi thời. Anh ta ám chỉ tới thái độ này trong câu chuyển vào ngày đầu tiên. Nó đề cập tới việc chống lại chủ nghĩa quân phiệt nói chung, chứ không chỉ chiến tranh Việt Nam vì, như anh ta nói, "Cơ sở của việc tổ chức lính Mỹ hiện nay là không ai muốn mình là chiến sĩ cuối cùng bị bắn gục trong chiến tranh. Đó cũng là một vấn đề đối với nhóm Chống chiến tranh, vì tôi nghĩ không ai muốn là người cuối cùng ngồi tù vì đã chống lại một cuộc chiến tranh".

     Một ngày trước khi ngồi tù, ngày 26-8-68, anh ta đã tham dự tất cả các phiên họp, kể cả một phiên kéo dài tới tận 10h30 tối hôm đó, sau đó có tiệc và khiêu vũ. Tôi tìm thấy anh ấy trong một căn phòng tách biệt hẳn nơi tổ chức tiệc, tay đang cầm cốc bia nhưng miệng thì luôn mồm nói về những chiến lược lâu dài và những chiến thuật để thay đổi nước Mỹ. Tôi gợi ý với anh ấy rằng đó không phải là cách tôi sẽ làm nếu đó là ngày cuối cùng trước khi tôi ngồi tù. Anh ta trả lời ngay lập tức: "Nhưng đó là cách của tôi. Tôi là nhà tổ chức. Tôi sẽ là nhà tổ chức trong tù, giống như khi tôi tự do ở bên ngoài vậy".

     Sáng hôm sau, thứ tư, hội nghị không tổ chức phiên họp nào để các đại biểu có thể đi Philadelphia làm thành một vòng tròn xung quanh Toà nhà Bưu điện để cầu nguyện trong khi Eaton bị giam giữ bên trong. Xe bus và xe hơi sẽ đưa tất cả chúng tôi đi.

     Tôi cố nghĩ ra lý do từ chối không tham gia nhưng không dễ. Tôi thấy ngượng ngùng trước những hồ nghi của bản thân. Thì đã sao nhỉ? Một người tôi ngưỡng mộ bị tống giam vì đã hành động đúng lương tâm. Anh ta và những người bạn muốn thể hiện tình đoàn kết với những lý do chính trị dễ hiểu và có thể vì điều đó giúp anh ấy thấy dễ chịu hơn. Tham dự còn có Pastor Martin Niemoller, một trong những người hùng của thế kỷ và những người khác mà tôi rất ngưỡng mộ. Vậy thì tại sao tôi lại không tham gia nhỉ?

      Thực ra tôi có lý do của riêng mình. Tôi vừa sợ mình sẽ bị phát hiện vừa có cảm giác rằng có một điều gì đó không đàng hoàng trong sự kiện này. Điều gì sẽ xảy ra nếu báo chí hoặc cảnh sát hoặc FBI chụp ảnh chúng tôi? Điều gì sẽ xảy ra nếu tên tôi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và lan đến tận Washington hay Santa Monica? Tôi biết đồng nghiệp và bạn bè của tôi tại hai nơi đó sẽ nghĩ gì: họ nghĩ tôi bị điên. Họ sẽ coi việc đó như việc đó như sự hy sinh phẩm giá vô ích, hy sinh vì những hành động không mang lại kết quả gì, không có tác dụng gì không đáng phải mạo hiểm không được tiếp cận với thông tin bí mật và với những con người có ảnh hưởng. Không ai có thể lý giải được điều này ngoài sự điên rồ. Tôi có thể nghe thấy sự phản ứng của họ văng vẳng trong đầu tôi và tôi thực sự không thể tranh luận được với điều đó. Đây không phải là nơi, là cách để tôi tuyên bố với Rand, với Lầu Năm Góc và Nhà Trắng rằng tôi đang cùng dư luận phải đối chiến tranh. Cuộc chiến tranh mà họ gây ra.

     Nhưng Bob Eaton chuẩn bị vào tù và tôi không thể nghĩ ra lý do nào để từ chối không đi tiễn anh ta. Tôi nghĩ có lẽ mình viện cớ bị ốm nhưng hội nghị vẫn còn họp hai ngày nữa nên lý do đó không chính đáng. Do vậy vào một sáng tháng 8-1969, trong khi Martin Niemoller và Devi Prasad đang ở cùng với Bob, thay mặt anh ta để trả lời toà thì tôi đang ở trung tâm Philadelphia, hoà vào dòng người biểu tình, ăn mặc sặc sỡ, một số người tay giơ biểu ngữ, một số người khác đang phân phát truyền đơn. Tôi đi theo họ, lúc đầu với mối nghi hoặc sâu sắc.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:09:01 pm »

     Vỉa hè bên ngoài toà nhà Bưu điện ở Philadelphia sáng hôm đó khác xa so với toà nhà Văn phòng Hành pháp tại Washington, nơi tôi dành tháng hai năm đó viết công văn giấy tờ cho Tổng thống. Cả hai nơi đều là để "nói lên sự thật với các cơ quan quyền lực" và "chứng kiến hoà bình". Nhưng bạn không thể làm điều đó ở cả hai nơi, nếu như bạn không muốn quay lại Hội đồng An ninh quốc gia. Bạn không có cơ hội soạn thảo các bài bình luận tối mật cho Tổng thống về những phương án lựa chọn cho Việt Nam, hoặc cố vấn cho trợ lý an ninh quốc gia nếu bạn là loại người bỏ làm mấy ngày liền để biểu tình ủng hộ những người chống quân dịch trên đường phố ở Philadelphia.

     Bạn sẽ không được những người quyền thế tin cẩn nếu có khả năng rằng bạn sẽ công khai thách thức chính sách của họ tại bất kỳ một diễn đàn nào. Đó là quy luật bất di bất dịch của ngành hành pháp. Đó là quy tắc thiêng liêng của những người trong cuộc, của cả những người quyền thế lẫn những người như tôi có vinh hạnh được cố vấn và giúp đỡ họ. Tôi hiểu điều đó như bất kỳ một ai khác. Tôi đã sống theo quy tắc đó trong suốt 10 năm qua, nó đã ăn sâu vào máu thịt tôi rồi. Sáng hôm đó dường như tôi đang vứt bỏ phần máu thịt đó của mình trước khi tôi có được phần máu thịt mới. Tôi cảm thấy mình đang khoả thân và trần trụi. Bây giờ những gì tôi nhớ là một ngày u ám, tuyết rơi đầy và rét mướt.

     Tôi luôn nhủ thầm rằng đó là Philadelphia vào tháng tám. Nhưng xét cho cùng, chẳng ai để ý đến tôi cả. Không có cánh báo chí, không có cả cảnh sát nữa. Mọi người thờ ơ đi qua, cũng chăng thèm dừng lại đọc những tấm biểu ngữ nữa. Một số người cầm lấy tờ truyền đơn chúng tôi phát cho họ. Những người khác vứt đi hoặc trả lại chúng tôi. Khách qua đường liếc nhìn chúng tôi hoặc cắm đầu đi thẳng, giống như họ liếc nhìn, hoặc thậm chí không thèm đếm xỉa đến, những kẻ ăn xin hoặc vô gia cư.

     Khung cảnh giống như có diễn giả đứng trên bục diễn thuyết trong công viên Hyde Park. Chẳng cần phải nói gì nhiều, bạn đang tự bộc lộ bản thân, biến mình thành trò hề trước đám đông, đứng trước những người mà bản thân họ cũng chẳng quan trọng gì và họ sẵn sàng phớt lờ bạn. Nếu bạn muốn thách thức một nhà nước chỉ bằng một khán đài thì có lẽ không còn cách nào thất sách hơn như thế. Quan điểm của các quan chức và các nhà tư vấn cũng giống như quan điểm của tôi. Nếu bạn không có gì tốt hơn để sử dụng một vài giờ trong quỹ thời gian của bạn hơn là thuyết phục những người qua đường thay đổi suy nghĩ của họ bằng cách phát truyền đơn thì đúng là bạn hoàn toàn không có một chút quyền hành nào. Ý nghĩ "Tại sao chúng ta làm điều này? Tôi đang làm gì?" hằn rõ trên trán tôi giống như biểu ngữ mà người đứng cạnh tôi đang cầm. Tôi thấy thật nực cười.

     Cảm giác đó trôi qua mau. Xét cho cùng không ai có thể để ý quá nhiều theo cách này hay cách khác. Những người bạn đồng hành cùng tôi thấy thoải mái. Có lẽ tất cả bọn họ trước đây đều đã làm điều này. Tôi muốn giúp họ. Tôi lấy một tập truyền đơn và phân phát cho người qua đường. Dường như là phải biết cách thì họ mới chịu nhận truyền đơn. Tôi thử nghiệm với những câu nói dễ chịu khác nhau. Một số câu thành công. Một số câu khác thì không. Tôi bắt đầu thực sự thích công việc này. Cuối buổi sáng, tôi phát truyền đơn cho các xe hơi đỗ chờ đèn giao thông tại ngã tư. Tâm trạng của tôi đã thay đổi. Tôi cảm thấy rất vui, một niềm vui khó giải thích. Đến buổi trưa, mọi người kháo nhau rằng Eaton đã bị tuyên án và đã được đưa vào xà lim. Thẩm phán đã chăm chú lắng nghe lời tuyên bố của Pastor Niemoller và những người khác và đã tuyên án Bob chịu 3 năm tù, bản án mà Bob đã trông đợi. Chúng tôi quay trở lại hội nghị.

     Một điều gì đó rất quan trọng đã xảy ra với tôi. Tôi cảm thấy tự do. Tôi không biết là tôi có thể giải thích lúc đó được hay không. Nhưng bây giờ tôi đã nhìn thấy niềm vui sướng phấn chấn đó ở người khác, đặc biệt là những người vừa trải qua lần đầu tiên không tuân thủ công dân, cho dù họ có bị tống giam hay không. Nghi lễ cầu nguyện đơn giản này, lần đầu tiên tôi làm trước công chúng, đã giải thoát tôi khỏi nỗi sợ hãi mà ai cũng có.

     Tôi nghĩ mọi người thường đánh giá quá thấp sức mạnh ức chế của nỗi sợ hãi đó. Tôi thoát khỏi nỗi sợ hãi rằng mình là một kẻ lạc loài kẻ ngốc nghếch.

     Một điều nữa cũng xảy ra, mặc dù mãi về sau này tôi mới nhận thức đầy đủ. Bằng cách thể hiện tình đoàn kết với Bob Eaton và sát cánh cùng những người có quan điểm như tôi và những người tôi tôn trọng, tôi đã bước qua một ranh giới khác, một ranh giới vô hình mà những người được tuyển dụng vạch ra trên nền của trung tâm tuyển việc làm. Tôi đã tham gia vào phong trào.

      Ngày hôm sau, 28-8-1969, ngày cuối cùng của Hội nghị, tôi nghe bài nói chuyện của Randy Kehler trong phiên họp cuối cùng vào buổi chiều. Trong tất cả các bài nói chuyện tại hội nghị, bài nói chuyện của ông ta hoàn toàn mang tính cá nhân. Ông nói ông muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình.

     Trước đây tôi không có cơ hội nói chuyện lâu với Kether nhưng tôi có ấn tượng rất tốt về con người ông. Ông lắng nghe rất chăm chú, trả lời mạch lạc. Trong số nhiều thanh niên Mỹ mà tôi gặp tại hội nghị thì anh ta là người tôi muốn gặp gỡ hơn cả.

     Tôi đã quyết định sẽ sớm đến thăm anh ấy ở San Francisco. Anh ấy có một phong thái bình dị và thẳng thắn, cùng với sự nồng hậu và khiếu hài hước. Anh ta là một người biết lôi cuốn người khác.

     Tôi hơi ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi học cùng trường đại học và cũng giống như tôi, anh ấy là sinh viên chuyển tiếp từ Cambridge tới California. Tôi nhớ lúc đó mình nghĩ rằng đây đúng là nhờ công lao của Đại học Harvard. Sau đó lần đầu tiên tôi có dịp được nghe về con đường đã dẫn anh ấy thành người đứng đầu văn phòng liên đoàn những người chống chiến tranh tại San Francisco.

     "Khi tôi tốt nghiệp Đại học Harvard và học được ba tuần sau đại học ở Standford, tôi lên đường đến bờ biển phía Tây. Tôi tham gia vào một cuộc biểu tình trong đó hàng trăm người ngồi ở cửa ra vào của trung tâm giới thiệu việc làm, cố gắng đặt câu hỏi cho tất cả những ai đi qua cửa để được nhận vào làm việc.

     Chúng tôi muốn câu hỏi đó phải thực chất, chứ không phải chỉ đơn thuần là một vài từ ngữ, do đó chúng tôi cứ ngồi lỳ tại lối ra vào như vậy.

     "Đó là một kinh nghiệm rất mới đối với tôi và thực sự làm thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi. Trước khi tôi kịp nhận ra điều đó, tôi đã bị tống giam cùng với mấy trăm người kia và lần đầu tiên tôi tìm thấy một cộng đồng những con người không chỉ đoàn kết với nhau, mà là một cộng đồng cam kết một điều gì đó to lớn hơn bản thân họ, cao cả hơn, lý tưởng hơn bất kỳ những gì mà tôi đã tham gia sau 20 năm cắp sách đến trường. Chính nhờ có cuộc biểu tình và thời gian tôi bị tống giam với những con người đó mà tôi nhìn thấy một cuộc sống khác so với cuộc sống mà tôi đang sống. Điều đó khiến tôi quyết định thôi học vả đầu quân làm việc cho Liên đoàn những người chống chiến tranh, tại San Francisco".

     Anh ấy nói về việc không sử dụng vũ lực như một lối sống, nói về hy vọng, nói về hai thế giới đang song hành cùng tồn tại, một thế giới đang suy vong đầy những lo sợ và một thế giới khác đang xuất hiện, càng ngày càng giống một gia đình. Những gì tôi nhớ rõ nét nhất không phải là nội dung anh ta nói mà là những ấn tượng anh để lại trong tôi khi anh ta đứng lên nói chuyện trước cuộc họp mà không cần chuẩn bị. Lắng nghe anh ấy giống như là nhìn vào nước trong vắt vậy. Tôi đang tận hưởng một cảm giác mà tôi không nhớ là mình đã được tận hưởng trong hoàn cảnh nào khác. Tôi thấy tự hào vì anh ấy là người Mỹ. Cuối hội nghị tôi thấy tự hào rằng, anh ấy, người đang diễn thuyết là người Mỹ. Thực ra, rất khó có thể hình dung ra ai đó có nét mặt và phong thái giống người Mỹ hơn Randy Kehler. Đó là những gì khiến tôi thấy tự hào dân tộc. Khán phòng lúc đó toàn các vị đại biểu đến từ khắp thế giới. Tôi rất vui mừng khi thấy các đại biểu nước ngoài có cơ hội được nghe anh ấy nói chuyện. Anh ấy là những gì tốt nhất mà chúng ta có.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:10:02 pm »

     Vào thời điểm đó, anh ta kéo tôi ra khỏi cảm giác mơ màng khi bất thần anh ta nói: "Ngày hôm qua một người bạn của tôi, anh Bob đã bị tống giam". Anh ta ngừng trong giây lát, nuốt nước bọt nghẹn đắng ở cổ. Mọi người nhìn thấy rõ những giọt nước mắt trên khóe mắt của anh. Anh ta mỉm cười và nói tiếp:

      "Điều này giống như lễ cưới khi Jane và tôi lấy nhau cách đây một tháng trên bờ biển San Francisco, vì tôi rất hay khóc". Một lát sau anh ta tiếp tục bằng một giọng nói cứng cỏi: "Tháng trước, David Harris cũng bị tống giam. Những người bạn khác của tôi như Wanen, John, Teny và nhiều người khác nữa cũng đang ngồi tù, và tôi thực sự không buồn về điều đó. Điều đó có một vẻ đẹp riêng và tôi rất phấn khởi nếu tôi cũng sớm được mời vào tù cùng với họ".

     Anh ta lại phải dừng lại. Đại biểu bên dưới rất ngạc nhiên.

      Vài người bắt đầu vỗ tay, rồi cả khán phòng cùng vỗ tay và tất cả mọi người đều đứng dậy. Nhưng anh ấy tiếp tục nói, tiếng vỗ tay ngớt đi và mọì người lặng lẽ đứng dậy. "Ngay bây giờ, tôi là người duy nhất còn lại trong văn phòng liên đoàn những người chống chiến tranh ở San Francisco vì tất cả những người khác đã ngồi tù rồi. Chẳng bao lâu nữa khi tôi vào tù thì văn phòng này chỉ còn phụ nữ mà thôi. Điều đó cũng chẳng sao. Tôi biết rõ. Tôi nghĩ Bob và David cũng biết, nhưng còn có một lý do khác giải thích tại sao tôi thích ngồi tù mà không hề hối tiếc hay sợ hãi. Đó là vì tôi biết rằng tất cả mọi người ở đây và nhiều người trên thế giới như các bạn sẽ tiếp tục đấu tranh".

     Tất cả mọi người trong khán phòng đều đứng dậy. Họ vỗ tay và hò reo rất lâu. Tôi đứng dậy cùng với mọi người, nhưng đột nhiên tôi ngã phịch xuống ghế, thở gấp, chóng mặt và người lắc lư. Tôi khóc, nhiều người khác xung quanh tôi chắc hẳn cũng đang khóc, nhưng tôi bắt đầu khóc thầm, khuôn mặt nhăn nhó giàn giụa nước mắt, hai bờ vai run lên. Janaki là diễn giả tiếp theo nhưng tôi không thể nán lại được. Tôi đứng dậy, - tôi đang ngồi ở dãy ghế cuối cùng trong khán phòng - đi ra phía hành lang sau và tìm nhà vệ sinh. Tôi bước vào và bật đèn. Đó là một căn phòng nhỏ, có hai bồn rửa tay. Tôi lảo đảo tựa lưng vào tường và loạng choạng ngồi xuống sàn nhà lát đá hoa. Tôi bắt đầu khóc nấc lên, không thể kiềm chế nổi bản thân nữa. Tiếng khóc của tôl giống như tiếng cười, lúc khác lại giống như tiếng rên rỉ. Tôi thổn thức. Tôi thở gấp.

      Tôi ngồi ở đó hơn một tiếng mà không đứng dậy. Đầu tôi thỉnh thoảng dựa vào tường, thỉnh thoảng tôi hai tay ôm đầu. Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ khóc như thế này trừ phi tôi biết Bobby Kennedy chết. Một câu nói cứ văng vẳng trong đầu tôi: chúng ta đang huỷ hoại thế hệ trẻ.

      Tôi không sẵn sàng lắng nghe những gì Randy nói. Tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho điều đó. Khi anh ta nói tới những người bạn đang ở trong tù và nhận xét rằng anh ấy sẽ nhanh chóng nhập hội với hó, phải mất một lúc tôi mới định thần được xem anh ấy đang nói cái gì. Sau đó cảm giác của tôi như thể một chiếc rìu giáng xuống đầu tôi và tim tôi nứt toác ra. Nhưng những gì thực sự xảy ra là cuộc sống của tôi đã chia tách thành hai phần.

     "Chúng ta đang huỷ hoại thế hệ trẻ", tôi ngồi đó trên sàn nhà khu vệ sinh trong giai đoạn thứ hai của cuộc sống. Trên cả hai bờ giới tuyến ngăn cách, chúng ta đang sử dụng thế hệ trẻ, sử dụng hết sức lực của họ, "phí phạm" con người họ. Đó là những gì đất nước chúng tôi đạt tới. Chúng tôi đã đi xa đến mức độ như thế này. Điều tốt nhất mà thanh niên ưu tú nhất đất nước chúng tôi có thể làm là đi ngồi tù. Con trai tôi, Robert, mới 13 tuổi. Cuộc chiến này vẫn còn tiếp diễn khi nó tròn 18 tuổi (trên thực tế đúng như vậy). Con trai tôi sinh ra là để đi tù. Một câu nói khác cứ văng vẳng trong đầu tôi, điệp khúc của một bài hát của Leonard Cohen: "Đúng vậy, chúng ta đã đi xa đến mức độ này. Con đường phía trước cũng chẳng còn xa là bao".

     Sau đó khoảng một tiếng, tôi nín khóc. Tôi đờ đẫn nhìn chằm chằm vào hai bồn rửa mặt trước mặt tôi, suy nghĩ, không khóc, mệt lả và thở dốc. Cuối cùng tôi cũng đứng dậy được và rửa mặt cho khoan khoái. Tay tôi nắm chặt bồn rửa mặt và nhìn chằm chằm vào gương. Sau đó tôi lại ngồi bệt xuống sàn nhà và tiếp tục suy nghĩ. Tôi lại khóc, nhưng khóc ít thôi và không khóc to. Những gì tôi nghe Randy nói bắt đầu dấy lên một câu hỏi trong đầu tôi. Tôi có thể làm được gì, tôi nên làm gì để góp sức kết thúc cuộc chiến này giờ đây khi tôi đã sẵn sàng vô tù vì nó?

     Không một giai đoạn quá độ nào xảy ra khiến tôi có thể hỏi bản thân rằng tôi có muốn vào tù không để góp sức kết thúc chiến tranh. Điều đó không xuất hiện như một câu hỏi mà câu hỏi đó có thể tự trả lời cho bản thân nó. Từ chiến tranh Việt Nam, tôi hiểu lòng mình hơn. Tôi đã mạo hiểm cuộc sống của mình, hoặc thậm chí tồi tệ hơn nữa là mạo hiểm cơ thể tôi gấp một nghìn lần hơn là khi tôi lái xe hoặc chiến đấu trên sa trường.

     Nếu tôi có thể làm được điều đó khi tôi tin vào cuộc chiến tranh Việt Nam thì điều hiển nhiên là có thể vào tù để góp sức kết thúc cuộc chiến. Phải chăng hành động vô tù có thể rút ngắn cuộc chiến lại?

     Rõ ràng là Randy nghĩ như vậy. Câu trả lời đó gần như thoả mãn. Ngoài ra, từ kinh nghiệm bản thân, tôi không mấy nghi ngờ rằng anh ấy đã đúng. Trong sâu thẳm trái tim, tôi cảm nhận được sức mạnh trong hành động anh ấy làm. Tính cho đến buổi tối nay, tôi biết mình có đủ sức mạnh và tự do để hành động giống anh ấy.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:10:29 pm »

Chú thích:

(94) "Toàn bộ đất nước bị quân đội nước ngoài vô cớ dày xéo và chiếm đóng" - Thoreau, trang 229. Xem thêm Schlesinger, Nhiệm kỳ chuyên chế của Tổng thống, trang 42-43.

(95) "… quân đội của chúng ta là đội quân đi xâm lược" - sđd.

(96) "… ai đó đã can thiệp" - sđd, trang 240.

(97) "Hãy bỏ lá phiếu của mình" - sđd, trang 235.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #114 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:17:16 pm »

Chương 18

Tháo gỡ bế tắc


     Tôi trở về từ Haverford qua Washington. Tại đó tôi lấy thêm tám tập của Bản nghiên cứu McNamara từ văn phòng Rand để mang về nhà tôi ở Santa Monica. Tôi quyết định chưa đọc vội những nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 1945-1960 vì lúc đầu cho rằng những nghiên cứu đó không liên quan nhiều lắm đến tình hình hiện tại. Đó là sai lầm của tôi. Giờ đây tôi đọc tài liệu để chứng minh với các tài liệu chính thức, tuyệt mật nội bộ của chính phủ Mỹ những gì tôi đã đọc trong các báo cáo của các nhà báo và sử gia Pháp. Không một tập tài liệu nào trong nghiên cứu này có tác động tới quan điểm của tôi về cuộc chiến tranh sâu sắc như vậy. Những tập tài liệu tôi đọc sau này hầu như không khiến tôi ngạc nhiên(98).

     Nhưng đối với tôi, ngoài những kết luận đạo đức mà tôi đã lý giải, còn có những kết luận nhận thức và chiến thuật rút ra được từ những gì tôi đọc được trong tháng chín này. Những kết luận này không những bổ sung cho những nghiên cứu trước đây của tôi mà còn khiến tôi tin rằng dòng chảy lịch sử sẽ thay đổi như thế nào trong những tháng tới. Mặt khác, những phát hiện này khép lại một điều bí ẩn "sa lầy" đối với tôi, một khái niệm mà các đời Tổng thống đã bị lừa dối vào những thời điểm bước ngoặt bởi tính lạc quan hão huyền của các cố vấn quân sự và dân sự. Rõ ràng là khi quyết định trực tiếp hậu thuẫn cho Pháp vào tháng 5-1950 (sau nhiều năm cho phép viện trợ của Mỹ được sử dụng gián tiếp để hỗ trợ cho chiến tranh), Harry Truman, giống như 4 người tiền nhiệm, phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra "thập kỷ đẫm máu" do "khủng hoảng".

     Tương tự như vậy, sự hỗ trợ của Eisenhower sau năm 1954 về một nhà nước cảnh sát nhằm bắt bớ, làm câm họng và thủ tiêu tất cả các phần tử chính trị tại Việt Nam, dù là Cộng sản hay phi cộng sản, những ai kêu gọi tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định Geneva đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo đảm rằng cuộc đấu tranh vũ trang sẽ tiếp tục. Chúng ta không có quyền thắng trong cuộc chiến đó hơn người Pháp đã làm, và đó là con số không tròn trịa. Hơn thế nữa, mặc dù giống như người Pháp với sự hậu thuẫn của người Mỹ, chúng ta có thể kéo dài cuộc chiến năm này qua năm khác nhưng triển vọng để chúng ta chiến thắng cũng chẳng sáng sủa gì hơn người Pháp. Lại một con số không tròn trịa nữa.

     Luận điểm về triển vọng chiến thắng đã được các nhà cố vấn có thẩm quyền trình bày trước tất cả các vị Tổng thống từ đời Truman trở đi. Vị Tổng thống nào cũng được thông báo về khả năng rằng sự tiếp cận mà ông ta lựa chọn chắc chắn sẽ đi đến bế tắc hoặc nếu may lắm thì chỉ trì hoãn được sự thất bại mà thôi. Đó là thông điệp hàng năm của riêng tôi kể từ năm 1966; nhưng từ năm 1946, cá nhân các vị Tổng thống đều nhận được bức thông điệp này từ những nguồn đáng tin cậy hơn nhiều. Tuy nhiên ai trong số họ cũng quyết định "khăng khăng làm theo ý mình", lừa dối dư luận về những gì họ đang làm hay về triển vọng chiến thắng.

     Những dự đoán nội bộ về thời điểm đưa ra các quyết định cũng không làm thay đổi tới quyết định của Tổng thống. Như tôi đã hy vọng và chờ mong, tháng 3-1969, Tổng thống Mỹ, Nixon phần nào nhận thức được tình hình thực tế từ những câu trả lời cho Tài liệu nghiên cứu An ninh quốc gia 1 (NSSM l) hoàn toàn phù hợp để ông ta quyết định hành động khác đi so với quyết định hành động mà Halperin đã tiết lộ cho tôi biết vào tháng tám. Dựa trên cơ sở những tài liệu có được từ năm 1946, việc "nói sự thật riêng và bí mật với Tổng thống - những gì mà tôi và các bạn đồng nghiệp coi là cơ hội lớn nhất và cao quý nhất để phục vụ cho quốc gia - hoàn toàn không phải là cách nhiều triển vọng để kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

     Kết luận đó đã thách thức giả thuyết vốn là kim chỉ nam cho toàn bộ sự nghiệp của tôi. Để đọc được liên tục các tài liệu đánh giá tình báo và những dự đoán về chiến tranh Việt Nam từ năm 1946 trở đi cũng có nghĩa là đánh mất đi ảo tưởng rằng cung cấp thông tin cho ngành hành pháp là chiếc chìa khoá để kết thúc chiến tranh - hoặc hoàn thành nghĩa vụ công dân. Dường như chỉ khi quyền lực gây ảnh hưởng đến ngành hành pháp với những tác động quan trọng chia sẻ trách nhiệm về sau này thì Tổng thống mới hết muốn tiếp tục leo thang chiến tranh Việt Nam và chấp nhận "thất bại". Bằng sự im lặng đó - dù sự tư vấn riêng có khôn ngoan và thẳng thắn đến đâu đi nữa - nó ủng hộ và tham gia vào cấu trúc quyền lực hành pháp trực tiếp mà trong những hoàn cảnh như của Việt Nam nó dẫn đến cách ứng xử cứng nhắc và vô vọng. Tiếp thu và làm theo khái niệm đó không thống nhất với ý định làm việc lâu dài cho Rand mà tôi sẽ quay lại với ước muốn và kỳ vọng sẽ làm việc hết đời tôi ở đó.

     Đó không phải là tất cả. Cùng với những ẩn ý về tính bất hợp pháp trong chính sách của chúng ta và nhu cầu cấp bách thay đổi chính sách đó, những tập đầu tiên của Hồ sơ Lầu Năm Góc khẳng định với tôi những gì mà tôi đã bắt đầu nghi ngờ khi tôi đọc hai tập tiếp theo trong vòng hai năm sau đó: Tổng thống là một phần trong những rắc rối. Đây rõ ràng là vấn đề liên quan tới vai trò của ông ta, chứ không phải tính cách hay đảng của ông. Khi tôi bắt đầu nhìn nhận ra vấn đề, sự tập trung quyền lực trong ngành hành pháp kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tập trung tất cả trách nhiệm khi chính sách thất bại vào một người, đó chính là Tổng thống. Đồng thời nó cho phép Tổng thống có khả năng trì hoãn hoặc chối bỏ thất bđi của bản thân bằng cách gian lận hay dùng thế lực của mình. Khi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ bên ngoài, như trong trường hợp của Việt Nam, quyền hành đó đã làm hư hỏng con người nắm giữ nó.

     Cách duy nhất để có thể thay đổi hành động của Tổng thống là gây sức ép đối với ông ta từ bên ngoài, từ Quốc hội và dư luận.

     Cơ may duy nhất để huy động điều đó là cho những người ngoài biết Nixon thích hành động như thế nào. Rất tiếc tôi không có tài liệu để chứng minh điều đó là đúng, để bác bỏ sự hào nhoáng bề ngoài lừa dối người khác mà người ta hy vọng Nhà Trắng sẽ trưng ra như cách không leo thang chiến tranh và rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Việt Nam. Không có những tài liệu này, báo cáo của tôi thiếu sức thuyết phục, thậm chí không thể tin được.

     Halperin và Vann biết sự thật, nhưng tôi lại không nảy ra ý định hối thúc họ công bố công khai những gì họ đã nói với tôi. Họ cũng không có tài liệu để chứng minh được điều đó, và thực ra (cũng giống như tôi), họ vốn dĩ không được biết điều này và cũng không muốn tiết lộ nguồn thông tin tuyệt mật của họ. Vì lý do tương tự, tôi không hề có ý định tiết lộ nguồn thông tin tuyệt mật của họ, khiến họ mất việc. Có những người sẽ đáng giá cao và trân trọng quan điểm của tôi, mặc dù như tôi đã dự đoán (và phát hiện ra) thậm chí họ biết những gì tôi đòi hỏi là "cực đoan", gieo rắc hoang mang lo sợ, hầu như không thể tin nổi: rằng Nixon đang theo đuổi chính sách không thực tế, không được lòng dân trong hoàn cảnh cuối năm 1968. Tất nhiên chưa ai trong số họ đã đọc Hồ sơ Lầu Năm Góc cả.

     Nếu người Mỹ không được tiếp cận với các tài liệu chứng minh tất cả những gì Tổng thống chuẩn bị làm hoặc được nghe những bản báo cáo từ các thành viên hiện nay của chính quyền Tổng thống, thì có lẽ cách tiếp cận tốt thứ hai là cho họ thấy những kiến nghị công khai của các quan chức có quyền hành lớn trước đây hoặc các nhà phân tích cho rằng họ được tiếp cận với thông tin tuyệt mật, cho dù không được tiếp cận với các kế hoạch cấp cao nhất hiện nay. Trong phương án đầu tiên là các nhân sĩ mà tổ chức quyền góp Camegie đã tập hợp tại Bermuda hai năm trước đó. Theo phương án thứ hai sẽ có những người đồng nghiệp trong Công ty Rand của tôi, những người mà đã hơn một năm nay hối thúc việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Có lẽ bằng cách công khai với các quan điểm "chuyên môn cao" của chúng tôi, chúng ta có thể mời nhóm thứ nhất tham gia cùng, cụ thể là mời các đảng viên Đảng Dân chủ kêu gọi rút quân khỏi Việt Nam. Bằng cách làm việc đó công khai, trước khi Nixon cam kết bản thân với chính sách mà ông ta thích, họ không những có thể gây sức ép với ông ta mà còn trấn an với ông ta rằng họ sẽ chia sẻ trách nhiệm đối với việc rút quân. Đặc biệt là vào tháng chín sau khi đọc xong về toàn bộ quãng thời gian 23 năm trong nghiên cứu McNamara, tôi dần dần nhận ra sự trấn an của các chính trị gia đối thủ với nhau là cực kỳ quan trọng đối với sự sẵn sàng của Tổng thống để đối mặt với những cáo buộc "đã thua cuộc trong chiến tranh".

     Các nhà lãnh đạo trong phe đối lập của Đảng Dân chủ, bao gồm các quan chức trước đây phải chấp nhận, trái ngược với bản năng của họ, rằng việc rút quân và tránh sa lầy tại Việt Nam bây giờ là chính sách thích hợp, là lợi ích tối cao và sự bất đồng quan điểm công khai của họ đối với chính sách của Tổng thống là quan trọng và đáng làm. Thậm chí có thể khó khăn hơn đối với họ, họ sẽ phải chịu búa rìu dư luận về tình huống khó xử bắt buộc đối với tân Tổng thống và thuyết phục ông ta về việc họ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm khi thay đổi chính sách và những hậu quả sau này của nó. Làm được điều đó không phải là dễ. Nhưng đối với tôi dường như đó là việc cần làm ngay, và đó là công việc tôi quyết tâm làm.

     Gây sức ép với Tổng thống đương nhiệm, một phần bằng cách khuyến khích đảng đối lập với Tổng thống tự lên án, là không nhất quán với cuộc đời của một nhà phân tích của Rand.

Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #115 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:18:38 pm »

     Tôi cũng nhận ra sự thù địch giữa lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hoà. Sau khi tôi đi Haverford về, cả hai mối quan ngại này đều giảm đi. Dường như tôi không thể có cơ hội nào một lần nữa được hỏi ý kiến của chủ tịch một trong hai đảng, cho đến bây giờ đó vẫn là tham vọng lớn nhất của tôi. Nhưng đọc Hồ sơ Lầu Năm Góc về cách xử sự của bốn đời Tổng thống tại Việt Nam, và nhớ lại những kinh nghiệm của cá nhân tôi với vị Tổng thống thứ tư và thứ năm, đột nhiên khiến tôi dễ chấp nhận việc tham vọng của mình không thực hiện được. Tôi đã không còn mong muốn làm việc cho Tổng thống, nếu hiểu theo một cách nào đó thì là phụ tá của Tổng thống.

     Điều đó nghe có vẻ ngạo mạn và kiêu căng, nếu xét theo cấp bậc thấp mà tôi phục vụ trong quân đội. Xét cho cùng, tôi chưa bao giờ gặp một vị tổng thống nào (trừ một lần vào năm 1967 khi Tổng thống Johnson trao huy chương cho Frank Scotton, một người bạn của tôi vì anh đã có nhiều sáng kiến khi làm việc với Cơ quan thông tin của Mỹ (USAI). Nhưng thậm chí khi làm đại uý hải quân, tôi luôn coi mình là vệ sĩ của Tổng thống, sẵn sàng chiến đấu bất kỳ khi nào và chống lại bất cứ ai mà Tổng thống muốn. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thống khi làm việc phục vụ ông ta là đặc điểm nổi bật của phần lớn, hoặc nhiều, quan chức trong ngành hành pháp. Nhưng trong tháng đó, cảm giác hài lòng đó biến mất trong tôi, sau khi tôi biết những gì mà năm đời Tổng thống đã làm trong cuộc chiến tranh lâu dài này.

     Tôi không còn liên quan gì đến Tổng thống, không còn coi mình là người phục vụ ông ta theo cách hiệu quả nhất để gây ảnh hưởng đến chính trị hay phục vụ xã hội.

     Tuy nhiên, sự vỡ mộng này luôn luôn mang lại một cảm giác tự do mới. Tôi không còn đợi Nhà Trắng hay một quan chức nào phục vụ cho Tổng thống gọi nữa. Đó là cảm giác tự do như có thêm nhiều sự lựa chọn để phản kháng, giống như sự thoải mái vô tư mà tôi mới tìm thấy. Giờ đây tôi thấy mình có thể dễ dàng cân nhắc những hình thức phản kháng khác nhau để trình bày chính sách có khả năng ngăn cản không cho phép tôi được làm việc trong ngành hành pháp. Nỗi lo sợ không được làm việc trong ngành hành pháp, chứ không phải bị đi tù, là yếu tố răn đe khiến cho phần lớn các đồng nghiệp của tôi, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, không cân nhắc các hành động chính trị đi quá xa mức cho phép. Riêng tôi thì không còn lo sợ gì về điều đó nữa. Từ quan điểm của họ, tôi trở thành một phần tử nguy hiểm khi biết nhiều chuyện.

     Giữa tháng chín, tôi nói với đồng nghiệp của tôi, anh Konrad Kellen, rằng tôi đã sẵn sàng hợp tác cùng các cán bộ của Rand, những người đã hai năm liền hối thúc để có được chiến lược đơn phương gỡ rối thoát khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi gợi ý chúng tôi nên tổ chức cuộc họp để bàn bạc xem chúng tôi nên làm gì. Chiều hôm đó, anh ta đi họp cùng với 4 đồng nghiệp nữa: Mel Gurtov, Paul Langer, Amold Horelick, và Oleg Hoeffding. Gurtov là chuyên gia phụ trách về Trung Quốc và Đông Nam Á, Langer về Nhật Bản, Horelick và Hoeffding về Nga. Tôi thông báo cho họ biết những gì tôi biết được từ Halperin và Vann về chính sách của Nixon. Tổng thống đã thử nghiệm cách tiếp cận muốn cả hai bên cùng rút quân thông qua đàm phán nhưng cách đó đã thất bại. Ông ta dường như hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra nếu quân Mỹ tiếp tục ở lại Việt Nam, nhưng tôi không trông đợi điều đó, và tôi cũng không muốn tiếp tục ném bom và giao chiến khi chúng ta chờ đợi điều đó. Bây giờ, tôi chấp nhận lập luận của nhóm làm việc rằng cách duy nhất để chúng ta thoát khỏi chiến tranh Việt Nam là đơn phương rút quân Vì Nixon không nói gì nhiều tới chính sách của ông ta kể từ khi ông ta thông báo hy vọng cả hai bên cũng rút quân vào mùa xuân, tôi nghĩ vẫn còn có cơ hội thuyết phục ông ta nên có kế hoạch khác trước khi việc binh lính Mỹ thương vong và những tuyên bố công khai sẽ khiến cá nhân ông ta phải chịu trách nhiệm về hậu quả của cuộc chiến mà ông ta không thể chấp nhận được nếu không phải là sự thành công.

     Chúng ta đều nhất trí rằng điều đó có khả năng xảy ra, thậm chí cả với đề xuất vào tháng 7-1969 của Clark Clifford trong Tạp chí Ngoại giao (bây giờ anh ta đã thôi việc) để rút hết bộ binh của Mỹ ra khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và sau này căn cứ vào những diễn biến tiếp theo sẽ quyết định rút toàn bộ các đơn vị hậu cần, hỗ trợ không quân và cầu hàng không.

      Mặc dù điều đó đi đúng hướng, so với chiến lược hiện nay và đi xa hơn cả những gì các quan chức chính phủ chỉ ra, cuộc chiến sẽ không kết thúc, và cũng không chấm dứt được sự can thiệp trực tiếp của lính bộ binh Mỹ - với sự yểm trợ của không quân - vào một thới điểm xác định rõ ràng. Tuy nhiên, Clifford đã đúng khi anh ta đề xuất rằng Mỹ nên đề ra kế hoạch hành động ngừng tham chiến không phụ thuộc vào ý nguyện hay những thích nghi của Sài Gòn hay Hà Nội. Nhưng những người khác tại cuộc họp lại muốn những gì diễn ra trong vòng 2 năm qua đi xa hơn những gì anh ấy đề xuất và tôi đồng ý với họ.

     Kể từ khi Martin Luther King chết, các quan chức chính phủ duy nhất muốn nói với chính phủ "Hãy rút quân khỏi Việt Nam" là những nhà hoạt động chống văn hoá như Abbie Hoffman, những người cấp tiến được coi là ủng hộ Bắc Việt Nam, và chủ trương hành động trực tiếp, không chịu tuân thủ công dân. Những gì họ kêu gọi đều bị phớt lờ, không ai thèm đếm xỉa đến. Thực ra, chủ trương rút hết quân của họ là nhằm doạ những nhân vật chính trị quan trọng. Minh chứng duy nhất và hùng hồn nhất cho sự tiếp cận này là tờ truyền đơn của nhà hoạt động dân quyền kiêm sử học Howard Zinn, có tựa đề "Việt Nam, logic của việc rút quân". Nhưng lập luận cứng cỏi của Zinn, được Noam Chomsky tán thành trong một bài bình luận(99) đã không nhận được sự đồng tình ủng hộ của các học giả và các nhà trí thức chủ đạo.

     Các cố vấn trước đây của Tổng thống Lyndon Johnson, những người đã công khai chỉ trích chính sách của ông ta, ví dụ như Arthur Schlesinger, Jr., Richard Goodwin, và John Kenneth Gallbraith, trong năm cuối cùng khi Johnson làm Tổng thống đã kêu gọi giảm bớt sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam, chấm dứt ném bom và tiến hành đàm phán. Nhưng họ quyết định không liên quan và cũng không chê bai gì những đề xuất "cực đoan hơn". Họ đành ngậm bồ hòn làm ngọt để nói rằng họ không đề xuất trên thực tế là họ phản đối, những đề xuất đó. Điều đó cũng đúng đối với các chính trị gia như Eugene McCarthy, George McGovern, Frank Church và thậm chí cả Bobby Kennedy trước khi ông này chết. Không ai trong số này đi quá xa vào năm 1969; và người ta cũng không nghe thấy ý kiến gì của họ cả. Khi họ kêu gọi đàm phán, họ không nói rõ ai sẽ là đối tượng tham gia đàm phán và mọi người hy vọng sẽ chấp nhận kết quả đàm phán như thế nào. Trước đó chỉ có duy nhất một trường hợp ngoại lệ của Bobby Kennedy vào đầu năm 1966.

      Ông ta cho rằng chúng ta nên đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng và mặt trận này cần có một vai trò nhất định trong chính phủ tương lai, nhưng phản ứng của chính quyền Tổng thống gay gắt đến nỗi ông ta đành nhượng bộ và không bao giờ còn dám công khai đề xuất việc làm này nữa. Đầu năm 1967, Bobby đã hối thúc một đề xuất tương tự riêng với Tổng thống Johnson và một tháng sau đó Robert McNamara cũng đề xuất tương tự, nhưng cả hai ông này đều không tiết lộ đề xuất đó trước công chúng và trước quốc hội sau khi Tổng thống đã bác bỏ đề xuất.

     Trong tình hình này, nếu tân Tổng thống phải làm những gì mà tôi nghĩ là ông ta phải làm - ví dụ những gì mà Kennedy và McNamara đã kiến nghị riêng, trong trường hợp phải rút quân - ông ta sẽ phải công khai tuyên bố với trước các quan chức, những người chỉ trích gay gắt chiến tranh Việt Nam, thậm chí có nguy cơ ông ta còn bị họ chỉ trích vì đã áp dụng cách tiếp cận quá giản đơn và cực đoan. Đó sẽ là cách lãnh đạo nguy hiểm nhất, một sự thay đổi lớn trong chính sách và bác bỏ những giả thuyết về chiến tranh lạnh, đó là điều cuối cùng mà bất kỳ một Tổng thống nào muốn làm.

     Vẻ đẹp quyền lực và mục tiêu của các nhà phân tích của Rand khi đưa ra lời tuyên bố công khai giống như lời tuyên bố của những người chống chiến tranh được thể hiện ở chỗ nó không thể hiện rằng bạn phải cấp tiến hay hippie, bạn không cần phải là người không yêu nước hay người ủng hộ Hà Nội, và trên hết bạn không phải không biết về những thông tin bí mật để chủ trương rút nhanh quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Zinn và Chomsky có thể bị coi thường không chỉ như những người "cấp tiến" mà như những ai không biết gì về thông tin bí mật gửi tới Tổng thống hay các cố vấn của ông ta. Những "nhà trí thức quân sự" của Rand khi được chính phủ cấp giấy phép và ký hợp đồng để làm nghiên cứu và tư vấn không thể bị coi thường như vậy được.

     Chúng ta hy vọng tuyên bố công khai của chúng ta sẽ khuyến khích ý kiến của các nhà lãnh đạo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và Quốc hội, những người đã đồng ý về trực giác với cách tiếp cận này nhưng không phải là những chuyên gia về Việt Nam để cảm thấy tự tin về tính sáng suốt của cách tiếp cận đó để công khai ủng hộ nó. Khi đối mặt với những lời cáo buộc của các đồng nghiệp rằng cách tiếp cận đó quá đơn giản và cực đoan và phản ánh sự vô tội trong những xem xét ở cấp chính trị cao, họ sẽ dựa vào chúng tôi để được bảo vệ. Cùng với chúng tôi, họ sẽ chứng tỏ sự tự tin tương tự với công chúng và với đại diện của họ trong Quốc hội. Ít nhất thì chúng ta cũng có thể nhằm vào việc mở rộng quy mô của cuộc tranh luận đầy tính trách nhiệm này để bao gồm việc rút quân toàn bộ như là một sự lựa chọn hay quan điểm hợp pháp.

      Thậm chí nếu Nixon không chấp nhận cách tiếp cận này vào năm sau đó thì những tranh luận hay chủ trương từ cách tiếp cận đó sẽ có tác dụng gây ảnh hưởng tới ông ta để rút quân ra khỏi Việt Nam nhanh hơn là những gì ông ta đang bí mật lên kế hoạch, có thể là kế hoạch gần giống với những gì Clark Clifford đã đề xuất vào tháng bảy (rút hoàn toàn quân đánh bộ của Mỹ trước cuối năm 1970). Điều đó sẽ không giúp chúng ta thoát khỏi sa lầy và trong mắt chúng ta nó còn tồi tệ hơn những gì chúng ta đề xuất, nhưng tốt hơn nhiều so với chính sách hiện thời của Nixon và có lẽ dễ được chấp thuận hơn là kế hoạch của chúng ta.

     Tôi rất vui được tham gia vào công việc đó. Tốc độ là quan trọng. Chúng tôi cần phải thể hiện quan điểm trước công chúng trong một vài tuần, trước khi Nixon công khai bày tỏ quan điểm của ông ta. Một cân nhắc khác là những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào ngày 15-10. Những cuộc biểu tình này sẽ diễn ra trên cả nước vào cùng một ngày làm việc trong tuần, dưới hình thức một cuộc tổng đình công. Thay cho việc mô tả mang tính khiêu khích, chiến dịch này sẽ được gọi là "giai đoạn tạm ngừng hoạt động".

      Nếu gây ra áp lực mãnh liệt, Nixon sẽ có phản ứng vào mùa thu, có thể tích cực, có thể tiêu cực. Chúng tôi sẽ cố gắng gây ảnh hưởng tới những quan điểm thể hiện trong "giai đoạn tạm ngừng hoạt động" này, chỉ còn một vài tuần nữa thôi, cũng như là gây ảnh hưởng tới sự phản ứng của Nixon tới những quan điểm đó.

Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #116 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:19:42 pm »

     Chúng tôi thảo luận những phương án khác nhau, cả trong nội bộ lẫn bên ngoài, để bày tỏ suy nghĩ của chúng tôi.

     "Chúng ta có thể làm được điều này dưới hình thức một bức thư" - một ai đó trong nhóm làm việc nói. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể xuất bản ngoài khuôn khổ của Rand mà không phải xin phép một cách chính thức. Thậm chí cả những bình luận trên giấy trắng mực đen chúng tôi định đọc bên ngoài các cuộc hội nghị cũng phải xin phép. Theo như những quy định của công ty chỉ có những lời nhận xét bột phát, ngẫu hứng, không chuẩn bị trước tại cuộc họp hoặc một bức thư gửi tới báo chí và tạp chí (lỗ hổng trong quy định của công ty) mới không cần phải xin phép. Tôi nghi ngờ không biết một bức thư có đủ và hợp lý để thực hiện được mục đích của chúng tôi hay không. Tôi nghĩ chúng tôi cần một công trình nghiên cứu trong đó phác thảo. ra những điều thực tế như chúng tôi thấy và trình bày quan điểm của chúng tôi thấu đáo hơn là một bức thư ngắn gọn. Một bức thư sẽ không thể thuyết phục được những ai đã vốn không đồng ý với chúng tôi.

     "Hoặc là viết thư, hoặc là không viết gì cả" - những người khác nói. Nếu chúng ta muốn xin phép về an ninh thì chúng ta có thể lập luận rằng chúng ta đang gián tiếp trình bày quan điểm dựa trên thông tin tuyệt mật mà chúng ta có được. Tới chừng mực nhất định thì đúng như vậy. Thậm chí chúng ta muốn mọi người hiểu rằng chúng ta thực sự đã nhìn thấy những tài liệu như vậy Nhưng thật mỉa mai, phần lớn mọi người trên thế giới đều biết tới thực tế mà dựa vào đó chúng ta rút ra các kết luận của mình. Thực tế đó chỉ bị che giấu trước những ai tin vào sự lừa dối công khai của chính phủ Mỹ. Điều bí mật mà chúng ta tiếp cận cho thấy tài liệu mà chỉ chính phủ Mỹ có không thể làm mất giá trị của kiến thức và những kết luận thực tiễn mà phần lớn mọi người bên ngoài chính phủ đã biết về sự ngu xuẩn khi chúng ta sa lầy tuyệt vọng tại Việt Nam.

     Những gì cần tiết lộ thể hiện ở chỗ có thể theo đuổi công việc của một nhà nghiên cứu và nhà tư vấn đầy trách nhiệm, tài ba và uyên thâm được tiếp cận với những ước đoán, kế hoạch và những mật báo nội bộ rằng các quan chức cấp cao của chính phủ đã dựa vào đó, cũng có thể đạt được những kết luận tương tự như Abbie Hoffman và số lượng ngày càng nhiều các nhà quan sát trên toàn thế giới mà không có những thông tin đặc biệt rằng Mỹ không còn chỗ dung thân tại Việt Nam.

     Một bức thư không thể làm được điều đó. Bức thư không cần nhiều lập luận; bức thư cũng không cần thuyết phục những ai chống lại kết luận. Bức thư sẽ có chức năng quan trọng nếu như nó tạo được sự tự tin cho nhiều người đồng ý và nếu cuối cùng nó đạt được khái niệm trong chương trình làm việc thảo luận công khai như một phương án nghiêm túc, "có trách nhiệm".

     Gurtov và Kellen xung phong viết bản thảo thứ nhất của bức thư. Chúng tôi hẹn gặp lại nhau và cùng xem lại bản thảo đó.

      Trong khi đó, tôi bắt đầu viết bức thư thứ hai của riêng tôi, không phải là để xuất bản mà là để gửi cho tổ chức hiến tặng Carnegie vì hoà bình quốc tế. Tổ chức này đã kêu gọi một nhóm các nhà tư vấn và quan chức cố gắng gây ảnh hưởng tới chính sách của Tổng thống Johnson hai năm trước đó. Tôi muốn nhóm này hoặc một nhóm tương tự họp lại lần nữa cũng vì mục đích làm thế nào để thoát khỏi sa lầy ở Việt Nam, giống như trong bức thư của Rand (mặc dù không nhất thiết bị ràng buộc bởi cùng một kiến nghị). Tôi gọi điện cho Joe Johnson, người đứng đầu tổ chức hiến tặng Camegie vì hoà bình quốc tế. Ông ta nói giọng rất lạc quan và bảo tôi viết một bức thư với đề xuất của tôi cho Charles Bolté, Giám đốc điều hành.

      Đây là một bức thư dài hơn và phân tích sâu hơn, bởi vì tôi thực sự muốn thuyết phục các độc giả, tất cả trước đây đều là những người trong cuộc cấp cao, làm một điều gì đó trái ngược với bản năng của họ: gây sức ép dư luận lên Tổng thống đương nhiệm. Tuy nhiên, ngôn ngữ tôi sử dụng có thể khiến họ thất vọng vì tôi muốn chuyến đi một thông điệp cấp bách và thách thức. Tôi kiến nghị triệu tập một nhóm làm việc để tuyên bố một chính sách "nhằm vào rút quân Mỹ không điều kiện ra khỏi Việt Nam" và rằng việc thảo luận trong nhóm đó sẽ chỉ giới hạn tới những đề xuất rõ ràng. Cuối thư tôi viết như sau: "Đã đến lúc chúng ta. cần chấm dứt sự can thiệp đẫm máu, vô vọng và phi đạo đức của chúng ta tại Việt Nam".

     Câu chữ của câu cuối cùng trong bức thư, đặc biệt tính từ "phi đạo đức", không được trịnh trọng cho lắm, nhưng người đọc chắc chắn sẽ chú ý. Sau này Bolté nói với tôi rằng Joe Johnson đã đọc rất kỹ bức thư và mang trả lại Bolté, nhấn mạnh vào từ "phi đạo đức". Anh ta nói với Bolté: "Chúng ta không thể tiếp tục mời Ellsberg họp cùng chúng ta được nữa. Anh ta đã đánh mất tính khách quan rồi".

     Tôi gửi nhiều bản sao bức thư tới các thành viên trước đây của các nhóm nghiên cứu Carnegie cũng như gửi tới các quan chức cấp cao trong chính quyền Johnson và các đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ. Câu trả lời của họ nhìn chung giống câu trả lời của Uỷ ban điều hành của Carnegie, đó là khó thấy "điều gì hữu ích" mà việc hiến tặng ủng hộ có thể đóng góp trong thời điểm này. Những thành viên khác cũng đồng ý rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp.

     Cảm giác của riêng tôi là có một điều gì đó mà họ có thể làm được và thời gian thì sắp hết rồi. Tôi muốn có những tuyên bố bất đồng quan điểm rõ ràng, không khoan nhượng đối với chính sách hiện nay của chính quyền" được trình bày trước Tổng thống bất kỳ hôm nào và muốn Tổng thống phải cam kết với chính sách đó. Để có được những tác động mà tôi mong muốn, một số lời tuyên bố phải được trích dẫn chính xác từ những đảng viên Đảng Dân chủ, là những quan chức trước đây của Johnson, những người trên hết sẽ bảo vệ Tổng thống. Họ cần phải trấn an các đảng viên đảng Cộng hoà càng nhiều càng tốt chống lại sự tấn công của đảng đối lập để thay đổi chính sách mà đáng nhẽ ra chính sách này sẽ bị thách thức nếu từ bỏ cam kết của Kennedy và Johnson.

     Để làm được điều đó, họ cần đi xa hơn là một tuyên bố bất đồng quan điểm. Những gì họ có thể làm một cách thật hữu ích rất quan trọng nếu muốn thay đổi chính sách là cuối cùng phải công nhận trước người Mỹ, trách nhiệm của họ đối với chính sách mù quáng và thất bại trong quá khứ cũng như hiện tại. Họ phải cho thấy họ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm của tân Tổng thống để thay đổi chính sách và đón nhận bất kỳ hậu quả nào có thể xảy ra.

     Tôi quyết định đưa lập luận này ra trước hai đảng viên Đảng Dân chủ, các quan chức trước đây trong chính quyền Johnson mà tôi nghĩ rất có thể hai người này sẽ đáp lại lời kêu gọi của tôi.

     Tôi biết cả hai đảng viên này đều rất muốn Mỹ rút khỏi Việt Nam. Cả hai ông đều làm việc cho Uỷ ban Cố vấn chính sách của Đảng Dân chủ, một nhóm quan trọng đề ra chính sách và cương lĩnh của Đảng này, do vậy họ có uy tín và vị thế thuận lợi để tập hợp xung quanh mình các đảng viên Đảng Dân chủ cấp cao. Đối với người đầu tiên tôi tiếp cận khi gọi điện, tôi vạch ra những gì tôi nghĩ là Nixon sẽ phải giải quyết trước, trong một tuyên bố công khai của các quan chức trước đây, những người trên thực tế chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Việt Nam mà Nixon thừa hưởng từ những người tiền nhiệm, nếu như ông ta muốn kết thúc cuộc chiến đó. Tôi nói với ông ta những gì tôi tin từ quan điểm chiến thuật.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #117 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:20:30 pm »

     Tôi không nghĩ bất kỳ Tổng thống nào trông đợi chỉ một mình chịu trách nhiệm về kết quả của một cuộc chiến muốn kết thúc mà lại không gặt hái được thành công. Đó là lý do tại sao không thể chậm trễ hơn nữa việc công chúng muốn sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với ông ta để ông ta thay đổi chính sách và hành động của mình. Chẳng bao lâu, việc tiếp tục cuộc chiến sẽ được xác định với nhiệm kỳ của ông ta mà ông ta không thể trốn tránh trách nhiệm chính của mình được. Tôi biết rằng những gì tôi đang yêu cầu là rất khó thực hiện, hoặc thậm chí rất khó cân nhắc nữa. Có thể bởi vì trước đây chưa hề có tiền lệ như vậy. Tôi sẽ rất vui khi bản thân mình được góp sức tham gia vào tuyên bố đó nhưng những gì mà chúng ta thực sự cần là tuyên bố của những người cấp cao hơn rất nhiều, như Tổng thống. Tôi nói:

     "Ông không phải dùng chính xác đến những ngôn từ này, nhưng đây là nội dung những gì cần nói: "Thưa Ngài Tổng thống, đây không phải là cuộc chiến tranh của ngài. Đây là cuộc chiến tranh của chúng tôi. Đừng biến nó thành cuộc chiến tranh của Ngài. Chúng ta đã phạm sai lầm khi chúng ta tham chiến. Đừng phạm thêm sai lầm nữa. Chúng ta phải thoát ra thôi. Chúng tôi sẽ đứng bên cạnh Ngài nếu Ngài quyết định rút quân về nước".

     Ở đầu dây bên kia, không thấy có tiếng người nói. Sau đó giọng nói cất lên: "Dan, chúng ta không thể làm như thế được.

     Bây giờ không phải là lúc. Điều đó sẽ phá hoại Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà họ sẽ nói: "Chính các ông đã tham chiến và bây giờ các ông định rũ bỏ trách nhiệm". Chúng ta sẽ bị lên án vì đã bắt đầu cuộc chiến và bây giờ thất bại ngay trong cuộc chiến đó. Điều đó sẽ như một nhát dao đâm vào lưng vậy".

     Tôi lập luận thêm với ông ta. Tôi chỉ ra rằng có sự thật trong lời buộc tội rằng chúng ta đã bắt đầu cuộc chiến; nhưng phải chăng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không có bổn phận phải có những hành động để rút quân về nước? Nhưng ông ta không chịu thua. Ông ta không bác bỏ tính logic trong lập luận của tôi nhưng cái giá mà Đảng Dân chủ phải trả quá cao và điều đó cũng không mang lại ích lợi gì cho đất nước cả. Đây không phải là thời điểm chín muồi. Thời điểm này quá sớm sau khi một số quan chức vừa mới nghỉ việc. Nghe có vẻ rất chua chát. (Cảm giác chua chát giống như khi người Pháp nói với chúng tôi năm 1964: "Những gì chúng tôi không chiến thắng được thì các ông cũng không thể chiến thắng nổi" và người Pháp đã nói đúng. Tôi nghĩ những gì ông ta thực tâm định nói là ý ưởng tôi đề xuất rằng đảng viên Đảng Dân chủ phải chịu hết trách nhiệm vì bắt đầu một cuộc chiến không thể thắng được và phải chịu phần lớn trách nhiệm khi thua cuộc. Đó là những gì tôi đề xuất. Ông ta không hoàn toàn nhất trí. Ông ta nói có lẽ về sau này. Khi chúng tôi gác máy, tôi nghĩ, sau này, sau này là khi nào. Sau này thì đã quá muộn.

     Từ những phản ứng tôi quan sát được, tôi dần dần hiểu ra rằng có một số đảng viên Đảng Dân chủ thực sự muốn cuộc chiến vẫn tiếp tục một thời gian dưới thời Nixon cho đến khi nó thực sự trở thành "cuộc chiến Nixon". Tôi hoài nghi không biết là họ bí mật trông đợi điều đó, trông đợi thời điểm khi thất bại không còn là trách nhiệm của cá nhân họ. Lúc đó họ có thể nói với bản thân họ rằng, họ sẽ cộng tác với Tổng thống để kết thúc cuộc chiến, hay tốt hơn thì họ sẽ theo sự lãnh đạo của ông ta khi ông ta quyết định giành được sự ủng hộ của họ để kết thúc cuộc chiến. Ông ta sẽ phải là người đưa ra sáng kiến, xuất phát từ kinh nghiệm cay đắng, chứ không phải sáng kiến có được vì sự thừa nhận tội lỗi của mình. Rắc rối là ở chỗ sau này họ không bao giờ kêu gọi Nixon chia sẻ trách nhiệm làm thay đổi chính sách. Một khi cuộc chiến trở thành cuộc chiến Nixon, ông ta không muốn mất đi hy vọng thành công, cho dù lúc đó đảng viên Đảng Dân chủ có muốn nói gì đi nữa. Lúc đó đã quá muộn rồi. Cuộc chiến đã kéo dài hàng năm trời.

     Những ý tưởng cay đắng như vậy một lần nữa được khẳng định chắc chắn khi tôi gọi người thứ hai, trước đây ông này làm phụ tá cho Lyndon Johnson. Tôi đã nói chuyện vài lần với ông ấy khi tôi từ Việt Nam trở về và xem chừng chúng tôi rất hợp cạ với nhau. Đầu năm 1968, ông ta cộng tác chặt chẽ với người đầu tiên mà tôi gọi điện thoại và với Clark Clifford nhằm cố gắng thuyết phục Tổng thống Johnson chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam để khởi động đàm phán. Tôi biết ông ta quen biết nhiều người trong Đảng Dân chủ. Tôi trình bày đề xuất của mình và ông ta phản ứng y hệt như người đầu tiên. Hai người dùng ngôn từ rất giống nhau. Ông ta kết thúc bằng một giọng đầy kịch tính: "Dan, nếu chúng ta làm những gì như anh đề xuất thì chúng ta sẽ tắm máu chính trị, cả anh và tôi. Đó là một cuộc tắm máu anh chưa bao giờ thấy".

     Tôi rất sốc trước những lời lẽ này của ông ta. Tôi nói với một giọng bình tĩnh rằng ông ta có thể đúng về điều đó. Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận điều đó Tôi nói tôi không thực sự nluốn bảo vệ tương lai chính trị của mình, hoặc của Đảng Dân chủ bằng sinh mạng của lính Mỹ và người dân vô tội Việt Nam. Ở Việt Nam, chính tại thời điểm này cũng đang diễn ra một cuộc tắm máu. Tôi không muốn nghĩ rằng chúng ta sẽ kéo dài cuộc tắm máu đó thêm một ngày, hay một tháng, hay một năm để bảo vệ lợi ích chính trị của tôi hay của ông ta.

     Ông ta không nói gì. Chúng tôi chào tạm biệt và gác máy.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #118 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:20:59 pm »

Chú thích:

(98) Những phát hiện này đã chấm dứt băn khoăn của tôi về một sự sa lầy tưởng tượng: "Ellsberg, Leo thang khi đang sa lầy", tài liệu không xuất bản; Ellsberg "Sự sa lầy tưởng tượng và cỗ máy ngưng trệ".

(99) Bài phê bình của Chomsky về cuốn sách của Zinn: Chomsky, trang 221-94 (được viết lần đầu tháng 7-1967).
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #119 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2007, 05:23:57 pm »

Chương 19

Giết chóc và cỗ máy nói dối



     Vào buổi sáng ngày 30-9, tôi ra khỏi giường, mở cửa trước ra đường cao tốc Pacific Coast và nhặt tờ Thời báo Los Angeles lên. Đã thành lệ, tôi quay về phòng ngủ nhìn ra bãi biển và vào giường đọc báo.

    Câu chuyện chính của tờ báo ngày hôm nay là trường hợp lính mũ nồi xanh, hay còn gọi là lực lượng đặc nhiệm, đã giết người. Tôi đã theo dõi câu chuyện này được vài tuần và câu chuyện xuất hiện trên bìa của hầu hết mọi tờ tạp chí. Kể từ tháng bảy, đại tá chỉ huy lực lượng đặc nhiệm tại Việt Nam. Robert Rheault và năm sĩ quan tình báo khác dưới quyền ông này bị buộc tội chủ mưu giết người. Một trung sĩ và sĩ quan khác cũng đang bị giam giữ.

     Câu chuyện chính của Ted Sell tổng kết những lời cáo buộc như sau: "Các nguồn tin cho biết nạn nhân của vụ việc là Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi, người dân Bắc Việt Nam đã làm việc trong lực lượng đặc nhiệm từ tháng 12-1963. Thông tin cho hay Chuyên đã tham gia vào cuộc họp với các chiến sĩ tình báo của Cộng sản. Sau khi bị hỏi cung - sử dụng cả máy phát hiện nói dối và cái gọi là huyết thanh phát hiện sự thật - những lời buộc tội đó được các sĩ quan trong lực lượng đặc nhiệm khẳng định. Ngày 20 tháng sáu, có nguồn tin cho hay Chuyên đã bị xử bắn, xác anh ta bị cho vào trong bao tải và quẳng ra ngoài biển Đông".

     Tít lớn trong câu chuyện của Sell nằm giữa trang báo viết: "Những lời cáo buộc giết người của lính mũ nồi xanh đã bị quân đội Mỹ bác bỏ". Câu chuyện viết như sau:

      Hôm thứ hai, quân đội Mỹ đã bác bỏ những cáo buộc rằng 8 lính mũ nồi xanh nghi ngờ đã giết một điệp viên hai mang Việt Nam.

      Việc bác bỏ gây nhiều ngạc nhiên này là theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Stanley R. Resor. Mới chỉ 11 ngày trước đó, ông Bộ trưởng này còn nói rằng ông thấy vụ việc này cần được đưa ra xét xử.

    Resor nói ông quyết định như vậy là vì các sĩ quan sẽ không được xét xử công minh vì Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từ chối làm chứng. Nhưng rõ ràng là quyết định này có liên quan tới việc tự vấn lương tâm ở cấp cao.

     Sell tìm hiểu hai giả thuyết của vụ việc: thứ nhất, các mật vụ CIA có thể đã nhất trí rồi sau đó lại không nhất trí với việc thủ tiêu; thứ hai, điều trần của các mật vụ CIA cho thấy việc giết các điệp viên hai mang cũng không phải hiếm, và do vậy, xét xử các sĩ quan Mỹ là không công bằng.

      Về giả thuyết thứ nhất, sau này Sell nói: "Các quan chức CIA nghe đâu đã lệnh cho nhóm biệt kích phải giết tên gián điệp đó. Theo những nguồn tin khác, CIA sau đó đã thôi không triển khai theo hướng đó và quyết định không thủ tiêu Chuyên nữa. Nhưng trên thực tế lúc đó thì Chuyên đã bị mang đi thủ tiêu rồi".

     Sell viết rằng Resor hình như nói rằng: "Nếu CIA từ chối không cung cấp thông tin liên quan đến tội ác này", các sĩ quan sẽ không được xét xử công minh và do vậy phải thôi những lời cáo buộc. Mặc dù ông ta không nói nhưng rõ ràng là CIA không thể từ chối làm chứng mà không có sự hậu thuẫn của Tổng thống. Các phát ngôn viên của cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều bác bỏ bất kỳ sự dính líu nào của Nhà Trắng trong quá trình ra quyết định. Nhưng câu chuyện này và cả những câu chuyện khác nữa mặc nhiên cho rằng những lời bác bỏ đó không đúng (Gần đây, cuốn nhật ký của ông H. R. Haldeman, Tổng Tham mưu trưởng dưới thời Nixon đều xác nhận rằng tất cả mọi quyết định đều do Nixon và Kissinger đưa ra).

     Tại sao quân đội Mỹ lại ém nhẹm vụ xét xử có một không hai này? Theo Resor: "Tôi muốn nói rõ rằng những hành vi nào bị cáo buộc mà không đủ bằng chứng chứng minh, là vi phạm nghiêm trọng quy định, kỷ luật và mệnh lệnh của quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ không và không thể tha thứ cho những hành vi trái luật pháp đó, Như Resor thường xuyên nói: "Quân đội Mỹ không tha thứ cho tội giết người". Tướng Creighton Abrams, Tham mưu trưởng lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam, người đã ra lệnh xét xử theo toà án binh, cũng có cùng quan điểm. Ông không có cách lựa chọn nào khác là đưa ra xét xử, nếu có bằng chứng giết người. Có một sự căng thẳng giữa quan điểm này và giả thuyết cho răng Nhà Trắng đã quyết định bỏ qua những lời cáo buộc không mấy phổ biến. Dường như là mặc dù quân đội không tha thứ cho tội giết người, nhưng Tổng thống thì lại có thể tha thứ.

     Tuy nhiên nếu đúng là những vụ giết người như vậy không phải hiếm nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ bị mang ra xét xử thì câu hỏi đặt ra là: "Tại sao lại xuất hiện những lời cáo buộc này?" Tại sao lại đưa ra xét xử vụ việc cụ thể này khi rất có khả năng chứng minh được chính quyền và chính sách chiến tranh tỏ ra khá lúng túng? Những báo cáo của Resor và Abram về động cơ đưa vụ việc ra xét xử dường như không thoả đáng - điều đó không đúng.

      Sau này trong báo cáo của mình, Sell bình luận rằng: "Động cơ của Abram khi tán thành việc xét xử, vụ xét xử tập trung sự chú ý vào những phương diện không phù hợp của cuộc chiến tranh Việt Nam, nghe đâu đã phát điên lên khi biết mình bị lừa dối. Theo như những báo cáo này thì Rheault và những người khác khi bị văn phòng của Abram thẩm vấn về trường hợp của Chuyên, đã khai rằng anh ta đang thục thi nhiệm vụ gián điệp ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam thì chết".

     Một phân tích đi kèm của phóng viên Robert Donovan nói thêm rằng bản thân Rheault lúc đầu đã bị lừa dối về những gì đã xảy ra bởi những điệp viên dưới trướng ông ta, bao gồm cả Đội trưởng Robert F. Marasco, và các đội trưởng khác, những người đã ra lệnh cho cấp dưới nguỵ tạo ra một câu chuyện hoàn toàn khác.

     Tôi nằm trên giường, lắng nghe tiếng sóng biển và nghĩ về những gì tôi đã đọc. Một điều mà tôi nghĩ tới là sự phẫn nộ của các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hoà trong Hạ nghị viện và Thượng nghị viện rằng các quan chức của Mỹ bị buộc tội hình sự, có nguy cơ bị tống giam chỉ vì đã ra tay giết một dân thường Việt Nam. Và xuất hiện cảm giác không công bằng khi liệt các sĩ quan này vào một loại giết người mà không phải là không phổ biến.

      Báo cáo của Donovan trích dẫn các tuyên bố tán thành không đưa ra xét xử của nhiều nghị sỹ quốc hội hàng đầu. Hạ nghị sỹ George Bush nói: "Tôi nghĩ hành động này của Bộ trưởng là đúng đắn và sẽ khích lệ tinh thần của quân đội chúng ta".

      Tuy nhiên, Donovan ghi nhận: "Điều này sẽ đặt ra câu hỏi đạo đức về quyền của binh sĩ được phép giết một tù nhân mà không đưa ra xét xử, nếu sự thực đúng là như vậy, như đã bị buộc tội".

Logged

Để gió cuốn đi...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM