Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:52:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30/4: Chuyện những người tháo chạy  (Đọc 56741 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:35:20 pm »

Một giờ trôi qua, cả ngàn người trên phà đựoc tách làm đôi đứng về hai bên, bên nào cũng có những bộ đồ xanh và súng tôm-xông bảo vệ sát nút. Nhóm « đi qua » chiếm gần hai phần. Giữa hai nhóm là khoảng cách rộng một phần tư chiều dài pàh, mấy chục cây tôm-xông chông ra tua tủa. Cái tin « không đi qua » là chết và « đi qua » cũng chết làm hai nhóm mặt mày đều lo âu. Nhóm này liếc nhìn về nhóm kia, đau đớn cho mình và cho người ; có người chưa đến nỗi bi quan thì hiều khác : « nhóm đi qua » sẽ được ở trên boong và giữ đưa vào Nam, nhóm không đi qua thì xuống hầm tàu và bị đổ lên Nha Trang. Người bi quan thì cho rằng cả hai nhóm đều sắp gặp hiểm nguy ; nhóm « đi qua » sẽ được đưa ra đảo cô lập để gạn lọc thêm nữa, ai xài được thì xài ; nhóm « không đi qua » thì trút luôn xuống biển. Có người thì thầm mong ước; thà sống hết, hoặc chết hết, chia nhóm làm gì cho đau lòng kẻ ở người đi quá thể !
Một điều lạ là cả hai nhóm đều có sắc lính, đều có người già và đàn bà trẻ con, chỉ riêng bị gậy là nhóm « không đi qu » thì rất nhiều. Do ở đống đồ đạc quá nhiều, mà nhóm « không đi qua » sẽ bị trút bỏ với đồ vứt đi của những người « đi qua », nhưng có người nghĩ khác : bị gậy có thể có nhiều vật dụng đáng giá nên có thể được hốt lên tàu với nhóm « không đi qua ».
Nhưng câu trả lời đến sau đó không lâu





Chiến hạm chạy chậm lại né sang bên, phà theo trớn trườn lên phía trước cặp vào mạn tàu, thừng trên tàu đượcc quăng xuống neo phà lại, chiến hạm và phà cập cận sát nhau, chỉ hở khoảng nửa thước, và do sóng biển nhồi, 2 thứ thả trên nước đập vào nhau, mạn phà có treo một hàng vỏ bánh xe GMC để giữ khỏi vỡ. Một thang gỗ là một tấm ván rộng 4 tấc, dày 3 tấc đóng gỗ 4x8cm sọc ngang cách khoảng 2 tấc được bắt từ phà lên tàu dốc cao gần 15 độ. Khoảng cách từ đầu dây thang trên cầu đến sàn phà gần 5 mét nên đầu thang chống trên phà chạy chui ra gần sát mé phà bên kia theo chiều ngang đối diện với chỗ mé phà cập tàu. Cái cầu thang trên phà này được chắn ngang bằng khối thép được bắt dính trên sàn phà ( hình như là nấp vào để sửa chữa bụng phà ). Nhưng đầu thang không luôn luôn được chống vào khối thép ấy một cách cố định mà cứ theo nhịp đập của phà vào tàu, nó quét tới quét lui, xịch ra chống vào.
Ai đã xem xiếc, hãy tưởng tượng màn xiếc này với hàng quân diễn viên. Diễn viên nào không hoàn thành vai trò của mình thì mặc nhiên bị trừng phạt ngay bằng cách tự loại mình ra khỏi cuộc sống.
-   Nghiêm ! Các người hãy cẩn thận, chết sống gì đều do các người. Toán bên hữu lên trước được bố trí vào nơi đặc biệt. Toán bên tả lên sau, được bố trí nơi khác, ai ở đâu ở đó theo lịnh hạm trưởng .. Tiếng loa vừa dứt, cả 2 nhóm thở phào nhẹ nhõm, thế là không ai phải chết, chỉ phải chịu một sự phân biệt nào đó trên tàu thôi, mà chịu sự phân biệt đối xử thì ai trong cái xã hội này cũng đã chịu quen từ lâu rồi.
-   Nào toán bên hữu, từng hàng một lên cầu, đàn ông trước !
Tôi thấy thiếu tá sư đoàn I tiến ra, anh lên thang đầu tiên, đi như một người xiếc đi dây. Hai tay dang ra, anh bước đều đều bất chấp cái thang đưa qua đưa lại nhè nhẹ sụt tới xịch lui. Đến giữa thang, cái thang dù thật dày, nhưng vì trọng lượng con người và độ dài của nó, thang bị oằn xuống và hơi nhún nhảy theo bước chân ; do thế mà từ giữa thang, bước đi của anh như làm trò xiếc. Thoáng chốc, thấy anh trên tàu.
Đến người thứ hai, thứ ba .. cứ thế tiếp mãi, con người ta sao gan dạ và tài tình thế kia, đến lúc cần làm xiếc người ta vẫn làm được. Tôi đứng nhìn ngao ngán chờ đến phiên mình.
Khi ấy bên tàu đưa qua phà một cái thang đứng bằng sắt cao khoảng 4 mét gồm 2 thành thang xoạc chân. Đầu thang chụm vào nhau bằng một mặt sắt nằm ngang rộng 2 tấc, thang được mấy cái áo xanh dựng lên sát mé phà về phía tàu, chân thang do 4 áo xanh kềm giữ. Đầu thang cách lan can boong tàu trên 2 mét theo bề cao và 3 mét theo bề rộng, một đường xéo từ đỉnh thang qua tàu khoảng gần 4 mét. Đường xéo này không được bắt cầu vì mặt thang quá bé. Họ dựng thang làm gì vậy ? Họ tổ chức chu đáo thật !
-   Những đứa bé dưới 6 tuổi, có cha đã lên tàu, bà mẹ dắt ra đây.
Một đứa bé được mẹ dắt ra khỏi hàng, một tên áo xanh hai tay không bước tới xớt đứa bé và nói với bà mẹ :
-   Vào hàng !
Rồi tên áo xanh mang đứa bé lại phía thang, một tay ôm ngang hông đứa nhỏ đang giãy dụa, tay kia phăng thang, chân hắn bước đều đều lên đỉnh thang. Lên đến nơi hắn đứng thẳng mình hai tay đưa bổng đứa bé lên cao. Bên kia tàu, có một áo xanh đang đứng chờ. Mọi người hiểu ra. Bà mẹ hiểu ra gào lên :
-   A .. a ..a ...
Bà chỉ biết gào lên như thế rồi đâm bổ ra.
Ở đây chiếc áo xanh trên thang hơi dong người, đu đưa đứa bé một lần, hai lần , ba lần – Đứa bé vút đi qua đôi tay áo xanh trên boong, hắn đón bắt và để em bé xuống nhẹ nhàng. Đứa bé lao trong gió thất kinh bật tiếng khóc. Hai bóng áo xanh trên cao thật nhà nghề, lao trẻ con kiểu như lao dưa hấu hay quăng bắt gạch ngói.
Người mẹ vừa đâm bổ ra, đưa 2 tay về phía con, đứa con vút ra, bà ập người tới té sấp, đến khi ngồi lên, đứa bé đâu mất, bà la lên :
-   Con tôi đâu ?
Một áo xanh ra đẩy bà vào hàng quát nạt :
-   Lên tàu rồi, về chỗ !
Thấy đứa con vụt biến mất một cách kỳ lạ đi giật lùi, nhưng tới ngang đầu thang gỗ, bỗng bà leo lên , không đi mà bò thoăn thoắt, kỳ diệu thay bà cũng mất hút được vào trong tàu.
Một người đàn ông ôm một đứa bé khoảng 8 tuổi trên tay lên thang gỗ, anh đi thận trọng từng bước, đứa con ôm cứng lấy cha nhắm nghiền mắt ; nửa phút sau 2 cha con tới đích bình an.
Tôi đứng nhìn cảnh lên hạm của đoàn người- người lớn và trẻ em. Từng lúc, tôi như phát hiện những mặt mới của cái xã hội mà đã hàng chục năm nay tôi chưa biết tới, và cả những ý nghĩa mới của những danh từ, con người rất tự do : tự do lựa chọn cho mình giờ phút nào để bước vào cái chết. Tự anh bò lên thang và tự anh rơi. Không ai đẩy anh xuống biển. Người ta đã bố trí cho anh cái cầu thang ! Mức độ bạo ngược ở đây không chỉ là độc ác mà còn thâm hiểm nữa.
Một tên áo xanh đứng trên thang vút một em bé. Tên áo xanh đứng trên hạm đón hụt. Em bé rơi tỏm vào khoảng cách giữa hạm và phà. Bà mẹ, như một cục sắt bị nam châm hút, lao tới bu vào cái vỏ bánh xe bên mạn phà, chúc đầu xuống nhìn mặt nước tìm con. Sóng đưa nhẹ cái phà vào hông hạm. Cái vỏ sắt của hạm và cái vỏ bánh xe dập cái đầu làm người bà như điện giật bổng lên vừa lúc sóng dựt con phà ra, thân bà trút xuống biển đúng vào chỗ đứa bé vừa rơi. Không ai có thì giờ chặc lưỡi một cái, vì về phía thang gỗ, những con người đang tiếp tục bò lên.
Một đứa bé bò trước trên thang gỗ, bà mẹ bò sát theo sau, bàn tay chực chờ cổ chân đứa con, đứa con 10 tuổi yếu quá mà đầu gối cứ phải gác lên những miếng gỗ vuông đau điếng. Từ đau mất cảm xúc của da, hay em sợ hãi quá mà đầu gối gác hụt ra ngoài thang, cái mình em nghiêng lật ngửa ra ngoài, bàn tay chực chờ của người mẹ liền chộp chính xác chân con bấu chặt ; đứa con rơi dằn sức bà mẹ, bàn tay còn lại bám thang không vững và bà lật ngửa rơi theo con, chỉ rớt khoảng 3 thước xuống mà sàn phà cứng quá cũng làm vỡ sọ em bé và gãy xương bà mẹ. Những tên áo xanh kéo chân 2 con người ấy bỏ qua bên. Rồi đây biển sẽ lại xóa thêm 2 cuộc sống.
Một người cha ôm con trước ngực, ông bước, mới được vài mươi thước, hụt chân, cha con đều rơi. Chỉ tuôn hơn 2 thước mà cha lẫn con không ngồi lên được nữa ,họ chỉ rên la. Tại sàn phà bằng thép cứng quá hay do họ đã đau đớn hoảng hốt tự trong lòng ?
Những cái rơi không do một lý do kém cỏi nào, rơi tự nhiên. Có khi chết, có khi bị thương.
Sự cố này được diễn đi diễn laị, trên phà và hạm, người ta nhìn cái chết đến nhàm chán, không còn tỏ một chút bi thương. Thử nhìn xem một ông cha đang bò trên thang gỗ, đứa con bò theo ông giữa đường té ngửa. Máu từ các lỗ trên mặt trào ra chảy trên sàn phà. Ông quay lại nhìn chằm chằm mấy giây, màu sắc da mặt ông không thay đổi, bắp thịt mặt ông không co giật, tay chân ông không run ; ông tiếp tục bò lên tàu và ông thoát. Ông kềm chế được cảm xúc hay là tại nơi đây, không ai có quyền quay lại ?
Ban đầu, cái thang đối với tôi là một sự hiểm nguy to lớn. Tôi có cảm giác bế tắc tại đây vì cái thang gỗ ác nghiệt. Nhưng sự bạo ngược quá mức của bọn thống trị và cái chết quá thản nhiên của những người cùng cảnh, khiến tôi lên thang một cách tự nhiên, gần như đây là trò tiêu khiển mà tôi là một đứa trẻ thơ.
Chuyền xong « nhóm đi qua » thì đã trưa, đám áo xanh về chiến hạm ăn uống nghỉ ngơi. Kế hoạch là 3 giờ chiều sẽ tiếp tục đưa tiếp nhóm « không đi qua »
Nhưng buổi trưa hôm đó, là bữa cơm cứu đói, mọi người chăm bẵm vào nắm cơm dưa muối mà quên hẳn mọi việc. Cùng lúc ấy, neo và dây buộc vào phà bị tháo bỏ hết. Chiếc phà và chiến hạm không còn ràng buộc nhau từ lúc đó.


Buổi trưa trên tàu, tôi lại nếm sự oi bức của mùa hè, nóng đến độ tôi tưởng mình có thể hôn mê bất tỉnh, và tất cả gần 700 con người bị gom lại một góc trên boong sau đuôi tàu cũng đều chết lịm. Đến chiều, gió thổi mát, mọi người được gọi dậy để cứu đói bằng nắm cơm chiều ; người ta quên hẳn chiếc phà. Sau bữa ăn, tất cả lại lui vào giấc ngủ.
Chiến hạm vẫn chạy. Mũi tàu rẽ sóng, đuôi tàu nước reo. Tiếng máy ru hồn những con người được cứu vớt vào trong giấc ngủ mê man. Khuya, trời mát lạnh. Mọi người vẫn ngủ, ngủ say mê, chiến hạm vẫn chạy đều. Trăng lên, trời gần sáng, chiến hạm vẫn lướt sóng băng băng. Trời sắp sáng, chiến hạm vẫn xả máy, tôi chống tay ngồi dậy, gượng đứng lên tựa vào lan can boong tàu. Xung quanh tôi mọi người cũng đã thức. Sau một đêm dài và nửa ngày ngủ vùi, người ta thấy khỏ ra, đứng nhìn trời mây và biển cả. Thôi ai đã ở lại hãy ở lại, ai đã chết hay không sống khổ nữa, xin chào tất cả ! Tôi thầm nghĩ như vậy
-   Cam Ranh ! Có lẽ Cam Ranh đã hiện xa xa theo ngón tay chỉ của người nào đó.
-   Đây chỉ là hòn đảo ngoài khơi Cam Ranh. Một người nào đó am hiểu Cam Ranh hơn phát biểu – Cam Ranh còn ở trong xa kia.
Mọi người đổ qua bên này để nhìn cái đảo xanh rì cây cỏ.
-   Ở đây vô Cam Ranh còn bao xa nữa ?
-   Chắc 5 hải lý, khoảng 15 phút nữa chúng ta sẽ vào tới Cam Ranh. Ôi, những gì xảy ra hãy để yên như thế, chiến tranh ỏ Quân Khu I nhưng Cam Ranh vẫn thanh bình. Mọi người chỉ trỏ bàn tán vui vẻ.
Bỗng một giọng quái ác giễu cợt nào đó, trong đám đông, nói rất nhỏ nhưng xuyên thẳng vào màng nhĩ không sót một người
-   Còn trên 500 cây số nữa mới đến Cam Ranh, trong 36 giờ. Đây không phải dấu hiệu Cam Ranh ! Đây là đảo Voi, ngoài khơi biển Đà Nẵng, cách bãi Mỹ Khê 10 hải lý.
Tôi kiễng chân nhìn người nói, nhận ra một trong 12 người thủy thủ chèo cùng thuyền với tôi khi rời bãi Mỹ Khê.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:36:15 pm »

BIỂN ĐẪM MÁU VÀ LÒNG THÙ HẬN

Một đêm và nửa ngày ròng rã , chiến hạm vẫn lẩn quẩn ở vùng biển Mỹ Khê, hay nói đúng hơn là từ lúc tôi chưa đến. Từ những ngày 27 đến 29 tháng 3, nhiều chiến hạm còn quần ở những vùng biển quanh Đà Nẵng để đón người di tản. Kế hoạch di tản ra tàu hàng lớn chở khách loại bụng to chứa 4000 người, được bố trí như sau :
Những chiếc canô nhỏ vào tận các bãi biển của Đà Nẵng như Hội An, Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Bình, Hòa Khánh, Liên Chiểu để xúc từng nhóm năm chục người đem bỏ lên một chiếc phà lênh đênh ngoài bờ biển cách bờ 5,7 hải lý. Dùng canô xông lướt vào tận nơi để tránh đạn pháo Bắc Việt nhanh nhẹn, dễ dàng hơn. Dùng phà để từ đó tổ chức gạn lọc những người cần thiết và ít nguy hiểm cho chúng rồi mới cho lên chiến hạm. Chiến hạm sẽ quần quanh điểm được phân công chỉ định để chờ đón, đến khi đầy chiến hạm khoảng ngàn người thì chiến hạm sẽ đem đổ số người đó lên tàu lớn chở khách đậu ngoài khơi xa hơn 10 hải lý, và khi tàu lớn chở đầy khách rồi chúng mới xuôi Nam. Dùng chiến hạm để quần chờ và khi cần phải giao tranh thì chiến hạm mới đủ hỏa lực để chiến đấu. Và các chiến hạm lúc nào cũng xả hết máy chạy băng băng vì nơi đây chúng nằm trong tầm hỏa tiễn tầm xa của cộng sản, trong khi đó các tàu hàng to đã ở xa hơn ngoài tầm nên bỏ neo đứng yên.
Vì thế mà khi tôi cùng 12 thủy thủ chèo thuyển ra biển thì gặp một canô săn bắt tuần thám phát hiện và tóm vể thảy lên phà. Ở đây, sự gạn lọc đã bỏ đi những người xét ra nguy hiểm và không cần thiết, đó là những người không phaỉ là thân nhân của một người lính nào đó trên phà hoặc trên hạm, còn nếu là lính thì phải chưa một lần bị thương phải mổ ? Nhóm « không đi qua » bị bỏ lại gồm những người sẽ có những câu trả lời khi bọn áo xanh hỏi như sau :
Hỏi – Chồng hay anh của chị đâu ? Hoặc : Con của cụ đâu ? hoặc Cha của em đâu ..
Đáp – Không biết ở đâu Hoặc : Anh ấy đã bỏ đi trước rồi. hoặc : con tôi đã tử trận …( nghĩa là không phải là câu trả lời – Hiện đang ở trên tàu )
Hỏi : - Anh ở đơn vị nào ?
Đáp : - Tôi giải ngũ từ .. tôi không tham gia vào lính .. Nếu chưa vào lính thì nghề nghiệp của anh chưa phải là nghề nghiệp hái ra tiền ..
Hỏi : - Anh bị thương ở chỗ nào trên cơ thể ?
Đáp : - Tôi bị thương đường ruột, trên lưng, đầu ..
Nhóm không đi qua thì phó mặc cho biển trời, khỏi mất công đưa vào đất liền.
Chiến hạm chở tôi quần mãi cả gần 30 giờ, không thêm được ai, sáng nay nó ra xa hơn ngoài khơi để tìm chiếc tàu chở khách để dỡ người. Ngang qua đảo Voi làm đám người lầm tưởng đã đi xa mãi đến tận Cam Ranh ; nhưng thật ra vẫn còn tại vùng biển Đà Nẵng.
Và đây rồi, chiến hạm đã gặp tàu chở khách. Chiếc tàu này to lớn hơn chiến hạm nhưng trang bị hỏa lực rất kém. Súng của nó đủ để chống cướp mà thôi, không có khă năng tham chiến.
Khi đảo voi nhỏ dần trong xa và chiếc tàu hàng xuất hiện như một bóng trắng nhỏ thì đám người di tản nhốn nháo. Chính ra bình thường mà đi trên chiếc tàu này gặp một chiếc tàu khác thì reo vui chào nhau mới phải ; thế nhưng những người di tản, óc đã bị dần nhão ra, xương thịt đã mềm đi, thân sơ thất sở, tâm trí đã khủng hoảng đến hồn xiêu phách lạc thì bất cứ gặp cái gì cũng đủ run lên lo sợ.
Chiếc tàu hàng to kình càng, thả trôi chầm chậm gần như đứng im ; một hai cột khói tỏa rộng đen trời lại càng làm cho nó thêm thâm u thần bí, hù dọa thêm mọi người.
-   Khổ ơi là khổ, cái gì nữa vậy hở ? Cuộc đời như ba chìm bảy nổi, còn phaỉ trôi dạt đến phương nào nữa đây ?
-   Trôi thì trôi, trôi đâu cũng được ; tôi cóc cần cuộc sống, tôi chẳng muốn sống, thử hai chiếc tàu đụng vào nhau, tôi mà la một tiếng cho tôi chết đầu thai thành con chó.
-   Sao ? Con chó ? Thế là sướng quá rồi, chứ đầu thai làm con người như thế này thì nên thề. Thề như vậy mới đúng là thề độc. Thề lại đi «  Tôi mà la thì cho tôi đầu thai làm kiếp người di tản, nghe lời dụ ngon »..
-   Suỵt ! Muốn chầu hà bá liền bây giờ hả ?
-   Đ.m, cái gì mà sợ ? Chết là cùng, phải biết như vậy ở lại sống với Việt cộng chưa chắc đã khổ bằng. Đ.m, chưa thấy Việt cộng giết mà thấy tụi nó giết, giết tàn bạo, cả cái phà nó giết một lượt trên 300 mạng. Cái quân gì tàn ác ? vào đón người lên phà rồi dứt vậy cho hà bá. Cái thứ gì mà giết người như giết ngóe vậy ?
Một thằng áo xanh xuất hiện vừa lúc, từ mũi tàu đi xuống :
-   Ê, thằng kia !
-   Cái thằng ông nội mày chứ kia nọ gì ?..
-   Mày nói quân nào tàn ác ?
-   Cái quân tụi bây !
-   Nói cái giọng Việt cộng hả ? Chửi quân đội quốc gia hả mậy ?
-   Quân đội quốc gia cái con c .. ! Người đó hét lên – Quân đội quốc gia cái con c .. ! Chết mẹ tụi bây hết đi
Tên áo xanh khác nữa lại đến, hai cây súng tôm-xông được kéo xuống giương bá.
Đám người đứng gần người chửi bới hoảng hốt tản nhanh ra hai bên để người này đứng lại giữa lề lan can boong tàu. Anh ta không thấy thế làm sợ, anh ta giận run người, chửi thêm :
-   Tao là trung úy quân lương đây, tao chửi cái quân quốc gia con c.. chó đẻ, tàn ác giết người !
Hai tên áo xanh chuẩn bị đưa súng lên ngang ngực
-   Quân bạo ngược ! Tụi bây đâu dễ bắn tao !Người trung úy thét to lên rồi quay lưng nhanh như chớp nhảy xuống biển, trong lúc đạn tôm-xông nổ hai loạt bắn vào không trung. Tiếng súng nổ, cả bày áo xanh mang tôm-xông chạy đến.Đám di tản dồn cục lại ngồi bẹp trên sàn tàu, mặt xanh như tàu lá.
-   Thằng cha ngu tợn, chết phí vô ích. Thiếu tá sư đoàn I kề sát tai tôi thủ thỉ - Tôi mà liều như nó thì chơi một vài thằng trước rồi mới tự vẫn.
-   Anh ta sảng rồi đó, tôi thêm ý – Anh ta quá bi thương mà phát khùng, mới hôm qua con ảnh té chết thê thảm trước mặt ảnh khi ảnh bò lên cầu từ phà quà tàu đó.
Đúng vậy ! Khi người trung úy nhảy xuống biển và những viên đạn bắn hụt làm cho những người di tản bùng lên những tia nhìn giận dữ vào mặt hai tên áo xanh, trong lúc mấy tên này căm tức trút hằn thù lên đầu đám người đã khổ đau ê chề suốt mấy ngày nay
-   Ê, tụi bây định nổi loạn rồi hả ? Chúng nói và tiến sát lại đám người đứng gần nơi người trung úy vừa nhảy.
Mũi súng của một thằng áo xanh khiêu khích bằng cách thọc vào bụng một người gần nhất rồi  nó nhảy ra xa, chĩa súng chực chờ sự phản kháng của người bị nó thúc súng để nhả đạn. Trong khi người này đau quá, ôm bụng xuống bò quậy trên sàn tàu. Thằng áo xanh này chưa thỏa mãn được thú tính giết người của nó, nó còn lồng lên :
-   Đ.m, còn thằng nào nữa ? Cặp mắt nó dừng lai trên mặt một người đàn ông khác rồi nó nói luôn :
-   Mầy hả ? Đ.m ! Nó tiến về người đàn ông. Tới số mầy rồi. Nó đã đứng sát người đàn ông – Tới số ! Nè ! Mũi súng của nó lại thụt mạnh vào bụng người đàn ông, làm anh ta gập người xuống nhưng hai tay còn nắm lấy lan can boong tàu, anh ta không té để tránh phải khuyu dưới chân thằng vô lại đánh anh, nhưng miệng anh lại thổ máu tươi ; máu ra làm người đàn ông phải buông tay và nằm quặp trên sàn tàu.
Chiếc tàu hàng to rõ dần lên trên biển trong khi trên chiến hạm đang xảy ra cuộc uy hiếp dã man. Tôi muốn cầu cứu với một ai đó chấm dứt ngay tình huống đau thương tàn nhẫn này. Nhưng khi nhìn lên buồng chỉ huy chiến hạm, tôi thấy có mấy người áo trắng trên đó đang thản nhiên đặt ống « dòm » theo dõi hành vi hung ác của thuộc hạ. Tôi cắn răng lắc đầu.
Thấy máu, tên áo xanh còn lại càng hung tợn và chợt thấy tôi mặt nhăn nhó lắc đầu, nó cườigằn :
-   Thằng chó đẻ, mầy nhăn mặt lắc đầu để phản đối phải không ? Nó nhìn thẳng vào tôi – Tới biểu mầy ! Nó lên cò súng cái rốp – Tao đếm tới ba, không bước tới tao bắn chết con đĩ mẹ mày liền !
Chẳng còn biết sợ, tôi buông lời cộc lốc :
-   Đếm đi !
Thằng áo xanh có thái độ khựng lại. Tôi vỗ mạnh vào mặt nó :
-   Hay để tao đếm. Đếm đến ba mầy nhả đạn nghe đồ quỷ sứ !
Tôi đếm ; bằng toàn hơi :
-   MỘT ..
-   HAI
Tôi đếm chưa dứt tiếng hai, thiếu tá sư đoàn I quát lên :
-   KHOAN ! Nghe tôi nói. Anh ta lấy giọng chỉ huy lớn tiếng – Hai anh hải quân ..
-   
-   
Hai thằng áo xanh trợn trừng quay mũi súng vào thiếu tá sư đoàn I.
-   Tôi, thiếu tá sư đoàn I. Anh biết bọn lính luôn sợ cấp trên – Các anh dám bắn hết chừng này người không ? – Các anh nổ một tiếng súng thì xác các anh không còn hốt được một miếng xương nào với 700 con người đang bao vây các anh đây ( quả đúng như thế, 2 thằng áo xanh đang lọt thỏm vào vòng vây của 700 con người)
-   Đấy các anh xem, tứ bề đều có người sẵn sàng làm một cuộc trừ khử bạo tàn ( hai tên áo xanh liếc nhìn, mặt biến sắc)
-   Tôi có thể đếm đến ba, đố các anh dám nổ súng. Các anh dám để tôi đếm không ? Thiếu tá sư đoàn I đếm luôn, giọng to rang rảng :
-   Một ! H ..
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:37:28 pm »

Hai tên áo xanh thất sắc, cặp tròng mắt chúng đảo liên hồi, vòng người theo uy thế của thiếu tá sư đoàn I xích lại siết vòng vây chặt hơn bao quanh hai tên áo xanh.
Từ phía sau hai tên áo xanh, mấy cái bóng thấp thoáng. Một tên áo xanh chúi nhủi về đằng trước, tên còn lại quay tròn. Hai cây tôm-xông do cái ngón tay ngoéo cò sẵn, theo phản xạ siết lại :
-   Tóc ! Tóc ! Tóc ! Tóc !Tóc ! óc óc óc óc !
Hai loạt đạn nổ dài, nổ mãi đến hết cả băng đạn. Và thân người đổ xuống, đổ xuống liên hồi. Tiếng súng hết nổ, máu , thây người và tiếng rên la vang dậy. Riêng hai tên áo xanh, mặt nát nhừ, xương đầu méo mó và 4 con mắt lồi ra .. Đây là sức mạnh của tâm trạng 700 con người cùng lúc cộng lại.
-   Cành ! Cành ! Cành ! Cành ! Đạn bay vèo vèo trên đầu, đám người nhảy nằm áp rạp xuống. Đạn đại liên chiến hạm quạt uy hiếp và tiếng loa vang lên !
-   Cac người hãy nghe đây ! Mọi hành động của các người chúng tôi đã mục kích không sót một chi tiết nào. Các người đã gây nên án mạng trên chiến hạm. Chúng tôi buộc các người phải trả lời việc làm khi vào đến trong kia. Hai chiến sĩ hải quân của chúng tôi đã anh dũng hi sinh tring khi thi hành phận sự giữ an ninh cho các người, các người phải chịu trách nhiệm và trả lời hành động này ngay tại đây.
Ngưng một lúc trong khi chiến hạm lướt sóng ào ạt tiến và chiếc tàu hàng đã lớn hẳn ra, hai bên đã trông thấy dáng người của nhau, tiêng sloa lại tiếp với giọng đầy lịnh :
-   Các người ! hãy đứng lên ! Dồn sát hẳn vào đuôi tàu ! Đứng sát vào nhau – Không đựợc tách rời lẻ tẻ - LÀM ĐI !
Tiếng loa lại tiếp :
-   Các người đứng yên ! Chúng tôi sẽ đến làm việc với các người.
Ba bộ đồ trắng có gần 20 cái áo xanh mang tôm-xông đến gặp người di tản, lúc này đã dán sát vào boong tàu. Một thiếu tá hạm phó – Một đại úy ( chính là tên chỉ huy cuộc lên tàu ). Một thiếu úy, đứng trước nhìn một lúc lâu vào đám người.
Hạm phó hất hàm về một phía nói :
-   Anh đó ra đây !
Tức thì tên thiếu úy hải quân có 4 tên áo xanh yểm trợ tiến về phía cái hàm hạm phó đã hất, rồi sau đó tên thiếu úy trở lại chỗ cũ và 4 tau áo xanh kéo một người ra đứng trước mặt hạm phó. Đấy là thiếu tá sư đoàn I
-   Anh bị bắt ! Tên hạm phó nói
-   Lý do ? Thiếu tá sư đoàn I mắt nhìn thẳng vào mặt tên hạm phó ,hỏi cứng.
-   Anh chủ mưu gây loạn trên chiến hạm ! Tên hạm phó quát chắc nịch.
-   Tôi không bị bắt ! Thiếu tá sư đoàn I cũng không kém đáp lại.
-   Các ông đã làm sai. Tất cả ở đây là nhân chứng cho việc làm sai trái của các ông.
-    ?
-   Vì không có một cuộc phản loạn nào xảy ra ở đây. Đó là thứ nhất – Và tôi không có mưu đồ gì trong cuộc tàn sát này, không ai làm theo lịnh tôi. Đó là hai – Chúng tôi không trả lời gì cả cho sự đổ máu ở đây, nguyên do đổ máu chính là lính các ông. Đó là ba.
Đám người di tản thầm phục những câu nói này của thiếu tá sư đoàn I, một sự cảm khoái nào đó dâng lên trong tim của những người đã nhiều ngày tủi cực.
Đám hải quân, quan lính lúng túng, trước mặt chúng, người trả lời với chúng nghiêm chỉnh và uy lực, chân đứng dạng, tay khoanh, mắt nhìn thẳng.
Thiếu tá sư đoàn I thấy đám hải quân tiến về phía đuôi tàu, anh chuẩn bị đối phó với tình huống gay cấn chắc chắn sẽ xảy ra cho anh. Anh gắn cái mai trắng lên ngực, nhưng phía sau anh, đám đông đã nhận ra lời lẽ chính đáng làm cho địch thủ phải hoảng sợ, nên họ an tâm và cản đảm hơn. Họ thấy không việc gì lo sợ cả và can đảm hơn. Anh đã hành động phải lẽ. Ở thế chính lý, anh kết luận ;
-   Nếu ở đây có công lý, thì các ông sẽ bị bắt và trước tòa án quân sự, các ông sẽ bị câu thúc.
Câu nói này làm tay hạm phó rúng động. Nó biết là việc làm của lính chúng nó là dã man, nghĩa là chính chúng phải chịu trách nhiệm. Ở đây chúng muốn dùng sức mạnh để lấn áp hầu trút tội lên kẻ khác ; nhưng bỗng nhiên có người vạch tội chúng ra, kết tội chúng thì làm gì chúng không hoảng kinh. Nhưng tên hạm phó ngoan cố :
-   Đồ láo khoét, đừng mong khua mỏ !
-   Toàn là sự thật ! Các ông đặt ống nhòm và thấy đúng như thế. Tội ác hoàn toàn ở các ông. Thiếu tá sư đoàn I trả đũa rắn rỏi.
-   Mang nó đi ! Tên hạm phó ỷ vào sức mạnh của con tàu bọn chúng mà làm càn.
Thiếu tá sư đoàn I la to :
-   700 người ở đây làm chứng ! Hãy nhớ số hiệu chiến hạm này, hãy nhớ lấy mặt và bảng tên của người sĩ quan này.
Thiếu tá sư đoàn I bị mấy cái áo xanh kè đi. Ba bộ đồ trắng quay đi và ngay lúc đó, sau lưng chúng nổi ó lên :
-   Chúng tôi sẽ làm chứng ! Anh yên tâm !
Ba cái áo trắng quay lại; đám người đứng im lìm. Bọn sừng sỏ hải quân quắc mắt dữ tợn nhìn, và khi tưởng với cái nhìn của kẻ nắm quyền làm người ta hoảng sợ, chúng quay lưng.
-   Trước tòa án quân sự .. Lại tiếng ó ré lên.
Ba bộ đồ trắng đứng phắt lại quay nhìn. Đã lỡ trớn, đám người tiếp luôn :
-   .. Tại Sài Gòn, chúng bây phải đền tội.
Ba bộ đồ trắng sấn lại đám đông. Bỗng nhiên, đúng lúc đó tiếng vỗ tay nổi lên vang dậy. Đám người và ba tên sĩ quan hải quân cùng nhìn về một hướng : tiếng reo, tiếng vỗ tay và những cánh tay huơ lên, trong không khí cổ võ. Tàu hàng đã cặp sát chiến hạm, những người di tản đang mừng những người di tản.
Ba tên sĩ quan quày quả bỏ đi.
Tôi quay lại, tì tay trên lan can boong tàu. Trước mắt tôi chỉ còn đại dương xanh biếc sâu thăm thẳm, từng lượn sóng đuổi nhau liên tiếp. Tâm can tôi giao động dữ dội với tất cả những hình ảnh từ cửa Tư Hiền đến đây. Tôi lại ngước mắt nhìn lên, giữa bầu trời xanh biếc, mây trắng từng đụn bay cuồn cuộn thật mau, thật gấp. Từ xa trong bầu trời, một đám những chấm đen nhỏ như những con chim nhạn bay về phía tôi. Tôi dõi mắt theo đường bay của chúng. Ô ! Sao đường bay của chúng thẳng tắp thế này ? Không ! Không phải nhạn. Đúng rồi ! Những chiếc máy bay bay mau. Những chiếc phản lực ! Từ xa tôi tưởng đâu đó những chiếc F.5 ở cửa Tư Hiền. Lòng hận thù nơi đây chưa lắng đi, thì lòng thù nơi đó lại trỗi dậy. Hai bàn tay tức giận xiết chặt ống sắt lan can, mặt hầm hầm, tôi đứng thẳng căm ghét nhìn về những phi đội trên cao đang đến gần. Nhưng gương mặt tôi từ u oán có lẽ trở nên ngơ ngác vì hình thù mấy chục chiếc máy bay trên kai lạ quá ! Không phải máy bay Mỹ.
-   MIG ! MIG !
Những tiếng hô rầm trời của những người di tản. MIG đến thật nhanh, họ như trời trồng trên boong tàu. Đột dưng MIG lượn cánh thật nhanh gần sát mặt biển nhằm hai chiếc tàu lao tới. Tim mọi người cơ hồ ngừng đập.
Tiếng gầm rú lớn lên thật nhanh, bóng nắng lướt thoáng trên sàn tàu vun vút, rồi tiếng gầm rú trở nên nhỏ dần rồi tắt. Chẳng một tiếng nổ nào của MIG và của cả chiến hạm

LŨ CƯỚP BIỂN

Hai bên hành lang hẹp là hai dãy phòng dùng làm phòng ngủ hạ sĩ quan và binh lính bốc xếp của tàu. Phòng chia ra làm nhiều ngăn bây giờ thì bỏ trống, vì tàu không có nhiệm vụ chở hàng. Số binh lính hải quân chiến đấu ở vị trí chiến đấu tại chỗ. Các phòng này bây giờ để tống giam những người bị nghi hay quả quyết là Việt cộng. Phòng giữa bên trái, dùng để tra tấn.
Phòng giam tôi và Thái, ở cận sát phòng tra tấn ngăn cách bởi một bức vách phibrô xi măng mỏng nhẹ. Kế bên là phòng giam hai anh em cô gái tóc thề, ngăn song thưa bằng những ống nhôm. Các phòng khác giam những người còn lại. Tất cả các phòng, cửa đều thông ra hành lang.
Tôi và Thái ngồi bất động cạnh nhau, lưng dựa vách. Trên vách là một lỗ kính tròn, nhìn ra biển, mặt kính thỉnh thoảng bị bọt sóng phủ nhẹ.
-   Anh nhận mình là Việt cộng. Tôi để tay lên vai bạn, nhẹ nhàng nói – Thế là anh quyết định mình là ai rồi, anh đã tự mình qua với những người anh em của anh bên ấy. Họ không biết anh, nhưng vô hình trung họ đang có anh chiến đấu bên cạnh.
-   Thái độ chiến đấu của tôi. Thái nói quyết liệt – là cắn răng và không để phải quì, dù chết tôi cũng chết đứng – Và tôi chỉ cần hét to “ Việt Nam muôn năm. Bác Hồ muôn năm “ là hàm đủ mọi ý chính trị rồi.
Tôi cười nhưng chua chát ;
-   Tính anh cứng rắn, anh đóng vai ấy thật thích hợp, và anh đã thành công. Còn tôi thì ý chí kém, tôi sẽ chọn sắm một vai ngược lại. Tôi vẫn là một sĩ quan cộng hòa, khi bị đánh tôi la hét van xin, quỳ gối lạy lục và trước khi chết, tôi ráng mà nói cái câu tôi ghét nhất này “Lạy ông tha con”
-   Cụ khéo khôi hài. Thái bật cười – Thế là chúng thấy hai chúng ta đại diện cho hai bên : một là người lính du kích chết anh hùng với khẩu hiệu vang lên; một là sĩ quan cộng hòa chết quỳ mọp xin tha mạng. Thế là cụ cũng góp phần ngang tôi. Cũng là một hình thức để thức tỉnh kẻ khác. Nghĩ ra vai phản diện ấy khá hay ! Tôi phục cụ đấy !
-   Mà này anh Thái – tôi chợt nghĩ ra và nói : Tại sao chuyển biến cái rụp vậy, anh thấy gì trong mấy ngày nay !
-   Thấy như cụ thấy đấy – Thái gục gặc cái đầu. Hơn cụ, tôi còn được mục kích chuyện của năm Mâu Thân, chuyện thực như hôm nay. Chính ra tôi quá nhút nhát, có thúc đít mới chuyển; nếu ngày nay chưa tới chắc tôi vẫn còn tu rượu ..
Tôi muốn nói với Thái là bản thân tôi chuyển biến còn chậm hơn. 15 năm chìm trong tăm tối, thấy và biết có ánh sáng, nhưng không có gan dứt bỏ cuộc sống vật chất; nhưng tôi sợ bạn buồn , phải nghĩ ngợi nên lại thôi, không nói.
Tôi nhìn qua phòng giam bên cạnh, hai anh em ngồi ủ rũ, không nói năng. Tôi cố tìm trong họ một nét gì đó nói lên con người cách mạng, nhưng không thấy được, nhất là màn kịch đêm hôm lại chứng tỏ họ càng không phải. Anh hiểu họ bị hàm oan. Nhưng tại sao lại như vậy ?
Có tiếng rù rì bên phòng tra tấn, Thái ngồi gần bên vách ép ngay tai vào. Tiếng rù rì nghe đã rõ :
-   Ê đem thằng Việt cộng vào chơi trước cho đã , mấy lúc này tao ngứa quá.
-   Thôi anh Hai, bây giờ chơi gì nữa, sắp đến Cam Ranh rồi mà con mồi thì còn nhiều quá.
-   Làm ăn trước anh Hai ơi – Việt cộng việc kéo mà làm gì. Vàng tiền trước tiên.
-   Tụi bây ngu quá, hôi điệu tụi nó đến, tụi bây không moi cho rồi.
-   Moi đâu được anh Hai ! Đông quá, tụi nó biết, tụi nó tố thì tiêu, được cái quái gì anh Hai. Cứ làm vầy, êm ru, soát thằng nằo xử thằng ấy, khỏe re không ai biết!
-   Thôi  khỏi dài dòng, làm gì thì làm, hễ trời hửng sáng là phải để tao chơi tay đôi với thằng Việt cộng. Có làm, làm riết đi.
-   Thằng kỹ nghệ gia trước nghe anh Hai
Có tiếng mấy thằng chạy đi, tiếng nói lại tiếp :
-   Tụi bây nhớ nghe, thằng này chới ngay tấm chi phiếu nghe, thứ khác không cần.
-   Thứ nào cũng cần hết đó anh Hai, thứ lặt vặt em lo.
-   Ê tụi bây, xấp chi phiếu của nó đâu ?
-   Đây nè anh Hai, em lục trong cái Samsonai của nó.
-   Tao sợ nó ký tên giả, tới lúc vào trỏng đi lãnh bị chộp thì bỏ con mẹ tao mồ côi, tụi bây cũng hết đời.
-   Anh Hai đừng lo, để em, em là quân sư cảu anh Hai ngon lành.
-   Tao phụ với mầy cho anh Hai yên tâm.
-   Mầy nói gì vậy, đ.m, anh Hai giận bây giờ, anh Hai sợ ai mà không yên tâm.
Tiếng cửa mở ra, bước chân loạn xạ, có tiếng kéo lê cái bọc to.
-   Nó đi không nổi, em phải lôi, cái thằng mập thấy mẹ.
Nghe im lìm, có tiếng rên :
-   Trời đất ơi ( cái giọng thằng xưng là quân sư ). Chết mẹ tụi bây rồi ! Anh Hai biểu mày đi mời, sao tụi bay lại lôi ổng. Tụi bây không biết đây là kỹ nghệ gia số một của ông Thiệu hay sao ?
-   A ha ha – Cái thằng dóc tổ - Chơi trò gì vậy mậy ?
-   Im ! Tiếng gầm rung chuyển, tụi bây im hết để thằng quân sư làm việc, đứa nào lộn xộn tao cho gãy răng hết.
Im lặng
-   ông kỹ nghệ gia thân mến ơi. Giọng hết sức xỏ lá của thằng quân sư – Chúng tôi biết ông là ai rồi, chúng tôi điện về hỏi, người ta cho biết tên ông và bảo ông ký một chữ ký, chúng tôi cho trực thăng về xác nhận, tạm thời ông ở lại một hôm ở Cam Ranh; nếu xác nhận là chữ ký đúng, trực thăng sẽ đưa ông về Sài Gòn liền ..
-   .. Ông kỹ nghệ gia ơi, ông có nghe rõ không ? Ông ráng ký cho đúng. Ông ký đúng ông về Sài Gòn khỏe re ..
-   .. Ông không nghe à, sao ông ngồi thừ ra vậy ? Ông suy nghĩ gì vậy ? Ông nghĩ cách trả thù tụi con sao ? hu ! hu ! hu ! Có tiếng khóc nức nở.
-   .. Chết mẹ hết rồi .. tụi bây ơi .. ông kỹ nghệ .. trả .. thù .. hu .. hu .. Ông đừng thù .. tụi con .. ông ơi .., tội nghiệp .. tụi con mà .. tụi con chỉ biết làm phận sự .. cái thằng chỉ ẩu ông .. tụi con quăng xuống biển rồi.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:38:34 pm »

Im lặng. Giọng thằng quân sư ráo hoảnh :
-   .. Thấy hông ? Nó biến mất rồi, ông làm sao thấy nó ở đây, nó theo xách dép cho hà bá rồi ..
Lại giọng ấy rú lên khóc :
-   Hu hu .. còn tụi con ông tha tội đi. Hu hu .. Lạy tụi bây ! Lạy tụi bây. Tiếng lạy dập đầu dập tay xuống sàn tàu nghe bộp bộp.
Im lặng. Giọng thằng đểu reo hò tở mở :
-   Ổng đứng dậy rồi, ổng tha tội rồi bây ơi, tụi bấy lấy tờ giấy ra cho ổng ký đi. Mời mời !!! Mời ông ngồi ! Lấy cây viết parker của ông đưa đây. Lẹ bây ! Mời mời !! Ký giống nghe ông, nếu không giống ở trỏng không xác nhận thì ông tiêu mà sau này tụi tui cũng khổ lắm.
Im lặng, rồi thằng quân sư lại trồi lên :
-   Đúng chữ ký này. Đúng không ông ? Trời, không đúng khổ lắm ..
-   Đúng thiệt hả ông ? Tụi tui gửi đi ngay nghe, gởi rồi không gởi lại nghe, bút sa gà chết nghe ông !
Im lặng. Bỗng Thái nghe cái giọng khàn khàn của tay kỹ nghệ gia lấy lại phong độ :
-   Tụi bây chó đẻ quá ! Dám chơi tao.
-   Tụi bây ..
-   Không ? Mà đúng chữ ký này không ? Con lo cho ông quá, hình như chưa đúng ? Thằng quân sư chen ngang làm tay kỹ nghệ gia nổi giận, quát nạt theo cái giọng ông chủ bự :
-   Chó đẻ mẹ mầy ! Bộ tao ngu ký bậy để tao “hui” hay sao ? Giọng khàn khàn hách dịch – Đợi rồi về Sài Gòn tao tính tụi bây !
-   À hà ! Giọng thằng quân sư – Đúng, rồi đó, yên tâm rồi, ổng tự coi như về được Sài Gòn, nên ổng đòi “tính” rồi. Hắn đổi giọng :
-   Ông kỹ nghệ gia ơi ! Một chữ ký không đủ đâu. Phải hai chữ ký mới được.
-   Hai chữ ký để làm gì ? Giọng khàn khàn ngạc nhiên.
-   Phải hai chữ ký mới được, ông kỹ nghệ à ! Một vào Sài Gòn có rồi, còn một để ở đây làm bản lưu, bản lưu để tụi em giữ đó mà .. Mà này ông kỹ nghệ, hai chữ phải giống nhau như hệt, mới giá trị nghe ông.
Im lặng
-   Thôi đem lẹ giấy ra đi, tao ký ! Giọng khàn khàn hách dịch.
-   Đây nè ông kỹ nghệ, tụi con đã chuẩn bị sẵn rồi, trước khi ký, ông kỹ nghệ viết giùm “một con số một và tám con số không” để cho kẻ cầm chi phiếu này.
Im lặng. Rồi sau đó có tiếng thây người đổ rầm.
-   Xong rồi đó anh Hai, làm một chút thủ tục bình thường để lấy chữ ký. Anh Hai cho phép nghe.
Im lặng.
-   Tụi bây đau, làm thủ tục.
Tiếng đánh, tiếng la hét, tiếng ngã đổ. Im lặng, tiếng viết tiếng ký tên, tiếng chửi thề, lại tiếng đánh đập, tiếng la hét, tiếng .. sau cùng là tiếng cười tổng hợp.
-   Xong, một trăm triệu và hai chữ ký y hệt nhau của thằng kỹ “gừng”.
-   Kéo nó qua một góc, để nó hù mấy đứa sau.
Im lặng.
-   Rồi, đến đám nào nữa tụi bây ?
-   Anh em con thằng chủ tiệm vàng ở Huế, cùng một kiểu mình làm luôn nghe anh Hai.
-   Trò chi phiếu ?
-   Không phải anh Hai, trò viết thư.
-   Rồi ! Đem vào.
Thái và tôi buông rời tấm vách, quay nhìn hai anh em cô gái “ Thôi rồi, 2 đứa con nhà giàu, phen này chắc chúng hết sống. Khai thác trục lợi xong, chúng sẽ thủ tiêu”
Cánh cửa phòng vụt mở, hai tên vằn sóng biển đã bước vào
-   Ê, thằng lỏi con ! Một đứa nạt dội làm anh thanh niên giật mình.
-   Mày phải con chủ tiệm vàng T.L không ? Thằng đó hỏi làm hai anh em tròn mắt ra nhìn. Đoán được cái nhìn ấy, thằng mặt vằn biết đúng tủ, hắn dứt dạc :
-   Này hai đứa theo tao qua anh Hai hỏi ! Đi !
Hai anh em uể oải đứng dậy, lủi thủi bước đi. Hai thằng vằn sóng biển theo ra sát nút, chúng đóng cửa lại, trong lúc Thái lắc đầu thở dài, ngồi tựa cả thân người lên các ống nhôm làm chúng oằn đi. Nhìn mấy ống nhôm mà óc tôi lóe lên một tia chớp.
Thái ngồi thẫn thờ, anh thương hai đứa nhỏ. Con nhà giàu đấy, nhưng chắc chưa biết gian lận làm giàu như cha nó. Tôi bước tới níu vai Thái :
-   Anh Thái , vấn đề chỉ còn cái cửa phòng . Tôi đưa tay, Thái nhìn về cửa phòng hai anh em. Tôi nói :
-   Đây anh xem. Vừa chỉ Thái, tôi vừa banh hai chấn song nhôm, chúng cong oằn bày ra một khoản trống rất rộng. Thái chợt ngồi nhỏm dậy nhìn, và anh bỗng đứng lên kéo tôi đi về chỗ ngồi cũ. Thái nói :
-   Bình tĩnh, phải có kế hoạch. Thế là chúng tôi bàn bàn tính tính .. một lúc sau Thái kết luận :
-   Đấy chỉ còn vấn đề là cái cửa phòng này.
Từ phía bên kia có tiếng hét và tiếng đấm đá ầm ầm.
Thái và tôi áp tai vào tấm phibro xi măng, nghe bên phòng tra tấn :
-   Ngu bỏ mẹ, đau phải vàng của mày, cũng không phải của cha mẹ, của bá tánh mà tiếc cái gì. Của bá tánh cha mày lừa lọc lùa vào, thì bây giờ ổng đẩy ra cho tụi tao, tụi tao cũng là bá tánh vậy.
-   Đ.m! Lý thuyết cái con c.. gì, quánh chết mẹ nó là nó phải viết.
-   Viết đi mày. Một bức thơ viết nhẹ nhàng mà mày cũng không chịu, mày giống lừa ưa nặng phải không ?
Tiếng đá vào đống thịt nhưng không có tiếng rên la.
-   Đ.m, đánh đi!
Tiếng đấm đá ầm ầm dữ dội, nhưng không tiếng kêu la :
-   Ê ! Thôi viết đi mày !
-   Thôi dẹp thằng đó sang bên, bắt con nhỏ viết.
-   Ăn thua chi! Người thanh niên bỗng lên tiếng :
-   Tôi đã bảo từ đầu không ăn thua. Mạng nó cha tôi chỉ trả hai lạng vàng là cùng. Hoài công.
-   Tức chết mẹ,nào là nữ nhi ngoại tộc, nào là chỉ đáng hai lạng vàng. Con nhỏ chịu viết, mà mà .. đéo mẹ tiên sư .. thế thì mầy viết đi!
-   Lá thư tôi viết giá trị vô cùng. Giọng anh thanh niên vẫn còn hơi sức – Tôi là con trai duy nhất, con cả, con cưng, đổi cả gia tài sự nghiệp cha tôi đổi ngay. Một bức thư chừng 200 lạng vàng nhiều hỉ ?
-   Nè, anh Hai. Giọng lè nhè của thằng quân sư : Đừng bị nó gạt – Cứ biểu con nhỏ viết, trong thư chỉ cần cái câu “ Hai anh em bị bắt chung”. Chừng đó thì thằng cha của nó phải lo xong thôi.
-   Nói răng rứa ! Giọng anh thanh niên uể oải – Cha tôi sẽ ngạc nhiên. Hai anh em bị nhốt , sao tôi laị không viết cái thư. Ông sẽ tự hỏi “ Tại sao không phải nó viết mà em nó viết ?”. Ông lại nghĩ “Con nhỏ mượn thế anh mà xoay tiền”. Em tôi nó hư lắm, xoay kiểu đó mấy lần rồi, cha tôi rành nó lắm.
-   À ! Vậy thì tao bắt mày ký vào một bên lá thư đó, ổng phải tin. Thằng quân sư hung ác tưởng ý kiến đó ngon ăn, cười khà khà.
-   Tao chưa thấy giống nào ngu bằng bọn bây, một chữ ký và một bức thư ngang nahu, tao mà chịu ký thì đã chịu viết rồi. Ngu rứa là ngu, ai mà sử dụng làm chi cái đám ngu si dạy tụi mi rứa ni. Chắc cũng là một đứa ngu mô đó ..
Tiếng hét vang dội và tiếng đấm đá tơi bời
-   Thôi tụi bây, làm nó chết thì hết 200 lượng vàng đó nghe.
Tiếng đấm đá ngơi đi
-   Để xem, để xem. Thằng quân sư bày kế. À, thôi được. Anh Hai nè, xử nó, nó chịu tới cùng, xử em nó, nó chịu không nổi đâu ?
-   Xử con nhỏ tao tiếc quá mầy, con nhỏ này được quá, đời tao chưa gặp lần nào.
-   Anh Hai tiếc cái gì thì tiếc một cái thôi chứ, hoặc 200 lượng hoặc con nhỏ.
-   Tao tiếc cả hai.
-   Trời ơi, năn nỉ anh Hai mà !
-   Thôi hai đứa này để lại, tao xử sau.
-   Hổng đựoc đâu anh Hai, trời gần sáng rồi mà cảng Cam Ranh thì sắp tới. Tụi em nói anh Hai chịu nghe đi, mấy món sau không ngon đâu.
-   Mấy món sau làm lẹ mà mậy. Lôi vào lột ra rồi “chĩa” nhanh chết mẹ, thôi đem mấy món sau ra làm trước. Đi đi tụi bây, lôi hết vào đây!
-   Còn 2 đứa này tính sau nghe anh Hai
-   À, à , ừ, ừ .. mầy đem tụi nó qua bển lại, à, à đem một mình con nhỏ thôi.
-   Anh Hai, anh tính bậy rồi, không còn thì giờ.
-   Bậy con mẹ gì. Tụi bây chĩa xong là tao cũng xong. Tụi bây làm đi, còn chần chờ gì nữa !
Thật nhanh, chỉ một phút sau, chúng tập trung sức mỗi thằng làm một việc ..
Cô gái bị tống vào phòng giam ngã nhoài xuống đất, cô khóc nức nở, cô đã biết số phận của mình, sẽ rơi xuống chín tầng địa ngục, nhục nhã đau đớn rồi chết, một số phận đen đúa không làm sao tránh được. Cô sắp bị hành hình, bản án đã đặt xong, cô đã nghe và chờ thi hành, chỉ trong phút giây thôi.
Tôi cảm thấy bồn chồn. Kế hoạch trốn đi của 2 người thật đơn giản, nhưng tình huống bây giờ thay đổi, cô bé đã bị lôi vào phòng, ròi sẽ lôi theo thằng đầu sỏ giặc cướp.
Vấn đề bây giờ không còn đơn thuần là chỉ trốn thoát thân. Không thể làm ngơ trước mọi việc xảy ra nơi đây, nhất là đối với cô gáo. Tôi vội hỏi Thái :
-   Tính sao đây anh ?
-   Khó quá. Thái trả lời.
Cửa phòng giam cô gái bỗng bị đá tung .. thằng đầu sỏ bọn vằn bước vào, nhìn cô gái đang nằm úp sấp thổn thức, nghe tiếng động vẫn không quay lại. Nó toét cái môi dầy ra, bàn tay hộ pháp xoa xoa trên bụng áo. Chợt nhìn lên thấy Thái và tôi đang ngồi, nụ cười nó tắt ngay, tay nó buông thõng.
-   Đ.m, thằng vằn đầu sỏ lầm bẩm – Hai cái phòng thông thương. Nó quát to :
-   Dòm gì mày ? Nhắm mắt lại tụi mày . Nó lấy phắt cây súng ngắn dắt sau lưng ra kéo cốp lên đạn chĩa vào chúng tôi.
-   Hai thằng Việt cộng cà chớn, cho tụi bây ngủ sớm cho rồi!
Vừa nói, nó vừa bước lại chấn song, đưa tay cầm súng qua chấn song. Tôi nghĩ là nó sẽ bắn, những thằng đần độn, thì việc đến đâu nó giải quyết đến đấy, muốn hưởng thụ nó phải dẹp bốn con mắt này đi. Nó nhắm kỹ, chỉ muốn người tôi sẽ ngã gục tức khắc với một viên đạn, tránh rườm rà lôi thôi với nhiều tiếng nổ. Mũi súng đang đi tìm điểm nhược nhất trên người chúng tôi.
Tôi im lặng chờ đợi cái đau nhói vá sự quên đi tức khắc mọi việc. Nhưng vẻ mặt Thái lại nổi lên vẻ thách đố, như những gương mặt trong bàn phé. Tự dưng, anh rít qua kẽ răng :
-   Bỏ súng xuống đi mày ! Đừng dọa mà cũng đừng khờ.
Không khí chìm xuống, mũi súng đang di động từ từ đứng yên lại.
-   Cũng may là bọn mầy chưa giết chết ai, còn có thể gỡ được.
Thái gằn giọng nói tiếp :
-   Này anh kia, có bao giờ anh nghĩ là anh phải ra trước tòa án quân sự không ? Ra đó thì đời anh chẳng còn mồ mả gì cả !
-   Đ.m, mầy là cái thằng Việt cộng. Tao giết mầy, tao không ra đâu cả, tao còn được huy chương, thưởng tiền thưởng phép.
-   Tao nói là tao là Việt cộng, nhưng bằng có đâu ?
Tao nói cho mày biết, chính mày cũng không có một bằng cớ nào cả, mày mà giết tao rồi, xét ra tao là một sĩ quan của mày mang lon trung úy thì mầy chết tươi !
   Câu này, làm thằng vằn đầu sỏ giật thót người, nó cũng biết là nó không có một bằng cớ gì cả, rủi mà đúng như thằng Việt cộng nói thì chết. Nhưng nó lý luận :
-   Chính mày tự xưng là Việt cộng, ai nấy đều nghe mà ?
-   Ai nấy là ai ? Chỉ có bọn maỳ thôi, một bọn tụi bây người ta sẽ cho là hùa với mày.
-   Có mấy đứa ở đây nghe, nó sẽ làm chứng cho tao !
Thái cười :
-   Làm chứng cái nỗi gì ? Mày giết người bịt miệng rồi còn đâu ?
-   Con đĩ mẹ mầy ? Tao bịt miệng mày trước ! Nó bực rút súng.
-   Miệng tao mày bịt – Thái nói không để chậm – Chớ miệng bạn tao mày bịt được không ?
Có tiếng đánh đập la rú ở phòng bên, nhưng ở đây Thái vẫn tiếp tục vờn bộ óc thằng ngu đần này.
-   Tao bịt luôn.
-   Không phải thằng này là bạn tao – Thái đưa tay chỉ tôi rồi chỉ tay lên trần – Bạn tao còn ở trên boong, lúc tụi bây bắt tao đi, tụi bây không thấy sao ?
Thằng vằn đầu sỏ cười rú lên :
-   A ha ha , Việt cộng bạn với sĩ quan quốc gia. Nó cười rung rinh cả thân dềnh dàng của nó.
Không còn tiếng la hét đánh đập nữa, phòng bên im lặng.
-   Mầy nói đúng – thiếu tá, đại úy có bạn thì ít ra bạn cũng phải là trung úy. Tao là trung úy công binh đây thì sao ?
-   Mày láo, láo khoét.
-   Muốn biết thật hay không, sổ sách Tổng tham mưu sẽ trả lời mầy, họ sẽ cho mầy biết rõ trước vành móng ngựa.
Thằng vằn đầu sỏ hết cười. Nó ngớ ra. Đột nhiên, mắt nó sáng lên :
-   Việt cộng tụi bây ghê lắm, thằng nào như thằng này, nói một hồi với tụi bây là khùng luôn.
-   Thế tao có làm gì ngược với lời nói đâu nào ?
Thái không để cho thần kinh thằng ngu nghĩ ngợi. Tôi theo dõi câu chuyện của Thái và hiểu bạn muốn làm gì rồi, trong khi đó, cô gái cũng ngồi lên dựa vào vách theo dõi cuộc đấu khẩu, nét mặt thật ngây thơ. Phòng bên đã im lặng từ lâu.
Thái trở giọng quát nạt :
-   Tao có ăn cướp giết người như tụi bây không ?
Thằng vằn đầu sỏ nổi khùng, mặt đỏ như gấc:
-   Nói mệt quá, tao khử mầy. Nó định moi cây súng ra. Nhanh hơn, Thái đưa tay chỉ lên cửa sổ kính tròn trên vách, bồi đòn cuối cùng :
-   Sáng rồi kia mầy !
Nó nhìn lên cửa sổ, trời đã sáng bảnh, bàn tay nó dừng lại bên hông, mặt nhăn như khỉ, nó quay nhìn Thái, Thái liền cười với nó, nụ cười ung dung tự tại, miệng nó hoác ra, rống lên rung rinh cả căn phòng giam :
-   Tụi bây cứu tao, cứu tao mau lên !
Nhanh như cắt, Thái lao qua chấn song, miệng kêu khẽ :
-   Hòa theo tôi. Và tiện tay, Thái lôi theo cô gái đang há hốc mồm nhìn, và lao ra cửa ..
Đêm 31/3 rạng một tháng tư, trên con tàu đưa 4000 dân di tản xuôi Nam thật yên tĩnh. Trên boong, dưới bụng tàu, người ta đánh một giấc dài, mệt mỏi gian truân tủi cực mất mát, tất cả đều theo giấc ngủ chìm lắng; suy nghĩ tiếc nhớ lo sợ cũng được rửa sạch. Giấc ngủ bình yên. Mờ sáng, khí lạnh trong đêm loãng dần, trở nên mát mẻ, một số đã thức dậy nhìn bâng quoe và chợt thấy tít trong xa, đất liền một dãy. Họ kêu nhau chỉ chỏ, dần dần huyên náo cả lên. Buổi sáng mặt trời lên, trên tàu thức dậy. Hôm nay, tàu sẽ cập bến Cam Ranh, xa rời chiến tranh rồi. Người ta vui vẻ chấp nhận cuộc sống mới, cực khổ nhưng không chết chóc.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:39:22 pm »

Đất liền đã hiện ra, con tàu đang lướt dọc bờ biển miền Trung, nơi đây thấp thoáng nhà cửa giữa cây xanh núi đồi. Có lé tàu đi ngang Tuy Hòa rồi đến Nha Trang khi qua đèo Cả. Người ta áng chừng khoảng tám giờ ngày mùng một tháng tư, tàu cặp bến, mọi người sẽ đặt chân lên mặt đất. người ta xôn xao bàn tán, thay đổi quần áo, chải đầu, sắp xếp đồ đạc, quang cảnh náo nhiệt hẳn lên.
7 giờ sáng, tất cả đã chuẩn bị xong xuôi, đợi chờ. Một số rảnh rỗi theo dõi đất liền để thông báo liên tục các nơi đang qua. Ngang một đảo nhỏ nào đó ngoài khơi, họ cũng đều hỏi xem là đảo gì. Có người khẳng định nơi ấy họ đã đi qua năm nào, hoặc lúc bao nhiêu tuổi, hoặc ở đó họ làm gì. Lòng người nôn nao khôn tả, nhiều người quên cả hôm qua còn vật lộn với tử thần. Cũng có người nhớ, mới giờ này hôm qua còn ở trên chiến hạm, tưởng đảo Voi là Cam Ranh; mới trưa hôm qua, thấy MIG bay mà xương sống lạnh toát, nhưng sao MIG lại không bắn. Có người ớn da gà khi thấy hạm đội Bắc Việt đậu ngoài xa khơi, cũng mới chiều hôm qua thôi (lúc đó Thái và tôi đang bị nhôt dưới hầm tối). Còn những gương mặt trầm ngâm, ngồi yên bất động thì sao ? Chắc trước mặt họ là kỷ niệm của người thân đã mất đi hay còn lại ngoài đó ?
Còi tàu hú cùng tiếng la mừng rỡ vang dậy của 4000 hành khách. Tiếng la kéo dài theo tiếng còi tàu, âm giai tiết tấi hòa điệu thật ăn. Rừng người đứng dậy lởm chởm trên boong đặc lềnh trên sàn. Con tàu như bị đè nặng mà chạy chậm lại. Tiếng còi tàu dứt, tiếng la ó ồn ào. Tiếng loa vang từng tiếng một :
-   Tàu đang vào vịnh ! Xin các người giữ trật tự ! Về chỗ, ai ở đâu ở đó ! Cấm ngặt di chuyển để tàu an toàn vào cảng ..
Tiếng loa công hiệu hết sức, trên tàu im phăng phắc . Bây giờ còn được sống, biểu gì lại chẳng nghe. Tiếng loa lại tiếp :
-   “.. Chúng tôi chuẩn bị một cuộc lên cảng theo sự đón tiếp ở đó. Các người nhớ kỹ cho, các người sẽ chia làm hai lối lên cảng. Quân nhân sẽ theo lối từ trên boong xuống cảng. Thường dân sẽ theo lối từ bụng tàu xuống cảng. Mỗi người cầm giấy tờ trên tay để dễ kiểm soát. Quân cảnh và an ninh quân đội sẽ kiểm soát quân nhân.Cảnh sát và công an sẽ kiểm soát thường dân. Các người sẽ nôi đuôi nhau đi. Bây giờ hãy chuẩn bị hàng lối. Tất cả quân nhân lên boong tàu, tất cả thường dân hãy xuống sàn tàu. Hải quân chiến đấu hãy giữ trật tự, chỉ có hải quân mới làm nhiệm vụ này. Tất cả binh lính thuộc mọi binh chủng khác được tăng cường, bãi bỏ các lịnh trước đây, trở lại vị trí cũ ..
-   Thôi chúc mọi người lên đường bình an .
Lịnh thì đơn giản, mà gây rắc rối hết sức cho hành khách. Bà vợ níu lấy anh chồng lính :
-   Anh ở dưới này đi với vợ con, anh lên trển đi riêng rồi mẹ con em làm sao mà tìm gặp. Đông vầy lạc nhau luôn ! Đất lạ quê người khổ mẹ con lắm anh ơi !
-   Không được đâu. Anh chồng lính trả lời : Rồi anh trình giấy cho ai ? Dù có bỏ đồ lính mặc đồ dân, thì kiểm tra ở đâu mà trình công an cảnh sát ?
-   Chừ anh gặp quân cảnh (bà vợ hù chồng ). Nó hốt anh lên GMC chở luôn anh đi đánh giặc thì khổ cho mẹ con lắm anh ơi !
Thế là cái gia đình ấy bấu víu lại với nhau, chẳng biết phải nhúc nhích về chỗ nào.
-   Chết rồi, giấy tờ đâu mà trình, chạy loạn rớt mất hết rồi. Nó chộp nó la là Việt cộng thì chết tía tôi !
-   Tôi không còn một tờ giấy lộn lưng, giấy bạc cũng không có nốt. Làm sao bây giờ ?
-   Mấy cái giấy ướt nhẹp, chữ nhòe hết, ai tin là giấy thiệt hay giả !
-   Cái gì chứng minh tôi được hoãn dịch đâu ? Trên phà tụi nó biểu bỏ cái bị to lại. Trong đó toàn là sách vở văn bằng, giấy chứng minh sinh viên. Không bỏ, nó không cho đi qua, mà bỏ rồi bây giờ mới khốn nạn !
-   Vừa mới thoát tử thần lại sắp rơi vào tử địa hết. Cứ điệu này đàn ông con trai vào lính, đàn bà con gái ra ruộng !
Mọi người nhốn nháo, kẻ chạy lên người chạy xuống, gọi ngang kêu dọc, mới sớm tinh mơ mà mồ hôi mọi người vã ra như tắm. Giống cái lồng bán chim, người ta đến lựa mua, chim hết hồn bay loạn xị, bay đâu cũng gặp thanh lồng cản lại.
Nhưng rồi cũng phải lên cảng, cũng phải quyết định một hàng mà đứng vào. Người ta xúm xít nối đuôi nhau. Những người xếp hàng đầu tiên, kẻ thì đứng sát vào cửa lan can trên boong, kẻ thì đứng sát bửng mở bụng tàu; những người đứng sau thì nôn nóng đứng nhích lên. Thế là toàn bộ cái đầu con tàu bị dồn người nặng quá chúi xuống biển cả mấy mức, đuôi tàu vắng tanh nhổng cao lên, nhưng nó vẫn từ từ tiến vaò cảng. Còn khoảng 200 mét nữa tàu cập bến thì có tiếng loa đâu đó ở đuôi tàu vang lên.
-   Xin thưa cùng quí vị trên tàu. Trên tàu chúng tôi đã bắt được 17 tên Việt cộng trà trộn đột nhập toan bắn giết dân lành. Chúng nó ở đây, xin trình diện quí vị ..
Không thể tả nổi quang cảnh của con tàu nữa. Một sự kỳ khôi hỗn loạn, toàn bộ hành khách lập tức quay cả 180 độ, người đứng đầu thành sau cuối, cảng ở sau lưng họ.
Thật xa, phía sau đuôi tàu, được dắt lên boong 17 người bị trói gô bịt mắt, bịt miệng. Mấy thằng vằn sóng biển ấn sắp hàng những người này vào sát lan can tàu trói lại. 17 người đứng thẳng, quần áo theo gió bay phần phật.
Tiếng loa phát tiếp tục :
-   Chúng tôi không thể tha thứ cho tội ác chúng được ..
Bỗng cùng lúc ấy hai tiếng loa khác cũng phát lên, một tiếng từ ở đaì chỉ huy tàu và một tiếng nữa từ ở dưới bến cảng. Ba tiếng lẫn vào nhau thành những âm thanh kỳ dị mang nội dung quái gở. Người tỏ tai lắm cũng khó thể tách gỡ ra để hiểu được mỗi loa truyền đạt điều gì.
Và cũng vì thế mà vụ án “ Tử hình trên cảng Cam Ranh, với những nạn nhân tử hình không lên án” đã bị nhận chìm, dù lúc đó người ta còn thì giờ xét xử. Ba tiếng loa đã trút trách nhiệm và đổ tội cho nhau giữa ba đám côn đồ giết người : Bọn hải quân – Bọn thủy quân lục chiến – Bọn an ninh quân đội trên cảng Cam ranh.
30 giây sau tiếng loa, mấy tràng tiểu liên cực nhanh M18 nổ dòn – 17 thân người vẫn đứng tựa lan can boong tàu, nhưng đầu ngả sang bên, ngực đầy máu !
Cành cành cành cành cành cành !!! Đại liên nổ ran, từ đài chỉ huy và con tàu bỏ neo ngừng hẳn, chỉ cách cảng 50 mét. Trên tàu, 4000 người ngồi xổm tại chỗ - họ chưa được lên đất Cam Ranh.
Dưới hầm tàu, tại hầm tối, lựu đạn nổ ầm ầm.

TỘI PHẠM TỬ HÌNH KHÔNG LÊN ÁN

Đường lên boong sau đuôi tàu, phía mà Thái và tôi bị dẫn xuống đây đã bị thằng vằn đầu sỏ bịt kín. Thái sãi chân như bay về phía phòng tối nơi bị giam chiều tối qua. Thằng vằn đầu sỏ chạy ra khỏi chỗ nhốt cô gái định qua phòng mà chúng làm nơi tra tấn để cầu cứu với bọn đàn em. Nghe tiếng chân sau lưng, nó quay lại và thấy Thái đang xốc cô gái chạy trên hành lang về hướng câu lạc bộ dùng làm phòng tối. Nó chạy theo mấy bước; dừng lại vòng tay ra sau lưng móc cây súng ngắn, súng đã lên đạn, hai tay cầm súng chĩa mũi nhằm ót Thái. Trước đây, Thái đã chỉ rõ cho nó là không nên bắn, nhưng lúc này, phản xạ tự nhiên của một thằng sát nhân nên nó sử dụng ngay cây súng để kịp thâu ngắn đường dài hạ gấp địch thủ.
Bặt ! Thằng vằn đầu sỏ văng té nhào vào vách, khẩu súng văng xa. Trong phòng vừa tung ra, tôi đã dùng toàn sức lực và cả sức nặng thân người làm nó ngã chúi. Ngay lúc ấy, tôi khom mình chộp nhanh cây súng ngắn và chạy theo Thái.
Đầu kia,cửa phòng tối mở toang. Thái đang chờ và tôi đã nhanh chân tới kịp. Đầu này từ phòng tra tấn, mấy thằng vằn sóng biển nghe có biến cố xông ra, trong lúc anh Hai của chúng đang uể oải ngồi lên, một tay vỗ vào đầu, lắc mớ tóc bờm xờm. Nhìn về hướng phòng tối, thấy mũi súng chĩa thẳng vào chúng, chúng hoảng hồn nhảy đè nên thằng anh Hai, mũi súng của tôi rút ngay vào và lập tức cửa phòng tối đóng sầm.
-   Kéo cái ba lại đây tấn cửa mau lên bà con!
Cửa phòng mở từ lúc Thái vào, những người trong phòng tối đã thấy cảnh diễn ra trên hành lang, họ hoảng hồn sợ tụi vằn kéo tới giết cả đám nên lập tức nghe lời Thaí. Trong không gian tối om, họ mau mau vần cái ba về phía cửa. Tại cửa, tôi nắm tay đấm, đem hết lực kéo vào phía trong. Loại tay đấm này có khóa ấn nút ở phía trong, nhưng bên ngoài có chìa thì mở được và ấn nút bên trong đẩy ra, do thế tôi vừa níu lấy tay nắm vừa ấn cả bàn tay vào nút khóa.
Trong khi cái ba nặng nề nhích đi chậm chạp trong bóng tối; bên ngoaì đã nghe tiếng rầm rập chạy đến trước cửa. Tiếng chìa khóa tra vào ổ. Tôi thấy sức cái nút ấn chực nẩy lên, tôi cố cắn răng ấn cái nút xuống, phía ngoài tên nào đó cố xoay vòng cái chìa khóa.
-   Đ.m ! Cái khóa kẹt rồi mở không được ? Tiếng chửi thề tức bực của thằng mở khóa. Tôi thấy cách của mình công hiệu, đỡ lo phần nào nhưng vẫn nỗ lực ấn mạnh thêm vào.
-   Chắc ở trong có thằng nào giữ nút khóa, mở không được đâu. Một thằng nào đó hiểu cái ổ khóa này. Tôi nghe mà buồn cười.
-   Thôi, chịu thua đi mấy con, đừng mong mà mở được cửa.
Thế nhưng cái khóa vẫn cố xoay, trong này cái ba vẫn đang được kéo tới ầm ào.
-   Nào nhanh lên .. Nàooo ! Thái hô giọng từng nhịp kéo đẩy cái ba – Nào nhanh lên .. Nàooo ! Cố lên. Nào nhanh lên .. Nàooo ! Tụi nó vào thì chết cả lũ. Nào nhanh ..
Ở cửa tôi cố giữ cái nút ấn. Có người nào đó kéo tay đấm phụ với tôi, nghe chạm mái tóc thề lất phất thơm thơm.
- Đ.m, tránh ra, tao cho một tràng bứt hết. Tôi nghe tiếng thét ở ngoài mà nổi gai ốc. Tôi chực buông tay để tránh đạn, nhưng bàn tay nong nóng đang phụ giữ quả đấm lại đè chặt lên bàn tay tôi. Tôi không buông nút ấn.
- Ê! Khùng hả ! Tụi nó kéo xuống bây giờ. Một giọng nào đó nạt dội ở bên ngoài. Tôi nghe thấy yên tâm, biết bọn chúng không dám gây tiếng nổ.
- Thay phiên tung cửa đi. Một lượt hai thằng, giọng đó ra lịnh.
RẦM RẦM ! Hai sức mạnh đánh ập lên cửa từ ngoài vào.
-   Nè ! Phụ người dằn cửa – Tôi kêu lên – Hai người nữa chạy đến lấy thân đè cửa.
-   Hò dô. Hò dô! Giọng Thái gấp rút, tiếng ba kéo vang lên ầm ào sàn sạt gấp rút. Ráng lên gần tới rồi !
Cái cửa rung liên tục.
-   - Hò dô ô ô ! Dô ô ô ! Đến rồi ! Dô ô ô. Cái đầu ba tới mí cửa, người dằn cửa tránh chỗ cho cái đầu ba trám vào.
RẦM RẦM !
-   Đ.m. Cái cửa chắc quá. Em muốn dội ngược luôn. Giọng bên ngoài cằn nhằn.
Thái vẫn hô đẩy sát cái ba thêm nữa.
Toàn bộ cái ba, năm bảy chục người đẩy, đã nằm chắn ngang cửa, ấn sát vào cánh vào khóa. Trong phòng tối yên tĩnh, có tiếng thở hồng hộc.
Tiếng còi tàu hú vang, âm thanh tuôn dọc hành lang, luồn qua khe cửa, mọi người trong phòng tối đều nghe thấy. Và tiếp theo như có tiếng gió thổi, như tiếng người reo vang về phía bụng tàu.
Có tiếng nói gấp rút trước cửa phòng tối :
-   Tiếng còi hú ! Chết mẹ, sao vậy ?
-   Sao gì nữa ? Tàu hú là tới rồi ?
-   Ê ! thằng nào lên trên coi coi. Có tiếng rầm rầm chạy đi.
-   Chết mẹ rồi tụi bây, 2 thằng ở đây coi chừng thằng nào thoát ra bắn chết mẹ nó đi! Bây giờ hết kịp rồi. Đ.m. Bắn líp, bắn bể được cái miệng nào tốt cái đó – Mấy thằng này theo tao. Đi “giũ sổ” tụi kia. Lẹ lên!
-   Nhanh lên đi anh Hai – Em có cách danh chánh ngôn thuận khỏe re. Giọng thằng quân sư gãy gọn.
-   Cách cái con c ..
-   Đem xử giảo Việt cộng. Cách này khỏe re mà anh Hai, em đọc bản án tụi nó cho.
Trong phòng tiếng cô gái ngồi cạnh tôi thét lên :
-   Anh Hai! Rồi cô khóc ngất. Mọi người thoạt lấy làm kỳ với tiếng anh Hai trong này và tiếng anh Hai ngoài kia. Nhưng liền ngay sau đó, người ta nhớ đến người anh của cô gái. Nỗi ai oán dâng lên trong lòng. Tất cả những người bị nhốt ở đây như tôi và Thái do một lúc sôi nổi trong lòng, bàn tán tình hình lỡ để lọt tai bọn “ăng ten” được cài vào. Chúng báo lại và họ bị bắt nhốt vào đây. Họ nghĩ là khi đến nơi chắc cũng được thả ra. Nhưng ngờ đâu, bọn kiêu binh của thằng Thiệu thừa nước đực thả câu, giở thói ăn cướp dã man, coi mạng người như rác. Họ đã sợ trốn chạy cộng sản thì làm sao họ hiểu cho thấu bản chất của bọn người này.
-   Thôi nín đi cháu ! Một giọng già già – Bi ai khổ lụy làm chi cho cực cái thân. Mấy bữa nay, cái chết có còn ý nghĩa gì đâu, mà cái sống cũng vậy thôi .. Chết sống giống nhau cháu à ..
Cô gái vẫn nức nở kêu gào :
-   Anh Hai, anh đi luôn rồi, mần răng em sống đây ?
-   Cháu không còn ai quen à ?
-   Không « ôn ơi » ! Tất cả vào Sài Gòn rồi, chỗ ni cháu chỉ còn một mình.
-   Có gì đâu, nhập theo mọi người ở đây mà đi rồi cũng tới.
Tại anh về trễ mà ra nông nỗi mần ri. Không thì đã theo gia đình đi tuốt từ lâu rồi. Cô gái vừa khóc vừa kể lể.
Người ta hay khóc kể trước thây ma của người thân như thế đấy. Nhưng rồi mọi người lại yên lặng chờ đợi số phận của mình. Đến Cam Ranh rồi, nhưng tất cả đều buồn hiu, họ buồn và nghe chuyện buồn của người khác :
«  Người anh là sinh viên học ở Huế. Khi Huế thất thủ thì anh cũng như mọi người thu xếp đồ đạc bỏ chạy. Anh là con nhà giàu, « dân thành nội » nhưng gia đình thì ở Đà Nẵng buôn vàng buôn bạc, mạnh nhất ở đấy. Đồ đạc cồng kềnh quá, loay hoay mà thành trễ, phải chạy theo dân di tản vào đến đèo Hải vân. Tại đây trạm kiểm soát cho binh lính qua dễ dàng,còn dân thì bị ở lại gạn lọc điều tra. Đến lúc Đà Nẵng rục rịch bỏ chạy, anh mới về được nhà thì cả gia đình đã gom góp vàng bạc vào Sài Gòn trước rồi. Cha anh để cô em gái ở lại đón anh với 2 cái vé máy bay Hàng không dân sự đi lúc nào cũng được do thế lực đồng tiền của cha anh. Nhưng tới lúc hai anh em gặp nhau, muốn trốn khỏi Đà nẵng thì đường bay đã bị cắt. Sau cùng hai anh em lại phải theo đám di tản. Từ phà, với tên cha anh cùng hiệu tiệm vàng nổi tiếng của họ, người ta cho lên chiến hạm và đổ qua đây. Trên tàu, một lúc nào đó, hai anh em cãi lộn để cho một thằng vằn biết họ là con ông chủ tiệm vàng giầu nhất Đà Nẵng. Nó điểm chỉ với hải quân, phao là người anh có giọng “sinh viên biểu tình” để bắt nhốt xuống hầm tối và sự việc xảy ra “
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:40:24 pm »

Từ đó mọi người hiểu ra cớ sự của những thân phận bất hạnh bị bọn vằn giam nơi phòng tối của anh em cô gái.
-   Một lũ cướp biển mà ! Giọng ông già bực tức – Mấy thằng chó má mang đi 20 người, thoát chỉ được 3 – À, cái anh cao cao đen đen, sao hồi bị bắt đi anh lại nhận là Việt cộng ?
Thái biết ông già hỏi đến mình, anh cười trả lời :
-   Làm sao tôi làm được Việt cộng, thấy tụi quỉ sứ tôi ghét quá, nên đem danh xưng cách mạng ra dọa đó thôi. Đằng nào cũng bị chúng giết khi chúng đã chụp mũ mình.
-   Anh nói thế làm chi cho chết đau đớn,tụi nó thù Việt cộng lắm đó.
-   Bác tưởng như vậy sao ? Thái cười : Nó đâu dám thù mấy ông nội của nó, gặp mấy ổng nó rét thấy mồ. Nó nổ súng cốt để đếm thây lãnh tiền của cha Thiệu nó. Cái chuyện nó cắt tai, mổ bụng toàn là tai dân, bụng dân đó thôi. Ví dụ như lúc này, nó có thể cắt tai mổ bụng 17 người còn trong tay chúng.
Tiếng mấy trang tiểu liên cực nhanh nổ ở phía đuôi tàu xông thẳng hành lang ập vào phòng tối,làm mọi người thất kinh. Không ai nghe Thái nói nữa. Tất cả nhổm dậy hồi hộp, lo lắng, nhìn vể hướng đuôi tàu.
-   Thôi chết rồi, chắc tụi nó bắn 17 người kia ! Giọng ông già
Tiếng đại liên nổ từ muĩ tàu. Mọi người lại giật thót người.
-   Thôi chết rồi ! Hai đầu đều bắn ! Cái phòng này sẽ là nấm mồ của chúng ta. CŨng giọng ông già
Tiếng chân chạy rầm rầm xuống cầu thang, rồi chạy dọc theo hành lang.
-   Nằm xuống hết, dồn sát về hai bên, chừa hai cửa. Thái quát làm mọi người đổ ầm ầm xuống sàn tàu và lết về nằm ép với nhau sát vách hông thân tàu.
-   Chết mẹ hết rồi ! Tiếng ngoài hành lang – Tụi hải quân nổ súng bắn mấy ông nội của nó.
-   Im ! Cũng tại mấy quân sư – Trên tàu tụi nó, mà mày xúi tao làm càn, ai biểu đem xử tử người trên tàu làm gì.
-   Anh Hai để tụi nó sống hả, xuống tới đất nó khai hết thì thấy mẹ anh Hai !
BAT ! RẦM ! Chắc thằng anh Hai lại đánh thằng quân sư, những người trong phòng tối nghĩ vậy.
-   Bình tĩnh anh Hai. Một thằng nào đó can – Có gì rối loạn lên đâu. Giết tụi nó rồi thì cứ nói tụi nó là Việt cộng. Việt cộng mình giết hổng được hay sao ? Tụi nó chết rồi ai mà biết.
-   BẠT ! RẦM ! Chắc thằng anh Hai lại đánh thằng vừa nói.
-   Đ.m, ngu như chó ! Mấy đứa chạy thoát, nó biết hông ? Thằnh anh Hai tức giận nạt đám đàn em. Tụi nó im thin thít. Thằng chỉ huy mạt hạng trút sự thất bại và tức giận lên thuộc hạ của nó.
Tiếng rầm rầm mé cầu thang vọng dội lại.
-   Anh Hai ! tụi hải quân chiến đấu đang rinh rinh vây đến đuôi tàu.
-   Đồ chó, nổ súng chỉ thiên chận tụi nó lại đi !
Tiếng rầm rầm chạy đi ; đầu kia phát tiếng la : Tới lúc khốn cùng, bọn ác ôn dùng từ « chó » để « sủa » nhau và để nhận nhau là chó.
-   Chỉ thiên, bắn đi !
Tiếng anh Hai của bọn vằn ở đầu này :
-   Bắn đi ! Đéo mẹ ! bắn bứt khóa ! Vào chơi hết ! Bịt miệng hết ! Chơi lựu đạn cho lẹ. Làm đi mấy thằng chó.
Một loạt đạn nổ. Ổ khóa tung ra.
-   Đ.m. Cái gì vậy nè. Tiếng ngơ ngác ngoài hành lang.
-   Thằng chó ! Ngu chết mẹ ! tụi nó tấn tấm vách ván chứ gì . BẮn bể ra một lỗ lớn cho tao ! Thằng anh Hai thét.
Lại một loạt đạn. Một mảng lưng cái ba bể toét, bên trong tối om. Cái ba mặt trước là tấm bửng gỗ dầy bọc phoạc mi ca, phía sau lưng là tấm ván ngăn, giữa là các ngăn kệ dùng để đựng hàng hóa, chai lọ, ly dĩa .. bây giờ trống. Bề ngang nó khoảng tám tấc, khi cái lưng ván của một cái ngăn sâu nào đó bị bể ra, ánh sáng ở hành lang lờ nhờ không rọi được tới bên trong. Tụi vằn sóng biển ngỡ cái khoảng tối đó là trong phòng giam, chúng có ngờ đâu còn một cái bửng gỗ dầy bọc phoacmica nữa che chắn. Vả lại đang quýnh quáng, chúng có thấy gì. Lúc đó, từ phía cầu thang, mấy thằng giữ đầu đó lùi dần, nổ súng bâng quơ cầm chừng ngăn chặn đám hải quân chiến đấu.
-   Quăng lựu đạn vào mau ! Thằng anh Hai ra lịnh – Tống nhiều vào, diệt cho hết lũ trong phòng tối. Đồ chó má, cho câm miệng hết !
Hàng chục tiếng va vào ngăn tủ ba rơi xuống tại chỗ.
Oành Oành Oàn Oành !!! Lựu đạn nổ vang lên dữ dội. Một loạt tiếng thét thêm thảm.
Lựu đạn nổ ngay cửa, cánh cửa bung ra miểng lựu đạn tung vào người mấy thằng vằn sóng biển đứng kế bên, tấm bửng gỗ phoạc mi ca bị tét mấy đường, bên trong phòng tối mọi người nằm xa cửa không ai hề hấn gì.
Ngay lúc ấy, có tiếng la vang ở cầu thang :
-   Đứng im ! Đứng im
Miểng lựu đạn nổ quét gần sạch. CHỉ còn hơn mừời tên vẫn còn đứng vững. Số khác đã là thây nằm dưới đất, ít nhất hàng chục thằng đã chết tươi.
Hai cánh cửa rộng bốn mét của căngtin thông ra bụng tàu đóng im ỉm từ suốt hôm qua đến bây giờ, đột dưng mở toang. Ánh sáng ào vào làm phòng tối sáng rực. Qua mấy giây, người bên trong và ngoài mới trông thấy nhau, giữa hai đám người trong phòng tối và trên sàn bụng tàu, hai hàng hải quân chiến đấu chong súng về hai phía canh chừng.
Những người trong phòng tối lê gần ra cửa, ngó dáo dác để cố nhìn quang cảnh bên ngoài, họ chỉ thấy hai đoàn người đã phân chia, trong bụng tàu toàn là thường dân, trên boong tàu là sắc lính ngồi xổm yên lặng. Còn lại, ngoài con người ra, thì dưới là tàu, bên trên là bầu trời. Những người bị giam giữ nơi đây thèm khát được ra ngoài, được nhập vào một trong hai đoàn người ấy, vì họ biết tàu đã đến cảng Cam Ranh, và sự sắp xếp kia báo hiệu sắp lên cảng. Họ nôn nao chàng qua xích lại bên trong phòng nhưng chẳng ai dám bước ra cửa vì mấy mũi tôm-xông đang chĩa vào đấy.
Nhiều người đã bị giam giữ nơi đây từ trưa qua, mới nhất như Thái và tôi thì cũng từ 4 giờ chiều. Tất cả qua một đêm chưa ăn uống gì, họ nghe đói và khát. Ở đây họ ngủ vùi, cái thân khỏe ra, nhưng dạ dày thì cồn cào. Một người đàn bà đánh liều ra gần cửa, mở miệng xin một tên hải quân chiến đấu áo xanh đứng gác gần đó :
-   Chú, chú cho tôi được ăn uống, từ chiều hôm qua chúng tôi chưa được ăn uống gì.
-   Không ăn uống gì cả ! Bây giờ không phải lúc ! Tên áo xanh đáp cộc lốc.
-   Cả một ngày hôm qua - người đàn bà cố nài nỉ - Chỉ được một vắt cơm nhỏ xíu, chịu làm sao nổi chú.
-   Không nổi cũng phải ráng nổi ! Đã nói bây giờ không phải lúc, sắp lên bờ rồi. Lên trên tha hồ ăn.
Chị đàn bà đứng tần ngần, nhìn qua lại tìm người quen. Chị cố nhích ra gần cửa hơn, thì một mũi súng tôm-xông chĩa vào chị, và tên áo xanh quát :
-   Đi vào ! Tao bắn chết bây giờ !
Một ông già trong đám bị giam giữ trong phòng tối, thấy thế lên tiếng với tên áo xanh :
-   Này chú em, người ta đói người ta xin, làm gì mà chú nạt người ta dữ vậy. Mà đáng lẽ mấy chú phải tự động tiếp tế cho chúng tôi ăn uống mới phải chứ.
Tên áo xanh nạt chị đàn bà quay sang, trợn tròn cặp mắt với ông già :
-   À, ông nói nghe phải dữ. Tụi tôi lo cho ông ăn à ? Các ông là Việt cộng ráo mẹ, đánh chết thủy quân lục chiến, chờ lên đất liền mà ăn cái còng !
Ông già nghe câu đó giật mình. Tất cả những người trong phòng giam cũng giật mình. Bây giờ tụi hải quân cũng phao họ là Việt cộng.
Ông già sửng sốt hỏi :
-   Chúng tôi mà cũng bị kêu là Việt cộng sao ? Sao hết tụi vằn sóng biển chụp mũ moi tiền, rồi bây giờ các chú cũng chụp mũ. Các chú định làm gì vậy ?
-   Á à ! Ông già ! Tên áo xanh nổi khùng ! Ông định nói gì vậy ? Định nói tụi tôi moi tiền à ? Ông già không được nói ẩu nghe, lên trên bờ rồi ông biết sẽ moi ông cái gì !
Một cái áo trắng, nghe có lừoi qua tiếng lại, hắn từ đâu bước tới đứng trước cửa nhìn ông già và nhìn khắp một lượt những người bị giam giữ. Tên trung úy hải quân này có vẻ « lịch sự » với mọi người.
-   Này các ông bà ! Chúng tôi làm phận sự giúp đỡ đưa các ông bà vô Nam trốn thoát khỏi ách cầm quyền của bọn Việt cộng. Thế mà các ông bà nói bậy bạ, đành lòng chúng tôi phải giữ riêng các ông bà tại đây, chờ chúng tôi làm phận sự đưa toàn thể dân di tản lên bờ rồi, chúng tôi sẽ giao các ông bà cho an ninh, họ sẽ giữ hoặc tha các ông bà tùy họ, chúng tôi không có quyền hạn xét xử các ông bà. Đáng lẽ chúng tôi cũng định bỏ qua mọi việc, thả các ông bà ngay bây giờ cho các ông bà sớm đoàn tụ gia đình hoặc trở về đơn vị gốc, các ông bà vui mà chúng tôi cũng rảnh tay ; chẳng phải lôi thôi hành chánh với đám an ninh quân đội trên bờ. Thế nhưng, tình hình đã đổi khác ra ngoài dự đinh trên, các ông bà đã xảy ra xo xát với các anh em thủy quân lục chiến, ai phải ai quấy chưa biết, mà thây người đã đổ, thì các ông bà không thể lên bờ tự do được.
Ngừng lại quan sát đám người dâng tràn thất vọng trên mặt, rồi lấy giọng, tên trung úy hải quân tiếp :
-   Thành thử ra, chúng tôi bắt buộc phải tiếp tục giữ các ông  bà đến khi giao cho an nịnh. Chúng tôi không muốn dính dấp vào chuyện  này, chỉ biết làm phận sự giữ an ninh cho tàu nên phải giữ các ông bà.
Thấy tên trung úy ăn nói nhỏ nhẹ, ông già bạo dạn hỏi :
-   Các ông nói giữ an ninh trên tàu, sao để bọn thủy quân lục chiến đàn áp tra khảo chúng tôi thậm tệ vậy ?
Tên trung úy mặt lạnh như tiền :
-   Cái đó chúng tôi không biết, chúng có nhiệm vụ canh giữ các ông bà, các việc giữa chúng với ông bà, chúng tôi không có quyền nhúng tay vào. Cũng như các ông bà đến nhà tôi, gây lộn ẩu đả nhau thì tôi giao tất cả cho cảnh sát vậy.
Ông già cố lấy lý ;
-   Nhưng mà việc xảy ra tại nhà ông thì ông phải biết ai phải ai trái chứ ! Ông phải chịu trách nhiệm tố giác kẻ làm bậy chứ ! CHẳng lẽ các ông sợ đám vằn sóng biển mà làm ngơ sao ?
Như chạm phải nọc, tên trung úy bỏ cái mặt lạ lịch sự, nạt đùa :
-   Ông già không được ăn nói lôi thôi ! Nó quét mắt vào mặt những người trong phòng giam quát tháo :
-   Đi vào trong hết ! Ngồi dựa lưng vào vách tức khắc ! Không được di động ! Quay sang đám áo xanh, hắn ra lệnh với giọng của thằng cướp biển
-   Đứa nào không làm đúng theo lệnh, bắn chúng cho tao – Chuẩn bị cho chúng ăn để chúng khỏi phàn nàn. Xong đóng ngay cửa lại.
Một lúc sau, cửa phòng đóng lại tối om. Lúc đó, cũng không còn tiếng động bên phía hành lang bụng tàu.
Trong bóng tối, giọng ông già bô bô :
-   Mẹ kiếp, tụi nào thủ tụi đó. Chính tại chúng bắt giữ tụi mình, ngu ngốc giao cho tụi vằn nhốt, rồi ơ hờ để mình khốn nạn. Đến bây giờ thì nói cái giọng trốn tránh.
-   Ôi ! ông ơi ! Một giọng đàn ông nào đó – Tụi nó sợ tụi vằn, lạ gì đi nữa, tụi nó cũng đâu dám đụng vào, chơi đám này, đám khác sẽ chơi lại, chết mẹ lám sao.Nói thiệt với ông cụ ; tui cũng là hải quân đây mà, tụi nó dám binh tui đâu. Lúc mấy thằng vằn điểm chỉ cái miệng tui, tụi nó bắt, tui xưng là hải quân, tụi nó cũng vẫn bắt. Mấy cái thằng vằn cũng trả thù ghê lắm.
Ông già thì nói :
-   Sợ cái gì mà sợ. Mấy thằng vằn sóng biển này đem chôn sống cho ròi, cái thứ ác ôn chỉ hại dân, mình đóng thuế nuôi tụi nó để tụi nó giết mình. Tụi nó đánh tra, tụi nó khảo hạch lấy tiền, tụi nó giết người, rồi chính tụi nó giết tụi nó, rõ ràng như vậy thì ai nói gì mình – Không sợ, không sợ gì cả.
Có nhiều tiếng « Không sợ » họa theo. Rồi cả đám nằm xuống sàn tàu nghỉ mệt, một nắm cơm chui tọt qua cổ không đủ cho mọi người ngồi vững.
Thái và tôi cười, chúng tôi cũng nằm xuống. Con tàu êm ắng. Phòng tối om. Bên ngoài cuộc đổ người lên cảng đang diễn ra.

Đến lúc cửa phòng tối mở ra thì trên tàu đã vắng tanh dân di tản. Mọi người đã đi theo ngả thang từ tàu xuống cảng. Bọn vằn sóng biển đi bằng ngả canô quân cảnh ra đón : Chúng bị bắt trói, giải đi.
Những người bị giam đứng dậy, trong bụng ai cũng thấy lo. Khi nãy nói cứng, chứ bây giờ họ chỉ là những người tay không giữa những bộ đồ tác chiến súng ống tua tủa. Họ không phải là tù binh, không là những tên trộm cướp, họ không bị xích tay, còng chân ; nhưng họ phải ngoan ngoãn đi hàng một giữa hai hàng tôm-xông tiến ra khỏi phòng tối lên boong, rồi xuống cảng. Những người này có kẻ mê tín nói là kiếp trước đã ăn ở ác đức nên bây giờ phải chịu như vậy, cơ cực không tả được, vượt cả đường dài hiểm nguy : thoát khỏi cướp ở Đà Nẵng – lên được canô – may chưa chết đói trên phà- chưa rủi mà lọt biển khi qua chiến hạm, không đổ máu ngã xuống tại đấy – bị giam giữ, bỏ đói trên tàu hàng, suýt nữa bị đòn bọng khảo tra, chưa phải bị đưa ra xử bắn – Bây giờ lại phải lên bờ với sự đe dọa tính mạng. Cuộc sống tự do chỉ là mơ ước viển vông. Suốt con đường dài nguy hiểm đó, ai nằm xuống sớm là khoe cho người đó hơn, ai chưa chịu ngã xuống thì thê lương vẫn còn. Không ai còn muốn trông vào ngày mai tươi sáng nữa.
Ông già chừng như nghĩ vậy, ông muốn nằm xuống để thoát cái nợ đời này, ông nói toáng lên :
-   Cái thân già tôi đến già tuổi này, lại phải lâm vào cảnh như một tội phạm mà không một bản án nào. Người ta không xử án tôi, thế mà tôi bị coi là một tội phạm, lỡ mà đã chết đêm qua thì tôi là tội phạm tử hình rồi còn gì.
Nói xong, ông già im lặng. Mọi người im lặng, ông nói như vậy cũng đử, và người nghe thế cũng đủ rồi.
Thật là buồn, những người di tản ai cũng muốn bước lên cảng reo vui sung sướng ; nhưng bây giờ cái thềm xi măng tàu cặp bến bỏ neo, lại cứng ngắc lạnh lùng. Bàn chân vừa rời cầu tàu đạp lên nó một cách giận hờn. Người ta mong chờ được gặp nó, cố vượt bao nguy hiểm, vật lộn với tử thần để đến với nó, thế mà nó đón tiếp họ với bộ mặt nghiêm khắc lạnh lùng.
Đám người khổ ải được bọn áo xanh trao qua cho bọn nón nhựa láng bóng có hai chữ QC ( Quân cảnh ) và bọn thường phục áo bỏ ngoài mang dép nhựa trong ( An ninh quân đội : mặc đồ như dân, chân đi loại dép nhựa trong đặc biệt). Lúc đổi trao từ ách này qua ách kia, đám người được đứng lại trong chốc lát mà nhìn quanh quất cái cảng buồn ảm đạm, dơ bẩn, các vòng kẽm gai, và những bộ mặt hầm hầm soi mói, rồi sau đó lại lầm lũi bước đi.
Thái và tôi đi trong đoàn người. Chúng tôi cũng chẳng nhớ những gì xảy ra trên đường ấy, đường nhựa hay đất đắp, chỉ nhớ là dơ dơ, hai bên đường có vòng kẽm gai, cỏ khô và cây cháy nắng ; con người hai bên đường sinh hoạt thế nào, chỉ có nón QC và dép nhựa trong. Sau cùng, hơn một giờ đi bộ , 11 giờ ngày một tháng tư, đoàn người bị đưa vào giữa một trại lính tồi tàn và buộc ngồi chồm hổm giữa sân đất, phơi nắng, xung quanh có cả chục đứa QC và dép nhựa trong đi tới đi lui.
Phơi cho đến lúc mọi người đổ mồ hôi ròng ròng, thì một tên có lẽ là sĩ quan an ninh quân đội cùng hai thằng đi dép nhựa ra đứng trước đám người dài dòng, dọa dẫm :
-   Này ! Nghe đây ! Tại sao mấy người lại tuyên truyền cho VIệt cộng ? Mấy người đã nói gì thì phải nhớ tới lời mình đã nói, mà chút nữa đây tưng người phải thành thật khai rành rọt, cứ thành thật mà nói, chúng tôi bảo cứ thành thật thì sẽ được khoan hồng, chúng tôi không muốn phải nặng lời, dùng gậy gộc điện nước lôi thôi lộn xộn lắm. Mấy thứ đó, tôi cũng như mấy người đều mất cảm tình, không ưa được ..
-   - .. Hà ! Nói vậy thôi, chứ chúng tôi cũng muốn mau mau thu xếp gọn thì giờ, để mấy người lên đường cho sớm, mấy người di tản đã ra sân bay cả tiếng rồi.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:42:10 pm »

Thằng này đi tới đi lui mấy bước, gật gật đầu ra về, rồi đột ngột quay lại nhìn đám đông :
-   Này, sao mấy người lại giết chết mấy đứa thủy quân lục chiến, tội nghiệp cho nó quá. Phải mấy người nghe lời Việt cộng xúi dại không ?
-   Bọn hắn giết anh tôi ! Tiếng cô gái Huế, thằng sĩ quan an ninh lóe mắt cười.
-   Đấy. Thằng sĩ quan an ninh quân đội phân trần với đám người – Mấy người lại đi giết mất người anh của cô gái đẹp vô tội này sao, một cô gái mỹ miều lại phải đau thườn vì bàn tay sát nhân của mấy người. Mọi người chưng hửng tức cười cho cái thằng ngu dốt bộp chộp. Thằng này trở giọng quát nạt :
-   Ai giết anh ta ? Ai ? Rồi không đợi trả lời, nó diễn xuất đúng vai theo nghề nghiệp của nó, liền quay ra mơn trớn với cô gái – Anh cô tên gì, thuộc đơn vị nào của anh em thủy quân lục chiến ? Tôi xin thành thật chia buồn với cô. Đâu cô chỉ cho tôi biết thằng sát nhân gây ra vụ thảm sát này.
Cô gái khóc nức nở :
-   HẮn bị giết rồi !
-   ủa ! Có thằng nào bị giết đâu ? Thằng trung úy an ninh chưng hửng – Tất cả 8 xác đều là thủy quân lục chiến kia mà !
-   Là hắn đấy nợ ! Hắn là thủy quân lục chiến.
-   Hả ? Mắt thằng trung úy trố ra – nVậy người anh nào của cô bị giết hả ?
-   Anh tui bọn hắn xử tử rồi.
-   Anh cô là Việt cộng à ? Bị tụi thủy quân lục chiến bịt mắt bắn bỏ phải không ?
-   Không ! Anh tôi là sinh viên đại học ! Cô gái dậm chân rú khóc .. Anh tui với tui bị chúng chụp mũ khai thác tra tấn dã man.
-   Thôi ! Biết đã lộ mối thằng trung úy an ninh nạt dội , chận ngang – Không nói ở đây ! Vào trong kia !
-   Khoan đã ! Trong đó có tôi ! Thái đột nhiên đứng thẳng lên. Thằng trung úy quay lại, mọi người đều quay lại nhìn Thái. Anh cao giọng :
-   Đầu đuôi mọi việc do tôi !
-   Á à à à .. Thằng trung úy kéo dài giọng : À ! raaa thế ế ế .. Mầy thú tội muốn được khoan hồng. Đư ư ư ư ợ ợ cc c ! Tiếng được kéo dài ; nó quắc mắt nhìn Thái : vào trong kia ! hai thăng quân cảnh điệu Thái vào !
Thái đi trước, nhằm căn nhà có bảng «  Ban chỉ huy » tiến tới, anh đi mạnh mẽ tự tin, tôi nhìn theo bạn. Ý định naùy, Thái đã bàn với tôi, Thái muốn chỉ mình anh chịu trách nhiệm, cũng như lần anh tưởng phải bị tụi vằn sóng biển thủ tiêu. Còn chút thời gian sống, anh muốn cuộc sống đó có ý nghĩa. Anh muốn tất cả mọi người ở đây được tự do, mình anh lãnh chịu. Theo sự suy nghĩ của anh lúc đó, anh nghĩ nên làm như vậy. Anh đã nói với tôi :
-   Chuyện này chưa rõ ra sao, nên tôi không muốn bạn vào đây.Một đứa thôi, hai đứa thêm uổng.
Anh nói tự nhiên và bước vào gian nguy rất tự nhiên. Thấy được nẻo phải đường ngay, anh dấn bước không chút ngại ngùng, dù biết là phải vượt chông gai và có thể hiểm nguy đến tính mạng. Tôi chép miệng, nói lên hai từ mà Thái thường dùng khen người khác «  Cừ thật ».
Đám người lại tiếp tục ngồi phơi nắng khi Thái và cô gái theo đám an ninh quân cảnh vào nhà trại. Khoảng mươi phút sau, một thằng quân cảnh từ Ban chỉ huy bước ra đứng trước đám đông :
-   Các người đứng lên, xếp hàng ngay ngắn đi ! Rồi hàng một theo tôi ra cổng.
Nó tự đắc nhìn vào gương mặt ngơ ngác của mọi người và đầy vẻ tự mãn ban ơn, nó lấy giọng nghiêm :
-   Các người được thả !
Những bộ mặt ngơ ngác càng ngơ ngác thêm. Họ không ngờ chuyện đơn giản như thế, « công lý » được sáng soi nhanh quá ! Ít ra thì cũng có nơi làm đúng lời rêu rao của lão Thiệu chứ ?! Trong lòng của một số người nào đó đã phục tinh thần « công bằng » của đám an ninh quân đội, nhiều gương mặt từ ngơ ngác đã tỏ ra tươi vui và biết ơn ; nhưng ông già thì vẫn nghi ngờ, ông hỏi thằng quân cảnh :
-   Này ! Còn 2 người kia, họ đâu không thấy ?
-   Kệ họ ! Thằng quân cảnh xỏ ngang – Ông lo phần ông đi.
Ông già chi sự nghi ngờ của mình là đúng, ông hỏi thẳng thằng quân cảnh, càng hỏi ông càng nổi giận :
-   Các ông giữ họ lại à ? Các ông khép tội họ sao ? Họ tội lỗi gì chớ ? Họ cũng là nạn nhân của bọn quỉ khát máu như chúng tôi. Họ sát nhân giết người gì mà các ông bắt giữ họ ?
Thằng quân cảnh mất hẳn ngay cái vẻ ra ơn, trở lại cái vẻ dọa nạt nghề nghiệp :
-   Ông già im đi ! Muốn chết phải không ?
Ông già rất bình tĩnh, run giọng nạt đùa :
-   Nè ! Mầy đáng con tao, mầy đừng hỗn với tao. Mầy giết hại người đó thì mầy giết tao luôn, giết hết ở đây đi vì bọn tao cũng là nạn nhân với nhau cả. Cái anh trung úy công binh ấy là ân nhân của chúng tao. Nếu không có anh ấy thì tụi tao bị lựu đạn chết hết cả rồi. Tụi vằn tàn sát không được thì bây giờ tụi bây tiếp tục giết tao đi. Giết đi !
Thằng quân cảnh đỏ mặt bối rối, nó nghe ra cũng thấy có cái gì không xuôi thuận trong đó ; nhưng phận sự của nó, nó vẫn cứ tiếp tục
-   Ông già không muốn sống thì đứng đó. Mấy người này theo tôi ra cổng. Mau !
Thằng quân cảnh kêu đám đông đi ; nhưng đám đông không nhúc nhích. Đang đứng, họ cùng ngồi xổm xuống. Ông già nhìn đám đông, mắt ông sáng lên, ông cười. THằng quân cảnh quay nhìn qua nhìn laị ; cái nhìn sửng sốt, nó chưa gặp cái cảnh quái dị này : cái cảnh thà sống không đi mà ở lại chịu chết. Nó cuống cuồng bỏ đám đông ngồi đó, chạy vào với bọn chỉ huy. Đám đông định đứng lên kéo theo, nhưng tức khắc mấy thằng quân cảnh và bọn dép nhựa trong quanh đó chận lại. Bọn an ninh rút súng uy hiếp bắt mọi người ngồi im.
Lòng con người như chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nước bình thường thì núi bình thường, khi nước dầng cao thì núi cũng dâng cao kên. Lửa giận đã lóe, đổ thêm dầu, ngọn lửa càng bùng cao cháy rực. Mấy cây súng rút ra khỏi bao làm lửa căm hờn từ mấy ngày qua bị dằn xuống, bây giờ nẩy bùng lên , họ không còn suy nghĩ gì nữa khi bước chân đồng loạt bước tới trước.
Súng nổ mấy phát, nhưng họ vẫn cứ bước tới, không cần biết có ai trúng đạn hay không, họ bình thản bước tới. Đám quân cảnh và đám dép nhựa trong hoảng hốt đổ dồn tới trước làm một hàng rào cản nhùng nhằng với đám người. Tiến lên không được, những nắm tay đưa lên cao, lời phản đối vang lên :
-   Yêu cầu thả chúng tôi ra ! Chúng tôi vô tội ! Chúng tôi là nạn nhân !
-   Yêu cầu không được gây thêm tội ác !
-   Yêu cầu ! Yêu cầu ! – Yêu cầu tức khắc !!!
Tiếng la hét càng lúc càng dội lên. Thằng quân cảnh khi nãy lại chạy ra, theo với nó còn có mấy thằng nữa, trang bị súng M.18, loại tiểu liên cực nhanh, các họng súng đồng loạt bắn chỉ thiên.
Tanh ! Tanh ! Tanh ! Tanh ! Các họng súng đồng loạt bắn xéo lên đầu đám người.
Tiếng cảnh cáo của tử thần làm mọi người hoảng sợ đứng yên. Từ đứng yên họ nhũn ra rồi từ nhũn ra họ buông xuôi và trở nên ngoan ngoãn. Những người này chưa được rèn luyện để đối đầu với bạo ngược và không được lãnh đạo, nên cơn bộc phát làm họ giống như một quả bóng căng cứng, khi bị đàn áp, quả bóng xì hơi.
-   Đi theo tôi ! Tên quân cảnh bỏ đi trước, mấy tên còn lại bao vây, chĩa súng cặp sườn thúc đẩy đám người đi theo. Nhưng không phải đi về phía cổng, mà quay lại đi sâu vào con đường dẫn ra sau trại. Đám người riu ríu bước đi.
Qua khỏi các nhà trại, người ta thấy bãi đất trống rộng mênh mông ; cát trắng, chồi khô và dây thép gai. Giữa bãi trống, đám người di tản giật mình thảng thốt, thấy một đám chừng hơn chục con người mình trần trùng trục, đầu cạo trọc , đang bị trói gô bỏ nằm quì trên cát nóng ; xung quanh một vòng kẽm gai rào lại, có 2 tên quân cảnh cầm súng M.18 đi tới đi lui canh gác. Đám người di tản bị đưa về phía đó, vòng thép gai mở ra, tất cả bị lùa vào , vòng thép gai đóng lại. Họ chợt nhận ra, dưới khúc mình trần của đám người đầu trọc là những cái quần vằn sóng biển, họ thoạt sờn lòng khi đối mặt chúng ở nơi đây.
Đầu cạo sát da, lưng trần bóng lưỡng dưới ánh mặt trời ; thân hình co quặp kiểu này kiểu khác để tránh nóng, nằm nghiêng bật ngửa, quì dựng đứng .. Con người trông như con vật. Mấy thằng vằn ức lòng thấy đám người cứ liếc nhìn, chúng biết họ đang ngạc nhiên lý thú thấy cái mặt hung hăng của chúng trở nên dị hợm, không còn giống cái mặt được tóc phủ lên trên ; cái sọ da trơn bị các tia mặt trời xoi vào đau đớn, mồ hôi đổ ra có hột. Tụi này quặm mắt nhìn lại đám người, muốn trấn áp những cái nhìn khinh bỉ kia đi ; nhưng chúng biết là đuổi không hết nổi, chỗ nàu chỗ khác trong đám người, những cái nhìn vẫn xoi mói vào óc chúng. Chúng nó không còn là những thằng hiền lành, biết lỗi mà đã trở nên hung ác trong quân đội. Bị trói tay chân đi không được, chúng đành nằm chịu trận đó thôi. Lúc nào có cơ, tính hung ác lại bùng lên.
Đám « mặt vằn » có mấy thằng lẩm bẩm :
-   Cái tụi kia dễ ghét, tiếc là không kịp giết sạch tụi nó !
Đám di tản có mấy người lẩm bẩm
-   Thật tình phải xé đôi chúng ra mới đúng. Đấy rồi xem, tụi an ninh chắc cũng như tụi hải quân, thả nó ra cho mà xem.
Người nuôi cá lia thia, trước khi cho chúng đá nhau, để hai cái lọ thủy tinh lại gần, giữa ngăn bằng miếng giấy bìa, thỉnh thoảng mở miêng sbìa cho hai con cá thấy nhau giương vi phùng mang rồi ngăn miếng bìa lại. Cứ làm như thế nhiều lần để kích thích chúng, đến khi cho chúng tự do đá nhau là hai con cá đá nhau đến chết.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2007, 03:08:36 pm »

Hai thằng quân cảnh đi tới đi lui giữa khoảng đám di tản và tụi vằn sóng biển giống như miếng bìa ngăn. Khi mệt vì nắng, hai thằng này vào núp mát trong nhà thì như miếng bìa được gỡ ra, hai đám người gầm gừ nhìn nhau như hai con cá sắp đá. Rồi 2 thằng quân cảnh lại ra, miếng bìa được đóng lại, hai đám người hết gầm gừ.
Tình hình như thế thì chuyện đến phải đến. Khi hai thằng quân cảnh vào núp mát dưới bóng nhà trại gần đó, một thằng vào nhà trong uống nước, thằng còn lại ngồi ngó bâng quơ thì trong đám di tản, ông già chạy về phía đám vằn xỉa xói chửi bới và nhổ nước bọt vào mặt một thằng nào đó. Thằng này liền bật nằm ngửa ra đá tung cát lên mặt ông già. Ba người trong đám di tản lại chạy qua đám vằn, hai người đến ôm đỡ ông già, một người nhào đến thằng vằn vừa đá cát lấy chân dậm vào bụng nó. Một thằng vằn kế bên, co hai chân bị trói vào lưng làm người này té nhũi xuống cát.
Thằng quân cảnh phơi nắng để canh chừng hai đám người, cũng mệt mỏi bơ phờ, càu nhàu «  Ở đâu mà về đây cái lũ kì quái ! Chạy loạn mà còn sinh sự làm cực mình quá ! ». Cảnh lộn xộn này làm nó vui vui ngồi nhìn. Thằng kia uống nước xong trở ra thấy vậy quát :
-   Ê ! Tụi nó « quánh nhau » mà mầy còn cười hả ?
Thằng cười, vẫn cười , đưa tay chỉ. Thằng kia nhìn theo hướng ngón tay. Anh bị nhũi xuống vừa lồm cồm bò dậy thì thằng vằn vừa đạp lưng anh lại dùng đôi chân khéo chân anh làm anh nhũi thêm cái nữa.
Thế là 2 thằng quân cảnh cùng cười «  trò này cũng vui quá ». hai đứa ngó qua lại không thấy bóng quân cảnh hay an ninh quân đội, chúng yên trí ngồi xem. Quang cảnh bắt đầu cho một cuộc tàn sát đơn giản như vậy. Trên bãi cát nóng vắng lặng hai đám người quần thảo nhau, trong bóng mát đàng xa hai thằng gác ngồi xem ; trò chuyện vui cười. Ỏ xa thấy động tác như chậm, y như trò đánh cuội. Nhưng sự thật, thì máu đang đổ đỏ trên cát trắng và hai bên đều thẳng tay không bên nào ngán ngại chuyện giết người. Người tay không, kẻ bị trói, đánh nhau đến chết. Cực kỳ man rợ !
   Tôi đang cảm thấy sự hy sinh của Thái là vô ích. Tình thế như vầy, bọn an ninh có thể quay ra buộc tội những người này đã nổi loạn trên tàu, dù Thái lãnh mọi trách nhiệm. Bằng chứng hiển nhiên là sự nổi loạn của họ vẫn còn đang tiếp diễn. Tôi hét lên.
-   NGỪNG TAY ! Tất cả không được động thủ !
Nhưng những người đang đánh nhau như không nghe thấy gì nữa , nắng như đốt cháy thần kinh của họ.
-   Tụi quân cảnh có thể bắn chết hết ! Tôi la lên hù dọa nhưng cảnh ẩu đả vẫn tiếp diến.
Ngừoi đàn ông bị khoèo chân té nhũi sấp người xuống cát, liền bị một thằng vằn gần ở phía trên anh ta nhảy ngồi thật mạnh lên đầu, mặt anh này bị ấn dập xuống cát, sức nặng của thằng vằn làm anh không ngẩng đầu lên được. Tôi chạy tới, chụp hai chân anh ta kéo mạnh, lôi tuột ra. Mồm anh ta đầy cát và máu mũi chảy đỏ mặt.
-   Đi về bển ! Tôi nạt người chảy máu mũi. Anh này vừa phun vừa khạc cát và máu trong miệng, thở hổn hển bỏ về. Ngang qua một tên vẫn đang quì, anh ta còn tức tối, dùng chân đá vào đầu tên này. Nhưng thằng bị đá gồng sức xuống chân búng lên, thân người nó vút vào bụng người bị chảy máu mũi. Cái vút đi nhanh quá làm tôi không còn cách ứng phó, đành cũng dùng toàn thân phóng vào thằng vằn ; hai cái thân tung vào nhau cùng té ngửa.
Đằng kia, trong bóng mát hai thằng quân cảnh cười rộ :
-   Đ.m, tao chưa thấy ở đâu có cái cảnh đánh nhau ngộ nghĩnh như vầy.
-   Cho tụi nó quánh chết mẹ đi, bình thường mấy thằng mũ xanh này cũng chê mình dữ quá. Cứ để mượn tay người khác dần tụi nó một trận cho bõ ghét.
Đàng này, tôi vừa té thì hai cái chân bị trói gần đâu đó tung thẳng vào đầu tôi. Cả hai chiếc giày đinh đập mạnh vào xương sọ. Nghe tai lùng bùng, tôi lồm cồm nhổm dậy định đứng lên thì lảo đảo chực bật ngửa. Ai đó đã đỡ lấy tôi, và trước mắt tôi những người di tản túa qua, xông tràn ngập vào đám vằn. Tôi thét lớn với sức còn lại :
-   Ngưng ngay ! Nhưng tự nhiên tôi cảm thấy buồn ngủ quá không sao gượng được, mắt dính lại. Bên tai văng vẳng một lời kêu gọi :
-   Chơi tới anh em ơi !
Đến khi mấy loạt súng nổ tôi mói sực tỉnh, tự mình ngồi dậy được thì cảnh hỗn loạn đã chấm dứt. Hay đúng hơn là cảnh thảm sát đã xong. Kẻ gieo gió phải gặp bão ; bọn vằn sóng biển không còn đứa nào sống sót.
Thái đã đứng ngay giữa đó nhìn tô. Tôi lắc đầu chán nản ; nhưng Thái thì cười, không một chút gì xót đau và lo âu trước cảnh tượng người chết xảy ra. Tôi ngạc nhiên, không hiểu sao Thái lại cười. Tôi cảm thấy yên lòng nhưng vẫn có một chút gì đó ngờ ngợ cho Thái « con người tốt như Thái mà nhiều năm trong quân đội cũng biết nhẫn tâm cười trước cái chết hay sao ? ».
-   Đem xác chúng đi ! Thằng trung úy an ninh hò hét đám quân cảnh khiêng mấy cái xác mặt mũi đầy máu và cát đem đi.
-   Tất cả tập hợp nhanh ! Thằng trung úy an ninh lại ra lịnh. Những người di tản liền gom lại.
-   Các người được thả vì các người vô tội. Thay vì mừng rỡ hoan hỉ, mọi người lại đứng im.
-   Trên tàu, các người không có lỗi gì cả. Thằng trung úy gằn giọng lý luận. Mọi sự do đám thủy quân lục chiến gây ra, chính tụi nó đã chụp mũ tra tấn và xử tử một số các người và vì thế một số bọn chúng đã đền mạng do chính lựu đạn của chúng.
Điều này đúng, ai ở đây cũng thấy đúng như thế. Thằng trung úy chờ mọi người suy nghĩ rồi minh xác.
-   Đúng không ?
-   Hoàn toàn đúng ! Mọi người đồng ý.
-   Nhân chứng là trung úy Thái và cô đây. Hắn nhìn Thái và cô con gái ông chủ tiệm vàng, cười nheo mắt. Hai người gật đầu.
-   Ở ngay tại đây các người cũng không có lỗi gì cả. Thằng trung úy an ninh tiếp tục lý luận – Sinh sự lại cũng do đám thủy quân lục chiến. Chính chúng nó thù hằn các người đã tố giác tội ác chúng, nên chúng nổi điên toan giết thêm các người. Và do tự vệ, các người buộc phải chống trả. Tụi nó không lượng sức “ mãnh hổ nan địch quần hổ” nên tụi nó phải trả nợ ..
Điều này thì đa phần cho là đúng. Một phần trách nhiệm về việc lầm lỡ gây ra nhưng người ta vẫn thường cho là không có lỗi. Một số thì thấy có lấn cấn, còn chưa hẳn là như vậy, nhưng lúc này họ nghĩ : không nên tách bạch sự thật để được yên thân, tốt hơn ? Chừng như mọi người suy nghĩ xong, thằng trung úy hỏi lại.
-   Đúng không ?
-   Đúng hoàn toàn ! Mọi người vội tỏ ra đồng ý.
-   Nhân chứng là 2 người quân cảnh ở đây. Thằng trung úy nhìn hai thằng lính của nó đứng bên, lẩm bẩm :
-   Không đúng thì tụi bây bị nhốt và đi đầy vì tội lơ đãng gây ra án mạng. Rồi nó nói lớn lên :- Đúng không ? – Hai anh nhân chứng việc này ?
-   Đúng, thưa trung úy đúng !Chúng tôi chứng kiến từ đầu việc này. Hai thằng quân cảnh không thể nói khác hơn.
-   Xong ! Việc đã giải quyết xong. Thằng sĩ quan an ninh xoa tay giọng thỏa mãn – Nhân chứng trên tàu đã làm báo cáo xong, chút nữa nhân chứng ở đây sẽ làm báo cáo. Chúng tôi sẽ làm việc này sau, bây giờ các người ra đi kẻo muộn – Xin chúc các người lên đường bình an. Nó mỉm nụ cười hể hả : An ninh chúng tôi lúc nào cũng đúng mực và công bằng  Nào tập hợp đi.
Trong lúc mọi người sắp hàng , thằng đầu sỏ an ninh cảng Cam Ranh kéo Thái và cô gái ra bên, đểu cáng nhắc nhở và hù dọa :
-   Nhớ đấy nhé ! Trong vòng một tháng bản án sẽ thành hình và báo cáo sẽ được gửi đi. 88 người sống, với anh và cô gái, mỗi người 5 chỉ - 21 thây ma “Thiên thần mũ xanh”, mỗi xác một lượng ..Chúng tôi đông người .. Hà hà .. Nhớ đấy ! Chậm hơn một tháng thì .. Hà hà .. Tôi xin mời hai vị ra đây, tôi sẽ dọn một xà lim thoáng mát để hai người sống đến .. đầu bạc răng long.
Nó cười rộ lên khiến cô gái thấy trong lòng vui cũng cười; Thái thì nở nụ cười của người diễn rối khi nhìn con rối trên tay mình đang xung xoăn. Cái cười của thằng sĩ quan an ninh phớt lên từng mặt mỗi người trong đám di tản và bắt gặp những nụ cười ngây ngô không hiểu gì hết.
Tôi sắp háng sau chót, nhìn những nụ cười quay nghiêng mặt về một phía của tất cả những người “lớn” nơi đây và tôi quay mặt ngược lại nhìn lên bãi cát bị quần nát. Máu đọng cục trong cát như những cái bánh vỡ làm tôi liên tưởng đến bãi biển khi các “em bé” đã xách xô, bay và mấy cái khuôn in bánh bỏ đi từ lâu ..
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2007, 03:09:26 pm »

HY VỌNG SỤP ĐỔ

Chiếc Dodge chạy rì rì, 88 người ngồi trên xe sung sướng tự mãn. Cạnh buồng lái xe, Thái và cô gái, tài xế là hạ sĩ quan an ninh quân đội; phía sau là những người di tản lên cảng Cam Ranh, và tôi. Bây giờ là 3 giờ chiều ngày ¼. Những kẻ muộn màng này được đưa đến thành phố Nha Trang, trễ sau mọi người gần 6 tiếng đồng hồ. Xe đang chạy trên con đường gồ ghề từ trại an ninh của cảng ra quốc lộ I.
-   Hạ sĩ có nghe nói máy bay chở những người di tản hay chưa ? Thái hỏi người tài xế.
-   Cũng chưa biết chừng. Hạ sĩ an ninh trả lời thản nhiên – Có thể bay đã lâu rồi, xó thể chưa bay, mà cũng có thể không bao giờ bay. Lúc này thì cái gì người ta cũng đều cho là có thể cả.
-   Anh nói làm tôi nhớ tình hình Đà Nẵng quá. Mấy hôm trước khi Bắc quân vào Đà nẵng, tình hình sân bay cũng như thế.
-   Khác chớ ! Người hạ sĩ cãi lại ra vẻ biết chuyện : Nha Trang khác Đà Nẵng, Đà Nẵng cho không Bắc Việt, còn Nha Trang giữ lại. Anh ta nói thế, chớ có ngờ đâu, Nha Trang bỏ ngỏ ba ngày trước khi quân Bắc Việt đến tiếp thu.
-   Vì răng cho không, ai cho rứa ? Cô gái tóc thề ngồi cạnh Thái hỏi chen làm người hạ sĩ tài xế bật cười :
-   Không giữ nổi thì gọi là cho không – Mà cho thì không phaỉ cô cho, mà ông tổng thống của cô cho.
-   Răng lạ hỉ ? Tổng thống cho à ? ông nớ đâu dễ chịu cho rứa nợ ? Cô gái vẫn thắc mắc.
-   Ôi, đất đai của ổng mà, ổng muốn cho ai thì cho, ai mà dám nói gì.
Bất bình lời nói của người tài xế, cô gái ngây thơ phàn nàn :
-   Nhưng mà cho thì phải hỏi ý kiến dân chứ ? Mà cho thì cũng báo cho dân biết, để dân dọn đi cho sớm chứ ? Cho mà không báo, hại dân chết quá trời vậy răng ?
-   Cô sao thiệt khờ quá ! Ổng có quyền thì làm gì ổng phải hỏi ai. Còn báo hay không báo thì còn gì là bí mật quốc gia nữa. Người hạ sĩ nói ra cái điều suy nghĩ của mình từ lời dạy của cấp chỉ huy anh ta.
-   Không mô! – Cô gái cố cãi – Tui không thấy như rứa – Chắc ôn cũng đâu muốn cho, ôn cũng tiếc nhúm ruột ôn lắm chứ. Mà tại vì quân quốc gia bỏ chạy mà ra rứa. Úi chà mà lạ ghê tề, chính cái ôn trưởng vùng chạy trước tiên, rồi đến ta cũng chạy, chỉ tội cho lính, dân chạy sau cùng mà khổ, mà chết mần răng khỏi được.
Rồi cô gái như nói với mình, mặt buồn dầu dầu :
-   Anh tui bọn vằn giết hại chết mất, tội ghê ! Khi sống thì anh tui như ông vua trong nhà, rầy rà ai cũng được,vậy mà bị đánh bị giết lại không một tiếng kêu. Trên tàu anh tui ngang ngạnh chửi bới chính phủ đủ điều, rồi anh tui chê bai quân đội đủ kiểu, cần thì anh tui rủa. Đó nợ, rứa là anh tui phải chết, bây chừ biết nói ra răng vớ ông cha. Thời mạt vận, tiền của kể như không. Rứa ni là ông cha có điều ở ác, mất thằng con trai nối dòng nối dõi, rồi còn mất vàng cứu gỡ uy tín danh dự cho con trai, và giữ an nguy cho chính thân ôn. Con gái thân tui thì không được như rứa, mạng không đáng đồng chinh. Nói chuyện chết của anh mình thì mình thấy xót xa, còn trước cái chết của người khác thì sự xót xa giảm xuống, chỉ buồn thôi. Nhắm lúc đó, tui cũng ùa càng ra trên tàu, hứng vài viên đạn thì đã yên thân rồi, có ra răng chi mô. Rứa nợ, có ai chết mà kêu la mô, sống người ta mới kêu la thảm thiết suốt năm ngày tháng chuyện ni chuyện nới. Làm thân con gái ..
Chiếc xe lắc lư, nhịp lắc đều đều. Thái mệt mỏi thâu đêm, đầu óc căng thẳng; trong tiếng nói đều đều, anh mơ màng rồi đi thằng vào giấc ngủ.
Sau xe, chiếc Dodge mui phủ bạt che tia nắng mặt trời, nhưng sức nóng buổi chiều còn cao quá, mọi người lấy thêm chăn mền chiếu gối , áo quần che đúm che đụp thêm cho mát. Xe lắc lắc một lúc, xe như rộng ra chút ít; người co chân kẻ duỗi tay, len lỏi thân người để mỗi người một kiểu mà nằm. Mọi người ở đây cùng trải qua bao lần gian khổ mà sống còn, nên giờ đây xem ra khăng khít, họ lục lọi đãi nhau ăn những món còn sót lại. Ăn hết, cứ kệ, chiều hãy tính, ăn đi cho no đã, biết đến bao giờ mới được ăn. Có người hỏi :
-   Mấy giờ rồi cà ?
-   Khoảng hơn 3 giờ một tí.
-   Vậy là ngủ đi.
-   Ngủ gì được, trông thấy mồ.
-   Trông gì thì cũng phải ra Nha Trang, giờ này chưa ra quốc lộ I, còn hơn 4 giờ mới đến, thôi ngủ đi.
Thế là trong bóng mát của xe, với thế nằm dễ chịu, cái lắc đều đều của xe làm cho mọi người không còn cưỡng lại giấc ngủ được nữa.

Xe dừng lại làm mọi người choàng tỉnh giấc. Tôi vén cái tấm đắp của ai đó che kín phía sau xe nhìn ra ngoài, xe đã ra quốc lộ lúc nào không biết và đậu khoảng nào đó giữa Cam Ranh và Nha Trang cũng không biết. Từ Cam Ranh mà vô thành phố Nha Trang thì có nghĩa là trở ra hướng Bắc, nếu đi theo đường bộ mà xuôi Nam thì không ai lại đi như thế; đây vì chúng tôi cần đến sân bay Nha Trang mà phải theo hướng như vậy.
Cảnh trên đường làm tôi ngạc nhiên. Từng đoàn xe đông đảo cứ đi ngược hướng với chiếc Dodge, không một chiếc xe nào cùng chiều với xe tôi, nghĩa là những xe này từ Nha Trang đổ vào Nam. Tôi ngờ ngợ như đã xảy ra một cuộc di tản. Nhưng tại sao lại phải di tản chứ ? Mà hình như đúng là di tản thật ! Một số rất đông xe con xe lớn có chở trên mui bao nhiêu là thứ vặt vãnh lớn nhỏ của gia đình; trong xe thì nào là đàn ông, đàn bà , trẻ con. Thôi đúng rồi, cái tin cắt đất từ đèo Cả để chia lại hai miền Nam Bắc có thật rồi, và như thế Nha Trang sẽ là ải địa đầu, không ai muốn ở cái ải địa đầu, nên họ lùi sâu vào trong cho chắc, nhất là lúc giao thời, bên này pháo qua bên kia pháo lại nguy hiểm.
-   Ê này ! Sao người ta kéo đi như ngày hội thế kia ? Một người đàn ông thò đầu ra xe ngó dáo dác nói toáng lên, làm những người bên trong xe chồm theo ra nhìn.
-   Này, giống như cái lúc từ Quảng Ngãi, người ta đổ ra Tam Kỳ rồi từ Tam Kỳ ra hướng Đà Nẵng đấy. Người đàn ông hãy còn băng mũi do bị thương trong trận ẩu đả vừa qua đưa ra nhận xét.
-   Dọn nhà rồi đa ! Chà chà - Ở đây mà cũng chạy loạn nữa à. Ông già trong đám hay có những suy nghĩ phán đoán của người giàu kinh nghiệm – Thế vậy thì còn nói thế nào nữa, chúng mình di tản vào đây thì cũng như không. Kiểu này người ta nói “chạy ô mồ mắc ô mả” đây.
-   Đâu mà kỳ cục vậy. Một người đàn bà chen vô bàn. Mới 3 ngày, vừa để mất Đà Nẵng, chẳng lẽ bây giờ ở đây cũng mất nốt à ! Mấy ổng có sức thánh cũng chẳng có thể mà vác súng chạy mau cho kịp. Đánh nhau cả tháng chưa giành được một thước đất, mấy người nói chuyện thần thánh.
-   Ấy coi chừng đó, thần thánh đó đa! Tay lính hải quân nói chắc chắn – Trước đây mà mấy ổng đầu hôm ở chỗ kia cách 50 cây số, mà sớm mai đã nổ súng ở chỗ này rồi – Mà đâu phải chuyện đánh ở Đà Nẵng rồi chạy vào đây đánh. Đụng ở đâu, mấy ổng đánh ở đó, trong này thì các đơn vị tại chỗ tham gia chiến trường.
-   Khoan, khoan, khoan vẽ rắn thêm chân, bình tĩnh nào. Một người mắt bị bầm đen chồm lên nói – Có ai biết chắc tin cắt ngang đèo Cả không ?
-   Có ! Rất nhiều người nói có.
-   Cắt ngang đó thì ở đây yên – Miễn bàn nữa. Người bầm mắt nói xong rồi nằm xuống lim dim đôi mắt.
-   Mà chỉ là tin đồn thì có chắc gì. Anh băng mắt lại hoang mang tiếp – Tức thiệt, mấy ngày nay không có lấy một tờ báo, đài điếc gì thì cũng câm tiệt luôn. Sống mà như ếch ngồi đáy giếng, chẳng biết gì ráo !
-   Thôi đi ! Ông già không bằng lòng câu vừa nói – Tôi bây giờ thì không còn tin nổi chuyện chính phủ, quân đội này nói nữa. Toàn là bọn láo khoét. Qua mấy trận tróc da đầu rồi ai còn tin là còn ngu. Bây giờ muốn chắc ăn băng qua bên kia đường hỏi thiên hạ ăn chắc. Tin tức chính xác ở lỗ miệng người trong cuộc.
Tôi nghe ông già nói đúng như ý mình nên xung phong :
-   Để tôi làm chuyện này cho. Tôi phóc xuống xe định băng qua đường, thì bất chợt gặp Thái từ đầu xe đi xuống. Tôi hỏi ngay :
-   Sao xe ngừng lại lâu vậy . Xe hư à ?
Thái không trả lời câu hỏi của tôi mà chống tay vào thành xe ngước cổ nhìn mọi người. Trên xe có người lo lắng hỏi :
-   Hết xăng hả anh ?
Thái thở ra với mọi người, quay sang tôi, anh lắc đầu nói :
-   Xe chẳng hư mà xăng thì đầy ắp. Nhưng tài xế thì bỏ đi rồi ?
-   Hả ? Mọi người hốt hoảng lạ lùng. Thái nói rõ thêm :
-   Hắn nhất định không chịu lái nữa, và hắn đã bỏ đi rồi.
-   Sao không giữ hắn lại ? – Người nào đó vừa hỏi xong lại trả lời luôn – Nhưng, vô ích, giữ sao được !
-   Thôi đây – Thái từ tốn trình bày tách bạch – Ta không giữ tài xế của họ lại được. Tay này thấy người ta rùng rùng bỏ Nha Trang đi, hắn hốt hoảng. Hắn cho biết người ta đồn Bắc Việt không chịu ngưng lại ở đèo Cả mà mở chiến dịch giải phóng suốt vào Nam luôn. Đến nơi nào thì nơi ấy thuộc vùng của họ, có thể là cả vùng 1, vùng 2, còn vùng 3 và 4 thuộc quốc gia. Đến bây giờ ra đến quốc lộ I, thấy cảnh này là nó chắc rồi, nó nhất định bỏ trốn lo cho gia đình.
-   Ở trại an ninh, người ta đã chuẩn bị cho bọn mình 2 phương án – Thái ngừng lại, móc túi áo trên lôi ra xấp giấy đánh máy gấp tư, mở ra và đếm trên tay mấy tờ, giơ lên cao, cho vào túi và nói tiếp – Một phương án máy bay và một phương án GMC, đầy đủ sự vụ lịnh chừa trống để điền tên mọi người vào. Cả hai phương án này đều do quân vận đảm trách.
Anh ngừng lại để cho trên xe suy nghĩ thấm ý, rồi anh nói tiếp :
-   Vậy theo ý tôi, thì ra cục quân vận Nha Trang nhận sự vụ lệnh, xin phương tiện máy bay đầu tiên. Nếu máy bay không có hoặc phải chờ ít ngày giải quyết thì tôi xin ngay GMC đi cho kịp lúc, nếu có thật là dân ở đây bỏ chạy thì ta cũng có phương tiện GMC để đi rồi.
-   Thế bây giờ ta trở đầu xe chạy luôn có hơn không hả anh Thái ? Tôi bàn góp – Tôi chỉ ngại nếu chần chừ thì lại đâm vào cái cảnh như ở Đà Nẵng quá.
-   Được thôi ! Thái nói với vào trong xe bằng thái độ khoan thai để mọi người nghe kịp mà có thêm giải pháp lựa chọn. Tính như anh Hòa thì chúng ta đi sớm hơn, chắc ăn hơn; nhưng có những điều này sợ rồi ta hối tiếc.
-   Thứ nhất là nếu có máy bay thì chỉ hai tiếng đồng hồ sau ta đã ở Sài Gòn rồi.
-   Thứ hai là với GMC và cả hai phuy dầu dự trữ ta đi suốt trong 12 tiếng đồng hồ. Nếu cho được đến sáng mai có xe thì chiều mai ăn cơm ở Sài Gòn.
-   Thứ ba là chiếc Dodge 4 chỉ cho phép ta đủ đến Phan Rí với lượng xăng của nó, không biết tại đấy chúng ta phải xoay xở thế nào. Hơn nữa ta chỉ có sự vụ lịnh ra Nha Trang, đi vào Nam gặp trạm kiểm soát ta khó qua.
Thời khắc trôi qua lặng lờ, trong xe bàn tán ồn ào. Trong khi đó Thái hỏi ý tôi.
-   Hòa ni, thật tình thì tôi với cụ có thể tách đám đi ngay bây giờ, mình xuôi Nam liền, tới đâu hay tới đó, hai đứa thì cũng dễ tính thôi. Nhưng tôi có cảm giác như thiếu mình thì những người ngồi trên xe đâm ra lúng túng, hơn nữa, riêng tôi có một cái gì đó như là trách nhiệm với họ.
-   Chà! Khó dữ. Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời – Đúng vậy anh, đã trót thì phải trét, cưu mang thì phải chịu đến lúc sanh đẻ chứ. Cứ để họ có ý kiến trước, nếu chính họ tách đám thì mình cứ theo ý mình, không phải ngần ngại đắn đo gì.À mà hình như anh có trách nhiệm lớn đấy, bây giờ anh phải sống làm sao cho đầy đủ bổn phận của anh Hai chứ !
-   Sao, anh Hai nào ? Thái ngạc nhiên làm tôi cười thích thú.
-   Thì anh Hai sinh viên đã mất đi rồi, tất nhiên phải thế vào anh Hai trung úy chứ ?
Thấy vẻ mặt nghiêm nghị của tôi, Thái quay nhìn cô gái một lúc rồi anh gật đầu. Cô gái nhìn anh im lặng ..
-   Này anh trung úy ! Ông già kêu Thái nói – Chúng tôi tính kỹ rồi, tất cả đều quyết định đi theo anh như khi ở trại an ninh chúng tôi đã quyết chờ anh đi theo vậy.
Thái nhìn vào trong xe rồi nhìn ông già cảm động. Ông già cười cười :
-   Có lẽ kiếp trước chúng ta là những người trong đám Lương Sơn Bạc, nên bây giờ chúng ta gặp nhau, mà anh thì như Tống Giang.
Thái cười nói :
-   Đấy là kiếp trước, kiếp này thì tôi làm tài xế. Thôi chúng ta đi, mời cụ ra trước ca-bin. Thái mời ông cụ vì anh liếc thấy toi lấy ngón cái chỉ chỉ vào lưng ông ta.
Xe lăn bánh, bình tĩnh đi vào thành phố Nha Trang trong khi dân lính từ trong đó ồ ạt kéo ra. Việc gì đã và đang xảy ra ở thành phố này ?
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2007, 03:10:17 pm »

Như Đà Nẵng vào những ngày cuối: sự hoang tàn bày ra trước mắt mọi người. Xe đậu lại trong sân Cục quân vận. Thái bước xuống ra phía sau gọi tôi và dặn dò người trên xe ngồi tại chỗ không được đi đâu. Anh phải ra, đi bất ngờ và không thể chờ ai được. Anh căn dặn những người đàn ông khỏe mạnh lo lắng cho mọi người và bảo vệ xe. Xong, anh và tôi sóng vai đi thẳng vào tòa nhà lớn nhất có tấm bảng đề : PHÒNG TIẾP VẬN. Nơi đó rất đông người chạy ra chạy vào lăng xăng.
   Vào đến nơi, Thái kéo tôi đến ngay bàn tiếp khách, nơi đó nhiều người chen lấn. Thái lò dò chen vào thụt ra chỗ này chỗ nọ, sau cùng anh chen đại vào một chỗ sát bàn, lấy hai tờ sự vụ lệnh trải lên bàn. Những tờ sự vụ lệnh này đã được chuyền tay ghi tên đầy đủ mọi người trên xe đang khi đến đây. Những tờ sự vụ lệnh chồng lên cao nghệu, trong khi sau bàn tiếp khách chỉ có 2 người giải quyết.
Điều mà Thái lo lắng nhất là hai tờ sự vụ lệnh của anh có nhiều điều sai nguyên tắc. Bọn an ninh quân đội chỉ có thể đánh máy tên Thái và tên cô gái vào đó thôi, những tên khác chúng không chịu điền vào. Lý do thật là rắc rối. Khi bọn an ninh quân đội cấp sự vụ lệnh chỉ ghi tên của Thái và cô gái, cốt để hai người về được Sài Gòn đem vàng ra mà nộp cho chúng, mà mua sự “bỏ qua” hai vụ án gây ra trên tàu và tại trại an ninh. Vì muốn đưa “cả xe Dodge “ về Saì Gòn, tự ý điền tay 86 người nữa vào mà làm cho 2 tờ sự vụ lệnh đã trở thành không hợp lệ. Biết thế nhưng vẫn liều, không thể xoay xở thế nào được nữa. Chỉ còn hy vọng anh trung sĩ đang tất bật giải quyết thông qua sự vụ lệnh sẽ không kịp phát hiện sự không hợp lệ đó. Còn cô hạ sĩ, Thái không lo, cô chỉ là cái máy đóng mộc đang không hở tay.
-   Trung úy Thái ! Người trung sĩ gọi.
-   Có tôi ! Thái giật mình rồi chăm bẵm theo dõi thấy người trung sĩ cầm lấy tờ sự vụ lịnh của mình, mà người thon thót.
-   Không còn chuyến bay !
-   Hở ! ..
-   Thế hủy tờ sự vụ lệnh này. Vừa nói xong, người trung sĩ quăng tờ sự vụ lệnh vào ngăn tủ bên dưới chỗ anh ta ngồi rồi bốc tiếp liền tờ kế tiếp, gọi tên :
-   Trung úy Thái ! ủa cũng của trung úy nữa à !?
-   Của tôi !
-   Trung úy có một lượt 2 sự vụ lệnh à ?
-   Phải !
Người trung sĩ lấy làm lạ tần ngần, chưa bao giờ có ai lại được một lần hai kiểu sự vụ lệnh nhưng vẫn hỏi :
- Thế à ? sao thế ?
-   Nhiệm vụ đặc biệt của an ninh quân đội. Thái đáp liều. Không ngờ sự đáp liều ấy được việc, nghe đến an ninh quân đội, người trung sĩ e ngại không vặn tiếp về các thắc mắc khác, anh ta dễ dàng chấp nhận tất cả những điều ghi trên sự vụ lệnh của an ninh quân đội.
-   88 người tất cả hả trung úy ?
-   Đúng !
-   Đều đi Sài Gòn ?
-   Đúng!
-   Được ! Trung úy sử dụng GMC. Sẽ cấp cho trung úy một giấy giới thiệu với đoàn xe, xuống đó trung úy cố xoay, nhưng ngại là không có tài xế.
-   Được! Tới lúc này thì cái gì Thái cũng nói “được”, anh mong thông qua tờ sự vụ lệnh cho rồi.
Và đúng như Thái ước, tờ sự vụ lệnh được người trung sĩ đưa sang đóng dấu, trong khi anh ta viết ngay một giấy giới thiệu cho Thái đến đoàn xe quân vận.
Vừa cầm đủ mấy giấy tờ trên tay, Thái tách liền đám đông quay ra tìm tôi trong lúc tôi đang nói chuyện với một người không quen.
-   Đi Hòa, xong rồi ! Thái gọi tôi. Tôi vội vã từ giã người kia quay chạy theo Thái.
-   Ai thế ? Vừa chạy xe Thái vừa hỏi tôi.
-   Một người bạn kiến trúc sư ở đây. Tôi trả lời
-   Làm ở đâu ?
-   Khu quân sản tạo tác. Một trưởng phòng đấy
-   Ừ hử.
-   Đến xe. Thái lao lên tay lái, tôi nhảy ngay lên phía sau. Chiếc xe lại vụt đi tìm đoàn xe quân vận ở cách chỗ này 3 cây số.
Đến nơi, ở một khuông đất rộng rãi, nơi trú đóng toàn bộ xe quân vận của tỉnh, im lìm. Cái im llìm thật đáng sợ. Các phòng thì cửa đóng kín, các nhà xe thì cửa mở trống hoang. Trạm gác, 4 vòng rào, trong sân không có ai.
Thái xuống xe nhìn quanh ngơ ngác. Im lìm vẫn im lìm. Một ông già mặc đồ lính mang dấu hiệu quân vận ở đâu đó lò dò đi ra. Thái mừng quýnh gọi lớn :
-   Ông già ! Ông già ơi !
Ông già quay lại, Thái hỏi gấp :
-   Mọi người đâu cả rồi bác ?
-   Đi hết rồi !Ông già trả lời gọn lỏn làm Thái nghe đau ở cổ, nghẹn họng :
-   Chừng nào về ?
Ông già lắc đầu, cúi xuống lần thần quay vào nơi ông vừa bước ra.
Lúc đó, tôi cũng nhảy xuống xe nghe được lời ông già nói. Chúng tôi nhìn nhau. Thái nói như muốn khóc :
-   Đi hết, đi luôn rồi Hòa !
Mọi người lục đực bước xuống sân nhhìn quanh quất. Cái sân rộng, nhà cửa bỏ hoang, 88 con người và một chiếc Dodge chỉ còn xăng cho 5 cây số đường, mà Sài Gòn thì còn xa 500 cây số ..
Hy vọng sụp đổ - 88 người ngồi bệt xuống đất quanh chiếc xe.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM