Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:59:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 30/4: Chuyện những người tháo chạy  (Đọc 56747 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:40:32 am »

CHIÊU BÀI “TỬ THỦ” VÀ “DI TẢN”

Khung cảnh liên đoàn nhốn nháo, kẻ ngược người xuôi, kẻ bộ người xe, dắt nhau, chở nhau, người và hàng hóa. Ở một góc câu lạc bộ, cơ giới hoạt động và người đông như kiến, vật liệu chất đầy bãi, một phần chiếc phà đang hình thành bằng phao nổi và sàn cầu M4T6, loại phà trọng tải 100 tấn, rất lớn có thể chuyên chở non 2000 người, sức đẩy bằng bốn máy tàu 50 mã lực. Đã có người bị gậy, ngồi chờ gần đó trên sân Liên đoàn trải nhựa, nắng chang chang. Một đám người đông không kém, bu ở cửa phòng một, nhóng xem các bảng danh sách.
Chiếc gip của Thái cũng rẽ vào đó. Trên 2 bảng niêm yết, có chữ ký của lão đại tá, tên chúng tôi bị chia ra và chỉ riêng tên tôi được nằm trong danh sách những người lên phà. Thái bị ở lại vì gia đình ở Đà Nẵng, Tân và Nhật còn độc thân nên cũng bị bố trí ở lại chiến đấu.
Tân quay nhìn tôi gen tị, trong khi Thái và Nhật không quan tâm, Thái chép miệng :
-   Lên phà chưa đến nửa quân số, ở lại chiến đấu đông hơn, nhưng chỉ là con số, bỏ trốn và sẽ bỏ trốn rất nhiều.
Nhật quay sang :
-   Lão đại tá ở lại chiến đấu, tên râu được đi. Lão đại tá hành động – chính nhân quân tử dữ a, rõ là đáng mặt thủ lãnh. Anh cười gằn chấm dứt câu nói.
Mọi người lên xe, lúc này không ai thấy trung sĩ Bình đâu cả. Tất cả mang cảm giác phân vân.
Chiếc xe đánh một vòng chậm quanh chân cột cờ.Và chạy về nơi Thái ở. Xe ngừng. Tiếng giày vang trên hành lang. Cửa mở, 4 người vào phòng . Tôi ngả lưng xuống giường, Nhật, Tân ngả theo. Thái ngồi trên ghế, lục lọi gầm bàn, rồi đưa cả chai rượu lên tu vội vã, Thái khà một tiếng, đưa cánh tay áo quẹt miệng, xoay tròn cái ghế về phía ba bạn và lên tiếng :
-   Bám cái lão râu.
-   Chớ không phải bám phà sao ? Nãy giờ tôi theo dõi Thái nên hỏi ngay.
-   Bám phà không chắc ăn bằng bám lão râu.
Tân chồm lên :
-   Tại sao không bám phà ? Bám lão râu cho lão cõng đi à ?
-   Thôi để Tân bám phà – Thái nói – Sao cụ không thấy chuyện chiến hạm.
-   Thấy sao, chiến hạm sao ? Tân không chịu suy nghĩ chứ tôi và Nhật đã hiểu hết ý Thái “ Lão râu sẽ đi, tên cáo già ấy đã tính rồi, hắn đã chẳng ung dung nằm trong trại đó sao, còn phà làm gì nào, chạy ra biển ngoài khơi Đà Nẵng làm gì trong khi không biết chiến hạm ở phương nào, một đêm hai ngày lênh đênh trên biển thì bảo đảm không ươn thịt vì có mặt trời và nước biển, thì con người thành con khô. Bám tay râu là đúng nhất. Thái thông minh thật.
Tân moi óc vẫn không hiểu, nhưng thấy Nhật và tôi làm thinh, biết là họ đã cho ý Thái là diệu sách, anh cũng đồng ý :
-   Thôi, ai sao tôi vậy, bám tay râu để hắn cõng cũng thú vị.
-   Nhưng bám cách nào hả anh Thái ? Tôi vẫn chưa nghĩ ra kế hoạch.
-   Theo sát bọn nó, kềm nó, nó đi đâu mình theo đó. Nhưng phải tính sao để nó khỏ vuột, phải dùng uy lực.
Nghe như thế, tôi đã thấy được cách, nhưng vẫn trù trừ, Thái cũng vừa thấy ra và anh quyết liệt :
-   Cho thằng Bình kèm.
Một loạt M16 nổ và tiếng chửi rủa kèm theo vọng vào cửa số khép hờ cửa phòng Thái
-   Đéo mẹ tiên sư toàn thể nhà mày thằng râu ! Tiếng Bình nhại giọng tay râu – Mày xài ông hết nước, con mẹ mầy. Mầy vắt chanh bỏ vỏ, mầy bỏ ông lang thang không nhà không cửa, định bắt ông chết bờ chết bụi. Bây giờ vận đen cho nhà mầy, ông chưa chết, ông về đây tìm mầy, mượn mầy miếng thịt ăn chơi. Tiên sư mầy thằng râu !
Mặt Tân tãi xanh, lẩm bẩm :
-   Cái thằng linh quá, biến mất, bây giờ hiện ra, phải chi nhắc tiền nhắc bạc được như nhắc nó! Nói xong, Tân quay sang Thái.
Vẻ mặt Bình nghiêm trọng.
Thái tiến dần đến trước Bình và hỏi :
-   Bình, mầy làm gì khùng vậy ?
-   Thôi, trung úy, em xin trung úy đừng can em, để em ăn thua đủ với nó.
-   Cái thằng ngu sao vậy mậy, ăn thua được mầy cũng chết luôn – Thái làm ra vẻ lý sự - câu giờ để tiến tới gần hơn nữa.
-   Kệ em ! Chết em cũng chịu, cho nó chết luôn, em tức quá, vợ con em xin vĩnh biệt, đằng nào cũng coi như vĩnh biệt.
-   Vĩnh biệt cái khỉ mốc, tao sẽ đem mầy về đến Nha Trang cho mầy gặp vợ con mầy, với điều kiện mầy chưa hồn lìa khỏi xác. Thái vừa nói vừa tiến sát Bình, mắt không rời trái lựu đạn trên tay nó.
-   Khóa lựu đạn đâu mậy ?
-   Còn vướng ở dây nịt em .
Thái cúi xuống mở lấy cái khóa, rồi một tay nắm trùn lên tay cầm lựu đạn của Bình, tra khóa vào. Cử chỉ Thái như một người anh hiền lành lo lắng cho đàn em ngổ ngáo khờ dại. Một chút thái độ đó cũng làm cho Bình nghe ấm lòng, đứng yên bất động sững sờ, 2 bàn tay của nó buông lỏng, cây súng rớt vào chân Thái, quả lựu đạn rơi vào mũi giày của nó đánh bộp.
Bình khom người khóc nức nở, hẳn tính con người trong nó thức dậy. Thằng giết người theo phản xạ tự nhiên không hề đau xót, mà trước đây người ta vẫn thấy đó cũng biết khóc và khóc da diết trong một trạng thái ngộ nghĩnh. Say rượu và toan mưu sát. Trái tim của thằng hung bạo cũng có khi thổn thức. Mọi người bu quanh xem tấn tuồng nãy giờ, không ai dám cười, mà mau mau giả tán. Thái nắm lấy tay Bình thúc giục :
-   Đi về phòng tao mau ! Ăn uống khỏe rồi đi.
Bình quên nỗi đau đớn, nó đứng dậy theo người chie huy mới của nó một cách tùng phục.
Thức ăn của Bình được Thái thảy lên bàn : một số đồ hộp, khui ra nhưng cứ để nguội lạnh. Nó nhảy đến ghế, bấu lấy một cái hộp thịt và bánh, cho vào miệng nhai ngồm ngoàm. Cả bọn Thái im lặng chờ nó ăn. Bảo đảm cho kế hoạc ra đi của họ bây giờ là do thằng này!
Bình vừa tu dài ca nước lạnh để chấm dứt bữa no dạ sau một ngày một đêm nhịn đói, thì chựot nghe có tiếng gõ cửa. Tân nóng nảy nhảy bổ đến, mở toang cửa ra. Anh hành động ồ ạt làm con người nhỏ thó già khom đứng tần ngần ở khung cửa thất kinh, mặt tái xanh. Hắn là một trung sĩ già hầu cận lão đại tá, hắn lắp bắp :
-   Trung úy, trung tá cho mời.
Thái nói với tên trung sĩ già :
-   Được, anh về bển trước đi.
Đại đội 102A thuộc tiểu đoàn 102CB, chuẩn bị xuất phát lên đèo Hải Vân theo lệnh của lão đại tá. Đại úy Đản đã cho tập hợp sĩ quan và binh lính kéo về sân Liên đoàn. Mới có vài tháng nay mà anh ta vừa từ trung úy được gắn thêm một hoa mai, nên tỏ ra cúc cung tận tụy hơn ai hết. Đèo Hải Vân lúc này là hiểm địa. Bọn thủy quân lục chiến đang rên siết, từng bước rút lui trước sức tiến công mạnh mẽ của Bắc quân. Họ cầu cứu với công binh tiếp trợ bằng một đại đội để phá hủy các cầu và chôn mìn chặn địch. Vừa ra đến sân Liên đoàn, chúng tôi gặp Đản, Đản vội vã đến chào.
-   Lâu quá không gặp thiếu úy tiểu đoàn 103.
-   Cũng mới đây, lúc anh khao được “lên lon”, có tôi. Từ đó đến nay “ Ngài đại úy “ lập được bao nhiêu chiến công rồi ? Tôi hỏi.
Đản lắc đầu, giọng chán nản :
-   Lên lon, nên bây giờ phải đi nộp xác …
Tôi liếc nhìn Nhật và Tân, muốn nói mấy câu nhưng lại thôi. Hai thiếu úy ở tiểu đoàn 103 không quen với đại úy tiểu đoàn 102 này, nên kiếu từ. Còn tôi, tôi biết Đản khi anh đến tăng phái Liên đoàn từ năm trước. Cùng là người Nam nhưng Đản lấy vợ Đà nẵng hàng chục năm nay. Công tác xây dựng mà đại đội 102A của Đảm đảm trách thường phải liên hệ với tôi. Một thi công và một thiết kế. Khi thấy chỉ còn 2 người, Đản thổ lộ :
-   Này Hòa, có nghe vụ đi chưa ?
-   Đi đâu, tôi lớ ngớ hỏi lại, Đản cười :
-   Đi trốn. Lần này tôi kéo quân đi là trốn luôn.
Đản vẫn thấy tôi như chưa hiểu, anh giải thích cặn kẽ :
-   Đại tá lo cho đó. Ông ta đã kêu riêng tôi vào nhà, biểu lần này thi hành công tác xong tự động rút.
Đản thở ra và nói tiếp :
-   Cũng nhẹ nhàng thôi. Đi đặt 400kg thuốc TNT cầu Thủy Tú ( cầu giữa 2 làng Liên Chiểu và Nam Ô, huyết mạch quốc lộ 1 từ Đà Nẵng ra Huế ), chờ lịnh đánh sập rồi dông. Vợ con ở nhà đã chuẩn bị sẵn, anh Phi, đại đội trưởng 102B ở lại để tìm cách mua vé tàu. Đại tá lo tất cả cho nó.
-   Nếu vậy thì việc gì anh phải buồn ?
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 10:42:14 am »

Tôi đoán là có cái gì còn lấn cấn trong Đản, nhưng anh ta vẫn lắc đầu :
-   Nói vậy chớ biết có lo thiệt không ? Bề nào chính tay mình lo vẫn hơn, còn bây giờ, tôi dẫn quân đi rồi …chiến tranh mà.
Luc đó đoàn xe chuyên chở đã đến. Đản từ giã tôi, cho quân lên xe. Toán quân đầu tiên đã lên đường trong những ngày cuối cùng trước khi nơi đây mất. Họ đi vào chỗ tuyệt vọng, đi để cản đường Bắc quân, cho “cấp trên” có thì giờ rút lui.
Sau đó, 6 toán quân nữa lại lên đường đi các nơi kiểu như đại đội 102A. Còn lại Liên đoàn, chiếc phà và trên 1000 người chờ tẩu thoát. Bọn họ ngồi đó dưới trời nắng chang chang trong khi chiếc phà còn đang ráp chưa xong. Thế mà mọi người không dám tìm trú vào trong mát, bước ra khỏi hàng thì chẳng được bước vào. Họ đã xếp hàng ngay ngắn từ sáng và lịnh ở trên đã bảo ngồi yên, mọi sự xáo trộn sẽ hủy ngay chuyến đi. Chịu trận là một thói quen đã hằn nếp trong các gia đình binh sĩ.
Còn một số rất đông phải lên đường ra tử địa theo những toán quân. Những người này thật ung dung tự tại đi tới đi lui nhởn nhơ trong Liên đoàn. Tôi gặp hạ sĩ Thành trong số những người ung dung đó, từ xa Thành bươn tới kêu la om sòm.
-   Ông thầy! Ông thầy !
Và anh tươi cười , đứng trước tôi :
-   Ông thầy sắp đi ?
-   Ừ ! Anh chắc không đi ? – Tôi hỏi.
Thành cười ;
-   Không sắp hàng chờ phà, nghĩa là không đi đâu cả.
-   Không đi thì cũng chẳng được về nhà.
Thành vẫn cười, đưa tay chỉ trạm gác cổng đơn vị ở xa xa :
-   Đúng! Bỏ về Đà Nẵng tụi nó “bùm” liền. Bỏ đi lúc này là đào ngũ, là tội tử hình.
Tôi lấy làm lạ cho những người như Thành, chẳng lẽ họ ở lại cố thủ doanh trại, đánh đấm gì một nhúm bọn họ, nên hỏi luôn ;
-   Thế ở lại đây à ?
-   Phải, ở lại cả gia đình. Đi đâu cũng vậy, giải phóng tới rồi !
-   Tới, nhưng họ tràn vào liệu các anh chống nổi không ?
-   Chống nổi chứ ! Thành cười : chống ngay những lá cờ trắng lên là êm liền !
Thành tỏ ra vui sướng lắm, mặt anh tươi cười, một vẻ mặt chưa bao giừo tìm thấy ở người thợ điện này. Anh ta chẳng tỏ ra e ngại gì những người ở bên kia hết. Dù anh đang là lính đối địch, dù anh đang ở trong đồn binh. Rồi Thành đề nghị một cách thành khẩn :
-   Ông thầy sắp đi rồi, cho em cái nhà đi.
-   Nhà nào ? Tôi ngơ ngác.
-   NNhà ở dưới kia kià – Thành chỉ chỗ ở của tôi hiện tại nơi Liên đoàn, rồi tiếp – Em sẽ cho vợ con lên ở trước.
Thật tôi không hiểu nổi cái anh chàng đang đứng trước mặt. Lúc mọi người đang bỏ chạy, thì anh ta lo tìm cách ở lại vững vàng và lo sợ trễ mất dịp may xí cái chỗ đẹp cho vợ con. Tôi vỗ vai anh thợ điện :
-   Sẵn lòng thôi ! Để tất cả mọi đồ dùng của tôi cho anh.
Đến phiên người hạ sĩ nghèo khổ há hốc miệng :
-   Ông .. ông thầy, cho cho .. cho hết à ?
Tôi nghe như có cái gì đè nặng nơi ngực. Với tâm trạng buồn rầu, tôi bước tới lắc vai con người có bộ óc đơn giản đó.
-   Nhưng anh có hưởng được đâu nào, cao lắm là mấy ngày nữa thôi !
Thành không để ý đến câu nói đó của tôi. Tư há hốc miệng vụt lóe sáng mắt. Thành lại lắc vai tôi thật mạnh :
-   Cám ơn ông thầy ! Cám ơn ! Cám ơn !
Rồi anh sải bước về khu gia binh trước sự ngơ ngác của tôi. Được gần trăm mét, anh hạ sĩ bỗng đứng lại, cắm cổ quay chạy về phía tôi, thở hổn hển, vừa nói vừa cười :
-   Mời ông thầy trưa nay xuống nhà em ăn cơm, nhà của ông thầy cho em đó.
Lần này anh chạy thẳng về căn nhà nghèo nàn dơ bẩn như ổ chuột mà anh đã sống từ ngày mới lấy vợ đến đẻ 3 đứa con èo uột. Tôi đứng như trời trồng nhìn anh ta chạy đến mất hút ở cuối đường.
Một chiếc Honda ở đâu trờ đến cạnh tôi, người thượng sĩ thủ kho Liên đoàn rủ tôi :
-   Thiếu úy về nhà lai rai với tôi chút đỉnh, tôi cũng là người ở lại đây.
Tôi nhìn người thượng sĩ ấy, soi mói như nhìn một vật lạ kiểu Thành, vội hỏi :
-   Chi vậy ? Còn gì vui mà lai rai ?
-   Vui chớ thiếu úy. Nếu thiếu úy cùng ở lại như bọn tôi, thiếu úy sẽ vui ngay, vì cuộc đời tôi mọi sắp được giải thoát rồi.
Lúc đó, Tân và Nhật đến bên tôi, người thượng sĩ mời luôn :
-   Mời cả 3 thiếu úy cùng đến cho vui. Đi ngay, gọi là để chào tạm biệt !
Ba người sĩ quan công binh cảm thấy trống rỗng giữa lúc thì giờ trôi nhanh và mọi việc trở nên gấp rút.Đó là điều mắt thấy, tưởng kỳ lạ khi con người không đứng vào vị trí tham gia một công tác nào, nhưng nghĩ kỹ thì đây là việc hiển nhiên của con người vô dụng và rảnh rỗi. Chuyện của họ đã do Thái và Bình đảm trách, họ lấy rượu lấp thời gian quí báu của mọi người, tất cả kéo về nhà người thượng sĩ và sau đó, về nhà Thành ăn cơm trưa. Rượu và cơm đơn sơ mà đượm tình, kẻ ở người đi, dù 2 sự lựa chọn có trái ngược nhau rất lớn nếu không nói là đối chọi nhau về quan niệm sống trong lúc này. Thượng sĩ thủ kho đã đề nghị các sĩ quan :
- Các thiếu úy ở lại đi, bảo đảm không sao cả, tôi sẽ bảo vệ như bảo vệ kho đến cùng.
Còn Thành thì hồn nhiên :
-   Đi đâu cũng vậy thôi thiếu úy, chán cảnh khổ này quá, mau dứt đi cho rồi, chẳng ai thèm giết mình đâu.
Vợ Thành thì tin tưởng hơn, nói với tôi :
-   Khi nào rảnh tôi về Sài Gòn chơi, sẽ ghé thăm anh.
Trong khi đó, bữa cơm bên nhà lão đại tá, gồm những người cùng chung sự lựa chọn : tẩu thoát khỏi nơi đây ; thì lại đượm đầy mùi hận thù và vị đắng cay. Chỉ có mấy ngày thôi mà lão đại tá già khọm đi ; gương mặt thịt hốc hác bơ phờ trông quái dị hết sức. Cái gì trên mặt lão cũng nặng và chảy nhão. Lão ta « bệnh » đã 2 ngày đêm, uống thuốc cũng không thuyên giảm vì lão không bịnh vì trùng đục phá mà do tâm hồn u uất và tinh thần bạc nhược. Lão ngồi đó nhưng không ăn ; chỉ nhìn mâm cơm với đầy đủ thức ăn ngon lành trong những ngày bãi chợ. Chốc chốc, lão liếc nhìn người ăn ; mặc dù những người ngồi chung mâm với lão đã có mặt tại nhà lão từ sáng, mà lão vì cáo bệnh nên chưa tiếp xúc. Lão liếc nhiều nhất tay trung tá râu chổi xể, liếc để đo lường sự suy nghĩ của tay này. Lão giận thằng râu chổi xể quá, đã mấy lần lão cho tay trung sĩ già hầu hạ đuổi khéo mà vẫn không đi. Nó nằm vạ và nằng nặc bám riết lão. Bữa cơm trưa nay, lão muốn rà lại ý đồ của những người bám quanh lão. Lão nói giọng lựa nhựa của người bịnh sau khi cả nửa giờ mà mọi người quanh mâm cơm vẫn gầm ghì im ỉm :
-   Tôi đã bảo các người là vô ích. Tôi chẳng trốn đi đâu cả, « tử thủ » mà ! Mà các người đã hỏi tôi, thì đó, các người cứ theo danh sách phân chia mà làm. Trung tá thì 8 giừo lên phà xuôi Nam, trung úy thì về ban truyền tin đi. Còn thằng tà lọt, trung tá muốn mang đi đâu thì mang.
Tên trung tá cười nhếch hàm râu chổi xể, xỏ lá lại giọng lão đại tá :
-   Thưa đại tá, tôi thì không đành bỏ đại tá đi đâu cả, đại tá tử thủ, thì tôi lại xuống phà vào Nam sao đành ? Nhất là đại tá thì nằm liệt giường trong khi Liên đoàn không ai trông coi.
Chưa dứt câu, hắn nghiến răng buông những lời dõng dạc :
-   Tôi thề, đại tá đau thì tôi đó. Nhất định thế !
Thái hiểu ngay câu nói của hắn, anh nhại đúng kiểu giọng hắn :
-   Rứa đại tá nợ, mô đành phụ tình huynh đệ chi binh, về Liên đoàn ni, được đại tá cất nhắc cho ngồi ở chỗ « nhàn nhất », 2 năm ni chẳng có công gì trội thì gặp lức rứa tôi phải dày công khuyến mã.
Bình không húy kỵ gì cái đám sĩ quan hết thời này, nó bô bô góp câu :
-   Tôi thì cả đời cận vệ, tôi trung thành quen thói, xép biểu nổ vô ai là nổ liền, ai mà nổ xếp tôi tôi nổ lại ...
Rồi nó cười khành khạch tiếp :
-   Xếp của tôi bây giờ, xin lỗi đại tá nghe, không phải như đại tá nói thằng cha râu kia đâu, mà trung úy em nè. Nó chỉ tay tên trung tá, rồi chỉ Thái.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:28:40 pm »

Thằng cận vệ ngộ nghĩnh trong nghề nghiệp. Cận vệ cho ai thì chỉ biết người đó là xếp thôi, không cần biết xếp của xếp nó ; giống như con chó chỉ bảo vệ có ông chủ, cha ông chủ tới nhà, con chó vẫn đớp. Nhưng con chó thì nhớ chủ cũ.
Lão đại tá hơi ngạc nhiên, có vẻ gườm thằng Bình như tay râu, vì đối với Thái lão ngại do hành động lão xử tệ với anh trước nay. Từ đó, bữa cơm như có không khí ghê rợn, kềm nhau, móc nhau bằng những câu xa gần, trả đũa không sao dứt được vì sự níu kéo khai thác hành hạ nhau, của tên râu với lão đại tá và của Thái với Bình. Cho đến khi trung sĩ già vào báo cáo có đại úy đại đội trưởng 102A vào báo cáo tình hình.
Đản bước vào, chấm dứt được không khí đe dọa, nhưng lại tạo không khí sượng sùng e ngại với nhau. Đản chào lão đaị tá, giữ đúng quân kỷ nhưng lời nói thì kém bạo dạn theo kiểu nhà binh :
-   Kính đại tá ... kính ... kính báo cáo tình hình.
Lão đại tá gật đầu nhưng ngó bâng quơ qua nơi khác. Đản lúng túng :
-   Dạ, đại tá, cầu Nam Ô đã được đặt mìn tốt đẹp.
Lão đại tá gật đầu, Đản tiếp ;
-   Dạ, trung tá tiểu đoàn thủy quân lục chiến 258 chưa có lịnh cho công binh rút lui mà tự ý ra lệnh giữ đại đội 120A lại, xin ý kiến đại tá.
Nghe đến đây,lão đại tá không gật, cũng không lắc, làm thinh. Đản ấp úng L
-   Dạ .. xin đại tá .. xin .. cho  ..cho .. cho chỉ thị !
-   Còn gì nữa không ? Lão đại tá ngập ngừng rồi nói tiếp – cho anh lui.
-   Dạ .. dạ ..còn còn ..
-   Còn gì ? Lão đại tá nhướng cặp mí mắt nặng trĩu, cặp mắt cố lộ vẻ giận dữ nhưng sự mất hồn đã làm nó trợn trạo.
-   Dạ xin .. xin .. báo cáo riêng.
Tên râu, vốn đã hoài nghi thái độ bệnh hoạn của lão đaị tá mấy ngày nay, bây giờ chợt nghe hai người đối thoại, hắn chớp ngay liền :
-   Đại úy, khỏi riêng tư, ở đây à sĩ quan tham mưu, anh cứ trình bày thẳng. Chúng tối có thể bàn gấp kế hoạch cho đại tá giúp anh.
Đản đứng thộn mặt. Việc muốn báo cáo riêng của anh là chuyện lão đại tá hứa giúp gia đình anh bỏ trốn sau khi anh làm xong công tác do lão sai phái. Bây giờ công tác đã xong, Đản muốn biết lão đạ tá lo chuyện cho anh đến đâu rồi. Nhưng tình thế này biết nói thế nào, trong lúc anh gặp mối nguy khác, anh tức tối, lo sợ !
-   Kính đạit á ! Tôi về đây bằng xe của thủy quân lục chiến, có bọn chúng theo giám sát. Tôi không thể thoát được, đại đội thì bị chúng kềm chân không cho rút.
Lão đại tá làm thinh, còn Đản thì vã mồ hôi, tên râu thấy vậy, mỉm cười :
-   Sao phải thoát, đại úy? Lịnh đại tá anh đã thi hành, hết lịnh thì kéo quân về, chúng làm sao giữ lại được. Hay là lịnh đại tá đã gởi hẳn đại đội cho họ điều động vô điều kiện và vô thời hạn ?
Đản nhìn lão đại tá ngơ ngác. Anh thật chẳng biết lệnh gởi anh làm tới đâu và đến bao giờ với đám vằn sóng biển. Đầu óc anh quay cuồng, miệng cứng đơ không nói được gì cả. Một lúc lâu, lão đại tá chấm dứt tình trạng căng thẳng này bằng một câu buông thỏng :
-   Được, anh cứ đi, tôi sẽ giải quyết !
Đản ứa nước mắt, run rẩy quay gót. Lão đại tá nhìn theo ra dáng buồn bã, cáo từ bữa cơm vào phòng ngủ.Lão chẳng giải quyết gì cả, mặc cho Đản trong tay bọn thủy quân lục chiến và vợ con anh chờ đợi trong khoắc khoải lo âu. Lão quên bẵng luôn 400 con người của đại đội 102A đâm đầu chết vô ích do tay lão.
Căn nhà lão đại tá là một khối hộp chữ nhật, thiết kế theo kiểu sàn, trần và tường, ngang tám mét, dài mười hai mét, chia làm 3 ngăn. Chia đôi khối hộp, thành phòng khách 8m x 6m có cửa ra vào chính, phần òn lại chia đôi, phân nửa là phòng ngủ 4m x 6m, phân nửa là nhà bếp, nhà cầu 4m x 6m có lối ra sau. Hai phòng ngủ và bếp có lối ra phòng khách.
Lão đại tá nằm bịnh trong phòng ngủ, ngoài phòng khách có 3 người ngồi canh chừng, không phải canh cho lão ngủ mà canh lão thức, trốn đi không hay. Họ sợ lão đại tá lẻn trốn thì mất phương hướng cho cuộc tẩu thoát của họ. Tên râu đã nói với Thái “ Lão ta định trốn đấy! Thằng già này định tử thủ cái khỉ gì, cứ canh lấy lão là ăn chắc. Nghe nói lão đã còm măng ghe máy rồi đấy, thoát ra Đà Nẵng là lão lên tàu ngoài khơi Thanh Bình. Chiếc phà của Liên đoàn đấy hả, dàn cảnh đấy ! Thế là 3 người cứ kệ để lão trốn lên trong phòng, ngồi ở phòng khách nhìn chăm bẵm cánh cửa phòng ngủ là chắc chắn, lão muốn ra khỏi nhà đầu tiên phải qua phòng khách này trước, bốn bên căn nhà thì tường dầy và chấn song cọc sắt, kẽm gai. Yên chí.
Đến giờ cơm chiều, trong khi tại sân cờ, người ta không ăn ngồi đợi con phà mới ráp được hơn nửa, tôi, Nhật và Tân sốt ruột cũng không ăn nổi vì Thía ở lì trong phòng đại tá từ gần trưa đến giờ. Bàn ăn trong nhà đại tá cũng không có đại tá ra dự. Lão đã lên cơn sốt cả buổi chiều làm tên trung sĩ già lăng xăng chạy ra chạy vào trườm nước đá. Thằng Bình nhìn mâm cơm thúc giục :
-   Mời trung úy, ăn cho no có sức tính. Rồi nó cắm đầu ăn trước, nó quên mọi chuyện, chỉ nghĩ đến ăn. Cả đời nó chưa bao giờ được “ ăn cơm đại tá” ngon lành như vậy. Nó ăn cắm cúi làm Thái và tên râu cũng phải ngồi vào bàn.
Đang bữa cơm thì tên trung sĩ già bưng một bát cháo vào phòng ngủ lão đaị tá. Mỗi cử chỉ hành động đều được 3 người « khách » của lão quan sát, có điều cánh cửa thì lịch sự ra vô đóng lại nhè nhẹ. Tên trung sĩ già quay ra cười méo mó với mọi người đang ăn cơm :
-   Tội nghiệp đại tá tui quá, ông bỏ cơm hoài, không biết rồi cháo giải cảm ông có nuốt không ?
15 phút sau, hắn lại vào phòng ngủ và quay ra với tô cháo còn thừa chút ít dưới đáy, hắn cười :
- Chu choa, ông ăn được rồi, mô phật, trời còn thương tui.
- Thương ổng hay thương mầy. Thằng Bình ngắt, miệng ngồm ngoàm, cười khành khạch.
- Thương tui chớ .. tên trung sĩ già ra sau bếp lấy bàn ủi cắm điện ..
Bữa cơm xong, 3 người « khách » ngồi xỉa răng dòm cánh cửa phòng ngủ « ông chủ nhà ». 10 phút sau, tên trung sĩ già mang bộ pijama nhàu nát. Hắn cười “nụ cười có vẻ tươi mát “
-   Ông ra được mồ hôi, rứa là khỏe, ngủ được một giấc chắc ổng khỏe hẳn. Nói xong, hắn dọn bàn ăn và ra sau bếp lui cui lau nhà.
3 người khách cũng mong « ông chủ » mau mạnh. Tên râu hối hả :
- Thế là tối nay có đường đi, 10 giờ là lịnh phà khởi hành, thế nào 9 giờ lão cũng chuồn trước.
   Nhưng trời đã tối, bóng đêm dày đặc bên ngoài mà lão đại tá thì chưa thấy động tĩnh gì. Cả đám sốt ruột.
Đồng hồ điểm 8 giờ, tên trung sĩ già lễ mễ ra thưa với tên râu.
-   Xin trung tá cho em ra ngoài chơi chút, mệt mỏi quá, cần đi một vòng cho khỏe.
-   Xin đại tá mày đấy. Tên râu trả lời cộc lốc.
-   Đại tá ngủ rồi, trung tá cho phép.
Tên râu hầm hầm, hắn đang phiền não cho sụ trễ nãi, dằng dai của lão đại tá. Tên trung sĩ già thấy thế quay sang Thái :
- Trung úy cho tôi đi.
Thái làm thinh. Thấy xếp im lặng, thằng Bình quát :
-   Ra mày, thằng già !
Tên trung sĩ già lùi lũi xuống bếp. Và sau đó, thằng Bình chợt bật dậy nhào theo lôi hắn lên. Nó chộp áo lão trung sĩ, miệng la lớn, mặt hướng về Thái :
-   Trung úy! Thằng này tính lén trốn, em bắt ngay.
-   Trốn gì ? tao đi chơi. Tên trung sĩ già cãi lại
-   Im mày ! Tao đá rụng hết răng bây giờ thằng già chó !
Tên trung sĩ già vùng vằng gỡ tay thằng Bình định ù té chạy, thằng này nhanh chân đá tạt ống quyển làm lão ta té sấp, từ túi áo trút ra 2 the vuông, dài cỡ bằng 2 ngón tay. Ai cũng biết đó là 2 thẻ vàng, mỗi thẻ một lượng.
-   Chết rồi ! Thái la lên và lao vào phòng ngủ lão đại tá, tên râu và thằng Bình lao theo. Căn phòng trống trơn, sau lưng tủ lạnh, một khoảng vuông vắn bằng bốn lần lỗ chó cui được cưa sẵn tự bao giờ, thông từ phòng ngủ qua bếp
-   Nó đi cửa bếp ! Tên râu la toáng, Bình nhào liền ra phòng khách vừa thấy tên trung sĩ già lồm cồm ngồi dậy, nó dùng chân quét liền một cái làm lão ta lại té sấp. Tên râu chộp lưng lão ta lôi ngửa ra quát :
-   Nó đi hồi nào ?
-   Dạ, ổng đi hồi tôi sắp bưng tô cháo vào.
-   Lúc tao vừa bắt đầu ăn cơm.
-   Dạ dạ
-   Trời ơi cả 2 tiếng rồi! Thằng Tâm !
Thái chợt nhớ ra, anh đấm tay đánh rầm vào vách :
-   Hèn chi tui thấy lúc chạng vạng, thằng đại úy Tâm công sự nhẹ đứng lờn vờn ở hàng rào mé biển, lớ ngớ ngóng về đây. Tên râu đã biết rõ trước âm mưu của lão đại tá mà còn giấu giếm, thành ra Thái đã không kịp phát giác lúc lão trốn thoát.
Bỗng bàn tay tên trung tá râu đang nắm tên trung sĩ già bị thằng trung sĩ tre gỡ ra, trung sĩ trẻ đấm thẳng cánh vào lưng trung sĩ già văng ra đánh sầm vào vách. Thân lão ta nhỏ thó rơi xuống, trên vách trắng tinh , chỗ mặt lão ta đập vào vãi ra đầy máu tươi, không phải máu mặt mà là mắu từ trong ngực phọt ra cửa miệng.
Đã 8 giờ tối mà chiếc phà vẫn chưa xong, bên sân câu lạc bộ Liên đoàn vẫn đầy người, ngồi theo gia đình , theo nhóm chờ đợi. Một số khá đông đi lởn vởn phía ngoài. Và giữa sân Liên đoàn là tôi và Nhật đang mong ngóng Thái.
Lúc bấy giờ, sinh hoạt ở Liên đoàn chia ra 3 kiểu.
Thứ nhất là chờ lên phà tẩu thoát, thứ hai là nhởn nhơ yên lành kiểu hạ sĩ thợ điện Thành, thứ ba là những người ra sức bảo vệ các kho tàng quân dụng cơ giới chờ Bắc quân như kiểu thượng sĩ thủ kho.
Tôi nhận ra cảnh sinh hoạt ấy và nói với 2 bạn, Tân trở lại phổi bò,nói lên ý nghĩ mình :
-   Đám thứ nhất sợ Việt cộng làm thịt, đám thứ hai Việt cộng cũng được mà không Việt cộng cũng được, đám thứ ba thì khó hiểu, chẳng lẽ họ còn ra sức bảo vệ tài sản cho lão đại tá mà đáng lẽ nên xả cảng chia chác hết cho ròi, nhất là lương thực.
-   Đám thứ ba cũng dễ hiểu thôi. Nhật nói – những người này biết bảo vệ tài sản cho những ai sử dụng sau này.
-   Cho ai ? Tôi nhảy ngang vào chặn đột ngột câu nói của Nhật, làm anh này hơi lúng túng nhưng cũng trả lời luôn :
-   Cho những người phải lo cho cuộc sống tại đây mai sau.
Tôi cười, nhìn Nhật bằng cái nhìn tinh ranh, làm anh ta lúng túng trong khi Tân thì thật sự ngơ ngác. Tôi cũng không ngờ lần cuối tôi nói với Nhật trong bộ quân phục. Từ phút đó, Nhật không nói lời nào và một giờ sau 2 người xa nhau.
Một giờ sau, chiếc gip của tên trung tá râu đậu lại giữa sân Liên đoàn. Hắn bước xuống xe, rồi nhảy lên đầu xe hướng về đám người đang chờ phà nói to :
-   Tất cả anh em sắp lên đường xuôi Nam, nghe tôi nói ; phà đã tạm xong còn ráp mày, một giờ nữa khởi hành, bây giờ là 9 giờ, 10 phút sau tôi sẽ trở lại, sẽ cho xe đại đội cầu nổi mang về 4 máy đẩy tàu như quy định.
Trên 1000 con người đợi phà hoan nghinh cổ võ, hoan hô tên trung tá râu dậy đất. Tên râu dương dương bản mặt, bềnh bệch chui vào xe. Thái đi lại phía Bình. Xe nổ máy, chạy đến giữa sân Liên đoàn vội thắng gấp lại. Tôi và Tân lên xe ra ngồi phía sau. Không thấy Nhật.Xe dừng đợi một phút mà tất cả đều thấy bồn chồn.
Tên râu gắt :
-   Không thể đậu lại đây được, coi chừng tụi nó phát giác.
Thái hoảng hốt :
-   Nhật đâu ?
-   Nhật ở lại – Tôi trả lời.
-   Tại sao vậy ?
-   Anh ấy đổi ý định. Tôi buồn bực nói ra điều này
-   Không đúng. Tân xen lời – Hồi nãy Nhật nói đi tiểu mà ?
Tôi giục :
-   Thôi đi đi, anh Thái, anh ấy ở lại thật đó, anh ấy là người bên kia.
Mọi người trong xe sửng sốt. Chiếc xe rú lên, vọt đi, đèn sáng quắc, nhằm thẳng cổng chính Liên đoàn. Đầu kia cổng mở ra theo thói quen, khi nhận được ánh đèn xe của lão râu. Tôi nhìn về phía sai, qua tấm mui trong trên lưng xe, thấy đám người chờ phà, túa ra chạy theo, tiếng la thét thất thanh. Xe vọt thẳng ra khỏi cổng. Lại một sự phản bội trắng trợn ghê tởm nữa diễn ra.
Đường vắng tanh đến rợn người. Giấc ngủ thôn xóm trong đêm nay nghe như thanh bình mà bên trong xóm, sự thay đổi lớn lao đang tiến tới. Làng Vân Dương, xóm Hòa Khánh, xã Phú Mỹ, liên tục nằm dọc theo quốc lộ 1 đến Đà Nẵng, chắc chắn đã thay đổi chủ. Đêm qua chúng tôi đã chứng kiến cảnh này. Ngang Hòa Mỹ, hành động tự nhiên của anh giải phóng đã cho thấy sự kiện đó, anh thu 7 súng của bọn tôi như anh đã thu súng của bọn dân vệ xã đến nộp từ 4 giờ chiều trước đó. Thành thử, Liên đoàn 10 và các trại lính gần đó, vô tình bị bao vây bằng những thôn xóm. Không phải bằng quân Bắc Việt chính qui mà bằng người dân các xã ấp, đã tạm buông tay cuốc xuống để cầm cây súng, đội lên đầu chiếc nón tai bèo thay cho chiếc nón mê. Và chỉ qua ngã ba Huế mới thấy những bộ đồ xanh cứt ngựa chen lẫn với áo thường dân. Đã chắc gì trong lưng những chiếc áo thường dân ấy không có chiếc nón tai bèo và khấu súng AK báng gấp ? Đà Nẵng chỉ còn là một lõm nhỏ, giãy dụa.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:29:45 pm »

ĐÀ NẴNG NỔI LOẠN

Một buổi sáng đến từ thật sớm trên thành phố Đà Nẵng. Tại nhà khách vãng lai, sĩ quan Liên đoàn công binh số 10, 5 người suốt đêm không ngủ. Một giao kèo dây xích đã buộc họ vào nhau không thể rời : tên trung tá râu chực chờ nhổ đi trốn thoát với chiếc xe khóa với hắn. Trung uý Thái luôn luôn bám sát theo tên râu để giữ chừng đầu mối đường thoát về Nam cho cả bọn, tên râu khóa với Thái; trung sĩ Bình theo escort sát nách trung úy Thái để kìm hãm tên râu, đồng thời nương trung úy Thái quá giang đến Nha Trang, Thái khóa với tên Bình; còn tôi, thiếu úy Hòa luôn để mắt canh chừng tên Bình, sợ hắn giở quẻ bất ngờ phản phúc, tên Bình khóa với tôi, còn Tân khóa với mọi người, Tân không được phân công, nhưng anh không dám lơ đi một phút, sợ mọi người tự nhiên biến mất.
Bọn công binh chúng tôi dẫn dắt nhau đi trong cái thế chẳng đẹp đẽ chút nào. Những người cùng đơn vị canh chừng nhau, nghi ngờ nhau trên con đường đến một mục đích chung. Và toàn thể Đà Nẵng sáng ngày 29-3 mang một sắc thái hoạt động như thế, toàn thể nghi ngờ nhau, toan qua mặt nhau. Sắc thái sinh hoạt này thật ra đã là bản sắc của thành phố bị Mỹ chiếm đóng, trước kia còn diễn ra một cách ngấm ngầm núp lén, phủ lên những cái chiêu bài hoa mỹ dân chủ tự do. Nhưng hôm nay thì các lớp chiêu bài đó đều rơi mất. Ngày cuối cùng, toàn bộ bản sắc ấy bùng lên một cách mãnh liệt.
Mấy ngày trước đây, cướp cạn đã xảy ra lác đác ở một vài nơi trong thành phố, cũng có trường hợp hành hung đến thương tích, hoặc có hiện tượng hiếp dâm. Nhưng tất cả cái đó, trong những ngày này, người ta xem không có gì hệ trọng trong khi việc chạy trốn khỏi nơi đây là điều quan tâm lớn nhất của mọi người.
Sáng nay, chỉ có sáng nay, 29-3, thì bản chất ăn cướp mới bùng lên.
Cả bọn cùng đồng ý bắt đầu ra đi từ 4 giờ sáng; chiếc xe gip lao vào thành phố Đà Nẵng mang theo cả 5 người. Không hiểu là tên trung tá râu có ý đồ ra sao, mà theo sự hướng dẫn của hắn, xe chạy ngoằn ngòe gần khắp thành phố, không ghé vào đâu. Trên đường, Thái cứ liếc nhìn tên râu, cố hiểu xem tại sao lại rẽ nơi này, tại sao lại quẹo nơi kia, lý do gì không chạy thẳng. Trong khi đó, tôi nhìn chăm chăm tên râu, còn Tân thì cố nhịn không hỏi. Riêng thằng Bình, nó cứ máy mó cây súng.
Mới tờ mờ sáng, mà người đã đổ ra đường đông đặc, hay có lẽ họ đi lại suốt đêm, vì cả đêm đèn đuốc sáng choang như ban ngày. Người, xe cộ đan lẫn nhau càng về sáng càng như nêm, luật lệ giao thông tự động bị hủy bỏ.
Trên khoảng đường Độc Lập, gần Tòa án thành phố, một chiếc xe Honda mang 2 người đàn ông đột ngột quẹo chữ U, Thái lách nhanh tay lái, xe lượn đi tránh khỏi, nhưng chiếc xe GMC đang cố qua mặt Thái không tránh kịp. Tiếng va chạm vang lên. Xe Honda và 2 người đàn ông tung lên trong khi chiếc GMC vừa ngập ngừng lại rú động cơ lao tới, để lại sau nó trên mặt đường xác chiếc xe Honda và 2 thây người. Tôi cố ngoái cổ nhìn lui nhưng chưa kịp nhìn thấy 2 cái thây ấy bị xe cán tại chỗ nào trên người, thì đoàn xe lần lần nôi đuôi chạy không dứt, cán càn qua trên xác chết. Tôi không còn thấy nữa. Một lát sau, chiếc gip của Thái chạy qua đoạn này lần nữa, trên mặt đường, suốt dài cả trăm mét : vải, giày, thịt, tóc, da , máu đã trây ra, bánh các loại xe chà lết mang theo trên mỗi bánh một ít các thứ ấy. Sau đó một giờ, chiếc gip lại đảo qua, bọn tôi không còn thấy trên đường các thứ linh tinh ấy, các luồng xe đã chùi nhẵn và mang đi tất cả.
Đến sáng bét, sau khi chặy khắp nhiều vòng trong thành phố, chiếc gip của Thái ghé vào cổng quân đoàn. Không có quân cảnh trong trạm gác. Chiếc gip lao thẳng vào sân, nhưng Thái thắng nhanh xe. Quang cảnh quân đoàn đã đổi khác. Tôi cố tìm một từ để mô tả : phải rồi “ hoang vu “. Giấy tờ, hồ sơ các thứ linh tinh tung trắng xóa cả một khoảng đất, ùn lên, hõm xuống vì đạn pháo. Tân phát sảng, đột nhiên thốt lên :
-   Trời ơi ! Như một nghĩa địa hoang lạnh, ớn da gà quá !
Thằng Bình nhăn nhó phụ họa :
-   Không phải, đây là nơi ngự trị của thần chết.
Thái ngờ ngợ :
-   Nơi đây giống như là 4 ngày nay không ai lui tới, mất hẳn sinh khí.
Tân cãi :
-   Mới hôm kia tôi có tới với trung tá nhưng không thấy vắng, thấy ghê như hôm nay, vì lác đác có bóng quân cảnh và an ninh quân đội.
Tên râu cười mỉm :
-   Các anh ơi, anh Thái tinh lắm, vắng 4 ngày nay rồi, hồn quân đoàn đã xuất từ ngày 25-3, ngày đó xem như quân đoàn đã chết, cái hồn đó là ông tướng Trưởng, cái ông tướng mồm thì tử thủ mà chân ổng cao bay xa chạy. Ông bảo với thiên hạ quân khu I rằng ông ra lập căn cứ ở Sơn Trà. Hôm qua thì thiên hạ biết đích thật là ông đã lênh đênh trên Thái Bình Dương từ 4 hôm trước.
Nhiều tiếng thở dài thoát ra. Tên râu nhai nhai hàm râu, thổ lộ thêm :
-   Chó đẻ quá thể, cái đời điếm nhục của con người! Vô liêm sỉ mạt hạng ! Mấy cái thằng ngoắc miệng vỗ ngực xưng anh hùng lại là thằng trốn đi trước tiên, giao quân cho địch xơi tái, có cái thời nào mà quân đội tối tăm thế này hử! Hết cái thằng tướng Trưởng rồi đến cái thằng đại tá nhà mình, nó cũng tẩu thoát trước hơn ai hết. Đấy, nó đã biến đột ngột bằng chiếc thuyền câu neo ngoài biển từ lúc hoàng hôn, nó trốn đi trước mũi chúng ta, trước hàng ngìn người thuộc hạ binh lính của nó, thế mà không ai hay, vì ai cũng đang mê man sướng điên lên là nó lo lắng tổ chức cho đi phà.
Thái cũng đang bực tức về những lời than thở của tên râu, nhưng chưa biết phải làm gì, anh gắt :
-   Thôi đi ông, ông đừng quanh quẩn mãi, hãy chỉ đường, và cũng nên chấm dứt cái trò cho xe chạy lòng vòng này đi.
Thái lui xe trở đầu ra khỏi quân đoàn vì tại đây không còn gì.
Một loạt súng nổ dài, 2 người đàn bà té ngã dúi. Bốn thằng vằn sóng biển chạy đến lật ngửa họ lên, sờ soạng vào ngực vào bụng 2 cái thây. Một đứa lôi ra được một gói vuông to,một đứa lôi ra một túi nặng, nhanh nhẩu băng ngang đường chạy úa vào hẻm. Bỗng một chiếc gip sơn vằn vện chạy trờ đến. Một mũi tiểu liên cực nhanh ló ra; một tràng tiếng nổ, đạn vãi đi, 4 thằng vằn ăn cướp té sấp. Chiếc xe kia dừng lại, 2 thằng nhảy xuống chạy theo vào hẻm. Vừa lúc ấy, xe Thái chạy trờ tới, mũi súng tiểu liên của chiếc gip vằn vện lại ló ra chĩa vào Thái. Nhưng nhanh hơn, sau lưng Thái một mũi súng lục nẩy lên.
-   Pằng !
Khẩu tiểu liên chúc xuống. Xe Thái vụt qua, tôi kịp thấy trên vằn vện một thằng vàn vện ôm tiểu liên cúi gục đầu. Giữa trán nó một điểm lủng máu chảy có vòi. Bình đã nhanh tay và rất chính xác. Tân run run :
-   Trời ơi, chẳng hiều !
-   Thế tác chiến ! Bình phân bua – Tất cả hãy xem đây là một chiến trường, địch thủ có thể hạ chúng ta bất cứ ở đâu và không vì một lý do nào hết.
Tôi cảm thấy ngao ngán trước cảnh 2 người đàn bà bị 4 thằng cướp, rồi 4 thằng cướp lại bị một lũ cướp ! Tất cả bắn, bắn và hễ chậm thì chết. Cảnh sống này  lại diễn ra ở nơi đây. Chẳng lẽ cảnh xinê cao bồi Mỹ lại xảy ra thật trên đất nước Việt Nam ? Tôi tự nghĩ.
-   Chẳng lẽ gì nữa ! Thật rồi đó, cái phản xạ dã man kiểu cao bồi đã diễn ra trong những đứa con Mỹ nuôi Mỹ dạy này rồi !
Súng lại nổ hàng tràng, xe Thái vượt qua khi một đám cầm súng xông vào nhà hàng Thái Bình, nơi chỗ cái tường bằng kính vừa đổ vụn.
-   Cho xe đến trại quân tiếp vụ - Tên râu ra lịnh. Chúng ta cần lương khô để lên đường, sắp đến giờ hẹn.
Oành ! Chiễc xe của Thái chao đi ủi vào lề, tiếng bánh thắng gấp, xe dừng lại. Một thằng cố quăng trái lựu đạn nên cửa sổ một lầu cao, nơi có mấy cái mặt lố nhố, đã rơi hụt trong khi xe Thái vừa chồm tới mà ra cớ sự. Tên quăng lựu đạn hoảng hồn co giò chạy, Bình vừa nhảy xuống xe quay mình : Pằng ! Thằng đó lựng khựng. Pằng ! Pằng ! Thằng đó tiến 2 bước, mấy cái đầu lố nhố ở cửa sổ vỗ tay tán thưởng.
Thằng Bình chẳng hiểu việc nó giết tên ném lựu đạn có phải để giúp đám người trên lầu hay không? Nó chỉ biết tại thằng này mà chiếc xe của nó đi phải ủi vào lề, vậy thôi. Nó cảm nhận mau lẹ và thích ứng tức khắc cuộc sống. Nó thuộc loại người được nhào nắn đến khi sự hiểu biết mất đi thì cuộc sống thích ứng sẽ đến rất nhanh. Đêm hôm trước, từ Hòa Khánh ra đây, rồi vào quân đoàn sáng nay, thằng Bình không thấy bóng dáng một thằng quân cảnh nào, khi nãy nó chứng kiến cảnh đụng xe và 2 cái thây bị trày nát dưới đường không ai để ý, 2 người đàn bà bị cướp giữa đường, cảnh bọn cướp thanh toán nhau không ai can thiệp … làm cho nó ý thức mau lẹ là mỗi người hãy toàn quyền giải quyết lấy sự sống của mình, bằng cách nào, giá nào cũng được. Trong nhậu nhẹt, thói ba hoa là hiện tượng phổ biến, thì trong  hỗn loạn của cãi xã hội này, sự tàn bạo là bản chất.
Thái loay hoay với chiếc xe, trong khi tên râu ngồi yên. Tôi và Tân đứng cạnh xe nhìn bâng quơ. Tân quan sát hoạt động trước mặt với bộ thần kinh căng thẳng tột độ. Từ nhỏ đến giờ, anh chưa bao giờ thấy cảnh hỗn loạn. Đột dưng, hôm nay lại rơi đúng vào nó nên anh dường như mất đi sự có mặt của mình.
Nề nếp giáo dục gia đình anh lúc nào cũng trên dưới, trứơc sau khuôn phép; xã hội anh sống lúc nào cũng lề luật nghi thức, trang nhã là tác phong, lịch sự là nề nếp, tất cả phải ngay ngắn trật tự. Lòng nhân đạo lúc nào cũng phải được đề cao, trong đó kinh điển tôn giáo xâm nhập sâu xa, lúc nào tượng Đức Phật cũng treo lung lay trên ngực anh. Vào quân đội, anh chỉ thấy cái bàn giấy, những hình vẽ kỹ thuật và những con số. Xung quanh anh lúc nào cũng có 4 bức tường che chắn, và anh chưa lần nào vượt quá phạm vi đã qui định cho anh. Anh nghe người ta nói ở đâu đó, có bọn quỉ màu đỏ nhe nanh múa vuốt ăn thịt dân lành ; nhưng mắt anh chưa bao giờ được chứng kiến.
Thế nhưng trước mắt anh , từ sự kiện cửa Tư Hiền đến giờ đã xảy ra điều gì ? Phải chăng là chuyện của âm phủ, ngồi bàn chông đội chậu máu, con người đối xử với nhau tưởng như hơn cả quỉ diêm vương hành tội con người. Quỉ; nhưng có phải đó là bọn quỉ máu đỏ không ? Anh thấy rõ ràng chính chúng là quỉ mà quỉ rằn ri, quỉ vằn vện và có cả quỉ công binh Bình nữa. Anh ở kế bên, nói chuyện, ăn uống với con quỉ mà không hay; con quỉ đó, thường ngày anh thấy nó cũng nói cũng cười cũng nhớ cha nhớ mẹ, nhớ vợ con, vậy mà có lúc nó như thèm khát máu người, nó nổ súng bắn chết con người một cách hết sức tự nhiên.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:30:20 pm »

-   Pằng ! Pằng ! Thằng Bình bắn chỉ thiên, tôi và Tân quay nhìn, thấy nó cười hềnh hệch hất đầu về phía xe. Chúng tôi nhìn về hướng đó. Tên râu đứng ngần ngừ cách xe khoảng 10 mét và quay trở lại, lúc đó, tôi mới hiểu tại sao thằng Bình bắn chỉ thiên. Lại một viên đạn bắn trượt qua đầu làm tên râu hốt hoảng leo lên xe. Thằng Bình lại thổi đầu súng và cười. Nó cầm súng M16 khệnh khạng đi lại xe, áp sát người vào tên râu xong đứng tránh ra xa, tay kia thấy cầm thêm một súng ngắn đưa lên miệng hôn và nói trong tiếng cười ;
-   Cái này gọi là tịch thu vũ khí kẻ chiến bại. Nó cười rộ. Mặt nó đanh lại kê sát vào bộ râu, múi súng M16 ấn vào bụng “ trung tá em” của nó, giọng rít lên :
-   Ngồi im nghe, bỏ chạy là …
Tên râu nhăn nhó vì đau đớn và mồ hôi rướm ra như với tên trung sĩ già của lão đại tá :
-   Bình! Mày không được hỗn ! Lên xe !
Thái chùi 2 tay trên miếng giẻ, anh đã chữa xong xe. Tôi và Tân bước lại, leo lên băng sau. Thằng Bình đổi chỗ, ngồi cạnh tên râu ở băng trước phía ngoài. Chiếc xe lại lao đi.
Gần đến ngã tư Quang Trung – Lê Lợi, quang cảnh ở đây văng vắng, tôi thấy hơi lạ trong khi các nơi khác đông đầy, tay lái của Thái hơi lưỡng lự.
-   Vắng quá, càng lúc càng vắng, anh Thái ơi ! Tôi nói, Tân cũng thấy rờn rợn.
-   Coi chứng, lui đi, hình như chỗ này Việt cộng chiếm rồi
Thái gật đầu định rẽ trái trên đường Quang Trung
-   Được, đến ngã tư tôi cho xe đổ ra hướng Bạch Đằng, chạy bọc lên.
Và anh tăng tốc để có thể tránh nhanh đường đạn.
Tân hồi hộp, hai bàn tay bấu chắc yên trước của Thái. Tôi chống mắt lên nhìn tới trước, tên râu ngồi sát vào thành ghế. Chỉ riêng thằng Bình không có chút gì là sợ hãi, dường như giết được 2 mạng người rồi nó thấy tự tin hơn. Nó thay băng đạn đã dùng một nửa bằng băng nguyên và mở khóa raphan ( Bắn cả loạt ).
Còn cách ngã tư 100 mét thì ở ngã tư, từ 2 bên đướng, 6 thằng mặc đồ đốm đỏ ló đầu lên sau mấy cái thùng phuy cản đường, chúng gác súng M16 lên miệng thùng. Xe gần đến ngã tư, mấy thằng này kê súng ngang ngực. Trung úy thái rú ga, xe rẽ trái vun vút, chiếc xe tạt ngang thật nhanh sát bên mấy cái thùng phuy , làm tôi có cảm giác như quơ tay ra sẽ giựt được súng của mấy thằng đốm đỏ.
Bỗng chiếc xe như rung lên và những tiếng nổ chói tai. Súng thằng Bình nổ trước và có tiếng Tân hét lên.
Pằng, pằng, pằng, pằng !!! Nhiều loạt súng nổ theo. Bình chồm ra khỏi xe, nổ súng đối lại.
Thái cho xe rẽ nhanh phải kịp khi đến đường Bạch Đằng.
-   Báo cáo trung úy, địch bốn con ta một con. Giọng thằng Bình khô ran tiếp :
-   Báo cáo trung úy, ta thắng lợi, do kịp thời nhả đạn trước và do tình huống xử lý của ta đã được soạn trước
Xe Thái vẫn lao nhanh …
Xe đỗ lại cách trung tâm quân tiếp vụ gần 300 mét. Thái không đưa xe đến gần vì trước cổng trung tâm đông nghẹt người.
-   Sao, Tân sao rồi ? Lúc này Thái mới quay được ra sao thăm hỏi Tân. Lúc nãy anh nghe nói Tân chỉ bị xây xát nhẹ, anh yên tâm cầm lái. Bây giờ anh muốn tận mặt biết mức độ xây xát của bạn/
Tân cười nhăn nhó ;
-   Cũng chẳng sao, bị nhẹ lắm. Vừa nói Tân vừa chỉ củi chỏ tay mặt bị quấn khăn mùi soa.
Yên tâm, Thái quay qua rày Bình :
-   Mày ngu quá, ai ra lệnh mày nổ súng ?
Hồi nâỹ Bình báo cáo chiến tìch một hai câu ngay sau khi nổ súng, rồi từ đó nó làm thinh không nghe huyênh hoang, bây giờ nghe Thái nói, nó bực mình :
-   Sao trung úy nói em ngu, em mà ngu chết cả xe !
-   Mày nói khó nghe quá Bình ! Thái nổi giận – Mày không bắn thì tụi nó đâu có nạp tụi mình – May mà không ai xảy ra gì, nhưng tội nghiệp tụi nó, 4 thằng đó làm gì không có đứa có vợ con nhe mày.
-   Thôi đi trung úy – Bình cãi xằng – Không chơi trước thì em bỏ vợ con em, tụi nó tử tế quá hả, chắc tụi nó tha hả ?
-   Có gì mà tha với không tha – Tôi chen vô – Không có lý do gì mà tụi nó bắn mình được.
-   Khỏi cần lý do. Bình hằn học – Mấy thằng dù mà lý do lý điếc gì – Cứ dù rơi tới đất là bắn, bắn chết bỏ. Trong quán rượu nó đi vào vấp cái chân bàn là tụi nó đánh người ngồi tại bàn đó hộc máu. Bình quơ tay giải thích – Nó thấy mình lái xe đâm vào nó là nó “để” liền, chỉ trừ đồ của nó và tổng thống Thiệu. Em thì rành tụi nó quá, Mỹ mà nó buồn buồn, hành quân chung với nó, nó còn chơi đại nữa là ai. Rồi Bình đổi giọng trách móc :
-   Mấy xếp không khen em nhanh trí cứu được mấy xếp, mà mấy xếp còn chửi em. Phải biết như vậy, em để tụi nó thịt mấy xếp cho rồi, thật tình em đổ máu vô ích.
Tôi giật mình chồm tới trước nhìn vào người thằng Bình, bắp vế nó máu chảy thấm ướt cả.
-   Chết cha, thằng Bình bị thương rồi !
Thái chồm qua nhìn thấy, anh nhảy xuống xe lấy trong bị cá nhân ra cuộn băng, vòng trước đầu xe qua chỗ Bình, Thái vừa băng cho nó vừa trách :
-   Tại sao như vậy mà không băng lại ?
-   Băng làm quái gì ? Thằng Bình hít hơi – Máu đào chảy, máu con tim ta mà !
Tôi cảm giác như thằng Bình muốn loạn trí, viên đạn chắc còn ở trong chân nó. Có lẽ nó đang đau thương cho số phận, sống ngày nay không biết ngày mai, sống theo bản năng, giờ đây bị thương trong tình huống thật vô hy vọng.
-   Thôi mày ở đây gác xe – Thái nói với Bình rồi quay sang tôi – Anh Hòa theo tôi – Rồi quay sang tên râu, Thái cười – mời trung tá theo tôi, ông sẽ giúp chúng tôi xin hàng quân tiếp vụ. Nhìn Tân, Thái tiếp – Muốn theo vác đồ hay ở đây ?
-   Ở đây cũng được. Tân không lười nhưng ngại đến các nơi đông đúc, dám nguy lắm.
-   Để em “estcort” cho trung úy ?
-   Thôi chân mày đau, đi càng ra máu ! Ngồi đây với Tân.
Thái cũng thấy thương thằng Bình không muốn đày xác nó, dù nó tàn ác nhưng nó giống như khẩu súng máy lắp thêm trên xe máy cày xua vào chỗ chiến đấu.
Quay sang tôi, Thái ra lịnh :
-   Hòa, phải mang súng theo.
Tên râu đi giữa, tôi và Thái đi hai bên với hai khẩu M16, cả 3 tiến vào cổng không do dự. Trong sân trung tâm cũng đông người, kẻ đứng người ngồi, một số đi đi lại lại. Lính có, dân có, có kẻ cầm súng, có mấy tên cầm lựu đạn trong tay. Để ý, tôi thấy những thùng quân tiếp vụ, có thùng là đồ hộp, có thùng là thuốc lá. Có người đã lãnh được hàng. Nhiều người khác chưa lãnh được nên họ chưa đi khỏi nơi đây. Đã 8 giờ sáng, tên râu đi trước, Thái theo sát bên, băng qua sân vào hành lang, rồi ra sảnh, đi qua các hành lang. Các phòng ốc đóng kín bưng; các kho được khóa bằng lòi tói sắt to. Tôi thấy hình như những người này gác nơi đây, nhưng không phân biệt nổi họ với những người khác không có nhiệm vụ. Đi tới đi lui và quanh quẩn khoảng nửa giờ, chẳng biết phải xoay sở ra sao và cũng chẳng hỏi thăm ai vì có hỏi cũng chẳng ai nói. Tình thế bế tắc, không thấy ai phát hàng, cũng chằng thấy ai làm sổ sách nhận hàng. Sau đó chúng tôi bỏ ra sân đứng.
-   Có cách nào khác không, trung tá ? Thái hỏi
-   Cách gì ? trung ta với trung tiếc, đến giừo phút này trung tá còn thua thằng dân đen, không co lương khô thì chết đói dọc đường.
Tôi hỏi dồn :
-   Đi kiểu gì mà phải cần thiết có lương khô hả trung tá ?
-   Bây giờ tôi nói thật. Tên râu buồn bã nói – Tôi cũng như các anh, chẳng biết phải đi cách nào nữa. Đấy sáng nay, chúng ta chạy vòng vèo mà cũng chẳng tìm ra được cách gì cả. Bây giờ chỉ còn cách ra bờ biển ngóng chờ, may ra có tàu đến vớt.
Nghe tên trung tá nói, tôi mới hiểu vì sao mà phải dự trữ lương khô đi đường, chuẩn bị cho nhiều ngày, ít nhất là 2 ngày 2 đêm lênh đênh trên biển. Tất nhiên, tôi cũng hơi nghi ngờ tên râu này nói thật, nên hỏi thêm :
-   Chẳng lẽ trung tá không lo nổi cho mình phương tiện đi tốt hơn à ? Chẳng lẽ trung tá quá dở để phải lông bông như chúng tôi /
-   Lần này thì tôi dở thật ! Nhiều lần muốn về Sài Gòn là tôi có ngay một chỗ trên F5 mà về, đôi khi tôi còn được lái “Xcay-ray-dơ” chứ chẳng thèm dùng C130 ngồi chung đụng với lính tráng. Cách đây 6 hôm tôi đã lo việc này, không quân cấp giấy về bằng F5, nhưng tướng Trưởng lại báo cho tôi biết ông ta sẽ đi thẳng Honolulu vào ngày 29, và sẽ mang tôi cùng đi vì ông ta quí tôi lắm. Thế mà chó đẻ thật hôm qua 26-3, ông ấy đã trốn rồi, mãi đến 28 ra quân đoàn tôi mới biết. Sau đó, lão đại tá bảo tôi theo ông ấy, thì như các anh biết đó, khi phát giác ra không còn lão ta nữa, chúng ta phải hốt hoảng chạy ra đây ..
Thật là khôi hài ! Tướng gạt tá, tá gạt úy, úy gạt lính. Trò lường gạt đến giờ chót thật ngoạn mục.
Thái gãi gãi đầu tự nghĩ : Thế là bám trật, hóa ra tên râu đã tương kế tựu kế bám lại mình, thằng đó chơi khăm.
-   Vì thế tôi mới theo các anh – Tên râu nói tiếp
-   Từ đây khỏi phải canh chừng tôi nữa, tôi mà dám bỏ các anh đi một mình. Tức cười thật, hồi nãy tôi định kiếm chỗ đi tiểu, thế là cái thằng Bình nó chơi tôi.
-   Và cũng từ phút này cũng chẳng lon lá gì nữa. Nói xong hắn đưa tay giựt bứt mấy cái bông mai trắng quăng xuống đất.
Tôi và Thái đứng nhìn trân trối. Thằng râu ( bây giờ nó đã trở nên thằng, mà đúng là thằng thật vì không còn bông mai trắng, thì hắn giống ông phỗng có gắn râu ) nói :
-   Các anh cũng vậy, cái lon hại cái thân đấy.
Vô thức, tôi và Thái cũng vứt bỏ mấy cái mai vàng. Rồi Thái nhìn quanh nghiêm giọng bảo thằng râu :
-   Anh làm ơn vác dùn cái thùng đồ hộp kia, tôi yểm trợ cho.
Thái đưa tay chỉ vào mấy thùng chất đống cách đó chục bước, có 7, 8 người chống súng đứng giữ. Tên râu cũng liều lĩnh bước tới, và kê vai vác một thùng để phía trên thản nhiên đem đi thẳng ra cổng. Đám người đứng cạnh không phản ứng, vì mũi súng của Thái và tôi đã chĩa thẳng vào chúng. Thái nhỏ nhẹ :
-   Thôi các người anh em, cho tôi muợn bớt một thùng ! Các người anh em còn nhiều lắm, tụi tui thì đang đói.
Thái vừa nói vừa đi thụt lùi, tôi cũng lùi theo, lẩn vào đám đông trở gót chạy theo thằng râu.
Ra khổi cổng một đỗi, ba người đi nhanh về nơi chiếc gip đậu.
Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy chuyện chẳng lành. Trước đầu chiếc gip của chúng tôi có một chiếc gip khác mui trần đang đậu. Trên xe 4 thằng ngr nghiêng, dưới đất sát bên xe, 2 thằng sóng soài, 6 thằng đều mặc đồ đốm đỏ.
Thái vượt chạy nhanh lên trước, tôi và thằng râu chạy theo. Thái đến trước dừng lại nhìn dáng xác xe gip mui trần, rồi nhào đến chiếc xe mình lái, đột nhiên anh sựng lại và hốt hoảng, rồi bỗng nhiên lao vào xe. Tôi chạy tới, kịp nghe Tân thều thào :
-   Thằng Bình cừ thiệt, tụi nó vừa xả súng! … là nó bắn trả ! .. nhưng nó bị đạn ngay ! .. nhắm không chịu nổi ! .. nó rút chốt lựu đạn ! .. kết liễu chiến trận ..
Tôi nhìn Tân ngực loang máu, ngả trong tay Thái. Bình dựa nghiêng trên ghế, khắp người đầy máu, kiếng xe bể nát chỉ còn khung. Bên xe kia, những cái thây cũng đầy máu. Bọn đốm đỏ, chúng tìm đến trả thù. Cùng lúc ấy có tiếng nổ dữ dội ở trung tâm quân tiếp vụ, cuộc đánh cướp tại đó diễn ra vô cùng khốc liệt. Những người im lìm khi nãy, trước cổng và trong sân đánh nhau. Họ gồm nhiều phe nổ súng vào nhau, kẻ chạy ra người chạy vào, hàng hóa tuồn đi. Mấy tiếng nổ dữ dội có lẽ là mìn.
Chiếc xe chạy đi hướng cầu Nguyễn Hoàng để qua bãi biển Mỹ Khê, bỏ lại sau lưng thành phố Đà Nẵng hỗn loạn đẫm máu. Tôi nhìn 2 người bạn ngồi kế bên dựa vào nhau, Tân và Bình, một người lòng thật hiền, một người tánh thật dữ, cả hai anh cũng được tiếp tục cuộc hành trình nhưng thần hồn chẳng còn phải băn khoăn gì về những điều hiền dữ nữa .
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:31:04 pm »

MỘT CUỘC ĐÓN TIẾP

Bãi biển Mỹ Khê, danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng, nơi đây kể cả mùa đông vẫn có người đến thưởng ngoạn. Dân địa phương ít đến đây nghỉ ngơi an dưỡng vì đối với họ là quá quen, quá nhàm chán, chỉ có dân thành phố Đà Nẵng thường ra đây vui hưởng cuối tuần.
Bãi biển dài, kéo từ khu Non Nước đến núi Sơn Trà. Non Nước và Sơn Trà cũng là danh lam thắng cảnh của miền Trung, cộng thêm bãi Mỹ Khê, tạo nên gần 20 km bờ biển ngoạn mục, đầy đủ những cái đẹp  của biển, núi đá dựng, rêu hoang, ghềnh đá, bãi cát trắng, cảnh trí thay đổi liên tục. Dọc theo bãi biển, một đường trải nhựa uốn lượn, cây  bóng mát hai bên, có nơi bãi lùi vào trong, sát đường có nhiều đám rừng dương liễu. Toàn bộ phong cảnh nơi đây đẹp đẽ qua mọi thời gian : bình minh, trưa hay hoàng hôn và cả mọi thời tiết : nắng chói, mưa sa, sương mù dầy đặc … không làm cho nó nóng nực, lạnh lẽo hoặc thê lương mà trái lại còn như mát mẻ, ấm áp và rạng rỡ.
10 giờ sáng hôm nay, mọi người quên hẳn cái đẹp đó. Từng đoàn người đông đỏ, xe cộ như nêm, lũ lượt kéo dài trên đường, tụ họp nheo nhóc trên bãi, gồng gánh dắt díu, hành động rất khẩn trương nhưng vẻ mặt thì rầu rĩ đau buồn. Nơi đây là cuối con đường của những người chạy loạn.
Quân khu I đã lần lượt bị mất. Lá cờ đỏ sao vàng đã phấp phới khắp vùng đất đại này, chỉ còn một lõm bé nhỏ Đà Nẵng, mà bên kia sông Hàn là một thành phố của trộm cướp giết chóc. Những người sợ hãi cộng sản, những người mong muốn tìm về quê hương của họ ở phương Nam còn sót lại, tất cả dồn hết ra đây. Họ mong chờ được cứu thoát, nhưng ở đây, họ chẳng thấy một sự đón tiếp nào, họ nghe phong phanh là mãi tận ngoài khơi 5 km có mấy chiến hạm còn chờ đợi trong mấy ngày nay. Các chiến hạm đó, một số từ Cam Ranh ra và một số từ bến Bạch Đằng đến. Trong khi đó, những người vừa mới đến bãi biển đã được báo cho biết trật tự thành phố đã được vãn hồi.
-   Trong Đà Nẵng yên rồi, cướp bóc không còn nữa !
-   Tại sao hay vậy, mới hồi nãy đây toàn bộ thành phố nổi lên cướp dữ quá mà ?
-   Đúng vậy đó, toàn bộ đám cướp đều vũ trang giết người thẳng tay.
-   Nghe nói muốn giựt một cái đồng hồ là nó hạ ngay một băng đạn.
Những sự trả thù trong ân oán giang hồ cũng lợi dụng lúc này mà thực hiện. Thằng cha thầu lớn nhất Đà Nẵng bị bắn vỡ sọ ngay trên đường. Cái lão có cửa hàng bán vải cho vay nặng lãi đã bị thủ tiêu. Thằng ma cô “ sáu gạch” bị bắn chết nhừ ..
-   Ể, rồi sao yên mau vậy ?
-   Bị đánh tơi bời, cái đám đồ đốm đỏ bị “ốp” chết cả trăm thằng, cái đám còn lại cởi đồ trốn biệt.
-   Còn vụ cướp kho quân tiếp vụ ?
-   Ờ, ngay lúc xảy ra vụ cướp ở trung tâm quân tiếp vụ, các vụ cướp khác tại các kho hàng Đà Nẵng nổi lên, nhưng cũng từ lúc ấy chúng bị đánh dẹp tơi bời, “ xếp de” hết.
-   Nè, ai đánh tụi nó vậy ?
-   Không biết ! Tự nhiên có những đám người đeo băng đỏ có vũ trang xuất hiện, làm việc này.
-   Đeo băng đỏ à ? Thôi vậy là sắp giải phóng rồi đó ! Mấy ông đó rồi.
Tin có đám người đeo băng đỏ làm cho một số người thở dài nhẹ nhõm nhưng cũng làm cho một số người cuống quít hẳn lên. Tin này đã làm cho bãi biển Mỹ Khê chuyển động rùng rùng. Dù là có chủ ý phải làm gì hoặc đi hoặc ở, họ đều thấy phải khẩn trương hành động.
Đang đứng quan sát biển và bãi, khi nghe tin đám băng tay đỏ, thằng râu thất sắc, nó gọi Thái giật giọng :
-   Anh Thái tính sao ! Nhanh đi chớ !
Thái cũng không còn trù trừ :
-   Đi thôi !
Ba người lên xe, các anh xuống bãi quan sát trong khi 2 bạn Tân và Bình vẫn ở trên xe. Chiếc xe lăn bánh, nhưng Thái không cho xe chạy nhanh, anh bảo những người còn “ thức “ trong xe quan sát bãi để tìm ra được giải pháp thoát đi.
Biển vắng, thuyền bè đậu tuốt mãi xa cách bờ gần cả 300 mét, gọi không thể nào nghe, dù có nghe họ cũng chẳng dám tiến vào vì đông quá, tôi thấy tình hình như vậy nên nói với Thái :
-   Chỗ này đông quá, anh Thái. Tụi mình định muớn ghe hoặc tàu thì phải tìm chỗ nào ít người.
Thái gật đầu, cho xe chạy về hướng Sơn Trà, nơi đây còn ít người tới và bãi với đường lộ sát nhau, bờ tường dựng đứng, dưới là nước sâu, thuyền có thể vào sát.
Xe ngừng lại khoảng gần chân núi. Nơi đây cũng có xe đậu và người trên xe đã ra bờ đường. Một số leo xuống ngồi trên ghềnh ngóng trông. Thật cũng không hy vọng gì, nhưng không còn cách gì hơn là cầu may.
Chúng tôi bước xuống xe, mang cả hành trang. Đã đến lúc phải giã hẳn bạn mình, tôi nhìn chăm chú vào bạn. Dường như Tân vẫn đang ngủ, đầu dựa vào vai Bình. Ngực áo anh máu đã khô, đôi rèm mi khép trên bộ mặt xanh xao. Cảnh thương tấm ấy làm cho tôi thấy nghẹn ngào.
-   Thôi đi nghe anh Tân ! Anh ở laị ! – Tôi cũng chẳng làm thế nào được. Chắc anh sẽ được họ chôn cất thôi, tôi sẽ báo cho gia đình anh biết. Tôi nói với Tân, nhưng thật ra là tự nhủ lòng mình.
-   Tôi thì chẳng cùng anh học hành làm việc, trước đây cũng ít gặp nhau, chỉ có mấy ngày này là tôi cùng anh gắn bó trong cuộc sống lo âu sợ sệt. Nhưng giờ đây,thì anh đã hết nợ rồi, chẳng ai có thể làm anh lo được nữa, và ở thế giới bên kia, nhìn lại trần gian chắc là anh sẽ hối tiếc là còn nhiều điều anh chưa biết. Bây giờ, đành phải vĩnh biệt anh !
Tôi liếc nhìn Bình, vẻ mặt lúc này cũng trở lại hiền lành trong giấc ngủ.
-   Tôi cũng chào anh, anh biết thương cha, thương vợ con anh. Có thể anh là một người cầm cuốc giỏi nếu không có cây súng trong tay. Nhưng cuộc đời đã đẩy đưa ..
Thái và thằng râu đã leo qua bờ đường, đang tìm cách xuống ghềnh. Tôi chạy băng qua đường đuổi theo, chiếc balô xốc lên xuống, cây súng M16 đập nhịp vào ngực.
Nơi chúng tôi dừng xe là cuối đoạn đường bãi biển và bắt đầu vào đường lên núi Sơn Trà, nên chỗ 3 người leo xuống là chỗ đầu ghềnh chân núi. Ở đây, đá chạy dài ra biển thành từng chuỗi như những chiếc cầu đá neo ghe chài. Cứ một “cầu đá” này có khoảng mươi mười mấy người chờ, nóng nảy đứng lên ngồi xuống.
Ba người theo ra một cầu đá, tôi đi sau cùng cách Thái và thằng râu một đoạn khá xa. Khi đến nơi, tôi gặp ngay cuộc đối thoại giữa Thái và các bạn quen biết của anh tại Liên đoàn công binh :
-   Khi xe anh ra khỏi cổng thì mọi người bao vây tôi, đòi tôi phải giải quyết cho phà ra khơi – Người nói là thiếu úy Điểm – phó phòng I Liên đoàn – Họ bảo bây giờ từ lớn đến nhỏ chỉ còn tôi có thẩm quyền giải quyết việc này. Điểm khoát tay nói tiếp :
-   Mà anh Thái xem, dù cho đúng chỉ còn tôi có thẩm quyền nhưng tôi nào biết phải giải quyết việc này ra sao, tôi chỉ biết con số quân ( nghề nghiệp quản lý quân số của Điểm ), chứ mọi nghề nghiệp công binh tôi hoàn toàn ngu dốt.
Thái vỗ vai Điểm :
-   Thật tình khi ra đi tôi chẳng nghĩ đến ai cả, vì tôi cho là lúc đó chúng tôi là những người ra đi sau cùng trong đám sĩ quan Liên đoàn – Hòa kìa ?
Điểm quay nhìn tôi gật đầu. Tôi cũng chào lại lấy lệm vì không ưa anh này. Điểm quay sang chỉ 2 người đang đứng nhìn biển :
-   Còn có Dương và Triết của đại đội công vụ nữa, cũng là người đi sau cùng. Chúng tôi, 3 sĩ quan đi sau khó vô cùng, đâu như anh với Hòa có trung tá ưu ái lo cho.
Thái cười nhăn nhó, không biết nói sao cho Điểm hiểu. Đúng là chuyện mạt cưa mướp đắng không giải thích được, anh đành lướt chuyện đi nơi khác :
-   Thế các anh làm sao đi được đến đây ?
-   Đi bộ, đi suốt đêm – Điểm nói. Thái trố mắt. Điểm tiếp :
-   Đơn giản thôi. Sau khi biết là bị gạt và biết tôi cũng chẳng giải quyết được gì, đám người chờ phà hè nhau đi bộ, cứ theo quốc lộ I ra Đà Nẵng, chúng tôi gỡ bỏ lon trà trộn vào đoàn người đó.
-   Dọc đường có xảy ra biến cố nào không ? Thái hỏi
-   Có biến cố, mà không xảy ra việc gì.
Thái và tôi cùng để ý câu chuyện. Điểm tiếp :
-   Lúc đó, thú thật chúng tôi mệt nhọc quá, lo nghĩ, buồn bực nhiều ngày rồi, nên cũng chẳng cần biết tính xa tính gần gì nữa, cứ ở giữa đám người di động mà chân bước. Anh thử tưởng xem, hơn một ngàn người đi giữa đêm khuya trên quốc lộ, dù cho mọi người chẳng ai dám ho, nhưng tiếng thở, tiếng bước chân cũng đủ vang dội cả một vùng. Xóm làng hai bên đường, xa xa tối om nhưng cửa sổ cứ mở hé hé làm chúng tôi sợ hết sức. Đến gần ngã ba Hòa Mỹ, nghĩa là khi chúng tôi đã đi gần 10 cây số đường, bỗng nhiên 2 mé lộ xuất hiện mấy chục người đeo băng đỏ, mang AK, cặp hai bên buộc đoàn người dừng bước. Họ hỏi chúng tôi là những ai, từ đâu đi đến đây, lính tráng cấp bập cỡ nào .. Dân thật tình nói hết, khi nói ở trong chúng tôi có mấy sĩ quan cấp úy, chúng tôi lạnh toát chân tay, tưởng là “hui nhị tì “ rồi vì chúng tôi đã biết họ là ai. Vậy mà không ngờ, đoàn người được đi và mờ sáng chúng tôi đã ra tới Đà Nẵng, tới ngã ba cây Lan ( ngã vào thành phố ) thì mạnh ai nấy đi. 8 giờ sáng, 3 chúng tôi có mặt ở Mỹ Khê, và chúng tôi ở đây đã một giờ.
Thái đi ngay vào nỗi lo lắng của mình :
-   Thế các anh thấy có hy vọng tàu rước không ?
-   Có lẽ có đó – Điểm trả lời – Vì nghe nói là chiến hạm vẫn còn chờ ở ngoài khơi và cho canô vào rước ?
-   Thế ca-nô đã vào chưa ?
-   Có vào, nhưng chưa rước ai. Vì hồ nãy thấy tụi nó có lởn vởn nhưng thấy người tụ đông quá nên chẳng dám vào. Do đó chúng tôi mới tìm chỗ vắng tụ từng nhóm nhỏ, hy vọng hơn.
Điểm xích lại gần Thái hỏi nhỏ :
-   Anh Thái, sao trung tá lại ở đây, nghe nói ổng mạnh lắm mà, tôi tưởng giừo này các anh đã theo ổng vào đến Saì Gòn rồi chứ ?
Thái đáp qua loa cho xuôi
-   Thời mà, con người ai lại không có lúc xui xẻo ..
Điểm nhìn Thái ngờ ngợ, muốn hỏi nhưng lại thôi. Tôi hiểu anh này thắc mắc thái độ của Thái về thằng râu. CÒn đối với chúng tôi dường như là lúc này đã quên sự có mặt của hắn. Thật thế, hắn đã bị bỏ quên
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:32:08 pm »

Tâm trạng của những người trên cầu đá thật khó phân tích. Họ chờ đợi thì đúng là chờ đợi, nhưng không phải chỉ là chờ ca-nô đến rước, mà họ cũng chờ đoàn người đeo băng đỏ đến nữa. Điều đó có vẻ vô lý, nhưng vì trong nỗi khắc khoải, họ sẵn sàng chờ đợi cả hai. Họ muốn chấm dứt sớm cái cảnh thê lương này. Nhưng nỗi lo sợ thì các giềng mối lại nối tiếp nhau. Lo là ca-nô không tới, lo là tới mà không rước đi được, lo là lên được ca-nô mà lại hụt tầu, lên tàu được chưa chắc đã đưa vào Nam vì có thể bị tạm đưa ra một đảo nào đó ngoài khơi. Sợ là ca-nô ra khơi bị lật, đi trên tàu bị máy bay MIG truy kích cũng tiêu, đến nơi tập trung cung khai dễ bị nghi là V.C. Họ hoang mang cực độ. Có nên bỏ đi chăng, họ nghĩ đi là từ nay vĩnh biệt nơi quen thuộc, đã chắc gặp lại người thân yêu không, đi mà có được toàn thân toàn mạng hay bỏ xác giữa đường vì đói khát, vì mưa gió khổ cực .. Những con người đứng dậy, lòng cồn lên bão táp, mà ngoài khơi thì biển lặng lờ, dưới chân ghềnh sóng vỗ lăn tăn. Người thì tâm hồn đang dậu đục những bùn mà nước thì trong veo thấy đáy.
-   Có ca-nô ! Có tiếng kêu thật xa ở một cầu đá.
-   Ca-nô xuất hiện! Tiếng kêu vang lên cầu đá gần đâu đó.
-   Ca-nô tới rước ! Tiếng reo hò.
-   Ca-nô! Ca-nô! Hàng ngàn tiếng la hợp nhau tỏa rền vòm trời biển Mỹ Khê, như hàng ngàn tiếng chuông nhà thờ âm vang xa tít. Ca-nô!! Ca-nô!!! Tiếng hét đến khản cổ, đến té ho – Canô !!! Tiếng dậm chân, tiếng vỗ tay vang dậy.
Rồi chẳng ai gọi ca-nô nữa, nó đang đến gần, một chiếc ca-nô nhỏ xíu, thật chậm chạp, tiến tới từ đàng xa trong tiếng đập như trống trận của hàng vạn con tim trên bãi biển Mỹ Khê.
Hình dáng chiếc canô rõ dần, bãi Mỹ Khê lặng yên phăng phắc.
Tôi không bao giờ quên cảnh tượng này. Như một bức ảnh chụp, được rọi lớn thu hình toàn bãi Mỹ Khê. Như bức ảnh, vì nét cứng đờ của cảnh vật và  con người. Đối với tôi, nét cứng đơ đó có lẽ phát sinh từ ở những con người. Tf gần đến xa, hình dáng con người như tượng gỗ; rồi đến ghềnh, bãi rừng thông như đá tạc. sau cùng biển trời mây núi như một lớp nước sơn đậm phông. Duy có điểm nhỏ ca-nô là di động nhẹ nhàn. Sự di động của chiếc ca-nô như điểm đầu của chiếc đũa thần quét đến đâu thì bức hình trở nên sinh động đến đấy.
Chiếc ca-nô vào sát bãi từ đàng xa về phía Non Nước. Cảnh vật nơi đó bắt đầu lay động, nó lướt dài dọc bãi quết theo đám đông rùng rùng đuổi theo. Nó đến nơi này, thì nơi này lay động dữ, hy vọng lóe lên và đầu kia, nơi nó đi qua, sự lay động chậm dần, hy vọng vừa lóe sáng đã tắt dần đến tắt hẳn khi chiếc ca-nô đã bỏ đi xa.


Ở chỗ cầu đá, mọi người nhìn chiếc ca-nô một cách ích kỷ và dâng lên một sự mong muốn thật nhẫn tâm. Thấy ở bãi, chiếc canô vẫn chạy không cặp bờ họ sung sướng vô cùng, họ lâm râm khấn vái cho chiếc canô đừng ngừng ở đâu cả, mà hãy đến điểm mà họ đứng chờ. Ai cũng nghĩ chỉ có mình là đáng được chiếc ca-nô đón rước. Tim họ như ngừng đập và họ đứng bất động. Thấy ca-nô cứ tiến về phía họ, họ vui mừng nhưng tay không quơ, chân chẳng múa. Phần lớn họ là tri thức, họ biết đâu là cái xấu của mình.
“ Ru, ru, ru” tiếng canô êm như mơ. “Run, run”, tiếng canô lên cao âm tần. “ Brao, brao”, tiếng canô trỗi giọng. “Brùn, brùn “, tiếng máy canô khàn lên. Canô đã thấy rõ chói chang ân huệ “Brìng ìng ìng ing ing ing “, canô phát sóng âm thanh vút lên, mũi canô rẽ sóng vút đi và đít canô bị thâu nhỏ dần.
Ngoài khơi, sau mươi phút sóng gió, biển lại lặng lờ, sóng vỗ ghềnh đá lăn tăn. Tôi rủn chân tay, té phịch xuống. Thái ngồi xuống theo. Mọi người ngồi xuống cả, có người nằm ngửa ra, nước xấp mé nghe ươn ướt nhưng chẳng ai để ý.
Bỗng nhiên, ngoài biển xa mọi người thấy hàng trăm cột nước bắn lên cao thành dãy làm đứt đoạn đường chân trời, thoáng chốc hiện ra hình ảnh một cái hồ lớn có những vòi nước phun lên, cộng thêm ghềnh bãi núi rừng, toàn bộ như một công viên đẹp được rọi lớn hàng ngàn lần. Các cột nước rơi xuống, hình ảnh ấy tắt ngay. Rồi hình ảnh công viên ấy lại xuất hiện, rồi tắt, rồi xuất hiện. Những cột nước đó là các loạt đạn pháo rơi không biết từ đâu bắn tới mặt biển dập dềnh, tức khắc những con người có mặt nơi đây bị chôn chân tại chỗ.
Gần một chục lần, biển phun nước, rồi biển im hẳn. Liền đó ngoài khơi, xuất hiện một đoàn canô dàn hàng ngang tiến vào. Tiếng la ó lại rền vang trên bãi. Quang cảnh lúc này khác trước, người ta nhảy tung lên điên cuồng. Đoàn canô tiến mau vào và bắt đầu tỏa ra khắp các nơi, chia điểm toàn bộ bãi biển Mỹ Khê. Từng chiếc canô nhằm nơi có từng toán nhỏ cắm đầu chạy vào. Ở đâu mỗi chiếc canô tới, đoàn người nơi đó chồm lên ra sát mé nước, lội càn xuống nước, những toán ở chỗ khác gần bên thì chạy ùa vào.
Mỗi chiếc canô chỉ chở một toán nhỏ, nhiều nhất chỉ 50 mạng người. Trong tình thế này, thời gian cho phép cao nhất chỉ độ 60 giây. Một chiếc canô đâm sầm vào cầu đá nơi tôi đứng. Người đổ lên. Chưa bao giờ họ có hành động nhanh nhẹn như vậy. Thằng râu nhảy phóc lên đầu tiên. Thái, Điểm, Dương, Triết rồi tôi. Balô còn trên vai, M16 còn trên ngực, canô tròng trành, tôi ngồi xuống sát buồng lái. Vậy là tôi nắm chắc phần mình sẽ yên, là sẽ thoát nơi đây. Tôi cởi balô, tháo súng, ngồi thở. Thái cũng tháo hành trang dựa vào thành phòng máy, thở dốc. Những người lính công binh tụ lại quanh nhau trên canô. Một phút trôi qua, canô lui ra. Mũi canô đã tách bến, một người đàn bà ẵm đứa con gái đọ 6 tuổi, ráng nhảy theo, rơi trên đầu mũi, lồm cồm đứng dậy. Từ xa trên ghềnh đá, những toán khác đã đến nơi nhưng không kịp nữa. Người đàn bà tay vẫn ẵm đứa con không buông ra, đứng lên là bước tới, cố đi sâu vào phía trong canô. Lúc đó canô quay mũi thật nhanh hướng ra khơi. Thế là người đàn bà, tay vẫn không buông con, bị đẩy lùi, bước ngang trên mũi canô, mọi người đều thấy, la to lên :
-   Ngồi xuống, ngồi xuống mau ! Rớt xuống biển bây giờ !
Bà mẹ không cưỡng lại sức đẩy lui ấy, bà ré lên, cả mẹ con té tỏm xuống biển khi chiếc canô lấy sức lướt đi.
Tôi quýnh quáng cởi giày, đứng lên chạy ra. Thái bần thần cũng quýnh quáng hét :
-   Hòa ! Đứng lại !
Nhưng tôi đã dợm nhảy xuống nước – Thái hét :
-   Quăng phao ngay ! Ngừng lại ngay !
Tôi đã cắm xuống biển. Canô chồm đầu lên phóng ra khơi. Vừa trồi đầu lên khỏi nước. Tôi nhìn thấy đít canô đã cách xa 2 chiếc phao từ đó lao xuống về phía tôi. Chiếc canô lao vút đi hàng trăm mét, tôi bàng hoàng với tiếng Thái xa dần :
-   Quay lại ! Quay lại ngay ! Quay lại ngay !
Tôi nhìn xuyên suốt khối nước trong xanh, 2 bóng người một lớn một nhỏ đang dật dờ gần đáy cát. Tôi nhổm người lên hít đầy lồng ngực và lặn sâu xuống 2 cái bóng kia.
Tôi bơi đến, tóm tóc bà mẹ vào một tay, còn tay kia nắm gáy áo đứa nhỏ. Tôi ráng hết sức đạp mạnh trên nền cát đưa toàn thân 3 người đội thẳng đứng lên trên. Bà mẹ còn sức, vung 2 tay lên trời, nắm bắt không khí. Đứa con đã lả, mặt cứng đơ, môi hé mở. Tôi nhìn thấy 2 cái phao cách đấy không xa, nên cố lấy sức đưa 3 người tới đó. Tôi đu thẳng người ra bơi ếch, cặp theo phao và đưa mẹ con nạn nhân về cầu đá. Lúc phao chạm vào tảng đá đầu tiên của cầu, thì tôi đã mệt lả. Tôi ngước nhìn những người trên bờ kêu gọi. Nhưng không ai nghe, dù đứng thật gần vì mọi người còn bận nhìn theo các chiếc canô chở đầy người đang từ các nơi hợp lại thành đoàn kéo nhau ra khơi ..
Vẫn một mình tôi cố leo lên cầu đá và kéo 2 mẹ con nạn nhân lên. Bà mẹ đã thở được đều, tỉnh táo. Bà đứng lên nhìn con nằm sấp dưới tay tôi, miệng ứa nước, à tru tréo, la khóc. Tôi cố im lặng, cố gắng làm động tác hô hấp nhân tạo cho đứa bé.
Khi 2 mẹ con đã ngồi được, đứa bé nghiêng áp sát đầu cúi vào ngực mẹ; bà dựa lưng vào vách đá cuối cầu phao, miệng kêu lên :
-   Cha con thoát rồi, anh con thoát rồi .. còn mẹ con ta .. còn mẹ con ta .. Cha con thoát rổi ! Cha co có thoát được không hỉ ? Bao giừo gặp nhau, bao giờ con gặp cha ! Anh ơi, mình ơi, ông trời ơi, con ới, con ơi .. !
Hành động của tôi trong một hoàn cảnh nào khác cũng có thể gọi là một hành động được hoan nghênh, có khi cũng được đền ơn .. Nhưng, lúc này hoàn toàn không có những cái đó, vì những người đứng trên cầu đá không thấy người trên canô rơi xuống biển, ngay cả 2 mẹ con nạn nhân cũng không thấy tôi. Không ai thấy và không ai biết những gì đã xảy ra, thần trí  mọi người mất cả, mất theo bóng những chiếc canô.
Tôi cũng vậy, thản nhiên leo lên bờ đường,ngồi trên ấy, đong đưa hai chân, ngẩng đầu nhìn qua phía sông Hàn. Bóng cờ ngôi sao vàng đã rợp bên đó. 11h30 ngày 29-3-1975, Đà Nẵng được giải phóng. Quân khu I, từ Quảng Trị đến Bình Định đã hoàn toàn nằm trong tay quân Bắc Việt. Đột dưng, trong lòng tôi bật ra mấy câu hát tôi học được từ năm 1954 trong một hôm sinh hoạt :
“ Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về ..
Ra đi, ra đi ..”
Và tôi đứng dậy lang thang qua bên kia đường, đến bãi xe đỗ, định muợn phương tiện nào đó để trở lại Đà Nẵng. Tôi không muốn vất vả nữa. Tôi muốn diện kiến một cuộc đón tiếp mới ở bên kia thành phố. Nhưng tôi sợ, vội quay lại, nhìn ra biển. Bức hình chụp chung của gia đình, tôi treo trong phòng ở Liên đoàn hiện ra to lớn, trùm cả khung trời với năm nụ cười tươi mát của vợ con. Tôi rơm rớm nước mắt.
Nhìn vào khóa từng chiếc xe hơi, tôi mong gặp một chùm chìa khóa, còn treo lủng lẳng nơi đó; nhưng qua nhiều xe, tôi vẫn thấy không có một chiếc khóa nào, tôi chán ngấy và nghe miệng chửi thầm.
-   Cha tổ tụi nó, đã bỏ đi mà của vẫn còn muốn giữ, chúng bây đã quyết định bỏ đi, còn tiếc chiếc xe chi nữa.
Tôi tức giận, cứ qua một xe không chìa khóa lại đá hoặc đấm vào thùng xe ầm ầm.
Soát xét lại, tôi chỉ thấy còn có một mình nơi đây, hoàn toàn một mình đơn độc.
.. Ô kìa! Một chùm chìa khóa , xe này còn chìa khóa, chủ xe này tốt đây. Tôi lẩm bẩm như thằng điên “ Nó không biết tiếc của , khá đấy, nó đi được “. Nói thế tôi lại ngẫm đến mình “ CÒn ta đây không tiếc thân, thế sao ta bị giữ lại “ Vừa leo lên ôm tay lái, tôi vừa gãi đầu “ Số ta lạ nhỉ “. Tôi đưa tay bật công tắc, đèn cháy, bật nút xăng, xăng còn khá, tôi lại lẩm bẩm “ Tốt , tốt “. Tôi đề máy, tiếng nổ phát ra êm êm, tiếng nổ quen quá ! À, đúng rồi, chiếc gip tôi vừa đi với Thái, bạn tôi “ Bạn tôi “. Tôi quay lại phía sau, 2 bạn khác của tôi còn ngồi đó, vàng hoách, như ngủ. Tôi nhìn, nhìn kỹ, 2 người này trông xa lạ quá, không giống một Tân hiền lành, ngớ ngẩn và một Bình hung hăng tàn bạo. Đúng là 2 người của âm ti. Tôi hoảng hồn nhảy xuống khỏi xe bỏ chạy,chiếc xe còn nổ máy. Chạy một mạch, hoạt động của máu trong người làm tôi tỉnh ra, đôi phần bớt sợ, bớt sợ rồi thì lo lắng. Lo lắng cho một cuộc diện kiến bên sông, lo lắng làm tôi lo sợ. Đầu tôi thoạt nóng, thoạt lạnh. Rồi ttôi lại lẩm bẩm “ Phải đi” . Nhất định phải tìm cách bỏ đi. Rồi lại lẩm bẩm “ Thôi, đi làm sao được ! Ở lại thôi, ở lại thôi . Ở lại chết dễ như chơi, không chết cũng bị cầm tù, cầm tù xa vợ nhớ con. Xa đến bao giờ gặp lại ?”. Rồi tôi lẩm bẩm “ Phải đi ! Phải đi ! “. Kìa, một bãi xe nữa, tôi ù té chạy về đó, một chiếc xe bỏ không chìa khóa tra trong ổ. Đề máy, rú ga, xe lao tới, chiếc bờ-giô lao vững vàng trên đường nhựa, lao như bay, lao nhanh đến độ người lái đã quên ý định đi đâu của mình, mà làm gì có chủ đích vì người thì cứ khi nóng khi lạnh.
Xe thắng gấp, suýt chút nữa lao vào chiếc tăng lội nước M113. Không ! Một đoàn nhiều chiếc M113 đậu chắn ngang đường. Lúc này tôi đã đến gần cầu Nguyễn Hoàng. Tôi bước xuống xe, bên kia cờ xanh đỏ thấy rất rõ, phấp phới bay trong nắng gió. Bước qua đó cái gì sẽ đón tiếp ta ! Tình hay thù ? Nhưng, không, bây giờ ta chưa sẵn sàng, ta nên lo lấy cho mình. Tôi lẩm bẩm như thế và đi giật lùi xuống bãi, tránh xa đoàn xe tăng Mỹ trước mặt và bóng cờ xanh đỏ ánh sao phấp phới ở bên kia cầu Nguyễn Hoàng như vẫy gọi.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #17 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:33:02 pm »

NHỮNG CỐ GẮNG ĐIÊN RỒ

Mấy chiếc M113 khạc đạn : Ừm ! Ưm ! Ừm ! Khục ,khục ,khục !!! Cầu Nguyễn Hoàng rung rinh, lại Ừm ! ừm ! ừm !!! Cầu Nguyễn Hoàng rung rinh dữ. Bỗng cát hốt lên giữa đám tăng, đoàn tăng bị bắn trả dữ dội. Một chiếc tăng bốc lửa cháy rực. Đám tăng tỏa ra như những con cua khổng lồ, chạy lùi xuống biển. Chúng vừa chạy giật lùi vừa nhả đạn, đầu lòng đaị bác đỏ ửng như những càng cua nướng. Khói bốc giữa cầu. Các thứ tiếng nổ bùng lên dữ dội. Một “con cua” nữa lồng lộn, cái càng quay tròn, cột lửa bốc cao và khói đen ùn cuộn chụp lên tỏa rộng. Những “con cua” chạy giật lùi nhả đạn. Hai con đã gặp nước, một vẫn lui, lui mãi vào biển, nước đến ngang lưng, ngang cái càng đỏ ửng, cái càng xám xịt lại chìm mất trong biển; vài phút trôi qua, toàn xác “con cua” như ráng ngoi lên, rồi chìm dần. “Con cua” thứ hai còn lại, diễn biến cái chết y  như con trước. Những con còn trên cát thấy vậy đứng im thin thít không ngọ nguậy và những điểm trắng nhỏ loáng thoáng trên lưng nó.
Tôi đã chạy, đứng mãi tít đằng xa giữa bãi nhìn lên cầu Nguyễn Hoàng và nhìn thấy mấy lá cờ xanh đỏ sao vàng bay phần phật lướt lên. Sau những lá cờ đó, đoàn quân hàng ngàn cái áo xanh tay đeo băng đỏ chạy băng qua cầu. Không nói không rằng, tôi quay lui trong lúc những người xung quanh đó đứng im. Tôi cắn răng chạy càn xuống biển. Trên người tôi chỉ một cái áo thun trắng, có cổ khoác ra ngoài chiếc phao cứu nạn và một cái quần cộc. Tôi lao vào biển, nhằm thẳng góc với bờ, bơi sãi ra khơi. Tôi bơi bấn loạn cả chân tay, bơi gấp, bơi nước rút. Tôi đang dự một cuộc thi, người bơi dưới biển đua với đoàn người chạy bộ qua cầu đang lao xuống bãi. Người tôi nóng ran, bơi bao lâu rồi tôi không nhớ, chỉ chợt thấy một dề đen hiện ra trước mắt, dề đen lớn dần : một đám ghe thuyền đang neo. Có thuyền lố nhố người, có thuyền không có một bóng người. Tôi cứ ngước mắt nhìn từng chặp, cố bơi tới một chiếc thuyền đậu mé ngoài khá xa đám thuyền. Thuyền không người, tôi lại ngước mắt nhìn từng chặp, rồi bơi tới mạn thuyền, leo nên, gỡ tay neo, với lấy đôi dầm, người rũ nước, tôi đứng thở dốc từng hồi.
-   Ê, làm gì đó ? Thằng nào làm gì đó ? Ăn cắp thuyền hả ?
Tôi quay cổ nhìn, tè bên đám thuyền, thấy một người nhìn sang. Tôi run cầm cập vì gió thổi thốc. Nhiệt trong người tôi đã xả hết khi bơi. Tôi lầm rầm trong bụng “ Thôi đừng la, la làm gì, chớ nên la ai cả, bạn chớ có nên la lối tôi, một người đang sợ hãi chạy trốn”. Tôi nhìn người đó, anh chàng có vẻ ung dung dữ, dường như ở xa đất liền non 300 mét mà anh ta cảm giác như đã tách được cuộc sống dầu sôi lửa bỏng trong kia, như không can dự đến những biến cố lớn lao đã và đang xảy ra trong đó. Tôi lại tự nhủ “ Tại sao vậy, tại sao nó ung dung tự tại, còn ta thì chơi vơi hồn xác thế này ? Cố gắng giữ bình tĩnh, tìm lấy một chút an nhàn xem sao ? Ồ ! lạnh quá, sao ta đang run rẩy thế này, sao hàm dưới lại đánh nhịp thế này! Sám hối à ! Sám hối không nên tới đây à ? Dưới mắt người trên thuyền bên kia, tôi như một con chó ướt, bị rượt đuổi cùng đường, sắp chết lại được lên thuyền đang đứng trên hai ống chân lẩy bẩy, ngực thở hào hển, miệng há hốc, một chút gì xót thương đến với người trên thuyền. Tôi lại chọn một thứ điên rồ như sự điên rồ của mấy “con cua” trên bãi cát. Anh ta không la nữa mà đứng nhìn. Tôi lấm lét nhìn lại, miệng lẩm bẩm “ Mượn thôi”, rồi cố lấy sức đẩy tay chèo. Chiếc thuyền nặng trịch, tôi cố sức đong đưa tay chèo. Chiếc thuyền tròng trành, mũi thuyền có di động nhích tới, nhưng chậm chạp cơ hồ như đứng im. Tôi cố gắng trong run rẩy, tay chèo đã có nhịp, rồi theo nhịp, mũi thuyền nhích tới. Con thuyền thật sự đang lướt tới.
Tôi cười mà nước mắt tuôn trào. Tiếng cười nghẹn ngào trong không gian im lìm.
Trong im lặng dữ dằn, tôi vẫn cố chèo ! Chèo ! Chèo!
Thuyền lướt đi nhanh hơn.
Tôi thề thốt “ Phải chèo với bất cứ giá nào. Ngày xưa có lần nghe cha tôi nói “ Không có sự cố gắng nào là vô ích “, tôi lầm rầm “ Đúng đó ba à , 5 km đâm thẳng ra khơi sẽ có ích, đến sẽ gặp tàu, không đến sẽ gặp công chúa Long cung”,”Còn em, em sẽ đợi chờ anh lên được tàu anh sẽ về với em, còn nếu anh làm phò mã Long vương, anh sẽ xin phép về thăm em”.
Khoảng diện tích chiếc thuyền trải dưới chân tôi chồm về phía trước gần sát mắt nên tôi thấy to lớn như một phần tư mặt biển. Và mặt biển như nhỏ lại. Cảm giác này khiến tôi yên tâm vững tay chèo. Hy vọng sáng lên làm tôi quên phắt đường dài và hiểm nguy của biển. Trước mắt tôi như có một con tàu và vợ con tôi ngồi trên đó đã kích thích tôi chèo tới. Tôi chèo với toàn tâm toàn trí toàn thân. Khi ngoái cổ nhìn lại về phía sau, tôi thấy đám thuyền khi nãy lại trở thành một vệt đen và trong bờ bãi chỉ còn là dãy cát trắng. Rồi tất cả nhỏ dần và mờ dần. Khi đã quá xa bờ, ngó về phía trước nước vỗ mênh mông, cảm giác cô đơn, lẻ loi ròn rợn trong người tôi. Nỗi hoảng sợ lớn dần lên. Sự mệt mỏi bao trùm lấy tôi, nhận tôi xuống. Tôi thấy chân mỏi và tay sút khỏi tay chèo. Tôi té đổ sầm xuống khoang, bên tai tôi nghe có tiếng ai la ơi ới
Nằm trên đáy thuyền, tôi thấy trời đất quay cuồng như chong chóng. Hoảng hốt, tôi chống tay lên sàn thuyền, mảng gỗ trước mặt tôi còn quay nhưng chậm hơn. Chống tay cao hơn nhìn mũi thuyền tôi thấy như mũi thuyền vẫn quay. Tôi chồm hẳn người quỳ lên, thuyền quay thật, con thuyền đang quay giữa biển nhô lên chúi xuống trên sóng.
Có tiếng la ơi ới ở phía trái mạn thuyền. Tôi quay ngoắt qua bên đó.Mắt tôi trân trối nhìn. Đồng tử tôi dừng lại trên một lá gỗ lổm nhổm người.
Tôi ríu lưỡi lại – Chiếc ghe còn chở 12 người.
Hai bên thuyền ghe thấy nhau :
-   Cứu chúng tôi ! Cứu chúng tôi với ! Tiếng gào thét của họ.
-   Cứu tôi ! Tiếng gào thét của chính tôi !
-   Cứu mau ! Sắp chết rồi ! Tiếng đuối sức cùng phát ra từ 2 chiếc thuyền.
Rồi như bị điện giật, cả 13 người trên 2 phương tiện dật dờ trên biển quờ quạng tay chèo.
Chiếc thuyền to và chiếc ghe nhỏ va vào nhau thật mạnh,12 người rơi xuống biển. Tôi buông tay chèo nhào nằm sấp trên mạn thuyền. Lố nhố 12 cái đầu trong nước bập bềnh sát thuyền. Những cánh tay đưa lên, bíu lấy mạn thuyền. Một thân người rướn lên lăn tỏm vào khoang. Và lần lượt 12 thân người đã rơi đủ vào khoang. Mệt lả nhưng vững tin là mình còn sống, tôi cười gần như ngây dại.
- Nè, khoảng mấy giờ rồi mấy anh ? Tôi hỏi
Mấy cánh tay che lên mặt nhìn lên khối nắng trên cao :
-   Khoảng 3 giờ chiều.
-   Dữ, gần 3 giờ chèo chống ! Tôi giật mình thốt lên
-   Nè, thuyền ra khơi bao xa rồi ?
-   3 hải lý. Một giọng nhà nghề đi biển.
-   Là mấy ? Theo cách tính của công binh ?
-   Khoảng gần 5 cây.
-   Tàu đâu.
12 cái đầu ngoái ra sau nhìn biển khơi, rồi quay lại thắc mắc nhìn tôi, có người chợt hỏi :
- Anh nói 5 cây số cách bờ có chiến hạm, sao không thấy ?
Nghe nói 5 cây số, chỉ có nghe vậy thôi, có gì chắc đâu ?
-   Vậy thì phải thấy rồi, dù nó đậu còn xa 2 cây số nữa .. Một giọng thủy thủ.
-   Thôi rồi, không có tàu, không có tàu đâu cả !
Nhiều giọng nổi lên thoảng thốt.
Tiếng gió thổi ci cu, tiếng nước nhóc nhách lườn thuyền, 13 con người buông xuôi tay. NẮng đã đậu trên đỉnh Sơn Trà. Hy vọng đổ ụp xuống biển, chìm trong lòng đại dương.
Có người vừa vỗ mạn thuyền vừa hát như thét “ Trời nước ôi bao la, núi ghềnh ôi xa xa, con người ôi nhỏ bé, cuộc đời ôi mau quá, tủi cực ôi lớn lao, vinh quang ôi chiêm bao, công cụ ôi trâu ngựa, máu xương ôi xiết bao”
12 người thủy thủ bàn nhau trong khi tôi dẩn dơ :
- Đâm đầu xuống biển chấm dứt cuộc đời đi anh em ơi.
- Đâm đầu ra khơi tốt hơn.
- Bậy nào, đâm đầu vô bờ tốt nhất.
- Chỗ nào rồi cũng “bia vàng Tổ quốc ghi ơn” hết mà.
- Tổ quốc nào ghi, xạo thấy mẹ. Diêm Vương tạc dạ thì có
- Thôi thế thì chỗ nào rồi cũng chết.
- Không, nhất định đâm đầu vào bãi là sống.
- Chèo vào dư sức, nhưng không có sức ở tù nổi.
- Khỏi ở tù, chết xử trảm ngay lập tức.
- Không ở tù, không chết, sống đàng hoàng, sống tỉnh bơ.
- Láo, láo khoét, ai cũng rũ xương, cũng chết.
- Tao sống ! Tao đã một lần sống rồi, đã một lần tao đưa tay lên đầu trước họng AK, 2 ngày sau tao được về với lời nhắn nhủ “ Về làm ăn, đừng đi lính tay sai Mỹ-Thiệu nữa “
- Nhưng lần này mày chết
- Không thể chết được ! Lần trước còn đánh nhau mà tao còn được thả, lần này hết đánh nhau, tao sẽ về quê Đại Lộc, xứ bây giờ của Việt cộng giữ, mà cày ruộng, chẳng lẽ tao chết sao ?
- Biết vậy mày còn chạy làm gì ?
- Tụi bây chạy làm tao cũng quýnh. Thói đời mà bây ! Còn nước, còn tát, chạy dại. Bây giờ hết nước hết tát, tao nhớ ra là điên. Chuyện có mòi hấp dẫn đám thủy thủ, chúng hỏi tới người thủy thủ quê Đại Lộc mà quên đi trong chốc lát ở đây.
- Sao hồi đó được thả mày lại trở lại lính, mà không trốn luôn cho khỏe thân ?
- Hồi đó quê tao Đại Lộc của quốc gia – tao trốn lính về quê – Quốc gia đi bố bắt được đầy tao vào lính lại. Bây giờ thì hết quốc gia, khỏi ai bố tao, hiểu chưa ? Tao đi cày ruộng của tao.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:33:34 pm »

Tới đây, biển âm ắng, cảm giác phí sức gian lao trong một cuộc cố gắng điên rồ đang lên trong tôi. Mặt trời rớt sau đỉnh Sơn Trà.
Thuyền quay mũi trửo vào, tay chèo khoan thai
-   Hướng nắm chắc không đó ông ? Một thủy thủ nói với tôi – Xéo vào ghềnh, thẩy rồi lái ra không được nghe, nước trôi vào đưa xéo đi dữ lắm đó.
-   Mấy anh làm như tôi là sĩ quan hải đồ - tôi trả lời nóng nảy – Xéo hay không xéo, nhằm giữa Non Nước và Sơn Trà mà đi. Non Nước lúc này nắng còn tạt ngời chói, nhưng Sơn Trà đã ngả màu xậm, mặt trời núp sau ót Sơn Trà rọi ánh sáng vào mặt Non Nước. Chiếc thuyền vào bờ; khi nãy nó ra, nước thủy triều như xuống, bây giờ nó vào, nước thủy triều như dâng lên.
Thuyền đang trôi êm xuôi thì tiếng canô chợt làm mọi người quay phắt, ngưng chèo nhìn.


-   Kệ mẹ nó ! Một tay chèo chưa ngeng không thèm ngó.
Đúng là một chiếc canô đang rẽ sóng lướt về phía thuyền. Nhưng trên thuyền không còn mừng rỡ mà trái lại mọi người tràn dâng ngao ngán. Con người đã não nề, khổ cực, bao nhiêu lần hy vọng rồi thất vọng, không còn thiết gì nữa. Chiếc canô đến gần, mũi canô rẽ sóng băng băng tới, chiếc thuyền đứng im nhấp nhô chờ đợi. Chiếc canô cặp mạn thuyền, rú máy, con thuyền tròng trành.
Một thiếu úy hải quân cầm súng ngắn nhảy lên thuyền, mắt hoài nghi nhìn 13 bộ mặt đen đúa bâng khuâng, không một bộ binh phục.
-   Các anh là ai ? Người mặc đồ trắng ( Sĩ quan hải quân ) hỏi.
-   Trời ơi ! Là ai à ? – Một cái mặt đen trả lời – Thiếu úy lại hỏi là ai ?
-   Ai biết ! Trả lời ngay – Việt cộng hả ? Cây súng lên đạn nghe cái rốp.
-   Dạ, thủy thủ.
Người đồ trắng nhấp nháy mắt, nhưng cây súng lại đưa lên chỉ mũi vào người trả lời :
-   Mày là thủy thủ hả ?
-   Dạ, tất cả là thủy thủ - Người trước họng súng trả lời.
-   Nói láo ! Mày không phải là thủy thủ, đừng hòng qua mặt tao.
Như bị gáo nước lạnh tạt vào mặt, người tủi cực gian nan trốn chạy tìm sự sống, thì gặp sự sống lại là cái họng súng, là lời quát nạt. Anh ta không còn muốn dằng co gì nữa. Mệt quá, anh dứt dạt :
-   Thiếu úy muốn em nói em là Việt cộng để bắn một phát cho sướng tay phải không ? Thiếu úy thích bắn thì cứ bắn. Thằng này như chết rồi hồi sáng kia.
Người mặc đồ trắng ngần ngừ, hất hàm hỏi cả lũ người trên thuyền :
-   Thủy thủ hêt phải không ? Các bộ mặt trơ ra.
-   Không ! Tôi là thiếu úy công binh.
Người mặc đồ trắng quay lại phía tôi, mũi súng chĩa theo :
-   Chứng minh !
-   Không còn chứng minh gì cả. Thái độ của tên sĩ quan hải quân, mũi dãi chưa sạch, lấc cẩc làm tôi nổi giận.
-   Không còn một giấy tờ nào cả, mất hết sạch, muốn biết thì hãy quan sat, phải suy nghĩ chứ !
-   Vô lý ! Đến không còn quần áo à ?
-   Cứ chạy làng như tụi này thì sẽ biết vô lý hay hữu lý. Một ngày chạy thôi là anh ở truồng, hiểu không ? Chán quá, tôi muốn được một viên đạn cho rồi – Hoặc cứu hoặc giết, quyết định liền đi, đừng hành hạ nữa !
Thăng trẻ con đồ trắng, mặt đỏ ké tức giận, nhưng vẫn còn ngần ngừ. Thấy nó lưỡng lự, tôi đánh bồi một cú vào tự ái của nó :
-   Một sĩ quan không được kém hiểu biết, hãy đem chúng tôi lên canô hoặc đưa chúng tôi xuống biển để tỏ sự hiểu biết của mình.
Tất cả sang canô ! Thằng bé choắt đã hết lý bèn giở giọng kẻ có quyền.
12 người đã sang canô trong đó có tôi. Trên thuyền còn thằng trẻ con đồ trắng và người thủy thủ quê Đại Lộc.
- Còn mầy ? Sao không sang canô ? Thằng trẻ con hỏi.
- Tôi muốn vô bờ, vợ con tôi còn kẹt trong đó.
- Tại sao bỏ trốn giừo lại muốn về ? Thằng nhỏ vặn vẹo.
- Đi rồi thấy thương vợ con, bây giờ muốn về. Người thủy thủ mệt quá nói ngang.
- Mầy định đào ngũ hả ? Thằng bé chụp mũ lên đầu người lính.
- Không đào ngũ, tôi giải giới, trong bờ đã giải giới nhiều lắm rồi.
- Không nói lôi thôi ! Thằng bé áo trắng quyết liệt – Theo qua canô đi ! Lộn xộn tao bắn !
   - Tôi muốn về làng !Không đi đâu nữa, mệt rồi muốn yên !
- À, mầy ngon hả ? Thằng thiếu úy trẻ con giận dữ
- Thử mày chừng đó cũng biết mầy rồi, mày có anh em theo Việt cộng, bây giờ anh em mày về rồi, mày muốn theo anh em mày chứ gì ? Được, tao sẽ cho theo lẹ ! Mặt nó tái đi, nó giơ cây súng lên.
Pằng ! Pằng ! hai phát nổ. Người thủy thủ quê Đại Lộc trợn trừng mắt, mồm há ra, nhìn trân trối tên sĩ quan hải quân, thân người giãy giụa trên sàn thuyền. Thằng sĩ quan hải quân thản nhiên nhảy về canô, hất hàm ra hiệu canô chạy; bỏ lại chiếc thuyền lênh đênh lắc lư, như đang ru cái thây trong lòng nó.
Nắng gần tắt, gió biển thổi lạnh thêm, chiếc canô vẫn rong ruổi. Canô chạy đi đâu, đến đâu, nào tôi có hiểu, mà tôi cũng chẳng cần hiểu nữa, lúc này khỏi vấn vương tâm não. Mấy thằng hải quân áo sạc sẽ muốn đưa bọn gần như bẩn thỉu này tới đâu cũng được. Thật kỳ quái, hồi trưa người ta khắc khoải mong đợi canô như trước cái chết mà đợi sự sống; bây giờ được canô đưa đi xa nơi bỏ trốn thì lòng lại muốn chối từ.
Chiếc canô rú mày, rùng mình rồi không còn phóng nhanh nữa. Tôi gần chợp mắt vào mộng, lại phải mở đôi mắt nặng trĩu ra vì sự thay đổi bất ngờ của tiếng động cơ và vận tốc. Tôi lóp ngóp ngồi dậy, nhóng người lên qua mạn canô, cặp mắt vừa va phải khung thép khoang thuyền thì chạm vào thanh sắt to sầm trước mặt của một chiếc phà.
Dưới ánh sáng mờ đục của hoàng hôn, sàn chiếc phà đã kín cả bằng một lớp người nằm bẹp, chật như nêm, chiếc phà đang lướt trên nước bằng sức kéo của một chiến hạm.
-   Ồ ! Một chiến hạm ! Những người đen đúa xung quanh tôi la vang dội : Tổ ấm của chúng ta kia rồi. Ý nghĩ của thủy thủ khi thấy con tàu. Đám thủy thủ bừng lên sức sống mới. Họ đứng thẳng người nắm tay đấm thẳng lên trời, họ quên đi tất cả những gì vừa xảy ra trước đó.Mới đây họ bị ép lên canô như đám tù binh, bây giờ thấy tàu, họ cảm thấy như được cứu vớt. Họ không còn thấy mình đen thui, mốc thếch nữa mà thấy mình như đã khoác áo thủy thủ lên người, miếng vải bay phần phật đánh vào 2 sợi băng vải trên nón hải quân thòng xuống. Họ hợp nhau lại hét thật to và tung người lên phà làm nhốn nháo những người trên ấy đang đợi giấc ngủ u buồn trong buổi hoàng hôn. Họ không chờ tên thiếu úy trẻ con ra lệnh, bây giờ đây là chiến hạm, là uy lực cao nhất, họ tưởng như thế. Tôi nhìn thấy sự sống thay đổi mạnh mẽ nơi những con người sắp chếy này, và cũng thấy sự sắp chết của mình đã đổi thay thành ý muốn sống; nhưng có cái gì vẫn còn yếu ớt, không sôi nổi như ở những người thủy thủ.
-   Lên thuyền đi, thiếu úy. Tôi giật mình quay lại bắt gặp ánh mắt soi mói của tên thiếu úy hải quân còn trẻ,nhưng tên này lại cười, nó trở lại nét thơ ngây của tuổi nó. Tôi lên thuyền và nhìn lại, chiếc canô đã tách phà đuổi theo chiến hạm.
Vừa lên phà, tôi lại mỏi mệt kiếm một chỗ nằm xuống. Không cần biết gì cả, tôi cố tìm giấc ngủ. Đám người trên phà vừa nhốn nháo do sự cố vừa rồi, bây giời cũng lục đục nằm xuống dỗ giấc. Trên nền trời, khoảng giữa phà, 12 bóng đang đứng nhìn quanh . Đầu trước phà, xa hơn 200 mét, một bóng trắng nhờ to lớn : đít chiến hạm. Màn đêm rủ xuống hoàn toàn.
Lòng không yên, giấc ngủ trong đêm lạnh và cơn đói cồn cào, tôi không khép được đôi mi mắt, trăn trở lật người qua lại trên sàn thép cứng lạnh tanh. Rồi tôi ngồi dậy, nhìn xung quanh. Trong đêm tối, biển sáng, làm nền phà tối hơn.Tôi cố nhìn mà không phân biệt được gì trong đống người đang nằm ngổn ngang. Chỉ thấy lổn nhổn như bãi rác Mỹ : thùng to, hộp nhỏ, bọc dọc, cuộn ngang. Đưa tay thọc vào một cái bọc gần bên, tiếng người phát ra :
-   Này, yên đi, nằm xuống ! Cái bọc đó nói lên khi thấy bóng tôi ngồi im trên sàn phà.
-   Nằm không nổi, ngủ không được.
-   Có ai ngủ được đâu , rầu thấy mẹ, nhưng phải nằm, không thì sọ gáp bể đa ?
-   Bắn bể đầu à ? Tại sao vậy ? Tôi hỏi nhưng chẳng lấy làm ngạc nhiên. Chuyện giết người đã trở thành bình thường trong mấy ngày qua.
Cái bọc bên cạnh vọng lại lời nói :
-   Ăn chắc anh vừa mới tới. Thôi được. Nghe đây : Lịnh hồi chiều, nằm xuống sắp đến đêm, ai ngồi dậy vỡ sọ. Thôi nằm xuống đi cha nội ! Cha nội bể sọ gáo thì bà con xung quanh đây dám bể vung theo, nó rải đạn xuống chết mẹ hết ! Nằm xuống đi cha nội !
Tôi nằm xuống kề bên cái bọc, co quắp vì chẳng có bọc, thép phà lạnh quá, cái bọc trùm mặt, trong bọc phát ra tiếng lùng bùng :
-   Ở đâu đó ?
-   Liên đoàn 10 công binh
-   Chức vụ.
-   Thiếu úy
-   À, thiếu úy, đây thiếu tá ?
-   Ở đâu thiếu tá.
-   Sư đoàn I
Im một lúc, tôi hỏi tiếp, bằng giọng hơi lạc :
-   Có qua cửa Tư Hiền không ?
-   Qua đủ thứ chó đẻ cuộc đời – Cái bọc phát ra – Sao ! Cũng ở cửa Tư Hiền à ?
-   Tôi là thiếu úy công binh chỉ huy vượt Tư Hiền, tôi trả lời làm cái bọc giật phắt đưa cái mặt ra, quơ tay vỗ mạnh vào tôi :
-   Hòa đấy à ? Tôi còn nhớ tên anh ? Thế mà kỳ thiệt, lại gặp. Cái thứ cùng đường mạt vận hay gặp nhau, cùng chui vào một thùng rác, miếng rác này đè lên miếng rác kia kề cận nhau mãi. Thành rác từ hồi nào ?
Nghe hỏi, tôi ngờ người, nhưng cũng kịp hiểu :
-   Thành rác bốn năm.
-   Anh đã mục thúi rồi. Còn tôi thúi đến hóa mùn bốc hơi ( ngừng một chút ). 10 năm làm thì còn gì nữa.
Im lặng cho ý nghĩ đếm khoảng thời gian đem thân làm rác, cái bọc lại tiếp :
-   Chúng nó sắp đem rác đi đổ biển đó !
Tôi bật người lên rồi từ từ thả dài người xuống. Thoạt đầu tôi hoảng hồn, nhưng nhớ lại những đổi thay của mấy ngày qua, tôi lại bình thản :
-   Hốt ráclàm chi rồi lại đổ rác.
Đống bọc rung rung do cười, cười không thành tiếng. Hết rung, cái bọc lại nói :
-   Quét rác, hốt rác đổ đi. Anh không thấy người phu quét đường làm như vậy lần nào à ?
Đống bọc lại cười rung. Tôi cảm thấy chua chát :
-   Rác là rác mà người là người,không ai có quyền xem người như rác.
-   Anh tưởng anh là người đó à ? Anh là rác, chuyện là người qua rồi. Tôi đây nè, mới đầu vào quân trường, nó sơn phết tôi chẳng những là người mà là thành chàng hiệp sĩ cung kiếm dọc ngang và hát cả anh hùng ca tặng tôi. Không bao lâu, nó giở trò chèn ép, tay đánh cú nhưng cho tôi tiền. Vậy là phaỉ lặn đi kiếm, giành giựt, lúc này con người biến thành con vật. Sau cùng hết xài, con vật biến thành cọng rác, việc của nó bây giờ là gom rác lại thành đống đem đi. Biết ra thì như thế rồi !
Tôi làm thinh. Một lúc sau thì cái bọc ngọ nguậy
-   Nhưng mà anh xem, ngày mai nó sẽ lựa lại đống rác. Nó không phí của đâu. Cái nào xài được nó xài tiếp, cái nào hết xài hẳn, nó sẽ đem đổ bỏ. Thôi ngủ đi, không được đâm đầu xuống biển.
Đống bọc bực thân bực cả chung quanh ; dường như nhẫn tâm cho lời vừa nói, cái bọc chìa tay ra, trên tay một khúc bánh mì.
-   Này, ăn rồi ngủ đi Hòa ! Giọng nói êm lại, cái bọc ngọ nguậy và một cái áo bốn túi quăng qua phía tôi.
Tôi co ro trong cái áo, miệng gặm khúc bánh mì. Tôi không cắn, không nhai chỉ ngậm nới miệng để nước bọt thấm rã miếng bột khô rồi theo cái nuốt bọt tủi hờn, bột trôi qua cổ.
Tất cả những việc làm của tôi trong một ngày dài nhất cuộc đời là những cố gắng thật điên rồi. Giọt nước nóng hổi đã chạy dài theo sống mũi, tạt ngang qua xuống mang tai. Chỗ đó sắt phà nghe âm ấm.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2007, 04:34:25 pm »

PHẦN II - BẢN CHẤT BỈ ỔI

GẠN LỌC

Tiếng còi ré lên trên chiến hạm, bên phà người lổm ngổm ngồi dậy, đứng dật, dáng đứng cứng đờ, sau một đêm bị đông lạnh trên sắt sàn phà dưới sương muối biển mặn. Những con người này hôm qua hôm kia còn tràn đầy sức sống, hăm hở ra đi như để tìm con đường của cuộc sống tự do; họ chịu chấp nhận phải gian khổ hiểm nguy cuối cùng nơi mảnh đất họ rời bỏ, để hân hoan được đón vào những vùng đất mới nuôi họ sung sướng hạnh phúc hơn. Thế mà trước ngưỡng cửa con đường bị đi vào, thì họ lại xếp ra, nét mặt dầu dầu đau khổ.
Rất nhiều người cả ngày qua không ăn, suốt đêm không ngủ; nhưng phải đứng vì lịnh ra bảo đứng. Họ đứng mà thân hình xiêu qua vặn lại, cũng may là gió mát ban sớm làm cho họ tỉnh táo, thêm sức mà chịu đựng.
Đuôi tàu hiện ra một hàng người mặc đồ trắng trên boong. Người đứng giữa, khoảng trắng rộng hơn hết in hình trên phần cuối sợi dây cáp ở phía phà nhìn thấy to bè và phía tàu thấy nhỏ xíu như con rít, nối liền hai sự phân chia, kẻ đến cứu và người được cứu vớt trong tinh thần kẻ nắm quyền và người giao mạng. Đấy, chắc chắn kẻ đi cứu bảo gì thì người được vớt phải răm rắp tuân theo.
Bóng trắng đứng giữa nói qua loa :
-   Cùng các chiến hữu và các thân nhân – Chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ đến đây đón rước các người thoát chạy khỏi bọn cộng sản ăn gan uống máu, để đưa về vùng đất tự do của quốc gia. Sự đón rước chắc chắn phải được ân cần nồng hậu, để xoa diụ đau thương các người bị cộng sản bắn giết hành hạ liên tục nhiều ngày qua. Những hành động tàn ác của chúng gây ra khắp nơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Huế đến Tam Kỳ và Đà Nẵng phải được đối chiếu với lòng nhân đạo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Và đầu tiên ngay tại đây, chúng tôi có bổn phận làm vừa lòng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bằng cách làm vừa lòng các người. Công ơn các chiến sĩ và lòng trung thành các thân nhân của họ phai được đền bù xứng đáng. Chiến hạm của chúng tôi là đại gia đình của các chiến hữu và thân nhân, sẽ được dùng làm nơi nghỉ ngơi ăn ngủ cho các người trong những ngày xuôi Nam .. Giọng nói vẫn còn đều đều ..
Giọng hùng hồn giả tạo của tên hạm trưởng, uốn nắn từng lời bài đit-cua do đám tâm lý chiển trau chuốt nghe sao phát nôn mửa. Trong suốt mấy ngày qua, ở đây mọi người đã được nếm hết không sót một vị đắng cay chua chát nào do cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa gây ra, thế mà nó ngang nhiên chạy tội trắng trợn trút vào người khác. Bản văn sáo ngữ lật lọng này, nếu đọc tại Sài Gòn cho bọn nhởn nhơ trong đó nghe thì còn tạm được; nhưng đọc ở đây thì rõ là ngu xuẩn. Nhưng cá nằm trong rọ, không ai dám nhúc nhích. Họ, bỏ qua hết, chỉ mong biết vận mạng của mình thôi
-   .. Nhưng mà, có được sung sướng, hạnh phúc là do các người biết tuân giữ kỷ luật, biết nghe lời chỉ huy. Để sắp xếp cuộc lên tàu có hiệu quả và không xảy ra điều gì đáng tiếc như những lần đưa lên tàu trước đây; chúng tôi những người chỉ huy chiến hạm, cần báo tin cho các người biết !
-   Tất cả phải nghe lời hải quân, dù chỉ là lời của một thủy thủ, và thi hành thật đúng.
-   Tất cả không mang vũ khí theo người và quân trang hành lý nặng; trên này chúng tôi đã chuẩn bị đủ mọi thứ lo cho các người.
-   Luôn luôn ở ngay vị trí được chỉ định, không được quyền tự thay đổi.
-   Nếu có biến cố gì xảy ra, khi nghe còi rít, phải lập tức đứng yên không lay động.
-   Và sau cùng để đảm bảo làm đúng những lời dặn trên, chúng tôi “xin” được phép nổ súng vào kẻ nào bất tuân để tránh đổ máu cho kẻ khác.
-   Những người của chúng tôi sẽ qua phà thi hành phận sự, yêu cầu nhất nhất phải tuân theo.
Tiếng còi rít lên, đám áo trắng biến mất. Bên phà nổi lên tiếng rì rầm và nỗi hoang mang cùng cực.
Hai chiếc canô ló ra hai bên mạn chiến hạm chạy về phía phà và cặp lại. Hai toán hải quân kéo lên gần một trăm mạng, trang bị quân phục tác chiến màu xanh, ngực đeo phao thủy nạn, tay súng tôm-xông, đầu đội nón sắt, mặt tay nào tay đó lầm lì. Một tên đại úy 3 mai vàng bước lên một bước :
-   Tất cả lui sát cuối phà.
Đám đông thiểu não, trên phà lục tục lê bước kéo xểnh bị gậy.
-   Tất cả làm nhanh, xếp hàng vào !
Đám người tập tễnh kéo lê nhanh hơn.
-   Nhanh lên ! Tên đại úy hét ầm ầm và « Tốc, tốc, tốc !!! «  một loạt tôm-xông đầu tiên nnỏ. Chúng nó, những thằng dựa quyền uy lúc nào cũng giở trò đoạt hồn. Đám người hoảng hồn dồn hết về phía sau, đứng dính cục lại, chưa ra nửa phần phà phía trước loang lổ bẩn dác và nước đái.
-   Đồ chó đẻ !
Rồi tiếp theo là màn sỉ nhục.
-   Ăn ở dơ dáy tổ mẹ, cái đồ hạ tiện !
Trong đám dính cục người ta ức quá, có người phát ra :
-   Đồ chó đẻ ! Mở miệng là chửi, cái đồ ăn cứt !
Lúc nào thì rồi cũng có màn chửi nhau văng tục
-   Chó đẻ thằng nào vừa chửi đó. Thằng đại úy hét tướng lên, mặt đỏ ngầu, mắt long sòng sọc.
-   Ông tổ con mẹ mày chửi đó !
Đám dính cục lốn nhốn ở đâu đó, và một người bị đẩy ra bằng mũi súng lục. Đấy, có ăngten của đám hải quân cài vào rồi. Thế là trên phà lặng trang. Chỉ nghe tiếng gió và tiếng sóng.
-   Đem nó lên đây ! Thằng đại úy mặt tái xanh mà miệng lại cười.
-   Ự ! – Báng súng sắt cây tôm-xông đứng kế bên thằng đại úy giáng vào giữa mặt người đàn ông bị điệu ra, cái thân anh ta đổ xuống oằn ngửa ra, máu đỏ chảy từ mũi và mắt.
-   Đem quăng thằng Việt cộng này đi
Cái xác còn thở bị kéo lết trên sàn phà về phía mé phà và biến mất ở đó. Biển trong xanh.
-   Trung đội thứ nhất tiến lên ! Lịnh thằng đại úy ban ra, việc vừa rồi nó quên phứt. Năm chục thằng áo xanh cầm tôm-xông bước sát tới đám dính cục, dàn thành một hàng ngang bít lối trước mặt đám người giống như đóng nêm ; súng tôm-xông chĩa tới trước, các ngón trỏ ngoéo sẵn trên cò, chúng làm như đám người dính cục là những địch thủ ghê gớm.
-   Lục soát cho qua ! Tất cả không được nói một lời ! Nghe hỏi trả lời thật nhỏ ; để một người nào nghe được thì bỏ mạng đa !
Chục thằng xen kẽ với hàng ngang áo xanh rấn bước vào đám dính cục. Chúng khám xét những người gặp trước tiên. Tôi và thiếu tá sư đoàn I đứng gần đấy.
Tôi thấy một thằng áo xanh tay thủ súng ; tay đạp vòa ngực, vào nách, vào bụng, vào lưng, vào đít, vào háng ; đưa chân cả vào hai ống quần một người lính. Miệng thằng áo xanh hỏi nhỏ gì đó, miệng anh lính cũng mấp máy ; tên áo xanh đứng nhìn vào mắt anh lính, miệng hô :
-   Đi qua ! Xách cái túi nhỏ
Anh lính líu rúi xách túi bước tới, lướt qua đám áo xanh dàn ngang, đi tuốt về phía tên đại úy ; ở đây 50 thằng áo xanh còn lại cũng đã đứng dàn ngang chờ, đón bắt anh lính vào hàng.
-   Đi qua ! Chỉ xách cái bị nhỏ.
-   Đi qua ! Đem theo thằng bé với cái giỏ mây.
-   Đi qua ! Đi qua, đi qua !
Đám người chụm lại ban nãy thưa đi phía trên, nghĩa là có một số đứng lại, đa số là thường dân, cũng có một ít người mặc đồ lính. Những người này không đựoc cho đi qua lo lắng vô cùng. Họ đứng yên, một chút không dám xê dịch ; nhưng bồn chồn , cái đầu ngó ngơ nhìn sau nhìn trước, họ muốn van xin để được gọi nhưng môi không dám hé.
Thật là ác độc ! Đói khát, chết hụt, hành hạ thể xác chưa đủ : bây giờ thêm cái trò tra tấn thần kinh. Đố còn ai biết mình đang ở đâu ? Đâu ai còn biết dưới chân là nhà và cạnh bên là biển ; đây là nơi thiên nhiên tỏa rộng nước mây ; đâu ai còn biết đây là buổi sáng tươi mát, mặt trời nhìn xuống với tia nắng ấm. Thử đem tất cả văn chương ca tụng thiên nhiên về bầu trời, đại dương ca đọc lên mà những người nơi đây nghe lọt một tiếng. Thần kinh họ rung lên như dây đàn trong mạch máu bé nhỏ, máu tuôn chảy rần rật. Cái hung ác vô sắc vô hình này hơn tất cả ; không máu chảy thịt rơi, không bom đạn, không roi vọt mà đau đớn vô cùng ; thịt như bị xé ra, máu như ọc lên. Tiếng « đi qua » như tiếng của cô y tá kêu gọi đứa bé lọt lòng mẹ, tiếng nói của tái sinh. Không có tiếng « đi qua « là sự âm thầm dọa nạt của thần chết. Cái trừng mắt và lời quát nạt « đi qua » cảu cái mặt hầm hầm đội nón sắt, thật là « ưu ái » biết chừng nào !
Lạ quá, khi chưa có cái trò gạn lọc này, mười người buông xuôi cả mười, muốn ra sao cũng mặc, không ai còn thiết sống ; nhưng khi đã bày ra trò này , thì mười người cả mười đều muốn đi qua, đều không buông xuôi vì « đi qua » là ranh giới của cái sống và cái chết.
Một thằng áo xanh đến với chị đàn bà đứng cách tôi một người thì nó không vội lục soát chị, mà dừng lại nhìn ngắm. Nó xoa vào má chị, để nhìn vào cặp mắt long lanh đợi chờ một tiếng « đi qua ». Thằng này cũng muốn nói lên tiếng ấy nhưng chợt mắt nó lướt qua toàn thân chị, và một giây ngần ngừ nó không muốn bỏ qua cơ hội này. Luật pháp đã sẵn sàng che chở nó, sức mạnh cây tôm-xông đang bảo vệ nó và tiếng thị phi đã có lý luận của cung cách quân đội khám xét đánh đổ đi. Và cái giống chó của nó còn dám làm giữa ban ngày trước mặt thiên hạ kia mà, thế là nó tiến hành khám xét người phụ nữ. Đến khi nó buông chị đàn bà ra với tiếng « đi qua » thì toàn thân chị run lẩy bẩy, mặt tràn nước mắt và môi dưới rướm máu.
Tôi đứng đấy mà như lẩn trốn. Lòng căm thù khiến tôi chết lặng và nỗi hèn nhát làm tôi như bị trời trồng. Sự bất lực trước sức mạnh dừong như là bản chất của tôi. Giờ đây tôi đau đớn thấy mình phải nuốt hờn, căm giận chỉ thoát ra bằng lời than thở. Và người đàn bà cũng vậy, yêu cầu được sống còn lớn quá, chị phải dằn lòng chịu nhục. Những người trốn chạy cộng sản đấy !
-   Cho tôi đi qua ! Tiếng năn nỉ của người đàn ông đứng cạnh tôi vừa mới được khám xét.
-   Đi qua để chịu chết phải không ? Thằng áo xanh trả lời làm người đàn ông sững ra.
« Đi qua » là chết hay « không đi qua » là chết, có ai biết chắc được kết quả của cái trò gạn lọc này ! Chưa biếy như thế nào, nó căng thẳng ở phút cuối. Ai còn chịu đựng nổi sự tra tấn này chưa vỡ mạch máu sẽ biết.
Rồi đến lượt tôi, trong khi miệng thì thầm trả lời những câu hỏi ngắn của tên áo xanh và chịu đập vào người nhiều cái mạnh. Đến khi tiếng hét « đi qua » của nó vang dội bên tai mới làm tôi sực tỉnh. Và cho đến lúc đó tôi cũng không biết lý do gì mà được hay bị đi qua.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM