Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:45:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Ba Tơ đến chiến trường Ba Nước  (Đọc 33872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 07:13:18 am »

CHƯƠNG IV
VỀ VỚI ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM

Từ tháng 1 năm 1946, tình hình địch trên chiến trường Đông Dương có sự thay đổi lớn: Được sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp thay chân quân Anh ở miền Nam (tháng 1 năm 1946, quân đội Anh rút khỏi miền Nam Đông Dương). Pháp cầu cạnh Mỹ và đổi chác với Tưởng Giới Thạch về ký hiệp ước Hoa -  Pháp ngày 28 tháng 2 năm 1946, cho Pháp được quyền đem quân thay thế cho quân Tưởng ở miền Bắc Đông Dương. Để  tránh tình thế bất lợi cho ta, và dành thời gian chuẩn bị cho  cuộc chiến đấu  mới, tiến tới giành độc lập hoàn toàn, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp  định sơ bộ đặt cơ sở cho việc đàm phán đi đến một hiệp ước chính thức.
Hiệp  định sơ bộ quy định Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, có Nghị viện, có quân đội, có tài chính riêng, ở Liên bang Đông Dương và trong khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề thống nhất ba kỳ. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thỏa thuận cho mười lăm nghìn quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân đội Tưởng. Ủy ban Liên Kiểm quân sự Việt - Pháp được thành lập gồm các sĩ quan của ta và Pháp. Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam điều đến Đà Nẵng trung đoàn 96 làm nhiệm vụ "tiếp phòng", thực chất là để tăng cường thế trận phòng thủ, sẵn sàng giáng trả quân địch.
Đầu tháng 10 năm 1946, tổng chỉ huy quân viễn chính Pháp ở Đông Dương, đại tướng Đắc Giăng-li-ơ (D’Argenlieu) đến Đà Nẵng thị sát, cổ vũ bọn thực dân Pháp, diễu võ dương oai, đánh đòn tâm lý vào nhân dân ta. Sau đó, tháng 12 năm 1946, giặc Pháp đưa tàu Su-fren (Suffren) cập bến Đà Nẵng đổ bộ 1028 tên, trong đó có 3 sĩ quan cấp tá, 35 cấp úy cùng với 6 xe bọc thép và 26 xe jeep. Ngày 20 tháng 12 năm 1946, chỉ một ngày sau ngày toàn quốc kháng chiến, thêm năm ngàn tên Pháp được đưa tới Đà Nẵng.
Tháng 11 năm 1946, đồng chí Phạm Văn Đồng được cử làm đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ Trung ương ở miền Nam Trung Bộ.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã chỉ thị cho các cấp cán bộ Đảng:
"Nhiệm vụ hàng đầu của Nam Trung Bộ lúc này là phải cương quyết chặn đánh các cuộc tiến công lớn của chúng, giữ vững vùng tự do, góp phần cùng cả nước đánh bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp".
Tháng 10 năm 1946, Ủy ban Quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập.
Đồng chí Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ làm chính trị viên, đồng chí Nguyễn Bá Phát làm chỉ huy phó. Và chỉ huy sở của Trung đoàn 96 cũng được dời về ngã tư Yên Khê.
 Riêng tiểu đoàn 17 (do tôi làm tiểu đoàn trưởng), từ trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính thành phố, nhà bưu điện, lên ngã Năm và Cổ Viện Chàm về Chợ Mới ...
Quân Pháp liên tục vi phạm hiệp định. Chúng đưa những tên cai trị cũ người Pháp trở lại, liên hệ móc nối bọn tay chân cũ, hoạt động tình báo, gây hấn khiêu khích. Dựa vào hiệp định và sức mạnh quần chúng, phái đoàn ta kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hoạt động phá hoại hiệp định của Pháp.
Cuối tháng 3 năm 1946, phái đoàn Chính phủ ta do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm trưởng đoàn đến tỉnh Khánh Hòa truyền đạt tinh thần Hiệp định ngày 6 tháng 3, và chủ trương của Trung ương. Các cuộc mít tinh đón phái đoàn được tổ chức tại phá Ân Nam, huyện Diên Khánh và núi Ổ Gà, sân vận động Lạc Ninh (huyện Vạn Ninh). Nhân dân ta bất chấp uy hiếp, khủng bố của giặc, đi dự mít tinh rất đông, nhiệt liệt biểu thị sự ủng hộ đối với Chính phủ ta ký Hiệp định sơ bộ Việt Pháp, đòi Pháp phải thi hành Hiệp định.
Ngày 20 tháng 11 năm 1946, quân Pháp đánh Hải Phòng, tiến công bộ đội ta ở Lạng Sơn. Đầu tháng 12 năm 1946, một trung đoàn bộ binh Pháp gồm 6.700 tên cùng nhiều xe tăng, đại bác đổ bộ lên Đà Nẵng.
Trước hành động gây chiến của thực dân Pháp ở khắp nơi, Đảng ta chỉ rõ: "Sự thật chứng tỏ rằng thực dân Pháp ngang nhiên gây hấn. Chúng định dùng vũ lực bắt ta phải nhượng bộ. Nhưng không khi nào ta chịu. Tạm ước 14 tháng 9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền đất nước, là hại đến quyền lợi quan trọng của dân tộc".
Thường vụ Trung ương Đảng chỉ đạo cả nước chuẩn bị bước vào chiến tranh. Theo quyết định của Trung ương, tháng 12 năm 1946, Ủy ban Quân sự các tỉnh Nam Trung Bộ được thành lập để thống nhất chỉ huy lực lượng quân, dân, chính. Ở mặt trận Đà Nẵng, các cơ quan, kho tàng, công binh xưởng của ta chuyển về nông thôn. Ủy ban Kháng chiến thành phố dời ra ngoại thành. Nhân dân phối hợp với bộ đội đào hào, đắp ụ, đục tường, xây dựng các khu chiến đấu xung quanh thành phố. Trung đoàn 96, bố trí đánh địch trong thành phố; trung đoàn 93 bố trí phía Nam sông Cẩm Lệ.
Nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ở Đà Nẵng, từ ngày 15 tháng 12 năm 1946, tỉnh ủy Quảng Nam mở hội nghị ra nghị quyết chuẩn bị kháng chiến. Theo kế hoạch chung, lần lượt sơ tán dân, triển khai bố phòng tích cực. Chiều ngày 19 tháng 12 năm 1946, một cuộc họp khẩn cấp của tỉnh và ban chỉ huy mặt trận tại số nhà 18 phố Ga (nay là trụ sở Hội Nông Dân thành phố Đà Nẵng) do đồng chí Trương Quang Giao, bí thư tỉnh ủy chủ trì nhằm quán triệt tình hình nhiệm vụ, kế hoạch tác chiến theo lệnh chung của toàn quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 07:17:41 am »

Hiện nay tại trụ sở Hội Nông Dân thành phố Đà Nẵng còn gắn tấm bia ghi lại như sau:
"Tại đây cuối năm 1946 là sở chỉ huy của tiểu đoàn 18 trung đoàn 96.
Lúc 13 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, đã có cuộc họp hội nghị  đặc  biệt  khẩn  cấp, gồm các ông Nguyễn Thúy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh; Đàm Quang Trung, chỉ huy trưởng; Huỳnh Ngọc Huệ, chính trị ủy viên; Trương Quang Giao, bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; Nguyễn Bá Phát, chỉ huy phó của Ủy ban Quân sự tỉnh; Vũ Khương  Ninh,  phó  bí thư thành ủy; Trần Đình Trị, chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố; Lê Kích, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 17; Võ Quang Hồ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18; Giáp Văn Cương, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 19, .v.v. bàn kế hoạch đối phó với thực dân Pháp phản bội "Hiệp ước sơ bộ" xâm lược lại nước ta một lần nữa.
Giữa hội nghị, nhận được điện của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy Quân đội Võ Nguyên Giáp, ra lệnh: "Tổ quốc lâm nguy, giờ chiến đấu đã đến!". Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, tôi ra lệnh  cho toàn thể bộ đội, vệ quốc đoàn, dân quân, tự vệ Trung - Nam - Bắc  phải nhất tề xông  tới  mặt trận giết giặc, cứu nước, hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược! Quyết chiến!
Toàn  thể Hội nghị tỏ rõ quyết tâm "hy sinh vì Tổ quốc “rầm rập bắt tay vào cuộc chiến đấu ..."
Theo chỉ đạo của trên, từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 chúng ta sẽ triển khai lực lượng bám sát quân thù. Thật đáng tiếc là trong giờ phút "nghìn cân treo sợi tóc" ấy, đồng chí Nguyễn Thùy, trung đoàn trưởng trung đoàn 96 thuộc mặt trận Đà Nẵng đã không chấp hành nghiêm mệnh lệnh vì mải lo việc riêng. Mãi đến 6 giờ 10 phút ngày hôm sau, 20 tháng 12 năm 1946, Đà Nẵng mới nổ súng tấn công.
Nhân dân thành phố Đà Nẵng cùng bộ đội, công an, tiểu đội bảo vệ Nha Thuế quan đánh địch suốt ngày 20 tháng 12 ở bốt đội Cung, Cổ Viện Chàm, hiệu sách Thái Thị Bôi, Cầu Vồng, Ngã 5 ... Thanh niên, phụ nữ, thiếu niên xông pha lửa đạn tiếp cơm, cứu thương, thông tin liên lạc phục vụ chiến đấu. Ngày 21 tháng 12 năm 1946, quân đội Pháp tập trung lực lượng đánh về phía Chợ Mới, bị bộ đội ta cùng tự vệ chặn đánh nhiều đợt, đánh cả vào phía sau đội hình địch. Hàng ngàn tự vệ và nhân dân các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, kéo vào tiếp sức quân, dân thành phố, xây dựng chiến hào, tổ chức tuyến chiến đấu mới. Đêm 20 và 21, tiểu đoàn 19 hai lần tập kích sân bay. Đêm 22 tháng 12, tiểu đoàn 17 do tôi chỉ huy tập kích Chợ Mới.
Sau một tuần chiến đấu, quân và dân ta trong thành phố tiêu diệt trên năm trăm tên địch. Tối 24 tháng 12, trung đoàn 96 lui về tuyến chiến đấu ngoại thành.
Đà Nẵng là một trong chín địa điểm có quân hai bên làm tiếp phòng quân. 8 địa điểm khác là : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Phủ Lạng Thương, Lạng Sơn, Vinh, Huế.
Về phía quân đội Pháp, thiếu tá Ghi-bô là tiểu đoàn trưởng kiêm trưởng ban liên kiểm. Địch đóng quân trên hai khu vực sân bay và đồn khố đỏ, dọc tả ngạn sông Hàn đến bờ biển; một số ở trên tàu. Hàng tuần thay phiên một lần vào chiều thứ bảy.
Quân Pháp chỉ đi lại trên những trục đường đã quy định : từ đồn lính khố đỏ đến sân bay và từ khu vực đóng quân ra tàu biển. Riêng đơn vị Pháp làm nhiệm vụ tiếp phòng với quân đội ta, thì hằng ngày hai bên đều đi tuần tra khu vực nội thành, gọi là giữ gìn trật tự, theo các trục: Tiểu đoàn 17 từ chợ Hàn - Chợ Mới, ngã Năm theo đường Phan Chu Trinh. Tiểu đoàn 18 từ Chợ Hàn, chợ Cồn, nhà ga và theo đường từ Ga - Cầu Vồng  về Bạch Đằng, v.v.
Các đơn vị tuần tra hỗn hợp thường mỗi bên có một tiểu đội 10 người do một cán bộ trung đội chỉ huy. Để tổ chức được các trung đội làm nhiệm vụ, trực tiếp với đối phương, chúng tôi phải chọn số anh em biết tiếng Pháp người khỏe mạnh, cao to. Hàng ngày, đúng 6 giờ sáng, thì hai bên gặp nhau. Sau một vài nghi thức nhà binh như xếp hàng ngang đối diện cùng bồng súng chào nhau, xong thì bắt đầu nhiệm vụ. Cứ mỗi ngày lại thay đổi chỉ huy.
6 giờ sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, vẫn như thường lệ, một tiểu đội Pháp trên đường đến vị trí quy định. Như vậy là bọn Pháp ở đây chưa có lệnh mới. Mặc dù chưa có lệnh của trung đoàn, tôi vẫn lệnh cho đơn vị mình nổ súng. Tiếc rằng, lệnh tiến công chung đã không phát ra như đã hiệp đồng tác chiến do trung đoàn trưởng Nguyễn Thùy rời sở chỉ huy về Vĩnh Điện thu xếp gia đình.
Về phía ta trong Ban Liên kiểm Việt - Pháp do đồng chí  đại tá Trịnh Di làm trưởng ban. Ngoài ra còn có đồng chí đại úy Lê Hòa, và một số cán bộ quân báo như đồng chí Thuần, đồng chí Thành, Ngô - Thông v.v... Tôi và anh Võ Quang Hồ mang quân hàm thiếu tá. Cứ 14 giờ ngày thứ bảy hàng tuần, hai bên ta và Pháp gặp nhau, khi thì ở khách sạn Mo-rin (Bây giờ là khách sạn Bạch Đằng), khi thì tại sở chỉ huy của Ghi-bô.
Mọi tiếp xúc cũng chỉ là xã giao, thăm dò nhau. Có lần Ghi-bô hỏi tôi và anh Võ Quang Hồ:
- Thưa hai ngài thiếu tá, xin cho phép tôi hỏi : các ngài đã học lớp quân sự nào chưa và học ở trường nào?"
Tôi hơi phật ý, nhưng vẫn giữ thái độ ôn hòa.
Anh Võ Quang Hồ nhìn tôi, nói:
- Kích trả lời đi.
Vì đã dự kiến từ trước nên chúng tôi không có gì lúng túng. Tôi nghiêm nét mặt:
- Cám ơn ngài thiếu tá đã có nhã ý muốn biết về chúng tôi. Nhưng thưa ngài - tôi nhìn sang mấy sĩ quan tham mưu phòng nhì của Ghi-bô - tôi nghĩ rằng các sĩ quan phòng nhì của ngài chắc đã có báo cáo về những gì họ tìm hiểu về chúng tôi.
Ghi-bô cười ngượng nghịu, tôi nói tiếp:
- Như ngài đã rõ, nhân dân Việt Nam chúng tôi chỉ trong một khoảnh khắc đã làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 chấn động địa cầu. Và cách chỗ chúng ta ngồi đây 150km, chắc ngài có biết viên đại úy giám binh ở đồn Ba Tơ; nhân dân Quảng Ngãi cũng chỉ một đêm là giành được thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa. Và thưa ngài, tôi và ông bạn của tôi đây - tôi chỉ anh Võ Quang Hồ - cả hai chúng tôi cũng đã từng đón nhận hàng ngàn đạn pháo cỡ 210 ly và 380 ly của thiết giáp hạm Ri-sơ-li-ơ và của các hộ tống hạm khác. Thưa ngài, chúng tôi học ở các trường đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 07:22:00 am »

Cuối tháng 8 năm 1946, tiểu đoàn 19 do đồng chí Giáp Văn Cương chỉ huy đã đi từ Kon Tum về cùng đứng trong đội hình của trung đoàn 96: một đại đội chốt giữ đèo Hải Vân, một đại đội ở Phước Tường (phía tây sân bay ); một đại đội cơ động ở Nam Ô, Trường Định.
Theo chỉ thị của Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của thành ủy thành phố Đà Nẵng, trung đoàn 96 tập trung huấn luyện chiến đấu, cùng với Ban Quân sự thành phố tổ chức huấn luyện tự vệ và du kích, nghiên cứu địa hình khu vực; làm công tác dân vận. Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Đảng, bồi dưỡng cán bộ. Đồng chí Lê Hữu Đức, tiểu đoàn phó và một số đồng chí được ra Sơn Tây dự học lớp quân chính khóa 1.
Trung đoàn 96 khi mới thành lập chỉ có hai tiểu đoàn và lực lượng lãnh đạo cũng chỉ có 6 đảng viên mới. Đó là đồng chí Trần Hoài Ân chính ủy; đồng chí Hàn chủ nhiệm chính trị; đồng chí Trình, chính trị viên tiểu đoàn 18. Về sau, có thêm đồng chí Nam Long và Đàm Quang Trung là hai trung đoàn trưởng từ  Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tăng cường về. Cuối tháng 9 năm 1946, các đại đội đều có chi bộ đảng từ 5 - 7 đồng chí, tiểu đoàn có Liên chi và các tổ chức Đảng ủy Trung đoàn. Đảng bộ trung đoàn 96 ngày càng đông về số lượng và mạnh về chất lượng, là nhân tố quyết định để lãnh đạo trung đoàn trong xây dựng cũng như trong chiến đấu sau này. Công lao to lớn đó thuộc về Đảng bộ Đà Nẵng, mà người đóng góp lớn nhất là đồng chí Nguyễn Khương Ninh, bí thư thành ủy Đà Nẵng lúc bấy giờ.
Tháng 4 năm 1946, đồng chí Nguyễn Sơn ra Đà Nẵng làm việc với trung đoàn; trực tiếp kiểm tra các tiểu đoàn. Lúc này, đồng chí Nam Long đã thay đồng chí Nguyễn Thế Lâm. Đồng chí Nguyễn Sơn chỉ thị các nội dung chủ yếu sau đây :
- Ra sức phát triển Đảng.
- Bồi dưỡng cán bộ cả chính trị và quân sự.
- Tăng cường huấn luyện chiến đấu.
- Đoàn kết phối hợp chặt chẽ với địa phương.
- Đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.
Đây là lần thứ ba tôi được trực tiếp làm việc với đồng chí Nguyễn Sơn. Lần thứ nhất ở Quảng Ngãi, lần thứ hai ở Nha Trang và lần  này  ở  Trung  đoàn  96. Đồng chí Nguyễn Sơn là  một cán bộ có tầm  hiểu  biết  rộng và đầy bản lĩnh. Ông là người Việt Nam duy nhất có danh  hiệu "Lưỡng quốc tướng quân" của Việt Nam và Trung Quốc.
Tháng 6 năm 1946, đồng chí Lê Thiết Hùng, thiếu tướng tư lệnh bộ đội tiếp phòng quân, cùng anh Hoàng Điền tham mưu trưởng vào Đà Nẵng. Lúc này, tàu lửa còn thông suốt từ Hà Nội đến Diêu Trì, Quy Nhơn. Mạng lưới thông tin khá thông suốt, chúng tôi thường nhận các chỉ thị qua điện thoại từ Hà Nội vào Liên khu 5 rất thuận lợi. Cũng như đồng chí Nguyễn Sơn, đồng chí Lê Thiết Hùng đi sát tận các đại đội, tìm hiểu và động viên chiến sĩ, tham gia nhiều ý kiến trong khi theo dõi đợt huấn luyện chiến đấu của các tiểu đoàn.
Hàng tuần, cũng theo thường lệ, tại trụ sở Ủy ban Kháng chiến - nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, có cuộc gặp mặt các cán bộ đầu ngành do đồng chí Trần Đình Thi và đồng chí Nguyễn Khương Ninh chủ trì để xem xét công việc tuần trước và trao đổi quyết định công việc trong tuần. Lúc bấy giờ tình hình nội bộ đơn vị chúng tôi rất tốt, cán bộ quân dân chính Đảng hết sức nghiêm túc, thật sự quý thương nhau, nhất hô bá ứng. Đó là nguồn cổ vũ, là sức mạnh giúp chúng tôi trong Trung đoàn 96 trưởng thành.
Tháng 9 năm 1946, các chi bộ Đảng Cộng sản được tổ chức. Liên chi ủy được thành lập. Tôi được bầu làm bí thư Liên chi, đảng ủy viên Trung đoàn 96.
 Vào khoảng trung tuần tháng 10 năm 1946, Đắc Giăng-li-ơ sau khi tiếp kiến Hồ Chủ tịch từ hội nghị Phông-ten-nơ Bờ-lô trở về vịnh Cam Ranh, đã đến Đà Nẵng thị sát và giao nhiệm vụ cho Ghi-bô.
Tình hình từ đó có nhiều chuyển biến khác trước : Địch bí mật bổ sung lực lượng chiến đấu, các kho vũ khí được mở rộng; từng bước tăng quân số theo sự thay quân hàng tuần. Đến ngày 15 tháng 12 năm 1946, lực lượng địch từ một ngàn quân lúc đầu đã tăng lên gần hai ngàn quân, ta không kiểm soát được.
Dựa vào các tiểu đội trinh sát len lỏi ban đêm, ta phát hiện nhiều kho đạn, kho dự trữ chiến đấu khác - nhất là lương thực, thực phẩm. Đêm nào anh em cũng mang về mấy thùng lựu đạn, lương khô (đồ hộp). Có một lần, anh em đưa về được 5 súng trường, 1 súng tiểu liên. Trong một cuộc gặp mặt với ta vào cuối tháng 11 năm 1946, Ghi-bô có đề cập đến vụ việc mất vũ khí lương thực này.
Ngày 15 tháng 12 năm 1946, một cuộc họp mở rộng của Tỉnh ủy Quảng Nam, tiếp theo là cuộc họp quán triệt tình hình cho cán bộ chủ chốt các ngành. Nhân dân thành phố Đà Nẵng từng bước sơ tán nhưng các hoạt động tuần tra giữa hai bên vẫn bình thường cho đến giờ nổ súng.
14 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, tỉnh lại mở cuộc họp khẩn cấp để thống nhất kế hoạch hành động theo lệnh của Trung ương và Bộ Tổng tham mưu. Sau cuộc họp, tất cả chúng tôi lao ngay vào công tác triển khai lực lượng, cùng địa phương khẩn trương tổ chức cho số đồng bào còn lại kịp sơ tán trong đêm.
Tiểu đoàn 101 và tiểu đoàn 102 đã chuyển về đứng ở nam Đò Xu - Ngũ Hành Sơn và Miếu Bông. Thế trận đã sẵn sàng. Một đêm thật khẩn trương, căng thẳng. Gió mùa đông bắc thổi mạnh, sương mù dày đặc, sóng biển liên tục vỗ vào bờ  như thôi thúc người chiến sĩ ra quân giành chiến thắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:23:43 am »

Tháng 12 năm 1946, cùng với quân dân cả nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ đạo và chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu  và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, sự lãnh đạo của Liên khu ủy khu 5  nên Quân khu 5 đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, đánh bại địch từng bước, giành thắng lợi trong từng trận đánh và đợt hoạt động cuối cùng đã chặn đứng được quân thù trên tuyến Bắc sông Thu Bồn cho đến ngày 20 tháng 7 năm 1954.
Thiếu tướng Võ Quang Hồ, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18, Trung đoàn 96; là người bạn đã từng nếm mật nằm gai với tôi ở mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng trong những ngày đầu kháng chiến, đã kể lại trong bài viết "Ở điểm quyết chiến" của mình như sau:
"Gặp lại anh Lê Kích cũng chỉ huy mặt trận Xóm Bóng, ương Sơn, phía bắc Nha Trang, hơn 100 ngày đêm. Anh Nguyễn Thế Lâm, trung đoàn phó cho tôi xem tài liệu giải thích về Hiệp định sơ bộ 6-3 "Hòa để tiến", "tiến để hòa". Anh Nam Long, trung đoàn trưởng, tiếp tôi rất thân tình và giao cho tôi chỉ huy tiểu đoàn 18; anh Lê Kích chỉ huy tiểu đoàn 17.
Anh Lê Kích cùng tôi chiến đấu ở Nha Trang ra Đà Nẵng. Anh Phát từ Nam Tây Nguyên về mặt trận Bình Định rồi tới Nha Trang. Anh Giáp Văn Cương chỉ huy tiểu đoàn 19 từ Bắc Tây Nguyên xuống. Có người là nông dân, có người là công chức, có người là sinh viên, có người là lính thủy trong quân đội ngày xưa. Chúng tôi gặp nhau trong thử thách máu lửa của đất nước. Cũng như hầu hết cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn, mọi người cùng chung một ý tưởng trong sáng hơn bao giờ hết".
Tôi còn nhớ mãi: Chiều ngày 19 tháng 12 năm 1946, đồng chí Trương Quang Giao, Huỳnh Ngọc Huệ, Đàm Quang Trung đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp tại ngôi nhà số 18 phố Ga. Tham dự có đông đủ ban chấp hành các trung đoàn 93 và 96, các tiểu đoàn trưởng và các ngành chủ yếu thuộc tỉnh và thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang. Cuộc họp nhằm kiểm tra việc quán triệt chỉ thị của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1946 về tình hình nhiệm vụ; về công tác chuẩn bị kháng chiến khi có lệnh; xác định quyết tâm và yêu cầu phải giành thắng lợi ngay trong những ngày đầu chiến đấu ở nội thành và phụ cận; sử dụng lực lượng, chuẩn bị cho tuyến ngoại vi; giờ nổ súng bảo đảm sơ tán dân; bảo đảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu ...
Mệnh lệnh chung lúc bấy giờ là:
Tận  dụng điều kiện về thời tiết như đêm tối, gió mạnh, sương mù, tiếng  gầm của sóng biển, áp sát lực lượng bất ngờ đánh áp đảo địch, phá hủy kho dự trữ của chúng trên 2 khu sân bay và khu cảng, gây thiệt hại lớn về sinh lực và phương tiện, vật chất, kiên quyết ngăn chặn làm  chậm  bước tiến quân thù, bảo đảm cho nhân dân còn ở lại sơ tán. Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên  cần phải giữ sinh hoạt bình thường của nhân dân  gần khu địch, không được có một việc gì để địch nghi ngờ. Từ ngã Năm, chợ Cồn, Ga... nơi xa địch thì từ 16 giờ chiều bắt đầu sơ tán. Việc sơ tán dân do cơ quan công an - du kích, mặt trận đảm nhận.
Về sử dụng lực lượng, cấp trên giao:
Trung đoàn 96: được phối thuộc mới tiểu đoàn 2, trung đội du kích, tự vệ, một tiểu đội công an, trong đó có:
+ Tiểu đoàn 17 làm nhiệm vụ:
Chiếm đóng Khuê Trung (sát sân bay) và một đại đội của tiểu đoàn 19 đóng tại Phước Tường. Điều ngay 4 khẩu súng cối 81 ly và trọng liên 12,7 ly từ trung đoàn 93 giao cho các đơn vị nói trên. Khi có lệnh, dùng hỏa lực đánh mạnh sân bay: gây cháy lớn khu kho, gây thiệt hại về sinh lực  địch,  dùng  một  lực lượng (một trung đội và hai trọng liên) tấn công cửa vào sân bay, không cho địch phản kích. Đại đội 3, tiểu đoàn 17 chọn 4 tiểu đội có trang bị gọn, mạnh, mang theo nhiều lựu đạn, chất gây cháy ém sát đồn khố đỏ, liên lạc chặt với tiểu đội đồng chí Nguyễn Đỏ ở trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính. Khi có lệnh tập kích mạnh vào vị trí địch, gây cháy lớn cho địch thêm hốt hoảng. Sau đó, đại đội này về chốt chặn đánh địch từ chợ Hàn, nhà thờ Cổ Viện Chàm; giữ liên lạc với đại đội 2 ở Thái Thị Bôi, ngã Năm. Bảo đảm đưa tiểu đội đồng chí Đỏ lui về.
Hai  tiểu đội trinh sát của tiểu đoàn 17 và 18 do đồng chí Ngô Thông  phụ  trách,  lót  sẵn  và  thực hiện nhiệm vụ thiêu hủy kho ở cảng.
Đại đội 2 tiểu đoàn 17 đứng khu vực Thái Thị Bôi, ngã Năm, ngã Tây, bót đội Cung, sẵn sàng phối hợp với đại đội 3, đánh chặn địch không cho chúng tiến về sân bay. Tuyến 2 của tiểu đoàn là Cẩm Lệ, Phóng Lệ, Nghi An.
+ Đối với tiểu đoàn 18:
Cử một đại đội ém sát khu kho ở cảng, phối hợp với đại đội 3 tiểu đoàn 17 tấn công phía đông bắc đồn Khố Đỏ (từ khách sạn sông Hàn) chốt chặn cầu Vồng, nhà ga. Một đại đội bố trí khu chợ Cồn. Một đại đội ở ngã ba Thanh Khê. Đại đội này liên hệ chặt với đại đội của tiểu đoàn 19 ở Phước Tường, phải chặn đứng địch tại ngã ba Thanh Khê.
+ Tiểu đoàn 19:
Một đại đội chốt giữ đèo Hải Vân từ Liên Chiểu đến Hố Mít, phối hợp với bạn ở huyện Phú Lộc (nam Thừa Thiên) đánh địch từ Huế vào,  từ Đà Nẵng ra.
Một đại đội ở Nam Ô, chống địch đổ quân lên Liên Chiểu. Đây là đại đội cơ động, trực tiếp cùng với tiểu đoàn 18 chặn địch tại ngã ba Thanh Khê và chi viện cho đại đội ở Phước Tường.
Trung đoàn 93:
+ Tiểu đoàn 100 cùng lực lượng địa phương Đà Nẵng chốt giữ từ Hà Thân đến Ngũ Hành Sơn , kiên quyết chặn đứng địch, không cho chúng tiến về Hội An. Lực lượng còn lại của tiểu đoàn đóng ở nam Đò Xu là  lực lượng dự bị trực tiếp chi viện cho hướng của tiểu đoàn 17. Tiểu đoàn 100 lợi dụng lợi thế về địa hình giữ vững khu vực nam sông Hàn - Ngũ Hành Sơn.
+ Tiểu đoàn 101 chốt giữ nam Cẩm Lệ, Phong Lệ và Miếu Bông, tổ chức giữ vững chắc tuyến phòng ngự nam sông Hàn và sẵn sàng là cơ động của mặt trận trên hướng của Trung đoàn 96.
+ Tiểu đoàn 102 tổ chức lực lượng cơ động ở Vĩnh Điện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:26:06 am »

Chúng tôi nắm rất chắc giờ nổ súng và mãi sau này vẫn không quên  được  sự trục trặc đáng tiếc xảy ra vào thời điểm cực kỳ quan trọng đó. Chiều ngày 19 tháng 12 họp giao nhiệm vụ. Trước lúc ra về, đồng chí Đàm Quang Trung đưa cho mỗi chỉ huy một phong thư có gắn xi, ngoài chỉ đề: "Tuyệt mật" đúng 2 giờ ngày 20 tháng 12 mới được bóc ra xem.
Toàn bộ kế hoạch đã được nhanh chóng triển khai. Tại sở chỉ huy tiểu đoàn, tôi và anh Lê Hữu Đức, tiểu đoàn phó, cùng một số cán bộ của ba đại đội đã nắm chắc giờ nổ súng. Chỉ còn 2 giờ 30 phút nữa thôi nên mọi hoạt động phải hết sức khẩn trương. Các đại đội trưởng Phạm Ấn Sơn, Dương Phước Trường, Lê Chưởng ra về. Tôi bảo đồng chí Đức đi kiểm tra đại đội 2, tôi đi kiểm tra đại đội 3 và đại đội 1. Hẹn đúng 4 giờ có mặt ở sở chỉ huy.
4 giờ 30 phút. Im lặng.
4 giờ 50 phút đến 5 giờ. Im lặng.
Trời rét như cắt mà tất cả chúng tôi ai cũng mồ hôi đẫm áo. Điện thoại về trung đoàn  không gọi được. Ánh bình minh đã bắt đầu lờ mờ ở phía mặt biển. Anh Đức đi ngay sân bay (C1). Tôi xuống đồn Khố Đỏ (lúc này tôi kiêm cả chính trị viên. Đầu tháng 3 năm 1946, anh Lê Đức Tham mới về thay tôi làm chính trị viên). Các bộ phận thấy trời đã hừng sáng, lần lượt lui về khu chợ Hàn, cầu Vồng. Lệnh tấn công không được trung đoàn chấp hành!
Hôm đó họp xong, anh Nguyễn Thùy rời sở chỉ huy lúc 18 giờ 5 phút để về Vĩnh Điện lo sơ tán gia đình. Sở chỉ huy trung đoàn 96 chỉ còn lại đồng chí Nguyễn Hữu Thành, chính ủy và đồng chí Bế Kim Doanh, tham mưu trưởng.
Như trên đã nói, sớm tinh mơ ngày 20 tháng 12 năm 1946, trung đội tuần tra Pháp từ đồn Khố Đỏ tiến về chợ Hàn như thường lệ. Đúng 6 giờ, tôi ra lệnh cho đại đội 3 nổ súng. Sau đó, toàn thành phố, nhất là khu sân bay, chìm trong khói lửa: kho xăng, kho đạn, hai chiếc Đa-kô-ta bốc cháy. Súng lệnh không phải từ sở chỉ huy trung đoàn. Đáng tiếc là do việc tập kích đồn Khố Đỏ, phá hủy khu kho dọc sông Hàn không thực hiện được nên tiểu đội đồng chí Nguyễn Đỏ ở trụ sở Ủy ban Hành chính đã hết đường về!
Sau này giờ nổ súng đã được xác định trong cuộc hội thảo do Bộ tư  lệnh Quân khu 5 xác nhận ngày 22 tháng 12 năm 1995 tại Đà Nẵng. (Đồng chí Phan Hoan, tư  lệnh quân khu chủ trì). Các đại biểu xác nhận 4 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946 điện thoại không sao liên lạc được với trung đoàn.
Tôi hai lần đạp xe đạp đi tìm nhưng không biết các anh đã chuyển đi đâu. Tình hình hết sức nguy ngập. Sau giờ nổ súng, anh Nguyễn Thùy mới về tới sở chỉ huy, mặt cắt không còn hạt máu. 20 giờ ngày 21 tháng 12 năm 1946, đồng chí Đàm Quang Trung cùng đồng chí Nguyễn Bá Phát đến mặt trận xem xét tình hình, tuyên bố cách chức Nguyễn Thùy. Anh Trung giao cho đồng chí Nguyễn Bá Phát đảm nhiệm chức  trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 và chúng tôi bước vào một giai đoạn quyết liệt hơn.
Mãi đến 8 giờ sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, địch mới tổ chức được phản kích trên các hướng : chợ Hàn, nhà thờ, ngã Năm và hướng cầu Vồng, chợ Cồn, ga xe lửa. Pháo hạm bắn dữ dội từ 6 giờ sáng vào Thanh Khê, Phước Tường, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn. Nhân dân đã sơ tán trong đêm, chỉ còn lại một số Hoa kiều. Nhà máy điện bị phá hủy từ 6 giờ sáng do tổ anh Nguyễn Đa phụ trách. Khu sân bay vẫn liên tục bị pháo kích. Trung đội của đại đội 1 lui về khu vực đã có công sự, trong đội hình của đại đội 2 và 3 đánh trả quyết liệt ở khu chợ Hàn, Thái Thị Bôi. Địch không phát triển được hướng Cầu Vồng, chợ Cồn. Tiểu đoàn 18 cũng đã chặn đứng được địch. 10 giờ, tiểu đoàn 100 do đồng chí Nông Thái Sơn và Hoàng Văn Giao tăng cường hướng tiểu đoàn 17. Đồng chí Lê Hữu Đức trực tiếp chỉ huy đại đội 2 ở Ngã Năm; tôi đến đại đội 3 khu nhà thờ. Có lực lượng tăng cường, đồng chí Đức đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ta tập trung hỏa lực mạnh , dựa vào khu Cổ Viện Chàm và nhà thờ, đẩy lui nhiều đợt phản công của địch. Xác địch chết nằm dọc đường, và tới 16 giờ, thế trận hai bên không có gì thay đổi. 18 giờ, tiểu đoàn 100 lui về Nam Đò Xu, tăng cường lực lượng cho Hà Thân và Ngũ Hành Sơn.
Ngày 21 tháng 12 năm 1946, chiến sự  diễn ra ác liệt ở khu vực bót Đội Cung, hãng Mic, khu Mả Tây, nhà ga. Chúng ta duy trì cuộc chiến đấu cho đến 17 giờ, sau đó theo kế hoạch chuyển về tuyến 2 gồm Cẩm Lệ, Nghi An, Phóng Lệ, Phước Tường. Tiểu đoàn 18 về ngã ba Thanh Khê, chân đèo Đại La, Phước Tường (thay cho đại đội của tiểu đoàn 19). Tiểu đội đồng chí Nguyễn Đỏ đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đồng chí Nguyễn Đỏ nhảy từ lầu hai xuống, quyết không để lọt vào tay giặc. Qua hai ngày chiến đấu, Trung đoàn 96 đã diệt trên 500 địch, phá hủy khu sân bay. Phía ta hy sinh và bị thương 200 đồng chí.
Hàng vạn thanh niên nam nữ từ các huyện điều ra mặt trận. Chỉ trong vòng ba đến năm ngày, một hệ thống chiến hào, giao thông hào kéo dài từ Ngũ Hành Sơn, Phó Xu, Cẩm Lệ, Phước Tường, Nghi An, Thanh Khê, Đa Phước, Nam Ô đã được xây đắp khá kiên cố. Dựa vào thế trận có lợi đó, các tiểu đoàn 17, 18 liên tục đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Sau gần 10 ngày giao tranh với ta, dưới sự chi viện của pháo hạm, địch đã đổ quân lên Liên Chiểu, đánh chiếm đèo Hải Vân. Cánh quân từ  Huế cũng phối hợp với lực lượng từ Phú Lộc kéo vào. Địch đã nối được Đà Nẵng - Huế. Tuy vậy, từ đầu tháng 1 năm 1947, đèo Hải Vân vẫn không an toàn cho địch, luôn bị lực lượng dân quân ở nam Thừa Thiên chặn đánh. Đại tá Rô-giê chỉ huy tiểu khu Đà Nẵng và 100 tên khác vĩnh viễn không trở về với vợ con.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:31:24 am »

Sau khi địch chiếm đèo Hải Vân, tiểu đoàn 19 của ta đã chuyển về Phò Nam, Quang Nam, Xuân Thiều, xây dựng chiến khu Trường Định; một đại đội có nhiệm vụ  phối hợp với huyện Phú Lộc chuyên đánh địch trên tuyến đèo Hải Vân.
Tiếng súng không ngừng nổ trong nội thành. Thành phố Đà Nẵng về đêm không một ánh đèn, trừ khu bọn Pháp ở được thắp sáng bằng máy phát điện nhỏ. Ngọn hải đăng trên chóp núi Sơn Trà vẫn quay đều để báo hiệu cho tàu biển.
Màn đêm thật u tịch, sương mù dày đặc. Các tổ trinh sát được bố trí bám sát mục tiêu trong khu nội thành để theo dõi địch và đánh địch ban đêm.
Chiều ngày 24 tháng 12 năm 1946, theo kế hoạch, đồng chí Túc, chiến sĩ công binh đã dùng xe ray mang theo 100ki-lô-gam mìn dẻo (DINAMIT) có hẹn giờ từ Cẩm Lệ theo trục đường sắt và phát nổ sát sân bay. Một tiếng nổ có sức chấn ép mạnh đã làm sập đổ nhà cửa còn lại của sân bay, ảnh hưởng cả đến chợ Mới,  mả Tây.
Từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12, trong mấy đêm liền ,tôi  đưa trung đội vào tập kích khu vực Cổ Viện Chàm, nhà thờ, ngã Năm, bót Đội Cung, ...  Cùng lúc hướng Cầu Vồng, chợ Cồn, khu kho ở dọc tả ngạn sông Hàn (cảng), tiếng súng của ta đã dồn dập nổ giòn. Pháo chiếu sáng cả thành phố. Khi lui quân, các trung đội đều thu về từ hai đến ba ki-lô-mét dây điện thoại. Tiếng pháo cầm canh của địch chốc chốc lại hướng về trận địa ta và cối 81 ly của ta cũng bắn trả về khu sân bay. Sân bay Đà Nẵng vẫn bị uy hiếp không sử dụng được. Đến cuối tháng 1 năm 1947,  khi lực lượng ta đã về tuyến 3, Túy Loan, Yến Nê, chân đèo Đại La, tuyến Miếu Bông, Ngũ Hành Sơn, nam Đò Xu. Dựa vào ưu thế của địa hình, các đơn vị thuộc Trung đoàn 93 vẫn kiên cường bám trụ.
Từ chủ động đến bị động có nguy cơ đưa đến bao rủi ro khôn lường của một chủ trương, nhất là trong chiến đấu (nói hẹp) và trong chiến dịch (nói rộng). Khởi đầu một cuộc chiến tranh giải phóng ở Đà Nẵng là một sự phối hợp của cả nước trong ngày toàn quốc kháng chiến nên không thể hiểu ở nghĩa hẹp. Mặc dù bị động như vậy, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng  đã bình tĩnh, cương quyết đánh phủ đầu địch khi mà ta đã tạo được thế mới. Đây là sự thật lịch sử, không thể cường ngôn làm sai lệch nó đi. Các đồng chí Đàm Quang Trung, Nguyễn Bá Phát, Trần Đình Thi, Nguyễn Thùy và chúng tôi (các cán bộ tiểu đoàn) như bóng với hình, luôn luôn đi sát đơn vị, sát các lực lượng nam nữ  thanh niên, ngày đêm cùng họ đào chiến hào, công sự, vận tải, cứu thương.
Tuy vô cùng khó khăn nhưng tỉnh Quảng Nam cũng đã xuất ra hàng trăm tấn gạo, hàng chục triệu đồng để bảo đảm cho công việc phục vụ chiến trường. Lúc này, địch không có phi cơ hoạt động nên trên dọc phía nam sông Thanh Khê, Nam Ô, về đêm còn vui hơn ngày hội.
Với sức mạnh tổng hợp của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng, của Trung đoàn 93, Trung đoàn 96 và du kích địa phương, ta đã chặn đứng được bước tiến của quân thù, gây cho chúng nhiều tổn thất; đảm bảo công cuộc chuẩn bị lâu dài ở hậu phương. Gian khổ, ác liệt là thế, nhưng trên khuôn mặt mọi người đều toát lên một niềm tự hào, kiêu hãnh và đêm đêm vẫn vang vọng đâu đó những lời ca của những thôn nữ với chiếc đàn ghi - ta của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Phan Quang Định và sáo trúc của các chàng vệ quốc, dân quân.
Đại tá Nguyễn Lai, nguyên là trung đội trưởng trung đội 9, đại đội 3, tiểu đoàn 17, trong một bài viết của mình, đã tâm sự :
"Tôi và ba đồng chí nữa, trong đó có anh Lê Ngân Hà, được điều về tiểu đoàn 17 chỉ hai ngày sau toàn quốc kháng chiến. Tiểu đoàn 17 là tiểu đoàn bảo vệ nội thành Đà Nẵng, sân bay, là một trong hai tiểu đoàn cứng nhất của trung đoàn 96. Tiểu đoàn gồm nhiều chiến sĩ đã được thử lửa ở Nha Trang. Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Lê Kích chiến sĩ khởi nghĩa Ba Tơ, được anh em ca ngợi là một người chỉ huy kiên quyết, dũng cảm, mưu trí, quả đoán. Anh gặp chúng tôi với những lời nhắn nhủ và chỉ thị ngắn gọn. Tôi chỉ còn nhớ một ý sau cùng của anh: "Các anh tuy học ở trường quân sự ra nhưng chưa chiến đấu, do đó không thể phân công chức vụ như giấy giới thiệu được. Trung đoàn giới thiệu chúng tôi về làm trung đội phó. Trước mắt tôi chỉ giao cho các anh chỉ huy một tiểu đội thôi. Anh nào không đồng ý, cho tôi biết, tôi sẽ gởi trả về trung đoàn”.
Chẳng có ai không đồng ý cả. Bất cứ cương vị gì cũng được, miễn là được chiến đấu”.
Không có gì vui sướng hơn khi đọc lại những câu trong cuốn “Lịch sử đấu  tranh cách mạng huyện Hòa Vang”:
"Từ lúc địch đánh rộng ra, cuộc chiến đã mang tính chất toàn dân đậm nét. Suốt thời gian chống cự với địch ở phía tây bắc Hòa Vang, tiểu đoàn 19 chủ yếu dựa vào nguồn tiếp tế của nhân dân"... hay ở Đại Lộc: "Lực lượng vũ trang huyện đã phối hợp tiểu đoàn 17 và tiểu đoàn 18 thuộc Trung đoàn 96 và Trung đoàn 93 của tỉnh, liên tục chặn đánh trên đường 14B và đường 100. Nhiều trận đánh đã diễn ra ở Gò Cà (Phú Hiệp), Gò Muồng (Đại Hòa), động Hà Sống (Đại Hồng)... Ngày 26 tháng 3 năm 1947, trong một trận phục kích tại Ba Khe, ta diệt gọn hai trung đội, thu nhiều vũ khí. Từ chiến thắng này ta có câu hát "Ba Khe nấm mồ năm xưa còn đó".
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:34:23 am »

Còn ghi mãi trong ký ức của chúng tôi, những người tham gia trận đánh. Đó là 16 giờ ta kiềm chế cánh quân vượt sông Cẩm Lệ tới, tập trung hỏa lực cối 81 ly và 3 khẩu 12,7 ly, đánh tạt hai bên sườn một đại đội địch ở Gò Cà, diệt gần hai trung đội Âu Phi, đẩy lùi địch về phía Túy Loan bên kia sông.
Lại thêm một lần nữa, theo tinh thần chỉ đạo của hội nghị chính trị của Trung ương Quân ủy, chúng ta kết hợp giữa phòng ngự trận địa ngăn chặn bước tiến của quân địch, và đánh vận động, tập trung binh, hỏa lực đánh mạnh vào bên sườn và sau lưng quân địch.
Vận dụng tinh thần chỉ đạo của trên, lãnh đạo Khu 5 và tỉnh đã lệnh cho Trung đoàn 96 và Trung đoàn 93 phải giữ vững thế trận trên tuyến sông Thu Bồn, chặn đứng địch trên tuyến Hà Nha - Hà Sống, giữ vững vùng tự do phía tây Đại Lộc, bảo vệ đường liên lạc Bắc Nam và giữ  vững đường dây chỉ huy thông suốt, kịp thời bổ sung và tăng cường lực lượng chiến đấu; tích cực phát động chiến tranh du kích vùng địch tạm chiếm.
Đầu hè 1947, anh Nguyễn Bá Phát cùng anh Võ Quang Hồ và tôi đã từ vùng tây Đại Lộc, vượt qua hai con sông lớn của quê hương - Thu Bồn và Vu Gia - đến sở chỉ huy mặt trận ở La Pháp, để quán triệt tinh thần chỉ thị mới. Một trận lụt lớn xảy ra gây không ít khó khăn cho nhân dân, nhưng cũng làm cho địch gặp trở ngại gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, quân Pháp sau khi chiếm được Ái Nghĩa, nhận thấy bộ đội ta vận dụng chiến thuật mới, không phòng ngự cứng nhắc để giữ đất mà đẩy mạnh hoạt động vào vùng tạm chiếm, chúng liền thực hiện chủ trương nối liền đường 14B, mở cuộc tấn công đợt 2 lên Hà Tân, Hội Khách, Thạnh Mỹ để chiếm đóng Bến Giằng, nhằm cắt đứt con đường liên lạc Bắc Nam.
Với kinh nghiệm và nỗ lực của bản thân, trong vòng 4 tháng đương đầu với địch, chúng tôi đã liên tiếp cùng lực lượng địa phương đẩy lùi 3 lần địch tiến công lên Hà Tân. Bị nhiều tổn thất ở Ba Khe - động Hà Sống, Hà Tân, Hội Khách và Thạnh Mỹ, địch phải rút chạy một mạch về Ái Nghĩa. Sau khi hoàn hồn, chúng lên chốt lại Núi Lở, Định An cho đến cuối năm 1954.
Chiến thắng lớn ở Đà Nẵng là kết quả của sự chỉ đạo chiến thuật sáng suốt của cấp trên, sự cố gắng của đơn vị và chính nó đã làm bộc lộ rõ sự thua kém của địch về nhiều mặt, nhất là về mặt chính trị.
Đánh địch ở chính diện:
- Động Hà Sống-Ba Khe và Ô Gia-Gia Cốc.
Ngày 28 tháng 3 năm 1947, địch mở cuộc tiến công trên hai hướng nhắm vào vùng tây Đại Lộc. Lực lượng chúng sử dụng gồm một tiểu đoàn tăng cường phần nhiều là quân tinh nhuệ Âu Phi, một chi đội bọc thép 24 chiếc, một đại đội pháo 105 ly và 4 máy bay Spi-frai.
Từ 8 giờ sáng, một cánh quân gồm 1 đại đội bộ binh và 8 xe bọc thép từ Đại Lộc vượt qua sông Vu Gia tiến về Ô Gia, Gia Cốc đến bắc sông Thu Bồn . Cánh chủ yếu gồm 2 đại đội bộ binh và 16 xe bọc thép tiến theo trục đường Ái Nghĩa, Hà Tân.
Ở Ô Gia một cánh quân lớn, xuất phát từ  Hà Nha tiến theo trục đường 14B, đồng thời có một mũi bọc sườn theo chân núi ở phía bắc động Hà Sống. Để phối hợp với cánh quân này, cánh quân ở phía nam sông Vu Gia tiến về Cấm Muồng và Hà Vi. Chúng không thể sử dụng cơ giới trên đường 14B vì quân dân ta đã phá đường dựng nhiều chướng ngại vật, đặt mìn ngăn chặn.
Kế hoạch đánh bại cuộc hành quân này đã được Trung đoàn chuẩn y. Đó là dựa vào địa thế thuận lợi và thế trận đã chuẩn bị, kiên quyết chặn đứng địch ở phía tây động Hà Sống, bằng cách dùng hỏa lực mạnh, cối 81 ly, 60 ly, trọng đại liên, bẻ gãy hai cánh quân vu hồi của địch, đồng thời đánh mạnh vào phía Hà Nha (sau lưng địch).
Đồng chí Lê Hữu Đức, tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy phối hợp chiến đấu giữa hai đại đội 2 và 3 (thiếu một trung đội). Trung đoàn cũng đã điều một đại đội bộ binh và tập trung cối, trọng liên tăng cường cho tiểu đoàn 17 để bảo đảm chắc thắng.
Trong khi đó, Trung đoàn 93 cũng nhận lệnh của mặt trận dùng hỏa lực tập kích Ái Nghĩa, hậu cứ của địch, và đánh mạnh trên trục đường từ Vĩnh Điện lên Ái  Nghĩa để phối hợp với Trung đoàn 96.
Như vậy trận động Hà Sống - Ba Khe là trận quyết chiến lớn có sự thống nhất chỉ huy của Trung đoàn 96, của cả mặt trận. Để theo dõi cuộc chiến đấu, trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát và một bộ phận cơ quan chỉ huy tiền phương của trung đoàn có mặt ở phía tây động Hà Sống (Hà Tân).
Mũi vu hồi bắc sông Vu Gia của địch bị bẻ gãy. Đồng chí Vĩnh, đại đội phó đại đội 3 đã sử dụng trọng liên 12,7 ly và đại liên, hai cối 60 ly bất ngờ nổ súng đánh mạnh vào cánh quân địch đang tiến theo chân núi Sơn Gà. Lúc đó là 13 giờ.
Mũi vu hồi phía nam sông Vu Gia bị đánh lui. Lực lượng ta ở đây có đại đội 3 do đồng chí Kính chỉ huy, được tăng cường hai khẩu 12,7 ly, hai khẩu 81 ly. Đồng chí Lê Hữu Đức chỉ huy thống nhất, đã đánh bật ba đợt tiến công của địch, không cho chúng vượt qua con đường duy nhất Cấm Muồng. Ta còn dùng hỏa lực đánh sau lưng. 14 giờ cánh quân địch này tháo chạy.
Dự  kiến địch nhất định cố tiến về phía động Hà Sống - Ba Khe theo trục đường 14 , ban chỉ huy tiểu đoàn gồm có tôi và chính trị viên Lê Đức Tham liên lạc chặt chẽ với đồng chí Lê Hữu Đức. Đồng chí Lê Hữu Đức chủ trương : Tập trung toàn bộ hỏa lực của đại đội 3 ở phía nam sông lên Cấm Muồng. Khi địch tiến công thì đánh tạt sườn về phía sau bọn địch ở bắc sông thật mãnh liệt. Bí mật đưa lực lượng hỏa lực vừa đánh thắng ở ven chân núi về áp sát Hà Nha, phía đông động Hà Sống, phối hợp với đại đội 1 ở chính diện, đánh bại cuộc tấn công của địch.
Đúng 15 giờ, sau gần 30 phút pháo bắn chuẩn bị và máy bay oanh tạc, địch ồ ạt tiến công lên động Hà Sống theo đường 14B. Xe bọc thép bị chướng ngại vật và mìn hạn chế, tiến rất chậm. Bộ binh địch bị các súng trọng liên của ta từ bên nam sông và từ chính diện, dồn dập đánh trả, chúng bị thương vong nhiều. Lúc bấy giờ chưa có súng bắn xe tăng, cho nên chúng tôi tập trung diệt bộ binh và dùng ba khẩu trọng liên bắn từng chiếc xe thiết giáp một, đạt kết quả tốt. Địch phải rút chạy về núi Lở ở Ái Nghĩa.
Trên cả ba hướng, ta đã diệt trên một trăm tên địch, thu nhiều vũ khí trang bị. Phía ta có 26 đồng chí hy sinh và 32 người khác bị thương. Trận đánh diễn ra khá ác liệt. Tôi, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 17, chỉ huy trực tiếp bắn trọng liên 12,7 ly. Một lần có 6 quả đạn 105 ly của địch rơi xuống nổ cách khoảng 10 mét. May mắn các vị chỉ huy cũng như trận địa 3  khẩu trọng liên không việc gì, vì đạn pháo rơi trúng một hẻm sâu. Sở chỉ huy  tiền phương của trung đoàn trưởng cũng bị máy bay đột kích, phải rời chỗ, không có ai bị thương vong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:36:52 am »

Đánh mạnh vào địch hậu - Tập kích lớn sân bay Đà Nẵng.
Ngay sau hội nghị mặt trận triệu tập ở La Tháp, anh Nguyễn Bá Phát, Võ Quang Hồ và tôi đã bàn bạc và nhất trí với nhau, muốn ngăn chặn  bước tiến của địch, cần phải đẩy mạnh hoạt động phía sau lưng chúng, như chủ trương của Ủy ban Quân sự đã được thảo luận trong hội nghị.
Chúng tôi thông báo với đồng chí Đàm Quang Trung. Đồng chí chỉ thị Trung đoàn 93 phối hợp hành động. Chúng tôi thống nhất với nhau một kế hoạch hoạt động và rút kinh nghiệm để phát động chiến tranh du kích ở địch hậu. Tiểu đoàn 18 tập kích vào Thanh Khê và khu tây Đà Nẵng. Tiểu đoàn 19 vào Nam Ô, Liên Chiểu, tiểu đoàn 17 vào sân bay và nội thành Đà Nẵng. Đề nghị của Trung đoàn 93 cho đánh vào Hội An và Vĩnh Điện được cấp trên chấp nhận.
Địch có viện binh từ  Pháp sang. Ở mặt trận Đà Nẵng có tàu chiến và máy bay yểm hộ. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chúng mở cuộc tiến công quy mô lớn nhất để phá vỡ vòng vây của ta.
Tờ mờ sáng, trong sương mù dày đặc, một tiểu đoàn quân Pháp đổ bộ lên bãi cát Phú Lộc, chiếm ngay đồi Đa Phước rồi từ đó men theo chân núi đánh thẳng vào chiếm đèo Đại La. Đèo Đại La nằm trên con đường chạy từ Đà Nẵng qua Hòa Mỹ lên tận phía tây núi Phước Tường, bọc sau lưng lực lượng chủ yếu của Trung đoàn 96, chặn con đường rút lui của ta. Từ đó, quân Pháp cho một cánh quân đánh xuống rừng cấm Hòa Mỹ, nơi đặt cơ quan chỉ huy tiền phương của ta. Trong khi đó, ở chính diện, từ ngã tư Yên Khê, chúng mở một lúc ba mũi tiến công, đột phá vào trận địa ta.
Mũi thứ nhất, theo quốc lộ 1, xuyên qua các tuyến phòng ngự của ta ở Yên Khê, Trung Ngãi lên ngã ba Hòa Mỹ, phối hợp với cánh quân ở đèo Đại La đánh xuống, dồn bộ đội ta vào một cái túi để tiêu diệt.
Mũi thứ hai từ sân bay, dùng phi pháo áp chế để tiến lên quét sạch bộ đội ta, chiếm các điểm khống chế sân bay.
Mũi thứ  ba tiến lên Nam Hòa An, đẩy lùi bộ đội ta đang đứng ở hai bên đường Quốc lộ 14B từ Nghi An lên Phú Hòa - Túy Loan, mở rộng vùng an toàn phía nam cho sân bay Đà Nẵng.
Trung đoàn 96 đứng trước cuộc chiến đấu sống còn. Nếu địch chiếm được ngã ba và rừng cấm Hòa Mỹ, thì các đơn vị chủ lực của ta không tránh khỏi bị tiêu hao nặng. Nếu địch chiếm được các tiêu điểm của Nghi An - Phước Tường, thì không những tiểu đoàn 17 bị đòn nặng nề, mà lực lượng chủ yếu của trung đoàn ở Yên Khê - Hòa Mỹ bị đánh tạt sườn, bị dồn vào một cái túi thắt chặt. Quả thật lúc này Trung đoàn 96 đối mặt với thử thách ác liệt nghiêm trọng nhất kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến đấu.
Ngày 6 tháng 4 năm 1947, trong một đêm tối trời, tôi và đồng chí Phạm Ấn Sơn, đại đội trưởng đại đội 1, chỉ huy đơn vị (được tăng cường 4 khẩu cối 60 ly, ba trọng liên và một tiểu đội trinh sát) tiến về Đà Nẵng. Cuộc hành quân an toàn, thuận lợi, vì địch chỉ chốt một số điểm cao.
Trong hồi ký của mình, đại tá Phạm Ấn Sơn, nguyên đại đội trưởng đại đội 1, nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn 17, đã có những trang viết đầy tình nghĩa với tôi.
"Được sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Lê Kích, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 17, một cán bộ năng nổ, linh hoạt với những chủ động đánh địch trong thành phố Nha Trang, đại đội chúng tôi càng lập được nhiều chiến công ngay từ những ngày xáp mặt với quân thù, từ trung tâm thành phố Đà Nẵng".
Tôi nhận được lệnh cho đại đội 1 đóng quân đối diện trực tiếp với quân Pháp, ở bên này đường và bên kia đường giữ  trung tâm thành phố.
Riêng đại đội tôi có nhiệm vụ tối tối đi tuần tra với quân Pháp. Mỗi bên một tiểu đội, đi từ 19 giờ đến 20 giờ. Hai bên có những va chạm hay có bất đồng gì thì có Ban Liên kiểm Việt - Pháp giải quyết. Bên ta, lúc đầu do đồng chí Hoàng Đình Phu, sau do đồng chí Lê Hòa làm trưởng ban. Đại đội được ưu tiên mỗi tháng có phiếu do chủ tịch thành phố Trần Đình Chi ký, cho lãnh ba ngàn bao thuốc lá MIC, có thể bán lấy tiền tiếp bọn sĩ quan Pháp từ thiếu úy trở lên. Thuở ấy, đất nước, quân đội ta quá nghèo, mỗi lần lãnh thuốc về bán, tôi rất xúc động.
Ngày 14 tháng 7 năm 1946 là ngày Quốc Khánh nước Pháp. Bọn Pháp tổ chức duyệt binh, mời ta tham gia. Được phép cấp trên, tôi chỉ huy một đại đội chọn lọc của tiểu đoàn tham dự. Bên Pháp do một đại uý chỉ huy một đại đội. Bộ đội ta ăn mặc rất đẹp, được trang bị đầy đủ. Nhân dân thành phố Đà Nẵng đi xem, tán thưởng, tự hào.
Đêm 19 tháng 12, từ 2 giờ sáng, đại đội 1, tự vệ thành và đồng bào, nhất  là  nam nữ thanh niên, gấp rút hoàn thành việc xây dựng công sự trên các con đường Bạch Đằng, Trưng Vương, Thái Thị Bôi ... Tất cả bàn ghế, tủ giường đều được mang ra làm chướng ngại vật chắn ngang các con đường địch có thể tiến quân nhằm nối liền trung tâm thành phố với sân bay. Đến 5 giờ sáng thì mọi việc đã sẵn sàng nhưng ta không chủ động tiến công địch theo kế hoạch được. Tiểu đoàn 18 đã chiến đấu rất ác liệt từ trụ sở Ủy ban Hành chính thành phố,dọc theo các đường Trần Phú và Bạch Đằng, lên Nhà Thờ, Ngã Năm và theo hướng Cầu Vồng, Chợ Cồn, ga Đà Nẵng.
Trong  phạm  vi  tiểu đoàn 17,  đồng chí Lê Hữu Đức, tiểu đoàn phó  trực  tiếp chỉ huy đại đội 2 đánh địch mạnh mẽ ở Ngã Năm. Tôi đến Nhà Thờ, trực tiếp chỉ huy đại đội 3 và đại đội 1, đánh địch dọc theo đường  Trần Phú và Bạch Đằng. Những trận quyết chiến đã diễn ra tại trụ sở  Ủy Ban hành chính tỉnh, nơi tiểu đội Nguyễn Đỏ đã chiến đấu đến người cuối cùng, như một chuyện thần thoại. Những tổ, những tiểu đội chiến đấu ở nhà bưu điện, trụ sở Việt Minh, nha Hải quan. Cổ Viện Chàm  đã  trở  thành trung tâm đề kháng mạnh, chi viện cho các ổ chiến đấu của ta ở gần đấy. Cây súng 12,8 ly của tiểu đội Nguyễn Biết có vai trò rất lớn ...
Cuộc chiến đấu trong nội thành diễn ra đến chiều ngày 21 tháng 12. Nhưng ngay từ đêm đầu tiên, khi địch cụm lại ở Cổ Viện Chàm và bót Đội Cung (ngã tư đường Hoàng Diệu hiện nay), các đơn vị của tiểu đoàn 17 bắt đầu những hoạt động du kích quấy rối địch ở hai vị trí quan trọng này, mở đầu cho việc đánh địch cả trước mặt và sau lưng.
Cuộc chiến đấu trong thành phố đã đạt được mục đích là tiêu hao một phần sinh lực địch. Ta bao vây ngăn chặn chúng trong 3 ngày để  đồng  bào kịp tản cư và các cơ quan có thể chuyển về tuyến sau, các huyện phía trong có thời gian tổ chức kháng chiến.
Ngày 24 tháng 12 năm 1946, tôi nhận được lệnh của mặt trận và của trung đoàn bí mật cho đơn vị hành quân về giữ Nghi An - Phước Tường, những điểm cao án ngữ phía tây sân bay, khống chế vị trí quan trọng của địch, đồng thời giữ không cho địch đánh chiếm các điểm cao chiến lược, bảo vệ sườn bên phải cho các tiểu đoàn 18, 19 phòng ngự ở Phú Lộc - ngã tư Yên Khê - đèo Đại La.
Hàng trăm dân quân đã giúp chúng tôi đào đắp được những hầm hố và những đoạn hào giao thông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:42:55 am »

Đại tá Phạm Ấn Sơn viết tiếp:
“... Trong hai đêm 25 và 28 tháng 12, chính tiểu đoàn trưởng Lê Kích đã  lần  lượt đưa từng trung đội vào tập kích các khu Cổ Viện Chàm, Ngã Năm,  bót Đội Cung phối hợp nhịp nhàng với các hoạt động của ta ở Cầu Vồng, Chợ Cồn. Trong khi đó, ta cũng dùng súng cối 81 ly bắn vào  sân  bay  để  đáp  lại  những  cuộc pháo kích của chúng vào các trận  địa  của  ta...
... Với sự có mặt của tiểu đoàn trưởng Lê Kích, cán bộ và chiến sĩ ta  gan góc chịu đựng pháo đạn của địch, chờ chúng đến gần mới phát dương hỏa lực. Từ cao điểm ưu thế, quân ta đã làm cho địch hoảng sợ, không dám tiến mà dần dần tháo lui về sân bay. Địch chết và bị thương khoảng một trung đội. Chúng bỏ lại hai xác chết. Bên ta bốn chiến sĩ bị thương nhẹ. Đáng tiếc, anh Tạ Bá Bến, một chiến sĩ Nam tiến, đã hy sinh.
... Ngày 12 tháng1 năm 1947, có lệnh của Mặt trận cho đại đội về chặn đánh địch ở  đèo Đại La. Trước đó, ngày 7 tháng 1, quân Pháp đã mở cuộc tiến công quy mô rộng lớn, phối hợp hải - lục - không quân, trên cả hai mặt trận ngã tư Yên Khê - đèo Đại La và Nghị An - Phước Tường. Sau một ngày chiến đấu ác liệt chưa từng thấy, trung đoàn đã bảo toàn được lực lượng, chủ động rút về tuyến thứ ba. Tiểu đoàn 19 vây hãm quân Pháp từ đèo Hải Vân qua Thủy Tú - Quan Nam, Tiểu đoàn 18 vây địch ở An Ngãi - Tùng Sơn - Phú Thượng . Tiểu đoàn 17 đánh địch ở Phú Hạ - đèo Đại La - Thạch Nham - Túy Loan. Sở chỉ huy  trung đoàn đóng ở Trúc  Hà.
Đại đội 1 có sáu ngày tiếp theo để quan sát thực địa, kiến thiết trận địa, bố trí hai tổ cảnh giới trên mỏm núi kiểm soát đường đèo Đại La xuống Phú Hạ cả ngày lẫn đêm.
5 giờ sáng ngày 2 tháng 2 năm 1947, trạm cảnh giới báo về đại đội : Một đại đội địch, hầu hết là Âu Phi, lợi dụng sương mù phủ khắp núi rừng, chia làm hai mũi tiến công ta. Khi chúng cách trận địa của ta một ki lô mét, đại đội đã nhanh chóng triển khai chiến đấu. Tôi nhắc anh em để địch đến cách hơn một trăm mét thì cho hai khẩu đại liên phát hỏa. Hỏa lực của ta mở rộng tầm bắn, khống chế cả đường đèo rất chính xác, địch bị rối loạn ngay từ đầu. Trận đánh kéo dài một giờ, địch phải rút chạy, bỏ lại 49 xác chết.
Tiểu đoàn trưởng Lê Kích, nêu gương dũng cảm tuyệt vời, năng động dẫn đơn vị truy kích địch gần hai ki lô mét đến tận đỉnh Đại La".
Tại đỉnh đèo Đại La hiện nay còn tấm bia ghi lại chiến công này.  Tấm  bia  ghi  rõ:
"Tại đây mờ sáng ngày 7 tháng 1 năm 1947, địch huy động toàn lực mở trận tiến công lớn, nhằm phá thế vị bao vây trong nội thành.
Cánh quân đánh lên hướng này bị tiểu đoàn 19 và một đại đội của tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 96 đánh lui cả năm đợt xung phong lên đèo. Ta tiêu diệt nhiều lính Âu Phi, bẻ gãy trận tấn công, giữ vững được trận địa.
Đến ngày 17 tháng 2 năm 1947, hai đại đội lê - dương hùng hổ liều chết đánh lên mở đường qua đèo, bị tiểu đoàn 17 thuộc Trung đoàn 96 và một tổ du kích địa phương chặn đánh  quyết liệt. Tuy vũ khí ta dùng còn thô sơ, nhưng với tinh thần quyết thắng, lại thêm có lợi thế, nên đã gây cho địch tổn thất lớn. Chúng hoang mang hỗn loạn quay lui, ta thừa thắng truy kích, chúng chạy hơn một ki lô mét. Ta diệt tại chỗ 42 tên, thu một trung liên, một máy vô tuyến điện, mười tám tiểu liên, nhiều súng trường và các trang bị khác".
2 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 1947, tiếng súng dồn dập nã vào sân bay, bót Đội Cung, Ngã Năm . Kho chứa nhiên liệu của địch ở sân bay bốc cháy. Trong khi đó, súng cũng nổ giòn ở ngã ba Thanh Khê và Liên Chiểu. Kho xăng Liên Chiểu phát hỏa. Pháo địch bắn dồn dập về Cẩm Lệ, Thanh Khê. Pháo chiếu của  địch soi sáng cả nội thành. Xa xa tiếng súng cũng nổ ở Hội An, Vĩnh Điện. Thiệt hại của  địch ta không thể nắm được hết, nhưng tiếng súng nổ giòn vang lên ở vùng địch hậu đã gây được niềm tin tưởng và phấn chấn trong nhân dân, sau những tháng địch liên tiếp tấn công ta.
Chúng tôi có thể lui quân theo đường đã hành quân, vì có một mạng lưới du kích, trinh sát bảo đảm. Đồng chí Phạm Ấn Sơn theo ven chân núi Sơn Gà đưa đơn vị về Ba Khe - Hà Tân. Tôi cùng với một trung đội ở lại bố trí phục kích bất ngờ, diệt một trung đội địch tại Cầu Chìm, cách Ái Nghĩa không xa, thu 18 súng các loại. Trận đánh có hiệu quả cao vì đã nắm được quy luật tuần tra của địch hàng ngày. Đây cũng là những trận mở màn cho phát động cuộc chiến tranh nhân dân vùng tạm chiếm; hoạt động của biệt động nội thành sau này.
Đến đây có sự thay đổi cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn. Tôi thay đồng chí Võ Quang Hồ, làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18. Đồng chí Võ Quang Hồ được điều động về Khu làm giám đốc trường cán bộ đại đội quân sự. Đồng chí Lê Hữu Đức, tiểu đoàn phó, lên thay tôi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 17.
Ngày 19 tháng 8 năm 1948 tại Quảng Ngãi, trước khi đi Hạ Lào, tôi đã làm lễ thành hôn với cô Lê Thị Mai Khanh. Cô Lê Thị Mai Khanh, ngay từ lúc chào đời đã không biết mặt cha. Cô sinh ra trong một gia đình rất nghèo mang dòng máu cha Pháp mẹ Việt. Bà mẹ phải đi làm thuê, giữ con cho nhà giàu. Nhờ một phần trợ cấp theo diện con lai nên cô Khanh mới có tiền ăn học. Đến năm 1942, cô Mai Khanh đậu bằng đíp - lôm (diplome) được bố trí làm thủ quỹ ở nhà hàng Mo - ran (Moran) Đà Nẵng. Khi tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, cô Mai Khanh tham gia hoạt động ở thành phố Đà Nẵng và đảm nhận cương vị trưởng ban bình dân học vụ huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Năm 1949, cô Mai Khanh tham gia quân tình nguyện ở Hạ Lào, dạy văn hóa cho cán bộ ở phòng Biên Chính Khu Hạ Lào, phó ban văn hóa và được tặng bằng khen của tỉnh Quảng Nam do chủ tịch tỉnh Nguyễn Thúy ký; một bằng khen do Phòng Biên chính Khu Hạ Lào tặng, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Huy Chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất.
Mai Khanh là một cô gái đẹp, giỏi cả cầm - kỳ - thi - họa, rất được nhiều chàng trai ngày ấy để ý. Chúng tôi lấy nhau. Mai Khanh sinh được bốn người con. Đó là, Lê Thị Mai Phương, Lê Du Lâm (thiếu tá công an), Lê Du Anh và Lê Thị Mai Hoàng. Tất cả những người con này hiện đang sinh sống và công tác ở Đà Lạt. Cho đến bây giờ Mai Khanh vẫn không biết tên cha đẻ của mình là gì. Vì chuyện này mà có người nhầm lẫn, dựng chuyện là khi tôi chỉ huy đánh vào một đồn lính Pháp, tiêu diệt kẻ thù, giết chết tên đồn trưởng quan hai Pháp, đã "bắt" người vợ lai Pháp của tên chỉ huy đưa lên ngựa phi về căn cứ, buộc "bà ta" phải làm vợ. Có người còn thêu dệt rằng, chính vì tội này, tôi đã bị Tòa án quân sự của Quân đội cách mạng tuyên án tử hình(!).
Sự thật là không phải như vậy. Người con gái làm vợ của tên quan hai  Pháp ấy  chẳng bao giờ có ở Việt Nam. Chính sự thêu dệt này mà nhiều người nghĩ  tôi bị kỷ luật và không được thăng cấp là do  lấy vợ của tên sĩ quan Pháp. Việc tôi không được thăng cấp và bị cấp trên hiểu lầm tai hại là có thật nhưng do một nguyên nhân khác mà tôi sẽ đề cập trong cuốn  sách  này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 06:48:51 am »

CHƯƠNG V
CHUYỆN KỂ TỪ ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI

Có lẽ trong suốt cuộc đời của mình, tôi không bao giờ quên những tháng năm công tác ở nước bạn Lào. Một đất nước mà trong tiềm thức của tôi là những gì đẹp đẽ nhất, quyến rũ nhất, tình cảm nhất, sâu nặng nhất.
Tôi đã  nhiều lần sang Lào. Khi thì là trưởng đoàn cố vấn quân sự của Việt Nam tại Hạ Lào, lúc thì cùng bạn Lào giải phóng Cánh đồng Chum, lúc thì cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào trong những ngày đầu tiên, chiến đấu ở thủ đô Viên Chăn và thành lập Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lào trên đường tiến quân tại thị trấn Phôn Hồng. Những tháng năm nếm mật nằm gai cùng nhân dân Lào tham gia tiễu phỉ, gây dựng phong trào cách mạng có biết bao tình cảm thân thương.
Năm 1949, tại đơn vị Lát-xa-vông, Quân đội Lào Ít-xa-la (Quân đội nhân dân Lào) đã được thành lập và do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản chỉ huy.
Tôi nhớ đầu tháng 4 năm 1949, sau một tháng kể từ ngày khu Hạ Lào được thành lập và sau hai trận chiến trong cuộc chống càn quét của địch lên căn cứ địa 5: trận Đak  Boong và Đak Ray trên cao nguyên Kà Xên (căn cứ địa 5), tôi đã có mặt ở Lào.
Theo kế hoạch chung là phát triển mạnh về đồng bằng, nơi đông dân, có nhiều lúa gạo chạy dọc từ bản Bạc đến bản Tha Hin Tek gần một trăm cây số. Một đại đội  quân tình nguyện Việt Nam do tôi chỉ huy, phối hợp với hai tiểu đội Pa-thét Lào do đồng chí Phu Ma, đồng chí Tha Von chỉ huy, qua một trận bản Tui, cách thị xã At-tô-pơ hai mươi cây số về phía đông, lực lượng cách mạng Lào đã làm chủ được vùng tả ngạn sông Sê Kông. Ở đây dân cư phần lớn là người Lào Lùm, hầu hết là nông dân, chuyên làm lúa nước.
Chúng tôi hành quân lặn lội vất vả hai ngày đêm mới đến địa điểm cách thị xã Mường Cầu mười ki-lô-mét về phía đông, và cách bản Tui chừng năm cây số. Hơn một trăm con người, hầu như kiệt sức vì dọc đường không làm sao kiếm ra được một giọt nước. Khi ở Xà-la Văng-khăng (Xà-la có nghĩa là trạm dừng chân qua đêm. Văng-khăng là địa danh) - nơi trạm dừng chân đầu tiên, có con suối vắt qua đồi, mỗi người chúng tôi đã mang theo 5 lít nước. Ấy thế mà đến ba giờ chiều, vượt qua rừng thưa, cỏ cháy, với cái nóng hơn ba mươi tám, bốn mươi độ, không ai còn lấy một giọt nước. Cổ họng ai cũng rát buốt. Đói cơm,  thiếu sắn thì còn chịu được chứ thiếu nước thì không ai chịu nổi. Tôi là chỉ huy, lòng dạ càng rối như tơ vò, nhưng phải nghĩ cách, không thể chết vì thiếu nước được.
Rừng núi điệp trùng, lạ nước lạ cái, không ai biết còn phải đi bao xa nữa mới gặp thôn buôn, gặp được dân làng. Cả đơn vị tạm dừng ở ven một con suối khô, cố sức đào đất. Đào sâu gần hai mét mới kiếm được một  ít nước. Ai cũng mừng. Chúng tôi vội chia cho nhau mỗi người một ngụm cầm hơi. Thế là xong rồi!
Đây là lần đầu tiên, tôi thấm thía nhất về việc phải hiểu tường tận nhiều mặt để bảo đảm cho một cuộc hành quân chiến đấu.
Có nước, ai cũng vui mừng nhưng khi nấu cơm, đun nước lên để uống, thật vất vả vô cùng. Mùi nước rất tanh. Màu nước lại sẫm. Nhưng giữa cái sống và cái chết, chúng tôi đành phải chọn lựa.
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ lại một sự việc tương tự  xảy ra gần 5 năm sau vụ khát Mường Cầu. Đó là khoảng hạ tuần tháng 1 năm 1954, khi  mà đoàn tiền trạm của tiểu đoàn 436 do tôi chỉ huy, chỉ còn cách bản Tà  Ngô 6 ki-lô-mét nữa thì gần một trăm người không còn lấy một giọt nước. Tôi cũng lả người, vội bảo anh em ngậm muối cho đỡ  khát. Đồng thời bảo anh em bắn súng chỉ thiên. Mỗi lần điểm xạ ba phát để báo cho dân làng kịp đến cứu nguy. Đây là quy ước và tục lệ. Đơn vị chúng tôi còn đốt khói làm tín hiệu cấp cứu.
May quá, đoàn quân đi thêm được một cây số thì gặp một rừng tre. Tôi reo lên:
- Có nước rồi!
Anh em ngơ ngác hỏi:
- Nước ở đâu thủ trưởng?
Tôi bảo chặt tre lấy nước mà dùng. Anh  em vui quá! Ai nấy đều cố gắng chặt tre, vắt nước, quên cả mệt.Không ngờ một cây tre cho gần hai đến ba lít nước.
Cùng lúc đó, dân làng Tà Ngô cũng mang nước đến cứu nguy bộ đội.
Đêm liên hoan lại đến. Đối với tôi thật bất ngờ. Cách đây năm năm tôi có biết đến một cô bé. Vậy mà giờ đây gặp lại, tôi không nghĩ cô bé ấy lại phổng phao đến thế. Cô nàng cứ đi sát bên và đấm vào lưng tôi:
- Sao anh còn trở lại ? Em vẫn đợi đến giờ đây!
Tôi thật sự bất ngờ, lúng túng. Ở chiến trường khi gặp địch, tôi không hề nao núng. Nhưng không hiểu sao trước cô bé người bạn Lào này tôi lại trở nên ngô nghê, ngại ngùng đến lạ.
Khi ấy, cụ Quang Hiếu - một lãnh tụ trong vùng đến đón tôi về vui với ché rượu cần của làng, quả thật vô tình cụ đã gỡ bí cho tôi. Nhưng cô bé có cái tên dễ thương Canh Tơn ấy, cháu gái của cụ Quang Hiếu, vẫn bám sát bên tôi như hình với bóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM