Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:13:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế  (Đọc 85563 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:31:44 am »

Khi cân nhắc những ý tưởng này, tôi nghĩ về những con dê, và lời nói của người tài xế vẫn văng vẳng bên tai: “Chẳng một người Ảrập xêút có lòng tự trọng nào lại làm nghề thu gom rác.” Tôi thấy điệp khúc này lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau. Rõ ràng là người Ảrập xêút không hề có ý định để người dân nước mình đi làm công, cho dù là lao động trong các khu công nghiệp hay ở các công trường xây dựng của bất kỳ dự án nào.

Trước tiên là vì họ có quá ít dân. Hơn nữa, Hoàng gia Ảrập xêút đã cam kết mang lại cho thần dân của họ trình độ giáo dục và lối sống hoàn toàn không phù hợp với những công việc lao động chân tay kiểu đó. Người Ảrập xêút có thể quản lý người khác, song họ chẳng mong muốn hay có động lực trở thành công nhân xây dựng hay làm việc trong các nhà máy. Vì thế, cần phải nhập khẩu lao động từ các quốc gia khác - nơi có giá nhân công rẻ và người dân cần việc làm. Nếu có thể thì tốt nhất là các nước Trung Đông hay Hồi giáo khác như Ai Cập, Palestin, Pakistan và Yêmen.

Triển vọng này còn làm nảy sinh một mưu đồ mới về các cơ hội phát triển lớn hơn rất nhiều. Các lao động này cần phải có những khu nhà khổng lồ, các trung tâm mua sắm, các bệnh viện, các sở cảnh sát, cứu hỏa, các nhà máy nước và xử lý nước thải, mạng lưới điện, viễn thông và giao thông. Kết cục là những thành phố hiện đại sẽ mọc lên ở nơi đã từng là sa mạc. Rồi cũng sẽ có cơ hội để khám phá các công nghệ mới nổi lên như các nhà máy khử mặn, các hệ thống sử dụng sóng viba, các khu chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin.
A
̉rập xêút là nơi biến giấc mơ của các nhà kế hoạch thành sự thực, và hiện thực hóa bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào trong lĩnh vực xây dựng và công trình. Nó mang lại cơ hội làm giàu chưa từng có trong lịch sử: Một nước kém phát triển, với nguồn tài chính vô hạn và một khao khát tiến sang kỷ nguyên hiện đại một cách hết sức nhanh chóng và với quy mô lớn.

Tôi phải thừa nhận rằng tôi rất thích công việc này. Chẳng hề có số liệu đáng tin cậy nào ở Ảrập xêút, ở Thư viện Công cộng Boston hay ở bất cứ đâu để có thể nghĩ đến việc dùng các mô hình kinh tế lượng ở đây cả. Song, thực tế là, bản chất của công việc này- tức là việc ngay lập tức chuyển đổi toàn bộ một quốc gia trên một quy mô chưa từng có - cũng cho thấy, ngay cả nếu có được các số liệu lịch sử, thì các số liệu đó cũng chẳng giúp ích được gì.

Hẳn là chưa ai từng nghĩ đến một phân tích định lượng kiểu này, ít nhất là vào thời điểm đó. Đơn giản là tôi vận dụng trí tưởng tượng của mình để viết ra các báo cáo, trong đó dựng nên triển vọng về một tương lai xán lạn cho vương quốc này. Tôi có các số liệu theo kinh nghiệm mà tôi có thể dùng để ước tính một số thứ như chi phí sơ bộ để sản xuất ra một mêgawatt điện, làm một dặm đường, hoặc khối lượng nước sạch, nước thải, nhà ở, lương thực và các dịch vụ công cộng khác cần cho một người lao động. Tôi không phải hoàn thiện những con số dự toán này hay đưa ra kết luận cuối cùng nào. Công việc của tôi chỉ đơn giản là miêu tả một lọat các kế hoạch (hay chính xác hơn có lẽ là những viễn cảnh) về những gì khả thi, và đi đến những ước tính sơ bộ về chi phí cần thiết.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:32:22 am »

Tôi luôn ghi nhớ những mục tiêu cuối cùng: tối đa hóa lượng tiền trả cho các công ty Mỹ và làm cho Ảrập xêút ngày càng phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Chẳng mất nhiều thời gian mới thấy được mối quan hệ khăng khít giữa hai nước. Gần như tất cả các dự án mới triển khai đều đòi hỏi phải được bảo dưỡng và nâng cấp thường xuyên. Vì những dự án này lại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nên không có cách nào khác là chính các công ty đã xây dựng chúng sẽ phải bảo dưỡng và hiện đại hóa chúng.

Thực tế, khi triển khai công việc, tôi bắt đầu ghép 2 danh sách cho mỗi dự án mà tôi hình dung ra: một dùng cho các loại hợp đồng thiết kế và xây dựng mà chúng tôi hy vọng sẽ có được; và một là các thỏa thuận về quản lý và bảo dưỡng dài hạn. MAIN, Bechtel, Brown & Root, Halliburton, Stone&Webster, cùng nhiều kỹ sư và nhà thầu khác của Mỹ rồi sẽ kiếm được những khoản tiền kếch xù trong nhiều thập niên tới.

Ngoài lý do kinh tế đơn thuần, còn có một lý do nữa khiến Ảrập xêút phải phụ thuộc vào chúng tôi dù ở một góc độ hoàn toàn khác khi mà quá trình hiện đại hóa vương quốc dầu lửa này tạo ra những phản ứng tiêu cực. Chẳng hạn, những người Hồi giáo bảo thủ có thể sẽ tức giận. Ixaren và các quốc gia láng giếng cũng sẽ cảm thấy bị đe dọa. Sự phát triển kinh tế của nước này sẽ kéo theo sự phát triển một ngành khác: đó là bảo vệ bán đảo Ả rập. Các công ty tư nhân chuyên về các hoạt động này cũng như quân đội Mỹ và công nghiệp quốc phòng có thể được những hợp đồng béo bở - và một lần nữa, các hợp đồng về quản lý và dịch vụ lâu dài. Sự xuất hiện các công ty này đòi hỏi các dự án công trình xây dựng, bao gồm sân bay, bãi phóng tên lửa, nhân sự và tất cả cơ sở hạ tầng gắn liền với các cơ sở trên phải bước sang một giai đoạn mới.

Tôi gửi báo cáo trong phong bì niêm phong kín qua hòm thư nội bộ, tới “Giám đốc Dự án Bộ Tài chính.” Thỉnh thoảng tôi gặp vài thành viên khác trong nhóm- các phó chủ tịch của MAIN và sếp của tôi. Do dự án này chưa có tên chính thức vì còn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, chưa trở thành một bộ phận của JECOR nên chúng tôi chỉ nhắc tới- mà cũng rất kín đáo- dưới cái tên là SAMA. Có vẻ như tên này cũng là một cách chơi chữ: Ngân hàng Trung ương của Ảrập xêút được gọi là Cơ quan tiền tệ Ảrập Xêút, hay SAMA.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:33:03 am »

Thỉnh thoảng một quan chức Bộ Tài chính cũng tham dự các cuộc thảo luận cùng chúng tôi. Trong những cuộc họp như vậy, tôi thường rất ít khi đặt câu hỏi. Chủ yếu là tôi báo cáo công việc của mình, trả lời các nhận xét của họ và hứa sẽ cố gắng thực hiện những gì được yêu cầu. Các vị phó chủ tịch MAIN và vị quan chức Bộ Tài chính rất ấn tượng với ý tưởng về các hợp đồng quản lý và dịch vụ dài hạn của tôi. Chính ý tưởng đó đã gợi ý cho một vị phó chủ tịch sáng tạo ra một cụm từ mà về sau chúng tôi vẫn thường sử dụng khi ông ví von vương quốc này như “con bò cái mà chúng ta có thể vắt sữa cho đến khi về hưu.” Với riêng tôi, cụm từ đó luôn gợi nhớ tới hình ảnh những con dê hơn là con bò.

Chính những cuộc họp đó khiến tôi nhận ra rằng, rất nhiều đối thủ của chúng tôi cũng đang tiến hành các công việc tương tự, và rằng cuối cùng tất cả chúng tôi đều mong muốn giành được những hợp đồng béo bở để đền đáp cho những nỗ lực của mình. Tôi cho rằng MAIN và cả các hãng khác đều dám thách thức những rủi ro ngắn hạn để đầu tư cho bước đi bắt đầu này. Điều này cũng đúng với thực tế là tôi chấm công cho mình dưới tên một công việc chung chung là quản lý hành chính và tổng hợp. Đây vẫn là cách làm phổ biến trong giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu triển khai của hầu hết các dự án. Trong trường hợp này, khoản đầu tư bắt đầu vượt xa so với tiêu chuẩn, song các vị phó chủ tịch có vẻ như rất tin tưởng vào số tiền sẽ thu lại được sau này.

Mặc dù biết rằng các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi cũng tham gia, song tất cả chúng tôi đều tin sẽ có đủ công việc cho tất cả. Kinh nghiệm lâu năm trong nghề giúp tôi tin rằng, phần thưởng giành được sẽ phản ánh mức độ hài lòng của Bộ Tài chính đối với những công việc mà chúng tôi đã làm. Chuyên gia tư vấn nào có công tìm ra các giải pháp được chọn thực hiện sẽ có được những hợp đồng béo bở. Tôi coi việc xây dựng các kịch bản làm sao để chúng được đưa vào thiết kế và xây dựng thực sự là một thách thức đối với bản thân. Không cần cái đó thì vị trí của tôi ở MAIN cũng đang được đánh giá rất cao rồi. Đóng vai trò quan trọng trong dự án SAMA sẽ đảm bảo cho sự thăng tiến đó, nếu chúng tôi thành công.

Trong các cuộc họp, chúng tôi cũng thảo luận rất cởi mở về khả năng SAMA và toàn bộ hoạt động của JECOR sẽ mở ra một tiền lệ mới. Đó là cách làm sáng tạo nhằm có được những công trình có lợi ở những nước không phải vay nợ qua các ngân hàng quốc tế. Iran và Iraq là 2 ví dụ rõ ràng nữa về những nước như vậy. Hơn nữa, căn cứ vào bản chất của con người, chúng tôi thấy hẳn là lãnh đạo các nước này rồi sẽ có động lực để cạnh tranh với Ảrập Xêút. Không nghi ngờ gì nữa, lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 - mà bắt đầu tưởng như sẽ có tác động rất tiêu cực - cuối cùng lại mang đến những món quà bất ngờ cho các công ty công trình và xây dựng, và để cho đế chế toàn cầu rộng đường phát triển.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:34:04 am »

Tôi còn tiếp tục nghiên cứu giai đoạn chiến lược đó trong khoảng 8 tháng nữa - mặc dù mỗi lần tập trung không quá vài ngày. Tôi tự giam mình trong phòng họp riêng hay trong căn hộ nhìn ra Boston Common. Các nhân viên của tôi đều có việc khác để làm và tự làm cả, mặc dù định kỳ tôi vẫn kiểm tra công việc của họ. Dần dần thì bí mật xung quanh công việc của chúng tôi cũng bớt đi. Ngày càng có nhiều người biết là đang có một điều gì đó lớn lao liên quan đến Ảrập Xêút dang diễn ra. Không khí náo nhiệt hẳn lên, khắp nơi đều nghe thấy những lời đồn đại. Các phó chủ tịch và vị quan chức Bộ Tài chính cũng trở nên cởi mở hơn- tôi tin một phần là vì chính họ cũng chia sẽ nhiều thông tin hơn khi xuất hiện thêm các chi tiết về kế hoạch tài chính này.

Theo kế hoạch đang được triển khai, Washington muốn người Ảrập Xêút đảm bảo rằng, nguồn cung và giá dầu có thể dao động ở những mức khác nhau song phải ở mức chấp nhận được đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nếu các nước khác như Iran, Iraq, Inđônêxia hoặc Vênêzuêla đe dạo cấm vận thì Ảrập Xêút với nguồn dầu mỏ khổng lồ sẽ phải bù vào phần thiếu hụt đó. Đơn giản là, nếu biết họ làm điều đó, thì các nước khác về lâu dài sẽ chẳng còn muốn dù chỉ là nghĩ đến việc cấm vận dầu đối với Mỹ. Để có được sự đảm bảo này, Washington đề nghị với Hoàng gia Ảrập Xêút một thỏa thuận cực kỳ hấp dẫn: cam kết hỗ trợ hoàn toàn về chính trị và nếu cần cả quân sự để đảm bảo duy trì sự lãnh đạo của họ đối với nước này.

Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, trong điều kiện không đủ tiềm lực quân sự, và dễ bị các nước xung quanh như Iran, Iraq, Syria và Israel gây khó dễ, Hoàng gia Ảrập Xêút khó có thể từ chối lời đề nghị này. Vì thế mà, hiển nhiên Mỹ đã dùng lợi thế của mình để đặt ra một điều kiện tối quan trọng khác nữa, nhằm xác định lại vai trò của EHM trên thế giới và coi đó như một hình mẫu để sau đó Mỹ sẽ cố áp dụng tiếp ở những nước khác, mà đáng chú ý nhất là ở Iraq. Khi nhìn lại quá khứ, đôi khi tôi thấy khó có thể hiểu nổi tại sao Ảrập Xêút lại có thể chấp nhận điều kiện này. Dĩ nhiên là hầu hết các nước thuộc thế giới Ả rập, OPEC và các quốc gia Hồi giáo khác đều kinh hãi khi phát hiện ra các điều khoản của thỏa thuận trên và cái cách mà Hoàng gia Ảrập Xêút phục tùng các đòi hỏi của Washington.

Điều kiện đó là Ảrập Xêút sẽ dùng đồng đôla dầu mỏ này mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Đổi lại, lợi tức có được từ các trái phiếu sẽ được Bộ Tài chính Mỹ sử dụng để đưa Ảrập Xêút chuyển từ một xã hội thời Trung cổ sang thế giới công nghiệp hóa hiện đại. Nói cách khác, lợi nhuận tích lũy được từ hàng tỷ đô la tiền bán dầu của các nước này sẽ được trả cho các công ty Mỹ để họ biến cái viễn cảnh mà tôi (và có lẽ cả một vài đối thủ cạnh tranh của tôi nữa) đã vạch ra để biến Ảrập Xêút trở thành một cường quốc công nghiệp hiện đại. Bộ Tài chính Mỹ sẽ thuê chúng tôi xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng và thậm chí là cả các thành phố hoàn chỉnh trên khắp bán đảo Ả rập, Ảrập Xêút sẽ lo kinh phí.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #64 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:35:01 am »

Mặc dù người Ảrập Xêút vẫn còn giữ quyền cung cấp đầu vào liên quan đến những mảng công việc chung của những dự án này, song thực tế là một nhóm các chuyên gia cao cấp nước ngoài (hầu hết là những người không theo đạo, trong con mắt của người Hồi giáo) sẽ quyết định diện mạo và cơ cấu kinh tế của bán đảo này trong tương lai. Điều này sẽ xảy ra ở một vương quốc, nơi có nền tảng là những nguyên tắc bảo thủ của Wahhabi và đã đi theo những nguyên tắc này trong nhiều thế kỷ. Với họ, đó dường như là cả một bước nhảy vọt về lòng tin. Song trong hoàn cảnh đó, cộng thêm những áp lực về chính trị và quân sự mà Washington đang áp đặt, tôi ngờ rằng Hoàng gia Ả rập cũng biết họ chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

Theo quan điểm của chúng tôi, khả năng thu được lợi nhuận khổng lồ là vô hạn. Đó là một thỏa thuận ngọt ngào, có khả năng sẽ trở thành một tiền lệ đáng kinh ngạc. Thỏa thuận này còn hấp dẫn hơn nữa bởi không ai phải cần đến sự thông qua của Quốc hội- điều mà các công ty, đặc biệt là các công ty tư nhân như Bechtel và MAIN bất đắc dĩ mới làm vị họ chẳng muốn công khai sổ sách hay chia sẽ bí mật của mình cho bất cứ ai. Thomas W.Lippman, một học giả phụ tá ở Viện Nghiên cứu Trung Đông, trước đây từng là nhà báo, đã đanh thép tổng kết những điểm nổi bật của thỏa thuận này:
“Dân Ả rập đang ngập trong tiền sẽ tung hàng triệu đô la cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ nắm chặt những đồng vốn này cho đến chừng nào phải trả nó cho các máy bán hàng tự động và người làm công. Và như vậy tiền của Ảrập Xêút luôn được đảm bảo là sẽ quay trở lại nền kinh tế Mỹ... Đồng thời, những người điều hành ủy ban có thể tiến hành bất kỳ dự án nào mà họ và chính quyền Ảrập Xêút thấy là có ích mà không phải giải trình trước Quốc hội”.

Xây dựng nên các thông số cho sứ mệnh lịch sử này gần như chẳng tốn thời gian gì mấy. Nhưng sau đó chung tôi phải tìm cách để thực hiện nó. Để quá trình này đi vào hoạt động, ai đó ở cấp cao nhất trong Chính phủ đã được phái tới Ảrập Xêút- đây là một nhiệm vụ tối mật. Tôi không thể biết chắc nhưng tôi đoán đặc phái viên đó là Henry Kissinger.(ở đâu cũng thấy người quen Grin)

Dù cho đặc phái viên đó là ai thì công việc đầu tiên của ông ta cũng sẽ là nhắc nhở Hoàng gia về những gì đã xảy ra ở nước láng giềng Iran khi Mossadegh cố hất cẳng Anh khỏi những lợi ích từ dầu mỏ. Tiếp theo, ông ta sẽ phải vạch ra một kế hoạch hấp dẫn khiến họ khó lòng mà từ chối, mà thực tế là làm cho người Ả rập hiểu rằng họ chẳng còn lựa chọn nào khác. Không nghi ngờ gì nữa, họ chắc chắn đều ý thức sâu sắc rằng, hoặc là họ chấp nhận đề nghị của chúng tôi và nhờ thế có được sự đảm bảo rằng chúng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ với tư cách là người thống trị, hoặc họ có thể từ chối - và theo bước Mossadegh. Khi đặc phái viên trở về Washington, ông ta mang theo thông điệp là Ảrập Xêút chấp thuận đề nghị đó.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #65 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:35:50 am »

Chỉ còn một trở ngại nhỏ. Chúng tôi phải thuyết phục được người lãnh đạo then chốt trong chính quyền Ảrập Xêút. Song điều này theo chúng tôi được thông báo sẽ là vấn đề nội bộ gia đình. Ảrập Xêút không phải là một quốc gia dân chủ, song, trong nội bộ Hoàng gia Ả rập vẫn cần phải có sự đồng thuận.

Năm 1975, tôi được cử tới gặp một trong những nhân vật chủ chốt trên. Tôi vẫn biết ông ta là hoàng tử W. Mặc dù tôi không biết rằng thực chất ông ta là một thái tử. Công việc của tôi là thuyết phục ông ta rằng, phi vụ rửa tiền ở Ảrập Xêút sẽ có lợi cho cả đất nước ông ta cũng như cho cá nhân ông ta.

Chuyện này hóa ra không dễ như suy nghĩ ban đầu. Thái tử W. tự nhận mình là một người trung thành với đường lối của Wahhabi và khăng khăng rằng ông ta không muốn đất nước mình đi theo chân chủ nghĩa thương mại hóa phương Tây. Ông ta cũng tuyên bố, ông ta hiểu rõ bản chất xảo quyệt đằng sau những gì chúng tôi đang đề xuất. Ông ta nói, mục đích của chúng tôi giống với mục đích của những kẻ thập tự chinh một thiên niên kỷ trước. Đó là truyền bá đạo Thiên chúa vào thế giới Ả rập.

Thực ra thì ông ta cũng có phần đúng. Theo tôi, sự khác biệt giữa quân Thập tự chinh và chúng tôi chỉ là vấn đề mức độ. Những tín đồ Thiên chúa giáo thời Trung cổ của Châu Âu tuyên bố mục đích của họ là cứu người Hồi giáo khỏi nỗi thống khổ. Còn chúng tôi thì tuyên bố chúng tôi muốn giúp hiện đại hóa Ảrập Xêút. Sự thực thì, tôi tin rằng, những kẻ Thập tự chinh, cũng giống như chế độ tập đoàn trị, cả hai đều hướng tới mục tiêu mở rộng đế chế của mình.

Gạt những đức tin tôn giáo sang một bên, thái tử W. cũng có một điểm yếu - đó là ông ta rất mê phụ nữ tóc vàng. Có lẽ cũng khá lố bịch khi nói đến một thứ mà nay đã trở thành một khuynh hướng chẳng hay ho gì, song tôi cũng phải nói thêm rằng thái tử W. là người duy nhất trong số những người Ảrập Xêút mà tôi biết có khuynh hướng này, hoặc ít nhất cũng là người duy nhất cho tôi biết điều đó. Mặc dù vậy, điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc dựng nên phi vụ lịch sử này và nó cũng chứng tỏ tôi sẽ làm những gì để có thể hoàn thành sứ mạng của mình.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #66 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:36:47 am »

Chương 16
Dẫn khách và đổ tiền cho Osama bin Laden


Ngay từ đâu, hoàng tử W. đã nói với tôi rằng mỗi lần ông ta đến Boston thăm tôi, ông ta đều muốn có một cô gái theo đúng sở thích để giải khuây. Cô ta sẽ làm những việc mà một người hộ tống bình thường không làm được. Nhưng dứt khoát là ông ta không muốn một gái gọi chuyên nghiệp, người mà ông ta và gia đình ông ta có thể tình cờ gặp trên đường phố hay tại một buổi tiệc chiêu đãi. Những lần gặp của tôi với hoàng tử W. là rất bí mật nên tôi cũng dễ dàng đáp ứng những mong muốn của ông ta.

Sally là một phụ nữa đẹp tóc vàng với đôi mắt xanh đang sống ở Boston. Chồng cô ta, một phi công của hãng United Airlines thường xuyên xa nhà, cả vì lý do công việc lẫn những lý do khác, và cũng chẳng thèm che giấu thói trăng hoa của mìn. Sally cũng chẳng khó chịu gì về những hành vi của chồng mình. Cô ta coi trọng mức lương, căn nhà sang trọng ở Boston và những lợi ích khác mà một người chồng làm phi công đem lại. Một thập niên trước, cô đã từng là dân hippi quen với lối sống quan hệ trai gái lăng nhăng và cô ta thấy cái ý tưởng có một nguồn thu bí mật thật hấp dẫn. Cô ta đồng ý cho hoàng tử W. cơ hội với một điều kiện: Mối quan hệ giữa hai người đi đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi và thái độ của hoàng tử W. đối với cô.

Rất may cho tôi là các yêu cầu của họ gặp nhau. Vụ dan díu giữa hoàng tử W. và Sally, một chương phụ trong phi vụ rửa tiền ở Ảrập Xêút, đã nhiều lần khiến tôi khó xử. MAIN nghiêm cấm các đối tác của mình làm bất cứ việc gì trái luật. Và theo quan điểm luật pháp, tôi đang dẫn khách- làm ma cô- một họat động bất hợp pháp ở Massachusetts, và vì thế vấn đề là ở chỗ làm sao để hợp lý hóa phương thức thanh toán cho Sally. May thay, phòng kế toán lại để tôi khá tự do trong việc chi tiêu tài khoản cá nhân. Và vì tôi luôn để lại nhiều tiền boa, tôi đã thuyết phục được những cô hầu bàn ở những nhà hàng lịch sự tại Boston cho tôi hóa đơn khống; đó là thời kỳ mà con người, chứ không phải máy tính, điền hóa đơn.

Càng ngày hoàng tử W. càng liều lĩnh hơn. Cuối cùng, ông ta muốn tôi thu xếp để Sally đến sống ở một biệt thự riêng của ông ta ở Ảrập Xêút. Đó không phải là một yêu cầu chưa từng nghe thấy vào thời điểm này; người ta vẫn buôn bán phụ nữ trẻ từ một số quốc gia Châu Âu tới Trung Đông. Những phụ nữ này được ký hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định và khi hợp đồng kết thúc, họ trở về quê hương với một tài khoản ngân hàng kếch xù. Robert Baer, đã 20 năm làm đặc vụ CIA và là một chuyên gia về Trung Đông rút ra kết luận: “Đầu những năm 70 khi những đồng đô la dầu mỏ bắt đầu đổ vào, những người Li Băng năng động đã bắt đầu buôn phụ nữ để phục vụ các hoàng tử... Vì chẳng ai trong gia đình Hoàng gia biết cách cân đối sổ sách nên những người Li Băng trở nên giàu có một cách ngoạn mục.”(1)
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #67 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:37:15 am »

Tôi biết rõ điều này và thậm chí còn quen với những người có thể dàn xếp những hợp đồng như vậy. Tuy nhiên, đối với tôi có hai trở lực chính: Sally và việc thanh toán. Tôi chắc rằng Sally không muốn rời Boston để đi đến khu biệt thự ở giữa sa mạc Trung Đông. Một điều rõ ràng nữa là chẳng có hóa đơn khống của nhà hàng nào có thể che đậy cho những chi phí này.

Hoàng tử W. đã giải quyết khó khăn thứ hai bằng cách đảm bảo với tôi rằng ông ta sẽ tự trả chi phí cho tình nhân mới của ông ta; tôi chỉ phải dàn xếp các thỏa thuận. Tôi cũng nhẹ người khi ông ta khẳng định rằng cô Sally sẽ đến Ảrập Xêút không nhất thiết phải là người tình cũ ở Mỹ của ông. Tôi đã gọi cho nhiều người bạn có mối liên hệ với Li Bằng ở Luân Đôn và Amsterdam. Trong vòng một vài tuần, đã có một Sally khác ký hợp đồng.

Hoàng tử W. là một người phức tạp. Sally đã thỏa mãn đòi hỏi cụ thể của ông ta và sự giúp đỡ của tôi trong vụ này đã khiến tôi lấy được lòng ông ta. Tuy nhiên, những điều này không thuyết phục được ông ta rằng SAMA là một chiết lược có lợi cho đất nước của ông ta. Tôi phải vất vả mới bảo vệ được các lý lẽ của mình. Tôi dành nhiều giờ để giảng cho ông ta về các số liệu thống kê và giúp ông ta phân tích các nghiên cứu chúng tôi đã làm cho các nước khác, gồm cả các mô hình kinh tế lượng tôi đã triển khai ở Cô oét khi còn đang được Claudine đào tạo, trong những tháng đầu trước khi tôi đến Inđônêxia. Cuối cùng ông ta cũng dịu đi.

Tôi không biết cụ thể những gì đang xảy ra giữa những đồng nghiệp EHM của tôi và các thành viên Ảrập Xêút chủ chốt khác. Tất cả những gì tôi biết là một hợp đồng trọn gói cuối cùng đã được gia đình Hoàng gia thông qua. Về phần mình, MAIN nhận được một trong những hợp đồng béo bở do Bộ tài chính Mỹ quản lý. Chúng tôi được ủy quyền làm một cuộc khảo sát toàn diện về hệ thống điện rối mù và lỗi thời của Ảrập Xêút, đồng thời thiết kế một hệ thống mới có thể đáp ứng các tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn của Mỹ.

Như thường lệ, nhiệm vụ của tôi là cử nhóm chuyên gia đầu tiên đến để tiến hành các dự báo kinh tế và mức tiêu thụ điện cho từng khu vực của quốc gia này. Ba trong số những người làm việc cho tôi - tất cả đều có kinh nghiệm làm các dự án quốc tế- đang chuẩn bị đến Riyadh thì chúng tôi nhận được thông báo từ phòng luật của chúng tôi rằng, theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký, chúng tôi có trách nhiệm trang bị một văn phòng đầy đủ tiện nghi và đưa vào hoạt động ở Riyadh trong vòng vài tuần tới. Điều khoản này rõ ràng đã không được chú ý tới trong vòng hơn một tháng qua. Thỏa thuận của chúng tôi với Bộ Tài chính quy định thêm rằng tất cả các thiết bị đều phải được chế tạo hoặc tại Mỹ hoặc tại Ảrập Xêút. Nhưng do Ảrập Xêút không có các nhà máy để sản xuất các thiết bị này nên mọi thứ đều phải chuyển từ Mỹ sang. Chúng tôi thất vọng khi phát hiện ra rằng hàng dãy tàu chở dầu đang xếp hàng chờ cập cảng ở bán đảo Ả rập này. Có thể sẽ phải mất nhiều tháng để vận chuyển các thiết bị cần thiết đến vương quốc này.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:38:12 am »

MAIN không có ý định bỏ qua một hợp đồng có giá trị như vậy chỉ vì chút khó khăn về trang thiết bị văn phòng. Tại một cuộc họp với tất cả các bên liên quan, chúng tôi đã suy nghĩ trong nhiều giờ. Giải pháp chúng tôi lựa chọn là thuê một máy bay Boeing 747, mua thiết bị cần thiết tại những cửa hàng ở Boston, chất lên máy bay và chở đến Ảrập Xêút. Tôi nhớ tôi đã từng nghĩ rằng sẽ thật hợp cảnh nếu máy bay đó do United Airlines sở hữu và được lái bởi một phi công mà chính vợ anh ta lại là người có khả năng điều khiển Hoàng gia Ảrập Xêút.

Thỏa thuận giữa Mỹ và Ảrập Xêút đã thay đổi vương quốc này thực sự chỉ trong một đêm. Những con dê được thay thế bởi hai trăm chiếc xe chở rác màu vàng nhạt của Mỹ theo một thỏa thuận trị giá 200 triệu USD với Công ty Waste Management, Inc.(2) Cũng tương tự như vậy, tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế Ảrập Xêút cũng được hiện đại hóa, từ nông nghiệp và năng lượng cho đến giáo dục và viễn thông. Như Thomas Lippman đã nhận xét năm 2003:

Người Mỹ đã biến một miền đất rộng lớn và ảm đạm với những căm lều của dân du mục và những ngôi nhà dựng tạm bằng bùn đất của nông dân thành những góc phố với những quán cafe Starbuck và những tòa nhà công cộng mới nhất với hệ thống thang máy hiện đại. Ảrập Xêút ngày nay là một quốc gia của đường cao tốc, máy tính cá nhân và những khu mua sắm có điều hòa mát lạnh với những cửa hiệu bóng loáng chẳng khác nào những khu ngoại ô khá giả ở nước Mỹ, những khách sạn sang trọng, những quán ăn nhanh, ti vi vệ tinh, các bệnh viện hiện đại, các cao ốc văn phòng và các công viên với nhiều trò giải trí.(3)

Những kế hoạch mà chúng tôi thỏa thuận năm 1974 đã tạo ra một tiêu chuẩn cho các cuộc đàm phán sau này với các quốc gia dầu mỏ. Nói cách khác, kế hoạc SAMA/ JECOR lại là một phi vụ béo bở sau kế hoạch mà Kermit Roosevelt đã thực hiện ở Iran. Nó được đưa kho vũ khí kinh tế-chính trị mà thế hệ lính mới của đế chế toàn cầu lên một mức độ tinh vi mới.

Vụ rửa tiền ở Ảrập Xêút và Ủy ban chung này cũng tạo ra một tiền lệ mới trong luật quốc tế. Điều này rất rõ ràng đối với trường hợp của Idi Amin. Năm 1979, khi nhà độc tài khét tiếng Uganda phải sống lưu vong, ông ta xin được tị nạn tại Ảrập Xêút. Mặc dù ông ta là một kẻ chuyên quyền, một tên giết người, phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 100.000 đến 300.000 người nhưng cuối đời ông ta được Quốc hội Ảrập Xêút trợ cấp với một cuộc sống sang trọng, có đủ xe hơi và người giúp việc. Mỹ âm thầm phản đối nhưng không muốn gây áp lực về vấn đề này vì sợ ảnh hưởng xấu đến thỏa thuận với Ảrập Xêút. Trong những năm cuối đời, Amin giết thời gian bằng cách câu cá và tản bộ trên bãi biển. Năm 2003, ông ta chết ở Jiddah vào tuổi 80 do không chống nổi bệnh gan.(4)
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:39:27 am »

Tinh vi hơn và nguy hại hơn là vai trò mà Ảrập Xêút có được trong việc tài trợ cho khủng bố quốc tế. Mỹ đã không giấu giếm mong muốn Quốc hội Ảrập Xêút cung cấp tài chính cho cuộc chiến Afghanistan của Osam bin Laden chống lại Liên bang Xô Viết trong những năm 1980, Riyadh và Washington đã cùng nhau cung cấp tổng số khoảng 3,5 tỷ USD cho các Mujahideen.(5). Tuy nhiên, sự can dự của Mỹ và Ảrập Xêút còn đi xa hơn thế nhiều.

Cuối năm 2003, tờ tạp chí U.S.New & World Report đã đưa ra một bài viết dựa trên một nghiên cứu rất sâu sắc với tiêu đề “Sự liên quan của Ảrập Xêút”. Tạp chí này đã xem xét hàng ngàn trang báo cáo của tòa án, các báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ và nước ngoài, rất nhiều tài liệu khác, các cuộc phỏng vấn hàng chục cơ quan chính phủ, các chuyên gia về khủng bố và chuyên gia về Trung Đông. Kết luận của họ như sau: Bằng chứng là không thể chối cãi: Ảrập Xêút, liên minh lâu đời của Mỹ và nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã phần nào trở thành- như một quan chức cao cấp của Bộ Tài chính nói - “Tâm điểm” của việc tài trợ cho khủng bố...

Bắt đầu từ cuối những năm 1980 - sau cú sốc đúp của cách mạng Iran và chiến tranh Xô Viết ở Afghanistan - các tổ chức từ thiện không chính thức ở Ảrập Xêút đã trở thành nguồn tài trợ chính cho phong trào Jihad đang phát triển nhanh chóng. Ở hơn 20 quốc gia, tiền được dùng để đào tạo lính dù ở các trại quân sự, mua vũ khí và tuyển nhân viên mới...

Sự hào phóng của Ảrập Xêút đã khích lệ các quan chức Mỹ nhìn nhận theo một cách khác, một vài cựu chiến binh tình báo tiết lộ. Hàng tỷ đô la trong các hợp đồng, các khoản tài trợ và lương đã rơi vào túi nhiều cựu quan chức Mỹ - những người có quan hệ với Ảrập Xêút: các đại sứ, các đại diện cơ quan CIA, thậm chí là cả các thư ký nội các...
Các thiết bị nghe chộm các thiết bị đàm thoại cho thấy các thành viên gia đình Hoàng gia không chỉ ủng hộ Al Qaeda mà cả các nhóm khủng bố khác nữa.(6)

Sau các vụ tấn công năm 2001 vào Trung tâm Thương mại và Lầu năm góc, ngày càng có nhiều bằng chứng về các quan hệ bí mật giữa Washington và Riyadh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM