Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:36:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế  (Đọc 85575 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:47:17 pm »

Tôi hỏi ông làm sao ông lại biết nhiều về Iran như vây. “Để tôi giải thích cho anh rõ”. Ông ta trả lời: “Tôi không đánh giá cao con đường chính trị của Quốc vương- ông ta sẵn sàng lật đổ chính cha mình để trở thành một con rối trong tay CIA- nhưng dường như ông ta đang làm những điều tốt đẹp cho đất nước. Có lẽ tôi có thể học được điều gì đó từ ông ta. Nếu như ông ta tồn tại được.” “Ông nghĩ ông ta sẽ không đứng vững được sao?” “Ông ta có những kẻ thù rất mạnh.”

“Và một số vệ sĩ tốt nhất thế giới.” Torrijos nhìn tôi đầy mỉa mai. “Đội cảnh sát mật SAVAK của ông ta nổi tiếng là giết người không ghê tay. Điều đó không thu phục được mọi người. Ông ta sẽ không tồn tại được lâu đâu.” Torrijos dừng lại, nhìn xung quanh.

“Vệ sĩ ư? Tôi cũng có vài người.” Torrijos vẫy tay về phía cửa. “Ông nghĩ họ có thể cứu tôi trong trường hợp nước ông quyết định xóa sổ tôi hay không?” Tôi hỏi Torrijos xem liệu ông có thực sự tin vào điều đó có thể xảy ra hay không.

Cái nhướn mày của ông khiến tôi cảm thấy mình thật ngớ ngẩn khi hỏi câu đó. “Chúng tôi có kênh đào. Nó còn có ý nghĩa hơn cả Arbenz và United Fruit.”

Tôi đã nghiên cứu về Guatemala và tôi hiểu Torrijos muốn nói gì. Công ty United Fruit của Iran có ý nghĩa chính trị tương tự kênh đào Panama. Được thành lập từ cuối những năm 1800, United Fruit nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất ở Trung Mỹ. Đầu thập niên 50, ứng cử viên theo đường lối cải cách Jacobo Arbenz được bầu làm Tổng thống Guatemala trong một cuộc bầu cử mà khắp bán cầu ngợi ca là một hình mẫu cho tiến trình dân chủ. Khi đó, chưa đầy 3% dân số Guatemal chiếm tới 70% đất đai của nước này. Arbenz cam kết giúp người ngheo thoát khỏi đói nghèo. Ngay sau cuộc bầu cử, ông ta đã khởi xướng chương trình cải cách đất đai toàn diện.

“Người nghèo và tầng lớp trung lưu khắp Mỹ Latinh ca ngợi Arbenz”. Torrijos nói tiếp: “Cá nhân tôi coi ông ấy như một người hùng. Nhưng chúng tôi cũng dè chừng. Chúng tôi biết rằng United Fruit không ưa gì Arbenz vì công ty này là của những kẻ nắm giữ đất đai nhiều nhất và cũng tàn bạo nhất Guatemala. Họ cũng là chủ những đồn điền lớn ở Columbia, Costa Rica, Cuba, Jamaica, Nicaragua, Santo Domingo và cả ở Panama này nữa. Họ sẽ không chịu ngồi yên để cho những ý tưởng của Arbenz được thực hiện ở những nước còn lại đâu.”

Tôi biết những nước này: United Fruit đã mở một chiến dịch tuyên truyền cộng đồng rất lớn ở Mỹ nhằm thuyết phục công chúng và Quốc hội Mỹ rằng Arbenz là một phần trong âm mưu của Nga và rằng Guatemala là vệ tinh của Xô Viết. Năm 1954, CIA đã dàn xếp một cuộc đảo chính. Phi công Mỹ đánh bom thành phố Guatemala và vị Tổng thống được bầu một cách dân chủ Arbenz bị lật đổ. Đại tá Carlos Castillo Armas, một tên độc tài cánh hữu đã thế chỗ ông.

Chính phủ mới có được mọi thứ là nhờ United Fruit. Để trả ơn, họ đã đảo ngược công cuộc cải cách ruộng đất, bãi bỏ thuế đánh vào lợi nhuận và cổ tức trả cho nhà đầu tư nước ngoài, hủy bỏ chế độ bỏ phiếu kín và bỏ tù hàng nghìn người phản đối Chính phủ. Bất kỳ ai dám lên tiếng chống lại Castillo đều bị ngược đãi. Về sau, các nhà viết sử phát hiện ra rằng, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố hoành hành ở Guatemala trong suốt những năm sau đó của thế kỷ XX là kết quả của quan hệ liên minh khá lộ liễu giữa United Fruit, CIA và quân đội Guatemala dưới sự thống trị của tên đại tá độc tài này.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:48:17 pm »

“Arbenz đã bị ám sát.” Torrijos nói tiếp: “Một vụ ám sát điển hình mang màu sắc chính trị”. Ông dừng lại đầy bất bình: “Làm sao đồng bào ông ta có thể tiêu hóa nổi những thứ rác rưởi của CIA như vậy? Tôi sẽ không bao giờ để mọi thứ dễ dàng như vậy đâu. Quân đội ở đây là người của tôi. Một vụ ám sát chính trị sẽ chẳng có ý nghĩa gì.”

Ông cười. “Chính CIA sẽ phải giết tôi!” Trong một khoảng khắc, chúng tôi ngồi yên lặng, đắm chìm vào những suy nghĩ riêng. Torrijos lại lên tiếng trước. “Thế ông có biết ai sở hữu United Fruit không?” Ông ta hỏi.

“Công ty dầu lửa Zapata, công ty của George Bush - đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.” “Một người đàn ông đầy tham vọng.” Ông nghiêng người về phía trước và hạ giọng: “Và hiện tôi đang chống lại những bạn hữu chí cốt của ông ta ở Bechtel.”

Điều này khiến tôi giật mình. Bechtel là hãng xây dựng và thiết kế mạnh nhất thế giới và thường xuyên cộng tác với MAIN trong các dự án. Trong kế hoạch tổng thể cho Panama, tôi đã coi họ là một trong những đối thủ chính của chúng tôi. “Ý ông muốn nói gì?” “Chúng tôi đang tính chuyện xây dựng một kênh đào mới, một kênh đào ở biển, không có cửa ngăn tàu. Nó cho phép các tàu cỡ lớn hơn đi qua. Có thể người Nhật sẽ muốn tài trợ cho nó.”

“Họ hiện là những khách hàng lớn nhất của kênh đào.” “Đúng vậy. Tất nhiên, nếu họ tài trợ cho dự án, họ sẽ là người xây dựng nó.” Điều này làm tôi chú ý. “Bechtel sẽ bị gạt ra ngoài cuộc chơi.” “Một công trình xây dựng lớn nhất cho tới nay.” Ông ta dừng lại: “Chủ tịch Bechtel là George Shultz, Bộ trưởng Tài chính của Nixon. Ông thử hình dung xem, nó sẽ như một cái tát đối với ông ta - chắc ông ta phải nổi điên lên mất. Cả Bechtel đầy rẫy toàn bạn bè của Nixon, Ford và Bush. Tôi nghe nói chính Tập đoàn Bechtel giật dây đảng Cộng hòa.”

Cuộc đối thoại này khiến tôi thực sự khó chịu. Tôi là một trong những người đang duy trì cái hệ thống mà ông khinh miệt và tôi chắc chắn ông biết điều đó. Việc tôi phải thuyết phục ông chấp nhận các khoản vay quốc tế để đổi lấy việc thuê các công ty xây dựng và lắp ghép của Mỹ dường như đã vấp phải một bức tường khổng lồ. Tôi quyết định phản đối ông. “Thưa ngài”, tôi hỏi, “lý do gì khiến ngài mời tôi tới đây?” Ông liếc nhìn đồng hồ và cười: “Phải rồi, đã đến lúc đi vào công việc của chúng ta. Panama cần sự giúp đỡ của ngài. Tôi cần sự giúp đỡ của ngài.”

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:49:11 pm »

Tôi sửng sốt: “Sự giúp đỡ của tôi? Liệu tôi có thể làm gì cho ngài?” “Chúng tôi sẽ lấy lại kênh đào. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.” Ông ngả người trên ghế: “Chúng tôi còn phải trở thành hình mẫu cho mọi người noi theo. Chúng tôi phải chứng minh được rằng chúng tôi quan tâm đến người nghèo và vượt qua được mọi nghi ngờ cho rằng, quyết tâm giành độc lập của chúng tôi là không do sự sai khiến của Nga, Trung Quốc hay Cuba. Chúng tôi phải chứng minh cho thế giới thấy Panama là một quốc gia theo lẽ phải, chúng tôi không chống lại Mỹ mà chúng tôi chiến đấu vì quyền lợi của người nghèo.”

Ông bắt chéo chân. “Để làm được điều đó chúng tôi cần xây dựng một nền tảng kinh tế không giống với bất kỳ nước nào trên bán cầu này. Điện ư, vâng - nhưng điện phải đến được với những người nghèo nhất trong số dân nghèo của chúng tôi và phải được trợ cấp. Giao thông và viễn thông cũng vậy. Và đặc biệt là nông nghiệp. Làm cái đó cần phải có tiền - tiền của các ngài, của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.”

Một lần nữa, ông nhoài người về phía trước. Mắt ông nhìn thẳng vào mắt tôi: “Tôi biết là công ty của ngài muốn có được nhiều công trình hơn và thường có được điều đó bằng cách thổi phồng quy mô của các dự án- các đường quốc lộ to hơn, nhà máy thủy điện lớn hơn, các cảng biển sâu hơn. Song lần này thì sẽ khác. Hãy cho tôi những gì tốt nhất cho đồng bào tôi, và tôi sẽ tặng các ngài tất cả những công trình mà các ngài muốn.”

Những gì ông đề nghị thật hết sức bất ngờ, nó làm tôi vừa sửng sốt vừa thú vị. Nó thách thức tất cả những gì tôi đã được học ở MAIN. Rõ ràng, ông biết viện trợ nước ngoài chỉ là một trò giả tạo- ông buộc phải biết. Nó sinh ra để làm giàu cho ông và trói buộc đất nước của ông bằng các khỏan nợ. Nó khiến Panama phải phục tùng Mỹ và chế độ tập đoàn trị. Nó buộc Châu Mỹ Latinh đi theo con đường “định mệnh”, mãi mãi vâng theo Washington và phố Wall. Tôi chắc ông ta biết rằng hệ thống này được dựng nên trên một giả định là, tất cả những người có quyền lực đều có thể bị mua chuộc. Việc ông quyết không lợi dụng nó để mưu lợi cá nhân sẽ la một mối đe dọa, một dạng hiệu ứng domino mới, có khả năng kích hoạt một chuỗi phản ứng dây chuyền và cuối cùng toàn bộ hệ thống sẽ bị lật đổ.

Qua chiếc bàn cà phê, tôi ngắm người đàn ông ngồi đối diện. Ông biết rõ rằng kênh đào mang lại cho ông một quyền lực đặc biệt, độc nhất vô nhị, và cũng đặt ông vào một tình thế vô cùng khó khăn. Vì vậy, ông phải hết sức thận trong. Ông tự coi mình là một trong số các nhà lãnh đạo của các nước kém phát triển (LDC). Nếu ông, giống người anh hùng Arbenz của mình, quyết đi theo một con đường riêng thì cả thế giới sẽ phải dè chừng. Cái hệ thống này sẽ phản ứng như thế nào? Mà cụ thể là Chính phủ Mỹ sẽ phản ứng như thế nào? Lịch sử Mỹ Latinh đã có không ít những gương anh hùng đã hy sinh.

Tôi cũng hiểu rằng mình đang được ngắm một người dám thách thức tất cả mọi sự biện minh mà tôi đã cố tạo ra cho những hành động của chính mình. Chắc chắn con người này cũng có những khiếm khuyết, song ông ta không phải loại cướp biển, không phải Henry Morgan hoặc Francis Drake- những tên giang hồ sử dụng công hàm của nhà vua Anh làm bình phong để hợp pháp hóa hoạt động cướp biển. Bức ảnh trên tấm áp phích kia không chỉ để mỵ dân. “Lý tưởng của Omar là tự do; chưa có một loại tên lửa nào được chế tạo ra có thể giết chết một lý tưởng!” Chẳng phải Tom Paine cũng từng viết ra những điều tương tự như vậy sao?

Dù vậy, nó vẫn làm tôi phân vân. Có thể lý tưởng sẽ không chết nhưng những người đi theo lý tưởng đó thì sao? Che, Arbenz, hay Allende. Và điều này dẫn đến một câu hỏi khác nữa: Tôi sẽ phản ứng thế nào nếu Torrijos lãnh vai trò một người tử vì đạo?

Khi chúng tôi chia tay cả hai đều hiểu rằng MAIN sẽ có được hợp đồng xây dựng kế hoạch tổng thể của Panama và tôi sẽ phải lo liệu để chúng tôi làm đúng theo yêu cầu của Torrijos.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:50:19 pm »

Chương 14
Một chặng đường mới đầy nguy hiểm của lịch sử kinh tế


Là một Kinh tế trưởng, tôi không chỉ phụ trách một phòng của MAIN và chịu trách nhiệm về các nghiên cứu mà chúng tôi tiến hành trên toàn cầu, tôi còn phải nắm chắc các học thuyết cũng như xu hướng kinh tế hiện tại. Và những năm đầu thập niên 70 là thời điểm của những bước chuyển lớn trong kinh tế quốc tế.

Những năm 60, nhóm các quốc gia sản xuất dầu lửa đã lập ra tổ chức OPEC, chủ yếu là để đối chọi với thế lực của các công ty lọc dầu lớn trên thế giới. Iran cũng là một thành viên quan trọng. Mặc dù để chống lại Mossadegh, để có địa vị và có lẽ để giữ được tính mạng, Shah đã phải nhờ vào sự can thiệp bí mật của Mỹ- hoặc có lẽ chính vì sự thật đó- Shah nhận thức sâu sắc rằng tình thế có thể đảo ngược bất kỳ lúc nào. Lãnh đạo các quốc gia có nhiều dầu mỏ khác cũng chia sẻ suy nghĩ và cả sự hồ nghi này nữa. Họ thừa biết là, các công ty dầu khí quốc tế lớn, được biết đến dưới cái tên “Bảy chị em gái”, đã câu kết để hạ giá dầu - và vì vậy giảm cả những gì mà họ phải trả cho các nước sản xuất dầu - như một cách để thu được những khoản lợi nhuận trời cho. OPEC được lập nên để trả đũa điều đó.

Đầu thập niên 70, những điều đã dẫn đến cuộc khủng hoảng khi OPEC hạ gục những ngành công nghiệp khổng lồ. Một loạt các hoạt động được phối hợp một cách nhịp nhàng, kết thúc bằng lệnh cấm vận đầu năm 1973 mà biểu tượng là hàng dãy dài các ô tô xếp hàng tại các trạm xăng của Mỹ, đe dọa gây ra một thảm họa kinh tế sánh ngang với cuộc đại suy thoái những năm 30. Đây là một cú sốc mang tính hệ thống đối với nền kinh tế các nước phát triển, với quy mô lớn đến mức khó ai có thể tưởng tượng được.

Đối với Mỹ, không còn thời điểm nào có thể tồi tệ hơn thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa. Mỹ khi đó còn đang hoảng loạn, sợ hãi và ngờ vực, choáng váng vì cuộc chiến nhục nhã ở Việt Nam, cùng với một vị Tổng thống sắp từ chức. Những rắc rối của Nixon không chỉ nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á hay vụ Watergate. Ông ta bước lên chính trường trong một kỷ nguyên mà khi hồi tưởng lại, người ta gọi đó là ngưỡng cửa mới của kinh tế và chính trị thế giới. Vào những ngày đó, “những gã nhỏ bé”, trong đó có cả các nước OPEC, dường như đang chiếm ưu thế.

Các sự kiện trên khắp thế giới cuốn lấy tôi. Chế độ tập đoàn trị nuôi sống tôi, song phần bí mật trong con người tôi vẫn thích thú theo dõi những bậc thầy của mình đang dần được đặt vào đúng vị trí. Tôi cho rằng điều đó sẽ xoa dịu phần nào những tội lỗi của mình. Tôi thấy bóng dáng của Thomas Paine, đứng ngoài các sự kiện, đang khích lệ sự phát triển của OPEC.

Không ai trong chúng tôi ý thức được đầy đủ tác động của lệnh cấm vận vào thời điểm nó xảy ra. Tất nhiên là chúng tôi có các học thuyết của mình nhưng chúng tôi không thể hiểu nổi những gì mà phải mãi về sau mới dần trở nên rõ ràng. Sau này chúng tôi mới biết rằng, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm chỉ còn bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của thập niên 50, 60 và phải chịu một áp lực về lạm phát lớn hơn rất nhiều. Cơ cấu tăng trưởng đã hoàn toàn khác và việc làm không được tạo ra nhiều như trước, kết quả là thất nghiệp tăng vọt. Thêm vào đó, hệ thống tiền tệ quốc tế cũng đã thay đổi. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định vốn chiếm ưu thế từ cuối Thế chiến thứ II về cơ bản đã bị sụp đổ.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:51:11 pm »

Trong thời gian đó, tôi và bạn bè thường hay tụ tập vào bữa trưa hoặc đi uống bia sau giờ làm để bàn về những vấn đề này. Một vài người trong số này làm việc cho tôi- họ là những người rất thông minh, hầu hết còn trẻ, có tư duy độc lập, ít nhất là khi căn cứ vào các chuẩn mực truyền thống. Những người khác là các chuyên gia cố vấn cấp cao ở Boston hoặc giáo sư các trường đại học gần đó, một người là trợ lý của một nghị sĩ. Những buổi gặp gỡ thân mật này đôi khi chỉ có hai người nhưng cũng có lúc cả hơn chục người tham dự. Các cuộc tranh luận luôn luôn sôi nổi và ồn ào.

Nhìn lại những cuộc tranh luận này, tôi thấy ngượng vì mình đã luôn có cảm giác hơn hẳn những người khác. Có những điều tôi không thể nó với ai. Đôi khi, bạn bè tôi cũng phô trương khả năng của họ- các quan hệ với Beacon Hill hay Washington, những chức vị giáo sư và tiến sỹ. Tôi có thể đá lại với tư cách là một Kinh tế trưởng của một công ty tư vấn lớn, luôn đi khắp thế giới bằng vé máy bay hạng nhất. Song tôi không thể kể cho họ về những cuộc gặp riêng với những người như Torrijos, hay về cái cách chúng tôi thao túng các quốc gia ở khắp các lục địa. Điều này làm tôi vừa thất vọng vừa thầm kiêu ngạo.

Khi nói chuyện về quyền lực của “những nước nhỏ”, tôi phải tự kiềm chế mình rất nhiều. Tôi biết những điều mà không ai trong số họ có thể biết được. Rằng chính tập đoàn trị, các nhóm EHM của nó và cả những kẻ giết người thuê luôn đứng đằng sau mọi việc sẽ không bao giờ để cho các nước này nắm được quyền kiếm soát. Chỉ cần nhìn vào những vụ như Arbenz và Mossadegh- và gần đây hơn là vụ CIA lật đổ vị Tổng thống được bầu một cách dân chủ ở Chilê là Salvador Allende. Trên thực tế, tôi hiểu rằng cái thòng lọng của đế chế toàn cầu đang càng ngày càng thắt chặt hơn, mặc dù có sự xuất hiện của OPEC- hoặc, như khi đó tôi từng hồ nghi nhưng phải đến tận sau này mới khẳng định được, chính là nhờ có sự giúp đỡ của OPEC.

Chúng tôi thường tranh luận về những điểm tương đồng giữa hai thời kỳ đầu thập niên 70 và thập niên 30. Những năm 30 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền kinh tế quốc tế và cả trong những nghiên cứu, phân tích và nhìn nhận về kinh tế quốc tế. Thập niên đó mở cho kinh tế học trường phái Keynes, và ý tưởng cho rằng Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong quản lý thị trường và cung cấp các dịch vụ như y tế, trợ cấp thất nghiệp và các dạng phúc lợi xã hội khác. Nước Mỹ lúc đó đang dần tách khỏi những giả thiết truyền thống cho rằng thị trường có thể tự điều tiết và rằng Chính phủ chỉ nên can thiệp ở mức tối thiểu.

Cuộc suy thoái đưa đến một “Chính sách kinh tế - xã hội mới”, với các chính sách thúc đẩy quản lý kinh tế, thao túng tài chính của Chính phủ và sử dụng rộng rãi chính sách tài khóa. Thêm vào đó, cả cuộc suy thoái và Thế chiến thứ II đều dẫn đến sự hình thành các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch - GATT. Những năn 1960 đóng vai trò then chốt trong giai đoạn này và trong việc chuyển từ học thuyết tân cổ điển sang kinh tế học theo trường phái Keynes. Đó là thời kỳ của các Tổng thống Kennedy và Johnson, và có lẽ người duy nhất có ảnh hưởng quan trọng là Robert McNamara.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:52:16 pm »

McNamara thường xuất hiện trong các cuộc thảo luận của chúng tôi- tất nhiên là vắng mặt. Tất cả chúng tôi đều biết đến danh tiếng nổi như cồn của ông ta, bắt đầu từ vị Giám đốc kế hoạch và phân tích tài chính của Công ty ô tô Ford năm 1949 đến chức Chủ tịch Ford năm 1960, là người đầu tiên không thuộc gia đình Ford được chọn làm lãnh đạo công ty. Chỉ sau đó ít lâu, Kennedy chỉ định ông ta làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

McNamara ủng hộ mạnh mẽ đường lối chính phủ của Keynes, bằng cách sử dụng các mô hình toán học và các tiếp cận thống kê để xác định lực lượng quân đội, cách phân bổ các nguồn vốn và các chiến lược khác ở Việt Nam. Chủ trương của ông ta về “sự lãnh đạo năng nổ” đã trở thành khẩu hiệu không chỉ cho các quan chức chính phủ mà cho cả giới kinh doanh. Nó hình thành nên cơ sở cho cách tiếp cận mang tính triết học mới trong giảng dạy quản lý tại các trường kinh doanh hàng đầu của Mỹ, và cuối cùng đưa đến một thế hệ các CEO mới, những người đi đầu trong cuộc chạy đua thiết lập nên Đế chế toàn cầu(1).

Khi bàn luận về những sự kiện thế giới, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vai trò của McNamara khi làm Giám đốc Ngân hàng Thế giới, vị trí mà ông ta nhận ngay sau khi rời khỏi ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hầu hết bạn bè tôi đều tập trung vào chi tiết McNamara tượng trưng cho cái gọi là liên hợp công nghiệp-quân sự. Ông ta đã từng giữ những vị trí hàng đầu trong một tập đoàn lớn, trong nội các chính phủ và giờ đây là tại một ngân hàng có thế lực nhất trên thế giới. Sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc phân chia quyền lực khiến nhiều người trong số họ ghê sợ. Có lẽ chỉ có duy nhất mình tôi là chẳng ngạc nhiên chút nào.

Giờ thì tôi biết rằng đóng góp lớn nhất và tai hại nhất vào lịch sử thế giới của Robert McNamara là lừa gạt để Ngân hàng Thế giới trở thành một bộ phận của đế chế toàn cầu ở quy mô chưa từng có. Ông ta cũng tạo ra một ngoại lệ. Khả năng gắn kết các thành phần của chế độ tập đoàn trị của McNamara còn được những người kế nhiệm ông ta tiếp tục hoàn thiện. Ví dụ, George Shultz là Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng chính sách kinh tế dưới thời Nixon, sau đó là Chủ tịch Tập đoàn Bechtel và cuối cùng trở thành Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Reagan. Caspar Weinberger là Phó Chủ tịch Bechtel và Chủ tịch Hội đồng, sau đó là Bộ trưởng bộ quốc phòng thời Reagan. Richard Helms là Giảm đốc CIA thời Johnson và sau đó làm Đại sứ Mỹ tại Iran dưới thời Nixon. Richard Cheney làm Ngoại trưởng dưới thời George H.W.Bush, Chủ tịch Halliburton, và Phó tổng thống Mỹ thời George Bush. Ngay Tổng thống Mỹ, George H.W.Bush cũng bắt đầu từ vai trò người sáng lập tập đoàn dầu khí Zapata, rồi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dưới thời Nixon và Ford, và là Giám đốc CIA thời của Ford.

Nhìn lại quá khứ, tôi kinh ngạc vì sự ngay thơ hồi đó. Xét trên nhiều khía cạnh, chúng tôi vẫn không thoát khỏi cách xây dựng đế chế theo kiểu cũ. Kermit Roosevelt đã chỉ ra cho chúng tôi một cách tốt hơn khi ông ta lật đổ nền dân chủ ở Iran và thay vào đó là một ông vua chuyên quyền. Chúng tôi, các EHM đang thực thi rất nhiều mục tiêu ở những nơi như Inđônêxia, Êcuađo; song Việt Nam lại vẫn là một ví dụ tuyệt vời cho việc chúng tôi vẫn dễ dàng quay trở lại các mô típ cũ thế nào. Chính OPEC, ẢRẬP XÊÚT sẽ nắm vai trò đi đầu trong việc thay đổi điều này.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:28:06 am »

Chương 15
Vụ rửa tiền của Ảrập Xêút


Năm 1974, một nhà ngoại giao Ảrập Xêút cho chúng tôi xem các bức ảnh của Riyadh, thủ đô của đất nước ông ta. Trong số đó có hình một đàn dê đang lục lọi đống rác thải bên ngoài một tòa nhà chính phủ. Khi tôi hỏi nhà ngoại giao về chúng, câu trả lời của ông ta khiến tôi sửng sốt. Ông ta bảo chúng chính là hệ thống xử lý rác thải chủ yếu của thành phố này.

“Không một người dân  Ảrập Xêút có lòng tự trọng nào lại chịu đi thu lượm rác”, ông ta nói. “Chúng tôi để việc đó cho súc vật.” Cho ngân hàng con dê! Tại thủ đô của vương quốc dầu lửa lớn nhất thế giới này. Thật khó mà tin nổi. Vào thời điểm đó, tôi đang làm việc trong nhóm chuyên gia tư vấn. Chúng tôi cũng chỉ vừa mới hợp lại để cố gắng chắp vá mọi sự kiện hòng tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng dầu lửa. Những con dê đó hóa ra lại gợi ý cho tôi một giải pháp, nhất là khi tôi đã biết đường lối phát triển của quốc gia này trong suốt 3 thế kỷ trước.

Lịch sử của  Ảrập Xêút đầy rẫy bạo lực và sự cuồng tín tôn giáo. Vào thế kỷ thứ XVIII, Mohammad ibn Saud, Tổng chỉ huy quân đội địa phương đã liên kết với nhóm những người theo trào lưu chính thống từ phái bảo thủ cực đoan Wahhabi. Liên minh này rất mạnh. Trong suốt 200 năm tiếp theo, gia đình Saud và đồng mình Wahhabi đã chinh phục hầu khắp bán đảo Ảrập, trong đó có cả những thánh địa linh thiêng nhất của đạo Hồi là Mecca và Medina.

Xã hội Ảrập Xêút phản ánh chủ nghĩa lý tưởng khắt khe của những người sáng lập ra nó và sự tuân thủ chặt chẽ tín ngưỡng kinh Koran. Cảnh sát đạo giáo đảm bảo việc thực hiện chặt chẽ nghi lễ cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Phụ nữ bắt buộc phải che mạng từ đầu đến chân. Hình phạt đối với tội phạm rất hà khắc; hành hình và ném đá công khai rất phổ biến. Lần đầu đến Riyadh, tôi cực kỳ ngạc nhiên khi lái xe nói tôi có thể để máy ảnh, cặp số và thậm chí là cả ví ở trong xe đậu ngay gần chợ trời mà không cần khóa.

Anh ta bảo: “Ở đây chẳng ai dám nghĩ đến chuyện ăn cắp. Những kẻ ăn trộm sẽ bị chặt tay.” Cũng trong ngày hôm đó, anh ta hỏi tôi có muốn đi thăm nơi gọi là Quảng trường Chop Chop và xem xử tử chặt đầu không. Lòng trung thành triệt để của chế độ Wahhabi với cái mà chúng tôi coi là chủ nghĩa đạo đức cực đoan đã quét sạch trộm cắp ở thành phố này, đồng thời đặt ra những hình phạt thể xác tàn nhẫn nhất đối với những người vi phạm pháp luật. Tôi từ chối lời mời đó.

Các cách người Ả rập coi tôn giáo là một nhân tố quan trọng của chính trị và kinh tế đã góp phần đưa đến lệnh cấm vận dầu mỏ làm rung chuyển cả thế giới phương Tây. Ngày 6 tháng 10 năm 1973 (ngày Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng nhất của người Do Thái), Ai Cập và Xiri đã đồng loạt tấn công vào Ixaren. Đó là màn khởi đầu cho cuộc chiến tranh tháng mười - cuộc chiến thứ 4, và cũng là cuộc chiến tàn khốc nhất trong số các cuộc chiến giữa Ả rập - Ixaren, có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến toàn thế giới. Tổng thống Ai Cập Sadat ép vua Faisal của Ảrập Xêút sử dụng cái mà Sadat gọi là “vũ khí dầu lửa” để trả đũa Mỹ vì tội đồng lõa với Ixaren. Ngày 16 tháng 10, Iran và 5 quốc gia vùng vịnh Ả rập, trong đó có cả Ảrập Xêút, đồng loạt công bố tăng 70% giá dầu niêm yết.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:29:02 am »

Trong cuộc gặp mặt tại thành phố Cô oét, các bộ trưởng dầu mỏ của Ả rập tiếp tục bàn luận về ác phương án tiếp theo. Bộ trưởng Irắc ủng hộ mạnh mẽ việc tấn công vào Hoa Kỳ. Ông ta kêu gọi các nước còn lại tiến hành quốc hữu hóa các công ty Mỹ đang hoạt động trong thế giới Ả rập, ra lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn với Mỹ và với tất cả những quốc gia khác có quan hệ thân thiết với Ixaren, đồng thời rút tất cả tiền vốn của Ả rập ra khỏi các ngân hàng Mỹ. Ông ta chỉ ra rằng, các tài khoản ngân hàng của người Ả rập là rất lớn và vì thế hành động này có thê dẫn đến một thảm họa kinh hoàng, hoàn toàn khác với những gì xảy ra năm 1929.

Bộ trưởng các nước Ả rập khác không hẳn hài lòng với một kế hoạch quyết liệt đến vậy. Song vào ngày 17 tháng 10, họ quyết định tiến thêm một bước bằng cách thực hiện một lệnh cấm vận dầu hà khắc hơn, bắt đầu bằng việc cắt giảm 5% sản lượng, và sau đó hàng tháng giảm thêm 5% nữa cho đến chừng nào đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Họ nhất trí là cần phải trừng phạt Mỹ vì đã ủng hộ Ixaren và nên áp dụng lệnh trừng phạt Mỹ vì đã ủng hộ Ixaren và nên áp dụng lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với Mỹ. Rất nhiều nước tham dự cuộc họp còn tuyên bố, họ sẽ thực hiện lệnh cắt giảm 10% thay vì 5% sản lượng dầu nước mình.

Ngày 19 tháng 10, Tổng thống Nixon đề nghị Quốc hội viện trợ 2,2 tỷ USD cho Ixaren. Ngay ngày hôm sau, Ảrập Xêút và các nước sản xuất dầu mỏ Ả rập khác áp đặt lệnh cấm vận dầu hoàn toàn với Mỹ. Lệnh cấm vận chấm dứt ngày 18 tháng 3 năm 1974. mặc dù thời gian diễn ra lệnh cấm vận rất ngắn, nhưng ảnh hưởng của nó lại vô cùng to lớn. Giá bán dầu của Ảrập Xêút nhảy vọt, từ mức 1,39 USD/thùng ngày 1 tháng 1 năm 1970 lên đến 9,32 USD/thùng vào ngày 1 tháng 1 năm 1974. Các chính trị gia và chính quyền nhiều nước sau này không bao giờ có thể quên những bài học rút ra trong suốt thời gian từ đầu đến giữa những năm 70. Về lâu dài, những chấn động mà giai đoạn ngắn ngủi này để lại đã củng cố chế độ tập đoàn trị. Ba trụ cột của nó là các tập đoàn lớn, các ngân hàng quốc tế và các chính phủ - trở nên gắn kết hơn bao giờ hết. Và sự gắn kết đó sẽ còn tồn tại lâu dài.

Lệnh cấm vận đã đưa đến những đổi thay quan trọng trong thái độ và chính sách của Mỹ. Nó khiến Wall Street và Washington hiểu rằng, khó mà có thể chịu đựng thêm một lệnh cấm vận như vậy nữa. Trước đó, nhiệm vụ bảo về nguồn cung cấp dầu đã luôn là một ưu tiên đối với nước Mỹ. Nhưng từ sau năm 1973, nó thực sự trở thành một nỗi ám ảnh.

Lệnh cấm vận đã nâng cao vị thế của  Ảrập Xêút trên trường quốc tế, buộc Washington công nhận tầm quan trọng mang tính chiến lược của vương quốc này đối với Mỹ. Còn nữa, nó hối thúc lãnh đạo các tập đoàn Mỹ tìm mọi cách để đưa những đồng đô la dầu mỏ trở lại Mỹ, đồng thời suy nghĩ đến một thực tế là, Chính phủ Ảrập Xêút còn chưa có được những khung khổ thể chế và hành chính đủ để quản lý nguồn tài nguyên đang không ngừng sinh sôi nảy nở của nước này.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:29:41 am »

Đối với Ảrập Xêút, nguồn thu có thêm được từ cú tăng giá dầu mang lại cả điều tốt và điều xấu. Hàng tỷ đô la đổ vào ngân khố quốc gia. Nhưng nó cũng làm xói mòn đi những đức tin khắt khe của Wahhabi. Những người Ảrập Xêút giàu có đi du lịch khắp thế giới. Họ đi học ở Châu Âu và Mỹ. Họ mua những chiếc ôtô đắt tiền và trang hoàng nhà cửa bằng những đồ đạc kiểu dáng Châu Âu. Các đức tin tôn giáo bảo thủ được thay bằng một hình thức mới của chủ nghĩa vật chất. Chính chủ nghĩa vật chất này mang đến một giải pháp cho nỗi lo về các cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong tương lai.

Sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, gần như ngay lập tức, Mỹ bắt tay vào việc đàm phán với  Ảrập Xêút, đề nghị họ để Mỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, vũ khí hạng nặng và đào tạo, và chuẩn bị để đưa đất nước này bước vào thế kỷ XX. Đổi lại, Mỹ thu hồi được những đồng đô la dầu mỏ và quan trọng nhất là đảm bảo rằng sẽ không bao giờ xảy ra cấm vận nữa. Kết quả của các cuộc đàm phán là sự ra đời một tổ chức đặc biệt là Ủy ban Kinh tế chung Mỹ- Ảrập Xêút. Được biết đến với cái tên JECOR, tổ chức này hàm chứa một khái niệm mới, hoàn toàn đối lập với các chương trình viện trợ nước ngoài truyền thống: nó lấy tiền của Ảrập Xêút để thuê các công ty Mỹ xây dựng Ảrập Xêút.

Mặc dù trách nhiệm chung về tài chính và quản lý được giao cho Bộ tài chính Mỹ, song Ủy ban hoàn toàn độc lập. Về cơ bản, Ủy ban có thể chi tiêu hàng tỷ đô la trong khoảng thời gian hơn 25 năm mà hoàn toàn không bị Quốc hội giám sát. Mặc dù Bộ tài chính có chân trong Ủy ban này nhưng do Mỹ không bỏ vốn vào đây nên Quốc hội không có quyền quyết định. Sau khi nghiên cứu kỹ về JECOR, David Holden và Richard Johns đã kết luận “Đó là thỏa thuận có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong số những thỏa thuận thuộc loại này mà Mỹ từng ký với một nước đang phát triển. Nó giúp Mỹ bám rễ ở vương quốc này, và củng cố khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.”

Bộ Tài chính đã để MAIN tham gia ngay từ đầu với vai trò cố vấn. Người ta gọi tôi lên và thông báo rằng nhiệm vụ của tôi là tối quan trọng và rằng mọi thứ tôi làm và học được phải giữ kín tuyệt đối. Nhìn từ vị trí của tôi thì đó có vẻ như là một hoạt động bí mật. Người ta khiến tôi tin rằng MAIN là công ty tư vấn tiên phong trong quá trình đó. Nhưng về sau tôi nhận ra rằng, chúng tôi chỉ là một trong rất nhiều công ty tư vấn có năng lực mà người ta tìm đến.

Do mọi thứ được tiến hành hết sức bí mật nên tôi không tham gia vào các cuộc thảo luận của Bộ Tài chính với các nhà tư vấn khác. Vì thế, tôi không chắc về tầm quan trọng của mình trong phi vụ chưa từng có này. Tôi không biết rằng thỏa thuận này đã thiết lập nên những chuẩn mực mới cho các EHM, và đưa vào áp dụng rất nhiều phương án sáng tạo so với những phương pháp truyền thống nhằm thúc đẩy các lợi ích của đế chế. Tôi cũng biết rằng, hầu hết các kịch bản có được từ các nghiên cứu của tôi về cơ bản đều đã được thực hiện, rằng MAIN đã có trong tay một trong những hợp đồng quan trọng đầu tiên- và có lẽ là béo bở nhất ở Ảrập Xêút. Năm đó tôi được thưởng một khoản lớn.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 10:30:46 am »

Công việc của tôi là đưa ra các dự báo về những gì có thể xảy ra ở Ảrập Xêút nếu đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho cơ sở hạ tầng, và dựng nên các kịch bản về việc sử dụng số tiền đó. Tóm lại, người ta yêu cầu tôi phát huy tối đa sức sáng tạo để biện minh cho việc đổ hàng trăm triệu đô la vào Ảrập Xêút, với điều kiện để cho các công ty xây dựng và công trình Mỹ được tham gia. Người ta yêu cầu tôi phải tự làm công việc này, không nhờ đến các nhân viên của tôi. Tôi phải làm việc trong một phòng họp nhỏ cách ban tôi vài tầng. Người ta căn dặn tôi rằng, công việc của tôi không chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia mà còn rất có lợi cho MAIN.

Tất nhiên tôi hiểu rằng mục đích chính ở đây không phải như thường lệ - là trút gánh nặng nợ nần lên quốc gia này khiến cho nó không bao giờ trả được hết nợ mà là tôi phải tìm cách kéo phần lớn những đồng đô la dầu mỏ quay trở lại Mỹ. Dần dần, Ảrập Xêút sẽ bị lôi kéo theo. Nền kinh tế nước này sẽ càng ngày càng Tây hóa và vì thế mà sẽ dễ đồng cảm hơn và hội nhập sâu hơn vào hệ thống của chúng tôi.

Đến khi bắt tay vào việc tôi mới nhận ra rằng, những đàn dê lang thang trên đường phố thủ đô Riyadh là điểm then chốt mang tính biểu tượng. Chúng động đến lòng tự trọng của những người Ảrập xêút giàu có đang đi du lịch khắp thế giới bằng chuyên cơ. Những đàn dê phải được thay thế bằng cái gì đó tương xứng hơn với một vương quốc trên sa mạc đang khao khát gia nhập thế giới hiện đại. Tôi cũng biết rằng các nhà kinh tế của OPEC đang nhấn mạnh đến việc các nước giàu dầu lửa phải sản xuất được nhiều hơn những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ để bán cho các nước khác trên thế giới với giá cao hơn nhiều giá bán dầu thô.

Sự nhận thức đồng thời này mở đường cho một chiến lược mà tôi đoán sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Tất nhiên, những con dê chỉ là điểm khởi đầu. Có thể dùng nguồn thu từ dầu mỏ để thuê các công ty Mỹ thay thế những con dê kia bằng hệ thống thu gom và xử lý rác thải hiện đại nhất thế giới. Người Ả rập sẽ hãnh diện vì thứ công nghệ tối tân này.

Tôi chuyển sang nghĩ về những con dê như một vế của một phương trình có thể áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế của vương quốc này, một công thức để có được thành công trong mắt của Hoàng gia, Bộ Tài chính Mỹ và sếp của tôi ở MAIN. Theo công thức này, người ta sẽ dùng tiền để xây dựng một ngành công nghiệp chuyên biến dầu thô thành các thành phẩm phục vụ xuất khẩu. Các tổ hợp hóa dầu lớn sẽ mọc lên trên sa mạc này và quanh đó là những khu công nghiệp lớn. Tất nhiên là một dự án như vậy cũng đòi hỏi phải xây dựng các nhà máy điện với công suất hàng ngàn megawat, các đường dây truyền tải và phân phối điện, đường cao tốc, đường ống dẫn dầu, các mạng lưới viễn thông, các hệ thống giao thông, trong đó có cả các sân bay mới, các cảng biển đã được cải tạo, hàng loạt các ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng cần thiết để tất cả các mắt xích trong guồng máy này quay đều.

Tất cả chúng tôi đều hy vọng, kế hoạch này sẽ trở thành một hình mẫu cho tất cả các nước khác trên thế giới. Người Ả rập rong ruổi khắp thế giới sẽ ngợi ca chúng tôi. Họ sẽ mời lãnh đạo nhiều nước đến thăm Ảrập xêút và chứng kiến sự kỳ diệu mà chúng tôi đã tạo ra. Những nhà lãnh đạo này sau đó sẽ mời chúng tôi giúp họ thiết kế những dự án tương tự cho đất nước họ - và hầu hết là các nước nằm ngoài khối OPEC. Họ sẽ tìm đến Ngân hàng Thế giới hay các biện pháp vay nặng lãi khác để tài trợ cho những dự án kiểu đó. Tất cả đều phụng sự cho sự phát triển của đế chế toàn cầu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM